ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
VŨ THỊ HƯƠNG THỦY
Đặc điểm ngôn ngữ trong Mưa nguồn của
Bùi Giáng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, đặc biệt là từ năm 1986 đến
nay vẫn tiếp tục phát triển với xu hướng trở về cái tôi cá nhân với những lo
âu đời sống thường nhật và xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh,
đậm chất siêu thực. Ngôn ngữ thơ giai đoạn này được sắp xếp theo sự vận
động tâm linh, phá vỡ những gì cho là hợp lí, logic và mang màu sắc hậu
hiện đại. Người ta ca ngợi Sự mất ngủ của lửa- Nguyễn Quang Thiều, nói
nhiều tới Người đàn ơng bốn mươi ba tuổi nói về mình- Trần Vàng Sao, hay
những vần thơ của Vi Thùy Linh,…Nhưng chính màu sắc tâm linh, hậu hiện
đại, chủ nghĩa siêu thực đó,… đã được Bùi Giáng- kẻ hát rong những chợ
đời viết từ những năm 60 của thế kỉ XX.
Bùi Giáng gần như khơng nằm trong dịng chảy chung của văn học
Việt Nam, ơng tạo riêng cho mình một kiểu phong cách ngôn ngữ Bùi
Giáng. Bởi vậy mới đầu ông không được công nhận, hầu hết chỉ biết đến
trong văn học miền Nam. Nhưng do tiến trình phát triển của thơ ca với
những đổi mới, đến nay người ta không thể không nhắc tới Bùi Giáng.
M.Gorki từng nói “Ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Bởi thế,
khi nhắc tới Bùi Giáng ta khơng thể khơng nói đến tài hoa điêu luyện trong
nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của ông. Ngơn ngữ trong thơ Bùi Giáng đã xóa
nhịa mọi ranh giới để tạo nên những kết hợp những thực tế mới: cổ tồn tại
với kim, mộng hòa lẫn với thực, nghiêm túc đi liền đùa bỡn, đài các sang
trọng gắn liền với cách nói nơm na [4, tr.244]. Khơng chỉ vậy, ngơn ngữ thơ
Bùi Giáng cịn đầy ma lực, quyến rũ và kì diệu với những ẩn ngữ, mật ngữ
kì cục nhưng tinh tế.
2
Các sáng tác, dịch thuật, phê bình,… của Bùi Giáng, nếu xếp lại phải
dày cả mét. Chỉ riêng thơ thôi cũng phải kể đến mấy ngàn bài. Nhưng nói
thế vẫn chưa đúng. Bùi Giáng chỉ có một bài thơ, bài thơ dài vô tận theo
những năm tháng ngao du của cuộc đời. Có thể nói, nhắc đến Bùi Giáng, ta
khơng thể không kể tới Mưa nguồn- một thi phẩm đầu tay nhưng đã đạt đến
đỉnh cao, hoàn toàn tỉnh táo và đi trước thời đại.
Chính vì sự hấp dẫn bởi ma lực trong thơ Bùi Giáng đã khiến cho tôi
chọn “Đặc điểm ngôn ngữ trong Mưa nguồn của Bùi Giáng” làm đề tài
nghiên cứu cho mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Bùi Giáng nổi bật như một tài thơ phù thủy trong dịng văn học Việt
Nam hiện đại. Vì thế có rất nhiều người thích thú nghiên cứu, bình phẩm
cuộc đời và thơ ông. Riêng về ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng, có những ý
kiến tiêu biểu sau:
Cung Tích Biền trong Bùi Giáng, nhà thơ của ngày tháng ngao du
cảm nhận: Bùi Giáng chơi ngơn ngữ thiên tài. Ơng xài chữ một cách hào
phóng, phung phí. Ơng tự thân thốt khỏi ý nghĩ ngôn tự, ngữ cảnh nhào
lộn, đu bay, không gốc rễ, như cảnh ráp nối người giữa không trung cuộc
nhảy dù biểu diễn(…)Bùi Giáng giàu ngôn ngữ như cát biển. Mỗi chữ lại ẩn
tầng nhiều mặt biểu hiện, đa dung mạo, đa nội lực(…)Ơng dùng từ Hán
Nơm đến mức tuyệt hảo, và đảo lộn, nói lái, trá hình, ngẫu hứng, ẩn dụ lại
rất mực tài tình. Đơi khi chữ dùng của ông tuồng như vô nghĩa nhưng là một
mật ngữ, mật mã [7,tr.190]
Nguyễn Hoàng Văn với Bùi Giáng, một vùng đất hẹp và một thế giới
lớn nhận xét khái quát: Bùi Giáng đưa thơ vượt qua những chuẩn mực ngôn
ngữ.
3
Thanh Thảo trong một lần gặp Bùi Giáng đã chịu ảnh hưởng ngay
phong cách của ông và đặc biệt ấn tượng: Bùi Giáng chơi với thơ lục bát
như kiểu trẻ con chơi với những con giống hay những mẩu gỗ nhỏ- chơi trò
xếp đặt. Những câu lục bát bất thần của ơng cũng khiến ta phải giật mình
[7, tr.289]
Trần Kiêm Đồn tìm thấy sự hịa hợp trong thơ Bùi Giáng và mảnh
đất Huế nên thơ ở Tưng tửng Quảng gặp tưng tửng Huế và có những cảm
nhận giản dị về ngôn ngữ của Bùi Giáng: Bùi Giáng là người làm xiếc trong
ngôn ngữ với một “bút- pháp- không- bút- pháp”. Thơ ông đầy những từ đẹp
như hoa gấm, những câu tuyệt bút, nhưng cũng không thiếu những đệm
“tầm ruồng”(chữ của chính Bùi Giáng), những câu khó hiểu, nh ững ý mờ
mờ nhân ảnh, nên rất dễ làm hoa mắt những đầu óc q thơng thái mà thiếu
cái Tâm thống đạt, hồn nhiên, chất phác; thậm chí..q mùa! [7, tr.307]
Bùi Cơng Thuấn với Ai người chia sẻ? tìm ra ý nghĩa trạng thái điên,
giá trị thơ của Bùi Giáng qua việc sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ: Ngôn ngữ
thơ vừa gói kín vừa gợi ra trạng thái mơ hồ, nửa như đùa, nửa như thật, nửa
hồn nhiên, nửa thương đau và cô độc của tâm hồn Bùi Giáng(…)Bùi Giáng
đã dùng kiểu diễn đạt “vô ngôn” của Thiền. Với kiểu ngôn ngữ này, cà ng
bám vào ngôn ngữ, người đọc càng bị mắc bẫy bởi chính tư duy của mình
[7, tr.321- tr.330]
Bùi Vĩnh Phúc trong I. Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu
và một màu hoa trên ngàn và II. Thử thẩm thức vài câu thơ của Bùi Giáng
thấy ngôn ngữ Bùi Giáng dù thế nào cũng hướng về cây cỏ, thiên nhiên.
Khế Iêm trong bài Một thử nghiệm đọc thơ Bùi Giáng đưa ra một nhận xét
chung: Thơ Bùi Giáng là cuộc vận chuyển không ngừng của ngôn ngữ. Và
khi chuyển động, nghĩa của chữ chưa kịp xuất hiện thì ngay tức khắc bị chữ
4
khác thay thế. Cứ như thế, thơ truy lùng thơ, ngôn ngữ truy lùng ngôn ngữ,
và bài thơ này trùng lấp vào bài thơ khác. [7, tr.481]
Ngoài các nghiên cứu trên, cịn có những cảm nhận của những người
u thơ Bùi Giáng như: Nguyễn Hưng Quốc trong Cuộc hòa giải vô tận:
trường hợp Bùi Giáng, Tạ Tỵ với Bùi Giáng- Người thi sĩ chối bỏ thi ca,
Thụy Khê với Hiện tượng Bùi Giáng, Văn Huyền Nguyên cùng Bùi GiángNgười lữ khách cuồng điên và khôn cùng kỉ niệm,..
Tuy nhiên, theo tơi, các cơng trình nghiên cứu, nhận định trên mới chỉ
ra được một số đặc trưng trong thơ Bùi Giáng, cịn về vấn đề khái qt đặc
điểm ngơn ngữ trong thơ ơng nói chung và Mưa nguồn nói riêng chưa ai đề
cập tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm ngôn ngữ trong Mưa nguồn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập thơ Mưa nguồn của Bùi Giáng, Nhà xuất bản Văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp cấu trúc hệ thống
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích ngơn ngữ học
- Phương pháp tổng hợp
5. Bố cục của khóa luận:
Khóa luận của tơi ngồi phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung
gồm ba chương sau:
Chương I: Mưa nguồn trong cuộc đời và sự nghiệp văn học của Bùi Giáng
5
Chương II: Ngôn ngữ biểu thị thế giới nghệ thuật trong Mưa nguồn
Chương III: Phong cách ngôn ngữ Bùi Giáng trong Mưa nguồn
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MƯA NGUỒN TRONG CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
VĂN HỌC CỦA BÙI GIÁNG
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Bùi Giáng
1.1.1. Bùi Giáng với những tháng ngày ngao du
Bùi Giáng hồi nhỏ tên là Bùi Khắc Gián, nhưng sau lớn lên đi học
được thầy giáo đổi lại thành tên Bùi Giáng. Ơng có vài bút hiệu là: Vân
Mồng, Bùi Bàng Giúi, Bùi Báng Giùi, Báng Giùi,Trung Niên Thi Sĩ, Đười
Ươi Thi Sĩ. Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1926, tại làng Thanh Châu, nay
đổi thành Duy Châu, xã Vĩnh Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Thân sinh của Bùi Giáng là cụ Bùi Thuyên, tục danh Cửu Tý, địa chủ
giàu có, có chứng cuồng nhẹ, thuộc đời thứ 16 của dòng họ Bùi ở Quảng
Nam. Dòng họ Bùi này cách đây gần trăm năm trước ở Hoan Châu, Nghệ
An. Nhưng cụ tổ dòng họ Bùi đã theo chân đoàn quân Nam tiến của vua Lê
Thánh Tông vào Quảng Nam (hiện nay) để khai khẩn lập làng. Ơng Bùi
Thun có hai người vợ. Người vợ đầu chẳng may qua đời sớm lúc sinh
người con thứ ba. Người vợ kế là bà Huỳnh Thị Kiến, cháu cụ Hoàng Diệu.
Bùi Giáng là con trai của bà Huỳnh Thị Kiến nhưng là con thứ năm, nếu tính
tất cả các anh em, nên khi vào Sài Gòn người ta gọi ông là Sáu Giáng.
6
Bùi Giáng học tiểu học ở trường Bảo An, thuộc huyện Điện BànQuảng Nam. Năm 1940, Bùi Giáng bắt đầu học trung học, trường Cẩm
Bàng, Quy Nhơn. Sau đó, từ năm 1941 đến năm 1945, ông ra Huế tiếp tục
học trường Tư thục Thuận Hóa. Thầy giáo của Bùi Giáng là Hồi Thanh,
Đào Duy Anh, Trần Đình Đàn, Lê Trí Viễn,…. Trong thời gian này, tình
hình xã hội có nhiều rối ren: Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật đảo chính
Pháp, và Cách mạng tháng Tám thành cơng. Nhưng Bùi Giáng vẫn kịp lấy
bằng Thành chung, sau khi thi hỏng năm trước, và ở lại lớp Tứ niên C.
Năm 1945, Bùi Giáng về quê, cưới vợ. Vợ ông là bà Phạm Thị Ninh
nổi tiếng xinh đẹp, sinh trưởng trong một gia đình cơng chức khá giả, ơng bà
Phán Trai và cũng là con gái của gia đình mà ơng trọ học ở Hội An. Cũng
khoảng năm 1945, Bùi Giáng lên tận vùng rừng núi Trung Phước thuộc
huyện Quế Sơn – tỉnh Quảng Nam, để chăn dê. Bùi Giáng rất yêu thương
những con dê, ông chỉ nuôi dê để cho vui chứ không bán, không làm thịt bao
giờ. Quãng đời chăn dê kéo dài được ba năm. Khi trả lời phỏng vấn của báo
Thời Văn,1997, Bùi Giáng có tiết lộ: Phải thuận theo ý cha mẹ lấy cô vợ
người thành phố Hội An, suốt đời không biết cày sâu cuốc bẫm là gì.[7,
tr.167-tr.168]. Nhưng ơng rất thương vợ. Sáng nào cũng vắt một bát sữa dê
đem chưng lên cho vợ uống.
Năm 1948, bà Ninh bị bệnh, sinh non và cả hai mẹ con cùng chết.
Giai đoạn này, Bùi Giáng không thể ở bên cạnh vợ được vì đang theo học tại
trường Nguyễn Huệ Bồng Sơn, tỉnh Bình Định. Đây là cú sốc lớn đối với
nhà thơ, và có lẽ đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm
lí không ổn định của nhà thơ sau này.
Năm 1949, nhà thơ nhập ngũ làm bộ đội công binh nhưng giải ngũ chỉ
hai năm sau đó. Năm 1950, Bùi Giáng đậu tú tài hai văn chương trong kì thi
tú tài đặc biệt do liên khu V tổ chức. Đi bộ theo đường mòn trên núi hơn một
7
tháng rưỡi trời, Bùi Giáng từ Quảng Nam qua liên khu IV, tới Hà Tĩnh có
thể để học tiếp ban tú tài văn chương [7, tr.167]. Nhưng khi ra đến nơi, ngay
trong ngày khai giảng, Bùi Giáng quyết định bỏ học để quay ngược trở về
Quảng Nam.
Ơng Bùi Cơng Luận cho biết, Bùi Giáng từng tâm sự ơng khơng có ý
định đi học mà chỉ ra Hà Tĩnh cốt để thăm quê hương Nguyễn Du. Theo ông
Bùi Văn Vịnh, Bùi Giáng bỏ học trở về vì thấy thất vọng về ông hiệu
trưởng.
Tháng 5 năm 1952 ra Huế thi lấy bằng tú tài. Vì bằng tú tài trước đây
do liên khu V thuộc chính phủ kháng chiến cấp nên Bùi Giáng phải lấy bằng
tú tài tương đương để vào Sài Gòn – khu vực đang thuộc vùng tạm chiến,
ghi danh theo Đại học Văn khoa. Nhưng một lần nữa ông lại bỏ học khi đọc
danh sách các giáo sư giảng dạy ở đại học vì thấy khơng tâm phục khẩu
phục. Theo Thụy Khê, đây là lần cuối cùng Bùi Giáng bận tâm tới chuyện
học hành. Sau sự cố này Bùi Giáng không bao giờ đi học nữa.
Sau khi kết thúc chuyện học hành, từ năm 1952 đến năm 1960, Bùi
Giáng về vùng quốc gia- Sài Gòn, chuyên tâm vào việc nghiên cứu, viết
sách và sáng tác thơ. Ngoài ra, Bùi Giáng còn đi dạy Pháp văn và Việt văn ở
một số trường trung học tư thục: Tân Thịnh, Vương Gia Cần,… Năm 1969,
tất cả sách vở cùng với căn gác nhà thơ ở bị cháy hết trong một cơn hỏa
hoạn. Bùi Giáng sốc nặng, từ đầu tháng 5 năm 1969 trở đi ơng là bệnh nhân
quen của viện dưỡng trí Biên Hịa.
Ra khỏi dưỡng trí viện, Bùi Giáng sống lang thang nay đây mai đó.
Từ đầu năm 1973, ơng dọn về khu nội xá của Đại học Vạn Hạnh, đường
Trương Minh Giảng, có phịng riêng ở lầu 3. Thời gian này, Bùi Giáng thỉnh
thoảng dự những buổi đàm luận chính trị với nhóm trí thức chủ hịa hồi đó:
Nguyễn Đăng Thục, Tuệ Sỹ, Ngơ Trọng Anh,…Nhưng vẫn ăn ngủ đó đây và
8
biểu diễn nhiều trò lạ mắt trong y phục thùng thình trên hè phố Sài Gịn .[7,
tr.173]
Năm 1975, tuy có sáng tác nhiều thơ nhưng Bùi Giáng lúc này thể
hiện tâm thần nặng. Ơng thường rong chơi nghịch ngợm ngồi đường với bộ
đồ rách rưới, dơ dáy, nhiều lần bị cơng an bắt vì gây rối trật tự, cản trở giao
thông. Sống nhờ bạn bè và trợ cấp của gia đình từ nước ngồi. Có lúc, ơng ở
nhờ chùa Già Lam, xóm Gà, Gia Định.
Từ năm 1985, nhà thơ về ở với gia đình người cháu gái. Vợ chồng
người cháu giúp ông định cư và định tâm, an dưỡng và sáng tác. Từ năm
1992, tâm trí nhà thơ có phần ổn định, ông làm nhiều thơ trong năm 1993.
Năm 1996, Bùi Giáng về thăm lại Quảng Nam. Giữa tháng 9 năm 1998 trở
đi, sức khỏe Bùi Giáng đột ngột suy giảm nhanh chóng .Trong đêm 23 tháng
9 năm 1998, ơng thức khuya, có uống lại chút rượu để gây hưng phấn, trong
lúc đang làm việc thì bị ngã quỵ tại nhà riêng (số 489/29 Lê Quang Định,
Bình Thạnh). Thân nhân đưa ông vào bệnh viện Chợ Rẫy và ông bị phát
hiện đứt mạch máu não, tụ huyết hôn mê sâu. Sau khi giải phẫu, tuy đã có
những dấu hiệu khả quan, nhưng đến ngày 7 tháng 10 ông đột nhiên suy yếu
nhanh chóng, và đến 14 giờ thì ra đi trong trạng thái thanh thản nhẹ nhàng.
Tang lễ được tổ chức trọng thể tại chùa Vĩnh Nghiêm, có khoảng 600 người
tham gia, phần đông là thanh niên, sinh viên và giới văn học. Ngày 11 tháng
10 năm 1998, nhà thơ được an táng tại nghĩa trang Gò Dưa, Thủ Đức.
1.1.2. Sự nghiệp văn học
Bùi Giáng đã ra đi nhưng những nét bút của ơng vẫn cịn mãi với đời.
Có thể nói sức viết của Bùi Giáng là vơ tiền khống hậu. Tác phẩm của Bùi
Giáng có thể chia ra làm các loại chính: thơ, nhận định, giảng luận, triết học,
tạp văn, dịch thuật.
9
Năm 1962, Bùi Giáng xuất bản tập thơ đầu tay và giá trị nhất, Mưa
nguồn. Kế tiếp ngay đó là những tập thơ: Lá hoa cồn (1963), Màu hoa trên
ngàn (1963), Ngàn thu rớt hột (1963), Bài ca quần đảo (1963), Sa mạc
trường ca (1963), Sa mạc phát tiết (1972), Mùi Hương Xuân Sắc (1987),
Thơ Bùi Giáng (Montréal, 1994), Thơ Bùi Giáng (California, 1994), Rong
rêu (1995), Đêm ngắm trăng (1997), Mười hai con mắt (2001), Thơ vô tận
vui (2005), Mùa màng tháng tư (2007).
Năm 1957, một loạt nhận định của Bùi Giáng về văn học được Tân
Việt xuất bản: Nhận xét về Bà Huyện Thanh Quan, Nhận xét về Lục Vân
Tiên, Nhận xét về Chinh Phụ Ngâm và Quan Âm Thị Kính, Nhận xét về
Truyện Kiều và truyện Phan Trần.
Mảng Giảng luận văn học được xuất bản chủ yếu trong giai đoạn 1957
đến 1959: Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Giảng luận về Chu
Mạnh Trinh, Giảng luận về Tôn Thọ Tường, Giảng luận về Phan Văn Trị.
Năm 1962, xuất bản Tư Tưởng Hiện Đại,có thể xem đây là sáng tác
đầu tay quan trọng của Bùi Giáng về mảng triết học. Tác phẩm biên khảo về
tư tưởng phương Tây, chủ yếu là Chủ nghĩa Hiện sinh đang thời thượng.
Tiếp theo là một loạt sách của nhà thơ về triết học ra đời: Martin Heidgger
và tư tưởng hiện đại I và II (1963), Sao gọi là khơng có triết học Heidgger?
(1963), Dialoque (viết chung, 1965)
Về Tạp văn, năm 1969 có xuất bản: Đi vào cõi thơ, Thi ca tư tưởng,
Sa mạc phát tiết, Sương bình nguyên, Trăng châu thổ, Mùa xuân trong thi
ca, Thúy Vân. Năm 1970 xuất bản: Biển Đông xe cát, Mùa thu trong thi ca.
Năm 1971 xuất bản: Ngày tháng ngao du, Đường đi trong rừng, Lời cố
quận, Lễ hội tháng Ba, Con đường ngã ba-Bước đi của tư tưởng…
Bùi Giáng thông thạo các ngôn ngữ: Pháp, Anh, Hán văn và sau 6
tháng tự học đã thông thạo cả tiếng Đức vì thế trong những năm 1966 đến
10
1969, Bùi Giáng dịch rất nhiều tác phẩm văn học nước ngồi. Về sách dịch,
năm 1966, có: Trăng Tỳ hải, Cõi người ta, Khung cửa hẹp, Hoa ngõ hạnh,
Othello. Năm 1967, có: Bạo chúa Caligula, Ngộ nhận, Kim kiếm điêu linh.
Năm 1968, có: Con đường phản kháng, Mùa hè sa mạc, Kẻ vơ ln. Năm
1969, có: Nhà sư vướng luỵ, Ophélia Hamlet, Hịa âm điền dã. Năm 1973 và
1974, có: Hồng tử Bé (1973), Mùa xn hương sắc (1974)...
Vì Bùi Giáng khi viết cứ chạy lan man từ cái nọ sang cái kia nên việc
phân chia thành các thể loại như trên là khơng thật chính xác. Có những
cuốn sách rất khó xác định thể loại. Ơng viết rất ngẫu hứng, thích gì viết đó,
thậm chí sa đà ngồi những chuyện văn chương. Có một điều đáng chú ý là
cách viết của Bùi Giáng trong mấy cuốn sách “kì cục” này lại rất hài hước
nên cả ngàn tác phẩm của Bùi Giáng, người đọc chưa bao giờ chán.
1.1.3. Phong cách nghệ thuật của Bùi Giáng
Khơng thể dùng một chữ kì dị để đánh giá phong cách nghệ thuật của
Bùi Giáng trong suốt bốn mươi năm sáng tác. Như quá trình trưởng thành
của con người, văn học nói chung và sáng tác của Bùi Giáng nói riêng cũng
phải trải qua nhiều giai đoạn.
Trước những năm 60, Bùi Giáng chủ yếu viết những bài phân tích tác
phẩm văn học, bắt đầu với cụm từ Một vài nhận xét về…. Văn chương Bùi
Giáng trong những cuốn sách đầu tiên thật giản dị và trong trẻo. Người đọc
như có cảm nhận đó là giọng văn của một ông thầy giáo, nghiêm túc và
mạch lạc, ai đọc cũng thấy dễ hiểu: Kiều đã sống một cuộc sống giống
chúng ta. Nàng đã đau khổ. Như mọi chúng ta thơi. Nhiều hơn một số, và ít
hơn một số. Nàng tỏ ra có thiện chí ít nhiều, và nhiều lần tội lỗi. Đời nàng
tầm thường là hình ảnh kiếp người tầm thường. Nhưng khi kể lại đời nàng
cho ta nghe, Nguyễn Du đã có một giọng điệu nhặt, khoan, trầm, bổng thế
nào, và đã làm sáng ngời bài học luân lý. Chúng ta cảm động. Khi lắng
11
nghe Nguyễn Du chậm rãi giọng lời, chúng ta thấy bên kia câu chuyện tầm
thường, giữa cuộc sống tối tăm, một kiếp người đương vùng vẫy…[17, tr.45tr.46]
Ngòi bút của Bùi Giáng lúc này khơng chỉ trong trẻo mà cịn thật sắc
sảo, tinh tế. Sau Một vài nhận xét về…, là những cuốn sách cũng có giá trị
tương tự, bắt đầu bằng tựa đề Giảng luận về…Nhưng Bùi Giáng không yên
vị với vai trị của ơng thầy giáo hay một nhà phê bình văn học, nhà thơ có
hứng thú lạ kì với triết học. Và những cuốn sách giới thiệu về tư tưởng, triết
học ra đời. Ngoài cuốn Tư tưởng hiện đại (1960) với giọng văn còn tỉnh táo,
còn lại những cuốn sách khác, người đọc rất khó hiểu được. Một mê hồn
trận lạ lùng, dài cả mấy chục trang sách, như trong chương Martin
Heidegger và vấn đề hữa thể:Người yêu ta xấu với người/ Yêu nhau thì lại
bằng mười phụ nhau/ Nỗi niềm tưởng tới mà đau/Hàng rào giun dế gặm sâu
cẳng gà/ Con ơi, học lấy nghề cha/ Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm. Tại
sao một đêm ăn trộm bằng ba năm làm? Bằng ba năm hay bằng hai? Bằng
hai hay bằng bốn? Một đêm bằng bốn năm kia ư? Nhiều q? -Mấy thì
vừa?- Hai năm? Ít quá?- Vừa bằng là ấy ấy ấy chính là àà BAAA…[17,
tr.48]
Với sách dịch, Bùi Giáng cũng không từ bỏ giọng văn cà rỡn. Đọc
sách dịch của Bùi Giáng, lúc đầu độc giả thấy giọng văn vừa khúc chiết, vừa
văn hoa và khiến người ta thích thú đọc những trang sau. Sau đó, Bùi Giáng
lên đồng, lúc thì ngâm thơ, lúc thì hát, có khi đưa nàng Kim Cương- người
phụ nữ của mình vào. Thế là cuốn sách của tác giả đã biến mất trong cái bất
thường của dịch giả tài hoa này. Cuốn Nhà sư vướng lụy là một ví dụ tiêu
biểu: Tại Bách Việt, về phía Nam bờ biển, có dãy Kim Nhân Sơn nguy nga
dựng sững. Những lúc trời quang mây tạnh, ta có thể nhận thấy phía bên
dưới sườn núi xanh um ẩn ẩn hiện hiện một mái ngói hồng lóng lánh, lập lịe
12
như lớp vẩy cá kình ngư. Đó là ngơi chùa Hải Vân, vẫn còn n guyên như
thưở xưa, cái ngày nhà Tống sụp đổ (…) Ôi em Kim Cương ngàn thu một
thưở Nương Tử rất mực vô ngần Nam Diện cành Nam màu lan sơn thủy(…)
Anh đã hái nhành lá cây thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi …[17, tr.52- tr.53]
Đối với những thể loại khác, Bùi Giáng cũng giữ nguyên cái kiểu vui
thôi mà như vậy. Với nhà thơ, những điều nghiêm túc nhất cũng biến được
thành chuyện cười và ơng ln tìm cách hài hước.
Người ta chú ý đến Bùi Giáng nhiều nhất là thơ vì vấn đề của thơ
không phải là hiểu mà cảm. Với thơ, Bùi Giáng đem lại cho đời sự vô hạn
vượt qua ngoài cái hữu hạn của cuộc đời, của con người, của vũ trụ. Thơ Bùi
Giáng có một giọng điệu tâm tình đặc biệt, mỗi bài thơ như tự bộc bạch hoặc
nói với ai đó. Trong thơ ơng, sự vật, trời đất, con người hay bất kì một thực
thể nào đều tồn tại khơng có ranh giới, tất cả đều là một và mọi kết hợp đều
có thể:
Tiếng nói xa vang trên đầu ngọn lúa
Ví ngơn ngữ ngày kia em để úa
Bỗng lên lời bên mép cỏ như sương
Cũng xanh như dịng lệ khóc phai hường
(Biểu tượng sơ ngun)
Đỗ Lai Thúy nhận xét: Bùi Giáng đã đưa ngôn ngữ quay về thưở hồng
hoang (…), biến ngôn ngữ ký hiệu trở lại thành ngơn ngữ sự vật [7, tr.417].
Lại nói đến ngôn ngữ trong sáng tác của Đười Ươi Thi Sĩ, ai khơng cảm
được thì bảo ơng điên, ai hiểu được thì khen tài hoa. Chỉ riêng cách nói
ngược trong việc sử dụng bút danh: Bùi Bàng Giúi, Bùi Bán Dùi,… đã cho
thấy, ở Bùi Giáng, ngôn ngữ không chỉ tồn tại hữu hình như từ xưa đến nay.
Tề Thiên ngơn ngữ này rong chơi trong trời chữ nghĩa, biến nghệ thuật chơi
13
chữ của dân tộc thành trị chơi ngơn ngữ của riêng mình. Bởi vậy mới thấy
sức sáng tác siêu biệt của nhà thơ, lúc nào nhà xuất bản cần, ông đều có thể
sáng tác ngay tại chỗ, cả chục, cả trăm bài. Bùi Giáng không quan tâm đến
kết quả cuối cùng là từng bài thơ, cái mà nhà thơ đi tìm là sự tổng thể trong
việc hịa hợp vạn vật, chứ khơng phải là sự cân đối logic nữa. Đó có thể là
kết quả từ sự kế thừa tư tưởng triết học Heidegger và triết học phương Tây.
Nhà thơ cách tân hàng đầu Việt Nam Thanh Tâm Tuyền có một nhận
xét rất đúng về thơ Bùi Giáng: Nói đến mấy ngàn bài thơ Bùi Giáng là đúng.
Mà nói thơ Bùi Giáng chỉ có một bài, vơ tận, vơ cùng, là đúng hơn [7,
tr.530].
Đọc sáng tác của Bùi Giáng, người ta ln nghi ngờ: ơng có điên hay
khơng? Nhưng tự hỏi, một người điên có bao giờ tự ý thức được việc điên
của mình hay khơng? Bùi Giáng hồn tồn ý thức là mình điên và càng dấn
thân vào cái nghiệp điên này để tạo nên phong cách nghệ thuật của mình.
Chỉ một từ điên thơi để nói về phong cách nghệ thuật của Bùi Giáng. Mà
như Mai Thảo từng nói: Tơi chỉ muốn nghĩ thầm cho tơi là nếu có thêm được
ít người điên như Bùi Giáng , thơ ca ta văn học ta cịn được lạ lùng, được kì
ảo biết bao nhiêu [7, tr.242]. Có thể thấy, nhìn từ nghệ thuật đương đại, ta
thấy quan niệm sáng tác và tác phẩm của Bùi Giáng đã vượt qua hiện đại để
bước vào hậu hiện đại.
1.2. Mưa nguồn trong sự nghiệp thơ của Bùi Giáng
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời và những cảm hứng nghệ thuật trong
Mưa nguồn
Mưa nguồn được xuất bản năm 1962 nhưng nhiều bài thơ được sáng
tác trước đó khá lâu. Khoảng năm 1946, Bùi Giáng chăn dê ở miền trung du
Trung Phước. Có lẽ vì ấn tượng mạnh qua nhiều lần chứng kiến những trận
14
mưa giông lớn ào ạt đổ xuống rất nhanh như vậy mà nhà thơ bắt đầu ý tưởng
đặt tên cho tập thơ đầu tay của mình.
Lại thêm, Bùi Giáng là người yêu tha thiết những câu ca dao, những
làn điệu dân ca, những bài học trong kho tàng ca dao tục ngữ dân tộc nên
những thành ngữ dân gian như chớp bể mưa nguồn gây ấn tượng sâu sắc với
nhà thơ là điều khó tránh khỏi. Trong Thề Non Nước, Tản Đà có câu: Nước
đi ra bể lại mưa về nguồn. Mưa nguồn là mưa móc, ân sủng dội xuống nơi
cội nguồn cuộc sống, ào tuôn giáng xuống một lần rồi thơi, nhưng cũng có
thể trở lại trong lẽ tuần hồn [7, tr.399]. Chữ nguồn trong Mưa nguồn cũng
có thể xuất phát từ hình ảnh cuộc sống của những người dân tộc thiểu số ở
miền trung du Trung Bộ, mà nhà thơ thường xuyên tiếp xúc. Họ thuộc nhiều
chủng tộc, chủ yếu là người Gié Triêng và CaTu, mà cuộc đời hoang dã đã
tạo ra và lưu lại nhiều ấn tượng sâu xa trong tâm thức Bùi Giáng. Cuộc trao
đổi hàng hóa giữa hai miền xi ngược- ngày nay gọi là Kinh Thượng - đã
để lại câu ca dao:
Ai về nhắn với nậu Nguồn
Mít non chở xuống, cá chuồn chở lên [7, tr.400]
Đỗ Lai Thúy đưa ra ý kiến: “Mưa nguồn” là mưa ở phía Tây, vùng
rừng núi, nơi xuất phát của những dòng chảy, và của tất cả những gì trơi
chảy. Nước đầu nguồn thì trong sạch, trinh ngun, nhưng càng về trung du
và đồng bằng nhất là qua những đơ thị, thì càng ngầu đục. Con người, cũng
như nước, càng xa nguồn thì lại càng khát khao về nguồn, để một lần nữa
được hưởng sự thanh thỏa với ý thức trọn vẹn. “Mưa nguồn” trong thơ Bùi
Giáng bởi thế là một biểu tượng gốc, là trung tâm của một trường nghĩa.
Chữ “Nguồn” trong “Mưa Nguồn” phái sinh một hệ biểu tượng chỉ những
cái nguyên thủy, ban đầu, gốc rễ, những cái tiết trinh và nguyên lành, là bản
chất của thế giới tự nhiên khi chưa bị những quan niệm của truyền thống
15
cưỡng bức, vấy bẩn. Không phải ngẫu nhiên mà trước ngày lễ, ngày hội
thường có những cơn mưa rửa đền, rửa chùa. Sự vật sau khi sinh ra đều
phải lăn lóc chốn hồng trần, nên khơng thể khơng lấm bụi đời [7, tr.421422].
Mưa, nhất là Mưa nguồn là một hành vi, một hiện tượng làm sạch
mang tính vũ trụ, thiêng liêng. Vì thế, cảm hứng nghệ thuật bao trùm tập thơ
Mưa nguồn là sự trở về với nguồn cội, với nguyên thủy, với uyên nguyên và
trong sạch nhất.
1.2.2. Vị trí của Mưa nguồn trong sự nghiệp thơ Bùi Giáng
Mưa nguồn tuy là tập thơ đầu tay của Bùi Giáng nhưng ngay từ khi
xuất hiện trên thi đàn văn học Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu
nghệ thuật, thể hiện độ chín tài năng của nhà thơ. Những tưởng Bùi Giáng
tiếp tục sáng tác thơ theo hướng mà Mưa nguồn đã đi nhưng tập thơ đầu tay
xuất sắc này là cái mốc chuyển hướng nghệ thuật của nhà thơ. Từ đây, người
ta nhận thấy các thi phẩm in về sau, càng xa Mưa nguồn bao nhiêu thì càng
khác Mưa nguồn bấy nhiêu.
Ở Mưa nguồn, nghệ thuật chơi chữ được sử dụng như một cơ sở vững
chắc để xây dựng những qui tắc cho trị chơi ngơn ngữ trong những tác
phẩm sau này. Với thi phẩm đầu tay, Bùi Giáng chú trọng đến thể tính của
thi ca, cố gắng đưa ngơn ngữ trở về bản tính ngun sơ, chân thực của nó.
Mọi nỗ lực đó tạo nền tảng cho sự vượt thốt ngơn ngữ, vượt qua sự đi tìm
thể tính thi ca ở những gì vĩnh cửu. Sau Mưa nguồn, Bùi Giáng khơng cịn
cư ngụ ở ngơn ngữ, khơng sống với thơ nữa mà tồn tại với sự siêu tuyệt, cái
tổng thể và đi đến cái nhìn, những ứng xử trong trị chơi ngơn ngữ. Mưa
nguồn gần như tồn tại với nghĩa là một tập thơ thực thụ, còn ở những tác
phẩm sau, thơ Bùi Giáng còn hàm chứa nhiều thể loại, có những bài thơ
thậm chí vơ nghĩa.
16
Thiết nghĩ, nếu những sáng tạo của Bùi Giáng kể từ sau tập Mưa
nguồn khơng mang lại kết quả gì, đều vơ nghĩa thì nhà thơ vẫn cịn có cái để
tự hào với đời. Có lẽ, vì độ chín tài năng đạt được ngay từ tập thơ đầu tay
nên Bùi Giáng yên tâm tạo ra những sáng tạo nghệ thuật tiếp theo. Nếu chỉ
riêng Mưa nguồn thì Bùi Giáng chưa chắc đã bị coi là điên, và cũng chưa
chắc đã được ở tầm cao như hiện nay. Nếu khơng có Mưa nguồn thì những
thi phẩm sau này của nhà thơ có thể khơng được nhìn nhận một cách đúng
đắn. Có thể nói Mưa nguồn khơng chỉ là hậu phương vững chắc cho nhà thơ
trên mặt trận nghệ thuật mà còn là nền tảng để tạo nên sự nghiệp sáng tác đồ
sộ của Bùi Giáng, là ánh đuốc đầu tiên thắp lên phong cách nghệ thuật cho
tài hoa dị thường của nhà thơ.
Tiểu kết:
Sự thăng trầm trong cuộc đời Bùi Giáng là con đường học hành gian
truân, là cuộc sống gia đình khơng trọn vẹn, là những tháng ngày ngao du
phiêu bạt trên đường đời,…. Đó có thể là sự bất hạnh đối với bất kì ai trong
chúng ta, nhưng lại là sự bắt đầu, khơi nguồn cảm hứng sáng tác bất tận
trong tâm hồn Bùi Giáng. Người ta thường nói Tái ông mất ngựa nhưng Bùi
Giáng không may mắn đến thế. Nhà thơ không phải là người nghị lực đến
quên mọi nỗi đau để sống, chỉ đơn giản, ông cần một nơi để chia sẻ tâm sự,
và rồi ông viết. Bắt đầu là niềm đam mê với văn chương từ những bài viết
bình luận, đến vận dụng sự hiểu biết rộng lớn, thông minh hơn người trong
các sách dịch, nhưng tất cả, chỉ đúng nghĩa và phù hợp nhất khi Bùi Giáng
tồn tại trong thơ. Thơ Bùi Giáng đóng cánh cửa này và mở ra một khung trời
khác rộng hơn với phong cách nghệ thuật kì dị, vừa gần gũi, vừa xa lạ, vừa
tâm tình, vừa khó hiểu. Mưa nguồn là khởi đầu cho một chuỗi dài những bài
thơ như vậy. Ở Mưa nguồn, có thể nói Bùi Giáng vinh quang đến tột đỉnh
mà vẫn tồn tại để tiếp tục cống hiến, một thi phẩm chiếm vị trí khơng nhỏ
17
trong sự nghiệp sáng tác của Bùi Giáng và giúp người đọc hiểu hơn về nhà
thơ tài hoa này.
CHƯƠNG II:
NGÔN NGỮ BIỂU THỊ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG MƯA
NGUỒN
2.1. Từ ngữ chỉ không gian và thời gian
2.1.1. Từ ngữ chỉ khơng gian
Thơ như một thực thể sống, đương nhiên hình tượng thơ phải tồn tại
trong không gian và hàm chứa nhiều không gian khác. Không gian trong
Mưa nguồn gồm không gian tự nhiên, không gian địa lý, không gian tâm
tưởng,…Từ ngữ chỉ không gian chiếm một số lượng khá lớn: 1048 lần.
Trong đó chủ yếu là khơng gian vũ trụ: trời (141 lần), đất (29 lần) và đặc
biệt không gian rừng (53 lần), phố thị (28 lần) cứ trở đi trở lại. Ngồi ra, cịn
có khơng gian: sơng, đường, cầu ,bến, biển,…
So với khơng gian trời, thì tần số xuất hiện của khơng gian đất ít hơn
rất nhiều lần. Điều đó cho thấy, thơ Bùi Giáng ln theo chiều hướng lên
cao nhưng khơng làm mất đi sự hài hịa trong tồn tại của vũ trụ. Bởi dù có
hướng lên trời nhưng các tổ hợp từ như chân trời, cuối trời lại kéo bề ngang
vũ trụ rộng hơn. Không gian trời có khi ở hiện tại, khi ở quá khứ và cả hai
thời điểm xuất hiện đều có sự kết nối logic. Khơng gian trời của hiện tại như
chết đi vì sự hụt hẫng, thiếu vắng, khơng gì bù đắp nổi: bầu trời kia cịn đó
nhưng màu xanh như mộng ảo đâu mất đâu rồi vẫn cịn kia mà khơng hề
giống nhau như một nữa (Kim Trọng tại sao).Vẫn một bầu trời đó nhưng
nhân vật trữ tình khơng cịn cảm giác nguyên vẹn như xưa. Nhân vật trữ tình
như bị lạc lối trước chính khung cảnh quen thuộc, như mất đi tất cả niềm tin
và hi vọng, và cuộc sống đã mất hết ý nghĩa từ đây: Tại sao?Thôi chết. (Kim
18
Trọng tại sao) Không gian hiện tại khiến nhà thơ liên tưởng tới không gian
quá khứ, bầu trời của ngày xưa:
Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép
Bóng trời xa trùm phủ tiếng em cười
….
Trời thuở đó ngần nào em khổ sở
Khóc khi nhìn gió thổi nước sương bng
(Dịng sơng)
Khơng gian trời không chỉ là không gian tồn tại của vật thể mà là một
hình tượng biểu trưng cùng song hành với đất như hai sinh thể của tình yêu.
Sắc của trời và hương của đất như giao hòa nhưng còn lưa thưa nhạt hòa.
Bùi Giáng cảm nhận trời bao la nhưng vẫn có cái gì đó nhỏ bé đơn cơi. Một
nỗi lịng khát khao, mộng ước như có vẻ chỉ là mộng ảo mà thơi:
(…)Trịng con mắt đã mỏi mịn có phải
Sắc của trời hương của đất lưa thưa
(…)Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
Gió phương trời ủ mộng giữa hoa tâm
(Chiều)
Không gian rừng xuất hiện với tần suất khơng nhỏ, bởi nhà thơ đã có
khoảng thời gian hạnh phúc, vui vẻ tuy không dài ở rừng núi với đàn dê.
Khoảng thời gian ngắn ngủi đó để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong Bùi
Giáng. Có lẽ vì vậy mà khơng gian rừng xuất hiện đầy trìu mến, nhớ thương.
Vào rừng, nhà thơ tìm lại niềm vui, như trở về chính q hương mình, rất
thân thuộc:
Hơm nay tơi kiếm củi trong rừng
Lạc mất đường về chợt bỗng dưng
Sực nhớ răng đây rừng rú thẳm
19
Là quê thân thiết biết bao chừng
Nói tới rừng người ta liên tưởng ngay tới sự nguy hiểm, sợ hãi rừng
thiêng nước độc nhưng qua thơ Bùi Giáng, ta có một cảm nhận, một khám
phá mới lạ hơn. Rừng cũng gắn với nhiều kỷ niệm trong cuộc đời nhà thơ,
không chỉ là nơi nhà thơ cảm thấy vui vẻ nhất, thoải mái nhất và hịa cả hồn
mình để trở về với sự nguyên sơ, ngây thơ và trong sáng như một đứa trẻ;
mà còn là nơi nhà thơ trút bầu tâm sự, chia sẻ cảm xúc của mình: Thu qua
em khóc bốn mùa sương ướt tóc buồn bàn chân định bước về phía núi xa
xanh sớm tím chiều hoang gió dại thu rừng thu rừng em ngó mắt nghe tai
nắm cầm năm ngón nhỏ nghe bốn phía lạnh trong trái tim (Xuân xanh)
Ngược lại với tâm trạng ở rừng, mỗi lần nhắc đến phố thị, Bùi Giáng
lại bật lên những tiếng tiếc nuối, những nỗi buồn của kẻ lỡ bị hương đồng
gió nội bay đi ít nhiều. Đó là nỗi buồn về sự xô bồ ganh đua nơi phố thị, là
sự vội vã sống, khơng được bình n nơi tâm hồn, là những trăn trở suy tư
về cuộc đời:
Chiều hôm đếm lá cây rơi
Bên đèn phố thị thương đồi núi xa
(Chiều hôm phố thị)
Buồn phố thị cũng xa bay như gió
Cộ xe nhiều cũng nhảy bỗng như hươu
(Những nhành mai)
Khơng gian gắn liền với địa danh cũng thường được nhắc tới nhưng
tần số xuất hiện ở các bài thơ không đồng đều. Có những bài thuộc giai đoạn
trước, từ chỉ địa danh khơng xuất hiện nhiều vì lúc này, Bùi Giáng chưa đi
nhiều nơi. Có lẽ kể từ khi rời vùng núi Trung Phước vào Sài Gòn lập nghiệp,
nhà thơ được đi nhiều nơi nên từ chỉ không gian địa danh xuất hiện liên tục,
dày đặc, như bài Trời Nam Việt có tới 19 địa danh khác nhau: Tiền Giang,
20
Sa Đéc, Hốc Môn, Vũng Tàu,…Quãng thời gian này, gần như mỗi khi đến
một địa danh nào, nhà thơ cũng để lại một bài thơ. Có điều kì lạ, địa danh
Lục Tỉnh (12 lần) thường được nhắc đến nhiều nhất, niềm vui có, nỗi buồn
cũng có:
Long Xun sóng nước xơ hồng
Bình Ngun Lục Tỉnh như lịng nhớ nhung
Nhà thơ có riêng một bài thơ về nỗi buồn Lục Tỉnh: Sầu Lục Tỉnh. Địa
danh Lục Tỉnh trong thơ Bùi Giáng thể hiện tầm nhìn khái quát của nhà thơ,
những cảm nhận chung về nơi đây. Địa danh này không chỉ đứng một mình
mà cịn xuất hiện với vai trị là định ngữ tạo thành các tổ hợp từ: sầu Lục
Tỉnh, thu Lục Tỉnh, xuân Lục Tỉnh. Nếu sầu Lục Tỉnh gắn với nỗi buồn, sự
mệt mỏi, rã dời kéo dài: Sầu Lục Tỉnh sẽ ngày kia dịng dã (Trời Nam Việt)
thì thu Lục Tỉnh là sự bao la, tạo cảm giác muốn trở về, hướng về những kỉ
niệm đẹp trong Chào thu Lục Tỉnh:
Trời kỷ niệm đi về trong đáy mắt
Thổi dư vang từ dĩ vãng xa vời
hoặc:
Nằm xuống cỏ nghe tràn lan nước gội
Chảy vòng quanh thu Lục Tỉnh bao la
(Màu xuân)
Và xuân Lục Tỉnh thì mơ màng, đem đến sự nở rộ, bừng lên sự sống
cho vạn vật:
Tin xuân Lục Tỉnh mơ màng
Đồng trăng thủy thảo nguyệt cầm ra hoa
(Sầu Lục Tỉnh)
Như đã nói, tiêu đề Mưa nguồn hàm chứa một hệ biểu tượng chỉ
những cái nguyên thủy, ban đầu. Vì thế, chiều kích khơng gian cũng có vai
21
trò thể hiện biểu tượng này với sự xuất hiện của các từ như: nguyên tuyền,
nguyên khê, cổ độ, đất Thượng, rừng ngàn,…
- Nghe trời đổ lộn nguyên khê
- Nước xi dịng là cổ độ nhìn theo…
Khi người ta đi xa, có lẽ bất kì ai cũng nhớ về ngơi nhà của mình nhất
nhưng Bùi Giáng lại khác: khơng gian nhà chỉ xuất hiện 2 lần với cảm giác
day dứt, trách mình bạc bẽo, vơ tình, bất hiếu vì nhà là nơi nhà thơ sinh ra,
là nơi sinh sống của cha mẹ ơng:
Bỏ đơ thị bỏ bình ngun đất ruộng
Bỏ gian nhà cha mẹ nhớ thương con
(Thưa)
Trong khi đó, khơng gian vườn xuất hiện tới 23 lần mang theo nhiều
tâm trạng của nhà thơ, khi thì thoải mái trong cái thoáng đãng do cây lá
trong vườn mang lại, là nơi tác giả có thể vui mừng mà chỉ cho em khoảnh
khắc khu vườn trở nên đẹp lạ kì. Dường như khơng gian vườn cịn là khơng
gian tình cảm, một thời u của Bùi Giáng:
Nhìn em nhé bên bờ kia gió thổi
Lá xanh vườn theo cỏ mượt ngân nga
(Bờ nước cũ)
Nhưng cũng có khi Bùi Giáng buồn bã nhớ nhung một khoảng vườn
nhỏ không ai nhớ tới, và rồi tự trách mình bỏ qn nó. Nếu bỏ qn mảnh
vườn, nhà thơ như bỏ quên kỷ niệm ấu thơ, kỷ niệm tình u thuở trai
trẻ,…và bỏ qn chính mình. Vì thế, khu vườn thực sự có một vị trí quan
trọng trong tiềm thức Bùi Giáng, đến mức ơng phải rơi lệ xót xa:
Vườn cỏ lạnh hoa buồn khơng nói xiết
Bước chân dừng nghe rã lệ hai nơi
(Giịng sơng)
22
Bỏ nhà cửa, ruộng vườn, nơi chôn nhau cắt rốn của mình lên miền
thượng du ở, và vì thế khơng gian suối xuất hiện 13 lần trong những ngày
ngao du, thả hồn mình nơi suối đồi, những tháng ngày rong ruổi cùng bày
dê. Hình ảnh dịng nước chảy, tiếng suối róc rách cho nhà thơ cảm giác thích
thú:
Em đi về như mây núi đầu xuân
Gió bay qua nước suối chảy vô cùng
(Ly tao ba)
Suối là một bộ phận của cơ thể hôm nay, là hàm răng, là vẻ đẹp của
nàng thiếu nữ thời gian. Suối cũng tồn tại như một thực thể sống:
Hàm răng xanh của suối chảy đêm ngày
Hàm răng xanh của sỏi cồn cát bến
(Nhan sắc hôm nay)
Bùi Giáng khơng thích ổn định hay đứng lại một chỗ mà ln di
chuyển. Trong cuộc đời mình, nhà thơ đi nhiều nơi và phần lớn thời gian
rong ruổi trên đường nên không gian đường xuất hiện 47 lần, khi chen lấn
đơng đúc với xe cộ, khi thì bị lạc đường. Và khi nào ông cũng như kẻ lang
thang, đi trên đường vừa đi vừa tìm mục đích cuộc sống, tìm cái gì đó cho
mình nhưng đi mãi mà vẫn chưa tìm lại được bản thân:
Đường xe nơ nức một giờ
Bỏ quên phố thị trên bờ Tiền Giang
(Miền Nam)
Nắm tay nhau em ạ bước về đâu em chỉ dẫn nếu bước lạc đường từ
bữa đó hơm nay (Bữa hơm nay)
Khơng gian mà Bùi Giáng xây dựng trong Mưa nguồn khơng mang
tính đơn thuần hay thuần nhất ở một nơi mà trải dài theo nhiều hướng: cao
và thấp, xa và gần, quá khứ, hiện tại và tương lai,… Chính sự mở trong
23
khơng gian đó làm cho tập thơ nói chung và từng bài thơ nói riêng khơng bị
giới hạn trong trang sách mà đã vượt qua mọi ranh giới, tồn tại tự do như
khơng khí, mây trời,… và như chính tâm hồn phóng khống của Đười Ươi
Thi Sĩ.
2.1.2. Từ ngữ chỉ thời gian
Trong Mưa nguồn, từ ngữ chỉ thời gian xuất hiện 722 lần, gồm thời
gian quá khứ (122 lần) với các từ xưa, thuở, bữa nọ,…, thời gian hiện tại (50
lần) chủ yếu là từ giờ (35 lần) hoặc đi kèm các từ khác tạo thành cụm từ bây
giờ, giờ đây; hôm nay,… , thời gian tương lai (41 lần) với các từ mai sau,
hôm sau, thế kỷ sau,….
Thời gian quá khứ chính là thời gian hồi tưởng của nhà thơ. Ông chỉ
nhớ được mang máng là thời điểm ngày xưa, ngày trước, chứ không thể nhớ
được cụ thể từng khoảnh khắc.Vì là thời gian quá khứ nên đi kèm với nó
khơng phải là bức tranh tồn cảnh mà là vài nét về con người, cảnh vật thật
ấn tượng trong trí nhớ nhà thơ:
Người kỹ nữ ngày xưa trên bến nước
Sẽ đi về trong bóng nguyệt quanh năm
(Về giữa ngọ)
Từ sự hồi tưởng này, Bùi Giáng chiêm nghiệm, suy ngẫm và rồi nuối
tiếc những cái đã qua đi. Ông lại tự hỏi:
Dư vang ngày trước ở đâu rồi
Bước hận chia lìa máu nhạt mơi
(Em đi về giữa)
Con người ta sống ở hiện tại và nghĩ tới tương lai rằng mai sau ta làm
gì? Ta sẽ như thế nào rồi hoạch định cho tương lai,…Nhưng Bùi Giáng có
vẻ khơng bằng lịng với hiện tại, lại day dứt, ân hận về quá khứ và thao thức,
vô vọng về tương lai:
24
Một thuở trao tình mùa diễm tuyệt
Ngàn thu thâu hận nguyệt nguyên tiêu
(…) Thao thức vong hồn về kể lể
Đường sau này sẽ… nghĩ mà kinh
(Nhìn cổ lục)
Tần số xuất hiện của thời gian cụ thể dù không nhiều như thời gian
tương đối nhưng cho thấy Bùi Giáng không thờ ơ với dòng chảy bất tận của
thời gian. Những khoảnh khắc đáng nhớ, nhà thơ vẫn ghi tạc trong lịng:
Hơm mùng ba mùng bốn theo nhau đẩy lùi mồng một mồng hai của hôm nay
mà đặc biệt là thời gian tháng ba, nhà thơ rất ấn tượng với cánh đồng cỏ
thơm ngát, trải dài, nơi mà tháng ngày ông nằm đọc sách, nằm ngủ khi đàn
dê vui đùa với nhau, khi ngắm đàn bò gặm cỏ. Mùi thơm ngai ngái và màu
xanh mượt mà của từng ngọn cỏ tháng ba theo Bùi Giáng trên khắp hành
trình lãng du, trong giấc ngủ và vào thơ ông rất tự nhiên:
Em về rắc cỏ tháng ba
Xuống trang hồng hạnh thu già in rêu
(Phượng)
Nội đồng mọc cỏ tháng ba
Rừng cô tịch trút nước pha phôi nguồn
(Bây giờ)
Nhà thơ thấy thời gian càng trôi đi, cuộc sống của mình càng khơng
được như mong muốn, vì thế ông không muốn hướng tới tương lai để hi
vọng những gì viển vơng, khó thành sự thật. Ngày xưa của nhà thơ gắn bó
với nhiều kỉ niệm đẹp nhưng cũng bởi vậy ơng ân hận vì mọi thứ đã qua mất
rồi. Bùi Giáng quan niệm, quá khứ là những cái đã qua và chắc chắn đã từng
tồn tại, hiện tại thì sống tới đâu biết tới đó, cịn tương lai chắc gì đã như
25