Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****

Đề tài:
ĐỊA ĐẠO BẠCH MÃ, HUYỆN PHÚ LỘC,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG KHÁNG
CHIẾN CHỐNG MỸ (1973 – 1975)

SVTH: Trần Thị Minh Hằng
Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
GVHD: PGS.TS Lưu Trang
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng, 5/2014 -


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Nguồn tài liệu ................................................................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
7. Cấu trúc của đề tài ......................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CỦA
NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ LỘC ................................................................... 6


1.1. Tổng quan về huyện Phú Lộc .................................................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 6
1.1.2. Con người và truyền thống lịch sử .......................................................... 8
1.2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân huyện Phú Lộc .... 13
1.2.1. Giai đoạn 1954 đến 1973 ...................................................................... 13
1.2.2. Giai đoạn từ 1973 đến 1975 .................................................................. 23
Chương 2. ĐỊA ĐẠO BẠCH MÃ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ (1973 – 1975) .......................................................................... 28
2.1. Một số khái niệm liên quan đến địa đạo .................................................. 28
2.2. Khái quát về địa đạo Bạch Mã ................................................................. 28
2.2.1. Tên gọi Bạch Mã ................................................................................... 28
2.2.2. Những tiền đề để xây dựng địa đạo Bạch Mã ....................................... 30
2.2.3. Quá trình xây dựng địa đạo Bạch Mã ................................................... 34


2.2.4. Chức năng của địa đạo Bạch Mã .......................................................... 37
2.3. Hoạt động của địa đạo Bạch Mã .............................................................. 38
2.3.1. Trạm quan sát tiền tiêu .......................................................................... 38
2.3.2. Tổ chức chiến đấu ................................................................................. 40
2.4. Vai trò và ý nghĩa của địa đạo Bạch Mã với Phú Lộc và Thừa Thiên Huế
trong kháng chiến chống Mỹ........................................................................... 41
2.5. Một số kiến nghị đề xuất .......................................................................... 43
KẾT LUẬN .................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thừa Thiên Huế với hơn 700 năm hình thành và phát triển, trải qua

nhiều thăng trầm của lịch sử. Là vùng đất kinh kỳ thời phong kiến nhà
Nguyễn, sau trở thành một trong những đô thị lớn ở thời kỳ chống Pháp và
chống Mỹ. Hiện nay, Thừa Thiên Huế đã và đang trong quá trình phát triển
mạnh về kinh tế - chính trị - xã hội.
Trong thời gian chống Mỹ cứu nước, Thừa Thiên Huế là nơi có vị trí
chiến lược quan trọng, là nơi tập trung quân đội của Mỹ - Ngụy để chống lại
phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi trong quần chúng nhân dân, học sinh sinh viên. Ngoài ra, chúng còn âm mưu chặn đứng con đường chi viện sức
người - sức của, của nhân dân miền Bắc đối với miền Nam, ngăn cản cơng
cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Mặc dù vậy, quân và dân
Thừa Thiên Huế dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên những chiến công
hiển hách, đập tan âm mưu biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Ngày nay, những di tích cách mạng trong thời kỳ chống Mỹ vẫn cịn lưu
lại trên mảnh đất nhiều đạn bom, khói lửa này. Đây ln là những chứng tích
hào hùng nhất, minh chứng cho những năm tháng đấu tranh gian khổ, nhiều
mất mát và hy sinh chống lại thế lực quân sự lớn mạnh bậc nhất thế giới.
Trong những di tích nổi tiếng ở Thừa Thiên Huế như: Chín Hầm, Lao
Thừa Phủ, đình Bàn Mơn, chiến khu Dương Hịa, địa đạo Xuân Thủy... thì địa
đạo Bạch Mã nằm tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc là di tích lịch
sử được phát hiện vào năm 1991. Địa đạo nằm trên núi Bạch Mã cao trên
1400m, nơi đây từng được khai phá và trở thành khu nghỉ mát thời Pháp
thuộc, với nhiều biệt thự cổ, sân bay và nhiều khuôn viên giải trí khác. Bạch
Mã được ví von như Đà Lạt thứ hai ở miền Trung, là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng
của những sĩ quan quân đội Pháp rồi Mỹ.


Không chỉ biết đến là nơi nghỉ mát, Bạch Mã cịn là nơi có vị trí chiến
lược quan trọng; nơi quan sát được toàn bộ khu vực xung quanh như Nam
Đông, Khe Tre, dải đồng bằng hẹp Phú Lộc trong đó có hệ thống đường bộ và
đường sắt đi qua; là chốt giữ quan trọng cho con đường huyết mạch vào Nam
và giáp ranh với thành phố trọng điểm Đà Nẵng. Do đó, đây ln là nơi đóng

vai trị quan trọng, là vị trí cần phải chiếm giữ của cả hai phía, ta và địch.
Địa đạo Bạch Mã hơm nay cịn đó như một sự hiện thân của ý chí kiên
cường bất khuất, sự sáng tạo và khí phách anh hùng cách mạng của dân tộc ta.
Tuy nhiên, trước sự thay đổi khắc nghiệt của môi trường sinh thái địa đạo
Bạch Mã đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, những biện pháp tôn
tạo và phát triển du lịch lịch sử - văn hóa vẫn đang bị bỏ ngõ.
Nghiên cứu địa đạo Bạch Mã có ý nghĩa to lớn trong việc dựng lại bức
tranh lịch sử những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và
dân huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Góp phần bổ sung kiến thức cho
bản thân và làm rõ hơn một phần lịch sử địa phương huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Với những lý do trên, nên tôi chon đề tài “Địa đạo Bạch Mã, huyện
Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong kháng chiến chống Mỹ (1973 –
1975)” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Địa đạo Bạch Mã mới được phát hiện năm 1999 và được cơng nhận là di
tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 2009 nên vẫn cịn khá ít tài liệu nói rõ
về q trình hình thành, vai trị, ý nghĩa của địa đạo trong kháng chiến chống
Mỹ cũng như định hướng, giải pháp phát triển du lịch tại đây.
Để có thể nghiên cứu một cách tồn diện và sâu sắc về địa đạo Bạch Mã,
tôi đã tham khảo một số tài liệu, bài nghiên cứu quan trọng sau:
Thứ nhất là bản“Lý lịch địa đạo Bạch Mã” của Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày khái quát về sự ra đời của địa đạo,


những sự kiện diễn ra tại địa đạo cũng như tình trạng của di tích hiện nay.
Tiếp theo là cuốn “Trung đoàn 6 (đoàn Phú Xuân) 1965 - 2005” của
Đảng ủy, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế xuất bản tại Nxb Chính trị
Quốc gia năm 2005, cũng đã trình bày rõ trận đánh tại điểm cao Bạch Mã và
quá trình, phương tiện để đào địa đạo.

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lộc (1930 -1975)” của Ban chấp
hành Đảng bộ huyện Phú Lộc cũng có trình bày khái quát về địa đạo Bạch Mã
cũng như vị trí chiến lược ở đây.
Báo cáo Tham luận “Cung cấp tư liệu phục vụ lập hồ sơ khoa học đề
nghị xếp hạng di tích lịch sử cách mạng địa đạo trên đỉnh núi Bạch Mã huyện
Phú Lộc” của Trần Văn Chữ, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Minh Tuân, Nguyễn
Xuân Trường là những người trực tiếp sống và chiến đấu tại địa đạo Bạch Mã
đã cung cấp những tư liệu quý giá về sự chỉ đạo xây dựng và chức năng của
địa đạo.
Sách “Địa chí Thừa Thiên Huế”, tập 1: Phần tự nhiên và tập 2: Phần lịch
sử của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xuất bản năm 2005 cũng đã trình bày khá
rõ về vị trí địa lý của huyện Phú Lộc cũng như cuộc đấu tranh của quân và
dân ta tại đây.
Liên quan đến đề tài này cịn có một số cơng trình như: cuốn “Những
trận đánh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế 1945 -1975”, tập 2 của Bộ tư lệnh quân khu IV, Đảng ủy - Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, “Báo cáo kết quả khảo sát địa đạo Bạch
Mã” của Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế,...Và một số
bài viết về địa đạo Bạch Mã của các trang báo mạng trên Internet.
Các tài liệu trên chủ yếu đề cập đến quá trình đào địa đạo trong giai đoạn
1973 - 1974. Hiếm khi đề cập đến vai trò, chức năng, ý nghĩa của địa đạo.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, tôi cố gắng tập hợp, xử lý để
trình bày một cách tồn diện về địa đạo Bạch Mã, thấy được vai trò đóng góp


của địa đạo trong kháng chiến chống Mỹ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài của tôi tập trung nghiên cứu về sự ra đời,
quá trình hình thành và phát triển, định hướng bảo tồn và phát triển du lịch
của địa đạo. Đồng thời làm rõ hơn vai trò, chức năng, ý nghĩa của địa đạo

trong kháng chiến chống Mỹ.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi không
gian là địa đạo Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và khoảng
thời gian từ trước khi ra đời địa đạo đến khi giải phóng hồn tồn tỉnh Thừa
Thiên Huế.
4. Nguồn tài liệu
Tài liệu thành văn: Để hoàn thành được đề tài này, tôi đã sử dụng tài liệu
từ nhiều nguồn khác nhau. Các sách viết về lịch sử địa phương được lưu trữ
tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, Vườn Quốc gia
Bạch Mã, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Thư viện trường Đại học
Khoa học Huế, Trung tâm Học liệu Đại học Huế. Ngồi ra tơi cịn sử dụng
một số trang websites trên mạng Internet.
Tài liệu thực địa: Để kiểm chứng lại các tài liệu tôi đã tiến hành khảo sát
về địa đạo Bạch Mã và các cơ quan trực tiếp quản lý địa đạo, qua đó tiếp cận
các đối tượng nghiên cứu: địa đạo Bạch Mã, các nhân vật có liên quan đến
việc hình thành và phát triển của địa đạo Bạch Mã. Trên cơ sở đó tơi tiến hành
phỏng vấn các nhân chứng lịch sử đã trực tiếp đào, sống và chiến đấu tại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành cơng trình nghiên cứu khoa học này, chúng tơi dựa trên
các phương pháp:
Phương pháp luận sử học: đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật
lịch sử, phương pháp luận biện chứng của sử học Mác-xít, quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng.


Phương pháp lịch sử: chủ yếu sử dụng phương pháp sưu tầm, tổng hợp
các tư liệu khác nhau đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác như:
phân tích, logic, đối chiếu, so sánh,...để rút ra được kết luận.
6. Đóng góp của đề tài
Mong muốn của tơi khi nghiên cứu đề tài này là sẽ nâng cao sự hiểu biết

của mình về một vấn đề trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của địa phương,
góp phần làm rõ hơn đóng góp của địa phương trong lịch sử dân tộc.
Qua kết quả nghiên cứu tôi hi vọng sẽ giúp cho nhiều người hiểu rõ về
tầm vóc của địa đạo Bạch Mã đối với nhân dân Phú Lộc, góp phần giáo dục
truyền thống, lòng tự hào về quê hương cho thế hệ trẻ Phú Lộc hiện nay.
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài của tơi ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo
thì phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân huyện Phú Lộc
Chương 2: Địa đạo Bạch Mã trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1972 –
1975)


NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
CỦA NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ LỘC
1.1. Tổng quan về huyện Phú Lộc
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Lộc là một huyện đầm phá, ven biển, nằm ở cực Nam của tỉnh Thừa
Thiên Huế; “ở từ 16º 10’ 32” đến 16º 24’ 45” vĩ độ bắc và 107º 49’ 05” đến
108º 12’ 55” kinh độ đơng” [ 20; 139]; phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy và
huyện Phú Vang; phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đơng giáp biển
Đơng; phía Tây giáp huyện Nam Đông. Thị trấn Phú Lộc là trung tâm huyện
lỵ, cách thành phố Huế 45 km về phía Nam.
Huyện Phú Lộc có diện tích 720,9 km2, dân số trung bình là 134.628
người, mật độ dân số 187 người/km2, (theo niên giám thống kê năm 2012).
Tồn huyện có 18 đơn vị hành chính, trong đó có 16 xã và 2 thị trấn.

Huyện Phú Lộc có vị trí địa lý - kinh tế rất thuận lợi, có các trục giao
thơng quốc gia quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc Nam; Phú Lộc nằm ở trung điểm của hai thành phố lớn nhất của khu vực
miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng (cách Huế 45 km về phía
Bắc và cách Đà Nẵng 55 km về phía Nam); có Cảng nước sâu Chân Mây là
một trong những cửa ngõ thông ra biển quan trọng của Hành lang kinh tế
Đông - Tây theo quốc lộ 1A và đường 9 nối Việt Nam với các nước trong khu
vực như Lào, Thái Lan và Myanma.
Phú Lộc có nhiều tiềm năng, thế mạnh về biển, đầm phá, đồng bằng, gò
đồi, rừng núi, đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên. Phú Lộc có đất


rừng hơn 34.000ha. Vườn Quốc gia Bạch Mã là một điểm nhấn trong hệ sinh
thái rừng nguyên sinh còn lại trong dãy Trường Sơn hùng vĩ; mặt nước đầm
phá Cầu Hai – Lăng Cơ hơn 12.000ha; có bờ biển dài hơn 60 km với những
bãi biển nổi tiếng như: Hàm Rồng, Cảnh Dương, Lăng Cô, Bãi Chuối và vùng
đảo Sơn Chà là những thuận lợi cho phát triển du lịch. Phú Lộc cịn có Khu
kinh tế Chân Mây - Lăng Cô là trọng điểm kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế
đang được hình thành và phát huy vai trị động lực trong tương lai.
Với lợi thế là điểm nối 2 trung tâm đô thị lớn nhất miền Trung là Huế và
Đà Nẵng, có quốc lộ 1A, đường sắt và vùng ven biển, đầm phá, Phú Lộc là
nơi hội tụ của nhiều tiềm năng phong phú, đa dạng để phát triển sản xuất và
mở rộng giao thương với các địa phương các vùng trong tỉnh và khu vực.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu Kinh tế Chân
Mây – Lăng Cô trở thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế lớn
và hiện đại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trung tâm du lịch, nghỉ
dưỡng mang tầm cỡ khu vực, quốc tế; tập trung xây dựng cơ sở vật chất và
kết cấu hạ tầng Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô hiện đại, đồng bộ. Xây
dựng mới đô thị Chân Mây hiện đại, văn minh có kiến trúc mang bản sắc Huế
gắn với chuỗi đô thị Huế - Chân Mây – Lăng Cô – Đà Nẵng – Chu Lai –
Dung Quất – Nhơn Hội – Vân Phong… đưa Phú Lộc trở thành điểm sáng, là

nơi thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Mặt khác, khi vịnh Lăng Cô được Câu lạc bộ Các vịnh biển đẹp nhất thế giới
(Worldbays) xếp hạng đưa vào danh sách các Vịnh biển đẹp nhất thế giới đã
tạo ra động lực mới cho việc xây dựng Lăng Cô thành một trong những điểm
đến du lịch đầy hấp dẫn.
Với những tiềm năng, lợi thế về mặt địa lý, về tài nguyên thiên nhiên và
Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đang đầu tư phát triển, Phú Lộc sẽ có điều
kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng tương xứng với vùng kinh tế động lực, bộ mặt phía Nam của


Thừa Thiên Huế.
1.1.2. Con người và truyền thống lịch sử
Trong quá trình khai hoang, lấn biển, mở đất phương Nam của người
Việt qua các triều đại phong kiến, từ đầu thế kỉ XIV, những người nông dân
nghèo từ vùng Thanh – Nghệ đã đến Phú Lộc, cùng nhau xây dựng non sơng
đất nước. Từ đó đến nay, con cháu của những người mở đất phương Nam đã
chứng kiến bao đổi thay, phát triển của đất nước.
Sách Ô châu cận lục của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Lê Q
Đơn đã có những ghi chép về thiên nhiên, con người ở đây, qua đó người đời
sau có thể hiểu biết thêm về mảnh đất Phú Lộc từ xa xưa.
Năm Bính Ngọ 1306, vua Trần Anh Tơng gả cơng chúa Huyền Trân cho
vua Chiêm Thành là Chế Mân. Vua Chế Mân đã dâng châu Ô, châu Lý cho
nhà Trần để làm lễ cưới. Trần Anh Tơng đổi châu Ơ và châu Lý thành châu
Thuận và châu Hoá. Châu Thuận là tỉnh Quảng Trị, châu Hoá là tỉnh Thừa
Thiên Huế (và một phần nhỏ thành phố Đà Nẵng) ngày nay. Thời Trần, châu
Thuận và châu Hoá là những trọng trấn của quốc gia phong kiến Đại Việt.
Năm Bính Tuất 1466, vua Lê Thánh Tông chia nước ta thành 12 đạo
thừa tuyên. Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc đạo Thuận Hoá.
Năm Canh Tuất 1491, vua Hồng Đức nhà Lê định bản đồ, chia cả nước

thành 13 xứ thừa tuyên. Xứ Thuận Hoá chia làm hai phủ: Tân Bình và Triệu
Phong. Phủ Triệu Phong gồm ba huyện: Kim Trà, Đan Điền và Tư Vang. Phú
Lộc thuộc huyện Tư Vang, phủ Triệu Phong: “Huyện Tư Vang gồm 6 tổng, 52
xã”. Huyện Tư Vang gồm huyện Phú Lộc, Phú Vang ngày nay. Mạc Đăng
Dung cướp ngôi nhà Lê, đổi huyện Tư Vang thành huyện Tư Vinh có 67 xã.
Năm Mậu Ngọ 1558, Đoan quận cơng Nguyễn Hồng đem qn bản
dinh trấn thủ Thuận Hố, đổi tên huyện Tư Vinh thành Phú Vinh. Dưới thời
các chúa Nguyễn, tỉnh Thừa Thiên Huế được chia làm 3 huyện: Quảng Điền,
Hương Trà và Phú Vang. Huyện Phú Lộc là một phần đất của huyện Phú


Vang. Sách Phủ biên tạp lục chép: “Tổng Diêm Trường huyện Phú Vang gồm
7 xã, 5 thôn, 21 phường, 3 sách”. Những tên làng, xã như Diêm Trường, Nghi
Giang, Mỹ Á, Đồng Dương, Cảnh Dương, Đông An, Phú Cường, Nam Phổ,
Bàn Môn, Phú Môn là những làng xưa nhất của huyện Phú Lộc.
Năm Tân Dậu 1802, vua Gia Long dựng kinh đô Phú Xuân, lấy 3 huyện
Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang thuộc phủ Triệu Phong làm dinh Quảng
Đức.
Năm 1835, Minh Mạng cắt phần đất của các huyện cũ đặt thêm 3 huyện
mới là Phong Điền, Hương Thuỷ và Phú Lộc. Tên Phú Lộc xuất hiện từ đó.
Vào thế kỷ XIX, huyện Phú Lộc gồm 4 tổng, 87 xã. Sách Đại Nam nhất
thống chí chép vị trí địa lí của Phú Lộc như sau: “Từ Thần Phù thông đến Hà
Trữ, ngang qua Hà Trung, Phụng Chính, phía bắc giáp với Lương Viện, Hà
Tu và An Bằng ra thẳng đến biển trở vào giáp địa đầu Quảng Nam; đông, tây
cách nhau 94 dặm, phía tây đến địa giới huyện Hương Thuỷ 15 dặm, phía bắc
đến địa giới huyện Phú Vang 32 dặm”. Huyện lị Phú Lộc đóng ở Cầu Hai,
cách kinh thành Huế 39km về phía Nam.
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Uỷ ban khởi nghĩa huyện Phú
Lộc tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng nhân dân cấp huyện, xã.
Huyện Phú Lộc gồm các xã khu I, khu II, khu III và đặt tên hành chính cho

vùng đất Nam Đông là xã Xuân Lộc.
Tháng 5 năm 1958, nguỵ quyền Sài Gịn chia nhỏ đơn vị hành chính
huyện xã. Chúng chia huyện Phú Lộc thành 3 quận: Phú Lộc, Vinh Lộc, Nam
Hoà. Quận Phú Lộc gồm các xã khu I, khu II: Lộc An, Lộc Bổn, Lộc Điền,
Lộc Hải, Lộc Sơn, Lộc Thuỷ, Lộc Trì, Lộc Tụ, quận lỵ đóng ở Cầu Hai. Quận
Vinh Lộc gồm 5 xã khu III: Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hưng, Vinh Hiền,
Vinh Mỹ và các xã Vinh Hà, Vinh Thái, Vinh An của huyện Phú Vang, quận
lỵ đóng ở xã Vinh Hưng. Quận Nam Hoà gồm các xã Thượng Long, Thượng
Quảng, Thượng Lê, Thượng Nhật của các xã cũ Xuân Lộc, quận lỵ đóng ở


bến Tuần.
Tháng 3 năm 1977, Chính phủ quyết định nhập quận 4 (Nam Đông) với
huyện Phú Lộc thành huyện Phú Lộc thuộc tỉnh Bình Trị Thiên gồm 23 xã, 1
thị trấn.
Từ tháng 10 năm 1990, Phú Lộc được tách thành hai huyện: Phú Lộc và
Nam Đơng. Huyện Phú Lộc có 17 xã, 1 thị trấn là: thị trấn Phú Lộc và các xã
Lộc Bổn, Lộc Sơn, Lộc An, Lộc Điền, Lộc trì, Lộc Bình, Lộc Hồ, Xn Lộc,
Lộc Thuỷ, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lộc Hải, Vinh Giang, Vinh Hưng, Vinh Hải,
Vinh Mỹ, Vinh Hiền. Đến năm 2002, thị trấn Lăng Cô được thành lập trên cơ
sở xã Lộc Hải cũ. Như vậy, đến đây huyện Phú Lộc có 2 thị trấn và 16 xã.
Trước đây rừng, biển, đầm, phá, sông ngịi… ni sống con người theo
cách con người khai thác tự nhiên, nên thủ cơng nghiệp ở Phú Lộc ít phát
triển. Tuy vậy, vào thời Lê ở Phú Lộc đã có một số làng nghề thủ cơng. Sách
Ơ châu cận lục của Dương Văn An, sách Phủ biên tạp lục của Lê Q Đơn có
nhắc tới nghề tơ lụa ở Cao Đơi, nghề xẻ ván đóng thuyền ở làng Diêm
Trường, Phụng Chính: “Lụa Cao Đơi thường óng ả, trơng như tuyết trắng
chất đầy đường”. Ngày nay nghề lụa ở Cao Đơi, Mỹ Lợi, đóng thuyền ở Diêm
Trường đã chìm vào dĩ vãng. Xí nghiệp tàu thuyền Phú Lộc sau 10 năm sản
xuất đã ngừng hoạt động. Một số nơi trong huyện sản xuất đá hộc, đá chẻ

phục vụ các công trình xây dựng. Ven biển các xã khu III tiếp tục khai thác
titan, tuyển quặng phục vụ xuất khẩu. Huyện có xí nghiệp khai thác đá q
granit có giá trị kinh tế cao.
Trải qua bao thế hệ khai hoang, lấn biển, mở đất phương Nam của những
người nông dân nghèo vùng Thanh – Nghệ, quá trình tụ cư của những người
khai hoang cũng là q trình hình thành làng xóm ven biển, ven sông của
người Việt ở Phú Lộc. Năm 1558, khi Đoan quận cơng Nguyễn Hồng vào
trấn thủ Thuận Hố, hàng loạt nơng dân nghèo ở các tỉnh phía bắc Trung Bộ
đã di cư vào vùng Thuận – Quảng. Một số người dừng lại ở Phú Lộc, khai


hoang, phục hoá, xây dựng thành làng xã mới. Xã, thơn ở Phú Lộc được hình
thành bởi các đợt khai hoang, tụ cư, lập làng của các dòng họ. Đời sau nối đời
trước lao động vất vả, làng xóm dần sầm uất, đông vui. Tên xã, thôn ở Phú
Lộc đã xuất hiện trong các thư tịch, bản đồ xưa như sách Ô châu cận lục của
Dương Văn An.
Cùng với việc khai hoang, lập làng, xây dựng cuộc sống ở vùng đất mới,
người nơng dân cịn phải tổ chức bộ máy quản lý xã, thơn theo mơ hình bộ
máy chính quyền làng, xã của chế độ phong kiến Việt Nam. Làng, xã Phú Lộc
được hình thành trong thời đại phong kiến, nên bị hệ tư tưởng phong kiến chi
phối. Những làng quê ở Phú Lộc vẫn còn lưu giữ đậm nét thuần phong, mỹ
tục của một dân tộc có nền văn hố, văn minh nơng nghiệp.
Ngồi việc dồn sức xây dựng kinh tế, đấu tranh bảo vệ làng xóm, đất
nước, người dân Phú Lộc xưa kia còn phải thường xuyên xây dựng, bảo tồn
và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc. Ra đi mở đất phương Nam, đến quê
hương mới họ không quên nhắc nhở con cháu về nguồn gốc của gia đình,
dịng họ mình. Cuộc sống dần ổn định, họ liền nghĩ tới việc biên soạn gia phả,
dựng nhà thờ để cố kết huyết thống. Dân làng còn cùng nhau lập đình, miếu
thờ thần hồng. Thần hồng của các làng thường là những người có cơng với
làng nước, nhưng cũng có thể là người hành khất qua đường đã nằm xuống

địa phận làng, được dân làng lập đình thờ, an ủi vong linh người đã khuất và
cầu mong họ phù hộ cho dân làng thịnh vượng, bình an. Đình, miếu thờ
những vị khai canh, khai khẩn được dân làng lập ra để tưởng nhớ những
người có cơng lập làng.
Việc thờ phụng người có cơng với làng, với nước góp phần giáo dục thế
hệ sau biết quý trọng truyên thống lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương,
đất nước của tiền nhân, giáo dục đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; “Uống
nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Xưa kia, Phú Lộc đất rộng, người thưa nên người dân ở đây có tinh thần


quần tụ, đoàn kết rất cao để đấu tranh chống lại thiên tai, bảo lụt, nắng hạn,
thú dữ. Câu ca dao xưa thể hiện tấm lòng nhân ái, bao dung của lớp người đi
trước:
Đến đây thì ở lại đây
Bao giờ bén rễ xanh cây mới về
Hoặc là:
Xứ Truồi ngọt mít thơm dâu
Anh đi làm rể ở lâu không về
Không chỉ dừng lại ở cuộc sống vật chất, người Phú Lộc ngày trước cịn
biết xây dựng cho mình đời sống tinh thần. Họ dựng chùa, đúc tượng Phật,
tôn sùng Phật giáo. Đất nước ln có chiến tranh chống ngoại xâm và nội
chiến giữa các tập đoàn phong kiến, nhân dân muốn có một cuộc sống hồ
bình, tiếng chng chùa phần nào đáp ứng nhu cầu, khát vọng về một cuộc
sống bình yên của nhân dân. Ngay các tên làng: Bình An, Đông An, An Cư,
An Nông cũng là sự gửi gắm nguyện vọng yên bình, ổn định của người dân.
Chăm lo tới đời sống tinh thần, người dân cùng nhau xây dựng chùa
tháp. Sách cũ ghi lại: dựng tháp Linh Thái trên núi Quy Sơn (núi Rùa) không
biết tự bao giờ. Chùa Th Vân là một di tích văn hố nổi tiếng, là một trong
năm “quốc tự” ở tỉnh Thừa Thiên Huế dưới thời Nguyễn. Chùa xây dựng trên

núi Thuý Vân thuộc địa phận xã Vinh Hiền có tháp cao 15m. Sách Đại Nam
thực lục tiền biên của nhà Nguyễn chép: Năm 1692 đời chúa Nguyễn Phúc
Chu có sửa chửa và chùa được xây dựng lại vào thời Minh Mạng. Vua Thiệu
Trị vì kiêng tên huý của mẹ là bà Hồ Thị Hoa nên đổi Thuý Hoa thành Thuý
Vân. Nhân dân địa phương còn gọi chùa Thuý Vân là chùa Tuý Vân.
Tơn giáo, tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên, ca dao, hội hè, đình đám, vui
xn, đua thuyền trên sơng, đầm phá đã góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc
văn hoá, văn minh dân tộc.
Đối mặt với thiên tai, bão biển, mưa nguồn, hạn hán, người dân Phú Lộc


vẫn kiên trì giáo dục cho thế hệ sau lịng tin vào khả năng vươn lên của con
người trong sự hoà đồng và chế ngự thiên nhiên. Trường học An Lương Đông
và trường tiểu học Mỹ Lợi ở huyện Phú Lộc có truyền thống đào tạo nhân tài
cho quê hương, nhiều người đã trở thành nhà chính trị, quân sự, khoa học – kĩ
thuật ở các cấp.
1.2. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân huyện Phú Lộc
1.2.1. Giai đoạn 1954 đến 1973
Giai đoạn từ năm 1954 đến 1959
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Mỹ tìm mọi cách lợi dụng sự
suy yếu, thất bại của thực dân Pháp trong cuộc tái xâm lược nước ta (1945 1954) để từng bước can thiệp đi đến loại bỏ, thay thế Pháp, thơn tính miền
Nam nước ta.
Ở Trị - Thiên, chúng xây dựng được sư đoàn chủ lực mạnh, mang tên
“Sư đoàn Bắc Tiến”. Cùng với việc tổ chức quân đội chủ lực, ở các địa
phương chúng cũng tổ chức các lực lượng vũ trang như: bảo an đoàn, dân vệ
đồn.
Năm 1958, chúng hoạch định ranh giới hành chính, chia huyện Phú Lộc
thành ba đơn vị hành chính, tương đương với các đơn vị cũ: các xã dọc theo
đường quốc lộ 1 từ Nong đến Lăng Cô thuộc quận Phú Lộc, các xã khu III thuộc
quận Vinh Lộc, tách xã Xuân Lộc cũ khỏi Phú Lộc thành quận Nam Hồ. Đồng

thời chúng cịn chia các xã do ta đặt hồi kháng chiến thành các xã nhỏ, ví dụ xã
Thế Lộc được chia thành ba xã Vinh Giang, Vinh Hải, Vinh Hiền; hoặc chia xã
Xuân Lộc thành các xã Thượng Long, Thượng Nhật, Thượng Lộ,…
Ở miền núi, chúng cố gắng xoá bỏ ảnh hưởng của căn cứ kháng chiến
đối với đồng bào dân tộc; lập hệ thống đồn bốt ở Khe Tre, Nam Đông, A Lưới
và các huyện miền tây Trị - Thiên; tìm cách chia rẽ tình đồn kết Kinh –
Thượng, khiêu khích cán bộ kháng chiến và nhân dân.
Từ tháng 1 năm 1955, ở Trung Bộ, dưới sự chỉ đạo của Ngơ Đình Cẩn,


chúng chọn Thừa Thiên Huế làm nơi thí điểm cho chiến dịch “tố cộng diệt
cộng”. Xã Thế Lộc (Phú Lộc) là một trong những xã có truyền thống cách
mạng của tỉnh Thừa Thiên, được chúng chọn làm trọng điểm mở màng chiến
dịch. Phú Lộc cũng như những địa phương khác, phải hứng chịu những hậu
quả nghiêm trọng của tội ác tố cộng, diệt cộng của Mỹ - Nguỵ.
Chúng liên tiếp tiến hành chiến dịch trên toàn địa bàn huyện Phú Lộc.
“Đợt 1: Chiến dịch Phan Chu Trinh tháng 2 – 1955 là chiến dịch mở
màn, lấy xã Thế Lộc làm thí điểm diệt cộng; chiến dịch Trịnh Minh Thế tháng
5 – 1955, tổ chức tố cộng khắp địa bàn huyện.
Đợt 2: Chiến dịch Trương Tấn Bửu từ tháng 8 – 1956 đến tháng 1 –
1957, tố cộng trên quy mô lớn, ác liệt
Đợt 3: Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu từ tháng 10 – 1958 đến 12 -1958.
Đợt 4: Năm 1960, chính quyền Diệm lê máy chém khắp nơi, ai bị nghi
ngờ là cộng sản, hoặc có quan hệ với cộng sản, lập tức bị chúng tử hình, thủ
tiêu.” [2; 188]
Trải qua mấy chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - Diệm, Đảng bộ
và cách mạng Phú Lộc bị tổn thất nặng nề. Trong đợt kiện toàn, củng cố Đảng
bộ, chi bộ cơ sở tháng 4 – 1955, toàn thể Đảng bộ huyện có 10 Xã uỷ, 68 chi
bộ với 417 đảng viên, nhưng đến cuối năm 1959, Đảng bộ bị khủng bố hy
sinh chỉ còn 23 đảng viên. Xã uỷ Vinh Lộc có 54 đảng viên với 8 chi bộ, đến

cuối năm 1959 chỉ còn lại 1 chi bộ. Đây là chi bộ duy nhất sống sót của Đảng
bộ Phú Lộc.
“Xã uỷ Mỹ Lộc trong vòng chưa đầy tuần lễ đã hy sinh tất cả Xã uỷ viên.
Cơ sở cách mạng và phong trào cách mạng bị tàn phá nặng nề, khối đồn kết
nhất trí trong Đảng và nhân dân bị tổn hại nghiêm trọng.” [2; 195].
Đây là thách thức to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Lộc.
Sau Hội nghị Tỉnh uỷ ngày 26 tháng 8 năm 1954 ở chiến khu Hoà Mỹ,
ngày 12 tháng 9 năm 1954, Huyện uỷ Phú Lộc triệu tập hội nghị Huyện uỷ


mở rộng tại Mỹ Á do đồng chí Lê Sáu, Bí thư Huyện uỷ chủ trì. Hội nghị
truyền đạt nghị quyết của Tỉnh uỷ, nêu nhiệm vụ cho Đảng bộ phải chuyển
hướng lãnh đạo từ đấu tranh vũ trang công khai sang bí mật, tinh gọn bộ máy
hoạt động của các cấp uỷ cơ sở. Hội nghị quyết định củng cố lại Đảng bộ, chi
bộ cơ sở, nêu phương hướng thành lập ban cán sự Huyện uỷ, tuyên truyền
thắng lợi của Hiệp định Gionevo, vận động nhân dân dựa vào tính pháp lí của
Hiệp định đấu tranh địi hồ bình, hiệp thương thống nhất đất nước.
Ngày 1 tháng 5 năm 1955, hàng ngàn cán bộ, đảng viên, nhân dân Phú
Lộc kéo về Huế, cùng ba vạn nhân dân các huyện, thị tập trung ở Phu Văn
Lâu dự mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động. Trong buổi mít tinh, nhân
dân Thừa Thiên hơ to các khẩu hiệu địi chính quyền Ngơ Đình Diệm phải
thực hiện Hiệp định Gionevo, khơi phục hồ bình, cải thiện dân sinh, dân chủ,
đắp đập Thuận An, cứu đói cho nhân dân huyện Phú Vang và khu III Phú
Lộc. Đến ngày 25/8/1955, nhân dân Phú Lộc lại một lần nữa kéo về Huế cùng
nhân dân Thừa Thiên, tham gia mít tinh ở Phu Văn Lâu đòi hiệp thương tổng
tuyển cử, thống nhất nước nhà.
Trong bão lửa của chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” đẫm máu của Mỹ Diệm, đã xuất hiện những chi bộ Đảng, những Đảng viên, quần chúng anh
dũng, kiên cường, thà hi sinh tính mệnh chứ khơng chịu ly khai Đảng, khơng
xé cờ Đảng, không xé ảnh Bác Hồ.
“Cán bộ Xã uỷ Mỹ Lộc lần lượt hy sinh anh dũng bảo vệ bí mật cho

Đảng bộ và phong trào cách mạng, bảo vệ danh dự đảng viên đến hơi thở
cuối cùng. Cả làng Nghi Giang (xã Thế Lộc) bị đánh đập tàn nhẫn nhưng
quyết không chịu khai báo đảng viên, cán bộ và hầm bí mật của Đảng. Xã uỷ
Xuân Lộc với chính sách “Thượng du vận” đã thành cơng trong việc vận
động đồng bào dân tộc Cờ Tu chống Mỹ - Diệm, ủng hộ cách mạng. Các đồng
chí đảng viên là tấm gương sáng để đồng bào noi theo, một lòng theo Đảng,
đoàn kết Kinh – Thượng, ủng hộ kháng chiến chống Mỹ - Diệm.” [2; 206]


Trong giai đoạn khó khăn này, đã xuất hiện những gương đảng viên anh
dũng quên mình vì sự nghiệp cách mạng như Lê Ấm, Phan Lao, Trần Trình;
những đảng viên còn lại dũng cảm chấp nhận một cuộc chiến đấu không cân
sức như Lê Sáu, Nguyễn Văn, Nguyễn Hà, Lê Công Đằng, Trần Hỷ, v.v…
Trong gian nguy, nhân dân Phú Lộc đã tỏ rõ tấm lòng yêu nước, tin
Đảng; hết lịng đùm bọc, ni dưỡng, bảo vệ cán bộ, đảng viên; thầm lặng
chịu đựng gian nguy, giữ vững ý chí và niềm tin vào Đảng và chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đó là cơ sở trọng yếu tạo thế và lực cho phong trào đồng khởi miền
Nam năm 1960, đồng khởi nơng thơn đồng bằng năm 1964, góp phần cùng cả
tỉnh và miền Nam chuyển sang thời kì tiến cơng cách mạng.
Giai đoạn từ năm 1960 đến 1965
Ngày 20 tháng 12 năm 1960, phong trào Đồng Khởi ở các tỉnh Nam bộ
diễn ra sơi nổi. Trước tình hình cách mạng miền Nam phát triển như vậy, để
ngăn chặn phong trào cách mạng, ngày 3 tháng 12 năm 1959, chính quyền
Ngơ Đình Diệm tuyên bố “tố cộng” trở lại. Chúng dùng lực lượng quân sự
mạnh liên tiếp mở các cuộc càn quét lớn, gom dân vào các khu dinh điền, trù
mật nhằm tách Đảng, cán bộ ra khỏi dân. Chúng thực hiện chủ trương “tát
nước bày cá” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam.
“Ở Thừa Thiên, chúng lập các hệ thống đồn, bốt ở vùng giáp ranh, tạo
ra vành đai trắng, ngăn cách mối liên hệ của cách mạng với đồng bằng, dùng
luật 10/59 tiến hành “đồng tâm diệt cộng” tàn bạo. Chúng mở “nơng tín

cục”, “hợp tác xã”, bắt nhân dân tham gia đóng góp để bần cùng hố nhân
dân. Chúng tập trung 5000 dân vào nông trường Nam Đông – Khe Tre, bắt
nhân dân Phú Lộc tham gia lao động, xây dựng nơng trường Lê Đình Khơi ở
Lương Lộc (Lộc Điền), mở đường 14 La Sơn – Nam Đông, đặt đồn bốt, khống
chế giao thông miền núi Nam Đông với đồng bằng Phú Lộc.” [2; 222]
Ở Thừa Thiên Huế, Mỹ - Diệm tiến hành bình định đồng bằng, lập ấp
chiến lược, lập vành đai vùng giáp ranh, khống chế giao thông, ngăn chặn


miền núi với đồng bằng. Theo kế hoạch, trong vòng 2 năm 1961 – 1962,
chúng sẽ bình định xong vùng đồng bằng.
“Trên tuyến giáp ranh từ Nong (Hưng Lộc) đến làng An Cư xã Vĩnh Lộc,
giặc lập ra các ấp chiến lược dọc theo các vùng giáp ranh: Hưng Lộc, Diên
Lộc, Lương Lộc, Dinh Lộc, Tân Lộc, Vĩnh Lộc. Chúng đặt đồn bốt, bắt lính, ráo
riết tăng cường canh gác, kiểm soát; dùng hệ thống hàng rào, dây thép gai, các
bãi mìn để ngăn chặn sự đột nhập của lực lượng cách mạng.” [2; 227]
Đồng thời với việc xây dựng ấp chiến lược, Mỹ - nguỵ cịn nhanh chóng
xây dựng bãi đổ bộ cho tàu hải quân ở bờ biển Cảnh Dương (Vĩnh Lộc) và
chọn các bãi đổ bộ trực thăng ở các xã vùng giáp ranh như Lương Lộc, Diên
Lộc,…
“Thực hiện chủ trương cứu nước của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam và nghị quyết đấu tranh của Tỉnh uỷ, ngày 1-5-1962, lực
lượng vũ trang Phú Lộc đã mở cuộc tấn cơng tập kích bất ngờ vào trung đội
biệt kích ở bến Mộ Lũng tại cây số 3 trên đường Cầu Hai – Bạch Mã, tiêu diệt
28 tên biệt kích, thu nhiều vũ khí và chiến lợi phẩm. Những hoạt động của lực
lượng vũ trang và du kích các xã trong huyện Phú Lộc tuy chưa nhiều, nhưng
đã có phối hợp với bộ đội tỉnh hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phá kìm kẹp. Cuối
năm 1962, bộ đội đặc công và một bộ phận công binh Thừa Thiên phối hợp
với du kích Lương Lộc đặt mìn phá hỏng cầu Truồi, phá giao thơng, có tiếng
vang lớn, tác động cổ vũ mạnh phong trào đấu tranh toàn huyện. Trận Rú

Rịn (1962) diệt bọn tổng đồn, tạo cớ cho dân đấu tranh chống địch bắt đi
phát quang bờ bụi.” [12; 72]
Bất lực trước phong trào nổi dậy chống Mỹ - Diệm của nhân dân ta, để
xoa dịu tình hình, chính quyền Mỹ buộc phải để giới qn sự Sài Gịn làm đảo
chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 lật đổ chế độ gia đình trị họ Ngơ.
Nhân lúc nguỵ qn, nguỵ quyền tổ chức mít tinh “hoan hơ đảo chính”,
Huyện uỷ Phú Lộc chủ trương làm cuộc vận động tuyên truyền cho đồng bào


ta thấy rõ thực chất của đảo chính chỉ là một cuộc thanh trừng phe phái, tiêu
diệt nội bộ, tranh giành quyền lực của của nguỵ quyền Sài Gòn. Trước sau
chế độ tay sai nguỵ quyền miền Nam vẫn là đối tượng cần phải đánh đổ của
cách mạng Việt Nam.
“Cán bộ len lỏi vào các buổi mít tinh “hoan hơ đảo chính”, biến cuộc
mít tinh thành diễn đàn tố cáo tội ác của chế độ Ngơ Đình Diệm, tố cáo kế
hoạch xây ấp chiến lược do Ngơ Đình Diệm đặt ra, vạch rõ sự cần thiết phải
xoá bỏ ấp chiến lược do Ngơ Đình Diệm đặt ra; vận động nhân dân đòi tự do
đi lại làm ăn; tự do vào rừng lấy gỗ, làm củi, săn thú; tự do đi biển đánh bắt
cá, tơm, địi bồi thường thiệt hại do chế độ Ngơ Đình Diệm gây ra.” [2; 237]
Trước tình hình đó, Huyện uỷ càng tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền chính trị, vũ trang, phát động phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập
cơng”. Ngồi ra, học sinh, giáo viên trường An Lương Đơng cịn tổ chức bãi
khố chống chế độ bình định của nguỵ quyền miền Nam, “gần 400 học sinh và
10 giáo viên trường An Lương Đơng đã bãi khố chống lệnh bắt lính” [2; 239]
Với khởi nghĩa đồng loạt của các xã thôn ở huyện Phú Lộc trong hai
ngày 6 và 7/7/1964, hàng loạt ấp chiến lượt bị phá bỏ, chính quyền cách mạng
về tay nhân dân. Có thể nói, đây là minh chứng cho sự trưởng thành của cách
mạng Phú Lộc sau kế hoạch “tố cộng, diệt cộng” đẫm máu của Ngơ Đình
Diệm.
Như vậy, với cuộc nổi dậy đồng loạt của nhân dân Phú Lộc từ tháng 7

năm 1964 đến đầu năm 1965, đã có những thành quả to lớn như: hàng loạt ấp
chiến lược bị phá vỡ; ở nhiều nơi nguỵ quân và nguỵ quyền bị giải tán, chính
quyền về tay nhân dân. Phong trào cách mạng Phú Lộc đã có sự trưởng thành
vượt bậc. Đảng bộ và nhân dân Phú Lộc đã góp phần làm cho “chiến tranh
đặc biệt” của Mỹ - nguỵ bị phá sản.
Giai đoạn từ năm 1966 đến 1968
Tháng 2 năm 1965, Mỹ đổ quân vào cảng Đà Nẵng, đưa 1 tiểu đồn lính


Mỹ về đóng ở Phú Bài, giúp quân nguỵ bảo vệ địa bàn Thừa Thiên Huế. Ở
Phú Lộc, Mỹ - nguỵ tăng cường càn quét tìm cách bình định cho được đồng
bằng.
“Chúng thiết lập hệ thống đồn bốt dọc theo đường quốc lộ I từ Nong đến
Lăng Cô nhằm khống chế vung giáp ranh và bảo vệ tuyến giao thông đường
bộ Đà Nẵng – Huế. Ở các xã khu III, địch tăng cường nguỵ quân, nguỵ quyền,
xây dựng đồn Mỹ Lợi, Vinh Hiền, đồn quận lỵ Vinh Lộc, An Bằng, nhằm bình
định và khống chế các xã vùng sâu ven biển. Chúng tăng cường quân nguỵ
cho các xã, mỗi xã có ba trung đội nghĩa quân, một trung đội bảo an, một
trung đội cảnh sát. Riêng xã Thế Lộc còn có một đại đội hải thuyền bảo vệ
đồn Vinh Hiền; tuần tiễu, kiểm tra đầm Cầu Hai. Lính Mỹ và lính nguỵ
chuyên đi càn quét để bảo vệ quận và ổn định chính trị địa phương.” [2; 251]
Đầu năm 1967, Mỹ đưa thêm một tiểu đồn lính Mỹ và một tiểu đồn
lính nguỵ về đóng ở Phú Lộc, ngăn cản hoạt động của bộ đội chủ lực và lực
lượng vũ trang địa phương. Chúng tăng cường canh gác, tuần tra, bảo vệ
tuyến giao thông đường bộ Huế - Đà Nẵng.
Huyện uỷ cũng đã phân công chi uỷ xã Vĩnh Lộc và Tân Lộc cùng nhân
dân dự trữ lương thực, thực phẩm nuôi dưỡng được 200 cán bộ, chiến sĩ bộ
đội chủ lực chiến đấu trên địa bàn. Sau cuộc binh biến của trung đội nghĩa
quân ở Vinh Giang năm 1965, Huyện uỷ đã phát triển công tác binh vận, vận
động được một số lính nguỵ bỏ ngũ về với gia đình làm ăn, sinh sống.

Từ giữa năm 1965 đến cuối năm 1967, Phú Lộc đã thực hiện nghiêm túc
nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, khẳng định quyết tâm thực hiện nhiệm vụ,
đánh thắng Mỹ - nguỵ, mở rộng vùng giải phóng; chuẩn bị tốt địa bàn, cơ sở
vật chất tại chỗ để tiếp nhận bộ đội chủ lực; xây dựng thế trận chiến tranh
nhân dân, phối hợp tổng tấn cơng với lực lượng chủ lực nhằm nổi dậy phá
kìm kẹp, giải phóng quê hương.
Huyện uỷ Phú Lộc nhận rõ vị trí của mình trong chiến dịch tấn cơng và


nổi dậy Xuân 1968. Phú Lộc nằm giữa sân bay quân sự Phú bài với quân cảng
Đà Nẵng, trung chuyển giữa Huế và Đà Nẵng, có 3 trung đồn qn Mỹ rải từ
Phú Bài đến Bạch Mã – Hải Vân làm lực lượng hỗ trợ đắc lực cho quân nguỵ.
Các đồn Nong, Truồi, Mũi Né, Cầu Hai, Thừa Lưu … đều có quân Mỹ chốt
giữ, lại có thêm một tiểu đồn lính Mỹ đóng đồn ở số 3 đường Cầu Hai –
Bạch Mã. Riêng quận lỵ Phú Lộc, Vinh Lộc đều được quân Mỹ phối hợp với
quân nguỵ bảo vệ cẩn mật. Quân Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngồi.
Theo kế hoạch chiến dịch tấn cơng và nổi dậy Xuân 1968 ở Trị Thiên –
Huế quân dân Phú Lộc nổ súng trước mặt trận Huế gần 1 tháng (ngày 8 tháng
1 năm 1968).
Ngày 31 tháng 1 năm 1968, phối kết hợp với cuộc tấn cơng và nổi dậy
giải phóng Huế, quân dân Phú Lộc đẩy mạnh giao thông chiến, phát động
nhân dân hai xã Vĩnh Lộc, Tân Lộc đào hào, phá đường quốc lộ I, đường sắt,
cắt đứt hoàn toàn chi viện của Mỹ bằng đường bộ từ Đà Nẵng ra Huế. Đến
ngày 1 tháng 2 năm 1968, bộ đội dùng pháo bắn sập đồn quận lỵ Phú Lộc.
Các đồn Cầu Hai, Truồi, Mũi Né, Thừa Lưu, Hói Rui đều bị san bằng. Đảng
bộ phát động nhân dân nổi dậy bao vây đồn bốt, buộc địch phải bỏ đồn An
Bằng, Truồi, Thừa Lưu. Quân dân Phú Lộc hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch
giao phó, làm chủ địa bàn tồn huyện.
Với thắng lợi của cuộc nổi dậy trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968,
quân dân Phú Lộc đã xoá bỏ nguỵ quyền, nguỵ quân, giải tán các đảng phái,

tổ chức tay sai đế quốc Mỹ, thành lập chính quyền lâm thời Mặt trận Dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam các cấp huyện, xã. Chế độ cũ đã xố bỏ,
chính quyền thuộc về nhân dân. Hàng ngàn nguỵ quân, nguỵ quyền đầu hàng,
đầu thú, nộp vũ khí, tài liệu cho cách mạng. Các ban ngành đồn thể: ban kinh
tế, cơng an, huyện đội, y tế, dân vận và mặt trận với các tổ chức chính trị như
thanh niên, phụ nữ, nông hội … được thành lập từ huyện đến xã.


Giai đoạn từ năm 1968 đến 1973
Sau thất bại Tết Mậu Thân, địch phản kích dữ dội phong trào cách mạng
Thừa Thiên Huế. Từ tháng 5 năm 1968, Mỹ - nguỵ bắt đầu phản kích địa bàn
Phú Lộc, chúng tổ chức hành quân lớn, tấn công khu I và khu III. Trước sự
tấn công ồ ạt của địch, thấy tương quan lực lượng chênh lệch, tình thế chiến
lược đã thay đổi, để bảo toàn lực lượng cách mạng, Huyện uỷ Phú Lộc và lực
lượng vũ trang huyện chuyển từ khu III về vùng giáp ranh thuộc địa phận xã
Tân Lộc (Lộc Thuỷ) làm nơi xây dựng hậu cứ, thuận lợi cho việc chỉ đạo
phong trào cách mạng trong toàn huyện.
Đẩy được lực lượng vũ trang Phú Lộc ra khỏi khu III, giặc Mỹ rải quân
chiếm giữ các địa điểm dọc theo quốc lộ I từ Phú Bài đến Lăng Cô nhằm
khống chế vùng giáp ranh và bảo vệ tuyến giao thơng Huế - Đà Nẵng.
“Cùng với việc bình định nơng thôn đồng bằng, Mỹ - nguỵ mở nhiều đợt
hành quân đánh phá miền núi. Chúng dùng bộ binh, cơ giới phối hợp với máy
bay, kể cả máy bay B52, rải thảm, ném bom vùng núi Nam Đông, A Lưới…,
rải chất độc hoá học huỷ diệt sự sống. Chúng liên tục đánh phá kho tàng, hậu
cứ của ta ở miền núi. Chúng rải quân chốt giữ đường giao thông quốc lộ I
Huế - Đà Nẵng, nhất là đoạn Đá Bạc – Hải Vân; tăng cường đánh phá giao
thông huyết mạch nhằm cắt đứt sự chi viện của miền Bắc đối với cách mạng
Trị - Thiên, gây nhiều khó khăn cho cách mạng Trị - Thiên Huế.” [2; 272]
Trong cuốn Quê hương và cách mạng của tác giả Hoàng Anh, Nhà xuất
bản Thuận Hố năm 1990, trang 381 có viết: “Phong trào kháng chiến bị càn

quét, khủng bố dã man, cán bộ, bộ đội địa phương và du kích bị giết hại, bị
bắt nhiều, số còn lại bị đánh bật lên núi, thiếu ăn, thiếu thuốc… bị ốm đau rất
nhiều”.
Quán triệt nhiệm vụ khôi phục lại thế 3 vùng của mặt trận Trị - Thiên,
Huyện uỷ Phú Lộc cử cán bộ về các xã đồng bằng để nắm dân. Các thơn ấp
có truyền thống cách mạng ở khu II như Phước Hưng, Đơng An, Bình An,


Thuỷ Cam, Thuỷ Yên … đều được Huyện uỷ cử cán bộ, bộ đội về liên hệ, xây
dựng lại cơ sở.
Thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương Đảng và nghị quyết của Khu
uỷ Trị Thiên Huế, Đảng bộ, quân và dân Phú Lộc phối hợp với bộ đội chủ lực
huyện quyết tâm đánh bại các cuộc hành quân đánh phá miền núi của Mỹ nguỵ, bảo vệ hậu cứ, từ đó tấn cơng về vùng giáp ranh và đồng bằng. Huyện
uỷ chỉ đạo cho lực lượng vũ trang địa phương phải chiếm giữ điểm cao, đánh
bại kế hoạch dùng trực thăng đổ quân, chiếm điểm cao của địch.
“Ta đánh Nam Phổ Hạ, Truồi, đánh xe trên đường quốc lộ I ở Phú Lộc.
Trong 10 ngày, đánh 8 mục tiêu, có ca quận lỵ, liên tục đánh giao thơng
đường bộ và đường sắt. Tháng 8 – 1970, diệt các tụ điểm ác ôn ở La Sơn. Bộ
đội huyện Phú Lộc và du kích các xã khu II cũng hoạt động mạnh. Ở Lộc Tụ,
ta đẩy mạnh đánh vùng giáp ranh, khống chế giao thông. Từ tháng 8 đến cuối
năm 1970, ta mở 12 trận đánh giao thông, tấn công vị trí đóng qn của giặc
ở Thừa Lưu, Nước Ngọt.” [2; 280]
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại
hồ bình ở Việt Nam đã được hai bên kí kết tại Pari. Ngày 28 tháng 1 năm
1973, lệnh ngừng bắn được ban bố và thực hiện trên tồn chiến trường miền
Nam.
Trước tình hình mới, Huyện uỷ phát động phong trào toàn quân, toàn
dân đấu tranh bảo vệ hiệp định Pari; tuyên truyền chấm dứt chiến tranh, mừng
hồ bình, vận động lính nguỵ bỏ ngũ về quê hương, gia đình làm ăn; chỉ thị
cho các đơn vị vũ trang cơ sở quyết tâm giữ cờ, giữ đất, giữ dân, giữ thế chủ

động của cách mạng ở vùng giải phóng và vùng giáp ranh. Ở tuyến giáp ranh,
Huyện uỷ tuyên truyền vận động nhân dân các xã, thơn đồng bằng chuẩn bị
đón thời cơ, vùng lên giải phóng quê hương.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân Phú Lộc khơng tiếc tài sản, tính
mạng trong mọi tình thế gay go, phức tạp. Nhân dân là chỗ dựa vững chắc


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×