Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------

NGUYỄN PHI SỸ

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TUYÊN TRUYỀN
VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TUYÊN TRUYỀN
VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
GVC.TS Bùi Trọng Ngoãn



Người thực hiện:
Nguyễn Phi Sỹ
(Khóa 2011 – 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Phi Sỹ xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt
nghiệp này là do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GVC.TS. Bùi Trọng
Ngoãn.
Nếu có gì khơng hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tơi xin chịu hồn
tồn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Phi Sỹ


TRANG GHI ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy giáo, cơ
giáo, cán bộ Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn quý báu và giúp đỡ chúng tôi
rất nhiều trong q trình học tập.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Bùi
Trọng Ngỗn - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu, hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy cơ phịng Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tơi

những tư liệu cần thiết và q giá để chúng tơi có cơ sở nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tơi trong q trình
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Dù đã nỗ lực cố gắng, song do điều kiện về thời gian và khả năng
nghiên cứu có hạn nên khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý chân thành của các thầy cơ và
các bạn để khóa luận có thể hồn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Phi Sỹ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Bố cục đề tài .................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 6
1.1.Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nhà văn . 6
1.1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật........................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6
1.1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ .............................................................................. 7
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ nhà văn .............................................................. 10
1.1.2.1. Quan niệm của các nhà lí luận văn học về phong cách ngơn ngữ nhà
văn ................................................................................................................... 10
1.1.2.2. Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về phong cách ngôn ngữ nhà
văn ................................................................................................................... 11

1.2. Hồ Chí Minh – cuộc đời và sự nghiệp thơ ca .......................................... 12
1.2.1. Hồ Chí Minh – nhà cách mạng vĩ đại, người nghệ sĩ đa tài ................. 12
1.2.2. Sự nghiệp thơ ca .................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TUYÊN TRUYỀNVẬN
ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ....................... 19
2.1. Đặc điểm ngữ âm ..................................................................................... 19
2.1.1. Thể thơ .................................................................................................. 19
2.1.1.1. Thể thơ lục bát .................................................................................... 20
2.1.1.2. Thể thơ Đường luật ............................................................................ 21
2.1.1.3. Thể thơ tự do ...................................................................................... 22
2.1.1.4. Thơ 5 chữ ........................................................................................... 24


2.1.2. Nhạc tính trong thơ ............................................................................... 25
2.1.2.1. Nhịp điệu ............................................................................................ 25
2.1.2.2. Thanh điệu .......................................................................................... 30
2.1.2.3. Vần điệu ............................................................................................. 40
2.2. Đặc điểm từ vựng ..................................................................................... 46
2.2.1. Từ ngữ thơng dụng, bình dân ................................................................ 46
2.2.2. Sử dụng lớp từ mang màu sắc chính trị ................................................ 48
2.3. Đặc điểm cú pháp ..................................................................................... 49
2.3.1. Các biện pháp tu từ cú pháp .................................................................. 49
2.3.1.1. Phép điệp ............................................................................................ 49
2.3.1.2. Liệt kê và tăng cấp ............................................................................. 52
2.3.2. Một số kiểu câu có giá trị tu từ ............................................................. 55
2.3.2.1. Câu hỏi tu từ ....................................................................................... 55
2.3.2.2. Câu cảm thán ...................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. VAI TRỊ CỦA NGƠN NGỮ TRONG THƠ TUYÊN
TRUYỀN VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 60
3.1. Vai trị của ngơn ngữ trong những bài thơ kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí

Minh ................................................................................................................ 60
3.1.1. Ngắn gọn, dễ hiểu, giàu tính đại chúng ................................................ 60
3.1.2. Tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm người đọc, người nghe ...... 63
3.2. Vai trị của ngơn ngữ trong những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 67
3.2.1. Đưa đường lối cách mạng vào trong thơ một cách khéo léo ................ 67
3.2.2. Ngơn ngữ góp phần nêu bật tính động viên, cổ vũ ............................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, nhà văn hóa lớn, nhà thơ, nhà văn
nổi tiếng của dân tộc Việt Nam và nhân loại. Người đã để lại cho đời một sự
nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc
sắc về phong cách sáng tạo. Những tác phẩm của Bác thấm sâu và đọng lại
trong mỗi chúng ta bởi sự giản dị, trong sáng, chân thành, gần gũi của từng ý,
từng lời.
Trong văn nghiệp của Bác, chúng tôi thấy thơ ca chiếm một vị trí quan
trọng. Những bài thơ viết về mục đích chính trị, tuyên truyền vận động cách
mạng dễ nhớ, dễ thuộc, dễ truyền miệng. Đằng sau những câu thơ ấy là những
chủ trương, chính sách của Đảng, là những lời kêu gọi, tuyên truyền, động
viên, giáo dục tinh thần yêu nước, cứu nước. Thơ ca tuyên truyền vận động
cách mạng của Bác vừa có tầm tư tưởng lớn vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Từ mấy chục năm nay, thơ văn của Bác được đưa vào giảng dạy ở nhà
trường nên việc tiếp cận tác phẩm của Bác là một việc làm thiết thực. Đồng
thời, dạy học luôn hướng tới việc tạo ra tâm thế chủ động cho học sinh, hướng

dẫn cho học sinh tự chiếm lĩnh giá trị tác phẩm. Để làm được điều đó, chúng
tơi hiểu rằng cần nắm vững kiến thức về ngôn ngữ là rất quan trọng, có tác
dụng hướng cho học sinh cảm thụ tác phẩm một cách đúng đắn, trọng tâm và
sâu sắc.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ
tuyên truyền vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình. Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tơi
được lĩnh hội thêm những kiến thức lí luận về ngôn ngữ trong tác phẩm văn
học, cũng như những kỹ năng cần thiết khi xử lý một vấn đề khoa học, phục


2
vụ cho công việc của chúng tôi sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cơng trình nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh đã có một khối lượng rất lớn.
Cơng trình “Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu và phân tích thơ Hồ
Chủ tịch”, Nguyễn Đăng Mạnh đi sâu vào tìm hiểu thơ tuyên truyền vận động
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả đã khẳng định rằng: “Loại thơ này nhằm
mục đích phổ biến, giải thích đường lối chính sách của Đảng và động viên
quần chúng thực hiện” và ơng gọi đây là những “truyền đơn bằng miệng”,
“Đó chính là cách diễn đạt đúng nhất quan điểm sáng tác của Bác đối với thơ
tuyên truyền vận động” [22, tr.19]. Nguyễn Đăng Mạnh khái quát đặc điểm
phong cách thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời chỉ ra hướng nghiên cứu thơ
của Bác đạt hiệu quả cao nhất. Đây là cơng trình nghiên cứu sâu vào tìm hiểu
thơ tun truyền vận động của Bác hơn cả.Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đề cập
sâu đến ngôn ngữ trong thơ tuyên truyền vận động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tập Nghiên cứu bình luận chọn lọc về thơ văn Hồ Chủ tịch do Đỗ
Quang Lưu tuyển chọn và giới thiệu, có một số bài gần gũi với đề tài này.
Trong bài “Đọc thơ Bác” (in trong tập này), Nguyễn Như Khánh nhận định:
những lời kêu gọi, tuyên truyền trong thơ Bác là những câu diễn ca, văn vần

là những bài thơ hay “…chỉ với mấy chữ đơn sơ, Bác đã rọi lên cái nguồn
gốc của bao nhiêu đau khổ của giai cấp…những lời nôm na mộc mạc, trong
sáng, ý gãy gọn, rõ ràng, dễ thuyết phục, xen vào đó một giọng nói thân mật,
thủ thỉ, mộc mạc, chân thành. Khơng có sự đồng cảm của giai cấp sâu xa thì
khơng thể có lời thơ ấy được. Giọng thơ nôm na, mộc mạc…” [21, tr.96].
Khơng dừng lại ở đó, Như Khánh cịn phát hiện: “Đọc thơ Bác cũng như
ngẫm đời Bác, chúng ta đã học được bao điều… thơ Bác đâu phải chỉ là một
câu chuyện văn thơ. Đọc một vần thơ của Bác là để ngẫm thêm một hành
động, một ý nghĩ, một tư tưởng của Bác và cũng là để phấn đấu cho mỗi giọt


3
máu Việt Nam, ta mang trong mình mỗi chúng ta, ngày thêm tươi hồng, ngày
thêm lóng lánh”. [21, tr.105]. Trong bài Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao,
Chế Lan Viên viết: “Câu thơ ùn ùn, ào ào kéo tới, như gió bão, như khí thế
cao trào cách mạng lơi cuốn mọi người đi. Bác không phải đã nắm nhạc điệu
dân tộc, mà ở ngay trong lòng, trong trung tâm của luồng nhác ấy…” [21,
tr.110]. Cũng bàn về thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Hồ Chí Minh,
Nguyễn Phan Cảnh có bài Bước đầu tìm hiểu ngơn ngữ Hồ Chí Minh qua
những lời kêu gọi. Ở bài này, tác giả viết: “Lớp từ được dùng rộng rãi nhất
trong các bài viết của Hồ Chủ tịch là lớp từ thường dùng (việc lớp từ nào
được lựa chọn, sử dụng nhiều nhất trong tác phẩm của một tác giả không phải
ngẫu nhiên mà là do thế giới quan của tác giả quy định). Lớp từ thường dùng
này bao gồm những từ dùng chung cho mọi thành viên trong xã hội, dùng
chung cho mọi phong cách ngơn ngữ; nó có đặc điểm là tự nhiên, giản dị, mọi
người đều hiểu. Cho nên, chức năng tu từ của lớp từ này rất lớn. Nó cắt nghĩa
tại sao tác phẩm phải thai nghén trên cơ sở những từ giản dị và thơng thường
này lại có một sức tác động lớn đến mọi tầng lớp nhân dân”; “Khi nói chuyện
với một tầng lớp nhân dân nào, Hồ Chủ tịch thường hay dùng những từ quen
thuộc với tầng lớp đó để diễn giải tư tưởng của mình. Lời nói của Hồ Chủ

tịch, vì thế, trở nên gần gũi với tầng lớp nhân dân khác nhau. Tư tưởng của
Hồ Chủ tịch vì thế đi một cách tự nhiên vào suy nghĩ của tầng lớp nhân dân
khác nhau đó”[21, tr.158]. Nhưng cũng như các tác giả khác, ông chưa đi sâu
tìm hiểu đặc điểm thơ Bác và đặc biệt là mảng thơ mang nội dung chính trị,
tuyên truyền vận động cách mạng.
Cơng trình do các tác giả Nguyễn Như Ý, Nguyên An, Chu Huy giới
thiệu “Hồ Chí Minh – tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ” là công trình tập
hợp các bài viết, bài bình luận của các nhà hoạt động chính trị, các nhà văn
hóa, các nhà nghiên cứu giảng dạy khoa học xã hội có uy tín về các giá trị tư


4
tưởng, giá trị giáo dục, giá trị nghệ thuật của văn thơ Hồ Chí Minh.
Như vậy, nghiên cứu thơ văn của Hồ Chí Minh đã được quan tâm từ lâu
và trên nhiều phương diện khác nhau. Các tác giả đã khám phá sâu sắc về đặc
điểm ngôn ngữ thơ Bác. Tuy vậy, chúng tơi chưa thấy có một cơng trình nào
đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm ngơn ngữ thơ tuyên truyền vận động cách mạng
của Bác. Nếu có chỉ là những cơng trình, bài viết chỉ dừng lại ở nhận xét lẻ tẻ,
rải rác. Chúng tôi lĩnh hội, xem đó là những gợi ý đáng quý để có thể tìm hiểu
sâu hơn, rõ hơn về đặc điểm ngơn ngữ trong thơ tuyên truyền vận động cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm ngôn ngữ thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu trong 86 bài thơ mang nội dung chính trị, tuyên
truyền vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được in trong tập Hồ
Chí Minh – tuyển tập văn học (2005), Nxb Văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp khảo sát, thống kê phân loại
Người viết sử dụng phương pháp này để khảo sát, thống kê tần số xuất
hiện và phân loại các đặc điểm của ngôn ngữ trong 86 bài thơ tiếng Việt mang
nội dung chính trị, tuyên truyền vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
4.2. Phương pháp phân tích phong cách học
Phương pháp này được người viết sử dụng để chỉ ra đặc điểm, ý nghĩa
và làm rõ giá trị đặc sắc về ngôn ngữ của những bài thơ này. Đồng thời, chúng


5
tôi khái quát những nét chung nhất về những giá trị nghệ thuật của bài thơ để
từ đó có cái nhìn bao qt hơn về đặc điểm ngơn ngữ trong những bài thơ
mang nội dung chính trị, tuyên truyền vận động cách mạng của Bác.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của
đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ thơ tuyên truyền vận động cách mạng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chương 3: Vai trị của ngơn ngữ trong thơ tuyên truyền vận động cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


6

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ

nhà văn
1.1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1.1. Khái niệm
Về khái niệm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, dù có những cách diễn
đạt khác nhau nhưng hầu như đều thống nhất về mặt quan niệm:
Trong cuốn Phong cách học Tiếng Việt, 1982, Nhà xuất bản giáo dục,
Võ Bình cùng các tác giả khác coi ngơn ngữ nghệ thuật là một phong cách
chức năng và “ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ được sử dụng trong thơ ca và
văn xuôi nghệ thuật [3, tr.190]
Tác giả Cù Đình Tú cũng xem ngơn ngữ nghệ thuật là một phong cách
chức năng. Trong cơng trình Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt,
ông cho rằng: “Phong cách ngôn ngữ là dạng tồn tại trọn vẹn và sáng chói
nhất của ngơn ngữ tồn dân”.[34, tr.173]
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa trong giáo trình Phong cách học
tiếng Việt, đã định nghĩa về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật như sau: “Phong
cách ngơn ngữ nghệ thuật là tồn bộ những biến thể sử dụng ngôn ngữ trong
các chuỗi câu hay văn bản có chức năng thơng báo – thẩm mĩ, tức là vừa
thơng tin một nội dung nào đó, vừa thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp
của con người bằng chính ngơn ngữ (lời nói) của mình”.[14, tr.30]
Trong bài giảng của mình, Bùi Trọng Ngỗn quan niệm: “Phong cách
ngơn ngữ văn chương (cịn gọi là phong cách ngơn ngữ văn học, phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật) là phong cách ngơn ngữ sử dụng trong các loại hình
văn chương, được xây dựng trên cơ sở tư duy hình tượng.” [25, tr.21]


7
1.1.1.2. Đặc điểm ngơn ngữ
Tập hợp từ các cơng trình phong cách học, chúng tôi xác định ngôn ngữ
nghệ thuật có những đặc điểm cơ bản sau đây:
+ Về mặt ngữ âm

Đặc điểm ngôn ngữ về mặt ngữ âm thể hiện ở ngữ điệu và các biện
pháp tu từ ngữ âm. Riêng đối với thơ, điểm nổi bật là nhạc tính. Có thể nói,
tính nhạc là một trong những đặc trưng ngữ âm cơ bản của ngôn ngữ thơ ca.
Tiếng Việt là ngôn ngữ rất giàu về nguyên âm, phụ âm và thanh điệu. Đây
chính là cơ sở của sự hịa âm độc đáo trong ngơn ngữ thơ Việt Nam.
Khi khai thác tính nhạc, chúng ta cần chú ý đến những mặt đối lập về
tính “trầm – bổng”, “khép – mở” của nguyên âm; đối lập về “vang – tắc” giữa
hai dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong các âm cuối; đối lập về tính
“cao – thấp”, “bằng – trắc” của các thanh điệu. Đối với ngôn ngữ thơ, nếu
chúng ta biết vận dụng phối hợp các yếu tố trên, sẽ tạo ra những hiệu quả nhất
định trong việc thể hiện các cung bậc cảm xúc.
Ngoài ra, hai yếu tố vần và nhịp cũng là những yếu tố quan trọng góp
phần tính nhạc cho ngơn ngữ. Tính nhạc trong ngơn ngữ đưa thơ ca xích lại
gần với âm nhạc. Trong một tác phẩm, vai trò của các yếu tố thanh, vần, nhịp
khơng hồn tồn giống nhau, phụ thuộc vào bài thơ, thể thơ cụ thể. Tùy vào ý
đồ nghệ thuật của tác giả mà các yếu tố này nhận được mức độ quan tâm, trau
chuốt khác nhau. Tuy nhiên, trong bất kỳ một bài thơ nào, khi vai trò của các
yếu tố này càng được chú trọng thì nhạc tính trong thơ càng cao.
+ Về mặt từ vựng
Bên cạnh ngữ âm thì từ vựng là một yếu tố cấu thành tác phẩm thi ca.
Nhà văn, nhà thơ khai thác toàn bộ vốn từ vựng tiếng Việt: từ toàn dân,
phương ngữ… và các lớp từ đặc dụng; khai thác triệt để màu sắc biểu cảm
của các đơn vị từ vựng.Trong thơ, tùy vào đặc trưng thể loại mà các nhà thơ


8
lựa chọn từ sao cho phát huy tối đa hiệu quả nghệ thuật của bài thơ và phù
hợp với cấu trúc ngôn ngữ thơ. Mỗi từ được đưa vào trong thơ đều được nhà
thơ chọn lọc, mài giũa kỹ càng và thường sử dụng với lớp nghĩa rất linh hoạt,
mở ra những ý mới, tinh tế hơn, giàu sức biểu cảm. Ý nghĩa biểu trưng tạo

cho ngôn ngữ thơ một hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả. Bởi qua ngôn ngữ
thơ, độc giả không chỉ tiếp nhận suy tư của tác giả bằng mắt, tai mà còn cả sự
rung động trước một thế giới khác hơn mà ngôn ngữ thơ vẽ ra trong tâm trí
họ.
Ngơn ngữ thơ ca có quan hệ mật thiết với từng ngôn ngữ dân tộc.
Tiếng Việt là một kho tàng phong phú, với nhiều lớp từ: từ địa phương, vay
mượn, từ cổ, từ lịch sử, từ lóng, từ nghề nghiệp… Sự đa dạng về “chất liệu”
giúp nhà thơ thỏa sức sáng tạo và xây dựng thế giới nghệ thuật trong các thi
phẩm. Thực tiễn sáng tác thi ca cho thấy, các nhà thơ hiện đại Việt Nam đã và
đang vận dụng khá linh hoạt và uyển chuyển ngơn ngữ mẹ đẻ. Thậm chí, qua
những tác phẩm thơ ca, các nhà thơ góp phần làm cho Tiếng Việt ta ngày càng
giàu đẹp hơn.
Bên cạnh việc vận dụng kho tàng phong phú của Tiếng Việt, các nhà
thơ cịn có thể sử dụng một số biện pháp chuyển nghĩa (so sánh, ẩn dụ, hoán
dụ, tượng trưng, so sánh…) và các phương thức tổ hợp từ (điệp, đối, song
hành…) để đa dạng hóa phương thức biểu đạt và góp phần vào q trình tạo
nghĩa của ngơn ngữ. Trong q trình này, cái biểu hiện và cái được biểu hiện
xâm nhập, chuyển hóa cho nhau tạo nên những khoảng khơng ngữ nghĩa,
những lớp trầm tích cho ngơn ngữ thơ ca.
+ Về mặt cú pháp
Ngôn ngữ nghệ thuật là nơi tập hợp phong phú nhất, sinh động nhất
mọi kiểu câu của tiếng Việt. Các biện pháp tu từ cú pháp được khai thác đồng
sáng tạo. Riêng ở thể loại trữ tình có một loại cú pháp riêng: cú pháp thơ ca.


9
Bình diện cú pháp trong thơ thể hiện ở những điểm sau: sự phân chia các
dòng thơ, câu thơ, những kiểu câu và cách sắp xếp, tổ chức từ ngữ trong thơ.
Trước tiên, đó là sự phân chia các dịng thơ. Có người quan niệm mỗi
dịng thơ tương ứng với một câu thơ. Nhưng trong thực tế, ranh giới giữa câu

thơ và dịng thơ khơng hồn tồn trùng khít nhau. Bởi bên cạnh những câu thơ
nằm trọn trong một dòng duy nhất thì cũng có những câu thơ trải nhiều dòng.
Một bài thơ bao giờ cũng được tạo nên do sự liên kết giữa các dòng thơ. Sự
phân dòng thể hiện cách tổ chức đặc biệt của ngôn ngữ thơ. Thơng thường,
câu thơ trùng với dịng thơ khi dịng thơ diễn đạt trọn một ý. Nhưng nhiều khi
có những câu thơ gồm nhiều dịng thơ. Có khi một câu thơ là cả một đoạn thơ
dài. Trong đó, mỗi dịng thơ là một bộ phận của câu.
Cách sắp xếp từ ngữ trong thơ cũng khác với văn xi. Có khi các
thành phần trong dòng, trong câu hay bị đảo lộn trật tự, các từ khơng sắp xếp
logic bình thường, trong câu thơ xảy ra hiện tượng vắt dòng. Cấu trúc câu thơ
cũng khác với văn xuôi. Câu trong văn xuôi thường phải tuân theo các quy tắc
bắt buộc và chặt chẽ. Ngược lại, câu trong thơ khơng hồn tồn tn theo quy
tắc bắt buộc và chặt chẽ. Nhà thơ có thể sáng tạo, sử dụng những kiểu câu lạ
nhưng không ảnh hưởng gì đến quá trình tiếp nhận ngữ nghĩa của văn bản. Sự
kết hợp bất bình thường đó mở ra những giá trị và ý nghĩa mới cho ngôn ngữ
thơ trong quá trình diễn đạt cũng như trong quá trình tạo lập phong cách riêng
cho mỗi thi sĩ.
Từ việc phân tích vai trị của ngữ âm, từ vựng, cú pháp, chúng tôi thấy
ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ nghệ thuật rất đặc thù. Đây không chỉ là sản
phẩm thể hiện tài năng và sức sáng tạo của tác giả mà còn là đối tượng để
người đọc đồng sáng tạo. Ngơn ngữ thơ ca có khả năng vơ tận trong việc
khám phá, miêu tả những trạng thái tinh tế, bí ẩn của thế giới tâm hồn con
người.


10

1.1.2. Phong cách ngôn ngữ nhà văn
Ngôn ngữ là chất liệu và phương tiện mang tính đặc thù của văn học.
Khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học, bởi chính ngơn ngữ

đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính
cách…Ngơn ngữ là yếu tố đầu tiên mà người nghệ sĩ sử dụng trong quá trình
chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm. Đồng thời, nó cũng là yếu tố đầu tiên trong sự
tiếp xúc của người đọc và tác phẩm.
Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo “chất liệu” ngôn
ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của mình, xây dựng hình tượng của
mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng không
nhầm lẫn được. Một tác phẩm văn học đích thực là một tác phẩm có những vẻ
đẹp nghệ thuật thực sự khác biệt. Lao động của nhà văn là lao động sáng tạo,
dù muốn hay khơng thì mỗi nhà văn đều phải tạo cho mình một nét riêng biệt,
một phong cách nghệ thuật. Phong cách ngôn ngữ nhà văn là điểm hấp dẫn,
mời gọi người đọc đến với nhà văn, là phương tiện khẳng định vị trí, tên tuổi
của nhà văn đối với nền văn học.
1.1.2.1. Quan niệm của các nhà lí luận văn học về phong cách ngơn ngữ nhà
văn
Nhiều nhà lí luận đã khái qt về phong cách nhà văn như:
Lê Bá Hán trong cuốn Cơ sở lí luận văn học, Tập 2 (1980) cho rằng:
“Lắng nghe, ghi chép, học tập ngôn ngữ nhân dân cơng phu và cần mẫn, từ đó
sử dụng ngơn ngữ nhân dân một cách sáng tạo, đó là con đường quan trọng
nhất để nhà văn xây dựng cho mình một văn phong bản sắc”. [13, tr.177]
Các tác giả trong cuốn Lí luận văn học (Phương Lựu chủ biên) đã
khẳng định: “…trong ngơn ngữ thì mỗi nhà văn độc đáo ở những hệ thống tu
từ khác nhau cũng là điều dễ thấy”. [18, tr.484]


11
Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra một hệ
thống quan niệm toàn diện về phong cách ngôn ngữ nhà văn. Cụ thể, phong
cách ngôn ngữ nhà văn “…biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về
thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy.”

[12, tr.225]
Vậy, nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ nhà văn, các nhà lí luận văn
học đều xem ngơn ngữ là nơi biểu hiện một cách tập trung những nét độc đáo
trong cá tính sáng tạo của nhà văn. Đồng thời, nó cũng là một khía cạnh để
tìm hiểu phong cách của các nhà văn.
1.1.2.2. Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về phong cách ngôn ngữ nhà
văn
Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Cù Đình Tú
cho rằng: “Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản thể, thuộc
về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương”. [34, tr.122]. Trong cuốn
này, ông cho rằng ngôn ngữ văn chương vừa giống mọi người, vừa khác mọi
người. Giống là để cho người ta hiểu, khác là để thành ra văn thì mọi người
mới thích đọc. Sự khác khác biệt về ngơn ngữ này chính là dấu hiệu để xác
định phong cách tác giả. Theo ông, để hiểu khái niệm cũng như phong cách
tác giả phải căn cứ vào hai dấu hiệu là “khuynh hướng ưa thích và sở trường
sử dụng những loại phương tiện ngơn ngữ nào đó của tác giả” và “sự đi chệch
chuẩn mực của tác giả”[34, tr.20]
Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học tiếng Việt cho rằng: ngôn
ngữ riêng của mỗi nhà văn là sự lệch của một cái toàn thể hệ thống so với cái
toàn thể của ngơn ngữ chung và “Nhà văn có phong cách cá nhân là nhà văn
có cái độc đáo về ngơn ngữ mang phẩm chất thẩm mỹ cao được kết tinh trong
sự sáng tạo”. [17, tr.20]
Qua các quan niệm trên, chúng tơi cho rằng nhà văn có phong cách là


12
nhà văn biết sử dụng ngơn ngữ tồn dân, của dân tộc để tạo ra một đặc điểm
ngôn ngữ độc đáo. Với cách hiểu này, chúng tôi nghiên cứu đặc điểm ngôn
ngữ thơ tuyên truyền vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng
cách khảo sát các đặc điểm ngữ âm, từ vựng, cú pháp.

1.2. Hồ Chí Minh – cuộc đời và sự nghiệp thơ ca
1.2.1. Hồ Chí Minh – nhà cách mạng vĩ đại, người nghệ sĩ đa tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già kính yêu của nhân dân Việt
Nam, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người sinh ngày 19/05/1890 trong một gia
đình nhà nho, ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền
thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Lúc
sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sau vì hoạt
động cách mạng Người lấy tên là Nguyễn Tất Thành, rồi sau đó đổi thành
Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Thân sinh của Người là một nhà nho yêu
nước, chị gái và anh trai của Người đều tham gia chống thực dân Pháp và bị
tù đày. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc
đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy bén về
chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các
phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu
dân, cứu nước.
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc đấu tranh không ngừng
nghỉ để giành lại quyền độc lập và tự do cho dân tộc. Tháng 6 năm 1911,
Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Suốt 30 năm bôn ba
hoạt động, Người đã làm rất nhiều nghề để kiếm sống, đã đi đến nước Pháp
và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hịa mình với
những phong trào của cơng nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao
động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học


13
thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và
sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng
dân tộc và giải phóng giai cấp.

Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp
bức Á Đông, xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925) và Đường Kách Mệnh (1927). Những tác phẩm này của Người vừa là
những đòn đánh trực diện vào bọn đế quốc thực dân lúc bấy giờ, vừa thể hiện
lòng yêu nước tột bậc của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Ngày
03/02/1930, Người chủ tọa hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam tại
Cửu Long (Trung Quốc). Từ đây, Đảng Cộng Sản Việt Nam do Người đứng
đầu trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, ngày 02/09/1945, tại quảng
trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc
bản Tun ngơn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp câu kết với đế quốc Mỹ, Anh và lực
lượng phản động Quốc dân Đảng (Trung Quốc) trở lại xâm lược nước ta một
lần nữa. Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam và lấn dần từng bước
kéo quân đánh chiếm miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất
Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng
chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tồn quốc kháng
chiến, Người tiếp tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp
định Giơ-ne-vơ được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị đế


14
quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Người cùng với
Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm
vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng
Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo
vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng đưa dân nhân ta đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, người chiến sĩ tài ba ấy đã dốc lịng vì
nước vì dân, nhiều đêm không ngủ lo cho kháng chiến, lo cho cuộc sống ấm
no của mn nhà.
Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời trong niềm tiếc
thương vô hạn của hàng triệu con dân đất Việt: “Suốt mấy hôm rày đau tiễn
đưa/ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa” (Bác ơi – Tố Hữu). Cũng trong bài
thơ đó, nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Bác Hồ là thế; người cha yêu nước, thương dân là thế. Bác sống cho tổ
quốc cho đồng bào Việt Nam trọn cả “một kiếp người”.Và có lẽ cũng vì thế
mà khơng q đỗi ngạc nhiên khi con người ấy còn được khẳng định là “Một
tâm hồn nghệ sĩ bẩm sinh” (Nhà nghiên cứu – phê bình Phong Lê). Cái đẹp
trong thơ văn của Bác chính là sức mạnh của vũ khí văn chương. Cái Chân –
Thiện – Mĩ được thể hiện rõ qua chất thép và chất thơ trong văn chương của


15
Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác thơ văn là nhằm mục đích cách mạng
cho dân tộc và cho nhân loại, nội dung phản ánh trong các sáng tác của Người
có một phạm vi rộng lớn vơ cùng phong phú, đa dạng, đó là “một thế giới
trong chiều rộng và chiều sâu của nó”. Mặt khác, xuất phát từ mục tiêu cách

mạng, nhằm giải phóng con người và phát triển con người, của dân tộc Việt
Nam và nhân loại cần lao trên thế giới nên thơ văn của Bác đều nhằm hướng
tới đối tượng người đọc ở mọi tầng bậc, mọi lứa tuổi thuộc các dân tộc khác
nhau, ở những vị trí khác nhau. Do đó, Người tìm được những cách sáng tạo
riêng, thích hợp với từng đối tượng tiếp nhận văn chương cụ thể, vì thế mà
thơ văn Bác có một sự đa dạng phong phú.Với mỗi đối tượng cụ thể, trong
những văn cảnh cụ thể, Bác Hồ đều tìm ra những cách nói cách viết phù hợp
nhất. Nếu đối tượng là người phương tây, Bác có cách viết rất “Tây”, sâu xa,
châm biếm, hài hước, ý nhị…Với nhân dân Việt Nam, Bác lại nói và viết rất
giản dị, mộc mạc, nhiều khi có vần, có đối như ca dao tục ngữ rất quen thuộc
với số đông mọi người. Với những nhà tri thức uyên bác, Người lại bàn về
những lời răn dạy của các bậc tiên hiền, bàn về những vấn đề sâu sắc của
khoa học, của thơ ca và nghệ thuật…
1.2.2. Sự nghiệp thơ ca
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một kho tàng thơ ca lớn về số lượng và
chất lượng. Những tác phẩm của Bác mang nội dung và ý nghĩa vô cùng to
lớn, góp phần khơng nhỏ vào cơng cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của toàn
dân tộc ta. Rất nhiều tác phẩm của Bác được đông đảo nhân dân trong nước
và trên thế giới yêu quý.
Thơ trong sự nghiệp văn chương của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xem
là thể loại tâm huyết và thành công nhất của Bác. Chủ tịch Hồ Chí Minh có
khoảng hơn 250 bài thơ ở các tập: Nhật ký trong tù, thõ chữ Hán, thơ chúc Tết
và thơ tiếng Việt. Thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chia làm 2 bộ phận là


16
thơ cảm hứng trữ tình và thơ tuyên truyền vận động cách mạng.
Nhật ký trong tù là tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo. Bác bộc lộ sự
cảm thương trước cảnh đời lam lũ của những con người phu đường và những
người nông dân vất vả một nắng hai sương. Bác đạt biệt qua tâm đến những

mảnh đời bé nhỏ của trẻ em cơ nhỡ, phụ nữ phải chiu cảnh tù đày. Tập thơ thể
hiện rõ chủ nghĩa nhân đạo và giá trị nghệ thuật một cách rõ nét. Nhiều tứ thơ
thể hiện rất sáng tạo, nhiều hình ảnh thơ gợi cảm từ mặt trời buổi sớm, vầng
trăng non trong đêm, dịng sơng giữa hai bờ làng xóm, làng quê được mùa vui
ca hát.
Thơ chữ Hán gồm 36 bài viết trong nhiều thời điểm. Đó là những bài
cổ thi thâm thúy với tứ thơ mở ra phóng khống trên nhiều đề tài. Vậy, ta có
thể thấy di sản văn học của Bác phong phú và độc đáo, có giá trị to lớn trên
nhiều phương diện. Thơ Bác ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của
con người Việt Nam, có giá trị lớn lao trong lịch sử văn học nước nhà.
Dù là ở thể thơ nào thì thơ Bác đều nói lên cuộc đời của một người
chiến sĩ cộng sản vĩ đại với tấm lịng, tình cảm của một trái tim lớn: “Ơm cả
non sơng, mọi kiếp người” (Bác ơi – Tố Hữu). Thơ ca của Bác đều mang một
ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc mà vẫn dễ hiểu, dễ nhớ. Những tác phẩm của Bác
mang đậm màu sắc chính trị nhưng cũng khơng kém giá trị nghệ thuật, điều
đó đã làm nên nét riêng trong phong cách thơ Bác. Chúng ta có thể khẳng
định rằng: Chủ tịch Hồ Chí là một nhà thơ lớn của nền thơ ca dân tộc Việt
Nam hiện đại. Những đóng góp của Bác đối với nền thơ ca dân tộc vô cùng
lớn lao. Bác xứng đáng là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ xuất
sắc của dân tộc.
Bên cạnh thơ cảm hứng trữ tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thơ
mang nội dung chính trị, tun truyền vận động cách mạng chiếm số lượng
không nhỏ. Bộ phận này gồm các bài thơ chúc Tết và những bài thơ mang nội


17
dung chính trị của Bác trong thời kì hoạt động cách mạng. Đây là một thể loại
thơ độc đáo, không chỉ có giá trị cao về mặt văn học mà cả mặt lịch sử.
Tập thơ cảm hứng trữ tình vẽ nên bức chân dung tự họa của “một bậc
đại nhân, đại trí, đại dũng” thì mảng thơ mang nội dung chính trị, tuyên

truyền vận động cách mạng của Bác dễ dàng nhận ra một nhà chiến lược ngôn
ngữ tài ba trong việc phát huy sức mạnh ngôn ngữ dân tộc vào mục đích kêu
gọi hành động cách mạng nhằm mục đích đạt kết quả cao nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tự cho rằng văn thơ của Người chỉ là vũ khí
sắc bén phục vụ cho cơng cuộc cách mạng của dân tộc. Thế nhưng sau mỗi lời
thơ, trang viết ấy ta ln nhận ra bóng dáng của một người nghệ sĩ thiên tài.
Những tác phẩm của Bác mang đậm màu sắc chính trị nhưng cũng khơng kém
giá trị nghệ thuật, điều đó làm nên nét riêng trong phong cách thơ Hồ Chí
Minh. Có thể khẳng định rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của
nền thơ Việt Nam hiện đại. Những đóng góp của Người đối với nền thơ ca
Việt Nam là vô cùng to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là sự kết tinh cao độ
phẩm chất quý giá của con người đẹp nhất trong thời đại. Như nhà phê bình
Phong Lê đã từng viết: “Có một sự nghiệp văn thơ và một phẩm chất nghệ sĩ
ở Bác Hồ. Và điều đó được xác nhận bằng sự hiện diện, sự tác động và hiệu
quả mà văn thơ đó đã mang lại cho đời sống tinh thần của dân tộc suốt hơn
nửa thế kỷ. Một sự nghiệp văn thơ được lớp lớp các thế hệ công chúng Việt
Nam truyền tụng. Một sự nghiệp văn thơ, mà những người chun mơn,
những bậc thầy văn hố, văn nghệ trong nước và trên thế giới đều nhất trí xem
trọng và ngợi ca”.
Khảo sát 86 bài thơ tiếng Việt mang nội dung chính trị, tuyên truyền
vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta có thể thấy rõ hơn đặc
điểm về ngữ âm, từ vựng, cú pháp…trong thơ của Bác sử dụng một cách
nhuần nhuyễn, độc đáo nhưng đều hướng về mục đích chính trị. Chính tài


18
năng nghệ thuật, mục đích sáng tác dường như có chiến lược rõ ràng cùng với
sự thống nhất ở ngôn ngữ, đó là sự mềm mại, uyển chuyển, giản dị, ngắn gọn,
cô đọng, hàm súc…mà Bác đã tạo nên một luồng sinh khí mới cho thơ ca Việt
Nam. Nó cũng tạo nên một động lực tinh thần mạnh mẽ trong ý chí chiến đấu

bảo vệ Tổ quốc của mỗi tầng lớp, mỗi con người trên đất nước Việt Nam.


19

CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TUYÊN TRUYỀN
VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm ngữ âm
2.1.1. Thể thơ
Thể thơ - một khái niệm của thể loại - một phạm trù quan trọng của lý
luận văn học, cho ta biết về phương diện hình thức của tác phẩm, các phương
thức, thể thức cấu tạo văn bản và hình tượng.
Để phân loại các thể thơ người ta thường lấy số âm tiết và vần làm căn
cứ phân loại.
Căn cứ vào số âm tiết trong dịng thơ, có thể chia ra các loại: thơ 2 chữ,
thơ 3 chữ, thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 8 chữ, thơ lục bát (tổ hợp 6 chữ và 8 chữ),
thơ tự do (số âm tiết trong mỗi dịng thơ khơng đều nhau).
Căn cứ vào vần luật, người ta phân chia thành 2 loại:
- Thơ cách luật (thơ có quy tắc và luật lệ ổn định): thơ Đường luật, lục
bát, song thất lục bát.
- Thơ không cách luật (thơ không hạn chế về số tiếng, số câu): thơ tự do.
Thơ mang nội dung chính trị, tuyên truyền vận động cách mạng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng nhiều thể thơ khác nhau để tạo hiệu quả nghệ
thuật cao. Mỗi thể thơ Bác dùng đều có dụng ý riêng của mình. Thơ của Bác
là tiếng nói của một tâm hồn vĩ đại, mang giá trị sâu sắc trên nhiều phương
diện. Người “sáng tác trong những hoàn cảnh khác nhau, thời điểm khác
nhau; có khi là mẫu mực, cổ điển trong những cách tân hiện đại, khi lại giản
dị, mực thước, nôm na một cách nghệ thuật. Tất cả đều là dụng công, đều là
điêu luyện, đạt tới sự đối nghịch thống nhất trong văn phong, bút pháp nhuần

nhuyễn đầy bản lĩnh. Một phong cách độc đáo, đa dạng, thở “viết cứ như


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×