Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.17 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

VÕ HUỲNH THỊ ÁNH

BẢNG TÓM TẮT

ẨN DỤ TU TỪ TRONG CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 4/2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

BẢNG TÓM TẮT

ẨN DỤ TU TỪ TRONG CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn



Người thục hiện:
VÕ HUỲNH THỊ ÁNH

Đà Nẵng, tháng 4/2019


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ........................................................................ 2
2.1. Các tài liệu về Ẩn dụ và Ẩn dụ tu từ ......................................................... 2
2.2. Về Nguyễn Tuân ........................................................................................ 5
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................... 7
3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 8
4.1. Mục đích ..................................................................................................... 8
4.2. Nhiệm vụ..................................................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 8
6. Bố cục của luận văn ......................................................................................... 8
Chương 1 .............................................................................................................. 9
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................... 9
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 9
1.1.1. Biện pháp ẩn dụ tu từ .......................................................................... 9
1.1.1.1. Ẩn dụ trong từ vựng học................................................................... 9
1.1.1.2. Ẩn dụ phong cách học ...................................................................... 9
1.1.2. Cơ chế của ẩn dụ tu từ......................................................................... 9
1.1.3. Phân loại các ẩn dụ tu từ .................................................................... 9
1.1.4. Hiệu quả của biện pháp ẩn dụ tu từ ................................................. 10

1.2. Nguyễn Tuân và Chùa Đàn .................................................................... 10
1.2.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân và những nhận định về ngôn ngữ nghệ
thuật của Nguyễn Tuân ............................................................................... 10
1.2.1.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân ............................................................ 10
1.2.1.2. Những nhận định về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân ........... 10
1.2.2. Giới thiệu những nhận định về ngôn ngữ Chùa Đàn ..................... 11
1.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 11
Chương 2 ............................................................................................................ 12
KHẢO SÁT VỀ CÁC LOẠI ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN ........................ 12
2.1. Ẩn dụ chân thực ...................................................................................... 12
2.2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .................................................................... 13
2.3. Tiểu kết ..................................................................................................... 14
Chương 3 ............................................................................................................ 15
GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN ........................... 15
3.1. Vai trò của ẩn dụ đối với ngôn ngữ người kể chuyện .......................... 15


3.2. Vai trị của ẩn dụ đối với ngơn ngữ nhân vật ....................................... 15
3.2.1. Cá tính hóa nhân vật ......................................................................... 15
3.2.2. Sống động nhưng lộ rõ tầm vóc văn hóa .......................................... 15
3.3. Vai trò của ẩn dụ đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân .......... 16
3.3.1. Mới lạ .................................................................................................. 16
3.3.2. Bộc lộ quan niệm “văn phải ra văn” ................................................ 16
3.3.3. Xu hướng mà Nguyễn Tuân gọi là “yêu ngôn” ............................... 16
3.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 18


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa trong hệ thống từ vựng; đồng thời, ẩn
dụ là một trong các phương thức để biểu đạt một cách hình ảnh trong ngơn
ngữ nghệ thuật (Ẩn dụ tu từ). Mặt khác, như Lakoff và Johnoson đã khẳng
định “Chúng ta đang sống bằng ẩn dụ”(...). Do đó, ẩn dụ là một đối tượng
nghiên cứu có phạm vi rất rộng và ln ln địi hỏi những khám phá mới.
Hơn nữa, ngôn ngữ nghệ thuật là một dạng biểu đạt mang tính cá nhân của
nhà văn; nghiên cứu về Ẩn dụ trong một tác phẩm (hay trong một tác giả) là
một góc nhìn hứa hẹn những phát hiện mới về năng lực biểu đạt của ẩn dụ
trong một trường hợp cụ thể. Đó là trường hợp Nguyễn Tuân, một tác gia lớn
của văn học hiện đại vốn được xem là nhà ảo thuật ngôn từ.
Trong thực tế, lý thuyết về ẩn dụ luôn luôn được làm mới và về cơ bản đã
cung cấp những cơ sở lý luận cần thiết cho những người muốn tiếp cận
chúng. Nhưng sự nghiên cứu từng trường hợp cụ thể vẫn là một sự bổ sung
cần thiết cho nội dung lý thuyết và đem lại cách nhận diện một cách tin cậy
hơn về năng lực biểu hiện trong những ngữ cảnh cụ thể. Nó đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều cơng trình nhưng ngôn ngữ tài hoa của Nguyễn
Tuân, nhất là ngôn ngữ của Chùa đàn, kiệt tác của nhà văn, vẫn còn đó
những vấn đề cần được bàn thảo sâu hơn, trong đó có ẩn dụ tu từ trong câu
văn của Nguyễn Tuân.
Sử dụng các biện pháp tu từ làm nổi bật hình ảnh là thủ pháp quen thuộc
trong văn chương Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm văn học đều có màu sắc
của các thủ pháp nghệ thuật, nó dựa vào tư duy và năng lực của tác giả để
đánh dấu sự thành công ở nét đặc trưng riêng và màu sắc riêng ở mỗi tác
phẩm. Trong số đó, biện pháp ẩn dụ tu từ là một trong những phương tiện tu
từ được Nguyễn Tuân sử dụng khá nhiều và đó cũng là thủ pháp nghệ thuật
ngôn ngữ giúp tác phẩm của ông trở nên sâu sắc. Nghiên cứu về Nguyễn


2

Tuân nói chung và các tác phẩm văn chương nói riêng song ít người nghiên
cứu một cách trọn vẹn về sử dụng biện pháp tu từ mà chủ yếu là đi khai thác
về nội dung, cốt truyện, phong cách nghệ thuật. Chính vì vậy, chúng tơi chọn
đề tài Ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân nhằm đi sâu vào khai
thác thêm về biện pháp ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn để thấy được tài năng của
tác giả trong sử dụng ngơn từ, cũng như nhìn nhận, đánh giá về giá trị của tác
phẩm.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.

Các tài liệu về Ẩn dụ và Ẩn dụ tu từ

Trong suốt quá trình học tập và đọc các tài liệu, cơng trình nghiên cứu, sách
– báo khoa học liên quan đến ngơn ngữ nói chung. Và những phần liên quan
đến ẩn dụ và ẩn dụ tu từ nói riêng. Tại bài luận văn này, tơi sẽ giới thiệu về các
nhận định cũng như ý kiến của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến ẩn dụ và ẩn
dụ tu từ, nhằm giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về các tài liệu đã nói gì
về nó.
Những tài liệu nghiên cứu về ẩn dụ và ẩn dụ tu từ xuất hiện không chỉ ở nền
ngôn ngữ trong nước mà ở cả nền ngơn ngữ nước ngồi. Cho ta thấy được từng
ý kiến hay nhận định của mỗi nhà nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, đều
dựa trên nền tảng ngôn ngữ mà họ đã xây dựng nêu cái nhận định và khái niệm
về ẩn dụ và ẩn dụ tu từ.
Ở nền ngơn ngữ nước ngồi, có ơng Roman Giakopson vốn là một nhà Hình
luận Nga với cấu trúc luận hiện đại, đã thành lập nhóm ngơn ngữ học Praha
năm 1926, là cầu nối giữa Hình thức Luận Nga với Cấu trúc hiện đại. Theo ý
kiến của ơng nói ẩn dụ là kết quả của sự tương đồng giữa các sự vật, hiện
tượng; là hình ảnh ngơn từ mang tính chất nước đơi, tức là cùng một lúc có hai
nghĩa, vừa là cái này vừa là cái kia. Ẩn dụ chính là ký hiệu này thay thế ký hiệu
khác và có thể viết một hệ ngữ pháp về cách sắp xếp các ẩn dụ (Trích theo [2;

tr.2]).


3
Ngồi ơng Roman Giakopson, nhiều nhà khoa học cũng bàn luận về ẩn dụ.
Ơng A- ri- xtốt đã có cơng nêu được quan hệ tu từ của sự hùng biện, thuyết
phục và quan hệ lôgic về khả năng của sự thuyết phục. Chính là ở tu từ và thi
pháp là hai thế giới biệt lập và ẩn dụ đều có chân ở cả hai bên: ẩn dụ có một
cấu trúc nhưng hai chức năng; chức năng tu từ là đi tìm chứng cớ để thuyết
phục khi tranh luận, chức năng thi pháp là mơ phỏng hành động thực (Trích
theo [2]). Theo ông, các hiện tượng chuyển nghĩa tập trung vào từ là chính mà
khơng phải là từ ngữ.
Theo J. Le Kôp và Mác Giôn Xơn (Mỹ) quan niệm: ẩn dụ thường thấy trong
ngôn ngữ tu từ, ngôn ngữ mỹ văn (Trích [2]). Nhưng nó khơng chỉ thuộc lĩnh
vực sử dụng mà tồn tại ngay từ trong quan niệm và cả trong hành động của con
người trong cuộc sống. Theo ông, ẩn dụ còn là cái cấu trúc của cái ta cảm nhận,
cái ta nghĩ và cái ta làm. Còn Mác Blek khi bàn về ẩn dụ đã nhấn mạnh đến tác
động qua lại giữa hai mặt (mặt nổi và mặt chìm) và cũng là hai sự vật cùng tồn
tại trong ẩn dụ.
Ở nền ngôn ngữ Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngơn ngữ thường xem xét ẩn
dụ theo từng góc độ, từng phương diện. Xét ở góc độ Từ vựng – ngữ nghĩa,
riêng Đỗ Hữu Châu nghiên cứu về ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của
từ, ẩn dụ là một quy luật, một phương thức tạo nghĩa làm giàu vốn từ tiếng Việt
và đó là ẩn dụ từ vựng. Xét ở góc độ phong cách học, các nhà ngơn ngữ như
Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thiện Giáp đều xem
ẩn dụ là một phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Các tác giả đã cố gắng khái quát về
ẩn dụ ở các phương diện: cấu tạo, giá trị nhận thức, giá trị hình tượng và biểu
cảm của ẩn dụ. Nhìn tổng thể các nhà nghiên cứu đã có sự thống nhất về cách
nhìn nhận nhưng trong chi tiết, các tiêu chí phân biệt đều có điểm khác nhau.
Ví dụ, ở tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa thì sắp xếp ẩn dụ vào nhóm

phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Riêng Cù Đình Tú lại không phân biệt bằng
phương tiện mà gọi chúng là các cách tu từ - tác giả dựa theo tiêu chí quan hệ
ngơn ngữ cho nên có các cách tu từ theo quan hệ liên tưởng và các cách tu từ


4
theo quan hệ tổ hợp. Qua đó, cho ta thấy các tác giả đã nghiên cứu ẩn dụ tu từ
theo góc độ ngơn ngữ học đã chỉ ra khái niệm hoàn chỉnh về hiện tượng này, đã
chỉ ra cơ chế tạo nghĩa, giá trị biểu đạt của nó trong giao tiếp của con người
Việt Nam. Nên ẩn dụ là hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt và khá phổ biến trong
giao tiếp tiếng Việt – thơ ca – văn chương. Xét ở góc độ lý luận văn học, các
nhà nghiên cứu như Trần Đình Sử, Phương Lựu đề cập đến ẩn dụ là một
phương tiện chuyển nghĩa – một biện pháp được sử dụng trong văn chương,
nhằm tạo ra nét đặc sắc và mới mẻ cho ngôn từ trong văn học. Chính vì thế, ẩn
dụ đã trở thành một trong những phương tiện cấu tạo nên hình tượng văn học.
Ngồi ra, luận văn tiếp tục tìm hiểu những vấn đề về ẩn dụ. Đặc biệt là
những đặc điểm nào của ẩn dụ tu từ khiến cho nó trở thành phương tiện diễn
cảm đặc biệt, sử dụng trong nhiều phong cách chức năng ngơn ngữ, cách nhận
biết và phân tích ẩn dụ tu từ nhất là trong văn chương nghệ thuật.
Trong bài giảng Phong cách học Tiếng Việt, PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn
xác định: Ẩn dụ tu từ hay ẩn dụ nghệ thuật là cách cá nhân lâm thời lấy tên
gọi của đối tượng này để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng về những
nét tương đồng giữa hai đối tượng”. Trong ẩn dụ tu từ cũng có hai yếu tố là
cái được ẩn dụ và cái dùng để ẩn dụ. Nhưng trên bề mặt ngôn bản, cái được
ẩn dụ khơng xuất hiện trực tiếp. Do đó ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm.
Cơ sở để tạo nên những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng, hoạt
động, trạng thái, cảm giác. Vì thế, có bao nhiêu khả năng tương đồng sẽ có
bấy nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ. Sau đây là các loại ẩn dụ chủ yếu: Ẩn dụ
chân thực, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Trong giáo trình Tu từ học và đặc điểm tu từ học tiếng Việt, Cù Đình Tú

nói: Ẩn dụ là một lối ví ngầm, vì cấu tạo của nó có những điểm gần gũi với so
sánh như sau:


5
Về mặt nội dung (cấu tạo bên trong), ẩn dụ cũng giống so sánh ở chỗ phải
rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng
bản chất. Nét giống nhau này là cơ sở để hình thành ẩn dụ.
Nhưng về mặt hình thức (cấu tạo bên ngoài), ẩn dụ khác so sánh ở chỗ chỉ
công khai sử dụng một đối tượng (một vế - đối tượng dùng để biểu thị) – còn
đối tượng được nói đến (đối tượng được biểu thị) thì giấu đi, ẩn đi, không phô
ra như so sánh. Người nghe dựa vào quy luật liên tưởng những nét tương
đồng và dựa vào văn cảnh để tìm ra cái đối tượng được nói đến, nhưng đã bị
ẩn đi trong câu nói.
Trong giáo trình Phong cách học Tiếng Việt, Nguyễn Thái Hịa: Gọi nhóm
ẩn dụ vì có nhiều kiểu ẩn dụ: ẩn dụ nhân hóa – vật hóa – phúng dụ - tượng
trưng. Cịn khi bàn về ẩn dụ tu từ thì Nguyễn Thái Hịa có nói đó là phương
thức chuyển bằng lối so sánh ngầm dùng tên gọi đối tượng được so sánh thay
cho tên gọi so sánh khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó,
nhằm phát động trường liên tưởng rộng lớn trong lòng người đọc.
2.2.

Về Nguyễn Tn

Có nhiều sách, cơng trình đã nghiên cứu khá nhiều về con người Nguyễn
Tuân nói chung và nghệ thuật Nguyễn Tn nói riêng. Vì đây là nét đặc sắc
riêng biệt của ông được thể rõ nét qua phong cách nghệ thuật của ơng. Hành
trình nghệ thuật của Nguyễn Tn được xác định một cách đại thể là từ “nghệ
thuật vị nghệ thuật” đến “nghệ thuật vị nhân sinh”. Tuy nhiên, như giới nghệ sĩ
đã nhận định, Nguyễn Tuân là một “hiện tượng” phức tạp. Do đó, con người đi

từ “nghệ thuật cũ” đến “nghệ thuật mới”cũng phức tạp không hề đơn giản. Có
lúc thẳng tắp, trơn chu cũng có lúc quanh co gập ghềnh. Đến với Nguyễn Tn
thì có vô số bài và sách nghiên cứu về những mốc đánh dấu trên con đường nghệ
thuật của ông.
Nhà văn lớn Nguyễn Tuân được mệnh danh là “Người săn tìm cái đẹp”
(Nguyễn Thành), hoặc “Người đi tìm cái đẹp, cái thật” (Nguyễn Đình Thi) [3].


6
Nguyễn Tuân quả là một nhà nghệ thuật đa tài trên phương diện văn
chương, ngôn ngữ và cả biểu diễn. Riêng về văn thì đã hội đủ chất văn thơ,
nhạc họa và cả kịch, phim – rất hiện đại nữa. Nguyễn Đình Thi đã tơn vinh
Nguyễn Tn là “một bậc thầy của nghệ thuật ngơn từ”. Cịn Tố Hữu thì nói
đại ý, coi nhà văn là người “thợ kim hồn” về chữ nghĩa. Sự am hiểu nghệ
thuật và dấn thân cả trong nghệ thuật âm thanh, ánh sáng và diễn xuất, Nguyễn
Tuân được mệnh danh là con người tài hoa: “Tuân tài tử màn ảnh và sân khấu
(Thiên Trường)”, “Nhà văn – diễn viên Nguyễn Tuân (Trương Quân)”,
“Nguyễn Tuân – diễn viên sân khấu (Đình Quang)”, “Hát ả đào đêm xuân
(Hoàng Xuân)” [8]. Dù là nghệ sĩ trên trang viết, hay tài tử trên sàn diễn cả hai
đều nhất quán trong ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng.
Tác giả Marian Tơcachốp, trong bài viết “Mấy lời về Nguyễn Tuân” đã đề
cập đến mảng sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân. Dù ở mảng nào thì: “bản
thân ơng thì ln ln trong trạng thái vận động, tìm tịi – tìm tịi cốt truyện,
tính cách, các thủ pháp nghệ thuật, tìm tơi lẽ phải và chân lý. Dù sao thì các
cuốn sách của Nguyễn Tn đã và sẽ được vị quan tịa cơng minh nhất đánh
giá đúng – đó là thời gian và người đọc” (Trích theo [9; tr.524]).
Cịn ở Chùa Đàn vẫn còn lưu luyến với một cái đẹp hư ảo trong mối xung
đột giả tưởng: “Cho tới ngày nay, chưa có cuộc Cách Mệnh nào của Con
Người mà bỏ được tiếng hát [13; Tr.404].
Trong lời giới thiệu tập truyện Yên ngôn tác giả: “Nguyễn Tuân đã sống

thật với hồn ma, với các nhân vật quái đàn của ông để đưa người đọc vào một
thế giới ma quái cho đến khi tấn thảm kịch đã kết thúc, ta vẫn tưởng như đang
sống trong cơn ác mộng không biết đâu là thực, đâu là dương gian đâu là âm
phủ. Về giá trị văn chương, đoạn kết thảm kịch đã đưa Chùa Đàn lên đến tột
đỉnh của nghệ thuật, khơng cịn gì cao hơn được”.
Trong bài Nguyễn Tuân – Tài hoa với văn chương, Hoàng Như Mai đã coi
Chùa Đàn là tác phẩm xuất sắc của Yêu ngôn: “Chùa Đàn ấy là tất cả nhà văn
Nguyễn Tuân, một Nguyễn Tuân trọn vẹn tinh hoa và tư tưởng, tài hoa văn


7
chương” chỉ có một tâm hồn nghệ sĩ và tài năng như Nguyễn Tuân mới có thể
viết nên như áng văn như vậy” [8; Tr.368].
Cuốn Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm cũng đã tập hợp rất nhiều bài
viết của Nguyễn Đăng Mạnh và Hoàng Như Mai cũng bàn về tác phẩm Chùa
Đàn. Là một tác phẩm được chú ý nhất trong tập u ngơn, tác phẩm lúc đầu
có tên là “Tâm sự nước độc” được viết trước năm 1945, sau cách mạng
Nguyễn Tuân đã viết thêm phần đầu gọi là Dựng và phần kết thúc gọi là Mưỡu
cuối. Có thể nói đây là tác phẩm khẳng định phong cách độc đáo cũng như sự
sáng tạo nghệ thuật phi thường của ơng Hồng Như Mai “Với Chùa Đàn tài
năng sáng tạo của nhà văn đã vươn tới thượng đỉnh” (Trích theo [9; Tr.266]).
Nguyễn Đăng Mạnh cịn có bài viết: “Đọc lại Chùa Đàn của Nguyễn
Tuân”. Nhà nghiên cứu cho rằng “Phải lấy Lãnh Út hay người tù chính trị
2910, Bá Nhỡ hay cô Tơ, những nhân vật tài hoa nghệ sĩ ấy, tất cả đều là
Nguyễn Tuân, tất cả là những phương diện khác nhau của một tâm hồn bác
Nguyễn ở một thời điểm đang chuyển biến dữ dội trong những ngày đầu sau
cách mạng Tháng Tám”(Trích theo [8]).
Khi nói về Chùa Đàn GS. Phan Cự Đệ cũng chỉ điểm qua các khía cạnh
tiêu cực của nó. Ơng cho rằng; Nguyễn Tuân ca ngợi cái đẹp ma quái của một
tiếng đàn oan nghiệp. Hay Chùa Đàn kể lại một câu chuyện ma quái gán theo

một cái đuôi cách mạng (Trích theo [8]).
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Ẩn dụ tu từ trong câu văn của Nguyễn Tuân ở tác phẩm Chùa Đàn

3.2.

Phạm vi nghiên cứu

- Đặc điểm cấu tạo của toàn bộ ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn.
- Năng lực biểu đạt hay giá trị biểu đạt tu từ học của hệ thống ẩn dụ này đối
với thế giới nghệ thuật của truyện, đối với phong cách ngôn ngữ của
Nguyễn Tuân.


8
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích

- Tập hợp được tồn bộ các ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn.
- Trên cơ sở phân tích về đặc điểm cấu tạo phân loại và cơ chế chuyển
nghĩa của chúng, miêu tả các ẩn dụ tu từ theo các tập hợp.
4.2.

Nhiệm vụ


- Khảo sát hệ thống ẩn dụ tu từ trong câu văn của Nguyên Tuân
- Chỉ ra được tầm tác động của chúng theo từng mục đích biểu đạt của
Nguyễn Tuân
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận tốt nghiệp này, tôi sử dụng các thủ pháp:
- Phương pháp phân tích ngơn ngữ học
- Phương pháp phân tích phong cách học
- Thủ pháp cải biến
- Thủ pháp thống kê.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài Mở bài, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận
văn này được chia thành 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Khảo sát về các loại ẩn dụ trong Chùa Đàn
Chương 3: Giá trị biểu đạt của ẩn dụ trong Chùa Đàn


9
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1. Biện pháp ẩn dụ tu từ
Từ điển văn học do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1983, trang
43 có định nghĩa: Ẩn dụ là một biện pháp tu từ nằm trong phạm trù so sánh,
nhưng ở mức độ nghệ thuật cao hơn, khơng cịn vế bị so sánh, chỉ còn vế
đem ra so sánh, gây một tác dụng liên tưởng kín đáo hơn. Ẩn dụ khơng
mang chức năng định danh, mà là biểu cảm. Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến

chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao). Ẩn dụ là nơi thử
thách tài năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, ẩn dụ hay là một sự khám
phá, nó thu hút người đọc chú ý và liên tưởng đến những khía cạnh mới mẻ
của đối tượng được phát biểu hiện.
Theo bài giảng Phong cách học Tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn
viết: Ẩn dụ tu từ hay ẩn dụ nghệ thuật là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của
đối tượng này để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng về những nét tương
đồng giữa hai đối tượng. Với quan điểm của PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn về ẩn
dụ tu từ cũng là quan điểm chung về ẩn dụ tu từ trong giới nghiên cứu ngơn ngữ
và đó cũng là quan điểm của tơi.
Bùi Trọng Ngỗn chia ẩn dụ tu từ thành 2 trường hợp riêng.
1.1.1.1. Ẩn dụ trong từ vựng học
1.1.1.2. Ẩn dụ phong cách học
1.1.2. Cơ chế của ẩn dụ tu từ
Chúng tôi đã đưa ra hai cơ chế của Nguyễn Thái Hịa, PGS.TS. Bùi Trọng
Ngỗn để nói lên sự đồng quan điểm với chúng tơi.
1.1.3. Phân loại các ẩn dụ tu từ
Từ các khái niệm ẩn dụ tu từ đã nói như trên, mỗi nhà nghiên cứu lại có
quan niệm phân loại khác nhau trong nghiên cứu về ẩn dụ tu từ. Chúng tôi


10
đã đi tìm hiểu các cách phân loại của PGS.TS. Bùi Trọng Ngỗn, Cù Đình
Tú, Đinh Trọng Lạc.
1.1.4. Hiệu quả của biện pháp ẩn dụ tu từ
Ẩn dụ tu từ được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ sinh hoạt và ngơn
ngữ văn chương. Cịn trong diễn đạt thì ẩn dụ tu từ thể hiện hai giá trị chính là:
giá trị gợi hình, giá trị gợi cảm. Giá trị gợi cảm trong việc sử dụng ẩn dụ tu từ
luôn chứa đựng sức gợi cảm phong phú, trước hết là cái nhìn mới, đẹp trong
cách nhìn sự vật trong sự lựa chọn hình ảnh và những cảm xúc bất ngờ, và đưa

đến nhiều cung bậc cảm xúc.
1.2.

Nguyễn Tuân và Chùa Đàn

1.2.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân và những nhận định về ngôn ngữ
nghệ thuật của Nguyễn Tuân
1.2.1.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân
Xuyên suốt trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, đã thể hiện hai mạch chủ đề
gắn liền với sự nghiệp sáng tác của ông là cảnh sắc, hương vị quê hương, đất
nước và người tài hoa, tài tử.
Chùa Đàn là một đoản thiên tiểu thuyết trinh thám – kinh dị láng bẩy chất liệu
Liêu Trai là đỉnh cao của tài năng, của tư duy sáng tạo độc đáo của Nguyễn
Tuân. Chùa Đàn gồm 3 chương: Dựng – Tâm sự nước độc – Mưỡu.
1.2.1.2. Những nhận định về ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân
Các nhà nghiên cứu và các tác giả văn học đều quan tâm đến ngôn ngữ
đặc biệt của Nguyễn Tn. Trong bài luận văn, chúng tơi đã trích dẫn một
số nhận định từ các nhà nghiên cứu và tác giả văn học như Lại Nguyên
Ân, nhà thơ Tố Hữu, N. I. Niculin – Tiến sĩ Viện văn học thế giới Nga,
nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan.


11
1.2.2. Giới thiệu những nhận định về ngôn ngữ Chùa Đàn
Trong bài luận văn, chúng tơi đã đi trình bày khá tương đối về các nhận
định liên quan tới ngôn ngữ Chùa Đàn từ một số tác giả như Phan Cự Đệ,
Phạm Ngọc Thúy, Vương Trí Nhàn.
1.3.

Tiểu kết



12
Chương 2
KHẢO SÁT VỀ CÁC LOẠI ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN
Lần lượt chúng tôi khảo sát hai loại ẩn dụ tu từ là ẩn dụ chân thực và ẩn
dụ chuyển đổi cảm giác. Chúng tôi đã thống kê số lượng như sau:
Các loại ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn của

Số lượng

Tỉ lệ

Ẩn dụ chân thực

58

81,7%

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

13

18,3%

Tổng: 71

100%

Nguyễn Tuân


2.1.

Ẩn dụ chân thực

(1) “Không, Lịnh không phải là một người tù cậu. Lịnh là một người tù
thuộc, đời sống tinh thần đã được luyện qua gần khắp các nhà giam ở xứ
ta, đã từng nhiều phen tuyệt thực, vượt ngục và sở dĩ chuyến này lại lên
đây nữa là vì vẫn chưa chịu chán mỏi với hồi bão [12; tr.23].”
Tù cậu ẩn dụ cho tù nhân là con nhà khá giả mức sinh hoạt cao.
(2) “Còn mồ ma Mợ Lãnh, ấp Mê Thảo phồn thịnh là thế mà giờ thì sự làm
ăn ở đây rời rạc và vẻ ấp gầy rạc hẳn đi [12; tr.48].”
Gầy rạc ẩn dụ chân thực, thể hiện sự kém phần sung túc của ấp Mê Thảo.
Điều này nói về cái ấp Mê Thảo lúc Mợ Lãnh cịn sống thì phồn thịnh và
hiện tại ấp Mê Thảo việc làm ăn thì rời rạc. Ở đây gầy rạc ẩn dụ trái nghĩa
với phồn thịnh.
(3) “Rồi để nối sự sản xuất và đổi chác của ấp với đơ thị thương mại, mươi
chiếc xe bị bánh gỗ đặc gập ghềnh trên đường đất đỏ khấp khểnh đã
đánh thụt lùi ấp vào đáy thời gian một đời sống trung cổ [12; tr.48 49].”
Đáy thời gian ẩn dụ cho nơi tận cùng của thời gian, rất xưa từ nơi khởi sự một
cái gì đó.


13
(4) “Thật vậy, trong đời sống hằng ngày của trại an trí, người bị đi đày kia
là tượng trưng cho đời tù của bọn trí thức say đắm với cơng cuộc, vướng
lụy vì hồi bão, đưa Cách Mệnh lên thành một tôn giáo, và trong cảnh
đầy ải tù tội, tinh thần lúc nào cũng vững vàng như cái thái độ bất diệt
của bậc chân tu chuyên nhất trong niềm đạo hạnh [12; tr.21].”
Chân tu từ nói về những bậc tu hành đạt đến mẫu mực. Vì ở trên đã có từ

tôn giáo cho nên phần dưới này Nguyễn Tuân dùng từ chân tu. Từ chân tu
lúc này là ẩn dụ cho sự chân chính tuyệt đối của người cách mạng.
(5) “Ai đời đã đi đày lên thượng du, mà ngày tết Ngun đán cịn có người
lặn ngịi ngoi nước đến trại xin phép Tây cho gặp Lịnh để giao cho Lịnh
một củ thủy tiên, một cân mức sen trần kèm bình trà mạn! [12; tr.23]
“Lặn ngịi ngoi nước” là một câu thành ngữ ẩn dụ cho sự kì cơng phải bỏ
nhiều công phu.
2.2 . Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
(1) “Mệt lắm thì tơi chợp đi một lúc, chờ một hồi kèn chiều bên đồn
dựng đứng mình dậy để vào rừng làm nốt công việc trong một ngày
tù” [12; tr.24].
Kèn là một thanh âm (dùng thính giác để nghe), dựng đứng mình dậy chỉ
sức mạnh của vật chất. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở đây là từ thính giác
sang cảm nhận tri giác (sức mạnh của vật chất).
(2) “Có những âm thanh gùn ghè gầm thét, có rất nhiều cung bực của
than thở” [12; tr.33].
Gùn ghè diễn tả hình ảnh thị giác về người hay động vật hay chòm lên
cao, khi hạ xuống thấp. Dùng để diễn đạt âm thanh (thính giác).
(3) “Tơi khơng tách được tiếng rỉ rền nào là của hàng rào nứa và tiếng
oán tiếc thở dài nào là riêng của gió rừng biến động. Tơi chỉ biết tai
tôi đang nghe một thứ nhạc đàn đầy thanh âm tấm tức” [12; tr.29].
Tiếng oán tiếc diễn tả âm thanh (thính giác) để diễn đạt tri giác về nỗi bức
xúc trong lịng mình.


14
(4) “Lịnh ít nói, nhưng khơng trở nên người khó chịu; ít cười, nhưng vẫn
tươi sáng và cái sáng ấy làm lùi được bóng đen của nhà tù” [12;
tr.29].
Tươi sáng ẩn dụ cho cảm nhận tri giác, cái sáng ẩn dụ cho tiếp xúc bằng

thị giác. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện tiếng cười từ cảm nhận tri
giác sang thị giác.
(5) “Và điệu đàn gió ngạt thở đang gục dưới hàng rào nứa tối dần với
ngày tắt gió tắt nắng” [12; tr.34].
Gió ngạt thở dùng cảm giác tri nhận về hơi thở ngạt diễn tả thanh âm của
điệu đàn (thính giác). Đang gục dùng thị giác để diễn đạt âm thanh điệu
đàn.
2.3. Tiểu kết


15
Chương 3
GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN
3.1.

Vai trị của ẩn dụ đối với ngơn ngữ người kể chuyện

Trong Chùa Đàn tính hình tượng nghệ thuật cùng với ngơn ngữ hình tượng
khơng chỉ giúp cho ta hiểu các vai trò của ẩn dụ như một phép so sánh mà
còn khắc họa giá trị biểu đạt trong từng hình ảnh. Từ đó, thể hiện cái quan
niệm của tác giả về thế giới sâu kín bên trong của các lớp nhân vật.
Việc sử dụng hình tượng của ngơn ngữ trong Chùa Đàn tạo ra tính tưởng
tượng, khắc họa việc liên tưởng rộng mở của các nhân vật như Cô Tơ, Bá
Nhỡ.
Quan trọng nhất là q trình chuyển hóa trừu tượng thành những đối tượng
vật hoặc quá trình hiện thực hóa những hình tượng khơng nắm được thành
những đối tượng hữu hình.
3.2.

Vai trị của ẩn dụ đối với ngơn ngữ nhân vật


3.2.1. Cá tính hóa nhân vật
Trong Chùa Đàn thì các nhân vật của ông không cần theo một sắp đặt
nào, cứ mỗi nhân vật sẽ tự thể hiện tính cách đặc thù riêng, quan điểm
riêng. Đấy là nét độc đáo trong văn chương Nguyễn Tuân đã làm cho bạn
đọc nhớ khơng thể nào qn hình tượng nhân vật.
3.2.2. Sống động nhưng lộ rõ tầm vóc văn hóa
Ẩn dụ tu từ cùng với đơn vị ngôn ngữ tạo nên những nhân vật trong Chùa
Đàn đã di chuyển, sinh hoạt, cách suy nghĩ như những nhân vật trong một bộ
phim. Mà một bộ phim, ngồi nói về tính cách nhân vật, thì văn hóa – phong
tục tập qn cũng đều nhắc đến nhằm giúp cho chúng hiểu được nguồn gốc
xuất xứ và văn hóa của các nhân vật đó. Sử dụng phương diện văn hóa cũng là
một cách giúp ơng tạo hình, tạo ảnh, tạo độ so sánh giữa tác phẩm và thực tế.
Qua đó, thể hiện được chiều sâu thơng qua sự liên tưởng của bạn đọc.


16
3.3.

Vai trị của ẩn dụ đối với phong cách ngơn ngữ Nguyễn Tuân

3.3.1. Mới lạ
Chùa Đàn là tác phẩm đổ vỡ nhất của Nguyễn Tuân. Mới lạ trong đề tài,
một đề tài theo lối kì qi – kinh dị khơng giống ai, và khơng giống với
các tác phẩm trước đó của ông. Cấu tạo ở dạng cấu trúc đặc biệt, thể hiện
được sự sáng tạo hơn các nhà văn khác cũng thời. Truyện có bố cục 3
phần: Dựng – Tâm sự nước độc – Mưỡu cuối tương đương với hình thức
một bài ca trù.
3.3.2. Bộc lộ quan niệm “văn phải ra văn”
Quan niệm “văn phải ra văn” bộc lộ rõ mồn một trong câu văn Chùa Đàn

tuy ngơn từ khó nắm bắt, vì đối với ơng văn phải cầu kì và phức tạp.
Nhưng nó thể hiện q trình kì bí và thiêng liêng gắn với lời nguyền, có
sự xuất hiện và hỗ trợ của thân linh thậm chí là yêu ma đem đến cảm giác
mới trong văn chương của ông.
3.3.3. Xu hướng mà Nguyễn Tuân gọi là “yêu ngôn”
Trong Chùa Đàn, khi còn là Tâm sự của nước độc, kể câu chuyện đậm
màu Liêu Trai, ẩm hưởng chung làm nên một vệt truyện “yêu ngôn” của
Nguyễn Tuân lúc này, những Đới roi, Loạn âm, Lửa nến trong xanh,
Rượu bệnh,...
Trong tác phẩm Chùa Đàn không gian đậm chất liêu trai bao trùm lên
tồn bộ tác phẩm như cảnh núi non sơng nước, cảnh nương dâu,...gợi lên
nếp sống, nếp sinh hoạt thời còn phồn thịnh của ấp Mê Thảo.
Với bút pháp kinh dị, Nguyễn Tuân biến không gian tự nhiên trở nên kỳ
ảo, ma quái.
Với bút pháp miêu tả Nguyễn Tuân đã mở ra một không gian heo vắng
khiến cho con người có cảm giác ớn lạnh, rờn rợn
3.4.

Tiểu kết


17
KẾT LUẬN
1. Tác phẩm Chùa đàn của ông không chỉ đặc sắc và mới mẻ trong cách
sử dụng ngôn từ “u ngơn” nhằm chỉ loại truyện ở đó cuộc đời rờn rợn như ở
cõi âm.
2. Trong đề tài này, chúng tơi đã trình bày tồn bộ những vấn đề chính và
việc đáng chú ý nhất là việc sử dụng ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn. Chúng nhận
thấy ẩn dụ tu từ trong truyện tương đối nhiều, khi đưa vào tác phẩm lại có sức
biểu đạt lớn lao.

3. Vai trị của ẩn dụ tu từ được sử dụng trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân
có nhiều màu sắc màu và mang nhiều giá trị biểu đạt cao.


18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách:
1. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng – ngữ nghĩa Tiếng Việt, ĐH Quốc Gia, Hà
Nội.
2. Nguyễn Thị Duyên (2000), Luận án Thạc sĩ Ẩn dụ tu từ trong một số tác
phẩm văn học được giảng dạy ở bậc phổ thông cơ sở dưới ánh sáng của
ký hiệu học, ĐH Quốc gia Hà Nội.
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục.
4. Nguyễn Thái Hịa (2005), Giáo trình Phong cách học Tiếng Việt, NXB
ĐH Sư Phạm.
5. Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo Dục.
6. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học
Tiếng Việt, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
7. Hồ Thị Lành (2013), Luận văn Thế giới nghệ thuật trong yêu ngôn, NXB
ĐH Sư Phạm, ĐH Đà Nẵng.
8. Tôn Thảo Miên tuyển chọn (2002), Nguyễn Tuân – Tác phẩm và dư luận,
NXB Văn học.
9. Tôn Thảo Miên (2008), Nguyễn Tuân – Tác gia và tác phẩm, NXB Giáo
Dục.
10.Hoàng Thị Năm (2014), Luận văn Phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân qua Chùa đàn, NXB ĐH Sư Phạm, ĐH Đà Nẵng.
11.Bùi Trọng Ngoãn, Bài giảng Phong cách học Tiếng Việt, Trường Đại học
Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng.
12.Nguyễn Tuân (1946), Chùa Đàn, NXB Hội Nhà văn.

13.Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Thái Hịa, Võ Bình (1982), Phong
cách học Tiếng Việt, NXB Giáo Dục.
14.Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt, NXB
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.


19
15. Hồng Trinh (1992), Từ kí hiệu học đến Thi pháp học, Khoa học xã hội,
Hà Nội.
16. Nguyễn Tuân (2005), Nguyễn Tuân tuyển tập 1, 2, 3, Văn học.
17. Nguyễn Thị Kim Trang (2013), Đắc điểm tu từ ngữ nghĩa trong thơ Hàn
Mặc Tử, NXB Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
18.Nhiều tác giả (1999), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo
Dục.
Tài liệu mạng
19. Nguyễn Tuân – Người đi tìm và sáng tạo cái đẹp
/>newstab/2959/Default.aspx
Ngày truy cập: 14/08/2017
20. Nguyễn Tuân nghĩ về văn xuôi
/>21. Định ngữ nghệ thuật trong ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Tuân
/>Ngày truy cập: 26/7/2006.
22.Võ Hà Vân (2009), Luận án Thạc sĩ Ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ĐH
Thái Nguyên.
/>


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×