Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.81 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LƯU THỊ TUYẾT

ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƯỢNG

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2012


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Phong Nam
Phản biện 2: TS. Lê Thị Hường

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng
vào ngày 01 tháng 12 năm 2012.

* Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng


MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong q trình phát triển theo xu hướng hội nhập với tiến trình
văn học thế giới, văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng
đã xuất hiện một lực lượng sáng tác hùng hậu không chỉ ở trong nước
mà cả ở hải ngoại. Những cây bút tiểu thuyết như Hồ Anh Thái, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Danh
Lam, Nguyễn Việt Hà,..với những thể nghiệm mới trong cách tân thể
loại đã góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam hịa nhập sâu rộng hơn với
tiểu thuyết hiện đại của thế giới. Như một phần không thể thiếu trong
đời sống văn học dân tộc, sự góp mặt các tác phẩm văn học của tác
giả hải ngoại những năm gần đây như: Sông Cơn mùa lũ (Nguyễn
Mộng Giác), Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc (Lê Ngọc Mai),
Chinatown, Pari 11 tháng 8, T mất tích (Thuận), Gió từ thời khuất
mặt (Lê Minh Hà), Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau (Đoàn Minh
Phượng),… đã chứng tỏ một diện mạo mới của nền văn học dân tộc.
Với hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau, Đoàn
Minh Phượng đã được ghi nhận và đánh giá cao của Hội Nhà văn
Việt Nam qua giải thưởng văn xuôi duy nhất trao tặng vào năm 2007
cho tiểu thuyết Và khi tro bụi.
Sở hữu một gia tài tiểu thuyết khá khiêm tốn nhưng hai cuốn tiểu
thuyết của Đoàn Minh Phượng lại thể hiện khá toàn diện những yêu
cầu cách tân của văn học hiện đại. Tác giả đã thể hiện trong tiểu
thuyết một cách cảm nhận đời sống mang tính đặc thù: Sự đổ vỡ của
trật tự xã hội, sự xáo trộn các giá trị của cuộc sống, con người rơi vào



sự hồi nghi, mất niềm tin, cơ đơn, lạc lồi,…và những đổi mới về
cấu trúc, về ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật trần thuật.
Từ những lí do trên, với đề tài Đặc điểm nhân vật trong tiểu
thuyết Đoàn Minh Phượng, chúng tôi mong muốn đi vào khám phá
những đặc sắc của tác phẩm trong việc xây dựng hình tượng nhân vật
qua sự soi chiếu bằng cái nhìn hiện sinh. Chúng tơi cũng hy vọng đề
tài sẽ góp phần vào việc thẩm định toàn diện hơn tài năng của một tác
giả văn học xa xứ trong dòng chung của văn học nước nhà.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Sau sự chào đời của truyện ngắn Tội lỗi hồn nhiên và tiếp đến là
hoàn thành bộ phim truyện Hạt mưa rơi bao lâu (2004), tiểu thuyết
đầu tay Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng ra mắt năm 2006, tiếp
đến là tiểu thuyết Mưa ở kiếp sau (2007), chị đã nhanh chóng khẳng
định vị trí của mình trên văn đàn khi được Hội nhà văn trao giải
thưởng văn xuôi duy nhất cho tác phẩm Và khi tro bụi vào năm 2007.
Tuy vậy, đời sống phê bình hướng đến chị chưa nhiều, chỉ xuất hiện
thưa thớt trên một số trang báo mạng và chưa có những cơng trình
mang tầm khái qt, mặc dù tác phẩm đã được đón nhận và in dấu
vết của mình trong dòng chảy văn học suốt những năm qua.
Trong bài giới thiệu tiểu thuyết Và khi tro bụi của tác giả
Trần Nhã Thụy (Báo Sào Gịn giải phóng, số ngày 9/5/2006); Dương
Bình Nguyên trong bài viết “Và khi tro bụi bay về” (Báo Công an
nhân dân, ngày 07/9/2007; Tiểu Quyên trong bài viết “Dòng chảy
trầm của văn học xa xứ” ),v.v.. các tác giả đã khẳng định giá trị của
tính nhân văn trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng.


Bên cạnh đó, cịn có rất nhiều những bài viết về Đoàn Minh
Phượng và hai cuốn tiểu thuyết của tác giả, nhưng bằng hình thức

phỏng vấn của các tác giả: Lưu Hà với bài phỏng vấn “Đồn Minh
Phượng – Tơi viết khá lạnh” [43], Thúy Nga với “Đoàn Minh
Phượng và tác phẩm mới nhất – Tôi bắt đầu từ sự trở về” [45], Ngơ
Đồng với “Đồn Minh Phượng và Và khi tro bụi” [42], Kim Ửng với
“Nhà văn – đạo diễn Đồn Minh Phượng: Cách kể chuyện của tơi rất
xưa” [49], Anh Vân với “Đoàn Minh Phượng – phân vân giữa văn
chương và điện ảnh” [50], Cát Khuê với “khiêm nhường ở lại” [44],
v.v.. Tất cả đều nhìn nhận ở chị một bút lực đầy triển vọng với giọng
văn đằm thắm, sâu sắc, thiên về cảm xúc hơn miêu tả và xuyên suốt
một nỗi ám ảnh ngân dài trong mỗi tác phẩm.
Thời gian gần đây xuất hiện một số những bài nghiên cứu
khoa học lấy tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng làm đối tượng. Đáng
chú ý trong đó là các bài viết “Những cái tơi kể chuyện trong tiểu
thuyết Đồn Minh Phượng” của Thái Phan Vàng Anh, đăng trên Tạp
chí khoa học, Đại học Huế (số 62A, 2010); “Bi kịch hóa trần thuật –
Một phương thức tự sự” của Nguyễn Thanh Tú, đăng trên Tạp chí
nghiên cứu Văn học số 5, 2008, đã có những khảo sát tập trung hơn
dành cho tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, nhưng hầu như vẫn chủ yếu
hướng vào đặc trưng thi pháp.
Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến tỏ ra chưa thực sự bị chinh
phục bởi tác phẩm. Những bài viết “Văn học Việt Nam 2007 – Một
năm phẳng lặng” của Nguyễn Văn Quí [29], bài phỏng vấn của tác
giả Hồng Minh “Nên xác định trách nhiệm Hội tới đâu” (Trả lời của


Võ Thị Xuân Hà, Báo Nhân dân, 2012) đều có những nhận xét hồi
nghi về giá trị của tác phẩm.
Có thể nói, qua những ý kiến dẫu cịn hạn chế, phiến diện và
chưa đồng nhất trong đánh giá nhưng đã hé mở những khám phá có
giá trị về tác phẩm. Điều đó hứa hẹn một sức hấp dẫn tiềm tàng vẫn

còn chưa được phát hiện, khai vỡ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hai cuốn tiểu thuyết
của tác giả Đoàn Minh Phượng: Và khi tro bụi” (Nxb Trẻ 2006) và
Mưa ở kiếp sau (Nxb Văn học, 2007). Bên cạnh đó, chúng tơi cũng
sẽ đề cập đến một số tác phẩm của nhà văn Đoàn Ánh Thuận để có
cái nhìn liên hệ, so sánh, đối chiếu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở hai cuốn tiểu thuyết của nhà văn Đồn Minh
Phượng, chúng tơi sẽ tập trung hơn vào vai trò của tâm thức hiện sinh
trong việc xây dựng hình tượng trung tâm qua hai bình diện nội dung
và hình thức của tác phẩm.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng sẽ vận dụng lí thuyết thi pháp
học và lý thuyết chủ nghĩa hiện sinh phương Tây vào quá trình
nghiên cứu.


5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Trên cơ sở lý thuyết hiện tượng luận hiện sinh và chủ nghĩa
hiện sinh phương Tây, luận văn sẽ đi vào khám phá những đặc sắc
của tác phẩm qua việc xây dựng hình tượng nhân vật để thấy rõ hơn
bút pháp hiện đại của Đồn Minh Phượng trong tiểu thuyết.
- Khẳng định đóng góp của Đồn Minh Phượng trong dịng
chảy văn học Việt Nam đương đại thế kỷ XXI.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn
được triển khai trong ba chương:
Chương 1. Đoàn Minh Phượng và cảm quan hiện sinh
trong tiểu thuyết
Chương 2. Hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng
Chương 3. Phương thức thể hiện hình tượng nhân vật
trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng
Chương 1. ĐOÀN MINH PHƯỢNG VÀ CẢM QUAN
HIỆN SINH TRONG TIỂU THUYẾT
1.1. Đồn Minh Phượng – Hành trình cuộc sống và văn chương
1.1.1. Vài nét về tác giả
Đoàn Minh Phượng sinh năm 1956 tại Sài Gòn, cha mẹ gốc
miền Trung. Rời quê hương sang Đức định cư năm 1977 lúc chưa
tròn 20 tuổi theo diện đồn tụ gia đình. Vượt qua những rào cản về


văn hóa, chị trở thành phóng viên cho các Đài Truyền hình lớn ở Đức
và trở thành nhà báo, nhà sản xuất phim và sau này là nhà văn.
Nhưng chính những ngày tháng lăn lộn với cơng việc truyền
hình, chị đã bắt được những tín hiệu của quê hương để rồi trở thành
động lực thôi thúc chị quay về, gắn nối tâm hồn lưu lạc nơi chị lần
tìm về lại với cội nguồn. Chị nhận ra mình là một người lưu lạc. Chị
quyết định trở về quê hương.
Hiện nay, chị sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh
với tư cách là nhà văn, nhà sản xuất phim, đồng thời là nhà kinh
doanh đồ gốm và dệt may.
1.1.2. Cuộc hạnh ngộ văn chương
Văn học hiện đại Việt Nam đón nhận khơng ít những gương
mặt nhà văn nữ hải ngoại tiêu biểu. Song ai đã từng diện kiến với bộ

phận văn học này, hẳn sẽ không thể quên ấn tượng về tác giả Đoàn
Minh Phượng với hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp
sau. Đọc văn chị, ta ln nhận ra nỗi cơ đơn, lạc lồi của con người
ln dằn vặt trước câu hỏi: Mình là ai? Mình từ đầu đến? Ý nghĩa sự
tồn tại của mình.
Trở về quê hương sau cuộc hành trình dài của một con người
tha hương để tìm lại mình sau những năm tháng lạc loài nơi đất
khách, giữa guồng quay khốc liệt của xã hội hiện đại Tây Âu, quê
hương gặp lại đứa con lưu lạc trong bóng dáng quen thương ở giọng
văn sâu lắng, trầm buồn với nhiều những hoang mang, ray rứt về thân
phận.


Có thể nói, cuộc hạnh ngộ của Đồn Minh Phượng với văn
chương khơng phải là một tình huống mà nó khởi phát âm ỉ từ rất lâu
trong nỗi niềm của người con xa xứ. Và chị đã tìm đến với văn
chương, viết ra những thứ như chính những gì chị đang trải qua, đang
đối diện và đang kiếm tìm.
1.2. Cảm thức hiện sinh nhìn từ chủ nghĩa hiện sinh
1.2.1. Đơi nét về chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu triết học và văn học ra
đời từ thế kỉ XX ở phương Tây, trong bối cảnh đời sống xã hội có
những biến động dữ dội: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, những tàn khốc của chiến tranh từ hai cuộc chiến tranh thế giới
dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng trong đời sống tinh thần con
người; sự đối lập, xung khắc giữa hiện thực đời sống và ước vọng
của con người ngày càng quyết liệt và sâu sắc. Chủ nghĩa hiện sinh
xuất hiện như một tất yếu trong việc xoa dịu mâu thuẫn và mở ra
chân trời mới cho tư tưởng con người. Với bản chất ưu việt đó, sự ra
đời của chủ nghĩa hiện sinh đã soi rọi vào văn chương, tạo nên một

tiếng nói nhân bản hơn bao giờ hết.
1.2.2. Từ triết lí hiện sinh đến cảm thức hiện sinh trong văn học
hiện đại
Trào lưu văn học hiện sinh xuất hiện đầu tiên ở châu Âu,
trước hết là ở Pháp vào những năm trước và sau thế chiến II, mà đại
diện là những nhà văn đồng thời là những nhà triết học như: G.
Marcel, J. P. Sartre, A. Camus, và từ đó lan rộng sang các nước khác
trên thế giới. Sự cộng hưởng tốt đẹp giữa triết học và văn chương này


là bởi giữa chúng có một đối tượng chung để hướng tới, đó là con
người.
Từ Pháp, trào lưu văn học hiện sinh đã nhanh chóng lan rộng
sang các nước khác trên thế giới. Khủng hoảng và biến động của đời
sống xã hội thế kỷ XX là thảm họa cho đời sống tinh thần con người,
nhưng lại tạo nên mối lương duyên cho văn chương hiện sinh
Trong văn học Việt Nam, trào lưu hiện sinh chủ nghĩa đã ảnh
hưởng rộng rãi từ những năm 60 của thế kỷ XIX, hình thành nên một
phong trào nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh. Từ thế kỷ XX trở đi,
cảm thức hiện sinh thể hiện khá rõ nét, với những kiểu nhân vật luôn
mang tâm trạng bất ổn, trăn trở, băn khoăn kiếm tìm tự do, bản thể để
rồi họ phải sống trong những chuỗi ngày cô đơn trước xã hội xa lạ
trên hành trình kiếm tìm bản thể. Trong đó có sự góp mặt đáng kể
của các tác giả hải ngoại.
1.3. Tiểu thuyết Đồn Minh Phượng trong dịng chảy tiểu thuyết
hiện đại
1.3.1. Đồn Minh Phượng trong dòng chung của văn học xa xứ
Văn học Việt Nam từ sau đổi mới đã cho thấy sự hòa nhập
sâu rộng từ quan niệm về văn chương, tư duy nghệ thuật đến nhà văn
và cái nhìn hiện thức về con người. Trong dòng chảy đầy năng động

ấy, đóng góp của những cây bút hải ngoại là khơng thể phủ nhận.
Bên cạnh cái nhìn cuộc sống già dặn, tính triết lý và sự khao
khát những giá trị nhân bản trong cuộc đời nhiều biến động, chúng ta
đều dễ nhận thấy ở tác phẩm của họ một điểm chung với những cảm


thức, hoài niệm về đất nước, về thân phận của những người xa xứ và
những cú sốc về văn hóa.
Bị tách ra khỏi nền văn hóa nguồn cội, các nhà văn luôn đau
đáu nỗi niềm quê hương. Bên cạnh những cây bút nữ hải ngoại đã rất
quen thuộc với độc giả, Đồn Minh Phượng như là mảnh ghép khơng
thể thiếu để tạo nên một gương mặt hoàn chỉnh cho văn học Việt
Nam đương đại.
Nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng đi qua nhiều
biến cố để tìm lại chính mình, từ sự vô minh đến sự minh triết. Và
chị, qua nhân vật, chị cũng làm một cuộc hành hương như thế. Với
hai cuốn sách không dày nhưng chị đã dồn chứa trong đó tất cả
những dâu bể của cuộc đời qua lối văn đẹp nhưng buồn và giàu tính
triết lý. Đó chính là dấu ấn riêng trong bức tranh của những cuộc đời
lưu lạc.
1.3.2. Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng – cảm thức về thân phận
con người trong xã hội hiện đại
Ra đời trong thời kỳ mà văn học đã xuất hiện hàng loạt
những tên tuổi các cây bút trẻ giàu sinh lực trong sáng tác, Đoàn
Minh Phượng đã tạo được cho mình một gương mặt riêng, một giọng
nói riêng, một cá tính sáng tạo riêng. Ta bắt gặp trong văn chương
của chị một thế giới phi lí, xa lạ, ám ảnh bởi sự đổ vỡ, hỗn loạn.
Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng tập trung vào khai thác
những khốc liệt bên trong nội tâm của cuộc sống con người. Đôi khi
với nhiều người, nó chỉ là những câu chuyện bị lãng quên trong cuộc

sống, nhưng với chị, nó được neo giữ cẩn thận và đầy độ lượng, để


rồi qua văn chương nó được hiện lên với nỗi buồn u uẩn, đầy hoang
mang, khắc khoải.
Chương 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỒN MINH PHƯỢNG
2.1. Hình tượng nhân vật mang cảm thức lạc lồi
2.1.1. Hình tượng con người tha hương
Đến với tác phẩm văn học của các tác giả hải ngoại, bao giờ
ta cũng bắt gặp nhân vật mang bóng dáng của những con người ln
thường trực một nỗi ám ảnh về thân phận lạc lồi, vơ định. Cuộc
sống tha hương, lưu vong trên đất khách luôn hiện hữu như một nhu
cầu khơng thể thiếu. Vì vậy trong tác phẩm của mình, họ vẽ nên chân
dung, giọng nói và nỗi thổn thức của mình, để tìm ra cho mình ý
nghĩa của sự tồn tại.
Chỉ với hai tác phẩm Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau, Đoàn
Minh Phượng đã dẫn dắt người đọc dấn thân vào thế giới nội tâm sâu
thẳm của kiếp người tha hương, sầu xứ. Tác phẩm luôn thổn thức
thường trực một nỗi nghi vấn: Tôi là ai? Tôi đã sống như thế nào?
Quá khứ của tơi là gì?
Đi tìm nguồn cội là cuộc hành trình đầy dằn vặt, đau đớn
nhưng chưa bao giờ hết thơi thúc ở các nhân vật trong tiểu thuyết
Đồn Minh Phượng. Mỗi trang viết là một cuộc kiếm tìm gốc rễ, cội
nguồn. Mỗi cuộc tìm kiếm ấy càng đi sâu hơn, tiến gần đến đích hơn
thì bi kịch của con người càng hiện rõ hơn, tạo nên nỗi xót xa ngân


dài không chỉ của nhân vật mà cho cả bất kỳ ai đã từng đọc và thổn
thức cùng trang viết.

2.1.2. Hình tượng con người đi tìm nguồn cội
Một khi con người mang trong mình nỗi ám ảnh về sự lạc
lồi, tha hương thì cũng chính là lúc khát khao nguồn cội réo gọi
mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh
Phượng dù ở trong hoàn cảnh nào, là ai thì họ vẫn ln thường trực
một ám ảnh, một khao khát và thơi thúc tìm về nguồn cội. Đó có thể
là hành trình tìm lại q hương hay tìm lại quá khứ và danh thế của
mình.
Đi tìm nguồn cội là cuộc hành trình đầy dằn vặt, đau đớn
nhưng chưa bao giờ hết thôi thúc ở các nhân vật trong tiểu thuyết
Đoàn Minh Phượng. Mỗi trang viết là một cuộc kiếm tìm gốc rễ, cội
nguồn. Mỗi cuộc tìm kiếm ấy càng đi sâu hơn, tiến gần đến đích hơn
thì bi kịch của con người càng hiện rõ hơn, tạo nên nỗi xót xa ngân
dài khơng chỉ của nhân vật mà cho cả bất kỳ ai đã từng đọc và thổn
thức cùng trang viết.
Những câu hỏi đầy tính triết lý về nỗi khát khao nguồn cội cứ
xoáy lên trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng, tạo sức ám ảnh lớn
cho ngòi bút của chị qua hai cuốn tiểu thuyết. Như chính Đồn Minh
Phượng đã thổ lộ “Chúng ta chỉ có một cuộc đời, cuộc đời của mình.
Những chuyến đi, những khung cảnh sống khác lạ, chỉ cung cấp
những cái khung khác nhau cho câu chuyện duy nhất của cuộc đời
duy nhất của mỗi người. Thế giới xa vắng cũng ở trong lòng và quê
hương thân thuộc cũng ở trong lịng” [49]. Có thể nói, tác phẩm của


Đoàn Minh Phượng như một tiếng thở dài về thân phận con người
trong cuộc sống ly hương. Ở đó, tác giả vẫn thể hiện một niềm tin
mãnh liệt về sức sống của cái đẹp luôn tiềm tàng trong sâu thẳm mỗi
con người.
2.2. Hình tượng nhân vật mang cảm thức vơ nghĩa lí

2.2.1. Hình tượng con người mất tích
Kiểu nhân vật mất tích vốn khơng phải là hình tượng mới mẻ
của văn học. Sự mất tích các nhân vật trong các tác phẩm thường cho
thấy bản chất của xã hội hiện đại là một thế giới mong manh, chằng
chịt, bấp bênh và vơ định. Sự “mất tích” của họ đơi khi là sự biến mất
về hình hài, đơi khi là sự biến mất về ý niệm.
Đọc tác phẩm của Đoàn Minh Phượng, người đọc luôn cảm
nhận một thế giới được che phủ bởi sự mơ hồ, tối tăm và của những
cái chết, của sự lãng quên và sự biến mất đầy bất ngờ, bí ẩn. Cảm
thức về thế giới đã mất, thế giới không tồn tại của cái chết, của kiếp
sau là một ám ảnh thường trực trong hai cuốn tiểu thuyết của chị.
Qua hai cuốn tiểu thuyết, Đoàn Minh Phượng đã cho thấy sự tinh tế,
sâu sắc trong việc thể hiện con người vơ tăm tích khi đang hiện hữu.
2.2.2. Hình tượng con người vơ nghĩa lý, xa lạ
Ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa hiện sinh, văn học nói
chung và tiểu thuyết nói riêng cho thấy sự cảm nhận sâu sắc và đau
đớn về thân phận bi đát của con người trong thế giới đầy phi lý.
Trong tiểu thuyết của Đồn Minh Phượng, ta ln bắt gặp một thế
giới đầy phi lý và cạm bẫy mà ở đó con người ln ln tìm cách


hiểu nó nhưng càng hiểu thì càng bị đẩy đi xa hơn vào trạng thái chán
chường, bất an, vô nghĩa lý.
Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng đi sâu vào khám phá những
bi kịch về thân phận những con người nhỏ bé, xa lạ với thế giới xung
quanh và với chính mình. Họ là những con người khơng căn cước, vơ
minh, hồi nghi. Nó là sản phẩm của cái thế giới phi lý, xa lạ, luôn
ám ảnh bởi sự đỗ vỡ, hỗn loạn. Chính vì thế mà đọc tác phẩm của
chị, ta như bắt gặp tiếng vọng vang lên từ thế giới con người đầy thổn
thức, khắc khoải, da diết.

2.3. Hình tượng nhân vật mang cảm thức cơ đơn
2.3.1. Hình tượng con người cô đơn
Xã hội hiện đại với những giá trị mang nặng tính vật chất
phù phiếm của nó như một cơn gió lốc tràn vào từng ngóc ngách của
cuộc sống con người, khiến họ trở nên hoang mang, bơ vơ, lạc loài
trong thế giới tinh thần vốn rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Chính vì
thế mà trong văn học hiện đại, hình tượng con người cơ đơn khơng
chỉ là một ám ảnh mà nó là một hiện thực trong cách tiếp cận và lý
giải đời sống tâm hồn con người.
Trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng ta bắ t gă ̣p những nhân
vật suốt đời đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời mình với một hành trình vơ
vọng và đơn độc. Họ riêng mang trong mình những xung đột đau
đớn, những bi kịch khó sẻ chia. Họ cơ đơn giữa cuộc đời và người
thân. Con người vào sâu hơn vào cái lãnh địa riêng tư vốn là nơi an
toàn với chính mình trước một hiện thực có q nhiều bất trắc. Đọc


tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, bao giờ cũng nhận ra thế giới nhân
vật luôn trĩu nặng một nỗi cô đơn.
2.3.2. Hình tượng con người đi tìm bản thể
Có khi con người sống trong cuộc đời bằng thái độ chấp
nhận những cảnh ngộ riêng của mình một cách bình thản và cam
chịu. Sống như một kiểu trôi dạt, không cần biết nó sẽ tới đâu, miễn
là tồn tại được. Nhưng đơi khi con người chủ động cuộc hành trình
này.
Nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng là những cuộc
đời như thế. Họ được đặt vào những cuộc truy tìm mải miết những sự
thật để chứng minh mình là ai? Và tồn tại trong cuộc đời để làm gì?
Con đường đi tìm những sự thật đó thật ra là hành trình đi tìm chính
mình đầy thử thách và nghiệt ngã.

Chương 3. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÌNH TƯỢNG
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐỒN MINH PHƯỢNG
3.1. Điểm nhìn trần thuật
3.1.1. Trần thuật từ ngơi thứ nhất với điểm nhìn bên trong
Xuất phát từ ngơi thứ nhất với kiểu người kể chuyện xưng
“tôi” mang đậm chất tự thuật, câu chuyện diễn ra theo những cảm
nhận chủ quan của nhân vật. Phương thức kể từ ngôi thứ nhất thường
tạo được độ tin cậy nhất định, đáp ứng được “khát vọng giãi bày” của
nhân vật người kể chuyện. Cấu trúc truyện của Đoàn Minh Phươ ̣ng
thường bị phá vỡ bởi những hồi ức, liên tưởng, suy niệm trong lời kể
của “tôi”.


Chính vì thế mà tiểu thuyết Và khi tro bụi gồm 17 chương là
17 câu chuyện nhỏ được liên kết liền mạch với nhau bởi những cái
tôi kể chuyện và bởi những hồi ức, trải nghiệm trong cuộc hành trình
đi tìm cái chết của “tơi” – An Mi. Với điểm nhìn “tơi”, tác giả đã để
cho câu chuyện về nhân vật được soi chiếu ở nhiều hướng do điểm
nhìn ln được di động trên hai trục không gian: quê nhà và nước
Đức; hai trục thời gian: quá khứ, hiện tại của “tôi” và của các nhân
vật.
Với người kể chuyện ngôi thứ nhất, tác phẩm Mưa ở kiếp sau
cũng cho thấy một thế giới nội tâm được phơi bày chân thực và sinh
động. Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của Mai về chính cuộc đời
mình. Thế giới bí ẩn của đời sống nội tâm vốn khá phức tạp được
phát lộ qua những dịng độc thoại nội tâm của chính nhân vật.
Qua hai cuốn tiểu thuyết, Đoàn Minh Phượng đã để cho nhân
vật “tơi” với những dịng tâm sự cứ trơi đi, đưa người đọc đến với
những suy tư miên man về quá khứ, hiện tại, tương lai và những giá
trị sống. Điểm nhìn trần thuật ở ngơi thứ nhất đã làm cho ngơn từ trở

thành dịng chảy tự động của đời sống nội tâm nhân vật đầy thuyết
phục.
3.1.2. Nghệ thuật kể chuyện đa dạng thức
Tác phẩm văn học dù được xây dựng với ý đồ nghệ thuật nào
thì cũng nhằm mục đích phản ảnh những nhận thức của nhà văn về
cuộc sống. Chính vì vậy, một tác phẩm văn học trong quá trình miêu
tả và trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, một vị trí
được xác định của chủ thể trong không gian - thời gian. Thông qua


điểm nhìn khơng gian, nhà văn đã tạo nên một bức tranh cuộc sống
đa dạng, nhiều chiều.
Với điểm nhìn bên trong, tác giả Đoàn Minh Phượng đã tổ
chức trong tác phẩm nhiều cái tôi kể chuyện theo phương thức người
kể chuyện đa thức, (nhiều cái tôi cùng kể về một sự việc ở nhiều
điểm nhìn). Truyện được kết cấu theo kiểu “truyện lồng trong
truyện”, tác phẩm dung chứa cùng lúc hai câu chuyện. Bằng điểm
nhìn này, vai trị kể chuyện của người xưng “tôi” được biểu hiện ở
những dạng thức khác nhau: hoặc người kể chuyện xưng “tôi” kể
chuyện từ đầu đến cuối, hoặc có nhiều “tơi” ở ngơi thứ nhất kể những
chuyện khác nhau từ những điểm nhìn khác nhau về những điều mình
biết, hoặc có nhiều vai ở ngôi thứ nhất cùng kể một sự việc từ nhiều
điểm nhìn khác nhau.
Kết cấu “truyện lồng trong truyện” và cái tôi kể chuyện đa
thức với sự xuất hiện nhiều cái tơi cùng kể chuyện từ nhiều điểm
nhìn khác nhau tạo cho cuốn tiểu thuyết trở thành một văn bản đa
thanh và có biên độ nội dung rộng hơn. Chính vì vậy mà câu chuyện
trở nên sáng tỏ hơn, đưa người đọc đến một cái nhìn thấu thị hơn về
cuộc đời các nhân vật.
3.2. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật

3.2.1. Không gian nghệ thuật
Tác phẩm văn học dù được xây dựng với ý đồ nghệ thuật nào
thì cũng nhằm mục đích phản ảnh những nhận thức của nhà văn về
cuộc sống. Chính vì vậy, một tác phẩm văn học trong quá trình miêu


tả và trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, một vị trí
được xác định của chủ thể trong không gian - thời gian.
Trong hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau, Đoàn
Minh Phượng đã sử dụng một cấu trúc không gian mang đậm dấu ấn
tâm trạng của nhân vật. Không gian không mở rộng về biên độ
khoảng cách mà tập trung xoáy vào đời sống tâm tư, suy nghĩ, trăn
trở, dằn vặt của nhân vật. Khảo sát hai tác phẩm của Đoàn Minh
Phượng, ta có thể nhận thấy có hai chiều khơng gian. Đó là khơng
gian của những cuộc hành trình và khơng gian mang tính chất huyền
ảo. Với điểm nhìn khơng gian này, tác giả phác họa chân thực và sinh
động đời sống tâm lí phức tạp của nhân vật ở những góc độ khác
nhau, giúp chủ đề tác phẩm hiện ra một cách nhất quán, thuyết phục.
Nếu như không gian tuyến giúp đưa con người đến với
những trải nghiệm mới, những khơng gian mới, nhân vật có điều
kiện hồi tưởng nhờ vào sự cảm nhận tương đồng của cảnh vật, sự
kiện, con người, thì khơng gian ảo giúp khám phá những phần nội
tâm sâu kín ln dằn vặt và nhiều trăn trở trong mỗi con người.
3.2.2. Thời gian nghệ thuật
Trong tác phẩm văn học, thời gian nghệ thuật thể hiện ở rất
nhiều chiều hướng và kích thước khác nhau tạo nên những trật tự thời
gian khác nhau, có thời gian ổn định một chiều (thời gian thực tế), có
thời gian đảo lộn, xen kẽ,…Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng
sáng tạo, sự tài tình của nhà văn trong bút pháp thể hiện nhằm bộc lộ
một dụng ý nghệ thuật.



Đó là thời gian của An Mi trong Và khi tro bụi kể từ sau khi
chồng chết cho đến lúc cơ chấm dứt cuộc hành trình tìm cái chết cho
mình bằng 20 viên thuốc ngủ vào buổi chiều cuối đông. Thời gian
của Mai được bắt đầu từ năm “Tôi hai mươi tuổi” đến khi “tơi” kết
thúc cuộc hành trình tìm cha. Với những mốc thời gian cụ thể, mạch
truyện lần lượt tái hiện cuộc đời của nhân vật theo hướng tuyến tính.
Đặc biệt trong hai tác phẩm, ta thấy xuất hiện khá thường
xuyên những mốc thời gian đêm và ngày. Như một phương thức tất
yếu để thể hiện nhân vật trong bối cảnh không gian thực và ảo. Yếu
tố thời gian này rõ ràng đã cho thấy rất rõ ý đồ nghệ thuật của tác giả
khi đi vào khám phá đời sống tâm lí nhân vật vơ cùng phong phú và
phức tạp.
Bên cạnh việc sử dụng lớp thời gian tuyến tính, thời gian của
đời sống sinh hoạt bình thường thì tác giả Đoàn Minh Phượng cũng
đã thể hiện khá thành công kiểu thời gian đồng hiện. Ở hai cuốn tiểu
thuyết, ta luôn bắt gặp những kiểu thời gian đan xen giữa quá khứ và
hiện tại. Hai dạng thức thời gian này dường như hịa quyện với nhau,
hơ ứng, hỗ trợ cho nhau trong việc lột tả cảm xúc, tâm trạng đan xen,
đa chiều của các nhân vật.
Nhân vật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng cứ mênh
mang giữa quá khứ và hiện tại. Và khi tro bụi là tác phẩm cho thấy
nhân vật ln ở trong một dịng kí ức triền miên. Đó là cuộc sống
của An Mi từ năm 7 tuổi khi về sống với gia đình cha mẹ nuôi, và cái
chết đột ngột của người cha nuôi (chương 10), kí ức về thời học ở
nhạc viện (chương 13), v.v.. Đơi khi đó là cảm giác về Anita qua


tiếng đàn và con người quá cô đơn lẻ loi của Anita khi cơ cịn sống

thể hiện qua những trang nhật kí rời rạc (chương 12, 14). Và cuối
cùng là kí ức về nỗi ám ảnh của những năm tháng ấu thơ ở quê nhà
có mẹ và em ở chương 17.
Trong Mưa ở kiếp sau, nhân vật Mai luôn nhận được sự
tương trợ của hồn ma Chi dẫn dắt vào câu chuyện của quá khứ. Từ
những thời điểm đã mất đi được tái hiện lại ấy, Mai có được những
sự thật đau lòng đồng thời với việc thấu rõ bức tranh quá khứ bị che
khuất bởi sự im lặng của những người trong cuộc.
Ở hai cuốn tiểu thuyết, ta còn bắt gặp rất nhiều một dạng
thức văn bản đặc biệt, đó là nhật kí. Bản thân nhật kí đã là một kiểu
loại văn bản mang dấu ấn đậm nét của một sự hồi tưởng.
Trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng, nhân vật trong
hành trình tìm kiếm bí mật của thân phận mình thì đồng thời phải
ln đào xới q khứ qua những dòng hồi ức gom nhặt một cách
ngẫu nhiên của dịng chảy tâm tưởng. Nó khơng chỉ có vai trò đồng
hiện để giúp cho hiện tại của đời nhân vật được nhìn nhận một cách
liền mạch, thơng suốt mà nó cịn có sức mạnh kéo con người ra khỏi
những bế tắc, khai thơng những uẩn ức và hồi nghi.
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu nghệ thuật
3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. Trong
tác phẩm văn học, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng
thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Đối với
tác phẩm tự sự, ngôn ngữ luôn thể hiện tính đa thanh bởi nó làm


nhiệm vụ lột tả những đa dạng của đời sống bằng những dạng thức
khác nhau. Đọc tác phẩm của Đoàn Minh Phượng, ta có thể nhận ra
tính đa thanh của ngôn ngữ thể hiện rõ nét thông qua các dạng thức
ngôn ngữ trần thuật: ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện ngôi

thứ nhất với các biểu hiện đối thoại - độc thoại nội tâm rất phong phú
và ngôn ngữ đậm chất triết lí.
Trước hết phải thấy rằng, văn chương của Đoàn Minh
Phượng là một thứ văn của của cảm xúc, của dòng chảy tâm trạng, để
dung chứa những trăn trở, những dằn vặt đầy đau đớn, xót xa của nội
tâm nhân vật. Chính vì vậy mà ngơn ngữ ln thể hiện đặc trưng
riêng của việc phơi bày và luận giải những biểu hiện tâm lý phức tạp
của nhân vật.
Ở tiểu thuyết của Đồn Minh Phượng, ngơn ngữ trần thuật thể
hiện qua những dạng phát ngôn của nhân vật. Sự xuất hiện dày đặc kiểu
câu kể khiến cho ngôn ngữ nhân vật (lời trực tiếp) biến thành ngôn ngữ
người kể chuyện (lời gián tiếp). Tác phẩm ít những dạng thức trình
bày đối thoại (với dấu gạch ngang (-), xuống dịng hoặc trong ngoặc
kép). Trong Và khi tro bụi, những câu kể có lúc lặp đi lặp lại một cách
cố ý như một trị chơi ngơn ngữ: “Tơi là một đứa trẻ mồ cơi. Tơi đến từ
một đất nước có chiến tranh”; “Tôi là khách lạ bất cứ đâu. Con người
không có quê hương giống như một hạt cỏ gió đưa đến bám rễ trên
vách đá, tôi biết thân phận của mình rất dễ vỡ”; “Tơi mồ cơi, khơng có
q khứ, tình u, ước mơ, tơi khơng có một cái tên, chân dung hay
linh hồn. Tôi là một gian nhà trống,… tơi khơng có gì để nhớ”.


Điểm nổi bật tiếp theo trong hai cuốn tiểu thuyết của Đồn
Minh Phượng. Đó khơng chỉ là sự phơ bày những cảm xúc, tâm trạng rất
riêng tư, cá nhân mà đó cịn là những dằn vặt, đấu tranh đối với chính
bản thân nhân vật xuất hiện rất nhiều trong kiểu câu tự vấn. Việc sử
dụng ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm của Đoàn Minh Phượng rất hạn
chế. Tuy nhiên, nhờ có kiểu đối thoại này mà nhân vật mới có khả năng
phản biện để giải mã những góc khuất của tâm hồn mình.
Đặc biệt, trong hai cuốn tiểu thuyết, sự xuất hiện của những ảo

ảnh, hồn ma luôn chiếm dung lượng đáng kể. Chính đặc điểm ngơn ngữ
này đã dựng lên một nền văn hóa phương Đơng mang nặng tính tâm linh
của Phật giáo, vừa âm thầm phản biện để tìm đến chân lý của sự sống
như một trải nghiệm hiện sinh.
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật
Trong văn bản nghệ thuật, giọng điệu là “Thái độ, tình cảm, lập
trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả
thể hiện trong lời văn” [15, tr. 112]. Nó “phản ánh lập trường xã hội, thái
độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc
tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [15,
tr. 112]. Với giọng văn nhẹ nhàng nhưng giàu ám ảnh, hai cuốn tiểu
thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau chinh phục người đọc bằng sự
thỏ thẻ chân tình về cái buồn mênh mang của kiếp người trước cuộc đời
dâu bể.
Trong Và khi tro bụi, nhân vật An Mi kể lại câu chuyện của
chính cơ từ sau cái chết của chồng và những hoang mang, đau buồn về
cuộc đời lưu lạc, cơ đơn. Chính vì thế, giọng văn như trải ra một cảm


giác buồn triền miên, bất tận. Hầu hết giọng điệu trần thuật là giọng tỏ
bày nỗi niềm, cảm xúc mà là cảm xúc chán chường, mệt mỏi, trĩu nặng
tâm tư của con người đang trên đường tìm đến cái chết.
Tác phẩm Mưa ở kiếp sau, tác giả kể về câu chuyện của cô gái
tên Mai phải trải qua những dằn vặt đau đớn, nghiệt ngã trên con đường
tìm cha. Tưởng chừng với câu chuyện ấy, giọng điệu hẳn sẽ mang đến
cảm giác mạnh mẽ, mạch lạc hơn của sự căng thẳng, gay cấn, nhưng tất
cả những xung đột của tình cảm đã dằn vào bên trong nội tâm. Đó là sự
nín lặng chịu đựng của người mẹ, sự chấp nhận, cam lịng của người dì
và nỗi xót xa tìm đến cứu cánh của tình yêu và sự tha thứ của Mai.
Cùng với việc dẫn dắt người đọc vào thế giới ma mị, hư ảo,

giọng văn trong tác phẩm Đoàn Minh Phượng bao giờ cũng gợi cảm
giác xa xôi, hoang tưởng nhưng luôn chông chênh giữa hai bờ thực ảo,
chông chênh giữa sự thật và cái bóng của sự thật. Cũng từ đó, cái thế
giới nội tâm mang nặng tính riêng tư và luôn ở trong thách thức là sự ám
ảnh lớn cho người đọc. Lời văn cứ cuốn theo những trạng huống tột
cùng đặt nhân vật vào sự lựa chọn đớn đau, nghiệt ngã.
Giọng văn trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng còn thể hiện
sự sắc sảo trong bút pháp phân tích, khơng kể lại sự việc mà phân
tích sự việc, khơng miêu tả trạng thái tâm lí mà phân tích tâm lí. Phép
liên tưởng và trùng điệp được sử dụng rất hiệu quả với những cấu
trúc câu sử dụng yếu tố điệp, lặp, mở ra một thế giới tâm trạng đa
chiều. Những câu văn cứ nối vào nhau, móc vào nhau để biểu hiện
các liên tưởng, các hồi ức của nhân vật.


Điểm nổi bật trong hai cuốn tiểu thuyết của Đoàn Minh
Phượng chính là giọng điệu triết lí. Đề cập sâu sắc đến bi kịch, số
phận của cá nhân, tác giả đã đặt ra trong tiểu thuyết của mình vấn đề
của nhân sinh, đó là số phận, đời tư và vấn đề sống chết của con
người. Với giọng chủ đạo là triết lí, người kể chuyện xưng tơi trong
tác phẩm Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau luôn trăn trở, đau đáu vì
những câu hỏi: “Tơi là ai? Tơi đã sống như thế nào? Q khứ của tơi
là gì?”. Ngay cả nhan đề tác phẩm cũng chính là một tín hiệu thẩm
mỹ giàu chất triết lí về sống chết, phận người.
KẾT LUẬN
1. Rời Việt Nam khi chưa đầy hai mươi tuổi, lưu lạc nơi xứ
người hơn hai mươi năm, Đoàn Minh Phượng đến với văn chương
như là một nhu cầu được ghi lại, được tran trải nỗi niềm xa xứ, và
theo chị, đó cũng là một cách để được quay về. Những tác phẩm văn
học của chị ra đời với mục đích tâm sự, bộc bạch lại có sức chinh

phục mạnh mẽ đối với người đọc. Nằm trong dòng chung của bộ
phận văn học hải ngoại, Đoàn Minh Phượng là một gam màu trong
bức tranh nhiều ám gợi mà văn học xa xứ mang đến cho độc giả nước
nhà.
2. Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của người phụ nữ, Đoàn
Minh Phượng đã mang đến cho văn chương tiếng nói đầy dằn vặt,
thổn thức về nỗi đau và thân phận con người trong xã hội hiện đại.
Những ám ảnh, dự cảm về cuộc đời và kiếp người đầy bất an, trăn
trở của cuộc hành trình khẳng định nhân vị đã làm cho tiểu thuyết


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×