Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG 10600901

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.96 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


ĐẶNG THỊ THANH LAN

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT QUÊ NỘI
VÀ TẢNG SÁNG CỦA VÕ QUẢNG

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
VĂN HỌC VIỆT NAM

Đà Nẵng – Năm 2019


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ LÊ VĂN TRUNG

Phản biện 1: PGS.TS Ngô Minh Hiền
Phản biện 2: TS. Lê Thị Hường

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Khoa học giáo dục họp tại Trường Đại học Sư phạm vào


ngày 16 tháng 6 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại là một cuộc chạy đua tiếp
sức của rất nhiều thế hệ nhà văn. Cùng với Tơ Hồi, Phạm Hổ, Nguyễn Huy
Tưởng, Định Hải,..., Võ Quảng là một trong những nhà văn đã có cơng đặt nền
móng cho nền văn học này. Tuy xuất phát từ con đường chính trị khá thuận lợi
nhưng ơng vẫn quyết định gắn cuộc đời mình hơn bốn mươi năm cho văn học
thiếu nhi. Dù đến với các em khá muộn nhưng Võ Quảng tỏ ra là một cây bút
không biết mệt mỏi. Ơng viết cho thiếu nhi bằng tình cảm chân thành của một
người ông hiền từ và nhân hậu. Lúc sinh thời, ông nhận được rất nhiều sự yêu
thương của các em thiếu nhi trên mọi miền đất nước. Mỗi sáng tác của ông là
một thế giới trẻ thơ sinh động đầy hồn nhiên, trong sáng. Mỗi bài học ông đưa
vào tác phẩm đều rất nhẹ nhàng, khéo léo trong việc khơi gợi tâm hồn yêu cái
đẹp, cái tốt của trẻ em. Nhiều tác phẩm của ông đã được tuyển chọn đưa vào
chương trình giáo dục phổ thơng.
Cùng với Dế mèn phiêu lưu kí (Tơ Hồi), Sống nhờ (Mạnh Phú Tư),
Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Tuổi thơ dữ đội (Phùng Quán), Búp sen
xanh (Sơn Tùng),... thì Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng cũng được đánh
giá là tác phẩm viết cho thiếu nhi hay nhất thế kỉ XX và đã được dịch sang
tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Nga. Với thành cơng đó, bộ tiểu thuyết đã
khẳng định tài năng và vị trí của Võ Quảng trong nền văn học thiếu nhi Việt
Nam hiện đại.

1.2. Trong không khí cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và cơng
nghệ đang có những ảnh hưởng lớn lao khơng chỉ đến người lớn mà cịn với trẻ
em các thì những giá trị về lịch sử cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc sẽ là tài
sản riêng về tinh thần mà các em có thể được tiếp nhận qua nguồn văn học
thiếu nhi bằng những tác phẩm vượt không gian và thời gian. Quê nội và Tảng
sáng tuy ra đời cách đây gần 50 năm nhưng vẫn được các bạn nhỏ đón nhận
một cách say mê và nồng nhiệt. Gần đây nhất, năm 2018, Nhà xuất bản Kim
Đồng đã cho tái bản cuốn sách này lần thứ 17. Điều này một lần nữa khẳng
định giá trị của bộ tiểu thuyết. Vì thế việc đánh giá, ghi nhận lại vị trí của Quê
nội và Tảng sáng trong nền văn học thiếu nhi là cần thiết. Đến với Quê nội và
Tảng sáng, chúng ta bắt gặp những nhân vật thiếu nhi nhỏ tuổi vừa gần gũi vừa
thân quen. Các em được đặt vào trong bối cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước
nên có sự trưởng thành sớm khi cùng người lớn tham gia vào những công việc
chung của cộng đồng. Với lối trần thuật tự nhiên, chân thật và một giọng văn


2
sinh động, đầy sức sống, bộ truyện không chỉ hấp dẫn thiếu nhi mà những
người trưởng thành cũng thích thú khi đọc.
1.3. Cho đến nay, nghiên cứu về các sáng tác của Võ Quảng chủ yếu
chú trọng vào bộ phận thơ ca viết cho thiếu nhi. Còn về mảng văn xi chưa có
nhiều bài nghiên cứu kĩ và sâu, đặc biệt là về nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
Trong khi đó, hai tác phẩm văn xi Q nội (1973) và Tảng sáng (1978)
được xem là đóng góp tiêu biểu nhất của Võ Quảng về mặt văn xuôi cho văn
học thiếu nhi Việt Nam. Chính vì thế, ơng được nhiều nhà phê bình văn học và
các nhà văn xếp vào một trong số ít các nhà văn xuất sắc viết cho thiếu nhi ở
thế kỷ XX. Nghiên cứu về Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Quê nội và Tảng
sáng của Võ Quảng, chúng tôi hi vọng sẽ bổ sung một cái nhìn tồn diện hơn
về tài năng nghệ thuật của tác giả và đồng thời đánh giá được hết những đóng
góp của nhà văn này cho nền văn học thiếu nhi nói riêng, văn học Việt Nam

nói chung. Ngồi ra, đây cũng sẽ là nguồn tư liệu cho việc học tập, giảng dạy
văn học thiếu nhi và văn học trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Võ Quảng là cây bút hiếm hoi đã dành trọn cuộc đời sáng tác của
mình chỉ để viết cho thiếu nhi ở thế kỉ XX. Trong gần 50 năm cầm bút, Võ
Quảng – một con người kì cơng xây dựng nên thế giới tâm hồn trẻ thơ - đã để
lại cho văn học thiếu nhi Việt Nam một di sản vô cùng lớn và rất có giá trị.
Chính vì thế, ơng được độc giả yêu mến, bạn bè đồng nghiệp, các nhà nghiên
cứu phê bình quan tâm. Họ ln dành cho ơng những lời khen ngợi. Đồng thời,
họ cũng đánh giá rất cao tài năng của ông qua những sáng tác dành cho nhiếu
nhi.
Một số bài viết có liên quan đến đặc điểm nghệ thuật của Quê nội và
Tảng sáng của Võ Quảng như:
Trong bài Tài năng miêu tả của Võ Quảng, Vũ Tú Nam cho rằng
những trang miêu tả cảnh lao động trong Quê nội rất quý và giàu chi tiết, cụ
thể và sinh động. Chính tấm lịng nặng tình nghĩa với q hương đã giúp ông
miêu tả thiên nhiên và con người nơi đây bằng cả trái tim, bằng kỉ niệm bồi hồi
và nỗi nhớ. Nhà văn còn nhận xét văn miêu tả của ơng gọn, động, rất gần với
thơ [46,459].
Vương Trí Nhàn với bài viết Chất hài hước trong sáng tác văn xuôi
của Võ Quảng nhận xét: “Chất hài trong Quê nội và Tảng sáng gắn liền với hai
nhân vật chính của tập sách là Cục và Cù Lao, và tập thể các bạn trẻ tuổi ở Hòa
Phước. Ở đây, cách miêu tả của Võ Quảng vẫn là thiên về vui, hóm và cũng rất


3
hợp tâm lí trẻ”. Và cuối cùng, tác giả kết luận “Chúng ta cần rất nhiều tác
phẩm văn học biết cười như Quê nội, như Tảng sáng” [46,480].
Hoàng Tiến trong bài Thanh nhạc của câu và từ trong văn xuôi Võ
Quảng đã dẫn ra và phân tích tính nhạc trong các câu văn miêu tả con sông

Thu Bồn, trong khẩu ngữ ông lái trứng tằm, và tác giả cho rằng: “Nhạc điệu
trong câu văn Võ Quảng thường phù hợp với rung động của tác giả trước cảnh
vật, trước sự việc. Nó làm minh họa cho việc miêu tả. Nó cũng có đủ các cung
bậc, nồng độ, màu sắc tùy thuộc vào nội dung tác phẩm.” [46,486]. Và ngoài
ra, tác giả còn dẫn ra những minh chứng về việc sử dụng từ ngữ vừa khéo về
âm thanh, vừa đúng về ngữ nghĩa của nhà văn trong Quê nội và Tảng sáng.
Dương Trọng Dật qua bài viết Chất thơ trong Quê nội đã đánh giá
rằng: “...trang viết có dư vị nhất của Võ Quảng là những trang đặc tả những
cảnh sắc thiên nhiên và sinh sống làm ăn của người dân ở đây. Anh đã tóm
được cái thần, cái khoảnh khắc, cái chất thơ của một vùng đất một thời lam lũ
nhưng giàu tình yêu đối với cuộc sống. Dễ mấy ai quên được nong tằm ăn lên
vàng ruộm, những bãi dâu xanh mướt dọc triền sông” [46,514].
Lê Quang Trang trong bài viết Sự cần mẫn đáng yêu của Võ Quảng
qua Quê nội và Tảng sáng đã nói về cái tâm trong sáng tác nghệ thuật của Võ
Quảng: “...anh luôn phấn đấu diễn tả cho đẹp nhất, đầy đủ nhất những cảm
xúc, những suy nghĩ nhằm đánh thức xúc động trong lòng bạn đọc thiếu nhi.
Miêu tả cảnh hay người anh luôn chú ý đến hình khối, màu sắc, âm thanh.
Trạng thái hoạt động của sự vật được chú ý diễn đạt để gây ấn tượng và sinh
động. Anh không chỉ quan tâm đến bố cục, phân chương đoạn mà còn giành
nhiều tâm lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, trau chuốt câu văn” [46, 537-538].
Theo nhà văn Trần Thanh Địch thì: “Tảng sáng cũng như Quê nội là
những tập truyện dài gần như khơng có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều
nhóm nhân vật hoạt động, thế mà truyện âm thầm như một mùi hương ngâu mê
say có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ lùng” [26,158].
Bên cạnh những bài báo, bài nghiên cứu, phê bình thì cũng đã có
những bài luận văn chọn đề tài nghiên cứu về con người và tác phẩm của Võ
Quảng như: Ma Thị Như Hoa (2009), Đặc sắc nghệ thuật thơ viết cho thiếu nhi
của Võ Quảng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
Nguyễn Thị Thùy Dung (2011), Thế giới tuổi thơ trong sáng tác của Võ
Quảng, Luận văn thạc sĩ Văn học Việt Nam, Đại học Đà Nẵng.; Nguyễn Thị

Tâm (2015), Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Võ Quảng (qua Quê
nội và Tảng sáng), Luận văn thạc sĩ Lí luận văn học, Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn Hà Nội; Lô Thị Thanh Nga (2016), Thế giới nghệ thuật trong văn


4
xuôi Võ Quảng, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, Đại học
Thái Ngun.
Nhìn chung có thể thấy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, các nhận
định của các nhà phê bình văn học dành cho tác giả và tác phẩm Võ Quảng. Đó
là những phát hiện sâu sắc, thú vị. Và qua đó có tài năng của tác giả và giá trị
tác phẩm đã được khẳng định. Tuy nhiên, trong q trình tìm hiểu, chúng tơi
nhận thấy phần lớn số lượng bài viết chỉ mới dừng lại ở một vài ý kiến, nhận
định về các khía cạnh, đặc điểm nghệ thuật nào đó của tiểu thuyết Quê nội và
Tảng sáng. Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến của những người đi trước và niềm
yêu thích của bản thân đối với những trang văn của Võ Quảng, người viết sẽ đi
sâu vào khảo sát đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng một
cách có hệ thống để hồn thành đề tài Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Quê
nội và Tảng sáng của Võ Quảng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tập trung phát hiện những đặc điểm nghệ
thuật tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng, đặc biệt tập trung vào
thế giới nhân vật (chủ yếu là nhân vật thiếu nhi), không gian nghệ thuật, thời
gian nghệ thuật, người kể chuyện, ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật.
Từ đó thấy được những đóng góp của ông cho nền văn học thiếu nhi trong nền
văn xuôi nước nhà.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung khảo sát bộ tiểu thuyết Quê
nội (bao gồm cả hai phần: Quê nội và Tảng sáng) (2018), Nhà xuất bản Kim
Đồng, Hà Nội.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành nội dung đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tiếp cận và khảo sát trực tiếp văn
bản, từ đó phân tích, khám phá những nét nổi bật về nội dung, hình thức nghệ
thuật để đưa ra những luận điểm tổng hợp, khái quát.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình khảo sát những
đặc điểm nổi bật về nghệ thuật tiểu thuyết Quê nội và Tảng sáng, chúng tơi có
so sánh với các tác phẩm thiếu nhi của các tác giả khác, để tìm ra những nét
tương đồng cũng như riêng biệt để thấy được đóng góp của Võ Quảng cho văn
học thiếu nhi Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử - xã hội: dựa trên các đặc điểm lịch sử xã hội
để lí giải tác phẩm.


5
- Phương pháp văn hóa học: nhìn nhận các yếu tố biểu hiện của văn
học nằm trong mối quan hệ với văn hóa.
5. Bố cục đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Võ Quảng – nhà văn tiêu biểu của văn học thiếu nhi Việt Nam
hiện đại.
Chương 2: Thế giới nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật trong
Quê nội và Tảng sáng.
Chương 3: Người kể chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong
Quê nội và Tảng sáng.


6
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1. VÕ QUẢNG – NHÀ VĂN TIÊU BIỂU CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Vài nét về cuộc đời và hành trình sáng tác của Võ Quảng
1.1.1. Vài nét về cuộc đời Võ Quảng
1.1.1.1. Quê hương và tuổi thơ
Võ Quảng sinh ra và lớn lên ở vùng q xứ Quảng, làng Hịa Phước,
xã Đại Hồ, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Những cảnh sắc thơ mộng của
làng quê, những giọng điệu dân gian, những âm thanh sống động trên sân khấu
rực rỡ như thế đã hằn in trong tâm trí Võ Quảng. Có thể nói rằng, Võ Quảng
được thừa hưởng trọn vẹn các di sản văn hóa nghệ thuật q báu của q
hương mình. Những kỉ niệm, những ấn tượng ấy đã đi theo suốt cuộc đời ông
và được ông tái hiện lại một cách sinh động qua những quyển truyện, tập thơ
dành cho thiếu nhi. Đọc tác phẩm của Võ Quảng, ta thấy bóng dáng cảnh vật
và con người xứ Quảng mang những nét đặc trưng riêng không lẫn với bất cứ
một vùng quê nào.
1.1.1.2. Võ Quảng – một đời cống hiến cho cách mạng và văn học
thiếu nhi
Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 3 năm 1920 tại xã Đại Hòa, huyện Đại
Lộc, tỉnh Quảng Nam. Cuộc đời Võ Quảng đã cống hiến trọn vẹn cho sự
nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn chương nước nhà. Thời trẻ, ơng là một con
người dấn thân vì đất nước. Khi đến với thiếu nhi, ơng sống hết mình, thật hết
mình cho tuổi thơ.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng
Đánh giá về sự nghiệp văn chương của Võ Quảng, nhiều nhà phê
bình, nghiên cứu có cùng chung nhận định rằng gia tài mà người con đất
Quảng để lại cho thiếu nhi là rất to lớn. Sự đóng góp của Võ Quảng đã làm
phong phú thêm diện mạo của nền văn học thiếu nhi Việt Nam trên những
chặng đường đầu tiên và cho đến hơm nay. Ơng viết cả thơ lẫn văn xuôi, cả lứa
tuổi nhi đồng và lứa tuổi thiếu niên. Ở thể loại nào ông cũng thành cơng và để
lại dấu ấn đậm nét trong lịng bạn đọc.

1.1.2.1. Thơ Võ Quảng – thế giới sinh động về thiên nhiên và đồ
vật
Võ Quảng bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học của mình từ những bài
thơ viết cho lứa tuổi nhi đồng. Những bài thơ của ông bao giờ cũng dễ thuộc,
dễ nhớ và truyền đến cho các em lịng thương u thế giới cỏ cây, lồi vật để từ


7
đó hướng tới mục tiêu lớn hơn đó là yêu điều thiện, yêu cái đẹp trong cuộc
sống.
Thơ Võ Quảng là những bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, cả một thế
giới cỏ cây và loài vật – “một mảnh vườn bách thú và bách thảo mà những em
bé nào có cái may mắn được vào đều say mê, yêu thích” [34,173]. Võ Quảng
thành công ngay từ những sáng tác đầu tiên: à mái hoa (1957) và Thấy cái
hoa nở (1962), hai tập thơ bộc lộ rất rõ một tâm hồn hết sức trong trẻo, rất gần
gũi với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ thơ: luôn luôn phát hiện, luôn luôn ngạc
nhiên để rồi khơng ngừng khám phá. Vì thế, thơ Võ Quảng lúc nào cũng hồn
nhiên mà đằm thắm, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, đầy ý vị.
Sau tập thơ này, cứ vài ba năm, Võ Quảng lại cho ra đời lần lượt các
tập thơ: Nắng sớm (1965), nh đóm đóm (1970), Măng tre (1971), Én hát và
đu quay (1972), Quả đ (1980), nh nắng sớm (1993),…
1.1.2.2. Truyện - những bài học và những dấu ấn tuổi thơ
Võ Quảng là tác giả của nhiều truyện đồng thoại rất được bạn đọc
nhỏ tuổi yêu thích. Tồn bộ truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp
trong ba tập: Cái Mai (1967), Bài học tốt (1982), Những chiếc áo ấm (1987),
với nhiều tác phẩm tiêu biểu như Chuyến đi thứ hai, Trong một hồ nước, Mắt
Giếc đ hoe, Những chiếc áo ấm, Đò ngang, nh Cút lủi, Đêm biểu diễn....Võ
Quảng đến với truyện đồng thoại trong bối cảnh thể loại này đã có nhiều thành
tựu qua sự sáng tạo của Tơ Hồi, Vũ Tú Nam, Nguyễn Đình Thi...
Tuy vậy, truyện và tiểu thuyết mới là những thể loại thành công nhất

của Võ Quảng và để lại nhiều dấu ấn trong sự nghiệp của nhà văn. Đề tài nổi
bật ở thể loại này là đề tài về quê hương và cách mạng. Nếu như Võ Quảng
sáng tác thơ và đồng thoại dành cho lứa tuổi nhi đồng thì truyện và tiểu thuyết
ưu tiên cho lứa tuổi thiếu niên - lứa tuổi sắp làm người lớn, với nhiều ước mơ
và khát khao được thể hiện mình. Truyện của ông mang nặng nỗi niềm nhớ
mong của một người xa quê, đầy những hồi ức và kỉ niệm với hình ảnh con
sơng Thu Bồn, hình ảnh người dân cần cù, hăng say lao động, đặc biệt là các
em thiếu nhi hiếu động, thông minh, tốt bụng và dũng cảm. Tiêu biểu có các
tác phẩm Cái Thăng (1960), Chỗ cây đa làng (1964) viết về thiếu nhi tham gia
kháng chiến chống Pháp và nổi bật nhất là bộ tiểu thuyết gồm hai tập Quê nội
(1973) và Tảng sáng (1978). Có thể nói rằng, từ Cái Thăng đến Quê nội là
bước tiến vượt bậc về nghệ thuật sáng tạo và chứng minh tài năng vững chắc
của nhà văn Võ Quảng.
Những trang văn thơ của Võ Quảng ln chan chứa tình u thương.
Đó là tình u thiên nhiên cây cỏ, hoa trái, chim mng; và cả tình u q


8
hương, đặc biệt là quê hương xứ Quảng, nơi ông gắn bó cùng những người
thân yêu, nơi chứa đầy những kỉ niệm thời thơ ấu, nơi ghi nhận từng bước sự
trưởng thành của đời người.
1.1.2.3. Những bài viết của Võ Quảng về văn học thiếu nhi
Với hơn 50 bài viết, Võ Quảng đã thẳng thắn nêu lên những những
trăn trở, suy nghĩ trong việc sáng tác cho thiểu nhi. Ông hiểu văn học thiếu nhi
đang thiếu gì, đang cần gì và cần phải phát huy vai trò như thế nào trong việc
hướng các em đến những điều tốt đẹp nhất. Không chỉ vậy, những quan niệm
nghệ thuật của Võ Quảng về sáng tác cho thiểu nhi cũng được thể hiện rõ ràng.
1.1.3. Vị trí Võ Quảng trong lịch sử văn học thiếu nhi Việt Nam
1.1.3.1. Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của Võ Quảng
Võ Quảng quan niệm thơ văn cho thiếu nhi khơng nhằm mục đích

nào khác là giáo dục các em, ông từng phát biểu giáo dục các em cần thơng
qua nghệ thuật, một sáng tác chân chính cho thiếu nhi ln ln phải mang tính
chất nghệ thuật. Bản thân Võ Quảng đã cống hiến cả đời mình cho công việc
sáng tác cho thiếu nhi. Mỗi chữ mỗi câu trong tác phẩm đều được ông nghiền
ngẫm cẩn thận, chữa đi chữa lại nhiều lần, cho tới khi nào thấy hồn chỉnh, ưng
ý mới thơi. Có tác phẩm ơng dành cả chục năm trời sáng tác, mà cứ mỗi lần tái
bản ơng vẫn kì cơng sửa đi sửa lại, trau chuốt, gọt dũa đến từng chữ để món ăn
tinh thần dành cho các em “thật sự ngon miệng”.
Từ những quan niệm sâu sắc, đầy trách nhiệm của một người trọn
tình trọn nghĩa cho thiếu nhi, Võ Quảng đã chọn cho mình những đề tài sáng
tác tâm huyết nhất.. Như vậy, chính hành trang cuộc sống qua những trải
nghiệm cùng với tình u hết lịng vì tuổi thơ và tài năng văn chương là những
yếu tố làm nên những thành tựu sáng tạo nghệ thuật của ông, một con người
lao động nghệ thuật chân chính và nghiêm túc.
1.1.3.2. Võ Quảng và sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
Trước Cách mạng Tháng Tám, ở Việt Nam tuy đã có sách viết cho
thiếu nhi nhưng chưa đủ để khẳng định có một nền văn học cho thiếu nhi. Sau
Cách mạng Tháng Tám, nền văn học thiếu nhi Việt Nam mới phát triển toàn
diện, trở thành một nền văn học thiếu nhi thật sự vì các em, cho các em. Từ
năm 1954, khi miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống hịa bình, nền văn học
thiếu nhi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Tháng 6 – 1957, Nhà xuất
bản Kim Đồng – nhà xuất bản cho thiếu nhi được thành lập. Sự ra đời của Nhà
xuất bản Kim Đồng đã mở ra một giai đoạn mới của văn học thiếu nhi. Võ
Quảng – với cương vị Tổng biên tập đầu tiên – cùng với những người thuộc
lớp “khai sơn phá thạch” đã tạo dựng cơ sở căn bản cho nhà xuất bản phát triển


9
sau này. Cho đến nay, Nhà xuất bản Kim Đồng vẫn giữ một vai trò quan trọng
trong sự phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam.

Trong những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống
Pháp, lực lượng viết cho thiếu nhi mới chỉ có một số nhà văn chuyên nghiệp
thỉnh thoảng viết cho các em, có thể kể đến một số tên tuổi như: Nguyễn Huy
Tưởng, Tơ Hồi, Nguyễn Tn, Ngun Hồng, Nguyễn Xn Sanh…Từ sau
1954, ở miền Bắc đội ngũ viết cho thiếu nhi đã có sự phát triển với những tên
tuổi như: Võ Quảng, Đoàn Giỏi, Phạm Hổ, Thy Ngọc, Vũ Tú Nam, Nguyễn
Kiên, Lê Minh, Hà Ân,… Với một lực lượng sáng tác đông đảo như vậy, văn
học viết cho thiếu nhi đã thực sự phát triển và trở thành một bộ phận văn học
riêng – văn học dành cho trẻ em.
Văn học thiếu nhi Việt Nam phát triển vào khoảng năm 1960 với đủ
đề tài và thể loại. Khi đó nhà văn Võ Quảng cũng có những tác phẩm nổi tiếng
như Cái thăng và Thấy cái hoa nở.
Bên cạnh phần văn xuôi trên đà phát triển thì thơ ca cho thiếu nhi
cũng sớm nảy nở và đạt nhiều thành tựu đáng kể. Ở giai đoạn đầu tiên, Võ
Quảng và Phạm Hổ chính là những người đến với các em sớm nhất, bằng
những tập thơ tươi mới. Phạm Hổ với Chú bị tìm bạn, Võ Quảng với Măng
tre.
Chặng đường 1966-1980 nhìn chung nền văn học thiếu nhi non trẻ
đã có một bước phát triển về chất, trải qua nhiều lần điều chỉnh uốn nắn các
tiêu chí viết văn sao cho phù hợp với thực tiễn, văn học thiếu nhi đã dần ổn
định hơn với nhiều tác phẩm được xuất bản. Tơ Hồi với Đảo hoang là một
cuộc phiêu lưu mới, có ý nghĩa góp phần vào nhiệm vụ mở mang những vùng
đất xa xơi của Tổ Quốc. Cịn Võ Quảng với tinh thần của một con người từng
trải trong cuộc sống, có nhiều kinh nghiệm về chính trị, về cơng tác cách mạng
cho nên ngịi bút của ơng rất phong phú, sinh động. Ông đã đem tất cả tình cảm
và tài năng phục vụ cho thiếu nhi không mệt mỏi. Với sự ra đời của Quê nội,
nhà văn đã gửi vào đó những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và Cách
mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị. Năm 1978, tiếp nối mạch cảm xúc của tác
phẩm Quê nội, Võ Quảng tiếp tục cho ra đời tác phẩm Tảng sáng. Ngày nay,
văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể,

khẳng định vị trí của mình trong nền văn học dân tộc thời kì hội nhập. Nhưng
những tác phẩm của Võ Quảng vẫn mang sức sống mạnh mẽ, làm giàu thêm
tâm hồn phong phú của trẻ thơ Việt Nam.
1.2. Vị trí Quê nội và Tảng sáng trong đời văn Võ Quảng


10
Tiểu thuyết Quê nội ra đời năm 1973 và sau đó tiếp nối là Tảng sáng
vào năm 1978. Đây là bộ truyện viết về một sự kiện trong lịch sử cách xa thời
gian sáng tác của Võ Quảng gần 30 năm, đó là thời điểm diễn ra cuộc Cách
mạng Tháng Tám. Điều này có nghĩa là những dấu ấn của tuổi thơ và niềm vui
đổi đời từ tháng 8 năm 1945 gần như được lưu giữ một cách đậm nét và khắc
sâu trong bộ nhớ của Võ Quảng và hiện lên gần như nguyên vẹn trên những
trang Quê nội và Tảng sáng. Có lẽ vì viết hai tác phẩm này khi ở xa quê nên
nỗi nhớ quê càng thêm da diết, ông dồn tất cả tâm lực vào mỗi trang giấy để
thể hiện một cách sinh động cả cảnh vật và con người quê ông. Bộ truyện viết
về một thế hệ trẻ thơ mà cũng chính là tuổi thơ của ông.
Quê nội và Tảng sáng chiếm một vị trí quan trọng trong đời văn Võ
Quảng và góp phần làm cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại thêm
phần đặc sắc. Võ Quảng đã bổ sung thêm một câu chuyện về thiếu nhi Việt
Nam trong những năm tháng đầy gian lao và vất vả của đất nước, nhưng các
em không hề đánh mất đi sự hồn nhiên, trong sáng của mình. Qua những gì
ơng đã làm được cho nền văn học thiếu nhi, nhà văn xứng đáng nhận được sự
quý trọng của tất cả chúng ta và nhận được sự u thích, ngưỡng mộ của các
độc giả hơm nay và mai sau.
*
*
*
Võ Quảng là cây bút nổi bật của văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam
thế kỉ XX. Ông thuộc lớp người đã chứng kiến những thay đổi lớn lao của dân

tộc, từ những đau khổ tột cùng đến những niềm vui vô bờ bến. Nghiên cứu về
Võ Quảng khơng thể khơng nhắc đến q hương ơng, đó là quê hương xứ
Quảng - vùng đất nuôi dưỡng nên tâm hồn thơ văn Võ Quảng, nơi in đậm bao
dấu ấn kỉ niệm tuổi thơ của nhà văn. Đi theo cách mạng khi tuổi đời còn khá
trẻ, Võ Quảng quyết tâm học tập và sau đó giữ nhiều chức vụ quan trọng. Khi
chuyển hướng sang một lĩnh vực khác, ông tìm thấy mục đích sống của đời
mình, đó là viết cho trẻ thơ. Bằng tình thương và trách nhệm, trong hơn bốn
mươi năm cầm bút, Võ Quảng đã có một sự nghiệp văn chương giá trị với đủ
mọi thể loại thơ, tiểu thuyết, đồng thoại, kịch bản phim hoạt hình, dịch truyện
nước ngồi sang tiếng Việt và lí luận phê bình. Tác phẩm của ơng được bạn
đọc nhỏ tuổi nhiệt liệt hoan nghênh và được tái bản nhiều lần, tiêu biểu là tiểu
thuyết Quê nội và Tảng sáng. Đây là bộ truyện có vị trí quan trọng trong đời
văn Võ Quảng và khẳng định tên tuổi nhà văn trong dòng chảy văn học thiếu
nhi hiện đại. Với một sự nghiệp sáng tác đa dạng và giá trị, Võ Quảng hoàn
toàn xứng đáng là một nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.


11
CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN
VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG
2.1. Thế giới nhân vật thiếu nhi trong Quê nội và Tảng sáng
2.1.1. Nhân vật thiếu nhi với những phẩm chất tốt đẹp
2.1.1.1 Nhân vật trẻ thơ hồn nhiên, giàu tình cảm
Có thể nói rằng, nhân vật thiếu nhi trong tiểu thuyết Quê nội và Tảng
sáng là những đứa trẻ hồn nhiên, có trái tim nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ.
Đối với Võ Quảng, tình cảm tâm hồn trong văn học là một vũ khí lợi hại, mang
lại hiệu lực to lớn trong việc khơi nguồn, hướng các em thiếu nhi đến những
điều tốt đẹp. Đặc biệt nếu không chú trọng giáo dục ngay từ giai đoạn tuổi thơ
thì sau này sẽ rất khó sửa chữa. Vì thế, các sáng tác của ông đều chứa đựng
một cái nhìn đầy yêu thương, đầy nhân hậu với cuộc sống, con người xung

quanh. Qua việc khắc họa những phẩm chất tốt đẹp của các bạn nhỏ trong
truyện, tác giả thể hiện một tấm lòng nhân ái, mong muốn các thế hệ tương lai
có trái tim tràn đầy yêu thương, là hành trang để các em vào đời.
Nhân vật trẻ thơ trong Quê nội và Tảng sáng mang những nét hồn
nhiên đáng yêu của tuổi nhỏ. Đơi khi người lớn cần phải hiểu rõ tâm lí của trẻ
để có thể điều chỉnh nhận thức của trẻ. Võ Quảng muốn chúng ta hãy để các
em được vui chơi, khám phá những thứ phù hợp với lứa tuổi của mình và tạo
cho các em mơi trường sống đầy yêu thương.
2.1.1.2. Nhân vật trẻ thơ gắn bó với quê hương, cách mạng
Quê nội và Tảng sáng là bộ tiểu thuyết nổi bật về đề tài quê hương
và cách mạng trong dòng văn học thiếu nhi hiện đại Việt Nam. Tác phẩm đưa
chúng ta đến một vùng quê đẹp và trù phú bên bờ sông Thu Bồn, nơi nhà văn
từng gắn bó thời thơ ấu. Làng Hịa Phước hiện lên là một miền quê với những
bãi dâu xanh bạt ngàn, quanh năm có tiếng lách cách thoi đưa dệt lụa, có những
con người bình dị, chân chất, gần gũi và thân thương. Chính quê hương ấy đã
bồi đắp nên một con người yêu quê hương tha thiết, một tâm hồn giàu lòng
nhân ái và nơi ấy cũng là mảnh đất đã đem đến cho Võ Quảng cái nhìn nghệ
thuật độc đáo hấp dẫn về cuộc sống, phong tục tập quán và những nét độc đáo
ở quê hương Quảng Nam.
Thông qua các nhân vật trẻ thơ gắn bó với quê hương, cách mạng,
nhà văn đã xây dựng thành cơng hình ảnh thiếu nhi Việt Nam gắn bó sâu sắc
với mảnh đất quê hương mình. Tuy mới ở lứa tuổi măng non nhưng các em đã


12
có tinh thần lao động, ln kiên cường, bất khuất trong cơng cuộc bảo vệ đất
nước bằng tình u q hương đất nước tha thiết, sâu nặng.
2.1.1.3. Nhân vật trẻ thơ sớm trưởng thành trong hoàn cảnh lịch
sử đặc biệt của đất nước
Trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước, Cục và Cù Lao có

may mắn được cùng người lớn làm việc lớn. Qua những cơng việc đó, các em
dần trưởng thành và sâu sắc hơn. Võ Quảng không chỉ giới hạn các em trong
thế giới riêng của mình bằng các chuyện sinh hoạt thường ngày, những chuyện
đùa nghịch, chuyện học hành,...mà còn chú trọng mối quan hệ trẻ con – người
lớn. Các em không chỉ được sống bên cạnh người người lớn mà còn được sống
cùng người lớn, cùng hoạt động, cùng vui buồn, cùng lo âu, cùng căm thù,
cùng thương xót,...Có thể nói rằng, nhân vật thiếu nhi trong Quê nội và Tảng
sáng được sống và hoạt động trong mơi trường xã hội và khơng khí thời đại,
trong tình thương yêu của người lớn.
2.2.2.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và hành động
Nhà văn Võ Quảng miêu tả về ngoại hình của nhân vật có tính chọn
lọc những nét tiêu biểu làm nổi bật được tính cách và hồn cảnh của nhân vật.
Nhân vật trong truyện được miêu tả qua sự quan sát, nhận xét và đánh giá của
một nhân vật khác, cụ thể hơn là qua cái nhìn của nhân vật Cục và Cù Lao,
thậm chí nhân vật cịn hiện lên cả trong suy nghĩ phán đoán của bọn trẻ khi
chưa được gặp mặt. Điều đó thể hiện sự ngây thơ, hồn nhiên của các em. Việc
miêu tả qua sự quan sát, nhận xét như vậy khiến cho nhân vật hiện lên trước
mắt người đọc được chân thật hơn.
Không phải lúc nào việc miêu tả ngoại hình cũng đem lại hiệu quả cao
trong việc bộc lộ tính cách, bản chất mà hành động cũng là căn cứ có ý nghĩa
quyết định trong việc dựng nên một mẫu nhân vật thể hiện được ý đồ nghệ
thuật của tác giả. Qua hành động, những đặc điểm riêng nổi trội của nhân vật
phục vụ tối đa hiệu quả nghệ thuật mà nhà văn muốn hướng đến.
2.2.2.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả nội tâm
Biểu hiện nội tâm thường kết hợp khi miêu tả hành động nhân vật. Đơi
khi, nội tâm có thể lí giải hành động và sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội
tâm, đây là một hiện tượng phổ biến trong việc miêu tả nhân vật giúp người
đọc có thể hình dung được rõ nét hơn về con người của nhân vật. Quê nội và



13
Tảng sáng được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật Cục xưng tôi, điều này dễ
dàng cho cậu bé bày tỏ nội tâm của mình.
Miêu tả nhân vật ở ngoại hình và hành động chưa thể lột tả hết được
bản chất của con người, vì thế nội tâm cũng là yếu tố góp phần làm cho nhân
vật trở nên có sức sống hơn, chân thật hơn. Tuy sự kiện, hành động trong tác
phẩm chiếm ưu thế hơn nhưng nội tâm nhân vật vẫn được nhà văn khai thác và
làm nổi bật được thế giới tinh thần phong phú của trẻ thơ và nhân vật người
lớn. Nội tâm của nhân vật biểu hiện qua tâm trạng, suy nghĩ, phản ứng tâm
lí,...trước những tình huống, hồn cảnh. Nhà văn tài năng là nhà văn diễn tả
được nội tâm nhân vật một cách sâu sắc nhất, làm cho nhân vật mang dáng dấp
của một thực thể sống như con người ngoài đời thật. Võ Quảng đã vận dụng
hiệu quả tâm lí nhân vật, đặc biệt nhân vật trẻ thơ thơng qua tình huống, diễn
biến câu chuyện một cách hợp lí.
2.2. Khơng gian nghệ thuật
2.2.1. Không gian thiên nhiên
Không gian bối cảnh chung bao trùm lên toàn bộ câu chuyện trong
Quê nội và Tảng sáng là không gian về cảnh sắc và cuộc sống sinh hoạt của
vùng q Hịa Phước. Đó là một vùng q “nằm trên bờ sơng Thu Bồn, hình
thế giống như một con rùa nằm cạnh bờ bể. Bể đó là một rừng dâu xanh”. Nơi
ấy có con sơng Thu Bồn tắm mát tuổi thơ của bao đứa trẻ; có thơn xóm với
những con người nồng hậu, giàu tình nghĩa; có chợ Quảng Huế nhộn nhịp
người mua, kẻ bán; có bến nước thuyền chài tấp nập ngược xi vang câu hị,
câu hát; có những bãi dâu, bãi mía đẹp ngút ngàn.
Khơng gian thiên nhiên được Võ Quảng sử dụng như một phương tiện
nghệ thuật để miêu tả đời sống, dự cảm về số phận con người, làm nền cho
nhân vật xuất hiện, hành động hay thể hiện các trạng thái tâm lý tình cảm của
nhân vật. Khơng chỉ với dụng ý miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của
vùng quê Hịa Phước mà từ sự miêu tả đó cịn làm nổi bật lên vẻ đẹp của con
người. Với sự khéo léo trong việc lồng ghép không gian thiên nhiên vào từng

chi tiết một cách tự nhiên như vậy, câu chuyện trở nên mềm mại, đầy sức sống.
Qua đó, bạn đọc phần nào cảm nhận được tình yêu quê hương sâu đậm của tác
giả.
2.2.2. Không gian xã hội


14
Không gian xã hội mà Võ Quảng chọn và lấy cảm hứng chính là q
hương của ơng, làng Hịa Phước, nằm ven con sơng Thu Bồn. Chính vì thế,
Q nội và Tảng sáng gần như được xem là một cuốn tự truyện. Nhà văn khai
thác sự đổi mới của không gian làng quê Hòa Phước sau ngày Cách mạng
tháng Tám thành cơng. Đó là một khơng gian với nhiều tầng lớp người, mỗi
người một số phận khác nhau.
Nhịp sống của con người trong khơng gian làng q Hịa Phước vẫn
cứ tiếp diễn liên tục cho dù hàng ngày mỗi người dân phải bươn trải kiếm
sống, phải đối mặt với nguy hiểm khi quân giặc đang tiến vào nhưng họ vẫn
luôn hăng say lao động, cống hiến sức người, sức của cho cách mạng và giữ
vững một niềm tin vào ánh sáng của cách mạng.
Tuy chỉ nhắc riêng về một không gian làng q ở Hịa Phước nhưng
hình ảnh thiên nhiên hay con người là hình ảnh của cả một vùng miền trung có
núi rừng, có hải đảo, có những người nông dân cần cù chăm chỉ yêu nước, mở
rộng hơn nữa là hình ảnh của những làng quê trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Vừa là cái riêng nhưng cũng vừa là cái chung. Quê nội và Tảng sáng gần như
một nơi lưu giữ những vẻ đẹp đơn sơ, gần gũi, thân quen của dân tộc trong tâm
hồn mỗi con người. Là những điều thật đáng trân quý biết bao nhiêu. Đến với
Quê nội và Tảng sáng, các em nhỏ thiếu nhi được bồi đắp thêm những tình
cảm tốt đẹp, trong sáng về cuộc sống xã hội, về cộng đồng, về những cuộc đấu
tranh gian khổ giành độc lập dân tộc.
2.2.3. Khơng gian văn hóa
Chọn khơng gian bối cảnh là làng q Hịa Phước, tác giả khơng chỉ

kể những sự kiện diễn ra ở ngơi làng đó trong những ngày sau Tổng khởi nghĩa
Cách mạng tháng Tám mà còn kể lại lịch sử ra đời và quá trình hình thành nên
ngôi làng gắn với một truyền thuyết. Lúc câu chuyện được kể cũng là lúc
khơng gian huyền thoại văn hóa dân gian được mở ra.
Viết về không gian làng quê Hòa Phước, Võ Quảng đã lồng ghép
những đặc trưng văn hóa của người dân xứ Quảng về cả vật chất lẫn tinh thần.
Những khơng gian văn hóa đậm chất huyền thoại được thể hiện qua những câu
chuyện mang màu sắc kì ảo góp phần quan trọng trong việc thể hiện ý nghĩa
tác phẩm vì thơng qua khơng gian huyền thoại, con người thể hiện những khát
khao, mong ước của bản thân về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đặc biệt, những
nét văn hóa sinh hoạt đặc sắc của người dân Hòa Phước cũng được nhà văn


15
đưa vào để thấy rằng Hịa Phước khơng chỉ có thiên nhiên đẹp, có những con
người giàu tình nghĩa mà người Hịa Phước cịn có những phút giây thư giãn
sảng khoái trong cuộc sống một nắng hai sương.
2.3. Thời gian nghệ thuật
2.3.1. Thời gian sự kiện
Lấy đề tài về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Võ Quảng đã dựng
nên một câu chuyện với các chuỗi sự kiện độc đáo diễn ra ở làng Hòa Phước
trong khoảng thời gian từ sau ngày Tổng khởi nghĩa cho đến khi Pháp đánh
vào Hòa Phước và lễ khai tử lô cốt của giặc vào năm 1947. Tuy viết về quãng
thời gian diễn ra sự kiện đã khá xa nhưng khi Quê nội ra đời năm 1974 và cho
đến nay thì bộ truyện vẫn rất được các bạn đọc thiếu nhi đón nhận và yêu thích.
Bởi Cách mạng tháng Tám là một trong những mốc son lịch sử vẻ vang của
dân tộc, chính cuộc cách mạng đã làm thay đổi số phận của biết bao con người.
Thời gian trần thuật trong Quê nội và Tảng sáng là thời gian bắt đầu sau Cách
mạng Tháng Tám. Kể từ đó, các sự kiện liên tục được tạo ra làm nên cốt
truyện.

Trong tác phẩm, thời gian diễn ra các sự kiện có mối quan hệ liên kết
với nhau dù cho Võ Quảng đã sử dụng thời gian đa chiều, có sự đan xen giữa
thời gian hiện tại và thời gian quá khứ. Với sự đan xen đó, mỗi sự kiện lại bổ
sung, soi chiếu cho nhau làm cho tình tiết câu chuyện thêm hấp dẫn. Mở đầu
câu chuyện là thời gian hiện tại của nhân vật Cục sau ngày Tổng khởi nghĩa
Cách mạng Tháng Tám. Đây là thời gian bắt đầu một hiện thực cuộc sống của
làng quê Hòa Phước trong những ngày đầu giành được độc lập.
2.3.2 Thời gian sinh hoạt
Thời gian sinh hoạt của con người được Võ Quảng miêu tả một cách
chân thực giúp người đọc có hiểu rõ hơn về cuộc sống của miền quê Hòa
Phước vào thời điểm những ngày sau Cách mạng tháng Tám, đó là một nơi gắn
với những ngành nghề truyền thống, đặc biệt là nghề trồng dâu nuôi tằm. Bên
cạnh đó, con người Hịa Phước là những người u q hương đất nước, u
làng xóm, u gia đình, họ sẵn sàng chiến đấu vì sự nghiệp chung.
Thời gian sinh hoạt của người dân làng Hòa Phước trong những ngày
đầu kháng chiến được miêu tả ở nhiều thời điểm khác nhau: buổi sáng sớm,
buổi trưa, buổi chiều tối, đêm khuya. Thời gian ấy gắn với các hoạt động như
tăng gia sản xuất, tập luyện đội tự vệ, đi học bình dân học vụ,...Những người


16
dân Hịa Phước khơng chỉ cần cù lao động, ý thức việc học hành mà cịn góp
sức mình vào cơng cuộc chuẩn bị kháng chiến.
2.3.3. Thời gian tâm lý
Thời gian tâm lí là thời gian của sự cảm nhận, thời gian bên trong. Tức
là cảm giác về thời gian của nhân vật, thái độ của nhân vật đối với thời gian.
Thời gian tâm lý có thể sai lệch so với thời gian vật lí. Vì thế, thời gian qua sự
cảm nhận chủ quan của con người diễn ra nhanh hay chậm chậm tùy theo tâm
trạng của mỗi người. Thời gian tâm lí được các nhà văn sử dụng rất hiệu quả
trong sáng tác văn học qua hành động của dòng hồi ức, hay dòng ý thức, cùng

những biến động tâm lý của nhân vật. Dịng hồi ức đó có thể đưa ta về quá
khứ, hay cảnh vật cũng có thể tác động tâm lý của nhân vật.
Trong Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng chú ý sử dụng thời gian tâm
lý dành cho nhân vật Cục và chú Hai Quân. Thời gian tâm lí trong Quê nội và
Tảng sáng chủ yếu xảy ra ở thời điểm chiều tà, hoặc đêm tối nhưng ông sử
dụng thời gian tâm lý linh hoạt với nhiều trạng thái tạo sự phong phú, linh hoạt
trong tác phẩm. Tuy trong sáng tác của Võ Quảng, thời gian tâm lí khơng được
chú trọng nhiều bởi nhà văn chỉ đưa vào một số chi tiết nhằm phục vụ cho ý đồ
nghệ thuật của mình nhưng thời gian tâm lý trong văn xi Võ Quảng khơng
chỉ có tâm trạng buồn, bế tắc, mà cũng có những tâm trạng vui, tâm trạng của
tinh thần trách nhiệm, của lòng tự hào, của sự đấu tranh hướng đến một cuộc
sống tươi sáng hơn.
*
*
*
Truyện của Võ Quảng luôn mang nặng nỗi niềm nhớ mong của một
người con xa quê, đầy những hồi ức và kỉ niệm với hình ảnh con sơng Thu
Bồn, làng Hịa Phước, hình ảnh những người dân cần cù, chăm chỉ, đặc biệt là
các em thiếu nhi hiếu động, thông minh, tốt bụng và dũng cảm. Nhân vật trong
Quê nội và Tảng sáng được xây dựng với những phẩm chất tốt đẹp. Những đứa
trẻ hồn nhiên, giàu tình cảm. Vì hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước và
được tham gia vào việc chung của người lớn nên chúng sớm trưởng thành.
Võ Quảng sử dụng nhiều phương tiện nghệ thuật để khắc họa nên các
nhân vật, từ miêu tả ngoại hình, hành động cho đến miêu tả nội tâm.Tuy nhiên,
điểm nổi trội vẫn là xây dựng nhân vật qua hành động, điều này cũng đễ hiểu
bởi tiểu thuyết của Võ Quảng là tác phẩm mang chủ đề ca ngợi cách mạng,


17
mang dáng dấp sử thi. Vì thế, nội tâm nhân vật có phần hạn chế hơn. Nhưng

với một tác phẩm viết cho thiếu nhi thì nhân vật mà ơng xây dựng vẫn rất sinh
động, gần gũi.
Bên cạnh việc xây dựng nhân vật thành cơng theo đúng ý đồ nghệ
thuật thì Võ Quảng đưa người đọc vào một không gian thiên nhiên vô cùng thơ
mộng, dựng nên bức tranh với đủ các đường nét, màu sắc. Trong đó, khơng
gian xã hội hiện ra với đủ mọi tầng lớp người sổi nổi, náo nhiệt trong khơng
khí hồ hởi, phấn khởi sau ngày Tổng khởi nghĩa. Tác giả còn đưa người đọc
đến những truyền thuyết xa xôi xen lẫn với hiện thực mở ra một khơng gian
văn hóa huyền thoại đầy hấp dẫn, đồng thời nét văn hóa đặc sắc của một miền
quê cũng được giới thiệu bằng một giọng kể đầy tự hào. Thời gian nghệ thuật
cũng là một yếu tố góp phần tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm. Tác giả đã
xây dựng nên các khung thời gian: thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt và thời
gian tâm lí. Ba loại thời gian này kết hợp với nhau thể hiện rõ phương thức tồn
tại và triển khai của thế giới nghệ thuật.


18
CHƢƠNG 3. NGƢỜI KỂ CHUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRẦN THUẬT TRONG QUÊ NỘI VÀ TẢNG SÁNG
3.1. Ngƣời kể chuyện
3.1.1. Người kể chuyện ngơi thứ nhất gắn với cái nhìn trẻ thơ
Người kể chuyện và ngơi kể đóng vai trị quan trọng trong tác phẩm tự
sự. Người kể chuyện nhân vật “tôi” cứ xuất hiện xuyên suốt như nguồn mạch
của tác phẩm. Với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng đã để lại dấu ấn riêng cho
mình trong việc phát huy tác dụng của ngôi kể thứ nhất. Đặc biệt là ngơi thứ
nhất dưới cái nhìn của trẻ thơ, chính vì thế, hai tác phẩm đạt được hiệu quả
nghệ thuật tối ưu và tạo được niềm tin cho người đọc. Việc lựa chọn người kể
chuyện với ngơi kể thích hợp đã mang lại thành công bước đầu cho tác phẩm.
Đi vào nghiên cứu hai tác phẩm Quê nội và Tảng sáng của Võ Quảng,
chúng tôi nhận thấy rằng tác giả đã sử dụng người kể chuyện ngôi thứ nhất với

điểm nhìn bên trong là nhân vật Cục xưng “tơi” kể lại câu chuyện đã tham gia
và chứng kiến. Điểm nhìn bên trong đặt ở vị trí của cậu bé Cục khi kể về quê
hương Hòa Phước, nơi cậu được sinh ra và lớn, kể về những người thân trong
gia đình và kể về tuổi thơ cùng bạn bè rong ruổi trên những cánh đồng trong
những ngày sau Cách mạng tháng Tám. Khi mọi thứ được soi chiếu dưới điểm
nhìn của Cục, quê hương Hòa Phước hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp từ
thiên nhiên cho đến con người, từ tảng sáng cho đến xế chiều. Con người ai
cũng chân thật, giàu tình nghĩa, hăng say lao động. Những đứa trẻ cùng lứa
như cậu thì đứa nào cũng hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu và khỏe khoắn. Nhờ
vào điểm nhìn bên trong đó mà người đọc có cảm nhận sâu sắc hơn phần nào
sự chân thật của cuộc sống miền q, tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng ln
đầy ắp tình yêu thương từ trong gia đình đến tình làng nghĩa xóm.
3.1.2. Người kể chuyện hàm ẩn
Người kể chuyện hàm ẩn là dạng trần thuật mà người kể chuyện
không xuất hiện trực tiếp mà hiện diện theo điểm nhìn của nhiều nhân vật khác
nhau ở cùng một tác phẩm. Tức là câu chuyện được kể bởi người thứ ba, không
phải là nhân vật trong truyện, nó lại ẩn chứ khơng lộ diện rõ ràng như ngôi thứ
nhất và giữ một khoảng cách tương đối với câu chuyện được nhắc đến. Có
nhiều lúc nhân vật trùng với người tiêu điểm hóa, nhưng cũng có khi người kể
chuyện lại kể theo quan điểm nhìn của chính mình. Chính nhờ việc thay đổi
chủ thể kể chuyện khác nhau, nhà văn đã tạo cho độc giả có cách nhìn nhiều


19
chiều về những sự kiện, nhân vật trong tác phẩm. Cách kể đó phát huy được
tính dân chủ cho bạn đọc. Họ có điều kiện nghiền ngẫm và tự phát hiện ra
những vấn đề về nội dung, tư tưởng được chuyên chở trong tác phẩm. Sự xuất
hiện của người kể chuyện hàm ẩn đã làm đa dạng và chủ động hóa, linh hoạt
hóa thêm lối trần thuật của văn xi tự sự.
Trong Quê nội và Tảng sáng, những đoạn nói về sự hình thành con

sơng Thu Bồn và những hịn núi ở quanh con sông rồi nguồn gốc của việc
trồng dâu nuôi tằm đều nhuốm màu huyền thoại qua lời kể của người kể
chuyện ẩn mình. Từ những câu chuyện nhuốm màu huyền thoại cho đến những
câu chuyện về số phận của những nhân vật không phải ngôi thứ nhất và những
hiểu biết của bản thân về quê hương đã làm cho tác phẩm thêm sống động,
nhiều màu sắc chứ khơng hề đơn điệu giới hạn trong cách nhìn của một nhân
vật, nhất lại là nhân vật trẻ thơ. Với sự tham gia của người kể chuyện hàm ẩn,
tác giả đã cho thấy cách viết hiện đại của mình trong nghệ thuật trần thuật.
3.2. Ngôn ngữ trần thuật
3.2.1. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình
Khi miêu tả cảnh vật, nhà văn đã sử dụng rất nhiều các từ láy tượng
thanh và tượng hình. Những từ đó có tác dụng mang lại giá trị biểu cảm, gây ấn
tượng, sinh động cho sự diễn đạt. Đặc biệt trong những đoạn văn miêu tả thì
những từ gợi hình ảnh, âm thanh giúp mọi thứ hiện ra thật tự nhiên, sống động,
nhiều sắc thái.
Trong Quê nội và Tảng sáng, một điểm nhấn làm cho tác phẩm giàu
chất tạo hình hơn là Võ Quảng đưa vào rất nhiều hình ảnh so sánh, tác giả so
sánh từ đơn giản đến tinh tế, từ dễ hiểu đến độc đáo, thú vị.
Cách dùng từ hay cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật cho thấy vốn
từ ngữ phong phú cách sử dụng ngôn ngữ nhuần nhuyễn của một nhà văn
chuyên viết cho thiếu nhi. Ông biết cách xây dựng hình ảnh bằng ngơn từ với
đủ hình dáng, đường nét, âm thanh, màu sắc. Tất cả hiện lên như một thực thể
sống gần gũi, phù hợp với thế giới của trẻ thơ.
3.2.2. Ngôn ngữ đậm chất phương ngữ xứ Quảng
Việc sử dụng ngôn ngữ đậm chất phương ngữ xứ Quảng chính là một
trong những cái làm nên bản sắc, đặc trưng riêng của nhà văn Võ Quảng. Là
một người yêu quê hương xứ Quảng da diết, ông sử dụng phương ngữ rất thuần
thục làm cho cái văn hóa của con người nơi đây hiện lên đầy thú vị.



20
Trong Quê nội và Tảng sáng, phương ngữ mang đặc trưng của vùng
quê xứ Quảng được tác giả đưa vào trong tác phẩm được thể hiện qua lời ăn,
tiếng nói với những câu đối thoại của các nhân vật và dòng trần thuật của
người kể chuyện. Phương ngữ đã phần nào khắc họa nét văn hóa trong đời
sống sinh hoạt, lao động sản xuất và công cuộc tham gia kháng chiến cứu quốc
của người dân nơi đây. Võ Quảng đã sử dụng hết sức đặc sắc vốn từ vựng khá
phong phú trong phương ngữ xứ Quảng để xây dựng hình ảnh và câu văn của
mình.
Ngơn ngữ gắn liền với văn hóa. Việc tìm hiểu, nắm vững đặc trưng
của phương ngữ phần nào giúp ta hiểu rõ hơn nét văn hóa, con người của từng
vùng.Tù dó, thấy được sự phong phú, đa dạng, giàu đẹp của tiếng Việt. Phương
ngữ khi được vận dụng trong ngơn ngữ văn học làm tăng tính cụ thể cho nhân
vật, sắc thái biểu đạt tình cảm. Tuy nhiên, khi quá lạm dụng phương ngữ xứ
Quảng sẽ làm cho câu văn, câu thơ thêm rối rắm, khó hiểu đối với nhiều người
ở những vùng, miền khác, đặc biệt là với thiếu nhi. Võ Quảng hiểu điều đó và
ông chỉ đưa phương ngữ vào tác phẩm ở mức vừa phải, ở những chỗ cần thiết.
3.2.3. Ngôn ngữ đậm chất thơ
Võ Quảng cho rằng nếu tình cảm của nhà văn nồng nhiệt thì văn
phong cũng sẽ mang tính nồng nhiệt, ngơn ngữ ở đó cũng sẽ chứa đựng một
sắc thái nồng nhiệt, sắc thái đó biểu hiện qua những ngữ điệu phù hợp cho câu
văn. Mỗi thứ xuất hiện trong tác phẩm đều phải có hơi thở, có nhịp đập của sự
sống. Chính vì thế, ngơn ngữ trong “Q nội” và “Tảng sáng” của Võ Quảng
không chỉ trong sáng, giàu chất tạo hình, giàu chất biểu cảm mà nó rất giàu
chất thơ, giàu nhạc điệu.
Đọc Quê nội và Tảng sáng, chúng ta có cảm giác rất gần gũi và n
bình giống như được trở về tuổi thơ, nơi có bọn trẻ chăn trâu chơi trị đánh trận
giả, nơi có những em bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại mang trong mình một
tình u q hương tha thiết. Tấm lịng nặng tình nặng nghĩa với cái quê nội
ấy, với con sông quê hương ấy đã giúp Võ Quảng miêu tả thiên nhiên con

người không phải chỉ bằng chữ nghĩa mà bằng cả trái tim. Điều đó đã giúp ơng
thâu tóm được cái thần, cái khoảnh khắc, cái chất thơ của một vùng đất một
thời lam lũ nhưng giàu tình yêu đối với cuộc sống và diễn đạt nó một cách tự
nhiên vào từng trang văn.
3.3. Giọng điệu trần thuật


21
3.3.1. Giọng hài hước, hóm hỉnh
Với Quê nội và Tảng sáng, Võ Quảng đã lồng thêm chất giọng hài
hước vào các chi tiết để các em tiếp nhận câu chuyện trong sự say mê và hào
hứng. Nếu viết cho thiếu nhi mà chỉ toàn các sự kiện từ đầu đến cuối sẽ rất khô
khan và nhàm chán. Xen lẫn những chất giọng hài hước sẽ làm cho câu chuyện
có màu sắc tự nhiên, tươi vui phù hợp với lứa tuổi của các em, nhiều khi các
em cịn nhận ra có điểm gì giống mình trong đó.
Trong Tảng sáng, tác giả xây dựng nên hai nhân vật Cục và Cù Lao có
phần trưởng thành hơn nhưng trong các em vẫn có cái ngây thơ, hồn nhiên của
tuổi nhỏ, chính điều ấy đã tạo nên cái chất giọng hài hước, hóm hỉnh cho phần
hai này.
Sáng tác cho thiếu nhi rất cần những tiếng cười hài hước, hóm hỉnh để
làm cho thế giới tâm hồn của các em ln rộng mở, đón chào những điều tốt
đẹp từ cuộc sống và đem đến cho các em những giây phút giải trí thoải mái, vui
vẻ. Tiếng cười góp phần bồi dưỡng tình u làng xóm, lịng q trọng nơi các
em gắn bó tuổi thơ của mình. Qua tiếng cười, các em trưởng thành hơn về mọi
mặt, tự nhận thức về bản thân cũng như mọi người để có những điều chỉnh
thích hợp.
3.3.2. Giọng hồi niệm, trầm buồn
Bên cạnh chất giọng hài hước, hóm hỉnh đã tạo được sự hấp dẫn, lơi
cuốn người đọc thì trong Quê nội và Tảng sáng còn phảng phất chất giọng hoài
niệm, trầm buồn. Với chủ đề viết về cuộc đổi đời vĩ đại diễn ra sau ngày Cách

mạng Tháng Tám 1945, giọng hoài niệm, trầm buồn là một phần tất yếu của
lịch sử không thể thiếu của giai đoạn trước. Chính cái hồi niệm, trầm buồn đó
là nền tảng để càng thêm trân trọng giá trị to lớn mà cách mạng mang lại, làm
thay đổi cuộc sống của nhiều số phận lênh đênh, hẩm hiu.
Trong Quê nội và Tảng sáng, một giọng điệu hồi niệm, trầm buồn
như có gì đó hiu hắt bám riết và hăn in lên nửa cuộc đời của khơng ít các nhân
vật trong truyện, nơi phía bên kia bóng tối chế độ cũ mà bản lề là Cách mạng
tháng Tám 1945. Gợi nỗi buồn ngày xưa chính là để nói đến cái vui hơm nay,
cái nghị lực của nhân dân Hịa Phước nói riêng, nhân dân Việt Nam trong hồn
cảnh đất nước cịn nhiều gian khổ và lam lũ nhất.
3.3.3. Giọng vui tươi, lạc quan
Tuổi bé thơ là tuổi hồn nhiên, vui tươi. Tính vui tươi được xem chìa


22
khóa mở cửa bước vào thế giới của các em, giúp các em lạc quan, yêu đời. Sự
lạc quan, yêu đời đời đó lại dễ mang đến cho các em sự tin tưởng. Sự tin tưởng
mới có thể đưa các em đến những ước mơ sáng tạo. Chính vì thế, khi sáng tác
cho thiếu nhi, Võ Quảng không quên gửi gắm vào nó sự vui tươi, lạc quan.
Trẻ em tiếp thu rất nhanh, chính vì thế, sự lạc quan tin tưởng của
người lớn phần nào đưa các em trở thành những người bạn gần gũi với mình.
Bằng lối nói chuyện tự nhiên, chân tình, các em thấy được vị trí của mình trong
cuộc sống mới. Đối với Võ Quảng, dù viết ở thể loại nào, đề tài nào thì cũng
dựa trên cảm hứng nhân văn đời thường để sáng tác. Chính cảm hứng ấy đã
khiến cho giọng điệu trần thuật trong Quê nội và Tảng sáng có sự đan xen giữa
giọng hài hước, hóm hỉnh với giọng hồi niệm, trầm buồn và giọng vui tươi,
lạc quan.
*
*
*

Qua cách lựa chọn người kể chuyện, Võ Quảng đã thể hiện được sự
biến ảo trong lối trần thuật của mình. Với người kể chuyện ngơi thứ nhất, nó
tạo điều kiện thuận lợi để nhà văn đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật và làm
cho câu chuyện thêm sinh động, linh hoạt. Với người kể chuyện hàm ẩn tác giả
đã chuyển tải những sự việc mà người kể chuyện thứ nhất không thể nắm bắt
hết được, giúp người đọc hiểu sâu hơn về những hiện tượng, những số phận
con người. Bên cạnh đó, người kể chuyện dịch chuyển điểm nhìn là một cách
để nhìn nhận, đánh giá mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau. Việc nhà văn sử
dụng đa dạng các loại người kể chuyện đã thể hiện sự linh hoạt trong cách viết
truyện và góp phần làm cho tác phẩm mang màu sắc tự sự đầy hấp dẫn, cách
dẫn truyện cũng vô cùng tự nhiên, lôi cuốn người đọc.
Ngôn ngữ trần thuật trong Quê nội và Tảng sáng giản dị nhưng không
hề nghèo nàn, giản đơn mà lại rất sinh động, giàu chất tạo hình, câu văn có
nhịp điệu, giàu chất thơ, đồng thời tác giả cịn sử dụng ngơn ngữ phương ngữ
một cách hợp lí, khơng gây rối, khó hiểu cho người đọc từ nhiều vùng khác
nhau và vẫn mang màu sắc của quê hương xứ Quảng.
Giọng điệu trần thuật mang nhiều giọng điệu, nổi bật có giọng hài
hước, hóm hỉnh phù hợp với tâm lí trẻ thơ, giọng hồi niệm, trầm buồn phản
ánh một phần vốn có của lịch sử làm nền cho giá trị của giọng vui tươi, lạc
quan. Tất cả những yếu tố trên góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.


23
KẾT LUẬN
Bằng tình yêu quê hương sâu đậm và một tấm lòng nhân ái, Võ Quảng
đã xây dựng nên một thế giới nghệ thuật đặc sắc trong Quê nội và Tảng sáng.
Thế giới nhân vật hiện lên phong phú và đa dạng, mỗi nhân vật mang một số
phận riêng. Ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, Võ Quảng chú trọng miêu tả
ngoại hình và hành động để nổi bật lên phẩm chất của nhân vật. Ngồi ra, ơng
cịn miêu tả nội tâm nhân vật.

Với việc miêu tả không gian thiên nhiên đẹp và trù phú, nhà văn ca
ngợi phong cảnh của q hương mình. Đồng thời mở ra một khơng gian xã hội
sơi nổi có trẻ thơ vui chơi hồn nhiên trên những cánh đồng, những con người
yêu quê hương, cách mạng tha thiết. Họ cịn đắm mình trong khơng gian văn
hóa đặc sắc của xứ sở. Từ những câu chuyện mang khơng khí huyền thoại cho
đến những câu đị điệu hát làm rung động lòng người. Gắn liền với cuộc đời
của nhân vật cùng diễn biến của câu chuyện là thời gian nghệ thuật. Thời gian
nghệ thuật trong tác phẩm thay đổi linh hoạt qua từng diễn biến sự việc, trong
đó có thời gian sự kiện, thời gian sinh hoạt, thời gian tâm lí.
Dịng tự sự của Q nội và Tảng sáng được tường thuật qua người kể
chuyện ngôi thứ nhất dưới cái nhìn của nhân vật trẻ thơ nhưng đơi khi có sự
xuất hiện của người kể chuyện hàm ẩn và người kể chuyện dịch chuyển điểm
nhìn. Điều này thể hiện sự linh hoạt trong cách kể của nhà văn, câu chuyện vì
thế mang tính khách quan và chân thực hơn. Ngôn ngữ trần thuật trong Quê nội
và Tảng sáng là ngơn ngữ bình dị, gần gũi với đời sống hàng ngày. Tuy nhiên,
kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ của Võ Quảng lại rất điêu liệu. Hướng đến thiếu nhi
nên ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm giàu chất tạo hình, giàu tính nhạc điệu,
đậm chất thơ và ngôn ngữ phương ngữ cũng được đưa vào ở mức vừa phải để
tác phẩm mang hương vị xứ Quảng. Có thể nói rằng, Quê nội và Tảng sáng ra
đời mang tới một ấn tượng mới mẻ cho người đọc. Với giọng văn hài hước,
hóm hỉnh, vui tươi, lạc quan, một chút trầm buồn, hồi niệm, những trang văn
của ơng thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả với những ai đã
từng là trẻ em.
Bằng sự chiêm nghiệm cả cuộc đời để sáng tác cho thiếu nhi, dành cho
thiếu nhi tất cả sự thương mến, sự trân trọng của một con người nhân hậu, Võ
Quảng đã đưa vào văn học thiếu nhi tiếng nói hồn nhiên đậm đà yêu thương


×