Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.96 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN VĂN THÀNH

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Văn Thành xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi nghiên cứu thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy PGS.TS Nguyễn Phong Nam.
2. Mọi tham khảo trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên cơng trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình này.

Đà Nẵng, 5/2012
Sinh viên
Nguyễn Văn Thành


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo PGS.TS
Nguyễn Phong Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để tơi hồn
thành khóa luận này.


Xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn,
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, cảm ơn những người bạn thân
đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu
Đà Nẵng, 5/2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Thành


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 9
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 9
5. Bố cục khóa luận .................................................................................... 9
CHƯƠNG I. KIM LÂN – CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM..................... 10
1.1. Kim Lân – nhà văn làng quê xuất sắc .................................................. 10
1.2. Vị trí của Kim Lân trong q trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam
thế kỷ XX................................................................................................. 20
CHƯƠNG II. NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN TRONG TRUYỆN
NGẮN KIM LÂN.................................................................................... 25
2.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.............................................. 25
2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật sắc sảo .................................................... 47
CHƯƠNG III. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN
NGẮN KIM LÂN.................................................................................... 59
3.1. Nét đặc sắc về giọng điệu ................................................................... 59
3.2. Nghệ thuật kể chuyện sinh động, lơi cuốn ........................................... 62
3.3. Ngơn ngữ bình dị, trong sáng, gần gũi và hấp dẫn................................ 65
KẾT LUẬN ............................................................................................. 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 73



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Năm mươi năm, một nửa thế kỷ cầm bút mà chỉ vẻn vẹn có chừng ngót
chục truyện ngắn thì quả là q ít ỏi. Nhưng cũng kỳ lạ thay, mỗi khi lần mở
những trang văn ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy khơng có một bước ngoặt, một chặng
đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân
không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn là: truyện
ngắn”[20, tr.42]. Câu nói nhẹ nhàng nhưng cũng thật dí dỏm và thâm thúy
của Trần Ninh Hồ như một lời khẳng định rõ nét nhất cho tài năng và ngòi bút
truyện ngắn điêu luyện của Kim Lân. Hơn năm mươi năm cầm bút, Kim Lân
chỉ viết vẻn vẹn có trên ba mươi tác phẩm. Thế nhưng, những “truyện ngắn
của ơng thì quả là đặc sản, tinh vi, ranh mãnh, dồn nén và cả đáo để
nữa”[20, tr.42]. Kim Lân chính là một tác gia văn xi có tầm vóc, là nhà văn
xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã làm say đắm biết bao thế hệ độc
giả bằng những truyện ngắn sắc sảo, độc đáo, hàm chứa những giá trị nhân
văn sâu sắc. Kim Lân “vốn là con đẻ của đồng ruộng”, sinh ra và lớn lên trên
mảnh đất thân thương ấy, ông thấu hiểu tường tận và có cái nhìn đúng đắn,
sâu sắc về cuộc sống của con người nơi đây. Ông đã gửi gắm những thông
điệp thiết tha, ân cần cùng trái tim chân thành của mình để hịa cùng nhịp đập
với cuộc sống của những người dân quê bình dị. Sáng tác của Kim Lân không
chỉ đặc sắc, hàm súc về mặt nội dung mà còn hàm chứa những giá trị độc đáo,
hấp dẫn về mặt nghệ thuật. Tài năng của Kim Lân là kết quả của quá trình
sáng tạo “kỹ lưỡng tinh tế trong việc lựa chọn chi tiết, kỳ thu tài hoa trong
việc lựa chọn ngơn từ hình ảnh, là sự gắn chặt những điều từ cuộc sống để
làm nghệ thuật”[20, tr.42]. Truyện ngắn của ông giàu sức khám phá, sáng tạo
với phong cách đặc điểm nghệ thuật vô cùng độc đáo. Nó ln thể hiện sâu



2

sắc những nét đẹp trong sáng và chiếm lĩnh hầu hết các sáng tác của Kim Lân.
Chính điều này đã làm nổi rõ những giá trị nội dung mà ông muốn gửi gắm
tới người đọc một cách dễ dàng và trọn vẹn hơn. Tác phẩm của Kim Lân đã
thực sự gây ấn tượng với người đọc bởi cách viết độc đáo, tài hoa của mình.
Bởi khi viết ơng thường suy nghĩ thật sâu sắc, thận trọng chú không ngẫu
hứng cao giọng, ơng ln có cái nhìn nhân hậu với đời với người cũng như
trong sáng tạo văn chương, đặc biệt là thể tài truyện – truyện ngắn. Kim Lân
đã mang tới cho người đọc những thước phim rực rỡ sắc màu, hàm súc về nội
dung và cũng thật sắc nét về mặt nghệ thuật.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Kim
Lân với những đặc điểm riêng biệt, độc đáo và cũng vô cùng đặc sắc sẽ là một
đề tài lý thú cho mỗi chúng ta có cơ hội tìm tịi và khám phá. Có thể nói đây
là một việc làm hết sức cần thiết và đầy ý nghĩa, nó đề cập đến một trong
những phương diện cơ bản nhất nhằm đánh giá những thành tựu đầy sáng tạo
của nhà văn. Để qua đó, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều vấn đề đặt ra trong sự
phát triển văn học của cả một giai đoạn. Thông qua những nét đẹp về đặc
điểm nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân chúng ta có thể tích lũy cho mình
những trải nghiệm lý thú về một nhà văn tài hoa, điêu luyện, ln “một lịng
đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống”[20, tr.41]
như Kim Lân. Và tìm hiểu về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân
cũng sẽ là một bước đi hữu ích, giúp chúng ta cảm nhận được những giá trị
đặc sắc về nội dung cũng như phong cách nghệ thuật đầy cá tính riêng của
Kim Lân. Về những đóng góp của ơng vào kho tàng truyện ngắn Việt Nam.
Từ lâu, một số tác phẩm của Kim Lân đã được tuyển chọn vào chương
trình văn học ở nhà trường phổ thông và đại học. Bởi vậy, nghiên cứu về đặc
điểm nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân cịn có ý nghĩa góp phần đi sâu hơn về

các nhà văn và tác phẩm trong nhà trường. Đây là một việc làm thiết thực và


3

vơ cùng lý thú. Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi lựa chọn vấn đề đặc điểm
nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân để nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những tác phẩm của những nhà văn viết theo “đơn đặt hàng”, theo
tiếng gọi của lịng hám danh, xu hướng giải trí của cơng chúng thì nó sẽ là
những tác phẩm “đoản mệnh”, sẽ nhạt nhòa, tàn phai theo thời gian. Ngược
lại, những tác phẩm viết bằng sự trăn trở, suy ngẫm, trải nghiệm, viết bằng
chính cảm xúc thực và tấm lịng chân thành của chính nhà văn thì cho dù lúc
chào đời nó có thể như nốt trầm của bản nhạc, một gợn sóng nhẹ nhàng,
những nó cịn dư ba, lan tỏa mãi trong lịng người đọc. Nó sẽ cuộn sâu và dạt
mãi. Bởi vì nó là kết quả tâm huyết, trí lực của nhà văn. Nó sẽ có giá trị và
sức lôi cuốn người đọc. Sáng tác của Kim Lân cũng là những tác phẩm như
thế. Kim Lân là một nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam nói chung, của
văn học hiện thực phê phán nói riêng, là một trong chín tác giả kiệt xuất của
nền văn học dân tộc. Sáng tác của ông giàu sức khám phá, sáng tạo với phong
cách nghệ thuật vô cùng độc đáo. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Kim Lân
đã nhận được những luồng phản hồi tích cực. Ngay cả những nhà văn xuất sắc
như Nguyễn Khải cũng đã xem Kim Lân như một tấm gương sáng về nghề
văn: “Về văn xuôi, là cái nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là
các ơng Nguyễn Tn, Nam Cao và Kim Lân. Sau này viết lách cái gì thường
cũng lấy văn của ba ông ấy làm chuẩn”[20, tr.41]. Với tầm vóc và tài năng
của mình, với những giá trị nội dung đặc sắc đan xen hài hòa trong những nét
sáng tạo nghệ thuật tinh tế, độc đáo, Kim Lân luôn nhận được sự quan tâm
xem xét kỹ lưỡng của các nhà nghiên cứu ở tất cả từng giai đoạn sáng tác, ở
chân dung con người và cả ở khu vực phê bình, tiểu luận. Dù khơng cịn là

một đề tài quá mới mẻ, nhưng đây vẫn luôn là mảnh đất huyền bí và có sức
hút mãnh liệt, là nơi bắt nguồn cho những cảm hứng sáng tạo bất tận của các


4

nhà nghiên cứu. Thực tế đã xuất hiện rất nhiều cơng trình nghiên cứu về Kim
Lân, về nghệ thuật truyện ngắn của ơng. Tuy nhiên các cơng trình phần lớn
chỉ mới tập trung khái quát về những giá trị nội dung lẫn nghệ thuật của
truyện ngắn Kim Lân mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết, tỉ mỉ và
riêng biệt về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân như đề tài của tôi.
Nguyễn Đăng Mạnh trong Tổng tập văn học Việt Nam đã có cái nhìn
tinh tế và những nhận định sắc sảo, mang tính khái quát cao về truyện ngắn
Kim Lân: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những
cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”[11, tr.64]. Rồi ơng lại
tiếp tục lí giải “Sở dĩ có sự hấp dẫn, khơng phải vì ở đấy những tập quán ngộ
nghĩnh, kỳ lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kỳ được trình bày cặn kẽ, mà
chính là nhờ nhà văn đã thể hiện lên được những con người ở làng quê Việt
Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [11, tr.64].
Nhà nghiên cứu cũng đã có đánh giá tổng qt về tồn bộ nội dung
truyện ngắn Kim Lân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945: “Đó là
những trang số phận của các đầu thừa, đi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối
khuất lên mặt trang giấy trắng chứa nhân thế, nhân tình hoặc những tran g
tuy nghiêng về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh …,
nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước
Cách mạng tháng Tám những người sống vất vả, nghèo khổ nhưng vẫn yêu
đời, trong sáng thông minh,tài hoa” [14, tr.369].
“Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương
diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận mệnh của đất
nước. Về đề tài này “Làng” và“Vợ nhặt” xứng đáng được xem là những

truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [11, tr.49].
Lữ Huy Nguyên trong Tuyển tập Kim Lân đã có nhận xét khá tồn diện
và đầy đủ về giá trị truyện ngắn Kim Lân: “Nếu có dịp đọc tồn bộ tác phẩm


5

của Kim Lân mà chủ yếu là truyên ngắn ta sẽ thấy, ông không chỉ là đại diện
văn học của loại nhân vật đầu thừa đi thẹo; ơng cịn là đại diện văn học
sáng giá của những người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu riêng thú … chọi gà,
thả chim, đấu võ, đánh vật …” [15, tr.4].
Lại Nguyên Ân cũng đưa ra nhận xét “Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt
gặp cái thế giới của những người dân nghèo vốn là hạng“hạ lưu” ở xã hội
cũ: Những người dân miền xuôi mất nhà, mất đất, xiêu dạt lên miền ngược,
táp vào một xóm chợ, bến sơng, một góc phố hay ven một đồn điền, một xóm
trại, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hàng ngày. Đã có lúc nhà văn
gọi những nhân vật thân vật thân thuộc ấy của ngịi bút mình là “những đầu
thừa đi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh
danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy (…) mạch kể chuyện của Kim
Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu
dạt vì cơng nợ, thuế khố, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp
bức đọa đày ”[1, tr.4].
Khi bàn về nội dung truyện ngắn Kim Lân ở giai đoạn sau Cách mạng
tháng Tám, Lại Nguyên Ân cũng đưa ra nhận định vô cùng sắc sảo: “Do chỗ
tập trung miêu tả người nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ, cho nên
ở hầu hết truyện ngắn của ơng, Kim Lân chưa chú trọng khám phá óc tư hữu
của họ. Nét tâm lý căn bản này, chỉ cần bước vào thời kỳ đầu của cách mạng
xã hội chủ nghĩa là lập tức bộc lộ rõ rệt. Nhà văn đã thấy ngay nét đó: ở ơng
cả Luốn gốc me trong truyện ngắn cùng tên, nhà văn đã khá tinh tế nhận thấy
có một tương quan nào đó giữa gia trưởng và óc tư hữu trong tâm lý người

nơng dân này (…) Đáng tiếc là những tâm lý ứng xử như vậy của người nông
dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không được Kim Lân tiếp tục phân
tích và thể hiện nữa trong văn xi của ơng: giữa những năm sáu mươi về
sau, hầu như ông đã thôi không sáng tác nữa” [1, tr.4].


6

Trần Hữu Tá trong Từ điển văn học cũng đã có những nhận xét ngắn
gọn nhưng vơ cùng súc tích và mang tính khái quát cao về quan niệm viết văn
của Kim Lân:“Kim Lân quan niệm viết văn như cách địi cho mình một thân
phận, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương” [19,
tr.95].
Nhận xét về ngòi bút Kim Lân, các nhà nghiên cứu đã không chỉ ngợi
ca những truyện ngắn xuất sắc của ông mà còn thể hiện sự khâm phục cho tài
năng của con người Kim Lân.
Nhà văn Nguyên Hồng, trong Những nhân vật ấy đã sống với tôi đã kể
lại rằng: “Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của
Kim Lân… Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim
Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi, định đả chữ nhau với một
số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài Tâm… lúc bấy
giờ vậy. Nhưng rồi chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải
loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì đó chân chất của đời sống
con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt
là lại gần gũi với mình…” [8, tr.38].
Nhà nghiên cứu Lữ Quốc Văn đã khẳng định thật xác đáng “Kim Lân
là nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam”[20, tr.41]. Và để bổ
sung nhấn mạnh điều này nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên đã đưa ra nhận xét
như sau: “Con người ấy có cái gì đặc biệt lắm từ ngoại hình, lề lối, ăn mặc,
ứng xử… đến văn phong, nhân vật, cốt truyện, chữ nghĩa, vận nhịp… Con

người ấy đáng kính, đáng trọng; chỉ có điều là hơi khác biệt, cái khác biệt
của loại nghệ sĩ đã vượt qua được cái ngưỡng của thói thường đời sống” [15,
tr.85].
Nguyễn Khải cũng xem Kim Lân như một tấm gương sáng về nghề
văn: “Về văn xuôi, là cái nghề của tơi, trước sau tơi thần phục có ba người là


7

các ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân. Sau này viết lách cái gì thường
cũng lấy văn của ba ông ấy làm chuẩn”[20, tr.41]. Và ông cũng đã khái quát
lại toàn bộ truyện ngắn Kim Lân như sau “Nếu nhìn một cách hệ thống từ
những nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng đến
các tác phẩm sau này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của Kim Lân là:
Một ngòi bút sâu lắng, cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn luôn cố gắng để đi tới tận cùng
những nỗi niềm, tâm trạng từng con người, từng số phận riêng, để từ đó góp
một tiếng nói riêng vào trang sử chung về tâm tư tình cảm con người Việt
Nam của văn học Việt Nam hiện đại” [9, tr.98].
Để khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức đã
nhận xét “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn
học Việt Nam hiện đại, Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng
Kim Lân viết khơng nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với
bạn đọc” [4, tr.18].
Nhà thơ Trần Ninh Hồ, trên báo văn nghệ số 34, (1991) đã đưa ra nhận
xét với tư cách của người rất hiểu truyện ngắn Kim Lân như sau: “Tuy tầm
vóc, vị trí của mỗi nhà văn một khác, nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn
thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn
đạt thành lời (…) Năm mươi năm, một nửa thế kỷ cầm bút mà chỉ vẻn vẹn có
ngót chục truyện ngắn thì quả là q ít ỏi. Nhưng cũng kỳ lạ thay, mỗi khi lần
mở những trang văn ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy khơng có một bước ngoặt, một

chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa tế kỷ mà Kim Lân
không đá động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn
(…) Tất cả, tất cả dường như đã được ghi lại bằng những thân phận, những
tâm trạng sắc sảo đến cốt, đến lõi. Nếu cho rằng văn chương chính là “lịch
sử tâm trạng của con người” thì Kim Lân quả là một nhà văn đích thực trên
cái nghĩa ấy” [7, tr.36].


8

Nhận xét về những tác phẩm nổi bật, về những giá trị độc đáo của
truyện ngắn Kim Lân, các nhà nghiên cứu cũng không ngớt lời ngợi ca:
Nguyễn Đăng Mạnh trong 217 đề và bài văn đã có những nhận định sắc
sảo về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân – về sự sáng tạo nghệ thuật trong tác
phẩm của nhà văn: “Nói đến nghệ thuật truyện ngắn, người ta thường coi ba
yếu tố sau đây là cơ bản nhất: tình huống truyện, nhân vật truyện và cách
trần thuật. Có nhiều truyện ngắn, sự sáng tạo tình huống đóng vai trị then
chốt. Đặt vào tình huống ấy, nhân vật truyện bộc lộ sâu sắc tâm lý, tính cách.
Tư tưởng của thiên truyện cũng nhờ thế mà được thể hiện đậm đà. Và xoay
quanh tình huống ấy, các tình tiết cũng trở nên hấp dẫn. Truyện Vợ nhặt củ a
Kim Lân là một tác phẩm như thế” [14, tr.390].
Nguyễn Huy Thắng trong Ẩn sỉ giữa làng văn lại có một cách nhìn mới
mẻ về ngịi bút Kim Lân. Nhà nghiên cứu đã tập hợp những bài viết của các
nhà nghiên cứu khác để nhằm gửi gắm tới người đọc cách nhìn đa diện về con
người cũng như tài năng văn chương của Kim Lân. Đặc biệt cuối cuốn sách,
nhà nghiên cứu đã gửi tới bạn đọc thư mục Sổ tay bạn yêu văn. Trong đó tập
hợp những ý kiến nhận định rất tinh tế và đặc sắc của các nhà nghiên cứu
khác. Chúng tơi xin trích dẫn một số ý kiến mà cuốn sách đã đề cập:
Ông là nhà văn kỹ lưỡng, tinh tế trong việc chọn lựa chi tiết, kỳ khu và
tài hoa trong việc lựa chọn ngơn từ, hình ảnh (Nguyễn An)[20, tr.42].

Truyện ngắn Kim Lân mang tính hiện thực, chân chất. Mỗi truyện như
một mảng đời nhà văn, được “xắn ra” (chữ của Tơ Hồi) từ mảnh đời sống
của kiếp người thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, lời than thở và…cả những nụ
cười nhiều lúc hồn nhiên, xúc động”[20, tr.42].
Đây chính là những cơng trình hay, đặc sắc, là nguồn tài liệu q giá để
tơi có thể học hỏi, bổ sung thêm cho cơng trình nghiên cứu của mình. Nghiên
cứu về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân chúng tôi sẽ đi sâu nghiên


9

cứu tỉ mỉ và chi tiết về những biểu hiện cũng như giá trị nghệ thuật sắc sảo mà
Kim Lân gửi gắm trong mỗi truyện ngắn của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn
Kim Lân, ở đây chúng tôi đi sâu nghiên cứu về những quan niệm nghệ thuật
của Kim Lân qua truyện ngắn, về đặc điểm nghệ thuật dựng truyện, về ngôn
ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn của Kim Lân.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 26 truyện ngắn nằm trong Tuyển
tập Kim Lân, nhà xuất bản văn học Hà Nội năm 1996 và Kim Lân tác phẩm
chọn lọc, nhà xuất bản Hội nhà văn phát hành năm 2004 cùng Kim Lân truyện
ngắn, nhà xuất bản Văn học năm 2010. Ngồi ra, chúng tơi còn tham khảo các
tác phẩm nằm trong các tài liệu khác mà chúng tôi thu thập được.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. Bố cục khóa luận
Bố cục của khóa luận gồm ba phần: Ngoài phần mở đầu và phần kết
luận cùng thư mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung của đề tài gồm ba

chương chính, cơ bản:
Chương I: Kim Lân – con người và tác phẩm
Chương II: Nghệ thuật dựng truyện trong truyện ngắn Kim Lân
Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Kim Lân


10

CHƯƠNG I
KIM LÂN – CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM
1.1. Kim Lân – nhà văn làng quê xuất sắc
1.1.1. Cuộc đời của nhà văn Kim Lân
Kim Lân – nhà văn đồng quê, nhiều thế hệ độc giả vẫn thường gọi ông
bằng cái tên giản dị và ý nghĩa như vậy. Đó vừa là nhận xét thể hiện tình cảm
yêu mến trân trọng của người đọc đối với Kim Lân, lại vừa phản ánh rõ nét vẻ
đẹp trong ngòi bút Kim Lân. Chất đồng quê, phong tục tập quán, nét đẹp sinh
hoạt văn hóa làng mạc Việt Nam ln được tái hiện một cách chân thực trong
truyện ngắn của ông.
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 01/08/1921 (28 tháng
06 năm Tân Dậu) ở làng Phù Lưu, phủ Từ Sơn, nay là huyện Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh. Quê hương ông là một làng quê nổi tiếng với truyền thống văn hóa,
u nước, cách mạng. Làng ơng cịn có tên là làng Giầu, gọi theo tên của chợ
làng, nơi người ta bán nhiều mặt hàng với đặc sản là lá trầu không (lá giầu).
Chợ Giầu đã đi vào ca dao với những câu nổi tiếng như:
Ai lên quán dốc chợ Giầu
Để thương, để nhớ để sầu cho khách đường xa
Hay:
Chợ Giầu một tháng sáu phiên
Ai ơi nên nhớ chớ quên chợ Giầu
Suốt đời cầm bút, Kim Lân ln nặng lịng với quê hương. Dù chỉ viết

một tác phẩm duy nhất trực tiếp về làng mình – truyện ngắn Làng, song chỉ
từng ấy cũng đủ để ông lưu danh hậu thế. Những lớp người sau này không chỉ
đọc, chỉ học tác phẩm của ơng mà cịn tìm về nơi đây như một địa chỉ văn
hiến, một địa danh đã đi vào những tác phẩm đặc sắc của văn học Việt Nam
hiện đại.


11

Làng Giầu thuộc vùng văn hiến Kinh Bắc, nơi có nhiều làng nghề,
nhiều hội hè, lễ lạt, nhiều thú vui, trò chơi dân gian…Hồi nhỏ, cậu bé Tài học
ở trường làng. Cậu sớm bộc lộ nhiều tài lẻ như vẽ, làm đèn trung thu, diễn
kịch. Đặc biệt cậu rất mê tuồng. Bút danh Kim Lân của nhà văn sau này chính
là lấy tên nhân vật Đổng Kim Lân trong vở tuồng Sơn Hậu nổi tiếng mà ơng
u thích từ nhỏ.
Kim Lân là con của người vợ thứ ba trong một gia đình (thường
thường bậc trung). Trong nhà, thân mẫu Kim Lân được mọi người gọi là chị
tam, và ban đầu cậu bé Tài đinh đinh tam chính là tên mẹ mình. Nhưng sau
cậu mới vỡ lẽ, Tam tức là ba, để chỉ mẹ cậu là vợ ba của cha cậu!
Mặc dù được gia đình cho ăn học, nhưng trước sau cậu bé tài vẫn chỉ là
con người vợ lẽ, với tất cả những tủi nhục (công dân hạng hai) ngay trong gia
đình mình. Học đến lớp nhất thì cụ thân sinh mất, Nguyễn Văn Tài sớm phải
tự mình lo kiếm sống. Anh từng lang bạc đây đó kiếm ăn, nhưng khơng có
việc, cuối cùng đành quay về học nghề sơn guốc của một họa sỹ làng bên. Sau
này nhà văn tâm sự: “trong sự rẽ rúng của gia đình, nhiều bạn bè, đồng học
vẫn đi, về, đèn sách nhởn nhơ, tôi buồn bực vô cùng. Đúng ra là tự ái. Tự
nhiên, tơi nhìn xung quanh thấy thật nhiều sự nhăng nhít, vơ lý, và nhất là
lịng ham viết, thích viết của tôi lại càng nung nấu. Ta cũng chẳng kém gì các
ngươi’- cái ý nghĩ kiên quyết, ngây thơ đó đã khiến tôi cầm bút…”.
Kim Lân xuất thân trong một gia đình khó khăn, nhà nghèo, hồi nhỏ

cậu bé Tài chỉ học hết bậc tiểu học rồi phải đi phụ việc cho các thợ đàn anh
(sơn guốc, khắc tranh bình phong) để giúp gia đình kiếm sống. Ơng vừa làm
thợ, vừa viết văn. Nhờ chịu khó quan sát và suy ngẫm, nhờ nhãn quan nghệ
thuật tinh tế, sắc sảo cùng vốn hiểu biết khá dày dặn về cuộc sống ở làng quê,
Kim Lân đã sáng tác nên những tác phẩm xuất sắc làm nức lòng biết bao thế
hệ độc giả. Ơng đã có những trang viết đặc sắc về phịng tục nông thôn Việt


12

Nam và nét sinh hoạt văn hóa phong phú ở làng quê Việt Nam. Những tác
phẩm đàu tay của Kim Lân là những truyện ngắn, xuất hiện khá đều đặn trên
các báo Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật trong những năm 1941 –
1944. Một số truyện của ông như Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu
mang tính chất tự truyện, nhưng vẫn có ý nghĩa xã hội đáng kể, vì đã tái hiện
được khơng khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam
lũ của người nơng dân. Ơng được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào các đề
tài độc đáo: miêu tả những sinh hoạt văn hóa cổ truyền ở nông thôn như đánh
vật, chọi gà, thả chim, đấu võ…Các truyện nổi tiếng như Con Mã Mái, Đôi
chim thành, Chó săn…tuy nghiêng về phong tục, trình bày cặn kẽ những thú
chơi lành mạnh, tao nhã nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của
người nông dân trước cách mạng – những con người vất vả, trong khổ nghèo
vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa.
Kim Lân theo cách mạng từ năm 1944 trong Hội văn hóa cứu quốc.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông trở thành phóng viên
các báo của lực lượng vũ trang cách mạng như Chi Lăng, Xông Pha, Dân
quân Việt Bắc, trở thành bạn tri kỷ với Nguyên Hồng, Nam Cao – những nhà
văn của người cùng khổ. Cách mạng tháng tám thành cơng, ơng tích cực hoạt
động trong phong trào Văn hóa cứu quốc. Từ năm 1948 làm việc tại Hội văn
nghệ Việt Nam. Thời gian này ông đã viết truyện ngắn Làng, đánh dấu bước

chuyển mình của văn xi nước ta trên đường kháng chiến. Sau khi hịa bình
lập lại năm 1954, ông lần lượt công tác tại các cơ quan văn nghệ như Nhà
xuất bản Văn học, Báo văn nghệ, Hội văn nghệ Hà Nội…cho đến lúc nghĩ
hưu.
Từ sau cách mạng, Kim Lân vẫn chuyên viết truyện ngắn và vẫn viết về
làng quê Việt Nam – mảng sống mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc và có
nhiều kỷ niệm. Sau này khi viết về nơng thơn, ông đề cập đến sự đổi mới mặt


13

tính cách của người nơng dân trong cách mạng và kháng chiến, sự đổi đời của
họ trong cải cách ruộng đất, những hoạt động phục vụ cách mạng. Tuy thầm
lặng, bình thường nhưng thật đáng quý trọng.
Nếu nhìn một cách hệ thống từ những nhân vật xuất hiện trong các tác
phẩm Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến các tác phẩm sau
này, người đọc dễ dàng nhận ra nét riêng của ơng là một ngịi bút sâu lắng,
cẩn trọng, tỉ mẩn, luôn cố gắng để đi tới tận cùng những nỗi niềm tâm trạng
của từng con người, từng số phận riêng để từ đó góp một tiếng nói riêng vào
trang sử chung về tâm tư, tình cảm con người Việt Nam của văn học hiện đại
chúng ta. Về nhận xét này, nhà thơ Trần Ninh Hồ viết: "Tất cả, tất cả dường
như đã được ghi lại bằng những thân phận, những tâm trạng sắc sảo đến cốt,
đến lõi. Nếu như cho rằng văn chương là lịch sử tâm trạng con người thì Kim
Lân quả là nhà văn đích thực trên cái ý nghĩa ấy" (Báo Văn nghệ - số 34 ngày
24/8/1991).
Khơng chỉ có các em học sinh, các giáo viên dạy văn, các bậc cha mẹ
yêu thích văn học cũng trân trọng tìm đọc những truyện ngắn hay của Kim
Lân. Ơng có nhiều bạn bè thân quen trên mọi lĩnh vực: văn, thơ, họa, nhạc
như Nam Cao, Văn Cao, Nguyễn Tn, Ngun Hồng, Nguyễn Đình Thi,
Hồng Cầm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Nguyễn Huy Tưởng... đều là chỗ

bạn bè thân quý của nhà văn. Đối với những người viết văn trẻ, ơng ln ln
có tấm lịng thực sự q mến và trân trọng. Ơng thường nói vui với số anh chị
em này. "Bây giờ là thời đại của các cậu - cánh tớ bây giờ già rồi, cần phải
lui về phía sau nhường chỗ cho cánh trẻ...". Cuộc đời ơng chính là một tấm
gương sáng giàu lịng nghị lực cho các thề hệ nhà văn kế cận có thể học hỏi
và noi gương.


14

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Kim Lân
1.1.2.1. Tác phẩm
Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn
nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững
vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm
hồn của một người vốn là “con đẻ của đồng ruộng”.
Truyện ngắn Vợ nhặt và Làng của Kim Lân đã được đưa vào trong sách
giáo khoa ở Việt Nam. Năm 2005, truyện Vợ nhặt được đưa vào đề thi môn
văn kỳ thi của Đại học Kinh tế Huế và Nguyễn Thị Thu Trang đã đạt điểm
mười, gây xôn xao dư luận một thời. Truyện Làng được viết về nông thôn
Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư thời
đó.Về tác phẩm Vợ nhặt, Kim Lân viết: "Khi viết về nạn đói người ta thường
viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay
nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện
ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng
những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn
hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người."
Những tác phẩm chính của Kim Lân: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn,
1955), Con chó xấu xí ( tập truyện ngắn, 1962).
Tác phẩm của Kim Lân được giảng và học trong trường phổ thông:

Truyện ngắn Làng: lớp 9 Trung học cơ sở (theo chỉnh lý năm 1955 trở đi).
Truyện ngắn Vợ nhặt: Lớp 12 Phổ thông trung học chưa phân ban và lớp 12
ban tự nhiên xã hội.
1.1.2.2. Nội dung và cảm hứng trong truyện ngắn của Kim Lân
Kim Lân bước vào sự nghiệp văn chương như một lẽ tự nhiên của cuộc
sống, như cái duyên trời của tài hoa. Trước Cách mạng, gia đình và bản thân
ơng từng sống trong cảnh ngộ thật cơ cực và nghèo nàn nếu chưa muốn nói


15

đến nghèo hèn. Ông vừa lao động chân tay để kiếm sống, vừa cầm bút viết
văn cũng là để kiếm sống. Song khơng chỉ có thế, cao hơn thế, Kim Lân quan
niệm: “viết văn là cách địi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong
cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của con người, của quê hương…”. Đây chưa
phải là quan điểm sáng tác, cũng không phải triết lý cao siêu thuộc phạm trù
lý luận văn học mà chỉ là một tâm niệm, một sở nguyện chân thành, đẹp đẽ.
Phải chăng vì thế mà các sáng tác của Kim Lân tập trung ở hai mảng đề tài
lớn: Cuộc sống và tâm tư tình cảm của những kiếp người nghèo khổ, những
người con vợ lẽ, con cô đầu, con ăn mày (truyện Đứa con người vợ lẽ, Đứa
con người cô đầu…). Hoặc đó là những người ngụ cư, từ nơng thơn trôi dạt ra
thành phố sống tạm bợ ở vùng đất ven đơ, làm nghề bán cám, đẩy xe bị, nhặt
thóc rơi bên các kho lớn của nhà nước…(truyện Vợ nhặt). Hoặc những người
tản cư, rời quê hương bản quán sống nhờ, ở trọ (truyện Làng, Con chó xấu
xí…).
Mảng đề tài thứ hai trong truyện ngắn Kim Lân là: Những sinh hoạt
văn hóa cổ truyền, những thuần phong mỹ tục ở nông thôn, sau lũy tre làng
(Con mã mái, Đôi chim thành…). Qua những tác phẩm này người đọc vừa
hiểu được tường tận những công việc, những quy tắc, luật lệ rất kỳ công trong
thú vui tao nhã của ông cha ta, vừa như được cuốn vào các cuộc chơi, sống

những giây phút hồn nhiên trong trẻo, đậm tình quê.
Kim Lân đã từng tâm sự “những truyện tơi thích và cũng được nhiều
người thích, đều là những cái tơi viết về chính mình, về làng xóm mình, người
thân mình”. Nên đa số tác phẩm của nhà văn thuộc loại tự truyện. Do đó,
truyện ngắn Kim Lân mang tính hiện thực, chân chất. Mỗi truyện như một
mảng đời nhà văn, được “xắn ra” (chữ của Tơ Hồi) từ mảnh đất sống của
kiếp người thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, lời than thở và… cả những nụ cười
nhiều lúc hồn nhiên, xúc động. Đó là cảnh một xóm ngụ cư vào lúc nhập


16

nhoạng tối có những nơng dân đói rách “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau đi xanh
xám như bóng ma…Người chết như ngả rạ …Khơng khí vẩn lên mùi ẩm lên
mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…Tiếng quạ trên mấy cây
gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết…”(Vợ nhặt). Đó là chuyện
gia đình một trí thức nghèo chạy giặc, lỉnh kỉnh những nồi niêu, xoong chảo,
vợ thì yếu, con cịn thơ, lo chạy cho người chưa vẹn, nên đành phải bỏ lại con
chó con gầy gị, xấu xí trong nỗi bùi ngùi ân hận. “Trong ánh lửa cháy bập
bùng ở bếp hắt ra, tơi thấy mắt nó có hai đốm lửa nhỏ tý. Hai đốm lửa ấy
nhìn vào tơi ốn trách, cầu khẩn, lúc lại thấy như thù hằn giận dữ. Tôi cúi
mặt xuống, khơng dám nhìn vào con chó ấy nữa…”(Con chó xấu xí). Đọc
truyện ngắn Kim Lân, chúng ta bắt gặp rất nhiều đoạn văn xúc động như thế.
Đó là hiện thực cuộc sống của nhân dân ta trước Cách mạng và trong kháng
chiến chống Pháp. Không phải chỉ những tác phẩm viết sau này mà ngay
những dịng văn trình làng thời kỳ trước Cách mạng, tác phẩm của Kim Lân
đã có sức lay động mạnh mẽ tình cảm người đọc bởi những sự thật giàu ý
nghĩa. Nhà văn Nguyên Hồng kể rằng “Từ giữa năm 1943-1944 ấy, tôi được
đọc mấy truyện của Kim Lân…Thoạt tiên, tôi chẳng những khồn để ý mà còn
thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy, hình như định chọi , định đả

chữ nhau một số tên như Mộng Ngọc, Mộng Dương, hay Hoài Trạch, Hoài
Tâm v.v…lúc bấy giờ vậy. Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi
thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại có một cái gì chân chất
của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm,
thắm thiết, đặc biệt là lại gần gũi với mình, thì tội liền tự trách và giữ ngay số
báo…”[8, tr.38].
Truyện ngắn Kim Lân cũng vô cùng nổi bật ở những phương thức thể
hiện giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là những tác phẩm thể hiện nỗi niềm xót xa,
yêu thương con người sâu sắc, niềm đồng cảm và cả sự trân trọng ngợi ca


17

những phẩm chất cao đẹp của những người lao động nghèo. Bên cạnh đó Kim
Lân cũng hướng ngịi bút phê phán sự bất công, xấu xa của xã hội phong kiến
thối nát.
Chính những giá trị ấy đã làm nên một sự nghiệp xuất sắc của nhà văn
Kim Lân. Dù nó không đồ sộ nhưng lại vô cùng độc đáo, đặc sắc và ý nghĩa.
1.1.3. Quan niệm nghệ thuật của Kim Lân
Kim Lân đã có những quan niệm sắc sảo và độc đáo về con người và về
làng quê Việt Nam. Ông đã thể hiện những quan niệm ấy rất thành cơng trong
truyện ngắn của mình.
Trước hết là quan niệm nghệ thuật về con người. Đây là yếu tố cơ bản
nhất, then chốt nhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối tồn bộ tính độc
đáo và hệ thống nghệ thuật của chỉnh thể ấy. Quan niệm về con người giúp
cho chúng ta thâm nhập vào cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật
vận động phát triển của hình thức (thể loại, phong cách văn học). Đó chính là
nội dung ẩn chứa bên trong mỗi tác phẩm. Quan niệm nghệ thuật về con
người là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh nghệ thuật, trong đó thể hiện
sự tác động qua lại của nghệ thuật với hình thái ý thức xã hội khác. Đó cũng

là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là quy chiếu ẩn chìm trong
hình thức nghệ thuật, nó gắn với phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách
nghệ thuật, là thước đo hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật,
tạo nên cá tính sáng tạo của nhà văn.
Kim Lân là nhà văn xuất sắc, ông sinh ra trong hoàn cảnh xã hội rối ren
đầy biến động. Cũng là giai đoạn nở rộ của rất nhiều tài năng văn xuôi, với
nhiều cây bút cự phách và già dặn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ
Trọng Phụng hay cả đội ngũ nhà văn trẻ xuất sắc cũng xuất hiện trên văn đàn
như Nam Cao, Nguyên Hồng, Tơ Hồi…Hồn cảnh lịch sử xã hội với những
mâu thuẫn sâu sắc và sự đấu tranh giai cấp gay gắt, quyết liệt, sự chèn ép và


18

bóc lột con người nghiệt ngã, độc đốn của bọn thực dân Pháp và phát xít
Nhật đã làm cho bầu khơng khí xã hội ngột ngạt hơn bao giờ hết. Hoàn cảnh
xã hội đầy biến động ấy đã tác động lớn vào khuynh hướng văn học, trong đó
có văn học hiện thực. Thời kỳ này các nhà văn hiện thực không phản ánh xã
hội một cách trực diện mà phải lựa chọn cách đi riêng: viết về con người, đi
sâu vào mối quan hệ làng xóm, gia đình, thơng qua số phận cá nhân để khám
phá thế giới nội tâm con người…Mỗi nhân vật lại có cách nhìn, cách nghĩ và
những quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người. Nó là sự hội tụ và kết
tinh cao đẹp để tạo nên sự đa dạng cho văn học hiện thực Việt Nam.
Khi viết về con người – Kim Lân chọn cho mình một lối đi riêng giàu
tính sáng tạo. Ơng cũng viết về đời sống của người nông dân, những người
lao động nghèo của làng quê Việt Nam. Tuy nhiên Kim Lân đã khơng dẫm
đạp lên lối mịn xưa cũ mà những đàn anh như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan đã đi. Ông đã chú tâm vào cảnh đời cụ thể, chọn một khoảnh khắc tiêu
biểu trong cuộc sống của nhân vật để miêu tả. Kim Lân đã mang tới cho
người đọc sự cảm thơng, tình u thương xen lẫn nổi xót xa, cay đắng về thân

phận của những kiếp người nhỏ bé “những con người bị cái đói nghèo đọa
đày cho đến thành tàn tật, thành ngơ ngẩn”. Kim Lân sáng tác truyện ngắn
của mình bằng cảm hứng dạt dào yêu thương của một trái tim nhân hậu và
tấm lịng rộng mở vì những người lao động nghèo. Giống như Nguyễn Đăng
Mạnh từng nhận xét: “là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo,
được đưa từ khắp các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chất chứa nhân
thế, nhân tình” [14, tr.369]. Kim Lân cũng có những khám phá đầy tinh tế khi
nêu lên giá trị ré rúng của những nhân vật ấy. Con chó nhà chị Dậu còn được
vài hào, còn con người ở đây như những cọng rơm nát vứt đầu đường xó chợ,
con người trong truyện là những sinh linh nhỏ bé yếu ớt chậm bước về nghĩa
địa.


19

Những trang văn Kim Lân viết về con người, ngẫm nghĩ về cảnh đời,
cảnh người, những kiếp người đau khổ…ta thấy ơng khơng dựng chúng lên từ
một góc nhìn mà từ vài ba góc nhìn. Đó là cách nhìn nhận vừa tinh tế lại vừa
đa chiều. Chính điều này đã giúp Kim Lân có những cảm nhận thật sắc sảo và
đúng đắn về cuộc sống của họ. Đó chính là những quan niệm sắc sảo, đúng
đắn của ngòi bút của Kim Lân về con người.
Ngoài những quan niệm nghệ thuật về con người, Kim Lân cũng chọn
và viết về đời sống nông thôn Việt Nam nhưng ông không dẫm đạp lên lối
mịn xưa cũ của những đàn anh như Ngơ Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã đi.
Kim Lân chủ yếu tiếp cận làng quê từ bình diện phong tục, sinh hoạt văn hóa
và những câu chuyện bình dị hàng ngày. Nhà văn đã có những trang viết mơ
tả rất chân thực, tinh tế và sống động những thuần phong mỹ tục của người
làng quê sau lũy tre làng. Ông đã làm cho truyện ngắn của mình có cách hấp
dẫn riêng từ chính những khám phá các giá trị văn hóa cổ truyền của vùng đất
Kinh Bắc, q hương ơng.

Có thể nói suốt cả một đời văn Kim Lân chuyên viết truyện ngắn về
làng quê Việt Nam - mảng sống từ lâu ông hiểu biết khá cặn kẽ. Sau này vẫn
viết về nông thôn, ông đề cập đến sự đổi mới mặt tình cảm của người nơng
dân trong cách mạng và kháng chiến, sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng
đất những hoạt động phục vụ cách mạng. Tuy thầm lặng, bình thường nhưng
thật đáng quý trọng. Kim Lân đã có những phút giây hịa vào những thú vui
tươi tắn ấy, ông thấu hiểu được những dư vị ngọt ngào, thoải mái mà nó mang
lại cho cuộc sống. Những nét đẹp sinh hoạt văn hóa làng quê như chọi gà, thả
chim, đánh vật đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng khơng thể thiếu nơi
vùng q bình dị. Ơng đã có những quan sát tỉ mỉ, những ngẫm nghĩ vui thú
về những khoảnh khắc ấy. Và nét đẹp sinh hoạt văn hóa làng quê đã trở thành
nguồn cảm hứng bất tận để ngòi bút Kim Lân thỏa sức khám phá và viết lách.


20

Những truyện ngắn Chó săn, Cầu đánh vật, Con Mã Mái, Đôi chim thành…là
những minh chứng tiêu biểu và sinh động nhất. Với nguồn cảm hứng và chất
văn tài hoa của mình, Kim Lân đã mang tới những truyện ngắn thật sự đặc
sắc, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc về những sinh hoạt văn hóa làng q bình
dị ấy.
1.2. Vị trí của Kim Lân trong q trình phát triển của truyện ngắn Việt
Nam thế kỷ XX
1.2.1. Kim Lân – cây bút già giặn, vững vàng của truyện ngắn Việt Nam thế
kỷ XX
Nhà văn Kim Lân, một cây bút truyện ngắn danh tiếng của văn học
Việt Nam thế kỷ XX. Là một cây bút tự trọng và rất mực khiêm tốn, nhà văn
Kim Lân khơng bao giờ có ý phơ trương trong văn, trong đời, đặc biệt ông rất
kỵ cái sự “đánh bóng mạ kền” mà ngày càng có nhiều người làm vẫn mắc
phải. Là người sống tình cảm, quý bạn, q người. Ơng thích đánh bạn với

bất cứ ai, miễn là hợp tính, hợp chuyện, khơng cứ là nhà văn, nghệ sĩ.
Ông là tác giả của nhiều tác phẩm xuất sắc đã từng xuất bản như: Nên
vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962), Hiệp Sĩ gỗ, Ơng Cản Ngũ
(1998), Tuyển tập Kim Lân (2003)… Kim Lân là tác giả nhiều truyện ngắn
đặc sắc như: Vợ nhặt, Làng, Con chó xấu xí, Ơng Cả Luốn gốc me… Kim Lân
đã được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật đợt 1/2001.
Ngồi việc viết truyện ngắn, Kim Lân cịn tham gia đóng phim: Vợ
chồng A Phủ (vai thống lý Pá Tra), Làng Vũ Đại ngày ấy (vai Lão Hạc), Chị
Dậu (vai Lý Cựu)… Cùng với các nhà văn Nguyên Hồng, Tơ Hồi, Nguyễn
Huy Tưởng, Nam Cao… Kim Lân tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc từ trước
năm 1945. Sau hồ bình ơng làm cơng tác biên tập ở Nhà xuất bản Văn học,
Báo Văn Nghệ và giảng dạy tại trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ,
Trường viết văn Nguyễn Du… Sự nghiệp văn học của nhà văn Kim Lân tuy


21

khơng đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn. Một số truyện ngắn của ông
được xếp vào hàng “Kinh điển” trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX. Nhiều
nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Chỉ với ba truyện Vợ Nhặt, Làng, Con chó xấu
xí…Kim Lân đã có thể đàng hoàng ngồi vào chiếu trên trong làng văn Việt
Nam”[20, tr.42]. Tuy học vấn theo kiểu trường lớp của ông không nhiều
nhưng tài năng văn học thiên phú của ông đã được khẳng định. Trên nửa thế
kỷ đã trôi qua, truyện ngắn Kim Lân vẫn được giảng dạy trong nhà trường và
chọn làm đề thi văn của nhiều trường Đại học trong cả nước. Ông là mẫu nhà
văn “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, viết kỹ lưỡng, viết từ gan ruột, không chấp
nhận sự nhạt nhẽo, sự giả tạo trong văn học. Là con vợ lẽ của một gia đình ở
làng Phù Lưu, Kim Lân chỉ được học hết bậc tiểu học. Trước Cách mạng
tháng tám, bản thân Kim Lân đã nhiều năm phải sống lăn lóc trong cảnh đói
nghèo. Thân phận của cu Tràng lấy Vợ Nhặt, thậm chí cả “Con chó xấu xí”

đều mang hình bóng của tác giả. Kim Lân là nhà văn của những số phận thiệt
thòi, những kiếp người cùng khổ, của làng quê Việt Nam giữa thế kỷ XX. Đặc
biệt cảnh sắc và con người trong văn Kim Lân đều thấm đậm hồn cốt của
vùng Đông Ngàn – Từ Sơn, một vùng khơng thể thiếu của văn hiến Kinh Bắc.
Chính vì vậy, cùng viết về đề tài nông thôn, nhưng Kim Lân không giống với
Nam Cao. Hai vùng quê khác nhau đã tạo nên hai cái đỉnh của Văn học Việt
Nam hiện đại. Từ sau năm 1960 hầu như Kim Lân gác bút. Đang ở độ tuổi
bốn mươi, với nghệ thuật viết truyện bậc thầy, cái sự gác bút của ông quả là
chuyện lạ. Có người nói văn tài của ơng đã hết. Có người lại bảo ơng muốn né
tránh, khơng muốn can dự vào chuyện văn, chuyện người, vốn dĩ nhiều lúc
vàng thau lẫn lộn. Người từng trải và hiểu rõ khí phách Kim Lân thì đồ rằng
ơng đã sớm nhận ra điểm dừng của văn nghiệp mình.
M.Gorki đã từng nói: “Dấu hiệu của một tài năng còn ở chỗ anh ta đã
biết dừng lại đúng lúc”. Thay vào công việc viết văn, Kim Lân tham gia biên


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×