Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.29 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

LÊ THỊ PHƯỢNG

ĐẶC ĐIỂM CA DAO NGHỆ TĨNH QUA KHẢO SÁT
ĐỊA DANH, SẢN VẬT, NGHỀ NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

ĐẶC ĐIỂM CA DAO NGHỆ TĨNH QUA KHẢO SÁT
ĐỊA DANH, SẢN VẬT, NGHỀ NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Đức Luận

Người thực hiện


LÊ THỊ PHƯỢNG

Đà Nẵng, tháng 05/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Tôi xin
chịu trách nhiệm về tính trung thực về nội dung khoa học trong khóa luận
này.
Đà nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phượng


TRANG GHI ƠN !
Để hồn thành đề tài này, tơi đã nhận được sự chỉ bảo hướng dẫn chỉ
bảo tận tình của T.S Lê Đức Luận, sự động viên giúp đỡ của quý thầy cô giáo
trong khoa Ngữ Văn và các bạn sinh viên cùng khóa.
Nhân dịp hồn thành luận văn tơi xin chân thành cảm ơn!
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế điều kiện, thời gian và
trình độ của người nghiên cứu nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Tơi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của q thầy cơ giáo và các bạn
để luận văn được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Phượng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
5. Bố cục đề tài .................................................................................................. 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG................................................................. 8
1.1. Khái niệm ca dao và ca dao Nghệ Tĩnh.................................................. 8
1.1.1. Khái niệm ca dao ..................................................................................... 8
1.1.2. Một vài nét về ca dao Nghệ Tĩnh ............................................................ 8
1.2. Khái quát chung về Nghệ Tĩnh ............................................................. 10
1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm dân cư ................................................................ 10
1.2.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 10
1.2.1.2. Về dân cư ........................................................................................... 12
1.2.2. Lịch sử xã hội ........................................................................................ 13
1.2.3. Con người Nghệ Tĩnh ........................................................................... 14
1.2.4. Văn học dân gian ................................................................................... 17
1.3. Khái niệm về địa danh, sản vật, nghề nghệp ....................................... 18
1.3.1. Khái niệm địa danh ............................................................................... 18
1.3.2. Khái niệm sản vật .................................................................................. 20
1.3.3. Khái niệm nghề nghiệp ......................................................................... 21
Chương 2. KHẢO SÁT ĐỊA DANH, SẢN VẬT VÀ NGHỀ NGHIỆP
TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH ................................................................. 24
2.1. Địa danh .................................................................................................. 24


2.1.1. Địa danh tự nhiên .................................................................................. 26

2.1.1.1. Địa danh tự nhiên là tên núi đồi, rừng rú ........................................... 26
2.1.1.2. Địa danh tự nhiên là tên sông suối, đồng bãi và một số địa danh khác.... 29
2.1.2. Địa danh kinh tế - xã hội ....................................................................... 31
2.1.2.1. Địa danh gắn với đơn vị hành chính và truyền thống đấu tranh chống
giặc ngoại xâm ................................................................................................ 31
2.1.2.3. Địa danh gắn với món ăn thức uống .................................................. 34
2.2. Sản vật ..................................................................................................... 35
2.2.1. Sản vật tự nhiên ..................................................................................... 35
2.2.2. Sản vật nhân tạo .................................................................................... 37
2.2.2.1. Sản vật của trồng trọt, chăn nuôi........................................................ 37
2.2.2.2. Sản vật của các làng nghề. ................................................................. 39
2.3. Nghề nghiệp ............................................................................................ 40
2.3.1. Nghề nông, nghề đi biển ....................................................................... 40
2.3.2. Nghề buôn bán ...................................................................................... 41
2.3.3. Nghề Thủ công nghiệp .......................................................................... 42
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CA DAO NGHỆ TĨNH QUA BỘ PHẬN CA
DAO NÓI VỀ ĐỊA DANH, SẢN VẬT, NGHỀ NGHIỆP ......................... 45
3.1. Nội dung thể hiện ................................................................................... 45
3.1.1. Đặc điểm của vùng đất Nghệ Tĩnh........................................................ 45
3.1.1. 1. Vùng đất giàu có, trù phú .................................................................. 45
3.1.1.2. Vùng đất hùng vĩ, tươi đẹp................................................................. 46
3.1.2. Đặc điểm về phẩm chất con người Nghệ Tĩnh ..................................... 48
3.1.2.1. Cần cù, chịu khó ................................................................................. 48
3.1.2.2 . Thơng minh, hiếu học ....................................................................... 50
3.1.2.3. Yêu nước nồng nàn và thủy chung son sắc ........................................ 52
3.2. Đặc điểm về hình thức biểu đạt ............................................................ 54


3.2.1. Thể thơ .................................................................................................. 54
3.2.1.1. Thể lục bát .......................................................................................... 54

3.2.1.2. Thể hỗn hợp ....................................................................................... 58
3.2.1.3. Thể song thất lục bát .......................................................................... 59
3.2.1.4. Thể vãn ............................................................................................... 61
3.2.2. Ngôn từ .................................................................................................. 62
3.2.3. Biểu tượng nghệ thuật ........................................................................... 64
3.2.4. Góp phần khu biệt với ca dao vùng miền khác ..................................... 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã Bản viết: “ Cảnh đất trời, non nước không dễ
gì có cho mn nơi. “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ” là thế. Có ngoa ngắt
quá chăng: cứ phải tắm mình trên sơng Lam, say sưa với núi Hồng và bao cảnh đẹp
khác nơi đây thì mới hiểu hết, lý giải hết những điều quanh ta và nơi ta”. Đây quá
là một sự cảm nhận tinh tế mà nhẹ nhàng, hít thở thật sâu và tận hưởng những mơn
man khoan khối trên da thịt mình, một cảm giác chân thực nhưng đầy ý nghĩa của
một tâm hồn yêu và khao khát cái đẹp của cuộc sống chân thực.
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi đây đã sinh ra những con người cần cù,
chịu khó, tuy bộc trực nhưng thẫm đẫm nghĩa tình. Đất nghèo nhưng lịng người
ln đong đầy cảm xúc, điều này được thể hiện qua vốn tri thức dân gian đa dạng,
phong phú trong sự độc đáo riêng biệt của vùng. Ở đó trong mỗi câu ca dao tục ngữ,
mỗi câu hị điệu ví đều réo rắt những thanh âm trong trẻo lạ thường bên cạnh tiếng
lòng nặng trĩu những ưu tư của con người trước cuộc sống. Ca dao Nghệ Tĩnh giúp
ta hiểu hơn về cách cảm cách nghĩ của con người nơi đây.
Ca dao được xem như cuốn “biên niên sử” ghi lại hết mỗi tên làng, tên đất
cũng như muôn mặt đời sống sinh hoạt của con người một cách trọn vẹn nhất. Nếu

địa danh là dấu ấn sâu đậm về quê hương, tâm tình con người vùng đất thì nghề
nghiệp và sản vật chính là cơng sức được đền đáp xứng đáng. Tất cả những điều đó
được gửi gắm vào trong ca dao như lòng tự hào về quê hương bản xứ và cũng là để
con cháu đời sau không khỏi lãng quên về cội nguồn của mình.
Đi vào nghiên cứu đề tài “Đặc điểm ca dao Nghệ Tĩnh qua khảo sát địa
danh, sản vật, nghề nghiệp” không chỉ giúp chúng ta thấy được những đặc điểm về
nội dung và nghệ thuật của bộ phận ca dao này trong kho tàng văn học dân gian
Việt Nam nói chung và ca dao Nghệ Tĩnh nói riêng mà quan trọng hơn là những giá
trị lịch sử và văn hóa chất chứa trong đó tạo nên bản sắc độc đáo riêng biệt của
vùng này. Đồng thời việc nghiên cứu cịnlà sự ghi nhận những đóng góp to lớn, đầy
sáng tạo của trí tuệ nhân dân trong vai trò của những người vun đắp cho vốn gia tài


2
văn học dân gian Nghệ Tĩnh càng đa dạng và đặc sắc hơn. Đây cũng là lý do để
chúng tôi lựa chọn đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đất Việt có bao nhiêu năm tháng thì Nghệ Tĩnh có chừng ấy ngày với bấy
nhiêu thăng trầm biến cố. Với lịch sử lâu đời cùng những giá trị văn hóa riêng biệt
và độc đáo, thì vùng đất Nghệ Tĩnh cùng với những giá trị văn hóa của nó, ln là
mối bận tâm lớn của các học giả cũng như các nhà nghiên cứu. Trong đó ca dao là
một thể loại văn học dân gian vô cùng đặc sắc nên khơng q lạ lẫm khi có rất nhiều
các cơng trình tập trung nghiên cứu về thể loại này. Trong các tác phẩm đó các tác
giả cũng đã dành nhiều trang để viết về ca dao Nghệ Tĩnh như:
Với tâm thế của một người con được sinh ra trên mảnh đất Nghệ Tĩnh, tác
giả Nguyễn Nhã Bản trong cuốn “Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh”, đã có
những chia sẻ khá chân thành về vùng này. Trong tác phẩm tác giả khơng chỉ đề cập
đến lịch sử hình thành vùng đất mà còn dẫn dụ một cách độc đáo về địa thế của tỉnh
Nghệ An. Tác giả khẳng định: “Nghệ Tĩnh là một vùng văn hóa và con người nơi
đây là một chứ không thể tách Nghệ An ra khỏi Hà Tĩnh và ngược lại. Nghệ Tĩnh

nằm trong “khúc ruột miền Trung” [3, tr 122]. Trong cuốn sách này tác giả cũng
thể hiện sự tâm huyết của mình trong việc sưu tầm các bài ca dao, tục ngữ Nghệ
Tĩnh, tất cả chúng được tập hợp khá đầy đủ giúp người đọc thấy được diện mạo
chung của một nền văn học dân gian trù phú.
Sách “An Tĩnh cổ lục (Levieux An - Tinh)/ Hippolite le Breto” của nhóm dich
giả Nguyễn Anh Khoa, Nguyễn Văn Phú, H.Đ Chương Châu, Phan Trọng Báu đã
có những ghi chép xác đáng về vùng đất Nghệ An. Đó là thời kỳ tiền sử của vùng
đất An Tĩnh cũng như các vấn đề về địa chất, lịch sử, văn học dân gian, và những
danh lam thắng cảnh có tính chất truyền kỳ cũng như lịch sử của xứ An Tĩnh xưa
như: xứ Diễn Châu, xứ Vinh, xứ Hà Tĩnh, xứ Kì Anh, xứ Đức Thọ, lưu vực sông
Ngàn Phố, Ngàn sâu.
Trong cuốn: “Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 15, ca dao” của
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2002) cũng đã dành nhiều trang


3
để nói về văn học dân gian Nghệ Tĩnh trong sự tương quan với nền văn học dân
gian cả nước. Những nhận xét, đánh giá cùng những tác phẩm đi kèm đã phần nào
giúp người đọc hiểu rõ hơn về những nét độc đáo, đặc sắc của vùng so với các vùng
khác trong cả nước.
Nguyễn Văn Âu trong “Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam” đã khẳng
định địa danh là một yếu tố quan trọng gắn với cuộc sống sinh hoạt của con người,
đây cũng là đối tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều nghành khoa học. Thơng
qua việc tìm hiểu về địa danh sẽ giúp chúng ta hiểu kỹ hơn về một địa phương nào
đó về tự nhiên cũng như lịch sử, kinh tế - xã hội. Trong cơng trình này tác giả đã có
những khái lược về các địa danh điển hình trong cả nước nhưng đã phần nào cho
thấy được sự đa dạng, phức tạp của địa danh Việt Nam.
“Âm vang địa danh Hà Nội trong ca dao” được xem là một cơng trình rất
mới nghiên cứu về địa danh trong thời gian gần đây. Trong bài viết này của T.s Lê
Đức Luận có nói: “Nghiên cứu địa danh trong ca dao, tục ngữ Hà Tây – Hà Nội

chính là đi tìm những yếu tố ngôn ngữ cổ, ngôn ngữ thuần Việt được lưu giữ trong
địa danh và từ đó thấy được đặc điểm địa hình tự nhiên, đặc điểm văn hóa xã hội
của một vùng đất có truyền thống văn hóa” [25, tr1]. Quả vậy địa danh không đơn
thuần chỉ là tên gọi mà đó cịn là lịch sử, văn hóa của một vùng đất. Bài viết này tuy
chỉ nghiên cứu địa danh trong ca dao Hà Nội nhưng đây là một tài liệu quan trọng
trong việc định hướng cách tiếp cận địa danh trong ca dao một cách đầy đủ và xác
thực nhất.
Tác giả Vũ Ngọc Phan với cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam”, đã đề
cập đến các vấn đề liên quan đến tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam. Trong đó tác
giả tác giả đã đặt ra câu hỏi: “Ca dao lịch sử thực chất nó như thế nào?”[32,tr 12]
và đi tìm hiểu và làm rõ các vấn đề liên quan đến ca dao như: khái niệm, nội dung
và hình thức nghệ thuật của ca dao. Ở đây ca dao được phân thành các chủ đề khác
nhau để giúp người đọc thấy được toàn cảnh đất nước, con người, xã hội được phản
ảnh trong đó cũng như sự ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ, ca dao với văn học thành
văn, hay những hạn chế về mặt tưởng của người nơng dân được biểu hiện trong đó.


4
Nhóm tác giả Mã Giang Lân, Vũ Tú Nam, Vũ Ngọc Phan, Vũ Thị Thu Thủy
trong cuốn“Ca dao Việt Nam” đã có cơng sưu tầm, tuyển chọn và biên soạn cuốn
các bài viết, nhận xét, đánh giá, phê bình về ca dao Việt Nam của các nhà nghiên
cứu, nhà văn, nhà thơ. Để người đọc có cách tiếp cận đúng đắn về các tác phẩm này.
Ngồi ra thì cịn rất nhiều các cơng trình nghiên cứu khác nữa nghiên cứu về ca dao
người Việt và ca dao Nghệ Tĩnh nói riêng như: Tác phẩm “Bình giảng ca dao” của
tác giả Hồng Tiến Tựu; Khóa luận tốt nghiệp nghành Sư phạm Ngữ văn của Trần
Thị Cẩm về đề tài “Địa danh, sản vật, nghề nghiệp trong ca dao Quảng Nam Đà
Nẵng” hay đề tài “Ẩm thực dân gian trong ca dao, dân ca Nghệ Tĩnh” của Võ Thị
Hoài, Nguyễn Minh Tâm,“Địa danh Việt Nam trong tục ngữ, ca dao, Khóa luận tốt
nghiệp”.
Trên bình diện ngơn ngữ học, có thể nhắc đến “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ

đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sơng” của Hồng Thị Châu, “Địa danh Hương
Sơn dưới góc độ ngơn ngữ” của Bùi Đức Nam hay luận văn của Nguyễn Hữu Duy:
“Bước đầu khảo sát đặc điểm địa danh huyện Yên Thành”. Những cơng trình này
tuy chỉ đề cập đến địa danh của một khu vực, một vùng đất cụ thể nhưng đó là
những tài liệu rất quan trọng phục vụ cho đề tài này.
Trên bình diện văn học, GS.TS Nguyễn Xn Kính với "Thi pháp ca dao",
đã đề cập đến vấn đề địa danh trong ca dao trên các phương diện: phân loại địa danh
(theo chức năng định danh và theo nguồn gốc), các chủ đề phổ biến trong bộ phận
ca dao có dịa danh, xu hướng thuần Việt và xu hướng dân gian hố địa danh, sự
chuyển đổi địa danh. Có thể nói, những vấn đề trọng yếu của việc nghiên cứu địa
danh trong văn học đã được tác giả Thi pháp ca dao đề cập tới.
Đặc biệt là cơng trình đồ sộ Văn hóa dân gian xứ Nghệ của PGS. Ninh Viết
Giao (chủ biên) mà chú trọng hai tập: “Văn hóa ẩm thực (tập 5)”,“Nghề, làng nghề
thủ cơng truyền thống Nghệ An (tập 6)” và khóa luận tốt nghiệp “Địa danh trong
ca dao xứ Nghệ” của Trần Thị Phương, là những tài liệu rất quý giá định hướng cho
tôi thực hiện để tài này. Trong cuốn “Văn hóa ẩm thực (tập 5)” PGS. Ninh Viết
Giao đã nói về vị trí và vai trò quan trong của ăn trong đời sống con người: “Về vấn


5
đề ẩm thực, cố nhân nói “Dân dĩ thực vi thiên”. Dân ta có câu “Có ăn mới sống”,
“Có thực mới vực được đạo”; trong quân sự “Thục túc binh cường”; trong “tứ
khối” cái ăn đứng đầu …”Có ăn mới sống”, “Có ăn mới tồn tại”, “Cái ăn đứng
đầu”…Phải ăn để sống là tất yếu, nhưng ăn cái gì, ăn như thế nào, khi nào thì ăn,
ăn với ai…lại là những điểm cơ bản để đánh giá nhân cách một con người, thậm
chí là cả một làng, một vùng” [20, tr 12] để làm cơ sở cho việc “Kháo sát, nghiên
cứu, biên soạn cuốn sách này” với mục đích “giới thiệu một số món ăn thức uống
thường xuyên, phổ biến của nhân dân xứ Nghệ trước đây, qua đó tìm hiểu nội dung
các bữa ăn của họ, sở thích của họ đối với các món ăn thức uống…để thấy rõ hơn
đời sống của họ” [20, tr 13].

Khi viết về “Nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Nghệ An (tập 6)” tác
giả Ninh Viết Giao đã có những nhận định và tìm hiểu khá kĩ càng về các làng nghề
truyền thống ở Nghệ An, ơng viết: “Nhìn những vùng miền xi tỉnh Nghệ An,
chúng ta thấy có hiện tượng như sau: Trên cơ sở nơng nghiệp là chính, cứ một làng
học lại có vài ba làng nghề, một làng bn, một làng thích ca hát, một làng hay gấy
sự mà người Nghệ gọi là “ốc xạo” và một làng chuyên canh một cây gì đó. Làng
nghề nếu là nghề dệt thường đi đi đôi với làng học” [19, tr 19]. Điều đặc biệt là sau
khi giới thiệu về làng nghề, nguyên liệu và cách chế biến, dụng cụ, sử dụng…tác
giả còn đưa ra hiệu quả sử dụng của sản phẩm đó đồng thời có những kiến nghị
nhắm duy trì, phát triển các làng nghề trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu này có đề cập đến ca dao như một loại
hình văn học dân gian độc đáo nhưng xét trên phương diện “địa danh, sản vật, nghề
nghiệp trong ca dao Nghệ Tĩnh” thì có thể nói rằng chưa có một tác phẩm nào
nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề này. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu
mới chỉ đi tìm hiểu trên bề nổi hay một khía cạnh của vấn đề. Chúng tơi hồn thành
đề tài này nhằm giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ hơn về các giá trị lịch sử và
văn hóa của loại hình văn học dân gian này qua các phương diện: địa danh, sản vật,
nghề nghiệp.


6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Địa danh, sản vật, nghề nghiệp
trong ca dao Nghệ Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Ca dao Nghệ Tĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:

4.1. Phương pháp hệ thống - cấu trúc
Để hệ thống lại các vấn đề về thuộc về địa danh, sản vật, nghề nghiệp thành
một chỉnh thể, theo những luận điểm để tiến hành việc nghiên cứu.
4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Sử dụng phương pháp này chúng ta sẽ tiến hành phân tích các bài ca dao
thơng qua đó để thấy được đặc điểm cũng như bản sắc văn hóa của vùng Nghệ Tĩnh
được phản ảnh trong bộ phận ca dao này.
4.3. Phương pháp khảo sát, phân loại
Tiến hành tìm kiếm, tập hợp các bài ca dao nói về địa danh, sản vật, nghề
nghiệp và sắp xếp, phân loại chúng theo những tiêu chí nhất định.
4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Sau khi tập hợp các bài ca dao thì tiến hành so sánh, đối chiếu để biết được
xuất xứ của bài ca dao cũng như so sánh với ca dao nói về địa danh, sản vật, nghề
nghiệp trong cả nước để thấy được điểm chung và sự đặc sắc của mỗi vùng miền.
Ngoài ra để phục vụ cho q trình nghiên cứu thì chúng tơi cịn sử dụng các
phương pháp bổ trợ khác: Phương pháp nghiên cứu thi pháp học, phương pháp diễn
dịch và quy nạp.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dụng luận văn gồm
ba chương:


7
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Khảo sát địa danh, sản vật, nghề nghiệp trong ca dao Nghệ Tĩnh
Chương 3: Đặc điểm ca dao Nghệ Tĩnh qua bộ phận ca dao nói về địa danh,
sản vật, nghề nghiệp


8


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khái niệm ca dao và ca dao Nghệ Tĩnh
1.1.1. Khái niệm ca dao
Hoàng Tiến Lựu định nghĩa: “Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất
của thơ ca dân gian, là loại thơ dân gian truyền thống, có phong cách riêng được
hình thành và phát triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngơn từ trong các
loại dân ca trữ tình ngắn và tương đối ngắn của Việt Nam.’’ (dẫn theo khóa luận tốt
nghiệp “Tình u đơi lứa trong ca dao – dân ca Nghệ Tĩnh”)
Theo Nguyễn Xuân Kính trong Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập
15, ca dao) thì: “Ca dao là thơ dân gian có nội dung trữ tình và trào phúng có hàng
loạt lời xin lời. Người ta có thể hát ngâm, đọc (và cả xem bằng mắt sau khi ca dao
được ghi chép lại)” [40, tr 23]
Trong cuốn Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt, T.S Lê Đức Luận đã khẳng
định ca dao là một thuật ngữ Hán – Việt. Thơng qua sự tìm hiểu về khái niệm này
qua các thời kì cùng sự phân biệt ca dao với các loại hình khác như: dân ca, tục ngữ,
thơ tác giả đưa ra khái niệm: “Ca dao là lời của các câu hát dân gian và những
sáng tác ngâm vịnh được lưu truyền trong dân gian và được gọi chung là lời ca dân
gian” [26, tr 26]
1.1.2. Một vài nét về ca dao Nghệ Tĩnh
So với các vùng miền khác trong cả nước thì Nghệ Tĩnh là nơi có vốn ca dao
khá phong phú mà khơng phải bất cứ một vùng phương ngữ, vùng văn hoá nào cũng
có được. Ca dao xứ Nghệ được hình thành trong những điều kiện lịch sử và địa lí
riêng nên nó mang đậm màu sắc văn hố của chính mảnh đất này. Có những bài ca
dao đó có nguồn gốc từ một vùng quê khác nhưng khi nó được lưu truyền trên mảnh
đất này, được người Nghệ Tĩnh cảm nhận, chắt chiu thì nó đã phản ảnh chân thực



9
đời sống lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm, cách làm, cách nghĩ
của người Nghệ Tĩnh.
Vậy ta có thể hiểu ca dao xứ Nghệ là những lời dân gian được nhân dân
Nghệ Tĩnh sáng tạo hoặc tiếp thu từ các thể loại dân ca khác và sáng tạo lại theo
hình thức, nội dung, đề tài và mục đích giao tiếp của nhân dân sau khi đã tách rời
giai điệu âm nhạc và hoàn cảnh diễn xướng của các loại dân ca ban đầu. Trong ý
nghĩa này, ca dao xứ Nghệ không bao hàm đồng dao, vè. Ngoài những bài ca dao do
nhân dân xứ Nghệ sáng tác, những lời ca dao hay dân ca sưu tầm ở xứ Nghệ, có
nhiều bài, trong q trình giao lưu giữa các miền, do người địa phương khác sáng
tác ra. Nhưng những bài ca dao này đều nằm trên đất Nghệ Tĩnh và được người dân
xứ Nghệ sử dụng, lưu truyền.
Trong kho tàng ca dao xứ Nghệ, ta thấy có sự tiếp nhận khá rõ rệt. Ca dao
nơi đây còn lưu giữ được nhiều bài ca dao cổ, đến từ nhiều nguồn khác nhau, có thể
là do những lính thú lưu đồn, những dân tứ chiếng, những đợt sóng chuyển cư và
những ông đồ Nghệ đầu năm đeo tay nải đỏ, tráp đen đi khắp bốn phương tìm nghề
dạy học... ra đi, họ mang theo ca dao Nghệ Tĩnh, ngày quay trở về họ mang theo
những bài ca dao của địa phương khác. Ở đây bắt đầu có sự sàng lọc để phù hợp với
cái nếp nghĩ của người Nghệ Tĩnh, tiếp cho nó ít nhiều “chất” Nghệ thơ mộc mà
thanh tao hiếm thấy.
Mang hơi thở chung của ca dao, ca dao Nghệ Tĩnh không chỉ mang đầy đủ
những đặc điểm chung của ca dao cả nước mà ở đây ta còn cảm nhận được vương
vấn một hơi thở riêng, một phong cách rất riêng. Ta bắt gặp trong ca dao vùng miền
này sự đa dạng ở đề tài, nội dung phản ảnh, từ đề tài tình yêu nam nữ, đề tài tình
yêu quê hương đất nước, ca ngợi cảnh vật và truyền thống địa phương đến đề tài
đấu tranh giai cấp, chống giặc ngoại xâm. Ca dao Nghệ Tĩnh nói về cảnh trí, con
người, cuộc sống nơi đây bằng một chất giọng Nghệ đằm nặng nhưng cũng thân
thương, chân chất rất dễ nhận ra. Nếu Tiếng Việt của chúng ta có sáu thanh điệu
chính thì khu vực này chỉ có năm thanh điệu, bởi vì phương ngữ vùng này khơng
phân biệt được thanh ngã và thanh nặng. Chính điều này lại đem đến cho nơi đây

một sự khu biệt thú vị. Tiếng Nghệ cũng như tính cách người Nghệ có lúc thâm
trầm, dè dăt, nhưng có khi cũng mãnh liệt dứt khốt, lúc thánh thót, trong sáng, lúc


10
trầm hùng, âm vang tạo nên một nét đẹp mang tên bản sắc văn hoá của người Nghệ
Tĩnh.
Len lỏi vào các ngóc ngách của tâm hồn, có tiếng cười xen lẫn cũng có tiếng
khóc, có đau khổ, sướng vui, có chia li, gặp gỡ, có đắn đo suy nghĩ, có cá nhân, có
gia đình, xã hội, lịch sử, có thiên nhiên cảnh vật, có vấn đề đặt ra trong khoảnh khắc
mà cũng có vấn đề đặt ra cho cả thời đại... Ca dao của đất Hồng Lam chính là tấm
lịng của con người nơi đây, đầy ưu ái đối với thời cuộc, đối với giang sơn mà gần
gũi thân quen với cuộc sống cơ cực, lầm than của người bình dân.
Trong ca dao xứ Nghệ, hình ảnh của địa danh, các sản vật, nghề nghiệp trên
các vùng quê xuất hiện dày đặc. Đây là một cách phơ diễn lịng u quê hương, đất
nước chân thực mà đầy sự kiêu hãnh. Mỗi tên gọi, mỗi địa danh, mỗi đặc sản đều
mang những nét đặc trưng riêng của từng miền quê cụ thể hợp với nhau tạo nên một
xứ Nghệ Tĩnh trù phú, giàu có bất chấp sự khắc nghiệt của thời tiết, đất dù cằn đá
sỏi nhưng với sự cần cù, chịu khó của con người nơi đây thì rừng vàng, biển bạc và
đất vẫn phì nhiêu. Theo thống kê của Trần Thị Phương khóa luận tốt nghiệp: “Địa
danh trong ca dao Nghệ Tĩnh”, tiến hành kháo sát trong 2 tập “Kho tàng ca dao xứ
Nghệ” (Ninh Viết Giao chủ biên, NXb Nghệ An ấn hành năm 1996 trong phần A,
Về ca dao người Việt ở xứ Nghệ ), trong tổng số 4157 lời ca dao, có 507 lời sử
dụng tên riêng chỉ địa điểm, chiếm 12,2%. Trong số 507 lời, số lần địa danh xuất
hiện là 839. Còn theo thống kê của GS Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao,
trong tổng số 12487 lời ca dao người Việt, số lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm chỉ
chiếm 8,4%. Tỉ lệ này đã cho thấy, địa danh trong ca dao xứ Nghệ là một hiện
tượng độc đáo, đáng để quan tâm.
1.2. Khái quát chung về Nghệ Tĩnh
1.2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm dân cư

1.2.1.1. Vị trí địa lý
Khi chưa tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thì Nghệ Tĩnh có diện tích
là 22.149 km2. Phía đơng giáp biển đông với đường bờ biển dài 229 km, phía tây là
dãy Trường sơn đồ sộ, giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài 250 km, phía bắc
giáp tỉnh Thanh Hóa, cịn phía tây giáp với tỉnh Quảng Bình. Địa hình của vùng
phát triển chiều dài nhưng hẹp bề ngang, có tới ¾ là đồi núi chạy theo hướng tây


11
bắc – đơng nam, thấp dần về phía đơng. Núi trải dài và dày đặc ở phía Tây, bốn mùa
mây phủ, được nhân dân quen gọi là dãy Trường Sơn, núi đâm thẳng ra biển gọi là
Đèo Ngang (hay Hoành Sơn). Những tên núi, tên sông ở đây đều gắn liền với những
truyền thuyết mang đậm dấu ấn tự hào dân tộc. Dãy núi Hồng Lĩnh đứng sừng sững
với 99 ngọn núi, gắn liền với truyền thuyết 100 con Phượng Hoàng hạ cánh nơi đây
tạo cho xứ Nghệ mang vẻ đẹp linh thiêng, huyền thoại. Dãy Đại Huệ, Thiên Nhẫn
uốn mình như một con rồng trẫm mình giữa rừng núi hoang vu. Giáp với Quảng
Bình có Đèo Ngang là nơi ngăn cách giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Mặc dù phần lớn diện tích là đồi núi nhưng vùng cũng có những đồng bằng
rộng lớn tạo điều kiện cho nhân dân canh tác, sản xuất như đồng bằng duyên hải
Diễn Châu, đồng bằng châu thổ sông Lam, được bồi đắp bởi phù sa sơng nên đất đai
màu mỡ, thích hợp cho trồng trọt nên dân cư tập trung đơng đúc. Ngồi ra cịn có
đồng bằng Kỳ Anh và một số đồng bằng nhỏ hẹp khác.
Đất Nghệ Tĩnh có rất nhiều con sông nhưng đẹp và lớn nhất vẫn là sông
Lam. Ngày xưa gọi là Thanh Long ( sông Cả, sông Rum). Sông Lam của vùng là
một trong những con sông đẹp nhất nước ta, màu nước xanh ngọc lững lờ ở vùng
hạ nguồn nhưng ở thượng nguồn đây được coi là con sơng hung dữ nhất vì nó
thường xun thay đổi dòng chảy, luồn lách giữa lòng núi hiểm trở với 130 thác
ghềnh lớn, nó tiếp nhận hầu hết nước của các dịng sơng như: sơng Hiếu, sơng Con,
sơng Ngàn Sâu, sơng Ngàn Phố. Đây cũng là dịng sơng, ngọn núi thi ca của con
người Nghệ Tĩnh.

Đây là một vùng khí hậu khá khắc nghiệt. Đất đai cằn cỗi, gió Lào triền
miên, mưa nắng thất thường. Thời tiết khơ nóng, đồng ruộng khô hạn, nứt nẻ, cây
cỏ khát khô. Đặc biệt gió Lào được xem là một điểm nhấn trong thời tiết của vùng,
gió mang theo cái hanh khơ của vùng lục địa xa xôi trút về đây, làm cho nắng hè
càng thêm oi ả nóng bức. Ngồi ra vùng đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão
nhiệt đới gây thiệt hại khơng ít của cải tài sản, đặc biệt là tổn thất về người.
Chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã hằn sâu hơn nét khắc khổ của con
người vùng đất này, góp phần hình thành tính cách và bản sắc người Xứ Nghệ.


12
1.2.1.2. Về dân cư
Xưa kia Nghệ Tĩnh thuộc đất Việt Thường. Theo Giáo Sư Bùi Văn Nguyên,
các thư tịch ghi lại họ Việt Thường (Việt Thường thị) có thế là một kiểu bộ tộc Việt
Thường. Đây là một bộ tộc người đã biết mặc một loại xiêm để chắn bùn lầy, phần
lớn ở đồng bằng, qua các công việc như nghề cá và có khản năng làm ruộng lúa
nước. Hiện nay tên Việt Thường cịn sót lại ở một số huyện của Nghệ Tĩnh như:
Nghi Xuân, Can Lộc, và một phần Đức Thọ. Nghệ Tĩnh như nhiều người đã xác
định là vùng biên viễn, vùng đất hứa, nơi ẩn náu của loạn thần tặc tử hay bọn du thủ
du thực. Theo Gs.Ts. Phạm Đức Dương nhận xét “ Xứ Nghệ một vùng biên ải của
nhà nước Đại Việt xưa. Những con người ở đây phải chăng cũng là hệ quả của sự
dồn toa từ ngoài bắc vào càng ngày càng xa dần kinh đơ, xa dần trung tâm văn
hóa, tới vùng văn hóa kém phát triển, trình độ dân trí không cao. Nhưng phải đảm
nhiệm một trọng trách đối với đất nước: Bảo vệ biên cương, mở mang bờ cõi.
Người dân nhất là người lãnh đạo phải có một tinh thần trách nhiệm cao cả, phải
vượt chính mình, phải học tập” (dẫn theo khóa luận “Tình u đối lứa trong ca dao
– dân ca Nghệ Tĩnh”).
Theo GS.TS Nguyễn Nhã Bản đã từng viết: “Nghệ Tĩnh mảnh đất có từ ngày
nhà nước chúng ta mang tên Văn Lang. Lịch sử Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của
chúng ta có bao nhiêu thang trầm thì dường như mảnh đất Nghệ cũng xẩy ra bẩy

nhiêu biến cố”[3]. Vùng này được xem là một cái nơi của văn hóa người Việt nói
chung và người miền Trung nói riêng.
Những dấu tích lịch sử cịn hiện hữu trên khắp vùng đất này, đó là tịa thành
cổ trên núi Trúc Sơn trong dãy Hồng Lĩnh. Dấu tích của ao trời, tháp cờ, đồi bắn
cung của kinh đô Ngàn Hồng, nước Xích Qủy do Kinh Dương Vương trì vì (khoảng
thế kỷ III TCN) . Vùng Quỳnh Viên gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử và
Tiên Dung…. Tất cả đó đã chứng minh đây là một vùng đất có lịch sử lâu đời được
hình thành từ xa xưa với bề dày lịch sử và văn hóa đáng quý
Hiện nay chiếm phần lớn dân cư Nghệ Tĩnh là dân tộc Kinh (Việt), người
Thái là dân tộc chiếm đa số ở miền núi, ngồi ra có người H’Mơng, Đan Lai, Ly


13
Hà, Cuối, Thổ, TàyPoong (Nghệ An), Mã Liềng, Cọi (Hà Tĩnh)… Người Kinh
Nghệ Tĩnh ngày nay nói tiếng Việt - một nhánh của ngôn ngữ Việt Mường. Trong
ngôn ngữ họ còn bảo lưu được khá nhiều từ cổ, đặc biệt là thanh điệu (mà người các
nơi khác cho là “nặng”, là “trọ trẹ”). Trong văn hóa dân gian của họ khơng phải đã
mất hết vết cổ kính độc đáo, ví dụ điệu hát dặm chỉ lưu hành trong phạm vi Nghệ
Tĩnh, có chứa chất một cái gì chất phác của con người thời cổ hay của con người ở
chốn núi rừng mà cuộc sống còn giản đơn và cách biệt.
1.2.2. Lịch sử xã hội
Theo tài liệu địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh do nhà nghiên cứu Nguyễn
Đổng Chi chủ biên đã ghi chép: mảnh đất này vốn là bộ phận không tách rời của tổ
quốc kể từ ngày Vua Hùng dựng nước. Những tài liệu khai quật được ở lòng đất
cùng với tài liệu truyền miệng dân gian đều nhất trí chứng minh Nghệ Tĩnh là vùng
đất xa trung tâm nhưng vẫn mang đầy đủ những đặc trưng của nền văn minh sông
Hồng, sông Mã, sông Lam.
Đây là một vùng đất cổ, một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ
thuộc khu vực phía Nam nhà nước Văn Lang và Âu Lạc xưa. Và xa hơn, vùng Nghệ
Tĩnh thuộc đất Việt Thường thời cổ. Mười tám đời Vua Hùng dựng nước cịn để lại

dấu tích trên mảnh đất này. Theo Phan Huy Chủ khẳng định: “Nghệ An xưa thuộc
nước Việt Thường, thời Tần thuộc Tượng Quân, thời Hán gọi là quận Nhật Nam,
Thời Ngô gọi là quận Cửu Đức, thời Lương đổi từ quận ra châu. Ban đầu gọi là
Hoan Châu, sau gọi là huyện Diễn Châu. Qua đời nhà Đinh cũng giữ tên cũ là Diễn
Châu. Đến nhà Lý đổi lại thành trại. Niên hiệu Thiên Thành thứ ba (1030). Tthời Lý
Thái Tông đổi tên Hoan Châu thành Nghệ An và tách Diễn Châu ra thành một châu
riêng. Đời Trần vẫn giữ tên cũ là Nghệ An nhưng đặt là phủ. Đời trần Duệ Tông
đổi làm Lộ. Chia Nghệ An thành bốn Lộ: Nhật Nam, Nam, Bắc, Trung. Đến khi có
Tây Đơ ( đời Trần Thuận Tông) đổi Nghệ An làm trấn Lâm An, Diễn Châu thành
trấn Vọng Giang. Đến nhà Hồ đổi Diễn Châu ra phủ Linh Nguyên rồi cùng với
Thanh Hóa, Cửu Chân, và Ái Châu làm kinh kỳ tứ phụ. Thời Minh thuộc lại trở về
tên cũ là phủ Diễn Châu và phủ Nghệ An. Buổi đầu nhà Lê vẫn gọi như thế. Đến


14
niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) mới đặt làm Nghệ An thừa tuyên thuộc có 9
phủ, 25 huyện và 3 châu”. [8]
Vào năm 1428 Lê Lợi chia nước ta thành 5 đạo thì Nghệ An và Viễn Châu
thuộc đạo Hải Tây. Đời Lê Thành Tông (1469) định lại bản đồ, xứ Nghệ được gọi là
Nghệ An thừa tuyên. Triều Nguyễn, Quang Trung đổi Nghệ An thành trấn Nghĩa
An. Đầu Nguyễn các đơn vị hành chính trên đất Nghệ vẫn giữ nguyên như cũ. Năm
Minh Mệnh thứ 12 (1831) nhà Nguyễn cắt hai phủ Đức Thọ và Hà Hoa của Nghệ
An thành lập tỉnh mới là Hà Tĩnh. Năm Tự Đức thứ 6 (1852) nhà Nguyễn lại bỏ Hà
Tĩnh cho Lộ vào Nghệ An.
Đến năm 1875, lại đặt tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 27/12/1975, Quốc Hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa V kỳ họp 2 ban hành Nghị quyết hợp nhất tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh thành một tỉnh gọi là Nghệ Tĩnh. Đến ngày 12/8/1991, Quốc
hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết
chia Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Việc tách tỉnh sẽ tạo điều kiện cho cơng việc quản lý hành chính được thuận

lợi hơn. Nhìn chung những đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội của cả hai
tỉnh đều có những đặc điểm tương đồng thống nhất. Như vậy, xét theo chiều dài
lịch sử “Nghệ Tĩnh” trải qua nhiều biến cố, nhiều cách gọi, lúc phân lúc hợp nhưng
vẫn gắn kết làm một: là Hoan Diễn (ngày xưa) và là xứ Nghệ (ngày nay). Các nhà
nghiên cứu dùng từ “Nghệ Tĩnh” để chỉ chung 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh như một
đơn vị truyền thống, thống nhất về mặt văn hoá dân gian.
1.2.3. Con người Nghệ Tĩnh
Nghệ Tĩnh là một vùng đất có những đặc điểm riêng về thiên nhiên, lịch sử,
tiếng nói, con người, về sinh hoạt văn hóa rất dễ dàng phân biệt với những vùng văn
hóa khác trên đất nước. Những điều kiện địa lí, lịch sử, những thăng trầm đau
thương và anh dũng đã hun đúc cho người xứ Nghệ những tính cách riêng biệt. Bùi
Dương Lịch trong sách Nghệ An kí đã viết: “Người Nghệ An khí chất chất phác đơn
hậu, tính tình số đông thường chậm chạp không sắc sảo cho nên làm việc gì cũng
giữ gìn cẩn thận, bền vững, ít bị xao động bởi những lợi hại trước mắt” [29, tr 211].


15
Có thể nói thiên nhiên và xã hội đã phần nào qui định nếp sống cũng như
cảm nghĩ và cũng khơng phải ngẫu nhiên mà có ý kiến cho rằng: “Khơng có miền
nào lại có bản ngã rõ rệt bằng miền nào. Có thể nói có một tinh thần Nghệ Tĩnh…
Tinh thần đó làm lộ một cách rõ rệt lịng phụng thờ, sự cố gắng cùng những tính
nhẫn nại, kiên quyết của một dân tộc nông nghiệp chật vật tranh giành lấy một chỗ
sống dưới mặt trời ”(dẫn theo luận án “Đặc điểm ca dao Nghệ Tĩnh”).
Người Nghệ Tĩnh quen nhìn thẳng vào sự hiểm nghèo, quen sống trong sự
hồi hợp lúc nào cũng cần tự vệ. Trong sách Văn thơ Phan Bội Châu có nói rằng con
người xứ Nghệ can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khơ khan
và tằn tiện đến “cá gỗ”.
Nói đến tính cách con người Nghệ Tĩnh. Nổi bật nhất đó là đức tính cần cù,
chịu khó. Con người Nghệ Tĩnh là vậy. Họ chắt chiu, làm lùng để nuôi sống bản
thân và tạo lập tương lai. Những con người từ hai bàn tay trắng, bắt đất đai làm việc

không ngừng nghỉ tạo ra hạt gạo, củ khoai. Mồ hôi rơi xuống bao nhiêu ruộng đồng
bội thu bấy nhiêu. Chính đức tính cần cù đã khiến nhưng đồng ruộng khơ cằn thành
nhưng nương dâu, nương khoai xanh tốt, nhưng ngôi nhà ngói đỏ, những ống khói
ngút trời.
Sách đại nam nhất thống chí đã viết rằng: “Đất xấu, dân nghèo, tập tục cần
kiệm, nhà nông chăm chỉ ruộng nương”. Gs.Ts Phạm Đức Dương đã nói rằng: “
Người ta bảo Xứ Nghệ nghèo vì đất cằn cỗi, thiên nhiên khắc nghiệt nên người
Nghệ Tĩnh cũng khắc khổ đến cục cằn. Ngươi ta còn bảo “ chưa đi chưa biết Nghệ
An; Đi rồi mới biết nó gàn làm sao” (dẫn theo luận văn “Tình u lứa đơi trong ca
dao – dân ca Nghệ Tĩnh”)
Đây cịn là đất có nhiều người con nổi tiếng gan góc, mưu trí, kiên cường, bất
khuất trong đấu tranh thiên nhiên cũng như trong đấu tranh xã hội. Nghệ Tĩnh đã
từng sản sinh nhiều bậc anh hùng nghĩa sĩ có tên tuổi hay vơ danh góp phần làm nên
lịch sử của Tổ quốc, mở ra những trang sử vẻ vang của xứ Nghệ. Là nơi đầu sóng
ngọn gió, Nghệ Tĩnh là “phên dậu của nước nhà”, đã nhiều phen là bức thành ngăn


16
chặn, hoặc là mũi tiên phong làm tan rã nhiều đội quân xâm lược của các quốc gia,
các tộc người.
Ngày nay vẫn được con cháu ngàn đời sau giữ gìn và phát huy ngày càng
mạnh mẽ. Truyền thống tốt đẹp đó gắn liền với các tên làng, tên đất, những mảnh
đất lành đã sinh ra những con người kiệt xuất.
Theo Bùi Dương Lịch trong Nghệ An Kí đã nhận xét như sau: “ Người dân
Xứ Nghệ tự chủ, vững chắc, phong tục trọng hậu, người thì thuận hịa chăm học”
[29, tr 211]. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí đã viết: “ Học trị Nghệ An chuộng
khí tiết, nhiều người hào mại dốc chí chăm học, văn chương dùng lý lẽ cứng cát,
không cần lời đẹp”. Phan Huy Chú nhận xét: “ Con người ở đây rất cần kiệm và
hiếu học, sản vật thì quý báu và hiểm lạ.. Thần núi và thần biển đều linh dị, khí
thiêng non sơng đều kết thành nhiều bậc danh hiền” [9]

Người dân ở đây cổ gắng học hành để vượt qua cuộc sống nghèo khó và đỗ
đạt phục vụ đất nước, phục vụ quê hương. Khi nói về vẫn đề này cụ Nguyễn Khắc
Viện đã nói hai phần ba trí thức cao cấp hiện hoạt động khoa học tại Hà Nội là
người gốc Nghệ Tĩnh. Điều đó có tác dụng tốt làm tăng chất tri thức cho thủ đô Hà
Nội.Không hổ danh là mảnh đất “địa linh nhân kiệt” chính tại mảnh đất này đã sản
sinh ra biết bao con người tài giỏi, có tấm lịng nhân nghĩa lấy sức mình phụng sự tổ
quốc nhân dân. Trước hết phải kể đến vị vua Mai Thúc Loan, dù tuổi thơ sống trong
cảnh nghèo khó, túng quẫn, kham khổ cùng cực dưới ách đô hộ tàn bạo của bọn
xâm lược nhà Đường .Với tấm lòng son sắt như ngọc, ông đã viết lên những trang
sử thật vẻ vang cho dân tộc, là niềm tự hào khôn nguôi của con người xứ Nghệ. Đất
này không thiếu những con người ưu tú, những cái tên như cha con Đặng Dung,
Đặng Tất (Can Lộc – Hà Tĩnh), Nguyễn Xí (Qùy Hợp), La Sơn Phụ Tử Nguyễn
Thiếp… Lịch sử ghi danh họ như những mẫu mực của thời đai, người đời mãi kính
trọng họ với những gì là tốt đẹp, cao q nhất.
Có thể vì nghèo như vậy mà con người nơi đây thấu hiểu hơn nỗi khổ của
kiếp người để rồi cảm thông cho số phận hẩm hưu như thân phận nàng Kiều.
Nguyễn Du danh nhân văn hóa thế giới thế kỷ XVIII, luôn cố gắng học hỏi, phát


17
huy những nét văn hóa quê hương làm rạng danh cho dân tộc. Trong hàng ngũ
những anh tài đó ta cũng không quên nhắc tới những tên tuổi như: Nguyễn Xn
Ơn, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Ngơ Đức Kế, Phạm Hồng Thái, Hồ Tùng
Mậu, …Trong những ngôi sao sáng nhất nổi lên tên tuổi của vị lãnh tụ thiên tài
Nguyễn Ái Quốc, vị cha già của cả dân tộc, người cộng sản kiệt xuất, danh nhân
văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là kết tinh, tinh hoa dân tộc, là con người mang đậm
dấu ấn bản sắc của con người xứ Nghệ.
Người Nghệ Tĩnh rất giàu lý tưởng, lý tưởng về cái đẹp của đạo đức, của lẽ
nhân sinh. Họ là những con người sống chân thành, bộc trực nhưng thẫm đẫm nghĩa
tình.

1.2.4. Văn học dân gian
Thơ ca dân gian là những lời hát có vần, có nhịp điệu được sáng tạo bởi quần
chúng lao động gồm: hị, ví giặm, hát ru, hát sắc bùa, hát thờ cúng dân gian, chèo,
ca trù, xẩm, đồng dao và ca dao.. Đây là những thể loại có số lượng lời thơ rất lớn,
vừa dùng để hát nhưng cũng có thể dùng để ngâm hoặc đọc.
Hình thức hát dặm tương đối đơn giản, không phức tạp, không câu nệ vào
luật lệ như các thể thơ Đường. GS Nguyễn Đổng Chi đã nhận xét rất hay rằng
“trong một bài hát dặm trừ một số câu đầu và câu cuối ra thì chủ yếu gồm nhiều
đoạn giống nhau nối lại bằng vần, tựa hồ như những vịng khâu trong một sợi dây
xích” [13, tr 23]. Nội dung của hát dặm chủ yếu mang tính chất chống phong kiến,
dí dỏm, khơi hài có cả trữ tình, giao duyên.
Hát ví Nghệ Tĩnh là thể loại xuất hiện trong nghề nơng và nghề thủ cơng.
Trong hát ví có nhiều hình thức như: hát ví phường vải, hát phường cấy, hát đị đưa.
Trong đó hát phường vải là đặc sắc hơn cả. Hát phường vải đã đi vào lề lối một số
xã ở Thạch Hà, Kỳ Anh thuộc Hà Tĩnh và một số xã ở Thanh Chương, Anh Sơn ở
Nghệ An cũng hay hát. Nội dung của hát phường vải biểu lộ tình cảm của hai bên
trai gái, đó là những ước mơ giận hờn hoặc đó là những lời ốn trách, hận thù.
Ngồi các thể vừa nêu trên, dân ca Nghệ Tĩnh cịn có các điệu hát khác như hát ru,
hát xẩm, hát đồng giao, hát sắc bùa, lẩy kiều, hát ca trù, hát hò …


18
Tri thức dân gian Nghệ Tĩnh được thể hiện qua kho tàng tục ngữ phong phú,
thể hiện tính cách, tâm lý, suy nghĩ, cách làm của con người xứ Nghệ.
Về truyện kể dân gian Xứ Nghệ tồn tại một kho tàng truyện kể dân gian khá
đặc sắc về thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện tiếu lâm, các giai thoại.
Qua truyện kể, dân gian thể hiện được nhân sinh quan và thế giới quan của
con người nơi đây. Theo Nguyễn Đổng Chi trong tác phẩm địa chỉ văn hóa dân
gian Nghệ Tĩnh có trích như sau “Cái chất Nghệ Tĩnh này phân biệt ở chỗ ít xa rời
thế giới khách quan và nhân sinh quan nhân dân, mặt khác nó có những nét phóng

khống, trái lạc và nhiệt tình nhất định” [11, tr 251].
Cùng với một khối lượng khá đồ sộ của ngơn từ địa phương đã góp phần
hình thành chất“ giọng Nghệ ”khá đặc trưng. “Giọng Nghệ Tĩnh đã cấp cho ngơn
ngữ tồn dân một bộ áo ngồi rất khu biệt và dễ nhận biết thổ âm của người Nghệ
An đục và nặng (trọc) nhưng đều bắt chước tiếng khác được”. [3, tr 13] . Chính bản
thân người Xứ Nghệ cũng đã từng thổ lộ “Gịong Nghệ bầy tui như một người gánh
nặng đi đường xa, trời nắng, nước ráo cổ đến chổ nghỉ người mệt cái chân khơng
buồn bước nữa đặt xuống ịch một cái”. Từ đó chúng ta hiểu rõ được một phần con
người Xứ Nghệ rõ ràng mạch lạc lưỡng phân đến cùng cực, có ý chí nghị lực phi
thường trong cuộc sống.
1.3. Khái niệm về địa danh, sản vật, nghề nghệp
1.3.1. Khái niệm địa danh
Xung quanh khái niệm về địa danh cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
Trong Từ điển tiếng Việt của của Tác giả Hoàng Phê: “Địa danh là tên đất,
tên địa phương” [33, tr 304]. Theo GS Đào Duy Anh: “Địa danh là tên gọi các miền
đất” [1, tr268]. Tác giả Nguyễn Văn Âu: “Địa danh là tên đất gồm: sông, núi, làng
mạc…hay tên các địa phương, các dân tộc” [2, tr 18].Theo Lê Trung Hoa: “Địa
danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên
nhiên, các cơng trình xấy dựng, các đơn vị hành chính và các vùng lãnh thổ” [21,tr
21]. Theo Nguyễn Kiên Trường: “Địa danh là tên riêng chỉ các dối tượng địa lí tự
nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất” [43, tr 16]


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×