Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.75 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO VĂN QUANG

ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN VỸ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO VĂN QUANG

ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN VỸ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

Đà Nẵng - Năm 2019


i



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 11
6. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 12
CHƯƠNG 1. NGUYỄN VỸ TRONG Q TRÌNH HIỆN ĐẠI HĨA VĂN HỌC
VIỆT NAM ................................................................................................................... 14
1.1. . Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Vỹ ....................................................................14
1.1.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Vỹ ......................................................................14
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Vỹ ............................................................. 17
1.2. . Vị trí Nguyễn Vỹ trong đời sống văn hóa, văn học .........................................23
1.2.1. Nguyễn Vỹ và q trình hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX .................... 23
1.2.2. Đóng góp của Nguyễn Vỹ trên phương diện báo chí, xuất bản ................... 29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................33
CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG THƠ
NGUYỄN VỸ ...............................................................................................................35
2.1. Một số phương diện trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Vỹ ..................35
2.1.1. Nguyễn Vỹ và quan niệm “tính dân tộc” trong văn học .............................. 35
2.1.2. Quan niệm thơ ca của Nguyễn Vỹ ............................................................... 41
2.2. Thế giới hình tượng trong thơ Nguyễn Vỹ ......................................................... 46
2.2.1. Hình tượng quê hương, đất nước .................................................................46
2.2.2. Hình tượng thi nhân ..................................................................................... 53
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN VỸ ..........61
3.1. Cách tân trên phương diện hình thức, thể thơ ..................................................61
3.1.1. Những thử nghiệm cách tân hình thức thơ ................................................... 61
3.1.2. Những đổi mới, sáng tạo trong xây dựng hình ảnh, hình tượng thơ ............67

3.2. Cách tân trên phương diện cấu trúc và ngôn ngữ .............................................72
3.2.1. Tổ chức tứ thơ, bài thơ .................................................................................72
3.2.2. Những cách tân ngôn từ nghệ thuật thơ ....................................................... 75
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................78
KẾT LUẬN ..................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong cơng trình nào khác.
Tơi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Phong Nam đã tận tình chỉ bảo,
giúp tơi hồn thành luận văn này!
Tác giả luận văn

Đào Văn Quang


iii
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài: ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN VỸ
Ngành: Văn học Việt Nam
Họ và tên học viên: Đào Văn Quang
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Phong Nam
Cơ sở đào tạo: Đại học sư phạm- Đại học Đà Nẵng.
Tóm tắt: Trên cơ sở sưu tầm tư liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá chúng tôi làm sáng

tỏ những vấn đề về “Đặc điểm thơ Nguyễn Vỹ” như sau:
Nguyễn Vỹ là một nhà văn, nhà báo đa tài. Ông hoạt động và cống hiến ở nhiều
lĩnh vực: thơ ca, tiểu thuyết, biên khảo lịch sử văn hóa, viết báo, xuất bản…Ở lĩnh vực
nào Nguyễn Vỹ cũng là người đi tiên phong và có nhiều đóng góp cho văn học hiện
đại Việt Nam.
Nguyễn Vỹ đã có những thử nghiệm cách tân nghệ thuật nhất là về hình thức
thơ đáng được ghi nhận. Ơng thể nghiệm ở nhiều thể thơ, hình thức câu thơ, dịng thơ
độc đáo. Cách ngắt nhịp, ngắt dòng mới lạ, sáng tạo trong thơ nhịp chẵn, phá vỡ sự
quen thuộc trong thơ nhịp lẻ mang đến cho thơ âm hưởng, hình ảnh mới lạ. Cấu trúc
hình ảnh, hình tượng thơ độc đáo: xây dựng hình tượng ý niệm kín đáo, lấy hình ảnh
thay hình tượng thơ… Đặc biệt là gây ấn tượng từ hình thức thơ, cách sắp đặt hình
thức bài thơ để tác động đến thị giác- thơ thị giác. Những hình ảnh thơ gai góc trần
trụi, chứa chan hơi thở cuộc sống cũng là đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Vỹ. Ở
phương diện cấu trúc và ngôn ngữ thơ, Nguyễn Vỹ đã có những sáng tạo trong việc
xây dựng tứ thơ, bài thơ và sử dụng ngôn ngữ đời thường đa dạng, độc đáo. Bên cạnh
kế thừa tứ thơ truyền thống, nhà thơ đã sáng tạo những tứ thơ mới lạ: tứ tượng thanh,
tứ tượng hình… Mở ra hướng đi mới cho thơ Việt, hướng đến thơ thị giác, thơ tân
hình thức…
Những đóng góp trong cách tân thơ của Nguyễn Vỹ là đáng trân trọng và ghi
nhận. Sự nghiệp văn hóa văn học của ơng cần được sưu tầm, tái bản và tiếp tục nghiên
cứu rộng lớn ở nhiều lĩnh vực, thể loại.
Từ khóa: Nguyễn Vỹ, hình tượng, hình thức thơ, ngôn ngữ thơ, cách tân thơ.

Xác nhận của người hướng dẫn

Người thực hiện đề tài

PGS.TS Nguyễn Phong Nam

Đào Văn Quang



iv
INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS

Name of thesis: CHARACTERISTICS OF NGUYEN VY’S POETRY
Major: Vietnamese Literature
Full name of master student: Dao Van Quang
Supervisor: Associate Professor. Dr. Nguyen Phong Nam
Training institution: The University of Da Nang - University of Science and
Education.
Abstract: Based on the collection of materials, synthesis, analysis and evaluation, we
clarify the issues of "characteristics of Nguyen Vy’s poetry" as follows:
Nguyen Vy is a writer, multi-talented journalist. He worked and devoted in
many fields: poetry, novels, historical and cultural histories, writing, publishing ... In
any field, Nguyen Vy is also known as a pioneer and contributor to Vietnamese
modern Literature.
Nguyen Vy had the most innovative art forms of poetry worthy of recognition.
He experimented in many kinds of poetry, poetic form as well as unique poetic lines.
The way to interrupt the beat, break new lines, make creativity in even rhythm poetry
and break the familiarity in odd rhythm helped poetry become more soundly and
imaginative. Picturesque structure, unique poetic imagery: building a discreet concept
image, turn the sights into the poetic imagery ... Especially, he made a strong
impression on the poetic form and the arrangement of poems to influence the visualvisual poetry. The images of thorny, naked poetry which contain the breath of life, are
also prominent features of Nguyen Vy's poetry. In terms of structure and language of
poetry, Nguyen Vy had creativity in making the stich, poems as well as the use of
simple and original languages. Besides inheriting the traditional poetry, the poet has
created new quirky verses: four statues, four imageries ... He really opened the new
direction for Vietnamese poetry aiming at visual and new form poetry ……
Nguyen Vy's contribution in poetry innovation is worthy of appreciation and

recognition. His literary and cultural career needs to be collected, republished and
continued extensive research in many fields and genres.
Key words: Nguyen Vy, iconography, poetry form, poetry language, poetry innovation.

Supervior’s confirmation

Associate Professor. Dr. Nguyen Phong Nam

Student

Đao Van Quang


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Vỹ là nhà văn đa tài và có q trình sáng tác trải dài gần 40 năm. Ông đã
để lại cho đời một di sản văn chương phong phú. Tác phẩm của ông gồm nhiều thể
loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo lịch sử… Ngồi ra, Nguyễn Vỹ cịn là
người hoạt động tích cực ở các lĩnh vực văn hóa – xã hội, báo chí - xuất bản…. Lĩnh
vực nào ơng cũng là người tiên phong, xơng xáo. Đóng góp của Nguyễn Vỹ đối với
việc mở mang văn hóa, đổi mới và phát triển nền văn học dân tộc là rất đáng kể.
Là một nghệ sĩ đầy cá tính và sắc sảo, thuở sinh thời, Nguyễn Vỹ từng gây ra
nhiều cuộc tranh luận gây gắt, sôi nổi trên văn đàn. Tuy vậy, đã nhiều năm qua, kể từ
khi ông qua đời, việc nghiên cứu về nhà văn này lại ít ỏi và có nhiều hạn chế. Trong
suốt một quãng thời gian rất dài, ngoại trừ những bài viết tranh luận, trao đổi xung
quanh Tập thơ đầu diễn ra từ những thập niên bốn mươi, năm mươi thế kỷ XX, có thể
thấy tình hình nghiên cứu về Nguyễn Vỹ là cịn sơ sài. Hiếm thấy những cơng trình

nghiên cứu sâu, có quy mơ lớn về nhà văn này được công bố rộng rãi. Việc đánh giá
một cách đầy đủ, khách quan về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của nhà văn, về vai trị
vị trí của ơng đối với lịch sử văn học dân tộc vẫn chưa trọn vẹn. Mặc dù gần đây cũng
đã có một hội thảo khoa học về Nguyễn Vỹ (do hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng
Ngãi và trường đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
ngày 30 tháng 10 năm 2017 tại thành phố Quảng Ngãi), thế nhưng đấy cũng mới chỉ là
một hoạt động có tính chất gợi mở, đặt vấn đề cho những đề án nghiên cứu trong
tương lai. Chính vì thế, có thể nói Nguyễn Vỹ vẫn là một đối tượng mà giới chun
mơn cịn phải bỏ nhiều cơng sức nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá.
Trong bối cảnh thực tế như vậy, chúng tôi chọn Đặc điểm thơ Nguyễn Vỹ để làm
đề tài luận văn tốt nghiệp. Mong muốn của chúng tôi là tiến hành khảo sát một cách
chi tiết, có hệ thống sự nghiệp thơ ca – một trong nhiều phương diện sáng tác của tài
năng Nguyễn Vỹ. Việc xem xét tồn diện khơng chỉ nội dung tác phẩm, đặc điểm nghệ
thuật mà cả tư tưởng, quan niệm về thơ ca của tác giả sẽ là cơ sở để có thể khẳng định
những đóng góp quan trọng của Nguyễn Vỹ cho q trình hiện đại hóa thi ca dân tộc.


2
2. Lịch sử vấn đề
Trải qua chặng đường gần 40 năm cầm bút, Nguyễn Vỹ đã để lại một “gia tài”
văn chương, khảo cứu đồ sộ với nhiều loại thể khác nhau. Tác phẩm của ông đã thu
hút mạnh mẽ sự chú ý của dư luận, với những đánh giá đa chiều. Độc giả, nhất là giới
hoạt động văn chương, quan tâm đến thơ Nguyễn Vỹ nhiều nhất và ý kiến thường rất
phân tán, thậm chí đối lập gây gắt. Ngay sau khi Tập thơ đầu - Premières poesies (do
tác giả tự xuất bản, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội, năm 1934) vừa mới xuất hiện trên
thi đàn, Nguyễn Vỹ đã bị Tứ Ly (Hoàng Đạo) chế giễu: “Vài bài son – nê, nhà thi sĩ
Xám xịt Từ bộ Hứa ra đời; oe oe tiếng khóc, thi sĩ buồn rầu buồn rĩ, buồn nỉ buồn
non…cái buồn không cội rễ. Một Tập thơ đầu, thơ tây lẫn thơ ta, nhà thi sĩ Nguyễn Vỹ
cũng ra đời…” [43, 125, tr.3]. Cũng số báo ấy Nhất Linh phê phán gây gắt: “Mới nhận
được Tập thơ đầu của ông Nguyễn Vỹ, tên là Vỹ mà ra tập thơ đầu thì hẳn là thơ có

đầu có đi. Chỉ tiếc rằng thiếu ruột…” [43, 125, tr. 4]. Tiếp đến, báo Phong Hóa (số
126) châm biếm: “Lý Toét không bỏ gian đồ cổ, Ba Ếnh đành bỏ Lý Toét lại đấy, rồi
sang gian là trò quỷ thuật. Ơng Nguyễn Vỹ vác tập thơ đầu khóc thiết tha để rỏ nước
mắt vào một quả tim lợn để cho nó mọc thành mầm nở hoa…” [43, 126, tr.5]. Nhà thơ
Thế Lữ (Lê Ta) viết trên báo Phong Hóa (số 127 ra ngày 7 tháng 12 năm 1934): “Nhà
thi sĩ Nguyễn Vỹ, tác giả tập thơ đầu là một nhà có nhiều tài, tình cảm nhiều, mà lịng
tự ái lại nhiều hơn. Cho nên, khi ông ra mắt quốc dân, mắt đầy lệ, cây bút cầm tay, ông
không muốn cho ai khinh ông cả. Ấy thế mà Nhất Linh lại bảo tập thơ đầu của người
tên là đuôi kia khơng có ruột! Muốn khỏi mất lịng “thi sĩ” tơi phải nói chữa hộ Nhất
Linh: thơ ơng Vỹ có ruột đó chứ, chả tin cứ giở cuốn sách của ông ra mà coi: chỉ tiếc
cái ruột ấy đặc quá, mà khốn một nỗi là người ta lại không biết nó đựng những cái
gì!...”, “… thơ chữ Pháp thì…sướt mướt, ẻo lả, khóc khóc, mếu mếu…thơ ta …thì ngơ
nghê ngớ ngẩn, mà lải nhải nhiều lời”.” [43, 127, tr.9] Cũng trên báo Phong Hóa số
130, Lê Ta tiếp tục với mục cùng ông Nguyễn Vỹ với những nhận xét nặng nề: “Ông
Nguyễn Vỹ là một nhà học rộng. Về thơ ca, ông cho chúng ta biết nhiều điều mới
lạ…Tập thơ đầu của ơng là một tập thơ có khuyh hướng về cải cách, nhưng người làm
tập thơ đầu lại sợ cải cách, hay cải cách bằng lối riêng của ông. Ông bỏ cái gông cùm
biền ngẫu với phép hạn chế phá thừa, luận, kết của luật thơ Tàu, để mang cái gông
cùm mới của luật thơ Tây…” [43, 130, tr.11]. “Nàng thơ của ông Nguyễn Vỹ không


3
biết nói tiếng Việt Nam, người cay nghiệt, chặt chẽ từng dịng từng chữ, những đứa
con của nàng khơng thiếu một chân, một tay nào hết. Nhưng nó phải cái ngẩn ngơ
cũng như nàng…” [43, 132, tr. 13]. “…Thi sĩ là người làm thơ chứ. Như ông Nguyễn
Vỹ chẳng hạn … Ông Nguyễn Vỹ làm ra Tập thơ đầu trong có mấy câu bất hủ: “Tơi
biết tơi đem gieo tung vần thơ và nước mắt tôi/ Nếu mà nước mắt tơi có mọc mầm
trong lịng các ơng xin các ơng cứ để cho nó nở hoa…” [43, 134, tr.20].
Nhìn chung các bài viết của Lê Ta (Thế Lữ), Nhất Linh, Hồng Đạo trên các số
báo Phong Hóa đều nhấn mạnh đến cái dở về ngôn từ, vần điệu, thể thơ của Tập thơ

đầu. Điều này vơ hình trung như một lối “định hướng dư luận”, ảnh hưởng không nhỏ
đến tâm lí người tiếp nhận đương thời khi đọc thơ Nguyễn Vỹ. Nhận xét về hiện tượng
này, Lam Giang trong công trình Hồn thơ nước Việt thế kỷ XX cho rằng “Uy thế văn
hóa của nhóm Phong Hóa- Ngày Nay lấn át được nhóm Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Phổ
Thơng bán nguyệt san của nhà xuất bản Tân Dân. (…) Những nhà thơ tự lập (…) như:
Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Nguyễn Vỹ... phải khó nhọc lắm mới chiếm được một chỗ
ngồi chưa chắc đã xứng ý trên Tao Đàn” [18, tr.174]. Chính nhà thơ Bàng Bá Lân
trong cuốn Văn thi sĩ hiện đại cũng thừa nhận “Cuối năm 1934, tôi thấy bày bán tại
mấy quầy sách ở Hà Nội, một tập thơ mới xuất bản mang tên Tập thơ đầu của Nguyễn
Vỹ. Tôi chưa kịp mua đọc tập thơ nửa Việt nửa Pháp ấy thì bỗng được coi bài phê bình
trong tuần báo Phong Hóa do Lê Ta (tức Thế Lữ) viết. Những lời đã kích nặng nề viết
bằng một giọng châm biếm nửa nạc nửa mỡ đặc biệt của Lê Ta dễ làm cho độc giả hồi
ấy tin theo. Chính tơi cũng bị những lời phê bình bất lợi cho Nguyễn Vỹ ấy lơi cuốn
theo…” [27, tr.142].
Cơng bằng mà nói thì Tập thơ đầu rõ ràng là có nhiều điểm vụng về, non kém về
thi pháp, về nghệ thuật thơ. Tuy nhiên đó cũng là điều bình thường đối với một tác
phẩm nặng về lối thử nghiệm, tìm đường như trường hợp này. Không chỉ Nguyễn Vỹ
mà phần lớn các nhà văn, nhà thơ tiên phong chặng đầu thế kỷ XX cũng đều ít nhiều
khó tránh khỏi những bỡ ngỡ trong việc cách tân, đổi mới thi ca để mong thốt ra khỏi
cách viết của hệ hình trung đại.
Cuộc tranh luận về Tập thơ đầu nói riêng, thơ Nguyễn Vỹ nói chung khơng chỉ
sơi động ở Hà Nội mà mở rộng ra cả nước. Từ Sài Gòn, Lê Văn Hòe trên Công Luận
(số 7230 ngày 19-9-1936) nhắc đến thơ Nguyễn Vỹ: “Bài Sương rơi của Nguyễn Vỹ


4
chỉ là một xâu chữ, một xâu chuỗi lệ. Thế thôi. Hay hay dở chưa dám quyết. Nhưng
nếu “thơ hay cốt ở ý” thì bài này dở lắm.”. Cũng trên Cơng Luận (số: 7537 ra ngày 1610-1937) Lê Văn Hịe với bút danh Vân Hạc tiếp tục chỉ trích: “…Ơng Nguyễn Vỹ
khơng có được những câu thơ hay, chính là vì ơng khơng chịu để tâm học lấy nghệ
thuật làm thơ! ”. Đến Công Luận số 7668 (ngày 2- 4- 1938), Vân Hạc phẩm bình:

“Người ta thấy nhà thơ diễn tả những điều mình muốn nói một cách rất lúng túng và
vụng về (…) Không kể nhiều câu tối nghĩa và vô nghĩa, chỉ một cách hạ vần của thi sĩ
cũng đủ làm cho người ta thất vọng và chán nản”. [25, tr.166-167].
Thế nhưng đánh giá về Tập thơ đầu khơng chỉ có ý kiến một chiều phê phán, đả
kích. Trái ngược với nhóm Thế Lữ, Hồng Đạo, Nhất Linh (trên báo Phong Hóa),
Trương Tửu lại rất đề cao Tập thơ đầu. Trên báo Loa, số 86 (ngày 10-10-1935),
Trương Tửu đã dẫn bài Tiếng quạ kêu, Đền đổ để minh chứng cho quan điểm của
mình. Nhà phê bình Lê Tràng Kiều (trên báo Hà Nội số 23 ra ngày 10 tháng 6 năm
1936), cũng đồng quan điểm với Trương Tửu, đã chỉ ra những nét mới lạ, đặc sắc
trong thơ Nguyễn Vỹ. Ơng cho rằng: “Người ta cơng kích ta chỉ chứng rằng ta sống
(…) Thơ ông Nguyễn Vỹ đã sống một cách đầy đủ trên các mặt báo (…) Ông Nguyễn
Vỹ chẳng hạn, đưa lại cho sự xây đắp ấy, một mảnh vôi nhỏ cũng đã là nhiều lắm rồi”
[25, tr.161-162]. Thực ra thì trong lập luận của Lê Tràng Kiều cũng có những sơ hở.
Nhà phê bình minh chứng cho “sự sống” của thơ Nguyễn Vỹ bằng Tiếng quạ kêu, Tìm
gì, là hợp lí nhưng lấy bài Sương rơi làm ví dụ để cãi lại việc Lê Ta (Thế Lữ) cơng
kích Tập thơ đầu trên báo Phong Hóa thì lại khơng ổn. Đơn giản là vì Sương rơi
khơng nằm trong Tập thơ đầu.
Nhà phê bình Trương Tửu, bạn thân thiết và cũng là một trong số những người
ủng hộ Nguyễn Vỹ ngay từ khi Tập thơ đầu mới xuất hiện. Năm 1938, trong một bài
viết về tập Điều tàn của Chế Lan Viên, Trương Tửu đã liên hệ đến thơ Nguyễn Vỹ.
Tác giả đã rất hào hứng đề cao: “Tôi đã được sung sướng đọc những bài thơ thâm trầm
của Nguyễn Vỹ ca hát cảnh nhỡ nhàng đau xót của kẻ ăn mày trong đêm khuya, cảnh
tan vỡ bi đát của giọt sương tình ái, dưới sức tàn phá của hơi gió bấc, cảnh đổ nát của
lâu đài thân hữu trên bờ bể” [25, tr.169]. Ở một bài viết cơng phu khác Tính sổ mười
năm văn học (1930- 1940), đăng trên báo Mùa Gặt Mới, số 2 ngày 30-11-1940 Trương
Tửu tiếp tục đề cao vị thế của Nguyễn Vỹ trong phong trào Thơ mới. Ông viết: “Theo


5
chỗ tơi biết thì mấy thi sĩ có tiếng hiện giờ (Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Vỹ). Chắc

có nhiều người lấy làm lạ tại sao Nguyễn Vỹ lại có thơ đăng báo Phong Hóa. Nhưng
đó là sự thực…từ trước những năm 1933, người ta thấy đăng lên báo Phong Hóa
những thơ mới của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nguyễn Vỹ. Ít nhất, người ta cũng phải tin
rằng sự tạo thành những bài thơ ấy không phải một sớm một chiều mà có được. Mấy
thi sĩ đó hẳn đã trải qua một thời kì bực dọc trong khn khổ cũ, một thời kì suy nghĩ
về cách vượt ra ngồi qui luật xưa và một thời kì thí nghiệm vần điệu theo thể mới.
Sau khi ba thi sĩ tiên phong ấy cho đăng thơ của mình thì phong trào Thơ mới nổi
lên…” Với bài viết này, Trương Tửu đã cho thấy có một sự thấu hiểu và đồng cảm sâu
sắc với Nguyễn Vỹ.
Trong cuốn Khảo luận luật thơ mới (xuất bản năm 1940), Lam Giang đã dẫn giải
về lối thơ hai chữ qua trường hợp bài Sương rơi và đánh giá đó là cống hiến quan
trọng về cách tân thơ ca của Nguyễn Vỹ. Bài thơ là “Một sáng chế của trường thơ
Bạch Nga do Nguyễn Vỹ chủ trương. Bài Sương rơi được nhiều người biết vì mơ
phỏng theo âm điệu đều đều buồn buồn của những giọt sương rơi. Đó là một thứ âm
nhạc theo lề lối tượng thanh”.
Mộc Khuê- Kiều Thanh Quế trong cuốn sách Ba mươi năm văn học (do nhà xuất
bản Tân Việt in năm 1941) đã nhấn mạnh vị thế của Nguyễn Vỹ trong cuộc đấu tranh
cho Thơ mới thành cơng. Theo các nhà phê bình, tác giả Tập thơ đầu là một trong số ít
các nhà thơ tiên phong góp phần xác lập vị trí vững chắc của thơ trong lịch sử thi ca
dân tộc.
Trong Thi nhân Việt Nam, xuất bản năm 1941, Hoài Thanh- Hoài Chân đã nhận
xét về Nguyễn Vỹ như sau: “Nguyễn Vỹ đã đến giữa làng thơ với chiêng, trống, xập
xoèng inh cả tai. Chúng ta đổ nhau xem. Nhưng chúng ta lại tưng hửng trở vào vì
ngồi cái lối ăn mặc và những điệu bộ lố lăng, lúc đầu ta thấy con người ấy khơng có
gì….” [47, tr. 95].
Đây là một nhận định khiến cho độc giả và giới chuyên mơn có nhiều tranh cãi.
Trên thực tế thì phần đơng trong giới nghiên cứu và ngay cả Nguyễn Vỹ cũng đều cho
rằng tác giả thi nhân Việt Nam đã chê bai thơ Nguyễn Vỹ. Thế nhưng nếu bình tĩnh
mà xét thì phải thừa nhận là tác giả thi nhân Việt Nam đã có những đánh giá rất tinh tế
về Nguyễn Vỹ và thơ ca của ông. Nếu để ý ta sẽ thấy Tập thơ đầu ra đời năm 1934,



6
còn Thi nhân Việt Nam đến 1942 mới xuất bản, lúc này Nguyễn Vỹ đã có Sương rơi,
Gửi Trương Tửu, Hương Giang dạ khúc, Hết chơi (Họa vận bài thơ Cịn chơi của tản
Đà)… Như vậy lúc Hồi Thanh viết về Nguyễn Vỹ thì sự nghiệp Nguyễn Vỹ khơng
chỉ có Tập thơ đầu mà là hàng loạt các thi phẩm nổi tiếng trên thi đàn vì thế mà Hồi
Thanh đã nhấn mạnh “Lúc đầu” này là Tập thơ đầu năm 1934 cịn về sau thì Sương
rơi, Gửi Trương Tửu… là chuyện khác rồi. Vì thế mà ngay sau đó Hồi Thanh đã khen
“Một bài như bài Sương rơi là được rất nhiều người ưa thích… Gửi Trương Tửu mới
thực là kiệt tác của Nguyễn Vỹ”. [47, tr. 96].
Trong Nhà văn hiện đại Việt Nam (4 quyển), Vũ Ngọc Phan đã đi sâu nhấn mạnh
về đặc điểm thơ ca Nguyễn Vỹ, nhất là những bài thơ “hai chữ” và những câu thơ
“mười hai chân”. Tác giả viết: “Nhưng với thời gian, khơng một ai có thể bị cám dỗ
mãi về những cái tầm thường, chỉ cầu kì có bề mặt.” Vũ Ngọc Phan tuy có chế giễu
song cũng phải cơng nhận tài thơ của Nguyễn Vỹ: “Nói như vậy, khơng phải bảo
Nguyễn Vỹ khơng có tài về thơ. Ơng có tài khi ơng khơng cầu kỳ và chịu ở n trong
giịng thơ Việt”. Với những nhận xét này, có vẻ như Vũ Ngọc Phan cũng tự rơi vào
mâu thuẫn khi mong muốn nhà thơ “chịu ở n trong giịng thơ Việt”.
Có thể nói kể từ sau khi Tập thơ đầu ra đời thì Nguyễn Vỹ đã thực sự “tạo sóng”
trong dư luận. Lúc đầu, thì có nhiều người chê thơ Nguyễn Vỹ như: Thế Lữ, Nhất
Linh, Hoàng Đạo, Vân Hạc- Lê Văn Hịe… nhưng càng về sau, tình hình có nhiều
thay đổi. Những chỉ trích, phê phán thưa dần và ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu
nhận diện ra giá trị đích thực của thơ Nguyễn Vỹ.
Vào năm 1962, Nguyễn Vỹ cho ra đời tập Hoang vu. Khác với Tập thơ đầu,
Hoang vu được các nhà thơ, nhà nghiên cứu (ở miền Nam) đánh giá công bằng hơn.
Nhà thơ Bàng Bá Lân trong cuốn Văn thi sĩ hiện đại (nhà xuất bản Xây Dựng Sài Gịn
1962) đã có những nghiên cứu khá kĩ lưỡng về thơ Nguyễn Vỹ: “Tôi không tin là
Nguyễn Vỹ định lòe ai! Giữa lúc phong trào Thơ mới đang bành trướng mạnh, các nhà
Thơ mới đua nhau đi tìm những “chân trời” mới, những ý tưởng lạ, những hình thức

phơ diễn tân kỳ. Nhưng phần đơng đều chịu ảnh hưởng nặng nề của văn chương Pháp
nên người ta dù muốn, dù không đã mượn nhiều ở cách cảm nghĩ và diễn tả ở các nhà
thơ Tây. Có người còn dịch phăng cả ý và lời của thơ Pháp như Xn Diệu. Như vậy
thì trong lúc xơ bồ chạy theo cái mới ấy, Nguyễn Vỹ có bắt chước thơ Alandrin cũng


7
là thường, khơng đáng chỉ trích. Điều đáng nói và cần nói là Nguyễn Qn có thành
cơng hay khơng? Thế thôi!” Bàng Bá Lân là cộng sự đắt lực của Nguyễn Vỹ ở tạp chí
Phổ Thơng nên có điều kiện nghiền ngẫm và có những nhận định cơng tâm, xác thực
hơn về con người và thơ ca của Nguyễn Vỹ.
Nhà văn Thiết Mai viết về thơ Nguyễn Vỹ ở mục Đọc sách: Hoang vu, thơ
Nguyễn Vỹ trên tạp chí Sáng dội miền Nam Tác giả cho rằng: “Nguyễn Vỹ đã nếm
mùi tân khổ, gian lao…lại ở vào cảnh giao thời của hai thế hệ, trong tình trạng bi đát
nhất của lịch sử nước nhà, nên Nguyễn Vỹ đã trở thành con người rắn rỏi, yếm
thế…rồi đi đến tâm trạng căm hờn, biếm nhạo, khắc khe, chua chát…Nhưng lúc trở lại
với bẩm tính vốn có, chúng ta thấy ơng hiền dịu, đa tình, đa cảm, thiết tha với một đời
sống êm đềm…Về tài thơ, ta thấy thơ của ông được cấu tạo dễ dàng, khơng gị
ép…Điều đáng chú ý là ơng như muốn đưa những thể mới, có tác dụng gây xúc cảm, có
âm điệu du dương, hợp tình để gợi tình và tả chân mạnh hơn. Thể mới được thấy trong
các bài thơ: Sương rơi, Mưa rào, Tiếng chuông chùa…Về ý thơ, Nguyễn Vỹ đã có
nhiều ý tưởng, nhiều câu văn táo bạo (Hai người điên, Hai con chó, Trăng- Chó- Tù,
Đêm trinh…). Điều này khiến thơ của ơng thốt ra khỏi lối thường tình, cổ điển và cũng
chứng tỏ ông là con người có nội tâm cứng rắn, thành thật, dám biểu lộ tâm tư mình
bằng những hình ảnh thiết thực do lịng mình suy tưởng.” [33, tr. 230- 231]. Lời đánh
giá của nhà phê bình đã chỉ rõ những đặc điểm phong cách Nguyễn Vỹ: tài thơ, giọng
thơ, ý thơ, thể thơ…Theo đó, tập Hoang vu đã chứng tỏ độ chín về tài năng của nhà thơ;
tác phẩm đã đạt đến đỉnh cao về mặt nghệ thuật, vượt hẳn so với Tập thơ đầu trước kia.
Hai tác giả Lam Giang và Vũ Tiến Phúc trong cuốn Hồn thơ nước Việt thế kỷ XX,
(Sơn Quang, Sài Gòn xuất bản năm 1967) đã có những nhận định sâu sắc về Nguyễn

Vỹ: “Đối lập với thái cực bảo thủ của Quách Tấn là Nguyễn Vỹ nao nức đi tìm cái
mới…Bài Sương rơi cũng có cơng chứng minh thêm khả năng tạo nhạc của tiếng Việt…
bài Mưa trong tù theo ý tôi là những giọt lệ ngắn dài của chiến sĩ cách mạng, âm hưởng
của tiếng đoạn trường đau suốt mấy mùa thu…Tôi thiết tưởng cái công du nhập đầu tiên
lối thơ nhạc vào thi đàn Việt Nam giữa lúc rất nhiều người chỉ chăm lo đả kích luật thơ
Đường, chứ chưa sáng tạo được một thể điệu gì mới cũng đáng cho chúng ta nhìn tác
giả với một nhãn quan nhiều thiện cảm hơn”. [18, tr.152-154 -157] So với nhiều bài
nghiên cứu trước đây, đánh giá về Nguyễn Vỹ như vậy là thỏa đáng. Do dựa trên cơ sở


8
những lí thuyết tiếp nhận hiện đại, hơn nữa lại có được độ lùi về thời gian vì thế mà
cách tiếp cận, đánh giá tác phẩm của Nguyễn Vỹ trở nên thuyết phục hơn.
Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền
chiến (Quyển thượng) đã nghiên cứu khá kĩ về sự nghiệp văn học- báo chí của Nguyễn
Vỹ. Tác giả đã dành rất nhiều trang để phân tích và đưa ra nhiều nhận xét xác đáng:
“Nguyễn Vỹ đi vào làng thơ tiền chiến từ năm 1934, thời kỳ thơ mới đang phát triển
mạnh mẽ. Trong giai đoạn này, một số đông thi sĩ thường đem khung cảnh lãng mạn
vào thi ca, lấy những câu chuyện tình làm đề tài, hay nói một cách khác, các thi nhân
này hầu hết đều lấy tình yêu làm bối cảnh và nguyên động lực chính cho đường hướng
sáng tác của mình…thì Nguyễn Vỹ làm thơ với một tâm hồn phức tạp, kết tinh bằng
những gì uất ức, căm hờn, chua chát… Nguyễn Vỹ, là một nhà thơ không lấy tình u
làm đối tượng, vì thế thơ ơng có một đường nét độc đáo. Đọc thơ Nguyễn Vỹ, người ta
cảm thấy có điều gì mỉa mai, chua xót hơn là ca tụng cảnh trời cao, biển rộng sông dài.
Tiếng thơ của Nguyễn Vỹ là sự tức tối như muốn phá vỡ cái gì trong hiện tại giả dối,
điêu ngoa, nói lên nỗi thống khổ của một kiếp người…” [33, tr. 227].
Nhà thơ Hữu Đạt trong cơng trình Ngơn ngữ thơ Việt Nam, xuất bản năm 1996,
có đưa ra “Vài nhận xét về sự phát triển của ngôn ngữ thơ ca Việt Nam hiện đại”. Vì
là một cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ thơ, tác giả có điều kiện để đưa ra những
nhận định về thơ Nguyễn Vỹ từ góc nhìn ngơn ngữ học. Hữu Đạt đã phân tích về

việc Nguyễn Vỹ sử dụng “hình ảnh thay cho hình tượng”, một cách viết của thơ ca
hiện đại không chứa quá nhiều tư tưởng mà tập trung vào hình ảnh gợi nên liên
tưởng, từ đó khơi dậy cảm giác cho người đọc. “Ở đây (bài thơ Hồng hơn) tác giả
đã dùng hình ảnh thay cho hình tượng thơ. Bài thơ khơng chứa đựng “tư tưởng” kiểu
như “Nhớ rừng” của Thế Lữ hay “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư.” [10, tr. 220]. Hữu
Đạt đánh giá cao về sự sáng tạo của Nguyễn Vỹ trên phương diện trình bày hình thức
bài thơ, độc đáo nhất là cách ngắt nhịp, chuyển đổi dòng thơ, cách gieo vần… Tác
giả nhận xét: “Trước ơng chưa có ai cắt nhịp gieo vần và ngắt dòng như vậy. Ông
không lấy nghĩa làm trọng mà lấy âm hưởng của câu thơ làm nền tảng chính. Nói
một cách khác là ông lấy mặt hình thức của hình thức để biểu đạt cái mặt nội dung”
[10, tr. 222]. Dù vậy, Hữu Đạt cũng chỉ ra những hạn chế trong thơ Nguyễn Vỹ. Chỗ
bất cập nhất đó là chưa thốt li hẳn ràng buộc của thơ truyền thống trong cách bố trí
âm vận, âm luật bài thơ.


9
Năm 2007, nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy đã có bài viết Nguyễn Vỹ nhân tích của
một vùng đất, một thời đại đăng trên Thi nhân Quảng Ngãi (website). Bài viết đã điểm
lại khá đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của Nguyễn Vỹ trên lĩnh vực
văn hóa văn nghệ. Cũng trên các trang mạng, trong khoảng thời gian này có bài viết
của một số tác giả như Đỗ Ngọc Thạch (Nguyễn Vỹ- 100 năm nhìn lại); Đào Đức
Nhuận (Nguyễn Vỹ nhà hoạt động văn hóa khơng mệt mỏi)… Cùng năm đó Trần Tuấn
Kiệt có bài Tao đàn Bạch Nga của Nguyễn Vỹ đã lên tiếng ghi nhận những đóng góp
của Nguyễn Vỹ cho thơ Việt Nam hiện đại. Lê Ngọc Trác trong bài viết Nguyễn Vỹ,
nhân chứng của một thời đại (tạp chí Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh). Các bài viết
trên đã đề cập và cung cấp cho người đọc khá nhiều tư liệu và nhận định của nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình văn học từ trước đến nay về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Vỹ. Nổi
bật trong số đó là Trần Văn Nam, với tiểu luận Hình thức gắn bó với nội dung trong
thơ Nguyễn Vỹ, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Sa (năm 2010). Tác giả đã đưa ra nhiều
nhận định đáng chú ý: “Ta nghĩ "sáng tạo nhạc điệu riêng" chưa nói lên sự cách tân

của Nguyễn Vỹ là nhấn mạnh liên hệ gắn bó ý thơ và thể thơ, vì Nguyễn Xuân Sanh và
Đoàn Phú Tứ cũng đã sáng tạo nhạc điệu riêng trong thơ mà không đưa ra một đồng
bộ giữa nội dung và hình thức như Nguyễn Vỹ: cứ hai chữ xuống dòng giống như từng
giọt sương rơi; ý thơ là niềm đau rơi rụng, cảm thức nỗi hiu hắt lạnh lùng. Ta cũng
nghĩ nếu là "ấn tượng" thì thiên về cảm giác; thấy ra sao, nghe ra sao thì diễn tả ra,
khơng cần sự can thiệp của lý trí, cho nên cũng khơng cần phối hợp chặt chẽ với ý
thơ…. Nguyễn Vỹ thấy sương rơi từng giọt thì tạo ra thể thơ cứ một hai chữ lại xuống
hàng, nhưng còn phối hợp với ý tưởng từng giọt thấm vào lịng lạnh lùng, từng giọt rơi
trên mồ hoang; đó là do liên tưởng, không phải chỉ thuần do cảm giác đem lại. …
Nguyễn Vỹ đã dùng chữ để tượng hình những giọt sương rơi, đi kèm với nội dung.
Phải chăng ông là người tiền phong đã đi trước trường phái "Thơ cụ thể". Theo Ngu
Yên, trường phái "Thơ cụ thể" (Concrete Poetry) phát xuất từ Đức và Ba Tây khoảng
giữa thế kỷ 20; nghĩa là sau thời tiền chiến Việt Nam 1932 – 1945 (thời điểm Nguyễn
Vỹ sáng tác). Trường phái thơ cụ thể cực thịnh khoảng năm 1960 đến 1970, đúng thời
kỳ chiến tranh ác liệt tại Việt Nam, nên giới văn nghệ ta ít biết đến. (Ngu Yên, tạp chí
Văn Học số 121, trong bài "Thơ cụ thể"). [38] Các bài viết của những nhà văn, nhà
nghiên cứu đương đại đều thể hiện một mong muốn chung là khám phá những điều


10
còn ẩn khuất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Vỹ, đồng thời ghi nhận những
đóng góp lớn lao của ông cho văn học dân tộc.
Đáng chú ý là gần đây, lần đầu tiên một hội thảo khoa học quốc gia về “Nguyễn
Vỹ - cuộc đời và sự nghiệp”, đã được tổ chức tại thành phố Quảng Ngãi, quê hương
của nhà thơ. Tại hội thảo, rất nhiều nghiên cứu mới liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp
văn chương, tư tưởng nghệ thuật… của Nguyễn Vỹ đã được cơng bố. Có thể kể đến
những bài viết, tham luận như: Quê hương, gia đình và nhân cách Nguyễn Vỹ qua tư
liệu ở miền Nam trước 1975 (Thiện Mỹ), Người cố gắng làm mới nền văn học chữ
quốc ngữ (Vu Gia- Phạm Ngọc Phúc), Dấu ấn Nguyễn Vỹ trong lịch sử văn học Việt
Nam (Nguyễn Phong Nam), Người đương thời bàn về thơ Nguyễn Vỹ (Nguyễn Hữu

Sơn), Nguyễn Vỹ và vai trò cách tân thơ Việt hiện đại (Thái Phan Vàng Anh)…
*
Có thể nói rằng trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Vỹ là một tác
giả để lại dấu ấn rất đậm nét. Đây là một nhà văn giàu sức sáng tạo, có nhiều cá tính và
sự nghiệp sáng tác văn chương, báo chí của ơng rất phong phú, đa dạng. Chính vì thế
mà việc nghiên cứu, đánh giá về ông không hề dễ dàng.
Nếu xét về phương diện thơ ca Nguyễn Vỹ, nhìn chung các nghiên cứu phần
nhiều chỉ tập trung vào một số giai đoạn cụ thể. Chẳng hạn như sau 1934, nhân Tập
thơ đầu của ơng trình làng, đã rộ lên những tranh luận về quan niệm thi ca, chủ yếu
tranh luận thơ hay, thơ dở, thơ mới, thơ cũ… Điều đáng chú ý là cả hai phía khen- chê
đều chủ yếu dựa trên cảm tính, do đó sức thuyết phục chưa cao. Càng về sau, việc
đánh giá, phẩm bình càng thỏa đáng hơn. Tuy vậy, nhìn chung, trường hợp Nguyễn Vỹ
vẫn cịn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu, bàn luận một cách thấu
đáo. Rất cần những nghiên cứu, đánh giá về sự nghiệp văn hóa, văn học của Nguyễn
Vỹ ở quy mơ lớn hơn tiếp tục được triển khai. Chẳng hạn như: quan điểm, tư tưởng về
nghệ thuật nói chung, thi ca nói riêng, giá trị nội dung, nghệ thuật trong tác phẩm
Nguyễn Vỹ, vị thế văn học sử của ông trong tiến trình thi ca hiện đại như thế nào…
Đây cũng là nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra để giải quyết trong luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với luận văn này, chúng tôi mong muốn đi sâu nghiên cứu đặc điểm thơ Nguyễn


11
Vỹ, bao gồm những đóng góp của ơng trong q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam;
quan niệm nghệ thuật và thế giới hình tượng; một số cách tân nghệ thuật thơ Nguyễn
Vỹ. Trên cơ sở đó góp phần xác định vị trí, vai trị Nguyễn Vỹ trên tiến trình phát triển
của văn học dân tộc. Đó cũng là nhiệm vụ cụ thể của chúng tôi trong luận văn này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đặc điểm thơ Nguyễn Vỹ là các tập thơ tiêu

biểu của ông như Tập thơ đầu - Premières poésies (Thơ Việt - Pháp), được tác giả xuất
bản năm 1934, Tập thơ Hoang vu, do nhà xuất bản Phổ thông- Sài Gòn xuất bản năm
1962; các tác phẩm riêng lẻ được in rải rác trong suốt cuộc đời nhà thơ như: Buồn
muốn khóc lên, Quảng Ngãi q hương tơi….
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm thơ Nguyễn Vỹ”, chúng tôi sử dụng
một số phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Đây là phương pháp chính được vận dụng để
khảo sát, nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện thơ ca của Nguyễn Vỹ. Phương pháp
này giúp chúng tơi tìm hiểu cả trên bình diện tổng thể lẫn bình diện cụ thể ở từng tác
phẩm, từng yếu tố.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây vừa là phương pháp để nhận thức nhưng
cũng là thao tác để tìm ra điểm giống, điểm khác của đối tượng nghiên cứu. Việc so
sánh được đặt ra trên nhiều bình diện, nhiều thời gian. Qua so sánh có thể thấy được sự
tương đồng (hay khác biệt) giữa thi ca Nguyễn Vỹ trong tương quan đồng đại hoặc
lịch đại.
Phương pháp lịch sử: Với đối tượng như tác phẩm thơ ca của Nguyễn Vỹ, việc
vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu là rất cần thiết. Văn chương là tấm
gương phản chiếu thời đại, thời đại để lại dấu ấn trong văn chương rất cụ thể. Văn học
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nên thơ Nguyễn Vỹ mang dấu ấn lịch sử
là điều tất yếu. Sử dụng phương pháp này vào nghiên cứu, một mặt giúp chúng tôi làm
rõ ý nghĩa lịch sử xã hội của tác phẩm, mặt khác cũng có thêm cơ sở để đánh giá nhà
thơ một cách đúng đắn hơn.
Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này được vận dụng để xem xét
tần suất xuất hiện của từ ngữ, hình tượng, ý tứ... trong thơ. Những số liệu, cứ liệu


12
khách quan, thực chứng cũng là cơ sở để góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Mọi sự thống kê, phân loại đều nhằm vào mục đích thể hiện một tư tưởng, một giá trị

nghệ thuật đằng sau những con số.
Chia tách ra các phương pháp cụ thể như vậy là để nhìn nhận vấn đề cho rõ ràng
hơn. Trên thực tế, các phương pháp, thao tác này luôn luôn kết hợp với nhau, kết hợp
trong nhau không phải lúc nào cũng có thể tách bạch rõ ràng.
5. Đóng góp của luận văn
Thơng qua việc nghiên cứu đặc điểm thơ Nguyễn Vỹ, chúng tơi mong muốn
khẳng định vài trị của Nguyễn Vỹ trong tiến trình hiện đại thi ca Việt Nam. Những
thử nghiệm, cách tân nghệ thuật nhất là về hình thức thơ của Nguyễn Vỹ đáng được
ghi nhận. Ông thể nghiệm ở nhiều thể thơ, hình thức câu thơ, dòng thơ độc đáo. Cách
ngắt nhịp, ngắt dòng mới lạ, sáng tạo trong thơ nhịp chẵn, phá vỡ sự quen thuộc trong
thơ nhịp lẻ mang đến cho thơ âm hưởng, hình ảnh mới lạ. Cấu trúc hình ảnh, hình
tượng thơ độc đáo: xây dựng hình tượng ý niệm kín đáo, lấy hình ảnh thay hình tượng
thơ… Đặc biệt là gây ấn tượng từ hình thức thơ, cách sắp đặt hình thức bài thơ để tác
động đến thị giác- thơ thị giác. Những hình ảnh thơ gai góc trần trụi, chứa chan hơi thở
cuộc sống cũng là đặc điểm nổi bật trong thơ Nguyễn Vỹ. Ở phương diện cấu trúc và
ngơn ngữ thơ, Nguyễn Vỹ đã có những sáng tạo trong việc xây dựng tứ thơ, bài thơ và
sử dụng ngôn ngữ đời thường đa dạng, độc đáo. Bên cạnh kế thừa tứ thơ truyền thống,
nhà thơ đã sáng tạo những tứ thơ mới lạ: tứ tượng thanh, tứ tượng hình… Mở ra hướng
đi mới cho thơ Việt, hướng đến thơ thị giác, thơ tân hình thức…
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được triển khai trong 3
chương với các tiêu đề cụ thể như sau:
Chương 1: Nguyễn Vỹ trong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Chương
này tập trung giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Vỹ cũng như những
đóng góp của ơng trong q trình hiện đại hóa văn học và báo chí, xuất bản.
Chương 2: Quan niệm nghệ thuật và thế giới hình tượng thơ Nguyễn Vỹ. Đây là
chương trình bày, phân tích một số phương diện về quan niệm nghệ thuật như: tính
dân tộc trong văn học, quan niệm thơ ca của Nguyễn Vỹ; phân tích, tìm hiểu thế giới
hình tượng trong thơ như: hình tượng quê hương đất nước, hình tượng thi nhân trong



13
thơ Nguyễn Vỹ.
Chương 3: Một số cách tân nghệ thuật thơ Nguyễn Vỹ. Chương này đề cập đến
những cách tân nghệ thuật về các phương diện hình thái thể thơ như hình thức thơ,
hình ảnh, hình tượng thơ; những cách tân trên phương diện cấu trúc và ngôn ngữ thơ
như tổ chức tứ thơ, bài thơ, ngôn từ nghệ thuật thơ.


14

CHƯƠNG 1
NGUYỄN VỸ TRONG Q TRÌNH HIỆN ĐẠI HĨA
VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1. . Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Vỹ
1.1.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Vỹ
Nguyễn Vỹ sinh năm 1912 tại làng Tân Hội (sau đổi là Tân Phong, năm 1945 lại
đổi là Phổ Phong), hiện nay là xã Phổ Phong, huyện Ðức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Nguyễn Vỹ là tên thật. Khi viết văn, làm báo, ông dùng nhiều bút danh khác nhau:
Diệu Huyền, Tân Phong, Tâm Trí, Tú Be, Cô Lệ Chi, Cô Diệu Huyền, Duyên Hồng,
Ba Tèo, Ba Tui…Ông mất ngày 4 tháng 2 năm 1971.
Về năm sinh của Nguyễn Vỹ, hiện nay có nhiều thơng tin khác nhau. Một số nhà
nghiên cứu cho rằng ông sinh năm Kỷ Dậu, 1909 (Hồi Thanh, Hồi Chân, Tơn Nữ
Hỷ Khương…). Một số khác cho rằng ông sinh năm 1912 (Bàng Bá Lân, Nguyễn Tấn
Long - Nguyễn Hữu Trọng..). Thực ra, nếu căn cứ lời tự thuật của tác giả thì năm sinh
của ơng đúng là năm 1912. Bởi vì chính Nguyễn Vỹ đã từng có lời trên tạp chí Phổ
thơng ở mục: Đính chính một vài sai lầm trong quyển Thi nhân Việt Nam hiện đại (số
18, ra ngày 19 tháng 8 năm 1959) rằng: “Xin cho phép tôi tỏ rõ nỗi ngạc nhiên vì sao
tác giả quyển sách kia không đến hỏi tôi trước khi tự tiện đăng một “tiểu sử” sai lầm
nhiều chỗ? Vì “tiểu sử” của tôi không phải như thế. Vả lại tôi sinh năm 1912 chứ

không phải 1910” [44, 18, tr. 68]. Như vậy chính Nguyễn Vỹ đã xác quyết thơng tin
tiểu sử của mình như vậy. Vì thế mà các cơng trình nghiên cứu sau đó xuất bản tại
miền Nam nước ta khi đề cập đến tiểu sử Nguyễn Vỹ đều có thơng tin năm sinh của
ông là 1912. Như Bàng Bá Lân trong Văn thi sĩ hiện đại (1962), Nguyễn Tấn LongNguyễn Hữu Trọng trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến (1968)…
Nguyễn Vỹ sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước ở Quảng Ngãi.
Thân sinh ông là Nguyễn Thuyên, sinh năm 1887, mất năm 1930. Cụ đỗ cử nhân khoa
Bính Ngọ (1906), niên hiệu Thành Thái thứ 18; từng được bổ làm quan ở huyện Tuy
Phước, tỉnh Bình Định, nhưng sau từ chức tham gia phong trào Duy Tân- chống Pháp.
Một người bác của Nguyễn Vỹ, cụ Nguyễn Tuyên, thi đỗ tú tài; từng tham gia phong


15
trào chống Pháp. Cụ bị đày ra Côn Đảo 9 năm, cùng đưa ra đày ải ở đấy một lần với cụ
Huỳnh Thúc Kháng. Trong họ cịn có người anh là Nguyễn Nghiêm, vốn là thủ lĩnh
phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Quảng Ngãi những năm 1930. Nguyễn Nghiêm là bí
thư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1931, Nguyễn Nghiêm bị người Pháp
chém tại bến Tam Thương (Trà Khúc) khi mới trịn 27 tuổi. Có thể thấy truyền thống
u nước của gia đình, của dịng họ đã ảnh hưởng sâu sắc đến cá tính, nghị lực của
Nguyễn Vỹ.
Năm 1927, Nguyễn Vỹ bắt đầu tham gia hoạt động xã hội với việc hưởng ứng
phong trào sinh viên học sinh bãi khóa trên tồn quốc do sinh viên trường cao đẳng Hà
Nội đề xướng để phản đối người Pháp khinh khi, miệt thị dân Việt Nam. Tại trường
trung học Qui Nhơn, ơng có mặt trong ban tổ chức cuộc bãi khoá, yêu cầu nhà trường
đuổi một vị giáo sư Pháp có hành vi khi thị người bản xứ. Vì bị coi là phần tử chống
đối nhà nước, cuối niên học 1926-1927 ông bị buộc phải thôi học.
Rời Quy Nhơn, Nguyễn Vỹ ra Huế với ý định xin vào học tại trường trung học
Pellerin. Tuy nhiên ý định đó đã không được thực hiện. Ở Huế hơn một tuần, Nguyễn
Vỹ lại muốn đi xa hơn, ra Hà Nội. Đây là miền đất có đủ điều kiện để ơng thỏa chí
hoạt động. Do vừa đi học vừa phải đi làm thêm để kiếm sống cho nên mãi đến năm
1932 ông mới đậu tú tài. Sau đó ơng dạy Pháp văn cho trường trung học Thăng Long.

Nguyễn Vỹ bắt đầu việc viết văn làm báo khá sớm. Ngay thời điểm ở Huế, ơng
đã viết bài, được đăng liên tục 2 kì trên tờ báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng. Vị
chủ bút nổi tiếng này đã tỏ lời khen ngợi và khuyến khích Nguyễn Vỹ. Trong thời gian
ở Hà Nội, ơng cộng tác với các báo như La Patrie Annamite, L’ Ami du Peuple
Indochinois, Tiếng Dân, Văn Học tạp chí, Đơng Tây tuần báo, Phụ Nữ tuần báo, Tiểu
Thuyết Thứ Năm…
Năm 1934, ông xuất bản Tập thơ đầu- Premières poésies, gồm những bài thơ
bằng hai thứ tiếng Việt - Pháp. Thi phẩm này ra đời trong một bối cảnh hết sức tình cờ
và có ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng văn chương mà ngay chính Nguyễn Vỹ lúc đầu
cũng khơng hình dung nổi.
Vào những năm 1935-1936, Nguyễn Vỹ và Trương Tửu sáng lập điều hành tờ
báo Việt-Pháp lấy tên là Le Cygne, tức Bạch Nga. Báo này chỉ hoạt động được một
thời gian ngắn thì bị chính quyền Pháp đóng cửa, rút giấy phép vĩnh viễn. Lý do là


16
Nguyễn Vỹ có nhiều bài viết chỉ trích đường lối cai trị của người Pháp. Cịn bản thân
ơng bị kết tội phá rối trị an, phá hoại nền an ninh quốc gia, tòa án thực dân tuyên phạt
6 tháng tù và 3.000 quan tiền vào năm 1937. Ra tù ông viết hai tác phẩm: Kẻ thù là
Nhật Bản, Cái họa Nhật Bản bị quân phiệt Nhật bắt giam tại ngục Trà Khê (Phú Yên)
từ năm 1941 đến năm 1945 mới được tự do.
Năm 1945, thế chiến thứ hai chấm dứt, Nguyễn Vỹ ra tù và sáng lập tờ báo Tổ
quốc tại Sài Gòn. Tờ báo này thường xuyên đăng các bài báo cơng kích chính quyền
đương thời nên chỉ ít lâu sau bị đóng cửa. Năm 1948, Nguyễn Vỹ được bầu làm chủ
tịch hội đồng thành phố Đà Lạt. Thời gian này ông làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút tuần
báo Dân Chủ, xuất bản tại Ðà Lạt. Nhưng vì tờ báo thường xun có những bài chống
chính sách của vua Bảo Ðại nên cũng bị đình bản. Năm 1952, ơng làm chủ nhiệm
kiêm chủ bút nhật báo Dân Ta. Báo này ra được một thời gian, cuối cùng cũng chịu số
phận đình bản như những tờ báo trước.
Năm 1956, Nguyễn Vỹ được mời làm cố vấn cho chính quyền thời bấy giờ. Thế

nhưng chỉ ít lâu sau, do nhận thấy khơng phù hợp với chí hướng của mình, ơng rút lui.
Trong khoảng thời gian này ông được phép tái bản nhật báo Dân Ta (bộ mới) nhưng
cũng lại bị đóng cửa sau một thời gian tái hoạt động. Năm 1958, ông đứng ra chủ
trương bán nguyệt san Phổ Thông, chú trọng về nghiên cứu, truyền bá nghệ thuật và
văn học, nhằm chủ trương “góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam, phổ biến văn hóa
đơng tây kim cổ”. Tạp chí này được kể là có nhiều uy tín đối với làng báo miền Nam.
Ngồi ra, ơng cịn cho ra tuần báo Bông Lúa, tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm – tờ báo
thiếu nhi được phụ huynh, học sinh, nhân sĩ và chính quyền miền Nam hưởng ứng
khen ngợi.
Trong khoảng thời gian từ 1963–1969, ông tham gia một số hoạt động xã hội; là
hội viên hội đồng nhân sĩ quốc gia, hội đồng giám khảo giải thưởng văn học nghệ
thuật quốc gia… Vào ngày 4 tháng 2 năm 1971 (nhằm ngày mồng chín Tết năm Tân
Hợi) ơng qua đời do tại nạn xe hơi trên đoạn đường từ Mỹ Tho về Sài Gịn, hưởng thọ
60 tuổi.
Nhìn vào tiểu sử của Nguyễn Vỹ, có thể thấy đó là một cuộc đời đầy biến động,
sóng gió với nhiều trải nghiệm, thăng trầm. Hơn 40 năm hoạt động báo chí, văn hóa văn
nghệ, ơng phải nếm trải cảnh ngục tù gần 5 năm, với 2 lần bị bắt giam do những bài viết,


17
tập sách có tư tưởng chống thực dân, đế quốc, phong kiến. Những tờ báo, tạp chí, cuốn
sách do ơng viết và sáng lập đa số bị đình chỉ, cấm lưu hành. Thế nhưng dịng máu văn
hóa văn nghệ, tư tưởng dân tộc dân chủ trong ông không hề suy giảm mà ngược lại càng
cháy bỏng hơn. Nguyễn Vỹ quả là một trí thức đa tài, giàu nhiệt huyết.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Vỹ
Nguyễn Vỹ là một trong những người con tiêu biểu của vùng đất địa linh nhân
kiệt- núi Ấn sông Trà, Quảng Ngãi. Vùng đất ấy đã sinh ra những con người có sự
nghiệp lẫy lừng như: Trương Định, Lê Văn Duyệt, Trương Đăng Quế, Phạm Văn
Đồng… những văn nhân nghệ sĩ tài ba như Bích Khê, Tế Hanh…Nguyễn Vỹ làm thơ,
viết văn, dịch thuật, làm báo… ở lĩnh vực nào cũng ghi được dấu ấn sâu sắc. Trong lĩnh

vực báo chí, ngay từ lần cầm bút đầu tiên, ơng đã viết bài: Ở Trung Kì, nên cưỡng bách
giáo dục, gởi cho báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng và được dư luận đánh giá cao.
Về văn chương, đến cả Lê Ta (Thế Lữ) một trong những người cơng kích, chê bai dữ
dội thơ Nguyễn Vỹ, trên tờ Nam Phong (số 129, ngày 28 tháng 12 năm 1934), cũng phải
mặc nhiên thừa nhận: “Ông Nguyễn Vỹ là một nhà học rộng. Bàn về thi ca, ông đã cho
ta biết nhiều điều mới lạ”. Tập thơ đầu của ông là một điều mới – lạ đến ngỡ ngàng cho
văn đàn thời đó. Hơn 40 năm cầm bút, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Vỹ trải dài trên
nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, luận đề chính trị- tôn giáo, biên khảo lịch
sử- văn học, dịch thuật, báo chí xuất bản…Ở lĩnh vực nào ơng cũng tỏ rõ là cây bút nhạy
bén, sắc sảo và trung thành với tình yêu quê hương đất nước thuần túy.
Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Vỹ chỉ khiêm tốn ở hai tập thơ được xuất bản là
Tập thơ đầu- Premières poésiesdo tác giả tự xuất bản, in tại nhà in Tân Dân, Hà Nội,
1934. Hoang Vu, nhà xuất bản Phổ Thông Tùng Thư, Sài Gịn, 1962. Ngồi ra các tác
phẩm được đăng trên các báo, tạp chí, nhiều nhất là tạp chí Phổ Thơng từ năm 1958
đến 1971. Tác giả đã thơng tin trên tạp chí Phổ Thơng và cuốn Văn thi sĩ tiền chiến,
đang in hai tập thơ Thơ lên ruột và Buồn muốn khóc lên. Nhưng hai tập thơ trên chưa
kịp ra đời thì ơng đã mất vào ngày 4 tháng 2 năm 1971. Riêng về chủ đề “Thơ lên
ruột” được thường xun đăng trên tạp chí Phổ Thơng, Nguyễn Vỹ cho biết: “tập thơ
ấy (Thơ lên ruột) vì một lẽ riêng đã không được xuất bản từ hai năm nay…” [44, 18,
tr. 68]. Lí do mà hai tập thơ ấy không được xuất bản trong khi Nguyễn Vỹ đã thơng
báo rộng rãi trên tạp chí Phổ Thơng, giới thiệu ở phần cuối các cuốn sách xuất bản


18
trước đó là điều cho đến nay vẫn chưa ai làm sáng tỏ. Rất có thể là vì lí do bị kiểm
duyệt. Điều này cũng rất có thể là nguyên nhân chính vì các tác phẩm thơ Nguyễn Vỹ
trong giai đoạn này thường đụng chạm khá nhiều đến những vấn đề nhạy cảm, vốn bị
nhà cầm quyền đương thời cấm đoán.
Như đã nêu ở trên, Tập thơ đầu, ra đời năm 1934 là tác phẩm trình làng rất ấn
tượng của Nguyễn Vỹ. Tập thơ gồm có 19 bài thơ, phần thơ tiếng Pháp có 8 bài: Nuits

d’ insomnie IV- Những đêm mất ngủ IV, Nuits d’ insomnie VI - Những đêm mất ngủ
VI, Desbris d’ aile…debris d’ Elle- Những mảnh vụn cánh bay…những mảnh vụn của
Nàng, Décembre - Tháng Chạp, Tritesse sans cause- Buồn không duyên cớ, Thu TâmThu Tâm, Pluie- Mưa, Tu ne comprends pourquoi - Em không hiểu sao ư?. Phần thơ
tiếng Việt gồm 11 bài: Những đêm trằn trọc VII, Những đêm trằn trọc X, Cơn dông ở
nhà quê, Tìm gì?, Tuổi em bé, Đức thánh Đồng Đen, Tiếng quạ kêu, Gái nghèo, Đền
đổ, Tình câm, Thơ của ta. Tập thơ ra đời trong thời điểm thơ ca hiện đại Việt Nam
đang trên q trình phơi thai. Những giá trị về mặt nghệ thuật của Tập thơ đầu chưa
được hoàn chỉnh như người ta mong đợi, nhưng nó cũng ít nhiều minh chứng cho một
hướng đổi mới thơ ca. Vì thế mà ngay khi ra đời, Tập thơ đầu đã thu hút sự bình luận
của giới văn sĩ đương thời với những luồng ý kiến trái chiều.
Tập thơ Hoang vu, do nhà xuất bản Phổ Thông Tùng Thư- Sài Gòn xuất bản năm
1962, hiện còn lưu giữ tại các thư viện tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
Huế…Hoang vu gồm có 50 bài thơ và lời đề từ “gởi một người bạn” của chính tác giả.
Trong tập thơ này có những bài thơ được đăng tải trên các báo, tạp chí từ những năm
1930 đến năm 1962 như: Sương rơi, Gửi Trương Tửu, Mưa, Tiếng chng chùa,
Hồng hơn, Hương Giang dạ khúc, Trăng- chó- tù, Đêm trinh, Tiếng Việt…Đây có thể
xem là tập thơ tâm đắc, ưng ý nhất của Nguyễn Vỹ. Tác phẩm cũng được giới phê bình
miền Nam đánh giá cao về nghệ thuật và vì những cách tân thơ theo hướng hiện đại
mà tác giả đã thực hiện trong suốt một thời gian dài.
Chủ đề Thơ lên ruột gồm những bài viết theo lối trào phúng được tác giả Nguyễn
Vỹ- giám đốc, kiêm chủ bút tạp chí Phổ Thơng đăng thành tiểu mục “Thơ lên ruột”
gồm các bài thơ như: Sài Gòn động cởn, Viện trợ Mỹ, Hội đồng văn hóa giáo dục, Mỹ,
Thiên hạ ăn chè, Hài nhi lai mẽo vứt trôi sông…Diệu Huyền không hoan nghênh ông
Thiệu câu cá, Marilyn Monroê, Tặng nữ nam thí sinh trợt vỏ chuối, Bức họa khỏa


19
thân, Hi vọng trúng vé số, Nhảy dù, Dạo mát bờ sông, Thiên lôi, Công chúa lấy chồng
(Phần đáp bạn Hoàng Thanh Ngọc)... Chủ đề châm biếm, trào phúng những vấn đề
văn hóa xã hội được diễn tả bằng giọng thơ dí dỏm, hài hước nhẹ nhàng. Tác giả phê

phán, đả kích những thói hư tật xấu, bất cơng diễn ra hằng ngày trong đời sống xã hội
miền Nam đương thời.
Những thi phẩm thể hiện nỗi đau về nhân tình thế thái, về tâm trạng cô đơn, bi
quan chán nản được Nguyễn Vỹ đăng trên các báo, tạp chí và giới thiệu sẽ xuất bản
tập thơ Buồn muốn khóc lên nhưng chưa thấy xuất hiện. Có lẽ đó mới chỉ là ý tưởng và
Nguyễn Vỹ muốn tập hợp các bài thơ về chủ đề lãng mạn, buồn chán như: Buồn muốn
khóc lên, Sau lưng, Đỗ Thúc Trâm, Siddharta, Xuân tự tình, Kính họa thường tiên tơn
huynh, Bến Hải, Bốn giờ rưỡi sáng...năm giờ…, Quảng Ngãi quê hương tôi…
Nguyễn Vỹ để lại cho đời một di sản thơ không phải là quá nhiều về số lượng tác
phẩm, nhưng dấu ấn để lại trên thi đàn văn nghệ Việt Nam là rất lớn. Tập thơ đầu góp
phần khai mở, phác thảo hình hài cho một đường hướng thơ ca hiện đại. Tác phẩm
Hoang vu tiếp tục củng cố, khẳng định đường hướng thơ ca hiện đại Việt Nam. Chủ đề
“Thơ lên ruột”, thơ trào phúng hiện đại góp phần thức tỉnh người dân Việt. Chùm tác
phẩm “Buồn muốn khóc lên” là nỗi đau nhân tình thế thái…. Mỗi tác phẩm một vẻ,
một lối thơ riêng. Vì vậy mà tuy số lượng tác phẩm khơng nhiều nhưng nói đến thơ
tiền chiến, thơ hiện đại Việt Nam thì khơng thể khơng nhắc đến tên tuổi Nguyễn Vỹ.
So với thơ, tiểu thuyết của Nguyễn Vỹ có số lượng vượt trội. Kể từ cuốn tiểu
thuyết đầu tay Đứa con hoang được xuất bản vào năm 1936, đến cuốn tiểu thuyết được
ông xuất bản trước khi mất 6 năm Mồ hôi nước mắt (1965), Nguyễn Vỹ đã có một
danh sách dài. Riêng năm 1957, ơng đã xuất bản 3 cuốn tiểu thuyết: Dây bí rợ, Chiếc
áo cưới màu hồng, Hai thiêng liêng.
Những tiểu thuyết được viết trong thời kì tiền chiến- tại Hà Nội đó là Đứa con
hoang ra đời năm 1936 do nhà xuất bản Minh Phương, Hà Nội ấn hành. Đây là tiểu tiểu
thuyết tình cảm, lãng mạn của một thời mà nam thanh nữ tú vừa được cởi những gò ép
của lễ giáo phong kiến để tiếp thu những tư tưởng phương Tây. Nhưng đây không phải
là tác phẩm thành công nếu xét về mặt nghệ thuật. Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn
hiện đại đã viết: “Quyển đứa con hoang của Nguyễn Vỹ thuộc loại tiểu thuyết tình cảm,
cái thứ tình cảm tràn ngập của một thi sĩ và đôi khi gần như lãng mạn…”.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×