Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.63 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ THANH NHÀN

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT
TRINH THÁM CỦA
PHẠM CAO CỦNG VÀ PHÚ ĐỨC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60. 22. 34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2012


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. TÔN THẤT DỤNG

Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Phong Nam
Phản biện 2: TS. Hà Ngọc Hòa

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp
tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2012

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học trinh thám chưa đạt được những thành công như
các thể loại khác trong nền văn học Việt Nam bởi sự xuất hiện
thưa thớt của các tác giả và một thời kỳ bị đứt đoạn. Nhưng khơng
phải vì thế mà nó khơng để lại những thành tựu và những điểm
nhấn trên văn đàn. Đã có lúc các tiểu thuyết trinh thám gây nên
một cơn sốt nhẹ trong lòng bạn đọc, những người yêu thích dịng
văn học này. Thế nhưng, văn học trinh thám ở nước ta không được
coi trọng, không nhận được sự quan tâm chú ý như nhiều thể loại
khác. Bởi thế, cho đến bây giờ, sẽ là một sự thiếu sót nếu chúng ta
không sưu tập và đưa văn học trinh thám trở về đúng vị trí của nó
trong nền văn học nước nhà.
Đi tìm đặc điểm tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng
và Phú Đức, chúng tơi muốn góp một phần nhỏ trong việc đánh
giá, khẳng định lại sự đóng góp của các nhà văn trinh thám Việt.
Cơng trình này sẽ giúp cho người đọc có thêm thơng tin về tiểu
thuyết trinh thám Việt Nam thời kỳ sơ khai, đồng thời giúp độc giả
đến gần hơn với một thể loại văn học đầy thú vị. Tuy tiểu thuyết
trinh thám Phạm Cao Củng và Phú Đức còn nhiều hạn chế nhưng
trong dòng chảy của thể loại này, đây là hai cái tên không thể
không nhắc tới. Họ từng một thời có lượng độc giả đơng đảo u
thích, chờ đón từng trang viết. Họ từng để lại những dấu ấn nhất
định trong lòng người đọc.



Chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết trinh thám của
Phạm Cao Củng và Phú Đức” trước hết như một sự hiếu kỳ, một
sự chưa thỏa mãn với những thơng tin cịn q ít ỏi; sau là gửi
gắm một niềm hy vọng vào tương lai trinh thám Việt Nam. Hy
vọng rằng, tiểu thuyết trinh thám ở nước ta không lâu nữa sẽ có
một bước chuyển mình mới, với chuyện trinh thám đậm chất
Việt, với nhân vật thám tử đậm chất Việt, đáp ứng được thị hiếu
của độc giả. Đồng thời chúng tôi muốn đưa tiểu thuyết trinh thám
Phạm Cao Củng và Phú Đức đến gần với bạn yêu văn, mong
muốn các nhà nghiên cứu đừng bỏ quên thể loại trinh thám trong
dòng văn học Việt.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
* Về tiểu thuyết trinh thám Việt Nam:
Ngồi cơng trình nghiên cứu về “Thế Lữ và năm hình mẫu
truyện trinh thám Edgar Poe” của Hoàng Kim Oanh, Trần Thanh
Hà có bài viết “Thời vàng son của trinh thám Việt Nam”, và luận
văn thạc sĩ với đề tài “Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam”.
Bên cạnh đó cịn có bài “Truy tìm truyện trinh thám Việt Nam” của
Thy Ngọc. Cả hai tác giả Trần Thanh Hà và Thy Ngọc đều chỉ đề
cập đến các nhà văn trinh thám ở miền Bắc, trong đó đề cao tiểu
thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng.
Văn học Nam Bộ là một phần máu thịt của văn học Việt
Nam. Tuy nhiên văn học ở mảnh đất này chưa được chú ý nhiều
như ở Bắc Bộ. Nhận thức được điều đó nên nhóm những người
nghiên cứu do Đoàn Lê Giang chủ nhiệm đã thực hiện đề tài
“Khảo sát, đánh giá, bảo tồn văn học quốc ngữ Nam Bộ 1930 –
1945”. Ngồi ra cịn có Võ Văn Nhơn với bài viết “Tiểu thuyết


hành động vào đầu thế kỉ XX ở Nam Bộ”, và bài viết “Văn học

trinh thám ở Nam Bộ đầu thế kỉ XX” của Lý Đợi.
* Về tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng:
Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại” khi đề cập về
mảng tiểu thuyết trinh thám Việt Nam có nhắc đến Phạm Cao
Củng. Ngồi ra, về nhà văn Phạm Cao Củng cịn có bài viết “Văn
học trinh thám Việt Nam: Từ thám tử Kỳ Phát đến điệp viên
Nguyễn Thành Luân” của Yên Ba và bài viết “Cũng có một thời
làm báo cơng an” của Minh Huyền. Theo đó, người đọc được biết
Phạm Cao Củng là một nhà văn, nhà báo cần cù. Ông đến với tiểu
thuyết trinh thám như một niềm đam mê.
* Về tiểu thuyết trinh thám Phú Đức:
Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài viết “Phú Đức, một kiểu
hình nhà văn Nam Bộ đặc biệt đầu thế kỉ” đánh giá cao đóng góp
của Phú Đức cho nền báo chí đương thời. Nói đến tiểu thuyết trinh
thám Phú Đức cịn có bài viết “Phú Đức, nhà văn trinh thám tiền
phong Việt Nam” của Nguyễn Q. Thắng. Trong phạm vi bài viết
ngắn, Nguyễn Q. Thắng giới thiệu sơ qua về tiểu thuyết trinh thám
Phú Đức mà chủ yếu là về “Châu về hiệp phố” và “Lửa lòng”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung chủ yếu vào đặc điểm của tiểu thuyết
trinh thám Phạm Cao Củng và Phú Đức. Do việc tìm tư liệu khó
khăn nên chúng tơi khơng thể nghiên cứu hết các tác phẩm trinh
thám của hai nhà văn này. Chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu
các tác phẩm: “Kỳ Phát giết người”, “Bóng người áo tím”, “Nhà
sư thọt”, “Người một mắt” của Phạm Cao Củng; “Châu về hiệp
phố”, “Bà chúa đền vàng”, “Tơi có tội” của Phú Đức.


4. Giá trị khoa học và thực tiễn
Cơng trình sẽ góp một điểm nhìn mới về đặc điểm của tiểu

thuyết trinh thám Phạm Cao Củng và Phú Đức. Không những thế,
cơng trình này cịn đem lại những thơng tin khái quát về tiểu
thuyết trinh thám ở cả hai miền Bắc Bộ và Nam Bộ.
Luận văn này sẽ khơi gợi lại khơng khí của tiểu thuyết trinh
thám một thời, khi mà các độc giả hằng ngày chờ đợi chàng thám
tử Kỳ Phát, nhằm tiếp thêm lửa cho các nhà văn đã và đang có ý
định viết tiểu thuyết trinh thám.
Bên cạnh đó, người đọc hiểu thêm về cách viết tiểu thuyết
trinh thám thời kỳ đầu ở Nam Bộ mà đại diện tiêu biểu là Phú Đức.
5. Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh phương pháp chính là phân tích, chúng tơi sử dụng
thêm phương pháp so sánh, đối chiếu và phương pháp hệ thống.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương
chính:
Chương 1: Phạm Cao Củng và Phú Đức trong sự vận động
của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.
Chương 2: Tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng và Phú
Đức nhìn từ cảm quan hiện thực
Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám Phạm
Cao Củng và Phú Đức


Chương 1
PHẠM CAO CỦNG VÀ PHÚ ĐỨC TRONG SỰ VẬN ĐỘNG
CỦATIỂU THUYẾT TRINH THÁM VIỆT NAM
1.1. Vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Phạm Cao
Củng và Phú Đức
1.1.1. Vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Phạm Cao
Củng

Phạm Cao Củng sinh năm 1913 tại Nam Định. Từ nhỏ, cậu
bé Phạm Cao Củng đã có máu phiêu lưu, thích đọc truyện kiếm
hiệp Tàu và truyện trinh thám phương Tây. Ông viết văn, dịch văn,
làm thơ nhưng thể loại thành công nhất và để lại ấn tượng nhất là
tiểu thuyết trinh thám.
Phạm Cao Củng có khoảng 20 tiểu thuyết trinh thám, chia
làm hai series. Series về nhân vật Kỳ Phát và series về nhân vật
Tám Huỳnh Kỳ. Hai nhân vật với hai tính cách, hai kiểu điều tra
khác nhau nhưng điều giống nhau ở họ là sự thơng minh, lịng gan
dạ, dũng cảm, sẵn sàng dấn thân vào nơi nguy hiểm để đưa những
bí mật trong bóng tối ra ánh sáng.
Với tiểu thuyết trinh thám, học tập nhiều từ các nhà văn
phương Tây mà Phạm Cao Củng vẫn ln mong muốn bản địa
hóa, mong muốn viết sao cho phù hợp trong bối cảnh Việt Nam,
gần gũi với con người Việt Nam.
1.1.2. Vài nét về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của Phú Đức
Phú Đức tên thật là Nguyễn Đức Nhuận, sinh năm 1901, mất
năm 1970; quê ở xã Bình Hịa, tỉnh Gia Định, nay là quận Bình
Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tốt nghiệp trường sư phạm


nhưng sau khi đi dạy tại Gia Định được một thời gian thì Phú Đức
chuyển sang nghề báo, viết văn. Phú Đức được mệnh danh là nhà
tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp cự phách.
Phú Đức viết tiểu thuyết chủ yếu là để độc giả giải trí nên
nhà văn rất nhạy bén trong việc nắm bắt các đề tài ăn khách lúc
bấy giờ, đó là đề tài về ái tình, võ hiệp và trinh thám. Anh chàng
tinh quái không tách riêng từng đề tài mà đem trộn lẫn chúng vào
nhau, làm nên sản phẩm mang thương hiệu Phú Đức. Sáng tác nên
những tiểu thuyết như thế, Phú Đức phần nào nói hộ mơ ước, khát

khao của thế hệ thanh niên Nam Bộ lúc bấy giờ và đồng thời là
ước mơ của chính bản thân mình.
1.2. Vai trị, vị trí của Phạm Cao Củng và Phú Đức trong
sự vận động của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam
1.2.1. Vài nét về tiểu thuyết trinh thám
Theo “Từ điển tiếng Việt”, tiểu thuyết trinh thám là tiểu
thuyết lấy đề tài từ những chuyện ly kỳ trong cuộc đấu tranh giữa
các nhà trinh sát với kẻ địch.
Tiểu thuyết trinh thám chỉ cần một thám tử và anh ta nhận
trách nhiệm phá án. Những tội ác trong tiểu thuyết trinh thám
thường được gây ra bởi một cá nhân nào đó do mâu thuẫn, ganh
ghét, hoặc vì quyền lợi, lòng tham... Còn những âm mưu mang tầm
quốc tế hoặc liên quan đến chính trị thì thuộc về lĩnh vực của tiểu
thuyết phản gián. Tiểu thuyết trinh thám cũng khơng có xã hội đen
và mafia. Trong tiểu thuyết trinh thám, tâm lý nhân vật thường
không được chú trọng phân tích như tiểu thuyết tình cảm xã hội. Ở
đó cũng khơng có chỗ cho tưởng tượng và giả khoa học, mọi thứ
phải có tính chất suy lý, khoa học và logic của nó.


1.2.2. Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trước 1954
1.2.2.1. Tiểu thuyết trinh thám Nam Bộ
Theo những nghiên cứu gần đây, tác phẩm “Kim thời dị sử Ba Lâu ròng nghề đạo tặc” của Biến Ngũ Nhi, khởi in trên báo
Công Luận từ số 80 năm 1917 đến 1920 mới là tác phẩm trinh
thám đầu tiên của văn học Việt.
Ở Nam Bộ còn nhiều nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám, chủ
yếu là trinh thám pha lẫn ái tình như: Bửu Đình (1898 – 1931),
Nam Đình (1906 – 1978), Sơn Vương (1907 – 1987). Và một số
nhà văn khác cũng viết tiểu thuyết dạng trinh thám nhưng số lượng
không nhiều như Ngơ Khuyến Sanh, Liên Chiểu, Lê Kim Tiếng,

Việt Đơng...
Nói đến các nhà văn trinh thám ở miền Nam, có một nhà văn
chúng ta không thể không nhớ đến, người được gọi một cách đầy
mến phục – nhà tiểu thuyết trinh thám, võ hiệp cự phách, đó chính
là Phú Đức. Khi mà văn học trinh thám manh nha ở miền Nam để
rồi có một thời gian phát triển rầm rộ với nhiều nhà văn viết trinh
thám thì tác phẩm của Phú Đức vẫn có sức cuốn hút hơn cả.
1.2.2.2. Tiểu thuyết trinh thám Bắc Bộ
Các nhà văn trinh thám Bắc Bộ đã tiến xa hơn các nhà văn
trinh thám Nam Bộ như Bùi Huy Phồn, Thế Lữ. Thế Lữ tiến bộ
hơn các nhà văn trinh thám đương thời khi đã có một series về
thám tử Lê Phong. Nhân vật chính trong tác phẩm khơng cịn là
thám tử nghiệp dư mà là thám tử chuyên nghiệp, chuyên đi điều tra
các vụ án. Các tình tiết câu chuyện khơng cịn triển khai dựa trên
sự tình cờ mà mang tính suy luận điều tra.


Tuy nhiên, nhà văn trinh thám được xem là thành danh đầu
tiên của thể loại trinh thám Việt là Phạm Cao Củng. Phạm Cao
Củng vượt lên trên các nhà văn trinh thám Nam Bộ, tiến đến gần
với trinh thám hiện đại của phương Tây, xây dựng những nhân vật
thám tử chun nghiệp điều tra các vụ án bí ẩn. Ơng cũng vượt lên
trên Thế Lữ, xây dựng bối cảnh, nhân vật thám tử gần gũi hơn với
độc giả Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì cho
đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa ai vượt được Phạm Cao Củng trong
thể loại văn học trinh thám.
1.2.3. Tiểu thuyết trinh thám Việt Nam sau 1954
Từ 1954, ở miền Bắc, văn học trinh thám rẽ sang một hướng
mới là tiểu thuyết tình báo – phản gián. Tuy nhiên, giai đoạn này
chưa có tác giả nào thành cơng và để lại ấn tượng sâu sắc. Chỉ đến

1975, khi đất nước hoàn tồn thống nhất nhưng hơi hướng chiến
tranh vẫn cịn, tiểu thuyết trinh thám tình báo – phản gián mới có
điều kiện phát triển mạnh.
Ngày nay, khi mà văn học trinh thám thế giới đã có những
bước tiến dài thì các nhà văn của ta vẫn chưa bắt kịp được nhịp độ
đó. Có lẽ vì con người Việt Nam thiên về tư duy cảm tính hơn tư
duy lý tính nên dù một số nhà văn thử sức mình trên địa hạt trinh
thám nhưng chưa thành công. Gần đây nhà văn trẻ DiLi gây được
tiếng vang với tiểu thuyết trinh thám kinh dị“Trại Hoa Đỏ”. Trong
khi các nhà văn khác chú trọng vào đề tài tình cảm, xã hội thì
trường hợp hiếm hoi như DiLi là một dấu hiệu đáng mừng.
Như vậy xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển từ buổi bình
minh cho đến nay của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, vẫn chưa
nhà văn nào có ảnh hưởng lớn đến độc giả như Phú Đức và chưa


có nhà văn nào xây dựng được một series về nhân vật thám tử hấp
dẫn như Phạm Cao Củng đã làm.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiểu thuyết trinh thám
của Phạm Cao Củng và Phú Đức
1.3.1. Ảnh hưởng của văn hóa, xã hội
Lúc bấy giờ con người ít được đi xa, tầm hiểu biết của họ
cũng khơng thốt khỏi khung trời nhỏ hẹp mà mình đang sống.
Những câu chuyện trinh thám mang đến một thế giới thu nhỏ, thỏa
mãn được trí tị mị của độc giả. Ngồi các tình tiết hấp dẫn, lơi
cuốn, nhân vật chính của các tiểu thuyết này là những anh hùng
nghĩa hiệp, giỏi võ nghệ, trừ gian, giúp đỡ người nghèo khó; khám
phá những âm mưu để đưa cái ác ra ánh sáng, trả lại công bằng
cho người lương thiện. Kiểu nhân vật anh hùng làm việc nghĩa như
vậy rất phù hợp với tâm lý của người dân Nam Bộ.

Ở miền Bắc cũng vậy, để đáp ứng thị hiếu của độc giả, các
nhà văn đã cho ra đời các tiểu thuyết trinh thám. Ở mỗi nơi và ở
mỗi giai đoạn, thị hiếu của độc giả sẽ khác nhau. Tính cách của
người dân Bắc Bộ khác với người dân Nam Bộ nên thị hiếu vì thế
cũng khác. Hiểu được điều đó, cùng với niềm đam mê học hỏi,
sáng tạo, các tác giả Bắc Bộ đã viết nên những câu chuyện trinh
thám đầy hấp dẫn. Độc giả đã bị cuốn theo những phút giây phá án
hồi hộp cùng chàng Lê Phong, Kỳ Phát, Tám Huỳnh Kỳ...
1.3.2. Ảnh hưởng của tiểu thuyết trinh thám phương Tây
Tiểu thuyết trinh thám ở Nam Bộ thời kỳ này chỉ mới là thời
kỳ phôi thai; cho nên, dẫu đạt được những thành công nhất định,
dẫu học tập, vận dụng cách viết của phương Tây nhưng các nhà
văn chưa tạo ra được hình tượng nhân vật thám tử chuyên nghiệp.


Ảnh hưởng từ chất phiêu lưu mạo hiểm của trinh thám phương
Tây nhưng vẫn nặng về chất anh hùng nghĩa hiệp của tiểu thuyết
Trung Quốc. Tiểu thuyết trinh thám ở Nam Bộ lúc bấy giờ là sự
trộn lẫn giữa trinh thám, võ hiệp và ái tình.
Tiến bộ hơn các nhà văn Nam Bộ, Thế Lữ và Phạm Cao
Củng là những người đầu tiên chạm tay đến gần với tư duy trinh
thám phương Tây. Trinh thám của Phạm Cao Củng cũng như của
Thế Lữ đã mang dáng dấp phương Tây với các vụ án đầy bí ẩn.
Tiểu thuyết trinh thám là thể loại du nhập từ phương Tây
vào Việt Nam. Ngay từ đầu, các nhà văn Việt Nam nhận ra rằng
đây là một thể loại hấp dẫn, cuốn hút độc giả. Dù bước đầu còn bở
ngỡ, dù chưa đạt được những thành tựu thật xuất sắc như các thể
loại khác nhưng những đóng góp của Biến Ngũ Nhi, Phú Đức, Thế
Lữ, Phạm Cao Củng... mang tính chất mở đường cho thể loại văn
học này ở nước ta.



Chương 2
TIỂU THUYẾT TRINH THÁM PHẠM CAO CỦNG VÀ PHÚ
ĐỨC NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC
2.1. Tiểu thuyết trinh thám Phú Đức phản ánh tâm lý
của người dân Nam Bộ
2.1.1. Tình yêu trong tiểu thuyết trinh thám Phú Đức
Nắm bắt được tâm lý của độc giả Nam Bộ, Phú Đức xây
dựng nên những chuyện tình lãng mạn, trắc trở của các cặp đôi
trai tài gái sắc. Nhà văn rất biết cách thu hút độc giả, thu hút
ngay từ phút đầu gặp gỡ của các nhân vật. Thời gian đầu, Phú
Đức viết theo kiểu truyền thống với kết thúc có hậu. Dù có
những lúc hiểu lầm nhau nhưng chính lịng tin, chính tình u
mãnh liệt đã giúp họ vượt qua những khó khăn, hoạn nạn, giữ
được lịng thủy chung, son sắt. Nhưng những tác phẩm sau này
của Phú Đức không theo khn mẫu kết thúc có hậu của tiểu
thuyết truyền thống nữa. Hai người yêu nhau có thể vượt qua sự
ngăn cản của hai người cha nhưng lại không vượt qua được cạm
bẫy của cuộc đời.
Thông thường với một tiểu thuyết trinh thám, điều cơ bản
là phải có một vụ án mạng, có một thám tử đi điều tra các vụ án
mạng đó. Thám tử phải là người tìm ra uẩn khúc, tìm ra bí ẩn của
chuyện và kẻ gây tội ác. Nhưng ở tiểu thuyết trinh thám Phú
Đức, ông không mấy chú ý đến điều đó. Nhà văn chú trọng vào ái
tình, cịn trinh thám chỉ là chi tiết phụ bổ sung cho câu chuyện
tình yêu.


Tình u ln là niềm khát khao của mỗi con người, với

người dân Nam Bộ cũng vậy. Tuy nhiên, lúc tiểu thuyết của Phú
Đức ra đời, độc giả còn ảnh hưởng nhiều từ tiểu thuyết kiếm hiệp
Trung Quốc nên tình yêu cũng mang màu sắc kiếm hiệp. Trong
những câu chuyện tình, Phú Đức xen vào đó chất trinh thám để thêm
phần ly kỳ, kịch tính.
2.1.2. Võ hiệp trong tiểu thuyết trinh thám Phú Đức
Độc giả Nam Bộ ở mọi lứa tuổi đều rất say mê những cuộc
phiêu lưu, mạo hiểm đến những vùng đất lạ, say mê những trận
đấu võ đẹp mắt và thần tượng những chàng thanh niên thông minh,
giỏi võ mà có lịng hiệp nghĩa. Biết đơi chút về võ thuật, Phú Đức
miêu tả một cách chân thực, sinh động các thế võ khiến người đọc
không thể rời mắt khỏi trang sách.
Phú Đức xây dựng những nhân vật hành tung xuất quỷ nhập
thần, võ thuật cao cường, hành động nhanh nhẹn, tránh được mũi
dao, viên đạn trong gang tấc. Người đọc được chứng kiến các trận
đánh đẹp mắt, các pha ruợt đuổi gay cấn, tốc độ bằng xe hơi...
Phú Đức không chỉ biết cách sử dụng đao, đoản cơn mà cịn
rất rành về kiếm pháp. Có lẽ trong tất cả các loại vũ khí, Phú Đức
miêu tả hấp dẫn và thành công nhất là đấu kiếm. Các trận đấu kiếm
hiện ra trước mắt độc giả lúc nào cũng đầy ngoạn mục.
Tại sao người dân Nam Bộ lại chuộng võ nghệ đến thế? Có
thể là do truyền thống, có thể tinh thần võ nghệ ăn sâu vào trong
máu nhưng trên hết, trong thời buổi có kẻ giàu người nghèo, kẻ
mạnh người yếu, người ta nghĩ rằng giỏi võ nghệ, hành tung xuất
quỷ nhập thần sẽ làm được nhiều điều có ích. Trên tinh thần đó,


tiểu thuyết Phú Đức là sự trộn lẫn giữa chất trinh thám và chất
kiếm hiệp, hòa lẫn giữa phương Tây và phương Đông.
2.2. Tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng giàu tính

suy luận, đậm bối cảnh và tính cách Việt
2.2.1. Tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng giàu tính
suy luận
Ảnh hưởng từ trinh thám phương Tây, Phạm Cao Củng
xây dựng nên nhân vật thám tử Kỳ Phát dựa trên những suy
luận để phá án. Kỳ Phát tôn thờ phép suy luận kiểu như
Sherlock Holme. Mọi chi tiết nhỏ đều được Kỳ Phát chú ý, suy
xét đưa đến một kết luận có giá trị. Một thám tử muốn phá án
thì khơng được phép bỏ qua một chi tiết nào, dù là nhỏ nhất.
Một người thám tử giỏi ắt phải suy luận giỏi để loại trừ những
khả năng có thể xảy ra.
Mượn cách viết, cách suy luận của các nhà văn trinh thám
phương Tây, Phạm Cao Củng cho ra đời tiểu thuyết trinh thám
của riêng mình. Kỳ Phát của Phạm Cao Củng cũng như Sherlock
Holme của Conan Doyle, đề cao phép suy luận, dựa trên những
suy luận mà điều tra phá án. Dù đơi chỗ lập luận cịn chưa thuyết
phục nhưng phải nói rằng, Phạm Cao Củng đã rất cố gắng viết
sao cho phù hợp, dễ hiểu với độc giả Việt. Kỳ Phát không thể
xuất sắc như Sherlock Holme, tuy nhiên trong hoàn cảnh văn học
Việt Nam lúc bấy giờ, xây dựng được một nhân vật thám tử
chuyên nghiệp như vậy đã là một thành công đáng ghi nhận của
Phạm Cao Củng.


2.2.2. Tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng mang đậm
bối cảnh và tính cách Việt
Phạm Cao Củng chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhà văn trinh
thám phương Tây nhưng ông vẫn ý thức rất rõ về việc bản địa hóa
tiểu thuyết trinh thám. Nhà văn luôn mong muốn viết nên những
câu chuyện trinh thám mang màu sắc Việt Nam. Và thực sự ơng đã

xây dựng được hình tượng nhân vật thám tử với tính cách Việt
Nam, trong khơng gian cũng như bối cảnh đậm chất Việt.
Kỳ Phát là một chàng thám tử mang trong mình tính cách
của con người Việt. Chàng đi khám phá các vụ án chỉ vì niềm say
mê phiêu lưu mạo hiểm và muốn mang tài năng của mình ra giúp
đỡ mọi người chứ khơng mong được nhận tiền thù lao. Kể cả trong
lúc điều tra phá án, Kỳ Phát cũng xử lý theo cảm tính. Kỳ Phát
không xử lý những kẻ phạm tội theo đúng như luật pháp. Chàng
muốn tự họ nhận ra lỗi lầm của mình mà trở lại con đường lương
thiện. Chàng cũng như bao người dân Việt Nam, chuộng tình cảm
đạo đức, coi trọng danh dự.
Phạm Cao Củng thực sự hiểu được người dân q. Dưới
ngịi bút của nhà văn, hình ảnh người nhà quê hiện ra thật chân
thực. Đọc truyện của ông, ta nhận ra ngay khung cảnh và con
người Việt Nam. Chúng ta cảm nhận được đây là câu chuyện ở đất
nước mình, gần gũi với người dân mình chứ khơng phải chuyện ở
nơi nào khác. Phạm Cao Củng không đem khung cảnh xa lạ của
phương Tây cố ép vào trong câu chuyện của mình mà ở đó chỉ có
cảnh vật rất Việt, cho dù là thành phố hay nông thôn, trung du hay
đồng bằng. Đọc tác phẩm của Phạm Cao Củng, chúng ta nhận
ngay ra được khung cảnh Việt. Phạm Cao Củng được đánh giá


cao hơn Thế Lữ và các nhà văn đương thời về thể loại trinh thám
là vì nhà văn xác định đối tượng độc giả của mình là cơng chúng
bình dân. Bên cạnh đó, ơng ý thức Việt hóa tiểu thuyết trinh thám
để gần gũi với người dân Việt Nam. Trong tác phẩm của ông, từ
con người cho đến không gian, bối cảnh đều mang màu sắc Việt
Nam. Điều đó đã làm cho đọc giả ủng hộ tiểu thuyết của ông, đồng
thời làm nên nét riêng cho trinh thám Phạm Cao Củng.



Chương 3
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
TRINH THÁM PHẠM CAO CỦNG VÀ PHÚ ĐỨC
3.1. Tình tiết truyện
3.1.1. Tình tiết truyện được triển khai dựa trên sự ngẫu
nhiên, tình cờ
Nói đến tiểu thuyết trinh thám, hẳn người ta sẽ nghĩ ngay
rằng có một thám tử đi điều tra phá án. Tuy nhiên, trong những
tiểu thuyết trinh thám ở Nam Bộ thời kỳ đầu, nhà văn chưa xây
dựng kiểu nhân vật thám tử chuyên nghiệp. Người đi khám phá vụ
án thường thân thiết với người bị hại hoặc có khi người điều tra là
thám tử nhưng vụ án vẫn được triển khai bằng sự ngẫu nhiên tình
cờ. Cuối cùng, khơng như tiểu thuyết trinh thám phương Tây, vụ
án được giải quyết không phải bằng tài năng của thám tử.
Phú Đức và các nhà văn viết truyện trinh thám cùng thời
với ông vừa mới bước ra vùng trời của văn học truyền thống để
đến với một nền văn học hiện đại hơn. Mặc dù vậy cách viết
vẫn chưa hồn tồn thốt ra khỏi sự ảnh hưởng của tiểu thuyết
Trung Quốc. Học hỏi từ tiểu thuyết trinh thám phương Tây
nhưng chưa có tư duy lý tính, Phú Đức và các nhà văn khác vẫn
viết thiên về ái tình, võ hiệp. Tính chất trinh thám chỉ nhằm
phục vụ cho những câu chuyện ái tình, võ hiệp đó. Vì vậy cho
nên, tình tiết truyện phát triển dựa trên sự tình cờ chứ khơng
mang tính suy luận điều tra.


3.1.2. Tình tiết truyện mang tính suy luận điều tra
Như những tiểu thuyết trinh thám phương Tây, tình tiết

truyện trong tác phẩm Phạm Cao Củng mang tính suy luận điều tra
chứ khơng phải dựa trên sự ngẫu nhiên tình cờ. Mỗi vụ án đều có
thám tử điều tra tìm ra nguyên nhân sự việc, quá trình phạm tội
cũng như thủ phạm. Đó là cả một chuỗi suy luận có logic, có hệ
thống của thám tử.
Để điều tra phá án, thám tử Kỳ Phát đặt những câu hỏi với
người nhà nạn nhân và những người xung quanh. Khi thì Kỳ Phát
giả vờ làm người khách trọ lân la hỏi những tên bồi, khi thì Kỳ
Phát cử Do làm một thằng xe thất nghiệp đến tán chuyện ở nhà
máy nước. Nhưng có lúc, Kỳ Phát làm ra vẻ là người của Sở liêm
phóng để tra hỏi những người có liên quan hoặc biết ít nhiều về kẻ
bị tình nghi...
Trong khi điều tra, nhân vật thám tử của Phạm cao Củng đều
luôn để ý những chi tiết nhỏ nhất. Vì dù là chi tiết nhỏ nhưng có
khi lại là mấu chốt giải quyết vấn đề. Từ các chi tiết nhỏ ghép lại
sẽ tạo thành một chuỗi các sự việc liên quan đến nhau.

Là người

thám tử phải có lịng kiên nhẫn, dũng cảm, khơng ngại hiểm nguy
lần theo các manh mối.
Đọc tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng, mọi người hồi
hộp theo dõi quá trình điều tra phá án của chàng thám tử. Nhà văn
sáng tạo nên một nhân vật có đầy đủ tư chất của một thám tử
chuyên nghiệp, thông minh, nhạy bén có thừa, gan dạ, dũng cảm
khơng thiếu. Mọi vụ án đều nhờ chàng thám tử của chúng ta vận
dụng phép suy luận kết hợp điều tra phát hiện manh mối. Mọi uẩn


khúc được giải mã là nhờ tài năng của thám tử chứ khơng phải ở

sự tình cờ.
3.2. Tình huống truyện
3.2.1. Tình huống truyện bắt đầu từ sự việc bí ẩn
Tác phẩm của Phạm Cao Củng và Phú Đức ngay khi ra đời
đã có một sức lơi cuốn đặc biệt, mà một trong những lý do làm nên
sức hấp dẫn ấy là tình huống truyện. Các nhà văn khi viết tác phẩm
đều xác định đây là thể loại giải trí, phải viết làm sao thu hút được
độc giả ngay từ đầu. Vì vậy, tình huống truyện tạo ra phải thực sự
hấp dẫn. Cả Phạm Cao Củng và Phú Đức đều làm được điều đó.
Một sự việc bí ẩn xuất hiện ngay từ đầu sẽ kích thích trí tị mị của
độc giả.
Cách xây dựng tình huống truyện bắt đầu từ một sự việc bí
ẩn cũng là cách thu hút độc giả vì nó kích thích trí tị mị, tính
hiếu kỳ ở mỗi người. Tuy chưa được xem là bậc thầy song cả Phú
Đức và Phạm Cao Củng đều thành công trong xây dựng tình
huống truyện, thành cơng khi lơi cuốn người đọc đến trang sách
cuối cùng.
3.2.2. Tình huống truyện bắt đầu từ một vụ án mạng
Đối với truyện trinh thám, việc xây dựng tình huống truyện
bắt đầu từ một vụ án mạng khơng có gì lạ. Vấn đề là xây dựng tình
huống đó như thế nào cho thực sự hấp dẫn, lơi kéo người đọc tham
gia vào vụ án, đồng hành cùng thám tử, cùng tham gia suy luận,
phá án. Điều này phụ thuộc vào tài năng xây dựng tình huống
truyện của nhà văn.


Một vụ án mạng kỳ dị ngay khi bắt đầu tác phẩm thường
khiến người đọc sợ hãi. Nhưng với người yêu tiểu thuyết trinh
thám, chút sợ hãi đó càng thêm thú vị, càng kích thích trí tị mị.
Phạm Cao Củng và Phú Đức đều biết cách xây dựng tình huống

truyện nhằm tạo nên hiệu ứng cho độc giả. Tình huống truyện ly
kỳ, hấp dẫn là một điểm nhấn, một nốt thăng cho câu chuyện. Dù
xây dựng tình huống truyện từ một sự việc bí ẩn hay từ một vụ án
mạng, tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng và Phú Đức cũng
đều có sức lơi cuốn mạnh mẽ, cuốn người đọc theo vịng xốy của
tác phẩm.
3.3. Nhân vật
3.3.1. Nhân vật của Phạm Cao Củng đầy bí ẩn
Trong bất kỳ một tác phẩm trinh thám nào, Phạm Cao Củng
đều xây dựng ít nhất một nhân vật đặc biệt. Nhân vật đó có thân
phận khơng rõ ràng, có hình dạng kỳ dị, có hành động bí ẩn. Có lẽ
khơng phải tình cờ mà tác giả thực sự có ý đồ khi tạo ra các nhân
vật như vậy. Nhân vật là một phần quan trọng của tác phẩm. Xây
dựng nhân vật kỳ dị, bí ẩn càng làm làm tác phẩm thêm sinh động,
hấp dẫn. Đó cũng là cách tạo cho tác phẩm khơng khí đậm chất
trinh thám.
Ở tiểu thuyết trinh thám Phạm Cao Củng, khơng chỉ có sự
xuất hiện của nhân vật mà cả hình dáng, hành động của nhân vật
cũng đầy bí ẩn, kỳ dị. Người đọc vừa có cảm giác phiêu lưu mạo
hiểm vừa hồi hộp đợi chờ. Khơng khí trinh thám khơng cịn mơ hồ
mà trở nên đậm đặc.


Trong cuộc sống, con người ln muốn đi ra tìm hiểu về thế
giới bên ngoài, muốn mở mang tầm mắt. Nhưng khi điều kiện
không cho phép họ đi xa nên họ ln có một sự tưởng tượng
phong phú. Theo suy nghĩ của những con người ấy, có lẽ thế giới
bên ngoài kia chứa bao điều lạ lẫm, bao sự mạo hiểm chứ không
đơn điệu như cuộc sống họ đang sống. Bởi thế, cách xây dựng
nhân vật của Phạm Cao Củng đã làm thỏa mãn phần nào tính hiếu

kỳ của người đọc.
3.3.2. Nhân vật của Phú Đức với tinh thần hiệp nghĩa
Nhân vật của Phú Đức luôn đặt việc nghĩa lên trên tình
riêng. Họ sẵn sàng cứu người trong cơn nguy hiểm mặc dù
trước đó chưa từng gặp mặt, cũng khơng biết người ta là ai, mỗi
việc làm đều không nghĩ đến việc trả công. Những người anh
hùng như thế hẳn phải có tài năng võ nghệ xuất chúng vừa có
tinh thần dũng cảm phi thường, không hề nao núng dù tính
mạng đang ngàn cân treo sợi tóc. Họ khơng chỉ sẵn lịng cứu
người mà cịn mang trong mình khí chất con nhà võ trong mỗi
trận chiến đấu. Đã là anh hùng thì khơng giết kẻ địch nếu người
ta bị đá văng kiếm, trong tay khơng cịn vũ khí, cũng khơng ra
tay giết kẻ thù khi anh ta đang bị thương, không thể chiến đấu
hết sức lực. Họ muốn thắng một cách vẻ vang, muốn kẻ thù
phải thua mà tâm phục khẩu phục.
Phú Đức ln có lịng tự hào dân tộc, tự hào về con người
Việt Nam. Trong tác phẩm của ông, nhân vật là người Việt Nam
luôn ở tư thế cao hơn so với người Tàu, người Cao Miên, người
Ấn Độ... Các anh hùng trẻ tuổi Việt Nam khôi ngô tuấn tú, giỏi


võ, có tấm lịng hào hiệp, đánh đẹp và cư xử đẹp. Dù đôi khi nhà
văn xây dựng một mẫu người lý tưởng q, hồn hảo q đến mức
khơng có thật ngồi đời nhưng người đọc vẫn bị lơi cuốn theo
những cuộc tình thơ mộng và những pha đấu trí đọ tài trong từng
câu chuyện.


KẾT LUẬN
Tiểu thuyết trinh thám khi khơng cịn mới ở phương Tây thì

vẫn cịn lạ ở Việt Nam. Thể loại này ban đầu phát triển rầm rộ ở
miền Nam mà đại diện tiêu biểu là Phú Đức. Tuy nhiên tiểu thuyết
trinh thám thành công hơn, tiến gần với tiểu thuyết trinh thám hiện
đại hơn phải kể đến các nhà văn miền Bắc với ấn tượng mang tên
Phạm Cao Củng. Phạm Cao Củng, Phú Đức, hai nhà văn, hai
phong cách nhưng đều là những người góp phần đặt nền móng cho
tiểu thuyết trinh thám Việt.
Thời trẻ, Phạm Cao Củng mê truyện trinh thám, thích phiêu
lưu. Chính tính cách và niềm đam mê văn chương đã dẫn chàng
trai hiếu động ngày nào đến với tiểu thuyết trinh thám, để bây giờ
văn học ghi tên Phạm Cao Củng mà chưa ai có thể vượt qua. Phạm
Cao Củng say mê viết, say mê sáng tạo mà không ngừng trăn trở
phải viết làm sao cho phù hợp với bối cảnh và con người Việt
Nam. Thế rồi, nhà văn cho ra những câu chuyện gần gũi với đời
sống Việt. Người đọc bình dân dễ đọc, dễ hiểu và tin rằng sự việc
này xảy ra quanh cuộc sống của ta chứ không phải những câu
chuyện chắp vá được tác giả lấy từ trời Tây.
Phạm Cao Củng xây dựng một series về nhân vật thám tử
Kỳ Phát tài năng, Thế Lữ cũng xây dựng một series về nhân vật Lê
Phong hào hoa lãng tử. Độc giả yêu trinh thám đều đón chờ và hồi
hộp dõi theo bước chân điều tra của hai vị thám tử trẻ. Tuy nhiên,
chàng Kỳ Phát nhận được nhiều tình cảm hơn từ bạn đọc bởi
chàng mang trong mình tính cách của con người Việt Nam, gần


gũi với con người Việt Nam, có những ưu điểm lẫn nhược điểm
của con người Việt Nam. Chính vì vậy mà chàng tạo được ấn
tượng khó qn trong lịng bạn đọc.
Ở Nam Bộ, thời Phú Đức viết tiểu thuyết trinh thám, có
nhiều nhà văn thử sức với thể loại này. Thế mà chỉ có Phú Đức

kiên trì miệt mài tung hồnh ngịi bút trong một sức viết dồi dào.
Và Phú Đức đã thành công. Thành công của ông không phải là viết
nên những tác phẩm trinh thám kiệt xuất mà thành công khi tạo ra
một lượng độc giả hâm mộ ít ai sánh bằng. Hơn thế, nhà văn còn
làm cho khơng khí báo chí một thời sơi động.
Phú Đức khơng xây dựng một series về nhân vật thám tử,
cũng không xây dựng một nhân vật thám tử chuyên nghiệp. Tiểu
thuyết trinh thám của ông thiên về võ hiệp và ái tình. Chất trinh
thám chỉ thể hiện ở tình huống truyện. Tác phẩm của Phú Đức
được độc giả miền Nam lúc bấy giờ vô cùng yêu mến một phần do
tài năng và một phần do ông “hợp thời”. Nhà văn rất giỏi trong
việc nắm bắt tâm lý bạn đọc Nam Bộ. Với tuổi thanh niên đầy mơ
mộng, ai cũng khát khao có một tình u say đắm, một chàng trai
có tấm lịng hào hiệp, một cơ gái tuyệt sắc thủy chung. Bên cạnh
đó, tuổi thanh niên cịn ưa hoạt động, thích phiêu lưu, muốn thốt
khỏi cuộc sống nhàm chán ít đổi thay. Mở cánh cửa tiểu thuyết
Phú Đức, người đọc tìm thấy trong đó cả một khung trời rộng mở
đầy hoa mộng mà không kém phần mạo hiểm. Mỗi bước chân đi,
ta sẽ thấy chuyện tình nồng nàn có hạnh phúc và khổ đau, sẽ thấy
những cuộc phiêu lưu đầy hiểm nguy, sẽ thấy những pha võ hồi
hộp đến nghẹt thở.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×