Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.13 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
ĐỊA ĐẠO PHÚ AN - PHÚ XUÂN (ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM)
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1965-1975)
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Khánh Huyền
Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 17SLS

Giáo viên hướng dẫn : TS. Trương Anh Thuận

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2020


LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Địa đạo Phú An - Phú Xuân (Đại Lộc, Quảng Nam) trong kháng chiến
chống Mỹ (1965-1975)” là nội dung em chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt
nghiệp sau bốn năm theo học chuyên ngành sư phạm lịch sử tại trường Đại học sư
phạm - Đại học Đà Nẵng.
Để hồn thành q trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên em
xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Thầy TS. Trương Anh Thuận thuộc Khoa Lịch Sử Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn


em trong suốt quá trình nghiên cứu để em hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra em xin
chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Lịch Sử đã đóng góp những ý kiến quý
báu cho luận văn của em.
Nhân dịp này, em cũng xin cảm ơn Khoa Lịch Sử Trường Đại học sư phạm - Đại
học Đà Nẵng, lãnh đạo và các thầy cô đang công tác tại trường đã tạo điều kiện và thời
gian cho em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên
em hồn thành khóa học và bài luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 4
5.1. Nguồn tư liệu .................................................................................................... 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 5
7. Bố cục của đề tài ..................................................................................................... 6
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 7
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ XÃ ĐẠI THẮNG (ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM) VÀ
ĐỊA ĐẠO Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 7
1.1. Xã Đại Thắng (Đại Lộc, Quảng Nam) – Vấn đề địa giới, điều kiện tự nhiên
và kinh tế, xã hội, văn hoá. ........................................................................................ 7
1.1.1. Địa giới hành chính ....................................................................................... 7

1.1.2. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 8
1.1.3. Kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Đại Thắng ............................................... 10
1.1.4. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Đại Thắng, huyện
Đại Lộc ................................................................................................................... 12
1.2. Khái quát hệ thống địa đạo ở Việt Nam .......................................................... 14
Chương 2. SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG Ở ĐỊA ĐẠO PHÚ AN PHÚ XUÂN (ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM) TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1965-1975) ................................................................................................................... 19
2.1. Bối cảnh ra đời địa đạo Phú An - Phú Xuân ..................................................

19

2.2. Quá trình xây dựng địa đạo Phú An - Phú Xuân ...........................................

23

2.3. Hoạt động cách mạng ở địa đạo Phú An - Phú Xuân trong kháng chiến
chống Mỹ (1965-1975) ..............................................................................................

29

2.4. Vai trò của địa đạo Phú An - Phú Xuân trong kháng chiến chống Mỹ (19651975)...................................................................................................................... 35
Chương 3. THỰC TRẠNG ĐỊA ĐẠO PHÚ AN - PHÚ XUÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ............................................................ 38


3.1. Thực trạng địa đạo Phú An - Phú Xuân .........................................................38
3.2. Đề xuất giải pháp nhằm phát huy giá trị của địa đạo....................................41
KẾT LUẬN ..................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................46
PHỤ LỤC .....................................................................................................................50



MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân
1975, là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân
dân ta. Thắng lợi này “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những
chiến cơng chói lọi nhất, một biểu trưng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đã đi vào lịch sử thế giới như một chiến công
vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại
sâu sắc” [19].
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã để lại cho dân tộc ta nhiều bài học
kinh nghiệm quý giá. Trong đó bài học xây dựng hậu phương, căn cứ kháng chiến có ý
nghĩa quan trọng. Như V.I. Lenin từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách
nghiêm chỉnh, phải có một hậu phương tổ chức vững chắc” [20].
Tiếp thu học thuyết quân sự và kế thừa truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại
xâm của cha ông ta trong lịch sử, Đảng ta luôn đặt vấn đề xây dựng hậu phương lên
hàng quan trọng bậc nhất. Điều đặc biệt đó là một trong những chìa khóa tạo nên sức
mạnh của hậu phương chiến tranh Việt Nam là vấn đề xây dựng căn cứ kháng chiến.
Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, trên cơ sở quán triệt và vận dụng
sáng tạo chủ nghĩa Marx - Lenin về khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng vào nước ta,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, việc xây dựng địa đạo là một trong những nhân tố
tạo nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Là người con của một dân tộc với những trang lịch sử hào hùng như vậy, đồng
thời cũng như là một sinh viên đang sống, học tập, nghiên cứu lịch sử Việt Nam, tác
giả xác định rõ, việc tìm hiểu về căn cứ địa nói chung và địa đạo Phú An - Phú Xuân
trên quê hương Đại Lộc nói riêng là một hướng nghiên cứu hấp dẫn, phục vụ thiết thực
cho công việc học tập và giảng dạy của tác giả sau khi tốt nghiệp. Chính vì vậy, tác giả
đã quyết định chọn vấn đề “Địa đạo Phú An - Phú Xuân (Đại Lộc, Quảng Nam) trong

kháng chiến chống Mỹ (1965-1975)” để làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày 30 tháng 12 năm 2002, Bộ Văn hóa Thơng tin đã có Quyết định số 39/QÐBVHTT công nhận địa đạo Phú An - Phú Xuân là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hiện tại
địa đạo Phú An - Phú Xuân đang được trùng tu, tôn tạo. Dự án được triển khai là việc
làm mang nhiều ý nghĩa, ngồi mục đích bảo vệ di tích, về lâu dài, nơi đây sẽ là điểm
du lịch hấp dẫn, một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ
hôm nay và mai sau. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như chưa có cơng trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về địa đạo này. Các đề tài liên quan cũng chưa
đề cập chi tiết quá trình xây dựng, hoạt động cũng như vai trò của địa đạo, mà chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát.
Năm 1997, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đại Lộc cùng với NXB Đà Nẵng đã
cho xuất bản tác phẩm “Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc (1930-1975)”. Tác phẩm này
chủ yếu viết về Lịch sử Đảng bộ huyện, nhưng cũng đã đề cập ít nhiều đến sự ra đời
của địa đạo Phú An - Phú Xuân và hoạt động đấu tranh của nhân dân xã Lộc Quý tại
chiến trường vùng B của Đại Lộc. Tác phẩm có những đóng góp nhất định trên mặt tư
liệu giúp tác giả hiểu được tình hình chiến sự ở Đại Lộc nói chung và xã Đại Thắng
nói riêng, từ đó có cái nhìn bao qt hơn những hoạt động kháng chiến liên quan đến
địa đạo này.
Nhân dịp 55 năm thành lập Đảng bộ xã Đại Thắng (1947-2002), Ban Chấp hành
Đảng bộ xã Đại Thắng đã tổ chức sưu tầm và biên soạn tập “Lịch sử Đảng bộ xã Đại
Thắng giai đoạn 1930-1975”. Tác phẩm bao gồm 4 chương chính tập trung vào nội dung
Đảng bộ xã Đại Thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) và
Đảng bộ xã Đại Thắng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-

1975). Tác phẩm đã có đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và
truyền thống đấu tranh của nhân dân xã Đại Thắng - vùng đất được chọn để xây dựng

địa đạo Phú An - Phú Xuân. Ngoài ra tác phẩm cũng đề cập đến tình hình chiến sự ở
vùng đất này trước năm 1965 để ta hiểu rõ hơn về nguyên nhân Đảng bộ chủ trương
xây dựng dựng địa đạo vào thời gian và địa điểm này. Tuy nhiên tác phẩm hầu như
không đề cập đến hoạt động của địa đạo Phú An - Phú Xuân mà đa phần chỉ viết về
hoạt động đấu tranh của nhân dân xã Đại Thắng trong cả hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và đế quốc Mỹ.
2


Đến năm 2018, Cử nhân Huỳnh Thị Tuyết - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
đã làm Chủ nhiệm của đề tài “Căn cứ và nơi đứng chân của Tỉnh ủy Quảng Nam giai
đoạn 1930 - 1975”, Đề cương đề tài bao gồm 05 chương tập trung nghiên cứu vấn đề
lý luận chung về căn cứ địa cách mạng, hệ thống, mô tả các địa điểm, địa bàn được
Tỉnh ủy Quảng Nam lựa chọn xây dựng căn cứ cách mạng, nơi đứng chân để lãnh đạo
phong trào cách mạng giai đoạn 1930-1975 (trong đó, có 3 địa điểm được cơng nhận là
căn cứ gồm: Căn cứ Tiên Sơn, huyện Tiên Phước; Căn cứ Hòn Tàu, huyện Duy Xuyên
và Căn cứ địa đạo Phú An - Phú Xuân, huyện Đại Lộc và 58 địa điểm đứng chân).
Như vậy có thể thấy nội dung của đề tài chỉ mang tính khái quát tương đối các vấn đề
về lý luận, quá trình xây dựng và phát triển của các căn cứ, nơi đứng chân của Tỉnh ủy
trên địa bàn Quảng Nam. Đề tài chưa nghiên cứu sâu rộng, cụ thể về từng địa đạo
riêng biệt. Tất cả cịn mang tính chung chung, bao quát. Đặc biệt là chưa nghiên cứu
cụ thể về địa đạo Phú An - Phú Xuân như điểm nổi bật trong cách đào địa đạo, số
lượng người tham gia đào, vai trò của địa đạo với người dân Đại Thắng nói riêng và
của Tỉnh uỷ Quảng Nam nói chung… Cho nên những nội dung nói về địa đạo này cịn
khá sơ sài. Ngồi những tác phẩm nêu trên, cịn có các tác phẩm, bài báo, cũng thể
hiện những đóng góp của địa đạo Phú An - Phú Xuân (Đại Lộc, Quảng Nam) trong
kháng chiến chống Mỹ 1965-1975 .
Ngồi ra, cịn có các lời kể của nhân chứng tham gia vào hoạt động đào địa đạo
này. Đơn cử như lời kể của ông Trần Cứ - người tham gia trực tiếp đào địa đạo Phú An
- Phú Xuân tại thôn Phú Xuân, hay lời kể của nhân chứng Lê Anh Sáu - người tham

gia trực tiếp vào hoạt động đào địa đạo Phú An - Phú Xuân tại xã Phú An. Bên cạnh đó
phần thuyết minh về địa đạo Phú An - Phú Xuân cũng là nguồn tài liệu quan trọng.
Mặc dù vậy, những lời kể của các nhân chứng sẽ mang tính chất cá nhân, các nhân
chứng đã lớn tuổi nên việc nhớ sai mốc sự kiện là điều không thể tránh khỏi. Do đó,
cần có sự đối sánh giữa các lời kể của các nhân chứng để có kết quả khách quan nhất.
Những tác phẩm dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau đã ít nhiều đề cập đến phong
trào đấu tranh của nhân dân xã Đại Thắng và hoạt động của địa đạo Phú An - Phú Xuân.
Nhưng nhìn chung, chưa có một cơng trình nào trình bày một cách hệ thống và toàn diện
những hoạt động đấu tranh, những đóng góp của địa đạo Phú An - Phú Xuân trong kháng
chiến chống Mỹ, cũng như chưa đưa ra được đánh giá, đặc điểm vai trò và

3


những bài học kinh nghiệm về bảo tồn địa đạo này. Mặc dù vậy, những cơng trình này là
nguồn tài liệu q giá, hữu ích góp phần giúp tác giả hồn đề tài khóa luận tốt nghiệp.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Địa đạo Phú An - Phú Xuân (Đại Lộc, Quảng
Nam) trong kháng chiến chống Mỹ (1965-1975).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên không gian phân bố của địa đạo Phú An - Phú Xuân, thuộc
xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, trong khoảng thời từ năm 1965 đến
năm 1975.
4. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân thuộc vùng địa
đạo Phú An - Phú Xuân và sự ra đời cũng như hoạt động của địa đạo trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ.
Thứ hai, làm sáng tỏ vai trị, vị trí quan trọng của địa đạo Phú An - Phú Xuân

cũng như sự sáng tạo độc đáo của Đảng bộ và nhân dân Đại Lộc trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ (1965-1975).
Thứ ba, rút ra những đóng góp của địa đạo Phú An - Phú Xuân trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ trên địa bàn Đại Lộc, Quảng Nam, đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ
tiếp tục phát huy truyền thống tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở dựa vào các nguồn tư liệu chính sau:
Nguồn tư liệu đầu tiên là các nguồn tài liệu thành văn đã được in ấn xuất bản như
Lịch sử Đảng bộ xã Đại Thắng (1930-1975) của Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Thắng,
Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Lộc (1930-1975) của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đại Lộc,
Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của Lịch sử Đảng bộ Quân Khu 5,
Lịch sử đấu tranh cách mạng huyện Đại Lộc 1930-1954 của tác giả Phạm Thành, Lịch sử
Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (1930-1975) của Tỉnh uỷ Quảng Nam - Thành

4


uỷ Đà Nẵng, Địa đạo Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ của tác giả Đặng Việt Thuỷ. Đây là những nguồn tư liệu quan trọng có đề cập đến
địa đạo Phú An - Phú Xuân và những hoạt động đấu tranh của nhân dân xã Đại Thắng
trong suốt quá trình đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
Bên cạnh đó, bài khố luận cũng sử dụng các tài liệu thực địa ở huyện, xã và
nguồn phỏng vấn các nhân chứng lịch sử như sử dụng bài thuyết minh về địa đạo Phú
An - Phú Xuân của anh Lê Huy Phương - Phó Bí thư Đồn xã Đại Thắng, người phụ
trách trực tiếp về công tác giữ gìn di tích và cũng là người phụ trách thuyết minh địa
đạo. Các lời kể của các nhân chứng cũng là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả thực
hiện đề tài, đặc biệt giúp ích rất nhiều cho tác giả hiểu được lộ trình xây dựng địa đạo,
các phương thức xây dựng, cơng cụ được sử dụng...
Ngồi ra tác giả còn sử dụng các tài liệu trên mạng internet như “Tìm về những năm

tháng oai hùng nơi địa đạo Phú An Quảng Nam” của tác giả Luyến Nguyễn, “Địa đạo
Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ” của Đại tá
Đặng Việt Thuỷ, “Trở lại địa đạo Phú An - Phú Xuân” của tác giả Thạch Hà.....

5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Marx - Lenin, đặc biệt là lý
luận về cách giải phóng dân tộc và địa đạo kháng chiến để làm cơ sở nghiên cứu. Về
phương pháp chuyên ngành, đề tài vận dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu, kết hợp
với phương pháp logic để dựng lại tồn bộ q trình hình thành, phát triển và các hoạt
động của địa đạo Phú An - Phú Xuân với tất cả những diễn biến, sự kiện điển hình một
cách chân thực.
Ngồi ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp liên ngành, tiếp
xúc nhân chứng lịch sử, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp tổng hợp, trên cơ
sở khảo cứu các nguồn tư liệu…để nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài làm rõ được sự ra đời, vai trị đóng góp của địa đạo Phú
An - Phú Xuân (Đại Lộc, Quảng Nam) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (19641975). Qua đó, góp phần hiểu rõ hơn về lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân
dân xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1965-1975).
5


Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp những nguồn tư liệu về địa đạo Phú An - Phú
Xuân, giúp nhân dân đang sinh sống trên địa bàn hiểu rõ hơn về di tích lịch sử quan
trọng này. Từ đó góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ dân cư trong
huyện Đại Lộc nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời góp thêm tiếng nói nhằm tôn
tạo, bảo tồn cũng như khai thác thêm về di tích cách mạng đầy ý nghĩa này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng giảng dạy lịch sử địa phương ở Đại
Lộc, giáo dục truyền thống u nước, lịng tự hào dân tộc. Từ đó, khơi gợi ý thức giữ
gìn, bảo tồn di tích lịch sử địa đạo Phú An - Phú Xuân trong các tầng lớp nhân dân,
đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay.

7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài gồm có
ba chương:
Chương 1: Tổng quan về xã Đại Thắng (Đại Lộc, Quảng Nam) và địa đạo
ở Việt Nam.
Chương 2: Sự ra đời và hoạt động cách mạng ở địa đạo Phú An - Phú
Xuân (Đại Lộc, Quảng Nam) trong kháng chiến chống Mỹ (1965-1975).
Chương 3: Thực trạng địa đạo Phú An - Phú Xuân và đề xuất giải pháp.

6


NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ ĐẠI THẮNG (ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM) VÀ
ĐỊA ĐẠO Ở VIỆT NAM
1.1. Xã Đại Thắng (Đại Lộc, Quảng Nam) – Vấn đề địa giới, điều kiện
tự nhiên và kinh tế, xã hội, văn hoá.
1.1.1. Địa giới hành chính
Trải qua những biến đổi thăng trầm của lịch sử, xã Đại Thắng đã thay đổi nhiều
tên gọi khác nhau. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các làng Giảng Hòa, Phú
Thuận (Phú Phong - Phú Long - Phú An), Phú Xuân (Xuân Đông - Xuân Tây - Xuân
Nam) thuộc phủ Duy Xuyên. Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền cách mạng xã
thành lập trên cơ sở những địa bàn trên. Tháng 7 năm 1948, do yêu cầu bức thiết của
việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, động viên sức mạnh và sự đoàn kết
của quần chúng, tập trung xây dựng lực lượng vũ trang địa phương chống âm mưu, thủ
đoạn càn quét, đánh phá của giặc Pháp và bọn tề điệp. Huyện ủy, Ủy ban hành chính
kháng chiến huyện Duy Xuyên quyết định sáp nhập Phú Thuận - Tú Hữu - Quảng Đại
thành xã Duy Bình; Phú Xuân cùng với Đại Thạnh thành xã Duy Phú; Giảng Hòa Phú Nhuận cùng với Thu Bồn thành xã Thu Hòa (sau đổi thành xã Duy Nhất).
Tháng 2 năm 1950, quân Pháp rút chạy khỏi đồn Phú Thuận, khu vực phía tây
sạch bóng qn thù. Để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào kháng chiến, căn cứ

vào tình hình thực tiễn, nhất là điều kiện hoạt động và địa lý của các khu vực. Tháng 5
năm 1950, Huyện ủy - Ủy ban hành chính huyện Duy Xuyên quyết định thành lập xã
Duy Mỹ, bao gồm 3 xã Duy Bình - Duy Phú - Giảng Hòa [1, tr. 13].
Xã Duy Mỹ sau hơn 3 năm tồn tại và hoạt động đã có những bước tiến đáng khích lệ
về nhiều mặt. Nhất là việc hồn thành những nhiệm vụ kiến quốc của một xã tự do.
Nhưng đến cuối năm 1953, đầu năm 1954 theo chủ trương của huyện, để hợp với tình
hình mới của cuộc kháng chiến, xã Duy Mỹ lại được chia thành 7 xã nhỏ gồm: Duy Liên Duy Hữu - Duy Thuận - Duy Xuân - Duy Minh - Duy Thọ - Duy Tân. Như vậy đến

7


thời điểm này, xã Đại Thắng hiện nay bao gồm xã Duy Xuân, Duy Thuận, Duy Liên
trực thuộc huyện Duy Xuyên...
Để đàn áp phong trào cách mạng, trả thù những người kháng chiến cũ. Tháng 10
năm 1954, chính quyền Ngơ Đình Diệm thành lập khu Phước Xun (cịn gọi là nha
hành chính Phước Xuyên) trực thuộc quận Duy Xuyên. Các xã Duy Xuân - Duy Thuận
- Duy Liên chịu sự đàn áp trực tiếp của khu Phước Xuyên. Đầu năm 1955, chúng điều
chỉnh địa lý, 3 xã trên trực thuộc khu Lộc Hiệp của huyện Đại Lộc. Tháng 11 năm 1955,

chúng sáp nhập xã Duy Xuân, Duy Thuận và thôn Giảng Hòa (Duy Liên) thành một
xã lấy tên Lộc Quý [1, tr. 14].
Về phía ta, trong những năm cực kỳ khó khăn của cách mạng miền Nam, hầu hết
những cán bộ, đảng viên chủ trì các địa phương được phân công ở lại trụ bám xây dựng
phong trào lần lượt sa vào tay giặc. Những đồng chí khơng bị địch bắt bí mật hoạt động và
dần dần khơi phục lực lượng, tiến hành thành lập chi bộ, đội công tác vũ trang.

Năm 1964, phong trào Đồng khởi của cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ,
xã Lộc Quý được giải phóng hồn tồn. Dựa vào địa lý, cơ cấu dân cư và tính chất lịch
sử của địa phương, ta chủ trương xây dựng chính quyền cách mạng trên cơ sở địa lý đã
có nhằm tránh xáo trộn trong khi chính quyền cịn non trẻ. Mãi đến năm 1967, do tình

hình chiến sự ở vùng B Đại Lộc gia tăng, đế quốc Mỹ đánh phá liên tục, địa bàn lại
rộng nên Huyện ủy Đại Lộc chủ trương chia lại xã, lấy Phú Xuân - Phú Phong đặt tên
xã mới là Lộc Xn, lấy Phú Long - Giảng Hịa - Phú Bình - Quảng Huệ đặt tên là xã
Lộc Thuận. Tháng 10 năm 1969, xã Lộc Xuân được đổi tên là xã Đại Lợi, xã Lộc
Thuận được đổi tên thành xã Đại Thắng. Năm 1970, xã Đại Lợi được đổi tên thành xã
Lộc Xuân, xã Đại Thắng được đổi tên thành xã Lộc Thuận. Sau ngày miền Nam hồn
tồn giải phóng, tháng 8 năm 1975, 2 xã Lộc Xuân - Lộc Thuận được sáp nhập lại
thành xã Đại Thắng, thôn Quảng Huệ về chịu sự quản lý hành chính của xã Đại Minh.
Đó là q trình lịch sử hình thành tên gọi của xã Đại Thắng [1, tr. 14-15].
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Xã Đại Thắng nằm ở phía Nam huyện Đại Lộc, cách thị trấn Ái Nghĩa 6 km về
hướng tây - nam. Phía bắc giáp xã Đại Minh về phía tây giáp xã Đại Thạnh, Đại Chánh,
Đại Tân, phía đơng giáp xã Đại Cường, phía nam giáp dịng sơng Thu Bồn. Đại Thắng có
diện tích là 1.050ha, chất đất có nhiều loại khác nhau như: đất Ba Châu (đất màu, đất

8


pha) ở Giảng Hoà, đất đồi, sỏi, đá tập trung ở thôn Phú Thuận, chủ yếu sản xuất hoa
màu. 70% diện tích đất canh tác trên địa bàn xã Đại Thắng được sử dụng vào việc
trồng lúa, số còn lại là trồng dâu ni tằm, sắn, khoai, ngơ. Ngồi ra, ở thơn Phú An Xn Đơng cịn có lớp đất sét nằm dưới lớp đất canh tác dày 40 - 50 cm. Nhìn chung
đất màu mỡ, có phù sa thâm canh được nhiều loại cây công, nông nghiệp và làm các
nghề khác như đóng gạch, nung sứ [1, tr. 9].
Sơng Thu Bồn nằm ở phía nam của xã, chảy qua các thơn Xn Nam, Xn
Đơng, Phú Thuận, Giảng Hồ. Hàng năm đưa lại cho Đại Thắng một nguồn phù sa vô
tận và rất màu mỡ. Tuy vậy đôi lần những cơn lũ dữ dội của sông đã gây nên những tai
hoạ khủng khiếp. Làng Giảng Hồ nhìn trên bản đồ nằm ở khúc ngoặt của sơng, nhưng
lịng sơng lại hẹp, nên thường bị uy hiếp lũ lụt. Trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và Mỹ con sơng này có ý nghĩa đặc biệt to lớn về chiến thuật. Hai bên bờ nam bắc sông là những trận địa, làng chiến đấu kiên cố đã từng vùi chôn hàng trăm xác
giặc, đồng thời là bức tường thiên nhiên vững chắc ngăn cản sức tiến công của kẻ thù

vào xã Đại Thắng, bảo vệ che chở các lực lượng vũ trang và nhân dân ta trong suốt hai
cuộc chiến tranh. Bên cạnh đó cịn có một số khe, mương như: khe Gai, khe Đá từ Đại
Chánh, Đại Thạnh chảy xuống Xuân Nam rồi ra sông Thu Bồn, mương Thuỷ chạy từ
Phú Phong chảy ra khe Gai. Các khe, mương này mùa mưa lũ cũng rất dữ dội, nước
dâng cao và chảy xiết, chia cắt các thơn trong xã, đi lại khó khăn, nhưng đồng thời các
khe, mương ấy là những địa hình tự nhiên thuận lợi cho việc bố trí xây dựng hầm bí
mật và các trận địa phịng ngự chặn đánh quân địch càn quét, cơ động lực lượng tránh
máy bay phi pháo của địch [1, tr. 9-10].
Ngoài khe, mương và dịng sơng Thu Bồn, trên địa bàn xã Đại Thắng cịn có một
số bàu, đầm như: bàu Sen ở Xn Tây, bàu Dài, bàu Trịn ở Xn Đơng, đây là những
nơi mùa mưa nước tích tụ để cung cấp cho các cánh đồng trong những ngày nắng hạn
giúp một số ha đất trồng trọt tăng năng suất lúa, khoai.
Đại Thắng cịn có một số gị đồi như: đồi Phú Phong, gị Sặt, gị Da, gị Hầm, gị
Đình, gị Hiến,…Tuy bình độ khơng cao nhưng chúng có tầm quan sát, phát hiện từ xa,
cho nên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ nhân dân và các lực lượng vũ trang xã
đã đối đầu quyết liệt với kẻ thù để làm chủ các gị đồi ấy. Địch càn qt chiếm đóng xã
Đại Thắng, chúng nhanh chóng cho xây dựng đồn bốt ở các gò, đồi dể đàn áp phong

9


trào cách mạng của nhân dân. Ta dựa vào địa hình tự nhiên gị, đồi, làng mạc xây dựng
các trận địa phòng ngự, đào địa đạo để trụ bám đánh địch bảo vệ vùng giải phóng, giữ
dân, giữ phong trào cách mạng.
1.1.3. Kinh tế, văn hóa, xã hội của xã Đại Thắng
Cũng giống như những vùng quê khác trên dải đất Quảng Nam - Đà Nẵng, cư dân xã
Đại Thắng phần lớn có nguồn gốc từ các tỉnh phía bắc, nhất là Thanh Hóa - Nghệ An. Họ
đi vào đây để sinh cơ lập nghiệp qua nhiều sự kiện lịch sử như: Vào thế kỷ thứ XV - XVI
Nhà Hồ - Nhà Lê chiêu mộ và đẩy mạnh công cuộc di dân vào Nam, đến cuộc kháng
chiến chống quân Chiêm Thành hoặc chiến tranh Trịnh - Nguyễn vv... Theo gia phả các

dịng họ cịn lưu giữ ở Đại Thắng thì khi mới đến lập làng, lập xã dân cư rất ít, nhưng đến
ngày Cách mạng Tháng 8 thành cơng có khoảng 8000 người dân, năm 1964 có 12.000
dân, năm 1973 có 7.700 dân và hiện nay có 8000 [1, tr. 15-16]. Trong suốt q trình tồn
tại và phát triển đó nhân dân xã Đại Thắng đã đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt
của thiên nhiên. Họ đã có kết lại, đấu tranh khai phá, đào sông, xẻ núi, đắp đường xây
dựng nên những làng xã mới. Bằng trí thơng minh, lịng dũng cảm, bằng đơi bàn tay và
đức tính lao động cần cù của mình, ngày lại ngày, quanh năm suốt tháng họ làm việc siêng
năng, cần mẫn với những ngành nghề như: trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, trồng
thuốc lá, đậu, sắn, ngơ, khoai, trồng mía, nấu đường, chằm nón, làm thợ mộc, thợ vơi, thợ
đá mài và bn bán. Ngồi những nghề trên, Đại Thắng cịn có người sống trên sơng
nước, họp lại thành các vạn chài, chuyên đánh bắt cá trên sông Thu Bồn và dùng ghe
thuyền bn bán giao lưu hàng hóa xuống Vĩnh Điện - Hội An - Đà Nẵng,...

Từ đặc điểm về địa lý, địa hình, xã Đại Thắng trở thành trung tâm giao lưu kinh tế, văn
hóa xã hội ở vùng B Đại Lộc, chợ Phú Thuận tấp nập ghe, thuyền, hàng hóa, các đình
làng của Giảng Hịa, Phú Thuận luôn là nơi thu hút nhiều người ở nơi khác đến sinh
hoạt, lễ hội. Và cũng giống như những vùng quê khác, có người dân Đại Thắng vốn có
bản chất thật thà, chịu thương, chịu khó, biết đồn kết để đấu tranh chống kẻ thù xâm
lược và bọn quan lại, cường quyền phong kiến, sắc son, chung thủy, hết lòng vì việc
nghĩa.
Qua nhiều thế kỷ, các triều đại phong kiến đã làm được một số việc tích cực như: lập
làng, lập xã phát triển kinh tế, xã hội. Song bên cạnh đó, với bản chất chuyên bóc lột của
bọn quan lại và địa chủ, hà hiếp dân nghèo, nên quá trình tồn tại của chế độ phong

10


kiến họ đã ra sức chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, hành hạ người lao động. Đến nửa
đầu thế kỷ thứ XIX, khi Triều đình nhà Nguyễn bị lũng đoạn, suy yếu, ngày 31 tháng 8
năm 1858, đế quốc Pháp, một nước tư bản phát triển ở châu Âu, lấy cớ bảo vệ giáo dân và

giáo sĩ bị Triều đình Huế đàn áp, chúng đưa 2.000 qn tiến cơng vào Đà Nẵng, mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược nước ta [1, tr. 17]. Các tướng lĩnh của triều đình và các sĩ phu
yêu nước từ Nam chí Bắc đã anh dũng chống kẻ thù xâm lược. Thế nhưng, triều đình
Nguyễn vốn đã bị lũng đoạn lại càng suy yếu khi đất nước có chiến tranh. Hơn 20 năm sau
họ khơng những khơng bảo vệ được tồn vẹn lãnh thổ và những giá trị tinh thần của dân
tộc mà còn ký hiệp ước Patenôtre, đầu hàng thực dân Pháp. Từ đây, chúng áp dụng chế độ
thực dân thống trị dân tộc ta. Do vậy, tính chất xã hội nhanh chóng bị thay đổi. Từ một xã
hội phong kiến trở thành một xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Nhân dân cả nước nói
chung, Đại Thắng nói riêng bị 2 tầng áp bức. Ruộng đất bị bọn lý hương, địa chủ cưỡng
đoạt. Các loại thuế thân, thuế điền thổ đánh rất nặng vào những người nông dân không
một tấc đất cắm dùi. Đến mùa thu thuế khơng khí lo âu, sợ hãi bao trùm lên khắp xóm
thơn. Ngồi việc thu thuế nặng chúng còn bắt dân ta đi xâu, đi lính mộ sang Tây, đi gác
đêm, đây là những nỗi khổ nhục lớn.

Dưới chế độ phong kiến tệ nạn mê tín dị đoan và những hủ tục lạc hậu khác đã đè
nặng lên đời sống nhân dân. Song song với những hủ tục lạc hậu là sự tranh giành
quyền lợi, gây nên tình trạng mất đồn kết giữa các tộc họ, giữa thôn này với thôn
khác, nhất là việc tranh chấp đất đai, tranh giành quyền lực. Tất cả những vấn đề trên
cộng với nạn sưu cao thuế nặng, bệnh tật phát sinh khơng có thuốc chữa trị, đã làm cho
nhân dân lao động đói khổ, ngột ngạt từ năm này sang năm khác. Nhiều gia đình phải
đi phiêu bạt, kiếm kế sinh nhai, rồi không trở lại quê hương.
Về văn hóa - giáo dục, trên địa bàn xã Đại Thắng thời Pháp thuộc, mặc dù cũng có
một số trường tư thục dạy chữ Quốc ngữ, chữ Nho, song đại đa số con em nhân dân lao
động bị thất học. Điều này nói lên bản chất và âm mưu thâm độc của thực dân Pháp là ráo
riết thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Song với tinh thần hiếu học, chăm chỉ
vượt qua mọi trở ngại khó khăn để học giỏi như ơng Thơ Hồn (họ Ngô), ông Huỳnh Quỳ
(nhà thơ Tú Quỳ), ông Trần Coai (giáo Coại), đã làm rạng danh quê hương Đại Thắng.
Bên cạnh đó, các sinh hoạt văn hóa, lễ hội như hát tuồng, hát lơ tơ, hị khoan đối đáp, hát
chèo ghe, hát bài chịi, hị vè, kịch thơ ln được phát huy và trở thành nếp sinh hoạt
truyền thống của quần chúng nhân dân lao động nghèo khó [1, tr. 19].


11


1.1.4. Truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Đại
Thắng, huyện Đại Lộc
Xã Đại Thắng nay thuộc huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam là một vùng quê giàu
truyền thống văn hoá và yêu nước. Cũng giống như những vùng quê khác, người dân
Đại Thắng vốn có bản chất thật thà, chịu thương, chịu khó, biết đồn kết để đấu tranh
chống kẻ thù xâm lược và bọn quan lại, cường quyền phong kiến, sắc son, chung thuỷ,
hết lịng vì việc nghĩa. Trải qua những chặng đường thăng trầm của lịch sử, xã Đại
Thắng vẫn bước đi lên, đặc biệt từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo
nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội, truyền thống
đó được phát huy mạnh mẽ làm nên những thành tích vinh quang cho nước nhà [39].
Nhân dân xã bị thực dân Pháp và quan lại tay sai đàn áp, vơ vét, bóc lột đến tận cùng
xương tuỷ, bị những hủ tục lạc hậu đầu độc, những luật lệ hà khắc, bất công. Mặc dù vậy,
người dân Đại Thắng không chịu chùn bước trước thiên nhiên khắc nghiệt và những biến
cố thăng trầm của lịch sử. Quyết không chịu khuất phục trước vũ lực của kẻ thù, sẵn sàng
tham gia các phong trào do các sĩ phu yêu nước tổ chức lãnh đạo. Ví dụ năm 1884, Triều
đình Huế ký hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp. Năm 1885, Nguyễn Duy Hiệu từ quan về
lập nghĩa hội, khởi nghĩa đánh Pháp. Ông lập chiến khu ở vùng rừng núi Đại Lộc - Quế
Sơn - Duy Xuyên, hàng chục gia đình các làng Phú Xuân - Phú Thuận - Giảng Hoà đã
động viên con em gia nhập nghĩa quân đánh Pháp. Về sau, khi cuộc khởi nghĩa gặp khó
khăn ơng Nguyễn Duy Hiệu giải tán nghĩa hội và bị Pháp bắt tra tấn, hành hình bằng cách
chém đầu ơng đi bêu khắp nơi trong tỉnh, nhằm uy hiếp tinh thần của nhân dân. Những
trai làng Phú Xuân - Phú Thuận - Giảng Hoà đành giã từ giáo mác về q, nhưng chí
khơng qn, lịng khơng ngi hận thù thực dân xâm lược.

Đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của phong trào Duy Tân do cụ Phan Chu Trinh đề
xướng lãnh đạo, nhân dân huyện Đại Lộc nói chung, xã Đại Thắng nói riêng đứng lên

chống xâu, chống thuế quyết liệt. Đây là phong trào tự phát của nơng dân, nhưng nó là
bước ngoặt đánh dấu tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Đại Thắng chống áp
bức, bóc lột, bất cơng, địi cải thiện đời sống. Và đây là lần đầu tiên phong tiên phong
trào đấu tranh tự phát của nông dân Đại Thắng đã mang màu sắc chính trị,có chiều
hướng ngày càng lan rộng [1, tr. 20].

12


Tiếp theo đó là khởi nghĩa của Việt Nam Quang phục hội do hai ông Thái Phiên,
Trần Cao Vân lãnh đạo, mặc dù bị bọn lý hương, quan lại tay sai theo dõi, dịm ngó sít
sao, nhưng nhân dân Đại Thắng bằng những việc làm đầy năng động, với tinh thần yêu
nước sáng ngời, bí mật vận động con em tham gia khởi nghĩa, đóng góp lương thực,
rèn giáo mác. Những người buôn bán trên sông Thu Bồn - chợ Phú thuận xuôi ngược
Đà Nẵng - Hội An, theo dõi tình hình chuẩn bị khởi nghĩa ở các địa phương bạn, cung
cấp, cỗ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho quê hương. Mặc dù cuộc khởi nghĩa chưa được
phát ra, thực dân Pháp đã đàn áp dã man, chúng bắt hai ông Thái Phiên, Trần Cao Vân
đi hành quyết. Tuy bị chìm trong bể máu, nhưng tinh thần u nước, chí căm tù giặc
của nhân dân Quảng Nam nói chung, Đại Thắng nói riêng được tơ đậm thêm. Và đó là
tiền đề vững chắc để nhân dân Đại Thắng tiếp tục cuộc đấu tranh cách mạng do Đảng
Cộng sản Việt Nam tổ chức lãnh đạo sau này [1, tr. 21].
Truyền thống đấu tranh kiên cường chống thiên nhiên, thú dữ để khai phá ruộng
nương, đào sông bạt núi, lập làng lập xã, kiến tạo nên một vùng quê non nước hữu
tình, để tồn tại và phát triển trong biến thiên thăng trầm của lich sử, người dân Đại
Thắng đã đối mặt với biết bao nhiêu gian lao, khổ cực. Nhất là từ khi giai cấp phong
kiến thống trị bán rẻ đất nước ta cho thực dân Pháp. Nhân dân Phú Xuân - Phú Thuận Giảng Hòa bị 2 tầng áp bức, chúng khai thác, bóc lột nhân dân trong ngục tù tăm tối,
đói rách triền miên từ năm này sang năm khác, không một giường bệnh, ốm đau vô
phương cứu chữa. Thế nhưng với bản chất lao động cần cù, chịu thương, chịu khó,
đồn kết keo sơn, người dân Đại Thắng không ngừng đấu tranh chống áp bức bất công,
không hề lùi bước trước gian khổ. Nhân dân Đại Thắng đã góp phần xây dựng nên

phong cách sáng ngời tính nhân văn của người dân xứ Quảng, độ lượng, khoan hồng,
bao dung nhưng kiên quyết. Và điều này giải thích vì sao khi những tinh hoa của thời
đại và dân tộc về với người dân Đại Thắng, họ đã anh dũng đứng lên để làm lại cuộc
đổi đời, kiên quyết đổi đời bằng tất cả lòng căm thù bấy lâu nay được tích tụ lại.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Đại Thắng đã vùng lên mãnh liệt trong cơn
sóng trào của Cách mạng Tháng Tám, cuốn phăng đi tất cả mọi xiềng xích, khổ nhục
và bất cơng, giành chính quyền về tay nhân dân Và từ đây, người dân Đại Thắng thực
hiện vận mệnh của mình là người chủ của quê hương đất nước [1, tr. 35]

13


Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và xây
dựng xã hội từ 1975 đến nay. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã Đại Thắng
với nhiều thế hệ nối tiếp chịu nhiều hy sinh mất mát, gian khổ nhưng bằng tinh thần
dũng cảm, mưu trí, kiên cường trong chiến đấu, bằng ý chí tự lực, tự cường trong xây
dựng xã hội đã góp phần cùng với nhân dân Đại Lộc, đất Quảng và cả dân tộc làm nên
thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Tám - 1945 và tổng tiến cơng nổi dậy mùa
Xn 1975 giải phóng q hương, thống nhất đất nước.
Sau năm 1975, Đảng bộ và nhân dân xã Đại Thắng tiếp tục phát huy truyền thống
đấu tranh cách mạng trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc, từng bước khắc phục hậu quả
chiến tranh và bắt tay xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phịng, an
ninh. Từ vùng q nghèo khó, một thời thời từng bị chiến tranh ác liệt bom đạn cày
xới, đã vững bước đi lên “thay da, đổi thịt”, bộ mặt xã hội được đổi mới, cuộc sống
của nhân dân khơng ngừng nâng cao góp phần vào sự ổn định, phát triển bền vững quê
hương Đại Lộc trong thời kỳ đổi mới [39].
Nhân dân xã Đại Thắng với truyền thống yêu nước đã cống hiến công sức máu
xương, của cải và đã đùm bọc che chở cho cách mạng trong những ngày gian khổ nhất.
Là hậu phương vững chắc cho địa đạo Phú An - Phú Xuân, nhân dân xã Đại Thắng
một lần nữa tích cực hỗ trợ sức người và sức của cho cuộc kháng chiến. Như vậy,

trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với lòng yêu nước nồng nàn và sự tin tưởng của sự
nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm do Đảng lãnh đạo, nhân dân xã Đại Thắng đã
tích cực tham gia kháng chiến chống giặc thù bảo vệ vững chắc địa đạo. Trong những
năm tháng cách mạng đầy gian khổ, nếu khơng có sự đùm bọc, che chở nuôi nấng của
nhân dân xã Đại Thắng thì địa đạo Phú An - Phú Xn khó có thể giữ vững được cho
đến khi giải phóng và đến ngày nay.
1.2. Khái quát hệ thống địa đạo ở Việt Nam
Địa đạo là đường hầm bí mật được đào ngầm sâu dưới đất. Theo Đại tá Trần Việt
Thuỷ, địa đạo là đường hầm quân sự ở những nơi đất cứng và ổn định mực nước ngầm
thấp, có khẩu độ hẹp, nhưng rất dài và có nhiều nhánh, có thể nhiều tầng, thường
khơng lát nóc, lát vách. Nói một cách ngắn gọn, địa đạo là đường hầm bí mật, đào
ngầm sâu dưới đất, hào ngầm [29, tr. 304].

14


Địa đạo vừa có tác dụng phịng tránh, che giấu lực lượng, cấu giấu phương tiện
vật chất, vừa giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ trong cơ động lực lượng đánh địch, nên
nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương thường dùng để bám trụ lâu dài và hoạt
động chiến đấu trong vùng địch chiếm hoặc ở vùng sát địch [4, tr. 349].
Ở đất nước ta, qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
nhiều địa phương đã xây dựng hệ thống địa đạo để phòng tránh bom đạn của quân thù,
ém quân, bảo toàn lực lượng và đánh giặc. Đây cũng là một nét độc đáo và sáng tạo
của nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Có nhiều địa đạo nổi tiếng như:
Địa đạo Nam Hồng ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội: Trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân và du kích Nam Hồng đã xây dựng làng
chiến đấu, đẩy mạnh chiến tranh du kích, xây dựng hệ thống đường hào, hầm hố và
bước đầu phát triển đường hầm, coi đó là những “bộ áo giáp” lợi hại để đánh thắng
địch và bảo vệ mình trong mọi hồn cảnh, mọi tình huống chiến tranh.

Trong kháng chiến chống Mỹ, ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị tính đến năm
1966 có hàng chục địa đạo được hình thành như: Địa đạo Vịnh Mốc - một cơng trình
tiêu biểu cho hệ thống địa đạo ở Vĩnh Linh; địa đạo Bình Minh ở xã Vĩnh Hiển; địa
đạo Hiền Dũng ở xã Vĩnh Hòa; địa đạo Hương Nam ở xã Vĩnh Kim; địa đạo Mụ Giai,
địa đạo Tân Lý, địa đạo 61 ở xã Vĩnh Quang; địa đạo Tân Mỹ ở xã Vĩnh Giang...
Tỉnh Thừa Thiên Huế có địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (còn gọi là địa đạo Khe
Trái) nay thuộc phường Hương Vân, thị xã Hương Trà; địa đạo Bạch Mã, địa đạo
Xuân Lộc ở huyện Phú Lộc....
Ở tỉnh Quảng Nam có các địa đạo: địa đạo Kỳ Anh ở thành phố Tam Kỳ; địa đạo
Phú An - Phú Xuân ở huyện Đại Lộc; cụm địa đạo mới được phát hiện giữa đại ngàn
Trường Sơn ở huyện Tây Giang...
Tỉnh Quảng Ngãi có địa đạo Đàm Tối ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
Tỉnh Phú n có địa đạo Gị Thì Thùng ở xã An Xuân, huyện Tuy An.
Tỉnh Đồng Nai có địa đạo Nhơn Trạch ở huyện Nhơn Trạch.
Tỉnh Bình Dương có địa đạo Tây Nam Bến Cát (còn gọi là địa đạo “Tam giác
sắt”) ở huyện Bến Cát.
15


Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có các địa đạo: địa đạo Long Phước ở thị xã Bà Rịa Vũng Tàu; địa đạo Hắc Dịch ở xã Hắc Dịch, huyện Tân Thành; địa đạo Kim Long ở xã
Kim Long, huyện Châu Đức...
Thành phố Hồ Chí Minh có các địa đạo: địa đạo Tân Phú Trung và Phước Vĩnh
An (huyện Củ Chi) được coi là cái nôi của địa đạo Củ Chi hình thành từ cuối năm
1946 trong cuộc kháng chiến chống Pháp; hệ thống địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi)
trong kháng chiến chống Mỹ với tổng chiều dài của địa đạo hơn 200km (kể cả địa đạo
chính và địa đạo nhánh cộng lại); địa đạo Phú Thọ Hòa (nay thuộc quận Tân Phú)....
Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) và địa đạo
Vịnh Mốc (Vĩnh Linh, Quảng Trị) là những địa đạo có giá trị trên nhiều phương diện:
nghệ thuật cấu trúc, nghệ thuật chiến đấu, giá trị nhân văn [34].
Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ

Cộng hòa vừa mới ra đời đã phải đương đầu với “thù trong, giặc ngồi”, nạn đói
hồnh hành, khó khăn chồng chất, tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng, Chính phủ
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhạy bén, sáng suốt, bình tĩnh chèo lái con thuyền cách
mạng Việt Nam vượt qua thác ghềnh hiểm nguy, từng bước tiến lên. Từ đêm
19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, nhân dân cả nước ta bước vào cuộc kháng
chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Trong những năm đầu, lực lượng ta
còn yếu nhiều mặt, trong khi qn Pháp đơng, có đầy đủ vũ khí, phương tiện chiến
tranh. Nhất là trong các vùng địch hậu, lực lượng ta ít, lại phải phân tán hoạt động bí
mật. Do vậy, để bảo toàn lực lượng để hoạt động lâu dài, ngoài việc gây dựng cơ sở
trong quần chúng nhân dân và chiến đấu trực tiếp trong lòng địch, cán bộ, du kích phải
đào hầm bí mật để trú ẩn, cất giấu tài liệu, vũ khí...
Hầm bí mật có nhiều kiểu cách rất sáng tạo, linh hoạt để tránh địch phát hiện và
bí mật với cả những người xung quanh khơng có phận sự. Hầm phổ biến vẫn là đào
trong lòng đất, độ dài từ 3 đến 5 mét và có nắp đậy bí mật, có lỗ thơng hơi, được ngụy
trang khéo léo, người đứng trên mặt đất khó có thể phát hiện miệng hầm ở đâu. Bình
thường những cán bộ, chiến sĩ hoạt động trong vùng địch kiểm soát, được nhân dân
che chở, đùm bọc, nhưng khi có địch phải nhanh chóng xuống hầm và đậy chặt nắp
hầm. Nếu tình hình trên mặt đất căng thẳng, người cán bộ phải ở dưới hầm bí mật từ
sáng sớm đến chiều tối, chờ cho địch rút khỏi mới được lên mặt đất [34].
16


Tuy nhiên, hầm bí mật có bất lợi là khi bị địch phát hiện, nhanh chóng bị chúng
bao vây cơ lập, khơng có lối thốt; người chiến sĩ phải chiến đấu đơn độc cho đến khi
hy sinh hoặc bị địch bắt. Do đó, người ta nghĩ ra cách kéo dài căn hầm bí mật cho đến
chỗ có thể thốt ra khỏi vòng vây của địch tùy theo điều kiện địa hình cho phép. Lúc
đó căn hầm trở thành địa đạo.
Đường hầm khơng chỉ có một cửa lên xuống mà có thể có nhiều ngõ ngách gắn
nhiều nắp hầm, để nếu địch phát hiện cửa hầm này, ta có thể ra bằng lối khác mà địch
không biết được rồi rút đi hoặc quay lại bất ngờ tấn cơng chúng. Từ đó, địa đạo ra đời

như một sự bức xúc, một sự đòi hỏi của cuộc chiến đấu chống quân thù, mở đầu cho
một nghệ thuật quân sự độc đáo của quân và dân ta. Nói chung, địa đạo tránh được thế
cơ lập của hầm bí mật và phát huy sự linh hoạt cơ động để bảo toàn lực lượng và chủ
động tiến cơng lại qn địch có hiệu quả.
Từ ngun tắc đó, nhiều địa đạo như địa đạo Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An,
địa đạo Củ Chi... mang tính chất “địa đạo chiến”, một pháo đài trong cuộc chiến tranh
du kích chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ [34].
Mỗi địa đạo (như địa đạo Củ Chi, địa đạo Vịnh Mốc...) cịn là hình ảnh thu nhỏ
của một làng q được kiến tạo dưới lịng đất. Đường hầm chính là đường làng, các ơ
đất là các căn hộ gia đình. Làng hầm cịn có hội trường, giếng nước, nhà trẻ, hộ sinh,
trạm xá….
Do tính chất phát triển của cuộc chiến đấu, do đặc điểm của địa hình và địa chất
mà cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta sáng tạo ra địa đạo mang tính năng động để vừa trú
ém bảo tồn lực lượng vừa phịng chống và phát huy thế tiến công tiêu diệt địch với
hiệu quả ngày càng cao. Do đó, nghệ thuật chiến tranh nhân dân ngày càng phát triển,
địa đạo càng phát huy tác dụng to lớn trong chiến đấu.
Với sự phát triển nhanh chóng, rộng rãi, liên hoàn, đa dạng... đã tạo ra thế trận
độc đáo và hiểm yếu như “mê hồn trận” đối với kẻ thù. Bất kỳ máy bay, xe tăng, bộ
binh, biệt kích... vào khu vực địa đạo đều bị tiêu diệt với mọi hình thức tác chiến của
bộ đội và du kích. Hệ thống địa đạo thực sự trở thành nỗi kinh hoàng đối với quân xâm
lược và bọn tay sai. Trên thực tế số lượng địch và phương tiện chiến tranh của chúng
bị tiêu diệt trong vùng căn cứ địa đạo rất cao so với những vùng khác.

17


Từ sự sáng tạo và ý chí quyết thắng cao độ mà ta chuyển địa đạo từ thế thụ động
bảo vệ thành thế năng động tiến công, đưa địa đạo lên nghệ thuật chiến tranh nhân dân
đỉnh cao đặc biệt là trong thời kỳ chống Mỹ.


18


Chương 2: SỰ RA ĐỜI VÀ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG Ở ĐỊA ĐẠO PHÚ AN
- PHÚ XUÂN (ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM) TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ (1965-1975)

2.1. Bối cảnh ra đời địa đạo Phú An - Phú Xuân
Vào cuối năm 1963, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ vào miền Nam nước
ta đã sa lầy khơng lối thốt. Kế hoạch Staley - Taylor tuy đã kéo dài thêm một năm vẫn
khơng hồn thành. Việc “thay ngựa giữa dịng” lật đổ Ngơ Đình Diệm của đế quốc Mỹ
vẫn khơng cứu văn nổi tình hình. Tháng 3 năm 1964, địch nặn ra kế hoạch Johnson

- McNamara, tập trung bình định có trọng điểm, lập ấp tân sinh.
Bước vào thời kỳ này, ranh núi vùng A và B của huyện Đại Lộc là nơi ta đóng
qn, che giấu vũ khí, lương thực, nơi ta đặt trạm xá của tỉnh, huyện nên cũng là nơi
địch tập trung đánh phá ác liệt. Chúng thường có từ 1 đến 2 tiểu đồn cơ động càn quét
ở vùng ranh và tập trung phi pháo bắn một số nơi. Trong khi đó, phong trào cách mạng
của huyện tuy khó khăn nhưng so với trước đã có bước phát triển. Đồng bào trong ấp
chiến lược tìm mọi cách liên lạc tiếp tế cho cán bộ tại chỗ, nếu khơng được thì tiếp tế
ngồi đồng, ngồi ấp chiến lược. Có cơ sở và quần chúng đêm đến bí mật hoạt động
với bộ đội, đội công tác đánh địch, ban ngày hợp pháp đấu tranh chính trị, đấu tranh
kinh tế với địch.
Tháng 4 năm 1964, đồng chí Trương Anh Ta được điều lên tỉnh, đồng chí
Nguyễn Minh Phục, Tỉnh ủy viên được điều về làm Bí thư Huyện ủy [3, tr. 251].
Trong khi đó, thực hiện kế hoạch Johnson - McNamara, địch ra sức tăng quân, ra
sức càn quét, đánh phá, cố bình định lại vùng đã bị mất, ra sức duy trì ấp chiến lược, hịng
tái lập lại thế kim kẹp quần chúng của thời Ngơ Đình Diệm để giành lại thế chủ động
chiến trường. Trong 22 thôn ta làm chủ ở Đại Lộc trước đó, đã có 10 thơn bị địch chiếm
lại, chỉ cịn 12 thơn ở thế tranh chấp. Hơn nửa số ấp chiến lược bị ta phá, chúng bắt nhân

dân làm lại, có ấp chúng bắt đi làm lại nhiều lần. Phong trào du kích đấu tranh một số nơi
bị địch đánh phá nặng nề như Lộc An, Lộc Chánh, Lộc Quý [3, tr. 251].

19


Tháng 8 năm 1964, tỉnh ta mở chiến dịch mở mảng vùng Đơng và giải phóng
vùng B Đại Lộc. Thực hiện chủ trương của tỉnh, đêm 15 tháng 8 năm 1964, huyện phát
lệnh đồng khởi, giải phóng hồn tồn các xã Lộc Quý, Lộc Thành, Lộc Vĩnh. Cùng lúc
nhân dân vùng A, vùng B nổi dậy, đội công tác diệt ác phá kèm tạo thế cho nhân dân
đứng lên giành chính quyền làm chủ ở một số thơn của xã Lộc Phước, Lộc Tân, Lộc
Ninh, Lộc Bình. Mừng thắng lợi đồng khởi, tồn huyện tổ chức 250 cuộc mít tinh quần
chúng, hàng loạt thanh niên thoát ly tham gia cách mạng. Phản ứng lại các hoạt động
của ta, địch bắn phá vào làng Quảng Đại, xã Lộc Phước làm 4 người chết và một số
người bị thương [3, tr. 252-253]. Đội công tác xã Lộc Phước đã huy động hơn 100
người dân, có cả lính ngụy về nghỉ phép kéo sang quận lỵ Ái Nghĩa đấu tranh. Đoàn
đấu tranh trực tiếp gặp tên quận trưởng Đại Lộc đưa yêu sách, địi bồi thường nhân
mạng và khơng được bắn phá vào làng. Tên quận trưởng chấp nhận yêu sách, cuộc đấu
tranh giành thắng lợi. Đây là cuộc đấu tranh chính trị tập trung có quy mơ lớn đầu tiên
thực hiện phương châm “3 mũi giáp công”.
Đến cuối tháng 10 năm 1964, ta giải phóng thêm các xã Lộc Hịa, Lộc Tân, Lộc
Phước và hầu hết Lộc Sơn. Tháng 12 năm 1964, ta giải phóng được một phần lớn Lộc
Hưng. Cuối năm 1964, huyện Đại Lộc phá rã 75 ấp chiến lược, đạt 2/3 số ấp tồn
huyện, 31 ấp cịn lại được phá lỏng [3, tr. 253]. Với sự hỗ trợ của các đại đội Đ.61,
Đ.62, Huyện ủy Đại Lộc đã tập trung chỉ đạo giải phóng hồn tồn một mảng 6 xã
vùng B, hình thành vùng giải phóng liên hồn trong tỉnh (ở Lộc Sơn, địch chỉ còn chốt
Gò Rua). Quân ngụy co dần, triệt thoát khỏi Đại Mỹ, Ba Khe (Lộc Bình), Trung Lệ
(Lộc Mỹ). Các đơn vị bảo an ở Lộc Mỹ, Lộc Sơn, Lộc Thành hoạt động thưa thớt dần.
Bọn tề ở thơn, xã dao động, có tên xin nghỉ việc. Bọn dân vệ, thanh niên chiến đấu giữ
ấp chiến lược tìm cách tránh trớ việc chống phá cách mạng, hễ nghe có quân giải

phóng về là giấu súng bỏ chạy, giữ lấy mạng sống.
Ta đang trên đà thắng lợi thì trong tháng 11 năm 1964 (từ ngày 9 đến ngày 12),
một trận lụt lớn chưa từng có từ trước đến nay đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề cho
các xã Lộc Quý, Lộc Sơn, Lộc Phước, Lộc Hòa, Lộc Tân, Lộc Vĩnh. Nhân lúc thiên
tai, cán bộ, bộ đội và nhân dân ta đang phải đối phó với bão lụt, địch dùng trực thăng,
xuồng máy đổ quân, bắn phá những nơi chúng nghĩ lực lượng ta tập kết. Tại Quảng
Đại, xã Lộc Phước và Phú Long của xã Lộc Quý, bọn địch biệt kích Tây Hồ đã sát hại
hàng chục người dân.
20


Bước vào chiến dịch xuân 1965, Đại Lộc đã có vùng B được giải phóng, ở đây,
địch chỉ cịn một chốt điểm duy nhất là chốt điểm Gò Rùa (Lộc Sơn). Do đó, việc củng
cố và xây dựng vùng mới giải phóng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách nhằm thực hiện
phương châm “ta càng đánh càng mạnh”. Lúc này, cơ quan Huyện ủy chuyển về thôn
An Chánh, xã Lộc Thành (nay là thôn An Chánh, xã Đại Tân), làm việc tại nhà ông
Bùi Nghiêm. Địa điểm này rất thuận tiện cho việc liên lạc với các xã vùng B và gần
địa đạo Phú An - Phú Xuân, nơi làm việc của Tỉnh ủy Quảng Đà trong những năm
1965-1968 [3, tr. 256].
Ngày 24 tháng 01 năm 1965, Đảng bộ Đại Lộc mở Đại hội lần thứ V tại Khe
Dâu, xã Lộc Thành. Đồng chí Phan Thanh Thủ được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy, 4
tháng sau được bầu làm Bí thư.
Ở Đại Lộc, hầu như tuần nào, tháng nào địch cũng tiến hành càn quét vào vùng
giải phóng, mỗi trận càn thấp nhất có từ một đến hai đại đội, nhiều thì từ một đến hai
tiểu đồn. Riêng vùng B, địch huy động quân chủ lực cùng có pháo binh, xe tăng, máy
bay yểm trợ, có tề và bọn tổng đoàn, bảo an lưu vong đi theo nhưng đánh phá chủ yếu
là qn của sự đồn 3 có cố vấn Mỹ chỉ huy. Những cuộc càn lớn như tháng 01 năm
1964, địch dùng một tiểu đoàn càn vào Lộc Chánh. Tháng 10 năm 1964, địch dùng hai
tiểu đoàn biệt động càn vào Lộc Quý có hai cố vấn Mỹ chỉ huy. Tháng 11 năm 1964,
bọn biệt kích Tây Hồ càn vào Lộc Phước. Địch còn thường xuyên dội bom bắn pháo

vào vùng giải phóng [3, tr. 259-260].
Tháng 5 năm 1965, Trung ương Cục miền Nam chủ trương tổ chức phát động nơng
dân vùng giải phóng đồn kết sản xuất chống Mỹ cứu nước làm cách mạng đến cùng, theo
Đảng đến cùng. Để nâng cao giác ngộ chính trị cho nông dân, Đảng ta phát động nông dân
rước thư Đảng một cách trọng thể. Công tác huy động nhân dân xây dựng làng chiến đấu
để chống địch phản kích tái chiếm vùng ta làm chủ, qua đợt học tập thư Đảng, thực hiện
chính sách ruộng đất đã nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng sôi nổi. Đến cuối
năm 1965, huyện Đại Lộc đã có 72 thơn với trên 66.000 dân tham gia rào làng chiến đấu,
cải biến địa hình, dựng chướng ngại vật, gắn các loại chông: chông hầm, chông bàn,
chông lùi, chông tre, chông sắt... [3, tr. 262-262]. Ở vùng B, rào vi các xã chiến đấu nối
nhau thành một vành đai bảo vệ chạy dọc theo sông Thu Bồn và sông Vu Gia, từ Xuân
Nam (xã Lộc Quý) xuống Quảng Đại (xã Lộc Phước) vòng lên Phước Bình

21


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×