ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
PHAN THỊ TƢỜNG VY
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRƢỜNG CA
CỦA THANH THẢO DƢỚI GĨC NHÌN
PHONG CÁCH HỌC
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 4/2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
ĐẶC ĐIỂM NGƠN NGỮ TRƢỜNG CA
CỦA THANH THẢO DƢỚI GĨC NHÌN
PHONG CÁCH HỌC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
PGS.TS.BÙI TRỌNG NGỖN
Người thực hiện:
PHAN THỊ TƢỜNG VY
(Khố 2017 – 2021)
Đà Nẵng, tháng 4/2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của cơng trình này là của bản thân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn.
Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các cơng trình nghiên
cứu đã được chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về
tính trung thực của cơng trình nghiên cứu này.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021
Sinh viên
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Bùi Trọng Ngỗn, người đã
tận tình hướng dẫn tơi trong q trình nghiên cứu để hồn thành khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn,
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức nền
tảng để tơi có thể thực hiện tốt đề tài của mình.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động
viên, khuyến khích tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021
Sinh viên
Phan Thị Tường Vy
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
6. Dự kiến đóng góp đề tài ......................................................................................4
7. Bố cục đề tài .......................................................................................................5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............6
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật .....................................................................................6
1.1.1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương theo quan
điểm phong cách học ..........................................................................................6
1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật theo quan điểm lí luận văn học ..............................9
1.1.3. Đặc điểm ngơn ngữ thể loại trữ tình (thơ, trường ca) ............................10
1.2. Các phƣơng tiện và các biện pháp tu từ dƣới góc nhìn phong cách học.......... 13
1.2.1. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa ......................................13
1.2.2. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp ........................................15
1.2.3. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm...........................................16
1.3. Thanh Thảo và các tác phẩm trƣờng ca ....................................................17
1.3.1. Nhà thơ Thanh Thảo ...............................................................................17
1.3.2. Các tác phẩm trường ca Thanh Thảo .....................................................17
1.4. Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................18
CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA
TRONG CÁC TẬP TRƢỜNG CA “NHỮNG NGƯỜI ĐI TỚI BIỂN”,
“BÙNG NỔ MÙA XUÂN”, “ĐÊM TRÊN CÁT”. ........................................... 19
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại....................................................19
2.2. Các phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa trong các tập trƣờng ca “Những người
đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”. .........................................21
2.2.1. Nhóm so sánh tu từ .................................................................................21
2.2.2. Nhóm ẩn dụ tu từ ....................................................................................23
2.2.3. Nhóm hốn dụ tu từ ................................................................................25
2.2.4. Nhân hóa .................................................................................................26
2.3. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong các tập trƣờng ca “Những người đi
tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”. .............................................27
2.3.1. Liệt kê, tăng cấp .....................................................................................28
2.3.2. Nói quá ...................................................................................................29
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................30
CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ PHÁP,
BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM TRONG CÁC TẬP TRƢỜNG CA “NHỮNG
NGƯỜI ĐI TỚI BIỂN”, “BÙNG NỔ MÙA XUÂN”, “ĐÊM TRÊN CÁT”. ........31
3.1. Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trƣờng ca
“Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.................31
3.1.1. Các phương tiện tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người
đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”. .........................................31
3.1.2. Các biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người đi
tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”. .............................................34
3.2. Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ ngữ âm trong các tập trƣờng ca
“Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.................36
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................36
CHƢƠNG 4: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRƢỜNG CA THANH THẢO. .............................38
4.1. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với nội dung thể hiện trong
các tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm
trên cát”. ...............................................................................................................38
4.1.1. Hiện thực đời sống chiến tranh nóng hổi ...............................................38
4.1.2. Cuộc đổi đời của đất nước sau chiến tranh ............................................42
4.2. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với hình tƣợng thơ thể hiện
trong các tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”,
“Đêm trên cát”. ....................................................................................................43
4.2.1. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh cỏ ..................................................43
4.2.2. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh lửa .................................................46
4.2.3. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh biển, sóng ......................................48
4.2.4. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh hạt giống, cây mầm.......................49
4.3. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với cá tính sáng tạo thể hiện
trong các tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”,
“Đêm trên cát”. ....................................................................................................51
4.3.1. Cá tính sáng tạo thể hiện qua loại thể trường ca ....................................51
4.3.2. Cá tính sáng tạo thể hiện qua ngơn ngữ giàu hình ảnh. .........................52
4.4. Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................55
KẾT LUẬN ..............................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 60
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng thuộc phạm trù nghệ thuật, nhưng chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt
giữa một tác phẩm văn chương so với một tác phẩm điêu khắc hay tác phẩm hội hoạ
chính là ở phương tiện và chất liệu. Nếu tác phẩm điêu khắc sẽ có phương tiện là
đường nét và sử dụng chất liệu là đồng là thép để tạo nên tác phẩm thì đối với văn
chương có phương tiện là ngơn ngữ, chất liệu cũng là ngôn ngữ. Cho nên, ở văn
chương ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là chất liệu. Vì thế, việc nghiên cứu ngơn
ngữ đối với tác phẩm văn chương luôn là một điều cần thiết. Và Thanh Thảo cũng
sử dụng phương tiện và chất liệu đó cho ra đời những tác phẩm trường ca mang diện
mạo độc đáo với những giá trị to lớn. Từ đó, việc đi tìm hiểu ngơn ngữ, đặc biệt là tìm
hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong trường ca của ông từ góc nhìn phong cách học là một
điều rất hay, nhưng về vấn đề nghiên cứu đã có các cơng trình nghiên cứu về chúng
nhưng chưa được khai thác một cách đầy đủ, tồn diện như mong muốn.
Cũng vì vậy, với hi vọng làm phong phú thêm cách tiếp nhận và cảm thụ văn
học bằng ngơn ngữ dưới góc nhìn phong cách học, cũng là đóng góp thêm vào tư liệu
giảng dạy, học tập, nghiên cứu thể loại trường ca, cho nên, tôi đã chọn nghiên cứu
“Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của Thanh Thảo dưới góc nhìn phong cách học”
làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu các biện pháp tu từ
Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, lấy ngôn từ làm phương tiện, chất liệu
biểu đạt nội dung, hình tượng, tư tưởng. Vì thế, các nhà nghiên cứu ln dành một
sự quan tâm đặc biệt đến ngôn ngữ. Đặc biệt hơn, nghiên cứu về các biện pháp tu từ
luôn là một sự hứng thú đối với mọi người. Trong đó, có thể kể đến các cơng trình
quan trọng như sau: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hịa (1982),
Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Cù Đình Tú (1983), Phong cách
học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội; Đinh Trọng Lạc (1994),
Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Đinh Trọng Lạc (chủ biên),
2
Nguyễn Thái Hòa (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Hữu
Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
2.2. Một số công trình nghiên cứu về ngơn ngữ nghệ thuật
Từ trước đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ nghệ thuật,
có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu như sau: đầu tiên, ở trong các tác phẩm ca
dao dân ca thì có: Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo
dục Hà Nội; Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao dân ca, Nxb Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội. Tiếp theo, có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu về ngơn
ngữ nghệ thuật trong thơ ca: Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt
Nam, hình thức và thể loại, Nxb KHXH, Hà Nội; Lê Quang Hưng (1986), Thơ
Nguyễn Duy và Ánh trăng, Tạp chí Văn học số 3; Lê Đình Kỵ (1993), Thơ Mới,
những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Hữu Đạt (1996), Ngơn ngữ
thơ Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội. Đồng thời, các nhà nghiên cứu, phê bình cịn
nghiên cứu đặc điểm ngơn ngữ nghệ thuật trong văn chính luận với những cơng
trình sau: Lê Xuân Thại (1970), “Câu văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí ngôn ngữ số 4;
Huỳnh Lý (1971), Văn Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Thúy Khanh
(1980), Một số đặc điểm ngơn ngữ báo chí chính luận Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học
Hà Nội, Hà Nội.
2.3. Lịch sử nghiên cứu Thanh Thảo và đặc điểm ngôn ngữ trong trƣờng
ca Thanh Thảo dƣới góc nhìn phong cách học.
Thanh Thảo là một cái tên quen thuộc trên diễn đàn Văn học Việt Nam với sự
sáng tạo khơng ngừng, ln ln tìm tịi và để lại trong mỗi tác phẩm của mình
những dấu ấn riêng. Chính vì thế, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ơng cụ thể
như sau : Thiếu Mai (1980), “Thanh Thảo – thơ và trường ca”, Tạp chí Văn học, số
2; Bích Thu (1985), “Thanh Thảo một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975”,
Tạp chí Văn học, số 5+6; Trần Đăng Suyền (2002), Lịch sử văn học Việt Nam tập 3,
Nxb Đại học Sư phạm. Đặc biệt với thể loại trường ca, Thanh Thảo dường như sống
và cống hiến hết mình, để rồi ơng cho ra đời nhiều bản trường ca có giá trị nghệ
3
thuật. Vì thế, trường ca của ơng ln thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu đặt chân
vào khám phá ở các phương diện khác nhau.
Ở phương diện nghệ thuật thì có Chu Văn Sơn với bài viết “Thanh Thảo với
trường ca” đăng lên Thời sự Văn học nghệ thuật. Ngồi ra, cịn có Vũ Quần
Phương (1982), “Thơ hơm nay”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 6; Nguyễn Văn
Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn
Thị Hậu (2011), “Thi pháp trường ca trong thơ Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Nhà
văn – Hội Nhà văn Việt Nam.
Ở phương diện nội dung thì các nhà phê bình, nhà nghiên cứu tập trung vào
chủ đề, nội dung, tính hình tượng,…trong trường ca Thanh Thảo. Có thể kể đến: Lại
Nguyên Ân (1980), “Dấu chân người lính trong trẻ trong thơ Thanh Thảo”, Văn
nghệ Nghĩa Bình; Sử Hồng, Trần Đăng Suyền (1983), “Suy nghĩ về tính nhân dân
trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo”, Báo văn nghệ, tháng 6; Văn
nghệ Nghĩa Bình; Nguyễn Việt Chiến (2017), “Nhà thơ Thanh Thảo với “Loài thơ
quý hiếm” có tên Trường ca” (Báo Văn nghệ).
Nhưng nhìn chung cho đến nay thì chưa có cơng trình nào dành riêng nghiên
cứu về đặc điểm ngôn ngữ trường ca Thanh Thảo dưới góc nhìn phong cách học,
mà chỉ dừng lại nghiên cứu trường ca dưới góc độ văn học. Vì vậy, với đề tài khóa
luận tốt nghiệp này với mong muốn góp một phần vào việc nghiên cứu đặc điểm
ngơn ngữ trường ca từ góc nhìn phong cách học và hiểu rõ hơn về trường ca Thanh
Thảo dưới góc nhìn ngôn ngữ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu yếu tố ngôn ngữ trong trường ca của Thanh Thảo dưới góc
nhìn phong cách học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài là văn bản nghệ thuật các tập trường ca: “Những
người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
4
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu“Đặc điểm ngơn ngữ trường ca của Thanh Thảo dưới góc
nhìn phong cách học” với những mục đích sau :
Thứ nhất, đề tài thống kê khảo sát và phân tích đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa
của tất cả sự kiên ngôn ngữ trong các tập trường ca Thanh Thảo dưới góc nhìn
phong cách học.
Thứ hai, phân tích năng lực tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với thế giới
nghệ thuật trong trường ca Thanh Thảo.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã vận dụng một số phương pháp, thủ pháp nghiên
cứu, cụ thể như sau :
5.1. Phƣơng pháp phân tích miêu tả
Đề tài phân tích các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng của đối tượng.
5.2. Thủ pháp thống kê
Đề tài dùng thủ pháp thống kê để thống kê các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ
ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và đưa ra những nhận xét chính xác.
5.3. Thủ pháp cải biến
Đề tài này sử dụng thủ pháp cải biến vào việc phân tích từ ngữ mà Thanh
Thảo sử dụng để thấy được hiệu quả ngôn ngữ mà ông đã dùng.
5.4. Phƣơng pháp liên hội so sánh của phong cách học.
Đây là một phương pháp đặc thù của phong cách học, có 4 thao tác là : So
sánh dọc, so sánh ngang, liên tưởng tương đồng và liên tưởng tương phản. Đề tài sẽ
sử dụng phương pháp này để có thể phân tích rõ điểm ngơn ngữ trường ca Thanh
Thảo.
6. Dự kiến đóng góp đề tài
Đề tài tìm hiểu các đặc điểm ngơn ngữ trường ca Thanh Thảo dưới góc nhìn
phong cách học và góp phần làm rõ các phương tiện và biện pháp tu từ - từ vựng
ngữ nghĩa, biện pháp tu từ ngữ pháp, biện pháp tu từ ngữ âm trong văn bản nghệ
thuật các tập trường ca Thanh Thảo, cụ thể là: “Những người đi tới biển”, “Bùng
5
nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát.” Đồng thời, qua việc nghiên cứu ngơn ngữ sẽ phân
tích tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với thế giới nghệ thuật trong trường
ca Thanh Thảo.
Ngồi ra, nếu thành cơng, khóa luận sẽ góp phần thêm những tư liệu cho
những cơng trình nghiên cứu về đặc điểm ngơn ngữ trong trường ca Thanh Thảo nói
riêng và thể loại trường ca nói chung. Qua đó, chúng ta có thể vận dụng những tài
liệu đó vào việc giảng dạy trường ca ở nhà trường phổ thơng.
7. Bố cục đề tài
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận
gồm bốn chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong các tập trường
ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.
Chương 3: Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp, biện pháp tu từ ngữ
âm trong các tập trường ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”,
“Đêm trên cát”.
Chương 4: Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với thế giới nghệ thuật
trường ca Thanh Thảo.
6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương theo
quan điểm phong cách học
Ngôn ngữ nghệ thuật là một phong cách chức năng. Bởi các phong cách chức
năng ngôn ngữ bao giờ cũng có sự giao thoa và sự tương tự ở nhiều phương diện.
Hơn thế, ngôn ngữ nghệ thuật là kiểu giao tiếp của mọi người. Kiểu giao tiếp này
cũng có đối tượng, có vai trị giao tiếp (người kể chuyện – độc giả), có mục tiêu
giao tiếp thể hiện qua các chức năng, có hồn cảnh giao tiếp và có những đặc điểm
riêng về ngơn ngữ. Như vậy, có thể nói ngơn ngữ nghệ thuật có đầy đủ các điều
kiện, các tiêu chí của một phong cách chức năng. Theo Nguyễn Thái Hịa“Phong
cách ngơn ngữ nghệ thuật là tồn bộ những biến thể sử dụng ngôn ngữ trong các
chuỗi câu hay văn bản có chức năng thơng báo – thẩm mĩ, tức là vừa thơng tin một
nội dung nào đó vừa thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người bằng
chính ngơn ngữ (lời nói) của mình.” (xem[15,tr.30]).Vậy có thể hiểu phong cách
ngơn ngữ nghệ thuật là “Phong cách ngơn ngữ được sử dụng trong các loại hình
văn chương được sử dụng trong các loại hình văn chương, được xây dựng trên cơ
sở tư duy hình tượng.” (xem[15, tr.40]) và dạng nói của phong cách này là văn học
truyền khấu còn ở dạng viết là văn học thành văn, văn học viết.
Phạm vi sử dụng của phong cách ngơn ngữ nghệ thuật khá rộng, có thể thấy
cả trong lời ăn tiếng nói hàng ngày (ngơn ngữ sinh hoạt), trong văn nghị luận, chính
luận trong báo chí,…nhưng tập trung hơn cả và tiêu biểu hơn cả là ở các văn bản
nghệ thuật (thơ, truyện và kịch), (xem[19, tr.27]). Có ba thể loại chính đó là:
- Thứ nhất là ngơn ngữ thơ. Về nội dung, có thể thấy phân chia ra các loại như
thơ trưc tình, thơ thù ứng (giao – đối), thơ thời sự, thơ chính luận, thơ triết lý,. ..
trong đó thơ trữ tình làm tiêu biểu. Theo Nguyễn Phan Cảnh: “Ngơn ngữ thơ trữ
tình thực chất là lời độc thoại nội tâm, bộc bạch tâm trạng, tình cảm bằng hình ảnh
và nhạc điệu, về thể thơ, ta có các thể chính: lục bát, song thất lục bát, hát nói, thể
ngũ ngơn, thất ngơn cách luật, và các thể thơ hiện đại.” (xem[2, tr.78]).
7
- Thứ hai là ngơn ngữ kịch nói, gồm có: chính kịch, bi kịch và hài kịch. Về kết
cấu thể loại có thể phân chia: kịch ngắn, kịch có chương hồi.
- Cuối cùng là ngơn ngữ truyện. Truyện là hình thức tự sự dùng lời kể trực tiếp
của người kể và lời thoại của nhân vật trong đó có thể mơ phỏng nhiều tình huống
đối thoại của nhân vật để xây dựng nhân vật và kết cấu. Ngồi ra, cịn có những thể
loại trung gian như: truyện thơ, kịch thơ, thơ – văn xi,.. tuy có nhiều thể loại khác
nhau nhưng các văn bản nghệ thuật có chung một chức năng là chức năng thơng báo
– thẩm mỹ và có những dấu hiệu đặc trưng khái quát nhất định, (xem[25,tr.109]).
- Khi nói đến ngơn ngữ nghệ thuật thì ta phải nói đến chức năng ngơn ngữ của
nó. Bên cạnh chức năng thơng tin thì cịn có chức năng thẩm mỹ. Theo Đinh Trọng
Lạc thì “Chức năng thẩm mĩ của ngơn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được thể
hiện ở chỗ tín hiệu thẩm mỹ( tức đặc trưng nghĩa và đặc trưng âm thanh) trở thành
yếu tố tạo thành của hình tượng. Muốn thực hiện được chức năng thẩm mĩ, ngơn
ngữ nghệ thuật phải có được những đặc trưng chung.” (xem[19,tr.127]). Đồng thời,
theo Đinh Trọng Lạc về quan điểm phong cách học thì phong cách chức năng ngơn
ngữ nghệ thuật có những đặc trưng cụ thể của nó, đó là: tính hình tượng, tính thẩm
mĩ, tính tổng hợp và tính cá thể hay tính riêng trong phong cách nghệ thuật của tác
giả, (xem [20,tr.79]).
Về tính hình tượng ta có thể hiểu rằng văn chương phản ảnh cuộc sống bằng
hình tượng, ngơn ngữ văn chương là ngơn ngữ hình tượng. Theo Hữu Đạt nói:
“Ngơn ngữ nghệ thuật ln tác động đến người đọc qua hệ thống các đơn vị ngôn
ngữ mang tính hình tượng, văn chương là một loại hình nghệ thuật, phản ánh đời
sống bằng hình tượng nghệ thuật và sử dụng phương tiện là ngơn ngữ.”(xem[12,
tr.284]). Các nhà lí luận văn học Xô Viết khái quát thành ba loại hình tượng: hình
tượng nhân vật, hình tượng quang cảnh và hình tượng cảm xúc. Ngồi ra, ngơn ngữ
có bản chất tín hiệu. Tính chất tín hiệu của ngơn ngữ được thể hiện qua tính hai
mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Mặt biểu đạt của ngôn ngữ là âm thanh và
mặt được biểu đạt là ý nghĩa, ý niệm về đối tượng mà đại lượng âm thanh đó gọi
8
tên, gợi ra, phản ánh. Từ lí thuyết tín hiệu học, bên cạnh tín hiệu ngơn ngữ đã hình
thành khái niệm tín hiệu thẩm mĩ, một yếu tố cấu thành của tác phẩm văn chương.
Về tính thẩm mỹ trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Trước hết, nghệ thuật
là thế giới của cái đẹp, bởi nói đến nghệ thuật là nói đến cái đẹp. Theo Nguyễn Phan
Cảnh nói: “Bất kì một câu văn,câu thơ giàu tính thẩm mỹ thì tự khắc bản thân nó có
một sức vẫy gọi, tạo nên những ấn tượng trực giác và in đậm vào tâm thức người
đọc. Có thể làm cho người nghe (đọc) cùng vui, buồn, u thích như chính người
nói (viết). Sức mạnh của ngơn ngữ nghệ thuật là tạo ra sự hịa đồng, giao cảm,
cuốn hút, gợi cảm xúc về vẻ đẹp vơ hình mà tưởng như hiển hiện trước mắt.”
(xem [2,tr.201]).
Mặt khác, ngôn ngữ nghệ thuật không thể được hiểu một cách máy móc, một
chiều với nghĩa chỉ sử dụng những từ có nghĩa “đẹp” hay “cao quý”. Mà chúng ta
cần hiểu đó là một sự tương tác qua lại giữa nội dung và hình thức. Đặc điểm về
tính thẩm mỹ trong sử dụng ngôn ngữ ở phong cách ngôn ngữ nghệ thuật khác với
phong cách và phong cách ngôn ngữ chính luận là nó thiên về miêu tả, nghĩa là nó
lấy việc miêu tả làm mảnh đất ni dưỡng cho mình.
Một đặc điểm khác làm cho phong cách nghệ thuật khác với tất cả các phong
cách chức năng còn lại là tính tổng hợp. Đó là sử dụng các phương tiện của các
phong cách khác; tính đa dạng trong hình thức thể hiện ngơn ngữ ngồi ra, cịn là
một sự tổng hợp giữa ý nghĩa biểu đạt của phương tiện ngôn ngữ và ý đồ nghệ thuật
của tác giả. Cuối cùng là tính cá thể hay tính riêng trong phong cách nghệ thuật của
nhà văn. Vì thế, mỗi nhà văn phải có một phong cách riêng trong phong cách nghệ
thuật nhà văn, phải có cá tính sáng tạo.
Bên cạnh nói về khái niệm, các kiểu dạng, chức năng, đặc trưng thì khơng thể
nào bỏ qua khía cạnh đặc điểm ngơn ngữ của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, cụ
thể:
- Đầu tiên, xét về đặc điểm ngữ âm có thể nói phong cách chức năng ngôn ngữ
nghệ thuật là minh chứng tiêu biểu nhất về sự tận dụng mọi tiềm năng của ngữ âm
tiếng Việt. Theo Đinh Trọng Lạc thì: “Trong phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ
9
thuật, ngữ âm ln ln đóng vai trị quan trọng, không dừng lại ở tư cách vỏ âm
thanh của ngôn ngữ mà nó cịn góp phần khơng nhỏ vào sự biểu đạt nội dung.”
(xem [19,tr.302]).
- Tiếp theo, về đặc điểm từ vựng thì phong cách chức năng ngơn ngữ nghệ
thuật sử dụng toàn bộ vốn từ tiếng Việt, cả những lớp từ ít thơng dụng nhất cũng có
mặt và có khi khá phổ biến trong tác phẩm văn chương, kể cả những lớp từ mang
sắc thái văn chương. Có thể nói đến từ vựng ngữ nghĩa của văn chương khơng thể
không nhắc đến sự sáng tạo của nhà văn về phương diện này. (xem[19,tr.210]).
- Cuối cùng là đặc điểm ngữ pháp, theo nguyên lý của văn chương thì văn
chương là phản ánh cuộc sống, nhất là thể văn tự sự thiên về tính hướng ngoại, tái
hiện được hiện thực khách quan. Vì thế để bao quát được bề rộng và chiều sâu của
hiện thực, các nhà văn thường tận dụng mọi kiểu câu tiếng Việt. Trong thơ, tồn tại
những kiểu câu được gọi là cú pháp thơ ca (Victo Huygo gọi là “siêu cú pháp”).
Ngồi các đặc điểm đó thì còn các đặc điểm diễn đạt khác như : sử dụng triệt để các
hình thức tu từ và hướng đến sự sáng tạo. (xem[19,tr.273]).
1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật theo quan điểm lí luận văn học
Ngơn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ
học, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng
ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên báo chí,
đài phát thanh, trong văn học và khoa học. Ngơn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản
của văn học, vì vậy, văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngơn từ.
Dưới góc nhìn lí luận văn học, Lê Bá Hán đã trình bày năm đặc điểm của ngơn
ngữ văn học như sau:
- Tính chính xác, trong sáng, biểu hiện đúng những gì muốn nói, cần nói.
- Tính hàm súc, đòi hỏi sử dụng một khối lượng những chất liệu và phương
tiện nghệ thuật tối thiểu nhằm đạt đến một hiệu quả nghệ thuật tối đa.
- Tính tạo hình và biểu cảm, tức là khả năng tái tạo hiện thực như nó vốn có và
mang tính truyền cảm.
10
- Tính nhiều nghĩa, tức là tính nhiều nghĩa trong ngôn ngữ thông thường được
nhân lên nhiều lần trong ngôn ngữ văn học.
- Tính thẩm mĩ, là thuộc tính bản chất nhất của ngôn ngữ văn học.
Tuy nhiên Lê Bá Hán khơng xếp tính thẩm mĩ vào hệ thống các đặc điểm đã
nêu mà quan niệm rằng nó là thuộc tính của mọi thuộc tính, hịa thấm vào mọi thuộc
tính khác.(xem,[22, tr.19])
Trong giáo trình “Cơ sở lí luận văn học” (tập 2,1985), Hà Minh Đức đã khái
quát bốn đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ ca, (xem[13,tr.208]) là:
- Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ nhịp điệu, giàu cảm xúc và hình ảnh.
- Trong phạm vi rất hạn định của số lượng câu chữ, ngôn ngữ thơ phải rất chắt
lọc. Mỗi từ phải có vị trí và sức biểu hiện đến tối đa, không thể thay thế được.
- Ngôn ngữ thơ giàu sắc thái và biến hóa tài tình.
- Nghệ thuật của thơ còn bao gồm nhiều phạm vi sáng tạo khác từ cách cấu tạo
một bài thơ đến việc dắt dẫn và phát triển một tứ thơ.
1.1.3. Đặc điểm ngơn ngữ thể loại trữ tình (thơ, trường ca)
Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét là
ngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngơn ngữ của kiến trúc thì ngơn ngữ là chất
liệu của tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ tuy nhiên tùy vào thể loại đều có những
đặc điểm ngơn ngữ riêng của nó và văn bản thơ ca cũng khơng nằm ngồi điều đấy,
cũng có những nét riêng của mình.
Theo Hữu Đạt, ngơn ngữ thơ “được hình thành do kết quả trực tiếp của lao
động sáng tạo nghệ thuật. Các từ, các câu có tính cụ thể sinh động. Nó là cái của
lời nói, được phát ra bằng âm thanh hay ghi lại bằng chữ viết. Ngược lại, các từ,
các câu của ngơn ngữ có tính trừu tượng. Thao tác của nhà thơ là cụ thể hóa những
cái trừu tượng bằng cách nhìn sự vật, hiện tượng dưới góc độ của nhà nghệ
sĩ.”(xem[11,tr.21]). Và “thơ ca là một thể loại được hình thành bằng thứ ngơn ngữ
có vần điệu.”(xem [11,tr.31]). Tiếc rằng trong những cơng trình lí luận văn học đó,
các nhà nghiên cứu chưa bàn đến cú pháp thơ ca và đặc trưng phi lí tính trong ngơn
ngữ thơ ca.
11
Cịn Hữu Đạt trong “Ngơn ngữ thơ Việt Nam” đề cập đến các đặc điểm quan
trọng trong ngôn ngữ thơ, cụ thể là :
- Một trong những đặc điểm vô cùng quan trọng của ngơn ngữ thơ chính là
tính tương xứng. Theo Hữu Đạt thì: “Tính tương xứng trong ngơn ngữ thơ đảm bảo
cho thơ có một vẻ đẹp đặc biệt. Đó là vẻ đẹp của sự hài hịa: hài hịa của những
đường nét, góc cạnh và hài hịa của cái tổng thể thống nhất. Tính tương xứng trong
thơ về mặt ngơn ngữ ta có thể nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau.”
(xem[11,tr.180]). Như vậy, khi nói đến tính tương xứng là đã nói tới một đặc điểm
của ngơn ngữ thơ ca; nó là một tính chất rất quan trọng của ngôn ngữ thơ giúp cho
người sáng tác tạo ra được những câu thơ hay, độc đáo, đồng thời cũng giúp cho
người nghiên cứu kiểm tra, phát hiện ra những sai lầm khi phân tích thơ ca.
- Tính nhạc cũng có vai trị quan trọng trong ngơn ngữ thơ. Như Tômasépki đã
nhận xét đúng đắn rằng: “Mỗi dân tộc, mỗi một ngơn ngữ đều có cách hịa âm riêng
của mình. Cách thức đó dựa theo truyền thống của từng dân tộc và hình thức của
từng ngơn ngữ cụ thể.” Bởi chính tính giàu có về thanh điệu ngun âm và phụ âm
là những đặc tính là cho ngơn ngữ thơ Việt Nam có dạng một vẻ độc đáo riêng. Và
cũng chính tính giàu khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ trong tiếng Việt
cũng như giá trị gợi hình của chúng ta là một cơ sở vật chất quan trọng giúp cho các
nhà nghệ sĩ tìm tịi, phát hiện và sáng tạo ra những hình tượng âm nhạc phong phú.
Hơn thế, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về ngôn ngữ thơ ca như sau:
- Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ của nghệ thuật biểu hiện và cảm xúc. Do đó các
đơn vị từ vựng trong thơ thường giàu tính biểu cảm và dễ dàng chấp nhận các yếu
tố phi lí tính trong diễn đạt.
- Cú pháp thơ ca là cú pháp phá cách, phá vỡ mọi khuôn mẫu.
- Các thành tố cấu tạo của ngơn ngữ thơ đều có khả năng biểu đạt cao.
- Ngơn ngữ thơ giàu tính hình ảnh.
- Ngơn ngữ thơ giàu nhạc tính.
Theo Đỗ Hữu Châu, ngơn ngữ văn học (ngơn ngữ văn chương) có các đặc tính
sau:
12
- Tính hệ thống: Các yếu tố ngơn ngữ trong tác phẩm phải phù hợp với nhau,
giải thích cho nhau, hỗ trợ nhau để hướng tới một hiệu quả biểu đạt chung.
- Tính chính xác: Tức là khả năng miêu tả sát đúng và cụ thể từng chi tiết,
từng biểu hiện.
- Tính truyền cảm, hay cịn gọi là tính biểu cảm, gợi cảm: Tức là khả năng tác
động vào cảm xúc, thái độ của người đọc.
- Tính hình tượng: Ngơn ngữ văn chương có khả năng tái hiện hiện thực, làm
xuất hiện ở người đọc những biểu tượng thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị
giác.
- Tính cá thể hóa: Tính riêng trong ngơn ngữ của từng tác giả và tính cá thể
của ngơn ngữ ở từng sự vật, từng cảnh, từng nhân vật.
- Tính hàm súc: Đó là khả năng “nói được nhiều nhất bằng một số lượng các
yếu tố ngơn ngữ ít nhất”.
Có thể thấy, xuất phát từ chất liệu, trong sự đối sánh với tất cả các loại hình
nghệ thuật khác, văn học với tư cách là nghệ thuật ngơn từ, có những đặc điểm sau:
- Tính hình tượng – gián tiếp: ngơn ngữ hay ngơn từ không phải là vật chất
hay vật thể, mà chỉ là ký hiệu của chúng ta mà thôi, cho nên hình tượng mà thơ văn
xây dựng nên khơng thể nghe nhìn một cách trực quan mà là gián tiếp qua óc trí
tưởng tượng của chúng ta.
- Tính tư duy – trực tiếp: ngôn ngữ là “cái vỏ vật chất trực tiếp của tư duy”, là
ký hiệu của tư duy cho nên những suy nghĩ, cảm xúc hoặc bất cứ trạng thái tư tưởng
tình cảm nào của con người, cho dù khơng nói ra cũng phải thơng qua ngơn ngữ.
Lấy ngon ngữ làm chất liệu, văn học do đó có thể bộc lộ trực tiếp tư tưởng tình cảm
của nhà văn, hoặc của nhân vật.
- Tính vơ cực hai chiều về không thời gian: lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học
mang tính cực đại và cực tiểu về khơng gian, cực lâu và cực mạnh về thời gian.
- Tính phổ biến trong sáng tác, truyền bá và tiếp nhận: ngôn ngữ còn một đặc
điểm tuyệt diệu nữa là vốn sở hữu chung của mọi người, nhưng đồng thời cũng là
13
sở hữu riêng trọn vẹn không cần phải chia cho từng người, do đó là một phương
tiện vừa để tự biểu hiện lại vừa dễ giao tiếp với người khác.
1.2. Các phƣơng tiện và các biện pháp tu từ dƣới góc nhìn phong cách học.
1.2.1. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa
1.2.1.1. Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa
Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu có về các phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Đó là
những tên gọi thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng. Theo Nguyễn
Thái Học thì có thể chia các phương tiện tu từ ngữ nghĩa thành 3 tiểu nhóm:
Đầu tiên đó là “nhóm so sánh tu từ”. So sánh tu từ hay so sánh nghệ thuật là
cách công khai đối chiếu các đối tượng khác loại có cùng nét giống nhau nào đó
nhằm diễn tả một cách có hình ảnh và biểu cảm đặc điểm của một đối tượng. Theo
Định Trọng Lạc thì ở dạng đầy đủ nhất, so sánh tu từ có cấu trúc như sau: cái được
so sánh – cơ sở so sánh – từ chức năng – cái dùng để so sánh, (xem[18,tr.189]).Có
các kiểu so sánh tu từ như sau :
- Kiểu “A như (tựa, tựa như, như là) B”:
“Qủa cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đơng ấm những đêm thâu”
- Kiểu “B bao nhiêu A bấy nhiêu”:
“Qua cầu nhả nón trơng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiều.”
- Kiểu “A là B”:
“Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xơ sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên.”
- So sánh song hành :
“Hồn tơi giếng nước ngọt ngào
Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh.”
14
Tiếp theo là nhóm ẩn dụ tu từ, có các loại ẩn dụ đó là ẩn dụ chân thực; ẩn dụ
bổ sung; ẩn dụ tượng trưng. Bên cạnh chức năng nhận thức, sức mạnh đặc biệt của
ẩn dụ là biểu cảm, nhờ thơng qua lối nói hình ảnh, kín đáo, (xem[18, tr.190]), như:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mơng dường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu…”
Nhân hóa thực chất là những ẩn dụ được xây dựng dựa trên mối quan hệ giữa
con người với thế giới sự vật chung quanh. Nó vừa có chức năng nhận thức vừa có
chức năng biểu cảm, được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ
văn chương.
Thêm vào đó là nhóm hốn dụ tu từ, hốn dụ được sử dụng nhiều trong khẩu
ngữ và phổ biến trong ngôn ngữ văn chương. Trong ngơn ngữ giao tiếp hằng ngày,
hốn dụ xuất hiện thường xuyên ở khắp mọi nơi còn trong ngơn ngữ nghệ thuật,
hốn dụ là phương thức sáng tạo nghệ thuật,(xem[18,tr.206]), ví dụ: “Thời đại ta có
rất nhiều Võ Thị Sáu”. Có các loại hốn dụ tu từ chủ yếu: cải số, cải dung, cải danh,
hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa bộ phận với toàn thể, hoán dụ xây dựng từ quan
hệ giữa vật sở thuộc với chủ thể, hoán dụ xây dựng giữa nguyên nhân và kết quả.
1.2.1.2. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
Không chỉ dựa vào một số phương tiện tu từ cố hữu trên đây, tiếng Việt mở
rộng cách nhấn nghĩa, tạo nghĩa mới bất ngờ giàu màu sắc tu từ học, ta có thể kể
đến các biện pháp tu từ ngữ nghĩa như sau :
- Liệt kê và tăng cấp là phương thức sắp xếp một loạt các hình ảnh, các khái
niệm,...liền nhau theo một cách nào đó để tăng cường hiệu quả biểu đạt. Về phép
tăng cấp thực chất cũng là một loạt liệt kê nhưng một sự sắp xếp có hướng hoặc là
tiến dần (tiệm tiến) hoặc là lùi dần (tiệm thối), ví dụ: “Thứ mà đằng trước, đằng
sau, bên phải, bên trái còn bày la liệt những thứ mà người yếu bóng vía phải rùng
mình: thanh quất, súng lục, súng trường, gươm giáo, bát xà mâu…”
15
- Nói q là cách nói phóng đại quy mơ, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc
hay hiện tượng có thật trong thực tế. Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu
cảm và thu hút, gây thích thú cho người đọc, người nghe. Nó có tác dụng tích cực
để mơ tả sự việc, sự vật hay hiện tượng có thật, ví dụ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
1.2.2. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp
1.2.2.1. Các phương tiện tu từ ngữ pháp
Theo Nguyễn Thái Hòa:“Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu có về các phương
tiện tu từ cú pháp. Đó là các kiểu câu mang màu sắc tu từ do được cải biến từ kiểu
cacau cơ bản (có kết câu C-V) theo các phương thức: rút gọn, mở rộng, đảo trật tự
thành phần câu.” (xem[15,tr.89]). Đinh Trọng Lạc đã tập hợp các phương tiện tu từ
cú pháp vào ba nhóm là: Thu gọn cấu trúc cơ bản, mở rộng cấu trúc cơ bản, đảo trật
tự thành phần câu. Giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” có bổ sung thêm giá trị
tu từ của một số kiểu câu:
- Thu gọn cấu trúc văn bản: có hai dạng câu đó là câu đặc biệt và câu dưới bậc,
ví dụ:
“Mưa
Gió
Não nùng.”.
- Mở rộng cấu trúc cơ bản: là ngoài thành phần nịng cốt câu có thêm các
thành phần phụ, có thể kể đến như tình thái ngữ, thành phần chú thích và khởi ngữ.
Ví dụ:
“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi…
-Theo Đinh Trọng Lạc: “Đảo ngữ là một hiện tượng vi phạm có chủ định trật
tự chuẩn mực của các đơn vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố nghĩa cảm
xúc nào đó. Các hình thức đảo ngữ phổ biến là đảo vị ngữ và đảo bổ ngữ, trạng
ngữ.” (xem[18,tr.237]), ví dụ:
16
“Thánh thót tàu tiêu mấy hạt mưa
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ
Xanh om cổ thụ trịn xoe tán
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng lờ.”
1.2.2.2. Các biện pháp tu từ ngữ pháp
Theo giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” thì biện pháp tu từ ngữ pháp có
các loại cụ thể như sau: phép im lặng là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống để
người đọc, người nghe tự hiểu, khơng cần diễn đạt bằng lời,(xem[18,tr.240]), ví dụ:
“Chợt nghe tin nhà
Ra thế
Lượm ơi!”
- Theo Đinh Trọng Lạc, phép điệp (điệp từ ngữ và lặp cú pháp) là biện pháp tu
từ lặp lại có nghệ thuật một từ, một ngữ hay một kiểu cấu trúc cú pháp trong nhiều
câu liên tiếp nhằm nhấn mạnh một nội dung, tăng cường nhạc tính và sức biểu cảm,
(xem[18,tr.240]), ví dụ:
“Những cánh đồng thơm mát
Những cánh đồng bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa.”
Ngồi ra, cịn sử dụng “thì”, “là”, “mà”.
1.2.3. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm
Theo Đinh Trọng Lạc: “Hệ thống ngữ âm tiếng Việt gồm thanh điệu, hệ thống
nguyên âm và hệ thống âm cuối.” (xem[18,tr.246]). Đầu tiên, về giá trị biểu trưng
của một số khn vần thì theo Đinh Trọng Lạc, một số khn vần có giá trị biểu
trưng rõ rệt như nguyên âm /i/, /u/, /a/. Tiếp theo là về đặc điểm tu từ của hệ thống
ngữ âm tiếng Việt:
+ Hệ thống thanh điệu có sự đối lập về cao độ và âm sắc.
+ Hệ thống nguyên âm : Nguyên âm là đỉnh của âm tiết, thể hiện âm sắc chủ
yếu của âm tiết. Vì vậy, nguyên âm trong âm tiết tiếng Việt được xem là đặc trưng
của âm tiết.
17
+ Hệ thống âm cuối gồm mở, nửa mở, nửa khép và khép.
1.3. Thanh Thảo và các tác phẩm trƣờng ca
1.3.1. Nhà thơ Thanh Thảo
Nhà thơ Thanh Thảo tên khai sinh là Hồ Thành Công sinh năm 1946, ông sinh
ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức,
tỉnh Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội,
sau đó, Thanh Thảo vào ở chiến trường miền Nam làm phóng viên, cơng tác tại đài
phát thanh giải Phóng. Sau ngày đất nước thống nhất, Thanh Thảo chuyên hoạt
động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật và báo chí.
Thanh Thảo là cây bút đa năng, viết nhiều thể loại, nhưng sở trường vẫn là
thơ, đặc biệt thành công với một số trường ca viết sau chiến tranh. Thơ Thanh Thảo
là tiếng nói của người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
Ơng được cơng chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo độc
đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến. Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ
thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam. Giải thưởng
của Ban văn học Quốc phòng An ninh, Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 cho tập
trường ca Những ngọn sóng mặt trời. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho tập
thơ Dấu chân qua trảng cỏ năm 1979. Giải thưởng của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp
các Hội VHNT Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Giải thưởng Hội
Âm nhạc Việt Nam cho tập Trường ca chân đất (2012).
Khơng chỉ dừng lại với những thành cơng của mình, ThanhThảo ln ln
trăn trở đi tìm cho mình một hướng đi, một nét riêng trên con đường sáng tác của
mình. Kiên trì, quyết liệt, sống hết mình với nghệ thuật, vì cái đẹp đó là những gì có
thể nói với Thanh Thảo. Cho nên, sự nghiệp thơ của Thanh Thảo mãi mãi trong
xanh, ngọt ngào như dịng nước sơng Trà và rực sáng như những vì sao trên đỉnh
trời Thiên Bút Phê Vân của quê hương Quảng Ngãi.
1.3.2. Các tác phẩm trường ca Thanh Thảo
Trường ca là một tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có cốt truyện tự sự
hoặc trữ tình và nó ln được các nghệ sĩ săn đón và nghiên cứu về chúng, một
18
trong số đó phải kể đến Thanh Thảo – ơng vua trường ca. Mỗi tập trường ca là một
khám phá mới, khi càng đọc chúng ta càng thấy hay, thấm đẫm, đầy chất thơ như
những vì sao đêm, chúng ta càng nhìn càng thấy sáng và rực sáng hơn. Khác với
những tác giả cùng thời, trường ca của Thanh Thảo là những bản giao hưởng hoành
tráng với nhiều cung bậc, ngữ nghĩa đa dạng và độc đáo, ông đã đưa hơi thở thời đại
vào trường các trường ca của mình. Có lẽ khó mà có tác giả đương đại nào sánh
được với nhà thơ Thanh thảo về mặt bề dày sáng tác cũng như chất lượng của
trường ca, cứ vài năm miệt mài trong lặng lẽ và Thanh thảo cũng lại có thêm một
trường ca mới, (xem[27,tr.269]).
Một số trường ca của Thanh Thảo có thể kể đến như sau : Trẻ con ở Sơn Mỹ (
1975 – 1978); Những người đi tới biển (1977); Những nghĩa sĩ Cần Guộc (1978 1980); Bùng nổ mùa xuân (1980-1981); Đêm trên cát (1982); Trị chuyện với nhân
vật mình (1983); Cỏ vẫn mọc (1983); Khối vng Rubic (1984); Những ngọn sóng
mặt trời (1994); Trường ca Metro (2009); Trường ca chân đất (2012).
1.4. Tiểu kết chƣơng 1
Ở chương 1, chúng tơi đã trình bày một số vấn đề về ngôn ngữ nghệ thuật; các
phương tiện và các biện pháp tu từ dưới góc nhìn phong cách học và đó được xem
là cơ sở lí luận của đề tài, góp phần nào cung cấp những tiên đề cần thiết cho các
chương sau. Trong đó, chúng tơi đã cố gắng trình bày một cách ngắn gọn về những
vấn đề lí luận đã được thừa nhận rộng rãi, về những quan niệm có sức thuyết phục
nhất.Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết đã trình bày ở trên, chúng tơi tập trung
nghiên cứu, tìm hiểu các Các phương tiện và các biện pháp tu từ trong các trường ca
của Thanh thảo. Qua đó, ta thấy được nét đặc sắc trong việc sử dụng các phương
tiện và biện pháp tu từ của Thanh Thảo. Phần cuối của chương 1, khóa luận giới
thiệu về tác giả, các tác phẩm trường ca Thanh Thảo từ đó, góp một phần vào việc
đi sâu các nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo.