Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 99 trang )

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tƣợng về không
gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trƣờng T PT
(lớp 11 – chƣơng trình chuẩn) trên địa bàn
thành phố à Nẵng

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Ngƣời hƣớng dẫn : Dƣơng Thị Tuyết

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử là những gì đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ. Do đó,
để học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn thì nhất thiết phải tạo ra trong nhận thức học sinh những hình ảnh cụ thể về nhân
vật, sự kiện, tức phải tạo biểu tượng lịch sử. Tạo biểu tượng lịch sử không chỉ dừng ở
những hình ảnh sự kiện, nhân vật mà cịn phải xác định cho được khơng gian diễn ra sự
kiện. “Xác định được không gian diễn ra các sự kiện lịch sử, qua đó học sinh nhận thức


đúng vai trị của hồn cảnh địa lí, mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội qua các giai đoạn
khác nhau của lịch sử xã hội loài người” [24;tr.52]. Thế nhưng thực tế học sinh hiện nay
thường chỉ nắm nguyên nhân, diễn biến, kết quả các sự kiện lịch sử mà ít nắm được
không gian diễn ra sự kiện hay vẫn cịn tình trạng nhầm lẫn giữa các địa danh lịch sử.
Cũng chính vì sự kiện lịch sử khơng thể lặp lại, khơng thể tái hiện ở phịng thí
nghiệm nên việc tạo biểu tượng địa điểm diễn ra sự kiện lịch sử gặp rất nhiều khó khăn.
Một trong những cách tốt nhất để tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện trong bộ mơn
lịch sử chính là ứng dụng cơng nghệ thông tin. Công nghệ thông tin không chỉ đem lại sự
sinh động, hấp dẫn cho một tiết học mà còn là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất
để giúp học sinh hình dung chính xác sự kiện lịch sử xảy ra trong không gian như thế nào
cũng như nhận thức đúng vai trị của nó.
Nhiều bài báo, trang viết, sáng kiến kinh nghiệm, những bản tham luận trong các hội
thảo khoa học đã đưa ra nhiều biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy lịch sử. Trong
đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập được Bộ giáo dục và đào tạo xem là
một trong những phương pháp tích cực và hiệu quả nhất cho nhiều bộ môn, kể cả lịch sử.
Và thực tiễn trong thời gian gần đây, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học khơng
cịn là điều lạ lẫm, mới mẻ ở các trường phổ thông nhưng ứng dụng công nghệ thông tin
như thế cho hiệu quả và làm sao để khai thác tối ưu công nghệ thông tin vào các bài dạy
lịch sử thì khơng phải ai cũng thực hiện được.


Trong chương trình lịch sử THPT, lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn) bao gồm
phần lịch sử thế giới cận đại tiếp theo và lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945; phần
lịch sử Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Đây là những giai đoạn lịch sử
với nhiều biến động lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng gắn với những hồn cảnh địa lý
khác nhau khó nhớ. Do đó, giai đoạn này giáo viên cần tận dụng, khai thác tối ưu các một
hệ thống tranh ảnh, lược đồ phong phú và đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để
thiết kế một bài học lịch sử hiệu quả cho học sinh.
Xuất phát từ lí luận và thực tiễn đó, chúng tôi quyết định chọn: “Ứng dụng công
nghệ thông tin để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở

trường THPT (lớp 11 – chương trình chuẩn) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài
nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại những biện pháp hữu ích
đóng góp vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông. Đồng
thời, qua đề tài này tôi hi vọng bản thân sẽ được rèn luyện thêm những kĩ năng để thực
hiện tốt đợt thực tập sư phạm sắp đến cũng như có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích cho
việc đứng lớp sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Sử dụng các đồ dùng trực quan đóng một vai trò rất lớn trong việc ghi nhớ và tiếp
thu kiến thức của học sinh. Nhận thức được vai trị của các phương tiện dạy học nói
chung và ứng dụng cơng nghệ thơng tin nói riêng trong giờ học lịch sử đã có rất nhiều
cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này trong các giáo trình, tạp chí giáo dục, tạp
chí Nghiên cứu giáo dục, đề tài nghiên cứu khoa học, các khóa luận tốt nghiệp…
N.G.Đairi, tác giả của cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” (1973) đã nêu
lên nhiều vấn đề quan trọng mang tính chất lý luận về dạy học lịch sử, trong đó có nhấn
mạnh đến vai trị, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học.
Các nhà giáo dục ở nước ta cũng rất coi trọng việc sử dụng đồ dùng trực quan, sử
dụng các thiết bị và phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học. Trong cuốn sách “Đồ
dùng trực quan trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông cấp II” của Phan Ngọc
Liên, Phạm Kỳ Tá (1975), “Phương tiện kĩ thuật và đồ dùng dạy học” của Nguyễn Xuân
Cương (1995), “Các con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường


phổ thơng” của Nguyễn Thị Cơi (2008)… đã trình bày ở mức chung nhất mang tính chất
lý luận về vai trò, ý nghĩa, các nguyên tắc và cách sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử.
Về vấn đề tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện lịch sử thì trong giáo trình
“Phương pháp dạy học lịch sử” của GS Phan Ngọc Liên (chủ biên), xuất bản năm 2003 đã
nêu khái quát về biểu tượng lịch sử, các loại biểu tượng lịch sử và các biện pháp tạo biểu
tượng lịch sử. Trong đó, GS nêu rõ: “Tạo biểu tượng về hồn cảnh địa lí nơi xảy ra sự
kiện là yêu cầu bắt buộc trong dạy học lịch sử”.

Nguyễn Đức Cương trong bài “Dạy học về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử trong bộ
môn Lịch sử ở trường phổ thơng”, đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 296/2012 cũng nhấn
mạnh ý nghĩa quan trọng của biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện và nêu lên một số
biện pháp để tạo biểu tượng địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thơng.
Ngồi ra cịn có những đóng góp về cách ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác
hiệu quả bản đồ lịch sử của TS.Nguyễn Mạnh Hưởng, ĐH Sư Phạm Hà Nội như: “Thiết
kế và sử dụng hệ thống bản đồ giáo khoa điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 Trung học
phổ thơng (chương trình chuẩn)”- Đề tài nghiên cứu khoa học trường ĐH Sư phạm Hà
Nội; “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác hiệu quả lược đồ giáo khoa điện tử
trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, số 9 (69), tháng
11/2011. Nhưng trong các công trình này, tác giả mới chủ yếu nêu lên những biện pháp
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các kênh hình trong SGK, đặc biệt là
bản đồ lịch sử.
Trong “Website giúp dạy và học tốt môn Lịch sử” – Đề tài Nghiên cứu khoa học
của sinh viên Nguyễn Văn Minh Đức, Phạm Lê Minh Tân (2012), khoa Tin, Đại học Sư
phạm Đà Nẵng cũng đã đề cập đến việc ứng dụng google Maps trong việc tái tạo các bản
đồ lịch sử.
Nhìn chung, vấn đề ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học lịch sử được quan
tâm và nghiên cứu rất nhiều nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về
tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện trong dạy học lịch sử (lớp 11 – chương trình


chuẩn). Những bài viết, nghiên cứu chỉ đề cập một cách chung chung về sử dụng công
nghệ thông tin vào các kênh hình hoặc chỉ tập trung cụ thể một khía cạnh của biểu tượng
khơng gian lịch sử là tạo lược đồ chứ chưa có một cơng trình nào hồn chỉnh và hệ thống
nhất. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu, bài viết trên là nguồn tài liệu quan trọng để
chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong
dạy học lịch sử ở trường THPT (lớp 11 – chương trình chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài: các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
Thời gian: chương trình lịch sử lớp 11 (chương trình chuẩn).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích khẳng định vai trị, ý nghĩa của việc ứng
dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện trong dạy học lịch
sử nói chung và ở lớp 11 nói riêng và trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp ứng dụng công
nghệ thông tin để tạo biểu tượng về không gian diễn ra sự kiện lịch sử một cách có hiệu
quả.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong
dạy học lịch sử nói chung và trong việc tạo biểu tượng không gian diễn ra sự kiện lịch sử
nói chung.
- Tìm hiểu nội dung chương trình lịch sử lớp 11 (cơ bản) để xác định vị trí, mục tiêu,
kiến thức cơ bản và các sự kiện lịch sử, những kênh hình cần xây dựng biểu tượng không
gian cho học sinh dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.


- Đề xuất các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo biểu tượng không gian
diễn ra sự kiện lịch sử, góp phần vào việc hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh lớp
11 THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu về lý luận dạy học, quan điểm và định hướng về giáo dục của Đảng,
phương pháp dạy học lịch sử, đặc biệt là những lý luận dạy học liên quan đến việc sử

dụng đồ dùng trực quan trong dạy học.
- Tìm hiểu các nguồn tài liệu: các tạp chí (tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tạp chí, tạp
chí Giáo dục, tạp chí Tin học và Nhà trường), các khóa luận tốt nghiệp, các đề tài nghiên
cứu khoa học, các báo cáo về đổi mới phương pháp dạy học, các sáng kiến kinh nghiệm
về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử.
- Điều tra cơ bản: khảo sát, điều tra thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong tạo
biểu tượng không gian diễn ra sự kiện ở lớp 11 của các giáo viên và mức độ nắm bắt các
sự kiện lịch sử của các học sinh qua các tiết dạy đó.
- Thực nghiệm sư phạm: tiến hành dạy thực nghiệm tại 3 trường trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để rút ra kết luận.
- Điều tra thực nghiệm: tiến hành điều tra học sinh sau tiết học có ứng dụng cơng
nghệ thơng tin thơng qua bảng câu hỏi để tìm hiểu mức độ hứng thú và khả năng nắm các
biểu tượng không gian lịch sử của học sinh.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, thực nghiệm và tài liệu tham khảo, phần nội dung
của đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo
biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Chương 2: Hệ thống các sự kiện và biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo
biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong chương trình lịch sử lớp 11 – cơ bản.


Chương 3: Một số hình thức và biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để tạo
biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THPT (lớp 11 –
chương trình chuẩn) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


NỘ DUN
C ƢƠN


1

CƠ SỞ LÝ LUẬN V T ỰC T ỄN CỦA V ỆC ỨN
THÔNG TIN Ể T O B ỂU TƢỢN
TRON

D Y

DỤN

CÔN

N



VỀ KHÔNG GIAN XẢY RA SỰ K ỆN

ỌC LỊC

SỬ Ở TRƢỜN

T PT

1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan
1.1.1.1. Công nghệ Thông tin và Công nghệ thông tin - truyền thông
Trước khi thuật ngữ “Công nghệ thông tin” xuất hiện, người ta đã biết đến và sử
dụng thuật ngữ “Tin học” (tiếng Pháp là Informatique) vào cuối những năm 70 của thế kỉ
XX. Sang những năm 90, thuật ngữ “Công nghệ thông tin” (tiếng Anh gọi là Information

Technology, viết tắc IT) xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến, thân thuộc trong đời
sống xã hội.
Ở nước ta, thuật ngữ "Công nghệ thông tin” (CNTT) được hiểu và định nghĩa trong
Nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT trong những năm
90: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công
cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong
mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Từ khi có Nghị quyết 49/CP của Chính
phủ thì thuật ngữ này bắt đầu được dùng phổ biến trong các mọi lĩnh vực của đời sống,
trong đó có ngành giáo dục.
Bước sang những năm đầu thế kỉ XXI, thế giới bắt đầu sử dụng “Công nghệ Thông
tin – Truyền thông” (tên tiếng Anh đầy đủ và viết tắt là Information and Communication
Technology – ICT). Đây là thuật ngữ mới, nhấn mạnh sự không thể tách rời hiện nay của
CNTT theo định nghĩa trên với công nghệ truyền thông, chủ yếu là viễn thơng, trong thời
đại Internet phổ cập tồn cầu hiện nay [6;tr.3].
ICT là: Bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin và
trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính, liên lạc trung gian cũng như là
các phần mềm cần thiết. Mặt khác, ICT bao gồm IT cũng như là điện thoại, phương tiện


truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải và
mạng và các chức năng giám sát. [b]
1.1.1.2. Biểu tượng lịch sử - Biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện lịch sử
Theo “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” thì biểu tượng lịch sử là: hình ảnh về
một sự kiện quá khứ khách quan được tạo nên bằng nhận thức cảm tính trên cơ sở tài liệu
chính xác, bằng phương tiện nghe nhìn (trình bày miệng, đồ dùng trực quan…).
Như vậy, trong dạy học lịch sử, biểu tượng lịch sử: là những hình ảnh về những sự
kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí,… được phản ánh trong óc học sinh những nét
chung, điển hình nhất [24;tr.52].
Biểu tượng lịch sử được phân ra thành nhiều loại. Theo Phan Ngọc Liên thì các loại

biểu tượng lịch sử tạo ra cho học sinh phổ thông được phân thành: Biểu tượng về hồn
cảnh địa lí, biểu tượng về nền văn hóa vật chất, biểu tượng về nhân vật chính diện cũng
như phản diện, biểu tượng về thời gian, biểu tượng về những quan hệ xã hội của con
người.
Bất cứ một sự kiện lịch sử nào cũng diễn ở một địa điểm, khơng gian xác định. Do
đó, ta có thể hiểu biểu tượng khơng gian xảy ra sự kiện là hình ảnh về điều kiện địa lí, địa
điểm nơi diễn ra sự kiện lịch sử nào đó được tái hiện trong óc học sinh những nét chung
nhất, điển hình nhất. Biểu tượng khơng gian có thể là một khu vực rộng lớn, như chiến
trường châu Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hoặc diễn ra trong phạm vi hẹp như
địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa [24;53].
1.1.1.3. Bản đồ giáo khoa – bản đồ giáo khoa lịch sử
Theo từ điển Tiếng Việt, bản đồ là hình vẽ thu nhỏ dùng các kí hiệu, các quy ước để
mơ tả một phần hay tồn bộ tình trạng phân bố của các hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội.
U. C. Bilich và A. C. Vasmuc (chuyên gia về giáo dục) đã định nghĩa bản đồ giáo
khoa là “những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng
dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo
dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia. Bản đồ
giáo khoa được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, nhưng trước hết là địa lí và lịch
sử” [9;tr.7].


Vậy thì bản đồ lịch sử là gì? Theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông: “Bản đồ lịch
sử là loại bản đồ (thế giới hay Việt Nam) được vẽ với tỷ lệ nhỏ (treo tường, trong sách
giáo khoa, át lát…) phản ánh một giai đoạn, một hiện tượng, một sự kiện lịch sử”.
Từ định nghĩa về bản đồ giáo khoa nêu trên, ta cũng có thể hiểu bản đồ lịch sử là
những bản đồ sử dụng trong dạy – học lịch sử. Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm
diễn ra sự kiện, đồng thời giúp học sinh giải thích các mối liên hệ nhân quả của hiện
tượng lịch sử, tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp củng cố và ghi
nhớ kiến thức đã học.
1.1.1.4. Phần mềm – Phần mềm hỗ trợ dạy học

Phần mềm (software) là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều
ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng
hoặc giải quyết theo một bài tốn nào đó.
Phần mềm hỗ trợ dạy học: “là loại phần mềm được thiết kế để sử dụng trong lớp,
cho phép mơ phỏng, minh họa nhiều q trình, hiện tượng trong xã hội, trong thực tế mà
chúng ta không thể quan sát trực tiếp được trong điều kiện vốn có nhà trường, khơng thể
hoặc khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện khác…”[a]
Phần mềm dạy học có thể biểu thị thông tin rất đa dạng, phong phú dưới nhiều hình
thức khác nhau như dạng văn bản, đồ thị, bản đồ, các thí nghiệm mơ phỏng, một đoạn
phim… Các phần mềm hỗ trợ dạy học thường đã được các nhà lập trình, nghiên cứu giáo
dục chọn lọc, thiết kế, sắp xếp một cách tối ưu nhằm phát huy thế mạnh của môn học.
Chúng bao gồm các đơn vị tri thức, các bài tập từ đơn giản đến phức tạp cho phép người
học lĩnh hội tri thức thông qua công cụ tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy – học là rất cần thiết đối với cả giáo viên và học
sinh nhằm ứng dụng CNTT vào dạy học để nâng cao chất lượng bộ mơn lịch sử. Nó cho
phép người dạy lựa chọn các tài liệu cần thiết phục vụ yêu cầu giảng dạy, có khả năng
trình bày một cách trực quan, tinh giảng và dễ hiểu đồng thời giúp người học nắm bắt nội
dung nhanh chóng, sâu sắc, áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
1.1.2. Quan niệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử
1.1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước


Từ những năm 70 trở lại đây, công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ và lan rộng
nhanh chóng trong đời sống xã hội vì những tiện ích của nó. Việc ứng dụng cơng nghệ
thơng tin ngày nay đã trở nên phổ biến trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, kể cả ngành
giáo dục - đào tạo. Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục - đào
tạo đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm từ sớm.
Ngày 4/8/1993, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP về “Phát triển CNTT ở
Việt Nam trong những năm 90”. Đây là văn bản pháp lí để thực hiện chiến lược ứng dụng
CNTT trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và “xã hội hóa giáo dục”.

Trong đó, Đảng đã nêu rõ: phải đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo…Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học. Như vậy,
bước đầu, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ vai trò của công nghệ thông tin trong
giáo dục và thực tiễn.
Từ năm 2000 trở lại đây, Đảng và Nhà nước đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong
công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, ngành học. Tiêu biểu trong chiến lược phát
triển giáo dục 2001 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001 đã chỉ rõ:
“Hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và học tập, phịng thí nghiệm, cơ sở thực hành.
Nhanh chóng áp dụng CNTT vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lí”
[2; tr.27].
Từ năm 2001-2002, Bộ GD – ĐT đã liên tiếp gởi nhiều Chỉ thị, Công văn, Báo cáo
cho các Sở GD – ĐT, các trường đại học, các trường phổ thông yêu cầu đẩy mạnh phong
trào ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp giáo dục. Chỉ thị số 49/CT – BGDĐT về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm 2006 – 2007 u cầu “chấm dứt tình
trạng “đọc – chép”; Cơng văn số 9584/BGDĐT – CNTT của Bộ GD – ĐT gửi cho các
Sở GD – ĐT, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, các khoa sư phạm hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 về CNTT và quyết định phát động năm học 2008 –
2009 là năm học “Công nghệ thông tin” [4; tr.1 – 8],…
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020”, để hướng tới mục tiêu
“xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học và dân tộc”, bản chiến lược đã
đưa ra 11 giải pháp mang tính đột phá, trong đó, ở giải pháp thứ 5, Đảng và Nhà nước xác


định: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đến năm 2015 có 80%
giáo viên phổ thông, 100% giáo viên, giảng viên các trường dạy nghề, trung cấp chuyên
nghiệp, cao đẳng, đại học sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông vào
dạy học. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm bảo
đến năm 2020 có 100% giáo viên, giảng viên từ mầm non đến đại học được đánh giá là
áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới” [2;tr18].
Tất cả những chỉ thị, định hướng trên cho thấy Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm

rất lớn về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Quan điểm của Đảng thể hiện tính
cấp thiết phải ứng dụng CNTT vào đời sống xã hội nói chung và ngành giáo dục nói
riêng.
1.1.2.2. Quan điểm của các nhà giáo dục
Với quan điểm coi trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, các giáo
viên ở các trường THPT hiện nay đã tăng cường việc ứng dụng chúng trong các tiết dạy
để nâng cao tính hứng thú và hiệu quả của bài học.
Trên trang báo mạng An ninh thủ đô, trong bài viết “Cần đổi mới phương pháp dạy
Lịch sử”, đăng ngày 11/4/2013 của nhà giáo Lê Sĩ Tứ, thầy cho rằng người giáo viên dạy
lịch sử, tức những người trực tiếp hướng dẫn các em học trên lớp cần tìm tịi, cải tiến và
có những đột phá trong phương pháp dạy học. Thầy đưa ra nhiều ý kiến đổi mới phương
pháp dạy học của bản thân và nhiều người, trong đó có ý kiến của ông Dương Trung
Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam với sáng kiến đề nghị Bộ GD-ĐT đầu
tư xây dựng một trang mạng riêng nhằm mục đích hỗ trợ dạy, học lịch sử. Ở đó cung cấp
tư liệu, hình ảnh, bản đồ… để người dạy và học tham khảo một cách chủ động mà không
bị khuôn ép vào SGK.
Tác giả Ngọc Anh trong bài viết “Có nhiều bất cập trong dạy và học mơn Lịch sử”
trên báo mạng Công an Nghệ An đã đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về nguyên nhân thực
trạng học sinh chán học môn Lịch sử. Tác giả cũng nêu những giải pháp mà các trường
THPT Nghệ An hiện nay đang thực hiện, trong đó, tác giả nhận định: “Việc dạy học bằng
giáo trình điện tử với những hình ảnh sinh động, ấn tượng, sử dụng các hình thức bổ trợ
như sơ đồ, lược đồ tư duy cộng với những chuyến đi thực tế tham quan các địa danh, di


tích lịch sử đã làm cho học sinh thích thú hơn với môn học vốn dĩ được xem là khô khan
này” [c]
Theo nhận định của các giáo viên trường ĐHSP Hà Nội thì việc ứng dụng CNTT
vào bộ mơn lịch sử cịn nhiều hạn chế, chưa đem kết quả gì đáng kể. Họ cho rằng có
nhiều lí do dẫn đến tình trạng như vậy. Có thể là do đánh giá chưa đúng đắn về vai trò của
CNTT đối với bộ môn lịch sử, sự thiếu trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cho các

trường học, hoặc có trang bị nhưng chưa đồng bộ,.. Song, nguyên nhân cơ bản mà họ đưa
ra là “sự thiếu hiểu biết” của đội ngũ giáo viên lịch sử về CNTT [a]
Tác giả trong bài báo cáo: “Nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử ở trường THPT
với sự hỗ trợ của CNTT” trong Hội thảo khoa học Quốc gia "Những giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam ở trường phổ thông hiện nay" diễn tại Hà Nội,

ngày 10/9/2012 đã đưa ra nhận xét: Có nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học LS
ở trường THPT, như sử dụng sách giáo khoa (SGK), sử dụng hệ thống câu hỏi, dùng lời
sinh động, giàu hình ảnh, sử dụng kênh hình LS để phát triển các hoạt động nhận thức
độc lập của HS,… trong đó ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng (ICT) thật hiệu
quả sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả bài học và đổi mới PPDHLS ở
trường THPT [35;tr.224].
Nhìn chung, xã hội hiện nay rất quan tâm đến cách dạy và học môn Lịch sử và trên
hết, hầu như tất cả các nhà giáo dục đều xem ứng dụng CNTT là một trong những biện
pháp tích cực trong đổi mới phương pháp dạy và học mơn Lịch sử.
1.1.3. Vai trị, ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin để hình thành biểu
tƣợng khơng gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử
Trong cuốn “Phương pháp dạy học” do Phan Ngọc Liên chủ biên, nhóm tác giả đã
đưa ra mục tiêu chung của bộ môn lịch sử: “Xuất phát từ mục tiêu đào tạo chung và vai
trò, ý nghĩa của bộ môn, dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã
hội loài người. Trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn
(niềm tin, lý tưởng, truyền thống dân tộc, lịng u nước, lịng biết ơn, kính u các bậc
tiền bối…) và rèn luyện các năng lực nhận thức, năng lực hành động, kỹ năng kỹ xảo. Tức


là bộ môn lịch sử ở trường phổ thông phải thực hiện ba nhiệm vụ: bồi dưỡng nhận thức,
giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và phát triển học sinh.” [24;tr.88-89]. Từ mục tiêu
chung đó, ta thấy được vai trị, ý nghĩa của ứng dụng CNTT để hình thành biểu tượng
không gian xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử với các mặt sau:

1.1.3.1. Về mặt giáo dưỡng
Dạy học lịch sử cũng như tất cả các bộ môn khác, trước hết đều phải cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản, khoa học và phù hợp nhất với thực tiễn đất nước. Do
đặc trưng của bộ môn lịch sử không thể trực tiếp tri giác được các sự kiện, hiện tượng đã
xảy ra, không thể tái hiện lịch sử trong phịng thí nghiệm, do đó việc tái tạo lịch sử bằng
cách tạo biểu tượng đúng đắn, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, đặc biệt là
biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện vừa là nguyên tắc vừa là một biện pháp trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông.
ối với giáo viên:
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin không hạ thấp vai trò của người đứng lớp mà
còn làm tăng hiệu quả bài học, nâng cao trình độ chun mơn, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm
sử dụng công nghệ trong dạy học.
Một sự kiện, hiện tượng lịch sử thường được diễn ra trong một hồn cảnh khơng
gian nhất định. Để thuyết giảng về một sự kiện lịch sử, yêu cầu bắt buộc người giáo viên
phải giới thiệu hoàn cảnh địa lý nơi diễn ra sự kiện và làm nổi bật vai trò của nó đối với
diễn biến, kết quả sự kiện. Để thực hiện cơng việc đó, giáo viên thường sử dụng các đồ
dùng trực quan truyền thống như bản đồ, lược đồ, sa bàn hay tranh ảnh,... Những biện
pháp truyền thống này mang lại một hiệu quả nhất định trong tạo biểu tượng về không
gian xảy ra sự kiện. Tuy nhiên, khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào vấn đề này
một cách hợp lý sẽ làm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả sư phạm của một bài dạy lịch sử
hơn rất nhiều so với các biện pháp truyền thống. Việc ứng dụng phần mềm Google Maps,
Google Earth vào thiết kế các dạng bản đồ lịch sử, địa lý vừa hiệu quả vừa đơn giản; sử
dụng các phần mềm Photoshop, paint,... có thể cắt, chỉnh sửa, phóng ảnh một cách dễ
dàng, tạo nên những hình ảnh đẹp, chính xác lại có thể tiện lợi đưa vào các bài giảng
PowerPoint trên lớp.


Một tiết học có 45 phút nhưng thường thì việc truyền giảng kiến thức mới chỉ có
khoảng 35 phút, nên đối với những bài cần giảng giải với lược đồ, hình ảnh rất dễ bị cháy
thời gian khi sử dụng các biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan truyền thống. Do đó, khi

đưa hình ảnh trực quan vào các bài giảng điện tử sẽ tiết kiệm được một khoảng thời gian
hoạt động tay chân của giáo viên một cách đáng kể, chẳng hạn, một cú lick chuột chưa
đến 1 giây sẽ nhanh hơn rất nhiều lần so với việc treo một lược đồ lên bảng.
Việc ứng dụng CNTT sẽ hỗ trợ thêm các phương pháp dạy học truyền thống để hoạt
động dạy học đạt chất lượng và hiệu quả hơn vì cùng một lúc, giáo viên sẽ thực hiện được
các nhiệm vụ: cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng và đặt cơ sở cho việc hình thành khái
niệm.
ối với ngƣời học:
Lịch sử xã hội loài người rất phong phú, đa dạng, phức tạp và tồn tại khách quan.
Các em học lịch sử là học những cái đã từng tồn tại nhưng nay khơng hiện có, nó khơng
lặp lại và bản thân chúng ta cũng không thể dựng lại một cách trọn vẹn. Học sinh không
thể “trực quan sinh động” theo kiểu các môn học tự nhiên, mà phải thông qua biểu tượng
lịch sử để hình thành khái niệm, nắm được quy luật, bản chất và các mối liên hệ của sự
kiện, hiện tượng lịch sử. Nội dung của những hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ
càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững
chắc bấy nhiêu. Vì thế, tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện là cơ sở để đi sâu tìm
hiểu bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất sự kiện.
Trong dạy học lịch sử, ưu điểm nổi bật của việc ứng dụng công nghệ thông tin so
với phương pháp giảng dạy truyền thống là tạo được môi trường đa phương tiện, trong đó
có sự kết hợp tranh ảnh, văn bản, biểu đồ, lược đồ, hình ảnh video với âm thanh...theo
kịch bản đã vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa trong quá trình dạy học. Theo nghiên cứu
của Phịng thí nghiệm đào tạo quốc gia tại Bethel, Maine (Mĩ) thì độ bền kiến thức của
người học sau 6 tháng sẽ là 10% (đọc), 20% (nghe), 30% (nhìn), 50% (làm), 70% (thảo
luận), đặc biệt nếu được học tập trong môi trường công nghệ, đa phương tiện
(Multimedia) thì độ bền của kiến thức của người học sau 6 tháng là 90% [17;20]. Do đó
khi quan sát những hình ảnh lịch sử được thiết kế sinh động, hấp dẫn và phóng to trên


màn ảnh lớn với sự hỗ trợ của CNTT, học sinh sẽ tham gia vào quá trình nhận thức chủ
động, tích cực. Vì khi phối hợp phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và phương pháp

dùng lời nói, dưới sự hỗ trợ của CNTT và sự hướng dẫn của giáo viên, cùng một lúc, các
em sẽ huy động được nhiều giác quan để học tập, do đó, việc ghi nhớ sự kiện, địa danh...
sẽ tốt hơn, tái hiện quá khứ dễ dàng hơn.
Đối với bài học lịch sử, nhất là những bài học có nhiều sự kiện như các cuộc khởi
nghĩa mà giáo viên không sử dụng đồ dùng trực quan thì dù giáo viên có dạy hay, lời nói
có sinh động, giàu hình ảnh đến mấy đi chăng nữa cũng khó có thể tạo cho học sinh
những biểu tượng cụ thể, chính xác về quá khứ. Ví dụ khi dạy bài 21: “ Phong trào yêu
nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX”, khi giảng về cuộc khởi nghĩa Hương Khê,
Yên Thế bắc buộc người giáo viên phải tạo biểu tượng về căn cứ chính Hương Khê, địa
bàn hoạt động của nghĩa quân Hương Khê hay địa thế của vùng Yên Thế.
1.1.3.2. Về mặt giáo dục
Lịch sử có vai trị rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm của học sinh, như
các nhà sử học Hi Lạp đã khẳng định: “Lich sử là thầy dạy của cuộc sống”.
Ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện giúp học sinh nâng
cao cảm xúc thẫm mĩ. Khi các em ngắm nhìn một bức tranh về thành Hà Nội cổ hay Cầu
Giấy, các em sẽ cảm thấy tự hào về cuộc kháng chiến dũng cảm của nhân dân ta. Khi các
em hình dung rõ được vị trí, khơng gian nơi diễn ra những cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy,
Hương Khê, Yên Thế,…các em sẽ hiểu rõ hơn cách tác chiến linh hoạt, sáng tạo của nhân
dân và từ đó hình thành trong các em những tình cảm mến phục, lịng q trọng đối với
những người nông dân Việt Nam cần cù, dũng cảm. Như thế, ứng dụng CNTT vào dạy
học góp phần hình thành nên những phẩm chất, đạo đức cho học sinh THPT.
1.1.3.3. Về mặt phát triển
Khơng chỉ có vai trị về mặt giáo dục, giáo dưỡng, ứng dụng CNTT vào các bài dạy
lịch sử còn tăng cường hoạt động lao động của người dạy và người học. Việc sử dụng
công nghệ thơng tin, việc mài mị thiết kế các bài giảng điện tử, việc chỉnh sửa, cắt dán
ảnh sao cho nhanh gọn, khoa học, hợp lí, đẹp mắt và đáp ứng yêu cầu bài học lịch sử


không chỉ giúp bản thân giáo viên phát triển kĩ năng của mình mà cịn kích thích sự tìm
tịi, học hỏi sáng tạo của các em học sinh.

Trong học tập lịch sử, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh các năng lực nhận thức,
trong đó quan trọng nhất là tư duy và thực hành trên cơ sở hoàn chỉnh, nâng cao những
năng lực đã hình thành từ THCS. Từ những biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện
thông qua việc sử dụng CNTT, học sinh sẽ được bồi dưỡng tư duy biện chứng, biết so
sánh, đối chiếu, nhận xét, liên hệ thực tiễn và rút ra những bài học lịch sử. Đồng thời, học
sinh được rèn luyện các thao tác sử dụng phương tiện dạy học, sử dụng đồ dùng trực
quan, kỹ năng quan sát và trình bày miệng, phát triển trí tưởng tượng và tư duy ngơn ngữ
của học sinh. Ví dụ, khi trình chiếu lược đồ nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Hương Khê, giáo
viên yêu cầu học sinh quan sát các kí hiệu trên lược đồ để biết được căn cứ chính của
nghĩa quân Hương Khê là nằm ở ngay tại Hương Khê, ở vị trí con sơng Ngàn Trươi. Các
em quan sát lược đồ để nắm sơ lược địa thế của vùng đất Hương Khê, sự phân bố của các
thứ quân để thấy được sự chuẩn bị chu đáo của nghĩa quân và rút ra được đặc điểm của
cuộc khởi nghĩa này.
Như vậy, với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục, phát triển nêu trên, ứng dụng
CNTT để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện góp phần to lớn nâng cao chất
lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, khi ứng dụng
CNTT, giáo viên cần chú ý xây dựng bài giảng sao cho phù hợp với những mục tiêu giáo
dục của chương trình và bài học để phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học
sinh.
1.1.4. Các loại phương tiện kĩ thuật và phần mềm hỗ trợ dạy học lịch sử
Công nghệ thông tin được hiểu như là hệ thống các cơng nghệ phục vụ cho xử lí
thơng tin. Hệ thống đó bao gồm các thiết bị đầu vào, thiết bị xử lí, thiết bị lưu trữ, thiết bị
đầu ra mà người ta gọi là “phần cứng”; cịn các chương trình được lưu trên bộ nhớ máy,
điều khiển quá trình xử lí thơng tin là “phần mềm”.
Trong dạy học lịch sử, ứng dụng CNTT bao gồm cả việc sử dụng các thiết bị xử lí
thơng tin (phần cứng) và cách xử lí thơng tin (phần mềm), cụ thể là sử dụng các phương
tiện kĩ thuật và các phần mềm hỗ trợ dạy học.


1.1.4.1. Các phương tiện kĩ thuật dạy học

Theo tác giả cuốn sách “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”, NXB
Đại học sư phạm Hà Nội, 2009 thì phương tiện kĩ thuật thường dùng trong dạy học lịch sử
bao gồm:
* Thiết bị nghe
- Máy ghi âm và băng ghi âm: Máy ghi âm được dùng để ghi và phát các đoạn băng
tư liệu ghi âm các lời nói của các nhân vật lịch sử hoặc lời kể chuyện của các nhân chứng
lịch sử...
- Máy đọc CD audio, máy MP3 và các file âm thanh (đã được mã hóa): Các thiết bị
này cũng có tính năng như máy ghi âm nhưng kích cỡ nhỏ gọn, âm thanh được mã số hóa
nên thuận tiện khi sử dụng và bảo quản, chỉnh sửa và truyền thơng tin.
* Thiết bị nhìn
- Máy chiếu (Projector) là phương tiện nghe nhìn được sử dụng hiệu quả khi thực
hành giảng dạy, hỗ trợ cho việc trình chiếu và hiển thị các thơng tin trong nội dung bài
giảng, phục vụ đắc lực cho việc truyền đạt ý tưởng của giáo viên đến học sinh. Việc biên
soạn giáo án điện tử và triển khai bài giảng, không thể thiếu thiết bị Projector. Máy
Projector được xem là chiếu cầu nối thông tin giữa người dạy và người học. Hiệu quả của
quá trình dạy, học phụ thuộc vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo
hướng tích cực, trong đó phải biết kết hợp sử dụng linh hoạt máy Projector với các
phương tiện khác.
- Máy chiếu qua đầu (Overhead Projector) và phim trong A4 (transparency film):
Thiết bị này được dùng để phóng lớn lên màn hình các loại văn bản, sơ đồ, đồ thị mà
người sử dụng tự in hoặc photo. Máy chiếu qua đầu có ưu thế trong việc giáo viên trình
chiếu những nội dung dạy học thực hiện ngay trên lớp, thực hiện bài tập điền khuyết.
- Máy đèn chiếu (Slide Projector) và phim đương bản: Giáo viên sử dụng đèn chiếu
để phóng lớn các tấm phim rời hoặc là cuộn phim để giúp học sinh quan sát hình ảnh lịch
sử trên màn hình chiếu kết hợp với trình bày miệng của giáo viên.
- Máy chiếu vật thể (Visual Projector) và các loại văn bản, vật thể 3 chiều: Tính
năng của máy chiếu vật thể giống máy chiếu qua đầu nhưng thiết bị này gọn nhẹ hơn và



có thể phóng to phim trong cũng như các loại văn bản, hình ảnh mà máy phóng hình
khơng phóng được.
* Thiết bị nghe – nhìn
- Máy chiếu phim Video, tivi và băng từ video: Đây là loại phương tiện nghe nhìn
có ưu điểm là có thể thu lại các phim lịch sử phát trên tivi, hoặc có thể tự quay các đoạn
phim về các khu di tích. Loại này được trang bị khá phổ biển trong trường nhằm phục vụ
dạy học.
- Máy tính là trung tâm của hệ thống cơng nghệ xử lí thơng tin. Máy tính hiện nay đã
trở nên phổ biến trong toàn xã hội. Các trường phổ thơng cũng như các gia đình học sinh
hầu như đều đã trang bị máy tính để phục vụ cho việc học tập và cơng tác văn phịng.
1.1.4.2. Phần mềm hỗ trợ dạy – học
Phần mềm CNTT rất phong phú, đa dạng. Hiện nay, ứng dụng CNTT vào đổi mới
phương pháp dạy học đã tạo điều kiện cho việc tăng cường sử dụng các phần mềm hỗ trợ
phục vụ công tác dạy học. Các giáo viên trường phổ thông đã quá quen thuộc các phần
mềm hỗ trợ dạy học chung như: Word, Excel, PowerPoint, Flash, Violet,...Ngồi ra, mỗi
bộ mơn lại sử dụng những phần mềm riêng tương thích với đặc thù của từng mơn học
như: Sketchpad, Cabri 3D, Mathtype (Tốn), Chemdraw, Crocodile, Chemistry, MC-Mix
(Hóa, Sinh), English study, CD-R Dictionary (Tiếng Anh), Encarta (Tiếng Anh, Địa),...
Tùy đặc trưng của từng môn học mà giáo viên chọn lựa và có cách ứng dụng phù hợp.
Theo cách phân chia của giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học của trường Đại
học Kinh tế - Kĩ thuật Tây Nam Á, nhóm tác giả chia phần mềm dạy học theo từng góc độ
sau.
* Góc độ chức năng cơng cụ:
+ Dạng dạy học có sự hỗ trợ của máy tính điện tử
+ Dạng trình bày bài dạy nhờ máy tính điện tử
+ Dạng học tập do máy tính điện tử quản lý.
* Góc độ chức năng điều hành quá trình dạy học
+ Phần mềm làm việc với nội dung mới
+ Phần mềm ôn tập, luyện tập



+ Phần mềm kiểm tra đánh giá.
* Góc độ can thiệp của người sử dụng
+ Phần mềm đóng: Người dạy làm việc hoàn toàn theo ý đồ người thiết kế.
+ Phần mềm mở: Người dạy có thể thể hiện được ý đồ sư phạm của mình.
Dựa vào tìm hiểu của bản thân, trong dạy học lịch sử, thường thấy các giáo viên phổ
sử dụng một số phần mềm sau:
+ Phần mềm soạn thảo văn bản: WinWord là hệ soạn thảo chủ yếu trong các lĩnh
vực giáo dục và văn phòng. Hệ soạn thảo văn bản hiện nay được cài đặt vào máy tính có
tác dụng như chiếc máy chữ nhưng tiện ích hơn cả bởi khả năng điều chỉnh chữ sai, thay
đổi đoạn văn, kiểu chữ, màu chữ, cỡ chữ,… và đặc biệt là chèn hình ảnh vào văn bản.
+ Phần mềm trình diễn bài giảng: Phần mềm PowerPoint và Violet là hai phần mềm
công cụ cho phép các giáo viên có thể xây dựng các bài giảng trên máy tính một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhưng mỗi phần mềm có ưu và hạn chế riêng. Phần mềm
PowerPoint có nhiều hiệu ứng sống động, dễ dàng chỉnh sửa khi cần thiết và có thể sử
dụng bút điều khiển từ xa để chuyển Slide giúp giáo viên chủ động trong tiết dạy; tuy
nhiên, việc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm, ơ chữ, điền khuyết…gặp khó khăn và mất
nhiều thời gian; việc chèn các đoạn phim đối với Word 2003 thường gặp nhiêu khó khăn,
nếu chèn được thì cũng khơng có thanh cơng cụ điều khiển đối với Word 2007. Phần
mềm Violet có thể khắc phục hạn chế của PowerPoint là rất tiện lợi trong việc soạn thảo
câu hỏi trắc nghiệm, ơ chữ, điền khuyết và việc trình chiếu các đoạn phim song nó lại có
ít sự lựa chọn hiệu ứng, việc sắp xếp thứ tự hiệu ứng cũng gặp khơng ít khó khăn.
+ Phần mềm đồ họa: Paint, Photoshop, Hêro, Adobe Audition, AutoCad,
Photozoom… Đây là những chương trình đồ họa được sử dụng phổ biến và thông dụng để
thiết kế các bản vẽ kĩ thuật trong các ngành: Xây dựng, Cơ khí, Kiến trúc, Điện, Bản
đồ,...Nhưng hiện nay, những phần mềm đồ họa này đã được ứng dụng phổ biến trong
nhiều ngành, trong đó có giáo dục.
Trong dạy học lịch sử, sử dụng các kênh hình là một yêu cầu bắt buộc nhằm nâng
cao hiệu quả bài học. Những bản đồ, tranh ảnh lịch sử được giáo viên khai thác từ
Internet hoặc scan từ SGK, lược đồ treo, tranh ảnh treo tường thường thì những hình ảnh



thu được không đẹp, không rõ ràng hoặc chưa đáp ứng đủ thông tin cần thiết phục vụ cho
nội dung học. Do đó, giáo viên cần xử lí các hình ảnh trước khi trình chiếu với sự hỗ trợ
của các chương trình đồ họa. Paint là chương trình đồ họa đơn giản, dễ sử dụng và quen
thuộc nhất của hệ điều hành Windown có thể dễ dàng cắt ảnh, tơ màu, vẽ kí hiệu. Nhưng
phần mềm xử lí ảnh hàng đầu được sử dụng phổ biến hơn cả là Photoshop với các tính
năng cắt ảnh, xoay ảnh nghiêng, kéo dãn ảnh (Crop Tool),… Ngồi ra cịn có các phần
mềm khác như Adobe Audition, Hero cũng có nhiều tính năng tương tự Photoshop.
+ Phần mềm dựng phim và cắt phim: Movie Maker là phần mềm cho phép các giáo
viên và học sinh có thể chọn lọc và cắt những đoạn phim theo mục đích sử dụng từ những
thước phim tìm được, sau đó liên kết và dựng thành bộ phim theo ý tưởng của cá nhân.
+ Phần mềm kể chuyện lịch sử Photostory, Proshow Producer: Đây là những phần
mềm tạo video nhạc từ hình ảnh nhưng vẫn thường được các giáo viên sử dụng với mục
đích dạy học. Các phần mềm này hỗ trợ người dùng tạo các show hình ảnh và âm nhạc
theo chủ đề của mình, đặc biệt phần mềm Photostory còn cho phép người dùng tự tạo lời
kể để đưa vào các Slide ảnh.
+ Phần mềm vệ tinh Google Earth, Google Maps: Các phần mềm này có thể giúp
các giáo viên thiết kế những lược đồ khơng có sẵn trong SGK.
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học thường xuyên được
nhắc đến trong ngành giáo dục, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin được nhấn mạnh ở
các trường phổ thông. Tuy nhiên, việc sử dụng CNTT đã thực sự hiệu quả và việc ứng
dụng CNTT để tạo biểu tượng về khơng gian xảy ra sự kiện có thực sự chú trọng ở các
trường THPT, dựa trên cơ sở lí luận, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế vấn đề này tại
các trường THPT trên đại bàn thành phố Đà Nẵng.
Về phía học sinh
Chúng tơi xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm (xem phụ lục1) để kiểm tra ở ba trường
THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng: Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hiền và Thanh
Khê năm học 2012-2013 với các mục đích sau:



- Tìm hiểu học sinh có nhớ địa điểm diễn ra sự kiện thông qua các biểu tượng về
không gian xảy ra sự kiện lịch sử trong chương trình lịch sử 11 (chương trình chuẩn) hay
khơng? (câu 1, 2, 3, 6 phụ lục 1).
- Tìm hiểu học sinh có nhớ tên sự kiện và mốc thời gian thông qua các biểu tượng về
không gian xảy ra sự kiện trong chương trình lịch sử 11 (chương trình chuẩn) hay khơng?
(4, 5, 8 phụ lục 1)
- Thơng qua tìm hiểu học sinh để xác định phương pháp tạo biểu tượng về không
gian xảy ra sự kiện của giáo viên có phù hợp với đặc trưng của bộ môn hay không? (câu
7, 9, 10 phụ lục 1).
Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu bằng phương pháp thống kê toán
học và kết quả thu được như sau :
Học sinh chưa nắm vững tên các sự kiện, thời gian và các địa điểm xảy ra sự kiện
chứng tỏ khả năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử của các em chưa thật sự sâu sắc. Các em
chưa hình thành được những biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện cũng như chưa đi
sâu và hiểu rõ về bản chất bên trong của các sự kiện. Điều này chứng tỏ việc tạo biểu
tượng về không gian xảy ra sự kiện của giáo viên ở các trường THPT chưa đạt hiệu quả.
Về phía giáo viên
Chúng tơi xây dựng 7 câu hỏi vừa trắc nghiệm vừa tự luận để thăm dò ý kiến của 9
giáo viên tại 3 trường nói trên theo các nội dung sau:
- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng CNTT để tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự
kiện của giáo viên (Câu 3,5,7 phụ lục 5).
- Tìm hiểu ý kiến đánh giá của giáo viên về vai trò của ứng dụng CNTT để tạo biểu
tượng về không gian xảy ra sự kiện lịch sử trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT
(Câu 1,2,6 phụ lục 5).
- Thăm dò ý kiến của giáo viên về nguyên nhân làm học sinh không nhớ địa điểm
xảy ra sự kiện lịch sử (câu 4 phụ lục 5).
Dựa trên việc xử lí phiếu điều tra và tổng hợp các ý kiến, chúng tôi nhận thấy đa số
các giáo viên đều cho rằng việc ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng khơng gian xảy ra sự

kiện là cần thiết, nó tạo điều kiện cho học sinh khắc sâu sự kiện lịch sử, hình thành nên


các khái niệm để từ đó rút ra những bài học lịch sử. Các giáo viên đều cho rằng tạo việc
tạo biểu tượng về không gian xảy ra sự kiện lịch sử bình thường, khơng gặp nhiều khó
khăn; tuy nhiên, kết quả hình thành biểu tượng trong đầu học sinh lại không đạt hiểu quả
cao. Nguyên nhân của thực trạng trên có thể là do giáo viên chưa khắc sâu được không
gian, vấn đề lịch sử nơi diễn ra sự kiện hoặc sử dụng phương pháp tạo biểu tượng chưa
hiệu quả, do ý thức thái độ học tập của học sinh, do lịch sử 11 có quá nhiều sự kiện lịch
sử mà học sinh thì phải học khá nhiều mơn nên không đầu tư vào môn học lịch sử.
Qua kết quả điều tra từ giáo viên và học sinh cho thấy rằng: cả giáo viên và học sinh
đều đánh giá cao vai trị quan trọng và ý nghĩa tích cực của việc ứng dụng CNTT vào tạo
biểu tượng không gian lịch sử ở các trường phổ thơng. Song, vì có những lí do chủ quan
xuất phát từ bản thân giáo viên và cả khách quan xuất phát từ môn học nên hiệu quả việc
ứng dụng CNTT vào tạo biểu tượng chưa đạt kết quả cao.
Như vậy, những cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên là những nhận thức bước đầu của
bản thân về ứng dụng CNTT để tạo biểu tượng không gian xảy ra sự kiện trong dạy học
lịch sử. Đây là những cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng nên các biểu tượng về
không gian xảy ra sự kiện và các biện pháp tạo biểu tượng dưới sự hỗ trợ của CNTT.


C UƠN
Ệ T ỐN
CÔN

N

2

CÁC SỰ K ỆN V B ỆN P ÁP ỨN


Ệ T ÔN

T N Ể T O B ỂU TƢỢN

XẢY RA SỰ K ỆN TRON
C ƢƠN

C ƢƠN
TRÌN

TRÌN

DỤN

VỀ K ÔN

LỊC

AN

SỬ LỚP 11 –

C UẨN

2.1. Ý nghĩa của chƣơng trình lịch sử lớp 11 (cơ bản) trong chƣơng trình lịch sử
THPT
Chương trình lịch sử 11 (cơ bản) nằm trong chương trình lịch sử Trung học phổ
thơng, nó tiếp nối chương trình lịch sử 10 (cơ bản), bao gồm các khóa trình sau:
Phần lịch sử thế giới cận đại từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, lịch sử thế giới hiện

đại 1917 – 1945, đây là những giai đoạn lịch sử rất quan trọng trong sự phát triển của xã
hội lồi người. Ở chương trình lịch sử 10, các em đã được học về các nước Âu – Mĩ từ thế
kỉ XIX đến đầu XX, lên chương trình 11, các em sẽ tìm hiểu tiếp các nước Á, Phi, Mĩ –
Latinh để hiểu rõ bối cảnh, tình hình các nước này ở thế kỉ XIX để các em lí giải được
nguyên nhân hầu hết các nước này đều bị biến thành thuộc địa của các nước phương Tât
ngoại trừ Xiêm và Nhật Bản. Học lịch sử thế giới ở lớp 11, các em sẽ thấy được hai cuộc
chiến tranh thế giới khốc liệt và phi nghĩa giữa các nước đế quốc, nó đã để hậu quả rất lớn
khơng chỉ các nước tham chiến mà cịn ảnh hưởng đến tồn bộ cuộc sống cộng đồng quốc
tế. Ngoài ra, các em sẽ bước đầu tìm hiểu và so sánh được bản chất của hai hệ thống đối
lập: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, để từ đó các em tự đánh giá và hình thành thế
giới quan khoa học.
Phần lịch sử Việt Nam từ 1858 – 1918 có vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử
Việt Nam. Trước khi học phần này, học sinh đã tìm hiểu lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc
đến nửa đầu thế kỉ XIX cụ thể trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trên cơ sở đó, học sinh sẽ tiếp tục tìm hiểu đất nước ta như thế nào từ nửa sau thế kỉ XIX.
Đây là giai đoạn đất nước bị thực dân Pháp thực hiện chiến tranh xâm lược, âm mưu xâm
chiếm toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Khi tìm hiểu về giai đoạn này, học sinh sẽ thấy được
quá trình đánh chiếm nước ta của thực dân Pháp và cũng từ đó, các em biết được tinh thần
chiến đấu kiên trì, anh dũng của nhân dân Việt Nam. Học sinh đối sánh được thái độ,


hành động của nhân dân và thái độ, hành động của triều đình nhằm hình thành trong các
em kĩ năng so sánh, đánh giá một vấn đề lịch sử.
2.2. Nội dung kiến thức cơ bản của chƣơng trình lịch sử lớp 11 (cơ bản)
Theo chương trình lịch sử 11 (chương trình chuẩn), học sinh sẽ học ba phần: phần
lịch sử thế giới cận đại nối tiếp từ lịch sử cận đại lớp 10, sau đó học tiếp phần lịch sử thế
giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945), rồi chuyển sang học lịch sử Việt Nam (1858 –
1918) ở phần 3.
Chương trình lịch sử 11 có tất cả 24 bài, khơng tính phần sơ kết lịch sử Việt Nam
(từ 1858 đến 1918) và được chia ra làm 35 tiết, phần lịch sử thế giới 22 tiết, lịch sử Việt

Nam 10 tiết, 1 tiết lịch sử địa phương và 2 tiết kiểm tra cuối kì.
Phần một: Lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo) gồm có 3 chương: Chương I – Các
nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX), chương II –
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), chương III – Những thành tựu văn hóa thời
cận đại. Nôi dung phần này đề cập đến mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục
của các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, châu Phi và khu
vực Mĩ Latinh từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Phần hai: Lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945). Phần này
gồm 4 chương: Chương I – Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 – 1941), chương II – Các nước tư bản giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939), Chương III – Các nước châu Á giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới (1918 – 1939), chương IV – Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –
1945). Phần này bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng và quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xơ.
- Tình hình các nước tư bản Đức, Mĩ, Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ từ 1918 đến 1939
- Tình hình các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
- Chiến tranh thế giới thứ hai
- Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến năm 1945


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×