Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.67 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

TRẦN THỊ GIANG

Đối sánh mối quan hệ giữa Nho - Phật - Đạo
thời Lý - Trần (Việt Nam) và thời Tùy Đường (Trung Quốc)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ Tùy - Đường không chỉ biết đến như
một thời kỳ cường thịnh về kinh tế mà còn là thời kì nền văn hóa Trung Hoa phát
triển vơ cùng rực rỡ, đạt đỉnh cao huy hoàng đặc biệt là dưới thời Đường. Còn ở
Việt Nam, dưới các triều Lý - Trần, cùng với sự ổn định về chính trị, kinh tế và
những chiến công chống xâm lăng hiển hách của dân tộc, đã chứng kiến giai đoạn
thịnh đạt của nền văn hóa Đại Việt, như Lê Q Đơn đã nhận định “Nước Nam ở
hai triều Lý - Trần nổi tiếng là văn minh” .
Có thể nói, đặc điểm chủ yếu của hình thái ý thức của văn hóa Việt Nam và
văn hóa Trung Quốc là sự đồng hành của “tam giáo”. Nho giáo, Phật giáo và Đạo
giáo đã hình thành thế chân vạc trong đời sống tinh thần và tạo nên những bản sắc
truyền thống tư tưởng riêng của mỗi dân tộc. Tuy nhiên ở mỗi nước, mỗi thời kì
lịch sử (nhất là thời Lý - Trần ở Việt Nam, Tùy - Đường ở Trung Quốc) quan hệ
“tam giáo” lại diễn ra khác nhau và mang những đặc trưng riêng do hoàn cảnh lịch
sử của mỗi nước quy định.
Vì vậy, việc so sánh mối quan hệ tam giáo ở Việt Nam dưới thời kỳ Lý Trần với mối quan hệ Tam giáo ở Trung Quốc dưới thời kỳ Tùy - Đường góp phần
làm sáng tỏ những nét tương đồng và dị biệt của hiện tượng dung hợp tam giáo ở


các quốc gia trong khu vực Đông Á và Đơng Nam Á. Qua đó cịn làm sáng tỏ bản
sắc văn hóa riêng của Việt Nam và Trung Quốc trên lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng.
Đặc biệt là đối với Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, thế
nhưng trong một tâm thế vừa hấp thu văn hóa Trung Quốc vừa khơng bao giờ
qn nhấn mạnh lòng tự hào dân tộc “Đại Việt”, càng khiến văn hóa Việt Nam có
nhiều nét đặc sắc khơng giống văn hóa Hán. Mà cụ thể là dưới thời kỳ Lý - Trần,
văn hóa Đại Việt là văn hóa của hào khí Đơng A, thể hiện trí tuệ, sức mạnh, bản
lĩnh, vị thế và tầm vóc của dân tộc ta trên thế giới.


Đặt quan hệ tam giáo dưới thời đại Lý - Trần trong tương quan so sánh với
quan hệ tam giáo thời Tùy - Đường đã góp phần đặc biệt vào việc khẳng định “cái
tôi của dân tộc”, vạch ra “ranh giới” văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa, khẳng
định sự độc lập tự chủ trong lĩnh vực tư tưởng. Đồng thời nó cũng chỉ ra rằng phải
dựa vào sức mạnh của văn hoá, tư tưởng, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc
để chiến thắng kẻ thù xâm lược, chiến thắng chính bản thân mình để khẳng định vị
thế, tầm vóc dân tộc. Chính triết lý đó vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh thế
giới và Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo ở Trung Quốc và Việt Nam là
vấn đề được nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhưng vấn đề so sánh
quan hệ tam giáo thời Lý - Trần (ở Việt Nam) và thời Tùy - Đường (ở Trung
Quốc) vẫn đang cịn mới mẻ và chưa có một cơng trình chun khảo nào.
Với tất cả những lý do nêu trên, kế thừa nguồn tài liệu của các học giả đi
trước, chúng tôi chọn đề tài “Đối sánh mối quan hệ giữa Nho - Phật - Đạo thời
Lý - Trần (Việt Nam) và thời Tùy - Đường (Trung Quốc)” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề so sánh quan hệ tam giáo thời Lý - Trần (Việt Nam) và thời Tùy Đường (Trung Quốc) đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến với những mức độ
khác nhau. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu về tơn giáo, tư tưởng phương Đơng,

Việt Nam và Trung Quốc có đề cập sơ lược đến “tam giáo” thời Lý - Trần và “tam
giáo” thời Tùy - Đường như:Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn Tài
Thư, xuất bản năm 1993; Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh của Trần
Văn Giàu xuất bản năm 2003; Lịch sử triết học Trung Quốc của Lê Văn Quán
xuất bản năm 1997; Đại cương triết học Trung Quốc của Dỗn Chính xuất bản
năm 2002…
Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về từng tơn giáo, tư tưởng có trình
bày về tam giáo dưới hai thời kỳ Lý - Trần, Tùy - Đường.


* Về Nho giáo : Học thuyết chính trị của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt
Nam của Nguyễn Thanh Bình; Sự phát triển của Nho giáo thời Lý - Trần của
Dỗn Chính, Phạm Thị Loan; Nho giáo Trung Quốc của Nguyễn Tôn Nhan…
*Về Phật giáo: Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam tập 2 của Nguyễn Khắc
Thuần; Mấy vấn đề Phật giáo trong lịch sử Việt Nam của Nguyễn Đức Sự, Lê
Tâm Đắc xuất bản năm 2010; Các đế vương với Phật giáo của Vương Chí Bình
(2002)…
*Về Đạo giáo: Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, tập II của Nguyễn Khắc
Thuần (2004); Văn hóa Trung Hoa của Đặng Đức Siêu xuất bản năm 2005…
Thứ ba, những cơng trình nghiên cứu trực tiếp bước đầu đề cập đến mối
quan hệ giữa Nho - Phật - Đạo ở Việt Nam, Trung Quốc và mối quan hệ tam giáo
dưới hai thời kì Lý - Trần và Tùy - Đường nói riêng: cơng trình nghiên cứu khoa
học: Mối quan hệ giữa Nho - Phật - Đạo ở Việt Nam (từ đầu công nguyên đến thế
kỷ XIX) của nhóm sinh viên lớp 08sls -Trường ĐHSP Đà Nẵng; Vài nét về quan
hệ giữa Phật giáo, Nho giáo, và Đạo giáo Trung Quốc trên trang website:
vienhoasen; Phân tranh Phật giáo và Nho giáo đời Đường Trung
Quốc của Thích Giác Minh; … Những bài nghiên cứu này đã chỉ ra được các mối
quan hệ giữa Nho - Phật - Đạo dưới hai thời kỳ này. Tuy nhiên vấn đề so sánh mối
quan hệ “ tam giáo” thời Tùy - Đường với thời Lý - Trần thì vẫn chưa được các
học giả đề cập đến.

Như vậy, mặc dù có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về tình hình phát triển
của “tam giáo” và mối quan hệ giữa “tam giáo”ở Việt Nam, Trung Quốc nhưng
chưa có một cơng trình chun khảo nào đi sâu nghiên cứu đầy đủ về vấn đề so
sánh mối quan hệ Tam giáo thời Lý - Trần (ở Việt Nam) và thời Tùy - Đường (ở
Trung Quốc).
Trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau, nhiều bài viết của các tác giả
chúng tôi tổng hợp, khái quát và đi sâu nghiên cứu để làm rõ vấn đề so sánh mối
quan hệ Tam giáo thời Lý - Trần (Việt Nam) và thời Tùy - Đường (Trung Quốc).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của khóa luận là tình hình phát triển của các dịng tư tưởng, tơn
giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và những nét tương đồng, dị biệt trong mối
quan hệ tam giáo thời Lý - Trần (Việt Nam) và thời Tùy - Đường (Trung Quốc).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Không gian nghiên cứu là tập trung đi sâu tìm hiểu mối quan
hệ tam giáo dưới thời Lý - Trần (ở Việt Nam) và dưới thời Tùy - Đường (ở Trung
Quốc).
+Thời gian: Ở Việt Nam là khoảng thời gian tồn tại của hai triều đại Lý Trần (1009 - 1400), còn ở Trung Quốc là khoảng thời gian tồn tại của hai triều đại
Tùy - Đường ( 581 - 907 ).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Vạch ra được những nét tương đồng và dị biệt về mối quan hệ Tam giáo
dưới thời Lý - Trần (Việt Nam) và Tùy - Đường (Trung Quốc).
- Làm sáng tỏ bản sắc văn hóa thể hiện trên lĩnh vực tư tưởng của từng dân
tộc (cụ thể ở đây là Việt Nam và Trung Hoa).
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khái quát về bối cảnh xã hội Việt Nam và Trung Quốc và tình hình phát

triển của tam giáo dưới hai thời kì này.
- Vạch ra những điểm giống nhau, khác nhau về mối quan hệ Tam giáo thời
Lý - Trần và thời Tùy - Đường.
- Làm sáng tỏ vai trị, vị trí của Tam giáo đối với lịch sử tư tưởng hai nước
Việt Nam và Trung Quốc.
5. Nguồn tư liệu
Để hồn thành đề tài khóa luận, chúng tơi dựa vào những nguồn tư liệu sau:


+ Những cơng trình nghiên cứu về các triều đại Lý - Trần (ở Việt Nam) và
Tùy - Đường (ở Trung Quốc) nói chung, và về tư tưởng, tơn giáo ở hai thời kì này
dưới dạng văn bản gốc, tài liệu dịch, tài liệu chuyên khảo…
+ Tạp chí, báo thuộc chuyên ngành lịch sử, tôn giáo; các bài viết liên quan
đến các hệ tư tưởng tôn giáo dưới thời Lý - Trần và Tùy - Đường trên các website
của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận này chúng tơi đã sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp luận: Chúng tôi đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa
duy vật lịch sử và phương pháp luận biện chứng của sử học mác-xít.
+ Phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh là chủ yếu, kết hợp với các
kĩ năng phân tích đối chiếu, tổng hợp…
7. Đóng góp của đề tài
Đề tài khóa luận đạt được mục đích nghiên cứu sẽ có những đóng đóp sau:
- Vạch ra được những nét tương đồng và dị biệt trong mối quan hệ tam giáo
dưới thời Lý - Trần và thời Tùy - Đường.
- Góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ Tam giáo ở Việt Nam trong tương
quan so sánh với Trung Quốc.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài gồm có ba
chương:

Chương 1: Tổng quan về bối cảnh lịch sử và sự phát triển của Nho, Phật, Đạo ở
Việt Nam thời Lý - Trần và Trung Quốc thời Tùy - Đường
Chương 2: Những nét tương đồng và dị biệt trong mối quan hệ giữa Nho - Phật Đạo thời Lý - Trần (Việt Nam) và thời Tùy - Đường (Trung Quốc)
Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá về mối quan hệ giữa Nho - Phật - Đạo thời
Lý - Trần (Việt Nam) và thời Tùy - Đường (Trung Quốc)


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NHO, PHẬT, ĐẠO Ở VIỆT NAM THỜI LÝ - TRẦN VÀ TRUNG
QUỐC THỜI TÙY - ĐƯỜNG
1.1. Khái quát về Việt Nam dưới thời Lý - Trần và Trung Quốc thời Tùy Đường
1.1.1. Tình hình chính trị - xã hội
1.1.1.1. Ở Việt Nam dưới thời Lý -Trần
Thời Lý - Trần nằm trong khoảng thời gian từ thế kỉ XI đến hết thế kỉ XIV
với sự tồn tại của hai vương triều kế tiếp nhau đó là: Vương triều nhà Lý (10101225) và vương triều Trần (1226-1400). Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi, đặt
niên hiệu là Thuận Thiên, cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Từ đó, trải qua
các triều vua, nhà Lý ra sức xây dựng, hoàn thiện dần bộ máy nhà nước quân chủ
trung ương tập quyền, xây dựng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, lãnh đạo nhân
dân chống ngoại xâm thắng lợi. Chế độ nhà Lý là chế độ quân chủ tập quyền,
quyền hành tập trung về triều đình trung ương đứng đầu là vua. Nhưng đây chưa
phải là chế độ qn chủ quan liêu chun chế theo mơ hình Nho giáo mang tính
chất nặng nề mà là chế độ quân chủ tập quyền mang tính dân tộc cao kết hợp với
tinh thần Phật giáo, dựa trên sự cố kết xã hội lấy thơn xã làm cơ sở và chính sách
thân dân của nhà vua. Sang thời Trần, tổ chức bộ máy quan lại ở trung ương có
bước hồn thiện hơn thời Lý. Khác với nhà Lý, nhà Trần đặt ra chế độ Thái
thượng hồng. Các vua sớm truyền ngơi cho con trai trưởng (hoàng thái tử) nhưng
vẫn cùng với vua (con) trơng coi chính sự, tự xưng là Thái thượng hồng. Nhìn
chung, bộ máy quan lại ở trung ương thời Lý - Trần cấu trúc theo ba cấp: trung
ương, cấp hành chính trung gian, cấp hành chính cơ sở, và ngày càng có hệ thống,
đầy đủ hơn. Thời kì này, các quan lại chủ yếu đều xuất thân từ tầng lớp quý tộc,

do đó có thể nói nhà nước thời Lý - Trần là nhà nước quân chủ quý tộc. Về tổ
chức quân đội và quốc phòng, nhà nước Đại Việt thời Lý - Trần rất chú trọng xây
dựng lực lượng quốc phịng vững mạnh. Tổ chức qn đội có quy củ, chặt chẽ, đặc


biệt chính sách “ngụ binh ư nơng” có ý nghĩa tích cực trong cơng cuộc dựng nước
và giữ nước. Về mặt pháp chế, thời Lý - Trần có bước tiến bộ, năm 1042, nhà Lý
biên soạn và cho ban hành bộ luật Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của
nhà nước quân chủ Việt Nam. Đến thời Trần, pháp luật từng bước được đổi mới.
Năm 1230, Trần Thái Tơng đã cho soạn Quốc triều hình luật. Về mặt xã hội thời
kì này, do sự phát triển kinh tế trong hồn cảnh đất nước độc lập đã góp phần nâng
cao đời sống nhân dân, và vừa thúc đẩy nhanh sự phân hóa xã hội. Nhìn chung xã
hội Đại Việt dưới các triều đại Lý, Trần tương đối ổn định. Tuy nhiên, vào cuối
thế kỉ XIV, vua quan quý tộc chấp chiếm ruộng đất, ăn chơi xa xỉ, không quan tâm
đến cuộc sống nhân dân. Do đó, nhiều cuộc đấu tranh của nơng dân đã nổ ra.
Cịn trong cơng cuộc chống giặc ngoại xâm, thời đại Lý - Trần đã để lại
những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Trong thời kì này các vương triều Lý Trần lãnh đạo nhân dân chiến đấu chống giặc ngoại xâm và giành được những
chiến thắng vô cùng oanh liệt, cụ thể là: Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi
của quân dân Đại Việt (1075-1077) dưới thời Lý. Sang thời Trần, trong vòng 30
năm (1258-1288) dân tộc ta đã ba lần đánh bại quân xâm lược Mông - Nguyên vào
các năm 1258, 1285, 1288. Hào khí Đơng A có được là nhờ âm hưởng của chiến
thắng trên. Có thể nói, hơn bảy thế kỉ đi qua, những chiến công của quân và dân
Đại Việt thời Lý - Trần vẫn còn âm vang mãi theo dòng chảy bất tận của lịch sử.
1.1.1.2. Ở Trung Quốc dưới thời Tùy - Đường
Thời Tùy - Đường nằm trong khoảng thời gian từ thế kỉ VI - đến thế kỉ X
với sự tồn tại của hai vương triều kế tiếp nhau đó là: Vương triều Tùy (581-618)
và vương triều nhà Đường (618-907). Năm 581, Dương Kiên giành ngơi Bắc Chu
đổi tên nước là Tùy, đóng đơ ở Trường An. Thời kì Tùy Văn Đế chấp chính, sử
gọi là: “Một chính quyền tốt được tôn sùng, pháp lệnh thì đơn giản trong sáng,
việc đánh nhau rất ít, thiên hạ rất hoan nghênh” [14; tr.141]. Tùy Văn Đế đã trấn

áp hết các thế lực phiến loạn và bạo động, lấy việc hịa hỗn để giải quyết việc nội


bộ của tập đồn thống trị. Mặt khác, ơng cho thi hành các chính sách về chính trị,
xã hội nhằm xây dựng thể chế phong kiến nhà Tùy vững mạnh. Những tài sản do
nhân dân làm ra để phục vụ giai cấp thống trị thì nay nhà Tùy cũng đem phân phát
bớt cho dân chúng để củng cố lòng tin vào chính quyền cai trị. Do vậy xã hội
tương đối ổn định. Nhưng những tiến bộ trên chỉ ở triều đại Tùy Văn Đế, còn đến
Tùy Dạng Đế lên kế vị thì hồn tồn thay đổi.
Năm 604, Tùy Dạng Đế Dương Quảng lên ngơi, đã thi hành một chính
sách thống trị tàn bạo, ăn chơi xa xỉ, huy động hàng triệu dân xây dựng kinh đô
Lạc Dương và vườn Tây Uyển, bắt dân đi phu phen tạp dịch nặng nề. Tùy Dạng
Đế sống xa hoa dâm dật, ăn chơi đến quái lạ. Nhân dân đương thời gọi là “Hoàng
Đế Huỳnh Quang”. Để thỏa mãn thú vui, Tùy Dạng Đế bắt dân tìm hàng triệu con
đom đóm cho vào vườn Ngự uyển thay cho ánh đèn, tăng vẻ đẹp cho vườn lạ. Đối
với bên ngoài, Tùy Dạng Đế nhiều lần đưa quân gây chiến với các nước lân cận,
đặc biệt là cuộc chiến tranh xâm lược Cao Ly. Nhưng trước tinh thần chống trả
quyết liệt của nhân dân Cao Ly, quân Tùy bị thất bại thảm hại. Dưới thời Tùy
Dạng Đế, cuộc sống của nhân dân rất cực khổ, vì thế các cuộc khởi nghĩa của
nông dân chống nhà Tùy liên tiếp nổ ra. Năm 616, nhà Tùy diệt vong.
Kế tiếp sau vương triều Tùy là sự thống trị của vương triều Đường. Lợi
dụng những thành quả của khởi nghĩa nông dân, lực lượng quý tộc quan liêu ở địa
phương đứng đầu là Lý Uyên (Đường Cao Tổ), sau đó là Lý Thế Dân đã thu phục
hầu hết cánh quân khởi nghĩa, tiêu diệt các lực lượng cát cứ, lập nên nước Đại
Đường thống nhất vào năm 628. Trong thời gian 300 năm tồn tại với chính sách
mềm dẻo, khơn khéo các vua nhà Đường đã xây dựng đất nước Trung Quốc hùng
mạnh, được lịch sử thừa nhận đây là thời kì “hồng kim” trong lịch sử phong kiến
của dân tộc này.
Về chính trị, nhà Đường tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho
bộ máy cai trị phong kiến được hồn chỉnh. Các hồng đế cử người thân tín cai



quản các địa phương, đặc biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộc giữ
chức Tiết độ sứ, trấn ải các miền biên cương. Phong trào chiến tranh nông dân
cuối nhà Tùy và sự diệt vong của các triều đại trước đã cho Đường Thái Tông
những bài học kinh nghiệm q báu. Do đó, ơng nhận thức được rằng: “Thuyền ví
như vua, nước ví dân như, nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền” [28;
tr.117]. Chính nhờ nhận thức được như vậy, nên Đường Thái Tông đã thi hành
nhiều chính sách có lợi cho dân. Có thể nói, thời Đường Thái Tơng là một trong
những thời kì phát triển nhất của phong kiến Trung Quốc, chính trị được ổn định
gọi là “nền thịnh trị thời Trinh Quán”. Để củng cố vững chắc nền thống trị của
mình, các vua triều đại Đường ln ra sức duy trì sự thống nhất về chính trị, phát
triển kinh tế, xã hội. Sau đó, Võ Tắc Thiên cai trị (từ năm 690 - 705), đã tập trung
mọi cố gắng nhằm xây dựng nền độc tài cá nhân để giữ vững quyền lực cai trị của
mình. Dưới sự thống trị của Võ Tắc Thiên cuộc sống của nhân dân lao động Trung
Quốc càng thống khổ bởi nghĩa vụ lao dịch, binh dịch, thuế khóa ngày càng tăng.
Đến đời vua Đường Huyền Tơng đã thi hành nhiều chính sách nhằm ổn định tình
hình xã hội. Về chính trị, ơng chỉnh đốn lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến
địa phương. Những biện pháp trên làm cho trật tự xã hội ổn định, chính quyền nhà
Đường vững vàng, kinh tế phát triển. Trung Quốc bước vào thời kì phồn thịnh mà
lịch sử gọi là “nền thịnh trị thời Khai Nguyên”.
Về đối ngoại, các vua Đường đã phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm
lược mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mơng ở phía
Bắc, chinh phục Tây Vực, xâm lược bán đảo Triều Tiên, củng cố chế độ thống trị
ở “An Nam”, ép Tây Tạng phải thần phục. Nhờ vậy, Trung Quốc dưới thời Đường
trở thành một đế quốc phong kiến rộng lớn đương thời.
Vào cuối đời Đường Huyền Tông, ông suốt ngày chìm đắm trong rượu và
sắc đẹp, nhất là mê say Dương Quý Phi, không chăm lo triều chính. Trong khi đó,
thế lực của các tiết độ sứ ở vùng biên cương phát triển mạnh, mâu thuẫn giai cấp



cũng như mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương trở nên sâu sắc. Trong hoàn
cảnh trên, năm 755, An Lộc Sơn và Sử Tư Minh khởi binh chống lại nhà Đường
gây nên một vụ phiến loạn lớn kéo dài tám năm, hậu quả trực tiếp làm cho nhân
dân Trung Hoa phải chịu những tai họa thê thảm. Loạn An - Sử là cái mốc đánh
dấu nhà Đường từ chỗ thịnh trị bước vào thời kì suy yếu. Từ đó trong triều đình
bọn hoạn quan lũng đoạn quyền hành. Ở địa phương các thế lực phong kiến cát cứ
bành trướng và ngày càng không chịu sự khống chế của triều đình. Do đời sống
quá cực khổ, cuối nhà Đường, các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp bùng nổ
ở nhiều nơi. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa với quy mơ lớn do Hồng Sào lãnh
đạo nổ ra vào năm 875. Mặc dù phong trào khởi nghĩa bị thất bại, không trực tiếp
lật đổ được nền thống trị của nhà Đường, song nó làm cho nhà Đường lung lay
đến tận gốc rễ. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực phong kiến quân phiệt địa
phương nổi lên chiếm cứ các nơi trong nước. Năm 907, Chu Ơn cướp ngơi nhà
Đường, lập ra nhà Hậu Lương.
1.1.2. Tình hình kinh tế
1.1.2.1. Ở Việt Nam dưới thời Lý - Trần
Kinh tế nông nghiệp là cơ sở của nhà nước phong kiến và của cả xã hội
phong kiến. Các triều đại Lý, Trần ở thời đi lên đều đặc biệt chú ý đẩy mạnh sự
phát triển nông nghiệp. Nhà nước không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy
mạnh sản xuất do đó diện tích canh tác ngày càng gia tăng. Mặt khác, các nhà
nước Lý, Trần đều quan tâm tới việc đắp đê điều và bảo vệ sức kéo cho nơng
nghiệp. Ngồi ra, thời kỳ này xuất hiện một loại hình kinh tế mới, đó là kinh tế
điền trang, thái ấp. Nhà nước bước đầu lấy một số ruộng đất thưởng cho những
người có công. Các vua Trần xuống chiếu cho các vương hầu, cơng chúa, phị mã,
chiêu tập những người phiêu tán khơng có sản nghiệp làm nơ tì để khai khẩn đất
hoang, thành lập điền trang. Chính những chính sách trên của nhà nước trung
ương nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đã có tác dụng nhất định. Nơng



nghiệp thời kì này khá phát triển, nhiều năm được mùa lớn, cuộc sống nhân dân
khá ổn định. Năm 1293, sứ giả nhà Nguyên là Trần Phu sang nước ta đã viết bài
thơ An Nam tức sự, trong đó có câu: “Lúa mỗi năm chín bốn lần, tuy vào giữa
mùa đơng mà mạ vẫn mườn mượt” [31; tr.85]. Ngồi việc trồng lúa, nhân dân còn
trồng cây ăn quả, hoa màu và trồng dâu nuôi tằm, trồng bông…
Thủ công nghiệp dưới thời Lý - Trần đã phát triển nhanh chóng và có
những tiến bộ lớn. Lúc này ở nước ta, các nghề truyền thống như dệt lụa, gốm sứ,
luyện kim, mỹ nghệ, chạm khắc, đúc đồng đều phát đạt. Hàng thủ cơng thời kì ấy
đạt chất lượng cao. Gấm vóc có thể dùng để may lễ phục cho vua quan. Đồ gốm
vừa phong phú về loại hình, vừa đẹp và tinh xảo. Nghề khai mỏ và luyện kim, chủ
yếu là đồng và sắt, đã cung cấp nguyên vật liệu cho nhà nước đúc tiền, đúc chng
tượng, các binh khí trang bị cho quân đội.
Dưới thời Lý - Trần, với sự phát triển của nơng nghiệp, thủ cơng nghiệp,
trong hồn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh
sự phát triển của thương nghiệp. Chợ làng, chợ huyện mọc lên ở nhiều nơi. Giao
lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng nhộn nhịp.
Các vua thời Lý, Trần đều cho đúc tiền để tiện cho việc trao đổi. Thăng Long thời
Lý - Trần là một đô thị lớn với nhiều phố phường. Về lĩnh vực ngoại thương, thời
kì này khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với
nước ngồi. Tại đây diễn ra cảnh bn bán rất nhộn nhịp. Năm 1149, nhà Lý cho
xây dựng cảng Vân Đồn để bn bán với nước ngồi. Các thuyền buôn của Trung
Quốc và các nước phương Nam đã qua lại bn bán ở các vùng biển phía Bắc và
miền Trung. Đặc biệt, việc buôn bán giữa nước ta với Trung Quốc trong thời gian
này rất phát đạt.
Những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế thời kì này đã tạo những cơ sở vật
chất vững vàng cho sự tồn tại quốc gia độc lập tự chủ và mở ra những điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của nền văn hóa dân tộc.


1.1.2.2. Ở Trung Quốc dưới thời Tùy - Đường

Sau khi triều Tùy được thành lập, Tùy Văn Đế thi hành nhiều chính sách về
kinh tế, nhằm khơi phục, phát triển sản xuất và xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. Đó là
tiếp tục thi hành chế độ quân điền, giảm nhẹ tô thuế và lao dịch cho nhân dân,
thống nhất tiền tệ… Triều đình đặc biệt chú ý đến đào mương, ngịi, sơng lạch, nối
sơng Vị với sơng Hồng tạo nước tưới, đồng thời cũng tạo điều kiện cho việc
thông thương. Chính những chính sách đó, góp phần cho kinh tế bước đầu phát
triển. Sang thời Tùy Dạng Đế hạ lệnh điều dân phu để đào “Đại vận hà xuyên suốt
bắc nam, dài tới bốn ngàn dặm” [11; tr.15]. Tuy nhiên dưới thời vua Tùy Dạng Đế
cai trị, với sự xa hoa vô độ, cùng với những cuộc chiến tranh xâm lược đã làm cho
kinh tế nông nghiệp bị tàn phá nặng nề, nhân dân đói khổ phải lưu tán và nổi dậy
khởi nghĩa.
Đến thời Đường, kinh tế phát triển cao hơn các thời đại trước về mọi mặt.
Nhà vua thi hành nhiều chính sách nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và nhượng bộ
đối với nông dân như thực hiện chế độ quân điền, lấy những đất đai bị bỏ hoang
trong chiến tranh chia cho nông dân cày cấy. Cùng với cải cách chế độ ruộng đất,
Đường Thái Tông ban hành chế độ thuế khóa mới, giảm nhẹ lao dịch, hạn chế lãng
phí,… làm cho nền kinh tế thực sự phát triển. Ngoài ra, dưới thời Tùy - Đường,
nhà nước cịn ban hành chế độ “tơ, dung, điệu”. Những chính sách tiến bộ của nhà
Đường, đã làm cho nông nghiệp thời kì này rất phát triển, sản lượng tăng nhiều
hơn trước.
Thủ công nghiệp dưới thời Tùy - Đường đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Nghề dệt tơ phát triển mạnh, ngày càng có nhiều mặt hàng mới ra đời. Dưới thời
Đường đã sản xuất ra được lụa in hoa và thêu kim tuyến. Gốm sứ thời kì này đạt
đến trình độ kĩ thuật rất cao, có loại sứ xanh như ngọc bích. Nghề đóng thuyền
thời Tùy và Đường rất phát đạt. Ngoài ra, các nghề làm giấy, nghề in, làm đồ


đồng, đồ sơn, dệt vải đay cũng đều phát triển. Đặc biệt, do sự phát triển của nền
thủ công nghiệp tư doanh, đến thời Đường tổ chức phường hội đã xuất hiện.
Thời Tùy - Đường, nông nghiệp và thủ công nghiệp đều phát triển, nên

thương nghiệp cũng phát đạt, nhất là ngoại thương. Thời kì này Trung Quốc có
quan hệ buôn bán với rất nhiều nước châu Á. Dưới thời Đường, từ các tuyến
đường giao thơng đã được hình thành trong các thế kỉ trước, “hai con đường tơ
lụa” trên bộ và trên biển cũng được mở rộng, do đó rất thuận lợi cho việc buôn
bán qua lại tấp nập. Đặc biệt là dưới thời vua Đường Huyền Tông cai trị, đường
hàng hải phồn thịnh. “Phía Nam thì thơng với Inđonesia, Ấn Độ, Ba Tư. Phía Bắc
thì thơng với Triều Tiên, Nhật Bản” [14; tr.163]. Quảng Châu là một cửa khẩu
mậu dịch lớn với người nước ngoài lớn nhất lúc bấy giờ. Lái bn nước ngồi
bằng đường biển hoặc dùng lạc đà vượt sa mạc chở các thứ hàng quý như ngọc, hổ
phách, mã não, ngà voi, thủy tinh, hồ tiêu… đến bán ở Trung Quốc. Những thứ
như vàng, bạc và sản phẩm thủ công nổi tiếng như lụa, đồ sứ, chè, đồ đồng, đồ sắt,
giấy bút… của Trung Quốc được thương nhân nước ngồi mua chở về nước mình.
Do công thương nghiệp của Trung Quốc phát triển sớm, nên thành thị cũng
sớm trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Dưới các triều đại Tùy, Đường, thành thị phát
triển rất phồn thịnh, tiêu biểu như Trường An, Lạc Dương, Quảng Châu. Những
người lái bn thời kì này thường đi lại buôn bán bằng đường biển với các nước Ả
Rập, Ấn Độ, Ba Tư.
1.1.3. Tình hình văn hóa - tư tưởng
1.1.3.1. Thời kì Lý - Trần
Cùng với những bước phát triển về kinh tế và chính trị, trong điều kiện của
một quốc gia phong kiến độc lập tự chủ, nền văn hóa Đại Việt dưới hai triều đại
Lý và Trần phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các mặt.


Người ta có thể dễ dàng nhìn thấy sự phát triển văn hóa ngay từ lĩnh vực
giáo dục và thi cử. Sự xuất hiện ở thời Lý một nền giáo dục Nho học có tính chất
thế tục do nhà nước phong kiến quản lý khác hẳn với nền giáo dục của nhà chùa
trước đó, chính điều đó có một ý nghĩa to lớn đối với sinh hoạt văn hóa và tư
tưởng của nước Đại Việt. Vào năm 1070, nhà Lý lập Văn Miếu, mở khoa thi đầu
tiên gọi là Minh Kinh bác học vào năm 1075, và lập Quốc Tử Giám vào năm

1076. Sang thời Trần, chế độ học tập và thi cử ngày càng chính quy hơn. Nhà Trần
mở các khoa thi đều kì hơn thời Lý và cịn bổ dụng các học quan để cai quản việc
học hành ở các lộ phủ. Ngoài ra, trong thời Lý - Trần cịn có một số khoa thi Tam
giáo.
Bên cạnh đó, thắng lợi vĩ đại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
trong thời kì này là một tác động tinh thần vơ cùng to lớn đến đời sống văn hố,
nhất là văn học. Văn học thời đại Lý - Trần mang âm hưởng mạnh mẽ của chủ
nghĩa anh hùng. Những thử thách lớn mang tính thời đại đã thổi vào đời sống văn
hóa nói chung, văn học nói riêng cái khơng khí hào hùng, nó đã kết tụ tinh thần
của cả dân tộc thành những tác phẩm văn học tiêu biểu như: Chiếu dời đô, Nam
quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ... Ngồi ra, cịn có bộ phận văn học Phật giáo cũng
phát triển mạnh mẽ với nhiều tác phẩm đặc sắc. Điều đáng chú ý là đến đời Trần,
ngoài chữ Hán thì chữ Nơm được phổ biến và vận dụng rộng rãi trong văn học,
qua đó nó thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.
Các lĩnh vực khác như nghệ thuật ca múa, kiến trúc, tạo hình, có những
bước phát triển đáng kể, đậm đà tính cách dân tộc. Trước hết, các ngành nghệ
thuật sân khấu ca vũ nhạc xuất hiện những loại hình ca kịch như hát ả đào, hát
chèo, hát tuồng. Ngành kiến trúc và điêu khắc đạt được những thành tựu quan
trọng. Thời Lý -Trần các cơng trình Phật giáo được xây dựng, trong đó nổi tiếng
với “An Nam tứ đại khí ” (chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh,
tượng chùa Quỳnh Lâm). Bên cạnh nền văn hóa cung đình thì thời kì này còn tồn


tại một nền văn hóa dân gian rất đa dạng và phong phú, phục vụ đời sống tinh thần
của tầng lớp lao động. Ở các địa phương, nhiều trò chơi trong lễ hội truyền thống
thể hiện tinh thần thượng võ như bơi thuyền, đánh vật, đấu gậy, cướp cù... rất
thịnh hành.
Cùng với những hoạt động nghệ thuật nói trên là sự xuất hiện của sử học.
Ngay từ thời Lý, công việc viết sử đã bắt đầu. Đến thời Trần thì việc biên soạn
lịch sử dân tộc được đẩy mạnh, nhiều bộ sử xuất hiện, tiêu biểu nhất là bộ Đại Việt

sử kí của Lê Văn Hưu. Lúc bấy giờ, một số ngành khoa tự nhiên như thiên văn,
lịch pháp, y học của dân tộc có những thành tích đáng lưu ý. Cuối đời Trần có
Đặng Lộ và Trần Nguyên Đán là những nhà thiên văn và lịch pháp nổi tiếng.
Riêng về y học, thời nhà Trần có nhà y học lỗi lạc là Tuệ Tĩnh.
Về tư tưởng, tôn giáo dưới thời Lý - Trần, Nho giáo tuy đã được chấp nhận
trên nguyên tắc, nhưng gặp phải một đối trọng có vai trị thế lực lớn mạnh là cơ
tầng văn hóa thấm đậm tố chất Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Quần chúng bình
dân làng xã vẫn gắn bó với thế giới tâm linh cổ truyền của mình bao gồm các tín
ngưỡng vật linh, thần linh dị đoan và ma thuật gần gũi với phái Đạo giáo phù thủy
bên Trung Quốc. Phật giáo Đại Thừa có lúc được coi là quốc giáo bén rễ sâu vào
tâm thức của các tầng lớp dân chúng và cả giai tầng thống trị. Nhiều nhà vua và
quý tộc thời Lý - Trần rất sùng Phật. Nhìn chung đời sống tư tưởng thời kì này hết
sức phong phú và phóng khống. Đó là hiện tượng mà xưa nay thường được gọi là
“Tam giáo tịnh tồn”. Bên cạnh đó, các tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những
người có cơng với nước, với dân cũng rất phổ biến.
Tóm lại, cũng như kinh tế, văn hóa thời Lý - Trần đã đạt đến một giai đoạn
phát triển rực rỡ. Đó là một nền văn hóa vừa mang đậm tính dân tộc, vừa biểu thị
tính đa dạng, phóng khoáng, cởi mở, dung hợp mà trung tâm là văn hóa Thăng
Long.


1.1.3.2. Thời kì Tùy - Đường
Kế thừa những di sản văn hóa của Trung Quốc trước đó, trên cơ sở kinh tế,
xã hội phát triển và sự giao lưu văn hóa với bên ngồi, nhất là với văn hóa Ấn Độ,
nhân dân Trung Hoa dưới thời Tùy - Đường đã sáng tạo ra những thành tựu văn
hóa rực rỡ, độc đáo so với thế giới đương thời. Nó biểu hiện trên tất cả các các
lĩnh vực như văn học, nghệ thuật, tôn giáo, triết học và một số lĩnh vực kĩ thuật,
khoa học.
Về khoa học, kĩ thuật với những kết quả đạt được trong các lĩnh vực luyện
đúc gang thép; kĩ thuật làm giấy bằng tre, bạch đàn, rơm rạ và dùng trúc để chế tạo

giấy “trúc chỉ”. Đặc biệt, kĩ thuật in ấn bằng bản khắc gỗ và kĩ thuật chế tạo thuốc
súng dưới thời Đường là hai trong bốn phát minh lớn nhất của Trung Quốc thời
trung đại.
Thời Tùy - Đường còn phát triển quan hệ giao lưu với các nước, dẫn đến sự
chú ý về địa lý học. Sách “Tây vực địa chí của Hứa Kính Tơng”, “Hải nội hoa di
đồ” của Giả Đam, thu hẹp kích thước để vẽ bản đồ, dẫn đến tiến bộ về khoa địa lý.
Các nhà viết sử thời Tùy - Đường rất nhiều, trước tác cũng rất nhiều. Ngoài ra,
Thiên văn học và số học thời kì này cũng tiến bộ rõ rệt. “Nhà thiên văn học kiêm
số học Lý Thuần Phong đã làm bộ lịch thời Đường Cao Tông trở nên tỉ mỉ tinh tế”
[14; tr.176].
Chế độ khoa cử mà nội dung chủ yếu là căn cứ vào “tài học” để lựa chọn
người làm quan chính thức bắt đầu từ đời nhà Tùy. Tùy Văn Đế lập khoa thi Tú
tài; Tùy Dạng Đế lập khoa thi Tiến sĩ. Đời Đường, chế độ khoa cử đại khái dựa
theo nhà Tùy, nhưng tổ chức hồn bị, quy mơ hơn, đặt thêm các khoa Minh pháp,
Minh tự, Minh toán. Trong số các khoa, hai khoa Tiến sĩ, Minh kinh là chủ yếu.
Văn học Trung Quốc thời kỳ này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch,
tiểu thuyết… trong đó tiêu biểu nhất là thơ Đường. Trong gần 300 năm tồn tại,


thời Đường đã để lại tên tuổi của trên 2000 nhà thơ với gần 50.000 tác phẩm,
trong đó Lý Bạch (701-762), Đỗ Phủ (702-770), Bạch Cư Dị (772-846) là ba ngơi
sáng của nền thi ca Đường. Có thể nói, thơ ca Trung Quốc đến đời Đường đã có
một bước phát triển nhảy vọt và đạt đến đỉnh cao, tạo ra một phong cách thi ca độc
đáo gọi là “Đường thi”. Còn trong lĩnh vực điêu khắc và hội họa xuất hiện một số
tác giả thiên tài: “Vẽ người, nhân vật của Ngô Đạo Tử, tranh sơn thủy của Vương
Duy, điêu khắc của Dương Húc đều là những tác phẩm huy hồng của nghệ thuật
Trung Quốc” [16; tr.178].
Về tình hình tơn giáo dưới thời Tùy - Đường, do tính chất đa dạng và sôi
động của đời sống xã hội đã tạo ra sự phong phú và sống động trong đời sống tinh
thần. Thời kì này thịnh hành nhất vẫn là Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Bên

cạnh đó đạo Islam, đạo Kitô, đạo Mani đều được truyền vào Trung Quốc. Trong
lĩnh vực triết học, thời Tùy - Đường, Huyền học suy thối, khơng cịn đóng vai trị
là hệ thống trị xã hội, triết học của Nho giáo và Đạo giáo cũng đình đốn. Triết học
Phật giáo với ý nghĩa đạo đức nhân sinh và trí tuệ sâu sắc của nó đã có những
bước tiến sâu xa về các mặt phân tích khái niệm, suy lý lơ gích cũng như chiêm
nghiệm vũ trụ, nhân sinh… Bởi vậy, “cửa Nho đạm bạc, không giữ nổi nhân tài,
họ đều quy về họ Thích ” [6; tr.428].
Có thể nói, văn hóa thời kì Tùy - Đường, đặc biệt là dưới thời nhà Đường
đã góp phần tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa Trung Quốc, đồng thời góp phần
phong phú cho văn hóa thế giới. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thời kì Tùy Đường đối với các nước lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc là rất đậm
nét.
1.2. Khái quát quá trình phát triển của Nho, Phật, Đạo ở Việt Nam thời Lý Trần và ở Trung Quốc thời Tùy - Đường
1.2.1. Sự phát triển của Nho - Phật - Đạo thời Lý -Trần


Dưới thời kì Lý - Trần, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo vốn được du nhập
vào nước ta từ thời Bắc thuộc, đến đây có điều kiện tiếp tục phát triển. Cụ thể đó
là:
Thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh. Phật giáo thời kì này có
những bước phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nó được biểu hiện ở các mặt
sau đây:
Thứ nhất, số tín đồ phát triển rộng rãi trong cả nước, tầng lớp tăng sĩ đóng
vai trị quan trọng trong xã hội. Thời Lý - Trần từ vua quan đến nhân dân đều theo
đạo Phật. Hồng đế khai mở triều Lý là Lý Cơng Uẩn, chẳng những có lí lịch xuất
thân gắn liền với nhà chùa mà cịn có nhiều mối liên quan với Phật giáo. Các vị
vua nhà Lý - Trần nổi tiếng với đường lối nhân đức. Có nhiều vị vua vừa là Phật
tử vừa là nhà Phật học uyên bác, tham gia vào việc thành lập các tơng phái thiền…
Thời kì này, số tăng ni Phật tử trong cả nước tăng lên rất nhiều. Đặc biệt, tầng lớp
tăng ni rất được đề cao trong xã hội và có nhiều nhà sư nổi tiếng như: Vạn Hạnh,
Đa Bảo, Viên Thơng, Trí Thơng, Pháp Loa…

Thứ hai, tông phái ngày càng phát triển. Đến thời Lý - Trần, ngồi hai phái
Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vơ Ngơn Thơng ra đời từ trước thì cịn thêm hai phái
đó là phái Thảo Đường và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thứ ba, việc xây dựng chùa tháp, tạc tượng, đúc chng Phật đặc biệt được
coi trọng. Có rất nhiều chùa tháp với quy mô to lớn và kiến trúc độc đáo như: chùa
Phật Tích, chùa Đại Lãm, chùa Một Cột... Ngồi ra sự phát triển của đạo Phật thời
kì này còn thể hiện qua việc các vua thường tổ chức những cuộc tế lễ rất quan
trọng. Tuy nhiên, vào cuối triều Trần, Phật giáo bị suy giảm dần trên địa hạt chính
trị nhường chỗ cho Nho giáo.
Bên cạnh Phật giáo, Đạo giáo dưới thời Lý - Trần cũng rất phát triển. Cụ
thể, trong guồng máy nhà nước, từ triều đình trung ương đến địa phương có một
bộ phận quan lại xuất thân là Đạo sĩ. Thời kỳ này, số lượng đền miếu, Đạo quán
được xây dựng ngày càng nhiều, quy mô cũng rất đa dạng.


Bên cạnh tăng quan có cả chức đạo quan. Ở thời kì này, các đạo sĩ của Đạo
giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh. Họ được triều đình mời đi trấn
yểm các núi sơng trong nước, vào cung làm lễ tống trừ ma quỷ đêm ba mươi tết,
làm phép cầu đảo chống hạn, giảng giải cho vua về phép tu luyện “sự kiện vua
Trần với đạo sĩ núi Yên Tử đi về kinh hỏi phép tu luyện ” [15; tr.437]. Vua Trần
cũng thi hành chính sách phong chức Tả nhai cho những đạo sĩ thông thạo tơn
giáo của mình. Trong xã hội, số lượng các Đạo sĩ, Pháp sư, chân nhân, thầy cúng,
thầy phù thủy... khá đơng. Họ thực sự là một lực lượng gắn bó chặt chẽ với xã hội
đương thời. Cùng với hàng loạt những người tu hành theo Phật giáo, các đạo sĩ đã
tham gia vào quá trình điều khiển đời sống tư tưởng của các tầng lớp nhân dân.
Trong dân gian, Đạo giáo càng thịnh. Không chỉ trong cuộc sống thường
ngày, mà cả trong văn học cũng thấm đượm tinh thần của Đạo giáo, “được thể
hiện qua sách Lĩnh Nam Chích Quái, chuyện Từ Thức kết duyên với nàng tiên
Giáng Hương rất phổ biến, ly kỳ” [12; tr.14]. Qua đó nói lên tầm ảnh hưởng của
Đạo giáo.

Còn Nho giáo dưới thời Lý - Trần có thể coi là thời kì bước đầu phát triển
của nó ở Việt Nam. Điều đó được thể hiện qua việc quán triệt tư tưởng triết học,
đạo đức của Nho giáo. Theo thuyết “mệnh trời” và thuyết “thiên nhân cảm ứng”,
bản thân việc nhà Lý thay thế nhà Lê được tuyên truyền là làm theo mệnh trời.
Hoặc sau khi lên làm vua Lý Công Uẩn đã đặt niên hiệu là Thuận Thiên cũng
muốn thể hiện rằng việc làm của mình là do vâng mệnh trời. “Để đề cao trung
hiếu, Lý Thái Tông (1028 - 1054), ngay khi mới lên ngôi đã tổ chức cho các quan
làm lễ tuyên thệ ở miếu Đồng Cổ. Lời thề viết: “làm con bất hiếu, làm tôi bất
trung, xin thần minh giết chết” ” [12; tr.7]. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng sâu sắc
của Phật giáo, thời kì Lý - Trần việc thực hiện các quan niệm đạo đức của Nho
giáo trong triều chính chưa thật chặt chẽ. Nhiều triều vua Lý - Trần thi hành
đường lối chính trị nhân chính, thường tỏ ra rất nhân từ trong việc trị nước. Như
vậy, mặc dù dưới thời Lý, Nho giáo được nhà nước chấp nhận là một thành tố của
hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo; mở mang nền giáo dục khoa cử Nho học và như


Trần Văn Giàu khẳng định: “Nhà Lý ngày càng dựa vào Nho giáo”, nhưng Nho
giáo vẫn giữ một địa vị khá khiêm tốn. Sự phát triển của Nho giáo thời Lý - Trần
được biểu hiện rõ rệt ở mặt giáo dục và thi cử. Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng
Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ hình thất thập nhị hiền,
bốn mùa cúng tế, Hoàng Thái tử được đưa đến đây để học tập. Năm 1075, lần đầu
tiên nhà Lý mở khoa thi Minh kinh bác học và thi Nho học Tam trường... Sang
thời Trần, Nho giáo phát triển hơn so với thời Lý. Do nhu cầu đào tạo nhân tài cho
đất nước, ở thời Trần các khoa thi được mở đều đặn hơn.
Có thể thấy, đến thời Lý - Trần, Nho giáo bắt đầu có chỗ đứng trong xã hội.
Tuy vậy, trong thời gian này Nho giáo chủ yếu được tiếp thu trong tầng lớp cầm
quyền, ở triều đình và cả lộ phủ, còn trong dân gian Phật giáo, Đạo giáo vẫn giữ
vai trị chủ đạo và có ảnh hưởng sâu đậm hơn nhiều so với Nho giáo. Tuy nhiên
theo thời gian, mặc dù cùng tồn tại với Phật giáo, nhưng Nho giáo thời Trần lại có
xu hướng phát triển ngược lại với Phật giáo.

1.2.2. Sự phát triển của Nho - Phật - Đạo thời Tùy - Đường
Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức, ra đời ở Trung Quốc
thời cổ đại do Khổng Tử sáng lập. Nho giáo đã phát triển qua những thời đại khác
nhau, mỗi giai đoạn đều có người đại diện kế thừa, phát triển hoàn thiện học
thuyết. Thời Hán Vũ Đế đã cho độc tơn Nho giáo. Từ đó, Nho giáo đã trở thành ý
thức hệ chính thống và làm cơng cụ cho việc xây dựng, bảo vệ, củng cố chế độ
phong kiến Trung Quốc. Dưới thời Tùy - Đường, Nho giáo nhìn chung vẫn chiếm
được địa vị chủ đạo. Các triều đại Tùy - Đường đều dùng Nho giáo làm vũ khí văn
hóa và tinh thần để cai trị. Các vị vua nhà Tùy đã cho xây dựng trường học khắp
nơi trên tồn quốc, Nho giáo có điều kiện phát triển. Bên cạnh đó, các nhà Nho
thời kì này cịn tiến hành sưu tập được nhiều kinh điển cổ đại. Tới đời Đường,
Nho giáo lại tiếp tục được chấn hưng. “Năm thứ hai triều Đường dựng nước, Lý
Uyên xuống chiếu lệnh cho xây miếu thờ Chu Công, Khổng Tử trong trường Quốc


tử (…) Lý Uyên tự thân đến miếu Chu Công tôn Khổng Tử làm “tiên sư” thờ phối
hưởng với Chu Công” [27; tr.689-690]. Vào đời Đường Thái Tông ra lệnh mỗi
tỉnh, mỗi làng phải dựng một Khổng miếu để các nhà Nho và các quan tới tế một
năm. Ngoài việc phát triển chế độ tế lễ Khổng miếu ra, Nho giáo thời kì này có
bước phát triển mới, đó là sự ra đời của bộ “Ngũ kinh chính nghĩa”. Đây là tác
phẩm chung của các nhà Nho nổi tiếng đầu thời Đường, tập trung phản ánh toàn
bộ diện mạo Nho học thời kì này. Tuy nhiên vào thời kì Đường Cao Tông và Võ
Tắc Thiên, Nho giáo dần dần giảm sút. Sách “Cựu Đường thư - Nho học truyện”
mô tả giai đoạn này như sau: “Cao Tông nối ngôi, tông giáo chính trị dần dần sa
sút, xem nhẹ Nho thuật…Đến khi Tắc Thiên lên nắm quyền, dùng quyền đạo ép
xuống, khơng tiếc gì quan tước, để mua lịng đương thời… Trong khoảng hai mươi
năm, trường học lập tức bị phế bỏ ” [27; tr.700]. Tiếp đó, sau khi Đường Huyền
Tơng nối ngơi, ơng đã cho chấn hưng Nho học. Ngồi việc khôi phục trường học,
tăng số người học lên nhiều, ơng cịn hạ chiếu cho các nhà Nho hiệu đính cổ văn
“Hiếu kinh” và “Thượng Thư”. Loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh không những

làm triều Đường suy yếu mà còn làm cho Nho giáo cũng suy yếu theo.
Đạo giáo là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc. Đạo giáo được hình
thành trong phong trào nơng dân khởi nghĩa vùng Nam Trung Hoa vào thế kỉ II
công nguyên, cơ sở lý luận của nó là Đạo gia - Triết thuyết do Lão Tử đề xướng và
Trang Tử hoàn thiện (học thuyết Lão - Trang). Dưới thời nhà Tùy, với chính sách
ủng hộ Đạo giáo của các vua nhà Tùy, Đạo giáo rất phát triển. Đến đời Đường,
Đạo giáo phát triển đạt đến giai đoạn đỉnh cao trong gần ba trăm năm triều đại này
thống trị. Các hoàng đế đời Đường đặc biệt coi trọng Đạo giáo. Một số vua thời
Đường tự nhận là hậu duệ của Lão Tử, coi Đạo giáo là đạo chính thống của hồng
gia, đặt Đạo giáo trên đạo Nho, đạo Phật, tôn Lão Tử làm Thái thượng Huyền
ngun Hồng đế. “Đời Đường Huyền Tơng đã có tới 1687 Đạo quán được xây
khắp nơi. Bộ Đạo tạng (tổng tập kinh sách của Đạo giáo) đầu tiên cũng được
hồn thành dưới thời Đường Huyền Tơng mang tên Khai Nguyên Bảo tạng gồm


3744 quyển” [32; tr.115-116]. Đến đời Đường, chẳng những Lão Tử được tôn thờ,
mà thực tế “Đạo đức kinh” cũng trở thành kinh điển tối cao. Thời kì này, người
thơng hiểu Đạo kinh cũng giống như người thông hiểu Nho kinh đều được dự các
cuộc thi quốc gia để trở thành quan lại. Trong một thời gian dài, Đạo giáo ln có
nhân vật tham dự vào triều đình, giao kết với các vương hầu, tham gia quản lý
quốc gia. Giữa khoảng Tùy và Đường, một số đạo sĩ giảng kinh, chủ yếu viện dẫn
Lão Tử. Đạo giáo đời Đường, chuyển hướng coi các sách “Lão Tử”, “Trang Tử”,
là kinh điển cơ bản, họ giải thích mới lại học thuyết thần tiên, coi “thần tiên” là
trung tâm của đắc đạo, họ tiếp thu rất nhiều quan niệm và tư tưởng của Phật giáo,
để xây dựng học thuyết tâm tính của riêng mình, từ đó lý luận của Đạo giáo ngày
càng trưởng thành. Về phương thuật, vẫn là một bộ phận quan trọng kết hợp nên
hoạt động tông giáo của Đạo giáo. Được xã hội thượng tầng ủng hộ, nội dung cơ
bản của phương thuật là các thuật luyên đan, phục khí đều được phát triển mau lẹ,
xuất hiện rất nhiều trứ tác phục khí và đan thuật.
Khác với Đạo giáo, Nho giáo là những học thuyết, tôn giáo bản địa của

Trung Hoa, Phật giáo là tôn giáo ngoại lai từ Ấn Độ truyền sang. Về niên đại Phật
giáo du nhập vào Trung Quốc có nhiều quan điểm khác nhau: “Trong đó có quan
điểm cho rằng Phật giáo vào Trung Quốc từ thế kỉ II trước Công nguyên. Song tất
cả các học giả nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc đều cho rằng Phật giáo từ Ấn
Độ truyền vào Trung Quốc rõ rệt nhất từ thời Hán Minh Đế, niên hiệu Vĩnh Bình
năm thứ 10, tức là vào khoảng năm 67 sau Công nguyên ” [6; tr.432-433]. Sự du
nhập Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Hoa là một quá trình lâu dài, chậm chạp với
nhiều hình thức khác nhau. Ban đầu, phạm vi ảnh hưởng của Phật giáo còn nhỏ
hẹp thế nhưng sau một thời gian cố gắng tìm mọi cách nhằm thích ứng, hội nhập
với văn hóa truyền thống bản địa, đến thời Tùy - Đường đã đạt được những bước
phát triển chưa từng thấy và đã hình thành nhiều tơng phái mang đậm màu sắc
Trung Hoa.
Trong ba mươi năm trị vì đất nước, các vua nhà Tùy đã rất quan tâm, bảo
hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phục hưng Phật giáo. Vua cho xây dựng


hàng loạt các chùa mới ở các địa phương, trùng tu và xây dựng các trung tâm Phật
giáo, hạ chiếu cho dân chúng được tự do xuất gia. Vì vậy, số chùa chiền và tăng ni
tăng lên rất nhanh. “Thời Tùy có bốn, năm ngàn ngôi chùa, hơn 2000 tăng ni. Kinh
Phật dịch ra chữ Hán gồm 2000 bộ, hơn năm, sáu ngàn quyển. Uy thế Phật giáo
được phục hồi. Các tổ chức giáo hội Phật giáo trở lại hoạt động bình thường ” [6;
tr.455]. Phật giáo thời Tùy đã thốt khỏi sự ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống,
khơng lệ thuộc vào việc chú giải, phiên dịch, và nó tạo nền tảng căn bản cho sự
phát triển đến đỉnh cao ở thời nhà Đường.
Sang thời nhà Đường được sự bảo hộ của các nhà vua, Phật giáo hưng thịnh
và phát triển đến đỉnh cao nhất của mình trong lịch sử Trung Quốc. Các vị đế
vương, quan lại, các tầng lớp thượng lưu đều tin sùng Phật giáo, biến triết lý Phật
giáo thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần xã hội Trung
Quốc. Thời kì này còn diễn ra phong trào hành hương sang Ấn Độ của người
Trung Quốc để học hỏi và tìm kiếm kinh sách với một số nhân vật tiêu biểu như

ngài Huyền Trang, Nghĩa Tịnh…
Sự phát triển của Phật giáo thời kì này thể hiện trên tất cả các mặt như uy
thế của nó trong xã hội, sự nghiệp phiên dịch, số lượng chùa chiền tăng ni, tổ chức
giáo đoàn và lý luận cơ bản về triết lý. “Thời Đường có hơn 40.000 ngôi chùa,
300.000 tăng ni, nhà chùa chiếm hơn ngàn vạn khoảnh đất, nô lệ ở chùa là
150.000 người. Tính đến đời Đường thì kinh Phật dịch ra chữ Hán đã được 2000
bộ với hơn 67000 quyển” [6; tr.457].
Từ đời Tùy đến đời Đường đã xuất hiện tám tông phái Phật giáo lớn: Tam
luận tông, Thiên đài tông (thời Tùy), Pháp tướng tông, Hoa nghiêm tông, Tịnh độ
tông, Luật tông, Mật tông, Thiền tông (thời Đường). Nội bộ mỗi tông phái đều có
một hệ thống giáo lý và phương pháp tu tập khá hồn chỉnh, trong đó có phần kế
thừa những yếu tố thành phần vốn có của Phật giáo Ấn Độ, cũng lại có những yếu
tố thành phần du nhập từ Nho giáo, Đạo giáo và quan trọng hơn là “có những nội
dung mới hình thành qua việc dung hợp phát huy những tinh hoa của các thành


phần yếu tố nói trên” [32; tr.132-132]. Tuy nhiên, sau vụ loạn An Lộc Sơn và tiếp
sau đó là thời gian dài chiến tranh dẹp loạn, Phật giáo lại xảy ra những biến động
lớn. Các tông phái của Phật giáo đều suy yếu, chỉ có Thiền Tơng mau chóng phát
triển mạnh. Chính từ đầu mối này, Phật giáo Trung Quốc hầu như đều được quy
kết vào cửa của Thiền Tông. Thiền Tông trở thành tông phái phổ biến nhất của
Phật giáo ở xã hội Trung Quốc, nó là sản phẩm kết tinh của thiền Ấn Độ bí ẩn và
cao siêu với tinh thần thực tế của người Trung Hoa.
Như vậy, dưới thời Tùy - Đường, Phật giáo, Đạo giáo đều phát triển hơn so
với Nho giáo. Chính sự phát triển của hai tôn giáo này đã bộc lộ mâu thuẫn với lợi
ích quốc gia. Xử lý mối quan hệ với Phật giáo và Đạo giáo là vấn đề cần phải suy
nghĩ của Nho giáo và chính quyền thời kì này.

Chương 2. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT TRONG MỐI
QUAN HỆ GIỮA NHO - PHẬT - ĐẠO THỜI LÝ - TRẦN (VIỆT NAM) VÀ

THỜI TÙY - ĐƯỜNG (TRUNG QUỐC)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×