Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 90 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ TRÊN BÁO
VIẾT HIỆN NAY ĐỐI VỚI VIỆC DẠY CHÍNH TẢ TRONG
NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Người hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Đăng Châu
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Bảo Trinh

Đà Nẵng, tháng 5/2013


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “ Ngơn ngữ là thứ của cải vô
cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng
nó, làm cho nó phát triển ngày một rộng khắp”. Quả thật, ngôn ngữ là tài sản vô
giá của mỗi quốc gia trên tồn thế giới. Nó là một tiêu chí vơ cùng quan trọng
trong việc đánh giá sự phát triển văn hóa xã hội cũng như thể hiện bản sắc riêng


của mỗi dân tộc; Việt Nam cũng không nằm ngồi quy luật đó. Chữ quốc ngữ ra
đời là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nó góp phần tạo nên
trang sử hào hùng, giành độc lập cho đất nước, song hành nhịp bước trong từng
giai đoạn khôi phục và phát triển của dân tộc. Đó là điều mà lịch sử và lớp lớp
người dân Việt ta đều phải ghi nhận.
Tìm hiểu và thấy được vai trò cũng như giá trị của tiếng Việt ta cần có thái độ
đúng đắn trong việc học và sử dụng tiếng Việt. Thế hệ trẻ hiện nay với sự du nhập
của nhiều thứ tiếng khác nhau đã tỏ ra thành thạo trong việc học và nói tiếng nước
ngồi. Nhưng có bao lần họ nghĩ mình đã sử dụng thành thạo tiếng Việt chưa? Nói
ra có vẻ hơi nghịch lý nhưng việc nói và viết tiếng Việt đúng chuẩn thì khơng phải
ai cũng làm đươc cho dù đó là tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ.
Đối với tiếng Việt thì nói thì phải biết phát âm cho đúng và viết phải viết
đúng chính tả. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến phạm
trù viết. Hiện nay trong hàng ngàn bài kiểm tra của học sinh thì việc tìm ra một bài
viết chữ đẹp, khơng mắc lỗi chính tả là một điều khơng dễ dàng. Khả năng vận
dụng tiếng mẹ đẻ của các em còn nhiều khiếm khuyết; thêm vào đó là sự thiếu nhất
quán trong thực hành chính tả của báo giới, là thiếu vắng luật sử dụng ngơn ngữ
quốc gia. Đó là một thực trạng đáng báo động. Vậy nguyên nhân là do đâu? Cơ
quan có thẩm quyền nào chịu trách nhiệm về vấn đề này ?
Nghiên cứu và tìm hiểu vấn nạn trên chúng tôi nhận thấy được rằng hiện nay
trên các phương tiện truyền thông mà cụ thể ở đây là báo viết thì tình trạng mâu
thuẫn về các quy tắc chính tả xuất hiện với tần số cao. Mỗi một tờ báo đều có


3
tun ngơn về quy tắc chính tả của riêng mình và cũng có khi họ tự mâu thuẫn với
chính họ. Trong khi đó trên các nước tiên tiến, mỗi năm đều tổ chức hội thảo về
chính tả để đề xuất và thống nhất các quy tắc sau đó đưa ra bộ luật về chuẩn chính
tả để ban hành, áp dụng rộng rãi trên khắp đất nước. Vậy thì tại sao ta khơng làm
được điều đó? Hằng ngày có hàng chục tờ báo được phát hành và “mỗi tờ một vẻ”

thì người đọc sẽ tiếp nhận ra sao? Những lỗi sai được truyền đi rộng rãi thì ai gánh
lấy trách nhiệm và phải chăng đó cũng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến vấn đề
chính tả trong nhà trường?
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin chỉ cần gõ google và tra cứu
các em đã có đủ thơng tin trên các trang báo mạng khác nhau. Trong khi đó, chuẩn
chính tả trên các tờ báo lại khơng thống nhất, có khi cịn mắc phải những lỗi rất cơ
bản. Các em đọc, đọc một lần, hai lần… rồi ăn sâu vào tiềm thức và thực hành
chính tả một cách tùy tiện theo thói quen. Nhận thấy sức ảnh hưởng lớn của thực
trạng lệch chuẩn chính tả trên báo viết hiện nay đối với việc dạy chính tả trong nhà
trường, chúng tơi chọn đề tài “Ảnh hưởng của thực trạng chính tả trên báo viết
hiện nay đối với việc dạy chính tả trong nhà trường Phổ thơng” làm cơng trình
nghiên cứu với mong muốn góp phần làm sáng rõ thực trạng nói trên cũng như đề
xuất những giải pháp trong việc thống nhất chính tả, góp phần tích cực trong việc
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Khi nói đến thực trạng khơng thống nhất chính tả, thậm chí mắc lỗi của báo
viết thì có một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả như sau:
Bài báo cáo “Thực trạng sử dụng dấu câu trên báo trực tuyến tiếng Việt và
một số đề xuất” của tác giả Lê Thị Thùy An, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường
ĐH KHXH&NV TP.HCM trong Hội thảo Khoa học Quốc gia “Xây dựng chuẩn
mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông
đại chúng” đã khẳng định: “Hiện nay, chính tả tiếng Việt đang còn là vấn đề tranh
cãi và thiếu sự thống nhất cao độ” và “…việc sử dụng dấu câu trong diễn đạt còn
nhiều điều tồn tại, cần phải được xem xét và làm rõ. Nhiều trường hợp nhà báo


4
chủ quan đã sử dụng dấu câu rất không hợp lí, vừa làm giảm đi hiệu quả truyền
đạt của bài báo, lại gây cảm giác nặng nề, khó chịu cho người đọc”[25, tr.120].
Tác giả đã chứng minh quan điểm trên của mình bằng việc khảo sát cách dùng dấu

câu trên các trang báo trực tuyến để chỉ ra sự bất nhất cũng như những lỗi mà các
bài báo mắc phải. Qua đó, đưa ra những đề xuất tích cực để phần nào cải thiện tình
hình trên.
Hay báo cáo “Quy định chính tả của một số báo và việc áp dụng những quy định
đó vào thực tiễn báo chí” [26, tr.211] của hai tác giả Lê Thị Thùy An và Dương
Thị My Sa, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM trong
Hội thảo Khoa học Quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà
trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” đã nêu ra được sự sai
lệch, thiếu thống nhất giữa những quy định các tờ báo đưa ra so với thực tiễn áp
dụng. Cùng quan điểm với hai tác giả trên, tại Hội thảo, Huỳnh Thị Hồng Hạnh đã
trình bày báo cáo “Quy định về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức: thực trạng
và đề xuất” [27, tr.176]. Ngồi ra, cịn có bài báo cáo của tác giả Trương Thị Mỹ
Hậu về “Một số lỗi thường gặp trên báo mạng” [28, tr.196], cũng đã gióng lên hồi
chng cảnh báo về thực trạng thiếu thống nhất, thậm chí cịn sai chính tả trên các
phương tiện truyền thông mà cụ thể ở đây là báo viết.
Riêng về vấn đề chính tả tiếng Việt của học sinh Phổ thông hiện nay cũng
như phương pháp rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho các em thì có một số nghiên
cứu của các tác giả như sau:
Theo nghiên cứu của tác giả Lê Văn Nựu trong “Lược khảo Việt ngữ” đă
viết: “…trong mỗi giờ tập đọc, các học sinh đều luyện tập các phát âm cho đúng
rồi dần dần chúng sẽ sửa chữa được những chỗ sai lầm và khi đă phát âm được
đúng mỗi vần, mỗi tiếng th́ ì viết ra tự nhiên hợp cách khơng c ̣ịn khó khăn, ngần
ngại gì nữa” [5, tr.63]
Tác giả Phan Ngọc trong “Chữa lỗi chính tả cho học sinh” cũng khẳng định:
“Cách chữa lỗi thường nói đến nhất là tập phát âm cho đúng” [4, tr.398]. Tuy
nhiên, ông cho rằng cách chữa lỗi này là “đặt cái cày trước con trâu”. Bởi vì học


5
sinh muốn phát âm đúng thì trước hết phải biết chính tả, phải nhớ những chữ mà

ḿình phát âm sai. Như vậy, học sinh cần phải học cách viết chính tả đúng để từ đó
đi đến cách phát âm chuẩn.
Năm 1994, Lê Trung Hoa đă biên soạn cuốn “Mẹo luật chính tả” [2, tr.159].
Trong cuốn này, tác giả đă tổng hợp những thành tựu về mẹo luật chính tả trước
đó, hồn thiện và sáng tạo thêm, đưa vào cơng trình 36 mẹo luật chính tả. Trong
các giáo trình Tiếng Việt thực hành cũng có các mẹo luật về chính tả . Có thể kể
đến các tác giả như: Hà Thúc Hoan [3, tr.12-13], Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn
Văn Hiệp trong “Tiếng Việt thực hành” [8, tr.243]…
Có thể thấy rằng, các bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng
“rối” chính tả trên báo viết hiện nay (với việc khảo sát chỉ từ một đến hai tiêu chí)
hay đề cập đến thực trạng lỗi chính tả của học sinh phổ thông cũng như hướng đến
những cách hạn chế tình trạng đó. Điều đó chứng tỏ rằng đây là vấn đề dược dư
luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên dư luận ấy mới chỉ là sự phát hiện thực tế đơn lẻ
chứ chưa thật sự có cơng trình nghiên cứu nào theo hướng khảo sát tất cả các tiêu
chí (hình thức từ, dấu câu, viết hoa, viết tắt và phiên âm tiếng nước ngoài) cũng
như chưa phản ánh sự ảnh hưởng của thực trạng bất nhất về chính tả trên báo viết
đối với thói quen chính tả của học sinh Phổ thông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: thực trạng chính tả trên báo viết cũng như
mối quan hệ mật thiết của thực trạng trên với việc dạy chính tả trong nhà trường
nhằm tìm ra hướng thống nhất các quy tắc chính tả.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài chúng tôi tập trung vào lĩnh vực báo viết với một số
tờ báo tiêu biểu như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Người Lao động và các trang báo
mạng: Vnexpress.com, Vietnamnet.vn, 24h.com.vn, vnthuquan.net, dantri.com.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát:



6
Tiến hành thu thập các số ngẫu nhiên của các tờ báo in cũng như các trang
báo điện tử. Sau đó đọc và nêu lên thực trạng chính tả trên báo viết hiện nay.
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học:
Sau khi có các tư liệu nghiên cứu đề tài áp dụng phương pháp thống kê ngơn
ngữ học để tìm ra được những quy luật kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ, những
mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ trong cùng một cấp độ với nhau. Đồng thời
có được cái nhìn khách quan về thực trạng chính tả trên báo in viết.Có thể nói rằng
chỉ có trên cơ sở thống kê mới có thể hiểu hết được một cách cụ thể vấn đề cần
khảo sát như thế nào. Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ thể hiện rất khác nhau
trong sự hoạt động ngôn ngữ. Và cùng một đơn vị nhưng ở các phong cách cụ thể,
ở các địa phương cụ thể và ở các cá nhân cụ thể cũng khác nhau. Vì vậy dùng
phương pháp thống kê để nghiên cứu ngôn ngữ cũng như hoạt động ngôn ngữ.
- Phương pháp miêu tả:
Phương pháp này nhằm phân tích, đánh giá các tư liệu đã thu thập được về
hiện tượng nghiên cứu. Trong phương pháp này chúng tôi vận dụng các thao tác:
phân loại. tổng hợp, miêu tả, so sánh đối chiếu…để thấy được thực trạng khách
quan về thực trạng chính tả hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng mà
cụ thể là báo viết.
- Phương pháp tổng hợp, đánh giá:
Phương pháp này nhằm tổng hợp các kết quả thu nhận được từ thực tế khảo
sát từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá, nhận định khách quan nhất về vấn đề
nghiên cứu. Qua đó, tìm ra ngun nhân và đưa ra giải pháp.
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trên ba chương:
Chương Một: Những cơ sở lý luận chung của đề tài
Chương Hai: Khảo sát thực trạng chính tả trên báo viết hiện nay
Chương Ba:Từ chính tả trên báo viết đến chính tả của học sinh ở trường Phổ
thông



7

NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA
ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề
1.1.1. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt và các nguyên tắc chính tả tiếng Việt
1.1.1.1. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Nó tồn
tại ở hai dạng âm thanh và chữ viết. Chữ viết về bản chất là dạng kí hiệu âm thanh
của ngơn ngữ. Bởi vậy khi nói đến ngơn ngữ ta nói đến hình thức âm thanh của
ngơn ngữ hay gọi theo các nhà ngôn ngữ học là ngữ âm. Hiểu và nắm rõ ngữ âm
tiếng Việt có vai trị hết sức quan trọng trong việc giữ gìn sự trong sáng cho tiếng
Việt. Vì sao vậy? Khi nắm được hệ thống ngữ âm tiếng Việt ta sẽ biết nói và viết
đúng tiếng Việt. Nghe thì thật đơn giản nhưng khơng phải bất cứ cơng dân Việt
Nam nào cũng có thể sử dụng tiếng Việt chính xác, thành thạo cả khi nói lẫn khi
viết. Ngồi ra, hiểu và nắm rõ ngữ âm tiếng Việt, chúng ta cịn có thể biết được
những cái cần dạy khi dạy tiếng Việt cho người nước ngồi và rất nhiều cơng việc
khác.
Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt chúng ta cần biết đến đầu tiên chính là âm
tiết. Tiếng Việt là ngơn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong
dịng lời nói. Vậy âm tiết là gì? Âm tiết là chuỗi lời nói của con người phát ra
thành những mạch khác nhau, những khúc đoạn từ lớn đến nhỏ khác nhau. Âm tiết
là đơn vị phát âm nhỏ nhất, là “đơn vị ngữ âm tự nhiên mà bất cứ người bản ngữ
nào cũng có thể nhận ra” [8, tr.38] - đơn vị ngữ âm dễ nhận diện nhất. Ví dụ: “Hồ
Chí Minh mn năm” (5 âm tiết).
Có thể nói rằng âm tiết là sự biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc
điểm tiếng Việt về mặt ngữ âm.

Về đặc điểm của âm tiết, âm tiết tiếng Việt mang tính đơn lập được thể hiện ở
ranh giới cố định của âm tiết và ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị. Ranh


8
giới âm tiết tiếng Việt được xác định một cách dứt khốt trong chuỗi lời nói. Trong
tiếng Việt khơng có trường hợp một bộ phận của âm tiết được tách ra để kết hợp
với âm tiết tiếp theo như trường hợp đọc nối của ngơn ngữ biến hình của tiếng
Anh. Cũng chính từ đó mà cũng khơng có hiện tượng phát âm một âm tiết thành
hai âm tiết. Ngoài ra, trong tiếng Việt ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị
có nghĩa là một phát ngơn có bao nhiêu âm tiết thì có bấy nhiêu hình vị. Khơng chỉ
mang tính đơn lập âm tiết tiếng Việt cịn là điểm xuất phát để phân tích âm vị học.
Trong tiếng Việt như đã nói âm tiết thường trùng với hình vị cho nên khi xuất phát
từ hình vị để đi tới âm vị thì cũng là xuất phát từ âm tiết.
Âm tiết không phải là một khối đông đặc mà có thể phân xuất thành các yếu
tố nhỏ hơn. Cụ thể được chia thành năm thành tố và mỗi thành tố có một chức
năng riêng: thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Đây cũng chính là
năm thành phần cấu tạo nên âm tiết. Các thành tố này sắp xếp có thứ lớp mà ta có
thể phân thành từng bậc. Bậc thứ nhất bao gồm: âm đầu, phần vần và thanh điệu;
bậc thứ hai: âm đệm, âm chính và âm cuối.
Cấu trúc 2 bậc của âm tiết

Trong chuỗi lời nói của con người khơng chỉ phát ra thành những mạch khác
nhau mà còn phân tách ra được những khúc đoạn âm thanh nhỏ nhất có chức năng
phân biệt ý nghĩa và nhận diện từ, đó chính là âm vị. Và từ mơ hình cấu trúc âm
tiết tiếng Việt ở trên cũng như khái niệm về âm vị chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu
các ngun tắc ghi thành phần âm vị trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
a. Âm đầu



9
Chức năng của âm đầu là mở đầu âm tiết và phân biệt các cách mở đầu khác
nhau của âm tiết. Căn cứ vào các âm vị phụ âm được sử dụng và phân biệt trên văn
viết thì số lượng phụ âm đầu tiếng Việt là 22 phụ âm.
Tiêu chí để phân biệt 22 phụ âm đầu tiếng Việt là ở phương thức phát âm và
bộ máy cấu âm. Về phương thức phát âm có ba trường hợp: phương thức tắc (phụ
âm tắc, phụ âm mũi, phụ âm bật hơi), phương thức xát (phụ âm xát, phụ âm bên),
phụ âm rung. Về bộ phận cấu âm có các trường hợp: phụ âm môi, phụ âm đầu lưỡi,
phụ âm mặt lưỡi, phụ âm cuối lưỡi, phụ âm họng.
Bảng kê phụ âm đầu
Điểm cấu âm

Đầu lưỡi

Môi

Phương thức
Môi

phát âm

Răn
g

Bật hơi

Không thanh
bật hơi

Hữu

thanh

Vang (mũi)

Xát

Ồn

Cuối

Thanh

lưỡi

lưỡi

hầu

c

k

Quặt

t’


Tắc Ồn

Bẹt


Mặt

p

f

t

b

v

d

m

ŋ

n

Vô thanh

s

Hữu thanh

z

Vang (bên)


ţ

ş

x

h

γ

l

Chữ viết tiếng Việt là loại chữ ghi âm bằng chữ cái. Mỗi âm vị âm đầu đều
được thể hiện bằng một con chữ, kí hiệu âm vị. Có âm vị được ghi bằng một chữ
duy nhất trên chữ viết, lại có vài âm vị được ghi bằng hai ba hình thức chữ viết
khác nhau.
1. /b/

b

2. /m/

m


10

3. /f/


ph

4. /v/

v

5. /ť/

th

6. /t/

t

7. /d/

đ

8. /n/

n

9. /s/

x

10. /z/

d
gi

g (gì)

11. /l/

l

12. /ţ/

tr

13. /ş/

s

14. /ʐ/

r

15. /c/

ch

16. /k/

c + nguyên âm hàng sau: a, u, o, ô, ă, â
k + Nguyên âm hàng trước: i, e, ê, iê
q + âm đệm /w/

17. /ŋ/


ngh + nguyên âm hàng trước: i,ê, e, iê
ng + nguyên âm hàng sau: u, ô, o, a, ă, â,

18. /x/

kh

19. /γ/

gh + ngun âm dịng trước
g + ngun âm dòng sau

20. /h/

h

21. /ɲ/

nh

22. /p/

p

b. Âm đệm (âm đầu vần)
Âm đệm là yếu tố trịn mơi được biểu hiện đồng thời với âm đầu vần và lan
đến đỉnh âm tiết. Chức năng của âm đệm là chức năng trầm hóa âm sắc. Nếu hai


11

âm tiết có thành phần âm vị như nhau thì âm đệm vào âm tiết nào thì âm tiết đó sẽ
trầm đi. Ví dụ: so sánh hai âm tiết: tan và toan, xo và xoa.
Trong tiếng Việt chỉ có một âm đệm duy nhất là bán âm | w | Về phẩm chất
bán âm | w | cũng giống như nguyên âm | u | nhưng với chức năng là âm đệm của
mình khi phát âm nó bán âm | w | bị lượt đi so với nguyên âm chính | u |. Âm đệm |
w | khơng có khả năng độc lập làm thành âm tiết như nguyên âm | u | khi kết hợp
với thanh điệu. Ví dụ: u đầu, bánh ú, ú tìm…
Trên chữ viết bán âm | w | là một âm nhưng lại được biểu thị bằng hai hình
thức viết khác nhau. Cụ thể là:
“u” xuất hiện trước các nguyên âm: i, iê (ya), ơ, â
Ví dụ: nhụy, hươ, tuệ, chuẩn, khuya…
/w/
“o” xuất hiện trước ba ngun âm: a, ă, e
Ví dụ: hoa, hịe, hoặc…
c. Âm chính (âm giữa vần)
Âm chính là âm tố chủ yếu, là hạt nhân của âm tiết, có chức năng hình thành
âm sắc chủ yếu của âm tiết, là vị trí khơng thể vắng mặt trong âm tiết nên gọi là âm
chính. Đảm nhận vị trí âm chính bao giờ cũng là âm vị nguyên âm
Có thể nói rằng có 16 đơn vị âm vị cho các nguyên âm tiếng Việt. Trong đó
có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi
Các nguyên âm được phân biệt với nhau ở các tiêu chí sau:
- Vị trí của lưỡi
- Độ mở của miệng
- Hình dáng của mơi
- Độ dài của ngun âm
- Âm sắc khi phát ra nguyên âm
Ta có thể tóm tắt các tiêu chí vừa nêu bằng bảng kê nguyên âm sau đây


12


Vị trí lưỡi
Độ
mở miệng

Ngun âm
hàng trước

Hẹp

i

Hơi hẹp

e

Ngun âm
hàng sau
khơng trịn

Ngun âm
hàng sau trịn

w

u
o

Hơi rộng
Rộng




Âm sắc

Bổng

Trung hịa

Trầm

Trên chữ viết nói chung các nguyên âm được thể hiện bằng một hình thức
chữ viết nhưng cũng có trường hợp chúng được thể hiện bằng hai, ba hay bốn hình
thức khác nhau.
“y” khi trước nó có âm đệm hay một mình làm thành âm tiết,

1. | i |

ngoại trừ “í ới”
“i” trong những trường hợp cịn lại nhưng cũng có trường
hợp sau nó khơng có âm cuối có khi ghi là “y” có khi ghi là
“i”. Ví dụ: lý lẽ (lí lẽ), hy (hi)
2. | e |

“ê” (lên, về…)

3. | ε |

“e” khi sau nó khơng có “nh”, “ch” (kèn, vén)


4. |

“a” khi sau nó có “nh”, “ch” (anh ách)

5. |

|
|

“iê” khi trước nó có âm đầu và sau có âm cuối (tiêu, hiền…)
“ia” khi trước nó khơng có âm đệm, sau khơng có âm cuối
(chia lìa, tía lia…)
“” khi trước nó có âm đệm, sau nó có âm cuối hoặc chỉ có
âm chính và âm cuối (truyền thuyết, uyên, yêu…)


13
“ya” trong trường hợp trước nó có âm đệm, sau nó khơng có
âm cuối (khuya…)
6. | ω |

“ư” (lừ đừ, lưng chừng…)

7. | γ |

“ơ” (vờn, lờ mờ…)

8. |

“ô” trong trường hợp từ “quốc”


|

“â” (huân, tần ngần…)
9. | a |

“a” (hoa vàng…)

10. | ă |

“a” khi sau nó có “u” và “y” (nhau, nhảy…)
“ă” trong các trường hợp còn lại (lăn tăn…)

11. |

“ươ” khi có âm cuối (mượn, vườn tược…)

|

“ưa” khi sau nó khơng có âm cuối (lưa thưa…)
12. | u |

“u” (lún, vun…)

13. | o |

“ô” (tôn, tổ tông…)

14. | ɔ | “o” khi sau nó khơng có | k |, | ŋ | (lon ton, ngon lành…)
“oo” khi sau nó có | k |, | ŋ | (oong c, cái xoong…)

“o” trong vần “ong óc”

15. | |
16. |

|

“” khi sau nó có âm cuối (cuối, tn…)
“ua” khi sau nó khơng có âm cuối

d. Âm cuối
Âm cuối là âm vị kết thúc âm tiết và phân biệt cách kết thúc khác nhau của
các âm tiết. Tiếng Việt có 8 âm vị âm cuối, được phân biệt với nhau bởi các tiêu
chí:
- Về phương thức cấu âm
- Về điểm cấu âm
Ta có thể lập ra bảng sau:


14

Điểm cấu âm

Môi

Phương

Đầu

Cuối


lưỡi

lưỡi

thức cấu âm
Phụ âm cuối

Bán âm cuối

Tắc (vô thanh)

- p

- t

- k

Tắc (mũi vang)

- m

- n

- ŋ

Vang (không mũi)

- u


- i

Về sự tương ứng giữa ký hiệu và chữ viết
T

Âm vị

Chữ cái

Ghi chú

/-p/

p

- xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)

T
1

trong các âm tiết mang thanh sắc{/}, thanh nặng
{.}
2

/-t/

t

- xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc{/}, thanh nặng

{.}

3

/-m/

m

- xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc{/}, thanh
huyền{\}, thanh hỏi{?}, thanh ngã{~}, thanh nặng
{.} và thanh không

4

/-n/

n

- xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm (âm chính)
trong các âm tiết mang thanh sắc{/}, thanh
huyền{\}, thanh hỏi{?}, thanh ngã{~}, thanh nặng
{.} và thanh không

5

/-k/

c


- xuất hiện trong các âm tiết (trừ các âm tiết có
âm chính là ngun âm hàng trước: /i/, /e/, /ε /,
/ie/:các, cóc)


15

6

/-ŋ/

- Xuất hiện trong các âm tiết có âm chính là

ch

nguyên âm đơn hàng trước: /i/, /e/, /ε/: ích, ếch,
ách...
- Xuất hiện trong các âm tiết (trừ các âm tiết có

ng

âm chính là ngun âm hàng trước:/i/ /e/, /ε /:
tung, tơng, túc...)
- Xuất hiện trong các âm tiết có âm chính là

nh

nguyên âm đơn hàng trứớc: /i/, /e/, /ε /: inh, kênh,
xanh...
- Bán âm cuối gồm có:

TT

Âm vị

Chữ cái

1

/u/

u

- "u" ghi bán âm cuối /u/ trong các âm tiết có
các nguyên âm (trừ /a/, / ε /) như: cau, đâu,
nêu, niêu, tiu nghỉu...

o

- "o" ghi bán âm cuối /u/ trong các âm tiết có
âm chính là ngun âm /a/, / ε / như: cao, chèo,
béo, đảo...

2

/i/

i

- "i" ghi bán âm cuối trong các âm tiết có các
nguyên âm (trừ /ă/, /γ/), như: mai, tơi, cúi, hồi...


y

-“y” chỉ xuất hiện sau nguyên âm /ă/, /γ/ như:
cay, hay, cây, đẩy, ngoe nguẩy, trong vần ây,
ay: bấy nay, lay hoay…

e. Thanh điệu
Thanh điệu là sự thể hiện giọng lên xuống, cao thấp khác nhau khi phát âm
tiết. Nó làm cho hệ thống ngữ âm của tiếng Việt phong phú, uyển chuyển so với
nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Thanh điệu mang chức năng phân biệt âm vực
cao thấp của âm tiết. Thanh điệu gắn liền với âm tiết, là loại âm vị siêu đoạn tính,


16
là yếu tố xuất hiện đồng thời với các âm vị khác của âm tiết nhưng nó có khả năng
phân biệt ý nghĩa giống như âm vị đoạn tính khác.
Trong tiếng Việt hiện đại, 6 thanh điệu có giá trị âm vị học là: ngang, huyền,
ngã, hỏi, sắc, nặng.
Ta dùng các con số để chỉ các thanh
1- (ngang): la
2- (huyền): là
3- (ngã): lã
4- (hỏi): lả
5- (sắc): lá
6- (nặng): lạ
Về sự phân bố của các thanh điệu
Phân bố trong các loại hình âm tiết: sự phận bố của thanh điệu tiêng Việt chỉ
phụ thuộc vào âm cuối.
Phân bố trong các vần thơ: trong các âm tiết hiệp vần giữa câu thơ trên và câu

thơ dưới chỉ có thể có những thanh điệu cùng loại, xét về mặt âm điệu (cùng bằng
hoặc cùng trắc).
Phân bố trong các từ kép láy: sự phân bố thanh điệu trong các âm tiết của từ
kép láy tuân theo quy luật (cùng âm vực)
1.1.1.2. Các nguyên tắc chính tả tiếng Việt
Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học,
nghĩa là nói như thế nào viết như thế ấy. Chính tả tiếng Việt cũng vậy. Cho nên
chúng ta có thể thấy được mối liên hệ mật thiết giữa âm - chữ trong chính tả tiếng
Việt. Điều đó cũng có nghĩa nếu nắm rõ hệ thống âm tiết và viết thành thạo là đã
có kỹ năng chính tả tiếng Việt.
a. Chữ viết có một số các ngun tắc chính tả, và đối với mỗi chữ viết cụ thể
thì đặc điểm quan trọng nhất là nguyên tắc chính tả nào là nguyên tắc cơ bản và nó
được áp dụng quán triệt đến đâu.


17
Chữ viết có thể ghi phân biệt các từ dựa theo nghĩa hoặc dựa theo âm. Dựa
theo nghĩa thì trên nguyên tắc có bao nhiêu từ phải đặt ra bấy nhiêu ký hiệu: số
lượng ký hiệu sẽ nhiều vô kể, đây là điều bất tiện của chữ viết ghi ý. Dựa theo âm
có thể phân tích thành âm vị: số lượng âm vị của một ngơn ngữ trung bình chỉ trên
dưới ba bốn chục, do đó trên nguyên tắc chỉ cần một số lượng ký hiệu tương
đương để ghi các âm vị, dùng những tổ hợp con chữ để ghi các âm tiết và các từ.
Lối chữ viết ghi âm bằng chữ cái là thành tựu của một quá trình lịch sử lâu dài loài
người sáng chế, sửa đổi và cải tiến chữ viết. Cơ sở quyết định chính tả của chữ viết
ghi âm là phát âm.
b. “Nguyên tắc chính tả cơ bản của chữ viết ghi âm bằng chữ cái là nguyên
tắc ngữ âm học” [15, tr.6]. Con chữ dùng để ghi âm vị và hễ phát âm như nhau thì
viết giống nhau, và ngược lại, hễ viết giống nhau thì phát âm như nhau. Lý tưởng
là tương ứng với mỗi âm vị, chỉ dùng một và chỉ một con chữ nhất định. Tuy
nhiên, trên thực tế do nguyên nhân lịch sử cũng như nhiều lý do thực tiễn, khơng

có một chữ viết nào như vậy. Vì thế, u cầu hợp lý đối với một chữ viết là yêu
cầu tương đối. Không thể và cũng không nên bao giờ đòi hỏi áp dụng triệt để
nguyên tắc của âm vị học, nếu ngun tắc có bị vi phạm thì phải có lý do, đáp ững
yêu cầu thực tiễn nhất định, và được áp dụng một cách nhất quán để đảm bảo cuối
cùng vẫn có sự tương ứng đều đặn, có quy tắc giữa chữ và âm.
c. Như vậy, đối với chữ viết ghi âm, căn cứ của chuẩn chính tả là chuẩn phát
âm. Trên lý thuyết, chuẩn hóa phát âm phải được giải quyết trước để làm cơ sở
cho chuẩn hóa chính tả. Nhưng trên thực tế, vấn đề chuẩn hóa chính tả dẫu sao
cũng dễ giải quyết hơn vấn đề chính âm, u cầu chuẩn hóa và thống nhất chính tả
lại phổ biến hơn, cấp thiết hơn nên vấn đề này có thể phải giải quyết trước. Điều
cần chú ý là ngay trong trường hợp này, dẫu muốn hay không cũng phải xác định
một chuẩn phát âm. Mặt khác, chính tả có thể tác động ngược trở lại đối với phát
âm, chuẩn chính tả có tác dụng củng cố và phổ biến chuẩn phát âm. Ngược lại,
những sự phân biệt chỉ có trên chính tả, khơng có trong thực tế phát âm, có thể tạo
nên những cách phát âm phân biệt giả tạo. Ngồi ra, chính tả có thể thúc đẩy hoặc


18
trái lại làm chậm quá trình nảy sinh và phổ biến của những hiện tượng ngữ âm mới
trong những điều kiện nhất định, bằng cách phản ánh hay không phản ánh những
hiện tượng ngữ âm ấy. Nhưng quy đến cùng thì sự phát triển của ngữ âm bao giờ
cũng là do yêu cầu của ngôn ngữ với tư cách là một công cụ giao tiếp và do những
đặc điểm của hệ thống ngữ âm của từng ngôn ngữ quyết định, khơng phải do chính
tả.
d. Cuối cùng, trong các chữ viết ghi âm bằng chữ cái, bao giờ cũng có một
thành phần không ghi âm, mà ghi ý, gồm những ký hiệu không đại diện cho những
yếu tố ngữ âm mà là trực tiếp biểu đạt những ý niệm, tình cảm… Đó là các chữ số
(A-rập, La Mã), các dấu câu…Lối viết hoa, và cả lối viết tắt, về thực chất cũng
thuộc loại này. Chuẩn chính tả trong những trường hợp này thật ra chỉ là những
quy tắc, có tính chất quy ước, sử dụng các ký hiệu nói trên. Hầu hết những ký hiệu

trên đây có tính chất quốc tế, dùng thống nhất trong nhiều chữ viết, và những quy
tắc sử dụng chúng có một phần lớn giống nhau giữa chữ viết, và những quy tắc sử
dụng chúng có một phần lớn giống nhau giữa chữ viết của các ngôn ngữ. Tuy
nhiên, vẫn có một phần quan trọng khác nhau, vì là dựa trên đặc điểm của từng
ngơn ngữ hoặc dựa trên truyền thống của từng chữ viết. Dấu hỏi thường là đặt sau
câu hỏi, nhưng trong chữ Tây Ban Nha thì lại đặt ở đầu câu. Lối viết hoa thường là
để dùng cho danh từ riêng, nhưng trong chữ Đức, tất cả danh từ, riêng cũng như
chung, thảy đều viết hoa. Dẫu sao đây cũng là những quy ước, mà đã là quy ước
thì khó có tiêu chuẩn thống nhất của tính hợp lý. Nhưng cũng vì là quy ước, cho
nên những quy tắc đơn giản thường vẫn là thuận tiện hơn cả.
1.1.2. Đặc điểm chữ viết tiếng Việt và nội dung chính tả tiếng Việt
1.1.2.1. Đặc điểm chữ viết tiếng Việt
Chữ viết tiếng Việt (Chữ Quốc ngữ), còn được gọi tắt là Quốc ngữ, là hệ
thống chữ viết chính thức hiện nay của tiếng Việt. Hệ thống này được xây dựng
dựa trên chữ cái Latin có 29 chữ cái, theo thứ tự:


19

Ngồi ra, có 10 chữ ghép đơi và 1 chữ ghép ba.
CH GH GI KH NG NGH NH PH TH TR QU
Trước đây, các chữ ghép này được coi như một chữ cái độc lập và có thể
được tìm thấy trong từ điển cũ. Ngày nay chúng không được coi là chữ cái độc lập
mà là chữ ghép; ví dụ trong việc xếp thứ tự, "CH" nằm giữa "CA" và "CO" trong
các từ điển hiện đại.
Các chữ cái "F", "J", "W" và "Z" khơng có trong bảng chữ cái tiếng Việt,
nhưng có thể bắt gặp trong các từ vay mượn từ tiếng nước ngoài. "W" thỉnh thoảng
được dùng trong cách viết tắt thay "Ư". Hiện đang có ý kiến cho rằng, cần bổ sung
thêm bốn chữ cái kể trên vào bảng chữ cái tiếng Việt để hợp thức hóa cách sử dụng
để đáp ứng sự phát triển của tiếng Việt hiện đại. Ta có thể lập thành bảng sau:

Aa

Ăă

Ââ

Bb

Cc

Dd

Đđ

Ee

Êê

Gg

Hh

Ii

Kk

Ll

Mm


Nn

Oo

Ơơ

Ơơ

Pp

Qq

Rr

Ss

Tt

Uu

Ưư

Vv

Xx

Yy

Trong 29 chữ cái chia ra 11 con chữ nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ,
u, ư.

Có 23 con chữ ghi phụ âm: b, c (k, q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n, nh, ng
(ngh),
p,
s, t,

A Ă ÂBCDĐEÊGHIK

LMNOÔƠP

Q R STUƯVX

Y ph,

v, x. a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y

r,

th, tr,


20
Để viết đúng chính tả cần viết đủ các nét cơ bản (nét khu biệt) cùng những
nét liên kết trong mỗi chữ cái và giữa các chữ cái với nhau. Việc viết đúng chính tả
cũng đồng thời phải tuân thủ cách ghi các dấu thanh và dấu câu, viết đúng quy
cách hệ thống chữ số quy định.
1.1.2.2. Nội dung chính tả tiếng Việt
Chính tả, theo định nghĩa của từ điển, là cách viết đúng, hợp với chuẩn và
những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngơn ngữ nói sang dạng thức ngơn
ngữ viết. : “Chính tả - đó là cách viết chữ được coi là chuẩn” [5, tr.175], như vậy
có thể hiểu: những cách viết chữ khơng đúng so với chuẩn được coi là sai chính tả.

Chính tả, đó là những quy định mang tính xã hội cao, được mọi người trong cộng
đồng chấp nhận, mọi người đều phải tuân thủ. Những quy định đó thường là thói
quen trong sự vận dụng thực tiễn, nhưng cũng có thể do các tổ chức, cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành, và được xã hội chấp nhận; được coi là chuẩn mực
nói chung, là chuẩn chính tả nói riêng.
Như vậy, chuẩn chính tả là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ,
là những quy định buộc mọi người sử dụng tiếng Việt phải tuân theo. Quy định ấy
thường bao gồm các nội dung sau:
- Quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết
- Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm.
- Quy định chuẩn về viết dấu câu.
Chuẩn chính tả là sự biểu hiện của tính khn mẫu, tính chuẩn mực; do vậy,
khi được hình thành và áp dụng vào thực tế, chuẩn chính tả thường mang một số
đặc điểm là:
a. Chuẩn chính tả có ba đặc điểm cơ bản là mang tính chất bắt buộc gần như
tuyệt đối. Viết đúng chính tả là một yêu cầu phổ biến đối với mọi người chứ khơng
riêng ai. Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là sự thống nhất, cần có những chuẩn
chính tả được xác định rõ ràng, tránh những trường hợp mập mờ, hạn chế những
trường hợp trung gian.


21
b. Nói đến chuẩn chính tả là nói đến vấn đề ổn định, ít thay đổi. Chữ viết
chính tả thường có tính bảo thủ. Tính ổn định cao của chữ viết và chính tả cũng
kéo theo sự ổn định cao của những quy định chuẩn chính tả. Vì thế, trên thực tế sử
dụng ngôn ngữ chúng ta thường thấy những thói quen viết chữ đã ăn sâu vào tiềm
thức của người sử dụng nên khi có sự biến đổi nào đó, người sử dụng cảm thấy
khó khăn trong cách viết, khó thay đổi được ngay cách viết mới. Tính ổn định cao
của chữ viết đôi khi cũng gây rắc rối cho chính tả. Khi ngơn ngữ đã có sự thay đổi
và phát triển khác trước (mặt ngữ âm) mà chính tả vẫn giữ ngun khơng thay đổi

thì rất dễ nảy sinh các mâu thuẫn, tạo nên những bất hợp lý. Chẳng hạn trước đây,
trong tiếng Việt có sự phân biệt phát âm giữa D và Gi nhưng đến nay không cịn sự
phân biệt nữa. Ở góc độ chữ viết, việc phân biệt giữa D và Gi vẫn là quy định về
chính tả. Điều này tạo nên sự khó khăn về chính tả mà trên thực tế, chuẩn chính tả
cũng đành để ở dạng trung gian.
c. Mặc dù có tính ổn định cao, song chuẩn chính tả khơng phải là bất biến.
Chính tả có tính ổn định cao, tuy nhiên trong q trình vận động của nó vẫn có sự
biến đổi với mức độ chậm. Sự biến đổi của chính tả ít nhiều kéo theo sự thay đổi
về chuẩn chính tả. Những chuẩn chính tả trong thời điểm này được coi là hợp lý
nhưng đến một thời điểm khác khơng cịn phù hợp nữa thì tất yếu phải thay đổi.
d. Chuẩn chính tả thường mang tính truyền thống và số đơng. Điểm xuất phát
của chuẩn chính tả là những thói quen phổ biến trong xã hội, vì thế, chuẩn chính tả
thực chất là kết quả của một sự lựa chọn – lựa chọn nhiều hình thức chính tả đang
tồn tại. Chẳng hạn do thói quen phát âm của đa số người trong xã hội mà có thể tạo
thành những chuẩn thể hiện trên chữ viết như: “chỏng ngọng” (tuy theo từ nguyên
phải là “chổng gọng”); “đại bàng” (tuy theo từ nguyên phải là “đại bằng”).
Đặc trưng số đông thể hiện rõ nhất trong chuẩn chính tả tiếng Việt là khi
trong thực tế đang tồn tại hai hình thức ngữ âm mà chưa xác định được một chuẩn
duy nhất thì có thể tạm thời chấp nhận hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen
nghiêng hẳn về một hình thức. Đó được gọi là những từ lưỡng khả. Chẳng hạn như
nghĩa “eo sèo” và “eo xèo”; “sứ mạng” và “sứ mệnh”.


22
1.2. Cơ sở xã hội của vấn đề
1.2.1. Tình hình “rối” chính tả hiện nay
Vào ngày 5-3-1984 nước ta có Quyết định 240/QĐ của Bộ Giáo dục Quy
định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt. Có thể nói rằng đây là quyết
định đầu tiên về chuẩn hóa tiếng Việt của nước ta trong quá trình xây dựng và phát
triển đất nước. Trải qua hơn 20 năm, chúng ta đã liên tiếp ban hành những quy

định khác nhau về văn bản tiếng Việt, một vấn đề mà đáng lẽ ra phải được thống
nhất ngay từ đầu. Các nước phát triển hàng đầu trên thế giới rất chú trọng đến việc
thống nhất chuẩn chính tả. Họ đã ban hành Luật ngôn ngữ thống nhất, đồng thời
phổ biến rộng khắp trong toàn thể quần chúng nhân dân để sử dụng chuẩn ngơn
ngữ của quốc gia mình. Nước ta đã trải qua khơng q “năm lần bảy lượt” thay
đổi chuẩn chính tả. Đầu tiên là năm 1984 tiếp đến là năm 2002 với “Quy định tạm
thời về chính tả trong sách giáo khoa mới”. Đến năm 2003 lại có thêm “Quy định
tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa”. Ngoài ra, Hội đồng Quốc gia
Chỉ đạo Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam trong Hội nghị toàn thể ngày 3 và
4-5-2000 cũng đã ban hành “Quy tắc chính tả và phên chuyển tiếng nước ngồi”
của tiếng Việt riêng mình. Chính vì q nhiều quy định được đặt ra như thế mà Bộ
nội vụ vào tháng 6-2006 đã phải đưa ra một “Dự thảo” về “Quy định về viết hoa
và phiên chuyển tiếng nước ngoài trong văn bản tiếng Việt” nhằm dùng nó trong
địa hạt tài chính. Gần đây nhất, ngày 21-12, Báo Thanh Niên, Trường ĐH Khoa
học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Sài Gòn đã phối
hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất
trong nhà trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng”. Hội thảo đã nêu ra
một số vấn đề quan trọng về việc thống nhất chuẩn mực chính tả. Cụ thể, về chữ
viết có cần nhất thiết bổ sung các con chữ f, j, w, z vào bảng chữ cái tiếng Việt hay
không? Một số quan hệ giữa tiếng nói và chữ viết hay nói cách khác là có cần thiết
phải điều chỉnh chữ viết ghi âm để nó gần hơn với phát âm của người Việt hiện
nay hay khơng? Ngồi ra, cịn có vấn đề về cách viết y và i, vấn đề về sử dụng dấu


23
thanh cũng như quy định về viết hoa tên cơ quan, tổ chức và cách phiên âm tiếng
nước ngoài.
Rõ ràng, đối với việc sử dụng thống nhất chính tả tiếng Việt mà có q nhiều
quy định như vậy thì q “rối”. Cứ mỗi lần ra quyết định thay đổi và ban hành thì
việc sử dụng nhầm lẫn, rối ren trong xã hội là điều không thể tránh khỏi. GS, TS

ngôn ngữ học Trần Trí Dõi đã có nêu một ví dụ điển hình về việc này. Ngay chân
tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm thủ đơ Hà Nội có ghi rõ “Lý Thái Tổ”. Một
trường trung học ở Nha Trang có bảng tên gọi ở cổng trường là “Lý Tự Trọng”.
Nhưng sau Quyết định 240/QĐ ngày 5-3-1984 của Bộ Giáo dục về “chính tả” thì
trong sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành, giáo viên và học sinh lại
có thể viết là “Lí Thái Tổ”, “Lí Tự Trọng”. Hay một ví dụ mà chúng tơi đọc được
trên nguồn internet về một ông bố thời “cựu học” khẳng định với con rằng viết “hi
sinh”, “vật lí” là chưa thỏa đáng, phải viết “hy sinh”, “vật lý” mới đúng. Và ông
đưa ra cuốn sách “lưu cửu” để chứng minh. Thằng nhỏ mở cuốn sách giáo khoa
“hiện đại” ra, nói đây, từ nào cũng viết i “đàng hồng”, bố thì cứ “bảo lưu” mãi.
Ngay như cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Tây Ban Nha Cervantes, một trong
những tiểu thuyết xuất hiện sớm nhất châu Âu, tên nhân vật chính khi thì viết Đơn
Kihơtê, lúc thì Đơn Ki-hơ-tê, rồi Đơng-ki-sốt hoặc Đơngkisốt. Cịn tên những con
vật cũng thế, có sách viết hoa: Hươu, Hổ, Voi…cũng có sách viết thường: nai, gấu,
chồn…Như thế, đứng trước thực trạng “rối rắm” của chính tả tiếng Việt, người đọc
phải xử lý như thế nào?
1.2.2. Đơi nét về thực trạng chính tả trên báo viết
Theo một báo cáo gần đây về “Tình hình chính tả văn bản tiếng Việt” do
Viện Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia Hà Nội và Công ty VieGrid công bố
khi khảo sát 177 tổ chức thuộc 7 khu vực trong tháng 6/2010. Trên tổng số gần
67.000 mẫu văn bản, tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7.79%,
cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn 1% (do các chuyên gia ngôn ngữ đề ra và rất cao
so với tiêu chuẩn quốc tế 0,1%). Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là khu vực báo chí
truyền thơng có tỷ lệ lỗi chính ở gần mức báo động là 10%. Đặc biệt, Đài tiếng nói


24
Việt Nam, cơ quan truyền thống lớn của Chính phủ, lại đứng đầu về tỷ lệ lỗi chính
tả với hơn 30%. Các báo điện tử như: Vnexpress, Việt báo, báo điện tử 24h… cũng
đều có tỷ lệ lỗi trên 20%. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, việc sai lỗi chính tả nói

cho cùng thì ai cũng mắc phải. Giữa trung tâm Thủ đơ cịn sai, giữa quốc lễ Hùng
vương cũng sai chưa kể là trong "Vở luyện tập Tiếng Việt 1" của NXB Đà Nẵng,
“Vở tiếng Việt thực hành 1" của NXB Giáo dục do TS Trần Thị Minh Phương chủ
biên cũng mắc những lỗi sai,… Hay trong cuốn "Vở ơ ly có viết chữ mẫu" của
NXB Mỹ thuật, trong phần lấy ví dụ cho vần "ướt" đã dẫn minh họa kèm theo là
"thướt đo". Nhiều phụ huynh đọc xong khơng hiểu nghĩa của từ "thướt đo" là gì
(chữ có nghĩa phải là "thước đo"). Cịn trong cuốn "Bài tập thực hành tiếng Việt 2"
của NXB Đại học Sư phạm, do Nguyễn Hải Mi - Trần Thị Hồng Thắm chủ biên
cũng mắc lỗi về từ, người soạn đã dùng sai từ "năn nỉ" thành "năng nỉ". Như thế
thì dân sai nhiều lỗi chính tả cũng khơng lấy gì làm ngạc nhiên lắm. Ngạc nhiên ở
đây, nếu có thì là tỷ lệ lỗi cao quá, những gấp 8 lần chuẩn và khu vực báo chí và
truyền thơng có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất, gần mức báo động 10%. Và theo thống
kê thì các lỗi chính tả thường gặp nhất là lỗi viết sai các phụ âm hoặc nguyên âm.
Trước hết với nhóm phụ âm đầu như tr/ch, s/x, r/gi/d. Ví dụ: chúng tả phải viết là
“chia sẻ”, “bổ sung”, “vơ hình trung”, “giã biệt”, “di dời”, “xa rời”… thì nhà
báo lại viết thành “chia xẻ”, “bổ xung”, “vơ hình chung”, “bất chắc”, “dã biệt”,
“di rời”, “xa dời”. Tiếp theo là lỗi sai về nguyên âm dẫn đến lỗi sai về nghĩa của
từ: “tham quan” – “thăm quan”, “lăp lại – lập lại”, “hằng ngày – hằng ngày”,
“thập niên – thập kỷ”,… Cá biệt, một số nhà báo còn nhầm lẫn giữa các từ
xuất/suất và giành/dành….
Ngoài ra, những từ đo lường viết tắt như: km (ki lô mét), kg (ki lô gam), ha
(héc ta) được dùng không chuẩn mực. Hay dấu câu được sử dụng khơng chính xác
với chức năng, cụ thể là dấu phẩy (,) dùng tràn lan. Không những thế lỗi sai về từ
Hán Việt rất phổ biến, nhất là khi dùng những từ: “yếu điểm” (điểm yếu), “vấn
nạn” (vấn đề tệ nạn), “sáp nhập” (sát nhập),…


25
Theo một thông tin chúng tôi đọc được trên internet về một đài TH khu vực
Nam Bộ trong mục đưa tin giá cả, có hiện dịng chữ “ Giá đậu que là 5000.đ/ký).

Trong “Từ điển tiếng Việt”, ở mục “đậu” thì khơng có từ “Đậu que” này mà chỉ
có “Đậu cô ve” : chỉ một loại đậu “quả dẹp, rộng bản, khi non có màu xanh lá
mạ”(Từ điển tiếng Việt- NXB Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học- 1997, trang 292).
Có thể do cách đọc theo phương ngữ Nam bộ nên “cô ve” thành “que” chăng ?
Thực chất đây đúng là đậu cô ve, hiện đang được nông dân trồng rộng rãi dùng làm
thực phẩm hàng ngày. Có thể thấy được rằng, các tờ báo không chỉ mắc phải
những lỗi chính tả về mà nhìn chung vẫn chưa thống nhất trong các quy định về
chuẩn chính tả dẫn đến việc “đất ai người nấy sống, mạnh ai người nấy viết”.

CHƯƠNG HAI: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHÍNH TẢ TRÊN
BÁO VIẾT
2.1. Về mặt hình thức của từ
2.1.1. Miêu tả việc sử dụng các hình thức của từ
Để cho việc khảo sát mang tính khách quan và độ tin cậy cao, chúng tơi đã
chọn ngẫu nhiên 50 bài báo trên 3 trang báo điện tử là: Vnexpress (Vnexpress.net),
VN Thư quán (vnthuquan.net), 24h (24h.com.vn). Như vậy, tổng cộng có tất cả
150 bài của 3 trang báo.
Trang Vnexpress.net
Khảo sát 50 bài của trang Vnexpress.net cho thấy có một số lỗi sai về mặt
hình thức của từ. Đó là các lỗi sai về phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu.
Về sai phụ âm đầu: Khảo sát ở 50 bài báo có 10 bài sai lỗi phụ âm đầu. Phụ
âm đầu thường bị lỗi là: /s/, /x/, /tr/, /ch/, /d/, /r/, /gi/, /ngh/, /ng/. Trong đó những
âm /s/, /x/, /tr/, /ch/ sai với tỷ lệ cao hơn. Ví dụ:
(1) “South China Morning Post dẫn lời Wang Hanling, một chuyên gia hải
quân thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc,bình luận rằng hoạt động này của
ơng Tập cùng với cuộc tập trận của hải quân có thể là một thông điệp đến các


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×