Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 64 trang )

1


N N
Ọ SƢ P
M
K OA LỊ
SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ảnh hƣởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa
của cƣ dân ội An, Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Tống Thị Sương Nhi
Người hướng dẫn : Ngô Thị Hường

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp, ngồi những nỗ lực từ bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều nơi.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô giáo Ngô
Thị Hường người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q
trình hồn thành khóa luận.
Xin gửi lời cám ơn đến q thầy, cơ giáo khoa Lịch sử, phịng
học liệu và thư viện trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã truyền đạt
những kiến thức và cung cấp những tài liệu q giá để bài khóa luận
được hồn thành một cách tốt nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm văn hóa thể thao thành
phố Hội An, Thư viện thành phố Hội An, Phịng Văn hóa Thơng tin và


Trung tâm Quản lí và bảo tồn di tích thành phố Hội An đã cung cấp
những nguồn tư liệu, thông tin để bài khóa luận có tính thuyết phục
hơn.
Xin gửi lời tri ân sâu sắc đến hịa thượng Thích Thơng Lưu tại
chùa Pháp Bảo, Đại Đức Thích Như Tịnh tại tổ đình Viên Giác,
Thượng tọa Thích Đồng Phước và hịa thượng Vân Hịa tại tổ đình
Vạn Đức đã cho tơi những lời khuyên, tận tình chỉ dẫn để đề tài được
tốt hơn.
Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những
người đã ln bên cạnh tơi, quan tâm và động viên tinh thần để tôi
thực thực hiện đề tài của mình một cách tốt nhất .
Mặc dù đã rất cố gắng và nỗ lực trong quá trình thực hiện đề tài,
nhưng khơng tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp
chân thành từ q thầy, cơ và bạn bè để đề tài được hồn thiện và
mang ý nghĩa thực tế.
Đà Nẵng, ngày 24/05/2013
Sinh viên thực hiện
Tống Thị Sương Nhi


MỤC LỤC
MỞ ẦU .............................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................7
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................8
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................9
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................9
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................9
5. Nguồn tƣ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................9
5.1. Nguồn tư liệu ....................................................................................................9

5.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................9
6. óng góp của đề tài .....................................................................................................10
6.1. Về mặt khoa học .............................................................................................10
6.2. Về mặt thực tiễn ..............................................................................................10
7. Bố cục đề tài .................................................................................................................10
NỘI DUNG .......................................................................................................................11
hƣơng 1. SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở HỘI AN,
QUẢNG NAM. ................................................................................................................11
1.1.Sơ lƣợc về vùng đất Hội An, Quảng Nam .............................................................11
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................11
1.1.2. Dân cư – xã hội ...........................................................................................12
1.2.1.1. Thời kì các chúa Nguyễn ........................................................................13
1.2.1.2. Thời kì các Vua Nguyễn ..........................................................................15
1.2.1.3. Thời kì từ 1945 – nay ..............................................................................17
1.2.2. Đặc điểm Phật giáo Hội An..........................................................................20
hƣơng 2. ẢN

ƢỞNG CỦA PHẬT

ÁO ẾN ỜI SỐN VĂN ÓA ỦA

Ƣ DÂN ỘI AN, QUẢNG NAM. .............................................................................23
2.1. Ảnh hƣởng đến đời sống vật chất ..........................................................................23
2.1.1. Về kinh tế......................................................................................................23
2.1.1.1. Các nghề, làng nghề với các sản phẩm của Phật giáo .........................23


2.1.1.2. Các cửa hàng, văn phòng phẩm ............................................................26
2.1.1.3. Ảnh hưởng của hoạt động từ thiện .......................................................26
2.1.2. Ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực ..............................................................29

2.1.2.1. Ăn chay mục đích tơn giáo ....................................................................29
2.1.2.2. Ăn chay mục đích hướng thiện ..............................................................30
2.1.2.3. Ăn chay mục đích dinh dưỡng ...............................................................30
2.1.3. Ảnh hưởng qua văn hóa mặc .....................................................................31
2.1.4. Ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở, lăng mộ .................................................32
2.1.4.1. Ảnh hưởng đến kiến trúc nhà ở .............................................................33
2.1.4.2. Ảnh hưởng đến kiến trúc lăng mộ .........................................................34
2.1.5. Góp phần phát triển du lịch .......................................................................35
2.1.5.1. Thu hút khách tham quan một số ngôi cổ tự .........................................35
2.1.5.2. Thu hút du khách qua hoạt động của một số lễ hội lớn ........................36
2.2. Ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần...............................................38
2.2.1. Ảnh hưởng đến giáo dục ............................................................................38
2.2.1.1. Ảnh hưởng trực tiếp..............................................................................38
2.2.1.2. Ảnh hưởng gián tiếp ..............................................................................40
2.2.2. Ảnh hưởng đến quan hệ cộng đồng, làng xóm .........................................42
2.2.2.1. Ảnh hưởng trong mối quan hệ hằng ngày .............................................42
2.2.2.2. Ảnh hưởng đến mối quan hệ cộng đồng trong những dịp lễ hội ...........44
2.2.2.3. Quan hệ với thế giới thần linh ...............................................................45
2.2.3. Ảnh hưởng Phật giáo qua phong tục tập quán, tín ngưỡng ....................46
2.2.3.1. Ảnh hưởng qua việc thờ tự trong nhà ...................................................46
2.2.3.2. Những kiêng kỵ trong gia đình ..............................................................46
2.2.3.3. Tập tục cúng rằm, mùng một và lễ chùa ...............................................47
2.2.3.4. Hình thức cúng lễ, kỵ giỗ.......................................................................47
2.2.3.5. Ảnh hưởng Phật giáo qua nghi thức ma chay, cưới hỏi -Ma chay ...........48
hƣơng 3. P ƢƠN
PHẬT

ƢỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢN

ƢỞNG CỦA


ÁO ẾN ỜI SỐN VĂN ÓA Ƣ DÂN ỘI AN, QUẢNG NAM 51

3.1. Ý nghĩa của việc phát huy ảnh hƣởng của văn hóa Phật giáo đến đời sống cƣ
dân Hội An, Quảng Nam................................................................................................51


3.1.1. Đối với Phật giáo ..........................................................................................51
3.1.2. Đối với chính quyền địa phương ..................................................................52
3.1.3. Đối với Phật tử, cộng đồng cư dân ...............................................................52
3.2. Phƣơng hƣớng bảo tồn và phát huy ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống cƣ
dân Hội An, Quảng Nam................................................................................................52
3.2.1. Đối với tăng ni ..............................................................................................53
3.2.2. Đối với chính quyền địa phương ..................................................................54
3.2.3. Đối với các tín đồ Phật tử .............................................................................55
3.2.4. Đối với các tổ chức, cá nhân ........................................................................55
KẾT LUẬN ......................................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................61


MỞ ẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đạo Phật truyền đến nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên vào thế kỉ
thứ III đã trở thành một trong những hệ tư tưởng tơn giáo có sức sống lâu dài nhất
và bám rễ sâu vào nhiều lĩnh vực đời sống của người dân Việt. Phật giáo ở Hội An,
Quảng Nam là một bộ phận của Phật giáo Việt Nam, đã có lịch sử hơn 300 năm và
trong quá trình tồn tại phát triển của mình, Phật giáo cũng hịa mình vào lịch sử văn
hóa của địa phương nơi đây.
Hội An từ thế kỉ XIV - XIX, là một thương cảng mậu dịch với các nước bên
ngoài và hiện nay Hội An vẫn cịn giữ cho mình những giá trị văn hóa vật chất, tinh

thần độc đáo mang những giá trị riêng mà khơng nơi nào có được. Văn hóa Hội An,
Quảng Nam là sự kết tinh của những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc,
trong đó văn hóa Phật giáo đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội cũng như đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Điều đó càng làm cho việc
tìm hiểu văn hóa Hội An, Quảng Nam trong đó có Phật giáo, từ trước đến nay vẫn
ln được các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và du khách trong và ngoài nước
đặc biệt quan tâm.
Phật giáo chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt của người Hội An góp phần làm nên một Hội An giàu bản sắc văn hóa. Tuy
nhiên, Hội An hôm nay trong chặng đường phát triển của mình đã quá chú trọng
đến các giá trị di sản, quần thể nhà cổ cũng như các làng nghề truyền thống, hệ ẩm
thực… mà cho đến nay chưa có một một cơng trình nào nghiên cứu, tìm hiểu về
Phật giáo ở Hội An một cách sâu sắc. Những vấn đề như: Phật giáo Hội An được
truyền vào khi nào? Có diện mạo, đặc điểm gì? Ảnh hưởng đến đời sống của cư dân
ra sao?.. vẫn cịn bỏ ngõ. Tóm lại, Phật giáo Hội An và những ảnh hưởng của nó
chưa được quan tâm và làm rõ trên nhiều phương diện.
Như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống
văn hóa của cư dân Hội An, Quảng Nam là một yêu cầu cấp bách có ý nghĩa vơ
cùng to lớn về thực tiễn và lí luận.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tế trên, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đối
với đời sống văn hóa của cư dân Hội An, Quảng Nam” làm đề tài khóa luận của mình.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài được tác giả chia thành các
hướng sau
Thứ nhất: Các cơng trình có viết về Phật giáo Quảng Nam
Theo hướng nghiên cứu này thì có thể kể đến bốn cơng trình đó là Việt Nam
Phật giáo sử lược của Thích Mật Thể (1960) [34], Hải ngoại kí sự của thiền sư
Thích Đại Sán (1963) [29], Việt Nam Phật giáo sử luận (tập II) (1978) của Nguyễn

Lang [20] và Lịch sử Phật giáo Đàng Trong của Nguyễn Hiền Đức [16]. Đây là
những cơng trình có thể nói rằng có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khá rộng nên
Phật giáo Hội An cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống cư dân Hội An là rất ít.
Thơng tin cung cấp chỉ là những sơ lược về sự truyền thừa Phật giáo.
Lần lượt sau này có những cơng trình như: Bước đầu tìm hiểu tình hình Phật
giáo trên đất Quảng Nam – Đà Nẵng thế kỉ XVII – XVIII (1995) của Trương Văn
Bá [4], Lược sử Phật giáo Quảng Nam (2008) của Thích Long Trí [40], hai cơng
trình Hành trạng chư thiền đức xứ Quảng (2008) Lịch sử truyền thừa Thiền phái
Lâm tế Chúc Thánh (2008) của Thích Như Tịnh [38], [39]. Trong các cơng trình
trên có Trương Văn Bá trong bài của mình đánh giá một số đặc điểm của Phật giáo
Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong cuốn Lịch sử truyền thừa thiền phái Lâm Tế Chúc
Thánh của Thích Như Tịnh đã có những đóng góp về sự truyền bá Phật giáo vào
Hội An, Quảng Nam và một số thiền sư có ảnh hưởng đến vùng đất Hội An, Quảng
Nam.
Hội thảo 300 năm Phật giáo Sài Gịn – Gia Định tại Tp Hồ Chí Minh và đã
in thành cuốn kỷ yếu [50] cũng có những bài viết về sự du nhập và phát triển của
đạo Phật vào nước ta và chủ yếu là ở khu vực Miền Nam. Những bài viết của các
bậc tăng sư về đạo Phật miền Bắc, đạo Phật miền Trung nhưng chưa có một bài viết
nào liên quan đến Phật giáo ở Hội An, Quảng Nam cũng như những ảnh hưởng của
nó đến đời sống cư dân ở đây.
Trong luận văn Phật học của mình, sư Thích Giải Nghiêm với đề tài “Tìm
hiểu sự hình thành và phát triển của thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh tại Quảng
Nam” [25] có đề cập đến quá trình mở cõi và chăm lo phát triển Phật giáo vào


Quảng Nam của các chúa Nguyễn, sự du nhập các hệ phái Phật giáo vào Việt Nam
và Hội An - Quảng Nam, các vị tăng sư buổi đầu truyền bá Phật giáo.
Thứ hai:các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Hội An và hệ thống tơn giáo tín ngưỡng ở Hội An
Các cơng trình này có số lượng phong phú, nghiên cứu tồn diện trên nhiều
phương diện của văn hóa Hội An, trong đó các cơng trình đó cũng bước đầu khảo

sát hệ thống tơn giáo, tín ngưỡng của cư dân Hội An. Tiêu biểu cho hướng nghiên
cứu này là các cơng trình: Văn hóa phi vật thể ở Hội An của Bùi Quang Thắng [33];
Văn hóa xứ Quảng một góc nhìn của Võ Văn Hịe, Hồ Tấn Tuấn, Lưu Anh Rơ; Di
sản văn hóa văn nghệ dân gian ở Hội An của Trần Văn An; Hội An di sản thế giới
của Nguyễn Phước Tương [46]. Điểm chung của công trình là giới thiệu về sự phát
triển của lịch sử, văn hóa truyền thống Hội An. Riêng với văn hóa Phật giáo cũng
như lịch sử truyền bá Phật giáo Hội An, các cơng trình cũng giới thiệu nhưng chưa
coi đó là đối tượng nghiên cứu chính của các cơng trình.
Ngồi ra các hội thảo, hội nghị về phố cổ Hội An, các tạp chí văn hóa Phật
giáo với những bài viết về Phật giáo Hội An, vùng đất Hội An. Các cơng trình này
có thể kể đến như: Hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An năm 1985 [51], Hội
thảo quốc tế về đô thị cổ Hội An năm 1991 [52], Tạp chí văn hóa Phật giáo [1].
[19], [26], [31] cũng bước đầu góp phần tìm hiểu về văn hóa Phật giáo. Trong Kỷ
yếu hội thảo khoa học về phố cổ Hội An năm 1991 xuất bản thành sách có rất nhiều
đề tài khoa học về phố cổ Hội An. Những bài viết về phong tục, tập quán, lễ hội, sự
giao thương buôn bán với các thương nhân nước ngoài. Những bài viết của các
chuyên gia đầu ngành về lịch sử cũng như kiến trúc về khu phố cổ hay những bài
viết của các chuyên gia nước ngoài về Hội An trên nhiều phương diện.
Tuy không đề cập trực tiếp đến những nội dung về ảnh hưởng của Phật giáo
đến đời sống cư dân ở Hội An, Quảng Nam nhưng những kết quả nghiên cứu đó là
nguồn tư liệu quan trọng làm nền tảng và định hướng để chúng tơi kế thừa trong
q trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu q trình du nhập, phát triển của Phật giáo ở thành phố Hội
An cũng như một số ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa trong xã hội. Từ đó


đưa ra một số định hướng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo tại Hội
An.
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là diện mạo của Phật giáo ở Hội An
và đặc biệt tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa của người dân
Hội An hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu phục vụ cho đề tài từ ngày 27/3
đến 25 /5 / 2013.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu là không gian
sinh hoạt của cư dân thành phố Hội An, Quảng Nam. Đây được xem là hướng nghiên
cứu chính phục vụ cho đề tài.
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi các điểm sau:
sự du nhập, quá trình phát triển của Phật giáo vào Hội An, Quảng Nam; ảnh hưởng của
Phạt giáo trong đời sống, văn hóa của cư dân phố cổ.
5. Nguồn tƣ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
 Tư liệu thành văn:
- Tư liệu về địa chí và thư tịch cổ đã được dịch thuật liên quan đến vùng đất Quảng
Nam.
- Tư liệu về sách, kỉ yếu hội thảo, tạp chí...
- Tư liệu về lịch sử chùa, qui định, luật lệ thành văn...
 Tư liệu thực địa gồm:
- Quan sát, thu thập các thông tin
- Các loại tài liệu phỏng vấn, bảng hỏi
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Việc tiến hành nghiên cứu dựa trên rất nhiều những phương pháp để qua đó có
một cách nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề cần nghiên cứu.
- Phương pháp luận:


Đề tài nghiên cứu với mục đích chủ yếu là tìm hiểu văn hóa địa phương nên đề

tài sử dụng hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
-Phương pháp cụ thể:
Để hoàn thành đề tài còn là việc sử dụng và kết hợp các phương pháp chuyên
ngành khác như: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp điền dã, phương
pháp điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp
thực địa…để thực hiện đề tài.
6. óng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
- Đề tài góp phần nghiên cứu một cách khái quát về sự du nhập và phát triển
Phật giáo ở Hội An, Quảng Nam.
- Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo ở Hội An, Quảng
Nam từ đó góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của Phật giáo vào đời sống nhân dân và
kho tàng văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Hội An, Quảng Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo, học tập cho sinh viên chuyên
ngành Việt Nam học và cho những cán bộ giảng dạy học phần liên quan đến tơn
giáo - tín ngưỡng, cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
- Người dân nhận thức hơn về văn hóa Phật giáo trong đời sống của mình, thêm
tin thêm u hơn về Phật giáo nói chung và văn hóa địa phương. Đối với chính
quyền địa phương sẽ quan tâm nhiều hơn đối với đời sống các Tăng ni phật tử cũng
như có các biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của Phật giáo góp phần
làm phong phú thêm vào kho tàng văn hóa Hội An.
7. Bố cục đề tài
Ngồi mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
được bố cục gồm 3 chương:
Chương 1. Sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở Hội An, Quảng Nam.
Chương 2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa của cư dân Hội An,
Quảng Nam.
Chương 3. Phương hướng, giải pháp phát huy ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo
đến đời sống cư dân Hội An, Quảng Nam



NỘ DUNG
hƣơng 1. SỰ DU N ẬP V P ÁT TR ỂN ỦA P ẬT

ÁO Ở Ộ AN,

QUẢN NAM.
1.1.Sơ lƣợc về vùng đất

ội An, Quảng Nam

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hội An là thành phố của Quảng Nam, nằm ở vùng cửa sông - ven biển, cuối
tả ngạn sông Thu Bồn, ôm trọn bờ bắc Cửa Đại. Trung tâm Thành Phố có tọa độ địa
lí 15053’ vĩ bắc, 108o20’ kinh đơng, cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía Đơng
Nam và cách thành phố Tam Kỳ 55km về phía Bắc. Hội An được bao bọc bởi môi
trường sông, biển và sự gắn kết của các huyện bạn: Nam và Đông Nam giáp huyện
Duy Xuyên, Tây và Tây Bắc giáp huyện Điện Bàn, Bắc và Đông Bắc giáp biển
Đông. Cách xa bờ có huyện đảo Cù Lao Chàm có nhiều tên gọi khác nhau như:
Tiêm Bích La, Chiêm Bất Lao, Polusium, ...được ví như một một bức bình phong
che chắn, canh giữ cho phố cổ Hội An và là nơi trú ẩn cho các thương thuyền trong
những ngày sóng gió. Nhờ vào vị trí này mà Hội An có điều kiện vơ cùng thuận lợi
để giao thương với bên ngoài và là nơi hội tụ văn hóa Đơng - Tây. Từ những đặc
điểm về vị trí địa lí, làm cho đặc điểm về địa hình, địa mạo của Hội An vơ cùng
phong phú và đa dạng.
Hội An cũng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ
rệt: Mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) với những đợt gió mùa Đơng Bắc
kèm theo mưa lũ, lạnh; mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 9) với gió Đơng Nam khơ
nóng.

Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Hội An 250C. Độ ẩm khơng khí ở đây khá
cao, trung bình từ 80 đến 85%, và với lượng mưa trung bình năm 2069mm. Tháng
có mưa nhiều nhất là tháng 9,10 trung bình 1.122mm. Vào mùa khơ từ tháng 2 đến
tháng 8, lượng mưa trung bình dưới 100mm, chỉ có khoảng 8 ngày mưa một tháng.
Nhìn chung, điều kiện địa lý cũng như khí hậu, địa hình - địa mạo khá
phong phú, đa dạng và độc đáo chính là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình
hình thành và tạo nên đặc điểm khá riêng biệt của Hội An. Đặc điểm này cũng tác
động mạnh mẽ và ảnh hưởng đến tiến trình hình thành và phát triển của các lớp,
khối cộng đồng dân cư ở đây trong đời sống sinh hoạt kinh tế - văn hóa.


1.1.2. Dân cư – xã hội
Ngoài đặc điểm “hội thủy”, Hội An còn là vùng đất “hội nhân” từ rất lâu
trong lịch sử. Cách đây gần 400 năm, ngay từ đầu thế kỉ XVII, Hoa Thương ở đây
đã lên 6000 người, và hiện nay người Hoa ở Hội An sống tập trung tại làng Minh
Hương phường Cẩm Phô trong khu phố cổ.
Thành phố Hội An theo thống kê 2010, dân số tồn thành phố có 90.265
người, sinh sống trên 9 phường: Minh An, Sơn Phong, Cẩm Phô, Tân An, Thanh
Hà, Cẩm Châu, Cẩm An, Cửa Đại, Cẩm Nam và 4 xã: Cẩm Thanh, Cẩm Kim, Cẩm
Hà, trong đó có xã đảo Tân Hiệp (quần đảo Cù Lao Chàm).
Hội An còn có nhiều làng nghề thủ cơng truyền thống được kế thừa từ người
Việt ở đồng bằng Bắc Bộ song lại thích nghi trong điều kiện của vùng đất mới. Đó
là làng mộc Kim Bồng, được tạo dựng từ thế kỉ XVI qua nhiều thế hệ có vai trị
quan trọng trong việc tu bổ, tơn tạo di tích kiến trúc phố cổ, đóng sửa tàu thuyền,
làm hàng mỹ nghệ cho đến ngày nay. Đó là làng gốm Thanh Hà với những sản
phẩm gạch ngói và đồ dùng sinh hoạt phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của
nhân dân địa phương và góp phần kiến thiết, tu bổ phố cổ, là làng rau Trà Quế, là
làng chài Thanh Nam…góp phần đắc lực cho sự phát triển của cảng thị ngoại
thương Hội An.
Ngồi ra, Hội An cịn nổi tiếng với các món ăn truyền thống đậm đà hương

vị quê hương như mì Quảng, cơm gà và mang những đặc trưng riêng về văn hóa ẩm
thực của một trung tâm giao lưu kinh tế - văn hóa như cao lầu, hồnh thánh, bánh
đậu xanh, lường phảnh, lục tàu xá, xí mà, bánh bao bánh vạc, ..v..v…
Tóm lại, từ những đặc điểm về tự nhiên và xã hội nêu trên. Hội An có nhiều
điều kiện thuận lợi để có thể giao lưu văn hóa với các địa phương trong nước và với
các nước bên ngoài.
1.2. Khái quát về Phật giáo Hội An, Quảng Nam
1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Quảng Hội An, Quảng
Nam
Sự du nhập và phát triển Phật giáo Hội An có thể chia làm 3 thời kì.


1.2.1.1. Thời kì các chúa Nguyễn
Theo một số tài liệu thì Phật giáo Hội An khơng phải do người Việt từ miền
Bắc mang vào. Mà trước đó, trên nền tín ngưỡng cư dân bản địa, dưới ảnh hưởng
của văn minh Ấn, Phật giáo đã chiếm lĩnh một vị thế với các ngôi thảo am nhỏ của
người Chiêm Thành để lại có tên là Di Đà. Lúc này, Phật giáo Hội An với tư cách
như là tín ngưỡng truyền thống cùng với những tín ngưỡng dân gian của vùng cửa
sơng ven biển.
Năm 1558, Đoan Quận cơng Nguyễn Hồng vào trấn nhậm đất Thuận Hóa rồi
cả hai xứ Thuận, Quảng (1570). Chúa Nguyễn Hoàng và các chúa kế nghiệp sau này ra
sức phát triển kinh tế, mở rộng đất đai giúp cho vùng đất này trở nên trù phú. Bên cạnh
đó lo củng cố, giữ vững quyền thống trị của mình, chống lại với chúa Trịnh ở đàng
Ngoài. Ngoài việc phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, qn sự,…các chúa Nguyễn
đều là những Phật tử mộ đạo, dùng đạo Phật để làm chỗ dựa tinh thần và hết lòng ủng
hộ Phật giáo phát triển vì Phật giáo vốn rất gần gũi với nhân dân nhất là trong cảnh
chiến tranh loạn lạc.
Phải mất khoảng thời gian gần một thế kỉ sau từ khi chúa Nguyễn Hồng vào
trấn nhậm đất Thuận Quảng thì ở Hội An các dịng Phật giáo mới chính thức xâm
nhập vào tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Trong những năm đầu giữa thế kỷ XVII, Thiền sư Minh Châu - Hương Hải
tu học và hoằng hóa tại Quảng Nam. Năm 1652, Ngài đến thọ giáo với Tổ Lục Hồ Viên Cảnh và Đại Thâm - Viên Khoan. Ba năm sau ngài xuất gia với pháp danh
Minh Châu - Hương Hải và hiệu là Huyền Cơ - Thiện Giác. Sau đó, ngài dong
thuyền ra đảo Tiêm Bút La (Cù Lao Chàm ngày nay) lập thảo am tu hành. Đạo
phong của Ngài đã ảnh hưởng đến mọi tầng lớp nhân dân và được Chúa Nguyễn
mời ra Thuận Hóa hoằng pháp. Một thời gian sau ơng đóng thuyền đến Cù Lao
Chàm ở ngoài cửa biển Hội An, dựng ba gian am nhỏ để ở và tu trì. Thời gian Thiền
sư ở đảo này khoảng chục năm. Tiếng tăm tu Thiền của ơng được nhiều người biết
đến. Trong số đó có Hoa Lễ Hầu là Tổng thái giám. Hoa Lễ Hầu tâu với Dũng Quốc
Công Nguyễn Phúc Tần (1649 - 1687) về Thiền sư và Thiền sư được quốc công mời
về trụ trì viện Thiền tịnh ở núi Qui Kỉnh…Mẹ của Nguyễn Phúc Tần và 3 con là
Phúc Mỹ, Hiệp Đức và Phúc Tộ đều đến quy y cùng đông đảo quan lính


[16;14+50]. Một thời gian sau, chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nghe theo lời bên ngồi
sinh tâm nghi kỵ ngài vì thế vào tháng 3 nãm Nhâm Tuất (1682) ngài cùng với 50
đồ chúng đóng thuyền vượt biển ra ðàng Ngồi.
Vào những năm Ðinh Tỵ (1677), có Thiền sư Hưng Liên - Quả Hoằng là đệ
tử của Ngài Thạch Liêm đời thứ 30 của phái Tào Động từ Trung Quốc sang đàng
Trong giáo hóa. Ngài lập đạo tràng tại chùa Tam Thai núi Ngũ Hành tỉnh Quảng
Nam và được Quốc chúa - Nguyễn Phúc Chu phong làm Quốc sư. Ông là một thiền
sư uyên áo, giới hạnh thanh tịnh và có sự ảnh hưởng lớn trong hàng tăng chúng
Quảng Nam và đã lan ra khắp xứ.
Năm Ất Hợi (1695), Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu thỉnh hịa thượng Thạch
Liêm – Thích Đại Sán sang mở đàn truyền giới tại chùa Thiền Lâm, Thuận Hóa. Sau
khi giới đàn tại chùa Thiền Lâm, Huế thành tựu ngài Thạch Liêm vào lại Hội An để về
nước. Trong thời gian chờ tàu, Ngài có mở giới đàn tại chùa Di Đà với trên 300 giới tử
tăng tục sau đó Ngài mới về nước. “ Tăng tục ln ln đến xin truyền giới, nhơn
nghĩ cịn mười ngày nữa mới khai thuyền, bọn chúng đã thành tâm khẩn cầu, tiếc
chi khó nhọc hai ba ngày, khơng thành tựu cho vẹn tồn cơng đức; bèn truyền rao

xa gần, hẹn đến ngày mồng 7 truyền giới. Đến ngày kỳ hẹn, tứ chúng giới tử hơn
300 người, đến thụ giới hoàn tất. Khiến quốc sư và Hậu đường cấp phát điệp - văn
cho họ, mặc khác tư giấy trình Quốc vương xin dùng ấn để đóng kiềm điệp văn”[
29;158].
Trong thời gian lập giới đàn tại Hội An, trong đồn có hơn 10 vị sư, sau khi
xong các vị sư ấy theo chân Ngài Thạch Liêm về lại Trung Quốc, còn hai vị thiền sư ở
lại hoằng pháp theo nhu cầu của người dân là Thiền sư Minh Hải - Pháp Bảo và thiền
sư Minh Lượng - Thành Đẳng. Tại Hội An lúc này đã có thêm hai ngơi chùa đó là chùa
Chúc Thánh (Cẩm Phô, Hội An) do sư tổ Minh Hải lập nên và chùa Vạn Đức (Cẩm
Hà, Hội An) do tổ Minh Lượng lập. Cuộc sống tu tập và truyền thừa của các bậc chư
tăng buổi đầu còn nhiều khó khăn nhưng ảnh hưởng của các ngài đến đời sống của cư
dân nơi đây là rất lớn“ Từ những ngày đầu tiên ở nơi mảnh đất đầy cát bụi này, Ngài
chỉ lập một thảo am nhỏ để tịnh tu phạm hạnh. Dần dần hương giới đức của Ngài lan
tỏa khắp mọi nơi, ảnh hưởng đạo đức đến người dân Phố Hội và các vùng phụ cận
nên đồ chúng ngày một quy chủng và tham học”.[39;110]


Kể từ đạo Phật được truyền bá vào Hội An, Quảng Nam đến nay đã hơn 300
năm, từ tổ Minh Hải đến các hàng đệ tử của Ngài là người Việt. Sau 20 năm thọ giáo,
tổ Diệt Thiệu - Ân Triêm là đệ tử đầu tiên khai sơn chùa Phước Lâm còn các vị tăng
khác đi khai sơn các chùa ở trong tỉnh và trong Nam tiêu biểu: chùa Tam Thai, Linh
Ứng ở Ngũ Hành Sơn, chùa Cổ Lâm tại Đại Lộc, chùa Xuân Sơn ở Tam Kỳ, chùa Bảo
Thọ ở Duy Xuyên, chùa Vu Lan, Từ Vân ở Đà Nẵng, v.v…Cơng việc tu tập và hoằng
hóa của các vị tăng buổi đầu tại Hội An, Quảng Nam có điều kiện thuận lợi: “thời bấy
giờ trong đạo chỉ dùng chữ Hán và việc truyền bá cũng chỉ giản đơn chủ yếu là tín đồ
đến chùa làm lễ và nghe giảng kinh. Sở dĩ Phật giáo Hội An, Quảng Nam có phương
tiện hành đạo là vì hải cảng Hội An lúc này là nơi giao thương buôn bán tấp nập với
các nước bên ngồi vì vậy đời sống dân chúng cao mà họ là những người có tín
ngưỡng đạo Phật nên lúc bấy giờ, tín đồ q đơng vì vậy mà chùa nào lo tín đồ chùa
ấy, mỗi năm chỉ họp chư Tăng vào những ngày kỵ Tổ”.[ 40;3].

Hội An thời kì này Phật giáo phát triển và các chùa được chăm lo trùng tu, xây
dựng. Năm Đinh Mùi (1607), chúa lập chùa Bửu Châu ở Trà Kiệu, Quảng Nam. Ngoài
ra, các chúa Nguyễn còn mời các vị tăng sư bên Trung Hoa về truyền bá giáo Pháp.
Như vậy, thời kì các chúa Nguyễn, Phật giáo tại Quảng Nam được chăm lo phát
triển. Tuy rằng các thiền sư Minh Châu - Hương Hải, Thạch Liêm giáo hóa nơi đây
khơng lâu nhưng đạo phong của các Ngài ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp nhân dân
tại xứ Quảng. Giới đàn vào ngày mồng 7 tháng 7 năm Ất Hợi (1695) tại chùa Di Đà,
Hội An đủ để chứng minh người dân xứ Quảng thời bấy giờ phần lớn hướng tâm đến
đạo Phật và khát khao tìm cầu đến Phật pháp. Và đến khi tổ Minh Hải - Pháp Bảo khai
sơn chùa Chúc Thánh và dịng thiền Chúc Thánh thành lập thì Phật giáo mới định hình
và phát triển cho đến ngày nay.
1.2.1.2. Thời kì các Vua Nguyễn
Vua Gia Long lên ngơi, nhà Nguyễn chính thức được thành lập và ngay lập tức
Nho giáo được coi trọng và được tôn làm tôn giáo chính thống. Sau vua Gia Long, các
vị vua trị vì tiếp theo là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức Nho giáo ngày càng có ưu
thế. Chiếm vị thế độc tơn và trở thành chính thống về tư tưởng chính trị và luân lý đạo
đức của nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. Trong bối cảnh đó, các tơn giáo khác thì ít
được coi trọng thậm chí như Kitơ giáo bị nhà nước phong kiến đàn áp và thực thi chính


sách cấm đạo. Với Phật giáo, Nhà Nguyễn thực thi chính sách hai mặt, vừa ngăn cản
hạn chế nhưng cũng vừa ủng hộ, tạo điều kiện. Trường hợp như vua Minh Mạng,
Thiệu Trị còn tỏ thái độ ủng hộ nhiệt thành giúp Phật giáo phát triển.
Hội An, Quảng Nam từ thời các chúa Nguyễn đã được xem là một trong những
trung tâm Phật giáo xứ đàng Trong. Nhiều bậc tăng sư truyền bá giáo pháp và một số
ngôi cổ tự với sự tu chúng đơng đảo của các tín đồ nên Phật giáo ở đây nhận được sự
quan tâm hỗ trợ của triều đình. Bắt đầu từ thời vua Minh Mạng và những vị vua tiếp
theo ln có những ủng hộ đối với Phật giáo nơi đây.
Vua Minh Mạng trong thời trị vì có đến ba lần ngự giá vào đàng Trong. Đến
Hội An vua đi thăm thú các chùa chiền và ban thưởng hậu cho các chùa. Trước hết, sắc

phong của vua có những vị tăng can - một tầng lớp trong chính quyền ngày xưa có vai
trị lãnh đạo nhân dân. Các tăng dạy, tư vấn cho triều đình trong một số cơng việc triều
chính. Các tăng sư ở các chùa như Chúc Thánh, Phước Lâm (hay còn gọi là Phước
Huệ) được vua cho đúc tượng. Tiêu biểu là tượng Tổ Minh Giác tại chùa Phước Lâm
có cơng với đất nước và Phật giáo. Đây là vị hòa thượng đã cởi áo nâu mặc áo lính để
đánh giặc. Hịa bình ngài lại đi tu và qt chợ Hội An suốt 20 năm được nhân dân phố
cổ và chúng tăng ni tơn kính, lưu truyền là “hịa thượng qt chợ”. Ngôi bảo tháp của
tổ Minh Hải - Pháp Bảo được xây ở tổ đình Chúc Thánh, phường Thanh Hà. Trải qua
nhiều lần trùng tu ngôi bảo tháp cao bảy tầng, nguy nga, đồ sộ thể hiện lịng tơn kính và
tri ân của chúng tăng ni đối với vị tổ khai sơn.
Ngoài ra, vua Minh Mạng và các vị vua kế nhiệm cũng đã cấp ruộng đất, cho
trùng tu lại chùa chiền, tô tượng, ban cấp kinh sách và phong sắc tứ cho một số chùa
như: Chúc Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm. Đặc biệt, “trong lần ngự giá lần hai vào mùa
hạ tháng 4 năm Đinh Hợi(1827) vua Minh Mạng đã cấp tiền cho trùng tu xây dựng lại
hai chùa đó là chùa Bửu Quang thuộc xã Đơng Ba huyện Diên Phước và chùa Di Đà
thuộc xã Đông An huyện Duy Xuyên”. [36;41].
Đúng mười năm sau, tháng 4 năm Minh Mạng thứ 18 (1837) vua Minh Mạng
trở lại Quảng Nam. Cũng như lần trước, các chùa ở Hội An và một số chùa khác ở
trong tỉnh cũng được vua ban ân huệ, cấp phát vàng bạc và ruộng đất.


Tiếp sau vua Minh Mạng, Phật giáo tại Hội An vẫn nhận được sự ưu ái của vua
Thiệu Trị, Tự Đức. Điều đó chứng tỏ Phật giáo tại Hội An và Phật giáo nói chung được
các vua nhà Nguyễn quan tâm và chăm lo phát triển, thể hiện sự mến chuộng đạo Phật.
Vào nửa sau thế kỉ XIX, dân tộc Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm lược và thống
trị. Chính sách “khai hóa”, bảo hộ của người Pháp làm cho cuộc sống của nhân dân
lâm vào cảnh cơ cực. Thực dân Pháp lại đặc ân cho đạo Thiên Chúa được tự do hành
đạo. Phật giáo nói chung lúc này đứng trước nguy cơ bị đẩy lùi và đe dọa sự tồn tại.
Việc tu chúng cũng như hoạt động Phật pháp lúc này bị ngưng trệ và cùng chịu số phận
của dân tộc Việt Nam. Chùa chiền trở thành nơi hội họp của những người cứu nước,

nơi cất giấu những tài liệu, căn cứ cách mạng của lực lượng yêu nước. Có chùa trở
thành nơi khởi đầu của cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược. Tại Hội An,
chùa Bảo Thắng là nơi tụ tập các nhà yêu nước chống thực dân Pháp. Chùa Viên Giác
trở thành trụ sở chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến. Vì vậy lúc này, Phật giáo
không được cho là một tôn giáo mà chỉ có tính cách như một hiệp hội mà thôi.
Đầu thế kỉ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo ở Á châu nhất là Phật giáo
Trung Hoa do Đại sư Thái Hư chủ xướng. Phật giáo Việt Nam nói chung nhờ đó mà
được khởi sắc, chấn hưng, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong Phật giáo. Năm
1933 Hội Phật học Nam Kỳ được thành lập, tiếp đến năm 1934 Hội Phật học Trung Kỳ
được thành lập và năm 1935 Hội Phật học Bắc Kỳ được hoạt động. Từ đó Phật giáo
các tỉnh được chấn hưng và phát triển.
Trụ sở chấn hưng đặt tại chùa Từ Đàm ở Huế tiến hành đào tạo tăng ni để
truyền bá Phật giáo. Hội An chịu ảnh hưởng từ trung tâm chấn hưng ở Huế nhưng lúc
này chỉ xây dựng một số cơ cở thờ tự, xây dựng các tỉnh hội, khu hội Phật giáo.Các
tăng ni tiến hành quy y cho hàng vạn tín đồ ở Hội An, Quảng Nam.
1.2.1.3. Thời kì từ 1945 – nay
- Giai đoạn 1945 - 1975
Tuy gặp nhiều khó khăn về truyền bá giáo lí, ảnh hưởng của Phật giáo đến đời
sống của cư dân nơi đây không nhiều như trước nhưng người dân vẫn tin tưởng và
hành trì Phật pháp.
Tỉnh Hội Quảng Nam lúc bấy giờ chỉ có các cư sĩ, đạo hữu tại gia làm hội
trưởng điều hành mọi hoạt động. Các tăng già thì chỉ đến dự các lễ lớn trong năm hay


giảng dạy giáo pháp. Hội An Nam Phật học là một tổ chức được thành lập trong phong
trào lúc này có 8 chi hội: Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Quế Sơn, Duy Xuyên, Thăng
Bình, Tiên Phước Tam Kỳ. Các cơ sở khuôn hội gồm 300 ngôi chùa và Niệm Phật
đường.
Năm 1945, tỉnh Hội Phật giáo Quảng Nam cùng với phong trào chung cả nước
thành lập Hội Phật giáo cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh. Sau đó, Pháp trở lại chiếm

cứ Hội An, một số ngôi chùa lại trở thành nơi cất giấu lực lượng cách mạng và bị tàn
phá nặng nề tiêu biểu như Chúc Thánh, Kim Bửu, Phước Lâm, Long Tuyền, Pháp Bảo.
Trong đó, tại chùa Pháp Bảo: “tượng Phật và Đại hồng chung cùng thầy Thích Đồng
Chơn lúc này là trụ trì chùa tỉnh Hội tản cư về làng Phú Đa, Bến Dầu huyện Đại Lộc
và ngôi chùa Pháp Bảo lúc bấy giờ cũng bị đốt cháy hết một góc theo lệnh tiêu thổ
kháng chiến. Sau khi có lệnh của Ủy Ban kháng chiến xét vì cuộc chiến đấu trường kì,
những người già yếu khơng đủ điều kiện chiến đấu thì cho về vùng địch để sinh kế.
Tượng Phật và Đại hồng chung cùng thầy Thích Đồng Chơn trở lại chùa tỉnh Hội vào
mùa thu năm 1949 và mãi 2 năm sau ngôi chùa mới được trùng tu”[40;4].
Cùng thời gian này, các tỉnh thuộc miền Trung theo hệ thống thành lập mỗi tỉnh
một Ban trị sự. Trên địa bàn Quảng Nam liên kết với Đà Nẵng hình thành một Ban trị
sự Giáo Hội Tăng già Quảng Nam - Đà Nẵng. Năm 1951, đại hội thống nhất Phật giáo
Việt Nam được tổ chức tại chùa Từ Đàm (Huế) mở ra một thời kì mới cho giáo hội
Phật giáo Phật giáo Việt Nam. Từ đây, Phật giáo bắt đầu được hoạt động trở lại và có
người lãnh đạo. Tại mỗi tỉnh, sau khi thống nhất chung cả nước lúc bấy giờ Hội trưởng
Hội An Nam Phật học phải là một vị tăng già. Do đó, năm 1952 trong đại hội tỉnh đã
cử hịa thượng Thích Tơn Bảo làm Hội trưởng Hội Phật giáo Đà Nẵng và hịa thượng
Thích Trí Giác làm Hội trưởng Hội Phật giáo Quảng Nam.
Đến năm 1963, ảnh hưởng của phong trào Phật giáo ở Huế và Sài Gòn, phong
trào Phật giáo ở Hội An nổ ra mạnh mẽ trên khắp địa bàn tỉnh. Chùa chiền trở thành
trung tâm tranh đấu cho hoạt động Phật giáo. Các sư tăng, ni sư tham gia phong trào
mạnh mẽ bằng nhiều hình thức như tuyệt thực của hai hịa thượng là Thích Long Trí và
hịa thượng Chơn Phát và một số hòa thượng khác. Các cuộc đấu tranh, biểu tình nổ ra
mạnh mẽ địi thi hành thơng cáo chung. Các trường từ đại học đến tiểu học, học sinh
sinh viên đều nghỉ học để tham gia phong trào cùng một số hoạt động nổ ra mạnh mẽ


trên hầu hết các huyện thị của tỉnh, góp phần vào cuộc đấu tranh cho đạo pháp và dân
tộc. Ngày 1.11.1963 cuộc đảo chánh của toàn bộ quân lực Việt Nam Cộng hòa đã
chấm dứt chế độ Diệm - Nhu, mở ra một thời kì mới.

- Thời kì 1975 – nay
Cuộc tấn công mùa xuân năm 1975 đã giành chiến thắng, kết thúc 30 năm thống
trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hịa bình lặp lại nhưng Phật giáo cả nước và Phật
giáo Hội An lại tiếp tục là nạn nhân của thời cuộc. Rất nhiều những cơ sở giáo dục, văn
hóa, từ thiện xã hội của bao năm xây dựng đã bị sung công. Một số chùa bị chiếm dụng
để phục vụ cho sản xuất hoặc làm kho chứa lúa hoặc vào mục đích sử dụng của xã hội,
ruộng đất của chùa đưa cho hợp tác xã sản xuất. Mọi Phật sự bị ngưng trệ hoàn toàn.
Tuy vậy, chính những điều trên cũng đã khẳng định một điều rằng Phật giáo Hội An đã
đóng góp rất lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Năm 1976, Viện Hóa
Đạo ra yêu cầu các tỉnh hội hợp nhất theo phạm vi hành chánh của chính quyền với
danh nghĩa Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất.
Thời gian từ 1975 - 1980 mọi Phật sự hoàn toàn bế tắc, nhân sự tuy có nhưng
khơng hoạt động vì chính quyền lúc bấy giờ khơng chấp nhận. Mãi đến năm 1981, nhà
nước cộng sản chỉ đạo công cuộc thống nhất Phật giáo gồm 9 hệ phái, soạn thảo hiến
chương, cơ cấu nhân sự được nhà nước sắp đặt và phê chuẩn để có pháp nhân, pháp lí
hoạt động Phật giáo trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa.
Từ sau năm 1986 đến nay, hoạt động Phật sự của Phật giáo Hội An, Quảng
Nam đi vào hoạt động. Đóng góp trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và các
lĩnh vực khác. Hoạt động tu học và hoằng hóa đạo Pháp ngày càng thu hút đông đảo
tăng chúng và phát huy tích cực tinh thần nhập thế của Phật giáo. Các chùa chiền được
trùng tu và giữ gìn những giá trị, tăng ni học tập và tham gia tích cực hoạt động xã hội.
Sinh hoạt gia đình Phật tử ngày càng được quan tâm và thu hút đông đảo đồn sinh.
Tham gia xóa đói giảm nghèo cho nhân dân cũng như những hoạt động từ thiện cứu tế
được phát huy mạnh mẽ….Hơn lúc nào hết, Phật giáo Hội An đã thực sự đóng góp to
lớn vào sự phát triển của địa phương và của cả nước nói chung.
Phật giáo đã du nhập và phát triển vào Hội An qua nhiều giai đoạn, tùy vào từng
thời điểm khác nhau và Phật giáo Hội An có lúc thăng lúc trầm. Tuy thế, văn hóa Phật
giáo và những thiền sư với đạo phong, tu tập của mình đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời



sống của cư dân nơi đây. Văn hóa Phật giáo vì thế vẫn hiện tồn và có sức sống bền bỉ
trong tâm thức của người dân phố cổ. Tạo nên cái hồn cho phố cổ mà mấy trăm năm
vẫn hiện tồn gần như nguyên vẹn.
1.2.2. Đặc điểm Phật giáo Hội An
Sau khi bị phân tán thành nhiều hệ tư tưởng khác nhau, giáo lí Phật giáo phát
triển ra nhiều lãnh thổ bên ngồi với hai dịng Tiểu thừa - Đại thừa. Đại thừa lan truyền
nhanh chóng sang Trung Hoa trước khi đến Việt Nam, Triều Tiên và sau cùng là Nhật
Bản vào thế kỉ VI. Trên khắp mọi miền lãnh thổ Việt Nam, Phật giáo đã tự biến đổi để
thích nghi với các nền văn hóa khác nhau nhưng đồng thời vẫn bảo tồn được giáo lí đặc
thù và căn bản của Phật giáo trong buổi ban đầu. Phật giáo Hội An mang những đặc
điểm chung của Phật giáo Bắc tơng nhưng trong điều kiện và hồn cảnh lịch sử của
một thương cảng, Phật giáo Hội An vẫn mang những đặc điểm riêng có.
Phật giáo ở Hội An đã có sự dung hợp nhiều tơn giáo và tín ngưỡng dân gian
truyền thống. Biểu hiện của nó chính là sự tác hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng truyền
thống, đạo Lão và đạo Nho.
Đặc điểm này cũng chính là một trong những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
từ khi được truyền vào và phát triển đến nay. Tại Hội An, biểu hiện của nó chính là cho
đến cuối thế kỉ XIX các ngôi chùa Phật, nhất là chùa làng - xã vẫn còn phối thờ: các
Chư Phật, Bồ tát bên cạnh thờ Thập Điện - Diêm Vương, Ngọc Hoàng thượng đế và có
cả Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Thánh Đế Quân,… Với cách thờ tự như trên chứng tỏ sự
dung hợp của Đạo giáo và Phật giáo Hội An. Đối với các sư tăng: “họ khơng chỉ là một
tín đồ Phật giáo mà trong tư tưởng và hành vi còn phảng phất hình ảnh của Đạo giáo.
Nhà sư cịn đóng vai trò như một thầy pháp để giúp dân trừ tà, chọn đất trong việc ma
chay. Họ đóng vai trị là nhân vật quan trọng trong lễ thế gà trống mang đậm tích chất
phù thủy của Đạo giáo, để giải quyết các tranh nại giữa những người có mâu thuẫn”[
36;83].
Ngồi Đạo giáo, Nho giáo cũng có ảnh hưởng nhất định nhưng có phần mờ
nhạt, biểu hiện chính là tinh thần nhập thế của các nhà sư. Từ thời chúa Nguyễn, vị sư
Hưng Liên - Quả Hoằng được phong làm quốc sư nên ít nhiều tham dự vào cơng cuộc
chính trị của đất nước. Các văn bia, liễn đối, không chỉ thể hiện giáo lí nhà Phật mà cịn

cầu mong cho đất nước giàu mạnh, ơn hịa.


Với tín ngưỡng dân gian, Phật giáo Hội An cũng có sự hịa quyện rất đậm nét.
Hiện tượng này khá phổ biến. Ngôi chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà cịn thờ các vị
tiền hiền, khai canh có cơng lập làng lập ấp, thờ ông bà tổ tiên của mình, những người
có cơng đức với Phật giáo. Người dân Hội An đến chùa cũng không chỉ để tu tập trai
giới mà đơn giản chỉ để cầu nguyện, mong thần Phật phù hộ độ trì cho gia đình bình an
vơ sự, tai qua nạn khỏi. Chùa làng vì thế mà trở thành một trung tâm tín ngưỡng sinh
hoạt văn hóa của nhân dân.
Phật giáo ở đây khơng có kinh luyện uyên ảo của duy nhất một tông phái nào
mà chỉ bằng con đường an ủi, phủ dụ, nguyện cầu của Tịnh Độ Tông kết hợp với Thiền
tông, Mật tông để có nghi thức biến hóa cho phù hợp với tâm thức truyền thống.
Thiền tông chủ trương Phật tại tâm, tâm trong sáng thì sẽ khai ngộ và ðạt ðến
chân lí giải thốt. Vì vậy, chú trọng ngồi thiền để mở mang trí tuệ, khai sáng thân tâm,
về cõi Niết Bàn. Tịnh Độ tơng chủ trương thành tâm thành tín đối với phật A Di Đà.
Chỉ cần tin và niệm kinh A Di Đà là có thể được giải thốt, vãng sanh vào cõi tây
phương cực lạc. Nhưng tâm niệm từ xa xưa của người Việt Nam là ở hiền gặp lành, ở
ác gặp ác. Chính vì thế, người dân Hội An phần lớn không theo con đường tu tập triệt
để của các tông phái nào kể cả Thiền tông hay Tịnh Độ tông. Sống ở đời cố gắng làm
việc thiện, hạn chế những điều ác và tạo phước đức thì cuộc sống sẽ được bình an và
như ý. Dẫu có ngày rằm hay mồng một ăn chay niệm Phật, đến chùa lễ bái thì cũng chỉ
là một sự nguyện cầu của con người cho tổ tiên ông bà cha mẹ, những người quá cố
được siêu thoát ở thế giới bên kia.
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, đất nước mở cửa hội nhập với thế
giới bên ngoài kéo theo cuộc sống của con người càng có nhiều thách thức, áp lực
cả về cuộc sống vật chất và tinh thần. Tại Hội An, theo thống kê cứ 4 người dân Hội
An thì có 1 người nước ngồi sinh sống vì vậy hằng ngày diễn ra sự tiếp xúc, giao lưu
cũng làm cho cuộc sống của người dân ít nhiều có sự thay đổi. Theo đó, người dân Hội
An đi chùa cũng không giống như trước nữa nghĩa là không chỉ là sự nguyện cầu cho

ông bà tổ tiên, cầu bình an, tai qua nạn khỏi mà cịn tìm cho mình chốn bình yên thanh
thản nhất định trong tâm hồn. Tu tập bằng phương pháp tọa thiền để chữa bệnh, để đối
diện với mọi khổ đau trong đời, để tâm hồn lúc nào cũng ở trạng thái bình an, thanh
thản nhất.


Hình tượng đức Phật mà cư dân Hội An tơn sùng nhất là Phật A Di Đà và Quán
Thế Âm Bồ Tát.
Với tinh thần từ bi cứu khổ, Phật giáo đã có một sự ảnh hưởng rất lớn đối với
đời sống con người. Khác với ở miền Nam, tượng Di Lặc có vai trị đặc biệt quan
trọng và được tơn sùng nhất trong đời sống của người dân và được xem là một vị Phật.
Họ rất tôn sùng Di Lặc và khuynh hướng thờ tượng khác nhau khá phổ biến trong đời
sống của cộng đồng. Còn riêng ở Hội An thì việc thờ hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát
trong tủ kính trên mỗi bàn thờ đều trở nên quen thuộc và đó như là một điều cần có ở
mỗi gia đình từ phố thị cho đến nơng thơn. Với hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm biểu
hiện ra như một người Mẹ luôn sẵn sàng bảo bọc lấy những đứa con của mình, bằng
hình tượng cứu khổ cứu nạn nên bao người lầm than, lạc lối thường lạy tượng Phật
Quan Âm cứu khổ, cứ như thế hình ảnh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát với hạnh nguyện
từ bi đã đi vào lòng người dân phố cổ một cách sâu sắc. Trong mỗi nhà, bàn thờ
Phật được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thường cao hơn ban thờ gia tiên một
bậc. Thậm chí có những gia đình dành riêng một gian rộng để thờ Phật và làm nơi
tụng niệm.
Hình ảnh của Phật Quan Âm là hình ảnh của đại từ đại bi, của tình thương
bao la phủ trùm tất cả do vậy câu niệm thường xuyên của họ là“ Nam Mô Quán Thế
Âm Bồ Tát”. Cư dân ở đây quan tâm đến ngày Lễ Vía Di Đà (rằm tháng giêng), lễ
Phật Đản (rằm tháng 4) và lễ Vu Lan (rằm tháng 7), ngày 19 tháng 2 âm lịch ngày vía
Phật Quan Âm.
Như vậy, lịng tín ngưỡng Bồ tát Qn Thế Âm của cư dân Hội An quả thật
rất sâu sắc và gần gũi với cuộc sống hằng ngày của mọi người.
Trong quá trình phát triển và dung hợp với nền tín ngưỡng của cư dân bản

địa Phật giáo thực sự đã trở thành một bộ phận không thể tách rời đời sống văn hóa
của người Hội An. Văn hóa Phật giáo đã đi vào tâm tư, tình cảm, nếp sống, nếp
nghĩ của mỗi thành viên trong xã hội. Tạo nên một đời sống tinh thần phong phú
đa dạng, mang những đặc trưng riêng có.


Chƣơng 2. ẢN

ƢỞN

ỦA P ẬT

ỦA Ƣ DÂN

ÁO ẾN Ờ SỐN

Ộ AN, QUẢN

VĂN

ÓA

NAM.

Hơn 300 năm qua, Phật giáo thực sự đã ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa
của cư dân Hội An trên nhiều lĩnh vực thể hiện trong đời sống vật chất và tinh thần.
2.1. Ảnh hƣởng đến đời sống vật chất
2.1.1. Về kinh tế
Sau ngày quê hương được giải phóng, đất nước thống nhất. Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Hội An đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội,

đảm bảo an ninh - quốc phòng và đã đạt được những thành tựu to lớn. Đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt. Diện mạo phố thị, làng
quê, hải đảo ngày càng khởi sắc. Những năm gần đây, Hội An tiếp tục có bước phát
triển nhanh, trở thành một trong những trung tâm du lịch của khu vực miền Trung
và cả nước.
Khi sự phát triển kinh tế được quan tâm đúng mức thì Phật giáo cũng là một
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển đó. Khó có thể khẳng định rằng Phật
giáo có đóng góp to lớn nhưng thật sự Phật giáo đã ảnh hưởng một cách gián tiếp
đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hội An.
2.1.1.1. Các nghề, làng nghề với các sản phẩm của Phật giáo
Tại Hội An có rất nhiều làng nghề truyền thống. Ngoài các làng nghề mang
lại nguồn thu lớn cho thành phố thì cũng khơng ít những làng nghề hay những cơ sở
sản xuất nhỏ với những sản phẩm liên quan đến Phật giáo cũng đóng góp một phần
vào nền kinh tế của địa phương. Tiêu biểu nghề sản xuất hương trầm, những vật
cúng tế trong Phật giáo như đèn, phướng, tượng Phật, chuông mõ,… ở các chùa
hoặc tại các gia đình trên địa bàn thành phố.
- Chầm hương
Chầm hương là một nghề thủ công khá phổ biến và mang nhieeufnys nghĩa
về tâm linh. Cung cấp các loại hương trầm, hương thắp cho các hộ gia dình vào
những dịp cúng giỗ. Đặc biệt ở chùa thì nhu cầu thắp hương càng nhiều. Xuất phát
từ nhu cầu đó, nghề chầm hương đươc chọn làm kế sinh nhai và kiếm thêm thu
nhập của một bộ phận dân cư. Đối với các gia đình Phật tử hay khơng Phật tử họ
cũng làm nghề chầm hương như có gia đình anh Ngơ Năm ở thơn Trường Lệ, xã


Cẩm Hà làm nghề chầm hương sau đó mang sản phẩm của mình đi bỏ sỉ cho các
cửa hàng, quán nhỏ trong chợ. Ở các hộ gia đình nếu cơ sở sản xuất được mở rộng
hơn nữa thì sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Đặc
biệt đối với những trẻ em mồ côi, tàn tật ở trại Tình thương nằm trên đường Trần
Hưng Đạo thì đây là một cơng việc hết sức có ý nghĩa:“Những nguyên tắc đạo đức

Phật giáo và việc áp dụng những nguyên tắc ấy vào đời sống kinh tế sẽ tạo một
cách sống và hành động có thể giúp mọi người có một cuộc sống gần gũi mơi sinh
hơn, hạnh phúc hơn, đóng góp vào sự giảm thiểu khổ đau của con người và của các
chúng sinh khác trên thế giới” [1;31].
- Nghề tạc tượng, chuông mõ
Trên địa bàn thành phố Hội An có một số nơi làm nghề tạc tượng và làm
chuông mõ phục vụ cho các chùa. Ở làng mộc Kim Bồng thuộc phường Cẩm Kim,
ngoài việc đóng các loại bàn ghế gỗ, tàu thuyền phục vụ cho cuộc sống hằng ngày
thì các cơ sở cịn có nghề tạc tượng Phật Di Đà, phật Quan Âm bằng gỗ thể hiện
được tay nghề của người thợ Kim Bồng. Những đường nét tỉ mỉ, đẽo gọt trên khối
gỗ cũng thể hiện được tấm lòng của người thợ gửi gắm vào trong những bức tượng.
Ngồi ra, cịn sản xuất chế tác các loại mõ bằng gỗ. Các loại mõ lớn nhỏ tùy theo
yêu cầu của các chùa. Các sản phẩm đó tuy khơng nhiều nhưng cũng góp phần vào
việc kiếm thêm thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân.
- Nghề làm thực phẩm chay
Tại Hội An, số lượng người theo Phật giáo chiếm đa số nên những gia đình
có nhu cầu ăn chay trường hay cúng lễ thì đều dùng những thực phẩm chay để nấu.
Ngồi ra, nhà chùa trong những ngày lễ lớn hay những bữa ăn hàng ngày thì việc sử
dụng thực phẩm chay là điều khơng thể thiếu. Xuất phát từ nhu cầu đó nên tại Hội
An có rất nhiều những cơ sở sản xuất thực phẩm chay để cung cấp. Vì vậy, sự ảnh
hưởng và đóng góp của Phật giáo vào nền kinh tế địa phương không dừng lại ở
nghề chầm hương, tạc tượng mà còn một số nghề khác như trồng nấm, trồng rau,
đậu phụ (đậu khuôn), tương chao… Nghề làm chả chay, nem chay, thịt heo chay, gà
chay,… rất đa dạng.


Mặc dù những sản phẩm đó được sản xuất để cung cấp cho đa số những
người theo Phật, nhà chùa nhưng nó cũng góp phần tăng thêm thu nhập, tạo việc
làm cho người dân, góp phần phát triển kinh tế.
- Nghề làm đèn, phướng trang hoàng Phật tự

Vào những ngày lễ, ngày rằm hay cúng kỵ thì việc trang hồng Phật tự rất
cần thiết. Những chiếc đèn nhỏ đặt trên bàn thờ Phật và những tấm phướng để trang
trí càng làm cho sắc diện Phật giáo thêm sự trang nghiêm và linh thiêng. Tại Hội
An, có một số cơ sở chuyên sản xuất và cung cấp những vật phẩm đó cho các chùa
để phục vụ cho việc cúng lễ. Rất nhiều loại, kiểu dáng hình dạng khác nhau theo
yêu cầu của nhà chùa. Tuy khơng nhiều nhưng đó cũng góp phần vào việc giải
quyết việc làm cho một số hộ gia đình và khiến họ quyết định chọn nghề này để
kiếm thu nhập.
- Nghề may mặc theo trang phục nhà chùa
Phần lớn người dân Hội An theo đạo Phật nên nhu cầu đặt may các loại áo,
trang phục khi đến chùa là điều quan trọng. Người ta đến chùa phải ăn mặc kín đáo,
nhẹ nhàng chứ khơng màu mè, hở hang làm mất đi vẻ tôn nghiêm nơi của Phật.
Theo đó, nhu cầu may áo lam, áo tràng ngày càng nhiều. Hiện nay, tại Hội An việc
đi chùa không chỉ dành riêng cho những tín đồ phật tử là những người phụ nữ, các
bà các chị mà ngay cả những người đàn ông cũng đến chùa lễ Phật, sám hối. Vì vậy,
nhu cầu đặt may áo lam ngày càng đơng đảo tùy theo các lứa tuổi và kiểu dáng. Các
cơ sở may mặc từ đó mà có thêm nhiều đơn đặt hàng, kiếm thêm thu nhập ngoài
những nguồn thu từ việc may các loại áo quần hằng ngày. Góp phần tạo cơng ăn
việc làm, phát triển kinh tế gia đình và địa phương.
Tất cả các nghề, các sản phẩm đó là kinh doanh theo đúng nghĩa của kinh tế
học, nhưng là loại hình kinh doanh mang tính “mềm”, hài hịa, nhẹ nhàng, thuần
khiết,...chứ khơng bon chen, xơ bồ. Đó là kinh doanh hướng con người về thế giới
tâm linh nhiều hơn, để cuộc sống được an bình, thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
Sự phát triển kinh tế ở Hội An hôm nay chủ yếu dựa vào những di tích,
những ngơi nhà gỗ cũng như những làng nghệ đặc sắc. Đó là nguồn thu chính góp
phần phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, sự đóng góp cũng như ảnh


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×