Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.01 KB, 73 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

PHẠM THỊ HỒNG

Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua
Cay đắng mùi đời

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một bộ phận máu thịt
của văn học dân tộc. Văn học giai đoạn này đã có một đời sống rất sơi nổi với hàng
trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm, cuốn hút hàng triệu độc giả và để lại
những vết son không phai mờ trong ký ức của nhiều người, nhất là những người lớn
tuổi ở Nam Bộ. Trong số hàng trăm cây bút đó, Hồ Biểu Chánh là một trong những
cây bút tiểu thuyết tiên phong “sáng giá” nhất ở Nam Bộ - mở đầu cho nền tiểu
thuyết văn học Việt Nam hiện đại.
Trong buổi bình minh của văn xuôi Quốc ngữ đầu thế kỷ XX, khi mà cả
người sáng tác và người tiếp nhận văn chương đều cịn bỡ ngỡ thậm chí có thành
kiến với các tác phẩm văn xi viết bằng chữ Quốc ngữ, thì Hồ Biểu Chánh đã ra
sức tạo dựng và bồi dưỡng cho nền tiểu thuyết mới, đưa nó lên gần với độc giả. Và
khi nói đến Hồ Biểu Chánh, người ta thường nhắc con người với phong thái của
một nhà hiền triết đem những bài học luôn lý của quá khứ để nhắc nhở hiện tại và
tưởng nhớ tương lai, khuyên con người phải biết “Vì nghĩa vì tình”, nhớ đến “Cha


con nghĩa nặng”, bởi mang “Nặng gánh cang trường”, khen người “Trọn nghĩa vẹn
tình” vì “Đại nghĩa diệt thân”, thương kẻ “Một đời tài sắc” mà “Chút phận linh
đinh”, căm ghét “Nhơn tình ấm lạnh”, chạy theo “Tiền bạc bạc tiền”, để đến nổi
“Kẻ làm người chịu”, thấy thân phận con người trong xã hội kim tiền chẳng khác
chi “Ngọn cỏ gió đùa” ơng càng “Cay đắng mùi đời” trước bao điều “Thiệt giả giả
thiệt” nên ơng “Tỉnh mộng”, ngồi tuy “Cười gượng” nhưng bên trong “Khóc
thầm”. Ơng cũng thuộc số ít nhà văn sử dụng từ ngữ bình dân một cách tự nhiên,
phản ánh chính xác hiện thực xã hội, tình cảm và tâm lý con người miền Nam thời
thuộc địa; những cảnh, những tình, những người cùng với bao sự việc trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh rất gần gũi với quần chúng nhân dân.
Trong Cay đắng mùi đời – tiểu thuyết nổi danh nhất và có nhiều độc giả nhất
của Hồ Biểu Chánh không chỉ mô tả, phản ánh thái độ sống, mà qua đó hình ảnh
Nam Bộ; tính cách, ngôn ngữ của người dân Nam Bộ cũng được hiện lên rõ nét.


2
Chúng tôi nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua Cay đắng
mùi đời, từ việc đi sâu vào một tác phẩm cụ thể để qua đó thấy được những đặc
điểm nổi bật và đồng thời thấy được những đóng góp của nhà văn trong nền văn học
hiện đại. Với khóa luận tốt nghiệp này, chúng tơi mong muốn sẽ đem lại cho bạn
đọc một cái nhìn tồn cảnh về hiện thực xã hội Nam Bộ đầu thế kỷ XX, thấy được
những nét truyền thống và cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Việc tìm hiểu đề tài giúp chúng tơi có thêm tư liệu, kiến thức phục vụ hữu
ích cho việc nghiên cứu, cơng tác và học tập sau này.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ và của cả nước, là một trong
những người đã góp phần làm cho chữ quốc ngữ được phong phú. Vì vậy mà từ rất
sớm ơng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, giới thiệu và được đề cập đến, đã
có nhiều cơng trình tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp cũng như tác phẩm của ông

được công bố. Nhưng tùy theo từng thời điểm, giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử xã hội
mà vấn đề này được quan tâm ở tầm mức này hay tầm mức khác. Nhìn từ góc độ
lịch sử - thời gian chúng ta có thể chia quá trình nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh thành các giai đoạn: từ năm 1945 trở về trước, từ 1945 đến 1975 và từ 1 975
cho đến nay.
Từ năm 1945 trở về trước:
Đây là giai đoạn mà tiểu thuyết chữ Quốc ngữ Nam Bộ hình thành, phát triển
và chấm dứt vai trị mở đường của nó. Do vậy, để có một cơng trình nghiên cứu
chun về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trong giai đoạn này là rất hiếm vì chưa có
một độ lùi thời gian nhất định. Tuy nhiên rải rác đây đó vẫn có những bài phê bình
hay nhận xét về tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Thiếu Sơn trong một bài viết Lời phê bình nhơn vật: ông Hồ Biểu Chánh trên
báo Phụ Nữ Tân Văn số 106, ngày 2 - 9 - 1931 có nêu tên Hồ Biểu Chánh như là đại
diện cho lối viết văn theo kiểu phê bình nhân vật và ơng khơng ngần ngại ca tụng
“Ông Hồ Biểu Chánh chẳng những đã biết do sự quan sát và sáng tạo ra được
những nhân vật đúng với các khuôn mẫu người đời, biết những nhân vật đó sống


3
theo với cái tính cách riêng, cái thái độ riêng, trong mỗi hồn cảnh riêng của họ, mà
ơng cịn khéo cho những nhân vật đó hiệp thành một cái xã hội gần giống như cái xã
hội của ta, cho kẻ giầu gặp kẻ nghèo, người hèn đụng người sang, kẻ gian hùm quỷ
quyệt với bậc nữ sĩ anh hào, vị gia nhân tài nữ với kẻ vô học phàm phu, vì những sự
xung đột về danh, về lợi, về tư tưởng, tánh tình, về tinh thần khí tiết, mà quay cuồng
vật lộn, mà chiến đấu cạnh tranh, gây nên cái vẻ hoạt động trong đời, cho độc giả
được thỏa lòng quan sát”. Có thể nói rằng, Thiếu Sơn là người mở đầu cho việc
nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh. Với bài viết này, tuy tác giả không đi sâu vào một
tác phẩm cụ thể nào của Hồ Biểu Chánh, nhưng với sự khởi đầu của Thiếu Sơn đã
giúp cho chúng tôi hiểu hơn về tiểu thuyết ông, đặc biệt là về phương diện nhân vật
và bước đầu có được tư liệu phục vụ cho đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

qua Cay đắng mùi đời.
Trong Nhà văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan cũng đã có đề cập đến Hồ
Biểu Chánh, nhà văn đưa ra những nét phác giới thiệu chung chứ chưa phải là
những bài nghiên cứu đủ kích thước, đi sâu vào một khía cạnh đặc điểm tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh. Tuy cuốn sách viết về Hồ Biểu Chánh cịn rất sơ lược, nhưng
nó đã góp phần thúc đẩy cho các tác giả giai đoạn sau này có những cơng trình
nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh được hồn thiện, đầy đủ và có chiều sâu hơn.
Nhìn chung, trước 1945, cũng có một số bài viết về tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh nhưng chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đi sâu, đề cập đến đặc điểm
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh qua tiểu thuyết Cay đắng mùi đời.
Từ 1945 đến 1975:
Đây là giai đoạn có nhiều sự kiện lịch sử xảy ra và đánh dấu những bước
ngoặc vĩ đại của dân tộc ta. Vào năm 1945, nước ta giành được độc lâp từ tay thực
dân Pháp. Nhưng đến năm 1954, đất nước ta lại bị chia cắt thành hai miền Nam –
Bắc. Do đó, việc nghiên cứu các nhà văn Nam Bộ nói chung và Hồ Biểu Chánh nói
riêng cũng được tiến hành ở cả hai miền.
Ở miền Bắc, do điều kiện tư liệu ít ỏi, lượng thơng tin hạn hẹp có lẽ là
ngun nhân chính khiến cho các nhà nghiên cứu ở miền Bắc ít chú ý đến mảng tiểu


4
thuyết chữ Quốc ngữ Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng như tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh. Nhưng ít khơng có nghĩa là khơng có.
Năm 1962, trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam, tập IV, Nguyễn Đình
Chú đã dành hẳn một chương để giới thiệu về Hồ Biểu Chánh. Tuy vậy, nằm trong
quy mô và theo chuẩn mực của một giáo trình Đại học nên cuốn sách chỉ dừng lại ở
những nhận xét chung mang tính thận trọng và dè dặt, Nguyễn Đình Chú chưa đi
sâu vào khai thác vấn đề đặc điểm tiểu thuyết cũng như một tác phẩm nào cụ thể
nào của Hồ Biểu Chánh.
Trong cơng trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1974) của Phan Cự Đệ, tác

giả có nhắc đến một số tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh nhưng vẫn giữ ý
kiến cho rằng “Tố Tâm là tác phẩm mở đầu cho tiểu thuyết hiện đại Việt Nam”.
Ở giai đoạn này, có lẽ do thiếu tư liệu hoặc do quá trình đánh giá khác nhau,
nên các nhà nghiên cứu miền Bắc khơng có được cái nhìn tồn diện về tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh.
Ở miền Nam, do có nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tư liệu hơn so với miền
Bắc, đây cũng là vùng đất sinh ra và nuôi dưỡng tài năng của nhà tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh nên các nhà nghiên cứu ở miền Nam có nhiều cơng trình, chun khảo
đi sâu vào nghiên cứu tác giả Hồ Biểu Chánh cũng như tác phẩm của ông. Có thể kể
ra những cơng trình nghiên cứu có đề cập và liên quan đến đặc điểm tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh.
Cơng trình Việt Nam văn học sử yếu của Nguyễn Toản (1949), Việt Nam văn
học sử giản ước tân biên của nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ (1965). Đặc biệt, Chân
dung Hồ Biểu Chánh (1974) của Nguyễn Khuê là một cơng trình khảo cứu khá dày
về cuộc đời và văn nghiệp của Hồ Biểu Chánh. Trong phần tổng kết cuối sách
Nguyễn Khuê đã khẳng định “là nhà văn lớn ở miền Nam và có khuynh hướng đạo
lí, Hồ Biểu Chánh đã đi tiên phong và lập công đầu trong việc đưa tiểu thuyết mới
từ tình trạng phai thai tiến đến giai đoạn thành lập và thịnh hành. Tiểu thuyết Việt
Nam từ Hồ Biểu Chánh mới bắt đầu bước những bước vững chắc và ông là nhà tiểu
thuyết quan trọng bậc nhất ở giai đoạn 1913 – 1932”.


5
Từ sau năm 1975 đến nay:
Năm 1975, đất nước thống nhất, nước ta khơng cịn chia cắt hai miền, điều
kiện nghiên cứu thuận lợi hơn trước rất nhiều, nguồn tư liệu cũng khai thác dễ dàng
hơn. Do vậy, nhiều công trình có giá trị liên tiếp ra đời. Trong giai đoạn này, hầu
như mọi nghiên cứu đều quy tụ vào một tác giả là Hồ Biểu Chánh. Nhiều cơng trình
được nghiên cứu riêng lẻ, có chiều sâu và đi sâu vào đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh.

Trong Từ điển văn học (tập I) của Đỗ Đức Hữu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng
Văn Tửu do nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội (1983), Hồ Biểu Chánh là tác giả
tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX duy nhất được đưa vào cuốn từ điển
này. Cuốn sách đã dành một mục riêng và đánh giá về Hồ Biểu Chánh “Chủ yếu,
đóng góp của ơng vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai
này là ở mấy phương diện: nội dung đề tài, xây dựng nhân vật, kết cấu ngôn ngữ”.
Cuốn Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do Nguyễn Kim
Anh chủ biên, nghiên cứu sưu tầm và giới thiệu đã tập hợp một số tác phẩm tiêu
biểu của Hồ Biểu Chánh. Trong Văn học Việt Nam thế kỷ XX cũng đã tuyển chọn
một số tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh, trong đó có tiểu thuyết Cay đắng
mùi đời, cuốn sách đã cung cấp văn bản tác phẩm giúp cho việc nghiên cứu và tìm
tư liệu được thuận lợi hơn.
Gần đây, vị trí văn học sử của Hồ Biểu Chánh đã được xác định, tiểu thuyết
của ông được xuất bản lại khá nhiều, một số nhà nghiên cứu đã có nhiều suy nghĩ,
nhận xét về đặc điểm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Như cuốn Hồ Biểu Chánh
người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại do nhóm Trang Quang Sen,
Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở của nhà xuất bản Văn nghệ (2006) đã sưu tầm được
rất nhiều bài viết súc tích của các nhà văn, học giả Việt Nam viết về Hồ Biểu Chánh
trong nhiều khuynh hướng khác nhau.
Đặc biệt, trong Phác thảo quan hệ văn học Pháp với văn học Việt Nam hiện
đại của Giáo sư Hoàng Nhân, nhà xuất bản Mũi Cà Mau (1998), đã đề cập đến Đối
chiếu chuyện “Vơ gia đình” của Hector Malot và Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu


6
Chánh, Hoàng Nhân đã đem hai tiểu thuyết ra để đối chiếu và ông cho rằng “Hồ
Biểu Chánh chỉ lấy cốt truyện của Hector Malot: giữ một số nét chính và đơi khi cả
chi tiết của những nét chính được giữ lại, bỏ một số nét chính khác, thêm bớt một số
nhân vật, đặt câu chuyện vào khung cảnh hoàn toàn Việt Nam, với những chủ đề tư
tưởng, với một mục đích và lối thốt khác hẳn”. Bài viết của Giáo sư Hoàng Nhân

đã đi sâu vào nghiên cứu một khía cạnh cụ thể của tiểu thuyết Cay đắng mùi đời và
đã cung cấp tư liệu rất hữu ích cho việc hồn thành khóa luận.
Hội thảo khoa học về nhà văn Hồ Biểu Chánh được tổ chức lần đầu tiên tại
Tiền Giang vào hai ngày 17 và 18 tháng 11 năm 1988. Ba mươi bản tham luận của
các giáo sư, nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình văn học ở Thành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh phát biểu tại hội thảo đã đề cập nhiều khía cạnh về cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của Hồ Biểu Chánh như về “Mối quan hệ giữa con người và tác
phẩm Hồ Biểu Chánh”, “Về việc đánh giá sự nghiệp văn chương của Hồ Biểu
Chánh”, “Vấn đề công chúng văn học đối với tác phẩm của Hồ Biểu Chánh”. Các
luận điểm mà hội thảo khoa học về Hồ Biểu Chánh đưa ra đã cho chúng ta thấy
được tầm ảnh hưởng của Hồ Biểu Chánh cũng như các tác phẩm của ông là rất lớn.
Có thể nói, những tác phẩm văn xi viết bằng chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX nói chung và tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh nói riêng là một phần
quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, tuy nhiên đến nay nhiều vấn đề vẫn bị
bỏ ngỏ. Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh mà cụ thể là tác phẩm Cay đắng mùi đời được
các nhà nghiên cứu chú ý từ lâu, nhưng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống
mà mới chỉ dừng lại ở những đánh giá, nhận xét mang tính khái quát. Cho đến nay,
vẫn cịn thiếu những cơng trình mang tính vĩ mơ tương xứng với sự nghiệp tiểu
thuyết lớn lao mà Hồ Biểu Chánh đã để lại cho đời. Từ thực tế đó, khi nghiên cứu
đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh qua Cay đắng mùi đời, với việc đi sâu
vào một tác phẩm, chúng tôi mong muốn sẽ đưa đến cho mọi người thấy rõ hơn đặc
điểm tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, đồng thời sẽ có thêm nhiều hiểu biết về tác
giả, tác phẩm Hồ Biểu Chánh cũng như tiểu thuyết bằng chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX.


7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm về nội dung và nghệ
thuật của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.

Phạm vi nghiên cứu trong đề tài này là tiểu thuyết Cay đắng mùi đời trong
cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX, do Mai Quốc Liên chủ biên, nhà xuất bản Văn
học, Hà Nội năm 2002.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, chúng tơi tiến hành sưu tầm, đọc và xử lý tài
liệu sau đó áp dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
5. Bố cục đề tài
Đề tài này ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính được chia
thành ba chương:
Chương 1: Hồ Biểu Chánh và tiểu thuyết Cay đắng mùi đời
Chương 2: Hình ảnh Nam Bộ đầu thế kỷ XX qua Cay đắng mùi đời
Chương 3: Đặc sắc nghệ thuật trong Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh


8

CHƯƠNG I
HỒ BIỂU CHÁNH VÀ TIỂU THUYẾT CAY ĐẮNG MÙI ĐỜI
1.1. Hồ Biểu Chánh – cuộc đời và sự nghiệp văn học
1.1.1. Vài nét về tiểu sử Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh, tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên, về
sau lấy họ và tên tự làm bút hiệu chính thức để viết văn. Con ơng Hồ Văn Tạo, là
anh ruột của hai nhà văn, nhà báo Viên Hoàng Hồ Văn Hiến (1900-1957) và Thất
Lang Hồ Văn Lang. Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1885 (có tài liệu ghi là ơng sinh
năm 1884, nhưng trong hộ tịch ghi nhỏ hơn một tuổi 1-10-1885), tại làng Bình
Thành, huyện Kiến Hịa, tỉnh Định Tường, nay là tỉnh Long An, trong một gia đình

làm ruộng.
Năm lên tám tuổi Hồ Biểu Chánh mới học vỡ lòng chữ Nho tại trường làng
với một ông thầy đồ trong làng. Năm mười hai tuổi, ông bắt đầu đi học chữ Quốc
ngữ và chữ Pháp tại trường Vĩnh Lợi, rồi sau lại cho xuống học ở trường tỉnh Gị
Cơng. Trong q trình học tại đây, vì học giỏi ơng được cấp học bổng rồi vào
trường trung học Chasseloup Laubat ở Sài Gòn. Suốt thời kỳ đi học Hồ Biểu Chánh
đã phải đổi nhiều trường từ tỉnh nhỏ sang tỉnh lớn.
Cuối năm 1905, ông thi đậu bằng Thành trung, và sau đó một năm, (1906)
lúc ông 21 tuổi, ông thi vào ngạch Ký lục của Soái phủ Nam Kỳ, và trải nhiều
thuyên chuyển, cuối cùng thăng Đốc phủ sứ (1936). Cũng trong khoảng thời gian
này, Hồ biểu Chánh đã đạt được rất nhiều huy chương như: huy chương Khuê bài
danh dự bằng bạc (28-12-1920); huy chương Kim Tiền (6-4-1921); huy chương
Monisaraphon (26-8-1924); huy chương Chevalier de la Légion d'Honneur (9-81924); huy chương Ordre Royal du Dragon de l'Annam (25-3-1927); huy chương
Ordre Royal du Cambodege (22-9-1927).
Đến năm 1935, Hồ Biểu Chánh đệ đơn xin về hưu trí. Ơng được chính phủ
Pháp cho hồi hưu kể từ đầu tháng giêng năm 1937, nhưng vì chưa có người thay
thế, nên ông phải ở tại chức cho đến năm 1941 mới được thôi.


9
Ngày 4 tháng 8 năm 1941, sau khi về hưu, ông được Pháp mời làm cố vấn
với danh hiệu Nghị viện Hội Đồng Liên Bang Đông Dương và ngày 26 tháng đó
ơng lại kiêm cả nghị viên Thành phố Sài Gịn với chức Phó Đốc Lý Thành phố Sài
Gịn. Ơng được chính quyền Pháp tưởng thưởng Bắc Đẩu bội tinh.
Cuối năm 1941, Sài Gòn và Chợ Lớn được sát lập làm một, ông lại phải làm
nghị viên trong Ban Quản trị Sài Gòn, Chợ Lớn cho đến năm 1945, đồng thời làm
giám đốc Nam Kỳ tuần báo (1942) và Đại Việt tạp chí (1942), là những cơng cụ
tun truyền cho chủ nghĩa Pháp Việt.
Sau Cách mạng tháng tám, năm 1946, thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, lập
“Nam Kỳ quốc”, dựng chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh, thì một lần nữa Hồ

Biểu Chánh lại được mời ra làm “cố vấn” cho Chính phủ này. Song khơng lâu sau
đó, chỉ mấy tháng, Nam Kỳ quốc thất bại, Nguyễn Văn Thinh tự tử, thì Hồ Biểu
Chánh cũng lui về ở ẩn tại quê nhà. Từ năm 1946, Hồ Biểu Chánh về hưu tại gị
cơng là chốn cố hương, an phận với tuổi vãn niên và chuyên sống với nghiệp văn
chương.
Năm 1955, ơng lên Sài Gịn sống và tiếp tục nghiệp văn của mình. Năm
1985, Hồ Biểu Chánh mắc bệnh tim nặng, mặc dù chữa trị nhưng không khỏi và
ngày 4 tháng 11 cùng năm, Hồ biểu Chánh qua đời tại biệt thự Biểu – Chánh ở Phú
Nhuận, Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh, thọ 73 tuổi. Khi nhà văn từ trần,
thật cảm động, người ta thấy bản thảo tiểu thuyết thứ 65 đang viết dở dang của ông
đặt trên bàn giấy.
Có thể thấy, cả cuộc đời của Hồ Biểu Chánh tích cực hoạt động văn học
nghệ thuật không ngừng nghỉ cho đến lúc chết. Tuy về cuối đời, trong lĩnh vực
chính trị Hồ Biểu Chánh có những lầm lạc tai hại đáng trách. Nhưng ta cũng không
quên những sự thật khác: trong khi nhiều công chức thuộc địa khác lợi dùng quyền
thế để làm giàu, Hồ Biểu Chánh nổi tiếng là một người thanh liêm, ông luôn giữ
cho mình một nếp sống giản dị, thanh bạch. Và thật đáng quý, bằng sức lao động
cần mẫn ngay cả trong ba mươi lăm năm hoạt động trên chiến trường, ông không


10
ngừng sáng tạo nghệ thuật. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ, Hồ Biểu Chánh đã
chứng minh được vị trí của mình trên văn đàn văn học Việt Nam.
1.1.2. Sự nghiệp văn học
Cũng như đa số các tiểu thuyết gia Việt Nam khác, Hồ Biểu Chánh vừa là
nhà văn vừa là nhà báo. Cùng với bạn bè ông đã xuất bản Đại Việt tạp chí ở Long
Xuyên năm 1918 và cũng hợp tác với nhiều tờ báo khác nữa. Bất bình với chế độ
kiểm duyệt của Pháp, ơng bỏ nghề làm báo, lấy viết văn làm nghề tay trái.
Hồ Biểu Chánh bắt đầu viết văn từ sớm. Lúc còn trẻ (1906), Hồ biểu Chánh
đã tập viết văn. Theo như nhiều người thuật lại, thì vào khoảng 1906, có phong trào

đọc sách dịch của Tàu, Hồ Biểu Chánh thấy mình cần phải học chữ Nho, cho nên đã
nhờ một người bạn dạy. Sau khi đọc được chữ Nho, ông liền chọn những truyện hay
trong bộ Tình Sử hay Kim cổ kỳ quan đem dịch ra quốc văn nhan đề là Tân soạn cổ
tích. Chính việc này đã giúp Hồ Biểu Chánh trang bị cho mình một kỹ thuật viết
tiểu thuyết chững chạc về sau. Bên cạnh việc dịch chuyện Tàu, ngay từ đầu Hồ Biểu
Chánh đã mơ tưởng viết truyện Việt cho người Việt đọc.
Hồ Biểu Chánh bắt đầu bắt tay vào viết truyện Việt năm 1909, ông viết
truyện dài đầu tay U tình lục, thể thơ lục bát, ơng ngừng viết gần mười năm sau một
vài truyện thơ có tính chất thể nghiệm.
Năm 1912, Hồ Biểu Chánh được bổ nhiệm tới Cà Mau. Đây là nơi ông quyết
định từ bỏ văn vần để chú tâm vào viết tiểu thuyết và sáng tác đều đặn cho đến lúc
mất. Cuốn tiểu thuyết đầu tay là Ai làm được đã đánh dấu sự nghiệp viết tiểu thuyết
của ơng.
Ngịi bút của ơng thử thách trên nhiều thể loại, đi qua nhiều thế hệ trên văn
học cận, hiện đại Việt Nam, và để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64 tiểu
thuyết, gần 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch, 5 tập thơ và truyện thơ,
8 tập ký, 28 tập khảo cứu, phê bình. Ngồi ra cịn các bài diễn thuyết và hai tác
phẩm dịch. Tổng cộng Hồ Biểu Chánh có hơn 130 tác phẩm, một con số ít có nhà
văn nào đạt được.


11
Tuy trong cuộc đời chính trị của Hồ Biểu Chánh có những bước thăng trầm,
ơng làm quan cho Pháp nhưng ông không lợi dụng chức quyền của mình để hưởng
lợi cho bản thân hay cho gia đình mà là để ông dễ dàng truyền bá lối sống đạo lý,
truyền bá chủ nghĩa nhân đạo theo lý tưởng của ông. Đã nhiều người chỉ trích lập
trường chính trị của “ơng quan” Hồ Văn Trung, rồi phủ nhận cơng trình văn học của
“nhà văn” Hồ Biểu Chánh, cách đánh giá và nhìn nhận này thiết nghĩ hoàn toàn sai
lầm. Bởi, dù là một “ơng quan” hay một “nhà văn” thì Hồ Văn Trung hay Hồ Biểu
Chánh cũng đã khẳng định được vị trí xứng đáng bằng tấm lịng và tài năng của

ơng. Đời công chức không những không cản trở đời viết văn của Hồ biểu Chánh,
trái lại còn giúp cho Hồ Biểu Chánh rất nhiều. Vì cơng vụ nên ơng phải luân chuyển
khắp nơi, đặc biệt là khắp các tỉnh miền tây Nam Bộ, đó là dịp tốt để Hồ Biểu
Chánh tha hồ quan sát thực tế và thu thập tài liệu để viết nên những tác phẩm giống
như thật của những vùng đất miền Nam Việt Nam. Mỗi nơi ông đi qua đều có dấu
ấn trong từng tác phẩm của mình. Học giả Nguyễn Văn Y đã khẳng định được điều
đó “Người ta tha hồ chỉ trích lập trường chính trị của “ơng quan” Hồ Văn Trung,
nhưng khơng ai có thể xóa mờ tên tuổi “nhà văn” Hồ Biểu Chánh trong lòng người
đọc cũng như trong lịch sử Việt Nam thời cận đại. Hồ Biểu Chánh phải đâu là
trường hợp duy nhứt trong quá khứ văn học nước nhà! Một Nguyễn Du với lập
trường chính trị khơng mấy tốt đẹp, ăn lộc nhà Lê rồi khuất thân phò nhà Nguyễn,
vậy mà kiệt tác Truyện Kiều của ông xưa nay vẫn được nhơn dân đề cao hết mức.
Một Xuân Diệu từng làm nhơn viên sở Quan thuế thời Pháp thuộc, vậy mà đương
thời những bài thơ đầy tính chất lãng mạn trữ tình của ơng khơng hề bị ai xóa bỏ
bởi vì lý do ơng làm việc cho chính quyền thực dân. Xưa nay có biết bao trường
hợp na ná như thế”. [19, tr.14]

1.2.Tiểu thuyết Cay đắng mùi đời
1.2.1. Tóm tắt tác phẩm
Sau năm năm kết hôn, Lê Thị Thời (Ba Thời) và Trần Văn Hữu sinh được
một đứa con gái. Chẳng may, đứa nhỏ được bốn tháng tuổi thì mất. Vợ chồng Ba


12
Thời buồn rầu, thất chí nên Trần Văn Hữu trả ruộng lại cho chủ, đổi nghề chèo ghe
mướn, mặc Ba Thời hết lời khuyên can chồng.
Trần Văn Hữu bỏ nhà đi hơn nữa năm, Ba Thời về sống chung với vợ chồng
Lê Văn Tiết – anh trai của Ba Thời. Sau một thời gian sống ở quê, Ba Thời theo vợ
chồng chú Tích lên Bình Tây may bao cho nhà máy xay lúa. Một buổi chiều trên
đường đi chợ về, Ba Thời “xí” được một đứa bé bị bỏ rơi trong bụi lứt. Hơm sau Ba

Thời ra bót trình bày sự việc với ơng cị và xin được nhận đứa bé làm con ni. Ba
Thời đặt tên cho nó là Được. Từ ngày có thằng Được thì nỗi nhớ con và chồng của
Ba Thời như được xoa dịu rồi chìm khuất.
Hai năm sau chú Tích lâm bệnh nặng rồi qua đời. Vợ chú Tích khơng cam
cảnh nghèo khó nên tái giá để nương nhờ tấm thân. Ba Thời bồng con trở về Gị
Cơng. Những ngày đầu về q, bà con trong Xóm Tre xầm xì, bàn tán nghi ngờ
thằng Được là con riêng của Ba Thời theo trai sinh ra. Nhưng hiệu lực thời gian đã
khiến cho những dư luận, đàm tiếu ấy dần dà mất tính thời sự.
Tám năm trôi qua, hai mẹ con Ba Thời sống nương nhờ vào nhau, thương
yêu nhau, tuy nghèo nhưng cuộc sống thanh đạm, an lành. Được là điểm tựa tinh
thần, là nguồn động viên lớn trong cuộc sống Ba Thời. Rồi Trần Văn Hữu trở về.
Hữu bức bối, nghi ngờ trinh tiết của Ba Thời trước sự có mặt của Được. Hữu tìm
cách la đánh Được, trách mắng Ba Thời, rồi khơng làm việc, suốt ngày vùi mình
vào những cơn say, Ba Thời buồn rầu nhưng khơng biết làm gì. Khi những thứ
trong gia đình bấy lâu nay Ba Thời chắt chiu, dành dụm nuôi nấng bị Hữu tiêu tan,
Hữu bắt đầu nợ nần. Mẹ con Ba Thời chưa khỏi xót xa khi Hữu táo bạo bán con
heo, thì ít hơm sau Hữu quyết định bán thằng Được cho thầy Trần Cao Đàng với giá
hai mươi đồng bạc. Ba Thời bất lực, chỉ biết khóc và nhịn nhục trước những định
đoạt của Hữu.
Thầy Đàng quê ở Cần Đước. Thầy Đàng trước kia dạy học, sau làm thông
ngôn cho quan tham biện ở Sài Gịn, gặp quan trên khắc khe nên xin thơi việc. Sau
khi từ quan vợ chồng thầy Đàng trở về quê. Vợ thầy Đàng vốn quen sống trong
cảnh phồn hoa, nhung gấm nên bà khó hài lịng trước cuộc sống thanh bần hiện tại.


13
Khi thấy thầy từ quan thì vợ thầy tỏ ra khinh thị, khơng thể dung hịa về cách sống,
thầy Đàng đề đơn li dị. Thầy chọn cách ra đi, thầy ngao du khắp chốn, lang thang
khắp miền lục tỉnh dùng nghề đàn ca mưu sinh, giải sầu. Được là đứa học trị thứ
hai mà thầy Đàng nhận ni sau Liên. Hằng ngày, thầy dạy chúng đàn ca trình diễn

cho thiên hạ nghe mà kiếm tiền, thầy còn dạy Được và Liên học chữ quốc ngữ và
dạy cả những bài học đạo đức làm người.
Thầy Đàng dắt học trò về Cần Đước thăm vợ chồng cô em gái ruột là Phan
Hảo Tâm. Khi hay tin thầy Đàng trở về, người vợ cũ có ý nối lại tình nghĩa xưa với
thầy. Nhưng thầy lặng lẽ chối từ. Ít lâu sau cả ba thầy trị xuống nhà ơng phán Cầm
ở Bến Tre. Hai vợ chồng ơng Phán tiếp đón thầy Đàng rất nồng hậu và giữ lại trót
ba năm. Một hơm bà Phán có ý lẳng lơ với thầy Đàng. Cảm thấy tư cách cá nhân,
danh dự nghề nghiệp bị xúc phạm, thầy Đàng dắt Được và Liên rời khỏi nhà ông
Phán xuống Trà Vinh.
Vừa đến Trà Vinh, thầy Đàng trông thấy một chú bếp xét giấy đánh một
người dân quê. Bất bình, thầy Đàng ra tay can thiệp, nào ngờ quan lính nơi đây lộng
quyền vu oan thầy đánh người thi hành công vụ, bắt giam thầy mười lăm ngày tù.
Trước lúc thi hành án, thầy Đàng có dặn anh em Được đến Càng Long để nương
nhờ nhà ông hội đồng Sáu là bạn cũ của thầy. Nhưng khi đến đó, thấy hai vợ chồng
ông Sáu tỏ ra lạnh nhạt, Được và Liên bỏ đi. Không chốn nương nhờ, Được và Liên
dùng tài nghệ đàn ca do thầy truyền dạy để mưu sinh, kiếm sống.
Tại kinh Mang Thít, Được và Liên được bà hội đồng Nhàn ở Cần Thơ cảm
thương mời xuống ghe chơi ít hơm, cho ăn uống và ngủ nhờ, rồi cho người đi đón
thầy Đàng ở Trà Vinh. Bà có ý nhận Được và Liên làm con ni. Nhưng thầy chỉ
đồng ý cho Liên theo bà hội đồng. Thầy Đàng và Được lên Sài Gòn. Trên đường đi
gặp trời mưa to, thầy cảm nặng rồi qua đời. Còn Được thì bất tỉnh và được thầy xếp
ga Phú Lâm đưa và cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy.
Từ khi thầy Đàng qua đời, ban ngày Được lê bước đàn hát ở bến xe, đêm về
tá túc ở những chiếc ghế công viên. Tại đây, Được và Bĩ gặp nhau rồi kết bạn. Bĩ có


14
tài thổi kèn lá, được lại giỏi đờn ca. Cả hai cùng phiêu bạt đây đó để mưu sinh. Tết
đến, Được dắt Bĩ về thăm lại nhà cũ và mua tặng mẹ nuôi Ba Thời một con heo.
Khi Ba Thời cho Được hay tin cha mẹ ruột đang truy tìm tung tích của mình,

Được cùng Bĩ trở lên Sài Gịn. Thầy Thơng Lợi dắt được đến một gia đình nghèo
túng, đơng con để nhận cha mẹ ruột. Bĩ hồi nghi và khuyên Được nên đi khỏi nơi
này, nhưng Được không tin. Đêm khuya cả gia đình ấy bị lính bắt vì tội trộm cướp,
Được và Bĩ trốn thốt. Sáng hơm sau, cả hai lên đường xuống Cần Thơ tìm Liên tại
nhà bà Hội đồng Nhàn.
Đến Cần Thơ, Được và Bĩ được bà hội đồng sắp xếp chỗ ăn ở sang trọng và
bí mật ở nhà hàng. Bởi vì bà Hội đồng đang chuẩn bị kế hoạch vạch tội ác của Phan
Đức Lợi và Tô Thị Sảnh.
Phan Đức Lợi là em chồng của bà Hội đồng, cịn Tơ thị Sảnh là vợ bé của
ơng Hội đồng Phan Thanh Nhàn. Ơng bà hội đồng sống với nhau một thời gian dài
mà không có con, nên bà hội đồng hỏi cưới Thị Sảnh cho chồng. Thị Sảnh sinh cho
ông hội đồng một đứa con trai tên là Phan Thanh Hà, ít lâu sau bà hội đồng sinh
Phan Thanh Nhã, tức thằng Được bây giờ. Thị Sảnh và Đức Lợi có ý chiếm đoạt gia
tài nên đánh cắp Thanh Nhã rồi vứt vào bụi lứt trên Bình Tây.
Sau nhiều năm tìm con, tình cờ một hôm nghe Hữu kể về gia cảnh, bà hội
đồng linh cảm đứa con trai mà vợ Hữu (Ba Thời) nhặt được trên Bình Tây là con
bà. Nên bà cho mời Ba Thời đem toàn bộ trang phục và sợi dây chuyền vàng mang
trên người thằng bé lúc Ba Thời “xí được” xuống Cần thơ.
Đức Lợi và Thị Sảnh cuối đầu nhận tội. Bà hội đồng tìm lại đứa con trai thất
lạc hơn mười lăm năm. Được trở về sống trong tình thương ruột thịt và giàu sang.
Song những năm tháng cơ hàn, gian khổ đã giúp Được hình thành một tính cách
chính nhân, khoan hậu và độ lượng.
Qua Cay đắng mùi đời, Hồ Biểu Chánh đã đưa được chủ đề nhân đạo vào
trong tác phẩm của mình. Ơng đã cho người đọc khắp vùng Nam Kỳ lục tỉnh những
năm đầu thế kỷ XX chứng kiến nhiều câu chuyện, nhiều trang viết về tình người.
Trong đó, có những cảnh đời hết sức “cay đắng mùi đời” như: sự ghẻ lạnh quay


15
lưng bỏ mặc thầy Đàng lúc khó khăn của những người từng nương tựa khi thầy cịn

là thơng ngơn; người vợ cũ muốn bỏ thầy Đàng để tìm cuộc sống nhung lụa khi
xưa; hay cảnh đời cơ cực của những người nông dân nghèo như Ba Thời, thằng
Được, Bĩ; Cảnh gian ác, hám tiền của Thông Lợi toa rập với vợ bé của anh trai bắt
trộm con của bà lớn để dễ bề đoạt gia tài. Trong tác phẩm, cũng gợi lên cho người
đọc nhiều suy nghĩ, đó là tình người như: tấm chân tình tiêu biểu là tình yêu thương
vô bờ bến của Ba Thời đối với đứa trẻ mình nhặt được; hay chuyện người đàn bà
bán hàng bơng tốt bụng đã cho Liên và Được “ăn nhờ ở đậu” trong lúc thầy Đàng ở
tù; hay tấm lòng của bà Hội đồng Nhàn đã yêu thương Liên như con ruột. Đặc biệt,
với thầy Đàng – một con người đạo nghĩa, yêu thương, quan tâm người dân lúc
đang làm quan, bênh vực và cưu mang người nghèo khổ (con Liên và thằng Được)
nên đã “rướt họa vào thân” ngay cả khi là một người dân bình thường khơng vướn
bận mũ nón của quan chức. Chính những câu chuyện về cách đối xử giữa người với
người, tính cách và số phận của từng nhân vật khiến cho Cay đắng mùi đời trở
thành một tác phẩm đề cao lòng nhân đạo sâu sắc.
Hầu hết tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đều thể hiện theo khuynh hướng đạo
lý, khuynh hướng này được sử dụng trong văn học Nam Bộ từ thời Nguyễn Đình
Chiểu cho đến các nhà văn lớp sau như Phú Đức, Hồ Biểu Chánh. Khuynh hướng
này đã giúp cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh giữ nhiều truyền thống tốt đẹp của tiểu
thuyết Việt Nam cổ điển: giàu tính lý tưởng, giàu tinh thần dân chủ chống phong
kiến. Quan niệm đạo đức của Hồ Biểu Chánh cũng giống như nhà thơ mù u nước
Nguyễn Đình Chiểu đó là nếp sống thanh bạch, có lẽ đó là sự hun đúc của tinh thần
đạo nghĩa phương Đông.
Với việc đưa thuyết nhân – quả vào trong tác phẩm của mình, Hồ Biểu
Chánh đã thành cơng với triết lý “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, thể hiện rõ nhất
ở các nhân vật như Ba Thời, Thầy Đàng, thằng Được, bà Hội đồng Nhàn, Phan Đức
Lợi và Tơ Thị Sảnh. Có thể thấy trong Cay đắng mùi đời, chủ nghĩa nhân đạo là nội
dung xuyên suốt toàn bộ tác phẩm: Ba Thời tượng trưng cho lịng thương người,
tình vợ chồng chung thủy; thằng Được thuyết minh cho tình bạn bè, tình yêu thương



16
cha mẹ, biết ơn thầy học; thầy Đàng đại diện cho những con người vì nghĩa lớn xả
thân cứu giúp người hoạn nạn.
1.2.2. Cay đắng mùi đời tiểu thuyết phóng tác
Trong tập Ký ức đánh máy có nhan đề Đời tơi về văn nghệ sĩ, Hồ Biểu Chánh
từng giải trình về những tác phẩm tựa vào cốt truyện Pháp “Đọc tiểu thuyết hay
tuồng hát Pháp văn mà tơi cảm thì tơi lấy chỗ cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít
nhiều hoặc lấy đó mà sáng tác một tác phẩm hồn tồn Việt Nam. Tuy tơi nói phỏng
theo kỳ thiệt chỉ lấy đại ý mà thơi, mà có khi tơi cịn lật ngược tới đại ý, làm cho cốt
truyện trái hẳn tâm lý, khác xa với truyện Pháp” [24]. Hồ Biểu Chánh có liệt kê 12
tác phẩm được “viết bởi cảm tác nào của Pháp” như Chúa Tàu Kim Quy là cảm bởi
Bá tước đảo Monte Cristo (Le Comte de Monte Cristo) của A. Dumas, Ngọn cỏ gió
đùa cảm đề từ bộ truyện Những người khốn khổ (Les Misérabkes) của Victor Hugo,
Cay đắng mùi đời từ Sans famille (Không gia đình) của Hecto Malot...
Tồn bộ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh gồm có 64 cuốn, trong đó có 12
cuốn cảm tác theo tiểu thuyết phương Tây, gồm 11 tác giả của Pháp và 1 của Nga,
chiếm khoảng một phần năm tác phẩm là truyện phóng tác. Cay đắng mùi đời cũng
là một trong số những tiểu thuyết mà Hồ Biểu Chánh phóng tác theo tiểu thuyết
nước ngồi.
Phóng tác được hiểu là tác giả chỉ giữ lấy cốt truyện hay một phần cốt truyện
của tác phẩm được phóng tác; cịn câu chuyện, hoàn cảnh, tâm lý, tư tưởng, hành
động của các nhân vật, lời văn, đều do tác giả sáng tác ra... nhân đọc, nghe câu
chuyện của người khác, nghĩ đến câu chuyện của mình. Hai câu chuyện khác nhau,
với những tâm lý, tư tưởng nhân vật khác nhau, chỉ giống nhau ở một điều là cái ý
truyện hoặc các cốt truyện... Như vậy hai tác phẩm có thể giao lưu qua lại, mà mỗi
bên đều giữ được bản sắc riêng của mình. Phóng tác đạt đến chỗ tài tình khéo léo
nếu người đọc không thể nhận ra việc cảm tác vì tất cả câu chuyện, tâm lý tư tưởng
nhân vật có vẻ thuần túy dân tộc. Ngay cả sau khi đọc tác phẩm nước ngoài được
cảm tác, khi trở lại đọc tác phẩm cảm tác cũng chỉ bị ám ảnh, thu hút, xúc động vì
chính tác phẩm cảm tác mà thơi. Đó là thành cơng của nhà văn. Cách mà Hồ Biểu



17
Chánh phóng tác trong tác phẩm của mình và cách cảm nhận của người đọc khi đọc
tác phẩm của Hồ Biểu Chánh cũng như trên. Thật vậy, Hồ Biểu Chánh là một trong
những tác giả đã làm được những điều đó, đọc Cay đắng mùi đời khơng ai có thể
phủ nhận sự dày cơng Việt hóa truyện của ơng.
Cay đắng mùi đời là tiểu thuyết được Hồ Biểu Chánh phóng tác từ Khơng
gia đình của Hector Malot. Nhìn chung, các nhân vật chính và trình tiết trọng yếu
của Khơng gia đình (Sans famille) đều có trong Cay đắng mùi đời.
Khi phóng tác theo tiểu thuyết của Hector Malot, Hồ Biểu Chánh chỉ lấy cốt
truyện của Hector Malot: ông giữ một số nét chính và đơi khi cả chi tiết của những
nét chính được giữ lại, bỏ một số nét chính khác, thêm bớt một số nhân vật, đặt câu
chuyện vào khung cảnh, hoàn cảnh Việt Nam, với những chủ đề tư tưởng, với một
mục đích và lối thốt khác hẳn.
Trong Khơng gia đình, Hecto Malot kể chuyện về một em bé Rêmi khơng
cha, khơng mẹ, khơng họ hàng thân thích, đi theo một đồn xiếc chó, khỉ, rồi dẫn
đầu đồn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ
và em. Bé Rêmi đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người,
sống khắp mọi nơi. Em đã tự lao động lấy mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển
của cụ Vitali - một ông già từng trải và đạo đức, về sau là tự lập và không những lo
cho mình, cịn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có
khi em và cả đồn lang thang suốt mấy ngày khơng có chút gì trong bụng. Đã có lúc
em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị
giải ra trước tịa án và bị ở tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoang, no
ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của cụ Vitali
giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham
lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian xảo, nhớ ơn nghĩa, ln ln
muốn làm người có ích. Bên cạnh Rêmi cịn có cậu bé Matchia khơn ngoan, linh lợi,
tháo vát, tận tình với bạn.

Được phóng tác từ Khơng gia đình của Hecto Malot, Cay đắng mùi đời cũng
là câu chuyện kể về một đứa trẻ sơ sinh bị chính người chú ruột toa rập với vợ bé


18
của cha mình đánh cắp, bỏ rơi vì muốn chiếm đoạt tài sản của cha mẹ đứa bé sau
này. Đứa bé may mắn được Ba Thời - một người phụ nữ hiền lành cưu mang và
nhận làm con, nhưng Trần Văn Hữu – chồng của Ba Thời trở về, đã bán Được cho
thầy Đàng hát dạo. Có nhiều trắc trở xảy ra trên bước đường phiêu lưu của Được.
Tình cờ trên đường phiêu lưu đi hát rong, đứa bé gặp được mẹ ruột và em trai mà
khơng biết đó là họ hành ruột thịt của mình. Sau một thời gian tìm nhau thì gia đình
đứa bé mới được đồn tụ.
Về cốt truyện và nhân vật: Hồ Biểu Chánh giữ lại cốt truyện và nhân vật chỉ
thay tên đổi họ cho phù hợp với tên người Việt Nam. Nhân vật ở trong Cay đắng
mùi đời được Hồ Biểu Chánh thay đổi khác hoàn toàn về tên họ cho phù hợp với
cách gọi của người Việt Nam nhưng vẫn là kiểu nhân vật trong Khơng gia đình của
Hector Malot. Như nhân vật Rêmi là Được, má Bácbơranh là Ba Thời, ông
Bácbơranh là tên Hữu, Vitali là thầy Đàng, bà Milligơn là bà hội đồng Nhàn,
Mátchia là Bĩ...
Những nhân vật được Hồ Biểu Chánh giữ lại trong tác phẩm của mình:
- Má Bácbơranh: Ba Thời
- Chồng má Bácbơranh (ông Giêrôm): Trần Văn Hữu
- Bé Rêmi: thằng Được
- Cụ Vitali: thầy Trần Cao Đàng
- Bà Miligơn: Bà Hội đồng Phan Thanh Nhàn
- Áctơ: Phan Thanh Phong
- Ông chú Giem Miligơn: Phan Đức Lợi
- Mátchia: thằng Bĩ
- Gia đình Đơrixcơn: gia đình ở Khánh Hội.
Hồ Biểu Chánh bỏ một số nhân vật như: ông Gátxpa, thằng Carơry, gia đình

ơng Acanh: Êchiênnét, Lidơ, Bănggiamanh, Alixơ, ơng thầy âm nhạc nổi tiếng làm
nghề cạo râu, cha của Mattie, bầy thú vật...
Về chi tiết và tình huống truyện: Nhiều nét chính được Hồ Biểu Chánh giữ
lại cả chi tiết như đoạn, hai đứa trẻ về thăm mẹ nuôi, có ý kiến dùng tiền có được do


19
đàn hát dạo mua con bị cho mẹ ni (trong truyện Khơng gia đình của Hector
Malot), mua con heo (trong Cay đắng mùi đời của Hồ Biểu Chánh). Bên cạnh đó,
một số chi tiết của truyện được tác giả thay thế để phù hợp với hoàn cảnh xã hội
Việt Nam như con bò cái của má Bácbơranh được đổi thành con heo quắn của Ba
Thời, nhân vật Mátchia có tài kéo violon đổi thành nhân vật Bĩ có tài thổi kèn lá.
Đoạn hai đứa bé mua con vật dắt về nó xổng chạy mất, bị tình nghi ăn cắp, sau được
tha và được cấp cho giấy biên nhận. Lại có nhiều đoạn Hồ Biểu Chánh bỏ qua như
đoạn đang trên đường về quê thăm mẹ nuôi, trong tác phẩm Không gia đình của
Hector Malot thì Rêmi tạm trú ở khu mỏ than, quen biết gia đình Acanh và các bạn:
Êchiênnét, Bănggiamanh, Alixơ,... Malot đã để nhiều trang mô tả cảnh mỏ than bị
lụt nước, Rêmi và những người thợ mỏ khác bị kẹt ngay trong hầm, sống chiến đấu
và hi vọng như thế nào và bản thân Rêmi, Mátchia và gia đình Gátxpa ở trên mặt
đất lo lắng trơng đợi làm sao, cịn trong Cay đắng mùi đời thì bị lược bỏ.
Như vậy, tuy phóng tác nhưng Hồ Biểu Chánh đã lược bỏ một số đoạn
không phù hợp với khung cảnh ở Việt Nam. Có thể nói, khi viết Khơng gia đình
Hector Malot đã đưa câu chuyện của mình cho thích nghi với khung cảnh xã hội
hiện đại thời kỳ đầu kỹ nghệ cơng nghiệp (có đường xe lửa, tàu chạy bằng hơi nước,
phu thợ hầm mỏ). Còn khi viết Cay đắng mùi đời, Hồ Biểu Chánh đã đặt câu
chuyện vào khung cảnh Việt Nam năm 1923, lịch sử Việt Nam từ năm 1923-1930 là
giai đoạn định hình hướng phát triển cực kỳ quan trọng của cách mạng nước ta, là
những năm mà Nam Bộ vẫn còn sử dụng ghe thuyền, xe ngựa...
Khơng ngừng lại ở sự hốn đổi chi tiết truyện, thay đổi tên nhân vật mà tác
giả tiến xa hơn bằng cách xây dựng nhân vật mang tính cách, tâm lý người Việt.

Hành động và cư xử của tên Hữu đối với Ba Thời phản ánh tính cách gia trưởng,
độc đốn của một lớp đàn ơng trong xã hội nông thôn miền Nam, chế độ đa thê
phản ánh phong tục gia đình của Người Việt. Cách hành xử và tình cảm của Được
biểu hiện tính chân chất, thật thà của những đứa trẻ miền quê. Hơn nữa, tuy phóng
tác theo tác phẩm của Hecto Malot nhưng ta vẫn cảm thấy một khơng khí Nam Bộ,
những tính cách rất Nam Bộ của các nhân vật. Hồ Biểu Chánh chỉ vay mượn cốt


20
truyện và học tập kỹ xảo ở vài nhà tiểu thuyết Pháp thế kỷ XIX trong giai đoạn mới
bắt đầu cầm bút rồi sau đó dường như ơng khơng hề theo dõi sự tiến triển của văn
chương Pháp thế kỷ XX, cũng như sự ra đời của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Tiểu thuyết của ông cơ bản dựa vào kỹ thuật của tiểu thuyết phương Tây,
nhưng vẫn còn mang ít nhiều tính chất cổ điển và vẫn tiếp nối truyền thống chuyên
chở đạo lý, quảng bá đạo đức của văn chương truyền thống. Và điều quan trọng là
nó gần gũi với truyền thống, tâm lý của nhân dân Nam Bộ nên đã nhanh chóng đi
vào và sống lâu dài trong lịng người đọc Nam Bộ.

1.3. Vị trí của Cay đắng mùi đời trong sự nghiệp văn học Hồ Biểu Chánh
“Phần lớn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chưa bị người đọc chán bỏ chính vì
tác phẩm của ơng còn đủ sức gây xúc động trong lòng người và đưa tâm hồn người
ta hướng thượng. Bất kỳ một tác phẩm văn học nào mà khi người ta đọc nó, người
ta còn bị xúc động, còn rung cảm theo từng sự việc do nhà văn miêu tả, và khi đọc
xong rồi, tâm hồn người ta có phần bị cảm hóa hướng về chân thiện mỹ, lánh xa
những tội ác thấp hèn, thì tác phẩm ấy đáng gọi là “lành mạnh”, có giá trị góp phần
xây dựng con người khơng nhiều thì ít. Đa số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh hầu
như đã hội tụ đủ hai điều chính yếu ấy, cho nên dù văn phong “cũ mèm”, kết cấu
quá cổ điển, tác phẩm của ơng vẫn thừa sức gây thích thú cho người đọc, không tác
hại chút nào đến tâm hồn người xem”[19, tr.16], Nguyễn Văn Y trong một bài viết
về Hồ Biểu Chánh đã đưa ra nhận xét như vậy.

Đúng vậy, những năm đầu thế kỷ, tiểu thuyết của Hồ biểu Chánh đã đi sâu
vào lòng người đọc đủ mọi trình độ, đơng đảo nhất là tầng lớp quần chúng “tay lấm
chân bùn” ở nông thôn và giới thợ thuyền bình dân ở thành thị. Tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh không những phổ biến cùng khắp miền Nam, mà ngay cả giới văn học
nghệ thuật miền Bắc hồi đó vẫn kiêng nể ngịi bút ơng như là nhà viết tiểu thuyết
đầu tiên và sung túc nhất với đầy đủ phong cách hào phóng, ngơn ngữ đặc thù,
mang trọn vẹn tính chất người Nam Bộ trung thực, hiền lành và chất phác. Trong
khi miền Bắc, tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hồng Ngọc Phách mang đầy tính chất
lãng mạn thì tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh ở miền Nam lại sớm đi vào dòng văn


21
học phản ánh hiện thực, mô tả và lột trần hiện trạng xã hội lầm than, cơ cực thời đó.
Nghèo đói, rách rưới, bất cơng và áp bức ln đeo bám từng tác phẩm ơng. Chính vì
nói lên được thực trạng của xã hội thời đó nên các tác phẩm của ơng thời đó, người
ta đọc ơng, say mê ơng tạo nên vị trí của ơng trên văn đàn văn học Việt Nam.
Trong các tác phẩm viết trước năm 1930, có các tác phẩm được xem là xuất
sắc và gây được nhiều tình cảm độc giả nhất. Cay đắng mùi đời được viết năm
1923. Tác phẩm phóng tác dựa theo cuốn tiểu thuyết Pháp mang tên Sans famille
(Khơng gia đình) của văn hào Hecto Malot (1830 - 1907) là tiểu thuyết nổi danh
nhất và có nhiều độc giả nhất, chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn học của
Hồ Biểu Chánh.
Sự thành công của tác giả, cái hay của tác phẩm Cay đắng mùi đời chủ yếu
nhờ vào năng lực sáng tạo, ngòi bút linh hoạt, uyển chuyển của nhà văn. Tác phẩm
góp phần khẳng định phong cách phóng tác có định hướng của nhà văn Hồ Biểu
Chánh. Bằng giọng văn mộc mạc, không điệu đàng, truyện tái dựng bức tranh đời
sống văn hóa xã hội, cảnh vật, con người mang sắc thái Nam Bộ đặc thù. Kết thúc
truyện có hậu, phù hợp với đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Có lẽ, đây
chính là tố chất tạo cho tác phẩm có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả miền Nam
thời ấy. Và tác phẩm Cay đắng mùi đời đã góp phần đánh dấu sự nghiệp văn học vẻ

vang, nói lên được tư tưởng đạo lý của Hồ Biểu Chánh.
Cuốn tiểu thuyết Cay đắng mùi đời là một bức tranh sống động về phong tục
và cuộc sống người dân miền Nam bằng chữ trong thời kỳ đầu của thế kỷ XX.
Nguyễn Thanh Liêm và Phạm Thế ngũ đều cho rằng: “Người nghiên cứu về xã hội
về văn hóa hay lịch sử của miền Nam Việt Nam đầu thế kỷ XX có thể lấy được rất
nhiều dữ kiện trong kho tiểu thuyết của Hồ biểu Chánh” [8, tr.16]. Tiến sĩ Mai Quốc
Liên, giám đốc trung tâm nghiên cứu Quốc học cũng nhận xét: “xét về đủ mọi
phương diện, Hồ biểu Chánh là một nhà tiểu thuyết lớn của Nam Bộ và cả nước.
Chúng ta phải xác định lại cho đúng vị trí của ơng trong lịch sử văn học"[8, tr.16].


22

CHƯƠNG II
HÌNH ẢNH NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX QUA CAY ĐẮNG MÙI ĐỜI
2.1. Bức tranh hiện thực ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX
2.1.1. Nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu
Như Nguyễn Văn Y đã nhận xét, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh: “là những
bức tranh “truyền thần” khá chính xác về xã hội miền Nam trong một giai đoạn lịch
sử đã qua” [1, tr.15]. Xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX trải qua nhiều biến
chuyển: về kinh tế của nước ta giai đoạn này thực dân Pháp thực hiện chính sách
bóc lột kinh tế như tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác
tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao
thông, bến cảng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự chuyển biến của
nền kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới...) nhưng cũng dẫn đến
hậu quả là nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong
vịng lạc hậu. Thấy được thực trạng đó, Hồ Biểu Chánh đã khơng ngần ngại “tả
chân” nền kinh tế nghèo nàn ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vào trong
tác phẩm của mình.

Tiểu thuyết của Hồ Biểu đã ghi lại một số nét khá điển hình của hiện thực
Nam Bộ vào những năm sau đại chiến thế giới thứ nhất. Tác phẩm của ông bao quát
nhiều thành thị và nông thôn rộng lớn của Nam Bộ, ông đi sâu vào khai thác những
mặt trái của nền kinh tế, đó là nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn. Trong tác phẩm Cay
đắng mùi đời, hình ảnh nền kinh tế Nam Bộ được Hồ Biểu Chánh xây dựng một
cách rõ nét.
Những ngôi nhà lá tồi tàn đã được Hồ Biểu Chánh đưa vào trong tác phẩm
một cách rất thực. Hình ảnh ngơi nhà của Ba Thời: “có một cái nhà lá đã nhỏ mà lại
thấp, muốn vô nhà qua cửa phải cúi đầu. Dựa bên nhà có một cái chuồng vịt, tuy
xấu nhưng mà sạch, nên khơng hơi cho lắm. Trước sân thì ướt át có một đám rau
đắng khơng trồng mà mọc…” ngơi nhà này được dựng lên từ “chị ta mượn của anh
thêm vài chục đồng bạc nữa, rồi mua cây lá cất sơ sài một cái nhà nhỏ mà ở gần với


23
anh”, nhìn vào cảnh nhà như vậy ta cũng hình dung được cuộc sống của Ba Thời
khổ cực như thế nào. Hay ngơi nhà của người đàn bà bán khóm “Thằng Được dịm
coi trong nhà thì thấy ván giường xịch xạc lem luốc chẳng có vật chi quý”. Đọc
đoạn văn có cảm tưởng như ta đã gặp những ngơi nhà kiểu này ở những vùng đất
Nam Bộ vậy.
Ở trong một xã hội thực dân nghèo nàn, cuộc sống của người dân nơi đây cơ
cực, làm lụng vất vả mới kiếm ra được đồng tiền mưu sinh: “Ba Thời ở xóm tre trọn
bảy năm trời, đến mùa cấy thì đi cấy, đến mùa gặt thì đi gặt, hết mùa làm ruộng thì
xúc tơm bắt cá đem về bán kiếm tiền”, người đàn bà bán khóm thì bán đồ hàng
bơng ngồi chợ để ni sống bản thân.
Rõ ràng Nam Bộ có nhiều tiềm năng để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc
ấm no: một vùng đất mới khai phá, đất đai màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi… Thế
nhưng qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chúng ta được chứng kiến một thực tế
nghèo nàn, lạc hậu đã diễn ra hồi đầu thế kỷ XX. Cái sắc sảo trong bức tranh hiện
thực được Hồ Biểu Chánh phác họa nên, đó là: có những đứa trẻ khơng gia đình

sống lang thang, vất vưởng ngồi đường phố. Cảnh thằng Được và thằng Bĩ khơng
gia đình, khơng nơi nương tựa đến nỗi phải:
- Ăn cơm thì mình vơ qn ăn quấy q cũng xong, cịn chỗ ngủ
khơng biết tính làm sao…
-Vậy chớ cái vườn nầy để làm chi đó. Nếu thiên hạ có áp vơ dành giựt
chỗ hết thì cịn vườn sở thú nữa chi. Nói cùng mà nghe vườn thú có
chật nữa thì mình lên trường đua, hoặc vô trong lăng ông Thượng
cũng được cần gì mầy phải lo chi mệt.
Hồ Biểu Chánh khơng chú ý đến những phố phường thành thị giàu sang,
cảnh nhà đồ sộ mà ông quay về đồng ruộng, quay về với những lớp người cịn đang
sống ngồi rìa của xã hội, ngồi rìa của nền văn minh mới, chưa biết đến những
phát minh mới lạ của khoa học, chưa bị cám dỗ, lôi hút bởi cảnh đời xa hoa nơi
thành thị. Họ gắn bó với đồng q, với nền nơng nghiệp lạc hậu, nghèo nàn. Dựa
vào những công việc làm th tạm bợ để sống qua ngày, họ khơng có ruộng đất để


24
làm của riêng như Ba Thời, muốn làm ruộng thì phải thuê đất của địa chủ. Cuộc
sống nơi thôn quê nghèo nàn chẳng bao giờ thốt khỏi những người nơng dân trong
tác phẩm. Cảnh đói ở thơn q của Ba Thời không làm cho cuộc sống của Ba Thời
khá lên được khiến Ba Thời phải bỏ làng đi nơi khác vá bao thuê cho nhà máy xay
lúa, chồng bà cũng trả ruộng lại cho chủ mà đi chèo ghe thuê. Dường như cảnh làm
thuê làm mướn luôn gắn với những người nơng dân nơi đây. Một điều có thể thấy,
Nam Bộ suốt thời kỳ trước và sau khi có Pháp, đất đai chủ yếu tập trung trong tay
kẻ giàu, nhiều quyền lực: bà Hội đồng Nhàn hay ông Hội đồng Sáu đất đai rộng lớn
phải kiếm người làm thuê làm mướn cho mình, người dân nghèo rút cuộc chỉ là
những kẻ làm th, họ khơng có quyền sở hữu trên mảnh đất mà mình đã có cơng
khai phá những năm đầu thế kỷ XX. Vợ chồng Ba Thời trước kia cũng từng thuê
đất của địa chủ để làm ăn nhưng rồi tên Hữu lại trả đất mà đi chèo ghe mướn, sau
này bà Hội đồng Nhàn trả ơn cho vợ chồng Ba Thời bằng cách cho mướn ruộng đất

để làm ăn sinh sống chứ vợ chồng Ba Thời không hề có ruộng đất riêng. Chính điều
này đã dẫn đến tình trạng nghèo nàn, lạc hậu về nền kinh tế ở Nam Bộ lúc bấy giờ.
Không chỉ trong Cay đắng mùi đời, cảnh nghèo cịn được Hồ Biểu Chánh mơ
tả qua hình ảnh ngơi nhà tranh nhỏ, cửa ván xịch xạc của vợ chồng Cu Tư ở xóm
Chí Hịa thuộc vùng đất Nam Bộ, rồi cảnh làm thuê làm mướn kiếm sống từng ngày
một, ăn ở chui rúc trong những xóm nhà lá nghèo nàn, chật chội, con cái dơ bẩn, rác
rưới của những người ở xóm chợ trên Đất Hộ - Sài Gịn, những con người ln phải
đối diện với bệnh tật và cái chết trong Vì nghĩa vì tình; cảnh túng thiếu nên những
đứa trẻ mới sinh ra đã chết vì suy dinh dưỡng như trường hợp vợ chồng Bạch Tuyết
và Chí Đại trong Ai làm được.
Hồ Biểu Chánh đã phác họa bức tranh hiện thực về kiếp người nông dân
dưới chế độ nửa thực dân phong kiến ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long với cuộc
sống vất vả, nghèo nàn. Cảm quan về cái nghèo đã chi phối cái nhìn của Hồ Biểu
Chánh về cảnh vật ở nơng thôn. Tác giả không giấu nổi sự tiêu điều, xơ xác của
làng mạc, ruộng vườn những năm đầu thế kỷ XX vào trong tác phẩm. Làng quê
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chẳng thể nào được thi vị hóa như làng quê trong


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×