Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.66 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


TRẦN THỊ THANH THẢO

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Đà Nẵng - 2019


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam

Phản biện 1:
TS. Hà Ngọc Hịa
Phản biện 2:
PGS.TS. Ngơ Minh Hiền

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Văn học Việt Nam họp tại Trường Đại học Sư phạm
- Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 01 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng


Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Truyện trinh thám Việt Nam xuất hiện và phát triển mạnh mẽ
từ những năm đầu của thế kỷ XX. So với các thể loại văn xuôi khác,
truyện trinh thám xuất hiện khá muộn và phát triển khơng liên tục,
nhưng đã có những bước tiến khá nhanh.
Mặc dù là một thể loại văn học ăn khách, mức độ ảnh hưởng
đến người đọc rất lớn, nhưng nó lại khơng được đề cao. Nó bị xếp
vào dạng “tiểu thuyết ba xu”, là “văn học hạng hai”, văn học đại
chúng… So với các thể loại văn học khác, truyện trinh thám được
đánh giá thua kém cả về giá trị nội dung lẫn nghệ thuật. Thế nên
trong một thời gian dài, nó bị giới nghiên cứu “lãng quên”. Nhưng từ
giữa thế kỷ XX trở về sau, tình hình đã có nhiều thay đổi. Truyện
trinh thám Việt Nam được nhìn nhận khác hơn, đã có những đánh giá
tích cực đối với kiểu loại văn học này.
Tuy nhiên, trên thực tế, liên quan đến đối tượng này vẫn còn
rất nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ. Chẳng hạn, thế nào là văn học
trinh thám? Ở Việt Nam có thể loại văn học này khơng? Có gì giống/
khác so với trinh thám của thế giới? Giá trị của truyện trinh thám
Việt Nam là gì?... Có thể nói, cho đến nay truyện trinh thám Việt
Nam vẫn là một “mảnh đất” còn trống vắng, cần được tiếp tục cày
xới, cần một sự nghiên cứu thấu đào, đầy đủ hơn.
Luận văn của chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu “đặc điểm truyện
trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” là một cách tiếp cận đối
tượng theo quan điểm văn học sử. Từ góc nhìn về quá trình vận động

và phát triển của một kiểu loại văn học, luận văn sẽ góp phần soi sáng
những giá trị mà hiện tượng độc đáo này có được. Qua đó mở ra một


2

quan niệm mới về tính đa dạng trong chức năng văn học nói chung,
văn học trinh thám nói riêng.
Hiện nay, truyện trinh thám Việt Nam vẫn đang phát triển tiến
tới những hình thức mới và sẽ cịn tiếp tục thu hút một khối lượng
đông đảo độc giả. Với việc khẳng định giá trị cũng như chỉ ra mặt
hạn chế của nó, chúng tơi mong muốn góp phần vào sự phát triển của
văn học trinh thám trong tương lai.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Giai đoạn trước năm 1945
Từ trước năm 1945, sau khi những tác phẩm trinh thám đầu tiên
của Việt Nam xuất hiện, một số tác giả đã có những nhận xét, đánh giá
về thể loại văn học trinh thám. Tuy nhiên, trong số đó thật sự chưa có
cơng trình nghiên cứu nào đi sâu bàn về thể loại văn học này, mà chủ
yếu là các bài giới thiệu, phân tích về nội dung, nghệ thuật một số tác
phẩm cụ thể nào đó. Một số ý kiến đề cao giá trị một số truyện trinh
thám, đồng thời cũng không thiếu những ý kiến chê bai. Chẳng hạn ý
kiến của một số tác giả như: Khái Hưng, Dương Quảng Hàm, Vũ
Ngọc Phan, Nguyễn Cơng Hoan…
Nhìn chung, tình hình nghiên cứu về truyện trinh thám trong
giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX cịn khá ít ỏi về số lượng và hầu hết chỉ
đánh giá chung về nhóm truyện kinh dị của hai tác giả ở miền Bắc.
Mặc dù có biểu dương sự sáng tạo của nhà văn Việt Nam trong việc
tiếp thu thể loại văn học phương Tây, nhưng lại không thực sự coi

trọng giá trị của thể loại truyện trinh thám ở Việt Nam.

2.2. Giai đoạn 1945 - 1975
Thời kỳ diễn ra hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
(1945-1975), văn học trinh thám khơng cịn thích nghi và dần vắng
bóng trên văn đàn. Truyện trinh thám đã chuyển sang những dạng


3

khác, đó là trinh thám tình báo, phản gián hay các truyện hình sự viết
về việc phá án của lực lượng công an. Loại truyện này chỉ xuất hiện ở
miền Bắc. Song song với hoạt động sáng tác, việc nghiên cứu thể loại
truyện trinh thám giai đoạn này cũng ít được giới chun mơn quan tâm.
Hầu như chỉ có nhận xét của Phạm Thế Ngũ, Lê Huy Oanh, Thượng
Sỹ, Vũ Bằng, Ngọa Long…
Các cơng trình nghiên cứu về truyện trinh thám Việt Nam
trong giai đoạn này nhìn chung cũng ít ỏi và quy mô không lớn. Bản
thân các nhà văn trinh thám nổi bật trước đây như Thế Lữ, Bùi Huy
Phồn, Phạm Cao Củng… cũng đã chuyển dần sang những địa hạt
khác. Vì thế, hoạt động sáng tác lẫn nghiên cứu truyện trinh thám
Việt Nam thời kỳ này đều hết sức trầm lắng.

2.3. Giai đoạn sau năm 1975
Từ sau năm 1975, văn học trinh thám mặc dù chưa thực sự phát
triển mạnh mẽ nhưng nó đã có sự tái lập và được giới nghiên cứu ngày
càng quan tâm hơn. Đặc biệt là từ sau năm 1986, số lượng các cơng
trình nghiên cứu nhiều hơn thời kỳ trước đó và các nhà nghiên cứu
cũng quan tâm tìm hiểu, đánh giá về thể loại truyện trinh thám Việt
Nam một cách chuyên sâu, đa diện và khách quan hơn.

Các cơng trình nghiên cứu từ sau những năm 1975 đã có
những nhìn nhận tương đối cởi mở, mới mẻ và tổng quan hơn về
diện mạo, cũng như vị trí, vai trị của truyện trinh thám Việt Nam so
với những thời kỳ trước. Bên cạnh đó, vẫn cịn những cách nhìn nhận
có phần khắc khe và chưa cảm thụ trên tinh thần khoa học đối với
dịng văn học trinh thám Việt Nam.
Nhìn chung, việc nghiên cứu, giới thiệu truyện trinh thám diễn
ra khá sớm, nhưng hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về thể loại cịn
khá khiêm tốn. Phải kể từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, giới nghiên


4

cứu mới có sự quan tâm hơn. Đặc biệt là những cơng trình nghiên
cứu từ sau năm 1986 đã thể hiện được tinh thần đổi mới trong nghiên
cứu. Song song đó, vẫn cịn tồn tại những ý kiến trái chiều khi đánh
giá về thể loại này.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu và khái quát về
quy luật vận động của truyện trinh thám Việt Nam; đánh giá về giá
trị của truyện trinh thám cũng như vai trị, vị trí của nó trong nền văn
học hiện đại Việt Nam nói riêng, đời sống văn hóa xã hội nói chung.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đi sâu tìm hiểu lich sử hình thành và phát triển của
truyện trinh thám Việt Nam; nghiên cứu những giá trị của truyện
trinh thám giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX ở một số phương diện cụ thể
như: dấu ấn hiện thực và những vấn đề xã hội được đặt ra; nghệ thuật

xây dựng cốt truyện, mô tả nhân vật; nghệ thuật trần thuật... Một số
vấn đề có tính chất lý thuyết như khái niệm và những dấu hiệu đặc
trưng của truyện trinh thám Việt Nam cũng được đề cập ở mức độ
khái quát.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm một số tập truyện trinh
thám kinh dị, kỳ ảo của Thế Lữ (Tiếng hú ban đêm, Vàng và máu,
Một chuyện ghê gớm), truyện trinh thám suy luận, lãng mạn của Thế
Lữ (Địn hẹn - Gói thuốc lá, Mai Hương - Lê Phong, Lê Phong) và
Phạm Cao Củng (Chiếc tất nhuộm bùn - Kho tàng nhà họ Đặng, Nhà
sư thọt - Người một mắt, Đám cưới Kỳ Phát - Bóng người áo tím,
Một cái tết rùng rợn của Kỳ Phát, Vết tay trên trần), truyện mang


5

màu sắc ái tình - hành động - võ hiệp của các tác giả như Biến Ngũ
Nhy (Kim thời dị sử - Ba Lâu ròng nghề đạo tặc), Phú Đức (Châu về
hiệp phố), Bửu Đình (Mảnh trăng thu, Cậu Tám Lọ)…

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu một số đặc điểm nổi bật về nội
dung và nghệ thuật truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Đồng thời nghiên cứu quá trình vận động của truyện trinh thám Việt
Nam để có cơ sở tìm hiểu truyện trinh thám giai đoạn này có đặc
điểm, vị trí như thế nào trong tiến trình vận động chung của thể loại.
Chúng tôi chọn khảo sát các truyện trinh thám của các tác giả
Việt Nam sáng tác trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đã được in

thành sách, in báo, tái bản… Luận văn không nghiên cứu những
truyện trinh thám dịch từ nước ngoài hoặc truyện trinh thám viết
bằng chữ quốc ngữ phát hành ở nước ngoài.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chủ yếu như sau:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp lịch sử.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Đề tài đã xác định được khái niệm truyện trinh thám, đánh giá
một cách khách quan và hệ thống hơn về đặc điểm nội dung và nghệ
thuật truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Với việc khẳng định giá trị cũng như chỉ ra mặt hạn chế của
truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, luận văn nghiên cứu
của chúng tôi hi vọng sẽ củng cố thêm một số ý kiến đánh giá và


6

phân tích về truyện trinh thám Việt Nam để những người nghiên cứu
sau có thể tham khảo trong q trình tìm hiểu nội dung liên quan.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương:
Chương 1. Q trình hình thành và phát triển của truyện trinh
thám Việt Nam.
Chương 2. Hiện thực xã hội trong truyện trinh thám Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX.
Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện trinh

thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
1.1. Nhận diện truyện trinh thám
1.1.1. Thế nào là truyện trinh thám?
Theo quan niệm của các nhà văn, nhà nghiên cứu phương Tây,
truyện trinh thám là một thể loại văn học nặng về giải trí, q trình điều
tra vụ án phụ thuộc vào tư duy logic của nhân vật thám tử. Chủ đích
cuối cùng của một truyện trinh thám đó là cuộc điều tra về tội ác chứ
khơng nhằm phản ảnh tội ác.
Ở Việt Nam, về khái niệm truyện trinh thám vẫn chưa có sự
thống nhất hồn tồn trong giới nghiên cứu lẫn người sáng tác. Các
khái niệm đã nêu được những khía cạnh phù hợp với những nguyên
tắc, đặc trưng của thể loại truyện trinh thám mà một số nhà nghiên
cứu phương Tây đã khái quát.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước,
chúng tôi cho rằng: Truyện trinh thám là những tác phẩm văn học tự sự


7

(bao hàm truyện ngắn và tiểu thuyết), viết về quá trình điều tra vụ án,
trong đó có vai trị quan trọng của nhân vật thám tử (hoặc người có vai
trị tương tự như nhân vật thám tử). Tư duy logic và kinh nghiệm thực
tiễn có ý nghĩa quyết định đối với sự thành cơng của q trình phá án.
1.1.2. Những dấu hiệu đặc trưng của truyện trinh thám Việt Nam
1.1.2.1. Vụ án và thám tử
Truyện trinh thám được thừa nhận khi bên trong cốt truyện

phải xảy ra một vụ án nào đó, gắn liền với sự phạm tội và có cuộc
điều tra làm sáng tỏ sự thật vụ án ấy của nhân vật thám tử.
Vụ án chính là yếu tố đầu tiên và cần thiết của truyện trinh
thám, quá trình và mục đích của nó là nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn
của vụ án và vạch mặt kẻ phạm tội, công lý được chạm đến. Truyện
trinh thám Việt Nam thống nhất giữa vụ án với sự bí ẩn của vụ việc.
Đằng sau sự khám phá ra bí mật của tội ác, truyện trinh thám muốn
chỉ ra nguyên do gây nên những tội ác đó. Truyện trinh thám khơng
chỉ đơn thuần mang chức năng giải trí mà cịn có những ý nghĩa xã
hội nhất định.
Trong truyện trinh thám, dù ở mức độ nào, nhân vật thám tử
hoặc người có nhiệm vụ như thám tử ln đóng một vai trị nhất định
đối với nội dung câu chuyện. Nhân vật thám tử trong truyện Việt
Nam không phải hành nghề chuyên nghiệp. Trong một truyện trinh
thám, có thể có nhiều nhân vật tham gia phá án, nhưng nhà thám tử
chính thì chỉ có một. Những suy đoán, phát hiện và hành xử của nhân
vật thám tử mới có tính quyết định cho hướng điều tra.
1.1.2.2. Quá trình điều tra, phá án
Tác giả truyện trinh thám đã xây dựng nhiều tình tiết, vừa
mang tính chất hiện thực, vừa ly kỳ; quá trình điều tra cũng phải


8

cơng phu và người phá án cần có năng lực quan sát hiện thực và tư
duy logic.
Sự hấp dẫn của truyện trinh thám là ở nghệ thuật đánh lừa.
Độc giả có thể suy đốn theo diễn biến câu chuyện nhưng cái tài của
nhà văn là phải dắt họ đến với những phán đoán sai. Để rồi, nhà thám
tử sẽ trổ tài suy luận của mình, thơng qua những kinh nghiệm, những

kiến thức từ thực tiễn để vén rõ bức màn bí mật. Vì vậy, một trong
những đặc trưng cơ bản của truyện trinh thám đó là óc suy luận logic
kết hợp kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở để phá án thành cơng.
Văn học trinh thám Việt Nam có những đặc điểm riêng, cả về
đặc trưng thể loại lẫn quá trình lịch sử của mình.

1.2. Những chặng đường phát triển của truyện trinh thám
1.2.1. Giai đoạn khởi đầu
Những năm đầu thế kỷ XX, một số nhà văn Việt Nam đã sáng
tạo nên những tác phẩm trinh thám đầu tiên dựa trên cơ sở mô phỏng
những truyện phiêu lưu, truyện trinh thám phương Tây. Trong buổi
đầu manh nha, trên cơ sở kế thừa văn học truyền thống và mô phỏng
truyện của phương Tây, dòng văn học trinh thám Việt Nam bắt đầu
định hình.
Số nhà văn sáng tác truyện trinh thám khơng nhiều, số lượng
tác phẩm cũng ít và giá trị nội dung, nghệ thuật cũng còn giới hạn.
Phần lớn các truyện trinh thám được viết để đăng nhiều kỳ trên các
báo. Nội dung truyện cũng vẫn tập trung vào những vấn đề quen
thuộc, có tính chất truyền thống, nhằm minh họa cho quan niệm về
đạo đức. Một số tác giả như: Biến Ngũ Nhy là nhà văn trinh thám
đầu tiên, sau đó là Phú Đức, Bửu Đình, Bùi Huy Phồn, Lê Hoằng
Mưu, Nam Đình Nguyễn Thế Phương…


9

Nhìn chung đa số các truyện trinh thám giai đoạn ba mươi
năm đầu của thế kỷ XX được viết theo lối dung hợp yếu tố ái tình, võ
hiệp, hành động pha lẫn trinh thám. Truyện kể lể dài dòng, kết cấu,
cốt truyện, phương thức nghệ thuật… chưa có gì nổi bật.

1.2.2. Giai đoạn đỉnh cao
Kể từ những năm ba mươi trở đi là thời điểm nở rộ của truyện
trinh thám và là giai đoạn phát triển đỉnh cao nhất của thể loại từ
trước đến nay.
Nhà văn Việt Nam tiếp thu văn học phương Tây, học tập kỹ
thuật viết truyện trinh thám của nước ngoài với chất liệu, bối cảnh
hoàn toàn mang tính “nội địa”. Tác giả tiêu biểu, với nhiều truyện
trinh thám nổi tiếng, góp phần định hình được thi pháp thể loại chính
là Thế Lữ và Phạm Cao Củng.
So với giai đoạn trước, truyện trinh thám ở giai đoạn này đã
tiếp biến nhuần nhuyễn hơn và tiến gần hơn với thể loại truyện trinh
thám cổ điển phương Tây. Khối lượng tác phẩm cũng nhiều hơn và
kỹ thuật viết truyện trinh thám của nhà văn cũng được nâng cao.
1.2.3. Giai đoạn thối trào
Truyện trinh thám Việt Nam, tính từ giữa thế kỷ XX trở về
sau, có thể xem là giai đoạn “thoái trào” của thể loại. Văn học trinh
thám phát triển theo những chiều hướng khác hẳn trước đó, bị lấn át
bởi văn chương hiện thực cách mạng.
Đầu thế kỷ XXI, văn học trinh thám bắt đầu có dấu hiệu khởi
sắc trở lại. Các cây viết trẻ đang nỗ lực làm tươi mới lại văn học
trinh thám Việt Nam. Một số tác giả trẻ như Nguyễn Xuân Thủy,
Nguyễn Đình Tú, Di Li… lại gây được chú ý trên văn đàn bằng dòng
văn học trinh thám với những lối đi độc lập và vững chắc. Có thể
thấy rằng dù cịn gặp nhiều bế tắc trong việc tìm đường đi cho tương


10

lai, nhưng thể loại văn học trinh thám Việt Nam đang có dấu hiệu trở
lại. Các nhà văn đã tạo ra những tác phẩm trinh thám Việt mới mẻ,

cuốn hút và thỏa mãn phần nào nhu cầu bạn đọc.
TIỂU KẾT
Nhận diện truyện trinh thám, nhất là truyện trinh thám Việt
Nam, một thể loại văn học xuất hiện muộn màng so với các thể loại
khác là điều hết sức khó khăn. Trong giới hạn nhất định, luận văn đã
giới thuyết một cách khái quát về truyện trinh thám. Đó là những
“tác phẩm văn học tự sự (bao hàm truyện ngắn và tiểu thuyết), viết
về quá trình điều tra vụ án, trong đó có vai trị quan trọng của nhân
vật thám tử (hoặc người có vai trị tương tự như nhân vật thám tử).
Tư duy logic và kinh nghiệm thực tiễn có ý nghĩa quyết định đối với
sự thành công của quá trình phá án” .
Đối với truyện trinh thám, điều quan trọng nhất là phải có vụ
án, càng khơng thể thiếu vắng nhân vật thám tử và cả nhân vật tội
phạm. Mục tiêu của việc điều tra phá án là khám phá ra sự thật để
cơng lí được thực thi. Để làm được điều đó, người thám tử cần phải
thơng minh, có tư duy logic, kinh nghiệm, kiến thức… Sức hấp dẫn
của truyện trinh thám nằm ở tính bất ngờ, bí ẩn của tình tiết, sự kiện
được tác giả dàn dựng tinh tế, cơng phu.
Truyện trinh thám Việt Nam có những đặc điểm riêng khơng
chỉ về nội dung, hình thức mà cả lịch sử hình thành và quá trình vận
động của nó. Do sự chi phối của nhiều yếu tố thuộc về văn hóa, xã
hội, tâm lý, thị hiếu thẩm mỹ, truyền thống văn học… truyện trinh
thám Việt Nam có những nét riêng so với truyện trinh thám thế giới.
Lịch sử truyện trinh thám Việt Nam đã trải qua những giai
đoạn thăng trầm khác nhau. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XX với
những tác phẩm có tính chất mơ phỏng truyện trinh thám phương


11


Tây. Giai đoạn manh nha của truyện trinh thám kéo dài trong vài
thập niên. Là một thể loại khá mới mẻ nên nó vẫn cịn nhiều hạn chế
cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn,
từ những năm ba mươi đến giữa thế kỷ, truyện trinh thám Việt Nam
đã có sự phát triển vượt bậc. Với các cây bút tiêu biểu như Thế Lữ,
Phạm Cao Củng, truyện trinh thám Việt Nam đã phát triển lên đến
đỉnh cao. Được tiếp thu từ truyện trinh thám phương Tây, kết hợp
nhuần nhuyễn với văn học truyền thống, truyện trinh thám Việt Nam
đã có một diện mạo mới mẻ, đặc sắc. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử,
hoàn cảnh văn hóa xã hội, truyện trinh thám của ta khơng thể phát
triển liền mạch, mà rơi vào cảnh thối trào sau đó khơng lâu. Tuy
vậy, từ sau năm 1975, nhất là khoảng đầu thế kỷ XXI trở đi, các nhà
văn bắt đầu sáng tạo nên những tác phẩm trinh thám mới mẻ, có sức
cuốn hút và đáp ứng phần nào nhu cầu bạn đọc. Truyện lúc này có sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố trinh thám và kinh dị, đặc biệt
truyện đã dung chứa trong đó chức năng giải trí và ý nghĩa xã hội.

CHƯƠNG 2
HIỆN THỰC XÃ HỘI TRONG TRUYỆN TRINH THÁM
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1. Những bối cảnh đặc trưng trong truyện trinh thám
2.1.1. Bức tranh sinh động của đô thị Việt Nam buổi giao thời
Văn học trinh thám đã phần nào phản ánh thực trạng xã hội
đương thời. Bức tranh về đời sống phố thị đã được tái hiện một
cách khá sinh động và đa sắc diện. Đó là một xã hội thị dân, trong
đó con người bị đồng tiền, quyền lực cám dỗ, khiến tất cả bị cuốn
vào vịng xốy của tội ác, tội phạm. Bên cạnh đó, xã hội cịn có cả
sự bất ổn về an ninh, các hội, đảng, băng nhóm hoạt động ngồi



12

vòng pháp luật lộng hành.
Truyện trinh thám còn phản ảnh thực trạng một bộ phận thanh
niên trí thức do ham chơi, đua địi, hoặc lụy tình, ghen tng… đã
dần sa vào con đường u mê, thiếu lí tưởng và thậm chí là gây nên tội ác.
Khá nhiều khía cạnh đời sống thực tế chưa được truyện trinh
thám Việt Nam đưa vào khai thác để góp phần đem đến một bức
tranh toàn cảnh. Tuy vậy, xã hội thị dân, đời sống đô thị cũng đã
được miêu tả trên những nét lớn và khá chân thực.
2.1.2. Cảnh sắc và đời sống xã hội ở xứ “đồng rừng”
Trong văn học Việt Nam, đề tài miền núi (hay xứ “đồng rừng”
như cách nói của Nguyễn Tuân) vốn có sức hấp dẫn rất mãnh liệt.
Miền núi với bao điều kì thú, bí ẩn liên quan đến cuộc sống và con
người nơi đây đã được các nhà văn trinh thám và độc giả quan tâm.
Mảng hiện thực mới mẻ, phong phú và hấp dẫn này ngay từ
đầu đã thu hút sự chú ý của cây bút trinh thám Thế Lữ với loạt tác
phẩm nổi bật: Vàng và máu, Tiếng hú ban đêm, Bên đường thiên lôi,
Một chuyện ghê gớm…
Truyện trinh thám viết về miền núi nhằm mục đích giải mã
những bí ẩn, song cũng như nhiều truyện đường rừng khác, bức tranh
miền núi vẫn hiện lên với khung cảnh hoang sơ, con người kỳ quái,
ngô nghê. Bên cạnh đó, con người miền núi cịn tiềm ẩn những sức
mạnh to lớn, có cả trí tuệ được dìu dắt và thúc đẩy bởi tình yêu bao
la với gia đình.

2.2. Ý nghĩa xã hội của truyện trinh thám
2.2.1. Phơi bày những mặt trái của xã hội
Từ đề tài tội ác, truyện trinh thám Việt Nam đã phản ánh hiện
thực đời sống phức tạp của xã hội đô thị Việt Nam những năm đầu

thế kỷ với rất nhiều góc khuất.


13

Mặt trái của đồng tiền trong truyện trinh thám được lột tả đến
tận cùng. Đồng tiền đã làm cho con người ta tha hóa, độc ác đến mức
trở thành tội phạm. Ngoài ra, truyện cũng phản ảnh một bộ phận giới
trẻ với lối sống ủy mị, lụy tình, thiếu chí hướng, dẫn đến hành vi và
nhân cách nhiều khi lệch lạc. Qua đó, truyện tái hiện cơng cuộc đấu
tranh chống cái xấu, cái ác đang ngày ngày diễn ra trên các phương
diện đời sống xã hội đương thời. Ở đó, bước đầu đã có sự hiện diện
của cơng lý.
Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX thông qua
những cuộc điều tra giải mã các bí mật vụ án, hiện thực đời sống xã
hội Việt Nam đương thời được tái hiện theo những cách riêng độc
đáo. Quy luật của quá trình sáng tạo, truyện trinh thám đã hướng về
cuộc đời qua bức tranh đời sống đa dạng, phức tạp, với mục tiêu giúp
cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.
2.2.2. Hình mẫu lý tưởng qua nhân vật thám tử
Trong truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, người
thám tử đóng vai trị là nhân vật chính diện, là nhân vật điển hình
đồng thời cũng là hình mẫu lý tưởng của con người đương thời với
đầy đủ những đặc điểm hồn hảo trí, dũng, nhân và cả diện mạo.
Các nhà văn trinh thám đã cố gắng xây dựng nên hình tượng
những nhân vật thám tử thể hiện sự tinh thơng trí tuệ, võ nghệ cao
cường, hào hiệp trượng nghĩa trong việc điều tra khám phá các vụ
án bí mật và thu phục được bọn tội phạm nguy hiểm. Họ là những
con người chuẩn mực khơng chỉ có võ nghệ, trí tuệ mà cần phải biết
đặt tấm lịng nghĩa hiệp lên trên hết. Các nhà văn trinh thám đã gầy

dựng nên những mẫu người “quân tử” khá “hợp thời”. Tuy nhiên,
đó đồng thời cũng là cái hạn chế của truyện trinh thám lúc này.
Đối với văn học trinh thám các giai đoạn sau, hình mẫu nổi


14

bật nhất là hình tượng các nhân vật tình báo. Đây là hình mẫu nhân
vật hồn tồn khác. Độc giả đón chờ những nhân vật anh hùng
mang đậm dấu ấn thời đại mới.
TIỂU KẾT
Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX tuy chưa
chạm đến tất cả mọi ngõ ngách của hiện thực nhưng về cơ bản đã tái
hiện chân thực đời sống xã hội Việt Nam đương thời. Xã hội thị dân
dưới sức cám dỗ của đồng tiền, của quyền lực đã làm xuất hiện
những kẻ độc ác, giết người cướp của, bất chấp luân thường đạo lý.
Bên cạnh đó, lối sống bi lụy, ích kỷ, nhỏ nhen cũng khiến một bộ
phận dấn vào con đường tội ác. Một xã hội bất ổn bởi sự tồn tại của
các băng nhóm tội phạm, các hội kín hoạt động phi pháp nơi đô thị
trở thành bối cảnh quen thuộc của truyện trinh thám. Xứ “đồng rừng”
với cảnh sắc, đời sống và con người miền núi đầy bí ẩn, kinh dị cũng
là một mảng hiện thực mới mẻ, phong phú và hấp dẫn được tác giả
tập trung mô tả. Truyện trinh thám viết về miền núi nhằm mục đích
giải mã những bí ẩn, song cũng như nhiều truyện đường rừng khác,
bức tranh miền núi vẫn hiện lên với khung cảnh hoang sơ, con người
kỳ quái, ngô nghê.
Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX với sự ảnh hưởng
của văn hóa phương Tây đã góp phần hình thành nên một lối sống
tiểu tư sản với nhiều mặt trái, tất nhiên vẫn có những mặt tích cực.
Truyện trinh thám đã thể hiện công cuộc đấu tranh chống cái xấu, cái

ác đang diễn ra trên các mặt trận đời sống xã hội. Cuộc chiến ấy có
sự góp mặt của cả luật pháp và đạo đức. Truyện trinh thám cũng đã
xây dựng nên hình tượng nhân vật thám tử, điều tra thành một hình
mẫu rất lý tưởng có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Đó là những con người có
đủ tài và đức, có sức mạnh và trí thơng minh để bảo vệ dân chúng.


15

Có thể nói rằng, thơng qua những cuộc điều tra giải mã các bí
mật vụ án, bức tranh hiện thực đa sắc của xã hội Việt Nam đương
thời đã được tái hiện theo những cách riêng độc đáo. Điều này góp
phần nâng tầm giá trị cho dịng văn học trinh thám và cho nó một
chỗ đứng nhất định trong lịch sử văn học Việt Nam.

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN
TRINH THÁM VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3.1.1. Các dạng cốt truyện trong truyện trinh thám
Trong truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, cốt
truyện thơng thường gồm có ba phần, theo trình tự sau:
- Mở đầu là một vụ án (thông thường hoặc án mạng) xảy ra.
- Thắt nút là sự hé lộ các manh mối vụ án, giả thiết, suy luận…
- Mở nút với vụ án được giải mã, tội phạm bị lộ diện.
Cốt truyện truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX yêu
cầu là phải có tình tiết ly kỳ, có thắt mở hợp lý, liên tục xuất hiện yếu
tố bất ngờ. Tất nhiên là các tình tiết phải gắn liền với nhân vật thám
tử tài năng để khám phá những bí mật đó. Nhìn chung, mơ hình cốt
truyện vừa mang tính truyền thống lại cũng có tính chất hiện đại.

Cốt truyện thường được tổ chức theo lối đơn tuyến hoặc đa
tuyến. Cốt truyện đơn tuyến thường xuất hiện trong truyện trinh thám
ở dạng truyện ngắn, độc giả dễ nắm bắt nội dung ý nghĩa của truyện.
Kiểu cốt truyện đa tuyến với nhiều sự kiện được tổ chức phức tạp hơn.
Truyện thường được kết cấu một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh
theo quy luật nhân - quả. Đây là một môtip quen thuộc trong văn
chương truyền thống Việt Nam. Vì thế mà truyện trinh thám Việt


16

Nam tuy học hỏi truyện trinh thám phương Tây song vẫn có nhiều
nét khác biệt.
3.1.2. Các thủ pháp xây dựng cốt truyện trinh thám
3.1.2.1. Tạo dựng các yếu tố kịch tính
Kịch tính là một yếu tố quan trọng trong cốt truyện truyện trinh
thám. Chính nhờ yếu tố này mà câu chuyện được đẩy tới điểm đỉnh,
tạo khơng khí hồi hộp, căng thẳng khiến độc giả càng đọc càng bị
kích thích. Kịch tính thường được thể hiện qua các xung đột, các tình
huống gay cấn trong đời sống nhân vật. Tất cả đều nhắm vào số phận
con người, từ đau thương đến hạnh phúc.
Truyện chú ý xây dựng xung đột giữa nhà thám tử và tội phạm.
Song song đó, nhà văn cịn dùng “chiêu” đánh lừa độc giả bằng
những tình tiết “gây rối” và nó làm cho vụ án vốn đã bí ẩn nay lại
càng phức tạp hơn. Độc giả càng bị cuốn hút là vì thế.
Sự hiện diện của yếu tố kịch tính ở truyện trinh thám gần như
là điều bắt buộc. Hơn nữa, ở truyện trinh thám, mạch truyện chủ yếu
vận động theo dịng thời gian tuyến tính (thời gian của cuộc điều tra),
trong khi ở những lối truyện khác, điều này khơng nhất thiết phải như
vậy.

Có thể thấy các truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX trong đó
có truyện trinh thám, đã có những bước đổi dịng đáng ghi nhận, từ
những cốt truyện kịch tính kiểu truyền thống, đã xuất hiện những cốt
truyện kịch tính kiểu văn học phương Tây - vốn là điều mới mẻ với
văn học Việt Nam lúc bấy giờ.
3.1.2.2. Tổ chức đan xen các kiểu cốt truyện
Khá nhiều truyện trinh thám Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XX được xây dựng cốt truyện theo kiểu đan xen, phối hợp. Bên cạnh
chuyện điều tra, phá án tác giả cịn chú trọng đến việc mơ tả, trình


17

bày tâm lý và hành động của nhân vật, coi đó cũng là thành phần
chính, là cơ sở thúc đẩy truyện phát triển.
Với kiểu cốt truyện đa tuyến, các nhà văn đã có nhiều cách tân
về mặt hình thức thể loại. Những kiểu cốt truyện này hấp dẫn không
những ở tình tiết ly kỳ mà cịn vì tâm lý nhân vật được khai thác đến
tận cùng những ngóc ngách sâu kín của nó. Đây là sự đan xen giữa
các yếu tố trinh thám - hành động - tâm lý. Cũng có thể coi đây là nét
riêng của truyện trinh thám giai đoạn này.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.2.1. Các môtip nhân vật chủ yếu trong truyện trinh thám
3.2.1.1. Môtip nhân vật chính diện
Trong truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, bên
cạnh những nhân vật bình thường lương thiện và những nhân vật
thám tử đường đường chính chính được thừa nhận thuộc phe chính
diện, thì điểm đặt biệt trong truyện trinh thám Việt Nam thời kỳ này
còn có cả những tướng cướp nhưng lại rất trượng nghĩa.

Do hồn cảnh xã hội Việt Nam khơng có nghề thám tử như ở
phương Tây nên phần lớn nhân vật thám tử trong truyện trinh thám
làm thám tử trong vai trò “kiêm nhiệm”, “nghiệp dư”. Họ gồm nhiều
hạng người trong xã hội, trở thành thám tử bằng nhiều con đường,
nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Truyện trinh thám còn xây dựng kiểu nhân vật “đa diện”, là kẻ
giang hồ lịch lãm với một tính cách nghĩa hiệp, vừa đáng sợ vừa đáng
ngưỡng mộ, thậm chí đó cịn là một hình mẫu nhân vật lý tưởng.
3.2.1.2. Môtip nhân vật phản diện
Trong truyện trinh thám, nhân vật phản diện gần như được mặc
định là bọn tội phạm. Đó là những con người có âm mưu thâm độc,
tàn bạo, tham tiền, sẵn sàng ra tay giết người để đạt mục đích và giết


18

cả những ai biết và cản trở tội ác của chúng. Chúng gồm nhiều hạng
người, đủ các thành phần trong xã hội, với đủ các kiểu mưu mô tàn
ác và thâm hiểm. Nhân vật phản diện - tội phạm có thể là kẻ xuất
thân trí thức, quan lại, viên chức nhà nước… cũng có thể là người
thuộc các băng đảng hoặc đơn giản chỉ là những kẻ tham lam, tối mắt
vì tiền.
Kiểu nhân vật phản diện trong truyện trinh thám rất khác nếu
so với nhân vật trong các thể loại văn học khác. Nhân vật phản diện ở
đây cũng đồng nghĩa là bọn tội phạm, là kẻ “cướp đêm”, rất khác với
kẻ “cướp ngày” trong văn học hiện thực phê phán.
3.2.2. Cách mô tả các loại nhân vật
3.2.2.1. Mô tả diện mạo nhân vật
Các tác giả trinh thám Việt Nam đã cố ý tạo cho các tuyến
nhân vật những ngoại hình đặc trưng để làm dấu hiệu nhận diện hoặc

là để thể hiện bản chất vốn có của kiểu nhân vật ấy.
Nhân vật thám tử rất được chú trọng đến diện mạo: từ ánh mắt,
vầng trán, khuôn mặt… những chi tiết thể hiện được tư chất thông
minh, tự tin, sáng suốt của một nhà trinh thám. Đối nghịch với nhân
vật thám tử, nhân vật tội phạm được các nhà văn xây dựng diện mạo
thường có gương mặt hung dữ, mắt lấm lét, gian xảo... thể hiện là
những kẻ gian ác, nham hiểu, tham lam. Ngồi ra, truyện thời kỳ này
có điểm đặc biệt là với những vai tướng cướp nghĩa khí, diện mạo và
cách ăn mặc tuy dữ tợn, bí ẩn của kẻ cướp nhưng thường được chú ý
đến ánh mắt thể hiện sự tinh anh và tư chất người anh hùng. Có một
bộ phận nhân vật với thân phận không rõ ràng. Trong trường hợp
này, nhà văn cố ý tạo cho nhân vật những hình dạng kỳ dị để làm dấu
hiệu nhận diện. Điều này cũng làm cho tác phẩm mang đậm chất
trinh thám và thêm sinh động, hấp dẫn.


19

3.2.2.2. Mô tả hành vi, tâm lý nhân vật
Truyện trinh thám vốn mang đậm tính chất hành động, vì thế
việc mô tả hành động của các nhân vật là điều khơng thể thiếu trong
q trình xây dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật thám tử phải là
người nhanh nhạy, dứt khốt trong hành động xử lý tình huống. Hành
động của nhân vật tội phạm trong truyện trinh thám phần lớn khơng
được nhà văn chú ý mơ tả chi tiết, đó là những kẻ liều lĩnh, hành tung
bí ẩn, mờ ám, lạnh lùng đáng sợ.
Nhân vật trong truyện trinh thám còn thu hút bạn đọc ở quá
trình tâm lý, diễn biến nội tâm. Điểm đặc biệt ở đây là những trạng
thái tâm lý đặc trưng của nhân vật thám tử và kẻ tội phạm trong từng
hoàn cảnh cụ thể. Điều này khiến truyện trinh thám nhiều khi sa đà

vào miêu tả số phận, tâm lý nhân vật làm cho nhịp điệu chậm lại, tình
tiết dàn trải. Đây có lẽ là điểm hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam.
3.2.3. Cách thể hiện hình tượng “người kể chuyện”
Người kể chuyện trong truyện trinh thám là một “nhân vật”
đặc biệt. Nó xuất hiện trong suốt tồn bộ tác phẩm, thơng qua hàng
loạt yếu tố, từ điểm nhìn, cách tiếp cận các biến cố, cách mô tả thế giới
khách quan cũng như mô tả nhân vật, cho đến giọng điệu, thái độ, vai kể…
Với phương thức trần thuật ở ngôi thứ nhất, tư cách kể chuyện
được trao cho nhân vật nên mang đậm dấu ấn chủ quan. Có một điểm
đáng chú ý trong nghệ thuật trần thuật ở đây là trần thuật ngôi thứ
nhất với điểm nhìn bên trong nhưng theo các “vai kể” khác nhau.
Việc sáng tạo ra nhân vật người dẫn chuyện ở đây có tác dụng cho
truyện bớt đơn điệu, làm chậm nhịp kể, tạo điều kiện để độc giả nghĩ
về các mối liên hệ của vụ án.


20

Bên cạnh vai kể cố định, còn nhiều trường hợp chuyển dịch từ
ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba. Lời trần thuật này vừa tái hiện thế
giới khách quan lại vừa phân tích, lý giải nó.
Cũng nhiều khi, muốn tạo sự đa dạng trong trần thuật, nhà văn
cịn tìm cách gắn kết các ngôi/ vai kể lại với nhau. Câu chuyện vì thế
trở nên sinh động và thú vị bởi vì điểm nhìn trần thuật thường xun
được di chuyển. Nó giúp nhà văn đi sâu vào thế giới bên trong của
nhân vật mà vẫn đảm bảo tính khách quan.
TIỂU KẾT
Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX xét trên
phương diện nghệ thuật, đã có nhiều điểm thành cơng đáng ghi nhận.
Đó là việc xây dựng mơ hình cốt truyện với các phần mở đầu, thắt

nút, mở nút chặt chẽ, hợp lý, logic, phù hợp với đặc trưng của một thể
loại văn học duy lý. Cốt truyện trinh thám đã có sự kết hợp hài hịa
giữa tính chất truyền thống và hiện đại theo lối phương Tây.
Thế giới nhân vật trong truyện trinh thám được xây dựng chủ
yếu theo hai nhóm: đó là mơtip nhân vật chính diện (đại diện là nhân
vật thám tử) và môtip nhân vật phản diện (nhân vật tội phạm). Mỗi
nhóm hình tượng nhân vật đều có những đặc điểm ngoại hình, hành
động và chuyển biến tâm lý đặc trưng.
Phương thức trần thuật trong truyện trinh thám Việt Nam
thơng qua hình tượng người kể chuyện cũng có những đặc điểm
riêng. Đó là lối trần thuật trực tiếp, gián tiếp hoặc luân chuyển điểm
nhìn bằng cách thay đổi vai kể giữa ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất; qua
đó tác giả có thể trình bày quan điểm, tư tưởng riêng của mình một
cách tự nhiên nhất. Chính điều đó đã khiến cho câu chuyện ln diễn
ra ở trạng thái vận động, có sức lơi cuốn người đọc mạnh mẽ.


21

KẾT LUẬN
1. Truyện trinh thám Việt Nam xuất hiện và phát triển mạnh
mẽ từ những năm đầu của thế kỷ XX. So với các thể loại văn xuôi
khác, truyện trinh thám xuất hiện khá muộn và phát triển không liên
tục, nhưng đã có những bước tiến khá nhanh. Xét về hình thức, đó là
những tác phẩm tự sự viết về q trình điều tra vụ án, trong đó có vai
trị quan trọng của nhân vật thám tử (hoặc người có vai trò tương tự
như nhân vật thám tử); tư duy logic và kinh nghiệm thực tiễn có ý
nghĩa quyết định đối với sự thành cơng của q trình phá án.
Truyện trinh thám Việt Nam có những đặc điểm riêng khơng
chỉ về nội dung, hình thức mà cả lịch sử hình thành và q trình vận

động của nó. Do sự chi phối của nhiều yếu tố thuộc về văn hóa, xã
hội, tâm lý, thị hiếu thẩm mỹ, truyền thống văn học…, truyện trinh
thám Việt Nam có những nét riêng so với truyện trinh thám thế giới.
Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XX với những tác phẩm có tính chất mơ
phỏng truyện trinh thám phương Tây. Giai đoạn manh nha của truyện
trinh thám kéo dài trong vài thập niên. Tuy nhiên chỉ sau một thời
gian ngắn, từ những năm ba mươi đến giữa thế kỷ, thể loại này đã có
sự phát triển vượt bậc. Với các cây bút tiêu biểu như Thế Lữ, Phạm
Cao Củng, truyện trinh thám Việt Nam đã phát triển lên đến đỉnh cao.
Được tiếp thu từ truyện trinh thám phương Tây, kết hợp nhuần
nhuyễn với văn học truyền thống, truyện trinh thám Việt Nam đã có
một diện mạo mới mẻ, đặc sắc. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử, hồn
cảnh văn hóa xã hội, nó khơng thể phát triển liền mạch, mà rơi vào
cảnh thoái trào sau đó khơng lâu. Từ sau năm 1975, nhất là khoảng
đầu thế kỷ XXI trở đi, truyện trinh thám Việt Nam đã có sự thay đổi
mạnh mẽ, có sức cuốn hút và đáp ứng phần nào nhu cầu bạn đọc.
Truyện lúc này có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố trinh thám và


22

kinh dị, đặc biệt truyện đã dung chứa trong đó chức năng giải trí và ý
nghĩa xã hội.
2. Xét về ý nghĩa xã hội, truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX tuy chưa bao quát hết mọi mặt của đời sống nhưng về cơ
bản cũng đã tái hiện chân thực bức tranh xã hội Việt Nam đương
thời. Xã hội thị dân dưới sức cám dỗ của đồng tiền, của quyền lực đã
làm xuất hiện những kẻ độc ác, giết người cướp của, bất chấp luân
thường đạo lý. Bên cạnh đó, lối sống bi lụy, ích kỷ, nhỏ nhen cũng
khiến một bộ phận dấn vào con đường tội ác. Bối cảnh chủ yếu của

truyện trinh thám tập trung vào hai nơi: đời sống đô thị và vùng núi
xa xôi.
Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX với sự ảnh hưởng
của văn hóa phương Tây đã hình thành một lối sống khác so với
truyền thống với nhiều mặt trái. Truyện trinh thám đã thể hiện cuộc
đấu tranh gay go, phức tạp để chống cái xấu, cái ác đang diễn ra trên
các mặt của đời sống xã hội. Cuộc chiến ấy có sự góp mặt của cả luật
pháp và đạo đức. Truyện trinh thám đã xây dựng nên hình tượng
nhân vật thám tử, điều tra thành một hình mẫu rất lý tưởng có sức
hấp dẫn mạnh mẽ. Đó là những con người có đủ tài và đức, có sức
mạnh và trí thơng minh để bảo vệ dân chúng. Có thể nói rằng, thơng
qua những cuộc điều tra giải mã các bí mật vụ án, bức tranh hiện thực
đa sắc của xã hội Việt Nam đương thời đã được tái hiện theo những
cách riêng độc đáo. Điều này góp phần nâng tầm giá trị cho dòng văn
học trinh thám và cho nó một chỗ đứng nhất định trong lịch sử văn
học Việt Nam.
3. Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX xét trên
phương diện nghệ thuật, đã có nhiều điểm thành công đáng ghi nhận.
Điều này thể hiện rõ nhất ở việc xây dựng cốt truyện và mô tả nhân


23

vật. Cốt truyện trinh thám được xây dựng theo mô hình 3 phần với
mở đầu, thắt nút, mở nút chặt chẽ, hợp lý, logic, phù hợp với đặc
trưng của một thể loại văn học duy lý. Cốt truyện trinh thám đã có sự
kết hợp hài hịa giữa tính chất truyền thống và hiện đại theo lối
phương Tây. Nó thường được kết cấu một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh
theo quy luật nhân - quả với lối kết thúc có hậu, “ân trả ốn đền”.
Nhìn chung truyện trinh thám thời kỳ này có sự kết hợp lối truyện

trinh thám phương Tây với kiểu truyện vụ án truyền thống trong văn
học trung đại, văn học dân gian Việt Nam. Vì thế nó vừa có điểm
chung lại vừa có nét riêng trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện. Cốt
truyện trinh thám được kiến tạo theo những thủ pháp khác nhau, có
ưu điểm và cũng khơng ít hạn chế, nhưng cơ bản đã hình thành được
một nguyên tắc khá rõ ràng. Đó là cốt truyện phải có kịch tính cao,
đảm bảo tính mạch lạc, hồn thiện của một vụ án, hoặc cuộc đời nhân
vật (chính). Cốt truyện tôn trọng thứ tự trước sau của các biến cố, sự
kiện nên câu chuyện vận động một cách tự nhiên, không bị xáo trộn,
giúp độc giả theo dõi diễn biến truyện cũng trở nên dễ dàng hơn. Đó
là một bước tiến quan trọng mà các nhà văn trinh thám Việt Nam đã
đạt được trong giai đoạn này.
4. Hình tượng nhân vật trong truyện trinh thám Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX chủ yếu được xây dựng thông qua việc miêu tả diện
mạo, hành động và diễn biến tâm lý. Các nhà văn trinh thám thường
chú ý xây dựng hai tuyến nhân vật đặc trưng của thể loại trinh thám
đó là nhân vật thám tử (chính diện) và tội phạm (phản diện). Mặc dù
học tập cách thức mô tả nhân vật từ truyện phương Tây, song vẫn thể
hiện được những nét đặc trưng của con người Việt Nam. Điều này
thể hiện rõ qua hai loại chân dung nhân vật chính diện và phản diện.
Các nhà văn đã cố ý tạo cho các tuyến nhân vật những ngoại hình đặc


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×