Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
____________________

KHOÁ ḶN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ GIS XÁC ĐỊNH
VÙNG THÍCH HỢP NI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI HUYỆN HỊA VANG, TP ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn : TS Trần Thị Ân
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Nhung

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2021


Khố ḷn tớt nghiệp

Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................3

A.

B.

1.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .....................................................................................3

2.


MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI .....................................................3

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................4

4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................4

5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................4

6.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................5

7.

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ..................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.............................................9
1.1.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ............................................9

1.1.1. Nông nghiệp ......................................................................................................9
1.1.2. Thủy sản ..........................................................................................................10

1.1.3. Tổng quan về GIS và các ứng dụng có liên quan ...........................................19
1.1.4. Khái quát về phương pháp AHP .....................................................................24
1.2.

TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................................27

1.2.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng ..................................................................27
1.2.2. Tổng quan về huyện Hòa Vang.......................................................................33
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG GIS XÁC ĐỊNH VÙNG THÍCH HỢP NI TRỒNG
THỦY SẢN TẠI ĐÀ NẴNG ........................................................................................38
2.1.

Xây dựng bộ tiêu chí và xác định trọng số bằng phương pháp AHP ...........38

2.1.1. Xây dựng bộ tiêu chí .......................................................................................38
2.1.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS xác định vùng thích hợp NTTS tại các xã của
huyện Hòa Vang ........................................................................................................39
2.1.3. Xác định trọng số bằng phương pháp AHP ....................................................42
2.2.

Xây dựng bản đồ các tiêu chí đánh giá tiềm năng ........................................46

2.2.1. Bản đồ diện tích đất ni trồng thủy sản ........................................................46
2.2.2. Bản đồ diện tích đất nơng nghiệp....................................................................48
2.2.3. Bản đồ mật độ dân số ......................................................................................49
2.2.4. Bản đồ mật độ giao thông ...............................................................................51

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL


1


Khố ḷn tớt nghiệp
2.2.5. Bản đồ số lượng chợ (nơi tiêu thụ) .................................................................53
2.2.6. Bản đồ độ dốc địa hình....................................................................................55
2.3.
Bản đồ tiềm năng thích nghi tổng thể cho ni trồng thủy sản tại huyện Hịa
Vang ……………………………………………………………………………..56
2.3.1. Quy trình chồng ghép bản đồ thành phần thành bản đồ tổng thể ...................56
2.3.2. Bản đồ thích nghi tổng thể ..............................................................................57
3.1.

Những thuận lợi và thách thức ảnh hưởng đến NTTS huyện Hòa Vang .....63

3.1.1. Những điều kiên thuận lợi đối với nuôi trồng thủy sản huyện Hòa Vang ......63
3.1.2. Những thách thức ảnh hưởng đến ni trồng thủy sản huyện Hịa Vang .......63
3.2.

Thực trạng và chính sách ni trồng thủy sản tại huyện Hịa Vang.............65

3.2.1. Thực trạng NTTS tại huyện Hịa Vang ...........................................................65
3.2.2. Chính sách của huyện và Thành phố đối với NTTS của huyện Hòa Vang ... 67
3.3.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả NTTS huyện Hòa Vang ..............68

3.3.1. Quy hoạch phát triển NTTS gắn liền với phát triển kinh tế ............................68
3.3.2. Huy động vốn cho phát triển NTTS ................................................................69
3.3.3. Chú trọng đến công tác phát triển nguồn nhân lực .........................................69

3.3.4. Đẩy mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất khác ....................................69
3.3.5. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư và chuyển giao công nghệ ...........................70
3.3.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm ......................................................71
C.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................72

1.

KẾT LUẬN .........................................................................................................72

2.

KIẾN NGHỊ ........................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................75
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...............................................................................................3
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................4

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

2


Khố ḷn tớt nghiệp
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Phát triển nuôi trồng thủy sản tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho tiêu thụ nội địa
và xuất khẩu, đóng vai trị quan trọng trong ngành thủy sản, một ngành kinh tế mũi nhọn
của Việt Nam. Trong những năm gần đây, phong trào mở rộng diện tích ni trồng thủy
sản tại khu vực miền Trung đang được người dân quan tâm. Tuy nhiên, việc mở rộng
diện tích ni trồng thủy sản xảy ra quá nhanh và chủ yếu là mang tính tự phát trong khi
trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, đáp ứng con giống, quy hoạch vùng và kiểm sốt dịch
bệnh cịn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được kịp thời. Vì vậy cần đánh giá để kết hợp
hài hòa các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường để hỗ trợ quy hoạch lựa chọn
ra vùng thích hợp để ni trồng thủy sản.
Ngành thủy sản TP Đà Nẵng là một ngành kinh tế có thế mạnh trong nền cơ cấu
kinh tế - xã hội của thành phố. Ở đây có tiềm năng để phát triển thủy sản cả trong đất
liền cũng như vùng ven biển, trên biển và hải đảo về cả khai thác lẫn nuôi trồng cũng
như chế biến. Ngành ni trồng thủy sản của huyện Hịa Vang trong thời gian qua chủ
yếu vẫn dựa trên những điều kiện tự nhiên, thế mạnh sẵn có của vùng, việc phát triển
cịn mang tính tự phát và hạn chế trong thu hút vốn đầu tư. Bên cạnh đó, hiện nay việc
phát triển ni trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hịa Vang cịn gặp rất nhiều khó khăn
chủ yếu là độ cao địa hình tương đối cao và việc phát triển ni trồng thủy sản không
theo quy hoạch dẫn đến ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp và dịch bệnh trên diện
rộng đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề nuôi trồng thủy sản.
Trong những năm qua, hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực. Công nghệ GIS với khả năng tổ hợp dữ liệu, chồng xếp bản dồ, phân
tích một lượng lớn dữ liệu, dễ dàng cập nhật dữ liệu và kết nối với hệ thống cơ sở dữ
liệu khác,… GIS có khả năng tham gia xử lý dữ liệu đầu vào và phân tích, biểu diễn,
quản lý dữ liệu đầu ra. Vì vậy, đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS xác định vùng thích
hợp ni trồng thủy sản tại huyện Hịa Vang, TP Đà Nẵng” được thực hiện.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1.

Mục tiêu của đề tài


Mục tiêu của đề tài nhằm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hỗ trợ việc
xác định vùng thích hợp phát triển ni trồng thủy sản tại huyện Hịa Vang, TP Đà Nẵng.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

3


Khố ḷn tớt nghiệp

2.2.

Nhiệm vụ của đề tài

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Thu thập và thống kê các số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho đối tượng.
- Thành lập bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch ni trồng thủy
sản tại huyện Hịa Vang, TP Đà Nẵng.
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là vùng thích hợp phục vụ cho ni trồng
thủy sản tại huyện Hịa Vang, TP Đà Nẵng.
3.2.


Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: các xã của huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài cần thực hiện một số nội dung chính như sau:
- Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Xây dựng bộ tiêu chí và xác định trọng số cho các tiêu chí bằng vận dụng phương
pháp AHP.
- Xây dựng bản đồ vùng thích hợp cho ni trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1.

Thu thập và tổng hợp tài liệu

Đây là một phương pháp quan trọng mà không thể thiếu cho bất kì nghiên cứu nào.
Là phương pháp khởi đầu cần thiết bắt buộc người nghiên cứu phải thực hiện đẻ thu
thập được các tài liệu cần thiết có liên quan, từ các nguồn đáng tin cậy và từ đó tổng hợp
các tài liệu, số liệu lại để có cơ sở cho việc phân tích và xử lý chúng.
5.2.

Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này được sử dụng để điều tra xác định thông tin về các chỉ tiêu liên
quan đến đánh giá các chỉ tiêu thích hợp nhất tác động trực tiếp đến nuôi trồng thủy sản
tại địa phương,… Căn cứ vào kết quả phiếu phỏng vấn để phân hạng các yếu tố thích
hợp từ cao xuống thấp.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL


4


Khố ḷn tớt nghiệp

5.3.

Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại một số điểm trong vùng nghiên cứu nhằm
kiểm chứng điểm sát thực của thông tin được thu thập từ các cơ quan, tổ chức và cá
nhân có liên quan.
5.4.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Đó là phương pháp phân tích, tìm hiểu các tài liệu bản đồ đã có trước đó (như bản
đất, bản đồ hiện trạng) để đối chiếu, tìm kiếm, kế thừa các thông tin cần thiết. Các số
liệu thu thập được chủ yếu là các số liệu chưa đồng nhất. Để tiện cho việc phân tích cần
xử lý số liệu, bao gồm các cơng việc như tính tốn, sắp xếp số liệu, lập bảng biểu, hệ
thống các chỉ tiêu,… Công việc này được thực hiện chủ yếu thông qua Bảng tính Excel.
5.5.

Phương pháp AHP

Ứng dụng phân tích AHP (Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của
các chỉ tiêu, các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau đại diện cho yêu cầu sinh thái
của tôm. Để xác định trọng số cho các nhân tố đã đề ra, nghiên cứu đã sử dụng thang
điểm ưu tiên của Saaty, phương pháp này cho phép chuyển ma trận so sánh theo từng

cặp tiêu chí thành một bộ trọng số chỉ rõ vai trị tuyệt đối của mỗi tiêu chí.
5.6.

Phương pháp bản đồ

GRASS GIS (Geographic Resources Analysis Support System, USA), QGIS
(Quantum GIS, USA), MapInfo (Pitney Bowes Inc., USA), và MS Office (The
Microsoft Corporation, USA) là các phần mềm được sử dụng để phân tích GIS, xây
dựng bản đồ, phân tích dữ liệu thống kê và xây dựng các sơ đồ liên quan. Ứng dụng các
chức năng cơ bản của GIS như tích hợp các thơng tin vào bản đồ; chồng ghép, phân tích,
truy vấn, hiện thị dữ liệu để xây dựng các bản đồ: lớp bản đồ diện tích đất NTTS, lớp
bản đồ diện tích đất nơng nghiệp, lớp bản đồ mật độ dân số, lớp bản đồ mật độ giao
thông, lớp bản đồ số lượng chợ (nơi tiêu thụ), lớp bản đồ độ dốc địa hình để xây dựng
bản đồ vùng thích hợp ni trồng thủy sản khu vực nghiên cứu.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt khoa học, nghiên cứu góp phần mở rộng hiểu biết về quy hoạch nuôi trồng
thủy sản và khả năng ứng dụng công nghệ GIS trong việc đánh giá tiềm năng vùng thích
hợp nuôi trồng thủy sản tại khu vực nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của đề tài đưa ra được những vùng có
tiềm năng ni trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng để từ đó đề

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

5


Khố ḷn tớt nghiệp
xuất đưa vào quy hoạch giúp cho ngành ni trồng thủy sản trên địa bài huyện Hịa
Vang phát triển bền vững, tăng thu nhập cho người dân địa phương.

7. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Ứng dụng công nghệ GIS và phương pháp phân tích thứ bậc AHP trong
đánh giá phân vùng thích hợp ni tơm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại huyện
Đơng Hịa, tỉnh Phú n” của các tác giả Lê Văn Thái, Nguyễn Hoàng Khánh Linh,
Nguyễn Duy Liêm: Phân hạng tiềm năng đất nuôi trồng thủy sản huyện Đơng Hịa rất
có lợi thế cho ni tơm. Tiềm năng cao chiếm tỷ lệ cao 43,79% (2.869 ha), phân bố tập
trung ở hạ lưu sơng Bàn Thạch (Hịa Xn Đơng, Hịa Tâm) và các xã nằm sâu trong
nội địa như Hịa Hiệp Trung, Hịa Tân Đơng, Hịa Xn Tây và một phần của Hòa
Xuân Nam. Tiềm năng trung bình chiếm diện tích lớn với 3683 ha (56,21%); Kết quả
của nghiên cứu ước tính khoảng 6.552 ha đất huyện có mức thích hợp cho ni tơm,
trơng đó có 2.869 ha có mức thích hợp cao. Trong khi đó diện tích ni tơm năm 2015
của huyện chỉ là 1.158,45 ha, do đó tiềm năng mở rộng diện tích ni ra các khu vực
khác là rất khả quan, ví dụ như các vùng nuôi thủy sản hiện hữu kém hiệu quả, các ruộng
lúa năng suất thấp, hoặc các vùng đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, việc đánh giá thích hợp
của nghiên cứu mới dựa trên các yếu tố cơ bản về sinh thái và một vài yếu tố kinh tế xã
hội. Nhiều yếu tố quan trọng như chính sách phát triển thủy sản hay các vấn đề về môi
trường cũng cần đưa vào để đánh giá để tối ưu hóa việc ra quyết định quy hoạch và quản
lý cho đối tượng tôm thẻ chân trắng cũng như các hệ sinh thái ven biển; Việc kết hợp
các yếu tố kinh tế – xã hội và mơi trường trong đánh giá thích hợp đất đai cho nuôi tôm
thẻ chân trắng sẽ hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định quy hoạch chính xác và dễ dàng
hơn, dựa trên các đặc tính của đối tượng ni và các u cầu về thích hợp tổng thể.
Nghiên cứu cũng cho thấy dữ liệu GIS từ nhiều nguồn, nhiều định dạng khác nhau cũng
có thể rất hữu dụng để xây dựng các mơ hình khơng gian cho phát triển nuôi tôm thẻ
chân trắng theo hướng hiệu quả, bền vững. Nghiên cứu này cũng có thể được áp dụng
làm mơ hình đánh giá cho phát triển ni tôm thẻ chân trắng ở các khu vực khác trên
lãnh thổ Việt Nam.
Đề tài: “Ứng dụng GIS và AHP xây dựng bản đồ thích nghi ni tơm nước lợ tại
huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận” của Trương Hồng Văn Khoa, Nguyễn Kim Lợi,
Nguyễn Văn Trai, Hoàng Thị Thủy: Trong 5 năm từ (2005 đến 2010) thống kê được tại
huyện Tuy Phong cho thấy diện tích đất nơng nghiệp có sự biến động lớn lớn tăng them


SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

6


Khố ḷn tớt nghiệp
3.721,81 ha, đất lâm nghiệp tăng 1.142,17 ha. Trong khi đó hai loại hình cịn lại thì diện
tích giảm đi, đất phi nơng nghiệp giảm đi 2.618,7 ha và đất mặt nước 2.245,28 ha. Trong
tình hình diển biến như vậy, thì việc dự báo được trong 5 năm đến (2015) diện tích đất
lâm nghiệp tiếp tục tăng thêm 3.511,07 ha, đất nông nghiệp 475,72 ha. Phần diện tích
giảm đi vẫn là đất phi nơng nghiệp với 2.910,71 ha, mặt nước giảm ít hơn 1.076,08 ha.
Từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai cho tơm nước lợ, chúng tơi đề xuất mang tính
định hướng một số vùng ni tơm dựa vào tính chất thích nghi đất đai và chỉ xem xét
theo phân cấp là thích nghi (S3) và thích nghi cao (HS4). Như vậy, về cơ bản khi xem
xét phát triển nuôi tôm sú trên địa bàn huyện, diện tích tiềm năng cho phát triển có thể
đạt 950,49 ha chiếm 1,2% diện tích tồn huyện. Trong đó tập trung ở các xã có diện tích
tiềm năng lớn như: Vĩnh Tân (45,222 ha), Vĩnh Hảo (59,15 ha), Hòa Minh (52,72 ha),
Hịa Phú (42,61 ha).
Đề tài: “Ứng dụng cơng nghệ GIS trong hỗ trợ quy hoạch nuôi trồng thủy sản xã
Xuân Lâm – Tĩnh Gia – Thanh Hóa” của Nguyễn Văn Khánh: Hệ thống GIS cho nuôi
trồng thuỷ sản xã Xuân Lâm đã được thành lập và phản ánh được hiện trạng nuôi trồng
thuỷ sản tại Xuân Lâm. Qua những thông tin trong hệ GIS cho thấy, NTTS Xuân Lâm
tuy phát triển khá mạnh về diện tích nhưng bản thân nó cịn mang rất nhiều mặt hạn chế
đặc biệt là thiếu đầu tư chiều sâu do vậy không những khơng thúc đẩy thuỷ sản phát
triển mà nó cịn làm giảm năng suất và lợi nhuận. Cũng trong quá trình nghiên cứu ứng
dụng một công nghệ mới vào nuôi trồng thuỷ sản có thể thấy GIS có những tiềm năng
rất lớn đối với NTTS cũng như nhiều ngành kinh tế khác.
Đề tài: “Ứng dụng GIS thành lập bản đồ phân vùng thích nghi ni trồng thủy sản

các huyện ven biển tỉnh Bến Tre” của Nguyễn Thị Hương: Trên cơ sở kết quả phân vùng
thích nghi ni trồng thủy sản trên vùng nghiên cứu và “Bản đồ phân vùng thích nghi
ni trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Bến Tre” đã được thành lập là nguồn cơ sở
dữ liệu cơ bản để thực hiện cho những điều tra, khảo sát sau này nhằm kiểm chứng và
xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi cho từng loại đối tượng thủy sản hay là cơ sở cho
công tác quy hoạch thủy sản của toàn tỉnh Bến Tre và quy hoạch lãnh thổ đồng bằng
sơng Cửu Long. Việc phân vùng thích nghi ni trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh
Bến Tre chỉ dựa trên cơ cở phân tích các nguồn dữ liệu làm cơ sở cho việc phân vùng
mà chưa được qua kiểm tra và khảo sát thực tế. Mặt khác, bài tốn phân vùng thích nghi
chỉ dựa trên cơ sở phân vùng là các yếu tố về điều kiện tự nhiên, điều kiện sinh trưởng

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

7


Khố ḷn tớt nghiệp
và phát triển của thủy sản mà không đề cập đến tác động của các yếu tố về kinh tế xã
hội trên địa bàn nghiên cứu. Đây cũng là hạn chế về nội dung nội dung đồ án. Nhưng
cũng chính là hướng mở rộng cho những nghiên cứu tiếp sau.
Đề tài: “Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích thứ bậc AHP thành lập bản đồ
nguy cơ trượt lở huyện Xín Mầu, tỉnh Hà Giang, Việt Nam” của Đỗ Minh Ngọc, Đặng
Thị Thùy, Đỗ Minh Đức năm 2016: Tích hợp mơ hình phân tích thứ bậc vào GIS để xây
dựng bản đồ nguy cơ trượt lở là hướng tiếp cận hiệu quả trong nghiên cứu tai biến tự
nhiên. Q trình tính tốn để thành lập các bản đồ mật độ ao hồ, phân vùng nguy cơ và
mức độ nguy hiểm trượt lở huyện Xín Mần được thực hiện theo một hệ thống đánh giá
logic và khoa học dựa trên cơng nghệ GIS. Việc cho điểm, tính trọng số cho từng yếu
tố và các yếu tố thành phần trong từng yếu tố mang những giá trị định lượng đã loại bỏ
được phần nào tính chủ quan trong đánh giá nguy cơ trượt lở. Sử dụng phương pháp

AHP đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố: độ dốc, loại đất, mật độ PCS,
thạch học, mật độ PCN, HTSDĐ, hướng dốc đến trượt lở huyện Xín Mần với trọng số
tương ứng: 0,418; 0,229; 0,113; 0,113; 0,051; 0,051; 0,026. Bản đồ nguy cơ trượt lở
huyện Xín Mần tỷ lệ 1:50000 được chia thành 5 cấp nguy cơ: rất thấp (0,031 < LSI <
0,159, chiếm 24,47%), thấp (0,159 < LSI < 0,22, chiếm 25,2%), trung bình (0,22 < LSI
< 0,286, chiếm 22,99%), cao (0,286 < LSI < 0,389, chiếm 24,6%), rất cao (0,389 < LSI
< 0,545, chiếm 2,73%). Các xã điển hình có nguy cơ xảy ra trượt lở cao và rất cao (>
30% diện tích tồn xã) bao gồm Khuôn Lùng (46,1%), Cốc Rễ (36,24%), Quảng Nguyên
(31,29%), Nàn Xỉn (30,52%), Ngán Chiên (42,39%), Trung Thịnh (31,21%), Bản Díu
(45,91%) và Nà Chì (36,26%).

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

8


Khố ḷn tớt nghiệp
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.1.1. Nông nghiệp
1.1.1.1.

Khái niệm

Nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả những ngành sản xuất có đối

tượng tác động là cây trồng, vật nuôi gắn liền tất yếu với tự nhiên, có thời gian sản xuất
bằng thời gian lao động cộng với thời gian phát triển của cây trồng, vật nuôi dưới tác
động của điều kiện tự nhiên. Như vậy, nông nghiệp hiểu theo quan điểm này bao hàm
đề đủ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kinh tế - kỹ thuật của nó; nhờ đó giúp cho
q trình sản xuất nơng nghiệp khơng bị phát triển một cách hạn hẹp, phiến diện, chia
cắt mà ngược lại phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền, quốc gia trong
phát triển sản xuất nông nghiệp.
1.1.1.2.

Tầm quan trọng của nông nghiệp

Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm nông – lâm – ngư nghiệp. Sản xuất nông
nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng
thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nơng nghiệp vẫn đóng vai
trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội lồi người, khơng ngành nào có thể thay
thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp.
Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định
chính trị, phát triển nền kinh tế.
1.1.1.3.

Phân loại các phân ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp được phân thành các phân ngành nhỏ bao gồm: Trồng trọt,
chăn ni, lâm nghiệp, thủy sản.
1.1.1.4.

Vai trị của ngành thủy sản đối với sự phát triển ngành nông nghiệp


Nuôi trồng thủy sản tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng
trực tiếp. Ngành thủy sản góp phần đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, đáp ứng
yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin. Việc phát triển ngành thủy sản đem lại

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

9


Khố ḷn tớt nghiệp
nguồn thủy sản dồi dào khơng những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn đẩy mạnh
xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước.
Phát triển ngành thủy sản sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa,
nhất là vùng biển và hải đảo. Ngành thủy sản ln giữ vai trị quan trọng trong bảo vệ
an ninh, chủ quyền biển đảo nước nhà, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven
biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phịng toàn dân và an ninh nhân dân.
1.1.2. Thủy sản
1.1.2.1.

Các khái niệm

Ngành thủy sản là ngành kinh tế cấp I, bao gồm các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng,
chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ thuỷ sản có liên quan. Là một ngành kinh tế
sinh học, được phân ngành thuộc ngành nông nghiệp, ra đời sớm và được nhà nước xác
định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong cơng cuộc cơng nghiệp hố hiện
đại hố đất nước.
Q trình ni trồng thuỷ sản được tiến hành trên các loại hình mặt nước ngọt,
nước lợ, nước mặn được khoanh ni. Bên cạnh đó việc ni cấy nhân giống thuỷ sản
cũng được tiến hành song song với quá trình ni.

Các hoạt động dịch vụ liên quan đến thủy sản như: Dịch vụ mua bán, vận chuyển
sản phẩm cung ứng các loại vật cho công việc đánh bắt thủy sản trên biển, các tàu thuyền
làm công việc đánh bắt đồng thời chuyên làm địch vụ hỗ trợ đánh bắt thuỷ sản; Dịch vụ
cung ứng con giống, thức ăn, vật tư, kỹ thuật,…
1.1.2.2.

Đặc điểm của ngành thủy sản

Thuỷ sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc trưng gồm các lĩnh vực khai thác ni
trồng, chế biến, cơ khí hậu cần, dịch vụ thương mại; là một trong những ngành kinh tế
quan trọng của đất nước. Sản xuất kinh doanh thuỷ sản dựa trên khai thác có hiệu quả
lâu bền nguồn lợi thuỷ sinh, tiềm năng các vùng nước. Do vậy có mối liên hệ ngành với
sản xuất nơng nghiệp, vận tải, du lịch, công nghiệp chế biến.
Ngành thuỷ sản được xác định giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã
hội của Việt Nam. Nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể
tái sinh quan trọng của đất nước, những tài nguyên với tiềm năng có thể đóng góp lớn
cho các mục tiêu lớn về tài chính, về cơng ăn việc làm và về dinh dưỡng. Xét một cách
tổng thể thì ngành thuỷ sản có những đặc điểm sau:

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

10


Khố ḷn tớt nghiệp

-

Ngành thuỷ sản là ngành vừa mang tính nơng nghiệp, cơng nghiệp, thương mại lại

vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên.

-

Ngành thuỷ sản là ngành có năng suất và hiệu quả lao động tự nhiên cao, có tác dụng
tái sản xuất mở rộng. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất đa dạng (Ngành
thuỷ sản là ngành sản xuất có liên quan đến việc sử dụng diện tích mặt nước cũng
như khai thác các sản phẩm có liên quan đến mặt nước. Các sản phẩm thuỷ sản có
giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều người nhiều nơi trong và ngồi nước
ưa chuộng.

-

Ngành thuỷ sản có khả năng thu hồi vốn nhanh có thể thu hoạch được sản phẩm và
tiêu thụ trong thời gian ngắn.

-

Ngành thuỷ sản là ngành có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn, tạo khả
năng khai thác với quy mô lớn và con người có thể tái tạo nguồn tài ngun này.
1.1.2.3.

Vai trị của thủy sản đối với các ngành khác

a. Đối với ngành nông nghiệp
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và phân bón cho trồng trọt. Trong thực tế cho thấy
những sản phẩm phụ của ngành được sử dụng làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến
thức ăn gia súc, gia cầm và tôm cá trong các ao đầm. Các loại rong biển có giá trị cao
được dùng để bón ruộng rất tốt. Theo số liệu thống kê của FAO, sản phẩm thủy sản
giành cho ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30% sản lượng khai thác được.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn: sự phát triển của ngành thủy sản là điều
kiện để hình thành và chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng hiện đại hóa, làm
tăng thu nhập của người lao động, khơng chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo ở nơng thơn
mà cịn là phương thức làm giàu của người dân.
b. Đối với ngành công nghiệp
Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến thực phẩm,
cơng nghiệp dược phẩm, mỹ nghệ, hóa chất…Các sản phẩm của ngành như mực khô,
cá hộp, tôm đông lạnh, tôm chua rất được thị trường người tiêu dùng ưa chuộng và nhờ
khâu chế biến, bảo quản mà các sản phẩm đó được sử dụng rộng rãi, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay ngành chế biến thủy sản ngày càng phát
triển. Vì vậy, cung cấp nguồn nguyên liệu thủy sản là yếu tố không thể thiếu để duy trì
và phát triển sản xuất, chế biến thực phẩm.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

11


Khố ḷn tớt nghiệp
Với ngành cơng nghiệp dược phẩm: một số loại thủy sản nuôi trồng là nguồn nguyên
liệu để chế biến ra một số loại thuốc có giá trị như: dầu cá (thuốc chế biến từ gan cá
nhám), thuốc chế biến từ vỏ bào ngư, ngọc trai… Đặc biệt một số loại rong dùng làm
vỏ bọc của một số loại thuốc. Ngoài ra một số vitamin A, B1, B2,D…được làm từ một
số sản phẩm của thủy sản.
Với ngành công nghiệp hóa chất: các nguyên liệu từ thủy sản như: vỏ tôm, cua chế
biến ra Kitin dùng nhiều trong sản phẩm phim ảnh, rau câu và các loại phụ gia khác có
thể chế biến ra xà phịng.
Với ngành mỹ nghệ: một số sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản lànguyên liệu
cho ngành mỹ nghệ như: vỏ Vẹm xanh dùng làm khảm xà cừ, ngọc traidùng làm đồ

trang sức hay trang trí cho một số loại nội thất sang trọng…
c. Đối với ngành dịch vụ (xuất khẩu)
Xuất khẩu là hoạt động nhằm thu về nguồn ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các sản phẩm ngành thủy sản làm phong phú, đa
dạng các mặt hàng xuất khẩu; mặt hàng của ngành ngày càng được xuất khẩu rộng rãi
và ưa chuộng trên thị trường, đem lại nguồn thu từ kim ngạch xuất khẩu lớn. Ngành
thủy sản ngày càng phát triển mạnh mẽ tạo ra một nguồn vốn tích lũy lớn đầu tư cho
ngành và các ngành kinh tế khác. Ngoài ra ngành thủy sản cùng với các ngành kinh tế
khác tham gia tích cực vào vấn đề củng cố an ninh quốc phịng, giữ gìn trật tự vùng trời,
vùng biển của Tổ quốc.
1.1.2.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành thủy sản

a. Yếu tớ tự nhiên
Vị trí địa lý: Vị trí địa lý của một lãnh thổ kết hợp với điều kiện khí hậu, địa hình
quy định sự có mặt của các hoạt động ngành thủy sản. Vị trí địa lý với đất liền, với biển,
với các quốc gia trong khu vực và nằm trong điều kiện tự nhiên nhất định sẽ ảnh hưởng
tới phương thức sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động trong tổ chức sản xuất
ngành thủy sản.Vị trí càng thuận lợi thì ngành càng có điều kiện để phát triển, đạt hiệu
quả cao, tận dụng được tiềm năng vốn có của mình. Ngược lại, những khu vực kém
thuận lợi gây cản trở cho việc xây dựng và phát triển ngành cũng như kêu gọi vốn đầu
tư trong và ngồi nước.
Khí hậu: Có tác động rất lớn đến hoạt động của ngành. Khí hậu là nhân tố quyết
định đến mạng lưới sơng ngịi, nguồn lợi thủy sản. Đây chính là cơ sở để phát triển

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

12



Khố ḷn tớt nghiệp
ngành khai thác thủy sản. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió, chế độ mưa…là những
yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
sinh vật. Vì vậy, khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc xác định cơ cấu sinh vật, mùa
vụ, khả năng thâm canh, luân canh của từng khu vực. Khí hậu mang tính mùa ảnh hưởng
lớn đến ngành thủy sản, trong lĩnh vực nuôi trồng thể hiện ở việc xác định cơ cấu mùa
vụ, khả năng thâm canh, luân canh của từng địa phương và cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến việc khai thác, đánh bắt và chế biến. Tuy nhiên các hiện tượng nhiễu động thời tiết
bất thường như: bão, áp thấp nhiệt đới…cũng ảnh hưởng lớn đến ngành thủy sản, hạn
chế những ngày ra khơi của ngư dân và ảnh hưởng tới khâu chế biến, bảo quản sản
phẩm.
Địa hình: Địa hình quy định các hình thức phát triển sản xuất của ngành thủy sản.
Nếu đường bờ biển khúc khuỷu có nhiều bãi triều, đầm phá thì đây là điều kiện để phát
triển ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, nước mặn. Hoặc nhiều sông suối,
kênh rạch chằng chịt, ao hồ dày đặc là cơ sở để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Tuy nhiên nếu địa hình miền núi lại gây khó khăn cho hoạt động của ngành thủy sản,
thủy sản ở đây kém phát triển hoặc có thể khơng phát triển được.
Tài ngun nước: Nước có vai trị rất quan trọng đối với q trình sinh trưởng và
phát triển của các loại thủy sản (cá, tôm, mực…). Nếu khơng có nước thì các loại thủy
sản khơng thể sinh sôi nảy nở, bởi hoạt động của ngành thủy sản là hoạt động diễn ra
trên mặt nước. Do nguồn nước phân bố không đều trong không gian và thời gian vì vậy
đã tạo nên tính phân hóa của các loại sinh vật.
Nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng là điều kiện quan
trọng để hình thành các ngư trường khai thác và sản lượng khai thác của ngành. Đồng
thời là cơ sở để lai tạo các giống mới đáp ứng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Trong
những năm qua, do khai thác không theo quy hoạch và quá mức, đặc biệt là nguồn lợi
thủy sản ven bờ đã dẫn đến tình trạng suy giảm nghiêm trọng về số lượng cũng như sản
lượng khai thác được. Vì vậy, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là yêu cầu cần

thiết trước mắt và lâu dài đối với mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới.
Các yếu tố hải dương học: Bao gồm các yếu tố như: các dòng hải lưu, thủy triều,…
Đây là các yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình khai thác thủy sản.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

13


Khố ḷn tớt nghiệp
b. Nhóm nhân tớ kinh tế- xã hội
Dân cư và nguồn lao động: Bất kể một ngành kinh tế nào đều cần có lao động, dân
cư đơng tạo ra nguồn lao động dồi dào cho ngành thủy sản, cùng với truyền thống sản
xuất và nhu cầu tiêu dùng của dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản phát
triển. Nguồn lao động là nhân tố để mở rộng sản xuất và phát triển theo chiều sâu. Nguồn
lao động không chỉ được xem xét về số lượng mà cịn cả mặt chất lượng như: trình độ
học vấn được nâng cao, tỷ lệ lao động được đào tạo ngành nghề, thể lực lao động,… Tất
cả các yếu tố đó của dân cư đều ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm thủy sản ngày càng tăng, trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày ln có mặt
các sản phẩm thủy sản, các sản phẩm có nguồn gốc từ biển (nhất là ở các quốc gia châu
Á), đây là động lực thúc đẩy ngành phát triển.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã trở thành nguồn lực quan
trọng để phát triển, có tác động mạnh đến nâng cao năng suất lao động trong mọi ngành,
mọi lĩnh vực và quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật đã đưa ngành thủy sản từ lạc hậu, nhỏ lẻ, có tính chất tự cung, tự cấp sang sản
xuất lớn, hiện đại mang tính hàng hóa. Để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành thủy sản,
hiện nay các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ ngày càng được trang bị tốt hơn, tiên tiến
và hiện đại hơn.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Trong quá trình phát triển các ngành

kinh tế nói chung, hệ thống CSVCKT và CSHT có vai trị rất quan trọng. Ngành thủy
sản với những đặc điểm riêng của mình địi hỏi phải có hệ thống CSHT thích hợp, hồn
thiện và đồng bộ thì mới đảm bảo đạt hiệu quả cao.
Ngày nay, tốc độ KH - KT phát triển, các thành tựu KH - KT, KHCN được áp dụng
vào sản xuất là động lực to lớn để hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển. Trong hoạt
động khai thác thủy sản, cơ sở hạ tầng nghề cá ngày càng được tăng cường. Các loại
máy móc thiết bị kỹ thuật ngày càng tiên tiến, hiện đại như: máy định vị, máy dị cá,
máy thơng tin liên lạc tầm xa,… Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho
ngành nuôi trồng thủy sản như: xây dựng hệ thống thủy lợi, áp dụng thành tựu của khoa
học kỹ thuật vào trong sản xuất nuôi trồng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Nhiều cơ sở chế biến được xây dựng, tại các cảng hình thành các nhà máy đóng hộp
đơng lạnh nhờ thế các sản phẩm được thu gom, tiêu thụ một cách nhanh chóng đảm bảo
chất lượng.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

14


Khố ḷn tớt nghiệp
Vớn đầu tư: Vốn là yếu tố khơng thể thiếu trong q trình vận hành, phát triển các
ngành kinh tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn tăng nhanh là cơ hội để
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Việc đầu tư cho ngành thủy sản là một
hướng đi đúng đắn, thiết thực, làm thay đổi cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng
tích cực và nâng cao tỷ trọng của ngành thủy sản trong tổng GDP của mỗi nước.
Thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất ra hàng hóa hồn tồn
khơng phải cho nhu cầu của họ mà cho nhu cầu của thị trường. Thị trường như là một
nút điều chỉnh hiệu quả nhất để phân phối các nguồn lực xã hội. Thị trường tiêu thụ
không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thủy sản và giá cả sản phẩm mà còn tác động đến

điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các trung tâm khai thác, ni trồng, chế biến.
Chính sách phát triển: Đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của ngành.
Những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời, có sự đầu tư thích đáng sẽ là địn bẩy
cho sự phát triển và phân bố sản xuất thủy sản. Nghề cá được chú trọng đầu tư phát triển
với việc tăng cường công tác khuyến ngư, đào tạo nguồn nhân lực, cho vay vốn phát
triển sản xuất, trang thiết bị được đổi mới. Việc khai thác đi đôi với tái tạo, bảo vệ nguồn
lợi thủy sản đồng thờicông tác bảo vệ, giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo ngày càng
tốt hơn.
1.1.2.5.

Xu hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản

Xu hướng nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế
giới tăng mạnh là điều tất yếu bởi các nhân tố chính:
+ Nhu cầu NTTS thay dần cho các sản phẩm khai thác ngày càng khan hiếm.
+ Sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật (về sinh học: lai ghép và nhân giống tái tạo nguồn
nuôi trồng mới, về chế biến thức ăn thủy sản ngày càng phát triển, ni trồng chăm sóc
theo hướng cơng nghiệp hiện đại cho năng suất cao).
+ Diện tích đất dành cho nuôi trồng ngày càng tăng. Nuôi trồng thủy sản có mức tăng
trưởng khá cao, bình qn 6,1%, đóng góp lớn vào sản lượng thủy sản thế giới. Theo dự
báo của FAO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế sản lượng thủy sản năm 2022 là
181 triệu tấn, tăng 18% so với mức trung bình giai đoạn 2010 - 2012. Trong đó, sản
lượng thủy sản khai thác chỉ tăng 5%, nuôi trồng tăng 35%, đạt 85 triệu tấn trong năm
2022. Giai đoạn 2013 -2022, nuôi trồng dự kiến tiếp tục tăng trung bình 2,4%/năm.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

15



Khố ḷn tớt nghiệp

1.1.2.6.

Thực trạng ni trồng và chế biến thủy sản

a. Phân bố ngư nghiệp
Vùng phát triển ngư nghiệp mạnh nhất ở Việt Nam là vùng ven biển từ Bình Thuận
trở vào; trong đó mạnh hơn cả là các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, với giá trị hàng năm trên 20 tỷ đồng.
Những vùng đánh cá biển mạnh nhất là Kiên Giang (trên 100 nghìn tấn/năm), sau
đó là Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận (50 – 60 nghìn tấn/năm).
Nghề ni trồng và đánh bắt cá nước ngọt mạnh nhất là Bạc Liêu, Sóc Trăng thành
phố Hồ Chí Minh (từ 10 – 20 nghìn tấn/năm). Riêng tơm thì tập trung cao nhất ở Cà
Mau với sản lượng hàng năm trên 25 nghìn tấn, chiếm 70% sản lượng tôm cả nước.
Các vùng trọng điểm ngư nghiệp là Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, Vũng Tàu,
Kiên Giang, Cà Mau.
b. Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Theo điều tra sơ bộ của
ngành thuỷ sản, riêng cá nước ngọt có 544 lồi, cá nước lợ, nước mặn cũng có 186 lồi.
Trong đó nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trên thị trường
quốc tế. Phương thức nuôi trồng cũng rất đa dạng tạo cho sản phẩm thêm phong phú.
Nuôi trồng thuỷ sản thời gian qua phát triển với tốc độ khá nhanh, thu được hiệu quả
kinh tế – xã hội đáng kể, từng bước góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển,
nơng thơn và góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xố đói, giảm nghèo.
Theo điều tra và quy hoạch của bộ thuỷ sản, đến tháng 8 năm 2001 tổng diện tích
ni trồng ở nước ta là 1,19 triệu ha.
c. Nuôi thủy sản nước ngọt
Nuôi cá ao hồ nhỏ: Là một nghề có tính truyền thống gắn với nhà nông, từ phong

trào ao cá Bác Hồ đến phong trào Vườn – Ao – Chuồng. Xu hướng diện tích ao đang bị
thu hẹp do nhu cầu phát triển xây dựng nhà ở. Đối tượng cá nuôi khá ổn định: trắm,
chép, trôi, mè, trê lai, rô phi,… Nguồn giống sinh sản hồn tồn chủ động. Năng suất cá
ni đạt bình quân trên 3 tấn/ha.
Nghề nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ đã phát triển mạnh. Đặc biệt, tôm càng xanh là một
mũi nhọn để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, nhất là ở các thành phố, trung tâm dịch
vụ góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác ở các vùng ruộng trũng, tăng thu nhập và giá trị
xuất khẩu.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

16


Khố ḷn tớt nghiệp
Vấn đề khó khăn là sự phụ thuộc của năng suất vào điều kiện thời tiết, khí hậu cộng
với vấn đề trình độ của người ni chưa được giải quyết thích hợp đã dẫn đến sự khơng
ổn định của sản lượng nuôi. Các giống đã đưa vào nuôi là: lươn, ếch, ba ba, cá sấu,...
Tuy nhiên, do thiếu quy hoạch, không chủ động nguồn giống, thị trường không ổn
định,... đã hạn chế khả năng phát triển.
Nuôi cá mặt nước lớn: Đối tượng nuôi thả chủ yếu là cá mè, ngồi ra cịn thả ghép
cá trơi, cá rơ phi,... Do khó khăn trong khâu bảo vệ và giá cá mè thấp nên lượng cá thả
vào hồ ni có xu hướng giảm.
Hình thức ni chủ yếu hiện nay là lồng bè kết hợp khai thác cá trên sông, trên hồ.
Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo ra việc làm tăng thu nhập, góp
phần ổn định đời sống của những người sống trên sông, ven hồ. ở các tỉnh phía Bắc và
miền Trung, đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ, quy mô lồng nuôi khoảng 12 – 24m3,
năng suất 400 – 600 kg/lồng. Ở các tỉnh phía Nam, đối tượng ni chủ yếu là cá ba sa,
cá lóc, cá bống tượng, cá he. Quy mơ lồng, bè ni lớn, trung bình khoảng 100 –

150m3/bè, năng suất bình qn 15 – 20 tấn/bè.
Ni cá ruộng trũng: Tổng diện tích ruộng trũng có thể đưa vào ni cá theo mơ hình
cá - lúa khoảng 580.000 ha. Năm 1998, diện tích ni cá khoảng 154.200 ha. Năng suất và
hiệu quả nuôi cá ruộng trũng khá lớn. Đây là một hướng cho việc chuyển đổi cơ cấu trong
nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, xố đói giảm nghèo ở nông thôn.
d. Nuôi tôm nước lợ
Nuôi thuỷ sản nước lợ được phát triển rất mạnh thời kỳ qua, đã có bước chuyển từ
sản xuất nhỏ tự túc sang sản xuất hàng hoá, mang lại giá trị ngoại tệ cao cho nền kinh tế
quốc dân và thu nhập đáng kể cho người lao động.
Những năm gần đây tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước, nhất
là tôm sú, tôm he, tôm bạc thẻ, tôm nương, tôm rảo, song chủ yếu là tôm sú. Tôm được
ni trong ao đầm theo mơ hình khép kín, ni trong ruộng và ni trong rừng ngập
mặn. Nhìn chung, khu vực miền Nam thuận lợi nhất cho viêc nuôi tôm. Nghề nuôi tôm
ở khu vực này phát triển mạnh, chủ yếu dựa vào việc đánh bắt các giống tôm tự nhiên.
Diện tích ni tơm ước tính có tới 200 nghìn ha, trong đó 25% là ni kết hợp với trồng
(tơm – lúa, tôm – dừa, tôm – sản xuất muối, tôm – đước).

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

17


Khố ḷn tớt nghiệp
e. Ni trồng thủy sản nước mặn
Nghề ni biển có tiềm năng phát triển tốt. Đến nay nghề nuôi trai lấy ngọc, nuôi
cá lồng, nuôi tôm hùm, nuôi thả nhuyễn thể hai mảnh vỏ, nuôi trồng rong sụn có nhiều
triển vọng tốt. Tuy nhiên do khó khăn về vốn, hạn chế về công nghệ, chưa chủ động
được nguồn giống nuôi nên nghề nuôi biển thời gian qua còn bị lệ thuộc vào tự nhiên,
chưa phát triển mạnh.

f. Hệ thống sản xuất giống
Hệ thống sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt: Các loài cá nước ngọt truyền thống
hầu hết đã được sản xuất nhân tạo trong thời gian qua. Vấn đề cung cấp giống cho nuôi
trồng các đối tượng này tương đối ổn định. Số cơ sở sản xuất cá giống nhân tạo trên toàn
quốc hiện nay khoảng 354 cơ sở, hàng năm có khả năng sản xuất khoảng trên 4 tỷ cá
giống cung cấp kịp thời vụ cho nhu cầu nuôi trên cả nước. Tuy nhiên, giá cá giống nhất
là các loại đặc sản còn cao, chưa đảm bảo chất lượng giống đúng yêu cầu và chưa được
kiểm sốt chặt chẽ.
Hệ thống sản xuất giống tơm: Giống tôm về cơ bản đã cho đẻ thành công ở cả 3
miền Bắc, Trung, Nam, nhưng sản lượng còn thấp. Vấn đề nuôi vỗ tôm bố mẹ thành
thục chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến tình trạng khan
hiếm nguồn tơm bố mẹ trên cả nước, đặc biệt là vào vụ sản xuất chính. Đến nay trên
tồn quốc đã có 2.125 trại sản xuất và ươm tôm giống, hàng năm sản xuất được khoảng
5 tỷ tôm P15 bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu tôm giống cho nhân dân.
Hạn chế chủ yếu trong sản xuất giống là sự phân bố không đồng đều của các trại
giống theo khu vực địa lý đã dẫn đến tình trạng phải vận chuyển con giống đi xa, vừa
làm tăng thêm giá thành vừa làm giảm chất lượng con giống, chưa có sự phù hợp trong
sản xuất giống theo mùa đối với các lồi ni phổ biến nhất và thiếu các cơng nghệ hồn
chỉnh để sản xuất giống sạch bệnh.
g. Tình hình sản xuất thức ăn
Theo thống kê hiện nay trên tồn quốc có khoảng 24 cơ sở sản xuất thức ăn nhân
tạo với tổng công suất 47.640 tấn/năm, sản lượng thức ăn đạt được chưa đáp ứng nhu
cầu cả và số lượng lẫn chất lượng. Giá thành cao do chi phí đầu vào chưa hợp lý ảnh
hưởng đến sức tiêu thụ. Với một số mô hình ni bán thâm canh (ni tơm) và thâm
canh (ni cá lồng) thì thức ăn được nhập từ nước ngồi và phải chi trả một lượng ngoại
tệ tương đối lớn.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL


18


Khố ḷn tớt nghiệp
h. Chế biến thủy sản
Chế biến thuỷ sản là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh thuỷ
sản bao gồm nuôi trồng – khai thác – chế biến và tiêu thụ. Những hoạt động chế biến
trong 15 năm qua được đánh giá là có hiệu quả, nó đã góp phần tạo nên sự khởi sắc của
ngành thuỷ sản.
Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ 2 nguồn chính là khai thác hải sản và nuôi
trồng thuỷ sản. Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc
là chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy
chế biến, hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất lượng
tốt. Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch đã được tiến hành song tác động của nó khơng
là bao, một phần do sản phẩm thị trường cịn chấp nhận hay do những lý do kinh tế, tài
chính, kỹ thuật mà bản thân ngư dân chưa thể áp dụng được. Khi phân phối lưu thông
nguyên liệu phải trải qua nhiều khâu trung gian nên chất lượng cũng bị giảm sút.
1.1.3. Tổng quan về GIS và các ứng dụng có liên quan
1.1.3.1.

Giới thiệu sơ lược về GIS

Hệ thống thơng tin địa lý GIS (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Geographic
Information Systems) là một công cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy tính để lập
bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng thực trên trái
đất, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược. Thuật ngữ này được biết đến từ những
năm 60 của thế kỉ 20 và Giáo sư Roger Tomlinson được cả thế giới công nhận là cha đẻ
của GIS.
Một tập hợp có tổ chức của phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và con người được
thiết kế để thu nhận, lưu trữ, cập nhật, thao tác phân tích làm mơ hình và hiển thị tất cả

các dạng thơng tin địa lý có quan hệ không gian nhằm giải quyết các vấn đề về quản lý
và quy hoạch.
GIS sẽ làm thay đổi đáng kể tốc độ mà thông tin địa lý được sản xuất, cập nhật và
phân phối. GIS cũng làm thay đổi phương pháp phân tích dữ liệu địa lý, hai ưu điểm
quan trọng của GIS so với bản đồ giấy là: Dễ dàng cập nhật thông tin không gian. Tổng
hợp hiệu quả nhiều tập hợp dữ liệu thành một cơ sở dữ liệu kết hợp.
GIS lưu giữ thông tin về thế giới thực dưới dạng tập hợp các lớp chuyên đề có thể
liên kết với nhau nhờ các đặc điểm địa lý. Điều này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

19


Khố ḷn tớt nghiệp
và là một cơng cụ đa năng đã được chứng minh là rất có giá trị trong việc giải quyết
nhiều vấn đề thực tế, từ thiết lập tuyến đường phân phối của các chuyến xe, đến lập báo
cáo chi tiết cho các ứng dụng quy hoạch, hay mơ phỏng sự lưu thơng khí quyển tồn
cầu.
Tham khảo địa lý các thông tin địa lý hoặc chứa những tham khảo địa lý hiện
(chẳng hạn như kinh độ, vĩ độ hoặc toạ độ lưới quốc gia), hoặc chứa những tham khảo
địa lý ẩn (như địa chỉ, mã bưu điện, tên vùng điều tra dân số, bộ định danh các khu vực
rừng hoặc tên đường). Mã hoá địa lý là quá trình tự động thường được dùng để tạo ra
các tham khảo địa lý hiện (vị trí bội) từ các tham khảo địa lý ẩn (là những mô tả, như
địa chỉ). Các tham khảo địa lý cho phép định vị đối tượng (như khu vực rừng hay địa
điểm thương mại) và sự kiện (như động đất) trên bề mặt quả đất phục vụ mục đích phân
tích.
Hệ thống thơng tin địa lý làm việc với hai dạng mơ hình dữ liệu địa lý khác nhau
về cơ bản - mơ hình vector và mơ hình raster. Trong mơ hình vector, thơng tin về điểm,

đường và vùng được mã hoá và lưu dưới dạng tập hợp các toạ độ x,y. Vị trí của đối
tượng điểm, như lỗ khoan, có thể được biểu diễn bởi một toạ độ đơn x,y. Đối tượng
dạng đường, như đường giao thơng, sơng suối, có thể được lưu dưới dạng tập hợp các
toạ độ điểm. Đối tượng dạng vùng, như khu vực buôn bán hay vùng lưu vực sông, được
lưu như một vịng khép kín của các điểm toạ độ.
Mơ hình vector rất hữu ích đối với việc mơ tả các đối tượng riêng biệt, nhưng kém
hiệu quả hơn trong miêu tả các đối tượng có sự chuyển đổi liên tục như kiểu đất hoặc
chi phí ước tính cho các bệnh viện. Mơ hình raster được phát triển cho mơ phỏng các
đối tượng liên tục như vậy. Một ảnh raster là một tập hợp các ơ lưới. Cả mơ hình vector
và raster đều được dùng để lưu dữ liệu địa lý với nhưng ưu điểm, nhược điểm riêng, Các
hệ GIS hiện đại có khả năng quản lý cả hai mơ hình này.
1.1.3.2.

Nội dung cơ sở dữ liệu nền GIS

a. Cơ sở dữ liệu nền GIS
Cơ sở dữ liệu nền GIS là cơ sở dữ liệu mà những lĩnh vực trong cơng tác quản lý
tài ngun mơi trường cần đến nó và sử dụng chúng. Cơ sở dữ liệu nền GIS là phần giao
của từng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý tài nguyên môi trường. Cơ sở dữ liệu nền
GIS bao gồm 2 phần: Cơ sở dữ liệu không gian (bản đồ nền). Cơ sở dữ liệu thuộc tính
chung.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

20


Khố ḷn tớt nghiệp
b. Bản đồ nền

Bản đồ nền là bản đồ chỉ bao gồm yếu tố nền cơ sở địa lý. Nó là cơ sở để xác định
vị trí địa lý của các đối tượng trong dữ liệu chuyên nghành. Nền cơ sở địa lý của bản đồ
là tập hợp những yếu tố thuỷ văn, giao thông, dân cư, biên giới quốc gia, địa giới hành
chính, địa danh và địa hình để làm cơ sở thể hiện cách nội dung khác trên bản đồ.
Bản đồ nền được phân thành 2 nhóm: bản đồ địa lý chung và địa lý chuyên đề.
Bản đồ địa lý chung là bản đồ thể hiện mọi đối tượng, hiện tượng địa lý của bề mặt
trái đất, bao gồm đầy đủ các đối tượng và hiện tượng kinh tế, văn hóa, xã hội như thủy
văn, địa hình, thực vật, đất đai, dân cư, giao thơng, cơng nghiệp, nơng nghiệp, lâm
nghiệp văn hóa, hành chính-chính trị. Tùy thuộc tỷ lệ bản đồ mà mức độ nội dung bản
đồ địa lý chung có thể chi tiết hoặc ít chi tiết hơn, nhưng về nguyên tắc thì bản đồ địa lý
chung đều thể hiện mọi đối tượng, hiện tượng với cùng mức độ chi tiết, nghĩa là không
chú trọng yếu tố này hay xem nhẹ yếu tố kia khi xét bản đồ ở một tỉ lệ nhất định.
Trên bản đồ địa lý chuyên đề có sự phân chia nội dung chính và nội dung phụ. Nội
dung chính là nội dung bản đồ chuyên đề, còn nội dung phụ là cơ sở các yếu tố địa lý
hay còn gọi là bản đồ nền. Nếu chỉ có nội dung chuyên đề khơng thì khơng thể tạo thành
bản đồ chun đề, vì bản đồ chuyên đề thể hiện nội dung chọn lọc trong mối quan hệ
tương hỗ với các yếu tố khác của cảnh quan môi trường địa lý. Cho nên bản đồ chuyên
đề được xây dựng dựa trên nội dung chuyên đề thể hiện trên bản đồ nền. Như vậy việc
xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ nền là một trong những giai đoạn quan trọng trong việc
thành lập bản đồ chuyên đề.
1.1.3.3.

Ứng dụng của GIS trong các ngành

Vì GIS được thiết kế như một hệ thống chung để quản lý dữ liệu khơng gian, nó có
rất nhiều ứng dụng trong việc phát triển đô thị và môi trường tự nhiên như là: quy hoạch
đô thị, quản lý nhân lực, nơng nghiệp, điều hành hệ thống cơng ích, lộ trình, nhân khẩu,
bản đồ, giám sát vùng biển, cứu hoả và bệnh tật. Trong phần lớn lĩnh vực này, GIS đóng
vai trị như là một cơng cụ hỗ trợ quyết định cho việc lập kế hoạch hoạt động.
a. Ứng dụng GIS trong môi trường

Theo những chuyên gia GIS kinh nghiệm nhất thì có rất nhiều ứng dụng đã phát
triển trong những tổ chức quan tâm đến môi trường. Với mức đơn giản nhất thì người
dùng sử dụng GIS để đánh giá mơi trường, ví dụ như vị trí và thuộc tính của cây rừng.
Ứng dụng GIS với mức phức tạp hơn là dùng khả năng phân tích của GIS để mơ hình

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

21


Khố ḷn tớt nghiệp
hóa các tiến trình xói mịn đất sư lan truyền ơ nhiễm trong mơi trường khí hay nước,
hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông dưới sự ảnh hưởng của một trận mưa lớn. Nếu
những dữ liệu thu thập gắn liền với đối tượng vùng và ứng dụng sử dụng các chức năng
phân tích phức tạp thì mơ hình dữ liệu dạng ảnh (raster) có khuynh hướng chiếm ưu thế.
b. Ứng dụng GIS trong khí tượng thủy văn
Trong lĩnh vực này GIS được dùng như là một hệ thống đáp ứng nhanh, phục vụ
chống thiên tai như lũ quét ở vùng hạ lưu, xác định tâm bão, dự đoán các luồng chảy,
xác định mức độ ngập lụt, từ đó đưa ra các biện pháp phịng chống kịp thời... vì những
ứng dụng này mang tính phân tích phức tạp nên mơ hình dữ liệu khơng gian dạng ảnh
(raster) chiếm ưu thế.
c. Ứng dụng GIS trong nông nghiệp, quản lý đất đai
Những ứng dụng đặc trưng: Giám sát thu hoạch, hệ thống quản lý đất đai, dự báo
về hàng hoá, nghiên cứu về đất trồng, kế hoạch tưới tiêu, kiểm tra nguồn nước.
d. Ứng dụng GIS trong dịch vụ tài chính
GIS được sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tương tự như là một ứng dụng
đơn lẻ. Nó đã từng được áp dụng cho việc xác định vị trí những chi nhánh mới của Ngân
hàng. Hiện nay việc sử dụng GIS đang tăng lên trong lĩnh vực này, nó là một cơng cụ
đánh giá rủi ro và mục đích bảo hiểm, xác định với độ chính xác cao hơn những khu

vực có độ rủi ro lớn nhất hay thấp nhất. Lĩnh vực này đòi hỏi những dữ liệu cơ sở khác
nhau như là hình thức vi phạm luật pháp, địa chất học, thời tiết và giá trị tài sản.
e. Ứng dụng GIS trong y tế
Ngoại trừ những ứng dụng đánh gía, quản lý mà GIS hay được dùng, GIS cịn có
thể áp dụng trong lĩnh vực y tế. Ví dụ như, nó chỉ ra được lộ trình nhanh nhất giữa vị trí
hiện tại của xe cấp cứu và bệnh nhân cần cấp cứu, dựa trên cơ sở dữ liệu giao thơng.
GIS cũng có thể được sử dụng như là một công cụ nghiên cứu dịch bệnh để phân tích
nguyên nhân bộc phát và lây lan bệnh tật trong cộng đồng.
f. Ứng dụng GIS trong giao thông
GIS có khả năng ứng dụng đáng kể trong lĩnh vực vận tải. Việc lập kế hoạch và
duy trì cở sở hạ tầng giao thông rõ ràng là một ứng dụng thiết thực, nhưng giờ đây có
sự quan tâm đến một lĩnh vực mới là ứng dụng định vị trong vận tải hàng hải, và hải đồ
điện tử. Loại hình đặc trưng này đòi hỏi sự hỗ trợ của GIS.

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

22


Khố ḷn tớt nghiệp

1.1.3.4.

Ứng dụng GIS phục vụ cho ni trồng thủy sản ở Việt Nam

Cùng với xu thế phát triển và hội nhập, việc ứng dụng GIS đã xâm nhập vào Việt
Nam, trong thập niên 80, đã có nhiều nơi nghiên cứu phần mềm GIS chuyên dùng hoặc
ứng dụng các phần mềm GIS như: Viện thông tin tư liệu địa chất, Viện quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp, Viện Địa lý, Viện Vật lý, … Trong lĩnh vực quy hoạch và quản

lý tài nguyên thiên nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin khá phổ biến, các chức
năng phân tích, xử lý, mơ hình hố dữ liệu khơng gian đang được sử dụng ngày càng
hiệu quả hơn. Kỹ thuật GIS được phổ biến ở Việt Nam trong khoảng hơn 10 năm trở lại
đây, do vậy ứng dụng GIS trong các lĩnh vực nghiên cứu và quản lý tài nguyên tự nhiên
đặc biệt là trong đánh giá đất đai thích nghi cho cây trồng và vùng ni thủy sản cịn
hạn chế. Ứng dụng đầu tiên của GIS được FAO thực hiện năm 1990 nhằm xây dựng
Bản đồ phân vùng sinh thái đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ 1/250.000 (Phân viện
QHTKNN, 2005). Đến nay, công nghệ GIS đang được bắt đầu ứng dụng trên nhiều lĩnh
vực trong đó có thủy sản. FAO đã ghi nhận tầm quan trọng của GIS, là phương tiện
khuyến khích dùng trong ni trồng thủy sản, quản lý và quy hoạch nghề cá (Graaf và
ctv, 2003). Phân viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp (2005) xây dựng bản đồ thích
nghi ni trồng thủy sản vùng ĐBSCL, tỷ lệ 1/250.000 cũng ứng dụng công nghệ GIS
chồng xếp các loại bản đồ chuyên đề để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và hệ thống bản
đồ đánh giá khả năng thích nghi các yếu tố tự nhiên (mức độ phèn của đất, sa cấu tầng
đất mặt, ngập lụt, nhiễm mặn, khả năng tưới, chế độ mưa,...) đối với các loại hình ni
trồng thủy sản.
Trong khn khổ dự án đánh giá tồn bộ về vùng vùng ni tơm nước lợ ở sông
MêKông (GAMBAS), Nguyễn Tác An và ctv (2004) đã sử dụng GIS làm cơ sở dữ liệu
lưu trữ bản đồ số về điều kiện môi trường nước, chất đáy, cũng như tính chất đất ở những
thời điểm điều tra khác nhau ở sông MêKông tại 2 tỉnh Cà Mau và Trà Vinh. Đào Huy
Giáp (2005) đã ứng dụng GIS và ảnh viễn thám trong đánh giá phát triển nuôi trồng thủy
sản ở Thái Nguyên. Nghiên cứu ở huyện Đại Từ từ tháng 11/2001 đến tháng 2/2003 để
đánh giá tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản bởi sự kết hợp các cơ sở dữ liệu GIS
về kinh tế xã hội và mơi trường, tìm ra sự thay đổi sử dụng đất, và xác định vùng tiềm
năng cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Các cơ sở dữ liệu và môi trường được thu từ
việc sử dụng bảng hỏi trong điều tra và đánh giá các lĩnh vực. Việc đánh giá mức độ
thích nghi đất, sự phân loại thích nghi được thiết lập theo phân hạng của FAO về các

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL


23


Khố ḷn tớt nghiệp
dạng đất thích nghi cho việc xác định sử dụng. Với 14 lớp được dùng chia là 4 nhóm
đất sử dụng cho ni trồng thủy sản: tiềm năng xây dựng ao nuôi (độ dốc, loại đất sử
dụng, độ dày lớp đất, cao trình đất), chất lượng đất (loại đất, kết cấu đất, độ pH đất),
thuận lợi nguồn nước (khoảng cách đến biển, nguồn nước) và hiện trạng cơ sở hạ tầng
và kinh tế xã hội (mật độ dân số, khoảng cách đến các đường giao thông, khu vực chợ,
và các trại giống). Giáp và ctv (2004) đã ứng dụng GIS vào xác định vùng phát triển
nuôi tôm thích hợp ở Hải Phịng. Có 13 lớp bản đồ (bản đồ thuộc tính) được nhóm vào
4 nhóm sử dụng đất chính u cầu cho ni trồng thủy sản. Các đặc điểm để đánh giá
đất được chia thành 2 dạng: các yếu tố thích hợp và những yếu tố hạn chế khả năng phát
triển (vùng rừng bảo vệ, khu bảo tồn,...). Giáp và ctv (2004), Salam (2000) đã lưu ý
rằng các dữ liệu thứ cấp như chất lượng nước, chất lượng đất, các điều kiện cơ sở hạ
tầng và điều kiện xã hội có thể được sử dụng để so sánh những vùng khác nhau trong
vùng nghiên cứu để tìm ra những vùng nào thích hợp cho ni thủy sản khi được liên
kết và lưu trữ vào hệ thống GIS như các dữ liệu thưộc tính. Trọng số và sự phân loại
thích nghi dựa vào tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng lên nuôi trồng thủy sản. Sự
phân loại thích nghi theo phân hạng của FAO (1977) cho các loại đất thích nghi để phù
hợp với từng loại. Xác định được 4 loại vị trí thích nghi cho ni tơm nói riêng và đối
tượng ni trồng thủy sản nói chung là: khơng thích nghi, kém thích nghi, thích nghi và
thích nghi cao. Hiện nay, với sự hỗ trợ tích cực của cơng cụ máy tính, các phần mềm
GIS có thể xây dựng một hệ thống độc lập trong việc xử lý và xây dựng các lớp thông
tin mới cần cho bản đồ quy hoạch, bản đồ thích nghi cây trồng thơng qua các chức năng
xử lý, mơ hình hoá và chồng xếp.
1.1.4.
1.1.4.1.


Khái quát về phương pháp AHP
Lý thuyết về phân tích đa tiêu chuẩn

Phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn là một kỹ thuật phân tích tổ hợp các tiêu
chuẩn khác nhau để cho ra kết quả cuối cùng. Phân tích đa tiêu chuẩn (Multi-Criteria
Analysis-MCA) cung cấp cho người ra quyết định các mức độ quan trọng khác nhau
của các tiêu chuẩn khác nhau. Trong đánh giá sử dụng đất bền vững thường sử dụng
nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân tích khả năng thích hợp, kỹ thuật tổ hợp các tiêu
chuẩn để cho ra kết quả cuối cùng được sử dụng như là công cụ hỗ trợ ra quyết định.
Trong vấn đề ra quyết định đa tiêu chuẩn, bước đầu tiên quan trọng nhất là xác định tập
hợp các phương án (alternatives) và tập hợp những tiêu chuẩn (criteria) mà những

SVTH: Trần Thị Nhung
Lớp: 17SDL

24


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×