Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.85 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ LINH KA

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ LINH KA

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH
NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HƢỜNG

Đà Nẵng - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Linh Ka


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................10
4. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................10
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................11
6. Cấu trúc luận văn...........................................................................................11
CHƢƠNG 1. ẢNH HƢỞNG PHÂN TÂM HỌC TRONG TIỂU
THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH - NHÌN TỪ NGUỒN CHUNG ...........13
1.1. ẢNH HƢỞNG PHÂN TÂM HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI ................................................................................................................13
1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản của phân tâm học S. Freud ............................13
1.1.2. Dấu ấn phân tâm học trong văn học Việt Nam hiện đại.......................21
1.2. SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH - MỘT XU HƢỚNG
PHÂN TÂM CON NGƢỜI ....................................................................................24

1.2.1. Hành trình sáng tạo .................................................................................24
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật .............................................................................26
1.2.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời ......................................................28
CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC .....31
2.1. NHÂN VẬT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT VƠ THỨC, TÍNH DỤC.................31
2.1.1. Nhân vật với đời sống vô thức ...............................................................31
2.1.2. Nhân vật với đời sống bản năng.............................................................42
2.2. NHÂN VẬT NHÌN TỪ LÝ THUYẾT CƠ CẤU NHÂN CÁCH TOÀN
DIỆN .........................................................................................................................52


2.2.1. Nhân vật mặc cảm...................................................................................52
2.2.2. Nhân vật tha hóa......................................................................................61
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH NHÌN TỪ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC .....65
3.1. KẾT CẤU .........................................................................................................65
3.1.1. Kết cấu dòng tâm trạng ...........................................................................65
3.1.2. Kết cấu lắp ghép, đồng hiện ...................................................................68
3.1.3. Kết cấu liên văn bản................................................................................71
3.2. NGÔN NGỮ .....................................................................................................75
3.2.1. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện ....................................................................75
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ..................................................................................78
3.3. KHƠNG - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT .......................................................82
3.3.1. Khơng - thời gian đêm ............................................................................82
3.3.2. Không - thời gian ảo giác .......................................................................84
3.4. HỆ THỐNG BIỂU TƢỢNG ...........................................................................88
3.4.1. Biểu tƣợng cái chết .................................................................................88
3.4.2. Biểu tƣợng phồn thực .............................................................................91
3.4.3. Biểu tƣợng Lửa, Nƣớc, Đất/ Rừng ........................................................92

KẾT LUẬN .............................................................................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Thế kỷ XX có ba sự đảo lộn lớn trong đời sống tinh thần nhân loại: chủ
nghĩa Marx, thuyết tƣơng đối của Einstein và phân tâm học” [44, tr.7].
Phân tâm học (psychoanalyse) do Sigmund Freud (1856 - 1939) - một
thầy thuốc, một bác sỹ tâm thần, một nhà tâm lý học ngƣời Áo, gốc Do Thái
sáng lập. Ông đƣợc biết đến nhƣ một nhà tâm lí học đầu tiên phân tích sự hiện
hữu của vô thức, sự can thiệp của vô thức vào đời sống của con ngƣời một
cách hệ thống nhất. Học thuyết Freud ảnh hƣởng lớn đến triết học, tâm lý học,
xã hội học, y học… và đặc biệt là văn học, một lĩnh vực khoa học nhân văn.
Ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, phân tâm học đã mang lại cho văn
học nhiều điều mới mẻ. Không chỉ trong lĩnh vực sáng tác, phân tâm học còn
ảnh hƣởng mạnh mẽ tới lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn học, làm đảo lộn
tƣ tƣởng nhân loại. Ở Việt Nam, qua những bƣớc thăng trầm, phân tâm học
Freud để lại dấu ấn đậm nhạt trong nhiều giai đoạn văn học, ở cả hai lĩnh vực
sáng tác lẫn phê bình.
Theo Đỗ Lai Thúy, mặc dù đƣợc gieo giống khá sớm nhƣng trong một
thời gian phê bình phân tâm học ở Việt Nam không đâm cành trổ nhánh lên
đƣợc. Từ đổi mới (1986) đến nay, phân tâm học đã đƣợc nhìn nhận lại một
cách khách quan và đúng đắn hơn, dần thuyết phục và lấy đƣợc cảm tình của
đơng đảo cơng chúng. Điều này đã ảnh hƣởng lớn đến đời sống xã hội cũng
nhƣ văn chƣơng nghệ thuật, góp phần làm thay đổi những quan niệm nghệ
thuật, cũng nhƣ cách nhìn nhận về con ngƣời.

Sau 1986, trong xu thế hội nhập toàn cầu, trong việc tiếp nhận những lí
thuyết mới, khơng thể phủ nhận vai trò của phân tâm học trong đời sống văn
học Việt Nam. Trong sáng tác, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết, dấu ấn phân tâm


2

học đậm nét ở nhiều tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái, Y Ban,
Tạ Duy Anh,… trong đó Nguyễn Đình Chính là một hiện tƣợng tiêu biểu.
Bên cạnh những phong cách độc đáo, có nhiều đóng góp quan trọng vào
hành trình cách tân văn học Nguyễn Đình Chính không hẳn là một gƣơng mặt
tiểu thuyết nổi bật. Nhƣng khát vọng cống hiến, niềm say mê sáng tác luôn là
động lực thúc đẩy ơng khơng ngừng tìm tịi, đổi mới trên con đƣờng văn
chƣơng đầy trắc trở, “trầy trật” của mình. Tiểu thuyết của Nguyễn Đình
Chính khơng nhiều, nhƣng với hai tác phẩm Ngày hồng đạo và Online…ba
lơ nhà văn đã thật sự khẳng định phong cách, đặc biệt nếu soi chiếu từ phân
tâm học. Dấu ấn phân tâm học không ngẫu nhiên trong thế giới nghệ thuật
tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính, mà nhà văn có ý thức vận dụng phân tâm
học để khắc họa cũng nhƣ giải mã con ngƣời hiện đại. Riêng với tiểu thuyết
Ngày hoàng đạo, một độc giả đã khẳng định: “…Bản thân tác phẩm này đã là
một kỳ tích về giá trị lao động nghệ thuật của nhà văn, một kỳ tích về những
giá trị văn hóa tinh thần của con ngƣời, và một kỳ tích về sự chuyển đổi một
lý thuyết tâm lý học về vơ thức hay cịn gọi là phân tâm học của nhà khoa học
Sigmund Freud sang văn học” [7, tr.394]. Thật vậy, tiểu thuyết Nguyễn Đình
Chính, với sự khám phá tinh tế những bí ẩn của cõi vơ thức trong tâm lý cùng
bản năng vốn có của con ngƣời đã giúp cho độc giả phần nào nhận chân đƣợc
thực tế cuộc sống, giá trị và ý nghĩa đích thực của sự hiện tồn, đồng thời hiểu
sâu sắc hơn về tính đa phức của con ngƣời.
Chọn đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính nhìn từ lý thuyết
phân tâm học luận văn nhằm mục đích khẳng định những đóng góp mới mẻ

trong tƣ duy nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật đối với con ngƣời cũng nhƣ
phong cách của nhà văn. Qua đó khẳng định giá trị nhân văn và những đóng
góp đáng ghi nhận của tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính vào tiến trình cách tân
tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại.


3

Mặc khác, trong sự đổi mới tƣ duy tiểu thuyết, Nguyễn Đình Chính là
nhà văn gây những luồng tiếp nhận khác nhau. Dùng lý thuyết phân tâm học
để soi sáng thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính là hƣớng đi có
nhiều ƣu thế. Từ đó có thể lí giải vì sao cùng một hiện tƣợng văn học nhƣng
cách đánh giá lại không thuần nhất ở từng thời điểm lịch sử.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những cơng trình, bài báo liên quan gián tiếp đến đề tài
Những thành tựu đạt đƣợc trong việc ứng dụng phân tâm học vào nghiên
cứu văn học Việt Nam hiện đại khá phong phú. Từ sau 1986, phê bình phân
tâm học phát triển ở Việt Nam. Có thể nói, Đỗ Lai Thúy là ngƣời vận dụng
khá linh hoạt phân tâm học trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình. Với hai
chuyên luận Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực (1999) và Bút pháp của
ham muốn (2009), Đỗ Lai Thúy đã làm rõ, cụ thể hóa lí thuyết về vơ thức tập
thể. Đỗ Lai Thúy cịn vận dụng phân tâm học vào phê bình trong một số cơng
trình nhƣ: Phân tâm học và phê bình văn học ở Việt Nam, Đi tìm ẩn ngữ
trong thơ Hồng Cầm…để lý giải mặc cảm tính dục ấu thơ, mặc cảm hoạn
của nhân vật trữ tình trong thi phẩm.
Phạm Văn Sĩ với cơng trình Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện
đại (NXB ĐH và THCN, Hà Nội, 1986). Trong cơng trình này, ngồi việc lƣợc
khảo và giới thiệu những trào lƣu triết học có thể ứng dụng vào nghiên cứu văn
học nhƣ hiện sinh chủ nghĩa, cấu trúc luận, siêu thực, phân tâm học, hiện tƣợng
học… Phạm Văn Sĩ còn khái lƣợc sự ảnh hƣởng của phân tâm học Freud trong

một bộ phận văn học miền Nam trƣớc 1975. Khơng những thế, ơng cịn chỉ ra
những nhƣợc điểm trong khi ứng dụng phân tâm học Freud vào nghiên cứu
cũng nhƣ sáng tác văn học của một số nhà văn, nhà lý luận, phê bình. Mặc dù
chƣa thuyết phục và tồn diện bằng những cơng trình nghiên cứu sau này,
nhƣng với Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại, Phạm Văn Sĩ đã phác


4

thảo đƣợc phần nào diện mạo văn học Việt Nam trƣớc 1975, trong đó có dịng
văn học chịu ảnh hƣởng của phân tâm học và dòng văn học hiện sinh.
Trần Thanh Hà với chuyên luận Học thuyết S. Freud và sự thể hiện của
nó trong văn học Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008) là một cơng
trình nghiên cứu về sự biểu hiện của phân tâm học trong văn học Việt Nam
chủ yếu ở mảng sáng tác. Về mảng lý luận - phê bình, tác giả chỉ đề cập qua
một số cơng trình phê bình phân tâm học tiêu biểu của giai đoạn này. Đồng
thời, tác giả cũng vận dụng phân tâm học để đi sâu vào bản năng cũng nhƣ
trạng thái tâm linh của con ngƣời qua tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, Tạ Duy
Anh, Phạm Thị Hồi, Nguyễn Huy Thiệp.
Trong bài Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm học qua truyện ngắn Việt
Nam hiện đại, Hồ Thế Hà đã vận dụng lý thuyết phân tâm học để lý giải chiều
sâu những ẩn ức, những khát khao và xung động tính dục, từ đó tìm hiểu cái
gốc rễ trong đời sống tâm lý của con ngƣời hiện đại một cách có cơ sở nhất
qua truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, Xuân Thiều, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bản,
Nguyễn Quang Thân, Phạm Hoa…Đặc biệt, với bài Hướng tiếp cận phân tâm
học trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Hồ Thế Hà đã điểm qua những
thành tựu của phân tâm học qua một số tác phẩm của các tác giả tiêu biểu, từ
đó khẳng định vai trị của phân tâm học trong việc khám phá tâm sinh lý con
ngƣời, mở ra một hƣớng đi mới cho văn học nghệ thuật, và quan trọng hơn là
tạo ra tính hiện đại cho truyện ngắn Việt Nam 1975 - 2005.

2.2. Những công trình, bài báo liên quan trực tiếp đến đề tài
Cho đến nay, những bài viết về Nguyễn Đình Chính cịn khá khiêm tốn,
chủ yếu là những bài viết nhỏ lẻ đƣợc đăng tải trên các trang mạng.
Về tiểu thuyết Ngày hoàng đạo
In ở phần sau cuốn Ngày hoàng đạo, tập 2, Nxb Văn học, 2006 có một số
bài viết chính tác giả đã sƣu tầm “coi nhƣ là những Lời bạt thay cho lời cảm ơn”.


5

Trong bài Đêm Thánh Nhân - hố đen tâm linh (2001), từ góc nhìn phân
tâm học, một độc giả u mến tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính đã nhìn
nhận thấu đáo những khó khăn, những định kiến của xã hội mà một nhà văn
gặp phải khi chọn ánh sáng phân tâm học để soi đƣờng vào vô thức cũng nhƣ
bản năng. Tác giả bài viết nhận định nhân vật trong tiểu thuyết Ngày hồng
đạo “…mang đầy tính dục thuộc đủ mọi dạng hình, thành phần xã hội. Họ
sống hết sức tự nhiên nhƣ bƣớc một bƣớc từ cuộc đời vào trong tác phẩm. Họ
sống, suy nghĩ và hành động không xa lạ với chúng ta nhƣng để hiểu đƣợc họ
rất khó bởi vì có rất nhiều định kiến, tập tục và nhất là cái sĩ diện cố hữu đã
ngăn cản chúng ta yêu thƣơng họ, thông cảm họ và đấy chính là một phần của
lý thuyết về tính dục Freud mà Nguyễn Đình Chính muốn nói với chúng ta
sau khi chuyển tải thành văn học” [7, tr.396]. Bài viết đánh giá cao những
sáng tạo của Nguyễn Đình Chính trong việc ứng dụng phân tâm học một cách
tinh tế và đầy bản lĩnh: “…chất hoang dã kỳ bí sống động, vốn sống dồi dào
và nhất là khối lƣợng tri thức đƣợc tích nạp bao năm gặp dịp bung ra làm vỡ
lớp vỏ tiềm thức nơi chứa đựng ký ức xa xăm để vƣơn tới một miền đất cịn
kỳ bí hơn đó là tình dục và tâm linh” [7, tr.406].
Trong bài Thay cho lời tựa, Đặng Tiến, bên cạnh việc thừa nhận Ngày
hoàng đạo là một thành tựu của văn chƣơng huyền ảo, cịn khẳng định sự
thành cơng của Nguyễn Đình Chính trong việc đƣa tính dục vào tiểu thuyết:

“Tác giả có lúc lả lơi, suồng sã, thơ bạo, thậm chí dung tục; nhƣng có lúc thơ
mộng, dí dỏm, siêu thốt, thậm chí nghiêm trang (…), tác giả muốn bình
thƣờng hóa hoạt động sinh lý ở mỗi cá nhân, thƣờng bị dồn nén, vì nhiều lý
do và hồn cảnh khác nhau, nhất là ở Việt Nam, trong một giai đoạn chƣa xa.
Nhìn chung, trong đề tài tính dục, ngịi bút Nguyễn Đình Chính có nghịch
ngợm nhƣng lành mạnh” [7, tr.446-447]. Và ơng kết luận, Ngày hồng đạo
“làm mới những giá trị khơng mới”.


6

Nhà văn Hịa Vang với Chính Mía ở Đêm thánh nhân (1999) cảm nhận:
“Tơi có cảm giác Đêm thánh nhân nhƣ một lƣỡi ben khổng lồ của một cái tàu
nạo vét bùn sục đến tận vỉa đấy, khuấy tung cả lịng sơng cuộc đời lên” [7,
tr.384], và ơng mƣợn câu nói của một nhân vật kịch của Lƣu Quang Vũ trong
Tơi và chúng ta: “Thế nào thì rồi cũng phải có một ngƣời đầu tiên chạy ra
khỏi hang” [7, tr.386], trong trƣờng hợp này, ngƣời đó có lẽ chính là tác giả
Ngày hoàng đạo.
Trong 240 phút mạo hiểm cùng Nguyễn Đình Chính (1999), Văn Cầm
Hải đã khơng dấu đƣợc những xúc cảm, những ấn tƣợng sâu sắc đến ám ảnh
khi ông đọc Đêm thánh nhân: “…Tôi nhìn thấy tôi, tôi nhận thấy ngƣời, tơi
nhìn thấy Nguyễn Đình Chính (…) Từng con chữ ám ảnh nỗi niềm cơ đơn và
tính dục vốn nhƣ hai loài chim hiếm khi xuất hiện giữa bầu trời xứ ta” [7,
tr.414]. Tác giả bài viết nhận thấy sự tiên phong, lòng dũng cảm cũng nhƣ sự
sáng tạo ở Nguyễn Đình Chính: “Nguyễn Đình Chính đã chuyển tải cả 621
trang sách của mình trên hai đƣờng ray tâm lý cơ đơn và mất mát, tính dục và
đam mê bằng điệu chơi volo ergosum - tôi muốn tức là tôi tồn tại chứ không
phải cotigo ergosum - tôi tƣ duy tức là tôi tồn tại của Descartes (…) Tƣởng là
ẩu đả với phân tâm học, tƣởng là tâm thần phân lập trong từng múi chữ, tƣởng
là ngột ngạt của một bài ca dị giáo bất chấp tôn giáo, không gian và thời gian

đa chiều nhƣng tất cả những điều “đa số gọi là huyễn hoặc hay đặc biệt thì đối
với tơi lại chính là bản chất của cái hiện thực” (chữ dùng của Dostoevki)” [7,
tr.414 - 415]. Cách cảm nhận, phê bình của Văn Cầm Hải thiên về tính chất
ngợi ca, nhƣng ít nhiều cho thấy tác giả bài báo đã thực sự nhìn rõ ảnh hƣởng
phân tâm học trong ngịi bút Nguyễn Đình Chính.
Những bài viết nhƣ Trị chuyện với Đêm thánh nhân (2000) của Hồng
Hữu Các, Đêm thánh nhân, cõi nào giữa trần gian (2000) của H.Q.T hay
Những không gian xúc cảm của tiểu thuyết (2000) của nhà thơ Thanh Thảo đã


7

phần nào cho ngƣời đọc thấy đƣợc những cảm nhận, những suy nghĩ của các
tác giả khi đọc tác phẩm này. Hoàng Hữu Các khẳng định: “Đêm thánh nhân
là cuốn sách khó đọc, ai đã đọc một trang thì đều muốn đọc tiếp những trang
sau… nhƣng đọc xong 600 trang sách (tập I) ta lại rơi vào một trạng thái mơ
hồ, hình nhƣ khó nắm bắt đƣợc một cái gì rõ ràng, tất cả đều hƣ hƣ thực thực”
[7, tr.421]. H.Q.T lại thắc mắc với câu hỏi: Đêm thánh nhân viết về cõi nào?
Trần gian, địa ngục hay thiên đàng? Khơng giống nhƣ các thi sĩ đời nay,
Nguyễn Đình Chính đã chọn con đƣờng đi xuống địa ngục, ở đó “ta khơng thể
khơng rùng mình sợ hãi. Bất ngờ, ta nhận ra tâm linh đang chuyển động” [7,
tr.426]. Nhƣng điều làm tác giả suy ngẫm, băn khoăn là tại sao viết về địa
ngục mà lại giống cuộc sống ở trần gian đến thế? Phải chăng mục đích cuối
cùng của Nguyễn Đình Chính là phơi bày sự thật về cuộc sống đang hiện hữu,
về con ngƣời, đặc biệt là thế giới nội tâm, thế giới nằm ẩn khuất sau cái ý
thức của con ngƣời, thế giới của vô thức, để từ đó làm rõ bản chất thật sự, ý
nghĩa thật sự của hai chữ “con ngƣời”. Và tác giả khẳng định, để làm đƣợc
điều đó, “chỉ có nghệ thuật văn chƣơng mới miêu tả đƣợc. Đó phải là vinh
hạnh riêng cho các nhà văn. Vì khơng một nghệ thuật nào có thể làm thay nó
đƣợc” [7, tr.429].

P.Đ trong Mấy cảm nghĩ khi đọc Đêm thánh nhân đã thể hiện sự yêu mến
và dành nhiều thiện cảm của mình cho cuốn tiểu thuyết cũng nhƣ ngƣời
“mang nặng đẻ đau” sinh ra nó. Tác giả bài viết nhận định: “Chính cố ý nói
lên cái sự thật nó vốn là nhƣ thế, vốn nó là sự thật, thật từ âm thanh, mùi vị,
tình tiết mà tác giả vạch trần không che đậy, không õng ẹo, không ngập
ngừng và nhất là không cay chua, không độc địa, không hằn học, không tàn
nhẫn…” [7, tr.452]. Tác giả bài báo đồng tình với Nguyễn Đình Chính trong
việc “cố ý đƣa vấn đề tình dục vốn là bình thƣờng của đời sống con ngƣời
nhƣ đói ăn, khát uống thành những nhu cầu thiết yếu mà xƣa nay ngƣời ta cố


8

tình che đậy”; Nguyễn Đình Chính ca ngợi tình dục “nhƣ những hình tƣợng
đẹp, cái đẹp thẩm mỹ, cao thƣợng…nhằm chống thói đạo đức giả và thói bơi
xấu tình dục”. Cho nên, “Đêm thánh nhân là cuốn tiểu thuyết thét lên tiếng
thét của cuộc đời, tiếng thét lặng câm. Nó vƣợt lên trên cả cái tốt và cái xấu,
cái thiện và cái ác, lên trên mọi ốn hờn, lịng đố kỵ, sự ti tiện hèn mọn, lên
trên tất cả nỗi dại khờ. Do đó nó vƣợt ra ngồi mọi cách nhìn và cách nghĩ cũ
kỹ, khơng thể đem các định ƣớc có sẵn áp đặt cho nó, các khn khổ chật hẹp
khốc vào mình nó. Vì nó là nó. Vì bản thân nó là nội dung và dịng chảy của
cuộc đời” [7, tr.457].
Về tiểu thuyết Online… ba lơ
Thi Anh có bài Tiểu thuyết Hậu hiện đại viết theo phong cách văng mạng
[52] đã nêu những cảm nhận về tiểu thuyết Online…ba lơ. Theo đó,
Online…ba lơ là một thử nghiệm của Nguyễn Đình Chính về lối viết hậu hiện
đại. “Khn khổ cũ đã chật”, Nguyễn Đình Chính đi tìm cho mình một lối
viết mới, ơng buộc phải “ép mình vào cuộc chạy ma-ra-tơng” để tìm cho mình
hƣớng đi riêng, khơng lặp lại. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế nhƣng
Online…ba lô đã chạm đƣợc tới lối viết hậu hiện đại, để lại trong lịng độc giả

cũng nhƣ giới phê bình nhiều suy ngẫm, băn khoăn. Trong bài phỏng vấn
Nguyễn Đình Chính về tiểu thuyết Online…ba lơ, tác giả bài báo đã khái quát
về tác phẩm: “Cuốn tiểu thuyết nhƣ một hoài niệm của nhân vật tên Zê, nhớ
về các mối tình trong hiện tại và quá khứ, đụng độ giữa lãng mạn và hiện
thực, của tuổi già và tuổi trẻ, của non tơ và …“cáo già”. …Giọng điệu tƣng
tửng, đôi khi nhấm nhẳng bất cẩn, lúc “trơ” lì nhƣng khó giấu nổi sự yếu đuối
và khao khát sống của một lớp ngƣời” [52].
Khôi Nguyên trong bài Khuôn mẫu cũ về tình yêu đã chật nhận định đây
là cuốn tiểu thuyết đang cố gắng dị tìm những đại giá trị mới. Với sự xuất
hiện khá dầy đặc những cảnh sex và những đoạn diễn biến tâm lý hƣớng đến


9

sex nhƣng “đọc khơng có cảm giác dung tục, mà ngƣợc lại, khiến ngƣời ta
cảm thấy bị nhìn soi mói vào gan ruột” [58]. Phải chăng đó là điều mà
Nguyễn Đình Chính muốn thể hiện trong tác phẩm khi khẳng định: “Tơi
muốn bóc ra những lớp bí mật đó”.
Nhìn chung, những cơng trình, bài báo viết về tiểu thuyết Nguyễn Đình
Chính cịn ở dạng riêng lẻ, chỉ dừng lại ở những cảm nhận, nhận xét, đánh giá
chủ quan của các tác giả. Các nhà phê bình thƣờng chỉ chú trọng đến phƣơng
diện nội dung, thi pháp nghệ thuật, cảm quan đời sống của tác giả mà ít tham
chiếu từ phân tâm học hoặc có nhắc đến, có nhận thấy vai trị của nó nhƣng chỉ
dừng lại ở mức độ luận lý để minh chứng cho vấn đề khác chứ chƣa phát triển
thành một luận điểm lớn, độc lập. Cũng chƣa có cơng trình nào nghiên cứu một
cách hệ thống tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính nhìn từ lý thuyết phân tâm học.
Qua việc khảo sát các cơng trình, bài báo nghiên cứu về tiểu thuyết
Nguyễn Đình Chính, trên cơ sở nhận định phân tâm học là một học thuyết
lớn, có ảnh hƣởng sâu sắc đến tiểu thuyết của nhà văn này, chúng tơi cho
rằng: cần thiết phải phát triển nó thành một luận đề độc lập để vừa góp phần

chứng minh năng lực thâm nhập tâm hồn ngƣời và tài năng nghệ thuật của
nhà văn, vừa có thể khẳng định giá trị và sự độc đáo, mới mẻ của tiểu thuyết
Nguyễn Đình Chính trên văn đàn đƣơng đại. Bên cạnh đó, nếu lấy phân tâm
học làm điểm quy chiếu để phân tích, đánh giá, ngƣời nghiên cứu sẽ có đƣợc
cái nhìn sâu sắc hơn.
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến, kết quả nghiên cứu của các tác giả đi
trƣớc, kết hợp những đánh giá, kiến giải của riêng mình, chúng tôi triển khai
luận văn với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính nhìn từ lí thuyết
phân tâm học để đóng góp một tiếng nói khẳng định những giá trị độc đáo của
tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính và vai trị của nhà văn trong tiến trình cách
tân văn học Việt Nam sau Đổi mới.


10

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính
nhìn từ lý thuyết phân tâm học.
Đối tƣợng khảo sát là hai tác phẩm:
- Ngày hoàng đạo (2006), gồm 2 tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
- Online…ba lơ (2008), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Ngồi ra, luận văn cũng khảo sát một số tiểu thuyết của các nhà văn
đƣơng đại Việt Nam để có cơ sở so sánh, đối chiếu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ở luận văn này, chúng tơi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Nguyễn
Đình Chính nhìn từ hệ thống lý thuyết phân tâm học ở các bình diện cơ bản
nhƣ thế giới nhân vật từ góc nhìn vơ thức, tính dục (các kiểu nhân vật, quan
niệm nghệ thuật về con ngƣời) và những phƣơng thức biểu hiện (kết cấu,
ngôn ngữ, không - thời gian, biểu tƣợng…)

4. Cơ sở lí thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lí thuyết
Phân tâm học gồm nhiều nhánh, trong phạm vi của luận văn, chúng tơi
chọn lí thuyết phân tâm học của Freud làm cơ sở triển khai luận điểm. Ngoài
ra, ở một số chƣơng mục, luận văn sử dụng lí thuyết về vơ thức tập thể của
Carl Gustav Jung, phân tâm học về vật chất của Gaston Bachelard, phân tâm
học ngôn ngữ của Lacan, phân tâm học tôn giáo của Erich Fromm…để soi
chiếu vào tác phẩm, nhằm chỉ ra những nét đặc trƣng của tiểu thuyết Nguyễn
Đình Chính từ góc nhìn phân tâm học
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp loại hình: Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là
tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính từ lý thuyết phân tâm học nên tất yếu phải sử


11

dụng phƣơng pháp loại hình, trong đó chú ý tới các yếu tố mang tính đặc
trƣng của thể loại tiểu thuyết, các nhân vật tiểu thuyết, đặc biệt các nhân vật
đƣợc tiếp cận từ hƣớng phân tâm học.
Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Đặt tác phẩm trong hệ thống lý thuyết
phân tâm học để phân tích, đánh giá nhằm xây dựng một cấu trúc hợp lý trong
quá trình nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Do tính chất của đề tài, luận văn
thƣờng xuyên vận dụng phƣơng pháp phân tích tâm lý nhân vật, phân tích các
chi tiết, sự kiện…để xác định dấu ấn phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn
Đình Chính một cách hệ thống nhất.
Ngồi ba phƣơng pháp kể trên, luận văn còn sử dụng một số phƣơng
pháp hỗ trợ nhƣ so sánh, thống kê…để tìm ra sự khác biệt, nét độc đáo trong
văn Nguyễn Đình Chính.
5. Đóng góp của luận văn

5.1. Trong lĩnh vực nghiên cứu phê bình, hƣớng tiếp cận phân tâm học
gần đây đã đƣợc vận dụng và đạt đƣợc những thành tựu đáng chú ý. Là cơng
trình đầu tiên đặt vấn đề khảo sát Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính
nhìn từ lí thuyết phân tâm học, luận văn có một cái nhìn hệ thống, một hƣớng
tiếp cận mới về tiểu thuyết của nhà văn này; góp phần mở ra một hƣớng
nghiên cứu, phê bình cho đến nay vẫn cịn mới mẻ và có tính thời sự.
5.2. Khẳng định phong cách, sự sáng tạo cũng nhƣ những đóng góp của
nhà văn Nguyễn Đình Chính trong tiến trình cách tân nền văn học nƣớc nhà.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Ảnh hƣởng phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình
Chính nhìn từ nguồn chung


12

Chƣơng 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính nhìn
từ lý thuyết phân tâm học
Chƣơng 3: Nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính
nhìn từ lý thuyết phân tâm học


13

CHƢƠNG 1

ẢNH HƢỞNG PHÂN TÂM HỌC TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH - NHÌN TỪ NGUỒN CHUNG
1.1. ẢNH HƢỞNG PHÂN TÂM HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

HIỆN ĐẠI
1.1.1. Một số lý thuyết cơ bản của phân tâm học S. Freud
Nếu Copernic, với thuyết nhật tâm, đã buộc con ngƣời phải thừa nhận
rằng hành tinh nhỏ bé của nó khơng cịn là trung tâm của vũ trụ nữa; Darwin
qua thuyết tiến hóa cho thấy con ngƣời chỉ còn là một động vật may mắn hơn
những động vật khác chứ không phải là một tạo vật có nguồn gốc thần thánh,
thì đến lƣợt Freud, ông đã chứng minh rằng “cái tôi không phải là chủ nhân
trong chính ngơi nhà của nó”. Freud đã lý giải điều này trong hệ thống lý
thuyết phân tâm học, một hệ thống lý thuyết về những miền sâu, tức tâm lý
học về cái vô thức, là cái nằm sâu trong tâm khảm của mỗi ngƣời.
Tuy gọi là tâm lý học về cái vô thức, nhƣng trong hệ thống lý thuyết của
Freud lại có ba yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: Lý thuyết về vơ thức;
Lý thuyết về tính dục và Lý thuyết về cơ cấu nhân cách tồn diện. Trong đó lý
thuyết về vơ thức giữ vai trị nền tảng.
* Lý thuyết về vơ thức
Freud không phải là ngƣời đầu tiên nhận thức đƣợc sự tồn tại của vơ
thức. Chính Freud đã nói: “Phân tâm học không phải lần đầu tiên đi bƣớc này.
Đi trƣớc chúng ta trong lĩnh vực này có những nhà triết học nổi tiếng, đặc biệt
trƣớc hết là nhà tƣ tƣởng vĩ đại Schopenhauer. Ý chí vơ thức của ơng tƣơng
đƣơng với dục vọng tinh thần trong phân tâm học” [25, tr.112]. Theo
Schopenhauer, ý chí vơ thức là ngun nhân phát sinh của vạn vật, khách thể
hiện thực do ý chí của vơ thức sáng tạo. Bản chất thật sự của thế giới và con


14

ngƣời là ý chí sinh tồn thuộc lĩnh vực vơ thức. Từ đó ơng kết luận: “Vơ thức
là trạng thái khởi đầu tự nhiên của mọi sự vật”. Nhà triết học Đức Nietzsche
cũng có kết luận nhƣ Schopenhauer khi cho rằng: “Vơ thức là điều kiện tất
yếu của mọi hồn cảnh lý tƣởng”. [29, tr.112]. Theo Nietzsche, ý chí của con

ngƣời khơng có sức hút, vì đối với vơ thức, ý chí có tác dụng thứ yếu. Cịn A.
Hacman, nhà triết học chủ nghĩa duy tâm Đức thì cho rằng “vô thức là một bộ
phận không thể chia cắt của tâm lý con ngƣời, xuất hiện nhƣ là nguồn gốc và
động lực của sự sống” [29, tr.113]…
Nhƣ vậy trƣớc Freud, khái niệm vô thức đã đƣợc bàn luận khá rộng rãi
trong giới trí thức. Tuy nhiên chỉ đến những cơng trình của S. Freud, những
vấn đề về vơ thức mới thực sự trở thành một học thuyết mang tính hệ thống
chặt chẽ và có ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống tinh thần nhân loại.
Freud đã hình dung tồn bộ đời sống tinh thần của con ngƣời giống nhƣ
núi băng tọa lạc giữa biển khơi, đỉnh núi nổi lên trên mặt biển chính là phần ý
thức, chỉ chiếm một phần nhỏ trong đời sống tinh thần con ngƣời; còn phần
lớn núi băng chìm trong nƣớc chính là vơ thức, quy định, chi phối hành vi con
ngƣời; và phần giáp ranh chính là tiền ý thức. Theo cách hiểu nhƣ vậy thì vơ
thức có vai trị hết sức to lớn trong việc định hƣớng hành động cũng nhƣ phát
triển nhân cách của con ngƣời. Freud nêu rõ: “Mọi quá trình của tinh thần trên
thực chất đều là vô thức” [29, tr.113].
Nội dung của cái vô thức bao gồm tất cả những biến cố, những kỷ niệm
mà con ngƣời đã trải qua trong quá khứ, và trên hết là những ƣớc muốn chƣa
đƣợc thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ngun nhân xã hội
giữ vai trị to lớn và thƣờng giữ vai trị quyết định. Cái vơ thức mà phân tâm
học quan tâm nhiều hơn cả là cái trƣớc đây đã từng là hữu thức nhƣng bị dồn
vào vô thức nên đã trở thành cái vơ thức mà chính bản thân con ngƣời cũng
không hề hay biết. Bên cạnh nội dung phức tạp, cƣờng độ hoạt động của vô


15

thức cũng rất mạnh mẽ, nó khơng bao giờ chịu nằm n mà ln tìm cách thốt
ra, ln muốn đƣợc giải tỏa, do đó vơ thức khơng ngần ngại phá rào ngồi ý
muốn của con ngƣời khi có cơ hội, buộc con ngƣời phải ln tìm cách đè nén,

che giấu hoặc hƣớng nó vào những hoạt động mà xã hội chấp nhận. Tuy nhiên,
khi bị dồn ép quá tải thì vô thức lại trỗi dậy mạnh mẽ hơn mà lý trí khơng kiểm
sốt nổi. Theo Freud, đây chính là ngun nhân dẫn đến bệnh tâm thần và
muốn chữa trị tận gốc căn bệnh này chỉ có một cách là giải tỏa sự dồn nén đó.
Freud cho rằng một trong những con đƣờng cơ bản để giải tỏa sự dồn
nén, giải thốt những ham muốn mà khơng sợ bị vi phạm đạo đức xã hội, đó
là giấc mơ. Ơng viết: “Mọi giấc mơ là sự thực hiện (ảo) của một ƣớc muốn”
[49, tr.41], bởi theo Freud, toàn bộ xã hội là một hệ thống hạn chế và cấm kỵ,
luôn luôn gây áp lực cho bản năng và dục vọng của con ngƣời, buộc con
ngƣời phải dồn nén và chuyển những ham muốn ấy vào vùng vô thức. Trong
khi con ngƣời ngủ, cái vơ thức đó lợi dụng thời cơ xuất hiện để tự thỏa mãn
trong giấc mơ. Vì là sự thỏa mãn lén lút và vẫn còn vấp phải sự kiểm duyệt
(do cái tơi xã hội thực hiện) nên nó xuất hiện trong giấc mơ với bộ mặt đã
đƣợc biến đổi đi một phần. Nhƣ vậy, động lực hình thành giấc mơ cũng là cái
vô thức đã bị biến dạng dƣới hình dung thay thế. Nhờ phƣơng pháp tự do liên
tƣởng, phân tâm học đã tìm thấy đằng sau những hình dung thay thế ấy nội
dung thực sự của giấc mơ, cũng là tìm ra cái vơ thức đang bị dồn nén trong
sâu thẳm tâm hồn con ngƣời. Nên Freud cho rằng giấc mơ là con đƣờng
vƣơng giả để đạt đến sự hiểu biết những cơ chế của vô thức và để chứng tỏ
một cách không thể nào bác bỏ đƣợc rằng vơ thức có thật.
Nghiên cứu về cái vơ thức, Freud đặc biệt coi trọng việc tìm hiểu và
phân tích bản năng của con ngƣời. Ông cho rằng con ngƣời đƣợc sinh ra với
những bản năng thuộc về vô thức và ông chú ý đến hai bản năng trọng yếu:
bản năng sống (Eros) và bản năng chết (Thanatos).


16

Bản năng sống bao gồm tất cả những gì liên quan đến sự tồn tại của cá
nhân và tập thể nhƣ: đói, khát, tình dục. Năng lƣợng của bản năng sự sống

này đƣợc gọi là libido - bản năng tính dục. Tính dục là bản năng sống mà
Freud gắn vào tầm quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách. Nó là
năng lƣợng của sự sống, năng lực làm chúng ta sống, hoạt động, hƣởng thụ;
tạo sự thăng bằng bên trong cơ thể bằng cách làm cho con ngƣời tránh đƣợc
những căng thẳng, đau đớn, thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời. Bản năng sống
rất quan trọng để duy trì cuộc sống của cá nhân cũng nhƣ sự tiếp tục của loài.
Bản năng chết là “hệ thống năng lượng của những sinh vật sống săn
đuổi liên tục một trạng thái cân bằng và chỉ có thể đạt được thơng qua cái
chết” [37, tr.156]. Freud chủ trƣơng mục tiêu của toàn bộ cuộc sống là cái
chết, cái khơng sinh sống có trƣớc cái sinh sống. Bản năng chết thể hiện
khuynh hƣớng bất khả kháng của mọi sinh vật sống là quay về trạng thái vô
cơ. Biểu hiện của bản năng chết là sự lặp lại một trạng thái, nỗi buồn, nỗi đau
có trƣớc nào đó. Bản năng chết cịn thể hiện ở bản năng gây gổ, bản năng hủy
diệt, đặc biệt là hủy diệt chính bản thân mình. Bản năng chết đƣợc xem nhƣ là
nền tảng của toàn bộ hành vi hiếu chiến và tàn sát nhƣ: sát nhân, tự tử, thù
nghịch, tàn nhẫn, những lời thóa mạ, tấn cơng bằng vũ lực. Ngƣời có bản
năng chết mạnh thƣờng có xu hƣớng tự tử. Theo Freud, những tham vọng
hiếu chiến, cội nguồn của những bản năng chết quan trọng ngang bằng với
bản năng sống trong việc thúc đẩy hành vi của con ngƣời.
Nói về mối quan hệ của hai bản năng này, Freud cho rằng, trƣớc hết bản
năng sống phục vụ cho sự sống, nó duy trì và thúc đẩy sự sống phát triển; bản
năng chết ra sức ngăn cản sự sống tiến lên phía trƣớc, ra sức đƣa sự sống trở
lại trạng thái vơ cơ. Vì vậy, cái trƣớc là lực lƣợng mang tính xây dựng, cái sau
đại diện cho lực lƣợng có tính phá hoại, hai cái loại bỏ lẫn nhau, đối lập nhau.
Hai là, bản năng sống và bản năng chết lại có mối liên hệ lẫn nhau, thống nhất


17

về tính bảo thủ, tính cƣỡng bức phục hồi và trở về cái ban đầu. Bản thân sinh

mệnh không chỉ bao gồm hạt giống của sự sống mà còn bao gồm hạt giống
của sự chết. Chính vì giữa sống và chết có sự đối lập, thỏa hiệp và xung đột
mới làm cho sự sống đƣợc tồn tại.
Là ngƣời đầu tiên hồn thiện khái niệm vơ thức, nghiên cứu tỉ mỉ vai trị
của vơ thức và đƣa nó trở thành nhân tố trung tâm trong cấu trúc tâm lý con
ngƣời, Freud đã khiến nhân loại hụt hẫng bởi trƣớc học thuyết của ơng, họ
nhận ra chính mình lại khơng thể làm chủ ngơi nhà của mình. Dẫu có một số
nhận định cực đoan nhƣng về cơ bản, phân tâm học Freud đã tác động mạnh
đến nhiều lĩnh vực của đời sống nhân loại. Trong Những tác phẩm biến đổi
thế giới Robert B. Downs có dẫn một câu của Wingred Overholser: “Có nhiều
lý do để nói rằng từ một trăm năm nay Freud đƣợc đặt ngang hàng với
Copernicus và Newton vì là một trong những con ngƣời đã mở ra những chân
trời mới cho tƣ tƣởng con ngƣời. Có một điều chắc chắn là ở thời đại chúng ta
khơng có ngƣời nào lại đem nhiều ánh sáng dọi vào sự hoạt động trí não con
ngƣời cho bằng Freud” [16, tr.45].
* Lý thuyết về tính dục
Tính dục là một nội dung quan trọng trong phân tâm học. Khi nghiên cứu
vấn đề tính dục, Freud đã ý thức rất rõ những trở ngại do thành kiến lệch lạc
của xã hội gây ra. Nhƣng với một ý thức cao về sự cần thiết của vấn đề cũng
nhƣ với tƣ cách một khoa học, Freud không do dự, không né tránh mà công
khai nghiên cứu vấn đề với một lƣơng tâm chân chính của ngƣời thầy thuốc,
một nhà tâm lí học.
Thơng thƣờng, khi nói đến tính dục chúng ta vẫn quan niệm rằng đó là
tất cả những gì liên quan đến quan hệ giữa những ngƣời khác giới. Phân tâm
học cho rằng quan niệm nhƣ vậy là chƣa đầy đủ. Theo phân tâm học, đặc tính
chung nhất, đồng thời cũng là mục đích của mọi hành vi tính dục đó là những


18


khoái cảm, sự dễ chịu, là phút giây sung sƣớng, thăng hoa trong sự thỏa mãn.
Khoái cảm là những cảm xúc đặc biệt, những cảm xúc mạnh đạt trình độ cao
trong mọi cảm xúc. Chính vì vậy, vấn đề tính dục hiểu theo phân tâm học là
bao gồm mọi tình yêu. Tình yêu này khi đƣợc thực hiện, đƣợc thỏa mãn nó sẽ
mang lại cho con ngƣời những xúc cảm đặc biệt, những khối cảm đặc biệt có
khả năng tạo ra cho con ngƣời một trạng thái tinh thần, một trạng thái tâm lý
hƣng phấn cao, làm động lực cho những sáng tạo có ý nghĩa, những phút xuất
thần và nói chung là một sự thăng hoa của nhân cách, một bƣớc nhảy vọt về
tâm hồn…Vì vậy, Freud cho rằng bản năng tính dục là nguồn gốc của mọi
cơng trình sáng tạo vĩ đại nhất.
Trong hệ thống lí thuyết của mình, Freud đặc biệt chú ý đến libido (khát
dục); là sự đòi hỏi phải đƣợc thỏa mãn một ham muốn mang nội dung tính
dục. Cũng giống nhƣ khát thì phải uống, đói thì phải ăn vậy. Và ở mỗi giai
đoạn khác nhau của con ngƣời có một miền khát dục khác nhau.
Đề cập tính dục trẻ em, Freud chú ý đến hành vi tính dục ấu thời mà ơng
gọi là mặc cảm Oedipe. Theo phân tâm học, mặc cảm Oedipe là một cảm tính
đau khổ, day dứt lo sợ phạm tội loạn luân. Điều đó cũng có nghĩa là, mặc cảm
Oedipe là cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hƣớng phạm tội và đấu tranh chống
lại sự phạm tội đó.
Qua nội dung tính dục vừa trình bày, chúng ta thấy rằng phân tâm học
không quan tâm nhiều đến những phƣơng cách thỏa mãn tính dục mà quan
tâm nhiều hơn đến trạng thái tinh thần, đến trạng thái tâm lý mà những
phƣơng cách đó mang lại, tìm kiếm động lực cho những sáng tạo và sự thăng
hoa của nhân cách, tìm cách giải quyết có lợi cho xã hội cũng nhƣ mỗi cá
nhân khi tâm hồn và thể xác con ngƣời bị hủy hoại bởi những ham muốn
không lành mạnh.


19


* Lý thuyết về cơ cấu nhân cách toàn diện
Theo quan điểm của Freud, một con ngƣời xã hội là một nhân cách với
ba thành phần chủ yếu tạo nên gọi là cơ cấu nhân cách tồn diện, đó là Cái ấy
(Id), Cái tôi (Ego) và Cái Siêu tôi (Superego).
Sơ đồ cơ cấu nhân cách con ngƣời [theo Freud]
Tầng thứ nhất là bản ngã - CÁI ẤY (id) là một hệ thống hồn tồn vơ
thức. Cái ấy (id) là nguồn gốc của tất cả những ham muốn sinh học, không có
lý trí và có tính lơi cuốn. Id là lãnh địa của những bản năng nguyên thuỷ đa
dạng, ƣớc mong một sự thỏa mãn tức thì; bản chất của nó là thuộc về dục tính
(sexual in nature), nó vốn vơ thức; mục đích độc nhất của nó là thoả mãn các
ham muốn bản năng và các khoái cảm.
Tầng thứ hai là tự ngã - CÁI TÔI (ego) là hệ thống của ý thức, biểu
hiện những hoạt động có ý thức của con ngƣời. Freud xem phần ego nhƣ
ngƣời cầm lái con thuyền nhân cách; tự ngã là cái giúp con ngƣời nhận biết
chính mình hay phân biệt mình với ngƣời khác và với thế giới bên ngồi. Tự
ngã có nhiệm vụ điều khiển cái ấy và buộc nó phải tuân theo những giới hạn
của thực tại.
Tầng thứ ba là siêu ngã - CÁI SIÊU TƠI (superego), hình thành sau
cùng nơi cấu trúc bản ngã, đó là tập hợp những yếu tố cao cấp của con ngƣời
và tinh hoa của môi trƣờng sống trong việc hƣớng dẫn con ngƣời. Mục đích
của siêu ngã là chống lại cái ấy và điều khiển cái tơi; nó giữ vai trị chỉ đạo cái
tơi trong cuộc đấu tranh với cái ấy. Siêu ngã đƣợc hình thành từ sự bất lực của
cái tôi trƣớc sự thúc giục của bản năng làm nảy sinh mâu thuẫn. Chính vì vậy
nó ln chứa chất những mặc cảm tội lỗi.
Cả ba ảnh hƣởng lẫn nhau và có thể gây mâu thuẫn dễ làm con ngƣời rơi
vào tình trạng căng thẳng. Cuộc đấu tranh này diễn ra nhƣ thế nào sẽ quyết
định nhân cách mỗi ngƣời. Trong trƣờng hợp để cho Cái ấy chiếm ƣu thế thì


20


anh ta là ngƣời sống chủ yếu theo bản năng tự nhiên, khơng biết điều khiển
bản thân mình, hồn tồn buông thả theo những dục vọng. Ngƣợc lại, nếu để
Cái tơi chiếm ƣu thế thì anh ta sẽ sống với mọi quy định của xã hội bao gồm
cả cái hợp lý và không hợp lý. Phân tâm học cho rằng đây là một Cái tơi chƣa
hồn hảo, thiếu thành thực vì nó cấm đốn khát dục một cách bất cơng. Chỉ
trong trƣờng hợp cái Siêu tơi chiếm ƣu thế thì con ngƣời mới trở nên hồn
hảo, biết dung hịa giữa Cái ấy và Cái tôi, nghĩa là biết chuyển dịch những
ham muốn và đam mê của Cái ấy vào hƣớng nhân bản hơn chứ khơng bóp
nghẹt nó nhƣ Cái tơi, đồng thời cải biến Cái tôi xơ cứng thành một Cái tơi
linh hoạt hơn, có thể thích ứng với mọi biến đổi trong cuộc sống.
Nhƣ vậy, con ngƣời từ cái nhìn của phân tâm học khơng phải là những
con ngƣời chỉ sống theo bản năng di truyền, chỉ sống bằng cái vô thức, cũng
không phải là những con ngƣời chỉ sống bằng những quy định xã hội, tức
bằng ý thức, mà là những con ngƣời biết sống bằng chính cái vô thức cũng
nhƣ ý thức sau khi đã gạt bỏ đƣợc những mặt tiêu cực, hạn chế của chúng,
phát huy tích cực những cái tốt để tạo ra một chất đề kháng mới, một động lực
mới trong đời sống tinh thần để hƣớng mọi ứng xử trong cuộc sống của con
ngƣời theo hƣớng cải thiện và tránh xa cái ác. Đây mới là cái nhân cách toàn
diện mà phân tâm học tìm kiếm.
Hệ thống lý thuyết phân tâm học của Freud có tác động lớn đến đời sống
tinh thần nhân loại, góp phần “định dạng lại nhiều khía cạnh trong xu thế xã
hội, văn hóa và tri thức của thế kỷ XX” [37, tr. 48]. Nhận định sức mạnh của
học thuyết này, Bary D. Smith và Harol J. Vetter trong cuốn Các học thuyết
về nhân cách viết: “Xây dựng thuyết phân tâm học, Freud đã xây nên một cây
cầu vĩ đại, một sự khải hồn của kiến trúc trí tuệ, nó bắc qua vực thẳm giữa
triết học và tâm lý học, nối liền tâm trí và thể xác con ngƣời và thúc đẩy sự
tiến bộ từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX. Những xà cầu đồ sộ của cây cầu do



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×