Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.17 KB, 67 trang )

1

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
K OA LỊC SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N

ỆP

ỌC

ối sánh ảng Quốc ại (Ấn ộ) và ồng Minh hội
(Trung Quốc) từ 1885 - 1918

Sinh viên thực hiện : Phạm

ồ Khánh Linh

Ngƣời hƣớng dẫn : Dƣơng Thị Tuyết

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013


2
MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Từ cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, đang tích chạy đua vũ trang, tìm kiếm thị trường. Trong lúc đó, châu


Á là một trong những châu lục phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên đang trên đà suy yếu, trì trệ vì sự thống trị của chế độ phong kiến và đã trở thành
đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây. Sự khác biệt về trình độ, tốc độ phát
triển, sự khủng hoảng của chế độ phong kiến là những điều kiện hết sức thuận lợi để
các nước tư bản phương Tây lần luợt xâm chiếm các nước châu Á biến thành thuộc địa
và phụ thuộc.
Song song với quá trình xâm lược của thực dân phương Tây là phong trào đấu
tranh của nhân dân các nước châu Á để bảo vệ độc lập dân tộc. Thực tiễn đã chứng
minh rằng, trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh
chống thực dân và phong kiến diễn ra liên tục mạnh mẽ của các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội, trong đó có phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản.
Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản đã diễn ra ở hàng loạt các nước châu Á như
Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđơnêxia và nó tạo nên “Cơn bão táp cách
mạng” ở châu Á đầu thế kỷ XX. Nhưng mạnh mẽ và để lại nhiều dấn ấn sâu sắc nhất
trong phong trào đấu tranh của dân tộc nói riêng và châu Á nói chung là cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ và Trung Quốc.
Từ lâu đối với người phương Tây, Ấn Độ là đất nước thần kỳ và giàu có. Chính
sự giàu có đó đã thơi thúc các nước phương Tây sớm tìm đến xứ sở này. Bằng ưu thế
về quân sự, kinh tế, người Anh đã gạt Pháp và Hà Lan ra để giành quyền độc chiếm
Ấn Độ. Đến giữa thế kỷ XIX thì thực dân Anh đã hồn thành cơng cuộc xâm lược và
thiết lập chế độ ở đây. Giống như Ấn Độ, Trung Quốc cũng là miếng mồi béo bở mà
các nước phương Tây đều muốn có được.Với cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840 –
1842), đã biến Trung Quốc từ một quốc gia độc lập trở thành một nước nửa phong
kiến nửa thuộc địa.
Cùng chung số phận giống nhau, dưới ách xâm lược và thống trị của thực dân
phương Tây, nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và giai cấp phong kiến đã nổ ra
mạnh mẽ và quyết liệt. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa, phong trào đấu tranh đó đều đi
đến thất bại. Trước sự thất bại của các giai cấp cũ, vai trò lãnh đạo đặt lên vai giai cấp



3
tư sản, họ đại diện cho giai cấp mới trong xã hội. Và giai cấp tư sản Ấn Độ, Trung
Quốc đã sớm bước lên vũ đài chính trị, trở thành lực lượng độc lập với sự ra đời chính
đảng riêng của mình. Đó là sự thành lập Đảng Quốc Dân Đại hội ( gọi tắt là Đảng
Quốc Đại) vào năm 1885 tại Bombay - Ấn Độ và Trung Quốc Đồng Minh hội (gọi tắt
là Đồng Minh hội) vào năm 1905 tại Hônôlulu – Nhật Bản.
Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội ra đời với tư cách là một chính đảng đầu tiên
của giai cấp tư sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân, phong kiến theo
những con đuờng khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội, lịch sử dân tộc mình trong
thời cận đại.
Do điều kiện khác nhau về vị trí địa lý, văn hố và con người cũng như chính
sách thống trị của các nước đế quốc nên bên cạnh những điểm tương đồng thì giữa
Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) có những điểm khác biệt
trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Chính sự tương đồng và khác biệt giữa Đảng Quốc
Đại và Đồng Minh hội đã tạo nên những nét riêng trong phong trào chống thực dân,
phong kiến giữa hai nước Ấn Độ và Trung Quốc. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á.
Vấn đề đối sánh Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) là
một đề tài hết sức mới mẻ và chưa có một cơng trình chun khảo nào. Vì vậy, qua đề
tài này chúng tơi muốn làm rõ và tìm hiểu sâu hơn những điểm tương đồng, khác biệt
giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội từ năm 1885 đến năm 1918. Đồng thời, thực
hiện đề tài cịn giúp chúng tơi lĩnh hội thêm những kiến thức về lịch sử thế giới cận
đại, bổ sung những hiểu biết nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. Và đây sẽ
là nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành lịch sử.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ ối sánh
ảng Quốc

ại (Ấn

ộ) và


ồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918” làm

khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Từ trước đến nay, vấn đề phong trào giải phóng dân tộc ở hai nước Ấn Độ và
Trung Quốc được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên việc đi sâu tìm hiểu
Đảng Quốc Đại và Đồng Minh Hội trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
hai nước khơng phải là nhiều. Đặc biệt đề tài nghiên cứu “Đối sánh Đảng Quốc Đại


4
(Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918” lại càng ít hơn, chỉ dừng lại
ở mức độ nhất định, cụ thể là:
Cuốn “Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX một cách tiếp cận” của
tác giả Đỗ Thanh Bình, đã đề cập đến con đường đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ,
Trung Quốc, trong đó có trình bày sự ra đời của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội.
Tác giả J. Nehru với cuốn “Phát hiện Ấn Độ”, tập 2, tập 3 đã đề cập đến những
hoạt động cơ bản của Đảng Quốc Đại trong quá trình đấu tranh để đi tới độc lập dân
tộc.
Trong cuốn “Lịch sử cận đại Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Huy Quý, đã trình
bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Trung Quốc, trong đó có đề cập
đến sự ra đời Trung Quốc Đồng Minh hội dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản.
Bài giảng “Phong trào đấu tranh chống thực dân và phong kiến của nhân dân
Châu Á trong thời cận đại” của tác giả Lê Cung, đã khái quát phong trào đấu tranh của
các giai cấp, tầng lớp trong xã hội các nước Châu Á, trong đó nói đến con đường đấu
tranh của giai cấp tư sản.
Ngoài ra, cịn một số tạp chí có những bài viết tìm hiểu về sự thành lập và quá
trình hoạt động của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội như trong Tạp chí nghiên cứu
lịch sử, số 5(330), trang 70 – 79 có bài:“ Sự ra đời của Đảng Quốc Đại (28 – 12 –

1885)” của tác giả Văn Ngọc Thành. Hay bài “Trung Quốc cách mạng Đồng Minh
hội” và các nhóm cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á trong Tạp chí nghiên cứu lịch
sử, số 5(258), trang 83 – 88 và còn một số tác phẩm nữa.
Các nguồn tài liệu trên đây đều có đề cập đến sự ra đời và quá trình hoạt động
của Đảng Quốc Đại ở Ấn Độ và Đồng Minh hội ở Trung Quốc trong phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc trong thời cận đại. Tập hợp các tài liệu trên và các tài liệu có
liên quan với khả năng tìm tịi, tinh thần nghiên cứu tài liệu nghiêm túc chúng tơi
mong muốn tìm hiểu sâu hơn để từ đó có thể so sánh những điểm tương đồng và khác
biệt giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội từ 1885 – 1918.
3. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
3.1. ối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng của khóa luận là q trình ra đời và hoạt động của Đảng Quốc Đại và
Đồng Minh hội. Đặc biệt là tập trung so sánh những điểm tương đồng và khác biệt
giữa Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918.


5
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về mặt không gian: Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung
Quốc)
- Về mặt thời gian: 1885 – 1918.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu vấn đề “Đối sánh Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội
(Trung Quốc) trong thời cận đại”, chúng tôi nhằm thực hiện các mục đích:
- Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và
Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá
về vai trò cũng như ảnh hưởng của hai đảng đối với phong trào đấu tranh của dân tộc
nói riêng và Châu Á nói chung.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để đạt được những mục đích nêu trên, chúng tôi hướng vào thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu sự ra đời và quá trình hoạt động của Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và
Đồng Minh hội (Trung Quốc) trong thời cận đại.
- Vạch ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa Đảng Quốc Đại (Ấn Độ)
và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá về vai trò và ảnh hưởng của Đảng Quốc Đại
và Đồng Minh hội.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn tƣ liệu.
Để thực hiện đề tài này tôi sưu tầm các nguồn tư liệu trong sách chuyên khảo,
giáo trình, các tạp chí ở phịng học liệu Khoa Lịch sử, thư viện trường, thư viện tổng
hợp Đà Nẵng, thư viện quân khu V, sử dụng các bài viết đăng trên báo và Internet…
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Phương pháp luận: phương pháp lịch sử, phương pháp logic.
- Phương pháp cụ thể: tiến hành chọn lọc, sắp sếp tư liệu và sau đó bằng các
thao tác so sánh đối chiếu, tổng hợp, phân tích các tài liệu khác nhau để phục vụ mục
đích nghiên cứu.


6
6. óng góp của đề tài.
Nghiên cứu đề tài “Đối sánh Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội
(Trung Quốc) từ 1885 - 1918”, tơi muốn phân tích, làm rõ những điểm tương đồng và
khác biệt giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội trong việc tổ chức, lãnh đao nhân
dân đấu tranh giải phóng dân tộc của hai nước Ấn Độ, Trung Quốc. Mặt khác, qua đó
thấy được Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội có ảnh hưởng rất lớn đối với phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Đồng thời, đề tài hoàn thành sẽ là nguồn tư liệu tham khảo cho sinh viên
chuyên ngành Lịch sử.

7. Bố cục của đề tài.
Đề tài này ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần phụ lục, tài liệu tham khảo,
phần nội dung gồm có 2 chương:
Chương 1: Q trình ra đời và hoạt động của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội
từ 1885 - 1918.
Chương 2: Những điểm tương đồng và khác biệt giữa Đảng Quốc Đại (Ấn Độ)
và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 - 1918.


7
NỘ DUN
Chƣơng 1: QUÁ TRÌN
V

RA Ờ V

O T ỘN

ỒN

Ộ TỪ 1885 - 1918

MN

CỦA ẢN

QUỐC

1.1. Sự ra đời và hoạt động của ảng Quốc ại (Ấn ộ)
1.1.1. Sự thành lập ảng Quốc ại

Trước sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh thì từ giữa thế kỉ XIX Ấn Độ
có những bước phát triển và chuyển mình, đặc biệt là về kinh tế.
Về kinh tế, Ấn Độ trở thành một thị trường tiêu thụ quan trọng nhất của nền
công nghiệp Anh. “Trong 10 năm từ 1873 – 1883, thương mại giữa Anh và Ấn Độ
tăng 60% trong khi thương mại giữa Anh, Pháp và Đức chỉ tăng 7%” [15;502]. Cuộc
cải cách tiền tệ năm 1893 – 1899 với đồng Rupi vàng và việc mở mang hệ thống ngân
hàng Anh làm cho nền tài chính Ấn Độ hồn tồn lệ thuộc vào Anh. Ấn Độ còn là thị
trường đầu tư của tư bản Anh. Ban đầu, hình thức xuất vốn chủ yếu là cho vay. “Từ
năm 1856 – 1900, ngân hàng Luân Đôn cho bọn cầm quyền Anh ở Ấn Độ vay tăng từ
4 triệu lên 133 triệu livrơ để chi phí vào bộ máy hành chính và quân đội, vào những
cuộc chiến tranh ăn cướp các nước phương Đông” [15;502]. Ngồi ra, thực dân Anh
cịn đầu tư vào việc xây dựng đường sắt. Đến năm 1891, đường sắt Ấn Độ dài
27.000km. Một số xí nghiệp cơng nghiệp bắt đầu được xây dựng, chủ yếu là những
ngành vải sợi, chế biến, nguyên liệu địa phương như đay, bông… Tuy nhiên sự đầu tư
đó của thực dân Anh tạo điều kiện cho kinh tế tư bản Ấn Độ phát triển. Bên cạnh nhà
máy của Anh đã xuất hiện những nhà máy của người Ấn Độ. “Năm 1853, nhà máy
bông sợi đầu tiên được khánh thành ở Bombay. Năm 1880 có 156 nhà máy sử dụng 44
nghìn cơng nhân. Năm 1900 có 193 nhà máy với 161 nghìn cơng nhân” [36;71].
Về chính trị, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa 1857 – 1859, thực dân Anh thi
hành một số biện pháp củng cố và tăng cường ách thống trị của chúng. Năm 1858,
nghị viện Anh giải tán hồn tồn Cơng ti Đơng Ấn Độ và đặt Ấn Độ dưới quyền cai trị
trực tiếp của chính phủ. Thay mặt chính phủ Anh ở Ấn Độ là một viên Phó vương với
một hội đồng điều hành gồm 5 ủy viên, có quyền lực như một chính phủ. Quyền lập
pháp cũng ở trong tay Phó vương và một hội đồng cố vấn 12 người. Đến năm 1877, nữ
hồng Anh Victơria chính thức tun bố lên ngơi vua ở Ấn Độ trong buổi lễ có đơng
đảo q tộc người Ấn tham gia. Nó đánh dấu bước hồn thành việc chinh phục Ấn Độ
thành thuộc địa Anh và bộc lộ rõ thái độ quy phục của giai cấp phong kiến Ấn Độ.


8

Về xã hội, cùng với những chuyển biến về kinh tế, chính trị thì xã hội Ấn Độ
cũng có nhiều chuyển biến về cơ cấu giai cấp. Trước hết đó là sự hình thành hai giai
cấp cơ bản của xã hội hiện đại: giai cấp tư sản và vô sản.
Rõ ràng, những chính sách của thực dân Anh, một mặt gây ra những tác hại
nghiêm trọng đến nền kinh tế và làm cho đời sống nhân dân ngày càng bần cùng hóa,
mặt khác là “sự chuẩn bị đất gieo mầm cho cách mạng Ấn Độ do vai trò “phục hưng”
của chủ nghĩa tư bản Anh” [36;71].
Giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển trong tình hình khơng mấy thuận lợi.
Tầng lớp đại tư sản cơng nghiệp hình thành từ những người cho vay lãi và mại bản có
liên quan với Anh. Một bộ phận tư sản khác bỏ vốn kinh doanh ruộng đất nên có quan
hệ chặt chẽ với tầng lớp địa chủ. Giai cấp tư sản Ấn Độ nói chung, ln bị tư sản
người Anh chèn ép. Muốn phát triển kinh doanh, họ phải đấu tranh chống lại sự chèn
ép, bất bình đẳng của chính quyền thực dân.
Cuối thế kỉ XIX, nhiều phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản Ấn Độ đã trở
nên sôi nổi, đưa ra một số yêu sách đòi quyền tự do, dân chủ, địi quyền bình đẳng,
phát triển chủ nghĩa tư bản, lên án chính sách bóc lột thống trị của thực dân Anh.
Cùng với sự phát triển về kinh tế tư bản, ý thức dân tộc của giai cấp tư sản Ấn
Độ ngày càng cao, vào thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX tại ba khu vực chủ nghĩa tư
bản phát triển tương đối nhanh đã xuất hiện ba tổ chức kinh tế, chính trị của giai cấp tư
sản đó là “Hiệp hội Ấn Độ” được thành lập năm 1876 tại Bongala; “Hiệp hội khu vực
Bombay” thành lập năm 1885 tại Bombay và “Hội thân sĩ Madras” thành lập năm
1884 tại Madras. Trên cơ sở đó, ngày 28/12/1885 tại Hội trường Đại học Gokuldas
Jeipal Sancrut College – Bombay, các đại biểu của Ấn Độ đã tiến hành Hội nghị thành
lập một tổ chức chính trị mang tính toàn quốc: Đảng Quốc dân đại hội Ấn Độ (Indian
National Congress) – gọi tắt là Đảng Quốc Đại.
Đây là tổ chức chính trị thống nhất đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ, với
thành phần một nửa là tầng lớp tri thức tư sản cao cấp, một nửa còn lại bao gồm các
nhà công nghiệp, thương gia và địa chủ. Ban đầu, thực dân Anh chủ trương ủng hộ
việc thành lập Đảng Quốc đại với mục tiêu lái cuộc đấu tranh giành độc lập của giai
cấp tư sản và nhân dân Ấn Độ, đồng thời biến nó thành cơng cụ xoa dịu nỗi bất bình

trong dân chúng và Đảng Quốc Đại được coi như là “cái van an toàn” cần thiết cho sự
cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ: “Đảng Quốc Đại được coi như là một tổ chức được


9
thành lập do sáng kiến của một người Anh và chủ trương trực tiếp của chính phủ Anh
theo một kế hoạch bí mật đã được trước với phó vương nhằm mục đích bảo vệ nền
thống trị của Anh đang bị lực lượng phản kháng ngày càng lớn mạnh trong nhân dân
và tinh thần chống Anh uy hiếp” [ 45;118 ].
Quá trình đi đến sự thành lập Đảng Quốc Đại có vai trị tích cực của các tổ
chức chính trị ở Ấn Độ và A.O. Hume, một quan chức người Anh đã nghỉ hưu. Sự ra
đời của Đảng Quốc Đại có một ý nghĩa lớn lao. Nó là sự “kết tinh của phong trào dân
tộc Ấn Độ về chính trị và tổ chức” [25;94].
Đảng Quốc Đại ra đời với tư cách là một chính đảng đầu tiên của giai cấp tư
sản Ấn Độ, trái với ý muốn của Anh dần dần Đảng Quốc Đại chuyển sang lập trường
của chủ nghĩa dân tộc tiến hành những hoạt động yêu nước thực sự địi hỏi quyền tự trị
về chính trị cho Ấn Độ. Phản ánh nguyện vọng của quần chúng, đại diện cho quyền lợi
của họ, Đảng Quốc Đại đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc
Ấn Độ. Từ đây, đánh dấu sự trưởng thành về mặt ý thức, tổ chức của giai cấp tư sản
Ấn Độ. Với Đảng Quốc Đại, giai cấp tư sản Ấn Độ đã trở thành lực lượng quy tụ và
đoàn kết nhân dân trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Anh.
1.1.2. Quá trình hoạt động của ảng Quốc ại
Đảng Quốc Đại ra đời theo ý muốn của thực dân Anh, muốn dùng nó làm cơng
cụ xoa dịu phong trào đấu tranh của nhân dân. Ở giai đoạn đầu của đảng hoạt còn chịu
chi phối của thực dân Anh nhưng quá trình hoạt động đó, đã ngày càng đi chệch hướng
với ý muốn chủ quan của thực dân Anh và có những biến đổi quan trọng.
1.1.2.1.

oạt động của ảng Quốc ại từ năm 1885 đến năm 1908


Đảng Quốc Đại, ra đời với tư cách là chính đảng của giai cấp tư sản nhưng
người sáng lập ra nó lại là Allan Octavian Hume - một người Anh chính cống đã từng
phục vụ trong bộ máy chính quyền thực dân Anh. Chính vì thế, trong giai đoạn đầu,
đảng hầu như hoạt động dưới quyền của thực dân Anh.
Trong khoảng 20 năm đầu, từ khi thành lập hoạt động của Đảng mới chỉ đóng
khung trong những yêu sách về quyền tự trị và bình đẳng giữa người Ấn và người
Anh, bảo vệ và phát triển công nghiệp, giảm thuế, chống sự khác biệt về thuế quan…
Đảng không hề đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc thực sự của Ấn Độ. Đảng cũng chủ
trương thực hiện những yêu sách bằng các biện pháp hịa bình trong khn khổ hiến
pháp, cải cách xã hội từng bước. Đảng Quốc Đại muốn đại diện cho dân chúng trong


10
trong tất cả các nguyện vọng tự trị của họ. Những yêu sách trên nó phản ánh lập
trường buổi đầu của giai cấp tư sản Ấn Độ.
Mặt khác, cuối thế kỉ XIX do tư bản chủ nghĩa đã tiếp tục phát triển thêm một
bước từ đó thúc đẩy lực lượng trung và tiểu tư sản cũng như đội ngũ tri thức phát triển
nhanh chóng. Đến đầu thế kỉ XX, lực lượng của họ trong Đảng Quốc Đại tăng nhanh
khiến Đảng Quốc Đại bắt đầu phân hóa thành hai khuynh hướng đối lập nhau. Trong
Đảng Quốc Đại ngoại trừ “phái ôn hòa” đang nắm quyền lãnh đạo lại xuất hiện “phái
cấp tiến” do nhà tốn học Bàlamơn – Bol Gangadhar Tilắc (1856 – 1920) làm lãnh tụ.
Ông gia nhập Đảng Quốc Đại năm 1889, lúc đầu ơng chỉ giữ vai trị bình thường vì lúc
ấy ảnh hưởng của lãnh tụ phái Ơn hịa là Gokhate q lớn. Tilăk đề cao tơn giáo quốc
gia Ấn Độ, chỉ trích chủ nghĩa phương Tây và chủ trương ơn hịa của lãnh tụ Đảng
Quốc Đại. Tilắc kêu gọi mọi người phải nỗ lực hành động theo bổn phận chính nghĩa,
ơng nói: “Nếu kẻ trộm lẻn vào nhà các bạn mà các bạn không đủ sức đuổi chúng ra
thì chẳng nhẽ các bạn khơng kiên quyết khóa cửa lại và thiêu sống chúng hay sao?”
[25;95]. Ngồi ra, Tilắc còn nhấn mạnh tầm quan trọng của khối bình dân, ơng hồn
tồn từ chối mọi sự hịa giải giữa Ấn Độ giáo với nền văn minh Tân thời. Quan điểm
chung của phái Cấp tiến là cực lực phản đối chủ trương của phái Ơn hịa, chủ trương

liên hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân để tiến hành mọi hình thức đấu tranh lật
đổ thống trị của thực dân Anh, xây dựng một nước cộng hòa liên bang Ấn Độ độc lập.
Ý chí giải phóng dân tộc Ấn Độ đã được đề lên hàng đầu trong các mục tiêu
chính trị, ý chí này đã được nhân dân Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ.
Ý muốn của thực dân Anh là hướng Đảng Quốc Đại hoạt động trong phạm vi của
mình, đã bị phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân vượt qua. Vụ biến động
1905 với khẩu hiệu “Xvađêsi” và “Xvaratji” chống lại sự chia cắt Bengan của chính
quyền Anh đã làm phân hóa sâu sắc trong Đảng Quốc Đại. Cuộc đấu tranh mang tính
quần chúng dưới khẩu hiệu “Xvađêsi” ( Xva: của mình, đêsi: đất). Mục đích chủ yếu
ban đầu của phong trào là phát triển sản xuất dân tộc, tẩy chay hàng hóa nước ngồi.
Nhưng phong trào khơng thu hẹp trong phạm vi đó. Phong trào đã được sự ủng hộ tích
cực của phái Cấp tiến. Dưới sự lãnh đạo của phái Cấp tiến thu hút sự tham gia đông
đảo quần chúng nhân dân. Các hoạt động được tiến hành dưới các hình thức câu lạc bộ
thể thao, hiệp hội, mít tinh bãi cơng… Ý nghĩa của khẩu hiệu “Xvađêsi” được mở
rộng. Trong cuộc mít tinh ở Cancutta, Tilắc phát biểu: Xvađêsi bao hàm tất cả mọi lĩnh


11
vực trong cuộc sống. Xvađêsi phù hợp với cái mà người Anh gọi là sự thống nhất dân
tộc và lòng yêu nước. Sau đó “Xvađêsi” được bổ sung thêm khẩu hiệu “Xvaratji” có
nghĩa là nền tự trị của mình. Trong các cuộc đấu tranh của quần chúng hô vang khẩu
hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ”. Cuộc đấu tranh thu hút đông đảo nhân dân, nông dân,
công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc ở vùng Pengiap, Bombay. Tiếng vang của phong
trào tác động mạnh mẽ đến Đảng Quốc Đại. Chiếm ưu thế trong ban lãnh đạo đảng là
phái Ôn hòa, thể hiện quyền lợi của tư sản tự do và một bộ phận địa chủ. Họ tìm cách
duy trì phong trào trong phạm vi hịa bình, hợp pháp và cải cách. Theo họ “Xvaratji”
chỉ có nghĩa là yêu sách về một nền tự trị rất hạn chế trong khn khổ của đế quốc
Anh, “Xvađêsi” chỉ nhằm địi thực hiện chính sách bảo hộ thuế quan, địi nhà nước
giúp đỡ nền cơng nghiệp Ấn Độ. Trong khi đó phái Cấp tiến coi đó là mục tiêu đấu
tranh cho độc lập dân tộc Ấn Độ.

Dưới sự lãnh đạo của phái Cấp tiến trong phong trào ngày càng phát triển và có
sự tham gia của giai cấp cơng nhân. Trước sự lớn mạnh của phong trào, bọn cầm
quyền thực dân đã đàn áp dã man. Chúng cấm mít tinh, biểu tình, bãi cơng, đóng cửa
các tờ báo tiến bộ, bắt giam các nhà hoạt động yêu nước. Mặt khác, chúng đã lôi kéo
tầng lớp trên, hứa tiến hành cải cách, ban hành luật bầu cử Hội đồng lập pháp hàng
tỉnh. Cho ra đời tổ chức “Liên đoàn Hồi giáo” và “Liên đoàn vĩ đại của người Ấn Độ
giáo” để nhằm mục đích khơi sâu mối hiềm khích giữa hai phái. Trước tình hình đó,
phái Ơn hịa trước đây đã hạn chế khẩu hiệu “Xvađêsi”, trong phạm vi tẩy chay hàng
Anh thì nay địi chấm dứt cuộc đấu tranh chống chính phủ. Sự phân liệt trong Đảng
Quốc Đại bộc lộ rõ nét trong phiên họp đấu tranh chống chính phủ. Phái Ơn hòa quyết
định khai trừ Tilắc và những người Cấp tiến ra khỏi đảng. Phong trào còn tiếp diễn đến
năm 1908 thì thất bại.
Có thể nói rằng, sự tham gia mạnh mẽ của nông dân và công nhân vào phong
trào đấu tranh đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của Đảng Quốc Đại, đẩy cuộc đấu
tranh của đảng đi theo hướng bạo động. Đồng thời góp phần làm phân chia sâu sắc
hơn trong Đảng Quốc Đại. Dưới sức ép của quần chúng nhân dân đã buộc phái Ơn hịa
phải thơng qua những chương trình địi: tự trị, tự sản, tẩy chay hàng Anh và giáo dục
dân tộc mà phái Cấp tiến đưa ra năm 1906.
Sự phân liệt thành hai phái Ôn hòa và Cấp tiến đã thể hiện sự trưởng thành
trong nhận thức của một bộ phận giai cấp tư sản Ấn Độ - bộ phận Cấp tiến: đó là phải


12
đưa ra mục tiêu đấu tranh đòi tự trị, tẩy chay hàng Anh và đưa ý chí đấu tranh giải
phóng dân tộc lên hàng đầu theo khuynh hướng bạo động.
Nhìn chung trong giai đoạn đầu mới thành lập, mặc dù đã trải qua các kì đại
hội và có những hoạt động tích cực, những cố gắng đáng kể nhưng do những bất đồng
trong nội bộ Đảng, do hạn chế trong tầm nhìn với bản chất phong trào quần chúng,
đồng thời do thực dân Anh thực hiện chính sách nhượng bộ để “đồn kết những người
ơn hịa”, vì thế trong suốt thời gian này Đảng Quốc Đại chưa có mối liên hệ với phong

trào quần chúng, những hoạt động thời kì này do đó mà chưa có những thay đổi lớn
lao.
1.1.2.2.

oạt động của ảng Quốc ại từ năm1908 đến năm 1918

Trong một thời gian dài ( khoảng 20 năm đầu từ khi thành lập) Đảng Quốc Đại
chưa xác định được phương hướng đấu tranh. Nội bộ đảng bị phân hóa sâu sắc, hoạt
động của Đảng chỉ là gửi đơn kiến nghị yêu cầu những quyền lợi về kinh tế hết sức
giản đơn. Mãi đến năm 1908, đảng mới đề ra tự trị là mục đích đấu tranh cao nhất của
đảng. Từ đây, vấn đề tự trị (Swaraj) trở thành nhiệm vụ chính trị cơ bản trong cuộc
đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ.
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, khái niệm tự trị ở đây mang nặng ý
nghĩa cải cách từng phần bộ máy chính quyền hiện hành. Đồng thời sự suy yếu của
đảng Quốc Đại do bị chia rẽ làm cho vấn đề tự trị chỉ là trên giấy tờ.
Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, cuộc đấu tranh đòi tự trị của đảng Quốc
Đại đã trở nên sôi động hơn dưới tác động của những nhân tố mới, đặc biệt là sự ra đời
của Liên đoàn tự trị Ấn Độ, ra đời trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của phong trào
dân tộc mà trực tiếp là phong trào tự trị. Quá trình hoạt động đấu tranh để thành lập
Liên đoàn là cả một chặng đường khó khăn đầy chơng gai với hai đại diện tiêu biểu
trong giai đoạn này là Tilắc và Besat. Ngày 14/7/1914, tờ báo New India được thành
lập để mở rộng công tác tuyên truyền về quyền tự trị ở Ấn Độ và chuẩn bị cơ sở để
thành lập Liên đồn tự trị. Ngày 25/9/1915, Besat cơng khai tun bố các nhiệm vụ
của cuộc đấu tranh về vấn đề đòi quyền tự trị trên tờ báo do bà sáng lập New India, với
nội dung cụ thể Liên đoàn tự trị Ấn Độ sẽ được thành lập với nhiệm vụ cơ bản là tiếp
nhận quyền tự trị cho Ấn Độ. Liên đoàn kêu gọi sự giúp đỡ của Đảng Quốc Đại, cần
thành lập một Ủy ban của Liên đoàn ở Anh với nhiệm vụ cơ bản là thông báo thường
xuyên cho các giới xã hội Anh về các sự kiện ở Ấn Độ. Tháng 12/1915, với mong



13
muốn được sự ủng hộ của Đảng Quốc Đại, trong Hội nghị thường niên của Đảng Quốc
Đại họp ở Bombay, Besat đã tổ chức một Hội nghị thảo luận về vấn đề tổ chức Liên
đoàn tự trị Ấn Độ. Phần lớn những người tham gia cho rằng sự ra đời của Liên đồn tự
trị có thể tạo ra sự suy yếu thậm chí là sự đình trệ trong hoạt động của Đảng Quốc Đại.
Do vậy, trong Hội nghị này, Đảng Quốc Đại với đa số là những người Ơn hịa đã
khơng chấp nhận và việc thành lập Liên đồn tự trị chưa được thông qua. Hội nghị
Bombay 1915, Đảng Quốc Đại thảo luận vấn đề và giao cho Ủy ban toàn Ấn của đảng
chuẩn bị dự án thành lập Liên đoàn tự trị, thời gian ấn định là 1/9/1916, thế nhưng
những người Ơn hịa đã khơng đưa ra một dự án nào. Vì vậy, Besat chủ động tuyên bố
thành lập Liên đoàn tự trị vào ngày 1/9/1916 tại Mađrat.
Trong các bài phát biểu mình, Besat nhận mạnh rằng: “Ấn Độ là một biển
người với tài nguyên thiên nhiên giàu có, một nước Ấn Độ tự trị sẽ rất có lợi cho đế
quốc trong cuộc đấu tranh chống Đức” [37;61].
Sau những do dự ban đầu thì Đảng Quốc Đại đã tán thành Liên đoàn tự trị và
quyết định sử dụng tổ chức này vào việc tuyên truyền, cổ động các nghị quyết của
đảng.
Cũng trong năm 1916, Tilắc đã đứng ra thành lập Liên đoàn đấu tranh cho nền
tự trị Ấn Độ. Sau khi ra tù, ơng tích cực hoạt động chính trị: “mặc dù trong thời gian
đầu ông và những người cánh tả vẫn cịn ở ngồi Đảng Quốc Đại nhưng ảnh hưởng
ngày càng tăng lên mạnh mẽ. So với Besat, Tilắc có lợi thế hơn hẳn về uy tính chính
trị. Ông không phải chờ đợi sự tán thành hay kết nạp chính thức của đảng Quốc Đại
mà ơng đã từ bỏ vì sự phản đối năm 1907, ơng khơng mất thời gian cho việc tổ chức
một Liên đoàn tự trị” [37;61]. Tháng 12/1915, tại Puna, Tilắc triệu tập Hội nghị những
người cánh tả tại Bombay và các tỉnh thuộc trung ương. Tại Hội nghị đã soạn thảo, các
dự án cụ thể cho việc thành lập Liên đoàn tự trị ở Maharaxtơra trong thời gian ngắn
nhất. Đến đầu năm 1916, ủy ban đã soạn thảo và đề ra các yêu cầu đầu tiên của việc
thành lập Liên đoàn tự trị tại Bombay và các tỉnh thuộc trung ương, sau đó thành lập
các chi nhánh trên khắp mọi miền của Ấn Độ, cuối cùng đi đến thành lập Liên đoàn tự
trị Puna. Người sáng lập Liên đoàn tự trị ở Maharaxtơra đề ra nhiệm vụ cơ bản của tổ

chức này là: phấn đấu cho một nền tự trị trong phạm vi đế quốc Anh bằng con đường
hợp hiến. Ông yêu cầu vấn đề tự trị của Ấn Độ là số một và khơng thể chờ cho đến khi
chiến tranh kết thúc. Ơng u cầu chính phủ Anh nhanh chóng soạn thảo và phê chuẩn


14
đạo luật mới đảm bảo quyền tự trị cho Ấn Độ. Hai Liên đồn tự trị hoạt động sơi nổi
nhưng khơng gây cản trở cho nhau mà ngược lại cịn bổ sung cho nhau phát triển.
Những hoạt động của Liên đồn tự trị ngày càng có mối quan hệ chặt chẽ với
Đảng Quốc Đại. Đảng Quốc Đại muốn thông qua Liên đồn tự trị để lơi kéo quảng đại
quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh. Hội nghị Lucnao 12/1916 của Đảng Quốc
Đại đã hoan nghênh các hoạt động của Liên đoàn tự trị và quyết định tuyên truyền các
nghị quyết cũng như dự án cải cách chính trị được Đảng Quốc Đại cùng Liên đoàn Hồi
giáo phê chuẩn. Như vậy quyền tự trị - ước mơ bao năm của Đảng Quốc Đại đã trở
thành khẩu hiệu đấu tranh và mục đích cơ bản trong các hoạt động của Đảng Quốc
Đại.
Với sự ra đời và hoạt động của Liên đoàn tự trị ngày càng lôi cuốn đông đảo
quần chúng nhân dân tham gia: “không những công nhân và nông dân Ấn Độ nhất tề
đứng dậy chống bọn thống trị thực dân, ngay cả những phần tử tiểu tư sản thành thị
cũng chịu ảnh hưởng của phong trào cách mạng, tham gia vào phong trào ngày càng
đông đảo, hăng hái” [ 45;383].
Đến đầu năm 1917, phong trào tự trị đã mang tính chất quần chúng khiến thực
dân Anh rất lo sợ, đã có các vụ bắt bớ xảy ra. Ngày 15/6/1917, Besat bị bắt, làn sóng
phản đối mạnh mẽ trong nhân dân Ấn, các đại biểu của Đảng Quốc Đại đã tham gia
phong trào và trở thành những người cổ vũ tích cực.
Tilắc đề nghị ủy ban tồn Ấn của Đảng Quốc Đại lên tiếng phản đối chính
sách đàn áp của Phó vương, đáp ứng yêu cầu của người Ấn Độ.
Tháng 4/1918, Hội nghị chiến tranh họp ở Đêli để thảo luận khả năng Ấn Độ
giúp đỡ Anh trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là vấn đề tuyển mộ người
Ấn vào quân đội Anh. Phó vương Semsenpho tuyên bố: nếu Ấn Độ giúp Anh đánh

Đức sau chiến tranh người Anh sẽ để cho Ấn Độ tổ chức lấy chính phủ tự trị.
Trước tuyên bố này, Tilắc lúc đầu lên tiếng phản đối và bỏ hội nghị đi về
nhưng sau đó ơng đã tỏ rõ sự sẵn sàng ủng hộ tích cực các hoạt động quân sự của Anh
và rất quan tâm đến việc tuyển mộ người Ấn cho quân đội Anh, tuy nhiên với điều
kiện là chính quyền Anh phải đồng ý cho Ấn Độ được tự do, yêu cầu chính phủ Anh
thực hiện nhanh các biện pháp cho vấn đề tự trị.
Có thể nói rằng, giai đoạn này hoạt động của Đảng Quốc Đại chủ yếu thơng
qua Liên đồn tự trị để tun truyền cho các hoạt động địi quyền tự trị của mình. Xét


15
về mặt chính sách của thực dân Anh, chiến tranh thế giới thứ nhất đã buộc chính phủ
Anh tiến hành những nhượng bộ trước các yêu cầu của người Ấn. Thực dân Anh hứa
sẽ trao những quyền lợi về kinh tế và chính trị cho Ấn Độ, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển của phong trào tự trị ở Ấn Độ vì chính phủ Anh muốn lợi dụng phong
trào để động viên tối đa sức người, sức của của Ấn Độ vào lợi ích của cuộc chiến tranh
đang tiến hành. Trong khi đó những người lãnh đạo phong trào lại hi vọng trong chừng
mực có thể họ giúp đỡ chính phủ Anh và sau khi kết thúc chiến tranh thì Anh sẽ trao
quyền tự trị cho Ấn Độ bởi sự giúp đỡ và lòng nhiệt thành của họ. Con đường tự trị
trong giai đoạn này phản ánh sự “ngây thơ” của tư sản Ấn Độ. Nhưng phong trào tự trị
là một giai đoạn đấu tranh mới trong công cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn
Độ. Với sự phát triển của phong trào quyền tự trị trở thành mục tiêu chính trị hàng đầu
của Đảng Quốc Đại và toàn thể nhân dân Ấn. Phong trào đã tạo ra khoảng thời gian để
Tilắc và phái Tả tiến lên làm thay đổi Đảng Quốc Đại, làm đảng gần gũi hơn với
phong trào quần chúng. Đảng Quốc Đại đã sử dụng Liên đoàn tự trị nhằm thực hiện
các nghị quyết của mình, đó là tun truyền cho cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị trong
thành phần đế quốc Anh, thông qua con đường hợp hiến, thông qua việc thực hiện
công ước Lucnao. Nhà nghiên cứu Văn Ngọc Thành nhận xét mối liên hệ này như sau:
“Chính mối liên hệ này đã giúp Đảng Quốc Đại khoác bộ quần áo dân tộc trong cuộc
đấu tranh đòi quyền tự trị. Đây là sự chuẩn bị để Đảng Quốc Đại có những bước

chuyển biến mạnh mẽ cả về chính trị lẫn tổ chức dưới sự lãnh đạo của M. Ganđi ở giai
đoạn tiếp theo” [ 37;68].
1.2. Sự ra đời và hoạt động của ồng Minh hội (Trung Quốc)
1.2.1. Sự thành lập ồng Minh hội.
Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, xã hội Trung Quốc có nhiều biến
chuyển rõ rệt trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, xã hội.
Về chính trị, sau thất bại của phong trào Nghĩa hịa đồn và việc kí “Hiệp ước
Tân Sửu” (1901), các nước đế quốc Âu – Mĩ và Nhật Bản tăng cường áp bức bóc lột
đối với Trung Quốc. Nền thống trị của triều đình Mãn Thanh càng lún sâu vào khủng
hoảng. Trên thực tế, triều đình Mãn Thanh ngày càng trở thành cơng cụ phục vụ cho
chính sách nơ dịch của chủ nghĩa đế quốc đối với Trung Quốc. Trước tình hình đó,
triều đình Mãn Thanh đã thực hiện “Tân chính” (chính sách mới) nhằm củng cố và cứu
vãn nền thống trị phong kiến. Nhưng những chính sách mới của triều đình Mãn Thanh


16
đã khơng thể hịa giải được mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ở Trung Quốc trong thập kỉ
đầu của thế kỉ XX.
Về kinh tế, những năm đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc đã tăng cường khống
chế và vơ vét các tài nguyên, khoáng sản, lũng đoạn nền tài chính – tiền tệ Trung
Quốc. “Các nước đế quốc nắm những mạch máu giao thông quan trọng. Tổng cộng
các nước đế quốc nắm 8951 km đường sắt, chiếm 93,1 % tổng số chiều dài đường sắt
ở Trung Quốc” [31;84]. Các nước đế quốc còn nắm quyền khai thác mỏ, vơ vét tài
nguyên khoáng sản của Trung Quốc. Từ năm 1895 đến năm 1911 các nước đế quốc đã
kí kết với triều đình Mãn Thanh hơn 41 văn bản liên quan tới quyền khai thác mỏ
Trung Quốc. Các nước đế quốc còn xây dựng hệ thống ngân hàng nhằm thao túng và
khống chế nền tài chính, tiền tệ ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, với sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản nước ngồi, nền cơng
nghiệp cận đại của tư bản dân tộc Trung Quốc có sự phát triển nhất định, mặc dù gặp
rất nhiều khó khăn do cạnh tranh của tư bản nước ngoài và những trở ngại của quan hệ

sản xuất phong kiến. “Theo tài liệu thống kê, từ năm 1901 đến năm 1911 ở Trung
Quốc có 368 nhà máy, hầm mỏ được xây dựng mới, với tổng số vốn trên 880 triệu
đồng, gấp ba lần tổng số nhà máy, hầm mỏ, và tổng số tiền vốn trong 30 năm trước
đó” [ 31;85].
Về xã hội, cùng với sự phát triển của kinh tế tư bàn chủ nghĩa thì xã hội Trung
Quốc cũng có nhiều nét mới và có sự phân hóa rõ rệt. Bên cạnh giai cấp cũ là địa chủ,
nơng dân, tri thức, cịn xuất hiện giai cấp mới đó là giai cấp tư sản và vơ sản. Giai cấp
tư sản vừa ra đời nhưng cũng chịu sự áp bức của đế quốc và phong kiến nên có tinh
thần bài đế, phản phong. Từ đó sớm hình thành một hệ tư tưởng chính trị riêng.
Trước sự áp bức, bóc lột của đế quốc và phong kiến, các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội Trung Quốc đều đứng lên đấu tranh. Các quan lại, sĩ phu như Lương Khải
Siêu, Khang Hữu Vy vẫn theo con đường cải cách có thể thay đổi được đất nước
Trung Hoa.
Giai cấp tư sản Trung Quốc tuy mới ra đời nhưng đã thất vọng với những cải
cách triều đình phong kiến Mãn Thanh, tiêu biểu nhất là Tôn Trung Sơn.
Tháng 11 năm 1894, tại Hônôlulu, Tôn Trung Sơn đã cùng một số người trong
giới cơng thương Hoa Kiều ở đó chính thức thành lập Hưng Trung Hội, đoàn thể cách
mạng sớm nhất của giai cấp tư sản Trung Quốc. Tôn Trung Sơn đã tự soạn thảo “Điều


17
lệ của Hưng Trung hội”, trong đó đã phân tích nguy cơ của Trung Quốc, sự hủ bại của
triều đình Mãn Thanh, nêu rõ chỉ tôn của Hội là “chấn hưng Trung Hoa, duy trì quốc
thể”. Các hội viên Hưng Trung hội đã thề sẽ “diệt trừ giặc Thát, khôi phục Trung
Quốc, sáng lập hợp chúng chính phủ”, lấy đó làm cương lĩnh cách mạng, mục tiêu
chiến đấu”. “Hợp chúng chính phủ” ở đây có nghĩa là “chính quyền dân chủ”. Năm
1895, Tôn Trung Sơn về Hương Cảng, thành lập Tổng bộ Hưng Trung hội, tiến hành
sửa đổi “Điều lệ Hưng Trung hội” đổi “khôi phục Trung Quốc” thành “khôi phục
Trung Hoa”.
Nhân lúc phong trào quần chúng nhân dân cả nước căm giậm nhà Thanh kí

hiệp ước đầu hàng Mã Quan ngày 26 – 10 – 1895, Tôn Trung Sơn định tổ chức khởi
nghĩa ở Quảng Châu. Nhưng kế hoạch bị lộ, bọn quan lại nhà Thanh trấn áp, tầm nã
những hội viên cách mạng. Tôn trung Sơn cùng các lãnh tụ của hội phải trốn ra nước
ngồi. Ơng qua Nhật, Hônôlulu, Mĩ, Anh v.v… tuyên truyền cách mạng Hoa kiều.
Khi phong trào Nghĩa hịa đồn bùng nổ, Hưng Trung hội cũng được phục hội
và định tổ chức cuộc khởi nghĩa lần hai ở Quảng Châu nhưng thất bại và bị kẻ thù trấn
áp. Tuy vậy, Hưng Trung hội vẫn hoạt động và phát triển trong tầng lớp tiểu tư sản, tư
sản, lưu học sinh. Đồng thời, giai đoạn này cũng có nhiều tổ chức cách mạng của giai
cấp tư sản và tiểu tư sản ra đời như Hoa Hưng hội ( ngày 15 tháng 2 năm 1904) và
Quang Phục hội ( tháng 10 năm 1904). Họ cũng đề ra cương lĩnh đấu tranh là đánh đỗ
Mãn Thanh bằng con đường khởi nghĩa. Những hoạt động của ba tổ chức Hưng Trung
hội, Hoa Hưng hội và Quang Phục hội có ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp trong xã hội,
nhất là những vùng kinh tế phát triển của Trung Quốc, tạo ra những phong trào của
quần chúng nhân dân phản Thanh quyết liệt và đông đảo. Nhưng đây chỉ là những tổ
chức phôi thai của giai cấp tư sản Trung Quốc.
Mặt khác, trong quá trình truyền bá tư tưởng văn hóa phương Tây đã làm xuất
hiện ở Trung Quốc những tư tưởng mới, những quan niệm mới, những xu hướng văn
hóa mới khác nhau, mn hình, mn vẻ, phản ánh tư tưởng, tình cảm, xu hướng
chính trị của các giai cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội Trung Quốc bấy giờ.
Như Chương Thái Viêm đã đề ra “chủ nghĩa quốc túy” tán dương tinh hoa của dân tộc
Hán, tuyên truyền “bài Mãn phục Hán”. Hay chủ nghĩa vô chính phủ bắt đầu xuất hiện
ở châu Âu thế kỉ XVIII, sang thế kỉ XIX nó đã trở thành một khuynh hướng chính trị,
đến đầu thế kỉ XX được du nhập vào Trung Quốc.


18
Trước tình hình đó, Trung Quốc địi hỏi phải có một đường lối lãnh đạo thống
nhất của một chính đáng thống nhất để có thể tập hợp được đa số lực lượng dân tộc,
dân chủ.
Mùa hè năm 1905, từ châu Âu đến Nhật Bản, Tôn Trung Sơn đã gặp gỡ trao đổi

với lãnh tụ các đoàn thể, đề nghị thành lập một tổ chức cách mạng thống nhất có thể
đồn kết, tổ chức, lãnh đạo phong trào cách mạng dân chủ trong cả nước. Ngày 30
tháng 7 năm 1905, Tôn Trung Sơn, Hoàng Hưng triệu tập hội nghị thống nhất ở Tôkyô
gồm đại biểu ba tổ chức Hưng Trung Hội, Quang Phục Hội, Hoa Hưng Hội, thảo luận
việc thành lập chính đảng cách mạng lấy tên là “Trung Quốc Đồng Minh hội”, gọi tắt
là “Đồng Minh hội”. Cuộc hội nghị này có 60 – 70 đại biểu của 18 tỉnh trong nước
tham gia, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng lí. Ngày 18 – 9 – 1905, đại hội chính
thức thành lập Đồng Minh hội gồm hơn 300 đại biểu được tổ chức ở Tôkyô.
Về tổ chức, Đồng Minh hội là chính đảng của giai cấp tư sản. Tham gia tổ
chức này có tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh cùng với một số ít
phần tử công nông, nhưng đông nhất vẫn là tri thức tư sản và tiểu tư sản. So với các tổ
chức cách mạng trước, thì Đồng Minh hội có tiến bộ về nhiều mặt: có nhiều hội viên
trong nước hơn, vượt xa tính chất cục bộ địa phương, trở thành một tổ chức có tính
chất tồn quốc, nơi nào cũng có đại biểu, cơ cấu lãnh đạo thống nhất và có cương lĩnh
chính trị.
Như vậy, đến đầu thế kỉ XX , với sự chuyển biến lớn về chính trị, kinh tế, xã hội
ở Trung Quốc cùng với đó là do yêu cầu của cách mạng, giai cấp tư sản đã xây dựng
được cho mình một tổ chức thống nhất, một chính đảng của mình đó là “Trung Quốc
Đồng Minh hội” gọi tắt là “Đồng Minh hội”. Với sự ra đời của Đồng Minh hội, đã
đánh dấu bước phát triển và tạo ra những chuyển biến quan trọng trong cuộc đấu tranh
chống phong kiến và đế quốc.
1.2.2. Quá trình hoạt động của ồng Minh hội
Quá trình hoạt động của Đồng Minh hội được chia làm hai giai đoạn: từ khi
thành lập đến tháng 8 năm 1912 và giai đoạn từ 8/1912 đến năm 1918. Trong mỗi giai
đoạn, hoạt động của đảng có những bước phát triển mới, đặc biệt là cuộc cách mạng
Tân Hợi năm 1911.


19
1.2.2.1.


oạt động của ồng Minh hội từ năm 1905 đến tháng 8 năm 1912

Đồng Minh hội ra đời là chính đảng do giai cấp tư sản lãnh đạo, có cương lĩnh
chính trị rõ ràng và bộ máy tổ chức hồn chỉnh. Trong quá trình hoạt động của mình,
Đồng Minh hội đã gây được tiếng vang lớn ở trong nước cũng như giới Hoa Kiều.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng Minh hội, phong trào cách mạng Trung Quốc đã có những
chuyển biến quan trọng và những bước phát triển mới.
Cương lĩnh của Trung Quốc Đồng Minh hội là cương lĩnh cách mạng dân chủ
tư sản. Ngày 26 - 11- 1905, Đồng Minh hội đã ra tờ Dân báo làm cơ quan ngơn luận
chính thức của mình. “Trong bài Diễn trừ khai trương Dân báo, Tôn Trung Sơn đã
khái quát cương lĩnh 16 chữ thành chủ nghĩa Tam dân: dân tộc, dân quyền, dân sinh.
Chủ nghĩa dân tộc bao hàm nội dung “đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa”,
tức là đánh đổ vương triều Mãn Thanh, giành độc lập cho Trung Quốc” [29;249]. Chủ
nghĩa dân quyền là đánh đổ chế độ chuyên chế phong kiến, thành lập nước Cộng hòa
dân chủ tư sản. Chủ nghĩa dân sinh có nội dung cụ thể là “ bình quân địa quyền”.
Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, đó là một cương lĩnh cách mạng dân chủ tư sản
tương đối hoàn chỉnh.
Dưới sự lãnh đạo của Đồng Minh hội, phong trào cách mạng phát triển thêm
một bước. Tôn Trung Sơn và nhiều nhà hoạt động cách mạng trong Đồng Minh hội, đã
tích cực chuẩn bị tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Năm 1906, Tôn Trung Sơn, Hoàng
Hưng và Chương Bỉnh Lân đã hoặch định phương lược cách mạng của Đồng Minh
hội, quy định rõ phương châm khởi nghĩa và đường lối chính quyền cách mạng. Tun
ngơn của chính phủ qn sự trình bày rõ : “Cương lĩnh 4 điểm” (đánh đuổi giặc Thát,
khôi phục Trung Hoa, kiến lập dân quốc, bình quân điạ quyền) và “3 thời kì” (chính trị
qn pháp, chính trị ước pháp, chính trị hiến pháp). Từ năm 1907 – 1908, Tôn Trung
Sơn 6 lần lãnh đạo khởi nghĩa ở Khâm Châu, Châu Liêm và Vân Nam…Sau khi tổ
chức nhiều cuộc khởi nghĩa thất bại, Đồng Minh hội tiếp tục tiến hành tun truyền
vận động binh lính ở Quảng Đơng. Ngày 27/4/1911 ở Quảng Châu nổ ra khởi nghĩa do
Hoàng Hưng lãnh đạo, quân khởi nghĩa đã chiến đấu rất anh dũng nhưng khơng có

viện trợ, cuộc khởi nghĩa đã hy sinh rất nhiều người nên thất bại. Mặc dù, tất cả các
cuộc khởi nghĩa từ 1907 đến mùa hè 1911 đều thất bại nhưng nó nêu cao tinh thần
cách mạng của quần chúng và là thời gian chuẩn bị cho cuộc tiến cơng cách mạng sau
này. Sự chuẩn bị tích cực, lâu dài của Đồng Minh hội chỉ chờ đến thời cơ nữa là bùng


20
nổ mạnh mẽ. Và thời cơ đó đã đến, cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 đã được nổ ra ở Vũ
Xương vào ngày 10/10/1911.
Cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, do hai đoàn thể cách mạng là Văn học xã và
Cộng tiến hội lãnh đạo. Ngày 10 – 10 – 1911, quân đội ở Vũ Xương đã tự động đứng
lên khởi nghĩa, đánh chiếm Vũ Xương, tiếp đến là Hán Khẩu, Hán Dương. Đến ngày
11 – 10, Trung Hoa Dân quốc thành lập, kêu gọi đánh đổ Mãn Thanh và tuyên bố tơn
trọng mọi quyền lợi của nước ngồi ở Trung Quốc.
Cuộc khởi nghĩa Vũ Xương đã giành được thắng lợi nhanh chóng quá sức
tưởng tượng của những người lãnh đạo. Ngay cả Tơn Trung Sơn lúc này đang ở Mĩ và
Hồng Hưng đang ở Hương Cảng cũng lấy làm ngạc nhiên. Những người cách mạng
lãnh đạo trực tiếp cuộc khởi nghĩa vì thiếu tự tin nên khơng nắm lấy quyền chỉ huy
quân chính phủ. Họ trao cho Lê Nguyên Hồng thuộc phái lập hiến chức vụ chỉ huy
quân chính phủ. Do đó, thành quả cách mạng rất nhanh chóng bị phái lập hiến chiếm
hết.
Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, các tỉnh lần lượt nổi dậy dưới sự lãnh
đạo của các hội viên Đồng Minh hội.
Sau khi khởi nghĩa Vũ Xương thành cơng, các tỉnh giành được chính quyền,
tun bố độc lập thì u cầu thành lập một chính quyền trung ương thống nhất càng
trở nên cấp bách, chính vì thế ngày 15 tháng 11 năm 1911, đại biểu các tỉnh đã về
Thượng Hải họp “Hội nghị đại biểu đô đốc phủ các tỉnh”. Nhưng cuộc họp đến ngày
24 tháng 11 lại rời về Vũ Xương. Vũ Xương bị vây, hội nghị phải họp trong tô giới
Anh ở Hán Khẩu. Qua 4 ngày thảo luận, hội nghị đã thông qua “chương trình tổ chức
chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân quốc”, quy định quyền hạn và cách thức tổ chức cơ

quan hành chính của chính phủ, quy định việc bầu cử tổng thống lâm thời và quyền
hạn của Tổng thống. Do sự thỏa hiệp của phái lập hiến, hội nghị ra quyết nghị là nếu
Viên Thế Khải lật đổ được triều đình Mãn Thanh thì sẽ được bầu làm đại tổng thống.
Ngày 2 tháng 12, quân cách mạng chiếm được Nam Kinh, Hội nghị liền rời về
Nam Kinh để bầu đại tổng thống, lập chính phủ lâm thời. Thế cách mạng đang dâng
lên, Viên Thế Khải thấy đã đến lúc gây được sức ép với triều đình Mãn Thanh và lợi
dụng cách mạng. Ông ta cho người đến báo với Hội nghị và tán thành cộng hịa nên
hội nghị liền hỗn việc bầu tổng thống đề chờ Viên Thế Khải.


21
Trước tình hình như vậy, ngày 25 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung Sơn mới từ
Mĩ về nước. Đến Thượng Hải, ông liền triệu tập hội nghị những người lãnh đạo Đồng
Minh hội thảo luận việc xây dựng quốc gia, và biện pháp thực hiện quyêng dân chủ.
Việc Tôn Trung Sơn về nước đã đem đến cho phái cách mạng dũng khí đấu tranh.
Ngày 20, đại biểu của 17 tỉnh họp và bầu Tôn Trung Sơn làm đại Tổng thống lâm thời.
Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Tôn trung Sơn tuyên thệ nhận chức đại Tồng thống
lâm thời và lấy năm 1912 làm năm Trung Hoa Dân quốc thứ nhất. Chính phủ lâm thời
của nước Cộng hịa tư sản đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc ra đời có ý nghĩa lớn lao,
đánh dấu một giai đoạn mới của lịch sử Trung Quốc. Nền đế chế phong kiến mấy ngàn
năm của Trung Quốc sụp đổ.
Trước tình hình này, Viên Thế Khải một mặt đem quân tấn công cách mạng để
uy hiếp phái Lập hiến và những người kém tinh thần chiến đấu; mặt khác lại liên kết
với phái Lập hiến để gây sức ép với triều đình Mãn Thanh và tiến hành phá hoại chính
phủ do Tơn Trung Sơn đứng đầu.
Do sức ép và dọa nạt của Viên Thế Khải, ngày 12/2/1912, hồng đế Mãn
Thanh cuối cùng, Phổ Nghi thối vị. Đồng thời Tôn Trung Sơn cũng từ chức. Viên
Thế Khải được bầu làm Đại Tổng thống và Lê Nguyên Hồng làm phó Tổng thống.
Mặc dù, Tơn Trung Sơn từ chức nhưng ông và những người trong tổ chức Đồng
Minh hội vẫn tiếp tục hoạt động. Tháng 2 năm 1912, Đồng Minh hội triệu tập Hội nghị

cải tổ tại Nam Kinh, ban bố Cương lĩnh mới của Hội. Bây giờ việc vua Thanh thoái vị
coi như được khẳng định. Cương lĩnh mới xác định tôn chỉ của Hội là “Củng cố Trung
Hoa Dân quốc, thực hành chủ nghĩa dân sinh”. Cương lĩnh không đề ra được những
sách lược cách mạng cần thiết, cụ thể để chỉ đạo tư tưởng và hành động của Hội.
Thành phần tham gia Đồng Minh hội lúc bấy giờ cũng rất phức tạp, nhiều người thối
hóa biến chất. Có lúc Tơn Trung Sơn cảm thấy những người thực sụ trung thành với
ông chỉ chiếm thiểu số.
Sau khi Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, thay vào đó Viên Thế Khải
được bầu làm Đại Tổng thống thì Tơn Trung Sơn cũng như các hội viên của Đồng
Minh hội đã chuyển mục tiêu là đấu tranh để thực hiện “Ước pháp lâm thời của Trung
Hoa Dân quốc”. Mặt khác, Đồng Minh hội còn đấu tranh để ngăn chặn sự sống lại của
nền quân chủ và chống các thế lực chia cắt, quân phiệt, để xây dựng một nền cộng hòa


22
dân chủ. Tuy nhiên, những việc làm của Đồng Minh hội khơng đưa lại kết quả gì cao,
khơng thể ngăn chặn nền thống trị độc tài của Viên Thế Khải.
Như vậy trong giai đoạn này, Đồng Minh hội có những hoạt động tích cực và
đưa phong trào cách mạng Trung Quốc có những phát triển quan trọng. Đỉnh cao là
cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 và sự thành lập Chính phủ lâm thời Trung Hoa
dân quốc. Với cuộc cách mạng Tân Hợi, nó đã lật đổ ngai vàng đế chế, kết thúc chế độ
phong kiến chuyên chế đã ngự trị trên đất nước Trung Hoa hàng ngàn năm lịch sử, làm
cho tư tưởng dân chủ ăn sâu bắt rễ vào quần chúng. Nó tạo điều kiện cho tư tưởng dân
chủ cách mạng xâm nhập và phát triển trên đất nước Trung Hoa. Trong qúa trình đấu
tranh, ý thức dân tộc, ý thức cách mạng phát triển mạnh mẽ. Phong trào cách mạng
quần chúng làm cho bọn thống trị phải có nhượng bộ nhất định, khơng dám ăn cướp
của nhân dân một cách trắng trợn như trước.
Trong bài châu Á thức tỉnh, Lênin đã gọi phong trào cách mạng nói chung và
phong trào cách mạng Tân Hợi nói riêng là “cơn bão táp cách mạng”. Lênin viết: “Ở
châu Á đã bắt đầu phát sinh một nguồn mới những cơn bão táp cực kỳ lớn của thế

giới. Theo sau cách mạng Nga, cách mạng Thổ, Ba Tư, Trung Quốc, chúng ta đang
sống chính trong thời đại những cơn bão táp ấy và thời đại mà những cơn bão táp ấy
đang dội ngược trở lại châu Âu” [ 7;36].
1.2.2.2.

oạt động của ồng Minh hội từ tháng tháng 8 năm 1912 đến năm 1918

Sau cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, tổ chức Đồng Minh hội có những thay đổi
về cơ cấu tổ chức và hoạt động.
Tháng 8 năm 1912, được sự đồng tình của Tơn Trung Sơn và Hồng Hưng,
Tống Giáo Nhân đã cải tổ Đồng Minh hội thành Quốc dân đảng trên cơ sở Đồng Minh
hội kết hợp với một số đảng phái nhỏ khác, với hy vọng thông qua Quốc hội hạn chế
quyền lực của Viên Thế Khải. Tôn Trung Sơn được làm Lý sự trưởng ( Chủ tịch ban
chấp hành) Quốc dân đảng. Nhưng bây giờ Tôn Trung Sơn không hoạt động nhiều,
trên thực tế Tống Giáo Nhân mới là người đứng đầu Quốc Dân Đảng. Tinh thần cách
mạng của Quốc Dân Đảng không được như Đồng Minh hội trước đó, song cũng được
nhiều nhân vật có tiếng tăm trong giới tham gia nên cũng có thế lực nhất định, trở
thành đảng lớn nhất trong Tham nghị viện.
Cuộc bầu cử quốc hội khóa I được tiến hành trong thời gian từ tháng 12 năm
1912 đến tháng 2 năm 1913. Tống Giáo Nhân đã hoạt động tích cực trong q trình


23
vận động bầu cử và kết quả Quốc Dân Đảng giành được 392 ghế trong tổng số 870 ghế
của hai viện, có thể nói là chiếm ưu thế tuyệt đối trong Quốc hội. Tống Giáo Nhân đi
khắp các tỉnh lưu vực Trường Giang diễn thuyết, tuyên truyền cho lý tưởng xây dựng
một Trung Quốc cộng hòa tư sản độc lập, dân chủ, giàu mạnh. Ông hy vọng sẽ thành
lập một chính phủ thực sự của Quốc Dân đảng và tự mình làm thủ tướng chính phủ đó.
Để đối phó với tình trạng trên, Viên Thế Khải mua chuộc quan liêu, tổ chức
Đảng tiến bộ để chống lại Quốc Dân Đảng, đồng thời bổ sung quân đội, chuẩn bị dùng

công cụ bạo lực để tiêu diệt phái cách mạng. Viên Thế Khải tìm cách dựa vào bọn đế
quốc. Các nước đế quốc đều có âm mưu giúp Viên Thế Khải tiêu diệt phái cách mạng.
“Ngân hàng năm nước Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga cho Viên vay 25.000.000 bảng Anh
để chống lại những người cách mạng” [15;370]. Để đảm bảo việc trả nợ “ngân hàng
năm nước”, Viên Thế Khải đem quyền giám sát tài chính của Trung Quốc giao cho tổ
chức này.
Việc Viên Thế Khải sai người ám sát Tống Giáo Nhân, và việc cấu kết với
nước ngoài đã gây chấn động trong dư luận ở Trung Quick, tạo nên làn sóng phẫn nộ
trong những người cách mạng Trung Quốc. Trước tình hình đó, Tơn Trung Sơn liền
tun bố chống Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng lần thứ II bắt đầu vào tháng 7 năm
1913. Nhưng phần lớn những người lãnh đạo Quốc Dân Đảng không tin tưởng vào
việc dùng vũ lực có thể lật đổ được Viên Thế Khải. Họ chủ trương đấu tranh hợp pháp
trong Quốc hội để chống Viên Thế Khải; phái thỏa hiệp không dám từ bỏ ghế của họ
trong Quốc hội. Thấy nội bộ Quốc Dân Đảng không thống nhất, lực lượng phân tán,
Viên Thế Khải liền kiên quyết tấn công. Trong không đầy hai tháng (tháng 7 đến tháng
9 năm 1913), cuộc cách mạng lần thứ II hồn tồn thất bại. Tơn Trung Sơn phải bỏ
sang Nhật.
Sau khi trấn áp cuộc cách mạng lần thứ II, Viên Thế Khải tiến thêm một bước,
bắt Quốc hội thừa nhận y là Đại Tổng thống chính thức vào năm 1913. Để đảm bảo địa
vị của mình, Viên Thế Khải ra lệnh trục xuất nghị viên Quốc dân đảng ra khỏi Quốc
hội. Đầu năm 1914, Viên Thế Khải ra lệnh giải tán Quốc hội, sau đó xé nốt “Ước pháp
lâm thời” và xây dựng nền thống trị độc tài của tập đồn địa chủ, tư bản, qn phiệt.
“Có thể nói “Cuộc cách mạng lần thứ II” là cuộc chiến đấu cuối cùng của lực lượng
cách mạng trong quá trình cách mạng Tân Hợi, đánh dấu sự kết thúc cách mạng Tân
Hợi” [31;113].


24
Sau khi Cách mạng Tân Hợi bị Viên Thế Khải phản bội, Tôn Trung Sơn phải
trốn sang Nhật Bản. Ngày 8/7/1914, tại Tôkyô, Tôn Trung Sơn đã thành lập Trung

Hoa Cách mạng đảng, giữ chức Tổng lí. Cương lĩnh của Trung Hoa cách mạng đảng
chủ trương thực hiện dân quyền, dân sinh nhằm “xóa bỏ chính trị chun chế, xây
dựng dân quốc thực sự”. Đó là một cương lĩnh dân chủ. Nhiều nhân vật quan trọng
trong Quốc Dân Đảng đã khơng tham gia Trung Hoa Cách mạng đảng, vì cho rằng
đảng này cấp tiến. Trung Hoa Cách mạng đảng tiến hành nhiều hoạt động ở nước
ngồi, khai trương Tạp chí Dân quốc (tại Tôkyô), tiến hành một số hoạt động chuẩn bị
khởi nghĩa ở trong nước, nhưng kết quả và ảnh hưởng rất hạn chế.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, các đế quốc châu Âu bị lôi cuốn vào
cuộc chiến, ít có điều kiện chú ý tới thuộc địa của họ ở Đông Á. Nhật Bản thừa cơ
tuyên chiến với Đức, đem quân đánh chiến Thanh Đảo. Viên Thế Khải đã buộc phải
chấp nhận yêu sách 21 điều của Nhật Bản. Hành động bán nước của Viên Thế Khải đã
làm dấy lên một làn sóng phản đối trong các tầng lớp nhân dân Trung Quốc. Ngày kí
chấp nhận yêu sách 21 điều (9/5/1915) bị quần chúng gọi là “Ngày sỉ nhục đất nước”
[29; 255].
Không dừng lại ở đó, Viên Thế Khải cịn gây sức ép với Tham chính viện đề
nghị đổi quốc thể là chế độ quân chủ, thay tên gọi Đại Tổng thống Trung Hoa thành
Hoàng đế đế quốc Trung Hoa. Ngày 31/12/1915, Viên Thế Khải hạ lệnh gọi năm 1916
là “Trung Hoa đế quốc Hồng Hiến nguyên niên” [29; 255], chuẩn bị đến ngày
1/1/1916 chính thức lên ngôi. Các hành động phản cách mạng, bán nước, ngang nhiên
khôi phục đế chế của Viên Thế Khải đã đẩy sự phẫn nộ của quần chúng đến tột đỉnh.
Quần chúng nhiều nơi trong cả nước đã khởi nghĩa và lần lượt tuyên bố độc lập. Đảng
viên Trung Hoa cách mạng đảng đã đóng vai trị nịng cốt trong các phong trào đấu
tranh của quần chúng. Đồng thời, một số tướng lĩnh thân cận với Viên Thế Khải như
Đoàn Kì Thụy, Phùng Quốc Chương…cũng chống lại Viên Thế Khải. Ngày
22/3/1916, Viên Thế Khải đã buộc phải tuyên bố thủ tiêu đế chế và đến tháng 4/1916,
Viên Thế Khải đã buộc phải ra lệnh khôi phục chế độ nội các, lập nội các do Đồn Kì
Thụy đứng đầu, bản thân trở lại chức Tổng thống. Trước tình hình đó, Tơn Trung Sơn
ra Tuyên ngôn trừng phạt Viên Thế Khải, kêu gọi quần chúng “Trừ ác phải diệt đến
cùng!” [29; 256]. Một số tướng lính thân cận tiếp tục chống lại Viên Thế Khải. Ngày
6/6/1916, Viên Thế Khải đã chết trong cô độc và tuyệt vọng. Phong trào phản kháng



25
đã buộc Đồn Kì Thụy tun bố khơi phục Ước pháp lâm thời và Quốc hội. Nhưng
chính quyền trên thực tế vẫn thuộc về thế lực quân phiệt Bắc Dương. Sau khi Viên Thế
Khải chết, cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ quân phiệt Bắc Dương diễn
ra quyết liệt và phức tạp. Bằng thế lực của mình, thực quyền chính phủ trung ương
thuộc về Tổng lí Quốc vụ Đồn Kì Thụy.
Sau khi thâu tóm quyền lực, Đồn Kì Thụy đã từ chối khôi phục Ước pháp lâm
thời và Quốc hội, thực thi một nền thống trị quân phiệt. Tôn Trung Sơn phát động
cuộc đấu tranh bảo vệ Ước pháp lâm thời, nhưng phong trào không lôi kéo được quần
chúng nhân dân. Cách mạng Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối
và lãnh đạo. “Giai cấp tư sản yếu kém về thế lực kinh tế và thế lực chính trị khơng đủ
khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng dân chủ tới thắng lợi” [29;257]. Rõ ràng, từ năm
1912 cho đến năm 1918, Quốc Dân Đảng không có những hoạt động nổi bật và gây
ảnh hưởng lớn trong phong trào cách mạng Trung Quốc.
Như vậy, từ năm 1912 đến năm 1918, những người lãnh đạo trong Đồng Minh
hội đã cải tổ Trung Quốc Đồng Minh hội thành Quốc Dân Đảng nhưng hoạt động của
Quốc Dân Đảng rất mờ nhạt khơng như trước. Qua đó, chứng tỏ rằng giai cấp tư sản,
những người trong tổ chức Đồng Minh hội, đã mất dần vai trị lãnh đạo của mình trong
phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc. “Đất nước Trung Quốc trong những
năm 20 của thế kỉ XX như một bức tranh hỗn chiến. Bọn quân phiệt chia cắt thành các
khu vực, đế quốc phân chia thế lực, nhân dân Trung Quốc quằn quại trong tủi nhục
của một dân tộc đói nghèo, bị áp bức. Sứ mệnh cứu dân tộc thật lớn lao, con đường
giải phóng dân tộc dẫn đến hạnh phúc ấm no chỉ có thể do giai cấp công nhân đảm
nhiệm” [ 15;372].


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×