Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.82 KB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
*****

Đề tài:

ĐỐI SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
ĐÔ THỊ ĐÀNG TRONG VÀ ĐANG NGOÀI
TRONG CÁC THẾ KỶ XVI - XVIII

SVTH: Phan Thị Thu Hương
Lớp 10SLS, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
GVHD: Th.s Nguyễn Xuyên
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

- Đà Nẵng , 05/2014 -


M CL C
M

ẦU ..................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................2
4. Nguồn tƣ liệu ...........................................................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................2
6. óng góp của đề tài.................................................................................................2
7. Bố cục ......................................................................................................................3


NỘI DUNG ................................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: ẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ BỊ CHIA CẮT
(THẾ KỈ XVI-XVIII) ..................................................................................................4
1.1. Sự suy sụp của nhà Lê ..........................................................................................4
1.2. ất nƣớc bị chia cắt..............................................................................................5
1.2.1. Chiến tranh Nam - Bắc triều ............................................................................5
1.2.2. Sự phân liệt àng Trong- àng Ngồi .............................................................5
1.3. Tình hình chính trị ................................................................................................6
1.4 Tình hình kinh tế ...................................................................................................7
1.4.1 Nơng nghiệp .......................................................................................................7
1.4.2 Thủ cơng nghiệp .................................................................................................7
1.4.3 Thƣơng nghiệp ...................................................................................................8
1.5 Sự phát triển của các đô thị ở nƣớc ta ...................................................................9
1.5.1 Khái quát chung sự hƣng khởi của các đô thị ở nƣớc ta thế kỉ XVI-XVIII.......9
1.5.2 Sự phát triển của một số đô thị tiêu biểu ở nƣớc ta............................................9
1.5.2.1 àng Ngoài .....................................................................................................9
1.5.2.2 àng Trong ...................................................................................................14
CHƢƠNG 2: ỐI SÁNH CÁC Ô THỊ

ÀNG TRONG VÀ ÀNG NGOÀI

TRONG CÁC THẾ KỈ XVI -XVIII ......................................................................... 22


2.1 Nét tƣơng đồng trong sự phát triển của các đơ thị ở àng Trong và àng Ngồi ....22
2.1.1 Giao lƣu bn bán với nƣớc ngồi phát triển mạnh mẽ ...................................22
2.1.2 Hoạt động của thƣơng nhân Trung Quốc và Nhật Bản đóng vai trị quan trọng ....24
2.1.3 Các mặt hàng xuất nhập khẩu ở các đô thị.......................................................32
2.2 Nét khác biệt trong sự phát triển của các đô thị ở àng Trong và àng Ngồi .32
2.2.1 Thế mạnh của các đơ thị...................................................................................32

2.2.2 Hệ thống phƣờng thủ công ở các đô thị ..........................................................34
2.2.3 Hoạt động của thƣơng điếm phƣơng Tây ở các đô thị .....................................37
2.2.4 Sự liên kết giữa các đô thị ................................................................................45
2.3 Nguyên nhân dẫn đến nét tƣơng đồng trong sự phát triển của các đô thị ở àng
Trong và àng Ngoài ................................................................................................47
2.4 Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong sự phát triển của các đô thị ở àng
Trong và àng Ngoài ................................................................................................53
2.5 Ý nghĩa của sự phát triển của các đô thị đối với nƣớc ta ....................................54
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 57


1

M

ẦU

1. Lí do chọn đề tài
các thế kỉ XVI - XVIII, trong khi

ại Việt bị chia cắt thành Nam Bắc triều

rồi àng Trong - àng Ngồi thì trên thế giới có nhiều biến động mới. Sự phát triển
của cơng thƣơng nghiệp ở Tây Âu đã dẫn đến sự kiện “phát kiến lớn về địa lí”,
thƣơng nhân châu Âu bắt đầu mở rộng buôn bán với các nƣớc phƣơng
thời thƣơng nhân các nƣớc

ông.


ồng

ông Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia…cũng

hoạt động rầm rộ, vì vậy, hình thành sự giao lƣu quốc tế giữ

ại Việt và các nƣớc

xung quanh. Nhu cầu hàng hóa tăng lên. Tác động nhiều mặt của nơng nghiệp cũng
tạo những điều kiện thuận lợi cho sản xuất thủ công và trao đổi buôn bán. Nền công
thƣơng nghiệp của

ại Việt chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Việc buôn bán

với thƣơng nhân nƣớc ngoài đã phát triển và mở rộng hơn hẳn các thế kỉ trƣớc. Bên
cạnh các thƣơng nhân châu Á quen thuộc, sự xuất hiện của thƣơng nhân Nhật Bản
và phƣơng Tây. Công thƣơng nghiệp phát triển đã làm hình thành một số tụ điểm
bn bán có tính chất địa phƣơng nhƣ

ồng

ơng Triều (Quảng Ninh), Vị Hồng (Nam

ăng, Kì Lừa (Lạng Sơn), Vạn Ninh,
ịnh), Phù Thạch, Phục Lễ (Nghệ An),

Phú Xuân (Thừa Thiên Huế), Nƣớc Mặn (Bình

ịnh), Nơng Nại (Biên Hịa), Hà


Tiên…và bên cạnh đó nổi lên bốn đô thị là Thăng Long, Phố Hiến (Hƣng Yên), Hội
An (Quảng Nam), Thanh Hà (Thừa Thiên)…Sự phát triển kinh tế hàng hóa trong
bối cảnh xã hội
Nam.

ại Việt thế kỉ XVI-XVIII đã ảnh hƣởng đến toàn bộ xã hội Việt

ặc biệt là sự hƣng khởi của các đô thị ở

àng Trong và

àng Ngồi. Tìm

hiểu sự phát triển của các đơ thị cũng nhƣ nền kinh tế hàng hóa ở nƣớc ta thời kì
này, thấy đƣợc sự giống nhau và khác biệt của các đơ thị ở

àng Trong và

àng

Ngồi sẽ góp phần làm rõ hơn lịch sử Việt Nam trong thời kì đất nƣớc ta có những
biến động chuyển biến to lớn này. Chính vì vậy tơi chọn đề tài “
triển của các đơ thị ở

àng Trong và

làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

ối sánh sự phát


àng Ngồi trong các thế kỉ XVI-XVIII” để


2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về sự phát triển của các đơ thị ở ại Việt trong thời kì bị chia cắt đã đƣợc các
tác giả, các nhà khoa học, sử học nghiên cứu và đăng trên báo, tạp chí... ã có rất
nhiều chun đề đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này đáng chú ý là cơng trình của
Phan Khoang “Việt sử xứ

àng Trong”. “Lịch sử thủ đô Hà Hội” của Trần Huy

Liệu chủ biên, NXB Lao

ộng. “ ô thị thƣơng cảng Phố Hiến”,” ô thị thƣơng

cảng Hội An” của

ăng Trƣờng .Tuy nhiên các tác phẩm trên chỉ nghiên cứu riêng

lẻ các đơ thị, chƣa có một tác phẩm nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về sự phát triển
các đơ thị cũng nhƣ chƣa có đối sánh sự phát triển giữa các đơ thị ở

àng Trong và

àng Ngồi thời kì này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

ối tƣợng nghiên cứu của đề tài chính là sự phát triển của các đô thị ở nƣớc


ta thế kỉ XVI-XVIII, tiêu biểu là Kẻ Chợ (Thăng Long), Phố Hiến ở

àng Ngoài,

Thanh Hà , Hội An ở àng Trong.
- Tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các đô thị nói trên và có sự
đối sánh.
4. Nguồn tư liệu
- Các sách chuyên khảo.
- Các sách lí luận.
- Các tạp chí khoa học lịch sử.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: phƣơng pháp giải quyết và trình bày nội
dung theo thứ tự thời gian ra đời, phát triển và diệt vong.
Phƣơng pháp logic: phƣơng pháp nghiên cứu sự vật, hiện tƣợng trong mối
quan hệ biện chứng.
Phƣơng pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp...
6. Đóng góp của đề tài
Qua việc thực hiện đề tài này sẽ làm rõ những vấn đề liên quan đến sự hƣng
khởi của các đô thị ở nƣớc ta trong các thế kỉ XVI-XVIII, đồng thời tìm ra những


3
điểm giống nhau và khác nhau của các đô thị ở àng Trong và àng Ngồi bấy giờ,
góp phần làm sáng tỏ lịch sử nƣớc ta thời kì bị chia cắt.
ây có thể là tƣ liệu tham khảo cho việc giảng dạy và học tập lịch sử Việt
Nam trong các thế kỉ XVI-XVIII.
7. Bố cục
Bố cục đề tài gồm hai chƣơng:

Chƣơng 1: ại Việt trong các thế kỉ bị chia cắt (thế kỉ XVI-XVIII)
Chƣơng 2:
XVI -XVIII

ối sánh các đô thị ở

àng Trong và

àng Ngoài trong các thế kỉ


4

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: ĐẠI VIỆT TRONG CÁC THẾ KỈ BỊ CHIA CẮT
(THẾ KỈ XVI-XVIII)
1.1. Sự suy sụp của nhà Lê
ầu thế kỉ XVI, nhất là sau khi vua Lê Hiến Tông mất, xã hội

ại Việt mất

dần cảnh thịnh trị, kinh tế sa sút, nhân dân sống cực khổ, các thế lực phong kiến
tranh chấp lẫn nhau mở đầu cho một giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt
Nam.
“Năm 1504, Hiến Tông mất, Lê Uy Mục lên ngôi nhưng sao nhãng việc triều
chính, “đêm cùng cunh nhân uống rượu vơ độ, ai say thì giết”, lại giết các cung
thần, tơn thất có ý khơng ủng hộ mình, tính tình hung hãn đến nỗi một viên sứ thần
Trung Quốc phải gọi là “vua quỷ”. Người trong hoàng tộc họp quân giết Uy Mục,
đưa Tương Dực lên thay. Lê Tương Dực cũng tỏ ra sa đọa không kém “hoang dâm
vô độ”, thường bắt phụ nữ cởi truồng chèo thuyền cho mình đi trên song Hồ Tây,

bắt dân đắp thành xây dựng “Cửu trùng đài”. Bọn quý tộc, ngoại thích dựa thế nhà
vua kết thành bè phái nắm hết quyền hành “phàm súc vật, hoa màu của dân gian
đều cướp cả, nhà dân ai có đồ lạ, vật q thì đánh dấu để lấy”, giết hại cơng thần,
tơn thất”.[14,338]
Lợi dụng tình hình sa đọa đó của chính quyền trung ƣơng, bọn quan lại địa
phƣơng mặc sức tung hoành, nhũng nhiễu đến nỗi phố xá, chợ búa hễ thấy bóng
quan thì dân vội đóng cửa và tìm đƣờng ẩn trốn.
Trong lúc chính quyền trung ƣơng sa đọa thì thế lực phong kiến ngày càng
mạnh lên. Sự tranh chấp trong triều là điều kiện để cho họ vùng dậy. ời sống nhân
dân cực khổ, lầm than, dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra khắp nơi
nhƣ khởi nghĩa của Nguyễn Nghiêm (1512), khởi nghĩa Phùng Chƣơng (1515),
khởi nghĩa Trần Công Ninh (1516), khởi nghĩa của Trần Cảo…
Từ năm 1522, thế lực của nhà Lê ngày càng tàn tạ. Dựa vào công lao của mình
trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân và đánh bại các thế lực chống
đối, dựa vào sự ủng hộ của một số quan tƣớng, thái phó Nhân quốc cơng Mạc ăng
Dung ép vua Lê phải nhƣờng ngôi, lập ra nhà Mạc.


5
1.2. Đất nước bị chia cắt
1.2.1. Chiến tranh Nam - Bắc triều
Giữa lúc nhà Mạc phải tập trung lực lƣợng đối phó với các cuộc nổi dậy ở
trong nƣớc thì Nguyễn Kim, một tƣớng cũ của nhà Lê, đã bí mật xây dựng lực
lƣợng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê. Nguyễn Kim đã quy tụ
đƣợc đông đảo các cựu thần nhà Lê chống lại nhà Mạc, thế lực ngày càng mạnh.
Nguyễn Kim đánh chiếm Thanh Hóa, Nghệ An và xây dựng khu vực này thành
vùng kiểm sốt của chính quyền nhà Lê dƣới danh nghĩa triều Lê trung hƣng. Năm
1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm thay thế vị trí của ơng, tiếp tục chiến tranh với
nhà Mạc. Cũng bắt đầu từ đây, họ Trịnh kế tiếp nhau nắm quyền chi phối nhà Lê.
Thế lực chính quyền vua Lê- chúa Trịnh ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An (còn gọi là

Nam triều) ngày càng mạnh, đối địch với nhà Mạc ở Thăng Long (gọi là Bắc triều).
Cuộc nội chiến Nam- Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ 1545 đến 1592) với
gần 40 trận chiến lớn nhỏ tàn phá đất nƣớc hết sức nặng nề. Năm 1592, quân Nam
triều tấn công ra Thăng Long giành thắng lợi quyết định, cuộc nội chiến cơ bản
chấm dứt nhƣng lực lƣợng của nhà Mạc còn chiếm cứ nhiều nơi, rồi rút lên cố thủ ở
Cao Bằng cho đến năm 1677.
1.2.2. Sự phân liệt Đàng Trong- Đàng Ngoài
Ngay từ khi cuộc nội chiến Nam- Bắc triều còn đang tiếp diễn thì nội bộ Nam
triều đã nảy sinh mầm móng của sự chia rẽ. Trịnh Kiểm thâu tóm trong tay nhiều
quyền hành và loại bỏ dần ảnh hƣởng của họ Nguyễn.

ể tránh âm mƣu bị ám sát

của họ Trịnh, Nguyễn Hoàng- con trai của Nguyễn Kim đã tìm mọi cách để đƣợc
vào trấn thủ ở Thuận Hóa.
Sau khi vào đất Thuận Hóa, để thu hút nhiều ngƣời đến vùng đất này, Nguyễn
Hoàng đã thi hành một số chế độ cai trị khoan hịa, khuyến khích sản xuất. Sau 10
năm làm trấn thủ Thuận Hóa, Nguyễn Hồng đƣợc giao kiêm lĩnh Trấn thủ Quảng
Nam.
Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa củng cố chính quyền thống trị
để thốt khỏi dần sự lệ thuộc và trở thành lực lƣợng đối địch của họ Trịnh. Dần dần,
khu vực Thuận- Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.


6
Chiến tranh Trịnh- Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến
năm 1672), hai họ Trịnh- Nguyễn đánh nhau 7 lần với những trận chiến ác liệt, có
khi kéo dài từ năm này qua năm khác. Không thể phân đƣợc thắng bại, hai bên lấy
sông Gianh làm giới tuyến, đất nƣớc ta bị chia cắt thành


àng Trong và

àng

Ngoài.
1.3. Tình hình chính trị
 Đàng Ngồi
Từ cuối thế kỉ XVI, nhà nƣớc phong kiến Nam triều đƣợc chuyển về Thăng
Long đƣợc xây dựng lại hoàn chỉnh với danh nghĩa thống trị toàn bộ nƣớc ta, do
vua Lê đứng đầu. Tuy nhiên quyền hành của vua Lê khơng cịn nhƣ trƣớc, thậm chí
bị thu hẹp đến mức chỉ cịn là danh nghĩa. Mọi quyền hành đều nằm trong tay ngƣời
tổng chỉ huy quân đội họ Trịnh, về sau đƣợc phong vƣơng.
trung ƣơng hình thành hai bộ phận: triều đình và phủ chúa. Triều đình đứng
đầu là vua Lê đƣợc tổ chức nhƣ cũ nhƣng quyền hành bị thu hẹp. Phủ chúa gồm
một quan văn, quan võ cao cấp chuyên cùng chúa bàn bạc, quyết định các chủ
trƣơng, chính sách lớn của nhà nƣớc và chỉ đạo trực tiếp thực hiện. Về sau, chúa
Trịnh đặt thêm 6 phiên, chỉ đạo hoạt động cho các bộ.
Cả àng Ngồi chia làm 12 trấn có trấn thủ đứng đầu, làm việc với sự giúp đỡ
của hai ti. Dƣới trấn là phủ, huyện, châu, xã nhƣ cũ. Nhà nƣớc Lê- Trịnh tiếp tục
tuyển chọn quan lại nhƣ thời Lê sơ. Quân đội đƣợc tổ chức chặt chẽ.
 Đàng Trong
Từ thế kỉ XVII và nhất là sau khi chấm dứt nội chiến Trịnh- Nguyễn, lãnh thổ
àng Trong từng bƣớc đƣợc mở rộng vào phía nam, bao gồm cả vùng đất từ Nam
Quảng Bình đến Nam Bộ ngày nay.
Các chúa Nguyễn nối tiếp nhau xây dựng chính quyền riêng của mình. Cả đất
àng Trong đƣợc chia thành 12 dinh, nơi đóng phủ chúa đƣợc gọi là Chính dinh.
Mỗi dinh đều có 2 hay 3 ti trơng coi mọi việc nhƣng chủ yếu lo việc thuế khóa và
hộ khẩu. Từ nửa sau thế kỉ XVII, Phú Xuân trở thành trung tâm của

àng Trong.


Chúa Nguyễn cũng thành lập các cơ quan trực thuộc chuyên về việc thu thuế. Dƣới


7
châu là phủ, huyện, tổng, xã. Quân đội àng Trong là quân thƣờng trực, tuyển theo
nghĩa vụ, trang bị vũ khí đầy đủ.
Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền ở àng Trong cũng nhƣ chúa Trịnh ở àng
Ngoài lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
1.4 Tình hình kinh tế
1.4.1 Nông nghiệp
Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay
địa chủ, quan lại. Nhà nƣớc không quan tâm đến sản xuất nhƣ trƣớc. Mất mùa, đói
kém xảy ra liên miên. Cuộc sống của nhân dân trở nên cực khổ, họ đã nổi dậy đấu
tranh.
Nông nghiệp một thời bị chiến tranh tàn phá, từ nửa sau thế kỉ XVII mới dần
ổn định trở lại.
àng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác.
àng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh
chóng mở rộng ruộng đồng. Diện tích ruộng đất cả nƣớc tăng lên nhanh chóng.
Nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo vét mƣơng máng. Bên cạnh
các giống lúa cũ nhân dân cịn tìm cách nhân giống, tìm ra nhiều giống lúa tẻ, lúa
nếp mới. Các kĩ thuật, kinh nghiệm mới đƣợc đƣa vào sản xuất. Bên cạnh cây lúa,
nhân dân ta còn trồng thêm sắn, khoai, ngơ, dâu, bơng, mía.

ặc biệt ở vùng đất

Nam Bộ, do đất đai màu mỡ, thời tiết thuận lợi, nhân dân sản xuất đƣợc nhiều thóc
gạo phục vụ thị trƣờng, nâng cao đời sống. Nghề trồng vƣờn với nhiều loại cây ăn
quả nhƣ dừa, xoài, dứa… khá phát triển.


ây đồng thời cũng là giai đoạn gia tăng

tình trạng tập trung ruộng đất vào tay địa chủ phong kiến.
1.4.2 Thủ công nghiệp
Trong nhân dân, các nghề thủ công truyền thống cổ truyền nhƣ gốm sứ, dệt vải
lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng…ngày càng phát triển và đạt trình
độ cao.
Nhiều nghề thủ cơng mới hiện nhƣ nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đƣờng
trắng, nghề làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.


8
Số làng nghề nhƣ dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc
đồng…tăng lên ngày càng nhiều.

các làng này, cƣ dân vẫn làm ruộng. Tuy nhiên,

một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phƣờng vừa sản xuất vừa bán
hàng.
Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở
Trong.

àng Ngoài và

àng

àng Ngoài, một số ngƣời Hoa đã sang xinh nhận thầu khai thác một số

mỏ, sử dụng nhân công ngƣời Hoa. Nhân đó, mơt số nhà giàu ngƣời Việt cũng xin

thầu. Lƣợng kim loại đƣợc bán ra thị trƣờng phục vụ nhà nƣớc ngày càng nhiều.
1.4.3 Thƣơng nghiệp
Từ các thế kỉ XVI- XVIII, buôn bán phát triển mạnh ở miền xuôi. Chợ làng,
chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi và thƣờng họp theo phiên. Nhân dân vùng Từ
Sơn, Bắc Ninh có câu:
ình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lƣu họp chợ mỗi ngày một đông
Nhiều nơi trong nƣớc đã xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán
của vùng. Một số nhà buôn lớn đã mua hàng thủ cơng hay thóc lúa chở thuyền đến
đây bán và mua sản phẩm địa phƣơng đƣa về. Việc buôn bán giữa miền xuôi và
miền ngƣợc cũng tăng lên. Nhà nƣớc lập nhiều trạm ở các ngã ba đƣờng lớn hay
bến sông để thu thuế.

àng Trong vào thế kỉ XVIII, nhiều nhà bn trong số đó

có cả ngƣời Hoa đã mua thóc ở Gia ịnh rồi chở các dinh miền Trung để bán.
Cũng trong thời gian này, do sự phát triển của giao lƣu bn bán trên thế giới
và do chính sách mở của chính quyền chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nền ngoại thƣơng
nƣớc ta phát triển nhanh chóng. Thuyền bn các nƣớc, kể cả các nƣớc châu Âu
đến nƣớc ta ngày càng nhiều.
Bên cạnh các thƣơng nhân Trung Hoa, Nhật Bản, Gia va, Xiêm…xuất hiện
thêm thƣơng nhân Bồ

ào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. Họ đã chở đến nƣớc ta những

sản phẩm nhƣ vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng, đồ sứ….để đổi lấy tơ lụa,
đƣờng, đồ gốm, các loại nông sản, lâm sản quý… chở đi. Nhiều thƣơng nhân nƣớc
ngoài nhƣ Nhật Bản, Trung Hoa, Hà Lan, Anh, Pháp đã xin lập phố xá, cửa hàng để
có thể bn bán lâu dài.



9
Ngoại thƣơng phát triển rầm rộn lên trong một thời gian, nhƣng đến giữa thế
kỉ XVIII thì suy yếu dần. Chế độ thuế khóa ngày càng nặng nề, quan lại khám xét
phiền phức, các chúa cũng xem đây là một nguồn thu nhập lớn.
1.5 Sự phát triển của các đô thị ở nước ta
1.5.1 Khái quát chung sự hƣng khởi của các đô thị ở nƣớc ta thế kỉ XVI-XVIII
Sự phát triển của kinh tế hàng hoá nƣớc ta thời kì này đã tạo điều kiện cho sự
hình thành và hƣng khởi của các đô thị. Vào các thế kỉ XVI-XVIII, nhiều đơ thị mới
đƣợc hình thành ở nƣớc ta.

àng Ngồi có hai đơ thị tiêu biểu nhất là Thăng Long

và Phố Hiến, đúng nhƣ dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì phố Hiến”.
àng Trong có Hội An, Thanh Hà, Nƣớc Mặn…
Kinh Kì (Thăng Long hay Kẻ Chợ) khơng chỉ là trung tâm chính trị- hành
chính, văn hóa mà cịn là một trung tâm kinh tế lớn nhất của đất nƣớc với hệ thống
chợ, bến và hàng chục các phố hàng.
Phố Hiến là nơi chính quyền Lê- Trịnh đặt dinh Hiến ti trấn Sơn Nam, nơi bốc
dỡ và trung chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền bn ngoại quốc. Vào thời điểm
thịnh đạt, Phố Hiến có khoảng 2000 ngôi nhà với 20 phƣờng chuyên sản xuất hàng
thủ công và buôn bán. Phố Hiến cũng là nơi hội tụ nhiều khách thƣơng ngoại quốc
phƣơng ông và phƣơng Tây, trong đó phần lớn là ngƣời Trung Quốc. àng Trong
cũng xuất hiện khá nhiều đô thị sầm uất nhƣ Thanh Hà (Thừa Thiên), Nƣớc Mặn
(Bình ịnh), Gia ịnh…nhƣng tiêu biểu hơn cả là Hội An (Quảng Nam).
Hội An là trung tâm trao đổi, buôn bán của cả vùng

àng Trong, là một

thƣơng cảng quốc tế nằm trên con đƣờng thƣơng mại Biển ông từ ông sang Tây,

từ Nam lên Bắc. Từ đầu thế kỉ XVII, Hội An là một thành phố cảng lớn, hội tụ
nhiều thuyền buôn, thƣơng điếm của các nƣớc phƣơng Tây. Hội An cịn có các khu
cƣ trú riêng của ngƣời Nhật và ngƣời Hoa.
1.5.2 Sự phát triển của một số đô thị tiêu biểu ở nƣớc ta
1.5.2.1 Đàng Ngồi


Kẻ Chợ -Thăng Long
Kẻ Chợ cịn gọi là Kinh Kì là đất Thăng Long, kinh đơ của

àng Ngồi, vốn

là một đô thị nổi tiếng từ thế kỉ XI. Từ thời Lê Sơ, nhà nƣớc đã thu gọn lại thành 36


10
phố phƣờng thuộc hai huyện Quảng

ức và Phụng Thiên (sau đổi thành Thọ

Xƣơng). Ngồi ra cịn có một số chợ nhƣ: Cửa ơng, Cửa Nam, ình Ngang, ơng
Mác v.v.. Dân ở các phƣờng chủ yếu từ nông thôn ra, họp nhau thành phƣờng cùng
ngành nghề nhƣ dân cầu Nôm (Bắc Ninh), họp thành phƣờng Hàng

ồng, dân làm

gốm Bát Tràng, lập ra phƣờng Hàng Bát, dân chạm bạc ở làng Châu Khê (Hải
Dƣơng) đến sinh tụ ở phƣờng Hàng Bạc, phƣờng Nhƣợc Cơng là đất cơng xƣởng
nhà nƣớc v.v.. Có thể hình dung Kẻ Chợ là theo mơ tả của các giáo sĩ phƣơng Tây
sau đây:

Giáo sĩ Xanh Phanlơ mô tả: “Kinh đơ của nó, tơi xem có thể lớn bằng Pari và
dân số cũng bằng… Nó nằm trên bờ một con sông gọi là sông Cái, số thuyền bè
nhiều đến nỗi mỗi lần cập bờ rất khó khăn”. Giáo sĩ Marini viết: “Các nhà ở Kẻ
Chợ đều một tầng…có 62 khu phố mà mỗi khu rộng bằng một thành phố nhỏ của
nước Ý. Các thành phố đều đầy thợ thủ công và thương nhân, để tránh nhầm lẫn
mỗi đầu phố đều có một cái bảng hay dấu hiệu ghi rõ phố bn bán gì…” (tư liệu
các năm 1658, 1666) [19, 380]
Vào các năm 1685, 1688, thương nhân Hà Lan Beron mơ tả: “Thành phố Ca
Cho (Kẻ Chợ) có thể so sánh với nhiều thành phố ở châu Á nhưng đông dân hơn.
Nhất là những ngày mồng một và rằm âm lịch, là những ngày phiên chợ…các con
đường rộng bấy giờ đều trở thành chật chội đến nỗi chen qua đám đông người độ
100 bước trong khoảng nửa tiếng đồng hồ là một điều sung sướng. Tất cả hàng hóa
trong thành phố, mỗi thứ bán ở một phố riêng và các chợ đó cịn chia ra làm một
hai hay nhiều khu là nơi mà những người trong khu mới được mở cửa hàng” [19,
380]
Cịn

ampie thì viết: “Các phố chính ở kinh đơ rất rộng, tuy có một vài phố

hẹp… Về mùa mƣa, các phố rất bẩn… cống rảnh đầy những bùn đen, hôi thối”
thế kỉ XVIII, theo giáo sĩ Risa “Nền thƣơng mại Thăng Long rất lớn”. Năm
1736, sứ thần Trung Quốc là Ngụy Tiếp đi chơi Kẻ Chợ đã hƣng phấn làm nên 8 bài
thơ với những câu nhƣ
Ngày dài thuyền chở xe dong
Bán buôn lũ lƣợt trập trùng chen đua…(dịch)


11
Bấy giờ, mỗi huyện của Thăng Long đƣợc chia thành 8 khu, mỗi khu đều có
hai chức trƣởng phó trơng coi. Chúa Trịnh cũng bắt xếp 5 nhà thành một tị, hai tị là

một lƣ, bốn lƣ là một đoàn đều có các chức quản giám, quản kiểm trơng coi. Dân
kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, cứ hàng năm mỗi nhà chịu một
xuất lao dịch. Kẻ Chợ là nơi có nhiều hàng hóa từ các nơi đƣa về, nên thƣơng nhân
nƣớc ngồi rất thích và đều xin đặt thƣơng điếm. Tuy nhiên cho đến cuối thế kỉ
XVIII, Kẻ Chợ vẫn mang rất nhiều nét thôn làng. Hầu nhƣ phƣờng nào cùng có đền
thờ thành hồng làng gốc (nhƣ đình Phù Ủng, đình Phất Lộc, đình Lƣơng Ngọc…),
thêm vào đó là các miếu thờ thần, các lễ rƣớc bài vị thành hoàng về quê v.v…


Phố Hiến
“Phố Hiến nổi danh là nơi độ hội Tiểu Trường An của bốn phương” - tƣ liệu

sớm nhất ở Việt Nam mà đến nay chúng ta biết đƣợc có nhắc đến tên Phố Hiến là
bia chùa Thiên Ứng, dựng năm Vĩnh Tộ 7 (1625).
Về bối cảnh xã hội, cho tận đến thế kỷ XVI - XVII, nhiều hãng bn nƣớc
ngồi muốn đặt thƣơng điếm tại Thăng Long, nhƣng đều bị chúa Trịnh khƣớc từ mà
phải đặt thƣơng điếm tại Vân ồn (Quảng Ninh) và sau này tại Phố Hiến. Phố Hiến
ra đời với chức năng giao lƣu buôn bán muộn hơn so với Thăng Long vài thế kỷ,
nhƣng lại là đô thị cảng - trên bến dƣới thuyền, có ƣu thế mạnh cả về nội thƣơng và
ngoại thƣơng. Vào thời điểm này, Phố Hiến là nơi dừng lại của tất cả thuyền buôn
nƣớc ngồi đến

àng Ngồi. Khi thuyền bn nƣớc ngồi đến chúa Trịnh chỉ cho

vào Phố Hiến, nên nơi đây đã trở thành thƣơng cảng quan trọng bậc nhất ở

àng

Ngoài. Thăng Long và các vùng lân cận cung cấp các mặt hàng sản xuất của mình
cho Phố Hiến để trao đổi hàng hóa với nƣớc ngồi, cịn nội tại Phố Hiến khơng có

nhiều sản vật để giao thƣơng mà chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa.
Trong thế kỷ XVII, có hai thƣơng điếm phƣơng Tây đã đƣợc dựng lên ở Phố
Hiến: thƣơng điếm Hà Lan (1637-1700) và thƣơng điếm Anh (1672-1683).
văn phịng đại diện kiêm nhà kho của các Cơng ty

ây là

ông Ấn của Hà Lan và Anh.

ây là một quần thể kiến trúc đƣợc xây bằng gạch, nằm ở phía dƣới Phố Hiến,
quãng gần thôn Nễ Châu và Vạn Mới. Từ thế kỷ 18, quần thể kiến trúc này đã bị
huỷ hoại trở thành đồng ruộng.


12
Nổi bật là các phong cách kiến trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung
Hoa (với sắc thái vùng Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc), thấp thống có phong
cách kiến trúc châu Âu (nhà thờ Gơ-tích Phố Hiến). Nhiều khi, các phong cách kiến
trúc đó pha trộn lẫn nhau. Nhà thờ Kitô giáo ở Phố Hiến là một nhà thờ cổ, xây
dựng từ thế kỷ XVII theo kiểu Gơ-tích. Cũng nhƣ ở các đô thị Việt Nam khác, bên
cạnh những kiến trúc bằng gạch ngói, đại bộ phận nhà ở của dân đều bằng gỗ tre
nứa, lại ở sát nhau. Trong lịch sử, Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó
nhiều nhất là ngƣời Việt và ngƣời Hoa. Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là
Nhật, Xiêm La, Bồ ào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…
Phần lớn ngƣời Việt cự ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phƣơng khác đổ về sinh
sống làm ăn, đó là một cộng đồng cƣ dân tứ xứ. Bên cạnh cộng đồng ngƣời Việt,
đông đảo ngƣời Hoa đã đến cƣ trú tại Phố Hiến.

ịa điểm tụ cƣ đầu tiên của ngƣời


Hoa ở Phố Hiến là Hoa Dƣơng, sau gộp thêm các xã Hoa

iền (Lƣơng

iền), Hoa

Cái (Phƣơng Cái) hợp thành Tam Hoa. Các cửa hiệu của Hoa Kiều đƣợc tập trung ở
Phố Khách, phố Bắc Hoà, Nam Hoà; nhiều nhà xây gạch ngói. Họ xây dựng nhiều
đình, đền, chùa, miếu, quảng hội thờ các vị nhân thần ngƣời Trung Quốc nhƣ Quan
Vân Trƣờng, Dƣơng Quý Phi, Lâm Tức Mặc.
Khi việc buôn bán giữa phƣơng Tây và Phố Hiến sa sút thì các Hoa thƣơng
vẫn trụ lại, gần nhƣ nắm giữ độc quyền các hoạt động ngoại thƣơng. Lúc này cũng
có hiện tƣợng một số Hoa thƣơng ở Phố Hiến di cƣ ngƣợc trở lại Thăng Long - Hà
Nội, nhƣ trƣờng hợp các gia đình họ Phan ở phố Hàng Ngang. Hiện nay, vẫn có tới
14 họ thuộc các Hoa Kiều sinh sống ở Phố Hiến - Hƣng Yên nhƣ các họ Ôn, Tiết,
Hoàng, Lý, Trần, Bạch, Quách, Mã, Thái, Hà, Hứa, Từ, Lâm, Khu.
Ngƣời Nhật cũng đã đến Phố Hiến từ rất sớm vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Họ
thƣờng mang bạc, đồng đến mua đổi lấy các loại tơ hoặc vải lụa. Một số khác là các
giáo sĩ và giáo dân Nhật Bản, có tên đạo theo chữ La Tinh, đã đi theo và phục vụ
các giáo sĩ phƣơng Tây tới

àng Ngồi giảng đạo. Vì đã sinh sống lâu năm ở Việt

Nam, những ngƣời Nhật này thƣờng làm một số nghề nhƣ hoa tiêu dẫn tàu vào cửa
sông, phiên dịch, mơi giới… Tại Phố Hiến trƣớc đây có một khu đất đƣợc gọi là
Nghĩa trang Nhật Bản.


13
Phố Hiến ngồi ngƣời Trung Quốc và Nhật Bản cịn có các thƣơng nhân

châu Á khác đến bn bán nhƣ Xiêm La, Mã Lai, Lữ Tống (Philíppin)... Phƣơng
Tây, ngồi ngƣời Hà Lan và ngƣời Anh đã từng lập thƣơng điếm ở Phố Hiến, còn
một số ngƣời Bồ
Hiến sớm nhất.

ào Nha và Pháp. Ngƣời Bồ

ào Nha là ngƣời phƣơng Tây Phố

ó là những thƣơng nhân độc lập, không lập công ty, khơng đặt

thƣơng điếm. Khơng ít những ngƣời Pháp cũng sống ở Phố Hiến vào những năm 80
của thế kỷ XVII. Thƣơng điếm của Công ty Ấn ộ, Pháp thành lập ở Phố Hiến năm
1680.
Phố Hiến từ nơi tụ cƣ, một thị trấn phát triển thành một đô thị lớn vào thế
kỷ XVII đã ln mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Lúc đầu là các hoạt
động buôn bán qua mạng lƣới chợ. Sau đó, thƣơng nghiệp ngày càng phát triển và
trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại thƣơng do lợi thế là
một bến sông, đầu mối của các tuyến giao thông vùng.

iểm tụ cƣ ban đầu của số

ngƣời Hoa tị nạn (làng Hoa Dƣơng) cũng là một hạt nhân kinh tế sẽ phát triển mạnh
mẽ trong những thời kỳ sau. Bƣớc chuyển về chất trong đời sống kinh tế của Phố
Hiến là khi có sự tác động của một nhân tố chính trị vào nền tảng kinh tế và hệ quả
là sự chuyển dịch trọng tâm từ những yếu tố nội sinh sang những yếu tố ngoại sinh.
Các lái buôn Hà Lan là những ngƣời phƣơng Tây đặt thƣơng điếm sớm nhất ở
Phố Hiến. Những thập kỷ đầu, công việc buôn bán của thƣơng điếm Hà Lan ở Phố
Hiến diễn ra khá suôn sẻ và đƣợc nhà nƣớc Lê - Trịnh chiếu cố ƣu tiên so với những
ngƣời ngoại quốc khác. Sau khi cuộc chiến Trịnh - Nguyễn chấm dứt, chúa Trịnh

dần tỏ thái độ lạnh nhạt với Hà Lan, lại thêm sự cạnh tranh của các lái buôn phƣơng
Tây khác, đặc biệt là ngƣời Anh. Ngƣời Anh đến Phố Hiến muộn hơn ngƣời Hà
Lan. Trong những năm đầu, thƣơng điếm Anh ở Phố Hiến làm ăn tƣơng đối phát
đạt, cạnh tranh với các đối thủ của mình nhƣ các thƣơng nhân Hà Lan, Trung Quốc,
một phần nhờ tài tháo vát, ứng xử khôn khéo của W. Gyfford.
Thời kỳ phồn thịnh nhất của Phố Hiến là vào khoảng giữa thế kỷ XVII (17301780). Sau đó là q trình suy thối, diễn ra trong gần 2 thế kỷ để cuối cùng trở
thành tỉnh lị Hƣng Yên. Biểu hiện rõ nhất của sự suy thoái của Phố Hiến là sự sa sút
trong các hoạt động bn bán với nƣớc ngồi. Mặt khác, lúc này tình hình chính trị


14
khu vực và hệ thống kinh tế thƣơng mại biển

ông cũng đã có những chuyển

biến. Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm, mở ra một thị trƣờng đông đúc hấp
dẫn. Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lƣợc xuất khẩu bạc, vàng, tơ lụa. Các tuyến
buôn bán đƣờng biển trực tiếp trở nên thơng thống hơn, khơng cần qua khâu trung
gian, nhƣ trƣờng hợp

àng Ngồi. Trong hồn cảnh đó, ngoại thƣơng Việt Nam và

ở Phố Hiến nói riêng đã giảm thiểu đáng kể. Các thƣơng điếm phƣơng Tây ở Phố
Hiến và Kẻ Chợ lần lƣợt đóng cửa, các tàu bn phƣơng Tây hầu nhƣ rất ít cịn lại
vùng àng Ngồi. Phố Hiến vắng hẳn các khách bn nƣớc ngồi, trừ ngƣời Trung
Quốc là cịn ở lại bn bán.
Khi kinh đơ chuyển vào Huế, một làn sóng của thƣơng nhân Trung Hoa ồ ạt
nhập cƣ vào Thăng Long, một số gia đình Hoa Kiều trƣớc kia từ Kẻ Chợ di cƣ đến
Phố Hiến nay quay ngƣợc trở về Thăng Long, phần nào cũng làm cho Phố Hiến trở
nên vắng đi. Cũng trong q trình suy thối về kinh tế, Phố Hiến đã mất dần đi vai

trị quan trọng về chính trị. Bến cảng Phố Hiến do sự bồi lở của sông Hồng ngày
càng trở nên bất tiện, làm Phố Hiến ngày càng cách xa dịng sơng. Vì vậy, năm
1726, chính quyền Lê - Trịnh đã chuyển dời trấn lị Sơn Nam sang bên hữu
ngạn sông Hồng thuộc huyện Duy Tiên. Năm 1741, trấn Sơn Nam đƣợc tách thành
Sơn Nam thƣợng và hạ, trọng tâm chính trị đã chuyển xuống mạn dƣới, ở Vị Hoàng
(Nam ịnh).
Cũng trong thế kỷ XVIII, nhiều biến động xã hội - chính trị đã diễn ra tại địa
bàn Phố Hiến. Năm 1730, đê Mạn Trù vỡ, dân của nhiều vùng ở Sơn Nam trở nên
nghèo đói, phải tha phƣơng cầu thực. Tiếp đến là những cuộc khởi nghĩa của Hồng
Cơng Chất và Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này, càng làm cho tiềm lực kinh tế
của Phố Hiến kiệt quệ. Rồi sau đó là cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Trịnh, vai trị
một đơ thị kinh tế, một thƣơng cảng quốc tế của Phố Hiến ngày nào giờ đây khơng
cịn nữa.
1.5.2.2 Đàng Trong


Hội An
Hội An là một thành phố- thƣơng cảng lớn nhất

àng Trong nằm trên đất

Quảng Nam. Từ rất sớm Hội An đã là nơi đón tiếp thuyền bn ngoại quốc. Bờ


15
sông cũ Hội An từ Cồn Tàu ở xã Cẩm Châu cắt dọc thành phố Hội An theo đƣờng
chính diện qua đƣờng Trần Phú hiện nay đến hai phƣờng Cẩm Phô, Thanh Hà cách
bờ sông hiện thời chừng 100-200 mét. Với chiều dài hơn 4 km đó, ngày xƣa là nơi
đỗ của các thuyền bn mà cảng chính là ở Dƣơng thƣơng Hội quán, nay là Trung
Hoa Hội quán ở trên con đƣờng Trần Phú.

Từ nửa sau thế kỷ XVI, khi nền thƣơng mại phƣơng Tây đang ồ ạt dồn về
phƣơng

ơng để tìm kiếm thị trƣờng, lệnh “hải cấm” của nhà Minh cũng bị bãi bỏ

(1567), chính sách mở cửa của Mạc phủ Nhật Bản đƣợc ban hành (1592). Cũng
trong thời gian này, chúa Nguyễn Hoàng và trấn thủ dinh Quảng Nam là Nguyễn
Phúc Nguyên đã viết nhiều thƣ kêu gọi thƣơng nhân nƣớc ngồi đến bn bán. Hội
An, một địa chỉ có thƣơng hiệu hấp dẫn “ Faifo” trở thành một trung tâm thƣơng
mại hàng đầu của nƣớc ta thu hút thƣơng khách nhiều nƣớc đến buôn bán và lƣu
trú, đặc biệt là thƣơng nhân Nhật Bản.
Sự thu nhận ngƣời Nhật nhập cƣ ở Hội An của chúa Nguyễn trƣớc hết nhằm
giải quyết nhu cầu bức thiết cho một số thƣơng nhân Nhật theo Thiên chúa giáo bị
Nhật hoàng trục xuất và sau đó đóng cửa khơng cho họ quay lại chính quốc. Sau khi
có chính sách mở cửa (1592), thƣơng nhân Nhật Bản đến Hội An ngày càng đông.
ồng thời, thƣơng nhân Trung Quốc thời nhà Minh bỏ lệnh “hải cấm” cũng đến Hội
An và có yêu cầu ở lại lâu dài để buôn bán với thƣơng nhân Nhật Bản.
Một lý do khách quan khác để Hội An trở thành đô thị quốc tế với sự lƣu trú
lâu dài của giới thƣơng nhân Nhật Bản và Trung Quốc là các thƣơng vụ tấp nập
diễn ra trên đất Hội An chỉ 6 tháng đầu mỗi năm vào mùa khô. ến cuối mùa hè các
thuyền căng buồm để gió mùa tây-nam đƣa về đất bắc; Hội An trở nên hoang vắng.
Trƣớc tình hình đó, phủ chúa phải có giải pháp nhằm thỏa mãn yêu cầu cho thƣơng
nhân Nhật Bản và Trung Quốc cũng chính lợi ích của chính quyền sở tại là cho
phép họ chọn một nơi gần thƣơng cảng Hội An để lập phố buôn bán và cƣ trú lâu
dài. Từ đó ở Hội An đã hình thành hai khu phố tự trị của ngƣời Nhật và ngƣời Hoa.
Cơ ngơi của đô thị Hội An vào năm 1618 đƣợc Cristoforo Borri mơ tả nhƣ
sau: “ Vì cho tiện việc hội chợ, chúa Nguyễn cho phép người Trung Quốc và Nhật
Bản làm nhà cửa theo tỷ lệ người của họ để dựng nên một đô thị. Đô thị này gọi là



16
Faifo và nó khá lớn. Chúng tơi có thể nói có hai thành phố, một của người Trung
Quốc và một của người Nhật. Họ sống riêng biệt, đặt quan cai trị riêng và theo
phong tục, tập quán của mỗi nước”. [19, 382]
Vào thời điểm nói trên ở vùng đất Quảng Nam, Borri cũng cho biết chúa
Nguyễn cũng tiếp nhận nhiều thuyền buôn Bồ ào Nha và Hà Lan đến buôn bán và
dự định cấp cho ngƣời Bồ ở vùng cận cảng

à Nẵng 3-4 dặm đất để lập phố với

những tiện nghi và ƣu đãi nhƣ chúa Nguyễn đã dành cho ngƣời Nhật và ngƣời Hoa.
Trong hội thảo quốc tế về Hội An năm 1990, Ogura Sadao đã cung cấp bản đồ
có ghi vị trí chùa Hà Nam (của ngƣời Nhật) vào thế kỷ XVII tại Hội An, đƣợc xác
định vị trí nhƣ sau:
- Phía đơng là phố Nhật, nằm ở hạ lƣu sơng.
- Phía tây là ƣờng Nhân phố (phố ngƣời Hoa), nằm ở thƣợng lƣu sơng.
- Phía nam là sơng lớn (sơng Thu Bồn lúc đó).
- Phía bắc là An Nam phố (tức phố ngƣời Việt).
ó là diện mạo của đô thị Hội An vào đầu thế kỷ XVII.
- Phố Nhật: Phố Nhật ở vị trí làng Hồi Phơ, một làng cổ lâu đời nên con sông
Thu Bồn đoạn chảy qua phố Hội An cịn gọi là sơng Hồi.

ịa danh Faifo cũng bắt

nguồn từ tên làng, tên sơng đó.
Làng Hồi Phơ đƣợc ghi tên trong sách Ơ châu cận lục (1555) . Vào thế kỷ
XVIII, làng đổi tên là Hoa Phô ; về sau đổi thành làng Sơn Phô. Sơn Phô hiện thuộc
xã Cẩm Châu, thành phố Hội An.
Ngƣời Nhật đến mua 20 mẫu đất của làng Hồi Phơ và An Mỹ để xây dựng
phố xá, sinh sống; lập một ngôi chùa lấy tên là Tùng Bổn. Trong tấm bia Phổ


à

Sơn Linh Trung Phật ở Ngũ Hành Sơn ( à Nẵng) đƣợc khắc ghi vào năm 1640 đã
khảo sát và cơng bố năm 1985 cho thấy có 9 lần nhắc đến địa danh dinh Nhật Bổn
và một lần nhắc đến địa chỉ dinh Tùng Bổn, nơi ngƣời Nhật sinh sống tại Hội An và
cúng rất nhiều tiền cho ngôi chùa này.

ây là thời kỳ cực thịnh của phố Nhật tại

Hội An nên ngƣời phƣơng Tây gọi Hội An là đô thị Nhật Bản. Vị thị trƣởng đầu
tiên đƣợc công nhận vào năm 1618 là Furamoto Yashiro; có nhiều thị trƣởng có
quyền hành rất lớn ở àng Trong nhƣ Simonosera. Có vị thị trƣởng đã can thiệp với


17
chúa Nguyễn ban đặc ân cho Alexandre de Rhodes trong thời kỳ bị cấm đạo Thiên
chúa.
Theo một bức tranh tô màu còn giữ tại nhà dòng họ Chaya ở Nhật cho thấy
phố Nhật dài khoảng 320 mét, gồm hai dãy phố và gần một cái chợ bán đủ các mặt
hàng họp thành “đô thị Nhật Bản” chạy dọc theo trục một con đƣờng nằm bên một
hải cảng có nhiều tàu thuyền đang cập bến.
Vào năm 1695, khi Thomas Bowyear, thƣơng gia ngƣời Anh đến tại Hội An
chỉ còn thấy 5 gia đình ngƣời Nhật sinh sống. Cùng thời điểm đó, nhà sƣ Thích ại
Sán đến Hội An khơng thấy ghi chép về phố Nhật, ngƣời Nhật trong tập bút ký Hải
ngoại kỷ sự. Năm 1981, cũng tìm thấy 4 ngơi mộ cổ của ngƣời Nhật tại Hội An
cũng ghi năm qua đời vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XVII.
Phố Nhật ở Hội An ra đời và thịnh vƣợng trong nửa đầu thế kỷ XVII và tồn tại
đến cuối thế đó.
- Phố Khách: Năm 1618, lúc Cristoforo Borri mơ tả về phố Nhật và phố Khách

tại Hội An thì Hoa thƣơng bắt đầu quy tụ về Hội An. Ngoài bức hồnh phi có niên
hiệu Thiên Khải -Tân Dậu niên (tức 1621) của một gia đình ngƣời Hoa ở trên
đƣờng Trần Phú còn giữ, đƣợc xem là di vật cổ xƣa nhất của phố Khách. Tƣ liệu
còn cho biết ở vào thời thịnh hành của phố Khách, ngƣời Hoa đã xây dựng một tổ
đình lấy tên là Cẩm Hà cung vào năm 1626, ở ranh giới làng Cẩm Phô và Thanh
Hà, nằm về phía tây của thành phố Hội An hiện nay.

iều đó đúng với vị trí phố

ƣờng Nhân mà Ogura Sadao cung cấp thông tin từ ngôi chùa Hà Nam và cũng
đúng với ký ức tồn cổ ở Hội An mà tiêu biểu là Châu Phi Cơ, cho rằng: Ngƣời Nhật
ở đầu đƣờng phía mặt trời mọc của thành phố cịn ngƣời Trung Hoa lập phố vào
phía cuối đƣờng mặt trời lặn.
Từ phố Nhật lên phố Khách phải qua một con khe, ngƣời Nhật đã xây dựng
nên một chiếc cầu gọi là cầu Nhật Bản (Lai Viễn kiều), ngƣời Hoa làm chùa trên đó
để thờ Bắc ế nên gọi là chùa Cầu.
Kết quả khai quật khảo cổ học của các chuyên gia Nhật Bản vào mùa hè năm
năm 1998 và 2006 ở phƣờng Cẩm Phô (trƣờng PTCS Nguyễn Duy Hiệu), xung
quanh chùa Cầu, tìm thấy nhiều đồ gốm Cảnh ức (Trung Quốc), gốm Hizen (Nhật


18
Bản) lẫn với đồ gốm, đồ sành Việt Nam có niên đại thế kỷ XVII. Kết quả này cho
chúng ta khẳng định về thị trƣờng gốm thƣơng mại quốc tế tại Hội An và dấu tích
cƣ trú sớm của ngƣời Nhật và ngƣời Hoa chứ chƣa đủ cứ liệu để xác định phố Nhật
và phố Khách tại Hội An qua tƣ liệu khảo cổ học.
- Phố Hội An:
Tấm bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thƣ do ỗ Bá vẽ (1630-1655) đã xuất hiện
các tên Hội An phố, Hội An kiều...đã giúp cho chúng ta khẳng định phố Hội An,
cầu Hội An (cầu Nhật Bản) ra đời từ nửa đầu thế kỷ XVII.

An Nam phố tức phố Hội An trong sơ đồ chùa Hà Nam qua các tƣ liệu cho
chúng ta xác định vị trí của làng cổ Hội An mà trung tâm là đình làng Hội An - đền
Ơng Voi - đƣờng Lê Lợi hiện nay.
ó là khu đô thị của ngƣời Việt ra đời trong nửa đầu thế kỷ XVII cùng tồn tại
với phố Nhật và phố Khách.
Sau khi nhà Mãn Thanh đánh bại nhà Minh (1644), lƣợng Hoa thƣơng di trú ở
Hội An rất đông, phố Khách ở Thanh Hà dần bị giải thể. Họ tiến dần về phía đơng
mua 13,5 mẫu đất của làng Cẩm Phô, Hội An, Cổ Trai để lập phố buôn bán. Lúc
đầu họ lập phố từ phía tây cầu Nhật Bản, nay là đƣờng Nguyễn Thị Minh Khai đến
chùa Ông (Quan Cơng miếu- có ghi niên đại Khánh

ức - Q Tỵ, tức năm 1653),

nay ở trên đƣờng Trần Phú. Các văn khế mua bán nhà đất ở đƣờng Trần Phú có niên
đại vào nửa sau thế kỷ XVII đều ghi Lâm sa thổ phố. Và có sự xen cƣ giữa ngƣời
Việt và ngƣời Hoa trên đất làng Hội An; đó là trƣờng hợp Ngô Vãng Nƣơng mua 3
sào đất ở xứ Hổ Bì của Trịnh Hồng Quang vào năm 1692 giá 60 lạng bạc .

ƣờng

Trần Phú hồi đó đã trở thành khu phố đông đúc của ngƣời Hoa với hai dãy phố xuất
hiện nhƣ Bowyear đã mô tả (1695): “Hải cảng này chỉ có một con đƣờng phố lớn
trên bờ sơng, hai bên có hai dẫy nhà 100 nóc, tồn là ngƣời Trung Hoa ở “ . Cũng
vào năm 1695, Thích

ại Sán đến Hội An đã ghi lại: ” Thẳng bờ sông một con

đƣờng dài 3-4 dặm, gọi là

ại


ƣờng Nhai. Hai bên phố ở liền khít rịt. Chủ phố

thảy là ngƣời Phúc Kiến vẫn còn ăn mặc theo lối tiền triều”.
Vào thế kỷ XVIII, dãy nhà phố hai bên đƣờng Trần Phú hiện nay mới đƣợc
xây dựng kiên cố nhƣ một số văn khế nhà đất thời Cảnh Hƣng, Thái

ức, Quang


19
Trung, Cảnh Thịnh mà chúng tơi đã tìm đƣợc đều có ghi tƣờng gạch, lợp ngói, bắc
giáp đại lộ, nam cận đại giang...
Phố ngƣời Hoa ở Hội An ngày đƣợc mở rộng cùng với sự tăng trƣởng doanh
thƣơng của họ theo thời gian. Vào năm Gia Long 13 (1814), toàn thể đất của làng
Minh Hƣơng là 17 mẫu 7 sào 10 thƣớc


Thanh Hà
Với vị trí trên bến, dƣới thuyền tiện lợi, cƣ dân ở đây có truyền thống bn

bán nên ở Thanh Hà từ trƣớc thế kỷ XVI đã xuất hiện một chợ làng, nơi hội tụ hàng
hoá của các vùng lân cận. Sự lớn lên của trung tâm thƣơng mại Thanh Hà đồng thời
với sự phát triển kinh tế hàng hoá trong nƣớc và tác động của luồng mậu dịch quốc
tế, cùng chế độ cát cứ và công cuộc mở đất àng Trong thời các chúa Nguyễn. ón
đƣợc luồng thƣơng mại thế giới nhất là Hoa thƣơng, Thanh Hà trở thành một
thƣơng cảng lớn, cửa ngõ giao thƣơng hàng đầu của thời Kim Long- Phú Xuân
thịnh trị vào thế kỷ XVII-XVIII. Thanh Hà là địa chỉ hấp dẫn thƣơng khách nhiều
nƣớc Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á, của các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Tây Ban
Nha, Bồ ào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp...

Năm 1636, ngay lúc mới chuyển dinh từ Phƣớc Yên vào Kim Long chúa
Nguyễn Phúc Lan đã cho phép thành lập phố Thanh Hà. Trong một văn bản còn lƣu
tại địa phƣơng cho biết : “Chúa Thƣợng vƣơng sau khi dời phủ về Kim Long bèn
cho phép tiền hiền chúng ta kiến thiết khu chợ nơi giáp giới hai xã Thanh Hà và ịa
Linh”.
Lúc mới thành lập, phố Thanh Hà chủ yếu là ngƣời Việt cƣ trú để bn bán
với nƣớc ngồi phần lớn là Hoa thƣơng.

ến giữa thế kỷ XVII, ngƣời Hoa di dân

đƣợc chúa Nguyễn cho lập phố ở Thanh Hà mà thế hệ đầu tiên có Trần Dƣỡng
Thuần (1610-1688), quê quán phủ Chƣơng Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Từ đó đến cuối thế kỷ thứ XVII, nhiều Hoa thƣơng tiếp tục đến Thanh Hà cƣ
trú, nhất là sau năm 1685, nhà Thanh cho phép các thuyền buôn Trung Quốc xuất
bến đến các nƣớc láng giềng buôn bán.
Trong hồ sơ lƣu trữ của làng Minh Hƣơng cho biết vào năm Thịnh

ức thứ 6

(1658), chúa Nguyễn Phúc Tần “thi ân cho lập phố tại đất đồn thổ thuộc làng Thanh


20
Hà và ịa Linh là 1 mẫu 2 sào 5 thƣớc 4 tấc” . ó chính là khu phố thƣơng mại của
Thanh Hà bƣớc vào thời thịnh vƣợng.
Vào khoảng giữa thế kỷ XVII, Giáo sĩ Alexandre de Rhodes có lƣu trú ở
Thanh Hà. Theo ơng, đó là một thành phố, tuy không lớn bằng dinh phủ Kim Long
mà ông cho là thành phố lớn
Trong thời kỳ thịnh đạt, phố Thanh Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thƣơng
nên gọi là “ ại Minh khách phố”. Các thƣơng nhân Trung Quốc ở đây thƣờng

xuyên liên hệ với Hội An, Phú Xuân, nhập đồng hồ, các đồ kim loại, vũ khí, len dạ
để buôn bán và chở hạt tiêu, cau, trầm hƣơng, hổ phách, vàng, yến sào về Trung
Quốc, sang Ma Cao, Nhật Bản.
Năm 1685, Hoa thƣơng xây dựng Thiên Hậu cung (còn gọi là chùa Bà) ngay
trên điểm cƣ trú và bn bán đầu tiên của mình để làm nơi tế tự chung cho Hoa
kiều, cũng là mốc giới phía bắc của phố Thanh Hà . Phố Thanh Hà mở rộng dần về
phía nam, thƣơng khách mua đất của làng ịa Linh để lập phố và xây dựng đền thờ
Quan Thánh (cịn gọi là chùa Ơng) ở vị trí tận cùng phía nam của phố để làm đền
thờ chung và cũng là mốc giới giữa phố Thanh Hà và làng ịa Linh . ây là dấu vết
lâu đời của phố Thanh Hà trong thời kỳ phát triển và cũng là mốc giới có ý nghĩa
lịch sử để chúng ta xác định trên thực địa của phố Thanh Hà xƣa. Chiều dài của phố
Thanh Hà gần 1 km (từ chùa Bà ở làng Thanh Hà đến chùa Ông ở làng

ịa Linh),

chu vi của phố khoảng 2km, bao gồm cả chợ và khu dân cƣ, cách phủ Kim Long ở
phía tây- nam 5 km và cách cửa Thuận An 10 km ở phía đông.
Phố Thanh Hà phát triển trên cơ sở phồn thịnh của cảng và chợ Thanh Hà
cùng tầng lớp cƣ dân mà chủ yếu là Hoa thƣơng chuyên nghề buôn bán.
Thanh Hà trong thế kỷ XVII, chỉ hai dãy phố lợp tranh nằm về phía tây con
đƣờng làng Minh Thanh hiện nay, hƣớng chính quay mặt ra bờ sơng. Sau khi chiếm
đƣợc bãi đất bồi, Hoa thƣơng dựng lên một dãy nhà đối diện quay lƣng ra bờ sông,
lấy con đƣờng của làng Thanh Hà làm đƣờng phố chính. Năm 1700, Hoa thƣơng
mới đƣợc phép xây phố bằng gạch và lợp ngói để tránh hoả hoạn. Phố bao gồm
những cửa hàng, cửa hiệu, các đại lý xuất nhập khẩu và những nhà cho thuê dành
cho thƣơng khách ở xa, chủ yếu là thƣơng nhân Trung Quốc mới đến, hoặc thƣơng


21
nhân giữa hai mùa mậu dịch trong thời áp đông (từ tháng 10 cuối năm đến tháng 3

năm sau).
Vào giữa thế kỷ XVIII, Pierre Poivre đến Huế và khảo sát tình hình bn bán
ở Thanh Hà, có nhận xét : “Vào mùa mƣa, các đƣờng phố chật hẹp, lầy lội, chỉ có
phố hay khu Trung Hoa có một lối đi rộng và lát gạch. Dọc hai bên đƣờng ngƣời ta
dựng lên những nhà gạch lợp ngói khá sung túc”.
Phố Thanh Hà xây dựng theo lối đơn tuyến trên một trục giao thơng có sẳn
làm đƣờng phố chính. Hai dãy phố đối diện dần dần đƣợc hình thành, phía sau là
đồng ruộng, trƣớc mặt là bến cảng của sông Hƣơng; một điều kiện chủ yếu cho phố
cảng ra đời.
Về sau do cồn nổi ở sông Hƣơng, tàu thuyền không cập bến đƣợc, phố Thanh
Hà tàn dần, thƣơng nhân tản đi các chợ khác.


22
CHƢƠNG 2: ĐỐI SÁNH CÁC ĐÔ THỊ Ở ĐÀNG TRONG VÀ ĐÀNG NGOÀI
TRONG CÁC THẾ KỈ XVI -XVIII
2.1 Nét tương đồng trong sự phát triển của các đô thị ở Đàng Trong và Đàng
Ngồi
2.1.1 Giao lƣu bn bán với nƣớc ngồi phát triển mạnh mẽ
các thế kỉ XVI-XVIII, việc bn bán với thƣơng nhân phát triển rầm rộ. Bên
cạnh các thƣơng nhân Trung Quốc, Giava, Xiêm quen thuộc và ngày càng đông
đảo, xuất hiện thêm các thuyền buôn Nhật Bản và đặc biệt là các thuyền buôn Bồ
ào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh.
Buôn bán với ngƣời Trung Quốc: Ngƣời Trung Quốc đến buôn bán nƣớc ta từ
xa xƣa. Hằng năm thuyền buôn của họ từ Quảng Châu dong buồm xuống cảng Vân
ồn, Vạn Ninh (thuộc Quảng Ninh) rồi vào Phố Hiến (Hƣng Yên) hay vào các cảng
àng Trong nhƣ Hội An, Nƣớc Mặn. Việc buôn bán của họ ngày càng phát đạt nhất
nhất là từ khi nhà Thanh tạm thời đóng cửa các cảng khẩu Trung Quốc.

àng


Trong, ngƣời Hoa bn bán với Hội An, Thanh Hà. Theo P.Poavro, ở thế kỉ XVIII
“ở Hội An có tới 6000 Hoa kiều mà phần lớn là lái bn giàu có vừa mua bán hàng
hóa, vừa làm mơi giới cho khách phƣơng Tây, giữ các chức trong các tàu ti”.
àng Ngoài, ngƣời Hoa tập trung chủ yếu ở Phố Hiến, Vân

ồn,

ông Triều vừa

buôn bán vừa làm thuốc.
Buôn bán với ngƣời Nhật Bản: Từ thế kỉ XVI, ngƣời Nhật đã dong thuyền đến
vùng bờ biển

àng Trong bn bán rồi chuyển ra

àng Ngồi.

àng Trong họ

tập trung bn bán ở vùng Quảng Nam, sau đó xin chúa cho lập phố ở cảng Hội An.
àng Ngoài, ban đầu ngƣời Nhật đáp thuyền và đến buôn bán và lập phố xá ở xã
Phục Lễ (Nghệ An), rồi xin ra buôn bán ở Phố Hiến. Theo ghi chép đƣơng thời, từ
1605-1635, số “châu Ấn thuyền” Nhật Bản đến

àng Ngoài là 47,

àng Trong là

73. Lệ thuế của chúa Nguyễn đối với thuyền Nhật là “đến nộp 4000 quan, đi nộp

400 quan”. Cũng nhƣ lái buôn Trung Quốc, ngƣời Nhật đến các đơ thị bn bán cịn
làm phiên dịch, mối lái, phục dịch ở các tàu ti, đặc biệt từ sau khi chính phủ ra lệnh
cấm ngƣời Nhật ra nƣớc ngồi hoặc đã ở ngoại quốc lâu ngày thì cấm khơng đƣợc
về nƣớc.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×