Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.83 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HUỲNH THỊ HAI

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGỌC GIAO

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60.22.34

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2014


Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM

Phản biện 1: TS. Hà Ngọc Hịa
Phản biện 2: TS. Ngơ Minh Hiền

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại
Đại Học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 12 năm 2014.

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngọc Giao là nhà văn cùng thế hệ với các nhà văn như
Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng...
Ông là nhà văn có tài và là một trong số rất ít người có hành trình
cầm bút xun suốt thế kỷ XX.
Ngọc Giao sáng tác nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết,
truyện dài, truyện ngắn, phóng sự, bút ký, tản văn... Ở thể loại nào
ông cũng để lại những dấu ấn riêng, đặc biệt là các thiên truyện ngắn.
Có thể nói, làm nên tên tuổi của Ngọc Giao chính là truyện ngắn.
Thế nhưng có một nghịch lý là trong khi nhiều người bạn cùng thời
với ông đã trở thành những tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam
thì cái tên Ngọc Giao dường như bị rơi vào quên lãng; tác phẩm của
ơng ít người biết đến. Những nghiên cứu, đánh giá về sự nghiệp văn
học của Ngọc Giao lại càng hiếm hoi. Đấy rõ ràng là một điều bất
công đối với nhà văn này.
Thực hiện đề tài Đặc điểm truyện ngắn Ngọc Giao, chúng tơi
mong muốn góp sức mình vào việc đánh giá một cách đúng đắn sự
nghiệp văn học của Ngọc Giao, nhất là ở thể loại truyện ngắn. Chúng tôi
cũng hi vọng qua đây để khẳng định các giá trị, những thành công của
truyện ngắn Ngọc Giao - nhà văn gặp nhiều thăng trầm trong nghiệp cầm
bút.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong số các nhà nghiên cứu về Ngọc Giao, người có nhiều


2

công bố hơn cả là Phong Lê. Ở bài Sự nghiệp viết của Ngọc Giao, tác
giả đã đánh giá một cách khái quát về sự nghiệp văn học của nhà văn
này. Ở một bài viết khác, Phong Lê đã nhìn thấy những bước đổi mới
trong bút pháp tiểu thuyết của Ngọc Giao từ Nhà quê đến Xóm Rá.
Đánh giá chung về Ngọc Giao, trong bài Một đời người, một đời văn
in trên Báo Văn nghệ số 20 (2011) Phong Lê cho rằng dù là lãng mạn
hay hiện thực thì điều mà nhà văn này luôn hướng tới trên những
trang truyện ngắn của mình là “khát vọng về một cuộc sống trong
sạch và lương thiện cho con người, cho loài người”. Đó chính là tính
nhân văn trong các truyện ngắn của Ngọc Giao. Điều này còn được
làm rõ hơn ở một bài viết khác Ngọc Giao, người khỏi bị lãng quên
sau gần nửa thế kỷ. Phong Lê cũng là nhà văn đã viết Thay lời giới
thiệu cho tập truyện ngắn Phấn hương và cuốn Cầu sương của nhà
văn Ngọc Giao. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Ngọc Giao, trong
bài viết Cha tôi, dịch giả Nguyễn Tuấn Khanh, con của nhà văn lại
nhắc đến một mảng tác phẩm khác: những chân dung văn học.
Khánh Phương, trong bài viết Quan báo - hình ảnh người tri thức
mới đã dành những lời ngợi ca về những tác phẩm ký của nhà văn Ngọc
Giao. Nguyễn Chí Hoan, trong bài viết Anh đã sống hơn, sau khi đọc tập
Hà Nội cũ nằm đây đánh giá ngôn ngữ văn chương của ông mang phong
cách trong sáng, giản dị. Trong buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 100 ngày sinh
nhà văn Ngọc Giao do báo Văn nghệ tổ chức, nhà thơ Hữu Thỉnh đã góp
phần trả lại vị trí cho nhà văn Ngọc Giao. Hồng Mai (Kỉ niệm 100 năm
ngày sinh nhà văn Ngọc Giao) và Nguyễn Thụy Kha (Ngọc Giao – nhà
văn làm báo) đã nhìn nhận tài năng của tác giả Ngọc Giao trên cả hai lĩnh


3
vực văn chương và báo chí.
Khơng chỉ thành cơng với tiểu thuyết và truyện ngắn, ơng

cịn là một cây bút ký sự sắc sảo như nhận định của tác giả Khánh
Phương trong bài viết Quan báo – hình ảnh người trí thức mới. Anh
Chi trong bài viết Ngọc Giao nhà văn giàu lòng thương người,
thương đời đăng trên báo Nhân dân cuối tuần đánh giá ông dựa trên
sự tương quan so sánh với hai nhà văn nổi tiếng cùng thời là Vũ
Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan. Phạm Xuân Nguyên, trong bài
viết nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngọc Giao, đánh giá cao
sự tiếp thu những giá trị văn hóa trong văn chương châu Âu và làm
Nhà văn của cuộc sống Việt Nam. Vân Thanh có bài Sự nghiệp viết
cho thiếu nhi của Ngọc Giao trước 1945 đánh giá những tác phẩm
viết cho thiếu nhi của ơng.
Cũng có một số bài nghiên cứu về mảng sáng tác truyện
ngắn nhưng khơng nhiều. Có thể kể đến một số nhận định đáng chú ý
như Văn Tâm trong Từ điển văn học, Phong Lê khi nhận xét tập
truyện Hà Nội cũ nằm đây, Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện
đại đã khẳng định những truyện ngắn thành công của Ngọc Giao là
những truyện gợi mối thương tâm của người đọc.
Nhìn một cách tổng quát những bài nghiên cứu, đánh giá về
Ngọc Giao không nhiều hơn nữa mới chỉ dừng lại ở những đánh giá
chung chung, những nhận định còn chưa cụ thể. Chính vì vậy, nhìn nhận,
đánh giá lại những tác phẩm văn chương của Ngọc Giao là việc nên làm,
cần làm.


4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm của truyện ngắn Ngọc Giao được thể hiện trên các
phương diện nội dung, tư tưởng và nghệ thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi khảo sát được giới hạn trong 3 tập truyện ngắn của
Ngọc Giao đã được công bố trong: Truyện ngắn và ký (2001), NXB
Hội nhà văn, Hà Nội; Phấn hương (2011), NXB Văn học, Hà Nội và
Bến đị Rừng (2012), NXB Văn học, Hà Nội.
Ngồi ra, cịn có các tiểu thuyết, truyện dài và bút kí của
Ngọc Giao như Nhà q, Mưa thu, Xóm Rá, Quan báo…
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi đã tiến hành sưu tầm,
đọc, phân loại, xử lí tài liệu và sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu chính sau: Phương pháp khảo sát thống kê, phương pháp phân
tích – tổng hợp và phương pháp so sánh – đối chiếu.
5. Bố cục của luận văn
Nội dung chính của Luận văn gồm 3 chương.
Chương 1. Ngọc Giao trong tiến trình vận động của văn học
Việt Nam hiện đại.
Chương 2. Đặc điểm của thế giới hình tượng trong truyện
ngắn Ngọc Giao.
Chương 3. Một số thủ pháp nghệ thuật trong truyện ngắn Ngọc Giao.


5
CHƯƠNG 1
NHÀ VĂN NGỌC GIAO TRONG TIẾN TRÌNH
VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NGỌC
GIAO
1.1.1. Tiểu sử
Ngọc Giao tên thật là Nguyễn Huy Giao, sinh ngày 5-5-1911
trong một gia đình trung lưu tại kinh đô Huế. Tuổi thơ ông gắn bó
với mảnh đất cố đơ khơng được bao lâu đã phải theo cha mẹ về quê

nội. Tuổi thơ của Ngọc Giao gặp nhiều bất hạnh. Thuở còn trên ghế
nhà trường, Ngọc Giao là một cậu học trị rất thơng minh và chăm
chỉ. Ông thi đỗ Tú tài trường Bưởi; rất thơng thạo tiếng Pháp và có
kiến thức sâu rộng về văn chương Tây – Âu. Tác phẩm đầu tay của
ông được viết vào năm 1929 khi mới 18 tuổi.
Trong quãng thời gian từ năm 1934 cho đến năm 1945, Ngọc
Giao gắn bó với báo Tiểu thuyết thứ Bảy. Từ năm 1946 ông làm việc
cho tờ báo Bạn dân. Sau 1954, Ngọc Giao không công bố tác phẩm
nào. Mãi đến khi 80 tuổi, Ngọc Giao trở lại hiện diện cùng độc giả.
Năm 1993, ông được Hội Nhà văn Việt Nam “xác nhận tư cách hội
viên từ năm 1957, tức là thuộc thế hệ sáng lập”; được đánh giá là
người có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà.
Nhà văn Ngọc Giao mất ngày 8 tháng 7 năm 1997 tại Hà
Nội, thọ 86 tuổi.


6
1.1.2. Sự nghiệp văn học
Ngọc Giao là một cây bút cống hiến không biết mỏi mệt cho
nền văn học Việt Nam. Sự nghiệp văn học của ơng có thể chia thành
ba giai đoạn: trước năm 1945, sau năm 1945 và sau năm 1975.
· Giai đoạn trước năm 1945
Đây là giai đoạn thành công nhất của đời văn Ngọc Giao.
Chỉ riêng ba tập truyện ngắn Một đêm vui, Phấn hương, Cô gái làng
Sơn Hạ cũng đã giúp tên tuổi của Ngọc Giao nổi bật. Phấn hương là
một bức tranh thu nhỏ của Hà Nội những năm trước 1945. Cô gái
làng Sơn Hạ đưa người đọc đến với những số phận, cảnh đời đầy
nước mắt. Vào những năm 1942, 1943 Ngọc Giao chủ yếu “đầu
quân” cho lĩnh vực báo chí. Sau ngày giải phóng thủ đơ, tên tuổi
Ngọc Giao chìm dần vào quên lãng.

· Giai đoạn từ năm 1945 - 1975
Ngọc Giao cho ra đời một loạt tiểu thuyết khiến tên tuổi của
ơng chiếm một vị trí vững vàng hơn trong lịng người đọc. Tiểu
thuyết Nhà quê là bức tranh nông thôn được nhìn qua lăng kính của
tầng lớp trí thức. Xóm Rá là một tiểu thuyết phóng sự đặc sắc của nhà
văn Ngọc Giao, đặc tả về cuộc sống thành thị - nơi góc khuất của xã
hội. Tiểu thuyết Đất của Ngọc Giao đề cập đến số phận của đất và
những người nông dân thời chiến tranh. Năm 1962 ông sáng tác vở
kịch lịch sử Phan Đình Phùng và đến năm 1963 ông tự chuyển thể
tác phẩm thành vở cải lương cùng tên.


7
· Giai đoạn sau năm 1975
Kể từ khi đất nước thống nhất về sau, Ngọc Giao viết khá ít
vì lý do tuổi tác và sức khỏe. Năm 1975 ông cho ra đời cuốn truyện
thiếu nhi mang tên Máu chảy một dịng. Năm 1992 ơng viết hồi ký
Đốt lị hương cũ. Những năm cuối đời, miền kí ức Hà Nội lại cháy
bỏng trong lịng ơng, thơi thúc ơng viết Hà Nội cũ nằm đây.
Kể từ năm 1989 đến nay, cái tên Ngọc Giao cùng với các tác
phẩm của ông đã được đưa vào các tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam
(1930-1945), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1920-1945), Truyện ngắn
Hà Nội chọn lọc, Tổng hợp văn học Việt Nam (Tập 29C)…
1.2. ĐÓNG GÓP CỦA NGỌC GIAO ĐỐI VỚI NỀN VĂN HỌC
HIỆN ĐẠI
1.2.1. Mở rộng phạm vi và đào sâu những đề tài quen
thuộc
* Đề tài tình yêu
Ngọc Giao ca ngợi những tình u mang đậm tính nhân văn.
Chàng sinh viên Hồi trong Lucie đến với Lucie bằng cả tấm chân

tình. Tình yêu đơn phương của Tư Lộc trong truyện ngắn Đào Châu
cũng làm cho người đọc rung động. Tình yêu vượt qua mọi sự ràng
buộc, ngăn cản như mối tình của Hồi và Vĩnh trong Cô gái làng Sơn
Hạ. Ngọc Giao cũng có nhiều trang viết về những mối tình đơn
phương, những câu chuyện cảm động đã dễ dàng “lấy nước mắt” của
người đọc được thể hiện trong truyện Lỗi tình, Cô gái làng Sơn Hạ,


8
Để lịng. Ngồi ra, Ngọc Giao cũng lên tiếng tố cáo những kiểu tình
yêu vị kỉ (Một gã ngang tàng, Một chuyện quái đản).
Như vậy, có thể thấy đề tài tình yêu trong truyện ngắn Ngọc
Giao mang lại cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Mỗi một câu chuyện tình yêu đều mang những sắc diện riêng nhưng
hầu hết đều buồn, đều kết thúc với nỗi bất hạnh của nhân vật.
* Đề tài người phụ nữ
Người phụ nữ trong truyện của Ngọc Giao là người phụ nữ
có đức tính vị tha, giàu lịng hy sinh. Đó là hình ảnh người mẹ trong
Đứa con cầu tự, Sâm (Hằn học) hay người chị trong Một đêm vui.
Họ là những người phụ nữ gặp bất hạnh, có cuộc đời éo le như Tâm
và Tình trong Gái muộn chồng hay Tố Lan trong Những đêm sương.
Hương trong Tết cô đầu, Sâm trong Hằn học, Chúc trong Ngày giỗ
lại cho ta một góc nhìn khác về người phụ nữ. Đây là những người
phụ nữ dùng nhan sắc để sinh nhai. Viết về những cô gái làm cái
nghề “khốn nạn” để nuôi thân, Ngọc Giao luôn thể hiện sự cảm
thông, ngợi ca họ.
Người mẹ trong truyện ngắn Ngọc Giao bao giờ cũng là
những hình tượng đẹp được thể hiện trong các truyện Điêu tàn, Đứa
con cầu tự, Cô gái làng Sơn Hạ. Tuy vậy, cần lưu ý Ngọc Giao
khơng hồn tồn tin u vào phụ nữ. Trong tác phẩm của ơng có

những người phụ nữ không tốt: cô gái trong Một chuyện quái đản,
người vợ trong Người vợ cũ, Như Hà (Kim Dung)…


9
Điều mà Ngọc Giao làm được là ông đã cho chúng ta một cái
nhìn đa dạng về thế giới phụ nữ: có người tốt và có kẻ xấu. Đáng trân
trọng hơn là không những ông đã tỏ thái độ thương xót và cịn cảm
thơng đối với những cơ gái bán mình ni thân. Ơng đã thành cơng
khi xây dựng hình tượng người mẹ, nhân vật được viết ra từ trái tim
u thương, thành kính và có phần xót xa.
* Đề tài “cái chết”
Cái chết trong truyện ngắn Ngọc Giao mang nhiều ý nghĩa
khác nhau. Cái chết của chị Tư trong Tội lỗi ngồi ngưỡng cửa là
tiếng nói tố cáo xã hội và cảm thương cho thân phận của người phụ
nữ. Chết để trả giá cho những tội lỗi mà mình đã gây ra như Tố Lan
trong Những đêm sương hay nhân vật người đàn ông trong Một gã
ngang tàng. Cái chết là hành động đặt dấu chấm hết cho một q
trình sống mịn như ơng Cảnh (Một người khơng sống). Ngọc Giao
cũng để cho Đào Châu (Đào Châu) tìm đến cái chết. Trong Phấn
hương, Bảy Hoa đón nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, khơng một
lời kêu than, ốn trách. Cũng là cuộc đời của những cô đào, kép hát
Huệ trong Cát bụi có một cái chết đầy xót xa.
1.2.2. Góp phần hồn thiện thể loại văn học
* Tiểu thuyết của Ngọc Giao
Cùng với khoảng 300 truyện ngắn, Ngọc Giao còn là tác giả
của nhiều cuốn tiểu thuyết viết trong khoảng thời gian trên dưới
mười năm. Hầu hết những tiểu thuyết của Ngọc Giao đều viết về
nông thôn Việt Nam như Nhà quê, Xã Bèo – Người của đất, Đất.



10
Quán gió, Cầu sương là thân phận tha phương của những nơng dân
lên thành thị. Xóm Rá là một bước chuyển mình từ một nhà tiểu
thuyết thâm trầm, nhiều suy tư đến một nhà tiểu thuyết - phóng sự
năng động và tỉ mỉ. Như vậy, với mảng tiểu thuyết về đời sống nông
dân và thị dân, Ngọc Giao cũng đã có những đóng góp quan trọng
trong việc hồn thiện thể loại tiểu thuyết, nhất là nhóm phóng sự tiểu thuyết.
* Bút ký của Ngọc Giao
Ngọc Giao đóng góp cho nền văn học Việt Nam nhiều tác
phẩm bút kí về Hà Nội như Hà Nội cũ vui buồn sân khấu… Ông
cũng đã viết về một số những bạn văn như Vũ Trọng Phụng, Vũ
Đình Long, Nguyễn Bính, Tam Lang…qua tập ký Đốt lò hương cũ.
* Truyện ngắn của Ngọc Giao
Truyện ngắn của Ngọc Giao là muôn mặt của đời sống hiện
thực từ thân phận của những người phụ nữ, kiếp sống của những
người nghệ sĩ đến những chuyện bói tốn, giết người cướp của, yêu
đương trai gái. Nhân vật của Ngọc Giao thuộc đủ mọi tầng lớp khác
nhau: quan lại, nông dân, tri thức, văn nghệ sĩ… Về phương diện
nghệ thuật, Ngọc Giao cũng rất thành công trong nghệ thuật sử dụng
ngôn ngữ, kết cấu và đặc biệt là bàng bạc chất thơ.


11
CHƯƠNG 2
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGỌC GIAO
2.1. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
2.2.1. Hình tượng nhân vật bi kịch
* Bi kịch tình yêu

Rất nhiều nhân vật của Ngọc Giao đã rơi vào bi kịch của tình
yêu. Nhân vật Mai trong Đời Tư Lã Bố đã bất chấp tất cả bỏ lại
người mẹ già và người em thơ để chạy theo tiếng gọi của tình u
nhưng thực tế lại khơng như mong đợi. Cịn Hạnh (Chợ chiều) đớn
đau vơ cùng khi chứng kiến nhân tình của mình và mẹ mình vụng
trộm yêu đương đằng sau lưng nàng. Nhân vật Mỹ (Để lịng) trao
nhầm trái tim u đương của mình cho Mai – người em cùng cha
khác mẹ. Xương (Một chuyện quái đản) mê đắm trong ái tình để rồi
suốt cuộc đời khơng thể u ai.
Nói chung, các nhân vật đều rơi vào bế tắc, tuyệt vọng và
phải gánh chịu những đau khổ khi phải đối diện với bi kịch tình yêu.
* Bi kịch cái nghèo, cái đói
Cái nghèo, cái đói khơng còn xa lạ với người dân Việt Nam
đặc biệt là giai đoạn trước năm 1945. Truyện của Ngọc Giao cũng đề
cập đến thảm cảnh này, nhưng ơng đặc biệt xốy sâu vào những suy
tính của họ mong tìm đường thốt ra khỏi sự cùng quẫn. Chẳng hạn,
vì nghèo đói hai cha con lão Năm đã phải dắt díu nhau lên thành phố
kiếm kế sinh nhai. Hoặc gia đình Kỳ (Một tâm hồn trong đêm tối)


12
cũng rơi vào thảm cảnh: chồng thất nghiệp, vợ đau, con ốm. Nhân
vật Kông (Để tặng các võ sĩ già) vốn là một võ sĩ tài ba nhưng khi
sức tàn lực kiệt, khơng thể lên khán đài, gia đình anh lâm vào cảnh
túng quẫn, đói nghèo.
* Bi kịch của người nghệ sĩ
Ngọc Giao dành nhiều tâm huyết khi viết về những người
nghệ sĩ. Đặc biệt ông đã làm nổi bật bi kịch của họ. Khi lên sân khấu
Sinh (Đời Tư Lã Bố) là một Lã Bố oai hùng khi bước xuống sân
khấu chỉ là một người gày gò, bộ mặt hom hem, da nhợt như

chàm,… trú ngụ trong một túp lều gần đổ nát.
Ngọc Giao có sự quan tâm đặc biệt đối với những kiếp nghệ sĩ
nghèo, những đào nương và kép hát đã hết thời vàng son và đang sống
những ngày tàn thiểu não như Tết cô đầu, Phấn hương, Đào Châu…
2.2.2. Hình tượng nhân vật tha hóa
Nhân vật tha hóa trong truyện của Ngọc Giao cũng là những
hình tượng rất nổi bật. Phương trong Anh gắng nuôi con đã hai lần ăn
cắp trong một tháng. Sâm bán thân để em có được tiền ăn học và một
cơng việc tốt (Hằn học). Thơng (Đời nó thế) từ một chàng trai hiền
lành chỉ sau bảy năm biến thành một ông chủ “xơi thịt”. Để có tiền
cho cha sống, Hương phải bán thân cho nhà thổ (Tết cô đầu)… Điểm
chung của kiểu nhân vật tha hóa trong truyện ngắn Ngọc Giao đó là
xuất phát điểm thì họ đều là người tốt. Chính điều kiện sống, mơi
trường xã hội đã làm hư hoại những con người lương thiện.
Nhân vật tha hóa lại được ơng chia thành hai loại: có những người


13
tha hóa hồn tồn và những người tạm thời đánh mất mình trong cuộc mưu
sinh nhưng tương lai tốt đẹp vẫn chờ đón họ đâu đó ở phía trước.
2.2. NGƯỜI KỂ CHUYỆN
2.2.1. Người kể chuyện giàu lòng thương đời, thương đời
Thông thường những tác phẩm của Ngọc Giao được kể bằng
ngôi thứ ba. Qua những mảnh đời, những số phận của nhân vật ta
thấy ẩn hiện đằng sau những trang văn tưởng chừng như vơ tình ấy là
tấm lịng của Ngọc Giao với đời, với người. Ngọc Giao viết nhiều
câu chuyện về những con người sống bằng nghề được xã hội gọi
bằng từ không mấy thiện cảm là “gái làng chơi”. Thế nhưng trong
những câu chuyện đó, người kể khơng hề có chút gì coi thường,
khinh ghét mà trái lại ln thể hiện lịng cảm thương, chia sẻ. Ngịi

bút của ông thấm đẫm tính nhân văn bởi sự am hiểu sâu sắc tâm lí
con người. Ơng tìm thấy ẩn bên trong những cô gái làm cái nghề
“khốn nạn” này để ni thân vẫn có những sự dằn vặt, đớn đau và
ước muốn một lối thoát. Chẳng hạn, qua lời trần thuật của người kể
chuyện, độc giả thấy được nỗi lòng của nhân vật Hương (Tết cô đầu).
Hoặc ở truyện Ánh sáng cũng vậy.
Nỗi thương đời, sự cảm thông đối với số phận con người
giúp tác giả nhìn thấy vẻ đẹp thánh thiện tàng ẩn trong mỗi cá nhân.
Đấy là một phát hiện quan trọng của tác giả - người kể chuyện được
thể hiện trong truyện Xóm nghèo ăn Tết chó hay Hiền.


14
2.2.2. Người kể chuyện nặng lòng với quê hương,
nguồn cội
Ẩn đằng sau những bức tranh làng quê Việt Nam trong văn
chương là cả tấm lòng của một đứa con dành cho người mẹ q
hương. Ơng khơng chỉ viết bằng tài năng của một nhà văn mà còn
bằng cả tấm chân tình đối với quê hương, nguồn cội. Nhà văn đã cảm
nhận về quê hương bằng tất cả sự tinh tế của tâm hồn qua tác phẩm
Đất. Vẻ đẹp của quê hương còn là vẻ đẹp thuần phác của người dân
quê với phẩm chất cần cù, chịu khó, thật thà (ơng Bút - Đất)
Người kể chuyện trong tác phẩm Ngọc Giao cũng mang tâm
trạng hồi cổ. Nó có thể được gửi gắm qua tình bằng hữu trong Ơng bạn
ngày mưa, nỗi nhớ quê của cô gái xa quê được về thăm lại quê hương
(Yên hoa) hay vẻ đẹp mộc mạc, hồn nhiên của những cô gái quê trong
Đời Tư Lã Bố. Tâm trạng tiếc nuối đó cịn thể hiện qua những lời kể về
những con người mà hình bóng họ đã hằn sâu vào ký ức: người chú trong
Đô Kinh Bắc, người đưa thư của một Hà Nội xưa cũ. Có thể thấy người
kể chuyện trong tác phẩm của Ngọc Giao là một nhân vật đặc biệt. Hình

tượng người kể chuyện trong truyện ngắn của ơng có mặt khắp nơi, thơng
qua cái nhìn, cách quan sát, thái độ, trạng thái cảm xúc…
2.3. KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
2.3.1. Hình tượng không gian
* Không gian làng quê
Không gian làng quê trong truyện ngắn Ngọc Giao hiện lên
với hai trạng thái: không gian làng q n bình và khơng gian làng


15
quê đau thương của chiến tranh, thiên tai lũ lụt.
Rất nhiều truyện ngắn của Ngọc Giao là bức tranh yên bình,
tươi đẹp của làng quê Việt Nam (làng Phương Mai - Hiền, làng Sơn
Hạ - Cô gái làng Sơn Hạ…Không gian làng quê trong văn Ngọc
Giao thường toát lên vẻ thanh bình, khoan khối, dễ chịu. Truyện
ngắn Đất có thể xem là bức tranh trọn vẹn nhất, thành công nhất của
Ngọc Giao về làng quê Việt Nam.
Không gian làng quê cịn là khơng gian của tình người, của
lối sống cộng đồng. Chẳng hạn cảnh một thành viên đi xa trở về
(Ngày giỗ). Nhưng làng quê trong truyện Ngọc Giao cũng khơng
hồn tồn chỉ là những gì thơ mộng mà cịn có cả thiên tai, lũ lụt, đói
kém, mất mùa thể hiện rõ nhất trong truyện Đứa con cầu tự.
* Không gian tù túng, chật hẹp nơi phố thị
Truyện ngắn Một tâm hồn trong đêm tối đưa người đọc đến với
một khu ổ chuột ngay giữa chốn Hà thành hoa lệ. Ở truyện Tội lỗi ngoài
ngưỡng cửa, diễn biến câu chuyện chủ yếu cũng vận hành trong “gian nhà
chật lủng củng hai ba cái giường, một cái bàn, bức tranh phụ bản báo tết
treo trên tường vôi bẩn nhem nhuốm”. Đọc Đời Tư Lã Bố người đọc bị
ám ảnh bởi không gian túp lều đổ nát của gánh hát nghèo.
Không chỉ tượng trưng cho cái đói, cái nghèo, khơng gian tù

túng, chật hẹp còn gắn liền với sự tàn lụi. Chẳng hạn khơng gian túp lều
của bà Hồng (Chợ chiều) sau ngày Hạnh ra đi. Hoặc nhân vật Bảy Hoa
trong Phấn hương phải sống những ngày cuối đời trong “căn gác tối như
hũ nút… khung cửa thấp… cái thang ọp ẹp gần như sụp đổ”.


16
2.3.2. Hình tượng thời gian
Trong truyện ngắn của Ngọc Giao, hình tượng thời gian ln
gắn bó chặt chẽ với các trạng thái tâm lý của nhân vật. Trong rất
nhiều truyện ngắn của Ngọc Giao, thời điểm ban đêm, đêm tối
thường được tác giả lựa chọn. Kỳ (Một tâm hồn trong đêm tối)
thường trốn mình trong màn đêm u tối để trút những tiếng thở nặng
nề. Nhân vật Thông (Hằn học) tìm đến đêm tối để “nhìn trừng trừng
vào đêm tối, quằn quại trong đêm tối” [8,tr.30]. Ở truyện Một đêm
vui, Ngọc Giao đã xây dựng hai trạng thái đối lập của đêm vào cùng
một thời điểm: hạnh phúc và đau khổ. Thời gian tâm trạng cũng thay
đổi theo tâm trạng của con người. Đó là thời gian dài đằng đẵng qua
cảm nhận của Trang (Đôi mắt đẹp) khi đợi chờ người chồng về hay
tâm trạng của Cúc đợi chờ người yêu (Bến đò Rừng).
Thời gian tâm trạng khắc họa đậm nét hơn tâm trạng của
nhân vật, những nỗi niềm buồn thương nhớ nhung, sầu muộn làm
người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn.
* Thời gian hồi cố
Trong Đôi mắt đẹp, nhân vật Trang ln hồi niệm về những
ngày u dấu cũ, thủa hạnh phúc khi nàng là một người phụ nữ hồn
hảo với đơi mắt đẹp. Nhưng đấy là q khứ một đi không trở lại.
Tấm gương ngày xưa soi bóng cho đơi un ương hạnh phúc thì bây
giờ chỉ soi bóng một người phụ nữ mù lịa. Càng hồi niệm về quá
khứ hạnh phúc thủa xưa Trang lại càng thấy xót xa và đau đớn cho

hiện tại của mình. Hiện tại cơ đơn, bị chồng bỏ rơi, mịn mỏi ngóng


17
trông và đợi chờ nhưng mãi không thấy chồng trở về. Cịn nhân vật
Hương trong Tết cơ đầu lại ln bị ám ảnh bởi “đêm ấy”. Đó là “cái
đêm đầu tiên nàng nằm trên một tấm giường là lạ sau khi ký giấy bán
mình cho mụ Bảy để lấy vài chục bạc nuôi cha…, nàng chỉ nhớ lơ
mơ rằng cũng đêm ấy, người ta bắt nàng phải ngồi ca cho một bọn
đàn ông nghe, rồi nàng bị ép nằm với một người trẻ tuổi…Nàng sợ
hãi, mê man như một cô dâu mới, sợ hãi mê man quá đến nỗi nàng
không dám kêu van cũng khơng dám kháng cự gì”[11, tr.169]. Đêm
ấy là đêm định mệnh đối với Hương, cuộc đời cơ đã rẽ sang một
hướng hồn tồn khác. Một cơ thôn nữ quê mùa chỉ qua một đêm đã
trở thành cô gái làng chơi. Cuộc đời Hương dường như đã đánh dấu
chấm hết, chẳng hi vọng, chẳng ước mơ. Cô cứ cầm cự, quằn quại
sống cố tỏ ra vui vẻ, cười cợt để chiều lòng khách mà cõi lòng tan
nát như ngàn mảnh vỡ thủy tinh.


18
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN NGỌC GIAO
3.1. CỐT TRUYỆN
3.1.1. Cốt truyện tuyến tính
Ngọc Giao đã sử dụng một cách khéo léo và sáng tạo nguyên
tắc tuyến tính này để tạo ra những cốt truyện mạch lạc, chặt chẽ và
mang đến tính kịch cho tác phẩm văn học. Tiêu biểu cho kiểu cốt
truyện này là truyện ngắn Cơ gái làng Sơn Hạ. Tác phẩm có thể xem

như một “tiểu thuyết mini” gồm có 5 chương. Các sự kiện được sắp
xếp theo trình tự thời gian, tuân thủ đúng quy tắc của cốt truyện
tuyến tính. Để tăng thêm tính hấp dẫn cho những truyện ngắn có cốt
truyện truyền thống, Ngọc Giao còn tạo nên những cái kết bất ngờ,
trái ngược với dự đoán của người đọc như truyện ngắn Bức thư.
3.1.2. Cốt truyện phi tuyến tính
Truyện ngắn Điêu tàn tiêu biểu cho kiểu cốt truyện phi tuyến
tính. Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh hịn giả sơn của hiện tại.
Chính hình ảnh này đã đẩy nhân vật trơi về quá khứ với hàng loạt các
sự kiện đã xảy ra. Kiểu cốt truyện phi tuyến tính trong Thời gian
cũng tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Tác phẩm mở đầu
bằng hình ảnh của hiện tại rồi đột ngột quay trở về quá khứ bằng từ
ngữ chỉ thời gian “Những năm xưa…Những ngày xưa…”. Thời gian
quá khứ kết thúc bằng từ “bây giờ” kéo người đọc trở về với hiện tại


19
lúc đầu khi mở truyện; sau “bây giờ” sẽ là sự tiếp nối của hiện tại đã
nói ở trước.
3.2. KẾT CẤU
3.2.1. Kết cấu theo q trình tâm lí nhân vật
Kết cấu tâm lí là kiểu kết cấu xuất hiện với tần số cao nhất
trong các tác phẩm của Ngọc Giao. Ðây là hình thức kết cấu dựa theo
qui luật phát triển tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm. Nhân vật
Thông (Hằn học) hiện lên với tất cả sự dằn vặt tinh thần ghê gớm.
Kết cấu truyện Anh gắng nuôi con lại được tổ chức trên nền tảng tâm
trạng dằn vặt của Phương khi lỡ ăn cắp. Một đêm vui cũng dằng dặc
tâm trạng của nhân vật qua hình thức một lá thư. Với đặc trưng của
truyện ngắn trữ tình là kết cấu tâm lý, tác phẩm của Ngọc Giao
thường được tổ chức một cách đơn giản. Tuy nhiên tác giả lại rất chú

trọng đến chiều sâu tâm lý, chất triết lý.
3.2.2. Kết cấu đối lập, tương phản
Sự tương phản đối lập thể hiện ở các mức độ khác nhau: đối
lập giữa hai cảnh giàu nghèo, đối lập giữa quá khứ và hiện tại, đối
lập tính cách của nhân vật. Tội lỗi ngoài ngưỡng cửa xây dựng kết
cấu tương phản giữa một bên là cảnh ăn chơi chè chén của người
chồng và cảnh đau đớn của người vợ trên bàn đẻ. Kết cấu truyện Đời
nó thế được xây dựng trên cơ sở sự tương phản giữa hiện tại và quá
khứ. Kết cấu đối lập thể hiện qua nhiều yếu tố: không gian, ánh sáng,
cảm xúc… (Một tâm hồn trong đêm tối)


20
3.3. NGƠN NGỮ
3.3.1. Ngơn ngữ giàu chất thơ
Đối với Ngọc Giao, ông cũng sử dụng ngôn ngữ giàu chất
thơ để làm đẹp hơn những trang viết của mình. Có khi chất thơ đợc
sử dụng để vẽ lên bức tranh làng quê Việt Nam, có khi để diễn tả tâm
trạng nỗi lịng của nhân vật, lại có lúc như một cơn gió mát lành xua
tan những nhọc nhằn, đắng cay của kiếp người lầm than. Chất thơ thể
hiện ngay trên nhan đề của câu chuyện như Truyện thần tiên, Yên
hoa, Phấn hương, Những đêm sương... Chính lối văn giàu cảm xúc
đã giúp người đọc có sự đồng cảm sâu sắc với những kiếp người,
những số phận bất hạnh trong truyện ngắn Ngọc Giao. Chẳng hạn
một cảnh chia li đầy nước mắt trên sân ga giữa người mẹ trẻ và đứa
con (Người vợ cũ). Hay những dòng hồi ức đau khổ và đầy nước mắt
của nhân vật tôi trong Đứa con cầu tự.
3.2.2. Ngôn ngữ tinh tế và linh hoạt
Ngọc Giao rất giỏi trong việc dùng lời thoại để mô tả, khắc
họa nhân vật. Ông thường sử dụng lời thoại để một mặt, trình bày

các sự kiện, tình tiết và mặt khác, để nhân vật tự bộc lộ tính cách,
phẩm chất của mình. Chẳng hạn cuộc đối thoại chan chứa yêu
thương giữa Cúc và Đán sau nhiều ngày xa cách (Bến đò Rừng). Lại
có những cuộc đối thoại thấm đẫm nước mắt, đầy xót xa của mụ Một
với đứa cháu trong truyện Xóm nghèo ăn Tết chó. Hay đoạn đối thoại
của vợ chồng anh Tư trong Ra tỉnh, một cách mô tả chân dung, tính
cách nhân vật rất tinh tế của nhà văn. Ngọc Giao cũng tỏ ra là một


21
cây bút già dặn trong sử dụng ngôn ngữ độc thoại thể hiện qua lời
nhân vật Trinh (Lỗi tình), Tâm (Gái muộn chồng). Trong nhiều
truyện ngắn, ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã diễn tả đến tận cùng thái
độ, cách nghĩ của nhân vật: sự thương xót của nhân vật Tơi trong
Phấn hương; tình u đơn phương, đầy đau khổ của Hồi (Lucie).
3.4. GIỌNG ĐIỆU
3.4.1. Giọng điệu trữ tình
Đây là kiểu giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Ngọc Giao. Giọng trữ
tình, hồi cảm buồn nhưng khơng bi lụy như Cát bụi, Yên hoa, Đời Tư Lã Bố,
Đất…Đặc biệt khi ông viết về những con người nghèo khổ, những số phận éo le
hay những đoạn viết về quê hương đất nước. Chất giọng ấy phù hợp với việc miêu
tả đời sống của người dân nông thôn và thành thị nghèo, những con người có cuộc
sống giản dị. Những truyện ngắn như: Cát bụi, Yên hoa, Đời tư Lã Bố, Đất, Người
đưa thư, Đề tặng các võ sĩ già, Ông bạn ngày mưa, Truyện thần tiên, Đời nó thế
I,II… là những trường hợp tiêu biểu cho vấn đề này.
3.3.1. Giọng triết lý
Giọng triết lý trong truyện ngắn Ngọc Giao có thể trực tiếp
(tác giả nói) nhưng có thể gián tiếp (thơng qua nhân vật) để bày tỏ tư
tưởng, quan điểm nghệ thuật của mình như Anh gắng ni con, Bức
thư của người lấy vợ, Tâm sự bông hoa súng…Thông thường, giọng

điệu triết lí xuất hiện ở phần kết thúc của cốt truyện. Sau khi nhân
vật đã trải qua những biến cố, những đắng cay trong cuộc đời thì con
người mới giác ngộ được (Anh gắng nuôi con, Người vợ cũ, Đứa con
cầu tự...).


22
KẾT LUẬN
Sẽ là một sự thiếu sót nếu đề cập đến tiến trình văn học Việt
Nam hiện đại mà lãng quên nhà văn Ngọc Giao; Nếu chỉ nhắc đến
Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Thanh Tịnh hay Nam Cao mà
không nhớ đến Ngọc Giao là thiếu công bằng. Ngọc Giao thuộc số
người viết ít ỏi có hành trình xun suốt thế kỷ XX, là tác giả của
tám tiểu thuyết, nhiều truyện thiếu nhi, phóng sự, bút ký, tản văn và
hơn ba trăm truyện ngắn.
1. Khi đặt Ngọc Giao trong tiến trình vận động của văn học
Việt Nam hiện đại, ta thấy được những đóng góp quan trọng của ơng.
Sự nghiệp của Ngọc Giao là minh chứng cho sự lao động nghệ thuật
hăng say, sự sáng tạo không mệt mỏi của một người cầm bút chân
chính. Đến với nghệ thuật bằng nghề làm báo nhưng ông đã bén
duyên với văn chương và hết lòng với con đường nghệ thuật đã đeo
đuổi, dẫu gặp thăng trầm, bi kịch người nghệ sĩ cũng không lùi bước.
Ngọc Giao trở thành một trong những tên tuổi không thể lãng quên
của văn học Việt Nam.
2. Một trong những đặc điểm quan trọng của truyện ngắn
Ngọc Giao được bộc lộ ở thế giới nghệ thuật mà tác giả đã tạo ra.
Thế giới nghệ thuật của ông là một thế giới được tạo dựng bởi hệ
thống những hình tượng nghệ thuật tiêu biểu. Trước nhất đó là hình
tượng tác giả - hình tượng người kể chuyện ẩn đằng sau những trang
viết làm day dứt lòng người đọc; là một người kể chuyện giàu lòng

thương đời, thương người và nặng lòng với quê hương nguồn cội.
Truyện ngắn của Ngọc Giao là một hệ thống nhân vật đủ mọi tầng


23
lớp, đa dạng và phong phú như những bức tranh đời những năm 3045. Ngọc Giao ít chú trọng đến ngoại hình của nhân vật chính bởi
vậy hình tượng nhân vật của Ngọc Giao đọng lại với người đọc chủ
yếu bằng số phận và tính cách. Trong những truyện ngắn này, nhà
văn đã đưa người đọc đến với những cảnh ngộ trớ trêu, bất hạnh.
Những nhân vật với những số phận éo le, nhiều nước mắt và thiếu
vắng nụ cười để rồi trong số họ khơng ít người đã tha hóa, biến chất
du nhập vào cái xã hội nửa Tây, nửa Ta đương thời. Tuy vậy, với cái
nhìn trân trọng con người, nhà văn bao giờ cũng tìm thấy ở những
con người nghèo khổ, sống tận cùng dưới đáy xã hội những tình cảm,
khát vọng giản dị, trong sáng.
3. Truyện ngắn Ngọc Giao là những tác phẩm có giá trị nghệ
thuật cao. Điều này được thể hiện qua các phương thức, phương tiện,
thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng: cốt truyện, kết cấu, ngôn
ngữ và giọng điệu. Đây là những thủ pháp nghệ thuật cơ bản và tiêu
biểu nhất. Nếu đọc truyện ngắn Ngọc Giao người đọc còn bắt gặp
những thủ pháp nghệ thuật khác như cách đặt tên truyện, cách mơ tả
tâm lí nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện…
Với kiểu cốt truyện truyền thống dẫn dắt người đọc đi từ đầu
đến cuối câu chuyện nhưng bằng sự khéo léo của người kể chuyện,
người đọc vẫn thấy được sức hấp dẫn, cá tính sáng tạo của nhà văn.
Để làm mới mình, ơng cịn thử sức với kiểu cốt truyện phi tuyến tính,
với sự đảo lộn trật tự thời gian và đã có những thành công nhất định.
Về kết cấu, tác phẩm của Ngọc Giao hầu như được kết cấu
theo mạch vận động của tâm trạng, cảm xúc, cảm giác của nhân vật;



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×