BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
PHẠM MINH KIÊN (QUA TIỀN LÊ
VẬN MẠT, TRẦN HƯNG ĐẠO VÀ
VIỆT NAM LÝ THƯỜNG KIỆT)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số:
60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, Năm 2014
Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN PHONG NAM
Phản biện 1: TS. PHAN NGỌC THU
Phản biện 2: TS. HÀ NGỌC HÒA
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học
Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 12 năm 2014
Có thể tìm luận văn tại:
- Trung tâm Thơng tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XX, văn xuôi Nam Bộ phát triển mạnh mẽ với
nhiều tên tuổi lớn như: Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng
Mưu, Biến Ngũ Nhy, Đạm Phương Nữ Sử, Hồ Biểu Chánh,… Trong
các đề tài quen thuộc, đáng chú ý là mảng tác phẩm viết về các sự
kiện và nhân vật lịch sử. Sự xuất hiện của tiểu thuyết lịch sử một mặt
nhằm khơi gợi tinh thần dân tộc “khai dân trí chấn dân khí”, mặt
khác cũng nhằm chống lại làn sóng truyện Tàu đang làm mưa làm
gió trong đời sống văn học. Nó cũng góp phần thức tỉnh mọi tầng lớp
xã hội, từ trí thức cho đến bình dân tình cảm u nước thương nịi
thơng qua những câu chuyện về tiền nhân. Tiểu thuyết lịch sử của
Phạm Minh Kiên ra đời cũng nằm trong mục đích đó.
Tác giả Phạm Minh Kiên từng được độc giả biết đến với thể
tài tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết luân lý lấy đề tài xã hội và tiểu
thuyết trinh thám. Nhưng tiểu thuyết lịch sử mới là thể tài thành công
nhất của ông. Những tiểu thuyết này đã khẳng định tên tuổi của ông
trong nền văn xuôi quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. Tiếp
nối truyền thống tiểu thuyết hóa lịch sử của Trương Duy Toản và
Tân Dân Tử, nhưng tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên mang
một nét riêng so với những nhà tiểu thuyết lịch sử trước đó. Với hàng
chục tác phẩm, trong đó phần lớn là các tiểu thuyết lịch sử, lấy sự
kiện, nhân vật Việt Nam làm đối tượng mô tả, Phạm Minh Kiên trở
thành cây bút tiêu biểu về đề tài này.
Mặc dù việc nghiên cứu về Phạm Minh Kiên đã được các học
giả quan tâm khá sớm, tuy vậy vẫn chưa có cơng trình nào đi sâu tìm
2
hiểu về tiểu thuyết lịch sử của ông. Đối với nhà văn này, có thể nói
nếu chưa làm rõ những thành cơng ở lĩnh vực tiểu thuyết lịch sử thì
chưa thể hiểu về ơng một cách đầy đủ, do đó cũng khó đánh giá về
ơng một cách chính xác được. Chính vì thế mà chúng tơi chọn đề tài
Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên để nghiên cứu.
Thông qua đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ những giá trị nghệ
thuật mà Phạm Minh Kiên đã tạo ra. Trên cơ sở đó khẳng định
những đóng góp của ông đối với quá trình phát triển của văn học
Nam Bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cuộc đời và tác phẩm của Phạm Minh Kiên đã được giới
nghiên cứu quan tâm khá sớm. Một số bài viết về con người và tác
phẩm Phạm Minh Kiên đã được công bố rải rác trong nửa thế kỷ lại
đây. Nhìn chung, những đánh giá về nhà văn này tương đối thống
nhất.
Ngay từ đầu thế kỷ XX, giới sáng tác và nghiên cứu đã có
nhiều ý kiến nhận định về tiểu thuyết của Phạm Minh Kiên, nhất là
các tiểu thuyết lịch sử. Đương thời, Nguyễn Chánh Sắt trong “Lời
bàn về cuốn tiểu thuyết Việt Nam Lý Thường Kiệt của Phạm Minh
Kiên” đã rất hào hứng giới thiệu cuốn Việt Nam Lý Trung Hưng như
sau: “Nay có ơng Phạm Minh Kiên, chẳng nài khó nhọc rút trong
lịch sử hồi nhà Lý mà biên hết sự tích của Lý Thường Kiệt là một
đấng yếu nhân của Nam Việt một trang danh tướng của Lý triều; để
tán dương những công lao sự nghiệp của một đấng tướng tài đã ghe
phen xung đột với một nước cực to cực rộng hơn hết trong cõi Á
Đông nầy, đem một đạo binh rất ít ỏi, độ chừng vạn mà dám phá nổi
3
một đạo binh to lớn xắp mười của Trung Quốc giang san. Như thế
cơng nghiệp ấy có đáng chép ghi mà cho đồng bào ta xưng tụng
hằng ngày chăng?”.
Sau này, trong tập Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
(tập 2) khi đề cập đến các tác gia viết truyện lịch sử Việt Nam, nhóm
nghiên cứu cũng đã dành sự chú ý đáng kể đối với Phạm Minh Kiên
trong tư cách một nhà tiểu thuyết. Không chỉ là người sáng tác nhiều
và có những tác phẩm làm say mê độc giả đương thời, ơng cịn là
người đưa ra những nhận định sắc sảo có tính chất “lý thuyết”, “lý
luận” về tiểu thuyết. Về tiểu thuyết lịch sử (cũng có khi Phạm Minh
Kiên gọi là “dã sử”), ông cho rằng nó “khơng phải là lịch sử, nhưng
dã sử khơng được trái với lịch sử, nó dựa vào lịch sử song có sáng
tạo tình tiết, nhân vật phụ”. Điều đó có nghĩa là nhà văn có quyền hư
cấu, sáng tạo tình tiết nhân vật theo ý muốn của mình.
Nguyễn Quang Thắng trong Tiến trình văn nghệ miền Nam
(Văn học việt Nam nơi miền đất mới), nhà xuất bản tổng hợp An
Giang (1990), ở mục “Tiểu thuyết” có một phần bàn về tiểu thuyết
Tiền Lê vận mạt, Lê triều Lý Thị của Phạm Minh Kiên. Tác giả bài
viết cho rằng: Phạm Minh Kiên không phải là người mở đầu song
ông là một trong những cây bút dẫn đầu trong mạch truyện lịch sử.
Nhận xét trên đã góp phần khẳng định một điều, những đóng góp của
Phạm Minh Kiên cho văn xi quốc ngữ giai đoạn đầu thế kỷ XX là
rất quan trọng.
Trong một bài viết khác cũng của Nguyễn Quang Thắng, có
tiêu đề Phạm Minh Kiên tiểu thuyết gia lịch sử, nhà nghiên cứu có
đưa ra nhận xét đáng lưu ý: “các tác phẩm của nhà văn Phạm Minh
4
Kiên phần lớn đều lấy lịch sử Việt Nam làm bối cảnh, các nhân vật
xuất hiện trong sách là những nhân chứng lịch sử cho sự sống còn
của dân tộc Việt Nam từ cổ thời đến cận đại. Ông là nhà văn cùng
thời với các ông: Nguyễn Chánh Sắt, Phú Đức, Nguyễn Bửu Lộc,
Trần Quang Nghiệp, Sơn Vương, Nguyễn Ý Bửu…và cũng là một
trong vài nhà viết tiểu thuyết lịch sử tiền phong ở Nam Kỳ (Trương
Duy Toàn, Tân Dân Tử) vào thời điểm chữ Quốc ngữ còn trong giai
đoạn phôi thai”. Đánh giá này của Nguyễn Quốc Thắng về cơ bản là
tiếp tục khẳng định điều đã được chính tác giả trình bày ở cơng trình
trước đó mà chúng tôi đã dẫn.
Nhà nghiên cứu Bằng Giang, trong sách Văn học Quốc ngữ ở
Nam Kỳ (1865-1930), có đề cập đến các tác phẩm của Phạm Minh
Kiên. Theo Bằng Giang thì nguyên nhân khiến cho truyện của Phạm
Minh Kiên hấp dẫn người đọc trước hết là do ông biết khai thác, vay
mượn đề tài trong quốc sử của nước nhà để sáng tác. Xuất phát từ
tinh thần yêu nước, nhà văn đã dùng văn học để khơi dậy tinh thần
dân tộc của cộng đồng. Đó là một cách lựa chọn đúng đắn, hiệu quả
của Phạm Minh Kiên.
Tác giả Nguyễn Công Lý, trong bài viết “Phạm Minh Kiên:
cây bút tiểu thuyết với cảm hứng lịch sử” đánh giá cao những tác
phẩm có yếu tố lịch sử của Phạm Minh Kiên. Đồng thời, tác giả còn
khẳng định: tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên có ý nghĩa lớn ở
chỗ, nó “phổ biến quốc sử, khai dân trí, chấn dân khí” trong điều
kiện nước nhà đang bị ngoại xâm đô hộ.
Tác giả Phan Mạnh Hùng, với bài viết Tiểu thuyết Nam bộ đầu
thế kỷ XX viết về lịch sử Thăng Long – Hà Nội, đã đề cập đến các bộ
5
Lê triều Lý Thị, Tiền Lê vận mạt, Việt Nam Lý Trung Hưng, Trần
Hưng Đạo của nhà văn Phạm Minh Kiên, Việt Nam Lê Thái tổ của
Nguyễn Chánh Sắt và Nặng gánh cang thường của Hồ Biểu Chánh.
Theo Phan Mạnh Hùng, “Đây là những bộ tiểu thuyết lấy cảm hứng
từ lịch sử dân tộc và được viết bằng chữ Quốc ngữ La tinh, thể hiện
tinh thần “trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” của các nhà văn
xuất hiện vào giai đoạn tương đối sớm ở Nam Bộ. Nội dung các bộ
tiểu thuyết này tập trung vào hai vấn đề chính là xây dựng đất nước
và chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thế kỷ X đến XV, trải qua các
triều đại Lý, Trần, Lê với các danh nhân lịch sử Lý Công Uẩn, Lý
Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tơng,
Ngơ Sĩ Liên…”.
Tác giả Đồn Lê Giang có bài viết “Tiểu thuyết viết về Lý
Cơng Uẩn của Phạm Minh Kiên và cảm hứng dân tộc trong tiểu
thuyết lịch sử Nam Kỳ trước 1945”. Nhà nghiên cứu cho rằng, khi
viết tiểu thuyết lịch sử, nhà văn đã lấy cảm hứng từ lịch sử nước nhà,
xuất phát từ tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, chống lại phong trào
dịch thuật truyện Trung Quốc đương thời.
Nhìn chung, các sáng tác của Phạm Minh Kiên ở thể tài tiểu
thuyết lịch sử đã nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, có
nhiều bài viết đánh giá cao sự nghiệp văn chương của ông. Vào lúc
văn chương quốc ngữ đang phôi thai, thử nghiệm mà Phạm Minh
Kiên đã có đến 20 tác phẩm với các mảng thể tài khác nhau, điều đó
chứng tỏ nỗ lực sáng tạo của nhà văn là hết sức lớn lao.
Có một điểm chung trong ý kiến đánh giá của các nhà nghiên
cứu về ý tưởng sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên, đấy
6
là sự thôi thúc từ thực tiễn xã hội. Vào đầu thế kỷ XX, rất nhiều nhà
văn cũng có động cơ sáng tác truyện lịch sử như Phạm Minh Kiên,
Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắc, Hồ Biểu Chánh,…Họ sáng tác trên
tinh thần chống lại làn sóng dịch thuật, phổ biến truyện lịch sử, tiểu
thuyết chương hồi Trung Quốc đang chế ngự hoàn toàn đời sống văn
học nước nhà. Rõ ràng sáng tác truyện lịch sử là một việc làm có chủ
ý của các nhà văn nặng lòng với đất nước, dân tộc.
Tất nhiên tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên cũng có một
số hạn chế. Chẳng hạn, tác giả vẫn chưa thoát ra khỏi sự chi phối của
lối truyện chương hồi truyền thống. Điều này được các nhà nghiên
cứu chỉ ra một cách cụ thể. Trong quyển Tiểu thuyết Nam Bộ cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nguyễn Kim Anh đã có những nhận xét về
tiểu thuyết Tiền Lê vận mạt của Phạm Minh Kiên: “Đọc nhiều tiểu
thuyết lịch sử của nhà văn. Có thể thấy, về phương diện nghệ thuật
viết tiểu thuyết lịch sử, tác giả không có sự tiến bộ nào, khơng có sự
đổi mới nào trong việc xây dựng cốt truyện, mô tả các chi tiết cũng
như việc sử dụng ngơn ngữ”. Đó là nhận định khá thẳng thắn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thế kỷ, khi mà tiểu thuyết lịch
sử ở miền Nam chưa được phổ biến và phong phú, mỗi nhà văn chỉ
sáng tác vài quyển tiểu thuyết thì những sáng tác của Phạm Minh
Kiên bộc lộ những khiếm khuyết là điều dễ hiểu. Song mặt đáng ghi
nhận ở đây là sáng tác của ơng đã thể hiện được tinh thần dân tộc.
Ơng đã khai thác lịch sử dân tộc để làm chất liệu cho sáng tác văn
học. Hay chí ít, nó cũng có tác dụng khấy động, thức tỉnh quốc dân
đồng bào. Rõ ràng là “khi dân ta trở nên “nghiện” tiểu thuyết của
người Tàu, họ biết rành sự tích Địch Thanh đời Tống, Nhơn Quý đời
7
Đường, Quan Cơng đời Hán… cịn hỏi đến ai là anh hùng hào kiệt
nước nhà thì ngẩn ngơ chẳng biết” như nhận xét của Phạm Minh
Kiên trong Lời tựa Việt Nam Lý Thường Kiệt, thì những sáng tác của
ơng cũng có những giá trị khơng thể phủ nhận. Chính Phạm Minh
Kiên đã góp phần làm phong phú diện mạo tiểu thuyết lịch sử dân
tộc Việt Nam ta lúc bấy giờ.
Tóm lại, có thể nói từ trước đến nay, các vấn đề liên quan đến
tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên đã được giới nghiên cứu đề
cập trong khá nhiều cơng trình. Tuy vậy, đó mới chỉ là những nhận
định chung chung. Sự thực thì chưa có một cơng trình nào đi sâu tìm
hiểu một cách chi tiết, cụ thể, đầy đủ về mảng tác phẩm quan trọng
này của nhà văn. Bởi vậy, trên cơ sở những gì mà các học giả đã
thực hiện, ở đề tài Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên
(qua Tiền Lê vận mạt, Trần Hưng Đạo và Việt Nam Lý Thường
Kiệt), chúng tơi tiếp tục đi sâu hơn, trình bày một cách hệ thống hơn.
Mong muốn của chúng tơi là qua đó để góp phần khẳng định vị trí
của nhà văn trong nền văn xuôi quốc ngữ nửa đầu thế kỉ XX.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong đề tài này, đối tượng mà chúng
tôi lựa chọn để nghiên cứu là các đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch
sử Phạm Minh Kiên; bao gồm những vấn đề thuộc nội dung, tư
tưởng nghệ thuật và các phương diện thuộc hình thức nghệ thuật của
tác phẩm.
Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tập trung khảo sát trong 3 tác
phẩm là Tiền Lê vận mạt (nhà in Tín Đức Thư xã, Sài Gòn, 1932);
8
Trần Hưng Đạo (nhà in Tín Đức Thư xã, Sài Gòn, 1933) và Việt
Nam Lý Thường Kiệt (nhà in Đức Lưu Phương Sài Gòn, 1929).
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ
yếu sau: Phương pháp tham chiếu lịch sử, phương pháp so sánh –
đối chiếu và phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được trình bày thành ba chương:
Chương 1: Phạm Minh Kiên và tiểu thuyết lịch sử.
Chương 2: Diện mạo lịch sử dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử
Phạm Minh Kiên.
Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử của
Phạm Minh Kiên.
9
CHƯƠNG 1
PHẠM MINH KIÊN VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
1.1. PHẠM MINH KIÊN – CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP
1.1.1. Cuộc đời
Phạm Minh Kiên là nhà văn nổi tiếng giai đoạn đầu thế kỷ XX
thế nhưng tiểu sử của ông là điều mà cả độc giả lẫn giới nghiên cứu
đều biết rất ít. Người ta chỉ biết rằng ngoài bút danh Phạm Minh
Kiên, ơng cịn ký tên Tuấn Anh và Dương Tuấn Anh trên một số bài
viết đăng báo. Về quê quán của Phạm Minh Kiên, nhiều tài liệu cho
biết Phạm Minh Kiên quê gốc ở miền Trung. Ông xuất thân là tu sĩ,
theo đạo Phật, sau đó vào Sài Gịn gia nhập làng văn làng báo từ
những năm 20 của thế kỷ XX. Ông cộng tác thường xuyên với các
báo như Nơng cổ mín đàm, Đơng Pháp thời báo, Lục tỉnh tân văn,
Nam Kỳ kinh tế báo …Bài viết của ông có phong cách riêng, tạo dấu
ấn sâu sắc đối với bạn đọc.
1.1.2. Sự nghiệp văn học của Phạm Minh Kiên
Phạm Minh Kiên đã để lại cho văn xuôi quốc ngữ giai đoạn
này tất cả khoảng hai chục tác phẩm. Đấy là những bộ truyện có quy
mơ lớn nhỏ khác nhau và được ơng xếp vào từng nhóm riêng như
nhóm “ln lý tiểu thuyết”, nhóm“trinh thám tiểu thuyết”, nhóm “ái
tình tiểu thuyết”,… Đáng chú ý hơn cả là nhóm tác phẩm được ông
gọi là “tiểu thuyết lịch sử”, “tiểu thuyết dã sử”. Hầu hết các tiểu
thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên đều lấy đề tài từ hiện thực lịch sử
Việt Nam. Đây cũng là những tác phẩm thành công hơn cả, đưa lại
danh tiếng tốt đẹp cho nhà văn.
10
1.2. TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA PHẠM MINH KIÊN
1.2.1. Một số quan niệm về tiểu thuyết lịch sử
Các nhà nghiên cứu, do xuất phát từ những điểm nhìn khác
nhau đã đưa ra những cách hiểu riêng về thuật ngữ “tiểu thuyết lịch
sử”. Nhưng theo chúng tôi, tiểu thuyết lịch sử là một thể loại văn học
dựa vào lịch sử cùng với sự hư cấu của nhà văn trên bình diện lịch
sử là cái có sẵn; nhà văn chỉ đóng vai trò tái dựng lại lịch sử bằng
thủ pháp nghệ thuật của mình nhằm làm cho lịch sử trở nên sống
động, có sức hấp dẫn lơi cuốn độc giả.
1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử trong văn nghiệp của Phạm Minh
Kiên
Phạm Minh Kiên là nhà văn có đóng góp lớn cho văn học dân
tộc ở thể tài tiểu thuyết lịch sử. Các tác phẩm của ông phần lớn đều
lấy lịch sử Việt Nam làm bối cảnh, các nhân vật xuất hiện trong tiểu
thuyết là những nhân vật đã từng quyết định vận mạng dân tộc, là
những nhân chứng lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời cổ đến cận
đại. Có thể nói, tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên là một cách
sáng tạo kết hợp cả sự thật lịch sử lẫn hư cấu, tưởng tượng. Điều này
đã tạo cho tác phẩm của ơng có sức hấp dẫn lớn đối với người đọc.
1.3. VỊ TRÍ CỦA PHẠM MINH KIÊN TRONG Q TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC NAM BỘ
1.3.1. Vài nét về văn học Nam Bộ đầu thế kỷ XX
Nam Bộ được coi là cái nôi của văn học hiện đại Việt Nam.
Những tác phẩm tiêu biểu, những sự kiện quan trọng liên quan đến
văn học buổi khởi đầu đều xuất hiện ở đây: tờ báo quốc ngữ đầu tiên
(Gia Định Báo) ra đời năm 1865, cuốn sách quốc ngữ đầu tiên được
11
in ty-pơ ở Sài Gịn là Chuyện đời xưa của Trương Vĩnh Ký (1866)…
Nam Bộ cũng là nơi xuất hiện lớp nhà văn tiên phong trong việc
sáng tác bằng chữ quốc ngữ như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của,
Nguyễn Trọng Quản,… Song, tất cả đã bắt đầu thời đại mới của văn
học Việt Nam với một thái độ khá dè dặt. Từ những năm hai mươi
trở đi thì diện mạo của nền văn học mới đã trở nên rõ rệt. Đúng như
tác giả Đoàn Lê Giang nhận định: “Văn học quốc ngữ Nam bộ (…)
đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành bộ phận tiên phong
của văn học dân tộc với hàng chục tác gia, hàng trăm bộ tiểu thuyết
ngay từ khi các miền khác ở đất nước chưa biết “tiểu thuyết” là gì…”
1.3.2. Đóng góp của Phạm Minh Kiên đối với văn xi
Nam Bộ
Đóng góp nổi bật nhất của Phạm Minh Kiên đối với văn học
Nam Bộ nói riêng, văn học Việt Nam nói chung là mảng tiểu thuyết
lịch sử. Với chất liệu là các nhân vật và sự kiện lịch sử, ông đã cho ra
đời một loạt các tác phẩm có giá trị tư tưởng sâu sắc và độc đáo về
phương diện nghệ thuật như Lê triều Lý thị, Tiền Lê vận mạt, Việt
Nam Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,…
Dù không phải là người khởi xướng cho dòng mạch tiểu
thuyết lịch sử nhưng Phạm Minh Kiên lại là nhà văn đạt đến đỉnh cao
ở thể tài này. Tác phẩm của ông rất tập trung về phương diện chủ đề,
đề tài. Điều này vừa thể hiện ở số lượng tác phẩm lại vừa ở chất
lượng nghệ thuật. Kết quả là ông đã xác lập được một vị thế vững
vàng trong tâm trí độc giả.
12
CHƯƠNG 2
DIỆN MẠO LỊCH SỬ DÂN TỘC
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ PHẠM MINH KIÊN
2.1. HIỆN THỰC LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT PHẠM
MINH KIÊN
2.1.1. Nhân vật lịch sử
Nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết của Phạm Minh Kiên được
thể hiện qua hình tượng danh nhân, nhân vật đạo đức và những nhân
vật phản diện.
Hình tượng danh nhân là các bậc anh hùng, các danh tướng,
lương thần ở thời đại Lý, Trần. Hình tượng người anh hùng trong
tiểu thuyết Phạm Minh Kiên rất cao đẹp về phẩm giá, về tầm vóc. Họ
là hiện thân của lịng tự tơn dân tộc, mang một khát vọng hòa hiếu,
ghét chiến tranh. Dù xuất thân khác nhau nhưng họ đều có chung
một điểm là lịng u nước nồng nàn và ý chí căm thù giặc sâu sắc.
Nhân vật đạo đức là những con người bình thường. Nhà văn
xây dựng nhân vật của mình theo một chuẩn mực đạo đức phổ biến
của cộng đồng. Đó là những mẫu người thường gặp trong truyện cổ
tích, truyện thơ nơm, với quan niệm “trai thời trung hiếu làm đầu, gái
thời tiết hạnh là câu trau mình”. Có thể kể đến như nhân vật Nguyệt
Mai, Bạch Đằng Vân trong Tiền Lê vận mạt, nhân vật Trương Mỹ
Cơ trong truyện Việt Nam Lý Trung Hưng.
Nhân vật phản diện trong tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh
Kiên là những Trương Hầu Mô, Trịnh Thiết Hùng, Tô Bửu Thanh,
Lý Giác trong Việt Nam Lý Thường Kiệt; Lê Long Đĩnh, Trịnh Tấn,
Triệu Di, Trịnh Vương Phi, Thạch Đình Oai trong Tiền Lê vận mạt
13
… Đây là những nhân vật giúp cho thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm trở nên chân thật, sinh động và bài học lịch sử được rút ra cũng
sâu sắc, có ý nghĩa hơn.
2.1.2. Sự kiện lịch sử
Trước hết là các sự kiện quan trọng. Đó là các cuộc chiến
tranh, các biến cố triều chính. Ví như thời Lý – Trần, các cuộc kháng
chiến chống xâm lược của nhân dân Đại Việt là sự kiện nổi bật nhất.
Trong tiểu thuyết Trần Hưng Đạo, sự kiện xuyên suốt chính là chiến
thắng vang dội chống giặc Nguyên Mông mà quân dân nhà Trần. Mơ
- típ sự kiện chống ngoại xâm cịn được lặp lại trong tiểu thuyết Việt
Nam Lý Thường Kiệt, gắn với cuộc kháng chiến chống xâm lược
Phương Bắc, do người anh hùng Lý Thường Kiệt lãnh đạo.
Tiểu thuyết cũng có một số tình tiết chỉ mang tính chất phụ
trợ, quy mơ nhỏ bé, song khi đặt trong dịng chung thì nó lại có ý
nghĩa lớn, làm tơn lên giá trị sự kiện chính thêm nhiều lần. Chẳng
hạn như tình tiết tướng giặc Thoát Hoan phải trốn trong ống cống để
quân lính khiêng chạy về Tàu, quả là một điểm nhấn độc nhất vơ nhị.
Bên cạnh chiến tranh giữ nước đó là các biến cố cung đình.
Các biến cố cung đình ln vận động theo quy luật nhân quả. Ví như
biến cố cung đình trong tiểu thuyết “Tiền Lê vận mạt” gắn với quá
trình suy vong của một vương triều trong mối tương quan với sự ra
đời của một vương triều khác.
2.1.3. Không gian - thời gian lịch sử
Trong Tiền Lê vận mạt, Trần Hưng Đạo, Việt Nam Lý Thường
Kiệt, không gian và thời gian lịch sử gắn liền với sự vận động của
các vương triều Tiền Lê, Lý, Trần. Biểu hiện cụ thể ở đây là cung
14
điện, đấu trường, chiến trường… Không gian nghệ thuật được mở
rộng theo diễn biến của sự kiện lịch sử. Cách thể hiện thời gian được
diễn ra theo nguyên tắc tuyến tính. Khơng gian, hồn cảnh trong
truyện cũng gắn với các địa danh lịch sử, nơi diễn ra các trận đấu ác
liệt và sự hy sinh xương máu của dân tộc. Nói chung, khơng - thời
gian trong tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên cịn ít nhiều mang
tính chất ước lệ, lấy sự vật, hiện tượng hoa lá, cỏ cây, mặt trời, bóng
trăng, ánh nắng để biểu thị hơn là mô tả chi tiết, cụ thể.
2.2. HƯ CẤU, SÁNG TẠO TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
PHẠM MINH KIÊN
2.2.1. Các dạng hư cấu, sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử
Trong tiểu thuyết của Phạm Minh Kiên, người đọc còn bắt gặp
rất nhiều yếu tố hư cấu: nhân vật, sự kiện, không gian, hồn cảnh...
Hư cấu cũng có nhiều dạng: có những yếu tố hư cấu một phần, kết
hợp sự thật với tưởng tượng, lại có những yếu tố hư cấu hồn tồn,
nghĩa là vốn khơng có thật, tất cả đều do nhà văn sáng tạo ra. Dựa
vào ghi chép trong sách sử, kết hợp với hư cấu, Phạm Minh Kiên hư
cấu không gian, hồn cảnh, sự kiện... Đặc biệt, ơng đã xây dựng
nhân vật với số phận cụ thể, trao cho họ những hành động cao cả, thể
hiện tấm lòng trung với nước, hiếu với dân, gạt bỏ tình riêng, hy sinh
vì nghĩa cả, xứng đáng là phận làm trai trong thời đất nước có nạn
ngoại bang xâm chiếm.
2.2.2. Vai trị của hư cấu, sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử
Nhà văn Phạm Minh Kiên với ý muốn “đem ra thêu thùa, bày
vẽ, sắp đặt nên truyện, nên tuồng”, đã sử dụng phương thức hư cấu,
tái tạo khi xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử, làm cho chúng vốn
15
“khơ khan trong hịm quốc sử” đã trở nên sống động và gần với con
người thực, con người đời thường. Vì thế tiểu thuyết của ơng đã nhận
được sự ủng hộ của độc giả và những ý kiến khen ngợi từ các đồng
nghiệp trong việc sáng tác tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử.
Phạm Minh Kiên với tinh thần viết tiểu thuyết lấy đề tài dã sử,
lịch sử, để tái dựng lại lịch sử bằng một số ít vốn kiến thức thu nhặt
từ trong các sách vở, truyền thuyết dân gian như đã nêu trên. So với
những gì vốn có, bức tranh lịch sử mà nhà văn đã tạo nên trong tác
phẩm của mình phong phú, sinh động hơn hẳn. Cũng những nhân vật
đã được cộng đồng biết đến, những sự kiện được lưu giữ trong sử
sách nhưng đó khơng cịn là sử liệu thuần túy mà đã thành hình
tượng nghệ thuật có sức hấp dẫn lớn lao. Ơng đã đưa các nhân vật
của mình đến với độc giả để họ khắc ghi vào trong trí nhớ, từ đó góp
phần thức tỉnh tinh thần dân tộc theo cách “ôn cố tri tân”. Đó cũng là
biện pháp nhằm để “phổ biến quốc sử, khai dân trí, chấn dân khí”
một cách hiệu quả, thiết thực mà Phạm Minh Kiên và các nhà văn
cùng thời từng đặt ra.
16
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA PHẠM MINH KIÊN
3.1. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TIỂU
THUYẾT LỊCH SỬ
3.1.1. Xung quanh vấn đề cốt truyện
Có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề cốt truyện. Song, điều mấu
chốt của cốt truyện khơng gì khác là nhân vật (tính cách) và sự kiện
(hành động). Cốt truyện là phần lõi của một tác phẩm tự sự, được
hình thành từ sự kết hợp sự kiện và nhân vật. Như vậy, cốt truyện là
toàn bộ những sự kiện, các biến cố trong tác phẩm mà người đọc khi
tiếp xúc tác phẩm có thể nhận ra được; cốt truyện là phần lõi bên
trong, với những nội dung, quá trình, diễn biến của các mâu thuẫn,
xung đột được tác giả thể hiện bên trong tác phẩm dưới dạng tự sự.
3.1.2. Đặc điểm cốt truyện trong tiểu thuyết lịch sử Phạm
Minh Kiên
Cốt truyện của các bộ tiểu thuyết Tiền Lê vận mạt, Trần Hưng
Đạo và Việt Nam Lý Trung Hưng không mấy phức tạp. Bởi các hành
động của các nhân vật diễn ra liên tục, thống nhất theo lối biên niên.
Chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn đối với tiểu thuyết lấy đề tài
lịch sử. Cốt truyện là yếu tố hình thức hết sức quan trọng trong tiểu
thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên. Mặc dù tác giả bám sát sự thật
lịch sử, rất trung thành với các sự kiện và nhân vật vốn có, thế nhưng
do biết chọn lọc, thêm bớt một cách hợp lý, biết lược bỏ những gì
17
thiết yếu và tô đậm, đào sâu những yếu tố quan trọng khiến cho câu
chuyện trở nên mạch lạc, hấp dẫn.
3.1.3. Tổ chức tác phẩm
Điểm độc đáo trong cách tổ chức trình bày các sự kiện trong
tác phẩm Phạm Minh Kiên là tác giả thường tạo ra kịch tính cho các
sự kiện, từ đó nhân vật có điều kiện bộc lộ phẩm chất, tư tưởng, tình
cảm. Cốt truyện trong tiểu thuyết lấy đề tài lịch sử của Phạm Minh
Kiên là cốt truyện đơn tuyến, chủ yếu xoay quanh cuộc đời, thân thế,
sự nghiệp của nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Để tạo sự mạch
lạc cho câu chuyện, tác giả phân chia tiểu thuyết thành các hồi. Mỗi
truyện có số lượng hồi khác nhau: Việt Nam anh kiệt (Vì nghĩa liều
mình) có 15 hồi; Tiền Lê vận mạt gồm 17 hồi; Lê triều Lý thị gồm 31
hồi; Trần Hưng Đạo gồm 18 hồi; Việt Nam Lý Trung Hưng (Việt
Nam Lý Thường Kiệt) gồm 24 hồi.
Kết cấu chương hồi vốn là hình thức trình bày có tính chất
khn mẫu rất phổ biến của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Phạm
Minh Kiên cũng sử dụng lối cấu trúc các chương hồi. Tuy nhiên nhà
văn khơng lặp lại hồn tồn lối kết cấu cơng thức này. Ơng vẫn sử
dụng hình thức này nhưng rất hạn chế. Chẳng hạn trong tiểu thuyết
Trần Hưng Đạo, với bảy cuốn, mười tám hồi, ông chỉ dùng câu
chuyển ở cuối mỗi cuốn. Kết thúc mỗi chương/ hồi, nhà văn cũng
khơng bỏ lửng sự kiện mà trình bày một cách trọn vẹn các sự kiện,
biến cố. Điều này lại có tác dụng làm thỏa mãn sự chú ý của độc giả
và tạo ra hứng thú khi theo dõi câu chuyện một cách đầy đủ, liền
mạch. Người đọc lúc thì cảm thấy hồi hộp, cảm thấy phấn khởi với
những giây phút quân ta chiến thắng kẻ địch, có lúc bực tức trước
18
cảnh quân giặc ỷ thế binh cường tướng mạnh xem nước ta khơng ra
gì, lại cũng có lúc người xem phải rơi lệ trước cảnh hy sinh của
nghĩa quân… Tâm trạng của người đọc biến chuyển theo cách trình
bày sự kiện của tác giả. Đấy là thành công của Phạm Minh Kiên về
phương diện kết cấu tiểu thuyết.
3.2. NGHỆ THUẬT MÔ TẢ NHÂN VẬT
3.2.1. Cách thức giới thiệu xuất xứ nhân vật
Nhân vật chính trong tác phẩm của Phạm Minh Kiên chủ yếu
là các anh hùng hào kiệt, các đấng quân vương. Tuy nhiên trước khi
trở thành danh nhân, thành người nổi tiếng, lai lịch, xuất xứ của họ
lại rất khác nhau. Vì lẽ đó mà tác giả rất chú trọng việc giới thiệu
nguồn gốc nhân vật. Có những nhân vật anh hùng nhưng xuất thân
bình thường như Lê Phụng Hiểu, Phạm Ngũ Lão, Lý Thường Kiệt…
Đấy là những người kiếm sống bằng lao động của mình. Cũng có
những người xuất thân quyền quý, thế gia vọng tộc hoặc do linh ứng
kết thành như nhân vật Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn. Dù xuất thân
khác nhau nhưng tất cả họ đều có chung một lịng “trung với nước,
hiếu với dân”, hết lịng hy sinh cho non sơng.
3.2.2. Mơ tả diện mạo nhân vật
Trong tiểu thuyết lịch sử, Phạm Minh Kiên sử dụng nhiều
cách mơ tả nhân vật khác nhau. Có khi tác giả mô tả cụ thể từng chi
tiết của nhân vật, có khi chỉ phác họa thần thái nhân vật, cũng có khi
tác giả dùng phép đối chiếu, so sánh…. Thơng qua cách miêu tả diện
mạo bên ngồi của nhân vật, người đọc có thể hình dung được tính
cách, phẩm hạnh của nhân vật đó. Các nhân vật được tác giả giới
19
thiệu mức độ đậm nhạt, sơ lược hoặc kỹ càng khác nhau nhưng
người đọc vẫn nhận ra bản chất, chân tướng của họ.
Tuy nhiên, khi miêu tả ngoại hình, diện mạo, tính cách nhân
vật, nhà văn vẫn chưa thốt khỏi lối miêu tả mang tính ước lệ mà
chúng ta thường gặp cách miêu tả này trong truyện thơ Nôm như
nhân vật Lê Phụng Hiểu giải cứu cho tiểu thư Hoàng Nguyệt Mai rất
giống với cảnh Lục Vân Tiên khi giải cứu cho nàng Nguyệt Nga
trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Tuy vậy, đó là
điều khó tránh đối với một tác giả sáng tác trong buổi ban đầu của
nền văn xuôi hiện đại.
3.2.3. Mô tả hành động và tâm lý nhân vật
Đối với nhân vật của tiểu thuyết lịch sử, hành vi, hoạt động là
điều được Phạm Minh Kiên hết sức chú ý mô tả. Nhân vật hiện lên
qua hàng loạt những chi tiết, tình tiết trong mọi hồn cảnh khác
nhau. Bên cạnh đó, Phạm Minh Kiên vẫn dành cho nhân vật của
mình nhiều trang mơ tả trạng thái tình cảm, tâm lý sâu sắc.
Chính điều đó đã làm cho nhân vật trong truyện của ơng có chiều sâu
nội tâm.
3.3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ PHẠM MINH KIÊN
3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên có hai hình thức
ngơn từ đáng chú ý, đó là ngơn ngữ của người kể chuyện và ngôn
ngữ nhân vật.
Ngôn ngữ người kể chuyện là hình thức lời nói của “nhân vật”
đặc biệt. Nó mang nhiều sắc thái khác nhau. Chẳng hạn, tiểu thuyết
20
Trần Hưng Đạo có đoạn: “Qua năm Mậu Dần, dương lịch 1278 vua
Thánh Tôn nhường ngôi lại cho Thái tử Khâm lên làm vua xưng là
Nhân Tôn, lấy niên hiệu Thiện Bảo. Vua Nhân Tơn lên làm đầu nước
Nam thì cũng không khỏi nhà Nguyên bên Tàu qua ép buộc việc nầy
việc nọ. Cái cử chỉ tham tâm của Hốt Tất Liệt và quân Nguyên lúc
đó làm cho nước Nam ta, từ vua đến quan, từ quan đến quân, thảy
đều tức tối căm hận; nhưng nước nhỏ người ít nên phải chịu ngậm
hờn nuốt oán”. Đây là đoạn mở đầu của tác phẩm. Đoạn văn thể hiện
rất rõ vai trò người kể chuyện. Lời kể ở trên một mặt giúp cho độc
giả có thể thấy khái qt tình hình nước Việt ta vào khoảng thời gian
cụ thể nêu trên, với những sự kiện lịch sử như đang diễn ra, hiện ra
trước mắt người đọc. Đồng thời cũng ẩn chứa một thái độ xót xa cho
đất nước, căm phẫn đối với kẻ thù. Tác giả đóng vai trị là người kể
lại câu chuyện trên bình diện đưa ra nhận xét của bản thân mình về
các sự kiện, về cá tính nhân vật trong tác phẩm, tác giả cịn nói thay
lời nhân vật, hịa mình, đóng vai nhân vật để phát ngơn.
Ngơn ngữ nhân vật trong truyện của Phạm Minh Kiên làm nổi
bật tính cách, nguồn gốc xuất thân, nghề nghiệp của nhân vật… rất
rõ. Qua đối đáp, trao đổi giữa các nhân vật và độc thoại nội tâm của
nhân vật, ngôn ngữ nhân vật góp phần làm nổi bật cuộc sống và tính
cách nhân vật. Đồng thời, ngơn ngữ cịn góp phần làm cho nhân vật
trở nên sinh động, chân thật.
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật
Khảo sát tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên chúng ta
nhận thấy nổi bật hơn hết là giọng trang nghiêm trầm tĩnh, giọng
chiêm nghiệm triết lý. Giọng điệu trang nghiêm trầm tĩnh phù hợp để
21
tác giả thể hiện thái độ tôn trọng lịch sử, khơi gợi khơng khí lịch sử.
Chẳng hạn trong tiểu thuyết Việt Nam Lý Thường Kiệt, khi Lý
Thường Kiệt lãnh binh dẹp giặc Tàu, đánh lấy Quế Châu rồi đến Ung
Châu, bình định quân Chiêm Thành đem lại thanh bình cho muôn
dân, giọng điệu nghệ thuật khi ấy tràn đầy hào sảng. Chúng ta cịn
bắt gặp giọng trữ tình triết lý, mang nét đặc trưng thể hiện tư tưởng
của tác giả muốn chuyền tải đạo lý luân thường, triết lý cuộc sống
cho người đọc. Hay như ở Trần Hưng Đạo, người đọc bắt gặp giọng
điệu đanh thép hùng hồn của người làm tướng khi đối mặt với quân
thù, giọng trữ tình cảm xúc thể hiện tình cảm của nhân vật trước thời
cuộc dâu bể tang thương, được thể hiện qua ngôn ngữ giàu sắc thái
biểu cảm, qua những câu cảm thán, câu hỏi dồn dập, qua biện pháp
ẩn dụ so sánh. Có thể thấy, giọng điệu nghệ thuật trong tác phẩm của
Phạm Minh Kiên vô cùng phong phú, khi là giọng điệu trang nghiêm
trầm tĩnh, giọng chiêm nghiệm triết lý, khi là giọng điệu đanh thép
hùng hồn, khi là giọng trữ tình cảm xúc,…Chính điều đó là cho tiểu
thuyết lịch sử của ông trở nên gần gũi và chân thật hơn.
3.3.3. Về một số điểm hạn chế trong nghệ thuật tiểu thuyết
của Phạm Minh Kiên
Cũng cần phải thấy một điều, ngôn ngữ, giọng điệu trong các
tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên nói chung, trong các tác
phẩm Tiền Lê vận mạt, Trần Hưng Đạo và Việt Nam Lý Trung Hưng
nói riêng khơng phải lúc nào cũng hợp lý. Nhìn chung, lối diễn đạt
nhiều khi đơn điệu, gây cảm giác nhàm chán. Âm hưởng chủ đạo
trong tiểu thuyết có một điểm chung là ca ngợi: đề cao thắng lợi, tôn
sùng cái đẹp, ca ngợi các chiến tích lẫy lừng của nhân dân ta, ca ngợi
22
những tấm gương trung hiếu tiết nghĩa vì nghĩa liều mình cứu dân,
cứu chúa. Các nhân vật chính diện đều được mơ tả là những “thiên
thần giáng thế”.
Nhìn chung về nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh
Kiên có khơng ít hạn chế. Đó là việc tác giả cịn chú trọng lối văn
biền ngẫu, có vần có đối, là sự trau chuốt gọt dũa từ ngữ thái quá
khiến cho tính chất tự sự trong tác phẩm bị ảnh hưởng. Mặt khác, tác
giả cũng chưa có được sự cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật, dấu ấn
cá nhân chưa rõ.
23
KẾT LUẬN
1. Có thể thấy Phạm Minh Kiên là cây bút từng được biết đến
với những thể tài văn chương phổ biến đầu thế kỷ XX như tiểu
thuyết ái tình, tiểu thuyết luân lý lấy đề tài xã hội và tiểu thuyết trinh
thám. Tuy vậy, tiểu thuyết lịch sử chính là mảnh đất để lại dấu ấn sâu
sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông
2. Nội dung trong các tiểu thuyết của Phạm Minh Kiên về đề
tài lịch sử đã được thể hiện một cách chân thật, sinh động, nhất là
phần nói về lịch sử dân tộc.
Tiểu thuyết lịch sử của Phạm Minh Kiên là một cách sáng tạo
kết hợp cả sự thật lịch sử lẫn hư cấu, tưởng tượng. Với tài năng của
một cây bút giàu kinh nghiệm, ông đã tạo nên một thế giới nghệ
thuật hết sức phong phú, sinh động, Đó là một hiện tượng lịch sử đặc
biệt, vừa có sức khái quát cao lại vừa chi tiết, cụ thể.
3. Xét về mặt nghệ thuật, khi khảo sát nghệ thuật xây dựng cốt
truyện, nghệ thuật mô tả nhân vật cũng với ngôn ngữ và giọng điệu
nghệ thuật, luận văn đã chứng minh được những điểm thành công
trong tác phẩm của Phạm Minh Kiên.
Cốt truyện là yếu tố hình thức hết sức quan trọng trong tiểu
thuyết lịch sử Phạm Minh Kiên. Mặc dù tác giả bám sát sự thật lịch
sử, rất trung thành với các sự kiện và nhân vật vốn có, thế nhưng do
biết chọn lọc, thêm bớt một cách hợp lý, biết lược bỏ những gì thiết
yếu và tơ đậm, đào sâu những yếu tố quan trọng khiến cho câu
chuyện trở nên mạch lạc, hấp dẫn.