Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 108 trang )

i

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

Đặc điểm của các thể loại tin vắn, tin ngắn, tin tổng
hợp trên các nhật báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Đà Nẵng
Người thực hiện

: ĐỖ QUỐC PHI

Lớp

: 12CBC1

Khố

: 2012- 2016

Ngành

: Báo chí

Người hướng dẫn : T.S Bùi Trọng Ngoãn

Đà Nẵng, 05/2016




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của GVC.TS Bùi Trọng Ngoãn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài
là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác.
Tác giả đề tài

Đỗ Quốc Phi


iii

LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với giảng viên chính, tiến sĩ Bùi Trọng
Ngỗn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ văn cũng như các thầy cô khác
ở trong trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã cung cấp những kiến thức
quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua, cũng như trong quá
trình nghiên cứu đề tài này.
Đà Nẵng, ngày 27 tháng 4, năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đỗ Quốc Phi


1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................4
4. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4
5. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
7. Dự kiến đóng góp của đề tài ...................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..............................................................6
1.1. Sơ lược về các phân chia thể loại trong báo chí...................................................6
1.2. Các thể loại báo chí thơng tấn ..............................................................................8
1.3. Các thể loại tin .....................................................................................................9
1.3.1. Quan niệm chung về tin ....................................................................................9
1.3.2. Các thể loại tin theo quan điểm của Đinh Văn Hường ...................................11
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT VỀ CẤU TRÚC CỦA CÁC BẢN TIN VẮN, TIN
NGẮN,TIN TỔNG HỢP TRÊN CÁC NHẬT BÁO BÁO THANH NIÊN, TUỔI
TRẺ, ĐÀ NẴNG ......................................................................................................24
2.1. Các bản tin thời sự trên báo Thanh niên ............................................................24
2.1.1. Khảo sát dựa trên tiêu chí số lượng.................................................................24
2.1.2. Khảo sát dựa trên tiêu chí dung lượng ............................................................31
2.1.3. Khảo sát dựa trên tiêu chí cấu trúc thơng tin ..................................................33
2.1.4. Khảo sát dựa trên tiêu chí đặc trưng thơng tin ................................................37
2.2. Các bản tin thời sự báo Tuổi Trẻ........................................................................44
2.2.1. Khảo sát dựa trên tiêu chí số lượng.................................................................44
2.2.2. Khảo sát dựa trên tiêu chí dung lượng ............................................................48
2.2.3. Khảo sát dựa trên tiêu chí cấu trúc thông tin ..................................................54
2.2.4 . Khảo sát dựa trên tiêu chí đặc trưng thơng tin ...............................................58



2

2.3. Các bản tin thời sự trên báo Đà Nẵng ................................................................64
2.3.1. Khảo sát dựa trên tiêu chí số lượng.................................................................64
2.3.2. Khảo sát dựa trên tiêu chí dung lượng ............................................................71
2.3.3. Khảo sát dựa trên tiêu chí cấu trúc thơng tin ..................................................76
2.3.4. Khảo sát dựa trên tiêu chí đặc trưng thơng tin ................................................80
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ RANH GIỚI CỦA CÁC TIỂU
LOẠI TIN VẮN, TIN NGẮN, TIN TỔNG HỢP .................................................90
3.1.Đặc điểm ngữ âm, chữ viết .................................................................................90
3.1.1. Đặc điểm ngữ âm, chữ viết của tin vắn ...........................................................90
3.1.2. Đặc điểm ngữ âm, chữ viết của tin ngắn .........................................................91
3.1.3. Đặc điểm ngữ âm, chữ viết của tin tổng hợp ..................................................91
3.2. Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa ..............................................................................91
3.2.1. Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của tin vắn ........................................................91
3.2.2. Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của tin ngắn ......................................................92
3.2.3. Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của tin tổng hợp ................................................92
3.3. Đặc điểm ngữ pháp ............................................................................................93
3.3.1. Đặc điểm ngữ pháp của tin vắn .......................................................................93
3.3.2. Đặc điểm ngữ pháp của tin ngắn .....................................................................94
3.3.2. Đặc điểm ngữ pháp của tin tổng hợp ..............................................................95
3.4. Đặc điểm diễn đạt...............................................................................................97
3.4.1. Đặc điểm diễn đạt của tin vắn .........................................................................97
3.4.2. Đặc điểm diễn đạt của tin ngắn .......................................................................98
3.4.3. Đặc điểm diễn đạt của tin tổng hợp ................................................................99
3.5. Xác lập ranh giới của ba loại tin ......................................................................101
3.5.1. Tin vắn ..........................................................................................................101
3.5.2. Tin ngắn ........................................................................................................102
3.5.3. Tin tổng hợp ..................................................................................................102

KẾT LUẬN ............................................................................................................104
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................105


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các cơng trình về các thể loại báo chí đã xuất hiện nhiều. Trong đó, thể loại
tin đã được miêu tả nhưng sự phân biệt về chúng vẫn còn những điều đáng được
bàn thảo; nhất là khi mà Internet và kĩ thuật số phát triển rộng rãi, nội dung tin bài
được nới rộng.
Trong mấy chục năm trở lại đây, báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Sự
phát triển mạnh mẽ bắt đầu từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là hiện
thực cuộc sống phong phú hơn và các đưa tin khơng cịn là tính cập nhật mà đã
vươn đến tính cấp thời. Do đó, mục thời sự trên các tờ báo viết càng trở nên phong
phú hơn.
Từ hai lý do đó, chúng tơi nghĩ rằng khi lượng thơng tin được nới rộng, khi
cách truyền thông càng ngày càng đổi mới thì việc xác lập các ranh giới của các thể
loại tin là cần thiết. Đấy là lí do chúng tơi chọn đề tài “Đặc điểm của các thể loại
tin vắn, tin ngắn, tin tổng hợp trên các nhật báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Đà Nẵng”
để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp lần này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu, chúng tơi đã thấy một vài cơng trình cả trong nước và ngồi
nước đề cập đến các thể loại tin.
Chẳng hạn như trong tác phẩm “Các thể loại báo chí” của A.A.Chertưchơnưi,
tác giả đã nêu ra những tính chất của một bản tin và chia các dạng của thể loại tin.
Theo đó, tin được chia thành tin sự kiện, tin thơng tri, phê bình mini, tin nhanh chân
dung, bài điểm tin mini, câu chuyện nhỏ, lời khuyên nhỏ. Ở đây, có rất nhiều tiêu chí
để nhận diện một bản tin, nhưng tác giả đặc biệt chú trọng đến yếu tố “mới mẻ”; nói

cách khác, tin càng mới càng có giá trị. Trong khi đó, các tác giả trong tác phẩm
“Nhà báo hiện đại” lại không chú cố gắng chia các dạng của thể loại tin mà chỉ tập
trung vào cách để xây dựng nên một bản tin thu hút độc giả.


4

Ở trong nước, thể loại tin đã được phân chia qua một số cơng trình nghiên
cứu của Đinh Văn Hường, Trần Cơng Khanh hay Trần Quang. Theo đó, Đinh Văn
Hường trong tác phẩm “Các thể loại báo chí thơng tấn” và Trần Cơng Khanh trong
tác phẩm “Những gì chưa dạy ở trường báo chí” thống nhất ở việc phân chia tin
thành những loại như: tin vắn, tin ngắn, tin bình, tin sâu, tin tổng hợp…Còn Trần
Quang đã viết rõ trong “Kỹ thuật viết tin” rằng các bản tin được chia thành tin cứng
và tin mềm.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa các loại tin này thường chỉ được chia trên tiêu
chí dung lượng (số chữ), những tiêu chí cịn lại như đặc điểm ngôn ngữ, dấu hiệu
nhận dạng vẫn là nội dung chưa được đề cập sâu.
Ngồi ra, cũng chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về đặc
điểm ngôn ngữ của các bản tin trên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Đà Nẵng. Đa phần
các cơng trình khoa học chỉ tập trung vào tiêu chí nhận diện một bản tin là 5W-1H.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm ngôn ngữ và cấu trúc thông tin của các bản tin thời sự trên các báo
Thanh niên, Tuổi trẻ và Đà Nẵng
4. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi tiến hành khảo sát các bản tin thời sự trên các báo Thanh niên,
Tuổi trẻ và Đà Nẵng từ ngày 1/10/2014 đến ngày 31/12/2014
5. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những văn bản tin trên các báo có tầm ảnh hưởng rộng, đề tài
hướng đến việc xác lập ranh giới của các thể loại tin vắn, tin ngắn, tin tổng hợp;
miêu tả đặc điểm ngôn ngữ của các tiểu loại tin vắn, tin ngắn, tin tổng hợp và miêu

tả cấu trúc thông tin của các thể loại.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích
định tính và định lượng để khảo sát những đặc điểm của các tin vắn, tin ngắn, tin
tổng hợp trên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Đà Nẵng.


5

Bên cạnh đó, chúng tơi dùng phương pháp thống kê, miêu tả để lập bảng để
tìm ra ranh giới của ba loại tin nói trên. Điểm mạnh của phương pháp này là cho
phép người đọc nhìn được một cách trực quan ranh giới của ba loại tin.
Ngồi ra, chúng tơi cũng dùng các thủ pháp của ngành báo chí như phân tích
đơn vị thơng tin và phân tích đặc trưng thơng tin.
7. Dự kiến đóng góp của đề tài
Qua khảo sát các văn bản tin trên ba tờ báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Tuổi trẻ,
Đà Nẵng, chúng tôi cố gắng xác lập ranh giới của các tin vắn, tin ngắn, tin tổng hợp.


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Sơ lược về các phân chia thể loại trong báo chí
Tác phẩm báo chí về nguyên tắc là một chỉnh thể thống nhất giữa hai yếu tố nội
dung và hình thức. Tác phẩm báo chí xuất hiện và tồn tại trong những thể loại cụ
thể. Tuy nhiên, dù được ra đời từ khá lâu, thì đến nay, việc phân chia thể các thể
loại báo chí vẫn chưa có được tiếng nói chung. Các học giả ở Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung vẫn cịn đang tranh cãi về nhiều vấn đề xoay quanh việc
phân chia các thể loại báo chí. Bởi, sự xác định và phân chia thể loại tác phẩm báo

chí là vấn đề phức tạp trong lý luận và thực tiễn hoạt động báo chí. Hơn nữa, bản
thân các thể loại là một thực thể phong phú, năng động, luôn ở trạng thái phát sinh
và phát triển. Thế nên, việc phân nhóm thực sự khơng hề dễ dàng.
Ông Đinh Văn Hường đã phân chia như sau trong quyển “Các thể loại báo
chí thơng tấn”:
- Nhóm các thể loại báo chí thơng tấn gồm tin, phỏng vấn, tường thuật, ghi
nhanh…có thế mạnh phản ánh, thơng báo kịp thời, nhanh chóng những sự kiện, vấn
đề vừa xảy ra, đang xảy ra hoặc sắp sửa xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Các hiện
tượng, quá trình, sự kiện hay nhân vật được phản ánh trong các thể loại này thường
đơn lẻ, độc lập hoặc tập hợp một số sự kiện tiêu biểu cho cái mới, cái thật, cập nhật
của xã hội. Trước đây, một số ý kiến cho rằng yếu tố thông báo phản ánh là chủ yếu
nên việc phân tích, đánh giá, lý giải sâu sắc, tỉ mỉ vấn đề khơng cần đặt ra để bảo
đảm tính thời sự khách quan của vấn đề (trả lời các câu hỏi ai? Cái gì? Ở đâu? Lúc
nào …là chính); hoặc cái “tôi” của người viết không nên xuất hiện mà để sự kiện,
vấn đề tự nói lên cho khách quan. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thấy rằng, những quan
niệm trên đã dần thay đổi. Tùy vào sự sáng tạo của người viết và nhu cầu của công
chúng khi tiếp nhận thông tin, tùy thuộc vào tình huống và vấn đề cụ thể, người viết
đã thể hiện chính kiến, quan điểm, thái độ của mình trước vấn đề hay nhân vật đó ở
mức độ nhất định.


7

Ví dụ, trong tin đã có yếu tố bình luận (tại sao, như thế nào), hoặc phỏng vấn
đã xuất hiện vai trị cái “tơi” của nhà báo khá đậm nét bên cạnh vai trị nhân vật hay
nhóm nhân vật được phỏng vấn, tiêu biểu cho ý này là phỏng vấn trên các báo Lao
động, An ninh thế giới, Nhà báo và cơng luận…trong những năm gần đây. Đó là sự
sáng tạo khá độc đáo của các nhà báo, các báo và báo chí Việt Nam nói chung; hoặc
trong tường thuật thì khơng thể khơng thể hiện tình cảm, thái độ, chính kiến nhất
định về một phía nào đó cho dù có “khách quan” đến mấy.

Vì vậy, chúng tơi cho rằng thơng tin sự kiện có yếu tố bình luận mức độ là
tính trội của nhóm các thể loại thơng tấn.
- Nhóm các thể loại báo chí chính luận gồm xã luận, bình luận, chuyên luận,
điều tra, bài phê bình… với chất trí tuệ, tư duy, lý lẽ hùng biện trong tác phẩm.
Người viết các thể loại trong nhóm này phải huy động kinh nghiệm, trí tuệ,
kiến thức tổng hợp, kết hợp tư duy khoa học và tư duy logic, các luận cứ, luận
chứng chặt chẽ trong mạch tư duy nhất quán để lý giải vấn đề. Một yêu cầu nữa đối
với các thể loại này là khi xem xét hay đánh giá, bình luận một sự kiện, vấn đề nào
đó, nhà báo khơng chỉ nêu hiện tượng bên ngồi mà còn chỉ ra nguyên nhân và bản
chất bên trong của vấn đề. Thái độ, quan điểm, chính kiến của người viết cũng phải
thể hiện rõ ràng, nhất quán và công khai trước vấn đề mình đề cập. Với những vấn
đề xã hội phức tạp, người viết cần có những đề xuất, gợi mở, hướng dẫn để giúp
tháo gỡ vấn đề. Điều này thể hiện tính xây dựng, đạo đức, trách nhiệm xã hội và
nghĩa vụ công dân của nhà báo, góp phần xây dựng một nền “báo chí có giải pháp”
để đóng góp hữu hiệu cho xã hội.
Điều lưu ý nữa là, các thể loại trong nhóm này phải dựa trên cơ sở tư liệu, sự
kiện hiện tượng, quá trình có hệ thống để đánh giá, phân tích, bình luận và lý giải
vấn đề theo mục đích và ý đồ nhất định của nhà báo hay cơ quan báo chí. Có thể
nói, các thể loại này thuyết phục cơng chúng. Giúp công chúng hiểu sự thật bằng
luận cứ, luận chứng, lý lẽ, hay nói cách khác tính trội của nhóm các thể loại báo chí
chính luận là thơng tin lý lẽ.


8

- Nhóm các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật gồm phóng sự báo chí,
ký báo chí, tiểu phẩm báo chí, câu chuyện báo chí,…là những thể loại kết hợp yếu
tố chính luận của báo chí (tư liệu, số liệu, sự kiện, nhân vật có thật, chất lý luận,
hùng biện…) với các yếu tố của văn học – nghệ thuật (ngơn ngữ, hình ảnh, cảm
xúc, thái độ, khái quát, so sánh và các thủ pháp khác) để thể hiện tác phẩm sinh

động, sâu sắc, mềm mại và hấp dẫn đối với cơng chúng. Có thể nói đây là một trong
những nhóm thể loại có sự giao thoa đậm nét nhất “chất văn” trong báo chí (trừ tính
hư cấu của văn học). Chính điều này đã tạo điều kiện cho người viết ngồi nội dung
thơng tin có thật, cịn thể hiện được tư tưởng, quan điểm thẩm mỹ của mình hay
chiều sâu của vấn đề một cách nhẹ nhàng, lay động lịng người. Vì vậy, thơng tin sự
kiện, lý lẽ và thẩm mỹ là tính trội của nhóm thể loại này.
1.2. Các thể loại báo chí thơng tấn
Một tác phẩm báo chí phản ánh đời sống chủ yếu bằng cách tái hiện lại các
sự kiện, hiện tượng như vốn có – như là cái gì bên ngồi mình, trình bày theo trật tự
cấu trúc của sự kiện với thành phần lời văn là những câu trần thuật được gọi là tác
phẩm thông tấn. Mặt khác, những tác phẩm thông tấn sẽ có những đặc điểm riêng,
khó có thể lẫn với bất kì thể loại nào khác.
Đầu tiên, đó là tính sự kiện. Theo nghĩa Hán – Việt, “sự” là việc xảy ra, còn
“kiện” là nhiều. Như vậy, sự kiện là sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã, đang
và sẽ xảy ra trong cuộc sống thực tiễn. Sự kiện xảy ra theo quy luật tự nhiên, không
phụ thuộc vào ý muốn của con người. Nó là lát cắt, một trạng thái, một phần của
hiện thực cuộc sống đang vận động khơng ngừng và mang tính cụ thể (được xác
định rõ ràng về không gian, thời gian, bối cảnh tự nhiên và xã hội, những nhân
chứng có liên quan).
Thứ đến, là tính thời sự. Những sự kiện mà tác phẩm thông tấn đề cập phải
mới, vừa xảy ra hoặc sắp sửa xảy ra và được mọi người quan tâm chờ đợi. Thông
thường những sự kiện ấy phải gây được tiếng vang, ảnh hưởng đến đời sống của
nhiều người, hoặc nhân vật tham gia trong sự kiện ấy là những người nổi tiếng, làm
tò mò nhiều đọc giả.


9

Tiếp theo, là tính khách quan. Đây là đặc điểm quan trọng bậc nhất của các tác
phẩm thông tấn. Sự kiện phải được phản ánh chính xác đến từng chi tiết vốn có. Người

viết khơng được thể hiện cảm xúc cá nhân cũng như chính kiến một cách thái quá. Chỉ
có thể ngầm thể hiện qua điểm qua việc lựa chọn chi tiết và cách thức thể hiện.
Một đặc điểm nữa của tác phẩm thông tấn là thành phần lời văn thường chỉ
bao gồm những câu trần thuật, có tính công thức rõ ràng. Những câu văn dài hay
những biện pháp tu từ tuyệt nhiên không xuất hiện trong tác phẩm thơng tấn. Mặt
khác, tác phẩm thơng tấn cũng có dung lượng ngắn hơn hẳn so với những bài ký
hay chính luận.
Cuối cùng, tác phẩm thơng tấn xuất hiện khá nhiều trong các bản tin thời sự
báo hình, báo nói, xuất hiện trên trang thời sự của báo in và báo mạng.
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về sự phân chia thể loại trong nhóm thể
loại thơng tấn. Nhưng tựu chung lại đều đồng ý với quan điểm: thông tấn bao gồm
tin, phỏng vấn, tường thuật…Đây là những thể loại xung kích của nhóm thơng tấn,
làm nhiệm vụ truyền tải những sự kiện mới nhất, có tính thời sự nhất theo khuynh
hướng sao chụp, bộc lộ sự ngạc nhiên và nặng về tính chất sự kiện.
1.3. Các thể loại tin
1.3.1. Quan niệm chung về tin
Trong tiếng Anh, tin được gọi là news, người Trung Quốc gọi là tân văn.
Những từ trên đều bắt nguồn từ nghĩa đen là “mới”.
“Tin hay tin tức” có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là thông điệp về
các sự kiện, vấn đề, con người trong xã hội, được phản ánh trong các tác phẩm báo
chí nói riêng và cấu trúc thơng tin nói chung. Nghĩa thứ hai lại chỉ một thể loại báo
chí độc lập. Trong bài nghiên cứu này, tin tức gắn với tư cách của một thể loại báo
chí. Và dưới đây là một số quan niệm về tin của các học giả trong nước.
Theo Đinh Văn Hường, mặc dù tin ra đời từ khá sớm, giữ vai trò xung kích
mũi nhọn trên các phương tiện thơng tin thơng tin đạt chúng song đến nay vẫn chưa
có một quan niệm thống nhất về thể loại này. Có người cho rằng:
-Tin là loại hàng hóa dễ hỏng


10


-Tin là cái hấp dẫn và có thật
-Tin là những gì được phản ánh lại
-Tin là cái của ngày hơm nay khác hôm qua, ngày mai khác ngày hôm nay về
bất cứ cái gì và bất kỳ ở đâu trong cuộc sống hằng ngày.
-Tin là cái gì đó mà người này muốn che đậy, cịn người khác (nhà báo) muốn
cơng khai
-Tin là một mẩu của thông tin chung quanh một sự kiện đáng chú ý, có một
sức hấp dẫn chung.
-Tin là cái mới, cái thật, từng giờ, từng phút diễn ra dưới dạng mất đi hay nảy
sinh trong sự vận động vô cùng.
-Từ điển tiếng Việt (năm 1992) ghi: “Tin là điều được truyền đi, báo đi cho
biết về một sự kiện, tình hình xảy ra”.
Cịn theo Trần Quang, tin tức là một thông báo khách quan về một sự kiện
mà theo nhà báo thì thơng tin đó có lợi cho công chúng, hoặc gây hứng thú, được
diễn đạt theo một quy tắc nhất định. [5, tr.43]
Tuy vậy, không phải bất cứ sự kiện gì diễn ra cũng được xem là tin và được
đưa lên báo chí.
Đã là tin thì phải có sự tác động mạnh mẽ. Thơng tin đưa ra phải ảnh hưởng
đến đời sống của cả một cộng đồng, hoặc phải thay đổi được nhận thức của người
tiếp nhận. Thứ đến, tin phải có mâu thuẫn, xung đột. Mâu thuẫn, xung đột là khởi
nguồn cho mọi câu chuyện. Dù là được thuật lại bởi báo chí, văn chương hay kịch
nghệ. Những cuộc đấu tranh giữa người với người, giữa các quốc gia hay với sức
mạnh của thiên nhiên đều lôi cuốn người đọc. Mặt khác, tin phải mới lạ. Đây là yếu
tố phổ biến cả trong báo chí lẫn các loại hình khác. Con người hay sự kiện có thể
gây được hấp dẫn và do đó có giá trị thông tin chỉ yếu tố đặc biệt kỳ quái. Tên tuổi
của nhân vật hay sự kiện cũng là một yếu tố tạo nên tin. Tên tuổi càng lớn chừng
nào thì bài báo càng quan trọng chừng đó. Những người dân thường ln bị kích
thích, tị mị bởi những người giàu có, nổi tiếng. Ngồi ra, tin là sự gần gũi. Thơng
thường, người ta thích thú và quan tâm đến những gì diễn ra gần nơi họ ở. Khi đọc



11

hay nghe một tin trong nước hay tin thế giới họ thường muốn biết nó có liên quan gì
đến cộng đồng của chính họ. Cuối cùng, tin địi hỏi phải có tính cấp thời. Một thơng
tin hữu ích, có tác động lớn lao nhưng khơng kịp thời đăng thì cũng không phải là
tin. Những bài báo kịp thời cho người ta cơ hội được tham dự vào các vụ việc
chung hơn là chỉ làm một khán giả.
Như vậy, không phải mọi tin tức đều nghiêm túc, đều là chuyện sống chết.
Nó bao gồm cả những chuyện tầm phào, khơi hài và những thứ đó hồn tồn có thể
là tin tức. Mặt khác, tin tức khơng có nghĩa là cóp nhặt lại sự kiện. Thuật và kể lại
một tin thường cũng có nghĩa là kể lại một câu chuyện. Tính tường thuật, tính nhân
văn, kịch tính của câu chuyện là nghệ thuật của báo chí. Để tập hợp những sự kiện
trong bài viết của mình, nhà báo sử dụng nhiều kỹ thuật giống như những kỹ thuật
mà nhà xã hội học, nhà khoa học chính trị và nhà sử học sử dụng. Để viết bài báo
cho ai cũng hiểu được sự kiện trọng đó, nhà báo thường sử dụng kỹ thuật của những
người cầm bút khác như nhà văn hay nhà biên kịch.
1.3.2. Các thể loại tin theo quan điểm của Đinh Văn Hường
Dạng tin trước hết là một tin báo chí đúng nhưng được trình bày dưới nhiều
hình thức khác nhau, tạo nên sự phong phú, đa dạng khi chuyển tải nội dung sự kiện
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người ta đã đưa ra nhiều cách phân dạng
tin với nhiều cách gọi khác nhau. Sau đây là một số dạng phổ biến trên báo chí nước
và thế giới theo quan điểm của PGS.TS. Đinh Văn Hường:
1.3.2.1. Tin vắn (tin ngắn)
Tin vắn là dạng tin thông báo, phản ánh một cách ngắn gọn, vắn tắt nhất sự
việc, sự kiện, nhân vật xảy ra hằng ngay trong đời sống xã hội.
Dung lượng của tin vắn ngắn gọn nhất so với các thể loại báo chí cũng như
so với các dạng tin khác (trong tầm 60-100 chữ, khoảng 3-4 dòng).
Do dung lượng rất ngắn nên tin vắn thường khơng có lời bình, có thể có tít

hoặc khơng có tít (tùy theo cách trình bày).
Tin vắn thường được bố cục trong một chuyên mục, dưới các tiêu đề “Tin
vắn thế giới”, “Tin vắn trong nước”, “Tin giờ chót”, “Tin sau 0 giờ” (Báo Nhân


12

dân, Tuổi trẻ), “Tin đọc nhanh”, “Thời sự quốc tế”, “Tin mới nhận” (Báo Lao
động), “Tin vắn”, “Thế giới trước 0 giờ” (Báo Sài Gịn giải phóng)…và có tính thức
thời cao nhất trong một tờ báo.
Tin vắn thường trả lời 4 câu hỏi (what, who, when, where?) trong công thức
5W. Cách trình bày trên báo in cho thấy:
+Ví dụ 1: Đại sứ Liên bang Nga về nước
Ngày 15-10-2003, Đại sứ Liên bang Nga Igo- Ivanốp đã đến chào từ biệt Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Di Niên nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam
Đây là tin vắn, rất ngắn, chỉ thơng báo, phản ánh sự kiện, khơng có bình luận.
Nếu tin vắn được đặt vào một chuyên mục thì dùng ký hiệu, nền màu, in
đậm, in nghiêng câu đầu, hoặc có tít kết hợp các yếu tố trên để tách biệt các sự kiện
khác nhau (ví dụ lấy qua báo in).
Nhìn chung, tin vắn được sử dụng nhiều trên các loại hình báo chí và ngày
càng phong phú, đa dạng, sáng tạo.
1.3.2.2. Tin bình
Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời sự quan trọng, chưa đến mức bình
luận, nhưng người đưa tin cần thể hiện thái độ, quan điểm để định hướng dư luận,
xã hội.
Tuy là tin bình nhưng yếu tố tin là chính. Quan điểm thái độ của nhà báo hay
cơ quan báo chí thể hiện ở mức độ nhất định. Đặc biệt, người viết cần cẩn trọng,
nhạy cảm khi thể hiện quan điểm, thái độ trước các vấn đề trong nước, quốc tế hay
nhân vật nào đó. Đây là dạng tin theo cơng thức 5W+H.
Ví dụ 1: Đấu giá 5 tấm ảnh đầu tiên trong chùm ảnh triển lãm ấn tượng Điện Biên

tại bảo tàng Hồ Chí Minh hơm 14-4. Tấm ảnh được trả cao nhất “Sở chỉ huy của ta
ở hang Thẩm Púa” đã thuộc về anh Nguyễn Danh Long, giảng viên trường múa
Việt Nam với mức giá 15 triệu đồng. Nhận thấy trong cuộc đấu giá, những tấm ảnh
có giá trị lịch sử được ưu ái hơn những tấm ảnh Điện Biên trong thời kỳ đổi mới.
(Lao Động, 15.4.2004)
Ví dụ 2: Quảng Bình khởi cơng xây dựng Xí nghiệp may xuất khẩu Hà Quảng
Sáng ngày 29-11, tại khu công nghiệp tây bắc Đồng Hới, Cơng ty may 10 khởi cơng
xây dựng xí nghiệp may xuất khẩu mang tên Hà Quảng với kinh phí 34,2 tỉ đồng


13

trên diện tích xây dựng 5,6 ha. Xí nghiệp được trang bị 500 máy may của Nhật,
Đức, Đài Loan, Mỹ với công suất thiết kế 2,72 triệu sơ mi quy chuẩn/năm, thu hút
1300 lao động. Đây là dự án đầu tư thu hút được nhiều lao động tại Quảng Bình từ
trước đến nay.
(Lao động, 1.12.2003)
Với hai tin trên, chỗ gạch chân là yếu tố bình nhẹ nhàng, mức độ nhất định.
Yếu tố tin và sự kiện vẫn chính. Tất nhiên, tin phản ánh, thơng báo hay có bình luận
tùy thuộc vào ý đồ người viết và cơ quan báo chí đó.
1.3.2.3. Tin dự báo
Tin dự báo là dạng tin để dự kiến, dự đoán các sự kiện tiêu biểu sẽ xảy ra
trong hiện tại và tương lai. Đây là dạng tin được sử dụng khá phổ biến hiện nay bởi
tạo được chủ động cho cơng chúng để đón đọc, nghe, xem và truy cập những sự
kiện hay vấn đề mà mình quan tâm hay ưa thích.
Do là dự báo nên tính chính xác chỉ tương đối. Số lượng sự kiện thường từ 3
trở lên, được thiết kế theo cách riêng.
Ví dụ 1: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) bản tin cuối ngày (23h) các tối chủ
nhật đều có mục “Sự kiện tuần tới”, dự kiến những sự kiến quan trọng trong nước
và thế giới để khán giả theo dõi (từ thứ 2 đến thứ 7) tuần tiếp theo.

Ví dụ 2: Báo Thanh niên thứ 2 hàng tuần, trên trang 2 góc phải phía trên có mục
“Sự kiện tuần này” như sau:
Sự kiện tuần này
-từ ngày 8.3 đến 14.3.2004
-Ngày 7,8/3 tại Điện Biên: Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc
gia và tỉnh Điện Biên tổ chức Hội Thảo Khoa học Quốc gia về chiến thắng
Điện Biên Phủ.
-Từ 8-11/3: Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm Singapore.
-Ngày 8/3: Nhiều hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, ra mắt Trung
tâm phụ nữ và phát triển.
-Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội phối hợp Quỹ tiền tệ quốc tế tổ
chức Hội chức Hội thảo về các vấn đề kinh tế vĩ mô từ ngày 8-10/3
-Bộ Văn hóa – Thơng tin tổ chức liên hoan thơng tin lưu động cơ sở “Về với
Điện Biên” từ ngày 9-12/3 tại Điện Biên.
(Báo Thanh niên, thứ 2, ngày 8.3.2004)


14

Các báo Nhân dân, Hà Nội mới , Lao động, Tuổi trẻ và các báo khác cũng sử
dụng dạng tin này khá phổ biến.
1.3.2.4. Tin tổng hợp
Tin tổng hợp là dạng tin tóm tắt, tái hiện hệ thống lại những sự kiện quan
trọng, tiêu biểu về các lĩnh vực của đời sống xã hội đã và đang xảy ra trong thời
gian và không gian nhất định Dạng tin được sử dụng rộng rãi bởi nó đáp ứng nhu
cầu khách quan của công chúng về thông tin.
Thực tế ai cũng cũng muốn biết nhiều thông tin hàng ngày về mọi lĩnh vực,
nhưng không phải lúc nào cũng đọc báo, nghe đài, xem tivi, truy cập mạng Internet
đầy đủ và đều đặn. Vì vậy, cơng chúng muốn có một bức tranh tổng quan trong một
thời gian và không gian nhất định để ổn định nhận thức của mình hoặc có đầy đủ số

liệu, dữ liệu để hiểu sâu vấn đề mình quan tâm.
Người làm tin tổng hợp phải có nặng lực lựa chọn, phân tích, tổng hợp và bố
cục làm cho sự kiện thực sự có ý nghĩa và lơi cuốn người đọc.
Tin tổng hợp thường được trình bày dưới tiêu đề “Tin trong ngày”, “Hà Nội
tuần qua”, “Việt Nam trong tuần”, “Thế giới tuần qua”, Việt Nam trong tuần”, “Thế
giới tuần qua”, “Kinh tế - xã hội”, “Hình ảnh – sự kiện”…trên các loại hình báo chí.
Ví dụ 1:
“Hà Nội tuần qua”
(Từ ngày 10/6 đến 16/6/2004)
-Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành
phố Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009.
-Khai trương Triển lãm Sản phẩm nơng nghiệp Hà Nội 2004 tại Khu triển lãm
Giảng Võ.
-Đồn Ca múa nhạc Thăng Long gồm 25 thành viên biểu diễn tại Lễ khai mạc
Festival Huế - 2004
-Kết thúc giải cờ vua Hà Nội 2004 tại Cung văn hóa Thanh niên. Đoàn Đại
học Bách khoa Hà Nội đoạt giải nhất toàn đoàn.


15

-Thời tiết nắng nóng kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ. Nhiệt độ ba ngày
qua tại Hà Nội 37-39 độ C.
Với tin trên cho thấy tuần qua tại Hà Nội diễn ra các sự kiện tiêu biểu về các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao, thời tiết…Đó là dạng tin tổng hợp với
thời gian từ ngày 10/6 đến 16/6 tại Hà Nội.
Ví dụ 2:
“Thế giới trong tuần”
(từ 25/6 -30/6/2004)
-Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh các nước G8 họp trong 5 ngày tại Mỹ.

-Nhiều cuộc đánh bom tự sát tiếp tục xảy ra tại I-rắc.
-Một con tin người Hàn Quốc bị các phần tử Hồi giáo sát hại tại I-rắc. Tiếp
đó là việc bắt giữu 3 con tin người Thổ Nhĩ Kỳ.
-Triển lãm xe hơi 2004 tại CHLB Đức với 25 hãng xe hơi nổi tiếng thế giới đã
tham gia hội chợ.
-Kết thúc loạt trận tứ kết giải bóng đá Euro 2004. 4 đội Séc, Hà Lan, Hi Lạp,
Bồ Đào Nha tiếp tục vào vòng bán kết.
Đó cũng là dạng tin tổng hợp về tình hình thế giới trong vịng 7 ngày qua (từ
25/6 đến 30/6/2004).
Trên thực tế cũng có một số cơng trình xem tin tổng hợp là kiểu tin bình
nhưng được tổng hợp từ nhiều nguồn tin khác nhau, tái hiện lại tin tức một cách cụ
thể kèm theo một số lời bình luận. Nếu dựa theo tiêu chí đó, ở chun mục “Quốc
tế” của báo Thanh niên, tin tổng hợp xuất hiện khá nhiều.
1.3.2.5. Chùm tin
Chùm tin là dạng tin gồm một số tin điểm lại, hệ thống lại những sự kiện tiêu
biểu có chung chủ đề thống nhất trong một thời gian và khơng gian nhất định. Dạng
tin này có ý nghĩa tuyên truyền, cổ động, gây ấn tượng và tập trung sự chú ý của dư
luận về một một chủ đề nhất định.


16

Trên các loại hình báo chí thường có các mục thể hiện chùm tin như: “An
ninh – trật tự”, “Văn hóa – Nghệ thuật”, “Khoa học – kỹ thuật”, “Hướng tới 1000
năm Thăng Long – Hà Nội”, “Chúc mừng Đại hội VIII – Hội Nhà báo Việt Nam”…
“Tin thể thao”

Ví dụ:

-Ủy ban Olympic Việt Nam đã quyết định đăng ký tham dự 18 trên 22 môn do

Philippines đưa ra tại Seagame 23 tổ chức tại nước này.
-LĐBĐ Việt Nam đã báo cáo LĐBĐ châu Á (AFC) trận đấu giữa tuyển Việt
Nam và tuyển Lebanon chiều 31 -3 sẽ diễn ra tại sân Thiên Trường (Nam Định)
thay vì sân Mỹ Đình (Hà Nội).
-6 VĐV cử tạ Việt Nam đã lên đường đi Trung Quốc tập huấn từ 22-2 đến 3112-2004, nhằm chuẩn bị cho các giải quốc tế trong tương lai.
-HLV cờ vua người Nga – ông A.Shvecchicor đã nhận lời làm HLV trường dự
tuyển cờ vua việt Nam từ 1-3 đến 30-10-2004 với mức lương 1500 USD/tháng.
-LĐBĐ Nam Mỹ phản đối kế hoạch FIFA định thay Cúp liên lục địa hằng
năm bằng giải Vô địch thế giới các CLB. Nam Mỹ cho rằng đây là giải truyền thống
hơn 40 năm, phải được giữ lại.
1.3.2.6. Tin tường thuật
Tin tường thuật là dạng tin phản ánh những sự kiện quan trọng, tiêu biểu, thu
hút sự quan tâm của dư luận xã hội. Tin tường thuật bám sát trật tự, trình tự diễn
biến có thật của sự kiện trong khi thơng tin.
Dạng tin tường thuật khác với thể loại tường thuật. Sự khác biệt giữa chúng
là dung lượng và cách thức thể hiện. Tin tường thuật có dung lượng ngắn, chủ yếu
thuật lại, kể lại những nét tiêu biểu, khái quát về sự kiện, cịn tường thuật thì dung
lượng lớn, có thể trình bày trật tự diễn biến của sự kiện một cách tỉ mỉ, chi tiết từ
khi mở đầu cho đến khi kết thúc sự kiện. Hơn nữa, trong tường thuật, tác giả cịn thể
hiện “cái tơi” rõ nét ở cảm hứng, cảm xúc, bình luận và các thơng tin phụ trợ khác,
làm cho bài tường thuật hay hơn, sinh động hấp dẫn hơn. Còn điểm giống nhau là
cả hai đều tường thuật tức là kể lại, thuật lại trật tự diễn biến sự kiện có thật.


17

Ví dụ 1:
TTXVN: Chiều 25.5, Bộ trường Ngoại giao Ơ-xtrây-li-a A. Đao-nơ cùng phu
nhân và các vị cùng đi đã rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm
chính thức Việt Nam.

Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Ô-xtrây-li-a đã
được Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp; có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Di Niên; thay mặt Chính phủ Ơ-xtrây-li-a dự lễ khánh thành cầu Mỹ Thuận.
Bộ trưởng A. Đao-nơ cũng đã được Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Võ
Viết Thanh và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá tiếp; Tham dự hội
thảo của Hiệp hội doanh nhân Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam với chủ đề “Việt Nam
trong môi trường kinh doanh châu Á”; chứng kiến lễ trao giấy phép đầu tư của
Chính phủ Việt Nam cho Trường Đại học quốc tế RMIT tại Phường Tân Phong,
Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Ngoại giao Ơ-xtrây-li-a cũng đã có
các cuộc tiếp xúc với giới báo chí trong và ngồi nước. Nhân dịp này, phía Ô-xtrâyli-a đã phối hợp với Việt Nam tổ chức “Tuần lễ hữu nghị Việt Nam - Ơ-xtrây-li-a”.
(Nhân dân, 23.5.2000)
Ví dụ 2: Báo Tuổi trẻ: Việt Nam – Đức ký kết 5 văn kiện hợp tác
Nhận lời mời của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng CHLB Đức Gerhard
Schroeder đã sang dự Hội nghị cấp cao ASEM 5 đồng thời thăm và làm việc tại
Việt Nam.
Chiều 9-10, sau lễ đón tại đại sảnh Văn phịng Chính phủ, Thủ tướng Phan
Văn Khảu và Thủ tướng Gerhard Schroeder cùng các thành viên trong đồn đại
biểu chính phủ hai nước đã tiến hành hội đàm.
Hai vị lãnh đạo đã cùng chứng kiến ký năm văn kiện hợp tác gồm: Hiệp định
giữa chính phủ hai nước về hợp tác tài chính niên khóa 2003-2004 (vốn ODA là
25,5 triệu euro); Hiệp định giữa chính phủ hai nước về hợp tác tài chính niên khóa
2004-2005 (vốn ODA là 20,3 triệu euro); Hiệp định giữa chính phủ hai nước về
hợp tác kỹ thuật năm 2003 (vốn ODA là 15 triệu euro); Hiệp đồng giữa Công Ty cổ
phần xi măng Thăng Long của Việt Nam và Công ty Pysius AG về mua một số thiết


18

bị (trị giá 110 triệu euro ); Hợp đồng giữa Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và
Siemens & Vossloh về việc mua 16 đầu máy xe lửa (trị giá 46 triệu euro).

Chiều cùng ngày, Thủ tướng Gerhard Schroeder đã đến thăm và khai trương
trụ sở mới của Việt văn hóa Goethe tại 56 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Thứ trường thường trực Bộ Kinh tế và Lao động Đức Ditmar Staffelt cho biết
hai đoàn doanh nghiệp lớn của Đức sẽ sang Việt Nam vào tháng 11 tới và mùa
xuân vào năm 2005 để tìm hiểu cơ hội đầu tư.
“Tơi chưa gặp một doanh nghiệp Đức nào nói rằng họ hối tiếc khi đầu tư vào
đất nước các bạn” – ông Ditmar Staffelt nói với Tuổi trẻ.
(Tuổi trẻ, ngày 11.10.2004)
Đây là một tin tường thuật về hoạt động của Ngoại trưởng Ô-xtrây-li-a tại
Việt Nam trong thời gian thăm chính thức nước ta từ 20.5 đến 25.5.200 và Thủ
tướng Đức Gerhard Schroeder thăm Việt Nam từ ngày 9.10 đến ngày 11.10.2004.
1.3.3. Các thể loại tin theo quan niệm của các tác giả khác ở trong nước
Khác với Đinh Văn Hường, theo cách chia của Trần Quang, căn cứ vào thực
tiễn báo chí, tác giả chia thể loại tin thành tin cứng và tin mềm. [5, tr. 44]
Bản tin cứng được diễn đạt ngắn và súc tích. Nó thơng báo một cách cụ thể ,
không thiên vụ, trả lời những câu hỏi mang tính báo chí (ai, cái gì, ở đâu, khi nào,
tại sao). Vấn đề quan trọng nhất bao giờ cũng nằm ở phần đầu, những thơng tin chi
tiết có tính bổ sung nằm ở phần sau. Dưới đây là một ví dụ điển hình về tin cứng:
Từ ngày 1-10, các cơ quan, đơn vị dùng ngân sách khi mua sắm phải
mua hàng sản xuất trong nước.
Ngày 11-9, Thủ tướng chính phủ ra Chỉ thị số 21/2001/CT-TTg yêu cầu: Từ
ngày 11-10-2001, tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí thuộc ngân sách Nhà
nước để mua sắm tài sản, vật tư, trang thiết bị để xây dựng trụ sở cơ quan và phục
vụ cơng tác quản lí hành chính phải mua từ các nguồn hàng được sản xuất trong
nước (trừ trường hợp các loại tài sản, vật tư, trang thiết bị mà hiện đại trong nước
chưa sản xuất được).


19


Bộ tài chính chủ trì, phối hợp các cơ quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện
chủ trương này cho phù hợp với thực tế.
(Báo Nhân dân, 27-9-2001)
Ngược lại, bản tin mềm không được diễn đạt cụ thể lắm, mà với một giọng
điệu màu mè, riêng tư hơn, giàu cảm xúc hơn. Về cuối, nó đưa ra một cảnh bất ngờ
hoặc một hiệu ứng đặc biệt. Bản tin mềm là những câu chuyện đụng chạm đến con
người vẫn thấy trên các trang nhiều màu của các họa báo hay các tờ tuần báo.
Ví dụ về bản tin mềm:
Nicole Kidman đang chọn chồng
Sau 10 năm chung sống khá hạnh phúc, nữ diễn viên trẻ đẹp N. Kidman và
nam tài tử nổi tiếng Tom Cruise đã ra tòa li dị. Hiện nay, Tom đang chung sống với
ngôi sao người Tây Ban Nha P.Cruz. Sau một thời gian đau khổ, N. Kidman có cảm
tưởng nàng không thể đứng vững nổi, nhưng giờ đây, nàngđã xuất hiện trở lại với
một vóc dáng, gương mặt quyến rũ, kiều diễm và hấp dẫn hơn. Nàng kể: “Mọi
chuyện đã qua rồi. Đây là chuyến đi đầy sóng gió trong đời tơi. Tơi khơng mong
chờ rằng nó sẽ xảy đến một lần nữa đối với tôi”. Hiện nay, nàng đang có mối quan
hệ rất thân với người đàn ông góa vợ, không tiếng tăm tên là R. Williams. Ngồi ra,
nàng cũng thường hẹn hị với ca sĩ Adam Puritz, , nam diễn viên người New
Zealand R. Crowe. Ai sẽ là người lọt vào mắt xanh của nàng?
(Báo Thế giới phụ nữ, số1/2002, tr. 57)
Trong khi đó, Trần Cơng Khanh lại chia các bài tin thông tấn thành các dạng
như sau: [4, tr. 43]
-Tin Flash: tin loan ban đầu, gồm một vài tiếng về một sự kiện có một tầm
quan trọng ngoại lệ.
Ví dụ: Leonid Brejnev từ trần
-Tin Bulletin (tin điện): tin chỉ đưa độ chừng hai hoặc ba hàng, thông báo một tin
rất quan trọng nhưng không hẳn là flash, hoặc là tin mở rộng ngay sau một tin flash.
Ví dụ: Leonid Brejnev, người đứng đầu Nhà nước và Đảng cộng sản Liên Xô,
từ trần hôm thứ tư 10.11, lúc 8:30, thọ 76 tuổi, đài phát thanh Moscou loan tin.



20

-Urgent (tin khẩn):là một thông tin được phát nhanh nhưng khơng hẳn là một
bulletin. Hoặc nó được mở rộng một tin bulletin, như trong trường hợp sau đây.
Urgent thường dài khoảng từ 5-15 hàng (tối đa 150 tiếng) .
-Lead (tin mở rộng): là một tin tổng hợp thuật lại trạng huống sau cùng của
một biến cố/sự kiện. Lead được viết lại dựa trên tất cả các tin điện được đánh về
trước đó.
-Synthèse (tin tổng hợp): trình bày tất cả các cục diện (không gian và thời
gian) của biến cố.
-Brève (Tin ngắn khơng có tít): là một thơng tin ngắn, về một sự kiện, tường
thuật một cách vắn tắt: ai, cái gì, khi nào, ở đâu và đơi lúc cũng có như thế nào, tại
sao. Bài tin ngắn thường chỉ gồm một đoạn, không được vượt quá năm hoặc sáu
hàng đánh máy:
Ví dụ:
Chỗ ẩn trú của thú tại đèo Fourches sẽ được xây dựng lại trong vòng từ đây
đến hai năm. Hiệp hội những người bạn của thiên nhiên đã đưa ra quyết định này
trong một phiên họp khống đại hơm 27.11. Một đám cháy đã thiêu rụi cơng trình
này hồi tháng 8 vừa qua.
-Filet (Tin ngắn có tít): như tin ngắn, filet là một thơng tin ngắn, khơng bình
luận. Nhưng do tầm quan trọng của nó, người ta thường đặt cho nó một cái tít riêng.
Filet thường được trình bày trong khuôn khổ một cột báo, nội dung được triển khai
hơn tin ngắn (brève). Trong khi tin ngắn chủ yếu chỉ trả lời các câu hỏi ai, cái gì,
khi nào, ở đâu thì filet trình bày chi tiết hơn các câu hỏi thế nào, tại sao. Việc này có
thể chiếm nhiều đoạn (trung bình hai hoặc ba). Nhưng hiếm khi nào filet dài hơn 20
hàng đánh máy.
Ví dụ:
Một chủ hiệu kim hoàn Lyon bị giết trong một vụ trấn lột
Một chủ hiệu kim hồn ở Lyon, ơng Raymond jacquemier, 60 tuổi, đã bị bắn

chết chiều qua, trước giờ đóng cửa hiệu khơng lâu. Thủ phạm là một cặp găng-tơ
cịn trẻ. Ông Jacquemier lúc đó đang ở tại cửa hiệu cùng với vợ và cậu con trai


21

khoảng mười mấy tuổi. Ơng đã tìm cách rút vũ khí để đương đầu với hai tên cướp.
Đó là một đơi thanh niên nam nữ trạc ngồi 20 tuổi. Ngay lúc vừa đặt tay lên khẩu
súng ngắn giấy dưới ngăn kéo tủ tiền, ông đã bị bắn một phát súng vào đầu. Người
chủ hiệu kim hoàn chết tại chỗ. Hai tên lưu manh trốn thoát.
-Mouture (tin tổng hợp): là một tin tổng hợp từ nhiều thông tin khác nhau về
một đề tài. Các thơng tin này có thể được lấy từ một nguồn (một hãng tin chẳng
hạn), hoặc từ nhiều nguồn (hãng tin, cộng tác viên, thơng tín viên, tư liệu báo chí).
Mặc dầu được biên tập theo phong cách cá nhân hoặc phong cách riêng của tờ báo,
mouture vẫn địi hỏi tính thơng tin nghiêm ngặt và khách quan (trung tính). Sẽ
khơng có một chút bình luận, một lời phê bình nào trong tin mouture.
1.3.4. Các thể loại tin theo quan niệm của các tác giả nước ngồi
Để có một cái nhìn đa chiều, khách quan hơn về việc phân chia ranh giới của
thể loại tin, bản thân tôi đã cố gắng thu thập những tài liệu của các tác giả nước
ngồi nói về báo chí. Nhưng trong điều kiện cho phép, chúng tơi chỉ có thể nghiên
cứu một vài tác phẩm ít ỏi.
Đầu tiên là quyển sách mang tên: “Báo chí hiện đại nước ngồi: những quy
tắc và nghịch lý” của tác giả X.A. Mikhailốp. Trong quyển sách này, vấn đề mà tác
giả đặt ra và bàn luận chủ yếu là những xu hướng phát triển của báo chí thế giới,
những vấn đề liên quan giữa báo chí và luật pháp, báo chí và xã hội hay báo chí và
đặc điểm dân tộc. Thực tế, những khái niệm về các thể loại thông tấn và nhất là tin
hầu như khơng có.
Quyển sách thứ hai mà chúng tơi dùng để nghiên cứu là “Nhà báo hiện đại”
(News reporting and writing) của The Missouri Group. Đây là quyển sách dành khá
nhiều dung lượng để nói về những thể loại của thông tấn như tin, tường thuật,

phỏng vấn. Ở đây, những khái niệm khá cụ thể về tin tức cũng như bản chất của tin
tức đã được nêu rõ. Theo các tác giả của The Missouri Group, tiêu chí mà các biên
tập viên và phóng viên chuyên nghiệp dùng để xác định tin tức có thể tóm gọn lại
bằng ba tiêu chí: có liên quan, hữu ích và gây được sự quan tâm. Hiểu đơn giản, tin
tức là những thông tin có liên quan đến cuộc sống của một cộng đồng nhất định,


22

mang tính hữu ích, thiết thực, giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Và cuối cùng, tin tức khi
được đưa lên báo phải gây được sự quan tâm, chú ý của dư luận.
Tuy nhiên, cũng như “Báo chí hiện đại nước ngồi: những quy tắc và nghịch
lý” thì “Nhà báo hiện đại” không đưa ra nhưng khái niệm về các tiểu loại trong thể
loại tin. Ranh giới của tin vắn, tin ngắn, tin tổng hợp không hề được đề cập đến.
Trong khi đó, A.A. Cherchơnưi trong quyển sách “Các thể loại báo chí” có
chia các dạng của thể loại tin thành [8, tr. 112]:
-Tin sự kiện
-Tin thơng tri
-Phê bình mini
-Tin nhanh chân dung
-Bài điểm tin mini
-Câu chuyện nhỏ
-Lời khuyên nhỏ
1.3.5. Các báo và bản tin trên các báo
Ngày nay, các tờ báo là món ăn tinh thần khơng thể thiếu với mỗi người dân.
Bên cạnh chức năng định hướng dư luận xã hội, thì giờ đây, các tờ báo đã chú trọng
hơn nhiều đến thị hiếu của người đọc. Trong vòng 10 năm qua, những tờ báo tên
tuổi ở Việt Nam đã cố gắng tăng trang và tăng lượng thông tin đến mức tối đa trong
khả năng của tòa soạn. Mục đích khơng gì khác hơn ngồi việc đáp ứng nhu cầu
thơng tin khổng lồ của độc giả. Do đó, tờ báo càng danh tiếng thì mức độ thơng tin

cả về số lượng lẫn chất lượng càng cao. Ngược lại, đời sống công nghiệp buộc con
người ta cần thật nhiều thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, xu
hướng tăng trang và tăng các bản tin trên các tờ báo là một xu hướng khách quan ở
trong nước cũng như trên thế giới.
Ở đây, chúng tôi quyết định khảo sát hai tờ báo có lượng ấn bản lớn nhất cả
nước là “Thanh niên” và “Tuổi trẻ”, cùng một tờ báo địa phương là Đà Nẵng. Như
đã biết, “Thanh niên” ra đời vào năm 1986, là cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp
Thanh niên Việt Nam. Đây là nhật báo khá được bạn đọc mến mộ bởi luôn đưa tin


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×