Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

ÔNG THẾ TÀI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM KẾT HỢP
GIS ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂM THỰC BỜ BIỂN
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng – Năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

ÔNG THẾ TÀI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM KẾT HỢP
GIS ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂM THỰC BỜ BIỂN
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn: ThS. LÊ QUANG VIỆT


Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2016
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp GIS
đánh giá thực trạng xâm thực bờ biển tại thành phố Đà Nẵng” tôi xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của khoa Sinh – Môi trường, trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng, và hơn hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người hướng dẫn trực
tiếp của tơi Th.s Lê Quang Việt hiện cơng tác tại Phịng biến đổi khí hậu của Đà
Nẵng đã giúp tơi hồn thành tốt cơng việc của mình.
Ngồi ra tơi xin cảm ơn bạn bè, các cộng tác viên đã hỗ trợ đề tài về mảng
phỏng vấn cộng đồng, thu thập thông tin thực tế giúp đề tài có thể hồn thành đúng
với mục tiêu ban đầu đề ra.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2016
Tác giả


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................3
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................5

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................6
MỤC TIÊU .....................................................................................................9
2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................9
2.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................9
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................9
1.
2.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN....................................................................................10
1.1. THÔNG TIN VỀ XÂM THỰC BỜ BIỂN ĐÀ NẴNG ................................10
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ VIỄN THÁM KẾT
HỢP GIS ĐỂ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .......................................................................11
1.2.1. Trên thế giới .........................................................................................11
1.2.2. Ở Việt Nam ..........................................................................................15
CHƯƠNG 2 .............................................................................................................20
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................20
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................20
Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................20
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................21
2.3. PHƯƠNG PHÁP ...........................................................................................21
2.3.1. Phương pháp tiếp cận .............................................................................21
2.3.2. Phương pháp hồi cứu số liệu..................................................................22
2.3.3. Thu thập số liệu ......................................................................................22
2.3.4. Phương pháp GIS ...................................................................................27
2.3.5. Phỏng vấn cộng đồng .............................................................................28
CHƯƠNG 3 .............................................................................................................29
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN .........................................................29
1



3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ ..............................................................29
3.2. KẾT QUẢ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ .......................................31
3.3. ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN GIỮA SỰ PHÂN BỐ RỪNG PHÒNG HỘ
VEN BIỂN VÀ HIỆN TƯỢNG XÂM THỰC BỜ BIỂN.....................................45
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI HIỆN TƯỢNG XÂM
THỰC BỜ BIỂN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................47
3.4.1. Phân cấp độ chịu tác động từ cao đến thấp cho từng khu vực bị xâm
thực ……………………………………………………………………….48
3.4.2. Đề xuất các giải pháp cơng trình cụ thể cho các khu vực xâm thực ...48
KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ .......................................................................................53
KẾT LUẬN ..........................................................................................................53
KIẾN NGHỊ .........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................55
PHỤ LỤC .................................................................................................................58

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

GIS

Geographical Information System

UBKHCNMT


Ủy ban Khoa học - công nghệ - môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

Sở NN&PTNT

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2

Tên bảng
Trang
Thơng số hình ảnh của khu vực nghiên cứu (Đà Nẵng)
23
Một số thông số của ảnh Landsat ETM+
25
Ứng dụng chính của ảnh Landsat
25

Bảng tổng hợp ý kiến người dân được phỏng vấn tại khu vực
33
nghiên cứu
Tổng hợp các nhóm giải pháp phục hồi, phát triển bền vững rừng
52
phòng hộ ven biển Đà Nẵng

4


DANH MỤC HÌNH
Hình
1.1

2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
3.1
3.2
3.3
3.4
3.4.1
3.5
3.5.1
3.6
3.6.1
3.7
3.7.1

3.7.2
3.8
3.8.1
3.9
3.10
3.11

Tên hình

Sóng biển đánh hư kè và làm xói lở một số căn hộ, nhà hàng
sát biển đang xây dựng ở khu nghỉ dưỡng của Cơng ty CP
Hồng Anh Gia Lai
Bản đồ khu vực nghiên cứu
Ảnh được phối band phù hợp với đối tượng nghiên cứu
Phân tách lớp đất và nước tại khu vực nghiên cứu (Đà Nẵng)
Kết quả phân tách đường bờ(đường mực nước) tại khu vực
nghiên cứu
Kết quả của các lệnh chồng ghép cơ bản từ ArcGis (Đà Nẵng)
Bản đồ biểu diễn tọa độ phỏng vấn ở các quận ven biển Đà
Nẵng
Bản đồ truy xuất thông tin phỏng vấn thực tế
Hình ảnh kết quả trích rút đường bờ từ năm 2005 – 2015 trên
ENVI
Bản đồ tổng quát biểu diễn sự thay đổi đường bờ của Đà Nẵng
Bản đồ chi tiết biển diễn sự thay đổi qua các năm 2005-2015
Bản đồ tổng quát biến động đường bờ quận Liên Chiểu
Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Liên Chiểu
Bản đồ tổng quát biến động đường bờ quận Thanh Khê
Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Thanh Khê
Bản đồ tổng quát biến động đường bờ quận Sơn Trà

Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Sơn Trà
Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Sơn Trà
Bản đồ tổng quát biến động đường bờ quận Ngũ Hành Sơn
Bản đồ chi tiết biến động đường bờ quận Ngũ Hành Sơn
Bản đồ rừng phòng hộ ven Đà Nẵng năm 2014
Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại khu vực đông nam phường Hòa Hiệp Nam
Bản đồ rừng phòng hộ ven biển Đà Nẵng năm 2013 và năm
2014 tại phường Xuân Hà quận Thanh Khê

5

Trang
8

21
26
27
28
29
30
32
33
34
35
36
37
39
40
41

42
43
44
45
46
47
48


MỞ ĐẦU
1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, BĐKH đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của nhân

loại trong thế kỉ 21. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ là 1 trong
5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Ở Việt Nam,trong vịng 50 năm
qua, nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5oC, mực nước biển đã dâng khoảng
20cm[14]
Việt Nam có đường bờ biển dài 3.444km, với chiều dài bờ biển như vậy, mực
nước biển dâng được xem như một vấn nạn, gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm
trọng. Cũng như các bờ biển trên thế giới, từ cuối thế kỷ XX đến nay, mức độ biển
xâm thực Việt Nam ngày càng gia tăng cả chiều dài đường bờ lẫn cường độ. [7]
Đơn cử tại Huế và Quảng Nam là hai địa phương lân cận đã và đang chịu hậu
quả nằng nề từ sự xâm thực của biển.Theo số liệu của ban phịng chống bão lụt và
tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế, có khoảng 1.140 hộ dân cần phải di dời
tại các vùng sạt lở do biển xâm thực,có những nơi biển xâm thực lớn nhất với chiều
dài hơn 2km và chiều rộng hơn 25m. Huế có khoảng 30 km bờ biển bị xâm thực,
trong đó có 7 km bị sạt lở nghiêm trọng, tập trung ở các khu vực như: xã Phú Thuận,
Phú Diên, Phú Hải, huyện Phú Vang, xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, các khu Resort

ở thị trấn Thuận An... Hằng năm ước tính tỉnh Thừa Thiên Huế thiệt hại hàng chục
tỷ đồng. [2]
Cũng như Huế ở Quảng Nam, theo UBND TP.Hội An (Quảng Nam) cho biết
150m bờ biển đã bị biển “nuốt” sâu về phía đất liền trong vịng 7 năm qua và hiện
vẫn đang diễn ra nặng tại khu vực bãi tắm Cửa Đại. Theo ơng Trương Văn Bay, Phó
chủ tịch UBND TP.Hội An, biển lấn mạnh vào phía đất liền dọc tuyến bờ biển dài
2km tính từ Cửa Đại kéo ra phía bắc. [3].Trước nhu cầu cấp thiết về việc bảo vệ bờ
biển khỏi nguy cơ xâm thực ngày càng sâu, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư
xây dựng cơng trình kè chống xâm thực bờ biển Hội An với tổng mức đầu tư gần
6


300 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau hai mùa mưa bão, tình trạng biển xâm thực lại tiếp
tục diễn ra ở mức độ nghiêm trọng, kè bị sạt lở nhiều đoạn xung yếu.Cho thấy giải
quyết vấn đề biển xâm thực là việc vơ cùng khó khăn [5].Trước tình hình xâm thực
nghiêm trọng như hiện nay, UBND thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam đã tổ chức
nhiều Hội thảo để bàn về nguyên nhân xâm thực và giải pháp khắc phục và gần đây
nhất ngày 7/9/2015 thành phố Hội an và Tỉnh quảng nam đã có văn bản đề nghị thủ
tướng chính phủ phê duyệt kinh phí 100 tỷ để khắc phục hậu quả xâm thực biển.[1]
Đà Nẵng là thành phố ven biển nằm giữa 2 tỉnh có hiện trạng xâm thực nghiêm
trọng cũng không tránh khỏi hiện tượng xâm thực của biển. Tại buổi làm việc với
Đồn cơng tác của Ủy ban Khoa học - công nghệ - môi trường (UBKHCNMT) của
Quốc hội ngày 8/12/2014. Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố Đà Nẵng cho biết “tình trạng xói lở bờ biển, xâm thực biển ở Đà
Nẵng đang diễn ra khá nghiêm trọng, làm sạt lở các đường giao thông ở nhiều quận
như: Liên Chiểu, Thanh Khê, Sơn Trà với chiều dài khoảng 30km. Đặc biệt, ở Q.
Liên Chiểu, biển ngày càng ăn sâu vào đất liền, đã bị sạt lở khoảng 400m đường bờ
biển, vệt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 100m, làm mất khu rừng phi lao ven biển,
làm hơn 750ha đất sản xuất và gần 100 hộ dân dọc biển Nam Ơ ln phải sống trong
nỗi ám ảnh bởi sự xâm thực của sóng biển.” [4]


7


Hình 1.1. Sóng biển đánh hư kè và làm xói lở một số căn hộ, nhà hàng sát biển
đang xây dựng ở khu nghỉ dưỡng của Cơng ty CP Hồng Anh Gia Lai
(Nguồn: www.baodanang.vn)
Đặc biệt, Đà Nẵng có các bờ biển nổi tiếng với nhiều bãi tắm đẹp nằm rải rác
từ Bắc đến Nam thành phố như Nam Ô, Xuân Thiều, Thanh Bình, Tiên Sa, Mỹ Khê,
Mỹ An, Non Nước…Trên thế giới biển Đà Nẵng cũng từng được biết đến với danh
hiệu là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh do tạp chí Forbes bình chọn.
Cùng với định hướng phát triển chọn ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của
thành phố. Càng thấy rõ tầm quan trong của bờ biển đối với Đà Nẵng. Tác động của
biển xâm thực đã rõ ràng nhưng Đà Nẵng vẫn chưa có những thống kê cụ thể thiệt
hại cũng như xây dựng các cơng trình nhằm ứng phó và giải quyết phù hợp vấn đề
này
Đến hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề xâm
thực biển ở Đà Nẵng, vì vậy để có sở sở kiến nghị các tổ chức đơn vị có liên quan
xem xét đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ biển Đà Nẵng trước tình hình biến đổi khí
hậu hiện nay.
8


Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN
THÁM KẾT HỢP GIS ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÂM THỰC BỜ BIỂN TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG”
2. MỤC TIÊU
2.1.

Mục tiêu tổng quát


Đánh giá thực trạng xâm thực bờ biển tại thành phố Đà Nẵng.
2.2.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định thực trạng xâm thực bờ biển khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng xâm thực bờ biển khu vực ven biển thành phố
Đà Nẵng và đánh giá xu thế diễn biến.
- Đánh giá được sự tương quan giữa sự phân bố rừng phòng hộ ven biển và
hiện tượng xâm thực bờ biển.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Tạo dữ liệu, thông tin và đánh giá về thực trạng xâm thực bờ biển cho
thành phố Đà Nẵng
- Tạo cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu liên quan (VD: từ cơ sở dữ liệu
đường bờ được xây dựng từ đề tài, có thể dùng phép nội suy để tính tốc độ xâm thực
bờ biển và tính mực nước biển tăng hay dùng phép ngoại suy để dự báo mực nước
biển tăng như thế nào trong những năm đến)

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.

Thông tin về xâm thực bờ biển Đà Nẵng

Ngày 8-12-2014, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Ngọc Tuấn
cùng đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND TP, các sở, ngành liên quan đã tiếp và làm

việc với Đồn cơng tác của Ủy ban Khoa học - Công nghệ - Môi trường của Quốc
hội do ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đồn. Báo cáo về
tình hình và kết quả triển khai thực hiện quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo tại địa bàn Đà Nẵng, ông Nguyễn Điểu, Giám đốc sở TN&MT cho biết: UBND
TP Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài ngun
và bảo vệ mơi trường và có những đề án, dự án quy hoạch khai thác sử dụng biển.
Tuy nhiên, tình trạng xói lở bờ biển,biển xâm thực ở Đà Nẵng đang diễn ra khá
nghiêm trọng, làm sạt lở các đường giao thông ở nhiều quận như: LiênChiểu, Thanh
Khê, Sơn Trà với chiều dài khoảng 30km. Đặc biệt, ở Q. Liên Chiểu, biển ngày càng
ăn sâu vào đất liền, đã bị sạt lở khoảng 400m đường bờ biển, vệt lở ăn sâu vào đất
liền khoảng 100m, làm mất khu rừng phi lao ven biển, làm hơn 750ha đất sản xuất
và gần 100 hộ dân dọc biển Nam Ô luôn phải sống trong nỗi ám ảnh bởi sự xâm thực
của sóng biển. Hiện nay trong cơng tác quản lý, tổng hợp thống nhất biển và hải đảo
ở cấp địa phương là thiếu các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn kỹ thuật, các định mức
kinh tế kỹ thuật từ Trung ương, chưa tạo được hành lang pháp lý và công cụ kỹ thuật
hỗ trợ công tác quản lý, tổng hợp thống nhất tài nguyên biển và hải đảo cho địa
phương.[4]
Ngày 12/9/2013, UBND TP Đà Nẵng có cơng văn chỉ đạo Sở Xây dựng chủ
trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND quận Liên Chiểu, UBND phường Hòa Hiệp
Bắc và các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế, đề xuất cụ thể giải pháp chống xâm
thực cho các hộ dân khu vực tổ 4, tổ 5 phường Hòa Hiệp Bắc, báo cáo UBND thành
phố xem xét quyết định trước ngày 20/10/2013.Chỉ đạo là vậy, nhưng đến nay sự
việc vẫn chưa có động tĩnh gì đáng kể. Tại tổ 4, tổ 5 phường Hịa Hiệp Bắc, nhiều
người dân khơng giấu nổi sự bức xúc trước tình trạng bờ biển đang tiến sát nhà ở
của họ. Ơng Nguyễn Bá Lượng, Bí thư Chi bộ khu vực 12, phường Hịa Hiệp Bắc,
nơi có hai tổ 4 và 5, cho biết: chỉ cần có bão là bà con nơi đây tự giác rời nhà đi lánh
nạn. Với tốc độ xâm thực bờ biển như hiện nay, chỉ cần đợt triều cường, sóng lớn
nữa, một số nhà dân sẽ đổ sập xuống biển.
10



1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ viễn thám kết hợp GIS để
đánh giá thực trạng các tác động môi trường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.

Trên thế giới

GIS đầu tiên trên thế giới được xây dựng vào đầu những năm 60 của thế kỷ
XX tại Canada với tên gọi CGIS (Canadian Geographic Infomational System). Song
song với 15 Canada hàng loạt các trường đại học Mỹ cũng tiến hành nghiên cứu và
xây dựng các GIS của mình. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã khơng tồn tại được
lâu. Sự ra đời và phát triển các GIS trong những năm 60 của thể kỷ XX đã được quốc
tế chấp nhận và đánh giá cao. Vì vậy, năm 1968 Hội Địa Lý Quốc tế đã quyết định
thành lập uỷ ban thu nhận và xử lý dữ liệu địa lý nhằm mục đích phổ biến kiến thức
trong lĩnh vực này trong những năm tiếp theo.
Trong những năm 70, đứng trước sự gia tăng về nhu cầu quản lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ mơi trường, chính phủ các nước, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, bên
cạnh thiết lập hàng loạt cơ quan chuyên trách về môi trường đã bầy tỏ sự quan tâm
nhiều hơn nữa đến việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển GIS.
Đầu những năm 70 của thế kỷ XX còn được đánh dấu bởi sự phát triển mạnh
mẽ của các hệ xử lý ảnh (HXLA) của kỹ thuật viễn thám. Việc quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên cũng như quản lý dữ liệu nói chung được chú trọng và phát
triển trong các GIS và HXLA.
Nghiên cứu đánh giá hiểm hoạ xói mịn và chất lượng đất cho các nước thuộc
phía nam của cộng đồng Châu Âu (1991). Nó được dựa trên 5 tập hợp dữ liệu: đất,
khí hậu, độ dốc, thực vật và thuỷ lợi. Tất cả dữ liệu này được đồng nhất về lưới chiếu,
được kiểm tra về độ chính xác và độ tương thích. Kết quả nghiên cứu đã thu được
trong thời gian ngắn nhất và chi phí thấp nhất. (Đinh Nguyên Duy Quang, 2014)[13]
11



-Năm 1993, Thematic Mapper ứng dụng GIS để đánh giá biến động của các
trầm tích bãi triều tại Vương Quốc Anh. [33]
-Năm 1993,Michalik đánh giá biến động đường bờ biển trong vùng vịnh
Caribbean.[34]
-Thông qua công cụ GIS, các quốc gia có thể quản lý được vùng biển rộng lớn
như thành công của Levitzke (1990) tại Úc,31 Bajjouk (1996) ở Pháp (Bajjouk,
1996), Borstad và Akenhead (1993) và Zacharias (1992) tại Canada. [28]
-Năm 1999 DeJaeger đã nghiên cứu lập bản đồ địa mạo bằng ảnh vệ tinh TK300 của Nga và GIS cho thung lũng WadiMujib(Jonrdan).[29]
Kết quả đã thành lập được bản đồ địa mạo và thành lập được bản đồ rủi ro
môi trường.Với những ứng dụng rộng rãi, GIS tham gia càng được quảng bá rộng
rãi. Hơn nữa với xu thế phát triển hiện nay, GIS không chỉ dừng lại ở một quốc gia
đơn lẻ mà ngày càng mang tính tồn cầu hóa.
Nhóm tác giả Jaimie Kim E. Bayani và ctv (2009) đã cùng nghiên cứu đề tài
đánh giá tổn hại và khả năng thích ứng với hiện tượng biển xâm thực tại thành phố
San Fernando, Philippines. Đề tài đã xác định biển xâm thực hay mất dân bờ biển
do một số nguyên nhân chính bao gồm các yếu tố tư nhiên như gió và sóng, thay đổi
và các hoạt động kiến tạo; các yếu tố con người như xây dựng đập, khai thác cát,
phá hủy rặng san hô, khai thác nước ngầm, chuyển đổi các vùng đất ngập nước, nạo
vét và vận tải biển. Các biện pháp thích ứng điển hình thường là bảo vệ bờ biển hoặc
di dời. Tuy nhiên các biện pháp thích ứng trên địi hỏi nguồn kinh phí rất lớn thậm
chí đơi khi gây ra những tác động khơng mong muốn. Do đó điều quan trọng là cần
phải cẩn thận chọn lựa giữa các phương pháp trước khi thực hiện.
Nghiên cứu trên đã ước lượng 3 chiến lược thích ứng: (a) “hoạt động bình
thường” hoặc là giữ nguyên không tu bổ bờ kè, (b) lên kế hoạch bảo vệ bờ kè và xây
12


dựng bờ kè với kỹ thuật mới (kết hợp xây dựng bờ kè bảo vệ theo công nghệ cứng
và mềm), (c) lên kế hoạch di tản/di dời. Phương pháp ước tính giá trị bờ biển được

chọn là phương pháp chuyển giao lợi ích; sau đó phương pháp phân tích lợi ích chi
phí được sử dụng để so sánh tính khả thi của từng chiến lược. Tiến hành phỏng vấn
200 người dân khu vực. Kết quả cho thấy phương án bảo vệ bờ kè là là khả thi nhất
với khoảng 65% số người được khảo sát trả lời đồng ý với nó.[27]
Nhóm tác giả Rawadee Jarungrattanapong và Areeya Manasboonphempool
(2009) nghiên cứu về chiến lược thích ứng để đối phó với biển xâm thực của người
dân tại huyện Bang Khun Thian, Bangkok, Thái Lan. Đề tài thực hiện một cuộc điều
tra, thảo luận nhóm tập trung với người dân địa phương, nghiên cứu tài liệu, và một
cuộc điều tra với 200 hộ gia đình, hỏi về cách thích ứng của mỗi hộ gia đình và chi
phí cho biện pháp thích ứng đấy. Kết quả cho thấy các cá nhân hộ gia đình đã áp
dụng ba loại chiến lược thích ứng, đó là (1) bảo vệ (ví dụ, làm đê đá chắn sóng, kè
tre, đắp đê cao), (2) di dời, và (3) thích ứng có nghĩa là xây dựng lại, cải tạo nhà ở
đối phó với các tác động của xói mịn bờ biển và lũ lụt. Trong các chiến lược trên,
bảo vệ là khả thi nhất. Chi phí thích ứng hàng năm khoảng 3.130 US$ cho mỗi hộ
gia đình, bằng 23% thu nhập trung bình của mỗi hộ. Nghiên cứu cho thấy rằng các
chiến lược thích ứng chỉ dựa trên mỗi cá nhân, khơng có chiến lược thích ứng cả
cộng đồng do đó giải pháp thích ứng khơng có hiệu quả, xuất hiện ngoại tác tiêu cực
nếu mỗi cá nhân tự do thực hiện các biện pháp bảo vệ của riêng họ. Do đó tác giả đề
nghị một cấu trúc bảo vệ có hiệu quả trong việc bảo vệ bờ biển được lên kế hoạch
trên toàn bộ Vịnh Upper Thái Lan. Và được thực hiện với sự kết hợp của chính phủ,
chính quyền địa phương, và người dân là cần thiết để giải quyết các vấn đề biển xâm
thực[32]
Nhóm tác giả Dr.Henry de-Graft Acquah và Edward Ebo Onumah (2011) đã
nghiên cứu nhận thức và khả năng thích ứng về BĐKH thơng qua phương pháp đánh
giá mức sẵn lòng trả (CVM). Khảo sát 98 mẫu vơi kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên,
13


phỏng vấn 98 nông dân tại Dunkwa, thị trấn Shama Ahanta nằm ở phía tây Ghana.
Đề tài sử dụng phần mềm SPSS để thực hiện hồi quy probit với phương trình tuyến

tính.
Kết quả ước lượng mơ hình hồi quy probit cho thấy khả năng sẵn sàng chi trả
cho các chính sách giảm thiếu BĐKH tăng theo độ tuổi, trình độ học vấn và quyền
sở hữu đất. Có 51.1% số nơng dân đồng ý chi trả cho chính sách giảm thiểu tác hại
do BĐKH, 49.9% không đồng ý. Các biến được đưa vào mơ hình là giới tính, tuổi,
quy mơ hộ gia đình, kinh nghiệm, sở hữu đất nơng nghiệp, các biến được đưa vào
đều có ý nghĩa thống kê ở mức  = 5[35]
Tác giả Gay D. Defiesta (2011) đã thực hiện đề tài đánh giá mức sẵn lòng trả
của người dân cho biện pháp thích ứng với BĐKH tại Dumangas, Iloilo, Philippines.
Đề tài tiến hành ước tính mức sẵn lịng trả (WTP) cho chương trình thích ứng vơi
BĐKH, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả của họ từ đó đưa ra các chính
sách, kiến nghị làm giảm hậu quả bởi BĐKH. Sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên
phân tầng với 520 mẫu điều tra được phỏng vấn những người nông dân ở địa bàn.
Dùng phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn (CV) các hộ gia đình sau
đó dùng phương pháp mơ tả, hồi quy, tìm ra mức WTP trung bình. Sử dụng phương
pháp định giá ngẫu nhiên – phương pháp lấy dữ liệu bằng cách phỏng vấn người
dân địa bàn về giá trị hàng hóa, dịch vụ (Boyle, 2003). Có 21 mức giá được đưa ra
từ 0-200, người được phỏng vấn yêu cầu đánh dấu vào giá trị mà họ chắc chắn sẽ
sẵn lịng trả, số tiền đóng sẽ được thu thơng qua hóa đơn tiền điện. Số tiền thu được
sẽ được quản lý bởi Quỹ thích ứng với BĐKH nơng nghiệp. Trước khi đưa bảng câu
hỏi vào điều tra thực tế bảng câu hỏi được pretested một số người ở Brangay. Các
biến được đưa vào mơ hình: trình độ học vấn, kinh nghiệm, quy mô sản xuất, hiểu
biết về BĐKH, biến Dummy nếu là chủ sở hữu, biến Dummy nếu là người đi làm
thuê, thu nhập. Có đến 72,5% số người được phỏng vấn biết đến BĐKH, 61% cho
rằng nhiệt độ đã tăng lên và 46% cho rằng lượng mưa đã thay đổi. Trong 520 mẫu
14


điều tra có 450 mẫu được hỏi WTP là hợp lệ, 391 sẵn lịng trả cho thích ứng với
BĐKH và 59 người khơng sẵn lịng trả. WTP trung bình là 34,37 Php trên mỗi tháng

với mỗi hộ gia đình. [30]
Tác giả Craig E. Landry (2011) đã thực hiện nghiên cứu về các vấn đề biển
xâm thực tại Mỹ, nêu ra rằng hậu quả của nước biển dâng chính là biển xâm thực.
Đề tài sử dụng phương pháp CVM để định giá giá trị về mặt kinh tế do dãi ven biển
mang lại đối với người dân khu vực. Đề tài sử dụng mơ hình probit để ước lượng.
Kết quả cho thấy khi mức độ biển xâm thực tăng (từ 95 feet) thì giá sẵn lịng trả là
4,210 $ (đối với mơ hình log-linear) và tăng 8,800 $ (đối với mơ hình semi-log).
[31]
Tài liệu được lấy được chủ yếu từ internet, và từ số liệu phỏng vấn sơ cấp.
Trong đó nguồn thông tin quan trọng nhất được lấy chủ yếu từ Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia. Từ việc tham khảo các nghiên cứu trước đây về vấn đề biển xâm
thực nói riêng và vấn đề BĐKH nói chung với các phương pháp mà các tác giả đi
trước đã thực hiện nhằm thích ứng với các tác động khơng mong muốn đến đời sống
kinh tế của người dân ta thấy rằng biện pháp bảo vệ tức xây dựng bờ kè được cho là
khả thi nhất, từ đấy em tiến hành thực hiện đề tài nhằm đánh giá được mức sẵn lòng
trả của người dân về biên pháp thích ứng với hiện tượng biển xâm thực bằng phương
pháp chính là phương pháp CVM.
1.2.2.

Ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có nhiều cơng trình khoa học ứng dụng hệ thống
thơng tin địa lý trong nghiên cứu quy hoạch đô thị, nghiên cứu sự biến động bề mặt
địa lý, giám sát tài nguyên và môi trường.
Các ứng dụng GIS trong lĩnh vực nghiên cứu xâm thực bờ biển mặc dù cịn
khá ít nhưng cũng đã được đề cập đến thông qua các quá trình liên quan như xói
mịn ,sạt lỡ bờ biển.
15



-Năm 2011, Nguyễn Quang Thanh: Xác định biến động đường bờ vùng Tiền
Hải - Thái Bình. [21]
-Năm 2012, Võ Thu Thủy: Nghiên cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển Hải
Phòng. [23]
-Năm 2014, Trương Văn Cảnh: Nghiên cứu ảnh hưởng của xói mịn đất của
lưu vực sơng Cu Đê đến sản xuất nơng nghiệp. [8]
-Năm 2015, Bùi Đồn Tiến :Đánh giá thực trạng xói lở bờ biển, suy thối rừng
phịng hộ, xu thế diễn biến đường bờ khu vực ven biển Đà Nẵng[24]
Nhưng việc sử dụng đơn lẻ GIS để đánh giá các tác động của thiên tai có tính
biến động theo thời gian hoặc khơng gian dường như khơng hiệu quả và thiếu hợp
lí. Để đáp ứng vấn đề trên nhiều nhà khoa học tại Việt Nam đã sử dụng công nghệ
viễn thám kết hợp GIS để đánh giá chính xác hơn. Và tiết kiệm chi phí cho các
nghiên cứu trên diện rộng với nhiều đối tượng cần được đánh giá.
Ứng dụng công nghệ viễn thám kết hợp GIS thể hiện sự ưu việc trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như:
Trong quản lý tổng hợp đới bờ:
Từ tháng 9 năm 2000 dự án Việt Nam -Hà Lan về quản lý tổng hợp đới bờ do
Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua Cục Bảo vệ Môi trường phối hợp với tập
đoàn tư vấn NEDECO bắt đầu được triển khai tại 3 tỉnh ven biển Việt Nam là Nam
Định, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa Vũng Tàu. Mục tiêu của dự án là hướng tới xây dựng
một chương trình quản lý tổng hợp đới bờ dài hạn nhằm hỗ trợ Việt Nam trong quy
hoạch và phát triển một cách bền vững đới bờ cùng với tài nguyên thiên nhiên và
cộng đồng dân cư sinh sống trong khu vực này. Việc áp dụng các phương tiện tiên
tiến hỗ trợ cho quản lý tổng hợp đới bờ như viễn thám và GIS được xác định là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm thuộc kế hoạch hoạt động của dự án trong những
năm qua. [9]
16


Trong quan trắc sự cố tràn dầu:

Theo đề nghị của Cục Bảo vệ Môi trường, cuộc họp khẩn cấp giữa đại diện
Cục Bảo vệ Môi trường và Viện Vật lý và Điện tử đã họp vào ngày 08/02/2007 để
đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố tràn dầu tại Quảng Nam trong giai đoạn
cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 năm 2007 bằng công nghệ viễn thám sử dụng ảnh
MoDis kết hợp với GIS [12] . Ảnh MoDis với độ phủ rộng, đa phổ và quan trắc hàng
ngày sẽ cung cấp nhiều thông tin về không gian và thời gian kết hợp với dữ liệu GIS
sẽ đưa ra các phương án xử lý tràn dầu xa bờ. - Trong quản lý dải ven biển: Dự án
do Trung tâm Viễn thám thực hiện từ tháng 2/2000 đến tháng 6/2002. Mục tiêu của
dự án nhằm tăng cường năng lực cho Trung tâm Viễn thám trong việc ứng dụng
công nghệ viễn thám để thành lập bản đồ phục vụ công tác quản lý dải ven biển,
nhằm góp phần hỗ trợ Việt Nam trong công tác quản lý và phát triểnbền vững dải
ven biển.Kết quả thực hiện dự án là đã cung cấp tư liệu và phần mềm xử lý ảnh vệ
tinh. Đã nhận 67 cảnh ảnh vệ tinh radar của cơ quan vũ trụ Châu Âu và 19 cảnh ảnh
vệ tinh Landsat 7; đã tiếp nhận 3 phần mềm ENVI xử lý ảnh vệ tinh radar và ảnh
quang học. Việc kết hợp tư liệu ảnh viễn thám và dữ liệu GIS đã thành lập được bộ
bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý dải ven biển tại 3 vùng là: Vùng 1 (vùng
Miền Bắc) bao gồm dải ven biển Quảng Ninh - Hải Phịng - Thái Bình - Nam Định
- Ninh Bình, vùng 2 (vùng Miền Trung) bao gồm dải ven biển tỉnh Quảng Trị - Thừa
Thiên Huế - Đà Nẵng, vùng 3 (vùng Miền Nam) bao gồm dải ven biển Bà Rịa Vũng
Tàu - TP.Hồ Chí Minh - Tiền Giang và Trà Vinh - Sóc Trăng - Bạc Liêu. Bản đồ
được thành lập ở tỷ lệ 1/100.000 trong hệ quy chiếu HN-72 với 9 chủ đề là địa lý
chung, hiện trạng sử dụng đất, đơ thị hóa và cơ sở hạ tầng, đất ngập nước, rừng ngập
mặn và rừng tràm, bồi tụ - xói lở dải ven biển, ngập lụt, sinh thái dải ven bờ và nhạy
cảm môi trường [9]
Trong lâm nhiệp với rất nhiều nghiên cứu :

17


Th.S Nguyễn Thị Huyền vào năm 2013 với đề tài nghiên cứu “Ứng dụng viễn

thám và GIS thành lập bản đồ biến động các loại thực phủ địa bàn Thành Phố Huế Tỉnh Thừa Thiên Huế” trong nghiên cứu tác giả đã ứng dụng công nghệ viễn thám
kết hợp với GIS để đánh giá, phân tách thành phần của lớp phủ thực vật với nhều
lớp, thành phần khác nhau cùng với sự biến động của chúng qua các năm trên toàn
địa bàn Thành Phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. [10]
Trong đề tài “Ứng dụng viễn thám kết hợp GIS theo dõi biến động đất đô thị
của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” của tác giả Nguyễn Ngọc Phi dùng phương pháp
phân loại gần đúng nhất để phân ra 5 lớp đối tượng. Điểm đáng chú ý của đề tài này
là sử dụng kết hợp nhiều loại ảnh viễn thám như Landsat (1992, 2000) và SPOT
(2005) để cho ra kết quả giải đốn, đồng thời có sự so sánh về độ chính xác, chi tiết
giữa các loại ảnh. Với chỉ số Kappa ~ 0,9, dữ liệu ảnh SPOT có độ chính xác sau
phân loại cao hơn hẳn so với Landsat (Kappa ~ 0,7[16]
Trong đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viền thám và hệ thống thông
tin địa lý (GIS) trong việc đánh giá và quản lý hiện trạng tài ngun rừng thuộc vùng
phịng hộ sơng Đà” Nguyễn Tun Phúc đã xây dựng được mơ hình ứng dụng GIS
để theo dõi và quản lý tài nguyên rừng từ các số liệu đầu vào thu thập được từ ảnh
vệ tinh kết hợp với số liệu điều tra thực địa. Kịp thời phát hiện những biến động
trong hiện trạng tài nguyên rừng, làm cơ sở nhằm giúp cho các cấp chính quyền địa
phương nắm được số liệu hiện trạng tài nguyên rừng một cách nhanh chóng, chủ
động xây dựng phương án quản lý bền vững tài ngun rừng vùng phịng hộ sơng
Đà. Cùng với việc xây dựng hệ thống khóa giải đốn logic cho một số kiểu hiện
trạng rừng điển hình thuộc vùng phịng hộ sơng Đà (Rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh, rừng hỗn giao tre nứa, rừng trên núi đá vôi, rừng trồng, trảng cỏ cây bụi, đất
nương rẫy, đất nông nghiệp, đất khác) bằng số liệu thu thập được từ ảnh vệ tinh và
các nguồn số liệu khác. [17]

18


Tượng tự với đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để xác định biến
động đất đai trên địa bàn phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn giai đoạn 20032008” Th.S Lê Thị Thùy Vân đã thành lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất và

bản đồ biến động sử dụng đất qua hai thời điểm bay chụp dựa trên công nghệ viễn
thám kết hợp với GIS, từ đó đánh giá tình hình biến động đất đai trên địa bàn phường
Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2003-2008. [25]
Trong quản lý mơi trường:
Nghiên cứu điển hình “Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu trượt lở đất ở
thành Phố Đà Nẵng” do nhóm tác giả Trương Phước Minh, Nguyễn Thị Diệu, Trần
Thị Ân, Nguyễn Văn Nam thực hiện với nội dung nghiên cứu trượt lở đất dựa trên
công nghệ GIS và viễn thám đã xác định được các vùng có nguy cơ trượt lở phân
theo 5 cấp độ qua bản đồ dự báo. Các điểm trượt, xói lở tại cửa sơng Thủy Tú, bán
đảo Sơn Trà, Hải vân, Ngũ Hành Sơn, Dốc Kiền.. đã gây ảnh hưởng lớn đến môi
trường tự nhiên và kinh tế - xã hội, đặc biệt là sản xuất và giao thông[11]
Hay một nghiên cứu gần nhất với đề tài đó là “Nghiên cứu trích rút đường
mực nước từ ảnh Landsat” nhóm tác giả Phạm Thị Phương Thảo, Hồ Đình Duẩn,
Đặng Văn Tỏ thực hiện. Trong đề tài phần mềm trích rút đường mực nước là ENVI
đề tài sử dụng nguồn ảnh vệ tinh là Landsat. Qua nghiên cứu đề tài đã đề xuất cơng
thức trích rút đối với ảnh Landsat, phương pháp phổ biến nhất là sử dụng ảnh tỷ số
B5/B2 .Bên cạnh đó, một số tác giả cũng có thể sử dụng giá trị ngưỡng của band 6
(B6) hoặc B7 đối với ảnh Landsat MSS, và B5 hoặc B7 đối với ảnh TM và +ETM.
Đơi khi cũng có thể kết hợp giá trị ngưỡng của B5 với ảnh tỷ số B2/B4 cũng có thể
phân lớp đất với nước. [22]

19


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đường bờ biển các năm từ 2005 đến 2015.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Khu vực ven biển thành phố Đà Nẵng.

- Thời gian: Tiến hành từ tháng 09/2015 – 04/2016.

Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu(Nguồn:danang.gov.vn)

20


2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra và đánh giá dữ liệu về xâm thực bờ biển khu vực ven biển thành
phố Đà Nẵng.
- Xây dựng bản đồ hiện trạng xâm thực bờ biển khu vực ven biển thành phố
Đà Nẵng và đánh giá xu thế diễn biến.
- Đánh giá được sự tương quan giữa sự phân bố rừng phòng hộ ven biển và
hiện tượng xâm thực bờ biển.
2.3. PHƯƠNG PHÁP
2.3.1. Phương pháp tiếp cận
Xâm thực là q trình xói mòn bờ biển một cách chậm chạp, dần dần do hậu
quả tác động của các quá trình tự nhiên. Thuật ngữ này sử dụng cho sự phá hủy bờ
biển do hiện tượng biển tiến. Đó là định nghĩa chung của sự xâm thực. Phân tích sâu
hơn có thể hiểu xâm thực bờ biển thường được dùng trong trường hợp phá hủy những
bãi biển và bờ biển bởi gió bão mạnh, sự phá hủy đó xảy ra trong thời gian ngắn và
bờ biển ln bị thay đổi hình dạng do tác dụng của sóng vỗ, thủy triều, các dịng
chảy có hướng và dọc theo bờ cũng như tác dụng vật lí, hóa học của nước, của sinh
vật sống trong nước lên đất đá bờ. Quá trình làm thay đổi hình dáng bờ biển là kết
quả cuối của quá trình. [6]
Đường tiếp xúc giữa đất (lục địa) và mực nước (biển) gọi là đường bờ. Vị trí
đường bờ hoặc thay đổi từ thời địa chất này sang thời địa chất khác (do các chuyển
động gần đây nhất của vỏ Trái Đất, do các dao động đơn thuần của mực nước đại
dương), cũng như trong các khoảng thời gian ngắn (năm, mùa, tháng, ngày, đêm…)
liên quan với sóng, thủy triều. Đường bờ có thể dịch chuyển sâu vào lục địa hoặc ra


21


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×