Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.54 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VÕ THỊ NHƯ TRANG

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ CÁC BÀI PHÓNG SỰ
TRÊN BÁO QUẢNG NAM

Chun ngành : Ngơn ngữ học
Mã số
: 8229020

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG - NĂM 2019


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS LÊ ĐỨC LUẬN

Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chinh
Phản biện 2: PS. TS. Võ Xuân Hào

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm
vào ngày 18 tháng 10 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN


- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển xã hội, báo chí ngày càng chiếm vai
trị quan trọng trong đời sống. Báo chí là cơng cụ, kênh thông tin
quan trọng của Đảng, Nhà nước, nhằm phổ biến chủ trương, chính
sách, pháp luật, cổ vũ tập thể, cá nhân vươn lên phát triển kinh tế.
Báo chí cũng góp phần vào việc định hướng dư luận, cũ ng như phê
phán, lên án, đả kích các luận điệu chống phá Nhà nước của các thế
lực thù địch, phản động trong và ngồi nước. Báo chí có nhiều thể
loại như phỏng vấn, ghi chép, phóng sự, ký sự, điều tra, tin… Mỗi
thể loại có một đặc điểm, phong cách sử dụng từ ngữ riêng để mang
lại sức mạnh, hiệu quả tun truyền nhất định.
Nói đến báo chí hiện đại thì khơng thể khơng nhắc đến thể
loại phóng sự, bởi đây là thể loại có sức hút đặc biệt đối với công
chúng, tạo nên bản sắc của cả một tờ báo. Phóng sự phản ánh những
vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc quan
tâm, có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học. Trong phóng
sự có tính nhân vật và cái tơi trần thuật. Phóng sự giúp bạn đọc hiểu
sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề
được đặt ra trong tác phẩm.
Phóng sự có mặt ở tất cả loại hình báo chí: Phát thanh, truyền
hình, báo mạng điện tử và báo in. Trong số các loại hình báo chí thì
báo in là loại người đọc có thể linh hoạt sắp xếp thời gian, cách tiếp
cận bài báo nên có thể vừa đọc, vừa cảm nhận về đề tài bài phóng sự
muốn hướng đến. Qua đó có những suy nghĩ tiếp nhận thơng tin mà
người viết muốn chuyển tải. Thông tin trên báo in ln đảm bảo tính

chính xác, tính phổ cập mà các loại hình khác khó có thể thay thế
được. Báo in giúp làm tăng khả năng ghi nhớ, hiểu rõ vấn đề một
cách sâu sắc. Vì thế mà thể loại phóng sự luôn phát huy hiệu quả trên


2
báo in.
Ngơn ngữ báo chí khơng cịn là vấn đề mới, nó đã được
nghiên cứu từng khía cạnh theo từng thời kỳ phát triển. Ngơn ngữ thể
loại phóng sự cũng không ngoại lệ. Từ lâu, tại các hội nghị và hội
thảo khoa học, một số báo cáo về nghiên cứu đặc điểm từ ngữ trong
thể loại phóng sự thu hút sự quan tâm của nhiều người. Bởi lẽ việc
nghiên cứu đặc điểm từ ngữ luôn đạt những giá trị về mặt lý luận và
thực tiễn đối với ngôn ngữ học. Hơn nữa, trong cuộc sống hiện đại,
ngôn ngữ ngày càng có xu hướng phát triển phong phú và tinh tế.
Theo đó, người làm báo khi chắp bút viết nên những bài phóng sự
cũng sẽ chú trọng dùng từ ngữ, cách diễn đạt sao cho phù hợp, thu
hút độc giả, làm gia tăng sự cạnh tranh với những tờ báo khác.
Ở thể loại phóng sự, rất nhiều cây bút xuất sắc đã nổi lên và
khẳng định tên tuổi trong làng báo chí nước nhà. Nhắc đến Xn Ba,
Đỗ Dỗn Hồng, Huỳnh Dũng Nhân, từ người có thâm niên lâu năm
trong nghề đến những người mới chập chững bước chân vào nghiệp
cầm bút, hầu như không ai là không biết. Bởi các tác phẩm của
những “cây đa, cây đề” này không chỉ hiện diện trên mặt báo, mà
ngay cả giáo trình giảng dạy ở các “lị” đào tạo báo chí lớn, nhỏ từ
Bắc vào Nam cũng không thiếu. Ở phạm vi mang tính địa phương,
Báo Quảng Nam trong những năm gần đây cũng đã trình làng những
cây viết phóng sự có tiếng. Tiếng tăm của họ đã vượt qua khỏi “lũy
tre làng” và thu hút bạn đọc trên khắp mọi miền đất nước nhờ vốn từ
dường như không bao giờ cạn.

Đối với Báo Quảng Nam, thể loại phóng sự rất được coi
trọng, ln được giới thiệu, bố trí trên trang bìa của tờ báo và được tổ
chức viết, đăng nguyên trang trên số báo ra cuối tuần và đăng lại trên
báo Đà Nẵng điện tử. Phóng sự có sức hút đặc biệt đối với các cây
viết, khiến họ muốn thử sức chinh phục và nhiều khi càng viết càng


3
thấy khó nắm bắt. Với người đọc, phóng sự được yêu thích bởi sự
hấp dẫn, tươi mới, sự quyến rũ mà nó mang lại. Qua đề tài này, người
viết hy vọng có thêm kiến thức về thể loại phóng sự, cũng như tìm
hiểu cách vận dụng ngơn từ trong phóng sự của Báo Quảng Nam.
Tác giả luận văn đặt mục tiêu phục vụ tốt hơn cho công tác lựa chọn
vấn đề, khía cạnh, góc nhìn khi chọn lựa đề tài viết, để kỹ thuật viết
cải thiện một cách rõ ràng, mạch lạc, nâng cao tính lập luận, phân
tích sắc sảo trên mỗi tác phẩm phóng sự trên báo Quảng Nam nói
riêng và loại hình báo chí hiện đại nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngôn ngữ là người bạn không thể thiếu của con người, là hệ
thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con
người. Ngun tắc ngơn ngữ có giá trị chung, làm cơ sở để cấu tạo
ngơn bản hay các lời nói. Vì ngơn ngữ được hiện thực hóa trong lời
nói, cho nên muốn khám phá ra những đơn vị và những quy luật hoạt
động của ngôn ngữ cần phải xuất phát từ tất cả những lời nói phong
phú và đa dạng. Trên hành trình khám phá ấy, người ta ln chú ý
đến cấu trúc câu, cấu trúc nghĩa của từ trên các bài báo, đặc biệt là
phóng sự với đề tài rộng, đa dạng về đối tượng cũng như hình thức
trình bày. Với các bài báo phóng sự, chúng ta sẽ thấy được nhiều cái
nhìn khác nhau khi nghiên cứu đặc điểm từ ngữ.
Ngơn ngữ học và báo chí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Ngôn ngữ là chất liệu phục vụ cho báo chí. Nhiều nhà ngữ học chỉ
nghiên cứu về ngơn ngữ trên các bình diện như: từ vựng, ngữ âm và
ngữ pháp. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về ngôn ngữ học
như: “Ngữ pháp tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Tài Cẩn năm 1973,
tác giả Nguyễn Thiện Giáp với cơng trình “Những khái niệm cơ bản
về ngơn ngữ học” năm 1977. Ngồi ra cịn có nhiều nghiên cứu về
báo chí dưới góc độ ngơn ngữ học như: “Phong cách báo chí - cơng


4
luận” của tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hịa năm
1993; “Ngơn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn
Đức Dân, NXB Giáo Dục, năm 2007; Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp vụ
báo chí của Tổ chức Thụy Điển phát hành năm 2007, “Phóng sự báo
chí hiện đại” của Nguyễn Đức Dũng, Nxb.Thơng tấn, năm 2014…
Có thể thấy, mỗi cơng trình nghiên cứu có cách nhìn nhận và
đánh giá riêng, tuy nhiên đều có điểm chung là cho chúng ta thấy
được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu đối với thể loại
phóng sự. Trên là những tài liệu rất bổ ích cho người viết trong q
trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Như đã nói ở trên, báo chí có rất nhiều mảng như: tin tức,
giải trí, tin vắn, phóng sự, ký sự, điều tra, phản ảnh…Trong số đó,
phóng sự là một mảng được phần lớn độc giả quan tâm. Ở mảng này,
người đọc sẽ nhìn thấy nhiều màu sắc của đời sống thường nhật,
những chân dung con người đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn trong
xã hội. Hẳn vì lẽ đó, người viết đã ấp ủ nguyện vọng đề tài “Đặc
điểm từ ngữ các bài phóng sự trên Báo Quảng Nam”.
Thông qua khảo sát về nội dung và nghệ thuật của các bài
báo phóng sự trên Báo Quảng Nam, người viết có thể khái qt hóa

các nội dung chính của thể loại phóng sự, chỉ ra đặc điểm từ ngữ của
thể loại này, từ đó rút ra đặc điểm chung cho thể loại phóng sự trên
báo chí hiện nay. Qua việc thực hiện đề tài này, người viết hy vọng
có thể hiểu sâu hơn, vận dụng tốt kiến thức về ngơn ngữ học và báo
chí trong q trình theo đuổi nghề báo.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm từ ngữ các bài phóng sự trên Báo Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu


5
Luận văn tập trung khảo sát 77 bài phóng sự đăng tải trên
Báo Quảng Nam (báo in) từ năm 2017 đến tháng 2-2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: quan sát, miêu tả ngôn
ngữ như một hệ thống cấu trúc ở mọi bình diện, cấp độ, thuộc tính
của các đơn vị ngơn ngữ.
- Phương pháp thống kê – phân loại: người viết tiến hành
thống kê 104 bài báo phóng sự. Sau đó, tiến hành khảo sát, phân loại.
- Phương pháp mơ hình hóa: Để trình bài một cách hệ thống,
mơ hình các loại từ ngữ, cách tổ chức ngôn ngữ của từng thể loại và
miêu tả quan hệ của các đối tượng khảo sát dưới dạng các bảng biểu.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: người viết đưa ra các
lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho các luận điểm đã đặt ra.
Trên cơ sở các bài điều tra, khảo sát, các ngữ liệu thống kê, luận văn
chỉ ra những đặc điểm, giá trị về nội dung của chúng để tổng hợp,
khái quát hóa vấn đề.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học

Mỗi một đề tài nghiên cứu khoa học nào phải có ý nghĩa
khoa học nhằm bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học. Đề tài
“Đặc điểm từ ngữ các bài phóng sự trên Báo Quảng Nam” cũng
không ngoại lệ. Đề tài này mang ý nghĩa làm rõ một số vấn đề lý
thuyết vốn tồn tại về đặc điểm từ ngữ Tiếng Việt, ngơn ngữ sử dụng
trong báo chí và đặc biệt là từ ngữ trong các bài báo phóng sự báo
Quảng Nam. Đồng thời, đề tài cịn mang tính cấp thiết đối với thời
điểm tiến hành nghiên cứu, đem lại giá trị thiết thực cho lý luận,
đóng góp cho sự phát triển của khoa học đời sống.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh ý nghĩa khoa học, đề tài còn mang ý nghĩa về thực


6
tiễn, làm nổi bật cái hay trong từng nội dung và biện pháp nghệ thuật
của các bài báo phóng sự trên Báo Quảng Nam. Đề tài cũng góp phần
chỉ ra tầm quan trọng của thể loại phóng sự trong việc phục vụ công
tác tuyên truyền bạn đọc.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội
dung luận văn gồm ba chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ, PHÂN LOẠI TỪ NGỮ CÁC BÀI
PHÓNG SỰ TRÊN BÁO QUẢNG NAM
CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ CÁC BÀI
BÁO PHÓNG SỰ TRÊN BÁO QUẢNG NAM
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. 1. Khái quát về từ ngữ
1.1.1. Khái quát về từ

Từ là một khái niệm cơ bản của ngôn ngữ học nhưng cũng là
đơn vị đa dạng và khó định nghĩa nhất trong ngôn ngữ học đại cương,
nên việc nhận diện từ tiếng Việt cũng không phải là một trường hợp
ngoại lệ. Trong tiếng Việt, việc xác định và nêu ra một định nghĩa
chung cho từ cũng rất nan giải, bởi có khá nhiều quan điểm khác
nhau về từ.
Nhận thấy quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn được phần lớn các
nhà Việt ngữ đồng tình, vì thế chúng tơi theo quan niệm của Nguyễn
Tài Cẩn nhằm phục vụ việc khảo sát và phân tích từ trong các bài
phóng sự Báo Quảng Nam.
Nguyễn Tài Cẩn: Cho rằng hình vị tiếng Việt là tiếng, tức
một âm tiết bất kể có nghĩa, khơng rõ nghĩa hay vô nghĩa. Do vậy,


7
một từ có thể gồm một tiếng hay nhiều tiếng (từ đơn và từ ghép).
Trong đó, từ đơn = 1 tiếng. Trong từ ghép có: ghép âm (láy), ghép
đẳng lập, ghép chính phụ, ghép ngẫu kết.
1.1.2. Khái quát về ngữ
Cho đến nay đã có nhiều kiến nghị phân loại ngữ cố định
tiếng Việt theo kết cấu và mỗi kiến nghị đều có cái được, cái chưa
được. Tuy nhiên, phân loại ngữ cố định theo hình thức tốt nhất là
phân loại làm sao cho kết quả tương ứng với những đặc trưng ngữ
nghĩa của các ngữ cố định trong cùng một loại. Trong Giáo trình “Từ
vựng học tiếng Việt” (2007), Đỗ Hữu Châu đề nghị phân loại hình
thức các ngữ cố định tiếng Việt theo kết cấu cú pháp của các từ trong
ngữ. Theo tiêu chí này thì các ngữ cố định chia thành hai loại lớn: thứ
nhất, các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ; thứ hai, các ngữ cố định
có kết cấu là câu. Mỗi loại đó lại được tiếp tục phân chia theo các
loại nhỏ hơn nữa.

1.1.2.1. Đặc điểm của ngữ cố định
- Tính tương đương với từ về chức năng cấu tạo câu:
- Kết cấu của cụm từ cố định cơ bản là chặt chẽ, ổn định cố
định:
- Tính thành ngữ:
1.1.2.2. Phân loại ngữ cố định
Ngữ cố định có thể chia làm 3 loại: thành ngữ, quán ngữ,
ngữ cố định định danh.
a. Thành ngữ
Là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa
của chúng có tình hình tượng hoặc gợi cảm.
Dựa vào cơ chế cấu tạo, cả nội dung lẫn hình thức, có thể
chia ra thành ngữ tiếng Việt làm 2 loại thành ngữ: thành ngữ so sánh,
thành ngữ miêu tả ẩn dụ.


8
- Thành ngữ so sánh:
Là những thành ngữ có cấu trúc so sánh.
- Thành ngữ miêu tả ẩn dụ:
Thành ngữ miêu tả ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ
sở một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu thị ý nghĩa
một cách ẩn dụ.
b. Quán ngữ
Theo chúng tôi, quán ngữ là tổ hợp 2 từ trở lên, là cụm từ cố
định được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản nhằm liên kết
hoặc nhấn mạnh.Có nhiều tiêu chí để phân loại qn ngữ. Dựa vào
phạm vi và tính chất phong cách của quán ngữ, ta có:
- Quán ngữ nói năng: là những quán ngữ hay dùng trong
phong cách hội thoại, khẩu ngữ.

Với những quán ngữ này, chức năng chủ yếu là đưa đẩy, rào
đón, chức năng liên kết cũng có nhưng mờ nhạt.
- Quán ngữ sách vở: là những quán ngữ hay dùng trong
phong cách viết (khoa học, chính luận) hoặc diễn giảng.
Cịn trong loại quán ngữ này, chức năng liên kết nổi lên hàng
đầu. Chức năng rào đón, đưa đẩy cũng có nhưng không bằng các
quán ngữ trong phong cách hội thoại, khẩu ngữ.
c. Ngữ cố định định danh
Ngữ cố định định danh là cụm từ cố định định danh, gọi tên
sự vật. Đây là đơn vị có tính trung gian giữa thành ngữ và từ ghép.
d. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định
Nhờ tính cân xứng hài hịa trong cấu tạo và tính hình ảnh,
cụm từ cố dịnh làm cho câu nói (câu viết) của người Việt thêm sinh
động, dễ hiểu, dễ nhớ, có nghĩa biểu cảm cao. Đặc biệt, các thành
ngữ đồng nghĩa với nhau có khả năng biểu thị các trạng thái, các khía
cạnh khác nhau của cùng một sự vật, hành động, tính chất.


9
1.2. Đặc điểm ngơn ngữ báo chí
Nhìn chung, ngơn ngữ báo chí có những đặc điểm sau:
- Tính chính xác
- Tính cụ thể
- Tính đại chúng
- Tính ngắn gọn
- Tính sự kiện
- Tính biểu cảm
- Tính định lượng
- Tính khn mẫu
1.3. Lý luận về thể loại phóng sự

1.3.1. Quan niệm về thể loại
Có thể thấy, quan niệm về phóng sự theo sự phát triển và vận
động của thể loại này ngày càng được hoàn thiện và cụ thể. Các nhà
nghiên cứu văn học, báo chí khơng chỉ chú ý đến nội dung phản ánh
mà cịn mở rộng góc nhìn, đi sâu vào đặc trưng thể loại. Từ đó, họ
đưa ra những quan niệm khá đầy đủ và bao quát về thể loại phóng sự.
Theo chúng tơi, quan niệm của tác giả Đức Dũng là quan niệm đúng
nhất, trong luận văn này chúng tơi dựa trên đây để tiến hành phân
tích, khảo sát 77 bài phóng sự trên Báo Quảng Nam: Phóng sự là thể
loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày những sự
kiện, con người, tình huống điển hình thơng q cái “tơi” trần thuật,
vừa tỉnh táo, vừa lí trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học .
1.3.2. Đặc điểm về thể loại phóng sự
Đặc điểm nổi bật nhất của phóng sự trước tiên là khả năng
phản ánh sự thật. Đặc điểm thứ hai của thể loại phóng sự là ngơn ngữ
giàu chất văn học. Đặc điểm thứ ba của thể loại phóng sự là ln đậm
dấu ấn cá nhân.
1.3.3. Các dạng phóng sự


10
Trong q trình giao thoa, chuyển hóa cùng một số thể loại
báo chí khác, phóng sự báo chí ở nước ta cũng phát triển một cách
linh hoạt với nhiều dạng khác nhau. Trong cuốn “Phóng sự báo chí
hiện đại”, tác giả Đức Dũng phân chia phóng sự gồm các dạng chính:
- Phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống
- Phóng sự phản ánh các sự kiện, sự việc
- Phóng sự điều tra
- Phóng sự chân dung
- Phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng

1.4. Giới thiệu về báo Quảng Nam
1.4.1. Sơ lược về hoàn cảnh ra đời và q trình phát triển
Tính từ tờ Báo Lưỡi Cày của tỉnh Đảng bộ Quảng Nam ra
đời năm 1930 đến tờ Báo Quảng Nam ngày nay, đã đi được hai phần
ba thế kỷ. Báo Quảng Nam đã trải qua quá trình hình thành và phát
triển rất đáng tự hào. Báo thật sự là tiếng nói của Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân Quảng Nam.
Văn phịng chính của báo Quảng Nam đặt tại số 142, đường
Phan Bội Châu, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
1.4.2. Mục tiêu hoạt động
Ngay từ khi ra đời, báo Quảng Nam là cơ quan của Đảng bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam. Là tiếng nói của Đảng
bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam, báo đã xác định là tờ
báo chính trị - xã hội tổng hợp, phản ánh toàn diện các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến người dân, Báo Quảng Nam
cịn có nhiệm vụ đấu tranh, phê bình, phản bác những luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch.


11
CHƯƠNG 2
MIÊU TẢ, PHÂN LOẠI TỪ NGỮ
TRONG CÁC BÀI PHÓNG SỰ TRÊN BÁO QUẢNG NAM
2.1. Từ trong các bài phóng sự trên báo Quảng Nam xét
về cấu tạo
Qua thống kê, trong 77 bài phóng sự, chúng tơi phân loại và
tính đếm, nhận thấy số lượng từ đơn chiếm đại đa số với tổng 84.778
lượt từ, tỷ lệ 81,17%, còn từ phức chiếm 19.656 lượt từ, tỷ lệ
18,83%.

Bảng 2.1. Bảng phân loại từ đơn và từ phức
Từ loại

Số lượng

Tỉ lệ

Đơn

84.778 lượt từ

81,17%

Phức

19.656 lượt từ

18,83%

2.1.1. Từ đơn
Qua khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tôi nhận thấy, hầu hết
từ đơn được sử dụng trong các bài điều tra trên Báo Quảng Nam là từ
thuần Việt, một âm tiết (1 tiếng). Trong đó, chủ yếu các từ loại được
sử dụng là danh từ, động từ, tính từ…
2.1.2. Từ phức
Khảo sát trong 77 bài phóng sự trên Báo Quảng Nam, chúng
tơi thống kê được 19.656 lượt từ phức được sử dụng trong các tác
phẩm và phân loại cụ thể.
Bảng 2.2. Bảng phân loại từ phức
Số lượng


Tỷ lệ

Từ ghép

18.009 lượt từ

91,31%

Từ láy

1.647 lượt từ

8,35%

66 lượt từ

0,34%

STT

Từ ngẫu kết


12
2.1.2.1. Từ ghép
Qua khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tôi nhận được con số từ
ghép là 18.009 lượt từ, phân loại từ ghép chính phụ chiếm 16.260
lượt từ, từ ghép đẳng lập chiếm 1.749 lượt từ.
Bảng 2.3. Bảng phân loại từ ghép

Số lượng

Tỷ lệ

Ghép chính phụ

16.260 lượt từ

90,28%

Ghép đẳng lập

1.749 lượt từ

9,72%

Từ ghép

a. Từ ghép chính phụ
Có thể thấy, từ ghép chính phụ được nhà báo sử dụng linh
hoạt và phong phú, chiếm số lượng nhiều hơn từ ghép đẳng lập. Từ
ghép chính phụ chủ yếu sử dụng trong các bài báo liên quan đến đề
tài xã hội, cuộc sống người lao động làng nghề, văn hóa đồng bào
vùng cao.
b. Từ ghép đẳng lập
Cùng với từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập cũng tạo hiệu
quả thông tin giúp người đọc dễ hình dung đề tài bài báo hướng đến.
Qua khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tơi nhận thấy dù chiếm tỷ lệ ít
hơn từ ghép chính phụ, nhưng cả 77 bài phóng sự đều có sử dụng từ
ghép đẳng lập.

2.1.2.2. Từ láy
Đây là từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có
quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có
nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc. Khảo sát 77 bài phóng sự trên
Báo Quảng Nam, chúng tơi tìm được 1.647 lượt từ láy.
Chúng tơi xin mô tả từ láy được sử dụng ở các tác phẩm điều
tra trên Báo Quảng Nam trong bảng thống kê dưới đây:


13
Bảng 2.4. Bảng phân loại từ láy
Số lượng

Tỷ lệ

Láy bộ phận

1.569 lượt từ

95,26%

Láy toàn bộ

78 lượt từ

4,74%

Từ láy

a. Từ láy bộ phận:

+ Láy phần vần
+ Láy phụ âm đầu
+ Láy ‘‘iếc”
b. Từ láy tồn bộ:
+ Nhóm láy hồn tồn
+ Nhóm láy có thêm sự khác biệt ở thanh điệu
2.2. Từ trong các bài phóng sự trên báo Quảng Nam xét
về nguồn gốc
2.2.1. Từ thuần Việt
Qua khảo sát 77 bài phóng sự trên Báo Quảng Nam từ năm
2017 đến tháng 2-2019, chúng tôi nhận thấy Báo Quảng Nam chủ yếu
sử dụng những từ thuần Việt tạo sự gần gũi và giúp người đọc dễ tiếp
nhận, dễ hiểu, giúp nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Bên cạnh đó, sử
dụng từ thuần Việt trong tác phẩm báo chí cũng góp phần giữ gìn sự
trong sáng của Tiếng Việt. Cụ thể, từ đơn thuần Việt có 95.385 lượt từ, tỉ
lệ 92,18%; từ ghép thuần Việt có 3.061 lượt từ, tỉ lệ 2,95%; từ Hán –Việt
có 4.917 lượt từ, tỉ lệ 4,75%. Số cịn lại là những từ có nguồn gốc khác.
2.2.2. Từ Hán-Việt
Người Việt chúng ta đã trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc,
chính vì vậy mà văn hóa Hán xâm nhập, chi phối đời sống xã hội,
tiếng Việt vay mượn tiếng Hán là điều khơng thể tránh khỏi. Khảo sát
77 bài phóng sự trên Báo Quảng Nam, chúng tôi nhận thấy số lượng
từ Hán – Việt sử dụng khá nhiều với số lượng 4.917 từ.
2.2.3. Từ nguồn gốc khác


14
Có thể thấy, những từ vay mượn trong các ngơn ngữ Ấn Âu
xuất hiện khơng nhiều trong các bài phóng sự trên báo Quảng Nam.
Qua khảo sát, chúng tôi thu được 112 từ có nguồn gốc Ấn Âu, chiếm

tỉ lệ 0,12%. Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2.5. Bảng phân loại từ vay mượn trong các ngôn ngữ Ấn Âu:
Số lượng

Tỉ lệ

Tiếng Pháp

68 lượt từ

58,62%

Tiếng Anh

46 lượt từ

39,65%

Khác

2 lượt từ

1,73%

Nguồn gốc

2.3. Từ trong các bài phóng sự trên báo Quảng Nam xét
về phạm vi sử dụng
Để tạo thêm sự đa dạng, phong phú cho tác phẩm báo chí,
nhà báo đã sử dụng từ ngữ địa phương, từ ngữ nghề nghiệp và từ

lóng một cách hợp lý giúp cho bài báo trở nên sinh động, gần gũi với
người đọc, đặc biệt là bạn đọc xứ Quảng.
Chúng tôi nhận thấy, các nhà báo sử dụng rất thuần thục các
từ ngữ nghề nghiệp, từ địa phương và từ lóng. Tuy nhiên, lượng từ
ngữ nghề nghiệp và từ địa phương vẫn chiếm số lượng nhiều hơn từ
lóng. Cụ thể, chúng tơi đưa ra số liệu khảo sát:
Bảng 2.6. Bảng phân loại từ nghề nghiệp, từ lóng, từ địa phương
Số lượng

Tỷ lệ

1.330 lượt từ

73,2%

Từ lóng

91 lượt từ

5,01 %

Từ địa phương

396 lượt từ

21,79%

STT
Từ nghề nghiệp


2.3.1. Từ ngữ địa phương
Từ địa phương được sử dụng trong hầu hết trong 77 bài
phóng sự mà chúng tơi khảo sát, thậm chí có một số bài dùng từ địa
phương tạo điểm nhấn trên tít bài, một số bài viết về đời sống người


15
dân xứ Quảng di dân nhưng vẫn nhớ về cội nguồn bằng cách nhớ
những từ ngữ quen thuộc.
Từ địa phương đã phản ánh chính xác và chân thật lời ăn tiếng
nói của người dân Quảng Nam, làm cho bài phóng sự gần gũi và mang
sắc thái mới lạ. Những từ địa phương chủ yếu được tác giả dẫn lời của
nhân vật trong tác phẩm, hoặc cũng chính là lời của tác giả.
2.3.2. Từ ngữ nghề nghiệp
Mỗi bài phóng sự trên Báo Quảng Nam đều có đề tài nhất
định liên quan đến tổ chức, cá nhân, ngành nghề, làng nghề hoặc tập
trung khắc họa thân phận một nhân vật. Chúng tôi nhận thấy, từ ngữ
nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng, bởi bất kì ngành nghề nào cũng
có những lớp từ ngữ biểu đạt cụ thể.
Trong phạm vi khảo sát 77 bài phóng sự Báo Quảng Nam,
chúng tơi thu được 1330 từ nghề nghiệp, chiếm 73,2%, biểu thị nhiều
ngành nghề khác nhau trong xã hội. Cụ thể thống kê dưới bảng sau:
Bảng 2.7. Bảng phân loại các nhóm từ chỉ nghề nghiệp
Tên nhóm nghề

Số lượng

Tỷ lệ

Nhóm từ chỉ nghề Y


200 lượt từ

15,04%

Nhóm từ chỉ nghề Nơng-Lâm-Ngư nghiệp

291 lượt từ

21,88%

Nhóm từ chỉ nghề Giáo dục

126 lượt từ

9,47%

Nhóm từ chỉ nghề Tài nguyên, mơi trường

26 lượt từ

1,95%

Nhóm từ chỉ nghề Kiến trúc, xây dựng

96 lượt từ

7,21%

Nhóm từ chỉ nghề Du lịch


111 lượt từ

8,34%

Nhóm từ chỉ nghề Quản lý, bảo vệ rừng

38 lượt từ

2,86%

Nhóm từ chỉ nghề Tư pháp, quân đội

147 lượt từ

11,05%

Nhóm từ chỉ nghề Kinh doanh

171 lượt từ

12,86%

Nhóm từ chỉ nghề Cán bộ, công chức
nhà nước

124 lượt từ

9,32%



16
2.4. Ngữ trong các bài phóng sự trên báo Quảng Nam
Khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tơi thống kê có 499 ngữ cố
định, cụ thể như sau:
Bảng 2.8. Bảng phân loại các ngữ cố định
Số lượng

Tỷ lệ

Thành ngữ

69

13,82%

Quán ngữ

427

85,57%

3

0,61%

STT

Ngữ cố định định danh


2.4.1. Thành ngữ
Nhìn chung, các bài phóng sự trên Báo Quảng Nam sử dụng
không quá nhiều thành ngữ. Có 69 thành ngữ có mặt trong các bài
phóng sự, và được các tác giả vận dụng hết sức uyển chuyển và tinh
tế. Thành ngữ được chia thành các loại như sau:
2.4.1.1. Thành ngữ so sánh
2.4.1.2. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ
a. Thành ngữ miểu tả ẩn dụ đối xứng
b. Thành ngữ miêu tả ẩn dụ phi đối xứng
2.4.1.3. Thành ngữ làm chức năng cú pháp trong câu
a. Thành ngữ làm chủ ngữ trong câu
b. Thành ngữ làm vị ngữ trong câu
c. Thành ngữ làm bổ ngữ trong câu
d. Thành ngữ làm định ngữ trong câu
2.4.1.4. Cách sử dụng thành ngữ trên các bài phóng sự trong
Báo Quảng Nam
Các thành ngữ trên các bài phóng sự Quảng Nam được lấy
nguyên dạng hoặc không giữ nguyên dạng tùy vào ngữ cảnh và ý
nghĩa truyền đạt thông tin mà các tác giả bài viết muốn nhắm đến.
a. Thành ngữ được giữ nguyên dạng


17
b. Thành ngữ không giữ nguyên dạng
2.4.2. Quán ngữ
- Trong q trình khảo sát, chúng tơi thấy rằng, hầu như
trong tất cả các bài phóng sự trên báo Quảng Nam, các tác giả đều sử
dụng quán ngữ. Qua việc khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tơi thu
được 427 qn ngữ, đảm nhiệm các chức năng và tính chất khác nhau
khác nhau.

2.4.2.1. Chức năng giải thích
- Các qn ngữ có chức năng giải thích thêm, làm rõ nghĩa
cho nội dung của mệnh đề trước đó được tường tận hơn.
2.4.2.2. Chức năng phân tích, minh họa
Các quán ngữ mang đặc điểm liệt kê, làm cho vấn đề trình
bày được rõ ràng, cụ thể hơn, từ đó người đọc dễ dàng tiếp thu vấn
đề.
2.4.2.3. Chức năng tổng kết, khái quát hóa
Để vấn đề đưa ra được hoàn chỉnh, đầy đủ hơn, người viết
phải tổng kết, khái quát lại vấn đề. Quán ngữ có chức năng này làm
cho người đọc biết được đâu là vấn đề trọng tâm, vấn đề chính cần
được lưu ý trong văn bản đó.
2.4.2.4. Chức năng dự báo
Quán ngữ có chức năng này làm nhiệm vụ rào đón, báo
trước tình hình có nhiều thơng tin có thể xảy ra dựa vào những dữ
liệu được đưa ra trước đó, chuẩn bị tâm lí cho người đọc tiếp nhận
những thơng tin tiếp theo.
2.4.2.5. Chức năng nhấn mạnh
Quán ngữ có chức năng này thường nhấn mạnh, trình bày
những vấn đề quan trọng nhất, vấn đề lớn nhất trong tất cả các vấn đề
nhỏ được trình bày ở văn bản, giúp người đọc nắm được vấn đề cốt
yếu nhất mà tác giả muốn truyền tải.


18
2.4.2.6. Chức năng bổ sung, đính chính
Qn ngữ có chức năng hiệu chỉnh, đính chính thơng tin một
cách rõ ràng hơn, bổ sung những thông tin chưa được nêu lên ở vấn
đề trước đó, từ đó giúp người đọc nhìn nhận lại vấn đề một cách sâu
rộng, xác thực và cụ thể hơn.

2.4.3. Ngữ cố định định danh
Qua việc khảo sát 77 bài phóng sự, chúng tơi nhận thấy chỉ
có 3 bài xuất hiện ngữ cố định định danh phù hợp với ngữ cảnh cũng
như đề tài trong bài viết.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua những miêu tả, phân tích, chứng minh trên 77 bài phóng
sự, chúng tơi nhận thấy các nhà báo sử dụng từ ngữ dưới nhiều dạng
thức, phù hợp với đề tài viết của mình. Với đặc thù thể loại phóng sự,
các nhà báo với mỗi phong cách viết khác nhau, vận dụng một cách
linh hoạt loại từ xét về cấu tạo cũng như phạm vi sử dụng. Còn về
phần ngữ, nhiều tác giả sử dụng số lượng lớn thành ngữ và quán ngữ
nhằm diễn đạt, khắc họa cụ thể nội dung bài phóng sự phản ánh. Đặc
biệt, phần thành ngữ tạo cho tác phẩm có giá trị biểu đạt cao, hình
ảnh sinh động và giàu sắc thái biểu cảm làm cho người đọc dễ dàng
tiếp nhận, tạo hiệu ứng thơng tin cao, bởi nó gần gũi với lời ăn tiếng
nói của quần chúng nhân dân, cũng như làm giảm sự khô cứng của
những thông tin một cách tối thiểu nhất.
CHƯƠNG 3
Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ
CÁC BÀI BÁO PHÓNG SỰ TRÊN BÁO QUẢNG NAM
3.1. Lớp từ ngữ chỉ các tổ chức chính trị xã hội
Mỗi cơ quan, đơn vị trong các tổ chức chính trị xã hội đều có
tên gọi và nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, trong các bài phóng sự của


19
mình, nhà báo phải có sự hiểu biết, kiến thức sâu rộng về các tổ chức
chính trị xã hội, từ đó vận dụng vào trong các bài phóng sự của mình
cho chuẩn xác nhất.
Các lớp từ ngữ chỉ các tổ chức chính trị xã hội được dùng

trong các bài phóng sự trên báo Quảng Nam:
3.1.1. Tên các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội
3.1.1.2. Tên các chức danh, đối tượng trong bộ máy chính
quyền
3.1.1.3. Tên các chức danh, đối tượng trong bộ máy tổ chức
Đảng, Đồn thanh niên, Cơng đoàn
3.1.2. Từ ngữ chỉ hoạt động của các tổ chức chính trị xã
hội
3.1.2.1. Từ ngữ chỉ hoạt động của Hội nông dân
- Từ ngữ về chức vụ Hội
- Từ ngữ về phong trào Hội
- Từ ngữ về đặc điểm hoạt động, tính chất Hội
- Từ nghề nghiệp của Hội
3.1.2.2. Từ ngữ chỉ hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên
- Từ ngữ chỉ chức vụ Hội
- Từ ngữ về phong trào Hội
- Từ ngữ về đặc điểm hoạt động, tính chất Hội
3.1.2.3. Từ ngữ chỉ hoạt động của Hội Chữ thập đỏ
- Từ ngữ chỉ chức vụ Hội
- Từ ngữ về phong trào Hội
- Từ ngữ về đặc điểm hoạt động, tính chất Hội
3.1.2.4. Từ ngữ chỉ hoạt động của Hội Phụ nữ
- Từ ngữ chỉ chức vụ Hội
- Từ ngữ về phong trào Hội
- Từ ngữ về đặc điểm hoạt động, tính chất Hội


20
3.2. Lớp từ ngữ chỉ lĩnh vực kinh tế
3.2.1. Tên các ngành, nghề trong lĩnh vực kinh tế

3.2.2. Tên các sản phẩm trong hoạt động kinh doanh
3.2.3. Tên các đối tượng trong lĩnh vực kinh doanh
3.2.4. Tên các tổ chức, địa điểm kinh doanh
3.3. Lớp từ ngữ chỉ lĩnh vực văn hóa – văn nghệ
3.3.1. Các lớp từ ngữ chỉ lĩnh vực văn hóa
3.3.1.1. Từ ngữ về các phong tục tập quán
3.3.1.2. Từ ngữ về các hủ tục của người dân tộc thiểu số
3.3.1.3. Từ ngữ trong Phật Giáo
3.3.2. Các lớp từ ngữ chỉ lĩnh vực văn nghệ
3.3.2.1. Từ chỉ các đơn vị tổ chức văn nghệ
3.3.2.2. Các đối tượng trong hoạt động văn nghệ
3.3.2.3. Các hoạt động văn nghệ
3.3.2.4. Không gian và các dụng cụ phục vụ văn nghệ
3.4. Lớp từ ngữ chỉ lĩnh vực du lịch, dịch vụ
Trong phóng sự Báo Quảng Nam, du lịch là ngành được
nhiều nhà báo quan tâm và chắp bút. Bên cạnh việc tuyên truyền,
quảng bá, giới thiệu những địa điểm du lịch ấn tượng cho quý độc
giả. Các bài viết còn lắng đọng những trăn trở, sự mong muốn khắc
phục những mặt chưa tốt để từ đó nâng cao dịch vụ du lịch của
Quảng Nam ngày một tốt hơn. Các lớp từ ngữ trong lĩnh vực du lịch
được sử dụng trong phóng sự trên Báo Quảng Nam:
3.4.1. Từ ngữ chỉ các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng
3.4.2. Từ ngữ chỉ những đặc trưng, điểm thú vị của các địa
điểm du lịch
3.4.3. Từ ngữ chỉ các đối tượng trong lĩnh vực du lịch
3.4.4. Từ ngữ chỉ các hoạt động trong lĩnh vực du lịch
3.4.4.1. Hoạt động của những người làm du lịch


21

3.4.4.2. Hoạt động của khách du lịch
3.4.5. Từ ngữ chỉ hành động duy trì, phát triển du lịch
3.4.6. Từ ngữ chỉ những nguồn lợi du lịch
3.4.7. Từ ngữ chỉ những bất cập trong ngành du lịch
3.5. Lớp từ ngữ chỉ lĩnh vực quốc phòng – an ninh
Chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về quốc phịng – an
ninh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng nền
quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.
Trong một số bài phóng sự, chúng tôi nhận thấy người viết sử dụng
một cách chính xác lớp từ ngữ chỉ lĩnh vực quốc phịng – an ninh
nhằm biểu đạt rõ nội dung đề tài với mục đích thơng tin, tun
truyền.
3.5.1. Từ ngữ chỉ các lực lượng an ninh, quân sự
3.5.2. Từ ngữ chỉ các chức vụ, cấp bậc quân hàm
3.5.3. Từ ngữ tên các tổ chức, đơn vị trong quân đội
3.5.4. Từ ngữ chỉ các hoạt động và nhiệm vụ của các lực
lượng an ninh, quân sự
3.5.5. Từ ngữ chỉ sự gắn kết giữa người dân với các lực
lượng quân sự
3.5.6. Từ ngữ chỉ sự giúp đỡ của người dân cho cách mạng
3.6. Từ ngữ chỉ các đối tượng tội phạm và các tệ nạn xã
hội
Nhiều vụ phạm tội như buôn bán và sử dụng ma túy, chặt phá
rừng, buôn người, buôn lậu… đang xảy ra trên địa bàn Quảng Nam
nói riêng và nước ta nói chung. Tuy nhiên, một thực trạng vẫn diễn
ra, được một số bài phóng sự phản ánh trên Báo Quảng Nam, đó là
các tệ nạn xã hội vẫn chưa được ngăn chặn và xử lí triệt để:
- Tội phạm ma túy
- Tội phạm trộm cắp



22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Báo chí là bức tranh tổng quan sinh động về cuộc sống.
Phạm vi đối tượng phản ánh của báo chí thực sự sâu rộng, đa diện, đa
chiều. Đến với báo chí, bạn đọc gặp đủ các loại thơng tin chân xác,
sinh động về chính trị, thời sự, kinh tế, văn hố, văn nghệ. Nhà báo
khơng thể hồn thành tốt sứ mạng của mình nếu thiếu hụt tri thức
cuộc sống đa diện. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết các
bài phóng sự trên báo Quảng Nam đều rất chú ý đến nội dung thông
tin thẩm mỹ. Những tác phẩm phóng sự ngồi những lớp từ ngữ
chuyên ngành, đặc trưng cho mỗi lĩnh vực còn khai thác những tri
thức văn học , vận dụng những lối nói, những cách viết thiên về xu
hướng hình tượng hố giàu hình tượng, hình ảnh, tạo ấn tượng trực
cảm mạnh mẽ đối với độc giả. Người đọc vì thế, khơng chỉ tiếp nhận
được những thơng tin bổ ích, thiết thực của cuộc sống mà còn được
thư giãn, chiêm nghiệm những giá trị nghệ thuật đẹp đẽ.
KẾT LUẬN
Có thể nói, báo chí ln là một lĩnh vực có sức hút và sự lan
tỏa đặc biệt trong đời sống tinh thần của mọi tầng lớp trong xã hội.
Bên cạnh đó, nó cịn có vai trị vơ cùng to lớn đối với đời sống kinh
tế - xã hội của đất nước ta. Những năm qua, Báo Quảng Nam đã ghi
những dấn ấn trên diễn đàn báo chí của nước nhà, đặc biệt là trong
thể loại phóng sự, có nhiều bài viết, nhiều cây bút tạo được những
tiếng vang lớn đối với độc giả. Điều đó khơng phải là hiển nhiên, bởi
đó là sự tổng hợp của nhiều yếu tố tạo nên, mà điều cốt lõi nhất vẫn
là các sử dụng những lớp từ ngữ hết sức phong phú và đặc sắc trong
những bài phóng sự.
Qua việc phân tích và khảo sát 77 bài phóng sự trên Báo
Quảng Nam từ năm 2017 đến tháng 2-2019, luận văn đạt một số kết



23
quả sau:
1. Về lý luận
Để đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm của từ ngữ trên các bài
phóng sự trong Báo Quảng Nam, chúng tôi đã tiến hành khảo sát,
phân loại, kiểm đếm về cả từ và ngữ trong các bài phóng sự dựa trên
cơ sở những lí thuyết mà chúng tơi đã nghiên cứu và tổng hợp trước
đó.
Sau q trình khảo sát 77 bài phóng sự chúng tơi thu được
84.778 từ đơn, 19.656 lượt từ phức. Trong từ phức có 18.009 lượt từ
ghép, 1.647 lượt từ láy và từ ngẫu kết chỉ có 66 lượt từ. Những loại
từ này được các tác giả vận dụng linh hoạt tao thành những câu văn ý
nghĩa được sử dụng cho từng bài phóng sự. Các bài phóng sự trên
báo Quảng Nam chủ yếu sử dụng từ thuần Việt, có 95.385 lượt từ , từ
Hán –Việt có 4.917 lượt từ và chiếm số lượng ít nhất là từ có nguồn
gốc Ấn – Âu với 112 từ. Đa số các bài phóng sự phục vụ cho mọi
tầng lớp người dân nên việc sử dụng từ thuần Việt là chủ yếu trên các
bài viết. Tuy nhiên khơng vì thế mà các lớp từ Hán – Việt gây khó
hiểu cho người đọc, vì những từ này đều quen thuộc và dễ hiểu cho
hầu hết mọi người. Làm nhiều vụ phản ánh nhiều ngành nghề khác
nhau, phóng sự trên Báo Quảng Nam sử dụng khá nhiều lớp từ nghề
nghiệp, có 1.330 lượt từ chỉ nghề nghiệp xuất hiện trên các bài báo.
Những từ địa phương cũng có mặt khơng ít trên những bài viết, rất
đặc trưng cho Báo Quảng và lời ăn tiếng nói của người Quảng.
Về ngữ, trong 77 bài phóng sự, chúng tơi nhận thấy quán ngữ
xuất hiện rất nhiều trên các tác phẩm, có tới 427 quán ngữ góp phần
tạo nên sự mạch lạc, sự rõ ràng và cụ thể cho những vấn đề, thơng tin
mà các tác giả muốn chuyển tải. Cịn thành ngữ chiếm số lượng 69,

ngữ cố định định danh chỉ 3 lượt từ, con số khá khiêm tốn nên ở một
số bài phóng sự, các câu và đoạn văn vẫn chưa hấp dẫn người đọc.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×