Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.06 KB, 62 trang )

ỌC
N N
ỌC SƢ P
M
KHOA TÂM LÝ – ÁO DỤC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

I HỌC

ặc điểm Trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học Trƣờng
Kim ồng, uyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện : Phan Thị Trà My
Chuyên ngành: Tâm lý

iáo dục

Ngƣời hƣớng dẫn : Nguyễn Thị Trâm Anh

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013
1


MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, cũng như năng lực chun mơn, trí tuệ cảm xúc càng lúc càng đóng
vai trị quan trọng đối với thành cơng của con người trong sự nghiệp. Trí tuệ cảm xúc
là khả năng nhận biết cảm xúc của bạn, hiểu những gì người khác nói với bạn, và hiểu
được cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến người xung quanh bạn như thế nào. Trí tuệ cảm
xúc cịn liên quan đến nhận thức của bạn về người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của họ,


điều này cho phép bạn quản lý các mối quan hệ hiệu quả hơn.Những người giàu trí tuệ
cảm xúc thường thành cơng trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ
chịu khi tiếp xúc với họ.
Trong những năm gần đây, trí tuệ cảm xúc được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt
chú ý. Người ta nhận thấy trí thơng minh (IQ) là q trình chật hẹp khi nói đến trí tuệ
con người. IQ chưa chắc đã đảm bảo cho sự thành đạt của mỗi con người mà muốn
thành công trong cuộc sống rất cần một hệ số cảm xúc cao. Muốn phát triển nguồn lực
con người để đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH đất nước thì bên cạnh việc phát triển bồi
dưỡng nâng cao trí tuệ thì việc phát triển trí tuệ cảm xúc cũng đóng vai trò hết sức
quan trọng.
Mặc dù mục tiêu giáo dục của nước ta là phát triển toàn diện nhân cách học
sinh, nhưng chương trình giáo dục hầu như chỉ tập trung phát triển các năng lực học
tập, cung cấp kiến thức mà ít chú trọng đến vấn đề giáo dục trí tuệ cảm xúc cho học
sinh. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu của xã hội, giáo dục cần phải có những thay đổi để
có thể đào tạo ra những cơng dân khơng những vừa có đức vừa có tài mà cịn có khả
năng giải quyết hiệu quả các mối quan hệ xã hội. Trong đó, giáo dục phát triển trí tuệ
cảm xúc cho trẻ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thành đạt
của những công dân tương lai.
Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của xã hội, vì vậy ni dưỡng đào tạo để
trẻ phát triển các tính cách là việc vô cùng quan trọng đối với các bậc làm cha, làm mẹ.
Rất nhiều trẻ em Việt Nam học giỏi, nhưng khi bước vào đời thì lại khơng phát huy
được bởi thiếu những tính cách, kỹ năng cần thiết để thành cơng,các em khó thích nghi
khi hồn cảnh hay mơi trường thay đổi, điều này bắt nguồn từ việc trí tuệ xúc cảm
thấp,…Trẻ được giáo dục trí tuệ xúc cảm tốt thì khả năng thích nghi và thành cơng

2


trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn, vì vậy việc phát triển các kỹ năng liên quan đến chỉ số
xúc cảm của trẻ là mối quan tâm của xã hội hiện tại.

Vấn đề trí tuệ cảm xúc cịn khá mới mẻ đối với tâm lý học hiện đại nhưng với
tính chất phức tạp và vài trị to lớn của nó trong sự thành công của con người đã mở ra
nhiều hướng nghiên cứu mới. Vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu trí tuệ cảm
xúc cả trên diện rộng và chiều sâu góp phần làm phong phú về trí tuệ cảm xúc. Vấn đề
trí tuệ cảm xúc do vậy, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm gần đây và đưa được
những vấn đề trọng tâm: Khái niệm, đặc điểm, các thành phần cấu thành, các yếu tố
ảnh hưởng… Đặc biệt vấn đề nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở học sinh tiểu học còn chưa
được khai thác nhiều trên bình diện các khía cạnh hình thành trí tuệ cảm xúc cũng như
các đặc điểm của trí tuệ cảm xúc ở học sinh tiểu học. Từ lý do trên, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đặc điểm Trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học Trường Kim
Đồng, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng,
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái
tình cảm con người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức
độ cư xử theo trí tuệ cảm xúc). Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao
mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu hoc.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu
Học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học
trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
4.

iả thuyết khoa học:
- Đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện Phú

Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái tình cảm con
người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức độ cư xử theo

trí tuệ cảm xúc) với mức độ trung bình và thấp.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.

3


- Khảo sát đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng,
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái
tình cảm con người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức
độ cư xử theo trí tuệ cảm xúc).
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho học sinh tiểu học
trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
6.

iới hạn phạm vi nghiên cứu:
6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu đặc điểm trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng,

Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái
tình cảm con người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức
độ cư xử theo trí tuệ cảm xúc)
-Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học
trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
6.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi 150 học sinh tiểu học ở 2 khối lớp: khối lớp 1,
và lớp 2 trường Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: (Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân

loại, hệ thống hóa lý thuyết…) để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu .
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp quan sát
 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
-

Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học.

8. óng góp mới của đề tài:
- Xác định mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng,
Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam biểu hiện qua ba mặt: Sự quan tâm đến trạng thái
tình cảm con người, sự quan tâm đến mọi người xung quanh, động cơ hành vi ( mức
độ cư xử theo trí tuệ cảm xúc).
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao trí tuệ cảm xúc cho học sinh tiểu
học.
4


9. Cấu trúc đề tài:
Đề tài gồm có các phần như sau:
. Mở đầu
. Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.
1.1. Lịch sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Ở Việt Nam
1.2. Lý luận chung về trí tuệ cảm xúc
1.2.1. Các quan điểm nghiên cứu
1.2.2. Khái niệm trí tuệ cảm xúc
1.2.2.1. Khái niệm về trí tuệ

1.2.2.2. Khái niệm về cảm xúc
1.2.2.3. Khái niệm về trí tuệ cảm xúc
1.2.3. Cấu trúc trí tuệ cảm xúc
1.2.4. Vai trị của trí tuệ cảm xúc với đời sống con người.
1.3. Trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học
1.3.1. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học
1.3.2. Trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học
Chƣơng 2: Phƣơng pháp và quy trình tổ chức nghiên cứu
2.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu:
2.2. Qui trình tổ chức nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu
3.1. Mức độ trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện
Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam.
3.2. Các thành phần cấu thành trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường
Kim Đồng, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam.
3.2.1. Trí tuệ cảm xúc xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua hai khối lớp thể hiện ở mức độ quan tâm đến trạng
thái tình cảm con người.

5


3.2.2. Trí tuệ cảm xúc xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua hai khối lớp thể hiện ở mức độ quan tâm đến mọi
người xung quanh.
3.2.3. Trí tuệ cảm xúc xúc của học sinh tiểu học trường Kim Đồng, Huyện
Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua hai khối lớp thể hiện ở mức độ cư xử
3.3.3. So sánh các mặt của trí tuệ cảm xúc của học sinh tiểu học trường Kim
Đồng, Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam qua hai khối lớp
3.3. Đề xuất

III. Kết luận và kiến nghị.
1. Khái quát các kết luận chính
2. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
3. Khuyến nghị
3.1. Đối với cá nhân học sinh
3.2. Đối với nhà trường
3.3. Đối với gia đình
4. Triển vọng nghiên cứu tiếp theo

6


B. NỘ DUN
C ƢƠN

. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA Ề T

1.1. Lịch sử nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc
1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu ở nƣớc ngồi có liên quan đến đề tài
Trí tuệ của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt
là TLH. Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu trí tuệ của con người với
sự đa dạng của các lý thuyết khác nhau về trí tuệ. Có thể khái quát thành các thuyết
đơn trí tuệ, các thuyết đa trí tuệ.
Trong những năm gần đây, TTCX được nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý.
Người ta nhận thấy trí thơng minh (IQ) là q trình chật hẹp khi nói đến trí tuệ con
người. IQ chưa chắc đã đảm bảo cho sự thành đạt của mỗi con người mà muốn thành
công trong cuộc sống rất cần một hệ số cảm xúc cao.
Howard Garden (1983), trong học thuyết đa trí tuệ của mình đã từng đề cập đến
loại trí tuệ về ngừơi khác (Interpersonal Intelligence), bao gồm các năng lực nhận thức
rõ ràng và đáp ứng lại các tâm trạng, khí chất, động cơ và các nhu cầu của người khác

một cách thích hợp. Người có trí tuệ loại này có khả năng khích lệ và nâng đỡ người
khác. Như vậy, mặc dù Gardener đã không dùng thuật ngữ TTCX nhưng quan niệm
của ơng về trí tuệ (TT) của mình và TT về người khác là sự thừa nhận tầm quan trọng
của việc hiểu biết và áp dụng có kỹ năng đời sống xúc cảm trong hoạt động thích ứng
và trí tuệ.
Nhưng phải đến năm 1990, thuật ngữ TTCX mới thực sự xuất hiện lần đầu tiên
trong một bài báo của 2 tác giả người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer. Hai ông cho
rằng TTCX là khả năng làm chủ, điều khiển, kiểm sốt tình cảm, cảm xúc của mình và
của người khác, và khả năng sử dụng các thông tin này để dẫn dắt, định hướng cách
suy nghĩ và hành động của một cá nhân.
Sau một thời gian nghiên cứu Mayer và Salovey đã chính thức định nghĩa
TTCX: IE là khả năng nhận biết, bày tỏ xúc cảm, hoà xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy
luận với xúc cảm, điều khiển, kiểm sốt xúc cảm của mình và của người khác” [9, 9]
Năm 1995, tiến sĩ TLH người Mỹ D. Goleman đã xuất bản cuốn “Trí tuệ cảm
xúc”gây được tiếng vang lớn ở Mỹ và thế giới. Goleman khẳng định rằng: “Chúng ta
có hai hình thức khác nhau của trí tuệ: trí tuệ lý trí và trí tuệ cảm xúc. Cách chúng ta
7


hướng dẫn cuộc sống của mình được quyết định bởi hai thứ trí tuệ ấy. Trí tuệ cảm xúc
cũng quan trọng như IQ. Trên thực tế khơng có TT cảm xúc thì trí tuệ lý trí khơng thể
hoạt động một cách thích đáng” [7 ; 28]. Quan niệm này khơng phải là sự giải thoát
khỏi các xúc cảm và thay thế chúng bằng lý trí mà là tìm được sự cân bằng giữa hai
mặt đó.
Năm 1998, Daniel Goleman lại tiếp tục xuất bản cuốn “Làm việc với trí tuệ
cảm xúc” (Working with Emotional Intelligence). So với mơ hình và định nghĩa đầu
tiên về TTCX của Salovey và Mayer, ông đã bổ sung thêm 5 năng lực cảm xúc và xã
hội cơ bản là: năng lực ý thức, năng lực tự điều chỉnh, năng lực thúc đẩy, năng lực
đồng cảm và các kỹ năng xã hội.
Cùng với những cơng trình nghiên cứu lý luận về TTCX là một loạt các công cụ

đo lường. Năm 1985, Ruwen Bar-on đã tạo ra thuật ngữ (EQ) và xuất bản tập EQ-I
(Emotional Quotient Inventory; 1997) – Đây là trắc nghiệm đầu tiên về TTCX. Với
quan niệm rằng trí thơng minh thể hiện qua một tập hợp các năng lực chung, các năng
lực cụ thể và các kỹ năng. Ơng khơng cho rằng EQ khơng thể thay thế IQ nhưng chúng
ta cần phải quan tâm cả hai phép đo để hiểu hết hơn con người và tiềm năng của họ đối
với sự thành công trong các mặt khác nhau của cuộc sống. Ông đã nhận diện được 5
khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp với thành công trong cuộc sống bao gồm
các kỹ năng làm chủ xúc cảm của mình, các kỹ năng điều khiển xúc cảm liên cá nhân;
tính thích ứng; kiểm soát strees; tâm trạng chung.
Năm 1996-1997, một thang đo khác cũng được thiết kế theo kiểu tự đánh giá là
EQ Map của Cooper.
Tóm lại, trên thế giới hiện nay việc hoàn thiện về lý thuyết và phương pháp đo
TTCX đang được thực hiện mạnh mẽ.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu trong nƣớc có liên quan đến đề tài
TTCX là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với các nhà TLH Việt Nam . Tài liệu
về TTCX chủ yếu được dịch từ của các tác giả nước ngoài. Nhưng khoảng 5-6 năm
gần đây đã bắt đầu có những cơng trình nghiên cứu về TTCX với các cấp độ khác
nhau và đạt được những bước tiến nhất định.
Trên các tạp chí TLH và giáo dục những năm gần đây đã đăng tải nhiều bài viết
về TTCX của các tác giả: Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh và nhiều tác giả khác.
Và đã có những cơng trình nghiên cứu cụ thể như: Đề tài KX 05-06 các nhà khoa học
8


đã tiến hành đo lường cả 3 chỉ số trí tuệ: trí thơng minh, TTCX, và chỉ số sáng tạo.
Trong đó TTCX được xem là một trong ba thành tố của trí tuệ [14].
Tiếp đó là những cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Dung (2002) đã
tiến hành đo đạc TTCX của giáo viên tiểu học để xem IQ hay EQ đóng vai trị quan
trọng hơn trong cơng tác chủ nhiệm.
Năm 2004, tác giả Dương Thị Hoàng Yến của trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà

Nội tiếp tục nghiên cứu mảng TTCX của giáo viên tiểu học [25].
Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Sư Phạm Hà
Nội do PGS Trần Trọng Thuỷ chủ nhiệm đã sử dụng công cụ trắc nghiệm để đo chỉ số
TTCX của sinh viên hai trường Đại học: Sư phạm HN và Sư phạm Thái Nguyên [20].
1.2. Lý luận chung về trí tuệ cảm xúc
1.2.1. Khái niệm trí tuệ
1.2.1.1.

ịnh nghĩa trí tuệ

Các chun gia đã từng khơng nhất trí với nhau trong lịch sử nghiên cứu về bản
chất của trí tuệ. Vào những năm 1920, một số chuyên gia đã được yêu cầu định nghĩa
về trí tuệ và họ đã cung cấp khá nhiều định nghĩa khác nhau, 65 năm sau một số
chuyên gia khác lại cũng được hỏi câu hỏi như vậy, và cũng thu được một loạt các câu
trả lời khác nhau.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ:
- Từ điển Anh - Việt: Trí tuệ - Intellect: Là khả năng của trí óc lập luận để có
được kiến thức (trái ngược với cảm xúc và bản năng), khả năng hiểu biết rộng và khả
năng lập luận tốt
- Từ điển Tiếng việt: Trí tuệ được định nghĩa là khả năng nhận thức lý tính đạt
đến một trình độ nhất định
- Từ điển Tâm lý (Nguyễn Khắc Viện chủ biên): Trí tuệ là khả năng hành động
thích nghi với biến đổi của hồn cảnh thiên về tư duy trừu tượng.
- Theo nhà Tâm lý học Nga B.G. Ananhev: Trí tuệ là đặc điểm tâm lý phức tạp
của con người mà kết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó.
- D. Wechsler (1958) định nghĩa: “Trí tuệ là khả năng tổng thể hoặc năng lực
chung của cá nhân để hành động có mục đích, để suy nghĩ hợp lý và để ứng phó có
hiệu quả với mơi trường của mình”.

9



- Terman (1921) phát biểu: “Một cá nhân thông minh tương ứng với người đó
có khả năng thực hiện tư duy trừu tượng”.
- F. Raynal, A. Rieunier lại cho rằng: Trí tuệ là khả năng xử lý thơng tin để giải
quyết vấn đề và nhanh chóng thích nghi với tình huống mới.
- Nhà nghiên cứu N. Sillamy lại có khái niệm: Trí tuệ là khả năng hiểu các mối
quan hệ sẵn có giữa các yếu tố của tình huống và thích nghi để thực hiện cho lợi ích
bản thân.
- J. Piaget nhấn mạnh: Trí tuệ là một hình thức của trạng thái cân bằng mà toàn
bộ các sơ đồ nhận thức hướng tới. Trí tuệ là một dạng thích nghi của cơ thể.
- R. Sterberg với quan niệm trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi
trường sống, đồng thời là tiền đề cho sự tương tác ấy đã được định nghĩa: “Trí tuệ là
sự thích ứng có mục đích với mơi trường, có ý nghĩa quan trọng với điều kiện của cá
nhân cũng như sự tạo ra và liên kết có chọn lọc của mơi trường ấy”.
- Theo H. Gordner, trí tuệ phải được định nghĩa như là “Tiềm năng tâm sinh lý
để xử lý thông tin và những tiềm năng được kích hoạt trong mơi trường văn hoá nhằm
giải quyết vấn đề hoặc tạo ra những sản phẩm có giá trị cho một nền văn hố”.
Một cách chung nhất, có thể nói có hai xu hướng giải thích trí tuệ. Thứ nhất, coi
trí tuệ quá rộng như là một sự thích ứng nói chung. Xu hướng thứ hai thu hẹp khái
niệm trí tuệ vào các q trình tư duy.
Trong vơ số các định nghĩa về trí tuệ có thể thấy có 3 loại:
1. Coi trí tuệ là năng lực học tập.
2. Coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng.
3. Coi trí tuệ là năng lực thích ứng.
Tuy nhiên, nhiều cơng trình nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng: có một mối
liên hệ giữa trí tuệ và sự học tập nhưng chúng khơng đồng nhất với nhau. Chẳng hạn
những cơng trình nghiên cứu trên sinh viên trường Đại học tổng hợp Kiev cho thấy
rằng: Trong số những sinh viên học yếu có cả những người có chỉ số cao về mức độ trí
tuệ. Điều này có thể giải thích bằng sự thiếu động cơ học tập.

Kiểu định nghĩa thứ hai hiểu trí tuệ là năng lực phát triển tư duy trừu tượng
(Terman-1973). Theo cách hiểu như vậy thì chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu
quả các khái niệm và tượng trưng (ký hiệu). Quan điểm này đã thu hẹp cả khái niệm,
lẫn phạm vi thể hiện của trí tuệ.
10


Kiểu định nghĩa trí tuệ thơng qua hoạt động thích nghi là kiểu định nghĩa phổ
biến nhất và được nhiều nhà nghiên cứu tán thành nhất. Tuy nhiên, sự tác động qua lại
đó phải được xem xét như là sự thích ứng tích cực,có hiệu quả, chứ khơng như sự
thích nghi đơn giản.
Các quan điểm cơ bản trên đối với việc định nghĩa trí tuệ khơng loại trừ lẫn nhau.
Mỗi quan điểm trên đều xuất phát từ một dấu hiệu nào đó được coi là quan trọng nhất. Rõ
ràng là không định nghĩa nào trong các định nghĩa trên chứa đựng được hết bản chất của
các hiện tượng phức tạp như trí tuệ của con người.
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử, khi nghiên cứu trí thơng minh, các nhà tâm lý học Xô viết đã chú ý những vấn
đề:
1. Tính độc lập tương đối của trí tuệ đối với các thuộc tính khác của nhân cách.
2. Sự hình thành và thể hiện của trí tuệ trong hoạt động
3. Tính quy định (chế ước) của những điều kiện văn hoá lịch sử đối với những
thể hiện của trí tuệ
4. Chức năng thích ứng tích cực của trí tuệ.
Theo lập trường trên, Blaykhe V.M và Burolachuc L.F (1978) đã đưa ra định
nghĩa: “Trí tuệ - đó là một cấu trúc động, tương đối độc lập của các thuộc tính nhận
thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những điều kiện
văn hoá - lịch sử quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp với
hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy.
Từ khi người ta bắt đầu nói đến loại trí tuệ mới “trí tuệ cảm xúc” thì ra là, lâu
nay chúng ta đã cường điệu giá trị và tầm quan trọng của lý trí thuần tuý được đo bằng

IQ trong đời sống con người. Khn mẫu mới bắt chúng ta phải hồ hợp cái đầu và
trái tim với nhau. Do vậy, đến đây các nhà tâm lý học đã đi đến một định nghĩa để làm
việc đầy đủ và hiện đại hơn: “ Trí tuệ đó là một cấu trúc tương đối độc lập của những
năng lực nhận thức và xúc cảm của cá nhân, được hình thành và thể hiện trong hoạt
động, do những điều kiện văn hoá - lịch sử quy định và chủ yếu đảm bảo cho sự tác
động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực
ấy, nhằm đạt được các mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của cá nhân và xã hội.”

11


* Trí tuệ theo quan niệm truyền thống:
Vấn đề trí tuệ (hay trí thơng minh) hiện đang là vấn đề được tranh luận sôi nổi
trong TLH. Cho đến nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về trí tuệ. Tựu chung
lại có 3 nhóm quan điểm cơ bản về trí tuệ, cụ thể là:
- Nhóm quan niệm thứ nhất: Coi trí tuệ là năng lực học tập. Đại diện cho nhóm
quan điểm này có thể kể đến các tác giả: B.G. Ananhiev, V.V. Bogolopxki,
Menchinxkaia…
- Nhóm quan điểm thứ hai: Coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng .Đại diện
cho nhóm này là các tác giả: Terman, X.L.Rubinstein, R. Sternberg,…
- Nhóm các quan niệm thứ ba: Coi trí tuệ là năng lực thích ứng: Đây là quan
niệm phổ biến nhất trong TLH và được nhiều nhà nghiên cứu tán thành nhất. Đại diện
cho nhóm quan niệm này có thể kể đến các tác giả: V. Stern, David Wechsler, X.L.
Rubinstein,…
Nhìn chung các quan điểm trên đều thống nhất trí tuệ với trí thơng minh. Những
quan điểm trên đây về trí tuệ làm nền tảng cho sự ra đời của quan niệm hiện đại về trí
tuệ.
* Trí tuệ theo quan điểm hiện đại:
Trí tuệ theo quan niệm mới bao hàm nghĩa rộng hơn, gồm cả trí tuệ sáng tạo, trí
tuệ xã hội, trong đó có trí tuệ cảm xúc là hạt nhân. Vì vậy có thể hiểu khái niệm trí tuệ

theo nghĩa rộng hơn như là “năng lực tổng thể hoặc một loạt các năng lực nhận thức,
xúc cảm và sự hiểu biết để học, để giải quyết vấn đề và để đạt các mục đích có giá trị
hoặc để sáng tạo ra các sản phẩm có giá trị trong những điều kiện văn hoá - lịch sử cụ
thể [15, 97].
Từ những năm 90 người ta bắt đầu chú ý đến loại trí tuệ mới – trí tuệ cảm xúc.
Từ những kết quả thu được qua việc nghiên cứu đo lường loại trí tuệ này, các nhà TLH
đã thừa nhận vai trò quan trọng của TTCX đối với đời sống của con người. Vì vậy
chúng ta có thể đi đến một định nghĩa được xem là đầy đủ và hiện đại hơn về trí tuệ
như sau: “Trí tuệ - đó là một cấu trúc động, tương đối độc lập của những năng lực
nhận thức và xúc cảm của cá nhân, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do
những điều kiện văn hoá - lịch sử quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua
lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy nhằm
đạt được các mục đích quan trọng trong cuộc sống của con người [14; 8].
12


1.2.1.2. Các loại trí tuệ:
* Trí thơng minh:
Hiện nay các nhà TLH đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về trí thơng
minh. Theo tác giả Nguyễn Cơng Khanh: trí thơng minh là năng lực tổng thể hoặc một
loạt các năng lực giúp cá nhân áp dụng các kỹ năng nhận thức, xúc cảm và sự hiểu biết
để học, để giải quyết vấn đề và để đạt các mục đích có giá trị hoặc để sáng tạo ra các
sản phẩm có giá trị trong những điều kiện văn hố lịch sử cụ thể [15; 39]. Đây là định
nghĩa được nhiều người tán thành nhất.
Khi nói đến trí thơng minh, các nhà TLH thường đề cập đên 3 nhóm năng lực
cơ bản, đó là: năng lực phân tích, năng lực thực hành và năng lực sáng tạo.Trí thơng
minh là một loại năng lực tinh thần đặc biệt nằm trong bản thân mỗi con người, nó
giúp cho chúng ta có những hành vi ứng xử thơng minh vì vậy nó ln mang tính chủ
thể và chịu sự chế ước của mơi trường xã hội, do đó mà ta có thể kích thích tính tích
cực của chủ thể và thay đổi mơi trường, đặc biệt là những thay đổi chương trình giáo

dục để làm phát triển trí thơng minh của mỗi người.
* Trí tuệ cảm xúc:
Theo Daniel Goleman: “TTCX là năng lực nhận biết các cảm xúc của mình và
người khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lý tốt các cảm xúc trong bản thân
mình và trong các mối liên hệ với người khác [14;18].
Trí tuệ cảm xúc mang bản chất xã hội và được hình thành trong quá trình cá
nhân tham gia vào các hoạt động xã hội khác nhau và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của
môi trường xã hội. Nhưng khác với trí thơng minh, những năng lực của TTCX của mỗi
người có thể dễ dàng thay đổi nhờ việc luyện tập, tính chất này mở ra một khả năng vô
cùng quan trọng đối với mỗi người là có thể tích cực tập luyện để thay đổi TTCX của
mình, tạo tiền đề cho sự thành cơng trong cuộc sống.
* Trí tuệ sáng tạo:
Có thể nói rằng, trí sáng tạo là năng lực mở rộng và nâng cao trí thơng minh
bằng cách tìm ra những mối quan hệ mới giữa những thơng tin, tri thức đã có. Thao tác
cơ bản của nó là tư duy phân kỳ giúp con người tạo ra những giá trị tinh thần và vật
chất mới độc đáo, hiếm có đưa xã hội phát triển đi lên. Trí sáng tạo được xác định bởi
chỉ số sáng tạo CQ.

13


Cũng giống như TTCX, trí sáng tạo được xem như thành phần của cấu trúc trí
tuệ và gắn liền với các thành phần khác của nhân cách, nó phụ thuộc vào tác động của
giáo dục, tính tích cực hoạt động của cá nhân. Và được hiểu là trí tuệ trải nghiệm để
đạt đến cái mới lạ thực sự, đấy là năng lực tạo ra sự phù hợp tối ưu giữa kỹ năng của
cá nhân và mơi trường bên ngồi của người đó.
1.2.2. Lý luận về cảm xúc
Xúc cảm của con người cũng là loại hiện tượng được quan tâm nghiên cứu của
các nhà khoa học khác nhau. Trong tâm lý học có nhiều cách giải thích khác nhau về
khái niệm, nguồn gốc, kiểu loại của cảm xúc, quan hệ của nó với các q trình tâm lý

khác và vai trị của nó đối với hành động của con người.
- Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - 1997): Xúc cảm là rung động trong
lòng do tiếp xúc với sự việc gì đó.
- Từ điển Oxford English Dictionary định nghĩa: Xúc cảm là một kích động hay
một rối loạn tinh thần, tình cảm, đam mê, mọi trạng thái mãnh liệt hay kích thích.
- Từ điển Tâm lý (Nguyễn khắc viện chủ biên - 1991): Cảm xúc - phản ứng
rung chuyển của con người trước một kích động vật chất hoặc một sự việc gồm hai
mặt:
+ Những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, toát mồ
hơi, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hố.
+ Phản ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó
chịu, vui sướng, buồn khổ có tính tự phát, chủ thể kiềm chế khó khăn.
Lúc phản ứng chưa phân định gọi là cảm xúc, lúc phân định rõ nét gọi là cảm
động, lúc biểu hiện với cường độ cao gọi là cảm kích.
- Từ điển Tâm lý học (Vũ Dũng chủ biên - 2000): Cảm xúc - sự phản ánh tâm
lý về mặt ý nghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa
các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những
rung động trực tiếp.
Trong tâm lý học xúc cảm thường được quan niệm là thái độ phản ánh ý nghĩa
của sự vật, hiện tượng với nhu cầu của cá thể có tính chất tình huống.
Schachtel (1959) khẳng định: khơng có các hoạt động và các hành vi nếu
khơng có các xúc động mạnh.

14


Tomkins (1962) và Izard (1971) khẳng định rằng: các xúc cảm tạo nên một hệ
thống động cơ sơ cấp của con người, chính xúc cảm đóng vai trị quan trọng trong sự
tổ chức, sự tạo động cơ và sự củng cố hành vi
X.L.Rubinstein, nhà tâm lý học Xô Viết định nhĩa: “xúc cảm là một sự trải

nghiệm đặc biệt được đặc trưng bởi phẩm chất tính cách của nó như vui, buồn, giận
dữ, khùng...”. Ông cho rằng: “Về mặt nội dung, các xúc cảm được xác định bởi các
mối quan hệ xã hội của con người, bởi tập quán và thói quen trong từng hồn cảnh xã
hội, tư tưởng của nó”. Qua việc phân tích nguồn gốc, sự nảy sinh và biểu hiện dưới
góc độ lý thuyết hoạt động, ơng khẳng định: xúc cảm của người, xét về nguồn gốc,
chức năng hay sự biểu hiện ln mang tính xã hội.
Nguyễn

uy Tú nhằm làm rõ sự nảy sinh xúc cảm, đã định nghĩa: “Xúc cảm

của con người là những rung động khác nhau của chúng ta nảy sinh do sự thoả mãn
hay khơng thoả mãn những nhu cầu nào đó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các
biến cố, hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú,
khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta” [21, 49].
Trần Trọng Thuỷ quan niệm: xúc cảm là một quá trình tâm lý, biểu thị thái độ
của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan đến nhu cầu của cá thể
đó, gắn liền với phản xạ khơng điều kiện, với bản năng. Carroll E.Izard, nhà tâm lý
học Mỹ với quan điểm: những xúc cảm tạo nên hệ thống động cơ chính của con người,
ơng đã khơng nêu một định nghĩa cụ thể về xúc cảm mà chỉ nêu ba yếu tố đặc trưng
của định nghĩa xúc cảm, đó là:
- Cảm giác được thể nghiệm hay là được ý thức về cảm xúc.
- Các quá trình diễn ra trong các hệ thần kinh, hệ nội tiết, hơ hấp, tiêu hố và
các hệ khác trong cơ thể.
- Các phức hợp biểu cảm cảm xúc được đưa ra quan sát, đặc biệt là những phức
hợp phản ánh trên bộ mặt [3, 17].
Daniel Goleman, dưới góc độ nghiên cứu xúc cảm và mối quan hệ giữa xúc
cảm và trí tuệ, đã định nghĩa “xúc cảm vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng
thái tâm lý và sinh lý đặc biệt, vừa là thang của các xu hướng hành động do nó gây ra”
[10, 622]. Ông cho rằng số lượng các xúc cảm rất phong phú do khơng chỉ có các xúc
cảm đơn lẻ mà cịn có sự kết hợp, sự biến thể và biến đổi của các xúc cảm tạo ra.


15


J.Mayer, P.Salovey và D. Caruso cho rằng: “xúc cảm là một hệ thống đáp lại
của cơ thể giúp điều phối những thay đổi về sinh lý, tri giác, kinh nghiệm, nhận thức
và các thay đổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc về tâm trạng và tình cảm,
chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạc nhiên...”[10, 4].
Daniel Goleman trong cuốn “Trí tuệ xúc cảm: làm thế nào để biến những xúc
cảm của mình thành trí tuệ" xuất bản năm 1997, trích dẫn từ điển Oxford English
Dictionary định nghĩa “xúc cảm như một kích động hay một rối loạn tinh thần, tình
cảm, đam mê mọi trạng thái kích thích". Ông hiểu xúc cảm vừa là một tình cảm và các
ý nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh lý đặc biệt vừa là thang của các xu hướng hành
động do nó gây ra.
Tóm lại, khi bàn đến khái niệm xúc cảm, các nhà tâm lý học đều nhất trí rằng:
1. Xúc cảm phản ánh ý nghĩa của mối quan hệ giữa sự vật hiện tượng với nhu
cầu của chủ thể.
2. Xúc cảm bao gồm quá trình sinh lý - thần kinh và quá trình tâm lý của cá thể.
3. Các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện những biểu hiện xúc cảm.
4. Xúc cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội.
5. Xúc cảm là phương thức thích nghi của con người với mơi trường.
1.2.3. Lý luận về trí tuệ cảm xúc
1.2.3.1 Quan niệm mới về mối quan hệ giữa trí tuệ và xúc cảm
Theo quan niệm truyền thống của các nhà triết học duy lý ln đề cao lý trí (trí
tuệ) và đối lập trí tuệ với xúc cảm. Họ cho rằng con người cần vươn tới khn mẫu lý
tưởng bằng cách giải thốt mình khỏi các xúc cảm và thay thế chúng bằng lý trí. Tuy
nhiên cách nhìn hiện tại cho rằng xúc cảm và trí thơng minh có thể hoạt động nương
tựa vào nhau. Các xúc cảm phản ánh các mối quan hệ giữa một người với bạn bè, gia
đình, tình huống xã hội hoặc mang tính nội tâm hơn là phản ánh mối quan hệ giữa mọi
người với sự suy nghĩ hoặc trí nhớ của người đó.

Qua những kết quả nghiên cứu về cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt động xúc cảm,
các nhà khoa học đã khẳng định rằng: “Những sự liên lạc giữa vùng trán trước và rìa
đóng một vai trò quyết định trong đời sống tinh thần và những sự liên lạc ấy là cần thiết
để hướng dẫn chúng ta khi chúng ta có những quyết định lớn trong cuộc đời mình”. Cụ
thể hơn, “ Những sự liên lạc giữa hạnh nhân (và những cấu trúc rìa gắn nối với nó) và
vỏ não mới nằm ở trung tâm những “chiến trận” hay những “hiệp ước hợp tác” giữa đầu
16


và tim, giữa tư duy và các xúc cảm. Sự tồn tại của vịng mạch này giải thích tại sao các
xúc cảm là cần thiết cho tư duy, khi cần những quyết định khôn ngoan hay khi chỉ là để
suy nghĩ một cách sáng rõ” [4, 73- 74]. Như vậy các chứng cứ khoa học đã làm đảo lộn
quan niệm truyền thống về sự đối kháng giữa lý trí và tình cảm.
Daniel Goleman đã đưa ra quan niệm mới về mối quan hệ giữa xúc cảm và tư
duy: “Theo một nghĩa nào đó, chúng ta có hai bộ não, hai tinh thần và hai hình thứ
khác nhau của trí tuệ, trí tuệ lý trí và trí tuệ cảm xúc. Cách chúng ta hướng dẫn cuộc
sống của mình được quyết điịnh bởi hai thứ trí tuệ ấy. Trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng
như IQ. Trên thực tế, khơng có trí tuệ cảm xúc thì trí tuệ khơng thể hoạt động một cách
thích đáng” [7, 78].
Tóm lại, ngày nay khn mẫu con người lý tưởng phải đạt được sự hoà hợp
giữa cái đầu và trái tim tức là giữ lý trí và tình cảm. Để đạt được điều này Daniel
Goleman và các nhà tâm lý học thế hệ mới của Mỹ đã chỉ ra rằng: con người phải có
trí tuệ cảm xúc, phải suy nghĩ thông minh với xúc cảm của mình và ngược lại những
xúc cảm đó giúp tăng cường trí thơng minh.
1.2.3.2 ịnh nghĩa về trí tuệ cảm xúc
Những nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc (Emotion Intelligence- EI) thoạt đầu xuất
hiện trong những bài báo mang tính học thuật vào đầu những năm 90. Khái niệm EI
thu hút sự chú ý của rất nhiều người và người ta đã nói nhiều về tầm quan trọng của EI
cho sự dự ðốn thành cơng cá nhân. EI là một loạt các nãng lực giúp ngýời ta giải
thích một cách chính xác xúc cảm của mình thay đổi như thế nào và làm thế nào hiểu

rõ hơn những xúc cảm để giải quyết vấn đề tốt hơn trong đời sống phức tạp của cá
nhân.
Đến nay, khái niệm mang tính học thuật này đã được phát triển qua một số cơng
trình nghiên cứu lý thuyết. Khơng lâu sau những cơng bố có tính học thuật này, một
cuốn sách nổi tiếng về chủ đề này đã xuất hiện “Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó lại có thể
quan trọng hơn IQ đối với tính cách, sức khoẻ và sự thành cơng trong suốt cuộc đời?”
(Daniel Goleman,1995). Cuốn sách này đã xem xét rất nhiều những số liệu được cơng
bố trước đó đồng thời bổ sung khá nhiều những số liệu nghiên cứu về xúc cảm và bộ
não, xúc cảm và hành vi xã hội và những chương trình ở trường phổ thơng được phác
thảo để giúp trẻ em phát triển các kỹ năng xúc cảm và kỹ năng xã hội.

17


Đến nay có ba cách tiếp cận trí tuệ cảm xúc:
*Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Rewven Bar- on:
Lý thuyết của ơng kết hợp những đặc tính được xem là năng lực tâm lý (như tự
nhận biết cảm xúc của mình) với các đặc tính khác được xem là khác biệt với năng lực
tâm lý, chẳg hạn như tính độc lập, tính tự trọng và tâm trạng. Điều này đã tạo ra mơ hình
trí tuệ cảm xúc kiểu hỗn hợp. Bar- on đã xem xét lại những nghiên cứu tâm lý về các
đặc tính của nhân cách có liên quan đáng kể đến sự thành công trong cuộc sống và ông
đã nhận diện được 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp cho sự thành công
trong cuộc sống. Năm khu vực này gồm :
1). Kỹ năng làm chủ xúc cảm của mình, thể hiện ở sự tự nhận ra xúc cảm bản
thân, ở tính chủ động, tự trọng, tự lập và sự tự hiện thực hố.
2) Kỹ năng điều khiển cảm xúc bên ngồi cá nhân mình, thể hiện trong các
quan hệ cá nhân, trong trách nhiệm xã hội và ở sự đồng cảm với người khác.
3) Khả năng thích ứng thể hiện trong giải quyết vấn đề trong kiểm tra xúc cảm
qua thực tiễn và trong tính mềm dẻo của tư duy kiềm chế các stress.
4) Khả năng tiết chế stress, thể hiện ở sự chịu đựng các stress (cú sốc) gặp phải,

ở khả năng kiểm sốt được tính bốc đồng, xung tính.
5). Khả năng giữ tâm trạng chung cân bằng thể hiện ở sự hạnh phúc, tinh thần
lạc quan [7;30].
Mỗi khu vực trên lại được chia ra nhỏ hơn. Ví dụ, khu vực các kỹ năng làm chủ
cảm xúc gồm: Tự nhận biết xúc cảm của mình; chủ động, tự trọng; tự hiện thực hoá và
độc lập. Bar- On đã sử dụng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc theo nghĩa: Trí tuệ thể hiện qua
một tập hợp các năng lực chung, các năng lực cụ thể và các kỹ năng…nó đặc trưng
cho sự tích tụ những hiểu biết được dùng để đương đầu với cuộc sống một cách có
hiệu quả. Tính từ xúc cảm được dùng để nhấn mạnh rằng đây là kiểu trí tuệ cụ thể
khác với trí thơng minh nhận thức (Bar- On, 1997).
Từ đó R. Bar- On đã định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc như là một dãy các năng lực
phi nhận thức và những kỹ năng ảnh hưởng đến năng lực một người thành công trong
việc đương đầu với những địi hỏi và sức ép từ mơi trường”.
* Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Daniel

oleman

Cách nhìn thứ hai về EI được biết đến khá rộng rãi do Daniel Goleman (1995)
đề xướng. Daniel Goleman cho rằng “Trí tuệ cảm xúc bao gồm năng lực tự kiềm chế,
18


kiểm sốt nhiệt tình, kiên trì và năng lực tự thơi thúc bản thân mình”. Trí tuệ cảm xúc
được quan niệm như vậy bao gồm các năng lực sau đây:
1) Biết xúc cảm của mình, thể hiện ở sự nhận diện được xúc cảm của mình khi
nó xảy ra và kiểm soát được các xúc cảm của bản thân ở mọi lúc.
2) Quản lý xúc cảm, thể hiện ở việc xử lý xúc cảm để tập trung chú ý, ở năng
lực an ủi động viên con người và năng lực loại bỏ xúc cảm lo âu, trạng thái u sầu hoặc
sự nổi giận.
3). Động cơ hoá. Thể hiện ở năng lực điều khiển xúc cảm hướng vào mục đích

hành động; khả năng biết trì hỗn sự thoả mãn nhu cầu bản thân, dập tắt sự bốc xung
tính và khả năng hoà vào tâm trạng hứng khởi.
4) Nhận biết cảm xúc của người khác, thể hiện ở khả năng đồng cảm với người
khác, làm cho mình phù hợp với điều người khác cần và mong muốn.
5) Xử lý các quan hệ, thể hiện ở khả năng điều khiển xúc cảm ở người khác và
biết phối hợp hành động hài hoà với người khác. [6;57]
D. Goleman nhận thức được rằng ông đang đi từ trí tuệ cảm xúc sang một cái gì
đó rộng hơn khi cho rằng: sự linh hoạt của cái tơi…là hồn tồn tương tự như mơ hình
này về trí tuệ cảm xúc, trong đó có cả các năng lực xã hội và năng lực xúc cảm. Ông
đã đi khá xa khi cho rằng: “Có một từ có vẻ mỗi thời cho một “cơ thể” các kỹ năng mà
trí tuệ cảm xúc được xem là đại diện cho các kỹ năng này là: tính nết ( Daniel
Goleman, 1995).
* Trí tuệ cảm xúc theo quan niệm của Peter Salovey và John Mayer:
Howard Gardner đã đề xướng quan niệm về sự tồn tại của một dạng trí tuệ cá
nhân gồm trí tuệ về quan hệ giữa các cá nhân và trí tuệ cá nhân hướng nội. “Trí tuệ về
quan hệ cá nhân là năng lực hiểu biết người khác”, cịn “ Trí tuệ cá nhân hướng nội là
năng lực tạo ra được một mơ hình cụ thể và chân thật về bản thân mình và sử dụng nó
để tự hướng dẫn cuộc đời mình” (H. Gardner, 1983).
Trên cơ sở quan niệm của H. Gardner về trí tuệ cá nhân, năm 1990, hai nhà tâm
lý học Mỹ thế hệ mới là Peter Salovey (Đại học yale) và John Mayer (Đại học
Hampshire) đã phát biểu chính thức quan điểm của họ về hiện tượng trí tuệ mới phát
hiện này “ Trí tuệ cảm xúc được quan niệm là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân,
thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và sử dụng những thông tin
ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình”
19


Định nghĩa của Salovey và Mayer đã nêu năm 1990 chỉ mới đê cập đến việc
tiếp nhận cảm xúc chứ khơng đề cập đến quản lý cảm xúc. Vì vậy đến năm 1997, hai
ông xem xét và nêu ra định nghĩa mới, theo đó “Trí tụê cảm xúc bao gồm khả năng

tiếp nhận đánh giá và biểu hiện xúc cảm, khả năng đánh giá và phân loại các xúc cảm
khi định hướng suy nghĩ, khả năng hiểu xúc cảm và nhận biết xúc cảm, khả năng điều
khiển định hướng xúc cảm nhằm mục đích phát triển xúc cảm và trí tuệ” [22;80].
Theo quan niệm của hai nhà tâm lý học này “Trí tuệ cảm xúc nói gọn là năng
lực nhận biết xúc cảm của mình và người khác, năng lực bày tỏ xúc cảm của mình hồ
xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu và phân tích bằng xúc cảm , điều khiển và kiểm soát xúc
cảm của bản thân và người khác”. Trí tuệ cảm xúc được quan niệm như vậy bao gồm
các năng lực sau đây: Các năng lực xúc cảm này có thể phân thành 4 lớp hoặc thành 4
nhánh.
1) Sự nhận thức, bày tỏ xúc cảm, thể hiện ở năng lực nhận ra và bày tỏ xúc cảm
của mình ở trạng thái sinh lý, tình cảm, suy nghĩ và nhận ra và cảm nhận được sự bày
tỏ xúc cảm của người khác qua biểu cảm nét mặt, thân thể, ngôn ngữ, nghệ thuật,…
dẫn đến sự đồng cảm, thấu cảm. Các kỹ năng cơ bản nhất nàyliên quan đến nhận thức
và nhận biết về xúc cảm. Ví dụ, trẻ sơ sinh học cách biểu lộ xúc cảm qua khuôn mặt,
trẻ này quan sát tiếng khóc của nó hoặc niềm vui thể hiện trên khuôn mặt bố, mẹ khi
họ biểu lộ đồng cảm với những tình cảm của trẻ. Khi trẻ lớn lên, nó ngày càng phân
biệt một cách tinh tế hơn sự khác biệt giữa người chân thật hay chỉ là những nụ cười
xã giao, lịch sự và thay đổi từ từ của sự biểu lộ cảm xúc. Cũng quan trọng khi người ta
khái quát hoá kinh nghiệm xúc cảm với đồ vật như “phiên dịch” được tính chan hồ
của phịng ăn.
2) Hồ xúc cảm vào suy nghĩ của mình, thể hiện ở việc xúc cảm hỗ trợ tư duy
một cách có hiệu quả và xúc cảm giúp đỡ cho óc phán đốn, cho trí nhớ. Loại kỹ năng
thứ hai này liên quan đến việc hoà hợp kinh nghiệm xúc cảm vào trong đời sống tâm
lý, gồm cân nhắc để phân biệt xúc cảm với ý nghĩ và làm cho xúc cảm định hướng có
chủ ý. Ví dụ, chúng ta có thể giữ một trạng thái xúc cảm trong ý thức để so sánh nó
với một cảm giác tương tự về âm thanh, màu sắc hay mùi vị.
3) Sự thấu hiểu và phân tích xúc cảm, bao gồm năng lực gọi tên xúc cảm của
mình và người khác và năng lực hiểu các mối quan hệ dẫn đến những thay đổi của xúc
cảm. Mức độ thứ ba này liên quan đến hiểu và suy luận về xúc cảm. Sự trải nghiệm
20



các xúc cảm cụ thể như: hạnh phúc, tức giận, sợ hãi và thích thú- trên cơ sở có tính đến
quy luật xúc cảm được kiểm sốt. Tức giận nói chung tăng lên khi sự công bằng bị bác
bỏ, sợ hãi thường làm dịu bớt sự căng thẳng, sự buồn chán có thể làm người ta khơng
muốn tiếp xúc với người khác. Sự buồn rầu và tức giận vận động theo những quy luật
đặc trưng riêng của chúng. Trí tuệ cảm xúc liên quan đến năng lực nhận biết các xúc
cảm, biết chúng bộc lộ như thế nào và suy luận về xúc cảm.
4). Điều khiển các xúc cảm một cách có suy nghĩ có tính tốn bao gồm năng lực
điều khiển xúc cảm và kiểm soát xúc cảm một cách có suy nghĩ để kích thích phát
triển tuệ và xúc cảm. [22;80]. Mức độ thứ tư - mức độ cao nhất của trí tuệ cảm xúc liên
quan đến sự quản lý và điều hành các xúc cảm của mình và của người khác. Chẳng
hạn, biết làm thế nào để giữ bình tĩnh khi cảm thấy tức giận hoặc có thể làm giảm lo âu
ở người khác.
J. Mayer, P. Salovey và D. Caruso khẳng định: “Chúng tơi cho rằng trí thông
minh tốt nhất nên được đo lường theo cách tiếp cận năng lực hoặc đánh giá kết quả
thực hiện. Lý thuyết của chúng tôi về EI, chia EI thành 4 khu vực năng lực: Nhận biết
xúc cảm, nuôi dưỡng tư duy bằng xúc cảm, hiểu xúc cảm và quản lý xúc cảm. Các trắc
nghiệm năng lực của chúng tôi MEIS và MSCEIT do 4 miền đo vừa nêu. Mặc dù
những thang đo năng lực đầu tiên về EI có độ tin cậy alpha thấp, nhưng những thang
đo mới đây của chúng tơi về EI có độ tin cậy đảm bảo. Những nghiên cứu tiến hành
với các thang đo này chỉ ra rằng EI được định nghĩa và được đo như là một năng lực
liên quan đến các loại trí thơng minh khác nhưng nó lại có tính độc lập [9, 17].
1.2.3.3 Mơ hình về trí tuệ cảm xúc
Có 3 cách tiếp cận trí tuệ cảm xúc nhưng thực chất chỉ có 2 quan niệm về mơ
hình của trí tuệ cảm xúc: mơ hình năng lực tâm lý thuần nhất và mơ hình hỗn hợp. Mơ
hình năng lực tâm lý thuần nhất tập trung vào chính các xúc cảm và tương tác giữa xúc
cảm với ý nghĩ (J. Mayer và P. Salovey, 1997). Mơ hình hỗn hợp trí tuệ cảm xúc như là
sự kết hợp các năng lực tâm lý với các đặc tính khác như động cơ, các trạng thái ý thức
và hoạt động xã hội như là một thực thể duy nhất (Bar- On, 1997; Goleman, 1995).

Mơ hình năng lực tâm lý có khả năng dự đốn về cấu trúc bên trong của trí tuệ
cảm xúc và những ứng dụng của nó trong cuộc sống. Lý thuyết này dự đốn rằng EI là
một loại trí thơng minh giống như các loại trí thơng minh khác, trong đó nó sẽ đáp ứng
ba tiêu chuẩn thực nghiệm:
21


1. Những vấn đề về tâm lý với câu trả lời đúng hoặc sai, có tính hội tụ khi được
đánh giá bằng những phương pháp cho điểm khác nhau.
2. Các kỹ năng được đo lường có tương quan với các phép đo năng lực tâm lý
(vì các năng lực tâm lý có xu hướng tương quan với nhau), đồng thời các kỹ năng
được đo lường có tương quan với sự đồng cảm.
3. Trình độ năng lực tăng lên cùng với độ tuổi.
Các nghiên cứu hiện thời gợi ý rằng mô hình năng lực tâm lý của trí tuệ cảm
xúc có thể được mơ tả là một loại trí thơng minh chuẩn về mặt thực nghiệm và đáp
ứng tiêu chuẩn của một trí thơng minh chuẩn. điều này có nghĩa rằng những người
được gọi là có trí tuệ cảm xúc cao có thể là những người có khả năng tiến hành xử lý
thơng tin xúc cảm một cách tinh tế. Trí tuệ cảm xúc được xem xét một cách cẩn thận,
cũng soi sáng biên giới giữa trí thơng minh nhận thức và phẩm chất phi trí tuệ. Tuy
nhiên cả hai loại mơ hình này có thể đều có lợi trong việc nghiên cứu tính hữu hiệu
của con người và sự thành cơng trong cuộc sống.
Các mơ hình về cấu trúc của TTCX
* Mơ hình thuần năng lực:
Peter Salovey và John Mayer (1990) là những người đã đưa ra mơ hình EI
thuần năng lực. Các tác giả này cho rằng một mô hình thuộc về trí tuệ phải đáp ứng 3
tiêu chuẩn được xác định là: Phải là một mơ hình phù hợp về mặt khái niệm, phải có
tương quan (tức là nó phải có điểm giống nhưng vẫn có sự khác biệt với các loại trí tuệ
đã được thành lập. Nó phải mang tính phát triển (tức là những năng lực đặc trưng cho
trí tuệ phải phát triển cùng với sự tích luỹ kinh nghiệm và tuổi tác của cá nhân). Nhưng
mơ hình EI mà hai tác giả này cơng bố năm 1990 còn những điểm chưa sáng tỏ về nội

dung và chưa có cơng cụ đo lường khách quan. Chính vì vậy, năm 1997 họ đã cơng bố
mơ hình EI được chỉnh sửa và tinh lọc (EI 97). Trong mô hình EI 97, các tác giả định
nghĩa EI như một tổ hợp những năng lực xúc cảm có thể chia thành bốn loại hay bốn
nhánh. Mỗi một nhánh có bao gồm 4 năng lực tiêu biểu
Nhánh I: Nhận thức, đánh giá và biểu hiện xúc cảm
Nhánh II: Tạo điều kiện xúc cảm cho suy nghĩ
Nhánh III: Hiểu và phân tích xúc cảm, sử dụng những tri thức xúc cảm
Nhánh IV: Điều chỉnh xúc cảm một cách có suy nghĩ nhằm tăng cường sự phát
triển xúc cảm và trí tuệ.
22


* Mơ hình hỗn hợp về TTCX [15, 102-104]
Reuven Bar-On (1997) đã đưa ra mơ hình hỗn hợp, tiếp cận mơ hình TTCX
dưới góc độ nhân cách. Reuven Bar- On cho rằng cấu trúc TTCX bao gồm có 5 kỹ
năng:
- Kỹ năng hiểu mình, thể hiện khả năng làm chủ cảm xúc của mình, thể hiện ở
sự nhận thức ra cảm xúc ở bản thân ở tính chủ động, tự trọng, tự lập và sự hiện thực
hoá.
- Kỹ năng hiểu người khác, thể hiện ở trong các quan hệ cá nhân trong trách
nhiệm XH và ở sự đồng cảm với người khác.
- Kỹ năng thích ứng, thể hiện khả năng giải quyết vấn đề trong công việc kiểm
tra xúc cảm qua thực tiễn và trong tính mềm dẻo của tư duy.
- Kỹ năng kiểm soát stress, thể hiện ở khả năng chịu đựng các stress gặp phải,
khả năng kiểm soát được các bốc đồng xung tính.
- Kỹ năng giữ tâm trạng cân bằng, thể hiện ở sự hạnh phúc, tinh thần lạc quan.
Còn theo tác giả Daniel Goleman, cấu trúc của TTCX gồm có hai nhóm năng
lực: nhóm năng lực cá nhân và nhóm năng lực XH. [15, 104]
Cấu trúc của TTCX theo Daniel


oleman

Năng lực cá nhân

Năng lực XH

(Quan hệ với chính mình)

(Quan hệ với người khác)

 Tự biết mình

 Nhận biết các quan hệ X

- Nhận biết xúc cảm của mình

- Đồng cảm

- Đánh giá chính xác

- Định hướng sự phục vụ

- Tự tin

- Biết cách tổ chức

 Tự kiểm sốt, quản lý mình

 Quản lý điều khiển các mối quan


- Kiểm sốt xúc cảm của mình

hệ X

- Có lịng tự tin

- Phát triển người khác

- Tự ý thích

- Tạo ảnh hưởng

- Thích ứng

- Giao tiếp

- Động cơ thành đạt

- Kiểm sốt xung đột
- Lãnh đạo có tầm nhìn, khôn ngoan
- Xúc tác để thay đổi
- Tinh thần đồng đội và sự hợp tác
23


Có thể nói rằng, tất cả mơ hình về cấu trúc TTCX vừa nêu trên có khác nhau về
chi tiết nhưng chúng đều sử dụng chung những khái niệm cơ bản đó là: TTCX ở góc
độ chung nhất liên quan đến những năng lực nhận biết và vận hành các xúc cảm của
mình và của người khác.
Ngồi ra trong đề tài này cịn tiếp cận mơ hình trí tuệ cảm xúc theo nghiên cứu

của tiến sĩ Nguyễn Minh Anh, theo ơng thì trí tuệ cảm xúc của trẻ gồm ba thành phần
chính đó là:
1) Sự quan tâm đến trạng thái tình cảm con người
2) Sự quan tâm đến mọi người xung quanh
3) Động cơ hành vi của trẻ trẻ cư xử như thế này hay như thế kia vì bản thân
thích, muốn cư xử như vậy hay vì hiểu được cảm giác của người khác nên
cố g ng cư xử sao cho người khác hài lịng và mang lại ích lợi cho cả hai
bên).
Đề tài đã lựa chọn mơ hình trí tuệ của tiến sĩ Nguyễn Minh Anh để làm cơ sở
nghiên cứu trong đề tài
1.2.3.4. Bản chất của trí tuệ cảm xúc
* TTCX là một cấu trúc phức hợp của nhiều năng lực khác nhau liên quan
đến lĩnh vực cảm xúc.
Trước hết, TTCX là tổ hợp của những năng lực về cảm xúc của bản thân. Trong
nhóm năng lực này được hợp bởi nhiều năng lực cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như
năng lực hiểu biết cảm xúc của bản thân, năng lực điều khiển, điểu chỉnh cảm xúc của
bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh xung quanh. Chính vì vậy, J. Mayer và P. Salovey
khẳng định: EI là hiện thân của một dạng trí tuệ mới có ý nghĩa quan trọng vì một loạt
năng lực liên quan đến xúc cảm thừa nhận phù họp hoàn toàn trong phạm vi những
định nghĩa, khái niệm trí tuệ đã được thừa nhận rộng rãi…EI chủ yếu tập trung vào
vấn đề xúc cảm gắn với vấn đề xã hội và các cá nhân nên nó là một dấu hiệu nhận biết
chính xác và tinh tế hơn trí tuệ xã hội.
Trí tuệ cảm xúc là sự hiểu biết, tôn trọng và điều khiển được cảm xúc của
những người xung quanh. Để đạt được điều này địi hỏi mỗi người cần phải có những
năng lực khác nhau như năng lực đọc được cảm xúc của người khác, điều khiển, điều
chỉnh những cảm xúc của người khác theo ý của mình.
24


TTCX mang bản chất xã hội, TTCX được hình thành trong quá trình cá nhân

tham gia vào các hoạt động XH khác nhau và chịu ảnh hưởng rất lớn của mơi trường
XH.
* TTCX có biên độ rộng hơn trí thơng minh và dễ thay đổi hơn trí thơng
minh.
Năm 1999, J.Mayer và P. Salovey khẳng định rằng, EI là dạng trí tuệ rộng hơn
trí tuệ nhận thức vì nó bao trùm cả nhận thức và suy luận về xúc cảm nội tại. Cho đến
nay nhiều người vẫn thừa nhận rằng chỉ số IQ cao cho phép những người này có được
sự thành công lớn khi theo học ở nhà trường chứ nó khơng đảm bảo một cách chắc
chắn sẽ có được thành cơng trong cuộc đời. Những người có chỉ số IQ cao được xem
là những người có năng lực tốt trong các lĩnh vực ngơn ngữ, tốn học và tư duy trừu
tượng…tất cả những cái này được xem là những năng lực ổn định trong mỗi con
người, để thay đổi nó là điều rất khó.
Ngược lại, TTCX cho phép chúng ta có thể tiên đốn chính xác sự thành cơng
của mỗi người trong cuộc sống của họ. Những năng lực về việc hiểu, làm chủ được
cảm xúc của mình và của người khác sẽ giúp cho mỗi người luôn giữ được trạng thái
cân bằng trong tâm lý. Có những ứng xử nhẹ nhàng đối với những người xung quanh.
Điều này giúp cho họ có thể dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt trong những
tình huống, hồn cảnh khác nhau.
Khác với tri thông minh, những năng lực của TTCX ở mỗi người có thể thay
đổi nhờ luyện tập. Tính chất này mở ra một khả năng vô cùng quan trọng với mỗi
người là tích cực luyện tập để thay đổi TTCX của mình tạo tiền đề cho sự thành cơng
trong cuộc sống.
* TTCX là một dạng siêu trí tuệ, siêu năng lực.
Sở dĩ chúng ta có thể nhận định như vậy là bởi vì nó quyết định việc một cá
nhân có thể khai thác được những lợi thế (kể cả lợi thế về trí thơng minh) của mình.
Thực tế cho thấy rằng những người hiểu được cảm xúc của mình, nắm được và làm
chủ được, đốn được những cảm xúc của người khác và biết hoà vào với họ một cách
hữu hiệu thì người này có lợi thế trong các lĩnh vực của cuộc đời và rất thành công
trong cuộc sống.


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×