1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
CAO THỊ HẠNH
Đặc điểm tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế của Hờ Anh Thái
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan rằng:
Cơng trình này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Minh
Hiền.
Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình
này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Cao Thị Hạnh
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
TS. Ngô Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn.
Các thầy, cơ giáo trong khoa Ngữ văn, các cán bộ thư viện Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu.
Sinh viên
Cao Thị Hạnh
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới có dung lượng phản ánh hiện
thực khá rộng lớn. Các tác giả bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, sự nghiên cứu
nghiêm túc đối tượng phản ánh, đã dựng lại những bức tranh hiện thực với tất cả sự
đa dạng, phong phú và phức tạp của nó.
Hồ Anh Thái là một trong số những nhà văn có đóng góp to lớn trong
nền văn xi Việt Nam đương đại. Trong các sáng tác của ông, muôn mặt của bức
tranh xã hội được miêu tả, được phản ánh một cách sâu sắc, đa chiều, với một bút
pháp thực sự mới mẻ. Bút pháp ấy “thật tự nhiên, như do trong hồn trong máu,
trong tư duy của anh nó đã vậy” [4, tr.17].
Với quan niệm “Tiểu thuyết như là một giấc mơ ẩn chứa những điều khơng
có thực ở ngoài xã hội”, Hồ Anh Thái đã miệt mài trên từng trang giấy để viết lên
những câu chuyện về cuộc sống của riêng mình. Và tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế là một minh chứng tiêu biểu cho những điều nói trên. Tác phẩm đã
thể hiện được những tìm tịi của ơng trong “phương pháp tiếp cận và phản ánh hiện
thực”, trong “giáo lý đạo Phật” và “thi pháp tiểu thuyết của các tác giả hiện đại”.
Với tiểu thuyết này, Hồ Anh Thái một lần nữa khẳng định được phong cách riêng,
rất độc đáo của mình.
5
Chúng tôi quyết định chọn đề tài: Đặc điểm tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế của Hồ Anh Thái để nghiên cứu với hi vọng khám phá những đặc
điểm nghệ thuật tiểu thuyết của ơng cũng như góp phần khẳng định tài năng và vị trí
của ông trên văn đàn Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hồ Anh Thái là một hiện tượng văn học đặc biệt với các tác phẩm gây được
nhiều sự chú ý của dư luận. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái được giới nghiên cứu đặc biệt
quan tâm.
Nhà văn Lê Minh Khuê đã cho rằng: “Hồ Anh Thái là nhà văn còn đi dài với
văn chương” [29, tr. 266].
Còn nhà báo Lê Hồng Sâm lại nhận xét: “Ngay từ khi mới xuất hiện, anh đã
“phả” vào văn học một giọng điệu tươi mới, trẻ trung, hiện đại khi văn chương Việt
Nam vẫn chưa đi qua sự ám ảnh và nỗi buồn của chiến tranh” [29, tr. 251].
Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết Hồ Anh Thái – người mê chơi cấu trúc thì
có cái nhìn sâu sắc hơn. Ơng cho rằng: “Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ
Anh Thái trước hết thể hiện ở chỡ anh biết vượt qua những lối mịn tư duy coi văn
học như là tấm gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản để nhìn cuộc đời như
nó vốn có. Hiện thực trong thế giới nghệ thuật của Hồ Anh Thái vì thế, khơng phải
là thứ hiện thực “dẹt”, “phẳng” mà góc cạnh, nhiều chiều” [29, tr.356]. Và ơng cịn
nhấn mạnh: “Chính từ quan niệm coi cuộc đời như những mảnh vỡ, bản thân mỗi
một con người lại mang những mảnh vỡ đã tạo nên tính đa cấu trúc trong tác phẩm
của anh” [29, tr. 359].
Không chỉ các tác giả trong nước mà các tác giả nước ngoài cũng quan tâm
đến tác phẩm của Hồ Anh Thái.
Tiến sĩ văn học Ấn Độ K. Pandey đã từng nhận xét: “Những dòng chữ của
Hồ Anh Thái là những mũi kim châm cứu Á Đông đã điểm đúng huyệt tính cách Ấn
Độ” [29, tr. 322].
Nhà văn Wayne Karlin (Mỹ) viết: “Với lịng kính trọng và tình u, anh chấp
6
nhận điểm xuất phát của mình trong lịch sử và văn học nước nhà, nhưng cùng mở
hướng ra cho những ảnh hưởng khác – nổi bật là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ
la tinh và tác phẩm của nhà văn Pháp gốc Czech M. Kundera. Anh đã để cho tác
phẩm của mình đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo những hướng mới” [26,
tr.391].
Riêng với tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế, các nhà nghiên cứu đã
tập trung đến những vấn đề thuộc về nội dung và hình thức nghệ thuật được phản
ánh ở trong đó.
Nhận xét về cuộc đấu tranh giữa cái Thiện - cái Ác trong tác phẩm, tác giả
Lê Hồng Sâm nhận định: “Trong tác phẩm nói về cái Thiện và cái ác này, nhà văn
đứng trên cỗ xe của cái Ác, trong vai kẻ đồng lõa, đội lốt cái Ác để tìm ra nguyên
nhân và nguồn gốc của nó” [29, tr. 254].
Tác giả Ngô Thị Kim Cúc trong bài Cái ác ở phía ít ngờ nhất lại nhận xét:
“Tiếng chuông cảnh báo đang vang vọng, trên khắp không gian cuộc đời, truyền rao
bức thông điệp khẩn: con người phải biết sợ cái Ác, nhất là cái – Ác – không – ngờ
– đến ngay trong chính những – ý – định – tưởng – chừng – tốt – đẹp của mình…”
[8, tr. 283].
Nguyễn Thị Minh Thái trong Giọng tiểu thuyết đa thanh bước đầu đã có
những nhận xét khá sắc sảo về giọng điệu của tác phẩm. Bà cho rằng: “Với tiểu
thuyết Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã gây hấn cõi người đọc bằng
một hồi chuông cảnh báo đa thanh, lúc khoan, lúc nhặt, lúc tức tưởi, lúc ngạt ngào,
đanh thép, lúc du dương, dịu dàng…” [29, tr. 276].
Nhận xét về ngôn ngữ trong tác phẩm, hai tác giả Bùi Thanh Truyền, Lê
Biên Thùy nhận định: “Ngôn ngữ của tiểu thuyết này đã lược giản rất nhiều vẻ sang
cả, ngân nga, rào đón để gần gũi với đời thường, thẳng thắn trong cách định tính,
định danh, suồng sã trong giọng điệu, linh hoạt, gân guốc hơn trong cú pháp…”
[33].
Còn Phan Văn Tú trong Cõi người rung chuông tận thế – nhìn từ vài con sớ
thớng kê thì nhấn mạnh: “Càng về sau, càng thấy văn chương Hồ Anh Thái thấm
7
đẫm chất phương Đơng, hồn văn hóa dân tộc” [29, tr. 317].
Trong khi đó, Võ Anh Minh trong Cõi người rung chuông tận thế từ góc
nhìn Phật giáo lại cho rằng: “Nếu bình tâm nhìn lại, ta thấy từ cốt truyện, tuyến
nhân vật cho đến kết cấu đều được tổ chức theo dụng ý nghệ thuật cao nhằm nhấn
mạnh chủ đề của tác phẩm: Hận thù phải được hóa giải trong một nhãn quan yêu
thương và bao dung” [29, tr.330].
Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Hồ Anh Thái,
Phạm Anh Tuấn cho rằng Hồ Anh Thái đã sử dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật
khác nhau trong việc sáng tạo nên những nhân vật mang cá tính sáng tạo. Tác giả
cũng không quên đề cập đến hai thủ pháp cơ bản nhất mà Hồ Anh Thái đã sử dụng,
đó là thủ pháp xây dựng nhân vật qua tình huống và qua chi tiết gợi bản chất. Riêng
với tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế, tác giả cho rằng tác phẩm này xây
dựng nhân vật bằng kiểu tình huống giả tưởng khiến người đọc “chấn động bởi
nhiều chi tiết, biến cố bất ngờ xảy ra liên tiếp… Tác giả cố ý xen vào những biến
cố, sự việc ngược với tình huống dự đốn của người đọc. Tác phẩm đưa ra nhiều
tình huống vơ lý, đó là dục vọng của những kẻ gây ác thích làm điều ác” [34].
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã chú ý đến các khía cạnh nội dung và
nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Hồ Anh Thái nhưng chưa có ai đi sâu nghiên
cứu riêng tiểu thuyết Cõi người rung chng tận thế. Vì thế, “Đặc điểm tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế” được chúng tôi lựa chọn nghiên cứu. Với mong
muốn khám phá những nội dung cụ thể được thể hiện qua nghệ thuật tiểu thuyết độc
đáo trong cuốn tiểu thuyết này, chúng tôi hy vọng sẽ khẳng định thêm được về tài
năng cũng như những đóng góp của Hồ Anh Thái cho văn xi đương đại Việt
Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các phương diện nội dung và nghệ thuật làm nên đặc điểm tiểu thuyết Cõi
người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái.
8
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái do Nhà xuất
bản Lao động, Hà Nội xuất bản năm 2009.
Ngoài ra, để tiện cho việc so sánh, chúng tơi cịn tìm hiểu thêm một số tác
phẩm khác của Hồ Anh Thái và Tạ Duy Anh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành khố luận này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu chính sau:
4.1. Phương pháp thi pháp học
4.2. Phương pháp thống kê, miêu tả
4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác trong
quá trình nghiên cứu.
5. Bớ cục khoá ḷn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nợi dung khố luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Hồ Anh Thái
Chương 2: Cõi người rung chuông tận thế - một chiêm nghiệm về “cõi người”
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật trong Cõi người rung chuông tận thế
9
NỘI DUNG
Chương 1
HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA HỒ ANH THÁI
1.1. Hồ Anh Thái – Văn chương và những chuyến đi
Hồ Anh Thái là nhà văn đã bền bỉ tạo cho mình một dịng chảy riêng giữa
nguồn chung văn xi đương đại Việt Nam. Dịng chảy ấy đã khơng ngừng vận
động, thay đổi, tạo dấu ấn, để bây giờ nhìn lại, đủ cho những ai quan tâm đến Hồ
Anh Thái đều có thể nhận thấy được đặc trưng của nó trong từng thời điểm. Mười
tám tuổi, Hồ Anh Thái xuất hiện trong làng văn và được chú ý như một hiện tượng
mới mẻ. Đến nay, Hồ Anh Thái là một nhà văn có thành tựu.
Ơng sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội, quê gốc ở Nghệ An, tuổi
nhỏ sống cùng gia đình tại Nam Định. Tốt nghiệp phổ thông năm 1977 rồi học Đại
học Ngoại giao và nhận được bằng cử nhân năm 1983. Trong khi làm việc ở Bộ
Ngoại giao, Hồ Anh Thái được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Ấn Độ. Tại xứ sở được
ví là “Thiên đường của các thần linh” ấy, ông đã học hỏi và nhanh chóng thông thạo
tiếng Hinđi. Nhờ vậy, ơng đã có thể đi khắp Ấn Độ, vào các chùa chiền để nghiên
cứu văn hóa và tơn giáo, đồng thời khám phá những bí ẩn sâu kín của đất nước rộng
10
lớn này. Sau khi nhận bằng tiến sĩ Đông phương học, ông được giữ lại làm đại sứ
của Việt Nam tại Ấn Độ. Với cương vị mới, ơng lại có thêm điều kiện thâm nhập
đời sống văn hóa tinh thần phong phú của người Ấn Độ. Hồ Anh Thái còn đi xa hơn
nữa tới cả những miền đất nơi Phật giáo Ấn Độ lan tỏa tới. Những trải nghiệm và
tiếp thu đời sống tâm linh, văn hóa tinh thần phong phú ở Ấn Độ đã tạo ra cái chất
“thiền” đặc sắc trong các sáng tác của nhà văn.
Không chỉ nhiều năm học tập và công tác ở Ấn Độ mà Tây Tạng cũng là nơi
đem lại nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho Hồ Anh Thái. Hiện ông đang
đảm trách chức vụ tham tán, phó Đại sứ nước Việt Nam tại Cộng hịa Hồi giáo Iran.
Mặc dù cơng tác đối ngoại chiếm khá nhiều thời gian và trí lực, nhưng là
“người lúc nào cũng viết”, Hồ Anh Thái vẫn luôn dành tâm huyết cho văn chương.
Từ tác phẩm đầu tay viết năm 18 tuổi, đến nay ơng đã có trên 30 đầu sách (bình
qn mỡi năm một cuốn, trong đó có nhiều cuốn đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp,
Thụy Điển…). Có thể nói, Hồ Anh Thái là tác giả sớm bộc lộ năng khiếu văn
chương và sớm xác định chỡ đứng của mình trên văn đàn và để lại dấu ấn khá đặc
biệt trong văn xuôi Việt Nam từ sau “đổi mới” (1986) đến nay.
Là một trong số không nhiều các cây bút xuất hiện sớm và thành danh cũng
rất sớm, Hồ Anh Thái đã từng đạt giải thưởng văn xuôi 1983-1984 của báo Văn
nghệ với truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe, giải văn xuôi 1986-1990 của Hội
Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới trăng, giải thưởng văn
học năm 1995 của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam với tập truyện ngắn
Người đứng một chân.
Sáng tác cả tiểu thuyết và truyện ngắn, ở thể loại nào Hồ Anh Thái cũng đạt
được những thành tựu đáng kể. Tác phẩm của ông tạo được sự chú ý và gây ấn
tượng với người đọc về tư tưởng chủ đề, nội dung và những thủ pháp nghệ thuật
độc đáo. Bằng tài năng của mình, Hồ Anh Thái đã mang đến cho văn học nước nhà
sự mới mẻ độc đáo của một phong cách đang định hình và ngày càng có nhiều cơng
chúng đón nhận.
Trong truyện ngắn đầu tay Chàng trai ở bến đợi xe, Hồ Anh Thái viết về đời
11
sống tinh thần của những thanh niên, sinh viên cùng trang lứa với những khao khát
về cái đẹp, vươn tới cái lương thiện. Nhưng rồi càng đi càng phải giữ mình trong
sạch, mà đời cứ ln muốn nhấn người ta vào sắc dục, vào những chỗ không được
lương thiện lắm. Cuộc sống xã hội có những xơ dập ghê gớm. Các nhân vật trong
tiểu thuyết đều cịn trẻ. Tồn, Hiệp, Trang, Minh... mỗi người một số phận, bị cuộc
sống xô dạt về những nẻo khác nhau và họ phải vật lộn với số phận trên con đường
của đời mình. Và từ tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo (1985) đến Vẫn chưa tới
mùa đông (1986), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987) và Trong sương hồng
hiện ra (1989), Hồ Anh Thái đã khẳng định được vị trí của mình trong văn chương
Việt Nam.
Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều nước
Âu – Mỹ, đặc biệt là 6 năm tại Ấn Độ, ông trở lại văn đàn với những chùm truyện
ngắn độc đáo, hài hước mà thâm trầm về Ấn Độ: Người đứng một chân, Người Ấn,
Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Cuộc đổi chác…
Từ năm 2000, ơng có những tác phẩm được đánh giá cao và gây tranh luận
như: Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Mười lẻ
một đêm… Cũng trong năm 2000, ông được bầu là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.
Năm 2007, ông trở lại với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết Đức Phật, nàng
Savitri và tôi. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học Việt Nam tái hiện chân
dung Đức Phật thông qua một cốt truyện hấp dẫn, một văn phong giản dị, một đa
cấu trúc có hiệu quả mở rộng chiều kích không gian và thời gian.
Gần đây, Hồ Anh Thái xuất bản cuốn tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột. Bằng
giọng văn giễu cợt, trào lộng, hài hước sâu cay đầy lôi cuốn, Hồ Anh Thái đã tái
hiện một bức tranh hiện thực huyền ảo về cuộc chiến giữa Chuột và Người với tất
cả sự thô lậu, xấu xa hiện hữu trong cuộc sống.
Với sức viết dồi dào, sự miệt mài không ngừng nghỉ và khả năng viết văn
chuyên nghiệp của mình, Hồ Anh Thái đã góp phần làm phong phú thêm cho nền
văn học Việt Nam bằng những tác phẩm gây dấu ấn mạnh mẽ trong lịng cơng
chúng nước nhà và trên thế giới.
12
1.2. Tiểu thuyết Hồ Anh Thái – “giấc mơ dài” của “người mê chơi cấu trúc”
1.2.1. “Tiểu thuyết như một giấc mơ dài”
Trong khơng khí đổi mới tồn diện của nền văn học sau 1975, sự đổi mới
quan niệm về tiểu thuyết là một thay đổi đáng ghi nhận. Các nhà văn, nhà lý luận,
phê bình nhận ra rằng, “Khơng thể khuôn tiểu thuyết vào một số nguyên tắc nghệ
thuật cứng nhắc, bất biến, mà chính là phải mở ra những khả năng tiềm tàng, vốn có
của thể loại này” [15]. Vì có như vậy, cái “máy cái” của văn học mới có thể phản
ánh được chiều rộng lẫn chiều sâu của hiện thực đa dạng, phức tạp của cuộc sống.
Chính điều này đã buộc người viết phải đối diện với một địi hỏi nghiệt ngã: “Mỡi
nhà tiểu thuyết, mỡi cuốn tiểu thuyết phải sáng tạo ra một hình thức riêng. Khơng
tơn trọng những hình thức bất biến, mỡi cuốn sách mới cần xây dựng cho mình
những quy luật vận động đồng thời sản sinh ra sự diệt vong của chúng” [30, tr.31].
Là một hạt nhân trong dòng chảy của sự đổi mới quan niệm về tiểu thuyết,
Hồ Anh Thái quan niệm: “Tiểu thuyết như một giấc mơ dài, gấp sách lại người ta
vừa mừng rơn như vừa thoát khỏi một cơn ác mộng, lại vừa tiếc nuối vì phải chia
tay với những điều mà đời thực khơng có” [29, tr.248]. Đây cũng chính là phương
thức phản ánh hiện thực mà Hồ Anh Thái sử dụng trong các sáng tác của mình. Có
thể nói, trong mấy thập kỉ qua, Hồ Anh Thái đã không đi “chệch” khỏi quan niệm
coi tiểu thuyết chỉ như là một “giấc mơ” của mình. Đó có thể là một giấc mơ đẹp,
cũng có thể là một cơn ác mộng. Nhưng dù là mộng đẹp hay ác mộng thì cũng đều
thể hiện những trăn trở, dằn vặt của nhà văn về những vấn đề của cuộc sống đang
“cuồn cuộn trước mắt mình”.
Quan niệm này rõ ràng không phù hợp với quan niệm truyền thống về tính xã
hội, tính tư tưởng của văn chương. Vì trong lịch sử văn học Việt Nam, quan niệm
“văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí” đã trở thành quan niệm chính thống chi phối bao
thế hệ người cầm bút. Mặc dù càng về sau, quan niệm về cái “đạo” mà văn chương
phải “tải” có khác trước - cái đạo ấy được mở rộng, gắn với nhiệm vụ: “đâm mấy
thằng gian” (Nguyễn Đình Chiểu), “làm địn xoay chế độ”, “phá cường qùn”
13
(Sóng Hồng); gắn với yêu cầu “trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung
phong” (Hồ Chí Minh)… nhưng văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng vẫn
mang chức năng xã hội nghiêm túc. Tuy nhiên, như Julio Cortazar đã nói: “Văn học
chịu đựng sự thể nghiệm, sự phối hợp, sự phát triển chiến lược” [31, tr.15] nên kiểu
tiểu thuyết này đã tìm được sự hưởng ứng ở nhiều người sáng tác.
Trong văn học đương đại Việt Nam, có rất nhiều nhà văn có cùng quan điểm
với Hồ Anh Thái. Ngô Tự Lập trong bài Những đường bay của mê lộ cho rằng:
“Ngay cả hiện thực cũng chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hỗn loạn, vô tận, giấc mơ
với những đường bay của mê lộ…” [18, tr.79]. Nhà văn Ma Văn Kháng qua một
loạt những sáng tác gây tiếng vang như Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không
có giấy giá thú… cũng bày tỏ sự đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng: “Tiểu
thuyết hiện diện trong giấc mơ của mỗi nhà văn” [15]. Tạ Duy Anh là nhà văn có
quan điểm và cách sáng tác gần nhất với quan điểm của Hồ Anh Thái. Ơng khơng
chỉ quan niệm: “Tiểu thuyết thực ra cũng chỉ là những giấc mơ của người cầm bút.
Điều quan trọng là cách thể hiện những giấc mơ đó như thế nào thơi” [1, tr.6], mà
cịn sáng tạo nên những “giấc mơ” hết sức độc đáo và hấp dẫn của riêng mình.
Như vậy, chính những “giấc mơ” tiểu thuyết của người cầm bút đã trở thành
một “chiếc cầu nối” lạ lùng đưa ta vào cõi hoang vu nhất, sâu kín nhất của tâm hồn
nhân vật. Ở đó chúng ta thấy được những mơ ước thầm kín, những nỗi sợ hãi dày
vò, những bí mật đen tối, hay những niềm hy vọng và tuyệt vọng không thể giãi
bày, những vùng ký ức khơng thể ngi ngoai… Những “giấc mơ” đó đảm nhiệm
chức năng nghệ thuật quan trọng là “lạ hoá” cuộc sống, tạo ra tính đa thanh đa
nghĩa cho tác phẩm và ấn tượng thẩm mỹ mạnh mẽ ở người đọc.
Trước hết, tiểu thuyết như là giấc mơ thể hiện ở sự “chập chờn” của những
hư cấu nghệ thuật. Chúng ta cũng biết, bản chất của nghệ thuật là sự hư cấu. Theo
cách hiểu thông thường, hư cấu là “đặt chuyện theo trí tưởng tượng”, là “khẳng định
một cách giả tạo”, là “giả vờ”, “bắt chước” hiện thực, là “cấu trúc của cái gần như
vậy”… Cái “gần như vậy” ấy sẽ “chuyển tải một chiều kích về sự lừa dối, và từ sự
kiện đó, đặt ra mối liên hệ với hiện thực” [16, tr.237]. Hồ Anh Thái đã sử dụng hư
14
cấu nghệ thuật để “tạo ra một sinh mệnh mới, một sự sống mới, khơng có trong đời
thực, nhưng phản ánh được cuộc đời thực” [19, tr.134].
Trong tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra, Hồ Anh Thái đã xây dựng nên
một câu chuyện mang màu sắc huyễn tưởng đậm nét. Nhân vật chính của tiểu thuyết
là Tân, năm 1987 mới 17 tuổi, do sự cố nhà đổ, bị điện giật, anh bất tỉnh. Trong cơn
bất tỉnh, Tân (như quan niệm dân gian là hồn của Tân) đã trôi dạt về hai mươi năm
trước, là năm 1967, khi chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc đến độ ác liệt. Tân
trở lại nơi cha mẹ anh sống ngày xưa, chứng kiến được cả buổi đầu cha mẹ anh tìm
đến với nhau. Anh được chứng kiến những cuộc không kích dữ dội của máy bay
Mỹ. Anh cũng thấy có những lúc thật bình yên giữa cuộc chiến, người ta vẫn làm
ăn, đàn hát và yêu nhau. Tân, hay là hồn của một người có tri thức ở năm 1987,
chính là phân thân của nhà văn, đã cảm phục những con người dũng cảm như Đô,
như Trinh, và cũng hiểu rằng cùng sống bên họ có khơng ít những kẻ giả dối, hèn
nhát và trục lợi, điển hình là ơng Tựu nhỏ nhen và háo danh, là bà ngoại của Tân,
một cán bộ cách mạng mà đầy toan tính, cơ hội và rất khinh người… Qua cặp mắt
trong trẻo của chàng trai mười bảy tuổi, tấm màn quá khứ được vén lên. Ở đây, từ
bản thân các chi tiết đã được tác giả chủ ý cài cắm vào cốt truyện là một triết luận
về thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai là những thì nối liền với nhau một cách
biện chứng. Như vậy, bằng “giấc mơ” tiểu thuyết của mình, với việc đưa nhân vật
trở về hai mươi năm trước, Hồ Anh Thái đã làm được một cuộc mổ xẻ quá khứ và
góp lời giải cho những băn khoăn trước thực tại của con người thời đổi mới.
Với tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh Thái cũng đã tạo
được lối đi riêng độc đáo, sáng tạo so với những nhà văn lúc bấy giờ. Ở tiểu thuyết
này, “giấc mơ” của Hồ Anh Thái thể hiện ở việc phản ánh khá sắc sảo cuộc sống và
tâm trạng của một thế hệ trẻ trải qua tuổi thơ nhiều mất mát trong những năm kháng
chiến chống Mỹ. Đất nước thống nhất, mỡi người một cơng việc, một hồn cảnh và
chịu nhiều va đập của thời hậu chiến nhưng nhìn chung họ sống trong sáng, có nhân
cách và có ý chí. Tình bạn của họ trong veo và đầy vị tha. Bên cạnh một thế hệ trẻ
đủ bản lĩnh để làm chủ đất nước, qua Người và xe chạy dưới ánh trăng, Hồ Anh
15
Thái cũng báo động sự xuất hiện của một lớp người với lối sống cá nhân, có khi mất
hết cả nhân tính. Điểm mới của Hồ Anh Thái là ông không đổ lỗi tất cả cho thời hậu
chiến như không ít cây bút non tay thời bấy giờ. Ông lý giải và chứng minh chất vị
kỷ ấy đã có khơng ít trong những năm kháng chiến, nó như bản chất và khí tạng của
một loại người. Có điều trong những năm kháng chiến, lối sống ấy bị đè nén, bị che
đậy và đến những năm đầu của cuộc sống thời bình nó bắt đầu bộc lộ. “Có thể nói
hiện thực trong Người và xe chạy dưới ánh trăng là một hiện thực đa chiều, và để
phản ánh được cái thực tại phức tạp ấy, Hồ Anh Thái đã sử dụng nhiều thủ pháp
linh hoạt, cả phục hiện và đồng hiện; rồi một cốt truyện đầy co giãn với những
mạch ngang, lối rẽ (...) miễn là góp phần khắc họa thật đầy đặn những nhân vật anh
định đưa ra dưới trường đời, miễn là lý giải được những băn khoăn, khúc mắc về
cuộc đời trong hiện thực ngổn ngang, phức tạp mới chỉ bắt đầu được dọn dẹp lại..”
[21].
Đến tiểu thuyết Cõi người rung chng tận thế thì sự “chập chờn” của những
hư cấu nghệ thuật được thể hiện rõ ràng hơn hết. Trong tác phẩm này, Hồ Anh Thái
đã kể lại hành trình đi trừng phạt cái ác của cơ bé Mai Trừng theo lời “nguyện”
cũng là lời “nguyền” của người mẹ trước khi mất. Hành trình đó vừa lơgic, vừa phi
lý nhưng cũng thật hấp dẫn. Cuối cùng, sự thức tỉnh của “nhân bản” trong con
người đã hóa giải lời nguyền…
Những “giấc mơ” tiểu thuyết của Hồ Anh Thái cịn thể hiện ở cách kết cấu
tác phẩm hỡn loạn, rời rạc, tùy tiện, chắp vá… nhưng tất cả lại bừng sáng trong ý
thức của con người – nhân vật. Điều này được thể hiện rõ trong tiểu thuyết Mười lẻ
mợt đêm. Câu chuyện “bị nhốt” của cặp tình nhân trong Mười lẻ một đêm bị cắt rời,
đứt đoạn bởi những câu chuyện xen lẫn về họa sĩ chuối Hột, bà mẹ, Giáo sư 1, Giáo
sư 2, người Cá…, bởi những biến cố, những mơ hình. Tất cả được bố trí như những
trò chơi mà người đọc phải tham gia vào mới có thể nắm bắt được ý tưởng của nó.
Trong Đức Phật, nàng Savitri và tơi, người đọc như bị dẫn vào một thế giới
“tù mù” của trò chơi với một kết cấu vừa rối rắm, vừa mơ hồ. Chuyện của ba nhân
vật: Đức Phật, Savitri, Tôi xuyên suốt tác phẩm, đan cài, chồng chéo lên nhau trong
16
triết lí luân hồi.
Còn trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, tác giả Hồ Anh Thái
lại xây dựng một hiện thực – giấc mơ về một nhân vật xưng Tôi sống giữa cõi nhân
gian bấn loạn. Khởi điểm giấc mơ: Tơi chìm đắm trong đời sống bản năng, trong sự
hận thù và cái ác. Kết thúc giấc mơ: Tôi thành tâm sám hối và chứng nghiệm cảm
giác an lạc của kẻ đã tìm lại được chân tính thiện của mình. Có khởi điểm và có kết
thúc thật đấy, nhưng vì là giấc mơ, nên quá trình từ khởi điểm đến kết thúc không
hề vận hành theo những quy luật lôgic của đời sống hữu thực. Con đường từ ác đến
thiện của Tôi – con đường trong mơ - được đánh dấu bằng hàng loạt sự kiện và hình
ảnh biểu tượng phi thực mà sự ngông cuồng của tưởng tượng trong mơ đẻ ra. Và rồi
tất cả chúng lại “hôn phối” với nhau theo cái cách bất chấp “lẽ phải”.
Như vậy, có thể nói, trong mấy chục năm cầm bút của Hồ Anh Thái, quan
niệm về tiểu thuyết đã được tạo lập, không chỉ “như một giấc mơ dài”, mà là một
chuỗi giấc mơ tiểu thuyết, với mỗi tác phẩm ra đời là một - giấc - mộng - con độc
đáo.
Với quan niệm tiểu thuyết – “giấc mơ”, Hồ Anh Thái đã đưa tác phẩm của
mình tiến dần đến tính đa âm và có khả năng đối thoại. Đây chính là đặc trưng cơ
bản của tiểu thuyết hiện đại. Tính chất này đã tạo nên những tầng ý nghĩa khác nhau
cho tác phẩm, gợi nên những hồi âm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau ở người
đọc, đồng thời đòi hỏi khả năng “đồng sáng tạo” của người đọc. Người đọc đi vào
những “giấc mơ” tiểu thuyết của Hồ Anh Thái để được sống, được nhìn nhận, trăn
trở, suy tư, nghiền ngẫm về chính mình và về cuộc sống.
Điều đó chứng tỏ, quan niệm viết tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã được kiến
trúc trên sự tự ý thức triết học về cái viết, đồng thời với quá trình vận động nhằm
đổi mới tư duy, giọng điệu và cách ứng xử với tiếng Việt. Với Hồ Anh Thái, “viết
văn” là một nghề hẳn hoi, chứ không phải thứ lao động tài tử, nghiệp dư, như khá
nhiều người lầm tưởng. Hồ Anh Thái từng so sánh, khi được hỏi về kinh nghiệm
sống và viết, rằng, cái viết trong nghề văn cũng có “chút gì đó giống như tình u.
Cần một chút mê đắm, một chút thành thực là có tình yêu. Nhưng để nuôi dưỡng
17
tình u ấy lâu bền thì cần có hiểu biết, cần sự từng trải nữa. Hiểu biết không nhất
thiết chỉ từ sách vở, sự từng trải không nhất thiết là chỉ đắm chìm trong cái đời
thường” [29, tr.252].
Hồ Anh Thái tự đặt lịch: “Mỗi ngày tôi phải đều đặn viết ít nhất hai tiếng.
Người viết chuyên nghiệp phải thế, ngồi vào bàn là phải đủ kĩ năng để huy động
cảm hứng. Chờ cảm hứng dẫn thân tới là một thái độ lao động nghiệp dư và có chút
thần bí hóa nghề văn” [29, tr.249]. Chính cái ý thức đó, cái sự tự mình thách thức
cái viết của chính mình đó mà năm nào người đọc cũng được tiếp nhận tác phẩm
mới của Hồ Anh Thái. Năm 2011, một tiểu thuyết mới của Hồ Anh Thái vừa chào
đời, thêm một giấc mơ làm đầy đặn thêm chuỗi giấc mơ dài về tiểu thuyết của nhà
văn không hề muốn ngưng làm mới mình này. Và tất nhiên, một tiểu thuyết mới
như thế, tự thân nó yêu cầu một cách đọc mới.
1.2.2. Cõi người rung chuông tận thế – một tiểu thuyết luận đề sâu sắc
Sau loạt tác phẩm Chàng trai ở bến đợi xe, Trong sương hồng hiện ra, Người
và xe chạy dưới trăng, Mảnh vỡ của đàn ông…, tác phẩm Cõi người rung chng
tận thế ra đời. Nó được coi là một tiểu thuyết luận đề sâu sắc.
Đã có người so sánh rằng cuốn tiểu thuyết này mới đến mức giống hệt sự ở lì
của thằng - bé - bào - thai trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh,
đến tháng đến ngày vẫn không muốn chào đời, vì nghe thấy cuộc đời thật lắm phiền
phức, sách nhiễu, phức tạp..., thà nằm im bụng mẹ, sướng hơn. Cõi người rung
chuông tận thế với một lối viết mới đã nằm trong “cõi mê riêng” của tác giả từ 1996
rồi lênh đênh qua năm sáu nhà xuất bản, đến tận năm 2002 mới được chào đời ở nhà
xuất bản Đà Nẵng, có lẽ vì tính chất “gây hấn” được dồn nén, rồi bùng nổ trong
giọng kể nhiều biến điệu của chủ thể tiểu thuyết và những vấn đề con người, xã hội
được đặt ra ở trong nó.
Câu chuyện được bắt đầu giống như phim hình sự, với một cái chết đầy bí
ẩn, cùng vơ vàn hình ảnh trần trụi của cuộc sống thực không hề mỹ miều. Cái chết
ấy lập tức kéo theo hai cái chết khác, như trò đánh đố, cuốn người đọc theo sau một
bóng hồng hư hư ảo ảo, nghi phạm số một gây ra mọi thứ. Bốn nhân vật nam cùng
18
một hội nhóm, bốn gã đàn ơng cao to lừng lững, tốt tướng, tốt tiền, chỉ nội tâm là có
điều bất ổn… Câu chuyện ngoặt sang hướng khác để lai lịch cô gái rõ dần lên.
Giọng văn thẳng thừng kiểu phóng sự dần chuyển sang một tơng êm ái hơn. Câu
chuyện tình thơ mộng thời chiến giữa cơ gái giữ kho với anh lính trẻ, và cái chết
rùng rợn của người lính đã đưa lời nguyền oan nghiệt cột vào số kiếp đứa bé gái mồ
cơi một mình cịn lại. Mai Trừng bị trói chặt vào sứ mạng đi trừng phạt cái Ác, như
ý nguyện của người mẹ đã chết. Những cái chết của Cốc, Bóp, Phũ đều là sự trừng
phạt ngoài ý muốn của Mai Trừng. Nhân vật chính là Tôi, người kể chuyện, là
người lúc đầu cũng cùng hội với Cốc, Bóp, Phũ, nhưng dần dần anh đã giác ngộ.
Xuyên suốt cuốn tiểu thuyết là hành trình hướng thiện của anh.
Như vậy, có thể thấy, tác phẩm đã đề cập đến một vấn đề muôn thuở của con
người: đó là cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác. Nhưng cái hay của tác phẩm
này là ở chỗ tác giả đã nhìn cái Ác từ bên trong, qua lời một nhân vật đồng lỗ với
nó “Nhà văn đứng trên cỗ xe của cái Ác, trong vai của kẻ đồng lỗ, đội lốt cái Ác để
tìm ra ngun nhân và nguồn gốc của cái Ác” [29, tr.254]. Từ điểm nhìn trần thuật
đó, tác giả phanh phui cái Ác, sự vô cảm của con người một cách rõ nét hơn. Qua
việc xây dựng hành trình con người có can đảm từ bỏ cái Ác để hướng thiện, dù đó
là quá trình đầy gian nan, vất vả, Hồ Anh Thái nỡ lực tìm cách nêu lên một vấn đề
khơng hồn tồn mới mẻ: cái Ác phải bị trừng phạt. Ở đây, Hồ Anh Thái đã lí giải
số phận con người bằng cái nhìn Phật giáo: kẻ gây ra cái Ác khơng bị đẩy đến
đường cùng, họ vẫn còn cơ hội giác ngộ nếu trong họ vẫn còn lại chút “thiên lương
trong trẻo”. Trong tác phẩm này, Mai Trừng giống như một “thiên sứ”, nhưng đó
khơng phải là thiên sứ tồn bích. Cô bị ràng buộc bởi lời nguyền. Mai Trừng trừng
phạt kẻ ác, đó là lẽ thường. Nhưng ngay cả người u cơ cũng khơng thể tới gần.
Mai Trừng chỉ cịn một cách xin trở lại làm người bình thường. Và cuối cùng thì lời
nguyền cũng được giải, Mai Trừng được sống đúng như một con người, với tất cả
sức mạnh và sự yếu đuối bình thường của một con người thực sự.
Tính luận đề của tác phẩm còn được thể hiện ở ngay nhan đề Cõi người rung
chuông tận thế. Trong cõi người, cái Thiện và cái Ác vốn đã song hành, bất phân
19
thắng bại. Lên tiếng cảnh báo về cái xấu, cái phản nhân văn đang hoành hành trong
xã hội, trong bản thân mỗi con người luôn là vấn đề lớn mà văn học quan tâm. Với
Hồ Anh Thái, thêm một hồi chuông rung lên cảnh báo con người là không thừa và
không bao giờ muộn. Và trong Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã làm
được điều đó, làm vang lên hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc trong thẳm sâu tâm hồn
người đọc theo cách rất riêng của mình.
Chương 2
CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ
– MỘT CHIÊM NGHIỆM VỀ “CÕI NGƯỜI”
2.1. Cái nhìn mới về cuộc đời
2.1.1. Hiện thực nứt vỡ và cái chết về đạo đức của con người
Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) kêu gọi đổi mới tư duy, nhìn thẳng
vào sự thật đã tạo cơ sở tư tưởng cho xu hướng dân chủ hóa trong văn học phát
triển. Trên bình diện ý thức, nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng
dân chủ hóa của các quan niệm về vai trị, vị trí và chức năng của văn học, nhà văn
và quan niệm về hiện thực, về con người. Càng về giai đoạn sau này, xu hướng đó
càng được khẳng định một cách rõ nét qua từng tác phẩm, từng dấu ấn phong cách
của tác giả. Ta thấy xuất hiện một loạt những tác giả mà tên tuổi của họ đã làm nên
bộ mặt của văn xuôi đương đại Việt Nam như Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Nguyễn
Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Phan Thị Vàng Anh, Châu Diên… Có thể nói, xu
hướng dân chủ hóa đã đưa đến sự nở rộ của các phong cách, bút pháp, bộc lộ tối đa
cá tính sáng tạo của nhà văn.
Là một cây bút trẻ, rất nhạy cảm với môi trường công nghiệp hiện đại, Hồ
Anh Thái đã xây dựng được cho mình một phong cách riêng. Chính sự kết hợp hài
20
hòa giữa cái phương Tây mới lạ và nét phương Đông thuần hậu đã ươm mầm cho
cách cảm, cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về cõi người, cõi đời vốn hàm chứa cả sự
vô nghĩa và phi lý trong những trang viết sắc sảo của ơng. Đứng trước dịng xốy
ghê gớm của đồng tiền, của những bi hài thời kinh tế thị trường, bằng trực cảm và
trí tuệ sắc sảo, Hồ Anh Thái nhận ra con người khơng cịn được là chính mình. Họ
hồi nghi người khác và cả bản thân cùng với những thang bậc giá trị truyền thống.
Điểm qua gia tài của Hồ Anh Thái, có thể thấy ơng là một trong không nhiều cây
bút đã tạo được thành công trong cuộc chạy tiếp sức của văn chương qua hai thế kỉ.
Ngay từ năm 1985, với tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo, Hồ Anh Thái đã đề cập
đến những chấn thương về thể chất và tinh thần của những người phụ nữ đi qua
cuộc chiến tranh, trở thành quá lứa lỡ thì. Sau chiến tranh, những nữ cựu chiến binh
đó đến làm việc trong một lâm trường trên đảo Cát Bạc. Đây là câu chuyện về cuộc
chiến đấu tiếp tục của họ, hoặc là đau đớn chống lại những ham muốn nhục dục
thường tình, hoặc là nhẫn nhục thèm khát có một chút con làm nơi nương tựa lúc
cuối đời. Dù là nhà văn rất trẻ, nhưng vấn đề về tình dục, về bản năng con người và
nhu cầu làm tròn thiên chức người phụ nữ, cùng với đề tài về cái giá phải trả của
những nữ cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ được Hồ Anh Thái đặt
ra trong tác phẩm thật sự là một khám phá táo bạo, mới mẻ. Rõ ràng, với lương tâm
nghề nghiệp, trách nhiệm công dân và sự nhạy bén mới lạ trong lối viết, tác giả đã
mang vào các tác phẩm của mình cái nhìn tồn diện, sự đánh giá sâu sắc về những
vấn đề nổi cộm trong xã hội cũng như những vỉa sâu tâm hồn đang dậy sóng của
con người. Điều này được thể hiện rõ trong Cõi người rung chuông tận thế. Trong
tác phẩm này, Hồ Anh Thái đã tập trung thể hiện cái nhìn đời sống và con người
trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đi sâu khai thác những vấn đề gai góc của đời
sống, khám phá những điều mới mẻ trong bản chất con người.
Bằng cái nhìn hiện thực khơng đơn giản, xuôi chiều được soi chiếu bởi kinh
nghiệm cá nhân, Hồ Anh Thái đã chạm đến, khơi ra những vấn đề gai góc và bức
xúc của đời sống vốn vơ cùng phong phú và phồn tạp.
Với dung lượng không lớn (241 trang) nhưng Cõi người rung chuông tận thế
21
đã dồn nén một mảng hiện thực rất rộng lớn: “thời bao cấp và thời kinh tế thị
trường; sự hi sinh và sự sa đọa, thác loạn, hưởng thụ; hận thù và tình yêu; cái thiện
và cái ác; cái cao cả và cái thấp hèn; truyền thống và hiện đại… Ở đó là sự xuống
cấp về nhân cách, đạo đức của nhiều lớp người; lối sống buông thả của những kẻ có
tiền, có quyền; sự thiếu trách nhiệm của con người, sự dung túng của xã hội và đặc
biệt, dục tính, thói tham ơ được tác giả khai thác như là nguyên nhân của cái ác, cái
xấu mà con người gây ra cho nhau” [29, tr.312].
Vốn nhạy cảm với những chuyển biến của cuộc sống, đón trước u cầu nhìn
thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật, Hồ Anh Thái nhanh
chóng tiếp cận với đời sống thị dân trong đó nổi bật là đời sống công chức, trí thức.
Ở cái thời buổi mà “người trí thức giỏi giang có chun mơn sâu đến mấy cũng phải
có chút hồng, chút quyền mới mong mở mày mở mặt được” thì chuyện thăng quan
tiến chức là một nhu cầu xem ra có vẻ chính đáng. Tuy nhiên con đường và cách
thức mà số đông công chức thời nay sử dụng để “mở mặt” với đời thì mn hình
vạn trạng, trăm phương nghìn kế. Trong Cõi người rung chuông tận thế, con đường
công danh của Thế bắt đầu từ những chuyến tháp tùng lãnh đạo công du nước ngoài
nhưng thực chất là để quan tâm đến nhu cầu thăm thú, mua sắm của quý phu nhân
thậm chí có khi còn “phiên dịch được cả tên những mặt hàng tế nhị”. “Thỉnh
thoảng, quý phu nhân lại dội xuống một thực đơn yến sào. Hai triệu đồng một lạng
yến sào. Bữa tiệc tám người khiêm tốn một cân yến sào. Bốn cây vàng chỉ riêng tiền
yến sào…” [29, tr.44]. Thế nhưng “Thế hầu như khơng nhận tiền thanh tốn các bữa
tiệc của quý phu nhân. Cũng như vậy đối với những cái ô khác” [29, tr.44]. Nhờ thế
mà “Thế được nhiều cảm tình, Thế được cơ nói khéo qua ơng vụ trưởng cán bộ. Thế
cứ thế mà lên” [29, tr.53]. Khơng những thế, Thế cịn là người có “quan hệ rộng”
nên khi có việc xảy ra thì Thế giải quyết rất nhanh chóng: “Anh từng làm phiên dịch
hoặc tham gia vào những cuộc tiếp xúc bí mật giữa lãnh đạo các quốc gia, anh chơi
đẹp với cả những nữ tướng, nam tướng của xã hội đen. Các chính khách, các nhà
khoa học, các văn nghệ sĩ (…) Khi anh cần thì họ đổ xơ đến xúm vào mà giải quyết
hộ” [29, tr.98]. Công việc được giải quyết qua các mối quan hệ. Càng nhiều mối
22
quan hệ thì cơng việc càng được giải quyết nhanh và ổn thoả. Đó là một sự thật mà
Hồ Anh Thái đã phơi bày trong tác phẩm.
Không chỉ cho thấy sự phất lên của một “Xuân tóc đỏ” trong thời hiện đại
mà xung quanh đó, tác giả cịn vạch trần hàng loạt những câu chuyện khác: chuyện
mua quan bán tước, chuyện hối lộ và sự hoành hành của quyền lực xã hội đen…
Đồng tiền ở thời đại nào cũng đều phát huy tác dụng “tích cực” của nó. Trong tác
phẩm này, đồng tiền có thể làm cho con người hoặc sang trọng hoặc thấp hèn nhưng
không chỉ trong lúc sống mà ngay cả khi họ đã chết. Đó là trường hợp cô gái làm
công cho một công ty nước ngọt nước ngồi đã chết ở Sài Gịn. Gia đình mong đưa
xác của cô về Hà Nội làm tang nhưng không được hãng hàng không chấp nhận.
Trong khi chính chuyến bay đó đã chở xác thằng Bóp vào Sài Gịn và đang chở xác
thằng Phũ ra Hà Nội chỉ vì gia đình thằng Bóp, thằng Phũ có thế lực, có tiền. Chứng
kiến nghịch cảnh ấy, chính nhân vật Đông cũng phải bật lên suy nghĩ: “Vậy là
những ông mãnh bà cô chết đi rồi vẫn cịn chia ngơi thứ như khi cịn sống. Kẻ vẫn
được đặc qùn. Kẻ thì hồn tồn không” [29, tr.97]. Và dường như người ta đã
quen với một thành ngữ mới, một “chân lí” mới trong đời sống hiện đại: “có những
thứ tiền khơng thể mua được nhưng có thể mua được bằng rất nhiều tiền”. Vì khơng
có tiền cơ Giềng mới chết đầy đau đớn và oan uổng. Bởi: “Người ta khám qua loa,
chấn đoán là viêm túi mật, phải mổ. Gia đình hẵng cáng bệnh nhân ra ngồi, tự đi
mua máu và đóng đủ viện phí mới làm thủ tục nhập viện được” [29, tr.227]. Thế
nhưng, “Có phải viêm túi mật gì đâu. Một cái bệnh đơn giản cần một ca mổ đơn
giản và kịp thời: đau ruột thừa. Người khơng có tiền trong thời buổi kinh tế thị
trường tiền trao cháo múc dễ được chọn một cái quyền là quyền chết” [29, tr.227228]. Có thể thấy, đồng tiền có sức mạnh ghê gớm, chi phối đời sống vật chất và
đời sống tinh thần của con người. Đứng trước sự cám dỗ của đồng tiền, con người
khơng biết kìm hãm lịng tham và dễ dàng trở thành nơ lệ của đồng tiền, trở nên tha
hố nhân cách. Ngay cả thằng bé 12 tuổi, con cô Giềng cũng nhận ra điều chua xót
đó: “Mạ cháu chỉ bị ruột thừa. Có tiền thì mạ cháu khơng chết” [29, tr.229].
Một hiện thực khác được tác giả đề cập trong tác phẩm là việc mở mang đất
23
đai thời kinh tế thị trường. “(...) mới đây ông tỉnh lại quyết định cắt của Cửa Lớn
mấy héc ta đất để thực hiện một cơng trình kinh tế – thương mại – du lịch”. Thế
nhưng xót xa thay: “Kinh tế gì đâu, thương mại gì đâu, du lịch gì đâu. Mấy héc ta
nguồn sống của người nông dân Cửa Lớn sẽ biến thành khu vực đệm cho bãi tắm
(...) Người nông dân bỗng nhiên bị mất đất gieo trồng” [29, tr.184]. Cuộc sống của
người dân đã khó khăn nay càng khó khăn hơn: “Nơng dân Cửa Lớn bình qn mỡi
người chỉ cịn một sào đất canh tác, khơng đủ lúa gạo để sống, đã phải kéo nhau đi
tìm nghề phụ. Phải lên núi, phá núi lấy đá đem bán. Phải phá hết cả núi Bút, non
Nghiên, hòn Bảng, là biểu tượng một thời học hành khoa cử của quê hương, để đến
nỗi con cháu bây giờ, cả huyện mỗi năm chỉ còn vài ba đứa được vào đại học” [29,
tr.183]. Vấn đề không dừng lại ở câu chuyện quy hoạch, cắt đất mà nó chạm đến
những chuyện lớn lao của xã hội, liên quan đến cả sự tồn tại của chính thể, vận
mệnh dân tộc. Rõ ràng, Hồ Anh Thái khơng chỉ phản ánh mà ơng cịn lên tiếng cảnh
báo. Đây đó trong cuộc sống, những nứt vỡ của hiện thực đang xảy ra, như những
hiểm họa khiến con người phải xót xa, đau đớn.
Gia đình cũng đặc biệt được tác giả chú ý với tư cách như một xã hội thu
nhỏ, nơi có thể sẽ hình thành nên những thói quen xấu, nơi có thể tiềm ẩn những
nguy cơ làm băng hoại đạo đức, nhân cách con người, đẩy con người đến sự tha
hoá. “Một giờ sáng anh Thế biết tin thằng Phũ bị giữ cả người cả xe ở đồn cơng an
thì tám giờ sáng anh đã đón cả xe cả người về. Ngay trong đêm anh đã gọi điện cho
một ông thứ trưởng nội vụ thân tình. Gọi cho ơng giám đốc bệnh viện để bó bột cẩn
thận cho cái chân gãy của con bé” [29, tr. 87-88]. Tác giả Cõi người rung chuông
tận thế đã giúp người đọc nhận thấy rõ sức mạnh của thế lực, địa vị xã hội, qua đó
gióng lên sự quan ngại về hệ quả khơn lường của sự đồng lỗ với cái ác trong mơi
trường gia đình.
Mơi trường gia đình, nền tảng đạo đức truyền thống bị phã vỡ là nguyên
nhân sâu xa làm băng hoại các giá trị đạo đức của con người. Trong Cõi người rung
chuông tận thế, một thuỷ thủ trên con tàu vượt đại dương luôn tâm niệm một
chuyến đi an lành phụ thuộc vào sự thuỷ chung của người vợ ở nhà. Nhưng khi
24
thoát chết sau vụ đắm tàu trở về, anh ta đã được “chứng nghiệm” sự “đúng đắn” của
cái lý thuyết kia: “Gã về nhà, bắt tận mắt vợ và con gái đang nuôi béo hai thằng đĩ
đực xấp xỉ tuổi nhau. Mỡi cặp ở một phịng, ra đụng vào đụng mặt nhau tự nhiên
như không. Gã vác dao đuổi chém, hai thằng kia chạy tan tác. Gã đuổi chém mụ vợ.
Căm hờn gấp bội vì gã tin rằng chính sự thập thành của mụ đã làm biển nổi giận,
nhấn chìm con tàu và dìm chết đồng nghiệp của gã. Gã đuổi chém con gái. Nhà dột
từ nóc dột xuống. Gã uất vì giống mình nảy nịi ra một thứ ngợm vô luân như thế”
[29, tr.156]. Sự uất hận và hành động căm thù của người đàn ông trong câu chuyện
qua cái nhìn của Hồ Anh Thái là một sự bất lực, một kết cục xót xa của một gia
đình đầy nghiệp chướng.
Rạn nứt từ mơi trường gia đình đến xã hội là một bước rất ngắn của những
đổ vỡ và xuống cấp của các giá trị đạo đức xã hội. Trong tác phẩm này, Hồ Anh
Thái đã khai thác triệt để một trong những vấn đề bức xúc của xã hội mà bấy lâu
nay văn học ít đề cập hoặc né tránh là những tệ nạn xã hội. Hiện thực đời sống của
ngư dân một bãi biển du lịch nào đó với những nhọc nhằn, vất vả của nghề chài
lưới, làm mắm lại được tác giả phơi lật ở những góc nhìn vừa hài hước vừa đau
đớn. Người đọc trước có thể cười nhưng sau đó là đau xót cho sự đổi thay ghê gớm
của cuộc sống làng chài trước sự tác động của đồng tiền, của lối sống sa đọa: “Biển
rũ rượi nằm lại, phập phồng thoi thóp như cô gái đồng trinh sau vụ cưỡng hiếp tập
thể. Bấy giờ mới bắt đầu giờ làm ăn của những người đàn bà làm nghề bn hương
bán phấn. Thực ra thì hương chẳng có mà phấn cũng chẳng có. Phần nhiều là mùi
mắm muối dân chài thất thu một vụ cá, mùi mồ hôi gay gắt đồng quê hạn hán, thậm
chí có cả mùi sữa vú em hoi hoi con ơi con ở lại nhà. Tất cả đều được vụng về át đi
bằng một thứ nước hoa rẻ tiền đồng hạng” [29, tr.17]. Xót xa thay cho thân phận
của những cơ gái điếm mang nhãn hiệu ngư dân, cho những người thân trong gia
đình của họ. Cịn đây là hình ảnh của một cuộc đốt vía tập thể của những cô gái
điếm ế khách mà thằng Cốc gọi là “một vũ điệu thổ dân ngoạn mục”: “Những người
đàn bà khơng nhìn rõ mặt, hình hài cũng chập chờn, đang đứng dạng chân trong tư
thế com pa mở hai mươi lăm độ. Họ cũng đốt những tờ giấy, lay lay ngọn lửa nhỏ
25
có nốt ngân luyến láy ở cái nơi là nguồn vốn tự có của một cái nghề bất chấp mọi
quy luật của kinh tế thị trường là lấy lỗ làm lãi. Ngọn lửa nhấn nhá như một khúc
cải lương tự sự, rồi bất chợt lao vút lên thành cao trào như viện đến sự mưa móc
ban phát của trời xanh trên đầu. Lửa phất phơ cười với ông trời phong tình đến đủ
độ, rồi đổ xề một giọng thật đã để cầu xin sự đồng tình của đất. Những tờ giấy vừa
đốt lên chạy tiếp sức cho những tờ giấy đã cháy hết. Vòng lửa lại cháy rừng rực, lại
luyến láy phừng phừng từ nơi xuất phát ấy, vung lên tới trời, ngoặt lối ra sau lưng
để cầu xin những gì họ bỏ lại đằng sau…” [29, tr.18]. Có lẽ hình ảnh những cơ gái
điếm trong tư thế “com pa hai mươi lăm độ” mà tác giả gọi là “những vũ nữ kiên
gan” trên bãi biển nọ đã khiến tác giả bật cười, nhưng là cái cười ra nước mắt bởi
nỗi ám ảnh khôn nguôi về một hiện thực phũ phàng nơi vùng quê nghèo khó ấy.
Những người phụ nữ ấy vừa là tội nhân vừa là nạn nhân của một mơi trường xã hội
bị tha hố. Sự thật là như vậy nhưng có điều bấy lâu nay người ta khơng dám hoặc
khơng muốn thừa nhận, thậm chí cịn dung túng, tiếp tay cho cái hiện thực ấy phát
triển. Sự thật của những vấn đề nhạy cảm mà Hồ Anh Thái đặt ra không hẳn là mới
nhưng cái cách ông đặt vấn đề, phân tích nó làm cho số đơng sẽ im lặng bởi người
ta đã “ngấm” cái dư vị cay đắng của nó.
Cùng với mại dâm là những tệ nạn xã hội khác được tác giả chỉ ra bằng cái
nhìn khơng mấy lạc quan dù ơng đã cố gắng diễn tả chúng bằng sự hài hước, trào
tếu. Một phần trong văn hóa và lối sống của giới trẻ những năm cuối thế kỉ XX
được tác giả lột tả trong sự bức xúc, lo ngại: “Rồi sẽ tới lúc người ta khơng hình
dung nổi chuyện những năm đầu thập niên thứ chín của thế kỉ XX có một lũ thanh
niên choai choai phóng xe máy như mất trí trên những đường phố hẹp đủ cho mọi
thành phần xe cộ. Đường hẹp thì mặc đường hẹp, đây là thời đại của tốc độ. Ăn
uống thì có đủ mọi thứ ăn liền, học hành và cơng việc thì đều có lối đi tắt, vui chơi
giải trí thì đều có thứ tàu nhanh, yêu thì cũng là thứ tình yêu tốc độ, đã được đảm
bảo bằng tự do cá nhân và bao cao su OK nhà vô địch cùng thuốc tránh thai Choice
(...) Chúng lạng lách, chúng đánh võng, chúng cướp đường, chúng xô người đi
đường ngã chết ngay tại chỗ. Tốc độ thôi chưa đủ, thanh niên cần những ấn tượng