Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.26 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRẦN THỊ NGỌC

Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập Truyện
Tây Bắc của Tơ Hồi

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tơ Hồi là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn xuôi nước ta,
tuy phát triển muộn mằn nhưng lại hết sức mau lẹ. Hai phần ba thế kỷ đã trôi
qua, kể từ khi Tơ Hồi bước chân vào làng văn Việt Nam, dịng văn xi của
một nhà văn lớp trước, một cây bút tài hoa vẫn phát triển với tinh thần lao động
cần mẫn, sáng tạo, công phu rèn luyện bền bỉ, dẻo dai. Hơn chín mươi tuổi đời
với hơn bảy mươi năm lao động sáng tạo nghệ thuật, ông đã góp vào nền văn
học nước ta một sự nghiệp đồ sộ. Ơng có mặt ở cả hai thời kỳ trước và sau
Cách mạng. Ở mỗi thời kỳ sáng tác, Tơ Hồi lại để lại những thành tựu khác
nhau. Với những đóng góp đó, Tơ Hồi ln là nhà văn có vị trí đặc biệt của
nền văn học dân tộc với một tiếng nói, một cách nhìn, một phong cách rất riêng
và độc đáo.
Sẽ là một thiếu sót lớn khi nghiên cứu về Tơ Hồi mà khơng nói đến
Truyện Tây Bắc của ông. Tuy không phải tác phẩm duy nhất viết về miền núi
nhưng Truyện Tây Bắc được xem là mốc quan trọng đánh dấu sự thành cơng


của Tơ Hồi ở mảng đề tài này. Truyện Tây Bắc chính là kết tinh của những
tình cảm nồng nàn mà Tơ Hồi dành cho con người nơi miền biên giới Tây Bắc
của Tổ quốc. Ở tập truyện này, Tơ Hồi khơng chỉ thành cơng về mặt nội dung,
tư tưởng mà ơng cịn rất thành công về mặt nghệ thuật. Một trong những yếu tố
góp nên sự thành cơng của tác phẩm chính là lời dẫn thoại trong tác phẩm.
Tìm hiểu về Truyện Tây Bắc là sở thích đồng thời cũng là một vấn đề
hấp dẫn và bổ ích cho cơng tác giảng dạy sau này của bản thân. Đặc biệt, tìm
hiểu lời dẫn thoại trong tập Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi cịn có ý nghĩa lớn lao
trong việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật độc đáo của Tơ Hồi. Chính vì vậy,

2


chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập Truyện Tây Bắc
của Tơ Hồi để nghiên cứu. Chúng tơi cũng hi vọng rằng khóa luận này sẽ trở
thành một tư liệu bổ ích cho những ai say mê, u thích tác phẩm của Tơ Hồi.
2. Lịch sử vấn đề
Trong suốt cuộc đời cầm bút, Tô Hồi ln thể hiện mình là một cây
bút văn xi sắc sảo và đa dạng. Dõi theo cuộc đời sáng tác của ông hơn nửa
thế kỷ qua, người đọc vẫn ln nhìn thấy ở ơng một ngịi bút ln tươi mới và
không bị cũ đi với thời gian, không tự giới hạn mình trong một khn khổ hay
phạm vi hình thức nào, khơng tự thu mình lại theo một giọng điệu văn chương
nào. Với một sự nghiệp đồ sộ gồm đủ mọi thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký
sự, phóng sự, bút ký... trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc, Tơ Hồi xứng đáng
trở thành cây bút văn xi lực lưỡng bậc nhất, có nhiều đóng góp quan trọng
vào tiến trình văn học mới. Chính vì vậy, ơng và những tác phẩm của ông đã
tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt và đã làm hao tổn khơng ít cơng sức, giấy mực của
rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã có rất nhiều bài nghiên cứu, phê
bình, tiểu luận của nhiều nhà phê bình như: Tơ Hồi- Sơ lược tiểu sử của Phong

Lê, Tơ Hồi- nhà văn Việt Nam hiện đại và Tơ Hồi với miền Tây của Phan Cự
Đệ, Lời giới thiệu tuyển tập Tơ Hồi, Cần xác định lại giá trị của Mười năm,
Truyện viết về loài vật của Tơ Hồi của GS. Hà Minh Đức, Tơ Hồi- Nguyễn
Sen, Đọc Vỡ tỉnh của Tơ Hồi của Vũ Ngọc Phan, Cuộc phiêu lưu giữa trần ai,
cát bụi và Tô Hồi- người sống tận tụy với nghề của Vương Trí Nhàn...
Nhìn chung, các tác giả đã tập trung giới thiệu về cuộc đời nhiều biến
động và những chặng đường đời của Tơ Hồi cùng với sự nghiệp đồ sộ, những
đóng góp to lớn của Tơ Hồi vào nền văn học Việt Nam hiện đại.
Trong bài viết Nhà văn trên dòng sơng Tơ Lịch của Hồng Trung
Thơng, tác giả đã nhận xét về sự nghiệp của Tơ Hồi như sau: Trong văn

3


chương, Tơ Hồi có 3 mảng lớn: viết về mình và về quê mình, viết về miền núi
và viết cho thiếu nhi, đó là tơi chưa nói anh viết về nhiều nơi, về các cuộc đời
rất khác nhau trong nước và ngoài nước. Cho đến nay, anh đã viết và in
khoảng 110 quyển truyện ngắn, truyện dài về 3 mảng đề tài trên. Thật là một
lâu đài văn học đồ sộ và tráng lệ.(10. tr. 109 )
Riêng về tập Truyện Tây Bắc cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu như:
Tơ Hồi với Truyện Tây Bắc của Hồng Trung Thơng, Truyện Tây Bắc của Tơ
Hồi của Huỳnh Lý, Vợ chồng A Phủ của Tơ Hồi của Nguyễn Văn Long, Vợ
chồng A Phủ của Nguyễn Quang Trung, Trò chuyện với tác giả Dế Mèn phiêu
lưu ký và Truyện Tây Bắc của Đào Khương...
Trong đó, bài viết của Hồng Trung Thơng Tơ Hồi với Truyện Tây
Bắc là một bài viết rất hay và đánh giá chuẩn xác về giá trị của Truyện Tây Bắc.
Truyện Tây Bắc là một tập truyện gồm ba truyện ngắn Mường Giơn, Cứu đất
cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Cả ba truyện họp lại là hình ảnh của các dân tộc
Tây Bắc (chủ yếu là Thái, Mường, HMông) đã chịu cực chịu khổ trong mấy
năm giặc chiếm, lịng ln luôn hướng về kháng chiến, quật cường bất khuất

chiến đấu cho đến ngày giải phóng hồn tồn. (218.10)
Huỳnh Lý trong bài viết Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi cũng đã nhận
xét: Truyện Tây Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tơ Hồi đối với
con người và cuộc sống ở biên giới miền Tây Bắc đất nước, là kết tinh q
trình tích lũy sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước
Cách mạng và khi tiếp xúc với Cách mạng mà trước kia có thể là chưa ai mơ tả.
(10.tr. 225)
Ơng còn nhận xét: Cái quý nhất của văn học Việt Nam sau Cách mạng
tháng Tám là tuy đang thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nó đã có những
tác phẩm xuất sắc viết về các dân tộc ít người (mà thấm nhuần các chính sách
dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa), những tác phẩm trong đó các dân

4


tộc anh em được trân trọng, được coi hoàn toàn bình đẳng với các dân tộc đa
số. Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi là một trong số hấp dẫn nhất. (10. tr. 237)
Về ngơn ngữ, đến nay cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu như:
Ngơn ngữ một vùng q trong các tác phẩm đầu tay của Tơ Hồi của Võ Xuân
Quế, Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (Cấu trúc thời gian và ngôn ngữ
trong Cát bụi chân ai) của Đặng Thị Hạnh, Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi của
Huỳnh Lý, Tính từ trong Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi của Lê Thị Thoa (khóa
luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng), Cách sử dụng
tính từ chỉ màu sắc trong truyện thiếu nhi của Tơ Hồi của Tơ Hồi của Phạm
Thị Trang (khóa luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm, ĐH Đà
Nẵng), Từ láy trong truyện thiếu nhi của Tơ Hồi của Nguyễn Thị Lý (khóa
luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng)…
Trong Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu tay của Tơ
Hồi của Võ Xn Quế, tác giả đã nêu ra quan niệm về sử dụng ngôn ngữ của
Tô Hồi: Ngơn ngữ quần chúng là kho của cải vơ giá, là nguồn bổ sung vô tận

cho nhà viết tiểu thuyết. Tác giả đã khẳng định: Chính vì vậy, trong nhiều tác
phẩm, ông sử dụng rất thành công nhiều từ ngữ, nhiều lối nói của địa phương.
(10.tr. 409). Và tác giả cịn cho biết thêm: đi đến đâu Tơ Hồi cũng ghi chép,
khai thác ngôn ngữ hàng ngày của nhân dân các vùng khác và ông đã sử dụng
rất thành công trong các tác phẩm. (10.tr. 412)
Trong bài Viết về một cuộc đời và những cuộc đời (Cấu trúc thời gian
và ngôn ngữ trong Cát bụi chân ai) của Đặng Thị Hạnh, tác giả đã nhận xét:
Sắc thái ngôn từ thật đa dạng. Có những phát biểu thẳng thừng, những châm
biếm trực tiếp, nhưng có loại mà một số nhà nghiên cứu xếp vào dạng diễn từ
hai giọng. Tơ Hồi rất hung hăng. Chúa ghét cái thằng bia rượu mà hàng ngày
lại uống nước lạnh. Tác giả còn cho rằng: Đặc biệt ở chương hai, có những
phát ngơn ngắn, gọn, thoáng qua, cài vào các sự cố, hẳn hoi là phát ngôn của

5


tác giả, nhưng người đọc cứ phải tự hỏi xem còn giọng ai trong đấy nữa. (10.tr.
404)
Trong Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi, tác giả Huỳnh Lý cũng đã nhận
xét về giá trị nghệ thuật của Truyện Tây Bắc. Theo tác giả thì để tạo nên giá trị
của Truyện Tây Bắc, ngồi tấm lịng của nhà văn cịn phải nói đến bút pháp mà
tiêu biểu là ngôn ngữ và lời văn: Khi nói về khơng khí nổi dậy trong một vùng
địch kiểm soát mà bộ đội ta sắp tiến vào thì lời văn ơng khúc chiết, dồn dập và
mơ phỏng được hiện tình. (10.tr. 236)
Những cơng trình nghiên cứu trên đã đi tìm hiểu cụ thể, rõ nét về Tơ
Hồi và khám phá Truyện Tây Bắc ở nhiều mặt nhưng đi sâu tìm hiểu lời dẫn
thoại trong tập Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi và coi đó là đối tượng để nghiên
cứu một cách hệ thống và tồn diện thì chúng tơi vẫn chưa tìm thấy cơng trình
nào. Trong khóa luận này, chúng tôi mạnh dạn tiếp cận Truyện Tây Bắc ở một
khía cạnh ngơn ngữ là lời dẫn thoại để có cái nhìn sâu sắc hơn về mặt ngơn ngữ

của tập truyện và phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Tơ Hồi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong giới hạn của một luận văn, chúng tôi chỉ
tập trung khảo sát một vấn đề là Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập Truyện Tây
Bắc của Tơ Hồi.
Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát
những lời dẫn thoại có mặt trong ba truyện ngắn: Mường Giơn, Cứu đất cứu
mường, Vợ chồng A Phủ trong tập Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi được in trong
cuốn Tơ Hồi, tuyển tập truyện ngắn (sau năm 1945) do Lữ Huy Nguyên chịu
trách nhiệm xuất bản, năm 1995 của Nxb Văn học, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng một số phương pháp:
a. Phương pháp thống kê

6


b. Phương pháp phân loại
c. Phương pháp phân tích, so sánh
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận của
chúng tơi gồm ba chương:
Chương I: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương II: Đặc điểm lời dẫn thoại qua tập Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi
Chương III: Vai trị của lời dẫn thoại trong tập Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi

7


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết hội thoại và những vấn đề có liên quan
1.1.1. Khái niệm hội thoại
Hội thoại là một vấn đề liên quan mật thiết đối với việc dạy và học
tiếng Việt, là một vấn đề thiết yếu trong cơng cuộc tiếp xúc và giao lưu văn
hóa, xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, vấn đề
hội thoại đã được khá nhiều nhà ngơn ngữ quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu. Ở
nước ngồi có các tác giả như: L. Austin, S.C. Dik, J. Lyons... Ở Việt Nam
cũng có nhiều nhà ngôn ngữ nổi tiếng như Cao Xuân Hạo, Nguyễn Đức Dân,
Đỗ Hữu Châu, Hoàng Phê, Đỗ Thị Kim Liên, Hoàng Ngọc Phiến... Khi bàn về
hội thoại, các tác giả đã đưa ra cách hiểu riêng của mình nên đến nay vẫn còn
nhiều cách hiểu chưa thống nhất về hội thoại:
Bàn về hội thoại, trong cơng trình nghiên cứu Đại cương ngôn ngữ học,
Nxb Giáo dục Hà Nội, 1993, Đỗ Hữu Châu đã khẳng định: Hội thoại là hoạt
động giao tiếp thường xuyên, căn bản và phổ biến của sự hành chức ngơn ngữ.
Các hình thức hành chức khác của ngơn ngữ đều được giải thích dựa vào hình
thức hoạt động căn bản này. (4.tr. 276)
Hoàng Phê trong Từ điển tiếng Việt lại đưa ra định nghĩa hội thoại như
sau: Hội thoại là sử dụng một ngơn ngữ để nói chuyện với nhau.(19.tr. 572)
Đỗ Thị Kim Liên trong Ngữ nghĩa lời hội thoại lại cho rằng: Hội thoại
là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật
trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về
hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định.
(11.tr. 18)

8


1.1.2. Các vận động hội thoại
Hội thoại là hoạt động cơ bản thường xuyên, phổ biến của sự hành chức

ngôn ngữ. Hội thoại có nhiều dạng như song thoại, tam thoại và đa thoại nhưng
chủ yếu là song thoại (vận động hội thoại giữa hai người). Vận động hội thoại
giữa hai nhân vật bao gồm ba nhân tố là sự trao lời, sự đáp lời và sự tương tác.
a. Vận động trao lời
Vận động trao lời là sự vận động của người nói nói ra và hướng lời nói
của mình về phía người nhận. Bình thường thì người nói và người nhận là hai
nhân vật khác nhau (trừ trường hợp là độc thoại). Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp độc thoại ta cũng thấy nhân vật hội thoại có sự phân đơi nhân cách để trị
chuyện với nhau, đối diện với nhau.
Sự trao lời là sự vận động của người nói A hướng lời nói của mình về
phía người nghe B. (13. tr.173)
b. Vận động đáp lời ( trao đáp)
Phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi người nghe đáp lại lời người trao và
lần lượt thay đổi vai nói – nghe giữa các nhân vật giao tiếp.
Đáp lời hay gọi là trao đáp chính là hành động người nghe dùng lời đáp
lại lời người nói. (13. tr.191)
c. Vận động tương tác
Tương tác là tác động vào nhau, làm cho nhau biến đổi trong quá trình
hội thoại giữa các nhân vật giao tiếp. (13. tr. 200)
Vận động tương tác là hiện tượng các thoại nhân ảnh hưởng lẫn nhau, tác
động đến cách ứng xử của từng người trong quá trình hội thoại.
Trong q trình tương tác cịn có những cặp trao đáp củng cố và sửa
chữa. Trao đáp củng cố nhằm thiết lập hay làm vững chắc mối quan hệ giữa
người trong cuộc để tương tác đạt hiệu quả.
1.1.3. Khái niệm hành động ngôn ngữ

9


Nói năng là một dạng hành động. Ngơn ngữ có bản chất là một dạng

hành động của con người mang tính xã hội và ngơn ngữ là một hiện tượng xã
hội đặc biệt.
Vai nói có thể dùng ngơn ngữ để miêu tả một hiện tượng, để thuật lại
một sự việc, bày tỏ một sự nghi vấn…. Hành động ngôn ngữ được hiểu là:
những hành động bộ phận bằng ngôn ngữ của con người (13.tr. 69 )
Dẫn theo giáo trình Ngữ dụng học của Đỗ Thị Kim Liên, nhà ngôn ngữ
học J.L Austin cho rằng có ba loại hành động ngơn ngữ:
Hành động tạo lời: Là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như
ngữ âm, vốn từ, quy tắc kết hợp để tạo thành những phát ngôn (đúng về hình
thức và cấu trúc) hay những văn bản có thể hiểu được.(13.tr. 70)
Hành động mượn lời: Là hành động mượn phương tiện ngơn ngữ, hay
nói một cách khác, là mượn các phát ngôn để gây ra sự tác động hay hiệu quả
ngồi ngơn ngữ đối với người nghe. Hiệu quả này không đồng nhất ở những
người khác nhau. (13.tr. 72)
Hành động ở lời: Là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng.
Hiệu quả của chúng gây ra những sự tác động trực tiếp thuộc về ngôn ngữ, gây
ra phản ứng với người nghe. Sở dĩ ta gọi là hành động ở lời vì khi nói ra thì ta
đồng thời thực hiện luôn một hành động ở trong lời. (13.tr. 72)
1.1.4. Phân biệt lời thoại và lời dẫn thoại
1.1.4.1. Lời thoại
Lời thoại là dạng lời gắn với nhân vật trong tác phẩm. Lời thoại thường
có hai dạng là lời đối thoại và lời độc thoại.
Lời đối thoại là những lời đối đáp trong cặp giao tiếp song phương
hoặc đa phương và thường có những phát ngơn đáp lại những phát ngôn đi
trước. Lời đối thoại thường kèm theo những cử chỉ, động tác biểu cảm và
thường là phát ngôn của hai người trở lên.

10



Ngơn ngữ trong lời đối thoại thường có hai nhân vật trở lên nên đây là
những phát ngơn chính thức, là tuyên ngôn của cá nhân A với cá nhân B. Một
khi đã phát ra thì người phát ngơn phải chịu trách nhiệm về hành vi ngơn ngữ
của mình bởi hành vi ngơn ngữ đó có gây tác động đến B và địi hỏi B phải có
phản ứng hồi đáp. Nếu như B khơng hồi đáp lại thì cũng khơng vơ can (Dù B
có đáp lại hay khơng đáp lại thì B vẫn chịu tác động của phát ngơn đó).
Lời độc thoại là những phát ngơn khơng địi hỏi sự đáp lại, độc lập với
người tiếp nhận, được thể hiện rõ trong hình thức nói và viết, thường khơng bị
ngắt quãng nhưng cũng có khi bị ngắt quãng do là độc thoại trong tưởng tượng.
Ngôn ngữ độc thoại là ngôn ngữ trong phát ngơn chỉ có một nhân vật.
Là phát ngơn ở dạng độc thoại nhưng cũng có khi ở dạng song thoại khi người
đọc phân đôi nhân cách của mình thành hai người để nói chuyện hướng đến
những nội dung phức tạp thuộc về nội tâm nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại phần
lớn vẫn dừng lại ở dự định, toan tính chưa thành hiện thực nên người độc thoại
chưa phải chịu trách nhiệm trước hành động ngôn ngữ của mình. Ngơn ngữ lời
độc thoại có khi lại thể hiện sự giả định, tiếc nuối…
Về cấu trúc hình thức:
Trước hết, lời thoại của nhân vật chỉ mang tính chất giới thiệu, câu văn
ngắn gọn, thường đi thẳng vào sự việc, khơng quanh co, khơng xen kẽ tả, khơng
che giấu, có khi sắc lạnh. Khi nói đến lời độc thoại ta thường khơng thấy có sự
thể hiện cặp trao - đáp. Chỉ có lời đối thoại mới có dấu hiệu này.
Thứ hai, lời thoại của nhân vật có khi khơng có dấu hiệu hình thức tạo
thành cặp trao - đáp: Bên cạnh những nhà văn thể hiện câu thoại theo truyền
thống thì có những nhà văn có cách thể hiện trái với truyền thống tức là thể
hiện lời thoại nhân vật khơng bằng dấu hiệu hình thức: lời dẫn thoại rồi hai
chấm xuống dòng mà sử dụng gạch ngang đầu dòng để thể hiện lời thoại của
nhân vật.

11



Thứ ba, lời thoại sử dụng cấu trúc chủ thể + động từ nói năng thành
cặp trao đáp. Các câu đơn trước hết đều có cấu trúc đơn giản, đều bị tước bỏ hết
bổ ngữ, định ngữ.
Thứ tư, lời thoại sử dụng các yếu tố chỉ tình thái đa dạng: Trong hội
thoại, khi một phát ngơn được nói ra thì bên cạnh phần nghĩa miêu tả thường do
các yếu tố từ vựng đảm nhận, cịn có phần thể hiện thái độ đánh giá của người
nói đối với hiện thực được nói đến. Phần này thường do các yếu tố tình thái
trong phát ngơn đảm nhận.
Q trình vận động hội thoại, lời trao và lời đáp đều hướng tới đối tượng
nghe một cách trực tiếp. Vì vậy mỗi một cá nhân khi tiếp nhận những thơng tin
của khách thể đều có những tâm tư, tình cảm, thái độ nhất định.
1.1.4.2. Lời dẫn thoại
Lời dẫn thoại là những lời tường thuật của tác giả trong tác phẩm văn
học. Nó khơng chứa đựng lời nói của nhân vật. Lời dẫn thoại có chức năng cơ
bản là dẫn dắt và báo trước sự xuất hiện, sự tồn tại của những lời nói nhân vật
khiến cho lời thoại xuất hiện không đột ngột mà luôn gắn liền với một chủ thể,
tình huống và ngữ cảnh nhất định.
Vì vậy, dạng lời văn này khơng chỉ đóng vai trò chuyển tiếp, nối liền các
sự kiện mà còn có thể cung cấp thêm những thơng tin về hành động nói năng,
tâm trạng, tính cách của nhân vật, từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung
của các phát ngơn đó.
Vị trí: Lời dẫn thoại có thể đứng ở nhiều vị trí khác nhau như trước, giữa
hoặc sau lời thoại nhân vật. Dù đứng ở vị trí nào thì lời dẫn thoại cũng có chức
năng cơ bản là dẫn dắt, báo trước sự xuất hiện và tồn tại của lời nói nhân vật
khiến cho lời thoại xuất hiện không đột ngột mà luôn gắn với một chủ thể, tình
huống ngữ cảnh nhất định. Vì thế lời dẫn thoại có thể cung cấp những thơng tin

12



về hành động, cách nói năng, tâm trạng, tính cách của nhân vật, giúp người đọc
hiểu rõ hơn và đúng hơn nội dung các phát ngơn.
1.1.6. Ngữ cảnh giao tiếp
Nói đến giao tiếp người ta không thể không nhắc tới ngữ cảnh vì giao
tiếp bao giờ cũng xảy ra trong một ngữ cảnh nhất định và phụ thuộc vào ngữ
cảnh giao tiếp đó. Bàn về ngữ cảnh, mỗi tác giả lại đưa ra những ý kiến, quan
niệm riêng.
Trong Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên có đưa ra định nghĩa
về ngữ cảnh như sau: Ngữ cảnh là tổng thể nói chung những đơn vị đứng trước
và đứng sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét, quy định ý nghĩa và giá trị cụ thể
của đơn vị đó trong chuỗi lời nói. Căn cứ vào ngữ cảnh giải thích ý nghĩa của
từ. (19.tr. 673) .
Theo Đỗ Hữu Châu, ngữ cảnh là nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp
nhưng nằm ngồi diễn ngơn. Ngữ cảnh bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp,
hiện thực được nói tới, hồn cảnh giao tiếp.
Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học, tập II đã đưa ra khái
niệm về hoàn cảnh giao tiếp như sau: Hoàn cảnh giao tiếp là cái thế giới xã hội
và tâm lý mà trong đó ở một thời điểm nhất định người ta sử dụng ngôn ngữ.
Nó ít nhất bao gồm những tín hiệu và những tiền ước của người nói (người
nghe) về thời gian, khơng gian, về thiết chế xã hội, về các hành động đã qua,
đang diễn ra trong tương lai… (5.tr. 223)
Như vậy, ngữ cảnh có vai trị rất quan trọng trong việc tìm hiểu lời dẫn
thoại nên khi xét lời hội thoại ta khơng thể bỏ qua.
1.2. Tơ Hồi và tập Truyện Tây Bắc
1.2.1. Vài nét về tác giả Tơ Hồi
1.2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp

13



Tơ Hồi được biết đến trong dư luận xã hội như một nhà văn thân
thuộc của rất nhiều thế hệ bạn đọc, nhất là những độc giả trẻ thơ. Tô Hồi sinh
năm 1920. Q nội ơng ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây
nhưng ông lại được sinh ra và lớn lên tại làng Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà
Nội- nơi có con sơng Tơ Lịch chảy qua. Bút danh của ơng được ghép từ chính
tên con sơng Tơ Lịch và phủ Hồi Đức.
Trước Cách mạng, Tơ Hồi đã tham gia các hoạt động chính trị, xã hội
thời Mặt trận bình dân, ơng đã tham gia Hội Ái hữu thợ dệt và dần dần tiếp cận
Cách mạng. Đến năm 1943, ơng tham gia hội Văn hóa cứu quốc.
Cách mạng tháng Tám bùng nổ, Tơ Hồi sơi nổi tham gia làm phóng
viên báo Cứu quốc. Khi Nam Bộ bước vào cuộc kháng chiến đầy máu lửa, ông
là nhà văn đầu tiên Nam tiến. Tham gia vào hoạt động Cách mạng, ơng nhanh
chóng vượt qua giai đoạn nhận đường bỡ ngỡ của nhiều văn nghệ sĩ, nhất là
những người cầm bút trong xã hội cũ.
Ông đã tham gia rất nhiều hoạt động chính trị - văn hóa - xã hội và giữ
nhiều chức vụ quan trọng của đất nước.
Sinh ra và lớn lên với một cuộc đời nhiều đau đớn, tủi nhục nhưng Tơ
Hồi đã vượt lên trên số phận, hồn cảnh, bằng tài năng, ý chí, nghị lực và sự
dẻo dai, Tơ Hồi đã vươn cao, vươn xa để hình thành một Tơ Hồi với phong
cách nghệ thuật đặc sắc và một sự nghiệp đồ sộ, là một trong Tứ trụ nhà văn
người Hà Nội- văn Hà Nội.
Tô Hoài được đánh giá là một tấm gương sáng về tinh thần lao động,
sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một người viết văn xuôi ở nước
ta. Với một khoảng thời gian rất dài miệt mài sáng tác, Tơ Hồi đã viết và đã có
những đóng góp lớn lao trên bốn mảng đề tài lớn là: Vùng quê ngoại thành Hà
Nội, miền núi Việt Bắc và Tây Bắc, chân dung và hồi ký, sáng tác cho thiếu
nhi. Đến nay, Tơ Hồi đã sáng tác được khoảng 150 tác phẩm. Ông đã sáng tác

14



và đã thành công trên rất nhiều lĩnh vực nhưng thành cơng hơn cả là trên lĩnh
vực văn xi.
Ơng có rất nhiều tác phẩm hay, có giá trị cao và đã nhận được nhiều
giải thưởng danh giá: Truyện Tây Bắc đạt giải nhất tiểu thuyết của Hội văn
nghệ Việt Nam năm 1956, Miền Tây đạt giải thưởng Hội nhà văn Á- Phi năm
1970, Quê nhà đạt giải A, giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội năm 1980 và giải
thưởng Hồ Chí Minh, đợt 1, năm 1996…
Với một sự nghiệp sáng tác đồ sộ và phong phú như trên, Tơ Hồi đã
chiếm một vị trí xứng đáng trong nền văn học dân tộc.
1.2.1.2. Đặc sắc nghệ thuật văn xi Tơ Hồi
Cho đến nay, Tơ Hồi đã có một khối lượng tác phẩm lớn đến mức
đáng khâm phục: hơn một trăm cuốn sách với đủ các thể loại khác nhau. Nhưng
để đánh giá giá trị của một cây bút, một tài năng không chỉ dựa vào số lượng
tác phẩm mà chủ yếu và quyết định là chất lượng. Tơ Hồi đã để lại những
trang văn có chất lượng, mang những giá trị nội dung tinh thần cao đẹp và
những giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Trước hết, những sáng tác của Tơ Hồi đã thể hiện một bút pháp tài
hoa, tinh tế và điêu luyện. Ơng là một nhà văn rất có tài quan sát. Ơng ln ln
tỉ mỉ quan sát những điều nhỏ nhặt nhất, nắm bắt những chi tiết tiêu biểu nhất,
điển hình nhất, mang linh hồn của tạo vật.
Với cách kể chuyện sinh động và hấp dẫn, kết hợp tự sự và trữ tình,
hiện thực và lãng mạn, đặc biệt nhất là chất thơ trong văn xuôi đồng thời nắm
bắt được những chi tiết đắt nhất, kết hợp với việc khắc họa hình ảnh giàu ngụ ý,
sử dụng thứ văn có hình, có ảnh, thủ pháp dựng cảnh, dựng chuyện, Tơ Hồi đã
khéo léo xây dựng những câu chuyện sinh động, hấp dẫn thu hút được sự chú ý
của người đọc, người nghe.

15



Thứ hai, những sáng tác của Tơ Hồi mang đậm cảm hứng nhân văn
đời thường. Trong những sáng tác của Tơ Hồi, cảm hứng chủ đạo nhất là cảm
hứng về cuộc đời, cuộc sống hiện thực của con người. Đó là những câu chuyện
vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống của người dân quê. Chính cảm
hứng nhân văn đời thường đã khiến Tơ Hồi tìm đến với những cuộc đời,
những thân phận và xây dựng những quan niệm văn chương rất tiến bộ.
Thứ ba, sáng tác của Tơ Hồi đã bộc lộ một tài ngơn ngữ đặc sắc. Ơng
chính là một nhà ảo thuật ngơn từ với năng khiếu và tài năng sử dụng ngôn từ
tiếng Việt. Ngồi vốn hiểu biết tiếng Việt rất phong phú, ơng còn nhặt nhạnh
thêm những từ ngữ của người dân quê ông rồi xào xáo lại. Ông sử dụng ngôn
ngữ rất thành công nhất là ở mảng đề tài miền núi và mảng đề tài truyện dành
cho thiếu nhi. Ông đã sử dụng những từ ngữ và cách diễn đạt mới mẻ để tạo
cảm xúc thẩm mỹ và gây bất ngờ cho người đọc. Ông quan niệm, tác phẩm văn
chương phải giàu hình ảnh, do đó chữ dùng phải có khả năng tạo hình. Tơ Hồi
cịn là nhà văn có biệt tài sử dụng từ láy và từ chỉ màu sắc.
Với những đặc sắc về nghệ thuật văn xi, Tơ Hồi đã xác định cho
mình một chỗ đứng vững chắc trong nền văn học Việt Nam.
1.2.2. Truyện Tây Bắc- tập truyện xuất sắc của văn xi kháng chiến
1.2.2.1. Hồn cảnh sáng tác
Truyện Tây Bắc chính là kết quả của q trình Tơ Hồi gắn bó với
đồng bào miền núi Tây Bắc của Tổ Quốc. Mùa thu năm 1952, Tơ Hồi chuyển
về công tác ở Hội văn nghệ và cùng bộ đội tham gia chiến dịch giải phóng Tây
Bắc. Trong thời gian này, Tơ Hồi đã đi sâu vào các khu du kích ở Sơn La, Lai
Châu, đi khắp các vùng du kích hiểm trở nhất của các dân tộc Mường, Thái,
Dao. Ông đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và gắn bó khăng khít với đồng bào
dân tộc thiểu số vùng núi Tây Bắc. Tất cả những điều ấy đã tạo nên vốn hiểu
biết và sự gắn bó sâu nặng với đồng bào ở Tơ Hồi để góp phần hình thành nên


16


tập Truyện Tây Bắc. Đó là một ám ảnh mạnh mẽ và thúc đẩy tôi sáng tác - ý
thức thiết tha với đề tài này là một lẽ quyết định. Vì thế tơi viết Truyện Tây Bắc
(Lời tác giả). Tơ Hoài đã viết tập truyện này dưới ánh sáng rực lửa của hai cuộc
Cách mạng dân tộc và dân chủ đang bốc lên ngùn ngụt.
Truyện Tây Bắc ra đời đã đánh dấu bước phát triển mới của Tơ Hồi
trên cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật. Tác phẩm được xem là tập truyện xuất
sắc của văn xuôi kháng chiến sau hai năm kể từ khi ra đời. Đến năm 1954 1955, Truyện Tây Bắc đã vinh dự được nhận giải nhất về tiểu thuyết của Hội
văn nghệ Việt Nam. Truyện Tây Bắc gồm ba truyện ngắn là Cứu đất cứu
mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ.
1.2.2.2. Đặc sắc về nội dung tư tưởng
Truyện Tây Bắc gồm ba truyện ngắn là Cứu đất cứu mường, Mường
Giơn và Vợ chồng A Phủ. Cả ba truyện hợp lại chính là hình ảnh của các dân
tộc Tây Bắc mà chủ yếu là dân tộc Thái, Mường, HMông đã phải chịu cực khổ
trong những năm giặc chiếm nhưng lịng ln hướng về kháng chiến, quật
cường chiến đấu cho đến ngày giải phóng. Mặc dù phong tục, nếp sinh hoạt
khác nhau nhưng họ vẫn giống nhau ở một điều căn bản là lòng căm thù đế
quốc và phong kiến, ở sự tin tưởng đối với Đảng, ở khả năng vùng dậy và lòng
tin ở tương lai.
Truyện Tây Bắc vừa là một bản cáo trạng đối với phong kiến thực dân
vừa là bản tình ca ca ngợi vẻ đẹp, tập quán và tinh thần Cách mạng, quan hệ
giữa người với người, giữa quần chúng ở Tây Bắc với Đảng, với Cách mạng.
Trước hết, Truyện Tây Bắc là một bản cáo trạng chứa chất hờn căm. Có
thể khẳng định Tơ Hồi là người đầu tiên đưa bức tranh miền núi với những
đau thương của con người, nhất là người phụ nữ vào trang văn. Qua số phận
của bà Ảng, Mát, Mỵ, Tơ Hồi đã làm hiện rõ trước mắt người đọc để họ thấy
được tầng tầng lớp lớp những nỗi đau mà người dân miền núi nói chung và


17


người phụ nữ miền núi nói riêng phải gánh chịu. Truyện Tây Bắc vừa mang ý
nghĩa tố cáo vừa khẳng định quyền sống tự do của con người.
Truyện Tây Bắc cịn là bản tình ca bao trùm cảnh và người Tây Bắc:
cảnh núi rừng và con người Tây Bắc hiện ra qua tác phẩm rất hài hòa đường
nét, ấm áp màu sắc, êm ái âm thanh. Cảnh vật Tây Bắc đẹp như một bức tranh
còn con người hiện ra với những nét tính cách đa dạng.
1.2.2.3. Đặc sắc về nghệ thuật
Một thành cơng nữa của Truyện Tây Bắc chính là thành công về mặt
nghệ thuật. Để đạt đến những thành cơng đặc sắc, ngồi tấm lịng của nhà văn
cịn phải kể đến sự đóng góp hết sức to lớn về mặt bút pháp nghệ thuật. Trong
Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi rất chủ động với ngịi bút của mình, sử dụng nó một
cách thành thạo. Do đó mà bút pháp của ơng rất linh hoạt, thích nghi với từng
hồn cảnh, từng trường hợp. Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một
khơng khí gia đình đầm ấm thì Tơ Hồi khơng ngại nói nhiều. Ơng đã chọn và
đưa ra rất đúng hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu khiến cho đoạn văn vừa như
một khúc nhạc vừa như một bức tranh, vừa như một bài thơ. Hay khi diễn tả
tâm lý, ông lại khéo léo, thành thạo mổ xẻ từng chi tiết nội tâm nhân vật.
Những từ ngữ cũng được tác giả sử dụng rất chính xác và tinh tế phù hợp với
tâm trạng, tình cảm và lịng người. Những từ, những trợ từ ông đưa ra cũng vừa
đủ vừa hay, khơng thể thêm cũng khơng thể bớt.
Chính nhờ nghệ thuật đặc sắc mà Truyện Tây Bắc thêm hay, thêm đẹp
và thêm giá trị. Ở Truyện Tây Bắc, một lần nữa Tơ Hồi đã khẳng định tài năng
ngơn từ và những đóng góp lớn lao của mình cho nền văn học dân tộc.
Mặc dù cịn có những hạn chế nhất định nhưng Truyện Tây Bắc vẫn là
tác phẩm điển hình cho mảng đề tài viết về dân tộc thiểu số trong đó các dân tộc
thiểu số anh em được trân trọng và coi bình đẳng với dân tộc đa số.


18


CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM LỜI DẪN THOẠI QUA TẬP
TRUYỆN TÂY BẮC CỦA TƠ HỒI
2.1. Khảo sát lời dẫn thoại trong tập Truyện Tây Bắc
Cũng như những tác phẩm văn học của những tác giả khác, Truyện Tây
Bắc của Tơ Hồi là tập truyện có số lượng rất lớn lời dẫn thoại và lời thoại xen
lẫn với lời miêu tả, tường thuật của tác giả. Có thể nêu ra một số ví dụ cụ thể về
lời dẫn thoại và lời thoại như sau:
VD1: Nói đến đấy, Nhấn lại khóc:
- Năm ngối, tơi trốn xuống Mường Cơi tìm khơng thấy mẹ đâu. Chết đói hay
Tây giết, Châu Đồn giết mất rồi. Anh Sơn à, mùa này xong tơi lại xuống tìm
mẹ tơi.
- Nếu tìm thấy thì Nhấn đón mẹ lên ở mường này.
- Phải rồi! Phải!
(Cứu đất cứu mường. 17. tr. 84)
VD2: Ính bảo:
- Anh Sạ kể chuyện.
- Chuyện gì nào?
- Chuyện gì cũng được. Kể xong em cho anh đi.
(Mường Giơn. 17. tr. 109)
VD3: A Phủ không tỏ vẻ lạnh lùng gì. Nghe xong, qt lên:
- Qn ấy khơng phải giống người Mèo ta nên nó phải đi ở với Tây. Khơng
được sợ. Phải thù nhiều hơn, nhớ chưa?
Mỵ nói:
- Sợ lắm.
A Phủ hét:
- Mê à? Đây không phải Hồng Ngài, đây là Phìn Sa, A Phủ là tiểu đội trưởng
du kích mà.


19


(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 231)
Trong tác phẩm, lời thoại của nhân vật có tác dụng giúp các nhân vật
giao tiếp với nhau, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm, trạng thái tâm lý của mình,
cịn lời dẫn thoại có tác dụng bổ sung, làm rõ ý nghĩa cho lời thoại nhân vật. Sự
kết hợp hài hòa, nhuần nhụy giữa lời thoại và lời dẫn thoại đã khiến cho nội
dung và tư tưởng của tác phẩm được thể hiện một cách sinh động và rõ ràng,
qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Với Tơ Hồi, lời thoại và lời dẫn
thoại trong Truyện Tây Bắc không chỉ thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm
mà cịn góp phần tơ đậm dấu ấn phong cách của nhà văn. Để thấy được đặc
điểm và vai trị vơ cùng to lớn của lời dẫn thoại trong Truyện Tây Bắc, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát lời dẫn thoại ở số lượng và vị trí của chúng.
2.1.1. Số lượng lời dẫn thoại
Khảo sát lời dẫn thoại trong ba truyện ngắn: Cứu đất cứu mường,
Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ trong Truyện Tây Bắc của Tơ Hồi, ta có bảng
số liệu sau:
Bảng 1:
Số lượng lời Tỉ lệ lời thoại Số lượng lời Tỉ lệ lời thoại
thoại có lời có lời
dẫn thoại

thoại khơng có khơng có lời

dẫn thoại (%) lời dẫn thoại

dẫn thoại (%)


Tổng số

267

100

40

100

CĐCM

17

6,4

9

23,5

MG

187

70,0

23

57,5


VCAP

63

23,6

8

20

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: trong tập Truyện Tây Bắc, số
lượng lời dẫn thoại rất lớn với 267 lời. Tuy nhiên, số lượng lời dẫn thoại trong
từng truyện lại không đồng đều nhau. Mường Giơn là truyện có số lượng lời

20


dẫn thoại lớn nhất với 187 lời chiếm 70%, Vợ chồng A Phủ có số lượng lời dẫn
thoại đứng thứ hai với 63 lời chiếm 23,6% và truyện ngắn có ít lời dẫn thoại
nhất là Cứu đất cứu mường với 17 lời, chiếm 6,4 %. Điều này có thể dễ dàng
giải thích được là do dung lượng truyện khơng đều nhau. Mường Giơn là một
truyện có dung lượng tương đối lớn, Vợ chồng A Phủ là truyện có dung lượng
vừa và Cứu đất cứu mường thì tương đối ngắn.
So sánh những lời thoại có lời dẫn và những lời thoại khơng có lời dẫn,
ta thấy: số lượng lời thoại có lời dẫn chiếm số lượng rất lớn, lớn hơn rất nhiều
số lượng lời thoại khơng có lời dẫn (267/40), gấp khoảng 6,7 lần. Tỉ lệ này
trong từng truyện lại khác nhau. Cứu đất cứu mường, tỉ lệ này là 17/9, gấp 1,89
lần, Mường Giơn là 187/23, gấp 8,1 lần và Vợ chồng A Phủ là 59/7, gấp 8,43
lần. Vậy tỉ số giữa lời thoại có lời dẫn và lời thoại khơng có lời dẫn cao nhất là
Vợ chồng A Phủ với 8,43 lần, thứ hai là Mường Giơn với 8,1 lần và Cứu đất

cứu mường có tỉ lệ thấp nhất với 1,89 lần.
Lời dẫn thoại xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm khiến cho lời thoại
của nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, liên tục và liền mạch với nhau. Lời
dẫn thoại đã bổ sung, cung cấp thêm cho lời thoại nhiều yếu tố như: ngữ cảnh,
thông tin về tâm trạng và sắc thái tình cảm của nhân vật khiến cho lời thoại của
nhân vật cụ thể hơn, rõ ràng hơn. Nhờ vậy mà người đọc có thể hiểu rõ hơn
phát ngơn đó và nắm bắt được một phần tâm lý, tính cách của nhân vật.
2.1.2. Vị trí lời dẫn thoại
2.1.2.1. Lời dẫn thoại đứng trước lời thoại
Trong Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã sử dụng lời dẫn thoại một cách rất
linh hoạt khiến cho lời dẫn thoại trở nên sinh động và hấp dẫn. Tác giả đã sử
dụng lời dẫn thoại ở rất nhiều vị trí khác nhau: trước lời thoại, giữa lời thoại và
sau lời thoại.

21


Khi xuất hiện ở vị trí trước lời thoại, lời dẫn thoại thường là những câu
văn ngắn gọn, hàm súc và thường có kết cấu: Trạng ngữ + chủ ngữ + vị ngữ.
Trạng ngữ thường đứng đầu câu nhưng cũng có khi lại đứng sau chủ hoặc vị
ngữ, thường nêu thời gian, địa điểm diễn ra cuộc thoại đó. Chủ ngữ và vị ngữ
thường nêu ra hành động, cử chỉ, thái độ, cách thức nói năng của nhân vật khiến
cho nhân vật hiện ra rõ nét, cụ thể như đang tồn tại trước mặt người đọc.
VD1: Một hơm, Nhấn nói với bố:
- Bố à, tôi xuống Mường Cơi.
(Cứu đất cứu mường. tr.88)
VD2: Một đêm, vào lúc gà gáy sang canh, ông Mờng ngồi dậy, gọi hai con
gái, bảo:
- Về thôi, các con ạ.
(Mường Giơn. 17. tr. 116)

2.1.2.2. Lời dẫn thoại đứng giữa lời thoại
Khi lời dẫn thoại xuất hiện giữa đoạn thoại thì nó thường có kết cấu:
Chủ ngữ + vị ngữ. Câu thoại thường có dấu hỏi để nối tiếp với các câu sau
nhằm làm rõ, nhấn mạnh những suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật.
VD1: Châu Đoàn Vàng giật mình, rồi trau mặt, quắc mắt:
- Con ma già này nói rồ à?
Bà Ảng lại nói:
- Mày là Cai khố đỏ Cầm Vàng, con châu Né bây giờ làm quan châu đoàn
chứ ai? Mày cướp được con gái tao thì mày quên tao rồi chứ gì?
(Cứu đất cứu mường. 17. tr. 93)
VD2: Mát hỏi Sạ:
- Tưởng anh lên núi săn dê núi?
- Trời xuống sương thế này thì mai đi tìm nai chắc ăn hơn.
Ính nói chen vào:

22


- Bố chưa được xương dê để nấu cao, không sợ bố chửi cho à?
Mát bảo em:
- Mày cứ hỏi lôi thôi.
(Mường Giơn. 17. tr. 104)
2.1.2.3. Lời dẫn thoại đứng sau lời thoại
Mặc dù không xuất hiện nhiều nhưng cũng có khi lời dẫn thoại xuất
hiện phía sau đoạn thoại, lời thoại của nhân vật. Sau lời thoại của nhân vật ta
thường thấy xuất hiện các dấu chấm cảm, dấu ba chấm, dấu hỏi chấm. Các
dấu câu này có tác dụng làm tăng ý nghĩa của câu thoại, giúp người đọc tự
cảm nhận được những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở của nhân vật.
VD: – Có việc gì thế?
Ơng Mờng hỏi Bân, bao giờ cũng thế, vẫn thân thiết như ngày trước.

(Mường Giơn. 17. tr. 142)
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy: trong tập Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi
đã sử dụng một số lượng rất lớn lời dẫn thoại nhưng chúng được tác giả sử
dụng một cách linh hoạt và sáng tạo khiến cho câu văn không hề bị trùng lặp,
nhàm chán. Trong câu, ông đã sử dụng một lượng từ ngữ rất phong phú, cấu
trúc câu văn ngắn gọn, linh hoạt. Dù đứng ở nhiều vị trí khác nhau nhưng ở vị
trí nào thì nó vẫn đảm bảo được chức năng của nó là dẫn dắt, báo trước sự tồn
tại của lời thoại, liên kết lời thoại với văn bản, bộc lộ tình thái lời hội thoại và
thể hiện phong cách của tác giả.
2.2. Đặc điểm lời dẫn thoại trong tập Truyện Tây Bắc
2.2.1. Đặc điểm cách thức sử dụng từ ngữ
Tơ Hồi là một nhà văn có vốn từ ngữ rất phong phú và đa dạng. Ơng
cịn khơng ngừng “xào xáo”, “cóp nhặt” thêm ngơn ngữ của nhân dân ở những
vùng khác nhau để làm phong phú thêm nữa vốn ngơn ngữ của mình. Trong các

23


tác phẩm của mình, ơng ln sử dụng ngơn ngữ rất hay và rất sáng tạo. Lời dẫn
thoại trong Truyện Tây Bắc đã thể hiện rõ nhất tài năng ngôn ngữ của nhà văn.
2.2.1.1. Lời dẫn thoại sử dụng động từ chỉ sự nói năng
Trong tập Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi đã sử dụng rất nhiều động từ chỉ sự
nói năng nhưng phổ biến nhất là ba động từ: nói, bảo và hỏi.
VD1: Bân im, Ính lại nói:
- Có nghe đồn Tây ngoài Mường Trai cũng cướp mất một đời vợ anh rồi phải
khơng?
(Mường Giơn. 17. tr.152)
VD2: Sạ nói:
- Đừng nộp, nộp thóc thì nó lấy nó ăn hết thóc của ta. Mỗi nhà chỉ để đủ thóc
ăn ở nhà. Còn bao nhiêu gửi lên khu.

(Mường Giơn. 17. tr. 174)
VD3: A Phủ buộc xong gói bánh, xách đến ngồi trước bếp, bảo vợ:
- Ta đi chơi.
- Không đợi A Châu về cùng đi à?
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 227)
VD4: Ông Sênh đương mài dao, ngẩng mặt lên, trừng mắt, hỏi. Nhấn bảo:
- Tơi đi đón mẹ, đón em lên làm nương cho ta đây.
(Cứu đất cứu mường. tr. 88)
VD5: Lạ quá, A Phủ xăm xăm chạy đến hỏi:
- Mày ăn lợn của tao à?
(Vợ chồng A Phủ. 17. tr. 217)
VD6: Đến lượt Sạ kêu:
- Hỏng, hỏng.
(Mường Giơn. 17. tr. 103)

24


VD7: Ính trả lời:
- Anh Bân cứ đếm hết bọn ốc này xong em nói chuyện.
(Mường Giơn. 17. tr. 151)
Khảo sát ba truyện ngắn trong tập Truyện Tây Bắc, chúng tơi có bảng
số liệu sau:
Bảng 2
Tên truyện

Số lượng động từ chỉ sự

Tỉ lệ động từ chỉ sự nói


nói năng

năng giữa các truyện (%)

Cứu đất cứu mường

45

24,2

Mường Giơn

99

53,2

Vợ chồng A Phủ

42

22,6

Tổng

186

100

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng: Mường Giơn là truyện
ngắn có số lượng động từ chỉ sự nói năng lớn nhất với 99 từ, chiếm 53,2%, Cứu

đất cứu mường có số động từ này nhiều thứ hai với 45 từ, chiếm 24,2 % và Vợ
chồng A Phủ có số lượng động từ này thấp nhất với 42 từ, chiếm 22,6 %.
Khảo sát cụ thể các động từ nói, bảo và hỏi trong tác phẩm ta được
bảng số liệu như sau:
Bảng 3
Tên truyện

Nói

Bảo

Hỏi

Tổng 3 từ

Cứu đất cứu mường

38

2

5

45

Mường Giơn

47

14


16

77

Vợ chồng A Phủ

14

8

13

35

Tổng 3 truyện

99

24

34

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×