ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ THANH MẾN
Đặc điểm giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5
5. Giới thuyết thuật ngữ .............................................................................. 5
6. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 6
NỘI DUNG ............................................................................................... 7
Chương 1. TRƯỜNG CA HỮU THỈNH - MẠCH RIÊNG TRONG TRƯỜNG
CA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM ........................................................................ 7
1.1. Một vài đặc điểm của trường ca hiện đại Việt Nam................................ 7
1.1.1. Phản ánh những vấn đề lớn của lịch sử, dân tộc và thời đại ................ 7
1.1.2. Trường ca là một cấu trúc nghệ thuật phức hợp thông qua các phương
thức biểu hiện ............................................................................................. 8
1.2. Trường ca- sự lựa chọn sáng tạo của Hữu Thỉnh trên hành trình sáng tác 9
1.2.1. Từ thơ đến trường ca ......................................................................... 9
1.2.2. Quan niệm về trường ca của Hữu Thỉnh ........................................... 13
1.2.3. Giọng điệu- một thành công nghệ thuật của trường ca Hữu Thỉnh ..... 15
Chương 2. SỰ TIẾP NỐI CẢM HỨNG SỬ THI TRONG GIỌNG ĐIỆU
TRƯỜNG CA HỮU THỈNH..................................................................... 19
2.1. Giọng hiệu triệu, hào sảng .................................................................. 19
2
2.1.1. Tái hiện hào hùng hiện thực chiến tranh........................................... 19
2.1.2. Thúc giục, động viên tinh thần người chiến sĩ ................................... 23
2.2. Giọng ngợi ca, tự hào ......................................................................... 26
2.2.1. Ca ngợi cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc ..................................... 26
2.2.2. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hình ảnh những người lính . 30
Chương 3. NHỮNG BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT MỚI TRONG GIỌNG
ĐIỆU TRƯỜNG CA HỮU THỈNH........................................................... 34
3.1. Giọng trầm tư, sâu lắng ...................................................................... 34
3.1.1. Hồi tưởng về những năm tháng chiến tranh ...................................... 34
3.1.2. Nghĩ suy về thân phận con người ..................................................... 38
3.2. Giọng triết lý, chiêm nghiệm .............................................................. 43
3.2.1. Ý nghĩa của sự sống và cái chết ....................................................... 43
3.2.2. Về hiện thực cuộc sống hôm nay ...................................................... 49
3.3. Sự hòa kết chất dân gian và hiện đại trong giọng điệu .......................... 55
3.3.1. Chất giọng hồn nhiên, dân giã ......................................................... 55
3.3.2. Giọng đối thoại hiện đại .................................................................. 59
KẾT LUẬN ............................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 64
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hữu Thỉnh là một trong những gương mặt tiêu biểu, xuất sắc của nền
thơ ca chống Mỹ, nhà thơ đã khẳng định vị trí và bản lĩnh sáng tạo của mình
qua hai chặng đường lớn là thơ ca những năm chống Mỹ và thơ ca đương đại
Việt Nam. Tuy nhà thơ sáng tác không nhiều nhưng với ý thức tận hiến cho
thơ, giữ niềm mê đắm thi ca và khát khao đổi mới, Hữu Thỉnh đã lặng lẽ làm
mới cho thơ mình. Những tác phẩm này đã mang đến cho người đọc những
cảm xúc đặc biệt, những nhận thức mới mẻ về chiến tranh, đất nước và số
phận con người... Điều này được thể hiện trong những bản tình ca và những
bản trường ca, đặc biệt là những bản trường ca. Bằng cách chọn thể loại này,
Hữu Thỉnh đã tìm được con đường nghệ thuật đích thực của mình và vì thế
ơng đã gặt hái được những thành công nhất định. Mở đầu là Sức bền của đất
và khép lại bằng Trường ca biển, nhà thơ đã đem đến cho bạn đọc những
trang thơ hay, đầy chất suy tư và triết luận về đất nước, cuộc sống và số phận
con người. Trường ca Hữu Thỉnh “không lên gân, không quá cường điệu mà
chỉ đơn giản như một khúc tâm tình, vui có buồn có và có những suy tư, trăn
trở với đời” [33]. Giải thưởng cuộc thi thơ 1975- 1976 cho trường ca Sức bền
của đất, giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 1980 cho Đường tới thành
phố và giải xuất sắc bộ quốc phòng trao tặng năm 1994 cho Trường ca biển…
là những minh chứng chứng minh cho điều đó.
Khi tìm hiểu thế giới nghệ thuật trường ca Hữu Thỉnh, chúng ta không
thể không nghiên cứu giọng điệu trong trường ca của ông. Bởi “giọng điệu là
một phạm trù thẩm mỹ của một tác phẩm văn học”, là thước đo không thể
thiếu để xác định tài năng và phong cách độc đáo của người nghệ sĩ. Khám
2
phá giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh, người nghiên cứu hi vọng sẽ kiến giải
được cơ chế sáng tạo của tác giả từ các yếu tố thời đại, hiện thực cuộc sống,
cảm hứng và sự lựa chọn nghệ thuật… qua đó nhận diện dấu ấn văn hóa, lịch
sử và phong cách cá nhân sắc nét của một nhà thơ luôn dành cho thi ca niềm
say mê và trách nhiệm “tôi rất tin thơ là kinh nghiệm sống” [15].
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, phê bình về thơ và trường ca Hữu
Thỉnh. Ở đây chúng tôi xin điểm lại một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
theo hai hướng như sau:
2.1. Các nghiên cứu, phê bình về các sáng tác của Hữu Thỉnh:
Đoàn Trọng Huy trong bài viết Hữu Thỉnh- Hoa trái nghệ thuật dọc
đường thơ đã khẳng định: “Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh phong phú, đa
dạng và mang dấu ấn rõ nét. Đó là thành quả của một tư tưởng nghệ thuật
chính xác, cao đẹp, một tư duy nghệ thuật mạnh mẽ, hiệu quả. Và cũng là một
bản lĩnh nghệ thuật kiên định, vững vàng, thi pháp năng động, biến hóa, một
phong cách đa dạng, sáng tạo” [36]. Phúc Nghệ thì khen ngợi: “lối thơ của
Hữu Thỉnh xem bề trọng về tứ thơ, thảng ít hoặc nhiều người đọc có thể nhận
thấy sự trau chuốt từng câu, từng chữ và hướng tới cái đẹp câu chữ trong thơ
Hữu Thỉnh. Cảm xúc trong thơ ông vì thế cũng lắng lại trong cả bài” [37].
2.2. Các nghiên cứu, phê bình văn học về mảng trường ca Hữu Thỉnh:
Theo Hồng Điệp thì “nhắc đến Hữu Thỉnh là người ta nhắc đến những
bản tình ca và những bản trường ca... Ngoài những bài thơ ngắn, những bài
thơ trữ tình, Hữu Thỉnh là một trong số rất ít nhà thơ viết về thể loại trường ca
và đạt được những thành cơng nhất định” [15]. Bên cạnh đó, Hồng Điệp cịn
khẳng định: “Hữu Thỉnh là người đã có cơng trong việc khái quát, tổng hợp
một giai đoạn lịch sử về nhiều mặt của đời sống, về thế giới khách quan rộng
3
lớn và chiều sâu tâm lí con người”... [15]. “Chính những bản trường ca này đã
khẳng định tư duy khái quát đồng thời nói lên được tầm vóc của nhà thơ
không chỉ dừng lại ở cái tôi cá nhân mà còn được thể hiện trong cái chung của
cộng đồng, của cả một dân tộc” [15].
Nhà phê bình Lý Hồi Thu cũng nhận định “thơ anh có sự kết hợp giữa
phẩm chất dân tộc và tính hiện đại, giữa chiều sâu triết lí độ cảm xúc tràn
trào, giữa sự hiền hịa lắng đọng và mãnh liệt sục sôi, giữa khả năng viết
những bài thơ tình ngắn và những tác phẩm trường ca dài” [7, tr.52].
Theo Nguyễn Văn Dân trong bài viết Trường ca với tư cách là một thể
loại mới trên Tạp chí sơng Hương, số 203 thì càng về sau, khi xu hướng trữ
tình hóa trường ca chiếm ưu thế, khi cá nhân mở rộng “biên độ cảm xúc và
suy tư về lịch sử của đất nước” thì trường ca Hữu Thỉnh đã thể hiện “như là
một sự chiêm nghiệm về hiện thực đời sống hôm nay” [25, tr 75].
Khi nói về trường ca Đường tới thành phố, Anh Chi trong bài viết
Đường đời, đường thơ Hữu Thỉnh trên Tạp chí Hồn Việt, đã coi “đó là một tác
phẩm quan trọng bậc nhất của thơ anh, cũng là một tác phẩm hay cho thơ Việt
Nam hiện đại” [32]. Khi viết Đường tới thành phố “bút lực của Hữu Thỉnh
thật sung mãn. Cấu trúc từng chương, từng khúc nhỏ trong chương đó vừa có
hình tượng thơ độc lập, lại có những liên kết với nhau tạo thành chỉnh thể lớn
của trường ca. Ngôn ngữ thơ giàu xúc cảm và cũng phong phú chi tiết sống” [32].
Trong bài viết Nhân đọc Trường ca Biển của Hữu Thỉnh trên báo Văn
nghệ quân đội, Phan Cung Việt khẳng định: “Hữu Thỉnh là người có nhiều
câu thơ hay và người có thơ dài hay” [26, tr.99]. Có thể nói rằng Hữu Thỉnh là
người ln ln day dứt, trăn trở, đi tìm sự vẹn trịn lấp đầy cho những số
phận long đong trong thơ. Theo tác giả bài viết thì “gần như đoạn thơ nào của
Hữu Thỉnh cũng được anh nóng lịng trả về cho thơ, chốt lại một nỗi niềm thơ
nào đó. Khơng bao giờ anh bơi xa thơ” [26, tr 100].
4
Trên Tạp chí Văn học số 9 năm 2003, trong bài viết Hữu Thỉnh và quá
trình tự đổi mới thơ, Nguyễn Đăng Điệp đã nhận ra “cái chất giọng ru vỗ,
ngọt ngào mang tính sử thi trong Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh. Theo
ông, “cái chiều sâu và nét riêng trong cái nhìn nghệ thuật của Hữu Thỉnh
chính là những suy tư không ngừng về nhân thế bằng chất giọng trầm lắng.
Đó khơng phải là suy tư trừu tượng, những triết lí đại ngơn mà là những suy
tư xuất phát từ những cảm nhận rất riêng của cuộc sống để đưa vào thơ mình
của nhà thơ Hữu Thỉnh” [21, tr. 29].
Có thể thấy phần lớn các ý kiến đều tập trung khẳng định tài năng và
giá trị nghệ thuật tác phẩm ở các góc độ nội dung nói chung và nghệ thuật
trường ca Hữu Thỉnh .
Riêng giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh, ít nhiều đã được đề cập đến
trong một số bài viết, cơng trình nghiên cứu, chun luận. Tuy nhiên do nhiều
lí do nên phương diện này chưa được tập trung nghiên cứu chuyên sâu. Vì thế
giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh là một vấn đề cần phải được tiếp tục quan
tâm, khám phá và tìm hiểu.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố nghệ thuật làm nên Đặc điểm giọng điệu trường ca Hữu
Thỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ba trường ca của Hữu Thỉnh: Sức bền của đất, Đường tới thành phố,
Trường ca Biển (in trong cuốn Trường ca Biển (2004), Nxb Quân đội nhân
dân.
5
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp những phương
pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp hệ thống- cấu trúc
4.2. Phương pháp phân tích- tổng hợp
4.3. Phương pháp so sánh- đối chiếu
Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng những phương pháp bổ trợ khác như:
phương pháp khảo sát, thống kê, phương pháp liên ngành.
5. Giới thuyết thuật ngữ
Cho đến nay, vấn đề khái niệm trường ca vẫn là một vấn đề phức tạp
chưa được thống nhất hoàn toàn. Trên thế giới, trường ca là một phạm vi bao
quát khá rộng, có thể bao gồm những bài thơ tự sự- trữ tình dài hơi hay cả
những tác phẩm thơ có cốt truyện mà Việt Nam gọi là truyện thơ. Ở Việt
Nam, trước năm 1951, khái niệm trường ca chưa xuất hiện trong giới sáng tác
và phê bình văn học. Năm 1951, giáo sư Lê Trí Viễn sử dụng thuật ngữ
trường ca cho bài thơ dài Từ đêm mười chín của Khương Hữu Dụng. Mãi đến
năm 1962 giáo sư Hà Minh Đức đưa khái niệm trường ca vào sách lí luận thì
khi đó mới được sử dụng để gọi một thể loại thuộc hàng ngũ các thể loại thơ
ca.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trường ca là “tác phẩm thơ có dung
lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự hoặc trữ tình” [5, tr. 376]. Cịn theo 150
thuật ngữ văn học thì trường ca là “tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường
có cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình” [1, tr. 263]. Như vậy, trường ca
được coi là thể loại nằm ở ranh giới giữa loại tự sự và loại trữ tình. Xét về mặt
định lượng, định tính, bản chất của trường ca là một sáng tác thơ dài hơi
6
(trường thiên) thể hiện một nội dung hoành tráng và những cảm xúc mãnh
liệt, hào hùng không kể nội dung đó được chứa đựng trong một cốt truyện hay
chỉ đơn giản là được thể hiện dựa trên một cái sườn sự kiện lịch sử.
Trường ca hiện đại Việt Nam đã và đang tiến tới khẳng định là một thể
loại mới, có vị trí độc lập tương đối trong hệ thống các thể loại thơ ca.
6. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của
khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Trường ca Hữu Thỉnh- Mạch riêng trong trường ca hiện đại
Việt Nam
Chương 2: Sự tiếp nối cảm hứng sử thi trong giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh
Chương 3: Những biểu hiện nghệ thuật mới trong giọng điệu trường ca
Hữu Thỉnh
7
NỘI DUNG
Chương 1
TRƯỜNG CA HỮU THỈNH
- MẠCH RIÊNG TRONG TRƯỜNG CA HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Một vài đặc điểm của trường ca hiện đại Việt Nam
1.1.1. Phản ánh những vấn đề lớn của lịch sử, dân tộc và thời đại
Trường ca hiện đại Việt Nam là sự “kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố tự
sự và trữ tình với xu hướng nổi trội của yếu tố trữ tình so với yếu tố tự sự,
nhưng yếu tố tự sự vẫn không mất hẳn mà nó vẫn tồn tại như một khung quy
chiếu cần thiết để làm nên âm hưởng sử thi cho tác phẩm” [34]. Chính vì thế,
trường ca hiện đại Việt Nam vẫn mang đặc điểm hoành tráng về cả phương
diện nội dung, tư tưởng, nghệ thuật và được các nhà thơ viết nên bằng “một
dung lượng cảm hứng mạnh mẽ, cảm xúc tuôn trào gắn liền với những chấn
động lớn lao của lịch sử, của dân tộc và thời đại” [16].
Trường ca hiện đại Việt Nam, thể hiện gần như tất cả những vấn đề liên
quan đến số phận cộng đồng, dân tộc, những cột mốc lịch sử quan trọng của
dân tộc. Chính những biến động lớn lao của lịch sử cách mạng đã làm nên độ
hoành tráng đầy chất sử thi cho trường ca. Sau một đội lùi thời gian cần thiết
để “chiêm nghiệm lịch sử, để tích lũy cảm xúc và khi lịch sử đã đi qua nhưng
âm ba của những sự kiện lớn ấy vẫn “không thể nào quên” trong tâm hồn con
người, trường ca Việt Nam hiện đại lại xuất hiện rầm rộ hơn và để lại nhiều
thành tựu nghệ thuật hơn” [16]. Có thể kể đến hàng loạt tác giả với các trường
ca đặc sắc như: Bài ca chim Chơrao (Thu Bồn, 1963), Trường ca Nguyễn Văn
Trỗi (Lê Anh Xuân, 1967), Người anh hùng Đồng Tháp (Giang Nam, 1968),
Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm, 1970), Trường ca Sư đoàn
8
(Nguyễn Đức Mậu, 1978), Mặt trời trong lòng đất (Trần Mạnh Hảo, 1979),
Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời (Thanh Thảo), Sức bền
của đất, Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Con đường của những vì sao
(Nguyễn Trọng Tạo, 1981)… Có tác giả viết liền ba, bốn tập trường ca, “viết
như có sự chuẩn bị âm thầm từ những năm trước, viết như có sự hối thúc của
bản thân và cuộc sống mình đã đi qua, đã trải nghiệm” [38].
Bên cạnh việc phản ánh sự vận động của lịch sử, dân tộc, thời đại,
trường ca hiện đại Việt Nam còn thể hiện những kinh nghiệm lịch sử, những
được mất của dân tộc. Cho dù ra đời từ những năm chiến tranh nhưng trường
ca Việt Nam thực sự nở rộ vào những năm sau khi chiến tranh chống Mỹ cứu
nước kết thúc.
Như vậy, chính khơng khí của thời đại và những biến động lớn lao của
lịch sử cách mạng đã làm nên độ hoành tráng, lớn lao của những trường ca
giai đoạn này. “Ra đời rầm rộ và trở thành thể loại chủ lực những thập niên
70- 80 của thế kỉ XX, trường ca như là một nhu cầu tổng kết, lột tả và suy
ngẫm đến tận cùng về lịch sử, dân tộc, thời đại” [38].
1.1.2. Trường ca là một cấu trúc nghệ thuật phức hợp thông qua các
phương thức biểu hiện
Tính phức hợp trong cấu trúc nghệ thuật trường ca thể hiện trước hết
trong việc “sử dụng và sáng tạo các thể thơ, các thể loại văn học nghệ thuật”
[16, tr.9]. Theo nghiên cứu của tác giả Mai Bá Ấn khi khảo sát Tuyển tập 10
trường ca hiện đại thì “có ba trường ca chỉ dùng độc nhất một thể thơ, đó là
thể thơ bảy chữ và tám chữ theo khổ bốn câu và thể thơ năm chữ. Ba trường
ca này là ba trường ca có cốt truyện hoặc theo sự kiện. Bảy trường ca c òn lại
đều dùng đa dạng các thể thơ, (chủ yếu là thơ tự do), hầu hết khơng có cốt
truyện” [16, tr.11]. Bảy trường ca này được “cấu trúc theo từng phần hoặc
từng chương, mục có nhan đề cụ thể, các thể thơ truyền thống như lục bát mỗi
đoạn từ bốn câu trở lên” [16, tr.11].
9
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của tác giả, xét ở phương diện thể
thơ, đa số các trường ca đều “sử dụng một cách đa dạng và phong phú các thể
thơ từ truyền thống đến hiện đại” [16, tr.12]. Đặc biệt có sự phát triển một
cách rộng rãi của thể thơ tự do. Ngồi ra cịn có những câu thơ về hình thức
gần giống với văn xi, người ta gọi đó là “thơ văn xi trong các trường ca”
ví dụ như “Trường ca thơ văn xuôi” của Thanh Thảo hay là phần “Văn xi
một người lính” trong trường ca Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh…
Chính sự mở rộng của hình thức thể loại này đã góp phần hiện đại trường ca
Việt.
Bên cạnh đó, tính phức hợp của cấu trúc nghệ thuật trường ca còn thể
hiện ở phương diện ngôn ngữ, giọng điệu, và cấu trúc tác phẩm. Nếu so với
thơ trữ tình thì trường ca đã khái quát được lịch sử bằng những hình tượng
thơ cụ thể vì trường ca mang đậm yếu tố tự sự. Còn so với truyện thơ, diễn ca
thì trường ca lại nổi bật hơn nhờ sự “lấn át của yếu tố trữ tình”. Nói như vậy
là để khẳng định sự thành cơng của trường ca ở việc “kết hợp nhiều phong
cách ngôn ngữ, nhiều giọng điệu và đặc biệt là phải có cấu trúc hợp lý để cho
dù khơng có cốt truyện vững vàng, trường ca vẫn tồn tại như một chỉnh thể
mà khơng đơn điệu” [16, tr.18].
Chính đặc điểm này đã làm nên đặc trưng của thể loại trường ca hiện
đại Việt Nam.
1.2. Trường ca- sự lựa chọn sáng tạo của Hữu Thỉnh trên hành
trình sáng tác
1.2.1. Từ thơ đến trường ca
Hữu Thỉnh, một nhà thơ khốc áo lính, đã đi suốt chiều dài cuộc kháng
chiến, đã chiến đấu, đã nếm trải những hi sinh gian khổ, những khó khăn mất
mát trong cuộc đời. Những trải nghiệm cuộc sống đã mang đến cho thơ ông
chất hiện thực đậm nét. Là một người yêu thơ, với ý thức tận hiến cho thơ,
10
Hữu Thỉnh đã tìm cho mình một hướng đi riêng, trên con đường nghệ thuật.
“Ngay từ đầu người ta đã nhận ra ở Hữu Thỉnh một hồn thơ khỏe khoắn và
giàu nội tâm. Anh yêu người, mến cảnh và nồng nàn một tấm lòng tri kỉ” [7,
tr.55].
Với sự tinh nhạy của trực giác, Hữu Thỉnh đã mang đến cho bạn đọc
những bất ngờ, ngay từ tập thơ Âm vang chiến hào, (in chung, 1976) đến Khi
bé Hoa ra đời (in chung, 1985), Thư mùa đông (1994), Thơ Hữu Thỉnh
(1998), “Thương lượng với thời gian” (2005)… Trong các tập thơ này, hầu
hết là những bài thơ ngắn, với ngôn ngữ thơ giản dị, giàu sức biểu cảm, gần
gũi với đời thường lại có sự kết hợp tài tình giữa tình và lí:
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cơ đơn
Gió khơng phải là roi
Mà vách núi phải mịn
Em khơng phải là chiều
Mà nhuộm anh đến tím...
Sóng chẳng đi đến đâu
Nếu khơng đưa em đến
Dù sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em.
(Thơ viết ở biển)
11
Bài thơ vang lên với âm hưởng, nhịp điệu trẻ trung, sơi nổi... Trước
sóng biển rì rào, cuộn xơ con người chợt nhận ra mình thật chơng chênh, thật
trống vắng.
Thơ ngắn của Hữu Thỉnh tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng rất sâu
trong lịng bạn đọc. Đó có thể là những bài thơ viết về cảnh sắc thiên nhiên đa
màu ở vùng đất Bắc Bộ. Đó cũng có thể là những bài thơ tình man mác, dư
âm và đầy nhạy cảm trước sự đơn lẻ của cá thể trong tình yêu, một kiểu buồn
đau và một kiểu “tự thú” rất đặc biệt:
Anh phải nói vịng vo anh u biển
Anh yêu trời để thú nhận yêu em
Anh cứ khen người tốt đơi tốt lứa
Để giấu đi bao nỗi xót xa thầm
(Tạm biệt Sầm Sơn)
Nhưng chung quy lại, đó là những vần thơ chất chứa cảm xúc, đong
đầy tình yêu của nhà thơ đối với cuộc đời, con người:
Bao năm không thấy màu con gái
Vó ngựa nghe nhầm tiếng guốc em...
Ước gì có chút hương bồ kết
Cho đá mềm đi núi ấm lên
(Thư mùa đơng)
Có thể xem sáng tác thơ ngắn là điểm tựa, là bậc thang vững chắc để
Hữu Thỉnh đến với trường ca- một thể loại thơ dài. Đường tới thành phố
(1979), Trường ca Biển (1994), và Sức bền của đất (2004) là ba trường ca
làm nên tên tuổi của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đường tới thành phố được coi là
“một tác phẩm quan trọng bậc nhất của đời thơ anh, cũng là một tác phẩm hay
cho thơ hiện đại Việt Nam” [32], bởi vì “khi viết Đường tới thành phố, bút
lực của Hữu Thỉnh thật dồi dào. Cấu trúc từng chương, từng khúc nhỏ trong
12
chương đó vừa có hình tượng thơ độc lập, lại có những liên kết với nhau tạo
thành một chỉnh thể lớn của trường ca” [32]. Và dù “Hữu Thỉnh viết Trường
ca biển cách đây hai mươi năm nhưng ý nghĩa còn mới nguyên vẹn, biển đảo
là vấn đề lớn, biển đảo là lịch sử, là tương lai của tổ quốc” [26]. Cả ba trường
ca của Hữu Thỉnh đều đạt những giải thưởng lớn xứng đáng với giá trị của nó.
Hữu Thỉnh từng tâm sự: “Hiện thực cuộc chiến tranh, cuộc sống dội vào tôi
mạnh đến mức vượt ra khỏi một thời đoạn, một đề tài. Nó trở thành một tâm
thế” [12, tr.7]. Rõ ràng, bước ra khỏi cuộc chiến, với tư cách là một người
lính đã từng tham gia chiến trận, từng tiếp xúc với súng đạn, với khói lửa
chiến trường, Hữu Thỉnh đã kịp ghi lại hiện thực đất nước và những suy nghĩ,
cảm xúc của mình bằng những bản trường ca. Nhưng tại sao lại là trường ca
mà khơng phải là cái gì khác? Sự lựa chọn này có lẽ vì bởi “trong trường ca,
nhà thơ có “đất” để cùng lúc sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như một hình
thức phơ diễn các cung bậc cảm xúc, tạo dựng tiết tấu và âm hưởng thơ” [35].
Hơn nữa nó phù hợp với cái “tạng” của nhà thơ: “Có lẽ tơi khơng có tài viết
ngắn. Và cịn cái lẽ nữa là cuộc sống lớn lao quá, bi tráng quá, địi hỏi phải
mở rộng các kích cỡ [12, tr. 7]. Chính sự trăn trở đi tìm một bài thơ lớn, dài,
có sức ơm xuể, tập trung được số phận con người và số phận đất nước đã thôi
thúc Hữu Thỉnh đến với trường ca như một “cái duyên” và đạt được những
thành công nhất định ở thể loại này. Một Đường tới thành phố với rầm rập
những binh đoàn hành quân nam tiến, một Trường ca biển với những hình
tượng cát, hình tượng đất, hình tượng sóng, hình tượng đất nước và hình
tượng người lính. Thật đặc biệt “Hữu Thỉnh đã dồn sức thổi vào trong đó
những tâm trạng, những suy nghĩ, những dự cảm, những day dứt khôn nguôi
của chính nhà thơ về cuộc sống, về hạnh phúc, về thân phận của con
người...trước cuộc đời đầy vất vả lo toan với những cám dỗ, bươn chải hằng
ngày của cuộc sống thời bình nhưng chắc gì đã ít khốc liệt hơn những năm
13
tháng chiến tranh” [15]. Và một Sức bền của đất “đầy tính triết lý và chiêm
nghiệm sau bao nhiêu gian khổ, mất mát, đau thương đã đi qua” [15]. Tất cả
hiện ra như “giá trị của tự do, của hòa bình, của tình người, của tình yêu thiên
nhiên, cuộc sống, con người” [15].
Như vậy, trên hành trình sáng tác từ thơ ngắn đến trường ca, Hữu Thỉnh
đã đạt được những thành công nhất định. Để rồi, ông đã chọn cho mình một thể
loại sáng tác “đầy chất hùng tráng, bi thương nhưng lại rất đỗi trong sáng” [2,
tr.154], có khả năng “tạo nên một Hữu Thỉnh sâu đậm, có bề dày trong thơ, biết
kết nối những cái tinh túy trong thơ thành trường khúc” [2].
1.2.2. Quan niệm về trường ca của Hữu Thỉnh
Với nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, mỗi người nghệ sĩ có
cách nhìn và cách sáng tạo riêng. Với thể loại trường ca- một thể loại tương
đối mới mẻ và đặc biệt trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, các nhà thơ đã thể
hiện được những nét riêng mình.
Hữu Thỉnh bày tỏ:
Muốn tươi mát hãy tự là dòng suối
Hát về rừng đừng bắt chước tiếng chim
(Đường tới thành phố)
Đó là khát vọng làm mới mình, khơng lặp lại mình, mong muốn tạo cho
mình một phong cách riêng, một giọng nói riêng khơng nhẫm lẫn với các
người khác.
Khơng những thế nhà thơ cịn quan niệm, trong sáng tác thơ ca nói
chung và với thể loại trường ca nói riêng, hãy tơn trọng hiện thực cuộc sống.
Ông coi kinh nghiệm sống, sự trải nghiệm là cần thiết và quan trọng cho thơ
và trường ca. Với niềm tin “thơ là kinh nghiệm sống” nên với Hữu Thỉnh khi
sáng tác “khơng có kinh nghiệm gì” thì “Càng viết càng thấy mình yếu đuối/
Đường nhân nghĩa chừng nào cịn lắm bụi” [15].
14
Xem xét quá trình sáng tác trường ca Đường tới thành phố của Hữu
Thỉnh, có thể nhận thấy những đổi thay trong nhận thức và cách viết nghiêm
túc, tôn trọng sự thật của nhà thơ. Với ý định viết một trường ca chiến tranh
vào những ngày cuối năm 1974 khi tham gia chiến dịch Tây Nguyên đến khi
khởi thảo chính thức tại trại sáng tác Đà Lạt năm 1977. Để rồi hơn 8000 câu
thơ được viết ra bằng tất cả tấm lịng bỗng chính tác giả nhận thấy “nhẹ q,
bảng lảng q khơng xứng với những gì mình đã được chứng kiến những năm
tháng ở chiến trường” [24, tr.38]. Chính vì tơn trọng hiện thực cuộc sống,
xem hiện thực cuộc sống là mạch nguồn cho sự sáng tạo nên nhà thơ quyết
định “đốt hết những cái đã viết. Coi như qua cầu rút ván. Và bắt đầu từ câu
thơ thứ nhất. Lần này tôi đặt cái thực lên trên hết. Cái thực của đời sống
người lính, của chiến tranh, cái thực của tâm trạng. Làm thế nào để cái thực
ấy bộc lộ trên trang giấy càng đậm đặc, bề bộn bao nhiêu càng tốt.” [24,
tr.38]. Chính vì thế trường ca Hữu Thỉnh chân thật, “rất lính” là vì thế.
Khơng chỉ bám vào hiện thực cuộc sống thời chiến mà ngay cả thời
bình, những lúc bình yên nhất thơ ca cũng phải bám vào cuộc sống, xem hiện
thực cuộc sống là chất xúc tác quan trọng:
Chúng tôi lên với áo quần ướt át
Với nắng nôi muối xát thân tàu
Đảo hiện ra thử thách bạc màu
(Trường ca Biển)
Chính những câu thơ đầy chất “sống” đó đã chứng tỏ Hữu Thỉnh ln
tơn trọng sự thật cuộc sống, nhất là sự thật chiến tranh. Bởi thơ ca khơng nên
và khơng thể đứng bên ngồi cuộc sống, bên ngoài cuộc chiến đấu vĩ đại của
dân tộc. Người làm thơ phải sản sinh ra được thứ thơ “đích thực”, thơ hữu ích
cho cuộc kháng chiến:
Thơ khơng phải những dây bìm trang trí
Kéo nhịe đi những rễ cây tứa nhựa
15
Bão động rừng sao thơ chỉ rung rinh
(Đường tới thành phố)
Tôn trọng hiện thực cuộc sống, phản ánh vào trang thơ cái chất đời
thường của cuộc sống hằng ngày, đó chính là quan điểm, là tâm niệm của
Hữu Thỉnh khi sáng tác. Với ông, thơ “không chỉ là niềm yêu mà thơ – đơi
khi là thứ vũ khí bênh vực con người” [24, tr.26]. Đọc thơ ông, nhiều khi ta
cứ ngỡ khơng cịn đối diện với một nhà thơ, với những câu thơ mà đơn giản là
đang đứng trước một con người bị dày vò bởi những niềm thương nhớ, tuyệt
vọng không cùng:
Em ơi em, anh không sao viết kịp một dịng thư
Thương nhớ là gì mà anh mang nặng thế
Buồng lái tăng nóng bức thế này
Em chẳng đến được đâu, mở cửa lên vẫn nóng
Mở cửa lên là vịm trời cao rộng
Em ở đâu trong thương nhớ của anh
(Đường tới thành phố)
Dù đã giành được nhiều giải thưởng về trường ca nhưng Hữu Thỉnh rất
chân thật bộc bạch: “Nếu bạn đọc trường ca của tơi, thích thú vài câu là q
lắm rồi. Để có vài câu ấy, tơi phải viết bao nhiêu câu khác. Vả lại tim gan có
cái ngon của tim gan, còn xương sườn, xương sụn cũng có vị riêng của nó
đấy” [26, tr.38]. Rõ ràng có một lí do rất đơn giản mà chẳng hề giản đơn đó là
trong Hữu Thỉnh đã tồn tại quan niệm đề cao thứ thơ cuộc sống, cái cuộc sống
vốn phải thuộc về con người.
1.2.3. Giọng điệu- một thành công nghệ thuật của trường ca Hữu Thỉnh
“Giọng điệu nghệ thuật không chỉ là yếu tố hàng đầu của phong cách,
là phương tiện biểu hiện của tác phẩm văn học mà còn là yếu tố có vai trị
thống nhất mọi yếu tố khác của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Các
16
yếu tố tư tưởng, hình tượng chỉ được cảm nhận trong một phạm vi giọng điệu
nào đó và nhờ đó mà người đọc thâm nhập vào thế giới tinh thần của tác giả.
Các tác phẩm văn học có giá trị đều thể hiện một giọng điệu đặc biệt.” [30,
tr.33]. Một tác phẩm văn học thiếu đi giọng điệu sẽ không còn là một tác
phẩm văn học nữa. Và nhà văn khơng có tiếng nói riêng sẽ nhanh chóng bị
lãng qn. Vì vậy trong quá trình sáng tác mỗi nhà thơ, nhà văn phải trăn trở,
miệt mài để tìm ra giọng điệu nghệ thuật riêng cho tác phẩm của mình.
Mỗi nhà thơ để có một phong cách riêng đều phải khẳng định cho mình
một giọng điệu riêng, xem như dấu hiệu giúp người đọc nhận diện được ngay
họ mà không chút nhầm lẫn với những nhà thơ khác. Nói như Phương Lựu:
“nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, khơng tạo ra được tiếng nói riêng, giọng điệu
riêng thì đó là sự tự sát trong văn học”[27, tr.118].
Trong trường ca hiện đại, các tác giả thường “kết hợp nhiều giọng điệu
để dù khơng có cốt truyện vững vàng, trường ca vẫn tồn tại như một chỉnh thể
thống nhất mà không đơn điệu” [8, tr.229]. Người ta gọi đó là trường ca đa
giọng điệu. Nằm trong số ít những tác giả thành cơng ở thể loại trường ca,
Hữu Thỉnh đã tạo được cho mình một “tạng” riêng, một giọng điệu riêng.
Đọc ba trường ca Sức bền của đất, Đường tới thành phố và Trường ca
Biển, có thể nhận ra những cung bậc giọng điệu khác nhau trong chúng. Đó
có thể là “chất giọng ru vỗ, ngợi ca và ngọt ngào… mang tính sử thi trong
Đường tới thành phố” [21, tr.35]. Đó cũng có thể là chất giọng ưu tư, suy
ngẫm, triết lý hé mở những tâm trạng u buồn, những thân phận con người đặc
biệt là người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh và sau chiến tranh.
Song khơng khó để nhận thấy nét độc đáo riêng thể hiện trong chiều
sâu giọng điệu nghệ thuật của trường ca Hữu Thỉnh là “sự suy tư không
ngừng về nhân thế bằng chất giọng trầm lắng. Trước đây, nhà thơ suy tư về
dân tộc, về những lẽ sống lớn. Nay nhà thơ suy tư về lẽ đời, về sự tồn tại của
17
các số phận cá nhân, về sự suy thoái các giá trị nhân sinh”[21, tr.38]. Những
suy tư đó được thể hiện bằng chất giọng trầm tư, sâu lắng khi nhà thơ hồi
tưởng, gợi nhắc kí ức về cuộc chiến tranh vĩ đại, về truyền thống nhân dân
anh hùng và tri ân những đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường. Đó có thể
là những người lính ngã xuống khi chưa kịp tiến về thành phố, tiến về ngọn
cờ giải phóng, họ hi sinh trước “ngưỡng cửa” của hịa bình, độc lập:
Nó dìm xuống xác một người đồng chí
Bị chặt đầu
Chân cịn dép, chân khơng
Máu anh bỏng xuống núi ngàn
Đời anh treo một dấu than giữa trời
(Đường tới thành phố)
Đó cũng có thể là cái chết của người lính trong thời bình, để bảo vệ tổ
quốc người lính có thể bị hi sinh khi những kẻ thù tham lam cố tình xâm
chiếm đảo. Trước cái chết đột ngột của đồng đội, nhà thơ nghiêng mình kính
cẩn, tri ân bằng chất giọng trầm tư, sâu lắng:
Hơm đó đảo có thêm gạo mới
Chúng tơi đều bỏ cơm
Hơm đó đất liền ra thư
Chúng tơi bỏ thư ơm nhau khóc
Gạo chiều nay thành cơm cúng đưa tang
Thư chiều nay viết thêm vào lời điếu.
(Trường ca biển)
Ngoài chất giọng sử thi ngợi ca, thúc giục, tự hào thì giọng điệu trữ tình
trầm tư, đầy triết lí, đặc biệt là cái giọng “tình cảm, nhỏ nhẹ, tài hoa, đơi khi
bay bướm, đậm mơ típ dân gian” [7, tr. 52] là những chất giọng làm nên sự
đặc biệt cho giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh:
18
Tình là gì mà trái đào xà tích
Dun là gì mà yếm thắm bao xanh
Phận là gì mà em phải xa anh
Gặp nhau vẫn gặp mà đành quay đi
(Trường ca Biển)
Vốn là một nhà thơ khốc áo lính, nhạy cảm, tinh tế và sâu sắc… Hữu
Thỉnh đã tạo ra được giọng điệu riêng cho trường ca của mình trong suốt hai
mươi năm sáng tác. Đó là thứ giọng điệu đa thanh với sự hòa quyện đằm
thắm, tự nhiên giữa những chất giọng ru vỗ lòng người và những chất giọng
hồn nhiên, khỏe khoắn.
Có thể khẳng định, giọng điệu- một phạm trù thẩm mĩ đã làm nên thành
công nghệ thuật của trường ca Hữu Thỉnh.
19
Chương 2
SỰ TIẾP NỐI CẢM HỨNG SỬ THI
TRONG GIỌNG ĐIỆU TRƯỜNG CA HỮU THỈNH
2.1. Giọng hiệu triệu, hào sảng
2.1.1. Tái hiện hào hùng hiện thực chiến tranh
Tiếp nối cảm hứng sử thi của những trường ca giai đoạn trước, Hữu
Thỉnh đã sử dụng chất giọng hiệu triệu, thúc giục để tái hiện một cách hào
hùng hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Chính giọng điệu
này đã giúp Hữu Thỉnh thể hiện khí thế hào hùng của cuộc chiến.
Trong thế giới nghệ thuật Sức bền của đất, Đường tới thành phố và
Trường ca biển của Hữu Thỉnh, nổi bật lên giọng điệu hiệu triệu, hào sảng. Cái
hào sảng ấy được thể hiện trước hết ở cái nhìn hào hùng về hiện thực chiến
tranh. Tuy không đậm nét như các giọng khác nhưng nó đã tạo nên âm điệu
mới lạ, góp thêm vào đặc tính đa tầng trong giọng điệu trường ca Hữu Thỉnh.
Hiện thực đất nước những ngày cuối tháng tư năm 1975 đã dội vào thơ
ca Việt Nam rung động mạnh mẽ. Giọng hào sảng, vì thế, trở nên vơ cùng
hữu hiệu khi thể hiện khí thế sục sơi, hừng hực khí thế của bầu khơng khí của
chiến thắng:
Sáng mai đất nước sẽ vào thành phố
Đêm nay xe pháo vẫn sang nhà
Với đôi dép tân binh
Đất nước sẵn sàng giẫm lên nhiều thử thách
Các chiến sĩ lái xe dốc bi- đông chè đặc
Đất nước sẵn sàng thức trắng nhiều đêm
(Đường tới thành phố)
20
Câu thơ như reo lên, vút cao thể hiện tâm trạng tưng bừng, hân hoan
trước giờ khắc thiêng liêng tiến vào thành phố. Khí thế hào hùng thấm sâu,
lan tỏa trong từng câu thơ, dòng thơ và mạch thơ tạo nên một chất giọng hào
sảng rất riêng trong trường ca Hữu Thỉnh.
Là một nhà thơ khốc áo lính- từng cầm súng chiến đấu, từng có những
phút giây vào sinh ra tử, đối mặt với bom đạn, kẻ thù rình rập xung quanh, sự
sống cái chết với người lính thật mong manh. Chính vì thế hơn ai hết, Hữu
Thỉnh cảm nhận rõ được niềm hân hoan của những con người, đặc biệt là
người lính trong ngày chiến thắng, ngày 30/4/1975:
Cái thao thức trước một tờ lịch cuối
Sài Gòn ơi, ta đã về đây.
Cái giây phút hồi hộp, thao thức khi cầm trên tờ lịch của ngày chiến
thắng đầy tự hào và tin tưởng: 50 triệu người khơng ngủ/ Đang bóc tờ lịch
cuối cùng” [12, tr.126]. Đó là niềm tin, là ước mơ của hàng triệu của con
người khát khao được độc lập, được làm chủ đất nước sau những năm dài
dằng dặc chiến tranh lửa đạn. Nhà thơ đã tái hiện lại chiến trường năm xưa
với những khung cảnh oai hùng đầy khí thế và hăm hở của người lính:
Quân ơi, quân đi
Từ đầu sao Hôm đến cuối sao Mai
Ánh đèn pha chói gắt
Hắt loang dài
Đêm thần tốc
Đo thủy triều chiến dịch
Đường rập ràng
Điệp khúc những bàn chân
(Đường tới thành phố)
21
Khí thế hào hùng, mạnh mẽ được nhà thơ diễn tả qua những bước chân
thần tốc, táo bạo và những đồn xe dài bất tận nối đi nhau hàng nối hàng ra
trận bất chấp làn mưa bom, bão đạn của kẻ thù:
Những đoàn xe
Thét bụi
Những đoàn xe
Cuộc rồng rắn của tháng ngày khốc liệt.
(Đường tới thành phố)
Giọng điệu thơ vang lên với âm hưởng hào hùng, gấp gáp và giục giã
đã tái hiện khí thế hùng tráng, dồn đập của con đường hành quân ra trận.
Những câu thơ dài ngắn khác nhau, cách ngắt nhịp cũng “bất thường” khác
nhau đã tạo nên sự bứt phá, đổi mới trong giọng điệu nghệ thuật trường ca
Hữu Thỉnh:
Thần tốc, thần tốc hơn nữa
Táo bạo, táo bạo hơn nữa
Hành khúc của những đoàn binh hất kẻ thù ra biển.
(Đường tới thành phố)
Trong cuốn Thơ Việt Nam 1945-1975, giáo sư Trần Đình Sử đã gọi
chất giọng hiệu triệu, giục giã này là “giọng quyền uy” để “thể hiện tập trung
cho sức mạnh, khí thế, ý chí, niềm tin cách mạng” của nhân dân ta trong
những năm tháng sục sôi đánh giặc. Với giọng thơ mạnh mẽ, thúc giục, hối
hả… nhà thơ đã tái hiện lại bức tranh cả dân tộc ta đứng lên quật khởi với khí
thế quật cường, với lịng quyết tâm cao độ:
Giặc đến
Người ốm chống giường, chống phản đứng lên
Trẻ con vơ tro, vơ cát đứng lên
Người đang ăn thì cầm lấy đũa
Người đi gặt thủ lấy chuôi liềm