Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.05 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------------------

NGUYỄN THỊ NGÂN

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ QUÂN SỰ
MẢNG QUỐC PHÒNG - AN NINH TRÊN
BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Chuyên ngành
Mã số

: NGÔN NGỮ HỌC
: 8229020

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Đà Nẵng - 2019


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ ĐỨC LUẬN
Phản biện 1: …………………………..
Phản biện 2: …………………………..

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Ngôn Ngữ học họp tại Trường Đại học Sư
phạm vào ngày tháng năm 2019.



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo Quân đội nhân dân, mảng quốc phòng - an ninh gồm
những bài báo về xây dựng qn đội, quốc phịng tồn dân và nghệ
thuật qn sự Việt Nam đã góp phần tích cực trong việc xây dựng lực
lượng vũ trang, trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, củng cố tinh
thần, định hướng tư tưởng trong lực lượng quân đội và nhân dân ta.
Trong thực tế cuộc sống, những bài viết mảng quốc phòng - an ninh
trên báo Quân đội nhân dân đã phản ánh kịp thời tình hình chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, tình hình các đơn vị, lực lượng
vũ trang trong quân đội. Các bài phản ánh ở mảng quốc phòng - an
ninh trên tờ báo giúp cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước phát
hiện, xử lý nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng nổi cộm, xóa bỏ các
hủ tục ăn sâu vào đời sống, chấn chỉnh công tác quản lý trên các lĩnh
vực đất đai, xây dựng kinh tế, củng cố an ninh quốc phịng…
u thích những vấn đề liên quan đến lực lượng vũ trang, đơn
vị quân đội và mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc tuyên truyền,
phản ánh tình hình đời sống, sự phát triển kinh tế, xây dựng quân đội,
người viết chọn đề tài “Đặc điểm từ ngữ quân sự mảng quốc phòng an ninh trên báo Quân đội nhân dân”. Qua đề tài này, người viết hy
vọng có thêm kiến thức về mảng quốc phòng - an ninh cũng như sử
dụng hiệu quả vốn ngôn ngữ đã được tiếp thu ở nhà trường, làm hành
trang cho nghiệp vụ báo chí của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Quốc phịng – an ninh là mảng đề tài rộng, đa dạng gồm tổng
thể các hoạt động đối nội, đối ngoại cả về qn sự, chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học - cơng nghệ... của Nhà nước và nhân dân, vì thế nó
thu hút khơng ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Xét ở nhiều
góc độ, chúng ta thấy ở mỗi nhà nghiên cứu, họ có cái nhìn riêng về
các thể loại báo chí nói chung và mảng đề tài quốc phịng, an ninh
nói riêng.


2
Cuốn “Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam” do Trung tâm
Từ điển Bách khoa Quân sự (thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam) biên
soạn, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản. Phiên bản đầu tiên
xuất bản năm 1996, phiên bản thứ hai xuất bản năm 2004 với khoảng
9.000 mục từ và gần 2.000 hình minh họa có các từ ngữ, thuật ngữ
liên quan đến mảng quốc phòng - an ninh cần thiết phục vụ cho đề
tài.
Cuốn “Từ điển Lịch sử Quân sự Việt Nam” do Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam” (thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam) biên soạn,
Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản. Đây là cuốn từ điển
chuyên ngành đề cập đến các khái niệm, thuật ngữ, sự kiện, nhân vật
lịch sử trong nước phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn
và các yêu cầu khác của bạn đọc quan tâm đến lịch sử quân sự ở
trong và ngoài quân đội.
Cuốn “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” của tác
giả Hồng Anh, NXB Lao động – Hà Nội, năm 2003 tập hợp các bài
viết của tác giả đã cơng bố trên các tạp chí và các hội thảo khoa học
chuyên ngành. Trong sách, tác giả đề cập đến một số vấn đề bức xúc
nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức trong
nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí như: vấn đề đặc điểm ngơn ngữ báo

chí, sự kết hợp khn mẫu và biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí, cách
thức tạo nên giá trị biểu cảm cho ngơn ngữ báo chí, phân loại tiêu đề
các văn bản báo chí. Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra một số tính chất,
đặc trưng của ngơn ngữ báo chí như: tính chính xác, tính cụ thể, tính
đại chúng, tính ngắn gọn, tính định lượng, tính bình giá…
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này chúng tơi xác định 2 mục tiêu chính là:
- Thơng qua khảo sát về nội dung và nghệ thuật của “từ ngữ
quân sự mảng quốc phòng - an ninh trên báo Quân đội nhân dân”
người viết có thể khái quát hóa các nội dung chính của mảng quốc
phịng - an ninh, chỉ ra đặc điểm của từ ngữ quân sự, đặc điểm chung


3
cho mảng quốc phịng - an ninh trên báo chí hiện nay.
- Qua việc thực hiện đề tài này, người viết có thể hiểu sâu hơn,
vận dụng tốt kiến thức về ngơn ngữ học và báo chí trong q trình
hành nghề của mình.
4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm từ ngữ quân sự mảng quốc phòng - an ninh trên báo
Quân đội nhân dân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát 75 bài báo đăng tải ở mảng quốc
phòng - an ninh trên báo Quân đội nhân dân năm 2018.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: Phương pháp này, người
viết chú trọng miêu tả cấu tạo từ ngữ về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa.
- Phương pháp thống kê – phân loại: người viết tiến hành
thống kê 75 bài báo mảng Quốc phòng - an ninh theo hai khía cạnh:

các dạng thức của từ ngữ, phạm vị sử dụng của chúng trong báo
Quân đội nhân dân.
- Phương pháp mơ hình hóa: Để trình bày một cách hệ thống,
mơ hình các loại từ ngữ, cách tổ chức ngơn ngữ của từng thể loại và
miêu tả quan hệ của các đối tượng khảo sát dưới dạng các bảng biểu.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: người viết đưa ra các lập
luận, lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho các luận điểm đã đặt ra.
Trên cơ sở các bài báo mảng Quốc phòng - an ninh trên báo Quân đội
nhân dân, khảo sát, các ngữ liệu thống kê, luận văn chỉ ra những đặc
điểm cấu tạo và giá trị ngữ nghĩa để tổng hợp, khái quát hóa vấn đề.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo; phần nội
dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Khảo sát, phân loại, miêu tả từ ngữ quân sự mảng


4
quốc phòng – an ninh trên Báo Quân đội nhân dân
Chương 3: Ý nghĩa biểu đạt của từ ngữ quân sự mảng quốc
phòng – an ninh trên báo Quân đội nhân dân
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về từ ngữ
1.1.1. Khái quát về từ
1.1.1.1. Khái niệm
Qua quá trình khảo sát, tập hợp tài liệu, chúng tơi nhận thấy có nhiều
nhận định khác nhau về từ Tiếng Việt.
1.1.1.2. Phân loại
a. Từ đơn: Trong tiếng Việt, từ đơn là những từ do một hình vị

tạo nên. Chúng có thể dùng độc lập về phương diện ngữ pháp nhưng
lại không lập thành những hệ thống ngữ nghĩa của những kiểu cấu
tạo từ như các loại từ khác.
Từ đơn là những từ được tạo ra ở thế hệ thứ nhất. Từ đơn
cũng được “hình vị hóa” để trở thành “ngun liệu” chính tạo ra
các từ phức, các từ ở thế hệ thứ hai, thứ ba.
b. Từ láy: Từ láy là những từ được tạo ra theo phương thức láy
hình vị. Nó là sản phẩm của q trình hịa phối về mặt ngữ âm và ngữ
nghĩa giữa các hình vị.
Trong giáo trình “Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt” (1981), Đỗ
Hữu Châu phân loại từ láy từ loại lớn đến loại nhỏ dựa vào thứ tự các
tiêu chí như sau: số lượng các âm tiết, sự giống nhau về thành phần
các âm tiết (âm đầu hoặc vần) và vị trí của hình vị cơ sở.
Căn cứ vào số lượng các âm tiết, từ láy của tiếng Việt được
chia thành ba loại từ láy từ, từ láy ba và từ láy đôi. Trong ba loại từ
láy thì từ láy đơi là loại từ láy có số lượng nhiều nhất và điển hình
nhất cho từ láy của tiếng Việt.
c. Từ ghép: Từ ghép là những từ được tạo ra từ phương thức


5
ghép (phương thức kết hợp hai hay một số hình vị tách biệt, riêng rẽ,
độc lập với nhau). Đỗ Hữu Châu đã phân loại từ ghép dựa trên sự
đồng nhất – đối lập của 3 tiêu chí:
- Ý nghĩa của các từ mới được tạo ra từ (ý nghĩa của cả từ)
- Tính chất của các hình vị (ý nghĩa cấu tạo)
- Quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị
1.1.2. Khái quát về ngữ
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng, trong tiếng Việt
có các loại ngữ sau: ngữ cố định và ngữ tự do. Trong đó, ngữ cố định

(gồm thành ngữ và quán ngữ) thuộc lĩnh vực từ vựng học, cịn ngữ tự
do (danh ngữ, động ngữ, tính ngữ) thuộc lĩnh vực ngữ pháp.
Ngữ cố định là các cụm từ (ý nghĩa có tính chất là ý nghĩa của
cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) đã cố định hố nên nó có tính
chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc và có tính xã hội như từ. Ví dụ: mũ ni che
tai, hết nước hết cái, mua dây buộc mình, rán sành ra mỡ, nằm mơ
giữa ban ngày,...
1.1.2.1. Đặc điểm của ngữ cố định
Tính thành ngữ: Do cố định hố, do tính chất chặt chẽ mà các
ngữ cố định ít hay nhiều đều có tính thành ngữ.
Tính tương đương với từ về chức năng tạo câu
1.1.2.2. Phân loại ngữ cố định
a. Phân loại ngữ cố định theo kết cấu
+ Các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ:
- Các ngữ cố định có các từ trung tâm: Dai như đỉa, đỏ như
son, đen như mực, bạc như vơi, tức như bị đá. dãi dầu mưa nắng, dãi
gió dầm mưa, cướp cháo lá đa, cướp cơng cha mẹ, cướp cơm chim,
chạy long tóc gáy, chạy thục mạng, chạy như cờ lông công....
- Các ngữ cố định không có từ trung tâm: dây mơ dễ má, một
nắng hai sương, dầu sôi lửa bỏng, đỏ dầu vào lủa, đem con bỏ chợ...
+ Các ngữ cố định có kết cấu là câu:
Các ngữ cố định có kết cấu câu đều khơng có từ trung tâm. Đó


6
là các ngữ cố định có kết câu là một câu đơn: chuột chạy cùng sào,
chuột sa chĩnh gạo, ruột bỏ ngoài da, thân làm tội đời, thần hồn nát
thần tính; hoặc có kết cấu là một câu ghép: đâm bị thóc, chọc bị gạo;
ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng; mâm cao cỗ đầy; mặt xanh nanh
vàng; vật đổi sao dời....

b. Phân loại ngữ cố định theo chức năng
Căn cứ vào hoạt động của ngữ cố định trong chức năng tạo
câu tương tự như chức năng tạo câu của các từ, có thể chia ngữ cố
định thành hai loại lớn: ngữ cố định miêu tả (còn gọi là ngữ định
danh, thành ngữ) và quán ngữ.
1.2. Khái quát về ngơn ngữ báo chí và báo Qn đội nhân dân
1.2.1. Đặc điểm ngơn ngữ báo chí
a. Tính chính xác: Báo chí có chức năng định hướng xã hội do
đó ngơn ngữ phải chính xác. Nếu ngơn ngữ trong một tác phẩm báo
chí bị sai lệch sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường. Công chúng sẽ
không hiểu hoặc hiểu sai thơng tin, từ đó dẫn đến thơng tin khơng
đúng sự thật, mà điều tuyệt đối không được mắc phải trong báo chí là
đưa tin sai sự thật.
b. Tính cụ thể: Tính cụ thể của ngơn ngữ báo chí trước hết
được thể hiện ở sự kiện được nhà báo phản ánh cụ thể. Nhà báo phải
viết như thế nào để độc giả như được chứng kiến sự việc. Tính cụ thể
của ngơn ngữ báo chí cịn do đối tượng được phản ánh có tính xác
định. Sự kiện trong bài báo gắn liền với thời gian, không gian nhất
định, với những con người cụ thể, có tên tuổi, nghề nghiệp, quê quán,
chức vụ, giới tính cụ thể. Do đó người đọc có thể kiểm chứng thơng
tin một cách dễ dàng.
c. Tính đại chúng: Ngơn ngữ trong báo chí là ngơn ngữ dành
cho tất cả mọi người, tức là có tính phổ cập rộng rãi. Đây cũng là lí
do vì sao trong báo chí người ta ít sử dụng các thuật ngữ chuyên
ngành hẹp, tiếng địa phương, tiếng lóng cũng như hạn chế các từ ngữ
vay mượn tiếng nước ngoài.


7
d. Tính ngắn gọn và định lượng: Ngơn ngữ báo chí phải ngắn

gọn, súc tích. Với nhu cầu ngày nay của độc giả, việc diễn đạt thơng
tin trên báo chí địi hỏi sự ngắn gọn, cơ đọng sao cho mọi người dễ
dàng nắm bắt thông tin thông qua số lượng ngơn ngữ truyền tải ít
nhất có thể.
e. Tính bình giá và biểu cảm: Tác phẩm báo chí phản ánh sự
kiện một cách khách quan, trung thực nhưng có thể đi kèm thái độ
đánh giá sự kiện. tính biểu cảm của ngơn ngữ báo chí được biểu thị
qua cách dùng từ ngữ có những nghĩa biểu thái nhất định phù hợp với
sự kiện được phản ánh. Muốn thu hút được sự chú ý của bạn đọc thì
ngơn ngữ báo chí phải được diễn đạt với mới lạ, độc đáo.
f. Tính khn mẫu: Khn mẫu là những cơng thức ngơn từ
đã có sẵn, được lặp đi lặp lại nhằm tự động hóa quy trình thơng tin,
làm cho nó trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn. Khuôn mẫu bao giờ
cũng đơn nghĩa và mang sắc thái biểu cảm trung tính.
1.2.2. Khái quát về báo Quân đội nhân dân
1.2.2.1. Sơ lược về hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển
của Báo Quân đội nhân dân
Năm 1944, Tờ báo “Tiếng súng reo” của Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân ra đời. Đây là tờ báo đầu tiên của lực lượng
vũ trang nằm trong đội ngũ báo chí cách mạng.
Để phù hợp với tình thế chiến tranh, năm 1945, Báo Quân Giải
phóng ra đời (Sau đổi tên thành Báo Chiến Thắng). Đây là tờ báo
thuộc Cục Chính trị - Bộ Quốc phịng quản lý, phục vụ cơng tác
chính trị, qn sự, góp phần củng cố và mở rộng lực lượng bộ đội,
giúp sinh hoạt chính trị trong bộ đội được dồi dào, nâng cao năng lực
kỹ thuật, tinh thần kỷ luật và đoàn kết chặt chẽ.
Năm 1946, Báo Sao Vàng ra đời, tờ báo do Cục Chính trị
thuộc Quân sự ủy viên hội quản lý.
Năm 1947, Báo Vệ Quốc quân được thành lập dựa trên cơ sở
hợp nhất tòa soạn Báo Sao Vàng và Báo Chiến thắng. Đây là tờ báo



8
dành cho bộ đội chủ lực, nhằm phản ánh tình hình chiến tranh, nâng
cao hơn nữa tính chiến đấu, giáo dục chính trị, quân sự của cho cán
bộ, chiến sĩ, phổ biến kinh nghiệm tác chiến của lực lượng vũ
trang… Năm 1948, thêm một tờ báo ra đời là tờ Quân du kích (đây là
tờ báo dành riêng cho bộ đội địa phương).
Cuối tháng 7-1950, hợp nhất hai tòa soạn Vệ Quốc quân và
Quân du kích thành Báo Quân đội nhân dân.
Hiện tại, Báo Quân đội nhân dân có cả thảy 10 phịng chun
mơn, với tổng số gần 300 cán bộ, phóng viên, nhân viên. Cùng với
việc chú trọng nâng cao về hình thức, Báo Quân đội nhân dân cũng
chú trọng tăng lượng phát hành, để tờ báo trở thành “món ăn tinh
thần” của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang. Báo Quân đội
nhân dân xuất bản khoảng 10.000 tờ báo hằng ngày, cung cấp thông
tin đến tất cả các đơn vị quân đội trong cả nước. Riêng Báo Quân đội
nhân dân cuối tuần có lượng phát hành trên 6.000 bản mỗi kỳ hằng
tuần, được đông đảo bạn đọc yêu thích.
1.2.2.2. Mục tiêu hoạt động
Báo Quân đội nhân dân là cơ quan ngôn luận của Quân ủy
Trung ương và Bộ Quốc phịng, là tiếng nói của lực lượng vũ trang và
nhân dân Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến lực lượng vũ trang, Báo
Quân đội nhân dân cịn có nhiệm vụ đấu tranh, phê bình, phản bác
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; cổ vũ cái hay, cái
đẹp, nhân tố điển hình trong cuộc sống; tiên phong đấu tranh, phê phán
các hành vi tiêu cực trong xã hội, định hướng dư luận xã hội.
1.2.2.3. Những lĩnh vực phản ánh nổi bật của Báo Quân đội
nhân dân

Báo Quân đội nhân dân tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cơng
tác đấu tranh chống diễn biến hịa bình; phịng, chống “tự diễn
biến, tự chuyển hóa”, tập trung phản bác những luận điệu xuyên
tạc, phản động, vu khống của các thế lực thù đich, chống phá cách


9
mạng…
1.2.3. Giới thiệu về mảng quốc phòng – an ninh trên Báo
Quân đội nhân dân.
* Quốc phòng – an ninh là một trong những mảng quan
trọng nhất trên tờ Báo Quân đội nhân dân. Đây là mảng phản ánh
đa dạng các hoạt động quân sự trong toàn lực lượng vũ trang,
được biểu hiện rõ trên những lĩnh vực: xây dựng qn đội, quốc
phịng tồn dân và nghệ thuật qn sự Việt Nam. Tiêu chí nhận
diện của một bài báo trên mảng quốc phòng – an ninh là tác giả sử
dụng từ ngữ quân sự để phản ánh chủ đề được đưa ra.
* Từ ngữ quân sự là bộ phận từ vựng chuyên biệt, được
dùng ổn định trong lĩnh vực chuyên môn quân sự. Lớp từ ngữ này
xuất hiện nhiều ở mảng quốc phịng – an ninh, nhằm biểu thị
chính xác các khái niệm hoặc sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực
hoạt động quân sự hoặc chuyên môn quân sự.
Tiểu kết chƣơng 1
Từ ngữ là một bộ phận quan trọng của mỗi ngơn ngữ nói
chung, tiếng Việt nói riêng và khơng thể thiếu trong quá trình giao
tiếp bằng văn bản hay lời nói hằng ngày. Việc khảo sát đặc điểm
từ ngữ quân sự mảng quốc phòng – an ninh trên Báo Quân đội
nhân dân nhằm tìm hiểu về quá trình xuất hiện của các lớp từ, sự
xuất hiện của các ngữ trong các văn bản báo chí quân sự, xem
chúng được sử dụng như thế nào, giữ vai trị gì trong câu, trong

đoạn văn, nhằm tạo nên giá trị của tác phẩm. Đồng thời, qua đó,
thấy được nét riêng trong việc sử dụng từ ngữ của các tác phẩm
quốc phòng – an ninh trên Báo Quân đội nhân dân.
Do được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của
dân tộc, vốn từ ngữ tiếng Việt cũng vận động, phát triển khơng
ngừng và chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa, tư tưởng của dân tộc.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, nhờ sự sáng tạo ngôn ngữ của các


10
nhà văn, nhà báo… đã giúp cho vốn ngôn ngữ tiếng Việt ngày
càng phát triển khá đa dạng và phong phú. Vì thế, việc khảo sát từ
ngữ quân sự mảng quốc phòng – an ninh trên Báo Quân đội nhân
dân khơng hề đơn giản, địi hỏi phải cơng phu, chính xác để tìm ra
những đặc điểm riêng, những đặc điểm nổi bật trong quá trình vận
dụng các lớp từ ngữ trong tác phẩm báo chí.
CHƢƠNG 2
KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ TỪ NGỮ QUÂN SỰ
MẢNG QUỐC PHÒNG - AN NINH TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN
2.1. Từ biểu thị mảng quốc phòng - an ninh trên báo Quân
đội nhân dân xét về mặt cấu tạo
Bảng 2.1. Phân loại từ đơn và từ phức
Từ loại
Số lƣợng
Tỉ lệ
117 lượt từ
8,42%
Từ đơn
1.273 lượt từ

91,58%
Từ phức
2.1.1. Từ đơn
Qua khảo sát 75 bài báo, chúng tôi nhận thấy, hầu hết từ đơn
được sử dụng thuộc từ ngữ quân sự trong mảng quốc phòng – an ninh
Báo Quân đội nhân dân là từ thuần Việt, một âm tiết (1 tiếng). Trong
đó, chủ yếu các từ loại được sử dụng là danh từ, động từ. Ví dụ: bom,
mìn, đạn, trận, địch, ta, phòng, ban, ngành, chọn, lệnh, xa, bắn, ném,
đánh, chiếm, thu, giữ, diệt, bắt, ngừng, chọn, sát, rèn, rà, phá, chống,
bám, nắm, giành…
2.1.2. Từ phức

Bảng 2.2. Lượt từ phức được sử dụng trong các tác phẩm


STT
Từ ghép
Từ láy
Từ ngẫu kết

11
Số lƣợng
1.267 lượt từ
6 lượt từ
0 lượt từ

Tỷ lệ
99,53%
0,47%
0%


Trong tổng số 1.267 lượt từ ghép được dùng trong mảng quốc
phịng – an ninh, chúng tơi phân chia thành từ ghép chính phụ và từ
ghép đẳng lập và nhận thấy từ ghép chính phụ chiếm số lượng khá
nhiều, với tổng cộng 1.201 lượt từ, tỉ lệ 94,79% và từ ghép đẳng lập
66 lượt từ, tỉ lệ 5,21%.
Bảng 2.3. Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
Từ ghép
Số lƣợng
Tỷ lệ
94,79%
Từ ghép chính phụ 1.201 lượt từ
66 lượt từ
5,21%
Từ ghép đẳng lập
a. Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập là loại từ ghép mà hai
yếu tố ngôn ngữ đẳng lập với nhau về nghĩa.
Ví dụ: xuất xứ, rà phá, diễn tập, bắn phá, tiến công, rút chạy,
chốt chặn, mệnh lệnh, thu giữ, canh gác, tháo lắp, mổ xẻ, chống phá,
rà phá, rung chuyển, …
b. Từ ghép chính phụ: Từ ghép chính phụ là loại từ ghép mà
các yếu tố có quan hệ chính phụ, thường yếu tố đứng trước là chính,
yếu tố sau phụ. Ví dụ: chấp hành, pháp luật, hậu cần, đồng chí, tham
mưu, binh chủng, vật nổ, bộ đội, công binh, nhà giàn, quân khu, diễn
tập, sư đoàn, chiến thuật, bộ binh, chiến đấu, tác chiến, thượng úy,
thao trường, bãi tập, đại tá, chỉ huy, chỉ đạo, thực địa, trung đoàn,
đơn vị, trường bắn, hiệp đồng, chiến sĩ, nhập ngũ, thượng tá, lữ
đoàn, tiểu đoàn, yểm trợ, binh nhất, tiểu đội, trung đội, đại đội …



12
2.1.3. Từ láy
Bảng 2.4. Từ láy được sử dụng ở các tác phẩm mảng quốc phòng –
an ninh trên Báo Quân đội nhân dân
Láy bộ phận
Láy toàn bộ
hào hùng (1 lượt từ)
Khơng có
nhuần nhuyễn ( 3 lượt từ)
giịn giã (1 lượt từ)
sẵn sàng ( 2 lượt từ)
chặt chẽ ( 3 lượt từ)
Tuy nhiên, do đặc điểm từ ngữ quân sự mảng quốc phòng – an
ninh trên Báo Quân đội nhân dân ít sử dụng từ láy, nên chúng tơi chỉ
thống kê được 10 lượt từ láy được nhà báo sử dụng trong các tác
phẩm mà thôi.
2.2. Từ biểu thị mảng quốc phòng - an ninh trên báo Quân
đội nhân dân xét về nguồn gốc
2.2.1. Từ thuần Việt
Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy từ thuần Việt có số lượng
khơng nhiều nhưng chúng có vai trị quan trọng trong việc làm nên
đặc trưng của từ ngữ quân sự mảng quốc phòng – an ninh trên báo
Quân đội nhân dân.
Các từ thuần Việt được sử dụng phổ biến, quen thuộc với
mọi người xuất hiện hầu hết trong các tác phẩm báo Quân đội
nhân dân mảng quốc phòng – an ninh như: nổ, bắt, ta, rút, ngừng,
chọn, rèn, rà, chống, bám, nắm, giành, hòng, gọn, nhuần nhuyễn,
giòn giã, sẵn sàng, chặt chẽ, bãi, đánh, bắt sống, rút chạy, rung
chuyển, tháo lắp, bộ, giữ, đội, bám, tên lửa….
2.2.2. Từ Hán - Việt

Khảo sát trong các tác phẩm mảng quốc phòng-an ninh trên
Báo Quân đội nhân dân, chúng tôi thấy số lượng từ Hán – Việt được
sử dụng khá nhiều, đặc biệt là từ ghép. Từ ghép Hán – Việt xuất hiện
với 1.273 lượt từ, chiếm 91,58%.


13
Ví dụ: chiến thuật, bộ binh, chiến đấu, tác chiến, hiệp đồng,
pháo binh, xung kích, binh lực, diễu hành, nghi binh, đột kích, truy
kích, phục kích, yếu lĩnh, thiết giáp, binh chủng, đặc chủng, huấn
luyện…
2.2.3. Từ ngữ có nguồn gốc khác
Khảo sát 75 tác phẩm mảng quốc phòng – an ninh trên Báo
Quân đội nhân dân, chúng tôi nhận thấy các nhà báo vay mượn, sử
dụng từ ngữ Ấn Âu trong các tác phẩm không nhiều.
2.3. Từ biểu thị mảng quốc phòng - an ninh trên báo Quân
đội nhân dân xét về mặt phạm vi sử dụng
2.3.1. Từ ngữ chỉ binh nghiệp
2.3.1.1. Từ ngữ chỉ các lĩnh vực quân sự
Ngoài lớp từ nghề nghiệp, cịn có các từ ngữ chun ngành
xuất hiện trên 75 tác phẩm mảng quốc phòng – an ninh. Qua thống
kê, chúng tôi thu được 1.390 lượt từ chỉ các nghề nghiệp cụ thể như
sau.
a. Ở lĩnh vực khơng qn có các từ: khơng qn, phịng
khơng, máy bay, tên lửa, tàu sân bay, pháo hạm, giội bom, hỏa lực,
đường khơng…
b. Ở lĩnh vực hải qn có các từ: tàu, hải quân, hải đội, dân
quân biển, nhà giàn, tàu chiến, pháo thủ, quân cảng…
c. Lĩnh vực khí tài có các từ ngữ như: bom, mìn, đạn, vật nổ,
rà phá, xe tăng, hỏa lực, pháo hạm, tàu chiến, khí tài, binh khí…

2.3.1.2. Từ chỉ cấp bậc, chức vụ, đơn vị
+ Từ chỉ cấp bậc: Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng
tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy, Thiếu
úy Quân nhân chuyên nghiệp (QNCN), Trung úy QNCN, Thượng tá
QNCN…
Bảng 2.5. phân loại quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân Việt
Nam có những tên gọi


14
quân hàm
cấp tƣớng
Đại tướng
Thượng
tướng
Trung
tướng
Thiếu
tướng

quân
hàm
cấp tá

Đại tá
Thượng

Trung tá
Thiếu tá


quân
hàm
cấp úy

Đại úy
Thượng
úy
Trung úy
Thiếu úy

quân nhân
chuyên nghiệp
Thượng tá chuyên
nghiệp
Trung tá chuyên nghiệp
Thiếu tá chuyên nghiệp
Đại úy chuyên nghiệp
Thượng úy chuyên ghiệp
Trung úy chuyên nghiệp
Thiếu úy chun nghiệp

qn
hàm
cấp
tƣớng
hải qn
Đơ đốc
Phó đơ
đốc
Chuẩn

đơ đốc

2.3.2. Từ ngữ địa phương
Trong q trình khảo sát, chúng tơi khơng nhận thấy từ ngữ địa
phương là từ ngữ quân sự trong mảng an ninh – quốc phòng xuất
hiện trên Báo Quân đội nhân dân.
2.3.3. Từ ngữ lóng
Trong q trình khảo sát, chúng tơi khơng nhận thấy từ ngữ
lóng là từ ngữ quân sự trong mảng an ninh – quốc phòng xuất hiện
trên Báo Quân đội nhân dân.
2.4. Ngữ tự do biểu thị mảng quốc phòng - an ninh trên
báo Quân đội nhân dân
Qua q trình thống kê, rà sốt, chúng tơi nhận thấy có 461
ngữ. Trong đó, ngữ tự do chiếm 100%. Các tác giả đã vận dụng đa
dạng các ngữ tự do, cho thấy sự rộng lớn, quy mô về các đơn vị, chức
vụ, tình hình, nhiệm vụ của từng cơ quan, ban ngành trong quân đội.
Qua đó, góp phần phản ánh sinh động nhiệm vụ của các cá nhân, các
tập thể, giúp người đọc có thể hiểu hơn về đặc thù của từng đơn vị
quân đội.
-Ví dụ ngữ tự do gồm 3 loại:
+ Cụm danh từ: Vùng cảnh sát biển 3, Hải đội 302, dân quân


15
biển, Tư lệnh Quân khu 3, cán bộ quân sự huyện, cơ quan quân sự
huyện.
+ Cụm động từ: bắn đúng lệnh, bao vây địch, đánh khêu ngòi,
bắn đạn thật, bắn đạn hơi…
+ Cụm tính từ: Sẵn sàng chiến đấu, vững mạnh tồn diện, bí
mật qn sự…

2.5. Ngữ cố định biểu thị mảng quốc phòng - an ninh trên
báo Quân đội nhân dân
Qua q trình thống kê, khảo sát, chúng tơi nhận thấy khơng có
ngữ cố định xuất hiện trong các bài báo mảng quốc phòng – an ninh,
Báo Quân đội nhân dân. Như những ví dụ ở chương 1, xét về mặt
diễn đạt, ngữ cố định mang tính hình tượng, hàm xúc, chỉ phù hợp
trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày hay trong thơ ca, văn học. Chính vì
vậy, ngữ cố định ít được tác giả sử dụng trong các tác phẩm báo
Quân đội nhân dân.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua những phân tích, chứng minh nêu trên cho thấy trong các
tác phẩm báo Quân đội nhân dân mảng quốc phòng – an ninh, từ Hán
Việt và ngữ dự do được sử dụng nhiều. Trong đó những từ ngữ Hán –
Việt chiếm một số lượng lớn trong thành phần của hệ thống từ ngữ
quân sự tiếng Việt. Lớp từ ngữ này cũng có nhiều ưu điểm, đó là có
khả năng biểu đạt những khái niệm quân sự trừu tượng, khái quát,
trang trọng. Qua q trình liệt kê, phân tích những điểm nổi bật của
từ Hán Việt nêu trên, chúng ta thấy rằng, đây là loại từ chiếm số
lượng cao nhất trong từ ngữ quân sự mảng quốc phòng – an ninh trên
báo Quân đội nhân dân. Các lớp từ ngữ này được các tác giả vận
dụng linh hoạt, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của đề tài, làm nổi
bật lên giá trị nội dung, ý nghĩa mà các tác phẩm hướng đến bạn đọc.
Từ những lớp từ Hán Việt nêu trên, kéo theo lớp từ sản sinh là Ngữ


16
tự do. Hàng loạt ngữ tự do cũng đã được liệt kê trong q trình phân
tích, trong đó tiêu tiểu là cụm danh từ như cụm danh từ chỉ tên, đơn
vị quân đội, cụm danh từ chỉ chức vụ trong quân đội, cụm danh từ chỉ
vũ khí quân sự….

CHƢƠNG 3
Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ QUÂN SỰ
TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
3.1. Lớp từ ngữ biểu đạt an ninh, quốc phòng
3.1.1. Lớp từ ngữ biểu đạt các đơn vị quân đội
a. Từ ngữ chỉ Quân chủng lục quân:
“Binh chủng Tăng - Thiết giáp”: Binh chủng tăng thiết giáp
thuộc quân chủng phịng khơng có nhiệm vụ đánh phịng thủ, tiến
cơng, thọc sâu, vu hồi, phát triển đội hình để thực hiện các nhiệm vụ
do cấp trên giao phó. Binh chủng tăng thiết giáp có sức cơng phá
mạnh vì vậy trong nhiều trận chiến đấu được dùng để đánh chiếm
đầu cầu, chiếm giữ những vị trí quan trọng trong chiến dịch và chiến
thuật. Được trang bị pháo tự hành, xe tăng, xe thiết giáp có sức cơ
động cao, hỏa lực mạnh nên binh chủng tăng thiết giáp luôn chiếm
giữ các vị trí quan trọng và làm những nhiệm vụ khác. Từ ngữ Binh
chủng Tăng - Thiết giáp tiêu biểu là: xe tăng.
-“Binh chủng pháo binh”: Binh chủng pháo binh là binh
chủng hỏa lực mặt đất chủ yếu của lục quân. Trải qua quá trình chiến
đấu, từ việc hợp nhất ba trung đội, binh chủng pháo binh đã phát triển
mạnh mẽ trở thành cấp tiểu đoàn, trung đoàn và đại đoàn. Được trang
bị các loại pháo, tên lửa và súng cối, binh chủng pháo binh có nhiệm
vụ chế áp, tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước, có thể chiến
đấu hiệp đồng hoặc độc lập. Các từ ngữ tiêu biểu là: pháo hạm, hỏa
lực, khí tài pháo binh,..
b. Từ ngữ chỉ Quân chủng hải quân:


17
Quân chủng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam còn
gọi là Hải quân nhân dân Việt Nam, là một quân chủng thuộc Bộ

Quốc phòng Việt Nam. Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt
bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. Hải quân nhân
dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và kiểm sốt chặt chẽ các vùng
biển, hải đảo chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đơng; giữ gìn an
ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các
hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo
quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an
toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng
chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công
xâm lược trên hướng biển. Các từ ngữ tiêu biểu là: hải quân, hải đội,
tàu, tàu chiến, dân quân biển, nhà giàn,…
Qn chủng Phịng khơng-Khơng qn Nhân dân Việt
Nam là một trong ba quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt
Nam trực thuộc Bộ Quốc phịng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ
không phận, mặt đất và biển đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu
nạn và các nhiệm vụ khác. Qn chủng Phịng khơng - Khơng qn
đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phịng khơng quốc gia và của
khơng qn. Qn chủng Phịng khơng - Khơng qn là lực lượng
nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm
quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển
đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phịng khơng - Khơng qn có thể độc
lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân
binh chủng hợp thành. Quân chủng làm tham mưu cho Bộ Quốc
phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phịng khơng lục qn và khơng
qn thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Lực lượng
không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và
sẵn sàng chiến đấu còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và



18
phát triển kinh tế. Các từ ngữ tiêu biểu như: khơng qn, phịng
khơng, máy bay, tên lửa, tàu sân bay, đường không, máy bay chiến
thuật, máy bay chiến lược, máy bay trinh sát, …
d. Từ ngữ chỉ Bộ đội Biên phòng:
Bộ đội biên phòng là lực lượng quan trọng của qn đội nhân
dân Việt Nam có nhiệm vụ: làm cơng tác dân vận, phối hợp với các
lực lượng bộ đội địa phương, dân quân du kích trên các địa phương
để làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, thực hiện, duy trì các hiệp định,
các điều luật quốc tế, phát hiện và đấu tranh với các hoạt động vi
phạm trật tự, an ninh biên giới. Các từ ngữ tiêu biểu là: an ninh biên
giới, bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phịng, Phó Tư lệnh
Bộ đội biên phịng,…
e. Từ ngữ chỉ Cảnh sát biển
Cảnh sát biển Việt Nam được thành lập ngày 27 tháng 8 năm
2013 là lực lượng chuyên trách quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và
bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên biển của Việt Nam và các
nước có vùng biển liên quan đến Việt Nam. Nhiệm vụ hàng ngày của
cảnh sát biển là giữ gìn an ninh trật tự, an tồn trên vùng biển, bảo vệ
tài nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường trên biển, chống các hành
vi vi phạm pháp luật, hợp tác quốc tế. Các từ ngữ tiêu biểu là: Vùng
cảnh sát biển 3, cảnh sát biển, tàu chiến, tàu Cảnh sát biển …
3.1.2. Lớp từ ngữ về phẩm chất năng lực quân đội
Trong hệ thống từ ngữ quân sự khảo sát được, chúng tôi nhận
thấy từ ngữ quân sự chỉ về phẩm chất, năng lực quân đội xuất hiện
tương đối. Đa phần, từ ngữ chỉ về phẩm chất, năng lực quân đội là từ
phức, mà cụ thể là từ ghép Hán Việt. Từ chỉ phẩm chất, năng lực
quân đội thường là những từ ngữ mang tính tích cực. Các tác giả
dùng những từ ngữ này đưa vào trong tác phẩm của mình, mục đích

làm tốt lên vẻ đẹp trong sáng, khí phách hiên ngang, bản lĩnh chính
trị vững vàng của con người trong quân đội. Người trong quân đội
cịn được đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ, được bồi dưỡng về


19
phẩm chất đạo đức nên đa phần sẽ vững vàng về lập trường, tư tưởng
chính trị. Bên cạnh đó, cũng có những từ ngữ chỉ nhược điểm của
những con người có bản lĩnh yếu kém, ko giữ vững quan điểm chính
trị, cổ vũ cho những cái xấu, chống phá Đảng, nhà nước và nhân dân
ta. Các từ ngữ chỉ năng lực, phẩm chất quân đội như:
*Trung dũng, kiên cường, nghiêm chỉnh, kỷ luật, chính quy,
luyện giỏi, rèn nghiêm, chặt chẽ, vững vàng, sáng tạo, sáng kiến,
sáng chế, trách nhiệm, nhiệt tình, bản lĩnh.
* Âm mưu, thủ đoạn, chống phá, xuyên tạc.
3.2. Lớp từ ngữ biểu đạt quân dụng, khí tài
3.2.1. Vũ khí thơ sơ
Vũ khí thơ sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn
giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm:
dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, cung, nỏ,
trường côn, đoản côn, gậy, giáo mác, gậy gộc…
3.2.2. Vũ khí hiện đại
Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm
tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị
cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định
của pháp luật để thi hành cơng vụ.
Ví dụ: bom, tăng, pháo, xe, thuốc, tên lửa, súng, pháo phịng
khơng, pháo hạm,...
3.3. Lớp từ ngữ biểu đạt huấn luyện, nghệ thuật quân sự
3.3.1. Lớp từ ngữ biểu đạt nghệ thuật quân sự

Trong suốt một thời kì dài dựng nước và giữ nước, ơng cha ta
đã tích lũy được một kho báu kinh nghiệm về nghệ thuật qn sự,vì
vậy, thói quen tìm tịi cách đánh đã ăn sâu vào tâm trí những người
chỉ huy, tạo thành những phản xạ rất tự nhiên trong đời sống quân
đội. Và việc sử dụng những từ ngữ này trong sách vở cũng như trong
đời sống quân nhân trở nên thường trực trong mọi tình huống kể cả
lúc vui đùa cũng như khi bí mật, nghiêm túc. Về cơ bản, những từ ngữ


20
này gồm các yếu tố chính chỉ loại phương thức, thủ đoạn như bố trí, chiến
thuật, chiến dịch,...
Khảo sát đề tài “Từ ngữ quân sự mảng quốc phòng – an ninh trên
Báo Qn đội nhân” chúng tơi nhận thấy, có nhiều từ ngữ, đặc biệt là cụm
danh từ nói về nghệ thuật quân sự Việt Nam bao quát ở các loại hình chiến
tranh như: Chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích…
3.3.2. Lớp từ ngữ biểu đạt huấn luyện quân sự
Huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên; là cơ sở để
nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu
của lực lượng vũ trang. Qua nhiệm vụ huấn luyện, các đơn vị quân
đội sẽ phát huy kết quả, kinh nghiệm đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh
đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới. Một số từ ngữ xuất hiện nhiều, chỉ về hoạt
động qn sự như: diễn tập, tập kích, phịng thủ, tiến cơng, lăn, lê,
bị, trườn,…
Một số ví dụ về các từ ngữ biểu đạt huấn luyện quân sự:
+ Chấp hành kế hoạch huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đã được
các cấp phê duyệt, ngày 8-8 tại Trường bắn Quốc gia Khu vực 3 (huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), Quân đoàn 4 đã tổ chức diễn tập, bắn chiến
đấu cấp Đại đội cho lực lượng dự bị động viên đang huấn luyện tại

Trung đoàn 250, Sư đoàn 309. (“Quân đoàn 4 tổ chức diễn tập chiến
thuật bắn đạn thật” của Bùi Lại – Hữu Nhiệm, ngày 8-8-2018).
+ Ban CHQS quận Liên Chiểu chọn ngẫu nhiên 24 chiến sĩ của
các phường: Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc, Hòa
Khánh Nam, Hòa Minh và khối tự vệ tổ chức hội thao. Trong tiếng hò
reo cổ vũ của “đội nhà”, các chiến sĩ thực hiện khá thuần thục những
động tác lăn, lê, bò, trườn, đi khom, chạy khom… Những nhận xét, đánh
giá, khích lệ của giáo viên và đồng đội sau từng buổi tập là động lực để
mỗi “sao vng” tích cực học tập, huấn luyện hồn thiện bản thân. (“Sao
vng vượt nắng luyện rèn” của Việt Hùng, ngày 4-7-2018).
+ Lữ đoàn 127, Vùng 5 Hải quân vừa tổ chức kiểm tra bắn


21
đạn thật trên biển. Tham gia kiểm tra bắn đạn thật có các biên đội tàu
chiến đấu, vận tải, bổ trợ thuộc Hải đội 511 và Hải đội 512. Nội dung
kiểm tra gồm: Bài 2e pháo ĐKZ82-B10; bài 3 súng B41 và bài 4c, 4d
sử dụng các loại súng, pháo tiêu diệt mục tiêu trên không, trên biển
trong điều kiện ban ngày và ban đêm. (“Lữ đoàn 127 kiểm tra bắn
đạn thật trên biển” của Văn Định, ngày 6-7-2018).
Tiểu kết chƣơng 3
Ở chương 3, chúng tôi xem xét thực trạng vận dụng và ý nghĩa
biểu đạt của từ ngữ quân sự tiếng Việt hiện nay ở các mặt hoạt động
quân sự, trong từ điển, trong dịch thuật, trong đối chiếu từ ngữ quân
sự. Thực tế phân tích cho thấy, từ ngữ biểu đạt nghề nghiệp mà cụ
thể là từ ngữ biểu đạt an ninh, quốc phòng; từ ngữ biểu đạt huấn
luyện, nghệ thuật quân sự; từ ngữ biểu đạt về phẩm chất năng lực
quân đội được các tác giả vận dụng nhiều trong các tác phẩm. Vì
vậy, việc phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ là căn cứ quan
trọng dẫn đến quyết định lựa chọn sử dụng từ ngữ nào có yếu tố

tương tự, phù hợp với khơng gian, hoàn cảnh, ngữ cảnh của bài báo
để vận dụng phù hợp. Và chúng ta cũng chỉ nên sử dụng từ ngữ phù
hợp với hoàn cảnh giao tiếp quân sự chứ không nên băn khoăn quá
nhiều về việc nên lựa chọn từ ngữ thuần Việt hay từ ngữ có nguồn
gốc Hán. Nói cách khác, đứng trước thực trạng sử dụng từ ngữ hiện
nay cần sử dụng từ ngữ quân sự theo những tiêu chuẩn của từ ngữ nói
chung và tiêu chuẩn của từ ngữ quân sự nói riêng.


22
KẾT LUẬN
1. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang phải đồng thời tiến hành hai
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tình hình thế giới đang tạo ra
nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức với sự phát triển kinh tế đất
nước. Chúng ta vừa phải thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế vừa
phải đối mặt với âm mưu“Diễn biến hịa bình” và Bạo loạn lật đổ
của các thế lực thù địch trên thế giới. Vì vậy, nghiên cứu từ ngữ qn
sự nhằm góp phần chỉnh lí, sử dụng chúng một cách khoa học trong
thực tiễn quân sự, nhất là trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo ở cấp trung
đoàn, sư đoàn là việc làm mang lại ý nghĩa thiết thực.
2. Mục đích của luận văn là nghiên cứu, miêu tả những đặc
điểm cơ bản của từ ngữ quân sự trong tiếng Việt về mặt cấu tạo từ,
việc sử dụng chúng trong thực tế ngôn ngữ, nhất là trong lĩnh vực
chuyên môn quân sự và giao tiếp quân sự. Đồng thời củng cố và phát
triển cơ sở lí luận, thực tiễn nhằm góp phần hồn thiện và sử dụng từ
ngữ quân sự trong tiếng Việt hiện đại phù hợp với giao tiếp chun
mơn qn sự.
3. Báo chí Việt Nam nói chung và Báo Quân đội nhân dân nói
riêng, hiện nay luôn chiếm được sự quan tâm của đông đảo độc giả
và ngày càng đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt trên

Báo Quân đội nhân dân, nhiều từ ngữ Hán Việt, cách sử dụng từ,
cách diễn đạt sáng tạo ra đời. Trong các tác phẩm báo chí, việc diễn
đạt những nội dung chính của bài báo sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ
hiểu chính là yếu tố quan trọng tạo nên sự chú ý, thu hút bạn đọc, tạo
nên thương hiệu của tờ báo. Để làm được điều đó, thì ngơn ngữ chính
là đơn vị trực tiếp tham gia vào hoạt động xã hội với vai trò phản ánh
tư tưởng. Diễn đạt bài viết sao cho hay, sao cho hấp dẫn, nội dung
trung thực, khách quan, chính xác là vấn đề mà người cầm bút luôn
phải trăn trở.
4. Trong tổng số 75 bài báo, chúng tôi khảo sát tổng cộng


23
1.390 lượt từ, trong đó phân ra cụ thể như sau: Từ đơn 117 lượt từ, từ
ghép 1.273 lượt từ. Về nguồn gốc, từ thuần Việt có 80 lượt từ; từ Hán –
Việt có 1.310 lượt từ. Các tác giả đã vận dụng các lớp từ vựng khá
linh hoạt trong các bài viết, phù hợp theo từng đề tài, ngữ cảnh để
mang ý nghĩa biểu đạt cao, đạt mục đích tuyên truyền mà bài báo
hướng đến. Bên cạnh việc sử dụng các lớp từ vựng, trong các bài viết
của mình, các tác giả cũng khéo léo vận dụng ngữ tự do (cụm danh
từ, cụm động từ và cụm tính từ) để làm tăng sự mới lạ cho tác phẩm.
5. Cùng với các báo Nhân dân, Báo Đại biểu nhân dân, Báo
Chính Phủ, Báo Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân
được xem là một trong các tờ báo Đảng có tầm ảnh hưởng lớn trong
cả nước. Ưu điểm nổi bật là trong các tác phẩm báo chí quốc phòng –
an ninh, nhà báo chủ yếu sử dụng từ Hán Việt, góp phần hệ thống từ
ngữ Việt Nam rất đa dạng, phong phú nhưng vẫn giữ được hồn cốt,
nét riêng biệt… Đối với từ Hán – Việt, các tác giả chủ yếu sử dụng
những từ đã được Việt hóa được người dân quen dùng, dễ hiểu, và rất
hạn chế sử dụng các từ ngữ Hán – Việt đa nghĩa, dễ gây hiểu nhầm

cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm.
6. Dần thốt ra khỏi tính khn mẫu, cứng nhắc trong việc sử
dụng ngôn ngữ, các nhà báo đã khéo léo vận dụng các ngữ tự do
trong các tác phẩm báo chí mảng quốc phịng – an ninh sử dụng trên
Báo Quân đội nhân dân để tạo sự mới lạ trong cách diễn đạt, làm cho
câu văn sinh động, tạo ấn tượng hơn với người đọc. Tuy nhiên, qua
khảo sát 75 bài báo mảng quốc phòng – an ninh đăng trên Báo Quân
đội nhân dân năm 2018, chúng tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng ngữ
tự cố định, tiếng lóng cịn hạn chế trong các tác phẩm báo chí qn
đội. Hầu hết, các nhà báo chưa khai thác triệt để thế mạnh, giá trị
biểu đạt sinh động của thành ngữ, tiếng lóng qua việc đi sâu vào đời
sống sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ vùng sâu vùng sa, biên giới, hải
đảo. Cũng vì do được sử dụng hạn chế, nên các câu, đoạn văn trong
các bài báo vẫn còn khô cứng, chưa tạo sự hấp dẫn thật mạnh mẽ với


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×