ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đề tài:
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT CỦA
HỒ ANH THÁI
Người hướng dẫn:
ThS. Phạm Thị Thu Hương
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thoa
Đà Nẵng, tháng 5/2013
1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các kết quả
và số liệu nghiên cứu hoàn toàn trung thực, tuân theo đúng nguyên tắc, chưa
từng công bố trước đây.
Đà Nẵng, tháng 6 năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thoa
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến Th.S
Phạm Thị Thu Hương đã ln tận tình hướng dẫn và
động viên tơi trong q trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô
giáo, nhà văn Hồ Anh Thái và các bạn đã cung cấp các
nguồn tài liệu, sách tham khảo có liên quan đến nội dung
nghiên cứu của luận văn này.
Nguyễn Thị Thoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 0
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 0
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Cấu trúc khóa luận.............................................................................................. 6
NỘI DUNG............................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1: HỒ ANH THÁI VÀ TIỂU THUYẾT SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT .... 7
1.1. Hồ Anh Thái – “nhà văn lúc nào cũng đang viế t” ......................................... 7
1.1.1. Tài năng và thành đạt trên đường đời .......................................................... 7
1.1.2. Hành trình ba mươi năm miệt mài trên cánh đồng chữ ............................... 8
1.1.3. Hồ Anh Thái trong dòng chảy văn học hậu hiện đại Việt Nam.................11
1.2. SBC là săn bắt chuột – những đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Anh
Thái.......................................................................................................................15
1.2.1. Cuộc chiến đầy kịch tính giữa người và chuột...........................................15
1.2.2. Những sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện ..............................................17
CHƯƠNG 2 : SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT – MỘT BỨC TRANH HIỆN
THỰC ĐA CHIỀU .............................................................................................20
2.1. Bức tranh thế giới người ...............................................................................20
2.1.1. Xã hội thị dân hiện đại – khi tồn tại là hỗn độn .........................................20
2.1.2.Con người – méo mó thành những biếm họa chân dung ............................24
2.1.3. Tình yêu – đường về bản thể gian nan .......................................................32
2.2. Bức tranh thế giới chuột................................................................................35
2.2.1. Một thế giới ngầm kỳ bí, đáng sợ… ..........................................................35
2.2.2. …Nhưng tràn đầy nghĩa khí và tình u ....................................................38
2.3. Hai thế giới song song – Một ngụ ngôn lớn về cuộc sống ............................41
CHƯƠNG 3 : NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT.................................................................................45
3.1. Đặc sắc về kết cấu .........................................................................................45
3.1.1. Kết cấu phân mảnh .....................................................................................45
3.1.2. Cách mở đầu và kết thúc độc đáo ..............................................................48
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ......................................................................50
3.2.1. Nhân vâ ̣t người – những hư cấu nhiều ám chỉ ...........................................50
3.2.2. Nhân vâ ̣t chuô ̣t – ảo mà thực......................................................................55
3.3. Ngôn ngữ và những cách tân ........................................................................59
3.3.1. Sự tràn ngập của ngôn ngữ đời thường ......................................................59
3.3.2. Nhại phong cách chức năng ngôn ngữ .......................................................61
3.4. Sự đa thanh trong giọng điệu ........................................................................64
3.4.1. Giọng giễu nhại, châm biếm ......................................................................64
3.4.2. Giọng trữ tình, sâu lắng ..............................................................................68
3.4.3. Giọng chiêm nghiệm, triết lý .....................................................................70
KẾT LUẬN .........................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau năm 1975, xã hội Việt Nam nói chung và nền văn học nói riêng đã có
những thay đổi lớn lao. Cả dân tộc chìm trong đau khổ cùng đứng lên tạo dựng
lại cuộc sống mới, để theo đó một thế hệ nhà văn mới cũng lên đường, không
phải xông pha vào chiến trường như trước mà đi sâu vào khai phá những ngóc
ngách trong thế giới tâm hồn con người. Những đề tài về cuộc sống thường nhật
xung quanh giờ đây bỗng trở thành miếng đất màu mỡ để nhà văn khai thác.
Cuốn theo vịng xốy đó, Hồ Anh Thái xuất hiện trên văn đàn với bút lực
khiến nhiều người phải giật mình. Trước thực tế cuộc sống phức tạp nhiều chiều,
với quan niệm văn chương không chỉ bộc lộ những nếm trải, suy ngẫm mà cịn
phơi bày, phanh phui mọi góc khuất của đời sống, đi đến tận cùng cốt lõi của nó;
Hồ Anh Thái tập trung đi sâu vào khai thác, khám phá cái ác, cái xấu với cái
nhìn đầy chất nhân văn. Bằng tài năng, nhiệt huyết và một trái tim giàu yêu
thương; Hồ Anh Thái đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm giàu giá
trị nhân bản, cùng một lối viết mới mẻ, một văn phong mang dấu ấn cá nhân sâu
sắc. Gần đây nhất, cuốn tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột đã một lần nữa góp
phần khẳng định tên tuổi của ơng trên văn đàn. Với cốt truyện có phần huyền ảo
kể về cuộc chiến giữa người và chuột đầy kịch tính, cùng thế giới nghệ thuật
được hư cấu mới lạ; nhà văn muốn qua đó phản ánh hiện thực cuộc sống đương
thời đầy rẫy những xô bồ, bất cập.
Từng yêu những trang văn của Hồ Anh Thái bởi vấn đề sắc sảo, hấp dẫn
mà ông đặt ra; lại bị lôi cuốn bởi những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
của cuốn tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, chúng tôi quyết định chọn đề tài Đặc
điểm tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái cho khóa luận tốt
nghiệp của mình, với mong muốn được góp tiếng nói khẳng định giá trị của một
tác phẩm được xem là hiện tượng văn chương của năm 2011.
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về tác giả Hồ Anh Thái
Hồ Anh Thái thuộc thế hệ nhà văn trẻ thành danh khi chưa tròn hai mươi
tuổi và hiện nay đã trở thành một trong những nhà viết tiểu thuyết lão làng. Với
gần ba chục đầu sách, Hồ Anh Thái đã khẳng định được phong cách riêng và cho
thấy niềm đam mê thực sự với văn chương. Tác phẩm của Hồ Anh Thái ln
mang đến một cái nhìn đa chiều về hiện thực, một quan niệm mới mẻ về con
người. Mỗi cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái là một bức tranh đời ngổn ngang
tốt xấu, trắng đen, thiện ác. Tên tuổi tác giả này đến nay đã không cịn q xa lạ
với độc giả Việt Nam. Có rấ t nhiề u bài viế t, công trình, luâ ̣n văn, luâ ̣n án chọn
nghiên cứu về tác giả Hồ Anh Thái. Có thể kể đế n mô ̣t số bài viế t tiêu biểu:
Trần Thị Hải Vân, trong bài phê bình Một chiêm nghiệm “cõi người” của
Hồ Anh Thái in trên báo Văn nghệ, (số 16 ngày 18/04/2009) có đoạn viết : “Anh
đã tạo nên trong tiểu thuyết của mình cả một thế giới nghệ thuật phong phú.
Bằng một cái nhìn xâu chuỗi, dễ thấy trong thế giới nghệ thuật ấy hiện diện một
“cõi người” sinh động và đầy biến ảo. “Cõi người” không chỉ được gọi tên một
cách trực tiếp như trong Cõi người rung chuông tận thế mà nó cịn được khắc
họa, được tạo dựng trong bất cứ một cuốn tiểu thuyết nào của anh. Nó hàm chứa
một quan niệm, một cách nhìn, một chiêm nghiệm về cuộc đời, về nhân tình thế
thái của nhà văn. Cũng như Tấn trò đời của Balzac, “cõi người” trong tiểu thuyết
Hồ Anh Thái cũng là một “tấn trò đời”, một nhân loại riêng với đầy đủ tất cả
những Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Sinh, Lão, Bệnh, Tử...”[ 43]
Bài viế t Hồ Anh Thái – người lúc nào cũng viết của Hoài Nam (đăng trên
báo văn nghệ, ngày 18 tháng 12 năm 2007) đã nhận xét về sự đổi mới không
ngừng nghỉ trong q trình sáng tác của Hồ Anh Thái: “Khơng như các giai đoạn
trước - đôn hậu trong sáng hoặc tỉnh táo sắc lạnh - giọng điệu văn xuôi Hồ Anh
Thái lúc này nghiêng về giễu cợt, trào lộng, mỉa mai sâu cay và không hề nương
nhẹ trước đối tượng. Trong truyện, anh ln tạo được những tình huống “chẳng
2
giống ai”, những tình huống truyện mang chức năng của những nút nhấn để từ
đó các panorama hiện ra với tất cả đường nét và dáng vẻ xiêu xó tức cười. Nhà
văn phát hiện rất nhanh nhạy cái lố bịch trong đời sống, khai thác đến cùng
phương diện gây cười của nó để đưa vào tuyến vận động của cốt truyện một cách
thật nhuần nhuyễn”[22]
Còn tác giả An Chi với bài viế t Hiện tượng văn chương Hồ Anh Thái,
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học, tháng 8 /2009 đã khẳng định vị trí của Hồ
Anh Thái trong dịng chảy văn chương trào phúng Việt Nam: “ Hồ Anh Thái
không chỉ viết văn chương luận đề, một loại văn hiếm hoi của nền văn chương
nước ta. Anh còn tỏ ra rất tài trong văn chương hoạt kê, là thứ cịn hiếm hơn.
Chúng tơi nghĩ, thật buồn, bởi sau tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, hơn
nửa thế kỷ Việt Nam khơng có nổi văn chương hoạt kê. Nó như một xã hội
không biết cười cợt thoải mái, hay không biết cười một cách cay chua mà lại
hiền minh!”[2]
Tác giả Nguyễn Đăng Điệp trong bài viết “ Hồ Anh Thái – người mê chơi
cấu trúc” đã có những nhận xét về bức tranh hiện thực trong thế giới nghệ thuật
của ơng: “ Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể
hiện ở chỗ anh biết vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học là tấm gương
phản ánh hiện thực một cách đơn giản(…) để nhìn cuộc đời đẹp như vốn có.
Hiện thực trong thế giới nghệ thuật của Hồ Anh Thái vì thế không phải là thứ
hiện thực “dẹt”, “ phẳng” mà góc cạnh, nhiều chiều” [7]
Bên cạnh các bài viết về tác giả Hồ Anh Thái thì cũng có những cơng
trình luận văn, luận án đã chọn nghiên cứu về nhà văn này:
Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Vân Nga, Khoa Ngữ Văn trường Đại
học Đà Lạt, năm 2004 với đề tài “ Về tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
của Hồ Anh Thái”. Tác giả trước hết khai thác chủ đề thiện – ác và tìm ra cách
lý giải biện chứng cho căn nguyên của sự hình thành cái ác. Bên cạnh đó, đề tài
cịn đề cập đến về đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết như một hệ thống ngôn
3
ngữ phong phú, giọng điệu đa thanh, thủ pháp huyễn tưởng, thủ pháp dòng ý
thức… [23]
Nguyễn Hữu Tâm khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội, năm
2006 cũng chọn tiểu thuyết Hồ Anh Thái làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ của mình với đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh
Thái”. Công trình đã có những phát hiện về sự sáng tạo của nhà văn trong
phương diện nghệ thuật trần thuật, đó là việc lựa chọn đa dạng và linh hoạt các
điểm nhìn hay việc lựa chọn phương thức kể… [29]
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thu Hương, trường Đại học Quy Nhơn, năm
2007 cũng đã hoàn thành luận văn thạc sỹ của mình với đề tài “Đặc điểm tiểu
thuyết Hồ Anh Thái qua ba tác phẩm Người và xe chạy dưới ánh trăng, Cõi
người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm”. Đề tài đi sâu tìm hiểu về những
đặc điểm chung nhất, đặc sắc nhất của cả ba tiểu thuyết trên về đề tài, chủ đề, nội
dung, nhân vật, kết cấu, ngơn ngữ và giọng điệu. Luận văn cịn là sự phát hiện ra
một hiện thực đa chiều kích trong sáng tác của Hồ Anh Thái, cả thế giới thực và
thế giới ảo đều được tác giả khai thác một cách triệt để. [14]
Hay luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Hoa, Khoa Ngữ Văn, trường
Đại học sư phạm Hà Nội, tháng 12 năm 2010 với đề tài “ Ngôn ngữ nghệ thuật
trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái”. Luận văn đi sâu tìm hiểu
các phương diện liên quan đến ngôn ngữ trong tiểu thuyết Mười lẻ một đêm.
Trong tiểu thuyết này, hệ thống câu từ mang một vẻ đẹp hiện đại với sức sống
bền vững, cùng với sự xuất hiện dày đặc của ngôn ngữ đời thường mang màu sắc
thị dân hiện đại. Bên cạnh đó là sự sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ và câu,
các hình thức lời nói nghệ thuật trong Mười lẻ một đêm cũng được thể hiện linh
hoạt, đa dạng với giá trị riêng của của mỗi kiểu lời, trong đó ưu thế vượt trội về
kiểu lời nói nửa trực tiếp và lời nói trực tiếp. [12]
Tất cả những bài viết và cơng trình nghiên cứu trên đây đã phần nào giúp
chúng tơi có những hình dung đầu tiên về quá trình vận động của nghệ thuật tiểu
4
thuyết Hồ Anh Thái trong nguồn mạch văn học Việt Nam đương đại.
2.2. Về tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột
Là một tiểu thuyết mới xuất bản năm 2011, SBC là săn bắt chuột của Hồ
Anh Thái vẫn chưa có được nhiều cơng trình nghiên cứu đi sâu khai thác, tấ t cả
chỉ dừng lại ở những bài viết ngắn, những đánh giá sơ lươ ̣c về tác phẩ m:
Nhà văn Ma Văn Kháng trong bài viết Giọng điệu Hồ Anh Thái
( ) đã nhắc đến tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột, khen
ngợi sự hài hòa giữa nội dung và bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác
phẩm: “Trước hết, phong cách biểu hiện này, bút pháp này là một sự lựa chọn
thông minh và phù hợp. Tất nhiên có thể có những chọn lựa khác nhưng đây là
một giọng điệu độc đáo, hiếm hoi, ngoài Hồ Anh Thái hiện khó thấy ở nhà văn
nào khác ở xứ ta. Cuộc sống đầy những yếu tố bất thường, nghịch dị hiện thời
chính là cái nhân tố hiện thực, là cơ sở vơ hình của bút pháp này. Một sự hài hịa
giữa nội dung câu chuyện và hình thức thể hiện. Hồ Anh Thái thường chú trọng
lựa chọn được giọng điệu cho phù hợp với nội dung – nội dung nào thường có
cách thể hiện ấy, ngơn ngữ ấy, rất đa dạng”[15]
Việt Trung trong bài Hồ Anh Thái – Hợp âm phố phường (http:
//www.baomoi.com) nhận xét: “SBC là săn bắt chuột xét về mặt tác phẩm là một
cuốn sách ghi nhận sự tiến triển về bút pháp của Hồ Anh Thái, tăng cường sự
phức hợp của các dữ kiện để làm nên hệ thống nhân vật. Bản thân nội dung là
một tuyến truyện với nhiều ngõ ngách đổ về, nhưng cũng có thể coi đây là một
khung cảnh đời sống hiện nay với cả chục hồ sơ nhân vật”. Thành cơng trong
việc xây dựng nhân vật chính là điểm sáng của cuốn tiểu thuyết này.[42]
Bài viế t Từ đặc điểm sử dụng câu văn trong tiểu thuyết SBC là săn bắt
chuột của Hồ Anh Thái, góp phần xác định làn ranh tiểu thuyết trước và sau
1975 () của tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã so sánh SBC
là săn bắt chuột với mô ̣t số tiể u thuyế t khác để làm nổ i bâ ̣t nét đă ̣c sắ c của tác
phẩ m, nhất là về mặt ngôn ngữ: “So sánh những sự khác biệt giữa câu văn trong
5
SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái và những tác giả khác, chúng ta nhận ra
một số đặc trưng riêng giữa tiểu thuyết của Hồ Anh Thái và những tác giả khác.
Sự phân biệt này góp thêm những ý kiến xung quanh vấn đề xác định làn ranh
giữa tiểu thuyết trước và sau 1945”[17]
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết SBC là săn bắt chuột - Hài hước để
thanh lọc () cũng khen ngợi những ẩn dụ dân gian mà
Hồ Anh Thái sử dụng để vẽ nên bức tranh hiện thực ngồn ngộn trong tiểu thuyết:
“Đúng là khó cưỡng được những ẩn dụ xa xơi bóng gió mà Hồ Anh Thái đã cố
tình lấy ý tứ từ tranh làng Hồ “Đám cưới chuột”, và không chỉ từ nghịch cảnh
những chú chuột cưới vợ ngay trước mũi mèo trong tranh dân gian làng Hồ Việt
Nam. Thấp thống đâu đó còn là những nhân vật chú chuột nổi tiếng của văn học
nghệ thuật phương Tây, cả chú chuột quang máy tính hiện đại cũng đổ bóng vào
những nhân vật chuột độc đáo của Hồ Anh Thái”[37]
Văn Thị Thu Hà với bài viế t SBC là săn bắt chuột”: Giấu trong tiếng
cười ( ) đã khẳng định giá trị của tác phẩm
ngay những dịng đầu tiên: “Chương mở đầu khơng đầy bốn trang nhưng lập tức
khiến cho người đọc thích thú. Câu chữ tung tẩy. Tiếng lóng đường phố, giễu
nhại dân gian và cười cợt chữ nghĩa cùng lúc có mặt như tình cờ, nhưng san sát
bên nhau như thể cùng hội cùng thuyền. Lối viết này được mở rộng một cách
khoái hoạt ở các chương kế tiếp, tạo nên nét hài rất riêng của cuốn tiểu thuyết trong đó, tất cả câu hát, lời nói, tiếng lóng, khẩu hiệu, quảng cáo, bình dân hay
bác học, ngồi đường hay trong nhà, trên báo đài, truyền hình hay internet, mới
hay cũ khi chúng đứng cạnh nhau, pha trộn vào nhau, chúng bỗng hấp háy, cười
cợt, mỉa mai, chế giễu, chúng bỗng có một sắc thái mới”[9]
Những cơng trình và bài viết của tác giả đi trước đã giúp chúng tơi phần
nào có được cái nhìn sơ lược, ban đầu về tác giả Hồ Anh Thái cũng như tác
phẩm SBC là săn bắt chuột. Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơng trình nào đi sâu
nghiên cứu tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột một cách toàn diện, mà trên đây chỉ
6
là những bài báo ngắn, xem xét tác phẩm trên một phương diện nhất định.
Những tài liệu, ý kiến trên sẽ là cơ sở giúp chúng tôi tham khảo trong q trình
hồn thiện đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Khóa luâ ̣n tâ ̣p trung đi sâu nghiên cứu những
đặc điểm nổ i bâ ̣t của tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột trên cả hai phương diêṇ
nô ̣i dung và nghê ̣ thuâ ̣t.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tiể u thuyết SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh
Thái, NXB Trẻ, 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: Thống kê lại những chi tiết quan trọng có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu theo những nhóm khác nhau nhằm phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài một cách khái quát, cụ thể hơn.
- Phương pháp phân tích: Dùng để xử lý dữ liệu thu thập được.
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu với một số tác phẩm khác để
làm nổi rõ đặc sắc của tác phẩm.
- Phương pháp quy nạp: Dùng trong phần nêu lịch sử vấn đề liên quan
đến đề tài, phần tiểu kết cũng như phần kết luận của đề tài.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành ba
chương:
Chương 1: Hồ Anh Thái và tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột
Chương 2: SBC là săn bắt chuột – Một bức tranh hiện thực đa chiều
Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột
7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HỒ ANH THÁI VÀ TIỂU THUYẾT
SBC LÀ SĂN BẮT CHUỘT
1.1. Hồ Anh Thái – “nhà văn lúc nào cũng đang viế t”
1.1.1. Tài năng và thành đạt trên đường đời
Hồ Anh Thái là một cái tên đã quá quen thuộc với các độc giả yêu văn
chương. Ông sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội, nguyên quán ở Nghệ
An. Ông là một nhà văn đương đại Việt Nam nổi bật, được xem như một hiện
tượng văn chương của thế hệ nhà văn hậu chiến.
Khi mới vào tuổi hai mươi, đang là sinh viên Đại học Ngoại giao, Hồ Anh
Thái đã là tác giả văn xuôi có truyện ngắn đăng đều trên các báo Văn nghệ, Văn
nghệ Quân đội… Ông bắt đầu mối duyên với văn chương từ những năm 80 của
thế kỷ XX,với một bút pháp thật sự mới mẻ. Năm 1988, Hồ Anh Thái sang
nghiên cứu và làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Đây là một bước
ngoặt quan trọng trên đường đời nhà văn. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Hồ
Anh Thái chia sẻ “Khi mới đến Ấn Độ tơi vẫn cịn nóng tính lắm. Ỷ mình có
chân lý, nhiều khi không chịu ai, đấu tranh với xung quanh, từ sếp cho đến ông
lái xe trong cơ quan (…) Người Ấn rất tốt nhịn, cộng với đẳng cấp mấy nghìn
năm khiến họ có lối sống khoan dung, bình yên, bất bạo động (…). Rất tự nhiên,
dần dà mình cũng thiền đi, và khi trở về Việt Nam, Ấn Độ đã ngấm vào tôi tự lúc
nào” . Ấn Độ là xứ sở của Phật giáo và của các bậc hiền triết vĩ đại, là cái nôi
của truyền thuyết, sử thi. Chính thời gian sống và làm việc tại đây đã bồi đắp cho
Hồ Anh Thái một tình yêu đối với nước Ấn, người Ấn. Điều này được thể hiện
rất rõ qua một loạt các sáng tác của ông. Ở tuổi 30, Hồ Anh Thái tốt nghiệp Học
viện Hindi của Ấn Độ, được coi là nhà Ấn Độ học.
Hồ Anh Thái giỏi ngoại ngữ, điều này tạo nên cho ông khá nhiều lợi thế
trong quá trình tiếp nhận và nghiên cứu văn học. Khơng chỉ là một nhà văn, ơng
cịn là một nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu Ấn Độ, giảng viên. Hiện nay ông là
8
tiến sĩ ngành văn hóa phương Đơng, cơng tác tại bộ ngoại giao Việt Nam.
Về cuộc đời riêng tư của Hồ Anh Thái, người đàn ông này không thuộc
về bất cứ đám đơng nào. Ơng im lặng sống, im lặng viết. Một mình. Chỉ có
những con chữ xơn xao. Là một con người tài hoa nhưng cuộc sống của ông lại
rất đơn giản, ông sống trong hẻm nhỏ, trên một căn gác. Căn nhà đó rất nhỏ và
lại càng nhỏ hơn khi được phủ kín bởi những cuốn sách. Hồ Anh Thái là người
đam mê sách như chính cái sự đam mê viết vậy. Khơng ai biết hay nói gì nhiều
về đời sống riêng tư của ông, ông luôn là người một mình qua đường.
Sống một cách im lặng giữa dịng đời tấp nập nhưng khơng phải vì thế mà
Hồ Anh Thái thu mình lại. Ơng ln mở rộng tấm lịng để nhìn cuộc sống và
viết, ln chia sẻ những kinh nghiệm mà mình đúc kết được để cho những thế hệ
nhà văn trẻ. Mặc dù những hành động ấy gặp khơng ít dư luận trái chiều nhưng
ơng khơng bận tâm vì điều đó, vẫn sống hết mình cho nghệ thuật, cho bạn bè.
Nhà văn, theo ơng phải đích thực tử tế.
Có thể thấy chữ duyên gắn liền với cuộc đời của Hồ Anh Thái, cái duyên
với đất nước Ấn Độ, cái duyên với nghiệp viết văn. Trên đường đời, Hồ Anh
Thái là một con người tài năng và thành đạt, cịn trên văn đàn ơng cũng tạo cho
mình được chỗ đứng vững chãi. Cá tính, tài năng và sáng tạo đã làm nên một Hồ
Anh Thái có sức hút mãnh liệt đối với độc giả. Độc giả yêu thích lối viết hóm
hỉnh nhưng cũng khơng kém phần triết lý của ơng ln háo hức, mong chờ
những khía cạnh mới của cuộc sống xã hội được ông chuyển vào tác phẩm trong
chặng đường sáng tác tiếp theo.
1.1.2. Hành trình ba mươi năm miệt mài trên cánh đồng chữ
Tuổi trẻ, tài cao, Hồ Anh Thái đã sớm tạo dựng được cho mình một địa vị
đáng kể trong xã hội, đồng thời một vị thế vững chắc trong văn chương. Ngay từ
những ngày đầu khởi nghiệp viết văn, Hồ Anh Thái nổi lên như một hiện tượng
với giọng văn trẻ trung, tươi mới về đời sống thanh niên, sinh viên với những
cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống.
9
Có thể xem Hồ Anh Thái là nhà văn lúc nào cũng đang viết. Trong suốt
quá trình theo đuổi sự nghiệp văn chương, ông đã lao động không mệt mỏi và
liên tục cho ra đời những tác phẩm giá trị, nhận được đơng đảo sự đón nhận và
ủng hộ của độc giả và các nhà nghiên cứu. Mỗi một nhà văn chuyên nghiệp phải
biết ép mình vào một thứ kỷ luật khi viết. Và nhà văn chuyên nghiệp là người có
đủ kỷ năng và nghệ thuật để khi ngồi vào bên bàn, có thể huy động cảm hứng
đến. Hồ Anh Thái đã làm được điều ấy.
Bắt đầu viết văn từ lúc 18 tuổi, ơng đã có thâm niên 30 năm cày ải trên
cánh đồng chữ. 30 năm với khoảng 30 đầu sách đã xuất bản . Nghĩa là trong 30
năm lúc nào ông cũng viết. Phải là một con người tài năng, giàu cảm xúc và có
niềm đam mê thật sự với văn chương, với cuộc sống mới làm được như vậy. Đó
là cơng việc hằng ngày đối với ơng, tựa như người nông dân hằng ngày phải lao
động trên cánh đồng của mình để làm ra hạt lúa, củ khoai. Mặt khác nếu xét ở
hiệu quả lao động, thì sản phẩm văn học của Hồ Anh Thái luôn là mặt hàng được
chú ý trên thị trường sách hiện nay.
Một nhà phê bình văn học đã có lần phân kỳ lộ trình sáng tác của Hồ Anh
Thái tính đến nay thành ba giai đoạn : tiền Ấn Độ, Ấn Độ và hậu Ấn Độ. Giai
đoạn tiền Ấn Độ có thể được tính từ lúc Hồ Anh Thái bắt đầu viết văn cho đến
cuối những năm 1980. Giọng văn chủ yếu của Hồ Anh Thái giai đoạn này là
giọng trữ tình, đơn hậu. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua cuốn tiểu thuyết
Trong sương hồng hiện ra ( 1989). Tác phẩm đã góp phần khẳng định được sự
khác biệt trong phong cách văn chương của Hồ Anh Thái với văn học đương
thời. Đây là một cuốn tiểu thuyết có cốt truyện lạ, đầy chất huyễn tưởng, có thể
xem đó là một thứ của hiếm trong làng văn xuôi lúc bấy giờ. Qua đó để thấy trên
mạch cảm hứng phê phán thực tại của tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi
mới, Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái là tác phẩm đã tạo được một
ngã rẽ khá bất ngờ khi chạm tới hiện thực ở bề sâu, mang tính phổ quát.
Tiếp đến là giai đoạn Ấn Độ, giai đoạn trung tâm của sự phân kỳ nói trên.
10
Tiêu biểu cho giai đoạn này là tập truyện ngắn Tiếng thở dài qua rừng kim tước.
Văn Hồ Anh Thái đến giai đoạn này đã có sự chuyển đổi về giọng điệu. Khơng
cịn là giọng trong sáng, trữ tình như trước mà giờ đây chủ đạo là tỉnh táo và sắc
lạnh. Nhà văn đã phơi bày tất cả những bi kịch của cuộc sống, của xã hội lên
trang viết. Giọng tỉnh táo và sắc lạnh còn phơi mở một bi kịch nhân sinh: Người
ta có thể sống khơng thể sống hời hợt, sống một cách quyết liệt với xác tín cá
nhân, người ta có thể đặt cọc cả đời mình vì xác tín ấy, nhưng cũng nhiều khả
năng tất cả chỉ là sự hy sinh vô nghĩa cho các ảo tưởng mà thơi.
Giai đoạn cịn lại là giai đoạn hậu Ấn Độ được đánh dấu bằng một loạt tác
phẩm: các tập truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và
diễn, và các tiểu thuyết, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm, SBC
là săn bắt chuột …Mỗi lần xuất hiện, Hồ Anh Thái lại mang đến cho độc giả
một diện mạo, một phong cách mới lạ. Gác lại ở quá khứ giọng trữ tình hay sắc
lạnh, giờ đây giọng giễu cợt, mỉa mai, trào lộng trở nên phổ biến và trở thành
giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của ông.
Đi qua ba giai đoạn sáng tác, chúng ta thấy văn chương Hồ Anh Thái ln
có sự vận động sáng tạo khơng ngừng. Chạy đua với thời gian, chạy đua với
cuộc sống, tác giả trẻ này đã viết không ngừng nghỉ, tự đổi mới liên tục, không
lặp lại người khác và cũng không lặp lại chính mình. Nam Cao đã từng nói :
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu
mẫu người khác đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những ai biết tìm tịi, khám
phá, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”. Hồ Anh
Thái đã làm được điều đó, ơng đã lần lượt khơi dậy những nguồn sáng tạo ẩn
khuất bấy lâu, cũng có những vấn đề đã có người viết nhưng sau khi qua tay ơng
nó đã mang một diện mạo, một dáng dấp hồn tồn mới.
Nói tóm lại, với gần ba mươi tiểu thuyết và các tập truyện ngắn đã xuất
bản, Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn sung sức nhất và được đón đọc
nhiều nhất ở Việt Nam hiện nay. Ông viết văn như một thứ lao động nghiêm
11
ngặt, ông chăm chút cho từng câu chữ với tinh thần khơng chấp nhận cái gì sẵn
có, khơng thụ động chờ đợi cái mà nhiều nhà văn khác vẫn quen gọi là cảm
hứng. Tự đưa mình vào trong một khn khổ nhất định, nhà văn đã tự lên cho
mình một kế hoạch hoàn chỉnh và viết đều đặn, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc,
Hồ Anh Thái –xứng đáng với danh hiệu – nhà văn lúc nào cũng đang viết.
1.1.3. Hồ Anh Thái trong dòng chảy văn học hậu hiện đại Việt Nam
Những năm gần đây, thuật ngữ về chủ nghĩa hậu hiện đại, văn học hậu
hiện đại đã không còn quá xa lạ với giới sáng tác và phê bình văn học ở Việt
Nam. Trên thế giới chủ nghĩa hậu hiện đại là là một thuật ngữ được dùng trong
nhiều lĩnh vực tư tưởng, từ triết học, mĩ học, các ngành phê bình, nghiên cứu
nghệ thuật, trong đó có phê bình, nghiên cứu văn học...Đó là một một cách nhìn
nhận thế giới và con người, là hệ quả tất yếu của thời đại khoa học kĩ thuật phát
triển như vũ bão.
Còn ở Việt Nam, dù chưa trở thành một trào lưu như các nước khác
nhưng chúng ta đã thấy dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong rất nhiều tác
phẩm, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết.
Dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết thể hiện trước hết ở lối trần thuật đa
trị nhằm làm nổi rõ một hiện thực phân rã phi trật tự, phi trung tâm. Có nghĩa là
tiểu thuyết khơng được cấu thành từ những văn bản lớn mà là những vi văn bản,
những mảnh ghép khác nhau, cho phép người đọc có thể tồn quyền nhảy từ
điểm này đến điểm khác hết sức tự do. Trong Giã biệt bóng tối (Tạ Duy Anh),
yếu tố hậu hiện đại thể hiện qua cách kể chuyện ghép nối những mảnh vỡ tâm
trạng - sự kiện, quá khứ - hiện tại nhòe mờ. Cuốn tiểu thuyết kết hợp các ngôi
trần thuật một cách linh hoạt với người kể chuyện thuộc dạng đa thức, một chiến
thuật kể chuyện do nhiều người kể (có 5 người kể chuyện xưng từ ngôi thứ
nhất). Giữa lời kể của các nhân vật đan xen lời của người dẫn chuyện. Càng về
cuối truyện sự hòa lẫn giữa lời người dẫn chuyện (tác giả ẩn tàng), lời nhân vật
“tôi” (thằng bé), lời nhân vật “tao” (người sống trong bóng tối) càng đậm đặc.
12
Không gian thế giới nghệ thuật tác phẩm hỗn độn, ảo giác, tất cả đều là sản phẩm
của trí tưởng tượng.
Tiếp sau đó, tiểu thuyết hậu hiện đại theo một ngun tắc trung tâm của
việc mơ hình hóa thế giới. Với cảm quan giải trung tâm, tiểu thuyết ngày càng
đào sâu vào thế giới đa chiều kích của cuộc sống cũng như của tâm hồn con
người. Trên chiều hướng đó, tiểu thuyết mở rộng, ôm chứa vào bản thân nhiều
vấn đề. Hình thức kiến trúc liên văn bản (architextuality) ở các cấp độ cấu trúc
trần thuật trong tác phẩm trở nên phù hợp với xu hướng ngắn lại của tiểu thuyết
và sức dung chứa một hiện thực thậm phồn (hyper-reality). Bên cạnh đó tiểu
thuyết có thể thu nạp nhiều thể loại, nhiều văn bản khác nhau trong cùng một tác
phẩm. Có dạng tiểu thuyết đan xen thơ, ca dao, truyền thuyết, ngụ ngôn, môtip
truyện cổ hoặc phối ghép những huyền thoại để đưa vào tác phẩm (Đức Phật,
nàng Savitri và tơi…). Có dạng tiểu thuyết đan xen kịch (Thoạt kì thủy, Vân Vy),
tiểu thuyết - nhật kí, tiểu thuyết - thư (Cơ hội của chúa, Đi tìm nhân vật). Khơng
chỉ có vậy, mơ hình “ nhân vật trong nhân vật” khiến cho kết cấu tiểu thuyết
không đơn thuần là “ truyện lồng trong truyện” mà các văn bản đan xen, đơi lúc
có độ mờ nhịe giữa các vai nhân vật.
Cuối cùng đó là giọng điệu vơ âm sắc như là hệ quả của cảm quan hậu
hiện đại với tâm thế bất tín nhận thức. Xuyên suốt trong các tiểu thuyết hậu hiện
đại là giọng vô âm sắc do người kể chuyện cố ý bẻ vụn câu văn và kìm nén âm
giọng. Các câu văn “vô âm sắc” thường ngắn gọn, những từ ngữ mang sắc thái
biểu cảm bị triệt tiêu, giọng điệu có khi bị “tẩy trắng”. Ta có thể bắt gặp nó
trong các tác phẩm Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương, hay T mất tích của
Thuận. Như vậy, bên cạnh lối trần thuật đa trị và kết cấu liên văn bản, giọng điệu
trần thuật vô âm sắc cũng góp phần làm nổi rõ một hiện thực phân rã, vỡ vụn,
phi trật tự, phi trung tâm qua đó làm nổi lên trạng thái cô đơn của con người.
Đến với trường hợp Hồ Anh Thái, ta thấy theo hành trình sáng tác, càng
về sau này tiểu thuyết của ông càng mang đậm dấu ấn hậu hiện đại. Có lẽ bởi
13
ông đã từng đưa ra quan niệm rằng “ tiểu thuyết như một giấc mơ dài, gấp sách
lại người ta vừa mừng rỡ như vừa thoát ra khỏi một cơn ác mộng, lại vì tiếc nuối
vì phải chia tay với những điều mà đời thực khơng có”. Tác phẩm của ông là sự
mờ nhòe ranh giới giữa hư và thực, người đọc khó có thể có được sự xác định rõ
ràng. Chính vì vậy mà ơng thỏa sức phóng bút theo mạch cảm xúc, hồn thành
được ý định của mình đối với mỗi tác phẩm.
Đi vào khu rừng tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, người đọc như quay cuồng
với bức tranh hiện thực cuộc sống đa sắc, đa thanh. Càng về sau tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái càng mang dấu ấn hậu hiện đại rõ nét. Trong tiểu thuyết Cõi người
rung chng tận thế đã thấp thống tư duy hậu hiện đạivới lối viết mới lạ, nhân
vật sinh động, cốt truyện huyền ảo ma mị. Cũng như các tiểu thuyết hậu hiện đại,
ở tác phẩm này ta bắt gặp sự đa thanh trong giọng điệu, có khi là hài hước, cay
đắng, có khi là giễu cợt, mỉa mai, nhiều lúc xen lẫn sự thương cảm. Nhằm bộc lộ
bản chất của nhân vật nên ngôn ngữ ông sử dụng trong tác phẩm rất đa
dạng,nhưng nổi bật nhất là ngôn ngữ đậm chất đời thường. Tác giả đã khéo léo
vận dụng kiểu cốt truyện phiêu lưu trinh thám và yếu tố bất ngờ một cách thành
cơng. Là một nhà văn có cảm quan nhạy bén với cuộc sống, Hồ Anh Thái đã
nhanh chóng xác định được ranh giới mập mờ giữa cái thiện và cái ác trong xã
hội hiện nay. Tiểu thuyết là một cuộc đấu tranh giữa hai thế lực, một bên là tiền
bạc, quyền lực, bên kia là lời nguyền, là thế lực siêu nhiên, là công lý. Kết thúc
câu chuyện khá có hậu, đó là cái ác đã bị trừng phạt và con người thành tâm sám
hối, chứng tỏ lối tư duy truyền thống vẫn ít nhiều ảnh hưởng trong tiểu thuyết
Hồ Anh Thái.
Đến Mười lẻ một đêm, tư duy hậu hiện đại có phần in đậm dấu ấn hơn.
Đây không phải là câu chuyện của một đời người mà là câu chuyện của một xã
hội đầy ắp những bi hài đầy màu sắc theo lời kể của nhân vật trong truyện. Câu
chuyện được bắt đầu bằng tình huống cố tình được tổ chức giống như cách bắt
đầu truyện ngắn, bằng một lát cắt thời gian, trong một không gian rất hẹp: một
14
đơi tình nhân lâm vào tình huống bị nhốt trong căn hộ trên tầng sáu chung cư
suốt mười một ngày đêm. Tình huống này, từ góc nhìn báo chí, có thể viết gọn
vào một tin ngắn: một đôi từng yêu nhau thời trẻ, rồi chia tay, ai cũng lập gia
đình. Sau hơn mười năm tình cũ khơng rủ cũng về, họ được người bạn cho mượn
căn hộ tầng sáu. Anh bạn họa sĩ tốt bụng, hồn nhiên khóa cửa buổi sáng, hẹn
chiều về giải phóng đơi tình nhân, nhưng anh ta biến mất tăm. Mười lẻ một đêm
bị nhốt, đôi tình nhân nếm trải đủ mọi hỉ nộ ái ố của cuộc đời thu nhỏ, trong tình
thế ối oăm, cho đến khi họ thốt khỏi cảnh ngộ dở khóc dở cười ấy. Và kết cục
chẳng hề có hậu: đơi tình nhân chia tay vĩnh viễn.
Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm được xây dựng từ nhiều mảnh ghép khác
nhau, đặc trưng của tư duy hậu hiện đại. Bức tranh này được tác giả dựng lên
sống động qua chín phần, tương ứng với chín truyện ngắn. Mỗi truyện ngắn ấy
đều có những sự kiện và tình huống của từng nhân vật để từ đó nói lên được bao
chuyện đời thật hơm nay. Từ sự kiện cặp tình nhân muốn trao thân cho nhau ở
phần thứ nhất mà nhà văn đã lan man sang nhiều chuyện khác: Khách sạn, nhà
nghỉ mọc lên như nấm, chuyện về họa sĩ trồng cây chuối nghịch dị và nhóm ngũ
hổ của anh ta đã nhân danh nghệ thuật kiếm tiền một cách nực cười. Trong từng
mảnh truyện Hồ Anh Thái thường chú ý tải các chi tiết nhỏ theo những mạch
ngang, lỗi rẽ để bao quát được các chi tiết nhiều mảng khác nhau của bức tranh
xã hội. Một điều dễ nhận thấy ở đây là sự mờ nhạt về tiểu sử, kể cả tên nhân vật.
Đó là Họa Sĩ Chuối Hột, Bà Mẹ, cô Mơ Khô, giáo sư Một ( Xí), giáo sư Hai(
Khỏa), ơng Víp, thằng Cá…. Họa sĩ Chuối Hột được nhắc đến đầu tiên và cuối
cùng trong tác phẩm nhưng người đọc cũng chẳng rõ mặt mũi, cuộc đời anh ta ra
sao. Ấn tượng duy nhất về nhân vật này thể hiện qua những chi tiết : nhông
nhông đi tắm sông; nhông nhông trên đường phố; tô hô làm người mẫu; cở mở
lúc học bài; tắm nuy trên bãi biển; cởi truồng luyện Yoga…Mỗi nhân vật đều
được nhìn nhận ở một khía cạnh. Cái dâm ô thể hiện qua nhân vật bà mẹ, giáo sư
Hai. Còn giáo sư Một lại bộc lộ bản tính ham ăn, ơng Vip gây ấn tượng với
15
những cái nhắm tịt mắt như đê mê…Đặc biệt nhân vật người cá, một cậu bé gắn
liền với chiếc xe lăn, hai chân dính vào nhau được nhà văn xây dựng đậm màu
sắc huyền ảo, đậm chất cổ tích.
Có thể nói tiểu thuyết Hồ Anh Thái ln thể hiện cái nhìn đa chiều về
cuộc sống, con người, xen lẫn trong đó là cảm quan hồi nghi, mất niềm tin ở thế
giới thực tại và mong muốn tìm đến được một thế giới khác. Mang đậm lối tư
duy hậu hiện đại trong cả cách nghĩ và cách viết, những sáng tác của Hồ Anh
Thái luôn đưa người đọc liên tiếp đi qua những bất ngờ đầy thú vị. Cuốn tiểu
thuyết tiếp theo của Hồ Anh Thái, SBC là săn bắt chuột lại càng thấm đẫm cảm
quan hậu hiện đại, đặc biệt ở lối giễu nhại vừa hài hước, vừa châm biếm sâu cay.
Vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập rõ hơn trong những phần sau.
Mỗi tiểu thuyết mang một màu sắc riêng, nhưng tựu chung ta có thể thấy
được dấu ấn hậu hiện đại đã xuất hiện bàng bạc đâu đó trong từng trang tiểu
thuyết Hồ Anh Thái. Từ cách xây dựng nhân vật, mở rộng không gian, thời gian
huyền ảo đa chiều kích cho đến sự đan xen nhiều thể loại, nhiều giọng điệu. Đặc
biệt với kết cấu phân mảnh, những câu chuyện như được ghép lại từ nhiều mảnh
khác nhau, khiến người đọc cảm giác như tác giả đang viết quá lan man, xa rời
cốt truyện. Nhưng đằng sau lối viết này là một sự thống nhất, hòa hợp của tác
phẩm ở bề sâu.
Nhìn chung, tiểu thuyết hậu hiện đại đã có những đóng góp đáng kể trong
dịng chảy văn học Việt Nam đương đại và Hồ Anh Thái là một trong những tác
giả đã chung tay tạo nên những đóng góp to lớn đó.
1.2. SBC là săn bắt chuột – những đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết Hồ
Anh Thái
1.2.1. Cuộc chiến đầy kịch tính giữa người và chuột
Là một nhà văn có sức viết, sức sáng tạo mãnh liệt, Hồ Anh Thái đã lần
lượt ra mắt bạn đọc những tiểu thuyết giàu giá trị nghệ thuật. Tiểu thuyết SBC là
săn bắt chuột, xuất bản năm 2011, được xem là cuốn tiểu thuyết nối tiếp mạch
16
tác phẩm văn xi hoạt kê xuất hiện trước đó của Hồ Anh Thái, với những tập
truyện ngắn Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, tiểu thuyết Mười lẻ một đêm.
Tác phẩm là câu chuyện về cuộc chiến sinh tử giữa người và chuột, kể về
hành trình tìm và diệt Chuột Trùm của nhân vật Nàng. Trong tiểu thuyết lồi
chuột tạo dựng cho mình một địa bàn hoạt động riêng. Thế giới chuột là một hệ
thống có quỹ đạo, có tổ chức, có trên có dưới, có trước có sau dưới sự lãnh đạo
của Chuột Trùm. Chuột Trùm khơng phải là một con chuột bình thường, nó có
dáng vóc to lớn làm người ta phải giật mình, đó là một vị tướng oai phong lẫm
liệt, được toàn thể lồi chuột kính trọng, tơn sùng và là nỗi sợ hãi cho con người.
Trong một lần Đại Gia quy hoạch đất để xây dựng cơng trình đã làm ảnh hưởng
đến địa bàn hoạt động và cuộc sống của chuột. Không chỉ có vậy, Đại Gia đã
khiến vợ và con Chuột Trùm chết, gia đình lìa tan. Căm hận, phẫn uất, Chuột
Trùm ơm mối thù đó và tìm ngày để thực hiện hành động báo thù. Cơ hội cũng
đến, đó là vào ngày Đại Gia tổ chức sự kiện, Chuột Trùm thực hiện một lời
nguyền, giết chết Đại Gia và kéo theo bảy người bị mất trọng lượng, lơ lửng
trên không trung, đó là Luật sư, ơng Cốp, cơ Báo, Nhà Thơ Lửa, Giáo Sư, Thư
Ký, và nhân vật Chàng. Chàng là người Nàng yêu ngay từ lần đầu tiên Chàng
đưa Nàng về giữa lòng Hà Nội ngập lụt. Chàng chỉ là vơ tình bị mắc phải lời
nguyền khi nhìn vào mắt Chuột Trùm. Nàng đã bắt được gián điệp là Chuột
Quang, khai thác được thông tin, biết được nguyên nhân của căn bệnh này và
cách chữa. Nàng tập trung những người bị mất trọng lượng, lên kế hoạch. Dưới
sự giúp đỡ của tiểu đội SBC ( săn bắt chuột) và chỉ dẫn của Chuột Quang, Nàng
đã đến được địa điểm nơi Chuột Trùm ở. Tại đây một cuộc chiến nảy lửa đã diễn
ra. Cả một đoàn người đào xới, ném thuốc. Chuột chết la liệt, huyệt đạo bị phá
vỡ. Cuối cùng Nàng cũng bắt được một con chuột to khiến mọi người và cả lũ
chó kinh sợ. Nhưng cái mà Nàng bắt được đưa về không phải là Chuột Trùm mà
là chuột Phó Tướng, vợ hai của Chuột Trùm, đã lấy thân mình ra bảo vệ phu
quân. Nàng biết chắc mình sẽ thắng, vì đúng như dự đốn, Chuột Trùm không bỏ
17
mặc vợ mình. Y quyết định lấy mạng đổi mạng, yêu cầu thả chuột Phó Tướng.
Chỉ chờ có thế, sau khi sắp xếp mọi việc xong, Nàng bắt đầu thực hiện lễ hóa
giải lời nguyền cho bảy người bị mất trọng lượng. Trước hết là cô Báo, Nhà Thơ
Lửa và Chàng, đội này chỉ cần nhìn vào mắt Chuột Trùm là thốt khỏi lời
nguyền. Nhóm thứ hai là những người cịn lại, họ cịn phải nhìn vào mắt Đại Gia
nữa. Chỉ có một người duy nhất khơng chịu thực hiện nghi thức hóa giải lời
nguyền đó chính là Giáo Sư. Ông này đã bị mắc căn bệnh thế kỷ và nhân cơ hội
đó ơng chọn cái chết. Ơng bay lên khơng trung để khơng ai biết ơng bị bệnh. Lễ
hóa giải thành công, mọi người lấy lại được trọng lượng, Chàng và Nàng hạnh
phúc bên nhau, cịn Chuột Trùm thì đã chết dưới cây súng của một thành viên
trong đội SBC. Sự ra đi của Chuột Trùm khiến cho toàn thể thần dân chuột đau
đớn, nhất là chuột Phó Tướng. Chính vì thế đã có một cuộc tự tử tập thể theo
Chuột Trùm. Cả một dịng sơng Hồng dày kín xác chuột.
Tiểu thuyết là một cuộc chiến nảy lửa, hấp dẫn và kịch tính giữa người và
chuột. Xoay quanh cốt truyện chính là câu chuyện về Đại Gia, ơng Cốp… những
nhân vật như những bức chân dung biếm họa về đủ các kiểu người, lố lăng, kệch
cỡm, xấu xa, đen tối. Đọc SBC là săn bắt chuột nhiều lúc chúng ta khơng khỏi
giật mình vì niềm tin đổ vỡ. Giáo sư, luật sư, nhà báo lại có hành động, lời nói
và suy nghĩ thiếu văn hóa, khác với những gì mà họ đang làm, đang theo đuổi.
Thiết nghĩ xã hội này sẽ đi đến đâu nếu tồn tại những con người như vậy? Lồi
chuột – một lồi động vật khơng mấy được u thích lại có cách sống đầy tình
cảm, nghĩa khí và đồn kết. Đây là tiếng chng cảnh tỉnh mà nhà văn Hồ Anh
Thái muốn nói với tất cả chúng ta về một xã hội mục rỗng, thối nát, khi phần con
vượt lên quá ngưỡng, lấn át phần người.
1.2.2. Những sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện
SBC là săn bắt chuột là một cuốn tiểu thuyết với tiết tấu nhanh, mềm và
uyển chuyển.Cuốn sách đặc biệt không chỉ bởi cách đặt nhan đề mà còn ở cách
viết. SBC là săn bắt chuột được chia thành nhiều chương nhỏ với tiêu đề chương
18
rất lạ : Ai sợ chuột đừng đọc chương này; Ai giàu xổi đừng đọc chương này, Ai
quá lứa lỡ thì đừng đọc chương này…Có vẻ đây là một dụng cơng để hơ ứng với
cách viết những câu chuyện móc xích vào nhau cùng những chi tiết ăm ắp, cái
này xơ cái kia mà chạy.
Tiểu thuyết có cách viết lạ từ việc chọn đề tài, nhân vật đến nghệ thuật
trần thuật. Nhà văn tìm và khai thác chất liệu từ những sự biến đời sống gần ta
khiến tiểu thuyết mang tính thời sự cao độ. Các mẫu nhân vật của Hồ Anh Thái
dù đổi tên thành cô Báo, chú Thơ, Luật Sư, Đại Gia…thì cái chân dung người
thực ngồi đời ấy vẫn lồ lộ. Sống trong một xã hội chỉ ưa nói ngọt, sự nịnh bợ
giảo trá được đặt lên hàng đầu và che đậy một cách tài ba về những việc làm,
hành động băng họa đạo đức thì thiết nghĩ Hồ Anh Thái thật sự đã rất dũng cảm
lấy ngòi bút “ làm đòn xoay ”, đập thẳng vào hiện thực cuộc sống.
SBC là săn bắt chuột ghi nhận sự tiến triển về bút pháp của Hồ Anh Thái,
với một hệ thống các hồ sơ nhân vật được dựng lên, khắc họa ở nhiều khía cạnh,
nhiều góc độ. Một câu chuyện li kỳ, hồi hộp, đầy màu sắc ma quái hoang đường.
Ta có cảm giác chuột cũng như người, là một thế giới ngầm với đầy đủ giết
chóc, dằn mặt, phân chia quyền lực, lãnh thổ. Miêu tả chuột với tính cách, hành
động và suy nghĩ như con người, hai thế giới người và chuột được tác giả khắc
họa một cách hài hước nhưng cũng không kém phần triết lý sâu xa.
SBC là săn bắt chuột còn là một sản phẩm đậm đặc chất Hồ Anh Thái một câu chuyện với nhiều ẩn dụ, trào lộng, hoạt kê. Nhân vật trong cuốn tiểu
thuyết là những bức biếm họa đặc sắc. Xã hội gồm nhiều tầng lớp, muôn mặt đời
thường, bỗng hiện ra như một sân khấu rối với những con rối sinh động. Câu
chuyện tiểu thuyết được tác giả gói ghém vừa vặn vào hai nếp gấp tự nhiên
mn đời của con sông Hồng : Hạn hán và lũ lụt. Cách mở đầu và kết thúc cũng
thật độc đáo. Tiểu thuyết mở đầu bằng trận lụt kinh hoàng, kết thúc bằng trận
hạn hán trên bãi cát sông Hồng. Tự thân nó đong đầy những lát cắt thế sự - xã
hội, đặc sệt chất thời sự - báo chí truyền thông.
19
Tiểu thuyết có sự đan xen nhiều giọng điệu: vừa giễu cợt hiện đại, vừa
dân gian tiếu lâm, vừa chao chát, đắng cay, vừa âu lo phiền muộn...Ẩn sâu dưới
giọng văn đa thanh điệu ấy, dưới cái cười giễu đáo để ấy, nhiều khi là những
trầm tư, triết học kín đáo, và có thể cả những giọt nước mắt vẫn lặng lẽ rơi.
Khơng chỉ có vậy, tiểu thuyết SBC là săn bắt chuột cịn là một bữa đại tiệc về
ngơn từ. Các bài hát, bài thơ, thành ngữ, tục ngữ, khẩu ngữ được tác giả vận
dụng một cách nhuần nhuyễn, có khi sử dụng hình thức nhại mang lại hiệu quả
nghệ thuật cao. Chính việc tạo lập được cái tâm thế phức điệu ấy, cùng kỹ nghệ
đan cài khéo léo phảng phất màu trinh thám, sự đẩy đưa câu chuyện vào cách thế
“lưỡng lự nhị nguyên này” mà Hồ Anh Thái thông minh dẫn bạn đọc đi suốt
cuốn tiểu thuyết, hồi hộp, thú vị trong cảm giác sóng đơi : hai tiểu thuyết trong
một tiểu thuyết.
Nếu như ngày xưa, Vũ Trọng Phụng làm náo động văn đàn với Số đỏ,
Làm đĩ thì năm 2011, Hồ Anh Thái cũng đã làm được điều đó với SBC là săn bắt
chuột. Sở dĩ chúng tơi có sự so sánh này vì ta thấy hai ơng đều có cách hành xử
với cái ác, cái lố lăng, cái kệch cỡm bằng nghệ thuật giễu nhại. Đọc Số đỏ rồi
đọc SBC là săn bắt chuột chúng ta khơng thể khơng cười, nhưng sau nụ cười đó
là những ý nghĩa ẩn khuất sâu xa, cười ra nước mắt.
Theo dõi hành trình sáng tác của Hồ Anh Thái, người đọc mới thấy được
những nỗ lực của ông trong quá trình cách tân, làm mới tiểu thuyết trên mọi
phương diện. Đến SBC là săn bắt chuột, kỹ thuật viết của nhà văn thật sự đã
được nâng lên đáng kể. Ngôn ngữ, giọng điệu cho đến kết cấu đều được nhà văn
khai thác hiệu quả. Đọc SBC là săn bắt chuột , người đọc càng thêm chờ đón
những mới mẻ, lạ lẫm và bất ngờ mà nhà văn Hồ Anh Thái sẽ mang đến trong
chặng đường kế tiếp.