Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 86 trang )

Ơ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
***

NGUY N TRƯƠNG MINH CHÂU

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN
Ở HAI BÊN BỜ SƠNG HÀN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
***

ĐỜI SỐNG VĂN HĨA CỦA CƯ DÂN Ở
HAI BÊN BỜ SƠNG HÀN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HĨA HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn:
ThS. LÊ Đ C LU N


Ngƣời thực hiện:
NGUYỄN TRƯƠNG MINH CHÂU
(Khóa 2010 - 2014)

Đà Nẵng, tháng 5/2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Lê Đức Luận, giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư Phạm –
Đại học Đà Nẵng.
Tôi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về nội dung khoa học được trình
bày trong cơng trình này
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Nguyễn Trương Minh Châu


LỜI CẢM ƠN
Đầu khóa luận tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các
Thầy, Cô trong khoa Ngữ Văn (trường Đại học sư phạm – Đại học
Đà Nẵng), và đặc biệt là sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của thầy
giáo – TS Lê Đức Luận, thầy đã động viên khuyến khích và tận tình
giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này. Bên cạnh đó, trong q trình
tìm hiểu và thu thập tài liệu, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của Chú Nguyễn Thanh Ngọc, Chú Nguyễn Mười, và các anh chị ở
phường Bình Hiên bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian
thực hiên khóa luận.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Nguyễn Trương Minh Châu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Bố cục đề tài .................................................................................................. 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG .......................................................... 6
1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng .......................................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 6
1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 6
1.1.1.2. Khí hậu ................................................................................................. 7
1.1.1.3. Đặc điểm địa hình ................................................................................ 7
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................... 8
1.1.2. Lịch sử hình thành ................................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm kinh tế- văn hóa xã hội ......................................................... 11
1.2. Sơng Hàn cùng lịch sử hình thành làng Nại Hiên ............................... 13
1.2.1. Dòng chảy và lịch sử tên gọi ................................................................. 13
1.2.2. Cảnh quan dịng sơng ............................................................................ 14
1.2.3. Lịch sử làng Nại Hiên ........................................................................... 17
Chương 2. NÉT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN
HAI BỜ SƠNG HÀN .................................................................................... 20
2.1. Các hình thức hoạt động kinh tế đôi bờ sông Hàn ............................. 20

2.1.1. Lao động truyền thống .......................................................................... 20
2.1.1.1 Ngư nghiệp .......................................................................................... 20


2.1.1.2. Nông nghiệp ....................................................................................... 22
2.1.2. Hoạt động dịch vụ, du lịch hai bên bờ sông.......................................... 23
2.1.2.1. Thương mại ........................................................................................ 23
2.1.2.2. Dịch vụ - du lịch ................................................................................. 25
2.2 Phong tục tập qn, tín ngưỡng-tơn giáo ............................................. 26
2.2.1 Phong tục tập qn ................................................................................. 26
2.2.1.1 Tập tục trong sinh hoạt xã hội............................................................. 26
2.2.1.2. Tập tục trong sinh hoạt gia đình......................................................... 30
2.2.1.3. Lễ hội.................................................................................................. 32
2.2.2 Tín ngưỡng ............................................................................................. 35
2.2.2.1 Tín ngưỡng thờ tự nhiên (thờ cá ơng) ................................................. 35
2.2.2.2. Tín ngường thờ cúng ơng bà tổ tiên ................................................... 37
2.2.3. Tôn giáo................................................................................................. 38
2.2.3.1 Thiên chúa giáo ................................................................................... 38
2.2.3.2. Phật giáo ............................................................................................. 40
2.3. Đặc điểm ẩm thực................................................................................... 41
2.3.1. Ẩm thực nhà hàng ................................................................................. 41
2.3.2. Ẩm thực bình dân .................................................................................. 43
2.4. Văn học nghệ thuật ................................................................................ 45
2.4.1. Nghệ thuật biểu diễn đường phố ........................................................... 45
2.4.2. Văn học ................................................................................................. 47
Chương 3. GIÁ TRỊ, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HAI BÊN
BỜ SƠNG HÀN ............................................................................................ 50
3.1. Giá trị đóng góp và các thực trạng ....................................................... 50
3.1.1. Thay đổi tích cực ................................................................................... 50

3.1.1.1. Phương thức sinh hoạt, nghề nghiệp .................................................. 50


3.1.1.2. Phong tục tín ngưỡng ......................................................................... 52
3.1.2. Thực trạng ............................................................................................. 53
3.2. Phương hướng phát triển đời sống văn hóa xã hội hai bên bờ
sông Hàn ........................................................................................................ 58
3.2.1. Phương hướng phát triển ....................................................................... 58
3.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 61
3.3. Giải pháp phát triển đời sống văn hóa xã hội hai bên bờ sơng Hàn . 63
3.3.1. Đối với chính quyền thành phố ............................................................. 63
3.3.3. Đối với cư dân hai bên bờ sông Hàn..................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ xa xưa, lịch sử hình thành các nền văn minh lớn của nhân loại, trải dài từ
Tây sang Đơng, đều có sự gắn bó mật thiết với dịng sơng mẹ vĩ đại. Tiêu biểu đó là
con sơng Hằng, sơng Nile, sơng Hồng Hà…Bởi dịng sơng vốn là báu vật thiêng
liêng mà tạo hóa sinh ra cho con người. Thành phố Đà Nẵng đã may mắn, khi có
được địa thế thuận lợi do tạo hóa ban tặng, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, dịng
sơng Hàn hữu tình vắt ngang lững lờ trơi. Đà Nẵng vươn ra ôm trọn lấy biển khơi,
được bán đảo Sơn Trà hùng vĩ bao bọc lấy, núi sông, biển khơi, đều hội tụ về đây.
Nhắc tới Đà Nẵng, điều đầu tiên mà những vị khách phương xa hình dung đến
đó là thành phố của những cây cầu rực rỡ bắc ngang đơi bờ sơng Hàn. Chính dịng

sơng đã mang đến cho đơ thị một diện mạo văn hóa khác biệt, tô điểm thêm cho vẻ
đẹp thành phố Đà Nẵng năng động và phát triển từng ngày. Dịng sơng gắn liền với
biết bao kỷ niệm của những lớp người Đà Nẵng, và cũng là chứng nhân của những
đổi thay của thành phố trẻ trung đầy sức sống. Hịa cùng hành trình chuyển mình
vươn lên, cư dân đơi bờ từ bao đời nay gắn liền với sơng Hàn thân thuộc, cũng đã
có những thay đổi nhất định, đời sống văn hóa, sinh hoạt từ lâu đã tạo nên những
nét bình dị, chân thực hòa cùng xu thế phát triển hiện đại của bộ mặt thành phố.
Đến với sơng Hàn, đây đó ta vẫn bắt gặp hình ảnh cư dân mộc mạc, lái con đò chầm
chậm men theo những tòa nhà cao chọc trời, giữa lối sống nhộn nhịp phồn hoa.
Thành phố phát triển, đi cùng với việc đời sống văn hóa ngày càng được nâng
cao, trong đó đơi bờ sơng Hàn là nơi tập trung hình ảnh sinh hoạt, là bộ mặt của
thành phố. Để khẳng định được nét đẹp trong đời sống văn hóa của con người nơi
đây, cũng như gìn giữ những nét đẹp truyền thống đó, chúng tơi chọn đề tài “Đời
sống văn hóa của cư dân ở hai bên bờ sông Hàn” làm đề tài nghiên cứu, với mong
muốn góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng thành phố quê hương trở nên văn minh
tốt đẹp hơn nữa, giúp Đà Nẵng xứng đáng với danh hiệu “Thành phố đáng sống”.


2
2. Lịch sử nghiên cứu
Vốn là một thành phố đang trên đà phát triển, cùng với nhiều tiềm năng thu
hút, thế nên Đà Nẵng, đặc biệt với con sông Hàn luôn là trung tâm thu hút mọi sự
quan tâm, đã có nhiều để tài nghiên cứu về sơng Hàn và đời sống bên bờ như:
Đà Nẵng chuyện phố chuyện làng, của Lưu Anh Rô là tập sách viết về lịch sử
văn hóa Đà Nẵng, trong nội dung cũng đã có đề cập không nhỏ đến lịch sử, và đời
sống văn hóa của cư dân làng Nại Hiên xưa, bài viết cũng đã lí giải được tên gọi,
xuất phát điểm của các tộc họ làng Nại Hiên, chỉ ra được địa vực. Đồng thời phân
tích khá kĩ càng một số ngành nghề lao động xưa như làm muối, đánh bắt cá… Nói
lên được sự thay đổi của Nại Hiên Tây ở thời Pháp thuộc, và cả những nhân vật lịch
sử nổi tiếng thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác giả cịn trình bày được sự thay đổi của

Sơng Hàn, và cả sự tách biệt của đôi bờ, dựa theo những sự kiện lịch sử, và khảo sát
địa danh.
Lịch sử đấu tranh cách mạng phường Bình Hiên, do Đảng bộ phường Bình
Hiên biên soạn, đây là tập sách giới thiệu về mảnh đất Nại Hiên, con người và
truyền thống đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên, về mặt văn hóa đời sống và lịch sử
hình thành chủ yếu được khái quát sơ lược, đáng nhìn nhận là đã nêu được những
đặc trưng văn hóa cơ bản của cư dân Nại Hiên ngày trước.
Đình làng Đà Nẵng của Hồ Tấn Tuấn, là một công trình nghiên cứu có giá trị
đóng góp rất cao, tập sách này cũng đã nêu lên vai trị của đình làng Nại Hiên Đơng,
những vị tiền hiền có cơng trong việc lập làng, giá trị và ý nghĩa, các nghi thức cúng
tế ở đình làng.
Chuyện xưa đất Quảng do Phạm Hữu Đăng Đạt viết, bao gồm những câu
chuyện ở xứ Quảng Nam-Đà Nẵng xưa, chưa được biết đến, trong đó có câu chuyện
về “Làng Nại Hiên Đơng”, kể về q trình khai sinh lập làng, và cả phương thức lao
động, các tộc họ, lễ tế đình làng. Nói lên được sự thay đổi trong đời sống của cư dân
nơi đây, nhưng chỉ đề cập đến, chứ khơng phân tích chỉ rõ những đổi mới hiện tại.
Lần giở lịch sử miền Thuận Quảng, là một cơng trình tập hợp những bài viết
nghiên cứu, của hai tác giả Lê Duy Anh và Lê Hồng Vinh. Có những cơng trình


3
liên quan đến đề tài đó là lễ hội cầu ngư, những câu ca dao, câu hát nhân nghĩa của
ngư dân quận Sơn Trà.
Nghĩ dọc sông Hàn (2004) thuộc thể loại bút kí, tiểu luận của Bùi Văn Tiếng,
Nxb Đà Nẵng. Đây là tập hợp, tản mạn những bài viết, ghi chép của tác giả về đôi
bờ sông Hàn, lồng vào đó những suy nghĩ về cuộc sống của một bộ phận cư dân dọc
bờ sông,
Đà Nẵng bước vào thế kỉ XXI của Trần Quốc Vượng, Đỗ Bang, do Ngô Quy
Nhơn chủ biên đã khái quát toàn thể bộ mặt của thành phố Đà Nẵng qua từng khía
cạnh: Kinh tế, lịch sử, văn hóa, chính trị… Trong đó nhắc đến cầu sơng Hàn thơng

qua việc phân tích vẻ đẹp lịch sử, tiềm năng du lịch, cho thấy vị thế quan trọng,
đóng góp khơng nhỏ vào q trình chuyển mình của thành phố.
Vẫn có những tác phẩm, tập sách, cơng trình nghiên cứu liên quan đến tín
ngưỡng văn hóa, lễ hội, đề cập ít nhiều đến đời sống văn hóa của cư dân Đà Nẵng
nói chung và đơi bờ sơng nói riêng.
Ca dao xứ Quảng, Ấn tượng Đà Nẵng (2007) là hai tập sách nói về các tác
phẩm thơ ca, văn học, âm nhạc gắn liền với cư dân thành phố Đà Nẵng từ dân gian
cho đến hiện đại.
Có 500 năm như thế, (2011) của Hồ Trung Tú: cơng trình này viết về Quảng
Nam, nơi giằng co qua lại mấy trăm năm trong quá trình Nam tiến của dân tộc. Đà
Nẵng xưa kia vốn một thời gian dài thuộc xứ Quảng, vì vậy, trong cơng trình cũng
đã có đề cập đến phong tục tập quán, lối sống của cư dân nơi đây.
Bên cạnh đó có rất nhiều đề tài, sách báo đề cập đến lịch sử phát triển, tên gọi
của sông Hàn, Đi tìm nguồn gốc sơng Hàn của Lê Văn Tất tiêu biểu là Phố cảng Đà
Nẵng (từ 1802 đến 1860) của Ts.Lưu Trang Nxb Đà Nẵng. Trong cơng trình nghiên
cứu này đã đưa ra được lịch sử hình thành của các làng xã ở Đà Nẵng, và tên gọi
ban đầu của thành phố, cùng với việc mô tả các hoạt động giao lưu sinh hoạt, buôn
bán của cư dân và các thương nhân bên bờ sông Hàn.
Thực tế đề tài viết về sông Hàn không quá mới mẻ, các bài viết đã tìm hiểu,
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, qua lịch sử nghiên cứu, phần nào ta nhận


4
thấy rằng các cơng trình, sách báo chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu về lịch sử làng Nại
Hiên, cũng có những đề tài làm nổi bật lên được đặc trưng đời sống văn hóa cư dân
xưa kia. Điều này cho thấy rằng, đời sống văn hóa của cư dân đôi bờ được các nhà
nghiên cứu quan tâm, thế nhưng, vẫn thiếu những cơng trình chỉ ra được sự thay đổi
ở hiện tại, trải qua thời gian dài dằng dặc vẫn có những biến đổi đáng kể. Một số đề
tài cũng đã có nêu lên q trình hình thành, lịch sử của con sông Hàn nhưng lại
chưa cho thấy được q trình phát triển đời sống ở đơi bờ hiện tại, nếu có thì lại

nghiêng về tìm hiểu phát triển du lịch, các loại hình dịch vụ, kinh tế, cơ sở hạ tầng.
Như vậy, việc nghiên cứu về đời sống văn hóa ở đơi bờ sơng Hàn, mà cụ thể là làng
Nại Hiên rất cần thiết, để nói lên tầm nhìn, vị thế quan trọng của dịng sơng, đối với
sự phát triển của thành phố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đời sống văn hóa của cư dân bao gồm:
phong tục tập quán, các hoạt động kinh tế, văn hóa sinh hoạt cơng đồng, ẩm thực..
cũng như văn chương và các loại hình nghệ thuật (âm nhạc, thơ ca, hội họa, kiến
trúc..)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì tên đề tài cũng đã chỉ ra không gian nghiên cứu xoay quanh dịng sơng
Hàn, một khu vực dân cư khá rộng lớn, trải theo chiều dài con sông. Nên dựa vào sự
hình thành các làng cổ, tiêu biểu là làng Nại Hiên Đông (phường Nại Hiên Đông,
Quận Sơn Trà) , Nại Hiên Tây (Khối Nại Hiên Tây A, B phường Bình Hiên, Quận
Hải Châu). Qua đó sẽ tập trung nghiên cứu đời sống văn hóa của cư dân ở thời điểm
hiện tại, để thấy được sự gìn giữ và phát triển của văn hóa, của một bộ phận cư dân
thành phố Đà Nẵng.
4. Mục đích nghiên cứu
Qua q trình nghiên cứu, chúng tơi có thể thu được các kiến thức, những kĩ
năng cần thiết, đồng thời cơng trình nghiên cứu này có thể làm tư liệu cho ngành
văn hóa học và liên ngành (du lịch, kinh tế, xã hội học.. ). Đề tài góp phần khẳng


5
định Đà Nẵng một thành phố với nếp sống văn hóa đáng tự hào, chỉ ra được những
truyền thống văn hóa tốt đẹp cho đến nay vẫn được lưu giữ, để từ đây xây dựng đời
sống văn hóa ở đơi bờ sông Hàn phát triển hơn nữa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu riêng cho ngành

văn hóa học. Trong đó bao gồm phương pháp chuyên biệt và phương pháp chung.
-Phương pháp chuyên biệt:
Phương pháp nhân học văn hóa: nghiên cứu ý nghĩa những hành vi và quan
niệm mà con người học hỏi trong đời sống xã hội, các nghi lễ trình diễn, và trong
đời sống hàng ngày, tìm hiểu các dạng thức đời sống vật chất của cư dân hai bên bờ
sơng Hàn.
Phương pháp xã hội học văn hóa: nghiên cứu đời sống của các bộ phân dân
cư, các tầng lớp, nhóm xã hội. Bên cạnh đó, tìm hiểu nhu cầu về văn hóa của họ,
thơng qua đó biết được các xu hướng, vận động biến đổi của các hình thức văn hóa.
-Phương pháp chung:
Phương pháp đi từ hệ thống đến chỉnh thể: bao gồm việc khảo sát, tổng hợp.
Phương pháp điền dã, thực địa: Phương pháp này nhằm bổ sung các tài liệu
còn thiếu, chưa cập nhật, đồng thời kiểm tra mức độ chính xác của số liệu thứ cấp
đã thu thập được. Việc trực tiếp khảo sát thực địa giúp dễ dàng nắm bắt vấn đề, hiểu
rõ và đi sâu vào tìm hiểu về mọi mặt đời sống cư dân
Phương pháp nghiên cứu liên ngành (địa văn hóa, lịch sử, xã hội học..)
Phương pháp so sánh đối chiếu: Dựa trên các tài liệu thu thập được tiến hành
so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra đặc trưng, nét đẹp văn hóa ở đơi bờ sơng Hàn
6. Bố cục đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài được chia làm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung.
Chương 2: Nét đẹp trong hoạt động sống cư dân hai bên bờ sông Hàn
Chương 3: Giá trị, thực trạng và một số giải pháp phát triển đời sống văn hóa
xã hội hai bên bờ sơng Hàn.


6

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Từ lâu, khi nhắc đến Đà Nẵng, hình ảnh gắn liền đó chính là sơng Hàn cùng
với sự tấp nập của bến cảng Vũng Thùng và cả dãy núi trùng điệp bao bọc xung
quanh, tựa mình nhìn ra biển khơi rộng lớn. Nằm ở vĩ độ 15o5520" đến 16o14’10"
vĩ tuyến bắc, và 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến đơng, phía bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đơng giáp biển, nằm
vị trí trung độ của cả nước, ngày nay là cầu nối giữa hai miền Tổ quốc. Đà Nẵng
cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng
ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các
nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) với điểm
kết thúc là cụm cảng Tiên Sa - Liên Chiểu. Đồng thời thành phố là trung tâm kinh
doanh - thương mại của các nước vùng Đơng Nam Á và Thái Bình Dương. Nằm
ngay trên một trong những tuyến đường biển và hàng không quốc tế, Đà Nẵng có
một vị trí đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Ngồi phần đất liền, vùng biển của thành phố gồm quần đảo Hoàng Sa, nằm ở
15°45’ đến 17°15’ vĩ độ bắc, 111° đến 113° kinh độ đông, ngang bờ biển các tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi; cách đảo
Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý về phía nam. Khu vực quần đảo
nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km². Hoàng Sa án ngự đường hàng hải
quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Vùng biển này có tiềm năng lớn về khống sản, hải sản, có thuận lợi để phát triển
kinh tế nhưng quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường
giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía bắc biển Đơng.


7

1.1.1.2. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến
động. Bởi sự ngăn cách của đèo Hải Vân mà Đà Nẵng khơng có mùa khơ rõ rệt,
chắn bớt những khối khí lạnh từ vùng Đông Bắc tràn về, là giới hạn cuối cùng cho
cái lạnh mùa đơng. Mỗi năm có hai mùa: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng
10-12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 oC, cao nhất là vào tháng 6, 7, 8
trung bình từ 28 oC-30 oC, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23 oC,
thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng khơng kéo dài. Nhìn chung, nơi đây có
điều kiện khí hậu tương đối dễ chịu, khơng q ẩm ướt hay hanh khơ, m hè nắng
nóng gắt gao, kèm theo những cơn gió nồm từ Tây Nam thổi qua dãy Trường Sơn,
khiến cho gió mất đi độ ẩm, trở nên nóng bức lạ thường, kể từ tháng 5 đến tháng 8
bầu trời xanh ngắt, chiều tối thường kèm theo những cơn mưa giơng mát dịu. Thế
nhưng ẩn đó biết bao hiểm họa khi nhân dân Quảng Nam-Đà Nẵng nói riêng, và cả
miền Trung phải đối mặt với sự khắc nghiệt của khí hậu tự nhiên khi thời tiết nóng
bức, bão lũ thường xuyên. Chính thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt này phần nào hình
thành nên lối ứng xử với tự nhiên của con người nơi đây, luôn chịu thương chịu
khó, kiên cường chống chọi.
1.1.1.3. Đặc điểm địa hình
Đà Nẵng nằm ở phía nam chân đèo Hải Vân, là dải cuối của dãy Trường Sơn
Nam, nối dài đâm ngang ra biển, kết thúc bởi bán đảo Sơn Trà. Địa hình thành phố
Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với
những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập
trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ
cao khoảng từ 700 - 1.500m, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa
bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sơng ngịi ngắn và dốc, bắt
nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất
thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.



8
Địa hình đơ thị Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao tập trung ở
phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen
kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất
cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen,
đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng... Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng
đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất
đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây cơng nghiệp dài ngày, cây đặc
sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí
các cơ sở cơng trình hạ tầng kỹ thuật.
Tài ngun nước: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng
thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn, là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có cơng
suất lớn. Đà Nẵng sở hữu nhiều bãi tắm đẹp như Tiên Sa, Non Nước, Mỹ Khê, thích
hợp phát triển du lịch. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dị
khai thác dầu khí, chất đốt... Có ngư trường rộng trên 15.000 km2, cùng các động
vật biển phong phú trên 266 giống lồi, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm
16 lồi (11 lồi tơm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)...
Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sơng chính là Sơng Hàn
(chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sơng Cu Đê
(chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Sơng Hàn...có khả năng ni
trồng thủy sản, tiếp nhận các loại tàu buôn, tàu du lịch, trở thành đầu mối giao
thơng du lịch.
Tài ngun rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148
ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố. Rừng của thành phố ngồi ý
nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh
thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn
thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên

Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử mơi trường Nam Hải Vân.


9
Tài nguyên khoáng sản: Là nơi tập trung trữ lượng lớn đá và cát. Đá hoa
cương có ở Non Nước, tại đây làng nghề làm đá mĩ nghệ hết sức nổi tiếng và có sức
hút khơng chỉ trong nước mà cịn được xuất khẩu ra nước ngồi. Đá phiến lợp: tập
trung ở thơn Phị Nam, xã Hịa Bắc. Cát trắng tập trung ở Nam Ô với trữ lượng
khoảng 5 triệu m3. Cát, cuội sỏi xây dựng có ở lịng sơng Vĩnh Điện, Túy Loan,
sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hịa Bắc, Hịa Liên.
1.1.2. Lịch sử hình thành
Là một trung tâm kinh tế chính trị văn hóa lớn của khu vực miền Trung và Tây
Nguyên, Đà Nẵng từ lâu đã được xem là vùng đất quan trọng của đất nước. Nằm
trong quỹ đạo phát triển của loài người, mảnh đất miền trung này đã từng là nơi tồn
tại dấu tích sơ khai của nền văn hóa đầu tiên mang tên Sa Huỳnh. Thuở đầu, vùng
đất này từng tồn tại độc lập cùng với văn hóa Đơng Sơn lúa nước sông Hồng, về sau
nhờ sự giao thương với các quốc gia trong khu vực, dân cư nơi đây dần tiếp thu
kiến thức, hình thành nên cách ứng xử văn hóa riêng, dựa trên những tương đồng
văn hóa của nền văn minh lớn, có sức hút từ Ấn Độ thời cổ đại. Dựa trên cơ sở ấy
tiểu vương quốc Chăm pa ra đời, cùng với Đại Việt, nhưng đến ngày nay, sự tồn tại
ấy chỉ còn là dĩ vãng, bởi dấu mốc quan trọng từ sau cuộc hôn nhân của công chúa
Huyền Trân cùng vua Chế Mân (1306), lãnh thổ Đại Việt được nới rộng dài đến tận
bờ bắc sơng Thu Bồn. Theo hành trình mở mang bờ cõi của triều nhà Trần, người
Việt đã sinh cơ lập nghiệp tại vùng đất này, tuy nhiên phải đến thời vua Lê Thánh
Tơng những làng sơ khai mới hình thành, bởi nhân dân từ Thanh Nghệ di cư vào,
đều là những lao động giỏi nghề đi biển đánh cá, trồng trọt. Kể từ năm 1471 đạo
thừa tuyên Quảng Nam ra đời bao gồm cả Đà Nẵng. Tuy nhiên phải đến khoảng
năm 1560 làng Hải Châu hình thành bên bờ sơng, đây là làng lớn của Thanh Hóa
theo dịng Nam tiến, dần ra đời sau khi chúa Nguyễn Hoàng khai hoang phương
Nam. Đây là một làng cực rộng, có sự liên kết cùng với các làng nhỏ lân cận, mà

dân gian hay gọi “ Hải Châu Ngũ xã” bao gồm: Hải Châu, Nại Hiên, Nam Dương,
Thạch Thang, Phước Ninh. Từ đầu thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã có cơng lớn
trong việc phát triển và tôn vinh Đà Nẵng thành một thương cảng lớn của đất nước.


10
Sau thời kì phát triển phồn vinh, đến thế kỉ XIX, nhận thấy vị trí chiến lược và
tiềm năng của Đà Nẵng, các nước phương Tây bắt đầu dịm ngó, lợi dụng chính
sách bế quan tỏa cảng, và những bất đồng về tôn giáo. Đến tháng 9 năm 1858, thực
dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta, vào nơi đầu tiên của đất nước đó chính là
Đà Nẵng, lần đầu thất bại bởi ý chí kiên cường của nhân dân ta. Năm 1885 Pháp trở
lại Đà Nẵng, kể từ đó danh xưng Tourane xuất hiện. Năm 1888 Đà Nẵng chính thức
trở thành nhượng địa của Pháp, “Ngày 3/10/1888 Tồn quyền Đông Dương ra Nghị
định chuẩn y Đà Nẵng là nhượng địa. Căn cứ vào đó thì các xã Hải Châu, Phước
Ninh, Thạch Thang, Nam Dương “và Nại Hiên Tây, tức là vùng “Ngũ xã”, diện tích
10.000ha thành đất nhượng địa của Pháp.” […] Q trình đơ thị hóa Đà Nẵng,
được đánh dấu bằng các nghị định thành lập thành phố Đà Nẵng ngày 24 tháng 5
năm 1889. Kể từ năm 1901, lần lượt các xã Xuân Đán, Thạc Gián, Liên Trì, Bình
Thuận, Xn Hịa, Thanh Khê, An Hải, Tân Thái”[12,tr.31]. Từ năm 1930, trở đi
Đà Nẵng đã mang dáng dấp của một đô thị Tây Âu, chịu ảnh hưởng của q trình
đơ thị hóa, cư dân nơi đây tăng lên nhanh chóng. Nếu như trước kia, Đà Nẵng chỉ là
một tiền cảng của Hội An thì đến bây giờ đã trở thành trung tâm kinh tế mới.
Hòa cùng ngọn lửa cách mạng, năm 1930 Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam
thành phố Đà Nẵng chính thức ra đời, biết bao tấm gương anh dung hi sinh cho
cuộc chiến giành độc lập. Đến năm 1945, với thắng lợi vẻ vang Đà Nẵng chấm dứt
thời kì nhượng địa, năm 1950 Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại.
Pháp đi Mỹ đến, chính quyền thân Mỹ được thành lập, một lần nữa chia cắt
đất nước trước những âm mưu thâm độc, Đà Nẵng lại là nơi giữ vai trò chiến lược
quân sự mà Mỹ vô cùng coi trọng. Tháng 3 năm 1965 Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng, xây
dựng thành phố là một trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa, dưới sự đàn áp dã man

của Mỹ-Ngụy. Năm 1975, là một trong những tỉnh thành phố đi đầu của chiến dịch
Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 1975 Đà Nẵng được giải phóng, đó như là một
bàn đạp để tiến tới những thắng lợi liên tiếp vẻ vang. Chiến tranh kết thúc để lại nơi
đây cảnh đời khốn khổ nghèo nàn, cùng những hiểm họa từ bom mìn, chất độc da
cam, và nỗi đau mất mát để lại, tuy chỉ kéo dài vỏn vẹn khoảng hơn 20 năm nhưng


11
nỗi đau chất chứa không nguôi cho đến tận lúc này. Sau 1986, bước vào thời kì đổi
mới, tuy rất khó khăn nhưng dần dần dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, Đà
Nẵng dần khôi phục và chuyển mình mạnh mẽ.
Đến ngày 6 tháng 11 năm 1996, theo nghị quyết tại kì họp khóa 10 của Quốc
hội, đã thống nhất tách Đà Nẵng ra khỏi Quảng Nam, xây dựng một thành phố mới
trực thuộc trung ương. Năm 2003, một tin vui cho toàn thể cư dân nơi đây, khi Đà
Nẵng được công nhận là đô thị loại I và chính thức là thành phố trực thuộc trung
ương.
Cho đến nay bộ mặt thành phố đã có rất nhiều thay đổi, từ ngày được công
nhận là thành phố, cùng với những chính sách đúng đắn, Đà Nẵng đã khơng ngừng
phát triển, để phấn đấu là một thành phố “Đáng sống”. Nơi đây đã phải trải qua biết
bao biến động lịch sử, cùng sự cố gắng không ngừng nghỉ, tâm huyết đóng góp của
biết bao thế hệ, và cho đến ngày nay, chính thế hệ trẻ cũng đã tự ý thức về trách
nhiệm của chính mình để xây dựng một thành phố văn minh, xứng tầm quốc tế.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế- văn hóa xã hội
Đặc điểm kinh tế: với mục tiêu đến năm 2020 là thành phố có nền cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa những phương thức sản xuất kinh doanh truyền thống, Đà Nẵng
đã và đang cố gắng xây dựng một nền kinh tế vững chắc, đa dạng ngành nghề, thu
hút mạnh các vốn đầu tư, và chú trọng vào phát triển công nghiệp. Cơ cấu công
nghiệp. thương mại, du lịch, dịch vụ và thủy sản nông lâm đang từng bước góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trọng tâm là công nghiệp. Đến nay hàng loạt khu
công nghiệp, xí nghiệp lớn nhỏ được hình thành. Đặc biệt, du lịch Đà Nẵng thật sự

là điểm du lịch văn hóa, trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, xem
đó là thế mạnh phát triển du lịch, thông qua các làng nghề và lễ hội làng chiếu Yến
Nê, làng đá mỹ nghệ Non Nước, lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội đình làng Hải
Châu…Đi cùng sự phát triển của du lịch là các hệ thống dịch vụ ngày càng tăng lên
hoạt động có hiệu qủa hơn, từ cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thơng, thương mại, ….
Về ngân hàng, Đà Nẵng có một hệ thống đầy đủ các loại hình ngân hàng gần
59 hội sở nẳm rải rác trong toàn thành phố, cùng với hàng chục trung tâm giao dịch


12
chứng khống với quy mơ lớn. Một nền kinh tế phát triển của thế kỉ 21 đương nhiên
phải gắn liền với các hoạt động ngân hàng , vì vậy một hệ thống ngân hàng phát
triển sẽ đảm bảo chắc chắn cho các hoạt động kinh tế khác.
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng thương mại của thành phố cũng khá phát triển, hiện
nay có khoảng 24 trung tâm thương mại, siêu thị và 88 chợ lớn nhỏ các loại ,cung
cấp đa dạng các mặt hang thiết yếu. Hiện Đà Nẵng có 2 chợ lớn đó là chợ Cồn và
Chợ Hàn, cùng những siêu thị thu hút lượng lớn người dân mua hàng là Big C,
Metro…
Về văn hóa xã hội: Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2008,
dân số thành phố Đà Nẵng là 890.500 người. Với diện tích tự nhiên 1.283,4 km2,
mật độ dân số là 628,58người/km2, bao gồm dân tộc: Kinh, Hoa, Cơ Tu, Tày.. trong
đó chủ yếu chiếm đa sô là dân tộc Kinh, người Cơ Tu phân bố nhiều ở huyện Hòa
Vang. Đà Nẵng hiện có sáu quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn,
Liên Chiểu, Cẩm Lệ. Một huyện ngoại thành là Hịa Vang và huyện đảo Hồng Sa,
có tất cả 45 phường và 11 xã.
Trong suốt chặng đường dài hình thành và phát triển, các thế hệ người Đà
Nẵng đã thường xuyên cọ sát và tiếp cận trong thời gian dài với những nền văn hóa
xa lạ (Chăm pa, Pháp, Mỹ..), thế nhưng chưa bao giờ để phai nhạt đi nét đẹp truyền
thống vốn có, Đà Nẵng thực chất là một bộ phận của văn hóa xứ Quảng Nam, mang
những đặc trưng chung không thể tách rời. Tuy vậy, cộng đồng người Việt trong

quá trình xây dựng nơi này, từ các vùng Thanh-Nghệ Tính, Bình-Trị-Thiên…đã
khiến cho Đà Nẵng trở nên đa màu sắc. Có lẽ điều này đã thể hiện rất rõ ở tên gọi
Đà Nẵng theo tiếng chăm nghĩa là “cửa sơng lớn”, chính giữa hai đầu đất nước, như
là vùng đất hội tụ, chuyển giao của biết bao tinh hoa khắp nơi đổ về. Cho đến nay,
sự hòa trộn đã thể hiện rõ từ tính cách đến lối sống khơng cịn thuần phác nóng nảy
cương trực như bậc cha ông người Quảng trước đây, mà đã chịu ảnh hưởng ít nhiều
từ ứng xử , mềm mỏng của miền Bắc và phóng khống ở miền Nam.


13
1.2. Sơng Hàn cùng lịch sử hình thành làng Nại Hiên
1.2.1. Dòng chảy và lịch sử tên gọi
Nghiên cứu về địa danh sông Hàn từ lâu đã là mối quan tâm của nhiều nhà
khoa học, vấn đề được đặt ra từ “Hàn” đã gắn liền với dịng sơng ấy từ bao giờ, vì
sao khơng phải là một tên gọi nào khác. Dựa theo bản đồ 13 xứ thừa tuyên, đời vua
Lê Thánh Tông (Hồng Đức đời 21 năm 1490), trong đó có bản đồ hình thể núi sơng
của thừa tun Thuận Hóa, đã xuất hiện danh xưng “Hàn Mơn”[32]. Tên gọi này đã
xuất hiện từ rất lâu, người địa phương cũng khơng tài nào lí giải được, một giả
thuyết cho rằng, trước đây, ở gần cửa sơng có rất nhiều Hến, cư dân nơi này sinh
sống dựa vào việc cào hến, lấy vỏ nung vôi. Qua việc giao thương buôn bán với các
thương lái Trung Hoa, dựa vào đặc điểm vùng tồn cồn hến, mà từ đó có tên gọi là
Hiện Cảng ( Hiện có nghĩa là Hến), về sau cư dân địa phương tiếp nhận và đọc
chệch, dần tạo ra địa danh “Hành”, rồi “Hàn” như bây giờ.
Nói về dịng chảy, Đại nam nhất thống chí từng chép rằng: “Sơng Vĩnh Điện ở
cách huyện Diên Phước về phía bắc, cửa sơng ở xã Câu Nhi, chảy về phía bắc xã
Cổ Mân hợp với sông Cẩm Lệ […] Sông Cẩm Lệ chảy chừng 7 dặm qua xã Hóa
Khuê Trung và Hóa Kh Tây làm thành sơng Hàn rồi đổ ra cửa biển Đà Nẵng”[3,
tr421;422] Như vậy, sông Hàn bắt đầu từ ngã ba sơng Cẩm Lệ. Dịng sơng trực tiếp
nhận nguồn nước từ các sông lớn của Quảng Nam (sông Thu Bồn, sông Túy Loan)
cùng các nguồn nước khác từ nơi đỉnh cao nhất của Đà Nẵng ở Bà Nà-Núi Chúa, và

nếu nhìn theo cách liên đới dịng nước thì sơng Hàn cịn giao lưu với cả nguồn nước
sơng Trường Giang (sông này chạy song song sát bờ biển Kỳ Hà, Bên Văn, huyện
Núi Thành Quảng Nam) và hòa với nước sơng Thu Bồn ở phía Bắc, rõ ràng sơng
Hàn mang trong lịng nó đến bốn năm nguồn nước lớn nhỏ từ đỉnh rất cao và rất xa
xứ Quảng Nam, đó là sự đa dạng và phong phú kì diệu của dịng sơng. Điều kì lạ
nhất của sơng Hàn, đó là dù đã đến kề sát biển, nó lại khơng dốc thẳng ra biển, mà
quay ngang chuyển hướng ra bắc, tạo nên vẻ lịch lãm, mềm mại của sông nước Hàn
giang, để thêm vào sự dịu êm lắng đọng của Vũng Thùng rồi mới ra biển.


14
Có lẽ vì thế, sơng Hàn có chút gì đó rất sơi động, mạnh mẽ, dịng sơng cuộn
chảy nhưng cũng rất sâu lắng, thâm trầm. Mỗi dịng sơng đều có một “linh hồn”,
cũng như người dân Đà Nẵng, nó ẩn chứa sự đối nghịch trong dòng chảy, dịu êm,
nhưng cuồn cuộn sóng nước, chẳng khác nào tính cách bộc trực mạnh mẽ, nhưng
cũng chân thành đáng yêu của con người nơi đây.
1.2.2. Cảnh quan dịng sơng
Thời gian trơi qua nhanh chóng, biết bao nhiêu điều biến đổi, từ con người,
lịch sử, kể cả cảnh vật thiên nhiên vây quanh, với khung cảnh lung linh ánh sáng
tráng lệ của một thành phố trẻ, có lẽ ít ai hình dung được cả một q trình biến đổi
của cảnh quan đơi bờ để được khốc lên mình vẻ ngồi hiện đại như bây giờ. “Vùng
“Ngũ xã” của Đà Nẵng xưa đúng như Khâm sứ Pháp là Baile hồi đầu thế kỉ 20 đã
mô tả: “Đà Nẵng cát là cát, vẫn ln ln cịn đó và người ta đi qua đấy bị chơn
lún xuống cát đến nửa giò, suốt chiều dài của đụn cát ấy, nung nấu dưới ánh mặt
trời, một thành phố nhỏ đã bắt đầu khai sinh”. Chính tại nơi đây – vùng “Ngũ xã”
người Pháp đã chọn để hoạch định, thiết lập một không gian đô thị đậm chất Tây
Âu cho Đà Nẵng sau này”. [12, tr25]
Sông Hàn xưa kia thực sự chỉ là vùng làng mạc nhỏ, rất sơ khai, khi hai bên
bờ chỉ tồn những bãi cát mênh mơng. Số phận của cư dân nơi này có lẽ đã thực sự
thay đổi kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm. “Vào năm 1886, ngay sau khi trở lại

cửa Hàn, hoạt động đầu tiên của người Pháp là phá bỏ những cây gỗ gá ngang
đường nước cửa vào Đà Nẵng, để thiết lập một bến tàu” [12,tr30]. Nếu như trước
đây dịng sơng chỉ là ngăn cách về mặt địa lý của các cụm cư dân, thì đến bấy giờ,
con sơng đã trở thành sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn. Điều này được thể
hiện rất rõ qua câu ca:
“Đứng bên ni Hàn ngó bên tê Hàn nước xanh như tàu lá
Đứng bên ni Hàn ngó bên tê Hàn phố xá thênh thang”
Có lẽ câu ca dao ấy ra đời từ sự khác biệt giữa bờ Tây sầm uất, bờ Đơng cịn
chìm trong nghèo nàn lạc hậu, bởi Pháp chỉ tập trung vào xây dựng những địa điểm
cần thiết cho q trình khai hóa. Trong q trình quy hoạch, người Pháp đã tính


15
tốn hết sức kĩ lưỡng trên cơ sở trục chính là Đại lộ Quai Courbet (đường Bạch
Đằng ngày nay), nhằm xây dựng bến cảng ven sông để tàu thuyền neo đậu. Bên
cạnh cơng cuộc khai thác, thật khó phủ nhận rằng thực dân Pháp đã có khơng ít
đóng góp vào việc giữ gìn, xây dựng những gì quý giá của dân tộc. Với suy nghĩ
sáng suốt, Pháp đã cho xây dựng Cổ viện Chàm và thư viện thành phố nằm ven bờ
sơng, ngồi những tịa nhà chính quyền, đây là hai cơng trình văn hóa nổi bật mà
thực dân đã để lại.
Trải qua hơn hai thế kỉ, cho đến nay kiến trúc đơi bờ sơng dần hồn thiện, đặc
biệt kể từ năm 2000 khi tuyến đường Bạch Đằng và Trần Hưng Đạo được mở rộng
hơn nữa. Yếu tố của cảnh quan tự nhiên đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo
nên một vẻ đẹp riêng đầy hấp dẫn, một cơng viên tự nhiên ven theo đơi bờ sơng
Hàn. Hịa vào đó là những hàng cây xanh, vườn hoa với lề đường được nâng cấp
sạch sẽ và sang trọng hơn rất nhiều, thay cho hàng dừa nghiêng và giàn hoa giấy
cách đây vài chục năm về trước.
Tả ngạn dịng sơng phát triển mạnh mẽ, cùng các tòa nhà cao tầng liên tiếp
mọc lên, nhà hàng san sát nhau, và khu thương mại trung tâm chợ Hàn sống động
từng ngày, Đà Nẵng hiện đại sầm uất như được thu nhỏ lại. Kiến trúc sư Nguyễn

Văn Tất ở tạp chí Kiến trúc Nhà đẹp đã từng nói rằng: “Thành phố Đà Nẵng đang
sở hữu một con đường tuyệt đẹp, nó như một bao lơn ôm bọc lấy thành phố như
người mẹ ôm con vào lòng, thân thiện mà bao dung. Tự bản thân con đường đã
mang trong mình bao nét xưa phố cũ hài hịa với những cơng trình kiến trúc hiện
đại như thể bản thân con đường là một bộ nhớ được tiếp nối từ quá khứ tới hiện tại
với một khơng gian văn hóa đầy sức sống và mở ra những tầm nhìn thưởng ngoạn
cảnh quan thật kỳ diệu.” [27]
Tuy hiện đại là thế, ẩn chứa đâu đó khơng chỉ là nét xưa cũ mà còn kết tinh
của một nền kiến trúc mà giá trị đã được thừa nhận, phù hợp và hài hồ với cảnh
quan chung quanh. Đó là những nét đẹp cổ xưa được gìn giữ, bởi con đường cịn sở
hữu nhiều di tích văn hố và kiến trúc của thành phố. Tiêu biểu là Cổ Viện Chàm,
nơi lưu giữ và trưng bày hàng trăm tác phẩm của nền văn hố Chăm đầy bí ẩn,. Thư


16
viện thành phố xây trên bờ đất cao yên tĩnh cùng những hàng cây xanh nhìn ra dịng
sơng. Thành Điện Hải, nơi in mốc lịch sử quan trọng, nhân dân đã dũng cảm chống
chọi kẻ thù xâm lược cho đến phút cuối cùng. Có lẽ vì những giá trị đặc biệt được
gìn giữ như vậy nên cảnh quan sơng Hàn khơng bị xâm hại, mà rất hồn thiện,
thống mát, mang lại nét đẹp thơ mộng nhưng cũng không kém phần sôi động. Con
đường Bạch Đằng được xem là điểm nhấn cho vẻ đẹp của cả thành phố, càng về
đêm đường này như khốc vào cho mình một bộ xiêm y lộng lẫy hơn bao giờ hết.
Đây được xem là con đường đẹp nhất nằm ở trung tâm thành phố bên bờ sông Hàn,
hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan ngắm cảnh.
Hữu ngạn sông Hàn ngày trước trong suy nghĩ của người dân nơi đây là những
khu nhà chồ xập xệ. Kể lại quãng đời gian nan ấy, thế hệ từng trải qua xem đó là
những kì tích dường như chỉ cịn tồn tại trong lịch sử. Năm 2000, một bước đường
phát triển mới mở ra, khi đơi dịng nối gần hơn bởi cây cầu sơng Hàn, kèm theo đó
là những dự án giải tỏa khu nhà chồ “Vệt sáng Bạch Đằng” (1997), xây dựng khu
dân cư mới, nay chuyển về phường Nại Hiên Đông. Quá trình di dời hồn tất vào

năm 2003, hai bên bờ sông ngày càng đẹp hơn, những dãy nhà chồ san sát mặt sơng
được dỡ bỏ, bến phà khơng cịn, bến cá, bến xe lam, chợ rau buổi sáng dừng hoạt
động. Từ ngày đôi bờ được nối liền, hữu ngạn con sơng trút bỏ lớp vỏ nghèo nàn,
dần dần vươn mình tìm lấy sự tương xứng. Bờ Đơng vẫn mang trong mình một vẻ
đẹp bình lặng, từ bờ Tây nhìn sang đó là lối sống nhẹ nhàng, dịng người khơng hối
hả vội vàng, mức sống còn giản dị, lưu lại chút gì đó của thơn q ngày xưa. Khi bờ
Tây sáng rực xơ bồ, thì phía bên ấy vẫn bình thản, lặng im, cũng đèn điện sáng ngời
thế đó, nhưng nhịp sống đứt đoạn bởi con sơng vẫn giữ cho mình một ít riêng biệt.
Dễ nhận ra khi men dọc theo con đường ấy, sát bờ sơng vẫn cịn những làng trồng
rau và hoa. Hình ảnh những người nơng dân chăm bón tưới rau mỗi chiều, cả những
chiếc đị neo đậu ven sơng, cứ ngỡ khơng phải đang ở giữa lịng một thành phố hiện
đại. Gắn liền đó với dịng sơng, khơng thể nào bỏ qua hình ảnh những cây cầu bắc
ngang sông, cầu quay Sông Hàn cây cầu đầu tiên đánh dấu mốc son phát triển của
thành phố, chứng kiến sự chuyển mình của khu vực phía Đơng sơng Hàn. Cầu Rồng


17
và cầu mới Trần Thị Lý với hình ảnh con rồng và cánh buồm vươn ra biển lớn, thể
hiện sự năng động và ý chí khát khao phát triển khơng ngừng của con người Đà
Nẵng. Không những thế, khi màn đêm bng xuống dịng sơng, những chiếc cầu trở
nên rực rỡ hơn dưới những ánh đèn màu, càng làm tôn thêm vẻ quyến rũ của một
thành phố trẻ năng động.
Đời sống dần thay đổi, hiện đại lên từng ngày, thật khó tìm lại được khung
cảnh ngày xưa. Khi đời sống cịn khó khăn, hoạt động kinh tế chủ yếu phụ thuộc
vào hoạt động nông nghiệp, kể cả lưới chài trên sơng. Thật khơng khó để bắt gặp
thuyền ngư dân đánh bắt cá, hay lưới vó được cất lên giữa dịng. Những ngư dân
cần mẫn từ sáng sớm hay buổi đêm chèo chầm chậm trên con sông, chân chất mộc
mạc. Kể cả khi hiện đại hơn rất nhiều nhưng vẫn còn những người gắn với dịng
sơng như số mệnh cuộc đời họ, vẫn chèo đị trên con sơng từng ngày. Dù cho khơng
cịn cần thiết nữa, vẫn cịn những chiếc thuyền câu cá, bắt tôm ven sông. Tuy không

đáng là bao nhiêu so với nhu cầu cuộc sống hằng ngày, nhưng đó là niềm vui của
cuộc sống khơng thể tách rời khỏi con sơng. Thật khó hình dung, nếu Đà Nẵng
khơng có sơng Hàn chảy qua. Dịng sơng gắn liền với biết bao thế hệ, là niềm tự hào
của giới trẻ tương lai, ngày càng khẳng định được tầm quan trọng không thể thiếu
của cư dân Đà Nẵng. Sông Hàn vẻ đẹp nên thơ giữa thành phố hiện đại
1.2.3. Lịch sử làng Nại Hiên
Ơng cha ta từ xưa có lẽ khơng ngẫu nhiên khi chọn ngay chính đơi bờ làm
mảnh đất lập nghiệp gắn bó mn đời, là những cư dân đầu tiên ở mảnh đất xa lạ.
Dịng sơng như một vị thần, cung cấp nguồn lực tự nhiên dồi dào phục vụ cho cuộc
sống nông nghiệp. Nơi đây là cả dải đất bằng phẳng, dựa lưng vào núi vững chắc
mà hướng ra sông, biển, một vị thế khá thuận lợi. Cùng với bước đường Nam tiến
của cha ông, các lớp cư dân từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình đã lần
lượt vào khai khẩn lập nghiệp ở các tỉnh từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Nam Bộ.
Trong tiến trình khai khẩn, mở rộng bờ cõi ấy, làng Nại Hiên đã được hình thành,
cho đến nay vẫn cịn khá nhiều tranh cãi về nơi đầu tiên mà cư dân Nại Hiên sinh
sống, bởi địa vực của làng nằm ở cả bờ Tây và bờ Đơng sơng Hàn, vì thế có sự


18
phân tách Nại Hiên Đơng và Nại Hiên Tây. Có giả thiết cho rằng Nại Hiên Đơng
được hình thành trước, bởi quá trình di dân bắt nguồn từ việc cư dân miền Bắc tiến
vào Đà Nẵng bằng đường biển, và ông bà ban đầu chọn mảnh đất ở ngay cửa khẩu
sông Hàn để lập làng. Một ý kiến khác cho rằng Nại Hiên Tây mới là làng khởi đầu,
bởi nói đến lịch sử hình thành và phát triển của đơ thị Đà Nẵng, khơng thể khơng
nhắc đến vai trị trung tâm của “Ngũ xã” gồm: Hải Châu, Phước Ninh, Thạch
Thang, Nam Dương và Phước Ninh. Thông qua hai giả thuyết, đề tài nghiêng về ý
kiến cho rằng Nại Hiên ra đời đầu tiên, “Nại Hiên Tây được xem là trung tâm của
các làng Nại, các nghi lễ cúng bái, lễ hội đình đám được con cháu 12 phái tộc quy
tụ về tham dự hằng năm. Một bộ phận cư dân Nại Hiên trước đây vừa làm ruộng,
vừa làm nghề chài lưới trên sông, biển và đốn củi trên núi Sơn Trà” [12,20] Như

vậy, bộ phận dân chúng chuyển cư đến Sơn Trà sinh sống, chính là con cháu của
làng Nại Hiên, tức Nại Hiên Đông bây giờ, và với dấu tích bia chùa Long Thủ, cũng
đã ghi chép về tiến trình mở mang của các vị tiền hiền. Tên gọi Nại Hiên có nhiều
cách lí giải khác nhau, “Theo sách Đại Nam nhất thống chí triều Nguyễn thời Tự
Đức viết chữ Hán “Nại Hiên”. Từ điển Thiều Chửu định nghĩa chữ "Nại" là chịu
đựng – chữ “Hiên” là mái hiên- Như vậy, có thể hiểu rằng Nại Hiên là “Nơi ở của
những người chịu đựng gian khổ” [26].
Từ làng Nại Hiên, con cháu của làng bắt đầu tìm nơi ở mới dẫn đến sự hình
thành nên: Nại Hiên Tây, Nại Hiên Đơng, dịng sơng trở thành giải phân cách tự
nhiên giúp xác định làng phía đơng- tây. Làng Nại Hiên xưa được khai khẩn bởi 12
vị tiền hiền của 7 họ: Bùi, Nguyễn, Trần, Võ, Lê, Ngô và Phạm là người thuộc
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã vào ở dọc hai bờ sông Hàn lập ra xã Nại Hiên.
Địa vực ban đầu của làng Nại Hiên, có thể được giới hạn ở đường Tiểu La cũ( 2\9
ngày nay), dọc bờ sông, bắt đầu từ chùa An Long kéo dài đến đường Trưng Nữ
Vương. Năm 1997, ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉnh trang lại ranh giới
giữa các phường trong thành phố, vì vậy làng Nại Hiên Tây thuộc địa phận của
phường Bình Hiên, tuy nhiên phường hiện nay bao gồm các khối Vĩnh Ninh ( thuộc
xã Thạc Gián cũ), Tân Thành B (thuộc xã Hải Châu cũ), khối An – Lạc (thuộc xã


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×