Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.36 KB, 78 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

CÁP KIM VƢƠNG

ĐẶC ĐIỂM
PHĨNG SỰ ĐỖ DỖN HỒNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Đà Nẵng, tháng 5/2014


2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

ĐẶC ĐIỂM
PHĨNG SỰ ĐỖ DỖN HỒNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CỬ NHÂN BÁO CHÍ
(Khóa 2010 - 2014)

Sinh viên thực hiện: Cáp Kim Vương
GV hướng dẫn:TS. Cao Thị Xuân Phƣợng



Đà Nẵng, 5/2014


3

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Cao Thị Xuân Phượng. Kết quả nghiên cứu là trung thực và
chưa có tài liệu nào cơng bố.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Cáp Kim Vƣơng


4

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo - TS. Cao Thị Xuân Phượng,
đã hết lịng động viên, tận tình hướng dẫn để tơi hồn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng, nhà báo Đỗ Dỗn Hồng cùng q
Anh, Chị ở văn phịng đại diện báo Lao Động tại Đà Nẵng đã quan tâm, giúp đỡ
tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Cáp Kim Vương



5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 4
NỘI DUNG .......................................................................................................... 5
Chƣơng 1: NHÀ BÁO ĐỖ DỖN HỒNG VÀ THỂ LOẠI PHÓNG SỰ
TRÊN BÁO LAO ĐỘNG ........................................... 5
1.1. Nhà báo Đỗ Dỗn Hồng ............................................................................. 5
1.1.1. Một tài năng chín sớm ............................................................................. 5
1.1.2. Tín đồ của "chủ nghĩa xê dịch" ............................................................... 7
1.2. Thể loại phóng sự trên báo Lao Động...................................................... 11
1.2.1. Quan niệm và đặc trưng thể loại phóng sự ............................................ 11
1.2.2. Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng trong tiến trình phóng sự báo Lao Động .... 17
Chƣơng 2: PHĨNG SỰ ĐỖ DỖN HỒNG - NHÌN TỪ NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ............................. 22
2.1. Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng - bức tranh hiện thực đa diện ...................... 22
2.1.1. Những miền đất lạ và “những con người dị thường” ........................... 22
2.1.2. Những tấm gương điển hình trên các lĩnh vực cuộc sống ..................... 26
2.1.3. Tiếng kêu cứu của rừng ......................................................................... 30
2.1.4. Canh cánh những nỗi đau ...................................................................... 32
2.2. Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng - một số phƣơng thức thể hiện đặc sắc ....... 36
2.2.1. Nghệ thuật giật tít và rút tỉa lời dẫn ....................................................... 36



6

2.2.2. Chi tiết đặc sắc, ấn tượng....................................................................... 42
2.2.3. Ngôn ngữ sinh động, nhiều sắc thái ...................................................... 45
Chƣơng 3: PHÓNG SỰ ĐỖ DỖN HỒNG - NHÌN TỪ HIỆU ỨNG
XÃ HỘI VÀ KINH NGHIỆM TÁC NGHIỆP ................. 50
3.1. Hiệu ứng xã hội .......................................................................................... 50
3.1.1. Làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng xã hội .................... 50
3.1.2. Hỗ trợ chữa trị những vết thương nhức nhối của xã hội ....................... 52
3.1.3. Hóa giải nỗi đau, thắp sáng niềm tin trong mỗi phận người ................. 54
3.2. Kinh nghiệm tác nghiệp ............................................................................ 56
3.2.1. Kinh nghiệm tiếp cận hiện thực ............................................................ 56
3.2.2. Kỹ năng ứng phó các tình huống bất thường........................................ 61
3.2.3. Nghệ thuật thu thập, xử lý tài liệu ........................................................ 62
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 70


7

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Phóng sự là thể loại xung kích của báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới.
So với các thể loại thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phóng sự có những ưu thế
nhất định trong tiếp cận và phản ánh hiện thực. Phóng sự vừa có khả năng bao quát
mọi mặt hiện thực cuộc sống, vừa hấp dẫn người đọc bởi sự linh hoạt, sáng tạo
trong cách thức thể hiện. Không chỉ ngợi ca, khẳng định những vùng hiện thực
sáng màu, phóng sự sau 1986 cịn mạnh dạn trinh sát những “vùng cấm”, những
góc khuất - những vấn đề nhạy cảm mà vì nhiều lẽ một thời phóng sự ngại chạm
đến. Nhiều phóng sự thời kỳ này tạo được hiệu ứng xã hội mạnh mẽ.

1.2. Đỗ Dỗn Hồng là cây bút nặng dun với thể loại phóng sự. 15 năm
đồng hành cùng nghề báo cũng là 15 năm anh nhọc nhằn với phóng sự, đem lại
cho đời biết bao trái ngọt từ phóng sự. Phóng sự Đỗ Dồn Hồng nồng ấm hơi
thở của đời sống, tính thời sự nóng bỏng, ln hấp dẫn độc giả bằng nỗ lực làm
mới khơng ngừng cùng hình thức thể hiện sinh động, giàu chất nghệ thuật. Có
thể khẳng định, phóng sự làm nên tên tuổi, thương hiệu Đỗ Dỗn Hồng. Chính
điều đó đã thơi thúc chúng tơi nghiên cứu, nhận diện những đặc điểm nổi trội,
những dấu ấn riêng của phóng sự Đỗ Dỗn Hồng; qua đó, tìm ra chìa khố để
giải mã hiện tượng Đỗ Dỗn Hồng, lấy đó làm kim chỉ nam cho hành trình
nghề viết của mình trong tương lai.
1.3. Nhiều năm qua, phóng sự Đỗ Dỗn Hồng đã nhận được sự quan tâm
của đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu và sinh viên, học viên cao học tại các cơ
sở đào tạo báo chí. Đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu về phóng sự Đỗ
Dỗn Hồng, tuy nhiên, đa phần dừng lại ở những nhận xét, đánh giá có tính sơ
lược hoặc tập trung nghiên cứu một phương diện, một mảng đề tài của phóng sự
Đỗ Dỗn Hồng. Chọn, nghiên cứu Đặc điểm phóng sự Đỗ Dỗn Hồng, hy
vọng đem lại cái nhìn hệ thống và tồn diện về phóng sự Đỗ Dỗn Hoàng;


8

đồng thời qua đó có những đánh giá xác đáng vai trị, vị trí của anh trong tiến
trình phóng sự đương đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Mười năm gần đây, khi Đỗ Dỗn Hồng trở thành một hiện tượng
báo chí được đơng đảo bạn đọc biết đến thì tác phẩm của anh cũng nhận được
sự quan tâm nhiều hơn từ đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu. Có thể viện dẫn
một số bài viết tiêu biểu: Nhà báo Đỗ Doãn Hồng - “ngọn gió hoang” nơi
đại ngàn của Hồng Thanh, “Cánh chim rừng khơng mỏi” - cái nhìn nhân
văn về cuộc sống của Bùi Thị Hương Thảo, Đỗ Dỗn Hồng - nhà báo của

những mảnh đời bên bờ tuyệt vọng của Phạm Ngọc Dương,... Ở những bài viết
này, một số đặc điểm về phóng sự Đỗ Dỗn Hồng đã được nhận diện. Theo
Hoàng Thanh, khát khao xê dịch, thám hiểm những miền đất lạ, dị tìm những
“vỉa quặng” giá trị, độc đáo là nét nổi trội của phóng sự Đỗ Dỗn Hồng.
Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng thể hiện tinh thần nhập cuộc, dấn thân đầy tinh thần
trách nhiệm của một nhà báo tận tuỵ, gắn bó với nghề. Phạm Ngọc Thanh và
Bùi Thị Hương Thảo thì tiếp cận ở một hướng khác, đó là giá trị nhân văn của
phóng sự Đỗ Dỗn Hồng. Hai tác giả đồng quan điểm khi khẳng định Đỗ Dỗn
Hồng là nhà báo của “những mảnh đời bên bờ tuyệt vọng”. Mỗi vùng đất anh
qua, ký ức đọng lại là những cuộc đời nặng trĩu nỗi buồn. Điều đặc biệt là Đỗ
Dỗn Hồng đã viết về những phận người bé nhỏ này bằng tất cả nỗi day dứt,
trăn trở, niềm đồng cảm, sẻ chia. Và Đỗ Dỗn Hồng cũng khơng qn gieo ở
họ mầm hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
2.2. Tại một số cơ sở đào tạo báo chí, ngồi các nghiên cứu để thu thập
tài liệu sử dụng trong soạn giảng của các giảng viên giảng dạy các chuyên đề về
phóng sự, phóng sự Đỗ Dỗn Hồng cũng là mảnh đất thu hút nhiều khoá luận,
luận văn tốt nghiệp. Khảo sát các nghiên cứu, có thể thấy phóng sự Đỗ Dỗn
Hồng được tiếp cận ở các mức độ sau:


9

- Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng là một trong những đối tượng nghiên cứu của
một số khoá luận liên quan đến thể loại phóng sự: Phóng sự trên báo Lao Động
của Lê Thị Phong Lan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM; Phóng
sự chân dung trên báo Lao Động (2000-2010) của Nguyễn Trường Trung, Đại
học Sư phạm Đà Nẵng; Đặc điểm ngơn ngữ phóng sự trên báo Lao Động của
Trần Thị Ngọc Hoài, Đại học Sư phạm Đà Nẵng; Phóng sự Việt Nam trong
mơi trƣờng sinh thái văn hoá thời kỳ đổi mới của Trịnh Thị Bích Liên, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội,… Ở những cơng trình này, phóng sự Đỗ

Dỗn Hồng được điểm qua bằng những nhận xét, đánh giá có tính chất sơ lược;
hoặc được sử dụng làm tài liệu khảo sát nhằm chứng minh cho một vấn đề nào đó
của đề tài.
- Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng được khảo sát với tư cách một đối tượng
nghiên cứu độc lập, tuy nhiên, đa số các cơng trình tập trung vào một phương
diện nghệ thuật, một góc/mảng đề tài phóng sự của anh. Chẳng hạn, khố luận
Khảo sát đề tài phóng sự miền núi của Đỗ Dỗn Hồng của Giang Văn Hải,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Khoá luận chỉ dừng lại ở mảng
đề tài sở trường của Đỗ Dỗn Hồng - đề tài “truyện đường rừng”, vì vậy chưa
bao qt được diện mạo phóng sự Đỗ Dỗn Hồng cũng như những đóng góp
của anh đối với hành trình phóng sự đương đại. Trong luận án Tiến sĩ Phẩm chất
văn học trong phóng sự Việt Nam đƣơng đại, tác giả Vũ Quang Hào đã dành
hẳn một chương để khảo sát hai phong cách phóng sự đương đại tiêu biểu, đó là
Huỳnh Dũng Nhân và Đỗ Dồn Hồng. Ở đây, Vũ Quang Hào đã khái quát được
một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của phóng sự Đỗ Dỗn Hồng.
Mặc dù tiếp cận phóng sự Đỗ Dỗn Hồng từ những góc nhìn riêng lẻ,
nhưng các bài viết, các nghiên cứu trên dẫu sao cũng là những gợi ý cần thiết,
có tính chất mở đường để khố luận đi vào thực hiện đề tài này.


10

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phóng sự của Đỗ Dỗn Hồng được
tập hợp in trong các tuyển tập sau: Trần gian còn một thứ nghề (2000 - Nxb
Thanh Niên), Lạc lối dưới chân Bù Chồng Cha (2003 - Nxb Thanh Niên), 27
Phóng sự xã hội (2003 - Nxb Lao Động), Ký sự đồng rừng (2004 - Nxb Thanh
Niên), Nến cong và lửa thẳng (2005 - Nxb Lao Động), Người đàn bà tử tế
(2005 - Nxb Công an nhân dân), Những thây người mang hình dấu hỏi (2006

- Nxb Thanh Niên), Săn cave (2006 - Nxb Thanh Niên), Nhìn ngược từ nóc
nhà Đơng Dương (2007 - Nxb Hội Nhà văn), Thế giới người điên (2008 - Nxb
Thanh Hố), Tơi thật thà với chính tơi (2008 - Nxb Công an nhân dân), Cánh
chim rừng không mỏi (2011 - Nxb Thanh Niên).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nhận diện các đặc điểm về nội dung, phương thức biểu hiện, hiệu ứng xã
hội và kinh nghiệm tác nghiệp của phóng sự Đỗ Dỗn Hồng.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, khoá luận vận dụng kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
5. CẤU TRÚC KHỐ LUẬN
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khoá luận gồm 3 chương:
- Chƣơng 1: Nhà báo Đỗ Dỗn Hồng và thể loại phóng sự trên báo Lao
Động
- Chƣơng 2: Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng - nhìn từ nội dung và phương
thức thể hiện
- Chƣơng 3: Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng - nhìn từ hiệu ứng xã hội và kinh
nghiệm tác nghiệp


11

NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHÀ BÁO ĐỖ DỖN HỒNG VÀ THỂ LOẠI PHĨNG SỰ
TRÊN BÁO LAO ĐỘNG
1.1. Nhà báo Đỗ Dỗn Hồng
1.1.1. Một tài năng chín sớm
Đỗ Dỗn Hồng sinh ngày 1/1/1976 tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây,

tỉnh Hà Tây (nay sát nhập vào Hà Nội). Anh tốt nghiệp ngành Cử nhân Báo chí
hệ chính quy (chuyên ngành Báo in) phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 1998, từng cơng tác tại tạp chí Thanh
Niên, báo Thanh Niên, báo An ninh thế giới, báo Công an nhân dân. Hiện, anh
là biên tập viên mảng phóng sự của báo Lao Động.
Cách đây 10 năm, trong một bài viết về Đỗ Dỗn Hồng, tác giả Phan Ngọc
Chính nhận định: Đỗ Dỗn Hoàng là “hiện tượng” mới trong số những cây bút viết
về đề tài xã hội của làng báo xứ Bắc: “Hai mươi chín tuổi đời, hành trang là nhiều
giải thưởng cao tại các cuộc thi phóng sự đầy uy tín trên báo “Lao Động”, bốn tập
phóng sự xã hội (Trần gian còn một thứ nghề, Lạc lối dưới chân Bù Chồng Cha, 27
phóng sự xã hội, Ký sự đồng rừng) cùng vài chục bài phóng sự, ký sự gây tiếng
vang, có vẻ như con đường trước mắt đang mở rộng đối với Đỗ Dỗn Hồng. Càng
đáng trân trọng hơn khi Hoàng đã, đang tạo ra con đường đi cho riêng mình. Với
tất cả những điều đó, gọi Hồng là “hiện tượng” mới trong số những cây bút viết về
đề tài xã hội của làng báo xứ Bắc khơng biết có q khơng?” [3].
Nhận định Đỗ Dỗn Hồng là một “hiện tượng” cịn bởi anh thành cơng
khi tuổi đời cịn rất trẻ. Có thể khẳng định, những gì anh đạt được, khơng ít nhà
báo đàn anh phải nỗ lực trong nhiều năm cầm bút làm nghề. Tốt nghiệp khoa
Báo chí - Phân viện Báo chí & Tuyên truyền năm 1998, nhưng thực sự Đỗ


12

Dỗn Hồng đã bước vào nghề báo ngay từ khi đang ở giảng đường đại học.
Tác phẩm báo chí đầu tiên của anh được in trên báo Hà Tây vào đầu năm 1995.
Rất nhanh chóng, chỉ đến kỳ 2 năm thứ nhất đại học, Đỗ Dỗn Hồng đã
liên tục có bài đăng trên nhiều tờ báo. Đề tài mà Đỗ Dỗn Hồng theo đuổi lúc
bấy giờ là những vấn đề liên quan cuộc sống của sinh viên. “Niềm say mê viết
gặp hiện thực của đời sống sinh viên đã khiến Hồng mổ xẻ đề tài này dưới mọi
góc độ. Đến nỗi một số bài báo nhân ngày Báo chí Việt Nam 21/6 bấy giờ cịn

gọi “sinh viên báo chí Đỗ Dỗn Hồng” là “cây bút sinh viên” [3].
Đỗ Dỗn Hồng - tuổi nghề còn rất trẻ, nhưng đã gặt hái được nhiều
thành công, thực sự anh là một tài năng. Thực sự tài năng, có tố chất thì mới có
thể khẳng định được vị thế trong làng phóng sự Việt khi tuổi đời còn rất trẻ. Và
thực tế đã chứng minh, đầu năm 2000 Nxb Thanh Niên đã cho ấn hành tuyển
tập phóng sự đầu tay của anh: Trần gian còn một thứ nghề - đánh dấu sự
trưởng thành của một cây bút phóng sự sinh viên.
Hơn 15 năm làm báo, với “cuộc đời là dấu cộng của những chuyến lang
thang”, Đỗ Dỗn Hồng đã trình làng gần hai chục tuyển tập phóng sự, ghi
chép, bút ký: Trần gian cịn một thứ nghề, Lạc lối dưới chân Bù Chồng Cha,
27 phóng sự xã hội, Ký sự đồng rừng, Người đàn bà tử tế, Nến cong và lửa
thẳng, Săn ca ve, Những thây người mang hình dấu hỏi, Nhìn ngược từ nóc
nhà Đơng Dương, Thế giới người điên, Tơi thật thà với chính tơi, Cánh chim
rừng khơng mỏi,… Tuy nhiên, đó khơng phải là con số cuối cùng, “con đại
bàng” phóng sự “chân vẫn chưa chồn, gối vẫn chưa mỏi”. Sức sáng tạo của
anh vẫn dẻo dai, bút lực vẫn dồi dào. Anh hướng ngịi bút của mình tới mọi ngõ
ngách của đời sống xã hội bằng một cái tâm đau đáu. Tất cả những sự kiện có
“mùi” phóng sự đều đã được ngòi bút của anh trải nghiệm, kinh qua.
Giải mã “hiện tượng” Đỗ Dỗn Hồng, có lẽ nên đọc những bài phỏng
vấn về anh trên các phương tiện truyền thơng. Trong bài Nhà báo Đỗ Dỗn
Hồng: Muốn thành nhà báo tử tế thì bỏ Facebook đi, Đỗ Dỗn Hồng đã trải


13

lòng khi được hỏi về cơ duyên đến với nghề báo: “Thật ra thì tơi khơng nghĩ là
có cơ dun gì huyền bí cả đâu. Đơn giản, cha truyền thì con nối. Bố tôi bảo,
đứa con bất hiếu nhất là đứa con mà nó lại khơng đi theo nghề nghiệp lương
thiện mà cha mẹ đã kỳ công đeo đẳng và lựa chọn cho nó. Bố tơi viết văn và u
văn chương đến cuồng si. Nhà có tủ sách văn học, báo chí rất lớn. Tơi cứ đọc

và tự dưng nảy nòi ra cái ao ước làm nhà báo, nhà văn" [42].
Nhà báo Hà Anh khi viết về đồng nghiệp của mình, đã dành những dịng
ưu ái như sau: “Tơi gặp Đỗ Dỗn Hồng lần đầu vào năm 1999. Khi ấy tôi mới
là sinh viên năm thứ 2 của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện
Báo chí và Tun truyền), cịn Đỗ Dỗn Hồng lúc đó đang là cái tên được sinh
viên trường Báo chúng tôi nhắc đến như một tấm gương. Khi ấy, Đỗ Dỗn
Hồng đang làm việc cho Tạp chí "Thanh niên" - một tờ tạp chí khiêm nhường
của Trung ương Đồn, nhưng tên tuổi thì đã nổi lên như một "cây phóng sự" trẻ
tuổi xông xáo và chuyên động chạm đến những vấn đề gai góc, những chuyện ly
kỳ trong cuộc sống. Thời điểm đó, Đỗ Dỗn Hồng đã cho ra lị tập phóng sự
đầu tay "Trần gian còn một thứ nghề" như một dấu mốc trong cuộc đời làm báo
khiến đám sinh viên chúng tơi mắt trịn mắt dẹt thán phục. Tiếp đó, Đỗ Dỗn
Hồng lần lượt "đầu qn" cho một số cơ quan báo chí uy tín như Báo Thanh
Niên, Báo An ninh Thế giới và hiện nay là Báo Lao Động. Nhưng dù ở đâu, "vị
trí cơng tác" bất biến của Đỗ Dỗn Hồng vẫn là đi viết phóng sự. Và đề tài
của phóng sự thì ln là những câu chuyện, những vấn đề nóng hổi đang diễn
ra trong cuộc sống” [1].
Đỗ Dỗn Hồng thực sự là một tài năng chín sớm. Tài năng ấy không
thông qua một “công nghệ” lăng-xê nào cả mà được khẳng định bằng chính
năng lực thực sự của anh.
1.1.2. Tín đồ của "chủ nghĩa xê dịch"
Ý thức rất rõ tính chất cơng việc của một nhà báo là phải dấn thân, nhập
cuộc, không thể yên vị một chỗ mà phải luôn thay đổi, chuyển dịch để đi tìm


14

những vùng đất mới, sự việc mới, cảm hứng mới. Vì lẽ đó mà sự đi trở thành
một nhu cầu tự thân của Đỗ Dỗn Hồng.
Nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu nhận định Đỗ Dỗn Hồng có máu phiêu

lưu, ưa xê dịch như nhà văn Nguyễn Tuân. Chia sẻ cảm xúc trong chuyên mục
Thế giới sách trên báo Tuổi Trẻ cách đây ít năm, tác giả Nguyễn Văn Ninh viết:
“Cứ mỗi một bước, Hồng lại tha lơi trong chiếc balơ nghề báo thêm những câu
chuyện đời nặng trĩu, mà anh cứ cun cút đi. Đỗ Dỗn Hồng là một trong số ít cây
viết phóng sự được đánh giá là “gai góc”. Anh rất “mê” Nguyễn Tuân, con người
của chủ nghĩa xê dịch. Chính vì thế, trong các bài viết (phóng sự, bút ký, ghi chép)
có thể nhận ra dấu chân anh đã đi qua rất nhiều vùng miền, nhiều địa danh chỉ
đọc lên đã thấy e ngại”. Tác giả còn băn khoăn: “Không bao giờ thấy anh ở yên
mãi một nơi nào, có lẽ Hồng sợ ngịi bút cùn mịn nếu khơng đem chính mình ra
mà chà xát với cuộc sống đang thay đổi từng giờ?” [38].
Ham mê xê dịch, thích dấn thân khám phá, tìm tịi đến tận cùng sự thật ẩn
đằng sau những con người, sự kiện… đó là bí quyết thành cơng của Đỗ Dỗn
Hồng. Nhà báo Nguyễn Văn Ninh chia sẻ trong Khơng vơ tình với bước chân
mình: “Những bài viết của tác giả về tệ nạn ma tuý, mại dâm, về sự lộng hành
của cái ác ở những nơi “thâm sâu cùng cốc” tạo được sự lôi cuốn nhờ sự dấn
thân của tác giả mà chắc chắn nhiều người yếu bóng vía, cũng như khơng ít
nhà báo “sa lông” không thể làm được” [38].
Kỷ lục xê dịch của Đỗ Dỗn Hồng hiển thị trước hết trên tác phẩm, mỗi tác
phẩm ghi dấu một mảnh đất, một vùng miền mà anh đã qua. Trần gian còn một
thứ nghề - cuốn sách đầu tiên của anh là những Cảm nhận Bạch Long Vĩ, Đi
tìm… Cơng tử Bạc Liêu, Ngẩn ngơ tìm sắc áo người Dao, Một ngày ở trại giam
Tân Lập… Và những cuốn sách tiếp theo, bước chân anh lang thang trên nhiều
vùng đất Việt: Lạc lối dưới chân Bù Chồng Cha, Năm ngày ở cánh bướm miền
Đông, Qua miền Tây Bắc, Theo bước vượn đen tuyền ở Mù Căng Chải, Đi tìm
người Đan Lai ở thượng nguồn sơng Giăng, Đi tìm bẫy đá Pinăng Tắc, Nơi con


15

sơng Hồng chảy vào đất Việt, Đi tìm lồi bị sát răng phiến 230 năm tuổi ở Cúc

Phương, Chuyện ít biết về dòng dõi quan lang xứ Mường…
Trong chưa đầy một năm, anh đã đi hết cả hai ngã ba biên giới. Đó là ngã
ba biên giới Việt - Trung - Lào ở địa phận bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; và ngã ba Việt - Lào - Cam Pu Chia thuộc ở xã Bờ
Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Tháng 4/2005, chưa đầy một tuần anh “vừa
được đặt chân đón mặt trời mọc từ ngồi biển Đơng trên cồn cát trắng mũi Né
(cực Đơng Bình Thuận); vừa được lơ tơ mơ giữa rừng đước Năm Căm, chia tay
ông mặt trời lặn xuống biển Tây ngoài mũi đất tột cùng tổ quốc – mũi tàu ta đó
mũi Cà Mau…” [18, trg.29-30].
Theo dõi Blog của anh, ngay ở lời đề từ đã toát lên chất phiêu bạt của
một nhà báo ưa xê dịch: “Nơi đây, xem như là cái nhà kho của một gã lang
thang, chứa những cóp nhặt trên dặm trường gió bụi…” [30]. Hơn 15 năm
trong nghề, anh đã đi rất nhiều, anh sang tận Châu Phi viết về sự tuyệt chủng
của loài Tê giác, bước chân anh in dấu khắp 6 nước Châu Âu và nhiều quốc gia
khác trên thế giới, điều quan trọng là cho đến nay, bước chân ấy vẫn chưa hề có
dấu hiệu muốn nghỉ ngơi.
Đỗ Dỗn Hồng là người luôn giữ được lửa trong mỗi cuộc hành trình,
dù hành trình ấy là lên đỉnh nóc nhà Đơng Dương, đỉnh Mã Pí Lèng, đỉnh Lũng
Cú hay những nơi thâm sơn cùng cốc với những bản người dân tộc thiểu số
quanh năm mây phủ… “Những cuộc "độc hành" vẫn ln đem lại nhiều điều
bất ngờ thú vị và có lẽ vì thế ta rất khó tìm thấy Đỗ Dỗn Hồng ở những cuộc
họp báo nào đó. Bạn bè nói vui rằng, anh là nhà báo khơng thích "tác nghiệp
bầy đàn", tồn đi "đánh lẻ" với vai trị của một người đi tiên phong...” [1].
Cũng khơng có gì lạ khi giới làm báo phong Đỗ Dỗn Hồng là "Nhà báo chân
dài nhất Việt Nam". So với đội ngũ phóng viên hiện thời, anh vẫn đang là nhà
báo đi nhiều nhất.


16


Kỷ lục xê dịch của Đỗ Dỗn Hồng khơng chỉ được tính bằng khoảng
cách địa lí mà cịn được tính bằng sự thay chuyển, đổi mới trong hành trình
phóng sự của anh. Điều này thể hiện rõ qua sự vận động về mặt đề tài. Đỗ Dỗn
Hồng khơng cố định ở một đề tài mà anh ln đi tìm nguồn cảm hứng ở những
vùng hiện thực mới. Thoạt đầu, anh bước vào nghề báo với loạt phóng sự xoay
quanh đề tài sinh viên và các làng nghề, di tích lịch sử (Nặng lòng với ấp cổ
Đường Lâm, Men buồn làng rượu cổ, Tơ vương làng lụa, Trở lại làng hoạ sĩ
Cổ Đơ,…); sau đó anh đi tìm cảm hứng ở những miền “rừng xanh núi đỏ”,
miền hải đảo xa xôi, những vùng đất kì lạ, bí ẩn (Dầm mình giữ biển Tây,
Chuyện kì lạ về một “tàn qn Fulrơ”, Đi tìm bí ẩn của một lời nguyền, Ha
Kriêng - anh hùng và 18 năm leo núi, …). Tiếp đến, anh hướng về mảng
phóng sự chân dung với những mảnh đời bất hạnh, những tấm gương điển hình
trên các lĩnh vực cuộc sống (Người đàn bà khóc trong rừng săng lẻ, Người
đàn bà khóc qua 3 thế kỷ, Ơng Tilơ và tinh thần hiệp sĩ, Với người hùng của
làng ung thư,…).
Hiện nay, hầu như bạn bè của anh đều đã dừng chân, chuyển sang làm
quản lý thì anh vẫn mải miết với những cung đường dọc dài đất nước. Dỗ Dỗn
Hồng từng tiết lộ, một năm cũng dễ đến đôi ba tháng là những chuyến anh “ăn
thác ngủ rừng”. Nguyên chuyến lội bộ cả tuần trời, lang thang dọc vùng miền
Tây Điện Biên để chinh phục ngã ba biên giới ròng rã mất đúng 19 ngày. Sự
việc nối kết nhau, cứ hễ có sự kiện, vấn đề là anh lại lên đường, có khi đi liên
tục, vừa kết thúc miền Tây xứ Nghệ lại hăm hở lên cực Bắc Hà Giang… Có
những chuyến đi kết thúc rồi tác giả khơng viết trang nào, chỉ tung lên Blog cá
nhân, nhưng có những chuyến đi sung mãn ra đời cả vài chục tác phẩm. Chỉ
riêng 19 ngày lặn lội nơi địa đầu cực Tây đã xuất bản tập Ký sự đồng rừng. Số
lượng phóng sự cho đăng tải ở các báo thì nhiều hơn thế.
Với Đỗ Dỗn Hồng, những thành cơng mà anh có được là kết quả trải
nghiệm của gần 20 năm đời người - là “dấu cộng của những chuyến lang



17

thang”. Hành trình của anh vẫn trải dài tiếp tục. Dẫu biết rằng sự dấn thân để có
được những thơng tin quý giá phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt, có khi
nguy hiểm đến cả tính mạng nhưng bước chân ấy vẫn khơng chồn, khơng mỏi.
1.2. Thể loại phóng sự trên báo Lao Động
1.2.1. Quan niệm và đặc trưng thể loại phóng sự
1.2.1.1. Một số quan niệm về phóng sự
Thuật ngữ “phóng sự” có nghĩa là truyền đạt, thơng báo. Có thể vì vậy mà
ban đầu từ điển Anh định nghĩa phóng sự chỉ đơn thuần “là một thể loại đưa tin,
mô tả và trần thuật những sự kiện có liên quan đến mối quan tâm chung”.
Trong lần trao đổi kinh nghiệm viết phóng sự với phóng viên Việt Nam vào
năm 1982, PGS. Pơrơnin - Khoa báo chí, Trường Đại học Lơmơnơxốp cũng
quan niệm như vậy: phóng sự thuộc nhóm thể loại thơng tin (gồm: tin, tường
thuật, phóng sự, phỏng vấn) và trong đó “người ta thơng báo tin tức về một sự
việc nhất định diễn ra trong cuộc sống” [5, tr.20-21].
Đồng quan điểm với các ý kiến trên, báo chí Đức cho rằng phóng sự
chính là tin sâu, báo chí Mỹ thì quan niệm: “phóng sự là ghi chép một cách máy
móc, đơn thuần các sự kiện chứ khơng phải là một cơng việc sáng tạo”, báo chí
Pháp thì chú ý khai thác góc độ trình bày những kết quả điều tra. Nhìn chung,
khái niệm phóng sự ban đầu được tiếp cận tương đối đơn giản. Phóng sự là ghi
chép, tường thuật lại những câu chuyện cuộc đời mà nhà báo đã từng mắt thấy,
tai nghe.
Theo thời gian, quan niệm về phóng sự có nhiều thay đổi. Một số nhà
nghiên cứu nâng phóng sự thành một bài tường thuật hoặc một bài báo được
phát triển và xử lý có tính chất văn học. GS. Karel Storecal khẳng định: “Phóng
sự khơng chỉ là một sự ghi chép đơn thuần mà còn là một lời giải đáp cho một
loạt các vấn đề phức tạp liên quan đến đời sống của chúng ta”. Gabriel
Marquez, nhà báo nổi tiếng người Colombia thì cho rằng: “Nó (phóng sự) cũng
có thể giống như một truyện ngắn, hoặc một cuốn tiểu thuyết với một khác biệt



18

duy nhất - và cũng là thiêng liêng mà những người làm báo chân chính khơng
thể vi phạm - đó là truyện ngắn và tiểu thuyết chấp nhận mọi sự hư cấu, cịn
phóng sự phải trung thành với sự thực đến dấu chấm cuối cùng” [35, tr.12].
Ở Việt Nam, phóng sự ra đời vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Nhu
cầu tất yếu của lịch sử đầy biến động thời kì này đã sản sinh ra “một lối văn tả
thực như văn ký sự, trào phúng như văn châm biếm, cảm người ta như văn tiểu
thuyết, mà trong lại bao gồm tất cả lối bút chiến về việc”. Lối văn này nhanh
chóng chiếm lĩnh vị trí là “đứa con đầu lịng” của nghề viết báo, đó chính là
phóng sự. Về u cầu và tính chất của phóng sự thời kỳ này, nhà nghiên cứu Vũ
Ngọc Phan quan niệm: “Viết được một thiên phóng sự cho hay khơng những cần
phải có tài đặc biệt về nghề báo mà cịn cần phải có nhiều “chất văn sĩ” mới được
(…). Người viết phóng sự chân chính bao giờ cũng là người bênh vực lẽ phải, bênh
vực sự cơng bình” [5, tr.21-22]. Như vậy, ngay từ khi mới du nhập vào Việt Nam,
phóng sự đã được nhìn nhận là thể loại khơng thể thiếu chất văn.
Tương tự, chuyên gia phóng sự Huỳnh Dũng Nhân quan niệm: phóng sự là
“một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị
xã hội được bạn đọc quan tâm. Phóng sự có thể được viết bằng các bút pháp mang
tính văn học. Trong phóng sự có nhân vật và cái Tơi trần thuật. Phóng sự giúp bạn
đọc hiểu sâu sắc hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề
được đặt ra trong tác phẩm” [35, tr.39]. Cây phóng sự trẻ sung sức hiện nay của
báo Lao Động - Đỗ Dỗn Hồng bày tỏ: “Tơi thích kiểu định nghĩa trong từ điển,
rằng: Phóng sự là một thể văn… Tất nhiên, nhưng mấu chốt là ở vế sau dấu ba
chấm, tức là một thể văn như thế nào đó. Văn vẻ trau chuốt, hay là tung tẩy chi tiết
để làm văn hay, hay là nói một cách văn chương, hình ảnh về những đề tài nóng,
đề tài đáng quan tâm của xã hội, của nhân tình thế thái (như các định nghĩa khác).
Nói như thế tức là phóng sự có thể đề cập bất cứ cái gì dù lớn hay bé, nhưng phải

trình bày một cách có hình ảnh, có chi tiết, có giọng điệu, có chiều sâu…”.


19

Trong cuốn Ký văn học và Ký báo chí, TS. Đức Dũng một lần nữa khẳng
định: “Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày,
diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát
sinh phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thơng qua cái tơi trần thuật vừa
tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học” [4, tr.239].
Mặc dù có nhiều điểm chưa tương đồng, song về cơ bản các quan niệm trên
đều thống nhất ở tiêu chí nhận diện phóng sự: Phóng sự là thể loại ký báo chí có
nhiệm vụ thơng tin thời sự về người thật, việc thật trong q trình phát sinh,
phát triển; phóng sự phản ánh và thẩm định hiện thực thông qua cái tôi lý lẽ
giàu cảm xúc và một bút pháp giàu chất văn học.
1.2.1.2. Đặc trưng của thể loại phóng sự
- Tính xác thực và thời sự
Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự. Giá trị
của một thiên phóng sự thể hiện ở chỗ: nêu được những bằng chứng cụ thể với
những tài liệu chính xác và đặt ra được những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã
hội to lớn. Do vậy, đối tượng phản ánh của phóng sự là người thật, việc thật.
Trong cuốn Các thể loại báo chí, A. A. Chertưchơnưi khẳng định:
“Nhiệm vụ của bất kỳ phóng viên nào khi thực hiện phóng sự trước hết là cung
cấp cho bạn đọc khả năng được nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của người
chứng kiến (người thực hiện phóng sự)”. Nghĩa là để thực hiện phóng sự, nhà
báo phải đi sâu khai thác, tìm hiểu sự thật. Nếu thiếu quá trình tìm hiểu sự thật
thì tác phẩm phóng sự khơng thể tái hiện bức tranh hiện thực chân xác và sống
động được. Tất nhiên, không phải sự kiện và con người nào cũng trở thành đối
tượng phản ánh của phóng sự. Sự kiện và con người trong phóng sự phải đảm
bảo yếu cầu tiêu biểu, điển hình và có ý nghĩa xã hội, tức là phải đảm bảo tính

thời sự. Lấy một ví dụ: phóng sự Tấn “bi hài kịch” mang tên Tomotake của
Đỗ Dỗn Hồng viết về cơng ty Tomomake ở khu cơng nghiệp Thuỵ Vân,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thời điểm 2003. Thời điểm này, khan hiếm


20

việc làm, nạn lừa đảo lao động và xuất khẩu lao động tăng vọt, công ty này đã
làm nhiều người dân địa phương điêu đứng vì những chiêu lừa thực ra khơng có
gì mới. Tiếp cận hiện thực, Đỗ Dỗn Hoàng đã thâm nhập điều tra và đưa vụ
việc ra ánh sáng kịp thời.
Tính chân thực trong phóng sự được hiểu là sự đảm bảo chính xác đến
từng chi tiết của sự kiện. Những địa danh, tên người trong phóng sự phải là
những chất liệu sống, trùng khít với thực tế. Vì vậy, phóng sự u cầu người
viết phải dành nhiều thời gian, công sức để điều tra, thâm nhập hiện thực.
Chẳng hạn, trong phóng sự Con đường bia bọt, để thông tin đến người đọc
những bất cập trong quản lý đô thị, cụ thể là sự xuất hiện ngày càng nhiều
những con đường ăn nhậu, Huỳnh Dũng Nhân đã cập nhật các số liệu sau: “Cả
con đường vỏn vẹn có 30 số nhà mà có tới 32 quán nhậu treo biển hiệu. Chỉ có
một cái garage sửa xe của “giai cấp công nhân” là can đảm đứng lẻ loi ở đây,
còn từ đầu đường đến cuối đường là ăn nhậu”. Đây là những cứ liệu xác thực
mà nhà báo thống kê được trong quá trình tiếp cận thực tế và người đọc hồn
tồn có thể kiểm chứng độ xác thực của nó.
- Kết hợp các bút pháp thuật, tả, bình
Tường thuật, miêu tả, bình luận là những bút pháp chính được sử dụng
trong phóng sự.
Tường thuật là kể lại, truyền đạt, thông tin đến người đọc diễn biến của
vấn đề, sự kiện mà người viết ghi nhận được. Để người đọc nắm bắt được sự
kiện, có cảm giác như được trực tiếp chứng kiến sự kiện đòi hỏi người viết phải
thể hiện khả năng trần thuật trong việc khâu nối, sắp xếp các sự việc, chi tiết

một cách hợp lý và nghệ thuật trần thuật sinh động, hấp dẫn. Và để người đọc
tường tận sự việc, chi tiết một cách cụ thể, rõ nét, bút pháp trần thuật thường kết
hợp với bút pháp tả. Tả là phác thảo, là cụ thể hố hồn cảnh, tình huống, hình
dáng, nội tâm nhân vật,... Trong phóng sự, bút pháp tả được dùng với dung


21

lượng vừa phải, chỉ dừng lại ở mức độ chấm phá, khơng q đi sâu mơ tả chi
tiết, cụ thể.
Có thể cảm nhận hiệu ứng của sự kết hợp này trong một đoạn của phóng sự
Sửng sốt Tiên Sơn (Anh Tuấn): “Nơi đây có một thác nước bạc óng ánh tn
xuống dịng suối bạc lưng linh, huyền ảo. Cũng tại nơi đây có rất nhiều chiếc
chậu tắm, bồn tắm được tạo tác bằng các sắc màu của nhũ đá và dát xung
quanh muôn vàn những viên ngọc châu với những nét hoa văn độc đáo, chạm
khắc tinh xảo, diệu kỳ của thiên nhiên. Ngước mắt nhìn lên vịm trần cung vua
Thuỷ Tề là những nhũ đá thạch anh long lanh như được dát bạc, những hình
người, những con vật với nhiều thế đứng, nhiều dáng vẻ khác nhau làm cho nơi
này trở nên sống động”. Bút pháp miêu tả với những từ ngữ mượt mà, gợi hình
ảnh, gợi đường nét, màu sắc được nhấn nhá trong mạch trần thuật làm cho bức
tranh thiên nhiên hiện lên thật lung linh, huyền ảo. Thực tiễn tiếp nhận cho thấy
những phóng sự nào có ý thức kết hợp bút pháp miêu tả trong q trình dẫn dắt
sự kiện thường sinh động và có sức thu hút người đọc.
Nếu như các thể loại tin, ghi nhanh, phản ánh, tường thuật ít xuất hiện
yếu tố bình bàn thì ở phóng sự, bình là yếu tố góp phần định hình sắc diện của
thể loại. Bình là sử dụng lý lẽ, lập luận để tham gia tranh biện, thẩm định, đánh
giá sự kiện. Bình tạo cơ hội để người viết bày tỏ quan điểm, chính kiến về vấn
đề, sự kiện. Trong phóng sự Bản tường trình gửi từ vùng “Tam giác vàng”,
khi phân tích nguyên nhân của thực trạng canh tác cây thuốc phiện ở các huyện
vùng cao phía Bắc vẫn tiếp tục gia tăng trong khi chính phủ đã từng mở chiến

dịch nhằm ngăn chặn tệ nạn này, Binh Nguyên đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm,
chính kiến của mình:“Một chủ trương đúng đắn nhưng thực hiện không đồng
bộ, thiếu hẳn những biện pháp hỗ trợ, bổ trợ đồng bào các dân tộc miền cao
trong ổn định đồng vốn đã nhiều khó khăn”.


22

Sự đan xen, kết hợp các bút pháp tả, thuật, bình đem đến cho phóng sự
khả năng tuyệt vời trong phản ánh hiện thực, thoả mãn tối đa nhu cầu tiếp nhận
thông tin của người đọc.
- Phƣơng thức biểu đạt đậm chất văn học
Là thể loại báo chí, khi mới xuất hiện phóng sự chỉ dừng lại ở nhiệm vụ
thơng tin sự kiện. Phóng sự tập trung phục dựng sự kiện, chi tiết bằng một lối
viết trần trụi, thô mộc. Theo thời gian, song hành cùng nhu cầu tiếp nhận của
người đọc, phẩm chất của phóng sự linh hoạt thay đổi, khơng chỉ thơng tin sự
kiện mà cịn thơng tin thẩm mỹ. Nghĩa là phóng sự phải có chất văn.
“Văn trong phóng sự là phương thức biểu đạt linh hoạt, sinh động thông
qua việc vận dụng kết hợp nhiều yếu tố nghệ thuật như biện pháp tu từ, ngôn
ngữ, bút pháp, giọng điệu,….”. Sử dụng nghệ thuật văn chương, chất liệu báo
chí trong phóng sự vốn khơ khan sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn.
Nhấn mạnh vai trò của chất văn và sự cần thiết phải có chất văn trong
phóng sự, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định: “Việc sử dụng một số phương tiện biểu
đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào
thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật… khiến cho phóng sự
vốn từ báo chí có thể trở thành văn học, một số tác phẩm thuộc loại này thường
được chấp nhận như là những tác phẩm văn học có giá trị”.
Trong phóng sự chất văn thể hiện rõ nhất ở nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Khác với ngôn ngữ của các thể loại thuần báo chí, ngơn ngữ phóng sự có sự

cộng hợp “vừa tồn tại những đặc trưng của ngơn ngữ báo chí, vừa hiển thị
những phẩm chất của ngôn ngữ văn chương”. Sự cộng hợp này giúp người viết
biểu đạt sự kiện sinh động, uyển chuyển hơn. Có thể thấy hiệu ứng thẩm mỹ của
ngôn ngữ văn chương trong đoạn phóng sự Như những đàn cị trong cổ tích
(Nguyễn Quang Vinh):“có khi cả một khối cị chập lại cuộn trào như sóng đại
dương, có khi lại vỡ tung ra tung toé như ai ném một núi hoa trắng trên trời, có


23

khi nối thành từng dây, từng dây, uốn lượn đan quyện, bay bổng như những dải
lụa trắng lại đột ngột dồn thành một mũi tên lao vút vào không trung”.
Cùng với việc sử dụng ngơn ngữ gợi hình ảnh, đậm màu sắc văn chương,
phóng sự cịn hướng vào thế giới bên trong của nhân vật. Trong phóng sự Nam
mơ a di đà, khi miêu tả tâm trạng người mẹ nhận lại xương cốt đứa con bạc mệnh
của mình, Xuân Ba đã khéo cài vào đó dịng độc thoại nội tâm khiến mạch trần
thuật chùng xuống, xót xa: “Hồ ơi, con đây ư, thằng con trai mạnh mẽ xởi lởi
của mẹ. Bặt hẳn con từ buổi chiều bát mì chưa kịp húp miếng nào... Hồ ơi, mẹ
khơng tin vào sự giải thích của người ta rằng con bị kiết lị mà chết. Con khoẻ
mạnh lại không phải là tạp ăn tạp uống... Đành một nhẽ cơm tù”. Chi tiết cài đặt
trên hẳn một phần có sự sáng tạo của tác giả, song vẫn có thể chấp nhận được.
Đây cũng là phương thức biểu đạt linh hoạt, tạo tâm lý đồng cảm từ người đọc,
sự thương cảm cho hoàn cảnh tột cùng đau đớn của người mẹ mất con.
Tóm lại, là thể loại được thiết lập từ mối quan hệ văn - báo, phóng sự có
tính cộng hợp. Phóng sự vừa tồn tại những phẩm chất của báo chí, vừa dung
chứa những màu sắc của văn chương. Với sự cộng hợp đó, so với các thể loại
khác, phóng sự có những ưu thế nhất định trong phản ánh hiện thực.
1.2.2. Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng trong tiến trình phóng sự báo Lao Động
1.2.2.1. Diện mạo phóng sự báo Lao Động
Báo Lao Động là cơ quan thơng tin của Tổng Liên đồn lao động Việt

Nam. Đây là một trong những tờ báo lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong
hệ thống báo chí truyền thơng Việt Nam. So với thời tiền thân, diện mạo báo
Lao Động nay đã có nhiều thay đổi. Một vài chuyên mục tập trung phản ánh
những vấn đề liên quan đến người lao động, đã được mở rộng với nhiều chuyên
mục mới bao quát mọi mặt của hiện thực cuộc sống: Sự kiện và Bình luận, Kinh
tế - Xã hội, Văn hoá - Thể thao, Thời sự, Việt Nam và Thế giới, Phóng sự…
Trong đó, phóng sự là chuyên mục “đinh” - điểm nhấn của tờ báo.


24

Đáp ứng yêu cầu của người đọc hiện đại, từ những năm 90 Lao Động
khởi động hành trình đổi mới phóng sự. Nhiều vấn đề về lý luận thể loại và kinh
nghiệm tác nghiệp phóng sự được đưa ra bàn luận và nhiều cuộc thi viết phóng
sự được tổ chức khá qui mô… Hiệu quả đem lại là một dạng “phóng sự mới” dạng phóng sự đậm chất văn học, song vẫn đảm bảo tính xác thực, thời sự ra
đời; 3 tuyển tập Mỗi ngày một vạn bước, Phóng sự báo Lao Động bước vào
thế kỷ XXI, Và cuộc đời là như thế tập hợp hàng trăm tác phẩm phóng sự giá
trị được trình làng.
Khảo sát bức tranh phóng sự báo Lao Động, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Về đội ngũ sáng tác: báo Lao Động là nơi hội tụ nhiều nhà báo tài năng.
Nhiều nhà báo khẳng định tên tuổi ở thể loại phóng sự: Trần Chinh Đức, Trần
Đăng, Đỗ Dỗn Hồng, An Định, Lưu Quang Định, Tơ Phán, Huỳnh Dũng
Nhân, Vĩnh Quyền, Hồng Văn Minh,… Trưởng thành từ các cơ sở đào tạo báo
chí uy tín; chắc chắn về kiến thức lý luận; vững vàng về kỹ năng tác nghiệp;
năng động và sáng tạo trong tiếp cận và phản ánh hiện thực là đặc điểm nổi bật
của đội ngũ tác giả phóng sự báo Lao Động. Nét riêng là mỗi tác giả chuyên trị
một mảng đề tài và gầy dựng thương hiệu từ mảng đề tài đó. Huỳnh Dũng Nhân
thành cơng với những câu chuyện đời thường, tưởng như khơng có gì để viết.
Vĩnh Quyền với phong cách “văn chương hố” ln trăn trở, day dứt trước
những vấn đề bức xúc về môi sinh, mơi trường; trong khi đó Đỗ Dỗn Hồng

lại là nhà báo của những mảnh đời bất hạnh, nổi tiếng bởi đi nhiều, và thành
công cũng nhờ đi nhiều.
- Về số lượng tác phẩm cũng có sự đột biến. Trong bài viết Phóng sự
Việt Nam - một cái nhìn, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ: Năm 2000, “báo
Lao Động vẫn tiếp tục dẫn đầu về số lượng phóng sự. Có thể nói vài ba năm trở
lại đây, từ khi ra 7 số báo trong một tuần, báo Lao Động chưa một ngày nào
vắng bóng phóng sự.” [36, tr.17]. Hiện nay, báo có 2 hình thức xuất bản là ấn
phẩm giấy và bản điện tử. Báo giấy năng suất phát hành 7 kỳ/tuần, phiên bản


25

điện tử hầu như khơng ngày nào là vắng bóng phóng sự, thậm chí có khi trong
một số báo đăng 2 phóng sự. Ngồi ra, qua các cuộc thi phóng sự, Ban tổ chức
cũng đã tập hợp được hàng nghìn tác phẩm phóng sự giá trị với những vấn đề
đặt ra khá bất ngờ và thú vị.
- Về đề tài và hình thức thể hiện: Trong cuốn Phóng sự báo chí hiện đại,
TS. Đức Dũng nhận định: “Phóng sự trên báo Lao Động có ưu điểm nổi bật là
phong phú về đề tài, năng động trong tiếp cận hiện thực và có hình thức thể
hiện rất linh hoạt. Về phương diện thể loại, đây là tờ báo mà hầu hết những bài
được ghi là “phóng sự” đều đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của phóng sự hiện
đại” [5, tr.45]. Phóng sự trên báo Lao Động ngày càng bám sát hiện thực, kịp
thời phản ánh những chuyển biến của hiện thực. Trong đó, mảng phóng sự chân
dung là thế mạnh của phóng sự báo Lao Động. Theo khảo sát của tác giả
Trường Trung trong khố luận Phóng sự chân dung trên báo Lao Động thì từ
năm 2000 đến 2005, báo Lao Động đã đăng tải 223 phóng sự chân dung, chiếm
11,1% trong tổng các dạng phóng sự. Đặc biệt hơn nữa là hầu hết các tác phẩm
đoạt giải các kỳ thi phóng sự do báo Lao Động tổ chức đều thuộc phóng sự
chân dung: Mệ barie - Nguyễn Quang Vinh, Chuyện ơng Tư “khùng” phố Hội
- Hồng Văn Minh, Chàng trai Mông nuôi cá tiến vua - Tản Viên (giải phóng

sự 2002 – 2003) ; Nghe rọ - Nguyễn Quang Vinh, Ông già và những căn nhà
gỗ dừa - Nguyễn Bảy (giải phóng sự 2003-2004),…
Nhìn lại tiến trình phóng sự báo Lao Động có thể thấy càng ngày phóng
sự báo Lao Động càng đi vào những vấn đề thời sự cập nhật, nóng bỏng, nhiều
thơng tin đáp ứng được nhu cầu nhận thức của thời đại. Nhiều cây bút phóng sự
đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịng người đọc. Nhiều phóng sự tạo được hiệu
ứng xã hội mạnh mẽ.
1.2.2.2 Phóng sự Đỗ Dỗn Hồng và “những mảnh đời bên bờ tuyệt vọng”
Trong bức tranh chung của báo Lao Động, Đỗ Dỗn Hồng nổi lên như
một cây bút trẻ năng động, ưa xê dịch và “máu lửa” với các sự kiện mới lạ, độc


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×