Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.19 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
------------------

NGUYỄN UYÊN PHƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THUYẾT MINH
PHIM TÀI LIỆU CỦA ĐỒN HUY GIAO
TRONG TẬP TÂY NGUN – MIỀN MƠ TƯỞNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
------------------

ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ THUYẾT MINH
PHIM TÀI LIỆU CỦA ĐỒN HUY GIAO
TRONG TẬP TÂY NGUYÊN – MIỀN MƠ TƯỞNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
GVC. TS. Bùi Trọng Ngỗn



Người thực hiện:
NGUYỄN UN PHƯƠNG
(Khóa 2010 – 2014)

Đà Nẵng, tháng 05/2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Nội dung nêu trong luận văn là trung thực và khơng sao chép các cơng
trình nghiên cứu của người khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong báo cáo là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng. Tơi xin chịu hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và
nguyên bản của báo cáo.

Tác giả luận văn

Nguyễn Uyên Phương


LỜI CẢM ƠN
Cơng trình này đã hồn thành trong sự nỗ lực của bản thân tôi và sự giúp
đỡ của những người mà tơi hằng kính trọng. Xin được cảm ơn TS. Bùi Trọng
Ngỗn – người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian qua và đạo diễn
Đồn Huy Giao – người đã hỗ trợ tôi về nguồn tư liệu liên quan đến đề tài,
cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè đã động viên tinh thần để tơi hồn thành
tốt cơng việc này.
Dù đã rất cố gắng nhưng khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được
sự góp ý từ q thầy cơ và bạn bè.

Xin chân thành cảm ơn !

Đà nẵng, tháng 05/2014

Nguyễn Uyên Phương


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
4. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5
6. Bố cục khóa luận .......................................................................................... 5
NỘI DUNG………………………………………………………………..….6
Chương Một - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN ............................................... 6
1.1. Tổng quan về lời thuyết minh trong phim tài liệu truyền hình ................. 6
1.1.1. Khái niệm phim tài liệu truyền hình ....................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của phim tài liệu truyền hình ............................................... 10
1.1.3. Ngơn ngữ thuyết minh của phim tài liệu.............................................. 12
1.2. Đồn Huy Giao và những thước phim tài liệu ....................................... 14
1.2.1. Đơi nét giới thiệu về Đồn Huy Giao ................................................... 14
1.2.2. Phim tài liệu của Đoàn Huy Giao ......................................................... 16
1.2.3. Phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ......................................... 17
Chương Hai - KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THUYẾT MINH
TRONG BỘ PHIM TÀI LIỆU TÂY NGUYÊN – MIỀN MƠ TƯỞNG..... 19
2.1. Đặc điểm của hệ thống từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh trong phim tài
liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng .................................................................. 19

2.1.1. Tổng quan về các lớp từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh trong phim
tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ............................................................. 19
2.1.2. Một số lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ của ngôn ngữ thuyết minh trong
phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ................................................... 22


2.2. Đặc điểm ngữ pháp của lời thuyết minh trong phim tài liệu Tây Nguyên –
Miền mơ tưởng ................................................................................................ 27
2.2.1. Tổng quan về các kiểu câu được sử dụng trong lời thuyết minh của
phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ................................................... 27
2.2.2. Các kiểu câu giàu sắc thái tu từ được sử dụng trong lời thuyết minh của
phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ................................................... 31
2.3. Đặc điểm diễn đạt của lời thuyết minh trong phim tài liệu Tây Nguyên –
Miền mơ tưởng ................................................................................................ 33
2.3.1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong lời thuyết minh của phim tài
liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng .................................................................. 33
2.3.2. Các cách nói hàm ngơn được sử dụng trong lời thuyết minh của phim
tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ............................................................. 38
2.3.3. Các cách nói vịng - uyển ngữ được sử dụng trong lời thuyết minh của
phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ................................................... 41
Chương Ba: BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỜI
THUYẾT MINH VÀ HÌNH ẢNH TRONG PHIM TÀI LIỆU ................ 45
3.1. Vai trị của các yếu tố ngơn ngữ đối với hệ thống vấn đề trong phim tài
liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng .................................................................. 45
3.2. Vai trò của các yếu tố ngôn ngữ đối với phong cách nghệ thuật Đoàn Huy
Giao qua Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ......................................................... 48
3.3. Một số nhận xét về tính tương thích giữa lời thuyết minh và hình ảnh
trong các tập phim của bộ phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng ......... 51
KẾT LUẬN ................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56



1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phim tài liệu là một bộ phận khơng thể thiếu được của chương trình
truyền hình. Trước đây, phim tài liệu gần như là một mảng riêng và như là
dấu gạch nối giữa điện ảnh và truyền hình. Nhưng cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của truyền hình trong mấy chục năm nay, thì phim tài liệu lại là hoạt
động không thể thiếu được của các đài truyền hình, nhất là các đài lớn. Do đó,
phim tài liệu cũng đã trở thành một đối tượng nghiên cứu của chuyên ngành
báo chí. Cấu thành nên phim tài liệu là hai bộ phận lớn: hình ảnh và lời thuyết
minh. Vì thế, đặc điểm của lời thuyết minh trong phim tài liệu xứng đáng
được coi là một đối tượng cần được nghiên cứu sâu.
Trong đời sống văn hóa xã hội mấy chục năm nay, thời lượng dành cho
phim tài liệu của các đài truyền hình và thái độ của khán giả của thể loại này
càng ngày càng tăng. Thế nhưng những cơng trình nghiên cứu sâu về thể loại
này chưa có. Hầu như những người cơng tác chun mơn ở các khoa Báo chí
và các đài truyền hình chỉ tập trung vào quá trình sản xuất phim mà chưa
miêu tả chi tiết về:
- Yêu cầu đối với hình ảnh của phim tài liệu truyền hình.
- Yêu cầu đối với ngôn ngữ thuyết minh trong phim tài liệu truyền hình.
- Mối quan hệ giữa lời thuyết minh và hình ảnh trong phim tài liệu.
- Thời lượng, đề tài, hiệu quả của lời thuyết minh, hiệu quả của hình ảnh
trong phim tài liệu truyền hình.
Trong hàng loạt những vấn đề gần như cịn để trống đó, chúng tơi hướng
đến vấn đề ngôn ngữ thuyết minh trong phim tài liệu truyền hình.
Là một sinh viên chuyên ngành văn học, thì hai phương diện tri thức và
kĩ năng đối với người học bao giờ cũng là yêu cầu bắt buộc. Vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ thuyết minh phim tài liệu của Đoàn Huy Giao



2
trong tập Tây Nguyên – Miền mơ tưởng làm luận văn tốt nghiệp. Đây là đề tài
có tính liên ngành. Vì thế, giải quyết được đề tài cũng là một cách để giúp
chúng tôi củng cố kiến thức ngôn ngữ học, văn học, vừa giúp chúng tơi có thể
tiếp cận được sự hiểu biết về một chuyên ngành liên cận.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cho đến nay, khi nói đến phim tài liệu, nhiều khán giả sẽ liên tưởng đến
những thước phim khô khan và kém hấp dẫn với người xem, ví như phim
phóng sự về chiến tranh, kí sự hành trình. Trước thái độ hờ hững của khán giả
như vậy nên các vấn đề nghiên cứu về lời thuyết minh trong phim tài liệu hầu
như rất ít.
Đầu tiên phải kể đến tác giả Trần Doanh Trung với giáo trình Kịch bản
phim tài liệu. Trong đó, ơng nhận định về phim tài liệu Việt Nam như sau:
“Phim tài liệu tạo điều kiện tốt chưa từng thấy giúp con người giải phóng tầm
mắt, đi khắp mọi ngóc ngách trên các châu lục, xuống đáy đại đương hay vào
vũ trụ, chiêm ngưỡng đến cả thế giới vi mơ, đóng góp lớn trong nâng cao dân
trí vì sự tiến bộ xã hội” [8, tr.22].
Tác giả Nguyễn Hậu trong bài viết Vấn đề phim tài liệu lại khẳng định
tính chân thật của phim tài liệu là yếu tố quan trọng: “phim tài liệu quan trọng
ở chỗ nào? Câu trả lời là ở bản chất, đặc trưng của nhóm thể loại này, nhóm
thể loại mà từ những năm hai mươi của thế kỉ trước, các bậc thầy của điện ảnh
Xô viết đã gọi là điện ảnh mắt hay điện ảnh sự thật. Nghĩa là chỉ có sự thật và
sự thật mà thơi. Khơng hư cấu, khơng dàn dựng, khơng có sự xuất hiện của
diễn viên. Hiện thực cuộc sống phải được phản ánh một cách khách quan,
trung thực nhất như nó vốn có, khơng được bóp méo, đảo lộn hay tơ vẽ gì
thêm. Phải vậy chăng, mà cho đến tận bây giờ, vẫn có người cịn tranh cãi
xem phim tài liệu có phải là tác phẩm nghệ thuật khơng, hay là báo chí, hoặc
nó là sự giao thoa giữa nghệ thuật (điện ảnh) và báo chí (truyền hình). Nhưng



3
dù vẫn còn những quan niệm khác nhau, người ta vẫn không thể phủ nhận,
rằng phim tài liệu, cũng giống như các thể loại tác phẩm báo chí truyền hình
đều có chung một gốc, đó là tất cả đều phải xuất phát từ những hình ảnh có
thật đã và đang tồn tại trong cuộc sống” [5].
Đặc biệt, lời bình trong phim tài liệu cũng đã được các tác giả quan tâm.
Trần Doanh Trung trong giáo trình Kịch bản phim tài liệu đã đánh giá lời bình
là yếu tố quan trọng thứ hai trong phim tài liệu chỉ đứng sau yếu tố hình ảnh
và có khi cịn vượt lên trên hình ảnh: “Lời bình là nhân tố quan trọng thứ hai
trong phim tài liệu, chỉ đứng sau hình ảnh và có lúc cịn vượt lên trên hình
ảnh. Tuy nhiên, trong kịch bản, thì lời bình mới chỉ mang tính dự kiến, làm rõ
những ý mà hình ảnh khơng nói được hết. Thường được hịa tan nhưng lại vơ
cùng cần thiết, nhất là trong việc đưa ra các chi tiết, số liệu xác thực cần phải
có” [8, tr.37].
Trong Vấn đề phim tài liệu, Nguyễn Hậu đã nêu rõ chức năng của lời
bình đối với phim tài liệu: “Lời bình được dùng để giới thiệu nhân vật, bối
cảnh, không gian, thời gian; đưa ra các số liệu, dữ kiện; thể hiện thái độ của
tác giả, trình bày những ý ngầm; dẫn dắt câu chuyện phát triển; tạo ra các
xung đột và mâu thuẫn; xâu chuỗi các sự việc, sự kiện; nhấn mạnh ý nghĩa
của vấn đề; thay cho đối thoại, v.v… Nhưng dù thế nào chăng nữa, thì lời
bình vẫn phải tuân theo ngun tắc khơng lặp lại hình ảnh, mà phải bù đắp, bổ
sung những gì mà hình ảnh khơng thể hiện hết được. Và mặc dù chỉ được viết
ra sau khi phim đã được dựng xong, nhưng thật oái oăm, lời bình phải được
dự kiến ngay từ trong kịch bản! Và nó, cái “lời bình dự kiến” ấy, thường được
hịa tan, trộn lẫn trong những câu chữ, ngôn từ của kịch bản phim. Điều này
cũng có nghĩa là, nếu kịch bản viết đúng chuẩn, thì người viết lời bình sẽ có
thể nhặt ra từ đó những hạt vàng cho cơng việc của mình [5].



4
Cũng đề cập đến vai trị của lời bình trong Viết lời bình phim tài liệu
truyền hình – Nghĩ, viết và… thử nghĩ, Bùi Quang Huy nhấn mạnh ba vai trị:
“Lời bình góp phần thể hiện ý đồ tư tưởng – nghệ thuật của đạo diễn (…).
Lời bình giúp hình ảnh, ngôn ngữ đặc trưng nhất của tác phẩm, được bộc lộ
hết giá trị của nó (…). Lời bình bổ sung cho hình ảnh, âm thanh trong nhiều
trường hợp khơng đầy đủ, hoặc khơng có được(…)” [6].
Nhìn chung, đến nay những cơng trình nghiên cứu về lời bình trong
phim tài liệu hầu hết đều chưa đi sâu vào tìm hiểu một cách tồn diện hệ
thống của lời bình trong một bộ phim tài liệu cụ thể. Dựa vào việc tiếp thu
những người đi trước, kế thừa những thành tựu nghiên cứu phê bình, luận văn
cố gắng đi sâu nghiên cứu tồn diện về đặc điểm ngơn ngữ thuyết minh trong
phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng. Đặc biệt là những bình diện mà
trước đây chưa được làm sáng tỏ hoặc chưa chú ý đầy đủ như: đặc điểm của
hệ thống từ vựng, đặc điểm ngữ pháp, đặc điểm diễn đạt, vai trị của lời bình
đối với hệ thống vấn đề, vai trị lời bình đối với phong cách nghệ thuật Đồn
Huy Giao, nhận xét về tính tương thích giữa lời bình và hình ảnh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đặc điểm ngôn ngữ của lời thuyết
minh trong phim tài liệu truyền hình Tây Nguyên – Miền mơ tưởng của Đoàn
Huy Giao.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là văn bản thuyết minh của bộ phim tài
liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống chỉ ra những nét đặc
sắc riêng của ngôn ngữ thuyết minh trong phim tài liệu Tây Nguyên – Miền



5
mơ tưởng, góp phần khẳng định vai trị của lời thuyết minh trong phim tài
liệu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp
sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích.
6. BỐ CỤC KHĨA LUẬN
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được cấu trúc thành ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lí luận
Chương II: Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thuyết minh trong bộ phim tài
liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng
Chương III: Bước đầu nhận xét về mối quan hệ giữa lời thuyết minh và
hình ảnh trong phim tài liệu.


6
NỘI DUNG
Chương Một
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan về lời thuyết minh trong phim tài liệu truyền hình
1.1.1. Khái niệm phim tài liệu truyền hình
Mỗi ngày, trên các kênh truyền hình, phim tài liệu với đủ đề tài khác
nhau vẫn đều đặn phát sóng xen kẽ với các tác phẩm báo chí truyền hình
khác. Nhưng đối với số đơng cơng chúng điện ảnh và truyền hình thì phim tài
liệu vẫn còn khá xa lạ. Phải chăng là do nhà làm phim chưa kích thích được

thị hiếu của người xem. Cũng trong tình hình chung đó, cho đến nay, vẫn
chưa có một khái niệm đầy đủ nhất về phim tài liệu. Xét về mặt thuật ngữ,
phim tài liệu là một khái niệm trong điện ảnh nhằm để chỉ một thể
loại phim khai thác mọi khía cạnh trong đời sống ở góc độ chân thực và tự
nhiên nhất. Bên cạnh đó vẫn cịn có những quan niệm riêng về thể loại này.
Tác giả Trần Doanh Trung trong Kịch bản phim tài liệu, đã phân chia phim tài
liệu truyền hình thành hai khuynh hướng chính:
“Khuynh hướng thứ nhất, đề cao tính chân thực của phim tài liệu
truyền hình, coi tính chân thực là đặc tính chi phối tồn bộ tác phẩm phim tài
liệu truyền hình. Hầu như báo chí phương Tây chủ yếu theo khuynh hướng
này.
Khuynh hướng thứ hai, đề cao tính nghệ thuật của phim tài liệu truyền
hình lẫn tính báo chí của nó. Phim tài liệu là một thể loại của điện ảnh, khơng
những thế mà cịn là thể loại đầu tiên xuất hiện khi điện ảnh ra đời. Nó mang
trong mình những đặc điểm nghệ thuật của điện ảnh. Khi được sử dụng trên
truyền hình, phim tài liệu truyền hình làm nhiệm vụ của một thể loại báo chí
được biến đổi để phù hợp với đặc trưng của loại hình truyền thơng đại chúng.
Phim tài liệu truyền hình chuyển tải những sự kiện, hiện tượng nóng bỏng của


7
cuộc sống thơng qua những thủ pháp nghệ thuật. Vì vậy, phim tài liệu truyền
hình thể hiện rõ nét tính chính luận và tính thời sự của báo chí” [8, tr. 16-17].
Cũng trong Kịch bản phim tài liệu, Trần Doanh Trung đã trích dẫn khái
niệm phim tài liệu trong Từ điển bách khoa toàn thư Encarta của Mỹ: “Phim
tài liệu truyền hình là những tác phẩm truyền hình có cấu trúc chặt chẽ nhằm
mục đích khám phá sự kiện, hiện tượng, con người trong đời sống hiện thực
một cách chi tiết” [8, tr.17]. Qua đó Trần Doanh Trung khẳng định mối quan
hệ chặt chẽ giữa phim tài liệu với mọi mặt của đời sống xã hội, từ lịch sử văn
hóa, chính trị cho tới thế giới tự nhiên. Bên cạnh đó, phim tài liệu truyền hình

cịn tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao dân trí của con người.
Trần Doanh Trung còn dẫn định nghĩa của hai tác giả David Bordwell và
Kristin Thompson trong cuốn sách mang tên Nghệ thuật điện ảnh: một giới
thiệt đại cương: “Phim tài liệu là một tác phẩm chứa đựng trong nội dung của
nó những thơng tin chân thực về thế giới bên ngồi” [8, tr.17]. Qua đó Trần
Doanh Trung cho rằng định nghĩa của hai tác giả trên đã nhấn mạnh vào tính
chân thực của phim tài liệu truyền hình như Từ điển bách khoa toàn thư
Encarta: “Phim tài liệu dùng sự chân thực để thuyết phục người xem thừa
nhận sự tồn tại của những sự vật đó. Phim tài liệu có thể đưa ra một cách nhìn,
một chính kiến và cách giải quyết vấn đề của người làm phim. Tuy nhiên, phim
tài liệu của Bordwell và Thompson không tránh khỏi bị rơi vào tự nhiên chủ
nghĩa. Nhà làm phim tài liệu đưa ra hệ thống luận chứng, luận cứ để chứng
minh cho luận điểm mà họ nêu lên trong tác phẩm của mình. Và chính hệ thống
luận chứng đó sẽ thuyết phục người xem về tính chân thực của tác phẩm tài
liệu truyền hình” [8, tr. 18].
Ngồi ra, Trần Doanh Trung cịn trích dẫn khái niệm phim tài liệu của
tác giả Andrew Britton trong cơng trình Nghiên cứu điện ảnh đại cương như
sau: “Trước hết, một bộ phim tài liệu có giá trị phải phản ánh được những góc


8
cạnh khác nhau của sự thực, một sự thực không đơn giản như chúng ta nhìn
thấy mà là một sự thực được đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội đã tạo ra
chúng”[ 8, tr 18 - 19]. Dựa trên khái niệm này, Trần Doanh Trung khẳng định
tác giả Britton đã thốt khỏi được tính tự nhiên chủ nghĩa mà nhiều nhà làm
phim tài liệu phương Tây mắc phải. Sự thực trong phim tài liệu phải được đặt
trong bối cảnh đã sinh ra nó, nằm trong mối quan hệ biện chứng với những sự
kiện, hiện tượng khác. Nói như vậy, tức là bản thân sự kiện chỉ là nguyên liệu
cho một bộ phim tài liệu chứ sự kiện không bao hàm trong nó một phim tài
liệu. Bằng những thủ pháp làm phim đạo diễn tìm kiếm, lựa chọn những chi

tiết đắt giá nhất, phục vụ tốt nhất tư tưởng chủ đề của mình để xây dựng tác
phẩm phim tài liệu.
Cũng trong Kịch bản phim tài liệu, Trần Doanh Trung đã dựa vào quan
điểm của các tác giả và các nhà làm phim, để chia phim tài liệu thành các
dạng sau:
-Phim thời sự tài liệu
-Phim tài liệu địa chí
-Phim tài liệu giáo khoa
-Phim tài liệu phân tích
Tất cả những quan niệm trên của các tác giả về phim tài liệu đều thuộc
khuynh hướng thứ nhất, nghĩa là phim tại liệu trước hết phải coi tính chân
thực là đặc tính quan trọng hàng đầu, chi phối những đặc tính khác của thể
loại này. Nói như vậy khơng có nghĩa là tính chân thực hồn tồn là điểm chủ
chốt, là đặc tính quan trọng nhất nhưng phim tài liệu không đơn thuần phản
ánh sự kiện như nó diễn ra một cách tự nhiên. Tổng hợp từ nhiều quan điểm
khác nhau đó, Trần Doanh Trung nhấn mạnh: “Phim tài liệu thông qua những
sự kiện, hiện tượng, con người có thực để nói lên tư tưởng chủ đề. Đó cũng là
nguyên liệu cho nhà làm phim xây dựng hình tượng trong tác phẩm của mình.


9
Việc xây dựng hình tượng là thao tác khơng thể thiếu của một tác phẩm nghệ
thuật. Phim tài liệu truyền hình trước hết là một thể loại của nghệ thuật điện
ảnh. Nó mang trong mình đầy đủ những đặc tính của nghệ thuật thứ bảy. Cả
phim truyện và phim tài liệu đều phản ánh thế giới hiện thực thông qua việc
xây dựng hình tượng nghệ thuật. Phim truyện dùng diễn xuất của diễn viên
trong những bối cảnh được dàn dựng theo chủ quan của đạo diễn để nói lên tư
tưởng của tác phẩm. Cịn trong phim tài liệu khơng có diễn xuất của diễn viên
mà nó nói lên chủ đề tư tưởng thông qua những sự kiện, hiện tượng, những
quá trình, những con người có thật trong đời sống. Nói cách khác, phim

truyện là nghệ thuật chủ quan còn phim tài liệu là nghệ thuật khách quan”
[8, tr. 20].
Từ những phân tích trên, Trần Doanh Trung đã đưa ra khái niệm về
phim tài liệu truyền hình như sau: “phim tài liệu truyền hình là một thể loại
báo chí truyền hình nằm trong nhóm thể loại chính luận nghệ thuật. Nó nói
lên tư tưởng chủ đề, tức là tính chính luận của báo chí, thơng qua việc xây
dựng hình tượng từ những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể có thật trong
đời sống xã hội. Nói cách khác, phim tài liệu truyền hình dùng sự thật để xây
dựng hình tượng nghệ thuật, qua đó làm nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ và định
hướng cách nhận thức sự thật đó cho cơng chúng” [8, tr. 21].
Ngay nay, truyền hình đã chứng tỏ được sức mạnh của mình so với các
thể loại truyền thơng khác. Ngồi khả năng thơng tin nhanh chóng, kịp thời
như các loại hình báo chí khác, truyền hình cịn tác động tới tư tưởng và tình
cảm của cơng chúng một cách mạnh mẽ nhờ sự kết hợp giữa yếu tố thính giác
và thị giác mà chưa một loại hình truyền thơng nào sánh kịp. Mặc dù có
những ưu thế vượt trội nhưng truyền hình khơng ngường làm mới mình, liên
tục làm giàu hệ thống thể loại báo chí bằng cách tiếp nhận các thể loại khác.
Trong số đó có phim tài liệu. Truyền hình tìm thấy những khả năng to lớn của


10
phim tài liệu trong việc định hướng dư luận xã hội. Và đồng thời, những nhà
làm phim tài liệu cũng tìm thấy ở truyền hình những điều kiện đảm bảo cho
phim tài liệu phát huy được hết khả năng của mình.
1.1.2. Đặc điểm của phim tài liệu truyền hình
Đặc điểm thứ nhất, về chức năng của phim tài liệu truyền hình. Trần
Doanh Trung trong Kịch bản phim tài liệu cho rằng phim tài liệu truyền hình
có ba chức năng cơ bản: chức năng thơng tấn báo chí, chức năng giáo dục
nhận thức, chức năng thẩm mỹ và giá trị tư liệu lịch sử [8, tr. 24]. Trong đó,
theo Trần Doanh Trung chức năng quan trọng nhất là chức năng thông tấn

báo chí, bởi nó chi phối tồn bộ q trình sáng tạo phim tài liệu truyền hình,
dẫn tới quan niệm phim tài liệu truyền hình là một thể loại tác phẩm báo chí
truyền hình.
Đặc điểm thứ hai, về việc tiếp nhận của công chúng. So với phim tài liệu
điện ảnh thì phim tài liệu truyền hình cịn nhiều khó khăn do nguyên nhân chủ
quan lẫn nguyên nhân khách quan. Nhưng ngược lại, số lượng người xem
phim tài liệu truyền hình lại nhiều hơn hẳn phim tài liệu điện ảnh. Những bộ
phim tài liệu truyền hình thường có nội dung gần gũi với đời sống, sinh hoạt
của công chúng, lại không u cầu cao về trình độ chun mơn cũng như
nghệ thuật của người xem, nên phim tài liệu truyền hình thường dễ dàng đi
vào lịng cơng chúng.
Về các dạng phim tài liệu, Trần Doanh Trung dựa vào cơng trình nghiên
cứu của hai tác giả Bordwell và Thompson là Nghệ thuật điện ảnh: một giới
thiệu đại cương để chia thể loại phim tài liệu thành một số dạng. Tiêu chí
phân chia thành các kiểu dạng chính là đặc điểm nổi bật của chúng:
-Phim tài liệu dựng lại trên cơ sở những nguồn tư liệu lưu trữ
(compilation documentary). Đó là những phim gồm tồn hình ảnh tư liệu


11
được ghép nối lại với nhau nhằm chuyển tải ý đồ của tác giả. Phim dạng này
thường là những phim về đề tài lịch sử.
-Phim tài liệu phỏng vấn (interview documentary). Trong dạng phim
này, các nhà làm phim ghi nhận một cách trung thực về sự kiện, hiện tượng,
về những biến động xã hội chủ yếu qua lời kể của các nhân chứng.
-Phim tài liệu của sự thực (cinema- verite documentary) là dạng phim tài
liệu trong đó các nhà làm phim ghi lại sự kiện như nó diễn ra trên thực tế,
không mang dấu ấn chủ quan của tác giả. Dạng phim này bắt đầu xuất hiện từ
khoảng những năm 50, 60 của thế kỷ 20 khi các loại camera gọn nhẹ ra đời,
cho phép người quay phim cơ động nhanh, theo kịp diễn biến của sự kiện [8,

tr. 18].
Tổng hợp từ các ý kiến rời rạc về phim tài liệu, chúng tôi khái quát các
đặc điểm chung nhất của phim tài liệu truyền hình như sau:
(1)Về nội dung, phim tài liệu truyền hình thường chọn đề tài có tính thời
sự. Đây chính là yếu tố chỉ ra rằng phim tài liệu truyền hình là một thể loại
báo chí. Về cách giải quyết vấn đề, phim tài liệu truyền hình thường là nêu
vấn đề như một sự khơi gợi hoặc như một giải pháp xã hội. Do đó, chủ đề
trong phim tài liệu truyền hình thường mang tính chính luận. Như vậy, thực
chất phim tài liệu truyền hình là một bài báo chính luận khai thác những ưu
thế của phim ảnh (hình ảnh + màu sắc + âm nhạc + tiếng động + âm thanh +
tính sống động) để chuyển tải nội dung.
(2)Về cách thể hiện. Gọi là phim tài liệu truyền hình vì rằng phương tiện
biểu đạt chủ yếu của nó là kĩ thuật phim ảnh. Tuy nhiên, nếu điện ảnh là nghệ
thuật tổng hợp, khiến cho hiện thực đời sống như đang diễn ra trên từng
khn hình, thì trong phim tài liệu truyền hình bao giờ cũng có lời thuyết
minh theo sát từng khn hình.


12
(3)Về yếu tố con người. Nếu ở nghệ thuật điện ảnh con người là hình
tượng nhân vật, được xây dựng theo thủ pháp hư cấu thì ở phim tài liệu truyền
hình con người là người thật, việc thật có tác dụng bổ sung, nhấn mạnh về
tính chân thực hay cùng với lời thuyết minh làm sáng rõ một khía cạnh nào đó
mà tác giả muốn đề cập.
1.1.3. Ngơn ngữ thuyết minh của phim tài liệu
Ngôn ngữ thuyết minh giữ vai trị cực kì quan trọng trong tác phẩm báo
chí truyền hình nói chung và trong phim tài liệu nói riêng. Cấu thành nên
phim tài liệu gồm hai bộ phận quan trọng: hình ảnh và lời thuyết minh. Trong
đó, hình ảnh là yếu tố khách quan, hàm chứa trong nó sự sống động của cuộc
sống có thực, khơng bị dàn cảnh, khơng bị khuấy động. Nó mang ý nghĩa hết

sức to lớn trong tồn bộ “ngơn ngữ” của loại hình báo chí này. Cịn với lời
thuyết minh trong một số loại hình nghệ thuật, nó giữ vai trị khơng nhỏ. Tính
chất chủ quan của lời bình trong phim tài liệu là không thể tránh khỏi, mặc dù
trong rất nhiều trường hợp, người ta cố gắng giảm liều lượng của nó.
Xuất hiện trong phim tài liệu truyền hình, ngơn ngữ thuyết minh có
những đặc điểm như sau:
(1) Chú thích cho hình ảnh. Trong phim tài liệu truyền hình, ngồi yếu tố
đầu tiên là hình ảnh thì yếu tố xếp thứ hai phải là lời bình, thậm chí có đơi khi
lời bình cịn vượt lên trên cả hình ảnh, nắm giữ vai trị chủ chốt trong việc
chuyển tải nội dung thông tin. Đồng hành bên cạnh hình ảnh, lời bình ln
bám sát từng khn hình, sử dụng ngơn ngữ để chú thích cho từng khn
hình, giúp cho hình ảnh trở nên sáng tỏ và sâu sắc hơn.
(2) Liên kết hình ảnh. Bên cạnh chú thích cho hình ảnh, thì lời bình cịn
có vai trị liên kết các khn hình lại với nhau. Việc liên kết hình ảnh của lời
bình là nhằm mục đích dẫn dắt khán giả truyền hình đi sâu vào nội dung của
bộ phim, nắm bắt được các vấn đề mà nhà làm phim muốn truyền đạt.


13
(3) Làm nên bộ khung của cả bộ phận. Quy trình sản xuất ra một tác
phẩm truyền hình được thực hiện như sau: Trước tiên đội ngũ các nhà làm
phim sẽ khai thác đề tài, sau đó tiến hành tác nghiệp để khai thác hình ảnh,
tiếp theo sau khi đã có đủ hình ảnh sẽ là cơng việc viết lời bình, và bước cuối
cùng là dựng phim. Như vậy, dựa trên lời bình, từng khn hình sẽ được cắt
dán, sắp xếp sao cho phù hợp với kịch bản lời bình. Nói như vậy cũng có
nghĩa là lời bình chính là bộ khung của cả bộ phận.
(4) Nêu những nội dung mà hình ảnh khơng thể chuyển tải được. Trong
phim tài liệu truyền hình, có những lúc dưới tác động mạnh mẽ của lời bình
mà người xem chỉ bị thu hút bởi thích giác mà bỏ qua thị giác, đó là những
khi lời bình giữ vai trị cung cấp nội dung thông tin như: số liệu, sự vận động

phát triển, sự kiện diễn trong quá khứ hoặc ở nơi khác mà khơng thể liên kết
bằng hình ảnh… Đây được xem là một vai trò quan trọng trong phim tài liệu,
bởi lúc này lời bình vượt qua cả yếu tố hình ảnh để làm chủ thông tin.
(5) Ngôn ngữ trong phim tài liệu truyền hình thực chất là ngơn ngữ của
văn bản báo chí chính luận. Nó chỉ khác bài báo chính luận ở chỗ mang chức
năng thuyết minh cho hình ảnh nên lời thuyết minh này có khi là lời bình của
nhà làm phim. Cũng vì thế lời thuyết minh phải được diễn đạt sao cho thật
hấp dẫn, nghĩa là phải mang tính hình ảnh. Ngơn ngữ thuyết minh trong phim
tài liệu có thể thiên về ngơn ngữ văn học hoặc báo chí, nhưng điều đó tùy
thuộc vào chủ đề của tác phẩm, cách khai thác, xử lí đề tài của tác giả.
Ở mỗi dạng phim tài liệu, có thể có nhiều cách viết khác nhau: tự sự,
chính luận thậm chí là miêu tả. Viết lời thuyết minh cho phim tài liệu địi hỏi
người viết thơng qua cuộc sống thực tế, khơng chỉ tìm tịi tích lũy kinh
nghiệm để biểu hiện cho người xem những sự thật, mà còn giúp họ cảm thụ
một cách sâu sắc. Cần chú ý khai thác những biểu hiện các khía cạnh của


14
ngôn ngữ, cân nhắc ý nghĩa của từng danh từ, động từ đến việc tạo câu, ngắt
đoạn cho sáng nghĩa.
Giá trị của lời thuyết minh trong phim tài liệu là nó phải được nói cái gì
đó ngồi sự kiện, ẩn nấp đằng sau sự kiện. Để đạt được điều này, người viết
lời thuyết minh phải đạt được tính văn học của ngơn ngữ và tính chính luận
của báo chí để tạo nên sức mạnh trong lời thuyết minh của phim tài liệu.
1.2. Đoàn Huy Giao và những thước phim tài liệu
1.2.1. Đơi nét giới thiệu về Đồn Huy Giao
Đồn Huy Giao tên thật là Nguyễn Trì, sinh năm 1946, tại vùng ven biển
huyện Bình Sơn, Quãng Ngãi, nhưng lại sinh sống và làm việc tại thành phố
Đà Nẵng. Đam mê văn chương nghệ thuật từ nhỏ nên năm 20 tuổi, ông bắt
đầu sự nghiệp làm thơ, làm báo, với bút danh Trình - NH (nghĩa là trừ NH đi

thì cịn Trì). Sau đó, một lần tình cờ biết đến cái tên Đồn Huy Giao của một
người qt rác, ơng thấy thích thú liền lấy ln bút danh này kể từ đó. Có lẽ bị
ám ảnh bởi với những mảnh cơ cực như người qt rác nghèo đó mà thơ của
Đồn Huy Giao thường hướng về những số phận nghèo khổ, quẫn bách,
những con người chịu ảnh hưởng của chiến tranh mà phải sống nay đây mai
đó. Và cũng từ đó, một loạt trường ca phản chiến lần lượt ra đời: Cho con vật
hai chân (1969), Phẫn nộ ca (1970), Bài ca Nam - Bắc mới (1972), Bài ca
tình châu thổ (1973), Trường ca Phượng Kiều (1974) … Đến năm 1973,
Đoàn Huy Giao làm xôn xao dư luận văn đàn Việt Nam khi ơng cùng nhóm
bạn bè của mình cho ra đời tác phẩm văn thơ đặc biệt Tương lai hướng về
phía những người lao tác.
Năm 1980, cũng từ niềm đam mê nghệ thuật văn hóa điện ảnh mà ơng
được tiếp xúc làm quen và kết hôn với con gái Giáo sư Hoàng Châu Ký là ký
giả Hoàng Trung Yên, và từ đây hai vợ chồng đạo diễn Đoàn Huy Giao đã có
nhiều đóng góp lớn cho nền báo chí truyền hình Việt Nam. Khơng chỉ làm


15
thơ, viết báo, Đồn Huy Giao cịn là một nhà biên kịch kiêm tổng đạo diễn
phim tài liệu truyền hình chất lượng tại Trung tâm truyền hình Việt Nam tại
thành phố Đà Nẵng. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm truyền hình nổi tiếng
như: Lá hát, Thuận Tình, Tháng ba Sơn Mỹ, Sóng ngầm Trường Giang, Trở
về, Gặp lại mùa cúc quỳ, Tâm Tình Xuman, Người từ đỉnh núi, Tây Nguyên –
Miền mơ tưởng…
Là một người yêu nghệ thuật, yêu văn hóa, hơn nữa lại là người làm báo,
nhưng Đồn Huy Giao rất ngại tiếp xúc với báo chí, đám đơng, ghét những
hình thức tụ họp, dị ứng với những việc tơn sùng thần tượng. Vì thế mà dù
sáng có sáng tác văn chương, thơ ca…nhưng ơng khơng có tham vọng in ấn
hay xuất bản. Do đó, mặc dù là đạo diễn của hàng loạt phim tài liệu truyền
hình, là chuyên gia uy tín để đánh giá chất lượng các bộ phim tài liệu trong

các cuộc thi Liên hoan phim tồn quốc, nhưng những thơng tin về ơng trên
báo chí truyền thơng thì lại rất hiếm.
Tuy khơng được phần đơng cơng chúng biết đến, nhưng với nhiều đóng
góp cho văn hóa nghê thuật ơng đã được nhà nước trao tặng danh hiệu cao
quý Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT). Là người say mê hội họa, văn chương, nên sau
khi về hưu, đạo diễn Đoàn Huy Giao lại tiếp tục niềm say mê nghệ thuật với
tư cách là nhà sưu tầm cổ vật, ông là chủ nhân của một bảo tàng mang tên
Đồng Đình nằm trên bán đảo Sơn Trà, đây cũng là bảo tàng tư nhân đầu tiên
của miền Trung. Việc xây dựng bảo tàng tư nhân đối với Đoàn Huy Giao
không phải để kinh doanh thu lợi nhuận, mà là để tiếp tục con đường nghệ
thuật của mình, giữ gìn văn hóa, lưu giữ những kỉ niệm phẩm từ những thời đi
làm phim gắn bó với Tây Nguyên. Ở tuổi đơi mươi, ơng tìm đến với văn
chương, đến tuổi trưởng thành, dày dặn kinh nghiệm ông lại dấn thân nhập
cuộc để làm truyền hình, và khi đã khơng cịn sức để băng rừng lội suối ông
lại lui về làm nhà sưu tập cổ vật. Như vậy, từ chuyện văn chương sang chuyện


16
báo rồi đến chuyện bảo tồn văn hóa, đối với Đồn Huy Giao đam mê nghệ
thuật khơng bao giờ là ngừng nghỉ.
1.2.2. Phim tài liệu của Đoàn Huy Giao
Là một đạo diễn – phóng viên truyền hình Đồn Huy Giao đã cơng hiến
cho nền điện ảnh cũng như báo chí Việt Nam hàng trăm tác phẩm truyền hình.
Khi được hỏi có thể liệt kê ra một con số cụ thể hay khơng thì ơng cho rằng
khó lịng mà kể ra hết được, bởi số lượng quá nhiều và đến ông cũng không
thể nhớ rõ, chỉ nhớ được khoảng hàng trăm tác phẩm trong đó có nhiều tác
phẩm được khen thưởng: Hịn Đá – Huy chương vàng tại Liên hoan Truyền
hình toàn quốc lần thứ 16, Tháng ba Sơn Mỹ - Huy chương vàng tại Liên
hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 17, Thuận Tình – Huy chương vàng tại
Liên hoa Truyền hình tồn quốc lần thứ 18, Sóng ngầm Trường Giang – Huy

chương bạc tại Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 21, Vượt cạn –Huy
chương vàng tại Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 23, Người từ đỉnh
núi – Bằng khen tại Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần thứ 23.
Ngoài ra, đạo diễn Đoàn Huy Giao cịn có khoảng 33 bộ phim tài liệu về
miền đất núi rừng Tây Nguyên như Lá hát, Trở về, Gặp lại mùa cúc quỳ hay
Tâm tình Suman – Huy chương vàng Liên hoan Truyền hình tồn quốc lần
thứ 15… Đặc biệt, năm 2001, phim tài liệu truyền hình Lá hát của Đoàn Huy
Giao nhận Giải thưởng lớn nhất trong Liên hoan phim mơi trường tồn quốc
chào đón thế kỷ 21 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Hội Điện ảnh
Việt Nam và Đài truyền hình Việt Nam đồng tổ chức. Bộ phim có nội dung
kể về chàng thanh niên dân tộc Gia Rai là Rơ Lăng Đệ, chỉ với một chiếc lá
bất kì có thể đưa lên miệng tấu lên mọi bản nhạc, mọi tiếng chim muông, để
mang tới tiếng kêu cứu khẩn thiết của rừng xanh, của môi trường đang bị tàn
phá.


17
1.2.3. Phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng
Bộ phim tài liệu truyền hình Tây Nguyên – Miền mơ tưởng do Trung tâm
truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng thực hiện trong vòng 2 năm, dưới sự chỉ
đạo của tổng đạo diễn - biên kịch Đoàn Huy Giao. Bộ phim gồm 36 tập, mỗi
tập dài khoảng 20 phút. Nội dung của bộ phim ghi lại một cách sống động và
chân thực về nhiều lĩnh vực của một Tây Nguyên anh hùng đang từng ngày
thay da đổi thịt với những nhịp sống mới nhờ vào những vườn cây công
nghiệp dài ngày trải dài thăm thẳm, làm nên động lực chính của kinh tế Tây
Nguyên.
Từ 15 năm gắn bó với miền núi rừng Tây Nguyên, đạo diễn Đoàn Huy
Giao đã “bắt tay” cùng các cộng sự chính thức bấm máy cho những thước
phim đầu tiên của loạt phim Tây nguyên - miền mơ tưởng. Bắt đầu cơng tác
làm phim, Đồn Huy Giao xác định khơng thể lặp lại lối mịn cũ của những

người đã làm phim về Tây Nguyên với những hình ảnh về người phụ nữ
M’Nơng trong tư liệu cũ của người Pháp đã quá quen thuộc với người xem
truyền hình. Cuối cùng, ơng cùng đồn làm phim đã chọn cách tiếp cận “địa
chí” – đó cũng là ngun nhân ra đời bộ phim tài liệu thuộc thể loại “địa chí”
Tây Ngun – Miền Mơ tưởng. Để rồi, hình ảnh đầu tiên của loạt phim tài liệu
là những hình ảnh cao nguyên bạt ngàn với hoa cỏ, những chú voi khổng lồ
và hịa vào những hình ảnh đó là âm thanh của núi rừng, tiếng nước chảy,
tiếng muôn thú rú gầm, líu lo…Tất cả những hình ảnh, âm thanh đó đều là
đặc trưng riêng biệt của vùng cao nguyên phía Tây, huyền ảo và uy dũng. Nơi
sản sinh ra những huyền thuyết và sử thi dài bất tận.
Việc lựa chọn hình thức tiếp cận theo địa chí, tức là bằng những sự kiện
lịch sử, nhân vật nổi bật… ở từng vùng đất để khai thác làm phim như vậy sẽ
làm cho người xem khó lịng mà qn lãng. Bởi những chi tiết đặc sắc nổi bật
sẽ được nhấn mạnh qua mỗi tập phim. Như câu chuyện về vùng đất được coi


18
là khô hạn nhất Đông Dương, và theo tập tục ở đây, Vua Lửa được tơn giữ vai
trị chính trong lễ hội cầu mưa (Tập 3 – Vựa lúa trên đất Pơtao Apui). Người
xem có thể bỏ qua hoặc lãng quên các chi tiết khía cạnh ở vùng đất này,
nhưng câu chuyện về Vua Lửa ở Pơtao Apui lại là những chi tiết ấn tượng
khó quên, bởi người xem như được bước vào một khơng gian huyền bí và khó
lịng bước ra được. Nhưng rồi như sợ khán giả quá nhập tâm vào thế giới
huyền bí tâm linh ấy, đồn làm phim dẫn dắt người xem đến với những thảo
nguyên bao la ở Madrak (Ðắc Lắc), nơi những đàn bò, đàn ngựa không bao
giờ đi hết được cánh đồng (Tập 17 - Lỗ đất bang Andrenh). Người xem cũng
sẽ được đến với vùng đất đỏ bazan với đặc sản là cây cà phê đã trở thành
thương hiệu hàng đầu Việt Nam (tập 22 - Thủ phủ Cà phê Việt).
Bằng nhiều cách lôi cuốn khán giả khác nhau, Tây Nguyên – Miền mơ
tưởng đã mang đến cho người xem truyền hình những hình ảnh đẹp về sự trù

phú của cao nguyên phía Tây, kể lại đầy hấp dẫn những huyền thuyết, sử thi,
những câu chuyện về những con người nổi bật trong quá khứ cũng như trong
truyền thuyết. Ngoài ra, bộ phim cịn cung cấp một lượng lớn thơng tin về địa
lí, văn hóa, phong tục tập qn của người dân bản địa giúp người xem hiểu
sâu và rộng hơn về những con người, cũng như vùng đất Tây Nguyên. Tây
nguyên với nhiều điều bí mật lâu nay chưa được khám phá sẽ dần hiện ra
trong mỗi một tập phim.


19
Chương Hai
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THUYẾT MINH
TRONG BỘ PHIM TÀI LIỆU TÂY NGUYÊN – MIỀN MƠ TƯỞNG
2.1. Đặc điểm của hệ thống từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh trong
phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng
2.1.1. Tổng quan về các lớp từ vựng của ngôn ngữ thuyết minh trong
phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng
Nguyễn Thiện Giáp đã phân chia hệ thống từ vựng tiếng Việt theo ba
tiêu chí: đối tượng sử dụng, thời gian sử dụng và nguồn gốc.
Theo tiêu chí đối tượng sử dụng, ta có các lớp từ: từ vựng tồn dân, tiếng
lóng, từ địa phương, từ nghề nghiệp, thuật ngữ khoa học.
Theo tiêu chí thời gian sử dụng, ta có các lớp từ: từ ngữ cổ, từ ngữ lịch
sử, từ ngữ mới.
Theo tiêu chí nguồn gốc, ta có các lớp từ: từ thuần Việt, từ Hán Việt, các
từ ngữ ngoại lai khác.
Dựa theo cách phân chia từ vựng như trên của Nguyễn Thiện Giáp,
chúng tơi đi vào q trình khảo sát hệ thống các lớp từ vựng xuất hiện trong
ngôn ngữ thuyết minh của phim tài liệu Tây Nguyên – Miền mơ tưởng. Và kết
quả khảo sát cho thấy các loại từ vựng sau đây xuất hiện với tần số cao: Từ
toàn dân, thuật ngữ khoa học, từ ngữ lịch sử, từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ

vay mượn gốc Ấn- Âu.
Từ toàn dân là lớp từ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các lớp từ. Lớp từ này
là vốn từ chung, phổ biến nhất vì là lớp từ toàn dân hiểu và sử dụng. Đây
cũng là lớp từ vựng cơ bản, quan trọng nhất của mỗi ngôn ngữ. Là một bộ
phim tài liệu địa chí truyền hình, cung cấp những tri thức về mặt văn hóa, lịch
sử, địa lý cho tất cả các tầng lớp xã hội thì hiển nhiên từ vựng tồn dân phải
xuất hiện trong ngơn ngữ thuyết minh của phim tài liệu Tây Nguyên – Miền


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×