1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
THÂN THỊ THƯ
ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ – VĂN HĨA
TÊN RIÊNG NGƯỜI VIỆT
Ở ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2016
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ – VĂN HĨA
TÊN RIÊNG NGƯỜI VIỆT
Ở ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Trần Văn Sáng
Người thực hiện:
THÂN THỊ THƯ
(Khóa 2012 – 2016)
Đà Nẵng, tháng 5/2016
3
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... tr.1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4
2.1. Vấn đề nghiên cứu tên riêng trên thế giới và ở Việt Nam ...................................4
2.2. Vấn đề nghiên cứu tên riêng người Việt ở Đà Nẵng............................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................8
4.1. Phương pháp điền dã, điều tra, phỏng vấn ...........................................................8
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả ...........................................................9
4.2.1. Thủ pháp thống kê, phân loại, hệ thống hóa .....................................................9
4.2.2. Thủ pháp xã hội học ....................................................................................... 10
5. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................... 10
NỘI DUNG ............................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 11
1.1. Lý thuyết về tên riêng ....................................................................................... 11
1.1.1. Vấn đề định nghĩa tên riêng ........................................................................... 11
1.1.2. Chức năng của tên riêng ................................................................................. 14
1.1.3. Nghĩa của tên riêng ........................................................................................ 17
1.1.4. Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng ................................................................... 19
5
1.1.5. Các loại tên riêng ........................................................................................... 21
1.1.6. Vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt ................................... 24
1.2. Vài nét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong cách đặt tên ............. 25
1.2.1. Về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa .................................................... 25
1.2.2. Mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa trong cách đặt tên ........................... 29
1.3. Đà Nẵng – vùng đất và con người..................................................................... 32
1.3.1. Vùng đất Đà Nẵng .......................................................................................... 32
1.3.2. Con người Đà Nẵng – những mảng màu văn hóa .......................................... 35
1.4. Tiểu kết.............................................................................................................. 38
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TÊN RIÊNG
NGƯỜI VIỆT Ở ĐÀ NẴNG ................................................................................. 40
2.1. Thống kê – phân loại ......................................................................................... 40
2.1.1. Kết quả khảo sát, thống kê ............................................................................. 40
2.1.1.1. Tên họ người Việt ở Đà Nẵng ..................................................................... 40
2.1.1.2. Tên đệm người Việt ở Đà Nẵng .................................................................. 40
2.1.1.3. Tên chính người Việt ở Đà Nẵng ................................................................ 41
2.1.1.4. Nhận xét ...................................................................................................... 41
2.1.2. Phân loại tên riêng .......................................................................................... 42
2.1.2.1. Tên riêng Hán Việt ...................................................................................... 43
2.1.2.2. Tên riêng thuần Việt.................................................................................... 43
2.1.2.3. Tên riêng gốc Ấn Âu ................................................................................... 44
2.2. Đặc điểm cấu tạo ............................................................................................... 45
6
2.2.1. Mơ hình cấu tạo tên riêng............................................................................... 45
2.2.2. Cấu trúc các thành tố tạo nên tên riêng người Việt ở Đà Nẵng ..................... 47
2.2.2.1. Yếu tố tên họ ............................................................................................... 47
2.2.2.2. Yếu tố tên đệm ............................................................................................ 48
2.2.2.3. Yếu tố tên chính .......................................................................................... 49
2.3. Đặc điểm ý nghĩa và phương thức định danh của tên riêng người Việt ở Đà
Nẵng ......................................................................................................................... 50
2.3.1. Ý nghĩa tên họ ................................................................................................ 52
2.3.2. Ý nghĩa tên đệm ............................................................................................. 52
2.3.3. Ý nghĩa của tên chính ..................................................................................... 55
2.4. Tiểu kết.............................................................................................................. 57
CHƯƠNG 3. CÁC ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ – VĂN HÓA CỦA TÊN
RIÊNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐÀ NẴNG ................................................................... 59
3.1. Những cơ sở văn hóa – ngơn ngữ cho việc nghiên cứu tên người .................... 59
3.1.1. Về mặt lịch sử ................................................................................................ 59
3.1.2. Về mặt dân tộc và xã hội ................................................................................ 60
3.1.3. Về mặt ngôn ngữ ............................................................................................ 62
3.2. Sự phản ánh đặc điểm văn hóa qua tên riêng người Việt ở Đà Nẵng ............... 63
3.2.1. Tên người phản ánh phong tục tập quán của cộng đồng................................ 63
3.2.2. Tên người phản ánh các đặc điểm tâm lí tộc người của người Việt
ở Đà Nẵng ................................................................................................................ 66
3.2.3. Húy kỵ, một nhân tố chi phối văn hóa đặt tên người Việt ở Đà Nẵng .......... 68
3.3. Văn hóa xưng hơ bằng tên riêng của người Việt ở Đà Nẵng ............................ 69
7
3.3.1. Xưng hơ bằng tên riêng ở ngồi xã hội .......................................................... 69
3.3.2. Xưng hơ bằng tên riêng trong gia đình .......................................................... 70
3.4. Tiểu kết.............................................................................................................. 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 76
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 80
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Danh xưng học là bộ môn nghiên cứu thuộc ngành Ngôn ngữ học,
chuyên nghiên cứu những quy luật cơ bản về nguồn gốc phát sinh, thành phần cấu
tạo, quá trình phát triển và sự biến động của các tên riêng trong hệ thống ngôn ngữ.
Phạm vi nghiên cứu của ngành Danh xưng học rất rộng lớn; về mặt lý thuyết, đây là
ngành khoa học có thể nghiên cứu tên riêng của mọi sự vật trong phạm vi ở những
vùng địa lý, ở những nền văn hóa và các thời kỳ khác nhau; xét trên mục đích thực
tế, có thể chia phạm vi nghiên cứu của ngành khoa học này thành những nhóm theo
ngơn ngữ (nghiên cứu tên riêng theo tiếng Hán, nghiên cứu tên riêng theo tiếng
Việt,…), hoặc theo tiêu chí địa lý, lịch sử (nghiên cứu địa danh thành phố Huế,
nghiên cứu tên làng xã Việt đầu thế kỉ XIX,…).
Dựa trên đặc điểm của tên riêng, Danh xưng học lại chia thành hai nhóm
nghiên cứu về tên riêng với 2 chuyên ngành là Địa danh học và Nhân danh học.
Khác với Địa danh học – là khoa học chuyên nghiên cứu về tên đất, tên địa điểm,
nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo từ ngữ, ý nghĩa, biến đổi, quy luật phân bố, quy
tắc viết và đọc của tên đất, quan hệ giữa tên đất với thiên nhiên – xã hội; Nhân danh
học là khoa học chuyên nghiên cứu về tên riêng chỉ người, chủ yếu nghiên cứu về
các mặt như: phân loại, nguồn gốc, lịch sử, biến đổi, phân bố (về mặt địa lí), ý nghĩa
(về mặt văn hóa). Lấy hệ thống tên riêng làm đối tượng nghiên cứu, Địa danh học
và Nhân danh học lựa chọn cho mình những đối tượng nghiên cứu chuyên biệt; tuy
nhiên, việc nghiên cứu tên người và tên đất trong quá trình hình thành và phát triển
vẫn có sự ảnh hưởng lẫn nhau; ví dụ, có nhiều tên địa danh có nguồn gốc từ tên
người như: “Đường Thái Phiên”, “Đường Ngô Quyền”, “Huyện A Lưới”, “Huyện
Dương Minh Châu”, “Thành phố Hồ Chí Minh,…”; và cũng có nhiều tên người
được đặt có nguồn gốc từ địa danh như: “Vinh”, “Hà Nội”, “Thanh Hóa”,…
9
Nghiên cứu tên người dựa trên quan điểm của Nhân danh học vừa là việc
làm đem lại những thành tựu trong lĩnh vực Ngôn ngữ học; vừa là công việc soi
đường để chỉ ra những vấn đề mang giá trị văn hóa Việt Nam. Tất cả được gói
ghém bên trong một cái tên: tín ngưỡng dân gian, triết lý dân tộc, tâm lý xã hội, thị
hiếu thẩm mỹ,… Tên riêng người Việt không đơn giản chỉ là để định danh, nhận
diện, xưng hô với nhau trong giao tiếp; mà hơn hết, nó tiềm tàng nhiều tầng ý nghĩa,
từ ý nghĩa chung mang tính thời đại cho đến ý nghĩa cá nhân của những bậc sinh
thành, cha ông đời trước muốn gửi gắm cho thế hệ đời sau. Nghiên cứu tên riêng
người Việt chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, bởi nó là q trình nghiên cứu liên
ngành giữa Ngơn ngữ học, Logic học, Triết học, Dân tộc học, Tâm lý học,… Hành
trình đưa tên riêng chỉ người thành một bộ môn nghiên cứu khoa học là Nhân danh
học, ngày càng phát triển địi hỏi phải có sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu
thuộc các lĩnh vực khác nhau; trong đó, việc nghiên cứu dưới góc độ ngơn ngữ và
văn hóa mới chỉ là một trong số những con đường lấy tên riêng làm đối tượng.
1.2. Đà Nẵng là thành phố có bề dày về lịch sử, văn hóa – một thành phố kỳ
lạ trong sự biến đổi, vận động không ngừng, nhất là từ ngày thành phố trở thành
đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Khơng chỉ giàu có về bề dày lịch sử, văn
hóa; Đà Nẵng còn được mệnh danh là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, ngồi những
“thủy tú sơn kỳ” cịn là nơi sản sinh nhiều danh nhân hào kiệt, nghệ nhân, nghệ sĩ
tài danh.
Hơn 700 năm ra đời và tồn tại , thành phố Đà Nẵng đã trải qua bao thăng
trầm và biến động của lịch sử. Đặc biệt, từ sau năm 1997, Đà Nẵng đã thay đổi diện
mạo đến “chóng mặt”, vươn lên phát triển với tốc độ đúng như tên gọi của thành
phố đô thị loại I, xứng danh làm trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc
phịng của miền Trung và Tây Nguyên.
Mảnh đất và con người Đà Nẵng giàu truyền thống văn hóa, dẫu khơng phải
là kinh đô của ngàn năm văn hiến như thủ đô Hà Nội, cũng không phải là đầu tàu
10
kinh tế như thành phố Hồ Chí Minh; nhưng với nét đẹp và vai trị riêng của mình,
Đà Nẵng được ví như là sợi dây liên kết giữa vùng văn hóa Trung Bộ với các tiểu
vùng văn hóa khác trong cả nước từ quá khứ đến hiện tại. Lâu nay, đã có nhiều bài
viết, bài nghiên cứu của các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử, văn học
nghệ thuật,… lấy Đà Nẵng làm đối tượng nghiên cứu. Và cũng trong bài viết này,
đối tượng nghiên cứu được lựa chọn vốn là một nhân tố thuộc về vùng đất Đà Nẵng,
bài viết là sự đóng góp thêm vào kho dữ liệu thành phố Đà Nẵng như một nguồn
liệu q giá thuộc về mảng ngơn ngữ và văn hóa.
1.3. Vấn đề nghiên cứu tên riêng chỉ người trên bình diện ngơn ngữ và văn
hóa là một trong những con đường giúp tìm hiểu và khai thác một cách tối đa mối
quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa. Trên tinh thần thấy được vai trò quan trọng của
tên riêng người Việt trong hệ thống từ vựng ngôn ngữ và tinh thần nghiên cứu nhằm
bóc tách và nhận diện mối quan hệ giữa ngơn ngữ và văn hóa trong phạm vi địa lý
là vùng đất Đà Nẵng; chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm ngôn
ngữ – văn hóa tên riêng người Việt ở Đà Nẵng”. Với việc nghiên cứu đề tài này,
nó khơng chỉ góp tiếng nói cho một ngành nghiên cứu cịn khá là non trẻ ở Việt
Nam là Danh xưng học, mà còn muốn thơng qua ngơn ngữ, những đặc trưng văn
hóa vốn thuộc về thành phố Đà Nẵng sẽ được khẳng định và tiếp tục phát huy.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Vấn đề nghiên cứu tên riêng trên thế giới và ở Việt Nam
Nghiên cứu về tên người là vấn đề xuất hiện từ lâu trên thế giới. Theo các tác
giả Lê Trung Hoa [20], Nguyễn Long Thao [44], Trương Điềm Điềm [17] thì Trung
Quốc là nước đầu tiên trên thế giới có những tác phẩm nói về tên họ.
Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu tên người đã có từ thời đại Chiến Quốc, vào
thời gian này, có tác phẩm “Thế Bản”; thời gian sau lại có “Tả Truyện”, “Quốc
Ngữ”, “Sử Ký”, “Hán Thư”… đều có bài chuyên ghi chép về đề tài này. Trong “Lễ
11
Ký” có ghi chép phong tục đặt tên của Thời Chu. Sau đó, Vương Phù thời Hán có
“Tiềm Phu Luận”, Ứng Thiệu có “Phong tục thơng nghĩa”, Ban cố “Bạch Hổ Thơng
– Tính danh”, Hứa Thận “Thuyết văn giải chữ”… đều có nghiên cứu và trình bày
về họ tên từ những góc độ khác nhau. Vào thế kỉ XX, việc nghiên cứu tên người
Trung Quốc bắt đầu áp dụng tư tưởng Thuyết tiến hóa của Charles Robert Darwin
và phương pháp Ngơn ngữ học, Văn hóa – nhân loại học để nghiên cứu bản nghĩa
của tên họ, họ tên người Hán và các dân tộc thiểu số, tên người nước ngoài, tên
người và Tơ-tem, tên người, văn hóa và chế độ liên danh cha con… Hiện nay,
Trung Quốc là một trong những nước có thư mục phong phú nhất về Nhân danh
học. Tác giả Sheau Yueh J. Chao, trong tác phẩm “In Search of Your Asian Roots”,
đã liệt kê thư mục với 210 tác phẩm nói về tên họ tại Trung Quốc. Có những tác
phẩm chuyên biệt như hai tác giả Trần Minh Nguyên và Vương Tống Hổ viết
“Trung Quốc tính thị đại toàn”, xuất bản tại Bắc Kinh năm 1987, liệt kê và trình bày
nguồn gốc 5600 tên họ của Trung Quốc. Tác giả Trần Nãi Hất viết sách nói về bút
hiệu, biệt hiệu của các học giả, chính trị gia Trung Quốc.
Ở Âu Châu, các sách viết về nhân danh cũng được xuất bản khá sớm. Dựa
trên hai tác phẩm “Bible” (1514), tức Kinh Thánh của Hồng y Francisco Ximenez
de Cisneros và “Dictionarium Theologicum” (1567), tức từ điển thần học của John
Arquerius; William Patton đã tổng hợp và cho xuất bản tác phẩm “The Calendar of
Scripture” vào năm 1575. Nội dung của tác phẩm nói về ý nghĩa các tên trong Kinh
thánh của Kitô Giáo. Ở Pháp, xuất hiện hàng chục bộ sưu tập về tên người của
Mabillon (1681), E. Salverte (1824), P. Chapuy (1934)… Đến giữa thế kỷ XIX,
phương pháp duy lý nghiên cứu được khẳng định với R. Mowat (1868) và A.
Franklin (1875) qua cuốn từ điển tên người đầu tiên “Dictionnaire des noms,
surnoms et pseudonymes latins du moyen âge”, trong đó có nhiều tên bằng tiếng
Pháp và tiếng Provence. Năm 1924, Albert Dauzat đã ghi một cái mốc quan trọng
trong ngành Nhân danh học ở nước Pháp với nhiều cuốn sách có giá trị: “Les noms
de personnes, origine évolution”; Les noms de famille de France”; Dictionnaire
12
étymologique des noms de famille et prénoms de France”. Đây cũng là tình hình
phát triển chung ở các nước như Anh gắn với một số tên tuổi các nhà khoa học như
M. A. Lower (1875); Guppy (1890); Samuel Halkett, John Laing… Ở Đức là các
cơng trình nghiên cứu của C.Th. Angermann (1868); Bechtel (1898); M. Holzmann;
Hans Bohatta… Ở Bỉ là cơng trình của G. Van Hoorebeke (1876). Ở Bồ Đào Nha là
J. Leite de Vasconcellos (1928)… Ở Hoa kỳ, tổ chức American Name society xuất
bản tập san Names từ năm 1951 đến nay và đã thiết lập mạng lưới điện toán để phổ
biến những tin tức, tài liệu nhân danh trên toàn thế giới. Cố Giáo sư Elsdon C.
Smith đã để lại hơn 1200 quyển sách về nhân danh trong thư viện của ông, và quan
trọng nhất, ông đã viết tác phẩm “Personal Names – A Bibliography”, trong đó liệt
kê 3415 tài liệu về nhân danh được xuất bản ở Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Tại Việt Nam, tài liệu về nhân danh chủ yếu nằm rải rác trong các bộ cổ sử
như “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Quốc triều hình luật”, “Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ”, “Đại Nam thực lục”,… Từ cuối thế kỷ XVIII, một số loại sách như
“Danh thần lục” – ghi tên các bề tôi nổi tiếng, “Đăng khoa lục” – viết về những
người đỗ tiến sĩ đã xuất hiện; cuốn “Đại Việt lịch triều đăng khoa lục” (1779) của
Nguyễn Hoản, “Quốc triều đăng khoa lục” (1894) của Cao Xuân Dục... Từ năm
1945 đến nay, hàng chục cuốn từ điển danh nhân Việt Nam ra đời, đáng chú ý nhất
là các cuốn “Việt Nam danh nhân từ điển” (1967) của Nguyễn Huyền Anh; “Lược
truyện tác gia Việt Nam” (1971-1972) do Trần Văn Giáp chủ biên; “Từ điển nhân
vật lịch sử Việt Nam” (1992) của Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế;...
Về việc sưu tập họ, năm 1932, trong bài “Les noms de famille ou “họ”
chezles Annamites du delta Tonkinois”, P. Gourou có liệt kê 94 họ của người Kinh
và 109 họ của đồng bào các dân tộc, tổng cộng 203 họ.
Những cơng trình nói trên giữ vai trò như là những tài liệu sưu tầm, chưa
chuyên sâu nghiên cứu về nhân danh Việt Nam. Đến năm 1954, ngành Nhân danh
học ở nước ta mới thực sự được hình thành, với bài “Tên người Việt Nam” của
13
Nguyễn Bạt Tụy. Nội dung của bài viết đề cập một cách tổng quát đến các vấn đề
tên họ, tên đệm (tác giả gọi là chữ lót), tên chính (tác giả gọi là tên đẻ). Năm 1961,
Trịnh Huy Tiến viết bài “Các loại nhân danh Việt Nam” in trong 2 số báo 61- 62
của tờ Văn hóa Nguyệt san. Năm 1966, Tạ Quang Phát viết bài “Quốc Húy triều
Nguyễn” được đăng trong Khảo cổ tập san số 6. Năm 1973, Vũ Bằng viết “Tìm
hiểu Tên, Bút hiệu của văn nghệ sĩ tiền chiến, hiện đại”. Năm 1975, Nguyễn Kim
Thản có bài “Vài nét về tên người Việt”; Nhật Thịnh và Nguyễn Thị Khuê Giung in
tập “Sơ thảo Tự điển biệt hiệu Việt Nam”. Năm 1976, Trần Ngọc Thêm đăng bài
“Về lịch sử hiện tại và tương lai của tên riêng trong người Việt Nam” in trong tập
san Dân tộc học số 3. Đến năm 1988, Phạm Tất Thắng công bố bài viết “Vài nhận
xét về yếu tố đệm trong tên gọi người Việt”; và ơng cịn viết thêm một số bài viết và
cơng trình nghiên cứu khác liên quan đến Nhân danh học như: “Tên đứa con tương
lai của bạn sẽ là gì?”, “Vẻ đẹp tên người Việt”, “Tên người Việt và cách sử dụng
chúng trong giao tiếp gia đình”; đặc biệt, năm 1996, ông bảo vệ thành công luận án
Phó tiến sĩ của mình với cơng trình “Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người (Chính
danh) trong tiếng Việt”. Sau thành công với Luận án trên, tác giả Phạm Tất Thắng
cịn viết thêm nhiều bài viết khác có liên quan.
Tiếp nối cho hành trình nghiên cứu xoay quanh tên họ người Việt, từ cuối
thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, hàng loạt bài viết của nhiều tác giả xuất hiện được in
trong tạp chí hoặc xuất bản thành sách. Năm 1989, Bình Long có bài viết “Nghĩa
tên riêng của người” cơng bố trong tạp chí Ngơn ngữ (số phụ), số 2; năm 1995,
Nguyễn Minh Thuyết có bài viết “Quanh cái tên người”; năm 1998, tại hải ngoại,
tập san Thế kỷ 21 đăng ba bài, số 111 có bài “Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử
của Trần Gia Phụng”, số 122 (1999) có bài “Người Việt tên Mỹ –vấn đề cần suy
nghĩ” của ông Nguyễn Đức Mai, số 148 (2001) có bài “Tìm hiểu nguồn gốc và sự
phát triển của dòng họ tiêu biểu của người Việt Nam”; năm 1999, Phạm Hoàng Gia
đăng bài “Về số phận của các họ kép và họ ghép người Việt” trên tạp chí Ngơn ngữ
và Đời sống; năm 2002, Nguyễn Văn Khang phát biểu bài “Bình diện xã hội ngơn
14
ngữ của vấn đề họ trong tiếng Hán”; Dương Xuân Đống đăng bài “Từ thị trong họ
tên người phụ nữ Việt Nam”, Đình Cao viết bài “Chung quanh người Việt mình đặt
tên”; năm 2006, nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản sách “Các dân tộc ở Việt
Nam – Cách dùng họ và đặt tên” của tác giả Nguyễn Khôi.
2.2. Vấn đề nghiên cứu tên riêng người Việt ở Đà Nẵng
Hiện nay, vấn đề nghiên cứu tên riêng chỉ người ở Đà Nẵng vẫn còn là đề tài
khá mới. Một số bài viết liên quan đến danh xưng ở Đà Nẵng như “Danh nhân đất
Quảng” (1987) của Lâm Quang Thự, giới thiệu một số nhân vật yêu nước tiêu biểu
của Quảng Nam – Đà Nẵng qua các phong trào chống Pháp từ năm 1858 đến trước
năm 1930; “Đà Nẵng – Mảnh đất, con người” (2012) của Hoàng Hương Việt,
Trương Duy Hy sưu tầm và biên soạn, nội dung chủ yếu của tác phẩm là tóm lược
tiểu sử 56 nhân vật lịch sử, nho sĩ, nghệ sĩ trưởng thành từ Đà Nẵng hoặc ra đi và
thành danh ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Các tác phẩm vừa kể trên
chưa phải là cơng trình nghiên cứu chun sâu về Nhân danh học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là “Đặc điểm tên riêng người Việt ở Đà
Nẵng”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ của
khu vực miền Trung – Tây Nguyên; có dân số đông thứ 5 trong 5 thành phố trực
thuộc trung ương; có trên 37 dân tộc và người nước ngồi cùng chung sống trên địa
bàn thành phố.
Địa bàn thành phố Đà Nẵng khá rộng lớn với số lượng dân cư nội – ngoại
thành đông đúc, tốc độ tăng trưởng dân số đô thị tăng qua các năm. Tuy nhiên, bài
15
nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu đặc điểm tên riêng người Kinh ở thành phố Đà
Nẵng với các số liệu khảo sát dựa trên danh mục tên riêng trong trường học phổ
thông (3 cấp); sổ danh sách hộ khẩu, nhân khẩu.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điền dã, điều tra, phỏng vấn
Thu thập và lấy danh sách tên riêng tại một số địa phương trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng qua phiếu điều tra anket với nội dung sau:
Năm sinh
TT
Họ và tên
Nam
Nữ
Ý nghĩa của
Quê quán
Nghề nghiệp
tên (nếu
biết)
1
2
3
…
Trực tiếp trị chuyện, phỏng vấn để lấy một số thơng tin liên quan đến tên
gọi, ý nghĩa của việc đặt tên, cách thức đặt tên của một số thành viên trong gia đình
ở những trường hợp cụ thể.
Bên cạnh nguồn tư liệu được lấy từ sổ hộ khẩu, nhân khẩu; để nguồn tư liệu
thêm phong phú và mở rộng, chúng tôi đã thu thập thêm danh sách học sinh của 3
cấp: tiểu học, THCS và THPT (chúng tôi không sử dụng danh sách ở các trường đại
học vì Đà Nẵng là một trong những trung tâm của các trường đại học nên thu hút
khơng ít những sinh viên ngoại thành đến sinh sống và học tập; vì vậy, danh sách
tên riêng thu thập được sẽ không thuần túy là tên riêng của người Đà Nẵng).
16
4.2. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ với các thủ pháp nghiên cứu
4.2.1. Thủ pháp thống kê, phân loại, hệ thống hóa
Với 3412 tên thu thập được, chúng tơi tiến hành miêu tả, thống kê theo từng
đặc điểm, tiếp đó là phân loại chúng theo ý nghĩa và kiểu cấu trúc với những tiêu
chí khác nhau. Chúng tơi nghiên cứu tên riêng theo quan điểm đồng đại lẫn lịch đại.
Về khía cạnh nghiên cứu, chúng tơi chú ý nhiều nhất đến mặt ngôn ngữ, sau cùng là
dân tộc và lịch sử, vì trong tên người khía cạnh đầu quan trọng hơn.
Để thống kê chính xác, đầu tiên chúng tơi quan tâm đến cấu tạo của tên
riêng. Tên riêng người Việt ở Đà Nẵng nói riêng và của cả nước nói chung đều
thường theo hai mơ thức chính sau:
(1). Họ – Tên
(2). Họ – Đệm – Tên
Về nguyên tắc, chúng tôi sẽ khảo sát tên Chính danh của người Việt mà
khơng khảo sát các loại tên khác như tên thường gọi, tên cúng cơm, biệt danh…
Chúng tôi khảo sát tên với ba mốc thời gian là trước 1945, 1945 – 1975 và từ 1975
đến nay.
4.2.2. Thủ pháp xã hội học
So sánh các kiểu cấu trúc, ý nghĩa của lớp tên riêng theo giới tính, nghề
nghiệp theo 3 mốc thời gian chính là trước 1945, 1945 – 1975 và từ 1975 đến nay.
Từ đó nhận xét về tên người ở thành phố Đà Nẵng theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể
để thấy được sự biến đổi và phát triển của lớp từ vựng này. Qua đó thấy được
những nét đặc trưng về mặt văn hóa, tinh thần, tâm lý – thẩm mỹ của người dân Đà
Nẵng thể hiện trong cách đặt tên người cũng như cách gọi tên từ những tên đó.
17
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận gồm
3 chương:
CHƯƠNG 1. Cơ sở lí thuyết của đề tài
CHƯƠNG 2. Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của tên riêng người Việt ở Đà
Nẵng
CHƯƠNG 3. Các đặc trưng ngôn ngữ – văn hóa của tên riêng người Việt ở
Đà Nẵng
18
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết về tên riêng
1.1.1. Vấn đề định nghĩa tên riêng
Trong cuộc sống, hiện hữu xung quanh con người là muôn hình vạn vật với
những đặc tính và đặc thù khác nhau. Mỗi sự vật, hiện tượng trong đời sống luôn có
sự vận động và phát triển khơng ngừng, giữa chúng lại có mối quan hệ khách quan
với nhau. Trước sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật, hiện tượng; con
người đã sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện định danh và khu biệt đối với những
sự vật, hiện tượng cụ thể; phân loại sự vật, hiện tượng và tạo thành hệ thống các
khái niệm để gọi tên các sự vật, hiện tượng.
Tuy nhiên, không phải sự vật nào gắn với tên gọi của nó cũng thể hiện được
mối liên hệ hoặc mối quan hệ có thể giải thích được; đó là do ngơn ngữ có tính võ
đốn – sự tách rời thành một mối liên hệ trừu tượng và khơng được cụ thể hố giữa
mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện. Chúng ta chẳng thể lý giải được vì sao đồ
dùng làm bằng sành, sứ dùng để uống hoặc ăn lại gọi là cái chén, và cũng khơng thể
giải thích được vật dùng để gắp thức ăn hằng ngày lại gọi là đơi đũa. Đó là khi sự
vật, hiện tượng trong đời sống vô cùng phong phú và đa dạng, ngôn ngữ buộc phải
trừu tượng đến mức võ đoán; thế nhưng, với khát vọng muốn chiếm lĩnh và chinh
phục thế giới, con người đã dần ý thức về việc sử dụng tên gọi cũng như là việc đặt
tên cho những sự vật. Với sự liên tưởng cũng như mối liên hệ khách quan giữa sự
vật; nhiều tên gọi của các sự vật được đặt đều có lý do, những tên gọi ấy dần thốt
khốt tính võ đốn của ngơn ngữ. Như vậy, cùng với vai trị hết sức quan trọng của
ngôn ngữ, con người đã làm chủ việc gọi tên mọi sự vật xung quanh; và ngày càng
phát triển hơn nữa quy luật, cách thức gọi tên các sự vật, hiện tượng. Và cũng dựa
trên việc ý thức phân loại và gọi tên các sự vật, hiện tượng mà tên riêng xuất hiện.
19
Về vấn đề định nghĩa tên riêng, hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các
tác giả. Hầu hết các tài liệu về ngữ pháp tiếng Việt đều xếp tên riêng tiếng Việt vào
hệ thống những từ ngữ thuộc nhóm từ loại danh từ và được gọi là danh từ riêng –
tên gọi cụ thể của từng cá thể. Dựa trên sự thống nhất chung về định nghĩa tên riêng
với lớp nghĩa: là một loại tên gọi dùng để gọi tên một đối tượng cá biệt, duy nhất;
một số tác giả đã phân chia tên riêng thành nhiều loại khác nhau. Đặc biệt, khi nói
đến tên riêng, các tác giả ln đặt nó trong sự đối sánh với tên chung, và cũng chính
trong sự đối sánh ấy mà đặc điểm về cấu tạo, sự hình thành nghĩa, cấu trúc ngữ
pháp của tên riêng được trình bày rõ hơn. Theo tác giả Hoàng Tuệ: “Tên riêng khác
với tên chung. Một tên chung đưa trí óc ta khơng phải đến với một cá thể, mà với
một khái niệm trong tính chất khái quát trừu tượng. Nhà văn là một tên chung
không chỉ riêng một ai cả. Nam Cao, Nguyên Hồng… mới là tên riêng; mỗi tên
riêng này chỉ một cá nhân, một nhà văn mà ta biết rõ là ai…” [49, tr.230]. Tác giả
Lê Trung Hoa lại nhận định: “Việc xác định ranh giới giữa tên riêng và tên chung
chỉ có giá trị tương đối. Trước hết, tên riêng thường có liên hệ đến với cá nhân, cá
thể; còn tên chung thường liên hệ đến một tập thể” [20, tr.11]. Và cũng với những
quan niệm về vấn đề tên riêng và tên chung, tác giả Phạm Tất Thắng [40] đã cho
rằng, tên riêng trong ngôn ngữ học, bản chất của chúng hiện vẫn còn là một ẩn số
cần được tiếp tục khám phá. Để phát hiện ra bản chất chung nhất của lớp kí hiệu đặc
biệt này, các tên riêng khơng chỉ cần được xem xét trong một hệ thống riêng, mà
còn phải nghiên cứu chúng trong mối quan hệ chặt chẽ với các tên chung.
Tên riêng và tên chung đều giữ vai trị là một tín hiệu ngơn ngữ, tức là đều
có nghĩa. Nếu xét về mặt ý nghĩa cũng như mặt ngữ pháp của từng loại tên thì giữa
chúng lại có những điểm khác biệt. Bên cạnh những điểm khác biệt giữa tên riêng
và tên chung, các tác giả nghiên cứu tên riêng còn đặc biệt chú ý đến sự chuyển hóa
lẫn nhau giữa tên riêng sang tên chung và ngược lại. Tất nhiên, q trình chuyển
hóa giữa hai loại tên này cần phải có điều kiện đi kèm. Sự chuyển hóa từ tên chung
sang tên riêng, điều kiện của sự chuyển hóa đó là tên chung được chuyên biệt hóa
20
để chỉ cá thể và tên chung phải có nghĩa thực (ít ai lại dùng các từ như: sẽ, đã,
mà,… thuộc hệ thống hư từ để đặt thành tên; có chăng cũng chỉ là biệt danh: ông
“khả dĩ’, ông “phàm là”,…), ví dụ như “Long”, “Lân”, “Quy”, “Phụng”, “Tùng”,
“Cúc”, “Trúc”, “Mai”,… – được dùng để đặt tên cho người; hoặc các loại tên riêng
khác như “(trường) Hoa Phượng”, “(báo) Tuổi Trẻ”, “(kem) Thủ Đơ”,… Cịn sự
chuyển hóa tên riêng thành tên chung thì điều kiện của nó là cá thể mà tên riêng
biểu thị phải có giá trị biểu trưng để làm cơ sở thực tế cho một khái niệm; ví dụ
trong câu nói: “Xóm bà Năm có rất nhiều Chí Phèo”, Chí Phèo vốn là tên gọi một
nhân vật trong tác phẩm văn học, trong trường hợp của câu nói này, tên gọi Chí
Phèo đã trở thành tên chung nhằm biểu trưng cho những người chuyên say xỉn tối
ngày.
Trong bài viết “Về vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt”
[40], tác giả Phạm Tất Thắng cho rằng xem tên riêng là danh từ riêng trong nhóm từ
loại danh từ là nếp nghĩ mang tính truyền thống trong Việt ngữ học, nếu chúng ta đi
sâu tìm hiểu bản chất của loại tên gọi này so với các loại danh từ khác về mặt cấu
trúc – ngữ nghĩa, đặc trưng ngữ pháp của chúng; thì chúng ta sẽ thấy tên riêng
khơng chỉ có cấu trúc đặc biệt, mà trong các thành phần cấu tạo nên chúng còn chứa
đựng những thơng tin đủ loại mang tính lịch sử, truyền thống, văn hóa, xã hội đặc
trưng cho mỗi cộng đồng dân tộc nhất định.
Tóm lại, tên riêng có thể được xem như là đối tượng nghiên cứu thuộc nhiều
ngành khoa học khác nhau, từ Ngơn ngữ học, Văn hóa học, Xã hội học,… đến Dân
tộc học. Dựa vào một số quan điểm và nhận định của các tác giả thuộc chuyên
ngành Ngôn ngữ học khi nghiên cứu về tên riêng, chúng tôi tiến tới khẳng định một
định nghĩa mang tính khái quát chung về tên riêng: Tên riêng – là một loại tên gọi
được dùng để gọi tên những đối tượng đơn nhất, cá biệt và xác định. Đó có thể là
tên gọi một sự vật, hiện tượng; một cá nhân; một cơ quan, tổ chức; một cơng trình
kiến trúc; sách báo;… Và khi tiếp cận với tên riêng, chúng ta không chỉ xem xét
chúng trong sự phát triển nội tại, mà còn phải đối sánh chúng trong mối quan hệ
21
chặt chẽ với tên chung và các yếu tố ảnh hưởng có nguồn gốc từ bên ngồi ngơn
ngữ là văn hóa, xã hội, dân tộc.
1.1.2. Chức năng của tên riêng
Với tư cách là một đơn vị của ngôn ngữ, tên riêng cũng có những chức năng
của nó. Trong nhiều bài viết nghiên cứu về tên riêng, các nhà nghiên cứu cũng đã
chỉ ra được nhiều chức năng khác nhau của tên riêng.
Ban đầu, theo tác giả Lê Trung Hoa [20] và Nguyễn Khôi [25] khi nghiên
cứu về họ và tên người Việt, hai tác giả đều thống nhất họ và tên có hai chức năng:
chức năng phân biệt, chức năng thẩm mỹ.
- Chức năng phân biệt: họ và tên người Việt nói chung được dùng để phân
biệt cá thể người này với người khác. Đặc biệt, yếu tố tên chính và tên đệm có khả
năng phân biệt giới tính (nam, nữ). Đối với tên chính, tên nam thường có nghĩa
mạnh, khỏe khoắn, khống đạt, có ý chí và khí phách mạnh mẽ, như các tên
“Hùng”, “Cường”, “Nhân”, “Kiệt”,…; tên nữ thường phải đẹp, thể hiện sự dịu
dàng, nữ tính, đằm thắm, như các tên “Diễm”, “Lệ”, “Quỳnh”, “Trân”,…. Đối với
tên đệm ngày xưa, chủ yếu là phân biệt tên nam qua tên đệm bằng chữ “Văn” và tên
nữ qua tên đệm bằng chữ “Thị”.
- Chức năng thẩm mỹ: đặt tên cho con cái là một việc khá quan trọng đối
với gia đình và dịng tộc. Khi đặt tên cho con, các bậc cha mẹ thường phải lựa chọn
kĩ lưỡng và tư vấn rất nhiều từ các bậc chú bác trong nhà; chính vì vậy, tên người
Việt thường có xu hướng thẩm mỹ rất cao, cả tên đệm, tên chính, bút danh, nghệ
danh,… đều mang ý nghĩa tốt đẹp.
Riêng tác giả Lê Trung Hoa trước khi thống nhất hai chức năng trên của họ
và tên người Việt, tác giả còn dẫn chứng thêm 5 chức năng do Trần Ngọc Thêm đưa
ra: (1). chức năng phân biệt (người này với người khác); (2) chức năng biệt giới
22
(nam và nữ); (3) chức năng thẩm mỹ; (4) chức năng bảo vệ (sức khỏe và an toàn);
(5) chức năng xã hội (phân biệt sang hèn).
Tuy nhiên, những quan điểm trên chỉ mới đề cập đến chức năng của họ và
tên người Việt, là một trong những tiểu loại đặc biệt của tên riêng; các tác giả vẫn
chưa khái quát về chức năng của tên riêng. Một số tác giả khác khi nghiên cứu
chuyên sâu về chức năng của tên riêng đã gặp khơng ít những quan điểm khác nhau,
chưa thể thống nhất để đưa ra một kết luận chung về chức năng của tên riêng. Tác
giả Hoàng Tuệ, dưới góc nhìn chun sâu của một nhà ngơn ngữ học, ông cho rằng
tên riêng “Bản đồ trí tuệ” của mỗi người chỉ có hai chức năng: chức năng ngữ nghĩa
và chức năng xã hội.
Cuối cùng, xét tên riêng trong sự hành chức của nó cùng với những mặt ý
nghĩa xã hội mà một tên riêng có thể đem lại, chúng tơi xét thấy tên riêng có những
chức năng sau:
(1). Chức năng biểu vật, định danh: tên riêng có chức năng biểu vật như
một tín hiệu ngơn ngữ khác, nó chỉ ra cho chúng ta một cá thể, đối tượng khách
quan được đề cập đến có tính xác định và duy nhất. Định danh là một dạng của chức
năng biểu vật; tức là đặt cho cá thể, đối tượng một tên gọi, chức năng này chủ yếu
được dùng để phân biệt cá thể với tập thể, khu biệt tên riêng với tên chung; chỉ với
những tên gọi như “chùa Một Cột”, “núi Bà Nà”, “sơng Hương”,… cũng đã chỉ ra
được tính khu biệt và duy nhất của tên riêng khi nói về một đối tượng duy nhất, cá
biệt và xác định.
(2). Chức năng ngữ nghĩa: chức năng ngữ nghĩa chính là những liên hệ
được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa tên riêng với đối tượng mà nó gọi
tên. Tên riêng là vỏ vật chất dùng để biểu đạt sự vật và sự vật ấy mặc định đã được
chúng ta ý thức. Ví dụ, đối với các tên riêng chỉ địa danh: “cầu Long Biên”, “sông
Hương”, “núi Ngũ Hành Sơn”,… chúng ta đều xác định rõ đó là những địa danh có
vị trí và đặc điểm riêng thuộc đất nước Việt Nam; hoặc những tên riêng chỉ người:
23
“Hoàng”, “Thành”, “Thăng”, “Long”,… mỗi tên riêng này chỉ một cá nhân, một
người mà chúng ta đều biết rõ đó là ai (trừ trường hợp trùng tên).
(3). Chức năng xã hội: như tác giả Hoàng Tuệ đã khẳng định: “… hễ có tên
riêng thì một cá thể nhất định đã có quan hệ với xã hội” [49, tr.233]. Với chức năng
xã hội của mình, tên riêng khơng phải là một con số, một cái nhãn chỉ dùng để phân
biệt cá thể, đối tượng này với cá thể, đối tượng khác mà nó đã thiết lập cho mình giá
trị riêng trong mối quan hệ với thế giới xung quanh, được dùng để phân loại và để
xưng hô các sự vật, hiện tượng. Nơi chốn là một địa điểm trong không gian nhưng
có tên riêng rồi thì khơng tách rời khỏi xã hội. Thời kỳ, địa điểm là một đoạn dài
hay ngắn của thời gian mà đã có tên thì khơng cịn là thời gian độc lập với con
người nữa.
(4). Chức năng ngữ dụng: mỗi tên riêng được dùng có vai trị như một
phương tiện biểu hiện tình cảm, quan hệ hoặc đánh giá đối tượng được gọi tên;
chính vì vậy mà tên riêng hồn tồn có chức năng ngữ dụng. Chức năng này được
thể hiện rõ qua việc gọi tên người. Đối với văn hóa Việt Nam, chúng ta gọi tên một
ai với tên họ đầy đủ, tên có kèm chức danh hoặc chỉ gọi tên sẽ cho thấy được mức
độ thân sơ, kính trọng, địa vị xã hội của người được gọi tên. Ở Anh, Pháp, Mỹ tên
người bao gồm hai phần: (1). Tên riêng của cá nhân, đặt trước; (2) tên riêng của
dịng họ, đặt sau; cách xưng hơ lịch sự là dùng công thức: danh hiệu + tên sau, nếu
xưng hô cả tên trước và tên sau được xem là không lịch sự, không tôn trọng đối với
người được gọi tên.
1.1.3. Nghĩa của tên riêng
Như chúng tôi đã khẳng định, với tư cách là một tín hiệu ngơn ngữ, tên riêng
cũng có nghĩa. Tuy nhiên trong giới học thuật, các nhà nghiên cứu đã đưa ra hai
quan điểm đối lập với nhau. Một bên là tác giả Hoàng Phê cho rằng tên riêng vốn
khơng có nghĩa, nó chỉ là những kí hiệu thuần túy. Ngược lại với quan điểm này, tác
giả Hồng Tuệ quan niệm tên riêng có tính chất biểu trưng chứ khơng phải chỉ là
24
những con số, cái nhãn đơn thuần. Nhập cuộc với những quan niệm chưa thống nhất
về nghĩa của tên riêng, tác giả Phạm Tất Thắng – người có nhiều bài viết đóng góp
cho ngành Nhân xưng học, qua nhiều bài nghiên cứu của mình ơng đã khẳng định
quan điểm: tên riêng cũng có nghĩa.
Tác giả Phạm Tất Thắng cho rằng ý nghĩa của tên riêng khơng hồn tồn
giống với nghĩa của các tên chung, theo đó thì tất cả các từ đều có ý nghĩa khái quát
hoặc biểu hiện một khái niệm nhất định. Trong khi đó, các tên riêng khơng có ý
nghĩa khái qt, khơng hề liên quan đến bất kì khái niệm nào cả. Chúng chỉ là
những kí hiệu dùng để gọi tên cho một đối tượng cá biệt và đơn nhất. Về mặt hình
thức, tên riêng gọi tên các sự vật, hiện tượng thơng qua những kí hiệu có sẵn trong
vốn từ chung chứ khơng có hệ thống kí hiệu riêng; mặc dù vậy, ý nghĩa của các tên
riêng lại khơng có mối liên hệ nào với những lớp nghĩa của những từ tương ứng
trong vốn từ chung. Đặt tên người là “Núi”, “Thủy”, “Quốc” là để phân biệt, định
danh người này với người khác trong cộng đồng chứ ý nghĩa của những tên gọi này
không trùng với ý nghĩa từ vựng của các từ “núi”, “thủy”, “quốc” trong từ điển.
Trên thực tế, có những người sẽ trùng cả tên lẫn họ nhưng bằng những đặc điểm về
tâm sinh lý, giới tính, nghề nghiệp, tính cách,… người ta vẫn xác định một tên gọi
sẽ chỉ gắn với duy nhất một người. Chính những đặc điểm này đã làm nên ý nghĩa
của các tên riêng.
Vì tên riêng sử dụng những từ có sẵn trong vốn từ chung nên hình thức của
nó trùng với tên chung; và trong một số trường hợp, ý nghĩa của tên riêng vẫn có
mối liên hệ nhất định với ý nghĩa của các tên chung tương ứng. Ví dụ như từ “quốc”
là chỉ nước, thường đi kèm với từ khác để tạo thành từ mới như “quốc dân”, “quốc
gia” để chỉ những vấn đề liên quan đến một nước; khi đặt tên là “Quốc”, tên gọi này
cũng hàm ý với ý nghĩa biểu trưng yêu nước, giúp nước và luôn làm nên những
chuyện đại sự có tính quốc gia; hoặc như tên gọi địa danh “Tam Kỳ”, theo nghĩa từ
nguyên “tam kỳ” là chỗ rẽ ba nhánh; và theo nhiều giả thuyết, tên địa danh này
được đặt theo hình sơng thế núi của vùng đất Quảng Nam, nơi có ba gị đất cao
25
cùng ngã ba sông. Như vậy, tên riêng gợi ra trong ý thức cộng đồng về sự liên
tưởng hay ghi một dấu ấn kỉ niệm rất riêng nào đó của người đặt tên vào trong hình
thức tên gọi, nghĩa là chúng mang nội dung ngữ nghĩa – tu từ bổ sung trên cơ sở ý
nghĩa từ vựng của các từ mà tên riêng sử dụng làm ký hiệu cho tên gọi. Tóm lại, so
với ý nghĩa từ vựng của các từ mà tên riêng sử dụng làm ký hiệu cho tên gọi thì tên
riêng thường mang tính chất biểu trưng hay có giá trị biểu trưng; tác giả Phạm Tất
Thắng gọi đó là nghĩa hàm chỉ của tên riêng.
Có thể thấy, ý nghĩa của tên riêng đã trở thành một phạm trù rất rộng, ý
nghĩa đó đã vượt ra khỏi khn khổ biểu niệm của các kí hiệu trong ngơn ngữ
chung để trở thành một loại ký hiệu đặc biệt. Mỗi loại tên riêng có đặc điểm cấu tạo
và mục đích sử dụng khác nhau, nó cũng là ngun nhân làm cho ý nghĩa của tên
riêng diễn biến khá phức tạp. Quá trình nghiên cứu về ý nghĩa của tên riêng sẽ còn
mở ra nhiều vấn đề mới đối với ngành Danh xưng học.
1.1.4. Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng
Về mặt ngữ pháp, tên riêng được xếp vào nhóm từ loại danh từ, vì thế tên
riêng và tên chung trước hết sẽ có những đặc điểm ngữ pháp giống nhau; và với đặc
điểm của một tiểu loại danh từ, tên riêng cũng có những đặc điểm ngữ pháp riêng
của mình. Dưới đây là một số đặc điểm ngữ pháp của tên riêng:
(1). Khả năng kết hợp với “lượng từ”, “số từ”, “chỉ từ” kém hơn tên
chung
Theo tác giả Diệp Quang Ban [4, tr.477] thì tên riêng khơng có khả năng kết
hợp rộng rãi như tên chung, nghĩa là tên riêng không trực tiếp kết hợp với những từ
chỉ số lượng như “các”, “những”, “tất cả”,… Khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng
chỉ xảy ra khi có danh từ riêng trùng nhau hoặc tương tự được gộp lại thành một
khối chung, chẳng hạn: những Điện Biên Phủ (những chiến dịch lớn và thắng lợi
như chiến dịch Điện Biên Phủ); mấy thằng Sở Khanh (chỉ những kẻ bội bạc, chuyên