Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.82 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------*   *------

PHẠM NGỌC ĐOAN

ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ THỂ LOẠI
ĐIỀU TRA TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG

Chun ngành: Ngơn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Đà Nẵng, năm 2016


Cơng trình được hồn thành tại
Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lê Đức Luận
Phản biện 1: PGS. TS Trương Thị Nhàn
Phản biện 2: TS. Trần Văn Sáng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Ngôn ngữ học, tại Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng vào
ngày 14 tháng 1 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí là công cụ, kênh thông tin quan trọng của Đảng, Nhà nước, nhằm
phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, cổ vũ cá tập thể, cá nhân vươn lên
phát triển kinh tế, định hướng dư luận, cũng như phê phán, lên án, đả kích các
luận điệu chống phá Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động trong và
ngoài nước. Báo chí có nhiều thể loại như phỏng vấn, ghi chép, phóng sự, ký
sự, điều tra, tin…Mỗi thể loại có một đặc điểm, phong cách sử dụng từ ngữ
riêng để mang lại sức mạnh, hiệu quả tuyên truyền nhất định, qua đó, định
hướng dư luận xã hội.
Thể loại báo chí điều tra ngày càng có vai trị quan trọng trong đời sống,
thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm. Nhờ những bài điều tra trên báo chí giúp cơ
quan chức năng của Đảng, Nhà nước phát hiện, xử lý nhiều vụ việc tiêu cực,
tham nhũng nổi cộm, xóa bỏ các hủ tục ăn sâu vào đời sống, chấn chỉnh công
tác quản lý trên các lĩnh vực đất đai, xây dựng, kinh tế…
Tác phẩm báo chí điều tra là một văn bản hồn chỉnh, cung cấp đầy đủ
thơng tin về các vấn đề, sự kiện, đối tượng phản ảnh, giúp người đọc hiểu, nắm
rõ những cái chưa biết, những vấn đề ẩn khuất, có cái nhìn tồn diện về sự việc,
qua đó bày tỏ có thái độ yêu – ghét rõ ràng. Đây là một thể loại có phạm vi
phản ánh rộng, đa chiều, cung cấp lượng thông tin không nhỏ đáp ứng nhu cầu
của đông đảo bạn đọc, giúp cho bạn đọc có cái nhìn chính xác hơn về những
hành vi sai trái của những tổ chức, cá nhân, gây thiệt hại, kìm hãm sự phát triển
của xã hội và đất nước.
Bức xúc trước những vấn nạn tham nhũng, tiêu cực, tệ nạn xã hội đang
ngày càng có xu hướng phát triển, cũng như mong muốn đóng góp nhỏ bé vào
quá trình đấu tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội, loại bỏ những cái xấu, cái ác tồn tại
trong đời sống, người viết chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm từ ngữ thể loại

điều tra trên Báo Đà Nẵng”. Qua đề tài này, người viết hy vọng có thêm kiến
thức về thể loại điều tra, cũng như sử dụng hiệu quả vốn ngôn ngữ đã được học,
tiếp thu ở nhà trường, làm hành trang cho nghiệp vụ báo chí của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Điều tra là thể loại có mảng đề tài rộng, đa dạng về đối tượng và hình thức
trình bày, vì thế nó thu hút khơng ít sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Xét ở
nhiều góc độ khác nhau, chúng ta thấy ở mỗi nhà nghiên cứu, họ có cái nhìn
khác nhau về thể loại báo chí điều tra.


2
Các tài liệu: “Giáo trình Báo chí điều tra” của A.A Chertưchơnưi, NXB
Thông tấn – Hà Nội, năm 2004 (Phạm Thảo và Huyền Nhung dịch), “Một số
vấn đề về sử dụng ngơn từ trên báo chí” của tác giả Hồng Anh, NXB Lao động
– Hà Nội, năm 2003, “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào, NXB
Thơng tấn – Hà Nội, năm 2007, “Ngơn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản” của
tác giả Nguyễn Đức Dân, NXB Giáo Dục, năm 2007, “Các thể loại báo chí
chính luận nghệ thuật” của tác giả Dương Xuân Sơn, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2004, “Phong cách học tiếng Việt” của hai tác giả Đinh Trọng Lạc
và Nguyễn Thái Hòa, NXB Giáo dục, năm 1995, “Tài liệu bồi dưỡng Nghiệp
vụ báo chí” của Tổ chức Thụy Điển phát hành năm 2007 đã giúp cho người viết
xác định thể loại báo chí, nắm các phương pháp, các loại hình cơ bản của báo
chí điều tra, đặc điểm ngơn ngữ báo chí, phong cách ngơn ngữ báo chí, nâng
cao kỹ năng viết điều tra.
Mỗi cơng trình nghiên cứu dù lớn hay nhỏ về quy mơ, góc độ nghiên cứu,
vẫn cho chúng ta thấy được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu đối
với thể loại báo chí điều tra. Và mỗi cơng trình nghiên cứu có một cách nhìn
nhận, đánh giá, nhận xét riêng. Song đây là những tài liệu nghiên cứu bổ ích
cho người viết trong q trình thực hiện đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu “Đặc điểm từ ngữ thể loại điều tra trên Báo Đà Nẵng” là
nguyện vọng ấp ủ từ rất lâu của người viết. Như đã nói ở trên, báo chí có rất
nhiều mảng như: tin tức, giải trí, tin vắn, phóng sự, ký sự, điều tra, ghi chép,
phản ảnh…Và thể loại điều tra là một mảng được độc giả quan tâm nhiều nhất.
Bởi qua tác phẩm báo chí điều tra, những góc khuất trong đời sống, những việc
làm sai trái của các tổ chức, cá nhân, những hành vi tiêu cực, tham
nhũng…được xem như “tảng băng chìm”, được nhà báo chịu khó dấn thân,
không quản ngại nguy hiểm để dày công thu thập tư liệu phanh phui, lôi ra ánh sáng.
Thông qua khảo sát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm báo chí điều
tra trên Báo Đà Nẵng, người viết có thể khái qt hóa các nội dung chính của
thể loại điều tra, chỉ ra đặc điểm từ ngữ của thể loại này, từ đó rút ra đặc điểm
chung cho thể loại điều tra trên báo chí hiện nay. Qua việc thực hiện đề tài này,
người viết hy vọng có thể hiểu sâu hơn, vận dụng tốt kiến thức về ngôn ngữ học
và báo chí trong q trình hành nghề của mình.


3
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm từ ngữ thể loại điều tra trên Báo Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung khảo sát 75 bài báo điều tra đăng tải trên Báo Đà Nẵng
từ năm 2008 đến tháng 6-2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, đối với
đề tài này, người viết sử dụng một số các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp thống kê – phân loại.
- Phương pháp mơ hình hóa.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
Trong q trình phân tích - tổng hợp người viết có xen phương pháp so

sánh, đối chiếu bài điều tra của tác giả này với tác giả khác trên Báo Đà Nẵng
theo cùng đề tài, đối tượng, để làm nổi bật cái hay trong từng nội dung và biện
pháp nghệ thuật của các bài điều tra trên Báo Đà Nẵng. Đồng thời trên cơ sở
phân tích, tổng hợp, khái qt, từ đó phát hiện những lỗi thường gặp và nêu ra
hướng khắc phục những lỗi đó trong các tác phẩm báo chí điều tra.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo; phần nội dung luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Khảo sát, phân loại, miêu tả từ ngữ thể loại điều tra trên Báo
Đà Nẵng
Chương 3: Ý nghĩa biểu đạt của từ ngữ thể loại điều tra trên Báo Đà Nẵng
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về từ ngữ và ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Khái quát về từ
Theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, từ là đơn vị cơ
bản của ngôn ngữ. Tất cả các đơn vị ngơn ngữ khác, chẳng hạn: hình vị, thành
ngữ, các cấu trúc cú pháp nào đó, bằng cách này hay cách khác đều do sự tồn
tại của các từ quy định. Từ chẳng những là đơn vị cơ bản của từ vựng mà cịn là
đơn vị cơ bản của ngơn ngữ nói chung.


4
Trong “Giáo trình ngơn ngữ học đại cương” F.de. Saussure viết như sau:
“Từ là một đơn vị luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một cái gì đó trung
tâm trong tồn bộ cơ cấu ngơn ngữ, mặc dù khái niệm này khó định nghĩa”.
Theo các tác giả Hồng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang
cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm định nghĩa về từ, song chưa có định
nghĩa nào thoả mãn đối với các nhà nghiên cứu. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi lẽ

trong khoảng hơn 6.000 ngôn ngữ đang được sử dụng trên thế giới, từ được
biểu hiện dưới những hình thức rất đa dạng. Tuy trong sự đa dạng về các thuộc
tính của từ, vẫn có thể tìm thấy những thuộc tính bản chất chung cho từ trong
mọi ngơn ngữ.. Theo V.M.Solncev, những thuộc tính phổ quát ấy là:
a) Từ là đơn vị ngơn ngữ có tính hai mặt: âm và nghĩa.
b) Từ có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời.
Như vậy, khi nói từ là đơn vị ngơn ngữ là có hàm ý muốn phân biệt nó với
câu trong tư cách là đơn vị của lời nói. Cịn nói đến tính hai mặt (âm và nghĩa)
của từ là muốn nhấn mạnh tính hồn chỉnh của nó cả về cấu trúc hình thái (gọi
là vỏ ngữ âm) cũng như về ngữ nghĩa (dù là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ
pháp). Theo các nhà nghiên cứu, ít nhất có 5 quan niệm khác nhau về cái được
gọi là từ, gồm: Từ chính tả, Từ từ điển học, Từ ngữ âm, Từ biến tố, Từ hoàn
chỉnh.
* Từ tiếng Việt
+ Các quan niệm khác nhau về từ trong tiếng Việt
Cho đến nay, vấn đề ranh giới từ trong Việt ngữ học vẫn đang là vấn đề
nan giải. Điều này cũng dề hiểu, bởi lẽ, như đã trình bày, từ là một khái niệm cơ
bản của ngôn ngữ học nhưng cũng là đơn vị đa dạng và khó định nghĩa nhất
trong ngôn ngữ học đại cương, nên việc nhận diện từ tiếng Việt cũng không
phải là một trường hợp ngoại lệ. Nhìn chung, có hai khuynh hướng chính quan
niệm về từ tiếng Việt:
(1) Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng): Tiêu biểu cho khuynh
hướng này là M.B.Emenneu, Cao Xn Hạo, Nguyễn Thiện Giáp.
(2) Từ tiếng Việt khơng hồn toàn trùng âm tiết: Khuynh hướng thứ hai
bao gồm phần lớn các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước như Nguyễn Kim
Thản, Hoàng Tuệ, Nguyễn Tài Cẩn, Đái Xuân Ninh, Lưu Văn Lâng, Hồ Lê,
Nguyễn Văn Chình-Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Hoàng
Văn Hành,...



5
Trong đó, Nguyễn Tài Cẩn cho rằng hình vị tiếng Việt là tiếng, tức một
âm tiết bất kể có nghĩa, không rõ nghĩa hay vô nghĩa. Do vậy, một từ có thể
gồm một tiếng hay nhiều tiếng (từ đơn và từ ghép). Trong đó, từ đơn = 1 tiếng.
Trong từ ghép có: ghép âm (láy), ghép đẳng lập, ghép chính phụ, ghép ngẫu kết.
Trong luận văn này, chúng tôi theo quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn để
thực hiện việc khảo sát, phân tích, đánh giá từ trong thể loại điều tra trên Báo
Đà Nẵng. Bởi quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn được đa số các nhà Việt ngữ
đồng tình và phù hợp với xu thế dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông hiện nay.
1.1.2. Khái quát về ngữ
Theo thống kê của Hoàng Phê, tiếng Việt hiện đại sử dụng 6.718 âm tiết chữ viết. Với con số này, cho thấy số lượng từ trong tiếng Việt không phải là
nhiều. Trong quá trình vận động, phát triển, hệ thống từ tiếng Việt không đủ để
biểu thị một số lượng lớn các khái niệm, hiện tượng khác nhau trong đời sống
xã hội. Vì vậy, nhu cầu cấu tạo thêm những đơn vị từ vựng mới trên cơ sở
những từ đã có rất cần thiết, trở thành nhu cầu tất yếu.
Theo Nguyễn Thiện Giáp, ngữ là một loại phương tiện, một loại biện pháp
mà bất cứ ngơn ngữ nào cũng có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của
các từ, tính khơng hàm súc, khơng cơ đọng của các phương tiện lời nói trong sự
biểu vật và biểu thái. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học cho rằng, trong tiếng
Việt có các loại ngữ sau: ngữ cố định và ngữ tự do. Trong đó, ngữ cố định (gồm
thành ngữ và quán ngữ) thuộc lĩnh vực từ vựng học, còn ngữ tự do (danh ngữ,
động ngữ, tính ngữ) thuộc lĩnh vực ngữ pháp. Ngữ cố định là các cụm từ (ý
nghĩa có tính chất là ý nghĩa của cụm từ, cấu tạo là cấu tạo của cụm từ) đã cố
định hoá nên nó có tính chặt chẽ, sẵn có, bắt buộc và có tính xã hội như từ.
Trong Giáo trình “Từ vựng học tiếng Việt” (2007), Đỗ Hữu Châu đề nghị
phân loại hình thức các ngữ cố định tiếng Việt theo kết cấu cú pháp của các từ
trong ngữ. Theo tiêu chí này thì các ngữ cố định chia thành hai loại lớn: thứ
nhất, các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ và thứ hai, các ngữ cố định có kết
cấu là câu. Mỗi loại đó lại được tiếp tục phân chia theo các loại nhỏ hơn nữa.
a. Đặc điểm của ngữ cố định

- Tính thành ngữ: Do cố định hố, do tính chất chặt chẽ mà các ngữ cố
định ít hay nhiều đều có tính thành ngữ. Ví dụ, hết nước hết cái là tổ hợp có
tính thành ngữ vì ý nghĩa “quá dài, quá mức chịu đựng, bực dọc, sốt ruột” của
nó khơng thể giải thích được bằng các nghĩa của hết nước hết cái...


6
- Tính tương đương với từ về chức năng tạo câu: Trong các ngữ cố định,
có nhiều ngữ có hình thức cấu tạo là câu, như: chuột chạy cùng sào, chuột sa
chĩnh gạo, cha truyền con nối,...thậm chí có hình thức cấu tạo là câu ghép: đâm
bị thóc chọc bị gạo, gió chiều nào che chiều ấy...
- Từ trong ngữ cố định cũng có thể thay thế được bằng những từ cùng
trường nghĩa hoặc đồng nghĩa: Đi guốc trong bụng thành Lê dép loẹt qoẹt trong
bụng…
b. Phân loại ngữ cố định
* Phân loại ngữ cố định theo kết cấu
Đây là sự phân loại căn cứ vào các công thức kết cấu, tức công thức tổ
hợp các từ tạo nên ngữ cố định. Cũng có thể gọi phân loại theo kết cấu là phân
loại hình thức.
+ Các ngữ cố định có kết cấu là cụm từ:
- Các ngữ cố định có các từ trung tâm: Dai như đỉa, đỏ như son, đen như
mực, bạc như vôi...
- Các ngữ cố định không có từ trung tâm: dây mơ dễ má, một nắng hai
sương, dầu sôi lửa bỏng, đổ dầu vào lủa, đem con bỏ chợ...
+ Các ngữ cố định có kết cấu là câu:
Các ngữ cố định có kết cấu câu đều khơng có từ trung tâm. Chẳng hạn có
kết câu là một câu đơn: chuột chạy cùng sào, chuột sa chĩnh gạo hoặc có kết
cấu là một câu ghép: đâm bị thóc, chọc bị gạo…
Quán ngữ là các ngữ cố định phần lớn khơng có từ trung tâm, khơng có
kết cấu câu. Ở trong câu, quán ngữ không đảm nhiệm chức năng làm thành

phần chính trong nịng cốt câu mà đảm nhiệm các chức năng ngồi nịng cốt câu
như chuyển tiếp, chêm, xen kẽ, tình thái, các chức năng dụng học cơ bản.
Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của Mai Ngọc Chừ, Vũ
Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến, NXB Giáo dục, 1997, các tác giả chỉ ra
rằng, các quán ngữ thường gặp trong tiếng Việt chẳng hạn như: Một mặt
là…,mặt khác là..., thứ nhất ..., thứ hai...,nói cách khác..., nói khác đi..., tóm
lại..., nói tóm lại..., như sau..., dưới đây..., the tơi thì, ai cũng biết, tơi nghĩ
rằng, tôi đã chắc chắn rằng, dễ thường, lẽ nào...
C. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định
Ngữ cố định là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà bất cứ ngơn
ngữ nào cũng có nhằm khắc phục một phần nào tính có hạn của các từ, tính
khơng hàm súc, khơng cơ đọng của các phương tiện lời nói trong sự biểu vật và


7
biểu thái. Các ngữ cố định mà từ trung tâm nằm ngay trong ngữ thì đồng nghĩa
một cách hiển nhiên với từ sẵn có.
Ví dụ:
Dai như chão
Dai như đỉa đói
đồng nghĩa với dai
Dai như chó nhai dẻ rách
Ngữ tự do (cụm từ tự do) là những tổ hợp do từ cấu tạo nên và hoạt động
với tư cách là những bộ phận cấu thành câu. Ngữ tự do có tính chất kết hợp tạm
thời, mỗi lần dùng đều được cấu tạo mới và chỉ tồn tại trong phạm vi một văn
cảnh, ngữ cảnh nhất định. Nghĩa của cụm từ tự do là nghĩa tổng hợp của các từ
riêng lẻ, dùng để định danh như thành ngữ nhưng khơng có giá trị hình ảnh,
biểu cảm. Sự kết hợp của ngữ tự do chỉ phục tùng những chuẩn mực từ vựng,
ngữ pháp.
1.2. Đặc điểm ngơn ngữ báo chí

Ngơn ngữ báo chí phục vụ cho cách thức tiếp cận hiện thực của báo chí.
Ngơn ngữ báo chí phải đáp ứng những đỏi hỏi nghiệp vụ về phẩm chất, về hiểu
biết mà ở những ngành khác không cần thiết như vậy. Ngôn ngữ báo chí dựa
trên những cơ sở sau đây:
Tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức của quốc gia, là tiếng mẹ đẻ của người
Việt. Nên ngoài việc thể hiện sinh động tiếng mẹ đẻ trên các tác phẩm báo chí,
truyền tải tư tưởng, tình cảm đến đơng đảo các đối tượng cơng chúng, nhà báo
cịn có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thông qua việc sử dụng
từ ngữ theo đúng chuẩn mực trong các tác phẩm báo chí của mình.
Thơng qua vốn kiến thức về ngơn ngữ, nhà báo phải biết cách khai thác
vấn đề, xử lý thông tin, diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, sinh động trong
tác phẩm. Từ trong câu chủ yếu sử dụng từ đơn, còn câu phần nhiều sử dụng
câu đơn để diễn đạt nội dung, giúp người đọc dễ hiểu.
Tóm lại, ngơn ngữ báo chí là một lĩnh vực chun nghiệp của báo chí. Và
tác phẩm báo chí thể hiện thơng qua ngơn ngữ cần có sự linh động, phù hợp với
từng ngữ cảnh nhất định trong tác phẩm.
1.3. Khái quát về thể loại điều tra báo chí
1.3.1. Khái niệm thể loại điều tra
Tác phẩm điều tra thường xuất hiện khi cần câu trả lời cho một câu hỏi
nào đó. Nhiệm vụ của bài điều tra là giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề đang
có nhiều ý kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau; bám sát những mâu


8
thuẫn tồn tại trong cuộc sống, tái hiện lại, tìm ra bản chất, xu hướng vận động
phát triển và đôi khi là hướng giải quyết mâu thuẫn đó.
Trong cuốn “Viết báo như thế nào”, tác giả Nguyễn Đức Dũng nói rằng:
“Điều tra là một thể loại báo chí nằm trong nhóm các thể thơng tấn báo chí. Nó
có mục đích và có nhiệm vụ đem lại những câu trả lời trước những sự thật chứa
đựng mâu thuẫn nổi bật trong đời sống. Bằng việc nêu lên vấn đề, phân tích

những khả năng và nhân tố mới, phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và
kết quả, người viết điều tra rút ra những kết luận cần thiết, chỉ ra bản chất của
sự vật và hiện tượng, đem lại câu trả cho cơng chúng”.
Cịn trong “Giáo trình Báo chí điều tra” của A.A Chertưchơnưi, NXB
Thông tấn – Hà Nội, năm 2004 (Phạm Thảo và Huyền Nhung dịch), tác giả cho
rằng “Việc điều tra nhằm đạt tới kết quả chính trị hoặc kinh tế nào đó, ví như
lên án hoạt động của một tổ chức chính trị cực đoan, phát hiện hiện tượng lợi
dụng chức quyền, khai trừ một quan chức tham nhũng khỏi vị trí lãnh đạo bộ,
tước quyền miễn trừ của một nghị sĩ gian lận và tìm đường đưa nguồn tài chính
bị cướp bóc về nước…Kết quả cơng tác điều tra khi được tiến hành và cơng bố
cịn nhằm đạt tới mục tiêu quan trọng khác là giáo dục đạo đức cho cơng chúng.
Cần nói rằng có thể dành riêng cơng tác điều tra trong nghề báo chí vào việc
phát hiện những hành vi vi phạm đạo đức hoặc rút ra những ý nghĩa (bài học)
đạo đức từ một sự kiện nào đó”.
Dù mỗi tác giả, mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một khái niệm, có thể dài hay
ngắn, rộng hay hẹp, nhưng theo chúng tôi, trước hết điều tra có chức năng cung
cấp cho bạn đọc những thơng tin còn bị ẩn khuất, che lấp trong đời sống xã hội,
thơng qua ngồi bút khéo léo của nhà báo. Với thể loại báo chí này, nhà báo có
trách nhiệm phơi bày những mảng tối, góc khuất ẩn sâu trong các ngõ ngách
cuộc sống để mọi người có cái nhìn toàn diện, thấu đáo, đúng với bản chất sự
việc, qua đó bày tỏ thái độ của mình.
1.3.2. Phân loại thể loại điều tra
Trong thể loại báo chí điều tra gồm có điều tra và phịng sự điều tra. Vậy
điều tra và phóng sự điều tra có gì khác nhau?
Phóng sự tập trung trả lời câu hỏi “như thế nào” với chất liệu cơ bản là các
chi tiết sống động mắt thấy tai nghe. Còn điều tra lại tập trung nhấn mạnh trả
lời câu hỏi “tại sao?”. Điều tra phải qua cắt nghĩa, giải thích để chỉ đạo hoạt
động thực tiễn của con người…Cắt nghĩa, phân tích, tìm ra những câu trả lời
cho những câu hỏi đó là định hướng phải làm gì để thay đổi tình trạng đó.



9
1.3.3. Đặc trưng của thể loại điều tra
Trên phương diện nội dung, thể loại điều tra trên báo chí hiện nay có
những đặc điểm cơ bản như sau: Tác phẩm điều tra phải làm rõ những thơng tin
cịn chứa nhiều uẩn khúc, nhiều mâu thuẫn, thường khơng có sẵn lời giải đáp từ
các cơ quan công quyền hoặc các cơ quan chun mơn.
Bài điều tra có nhiệm vụ nêu vấn đề, trình bày vấn đề, phân tích vấn đề,
và cuối cùng phải kết luận vấn đề. Kết luận của bài điều tra có sức thuyết phục,
chính vì các bằng chứng được trình bày một cách thuyết phục và sự phân tích
với lý lẽ thuyết phục.
Đặc điểm hình thức của tác phẩm báo chí điều tra: Tittle và sapơ của bài
điều tra thường được đặt đơn giản, ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ và nó gây ấn
tượng, thuyết phục cơng chúng bằng sự chính xác. Ngồi tittlet chính thì thường
có các tittlet xen đặt rải rác trong bài viết. Ngôn ngữ, giọng điệu của bài điều tra
là ngôn ngữ trực tiếp, ngắn gọn, xác thực, đơn giản, dễ hiểu.
1.4. Giới thiệu về Báo Đà Nẵng
1.4.1. Sơ lược về hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển
So với các báo Đảng địa phương trong cả nước, Báo Đà Nẵng ra đời từ rất
sớm. Tháng 8-1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định ra tờ báo
mang tên Cờ Độc lập. Trải qua quá trình phát triển, cũng như đáp ứng yêu cầu cách
mạng, tờ báo thay đổi và mang nhiều tên như: Tờ Tin Tức, Chiến Thắng, Báo Quảng
Nam-Đà Nẵng…
Từ ngày 2-1-1997, Báo Quảng Nam - Đà Nẵng được phân thành 2 tờ báo
riêng là Báo Đà Nẵng và Báo Quảng Nam. Trong đó, Báo Đà Nẵng - Cơ quan
ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Đà Nẵng - Tiếng
nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng, phát hành số đầu tiên vào
ngày 2-1-1997. Hiện nay, Báo Đà Nẵng có cả thảy 8 phịng chun mơn, với tổng số
80 cán bộ, phóng viên, nhân viên. Số lượng phát hành lên đến hơn 12.000 bản mỗi kỳ.
Riêng Báo Đà Nẵng cuối tuần có lượng phát hành lên đến gần 10.000 bản mỗi kỳ vào

thứ 7 hằng tuần.
Ngoài nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,
Nhà nước đến người dân, Báo Đà Nẵng cịn có nhiệm vụ đấu tranh, phê bình, phản bác
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; cổ vũ cái hay, cái đẹp, nhân tố điển
hình trong cuộc sống; tiên phong đấu tranh, phê phán các hành vi tiêu cực trong xã hội,
định hướng dư luận xã hội.


10
Từ ngữ là một bộ phận quan trọng của mỗi ngơn ngữ nói chung, của tiếng
Việt nói riêng và khơng thể thiếu trong quá trình giao tiếp bằng văn bản hay lời
nói hằng ngày. Việc khảo sát đặc điểm từ ngữ thể loại điều tra trên Báo Đà
Nẵng nhằm tìm hiểu về quá trình xuất hiện của các lớp từ, sự xuất hiện của các
ngữ trong các văn bản báo chí điều tra, xem chúng được sử dụng như thế nào,
giữ vai trị gì trong câu, trong đoạn văn, nhằm tạo nên giá trị của tác phẩm.
Đồng thời, qua đó, thấy được nét riêng trong việc sử dụng từ ngữ trong các tác
phẩm điều tra trên Báo Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ TỪ NGỮ THỂ LOẠI ĐIỀU
TRA TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG
2.1. Từ trong thể loại điều tra trên báo Đà Nẵng xét về mặt cấu tạo
Qua thống kê, trong 75 bài báo điều tra, chúng tôi dùng máy đếm và thu
được 79.508 lượt từ đơn và từ ghép được sử dụng trong các tác phẩm. Trong
đó, phân loại từ đơn chiếm đại đa số với tổng cộng 73.558 lượt từ, tỉ lệ 92,51%,
từ phức 5.950 lượt từ, tỉ lệ 7,48%. Sở dĩ có sự chênh lệnh nhiều về số lượng
giữa từ đơn và từ ghép là vì đặc điểm của thể loại báo chí điều tra chủ yếu sử
dụng từ đơn trong các câu, đoạn văn. Vì thế, lời văn trong tác phẩm báo chí
điều tra thường ngắn gọn, súc tích, mang tính chính luận để người đọc dễ hiểu,
dễ hình dung ra vấn đề mà tác phẩm đề cập. (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Phân loại từ trên tác phẩm điều tra theo đặc điểm cấu tạo

Từ loại
Số lượng
Tỉ lệ
Đơn
73.558 lượt từ
92,51%
Phức
5.950 lượt từ
7,48%
2.1.1. Từ đơn
Ví dụ:
- Những từ là danh từ: nhà, cửa, trời, sông, suối, ao, hồ, biển…
- Những từ là động từ: đi, chạy, nhảy, ngồi, cầm, nắm,…
Những từ là tính từ: nóng, lạnh, buồn, vui, chán, nhiều, ít,…
Bên cạnh đó, một số từ đơn được sử dụng theo nghĩa lóng như: “cớm”,
“ém”, “thánh”, “điện”, “cị”, “ban”, “đụng”, “ơm”,...
2.1.2. Từ phức:
Khảo sát trong 75 bài điều tra, chúng tôi thống kê được 5.950 lượt từ phức
được sử dụng và phân loại cụ thể như sau (bảng 2.2):


11
Bảng 2.2: Các loại từ phức trên tác phẩm điều tra
STT
Số lượng
Tỷ lệ
Từ ghép
5.919 lượt từ
99,47%
Từ láy

18 lượt từ
0,30%
Từ ngẫu kết
13 lượt từ
0,219%
+ Từ ghép:
Trong tổng số 5.919 lượt từ ghép được dùng trong các tác phẩm điều tra,
chúng tôi phân chia thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập và nhận thấy
từ ghép chính phụ chiếm số lượng khá nhiều, với tổng cộng 5.505 lượt từ, tỉ lệ
93,52% và từ ghép đẳng lập 381 lượt từ, tỉ lệ 6,47%. Xem bảng dưới đây (bảng 2.3).
Bảng 2.3: Các loại từ ghép trên tác phẩm điều tra
Từ ghép
Số lượng
Tỷ lệ
Ghép chính phụ
5.538 lượt từ
93,56%
Ghép đẳng lập
381 lượt từ
6,43%
Các từ ghép chính phụ được phóng viên sử dụng khá đa dạng, phong phú,
trong đó có nhiều từ có tuần suất sử dụng khá nhiều lần trong các bài viết như:
bóng đá (66 lần), bơm nước (52 lần), sổ đỏ (64 lần), chính quyền (67 lần)…Sở
dĩ, những từ ghép vừa dẫn ra trên đây xuất hiện nhiều lần là do chúng được sử
dụng trong các bài viết liên quan đến các đề tài xã hội, phản ảnh các vấn đề
như: tình trạng cá độ bóng đá, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong
giết mổ gia súc…
Các từ ghép đẳng lập được sử dụng như: giết mổ, vay mượn, chích hút, hù
dọa, chật hẹp, nhà cửa, đất cát, ghe thuyền, vàng bạc…
+ Từ láy: Là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có

quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các
tiếng khác láy lại tiếng gốc. Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận (láy âm và
láy vần) và láy toàn bộ. Ví dụ: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ…Tuy nhiên, do đặc
điểm thể loại báo chí điều tra trên Báo Đà Nẵng ít sử dụng từ láy, nên chúng tơi
chỉ thống kê được 27 lượt từ láy được nhà báo sử dụng trong các tác phẩm mà thôi
(xem bảng 2.4).


12
Bảng 2.4: Từ láy trên tác phẩm điều tra
Láy bộ phận
Láy toàn bộ
ngổn ngang (9 lượt từ)
ùn ùn (1 lượt từ)
gọn gàng (1 lượt từ)
phăm phăm (1 lượt từ)
hì hụi (1 lượt từ)
chênh vênh (1 lượt từ)
chông chênh (1 lượt từ)
gập ghềnh (1 lượt từ)
nhờn nhợn (1 lượt từ)
lớp nhớp (1 lượt từ)
dễ dàng (9 lượt từ)
+ Từ ngẫu kết: Cũng như từ láy, từ ngẫu kết cũng rất ít được các tác giả
sử dụng trong các tác phẩm điều tra trên Báo Đà Nẵng, nên chúng tôi xin không
đề cập ở đây.
2.2. Từ trong thể loại điều tra trên báo Đà Nẵng xét về mặt nguồn gốc
2.2.1. Từ thuần Việt
Trong tổng số 79.508 lượt từ sử dụng trong 75 tác phẩm điều tra, chúng
tôi thấy từ thuần Việt chiếm số lượng nhiều nhất so với từ có nguồn gốc Hán - Việt

và các nguồn gốc khác. Cụ thể, từ đơn thuần Việt có 73.558 lượt từ, tỉ lệ 92,51%; từ
ghép thuần Việt có 1.464 lượt từ, tỉ lệ 1,84%; từ Hán –Việt có 3.231lượt từ, tỉ lệ
4,06%. Cịn lại là những từ có nguồn gốc khác.
Các từ thuần Việt được sử dụng phổ biến, quen thuộc với mọi người xuất hiện
hầu hết trong các tác phẩm báo chí điều tra như: Sông, suối, ao, hồ, bàn, ghế, nhà
cửa, xe cộ, đàn ơng, đàn bà, trẻ em, con nít, cá khô..
2.2.2. Từ Hán - Việt
Khảo sát các tác phẩm báo chí điều tra, chúng tơi thấy số lượng từ Hán –
Việt được sử dụng khá nhiều, đặc biệt là từ ghép. Nếu từ ghép thuần Việt chỉ có
1.464 lượt từ, thì từ ghép Hán – Việt chiếm số lượng nhiều hơn gấp đôi, với
tổng cộng 3.231 lượt từ. Sở dĩ có điều này một mặt là do thói quen sử dụng
ngôn ngữ đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt, mặt khác do từ Hán – Việt do
sắc thái biểu cảm, ý nghĩa khái quát, giá trị biểu đạt cao nên thường được các
nhà báo sử dụng trong các bài viết.
2.2.3. Từ ngữ có nguồn gốc khác
Trong các tác phẩm báo chí, ngồi vay mượn từ Hán – Việt, việc sử dụng
từ ngữ có nguồn gốc khác để thể hiện trong bài viết theo từng đề tài điều tra


13
cũng xảy ra thường xuyên. Khảo sát 75 tác phẩm điều tra, chúng tôi nhận thấy
các nhà báo chủ yếu vay mượn, sử dụng từ ngữ gốc Ấn – Âu, mà cụ thể ở đây
là những từ có nguồn gốc tiếng Pháp và tiếng Anh (xem bảng 2.5).
Bảng 2.5: Từ trên tác phẩm điều tra xét về mặt nguồn gốc
STT
Số lượng
Tỷ lệ
Ví dụ
Từ có nguồn gốc tiếng Pháp 151 lượt từ 62,65% - ơ-tơ, rơ-bốt,
ki-ốt, cà-phê...

Từ có nguồn gốc tiếng Anh 90 lượt từ 37,34% -SOS, caramel,
Internet, taxi...
2.3. Từ trong thể loại điều tra trên báo Đà Nẵng xét về mặt phạm vi
sử dụng
Trong các thể loại báo chí nói chung, việc sử dụng các lớp từ nghề
nghiệp, từ địa phương, từ ngữ lóng là khá phổ biến để tăng sự hấp dẫn của tác
phẩm, tạo ấn tượng cho người đọc. Từ nghề nghiệp, từ ngữ lóng, từ ngữ địa
phương được các nhà báo sử dụng khá thuần thục, mang hiệu quả cao, để khẳng
định lượng thông tin nhà báo thể hiện trong tác phẩm mang tính chính xác tuyệt đối.
Trong 3 lớp từ vựng nêu trên, có tổng cộng 3.398 lượt từ. Tuy nhiên,
chúng tôi nhận thấy lớp từ ngữ nghề nghiệp và từ ngữ lóng chiếm số lượng
nhiều so với từ ngữ địa phương. Điều này được thể hiện qua bảng thống kê dưới
đây (bảng 2.6).
Bảng 2.6: Từ trên tác phẩm điều tra xét theo phạm vi sử dụng
STT
Số lượng
Tỷ lệ
Từ nghề nghiệp
3.024 lượt từ 88,99%
Từ lóng
283 lượt từ
8,32%
Từ địa phương
91 lượt từ
2,67%
2.3.1. Từ ngữ nghề nghiệp
Tác phẩm điều tra trên Báo Đà Nẵng khai thác các đề tài liên quan đến các
một tổ chức, đơn vị, cá nhân hay những ngành nghề nhất định trong xã hội. Mỗi
nghề nghiệp có những lớp từ biểu đạt phù hợp với nội dung, vấn đề được nêu
trong bài viết. Vì thế, ngồi lớp từ nghề nghiệp, cịn có các thuật ngữ chuyên

ngành xuất hiện. Qua thống kê, chúng tôi thu được 3.024 lượt từ chỉ các nghề
nghiệp cụ thể như sau (xem bảng 2.7).


14
Bảng 2.7: Các nhóm từ chỉ nghề nghiệp trên tác phẩm điều tra
STT
Số lượng
Tỷ lệ
Nhóm từ chỉ nghề y tế, kinh doanh thực phẩm
402 lượt từ
13,29%
Nhóm từ chỉ nghề nhà giáo
130 lượt từ
4,29%
Nhóm từ chỉ nghề tài ngun, mơi trường
398 lượt từ
13,16%
Nhóm từ chỉ nghề xây dựng, thiết kế
155 lượt từ
5,12%
Nhóm từ chỉ nghề du lịch
71 lượt từ
2,34%
Nhóm từ chỉ nghề quản lý, bảo vệ rừng
96 lượt từ
3,17%
Nhóm từ chỉ nghề tư pháp, quân đội
122 lượt từ
4,03%

Nhóm từ chỉ nghề kinh doanh
647 lượt từ
23,39
Nhóm từ chỉ nghề cán bộ, cơng chức nhà nước 1.003 lượt từ
33,16
2.3.2. Từ ngữ địa phương
Dù Báo Đà Nẵng là tờ báo đảng địa phương, song ngôn ngữ sử dụng trong
các tác phẩm chủ yếu vẫn là ngơn ngữ tồn dân, mang tính phổ thơng, hạn chế
sử dụng từ ngữ địa phương. Khảo sát 75 bài báo điều tra, chúng tôi thu được 91
lượt từ địa phương vùng phương ngữ Quảng Nam – Đà Nẵng sử dụng trong các
câu văn. Cụ thể, những lượt từ được sử dụng trong các tác phẩm gồm: đó chớ,
rứa, chừng mơ, chi rứa, ni.
2.3.3. Từ ngữ lóng
Khảo sát nhiều bài điều tra trên Báo Đà Nẵng cho thấy, các tác giả sử
dụng từ ngữ lóng khá phổ biến và chúng tơi thu được 283 lượt từ. Trong đó, từ
lóng có hai tiếng trở lên có 162 lượt từ và từ lóng một tiếng có 121 lượt từ (xem
bảng 2.8).
Bảng 2.8: Các kiểu tiếng lóng trên tác phẩm điều tra
STT
Số lượng Tỷ lệ
Từ lóng hai tiếng trở lên
162 lượt từ 57,24%
Từ lóng có một tiếng
121 lượt từ 42,75%
* Các tiếng lóng là từ ghép:
+ Tiếng lóng sử dụng trong giới cá độ bóng đá: “nửa trận, (đá 45 phút),
“đi trận” (đá 90 phút),…
+ Tiếng lóng sử dụng trong giới đào đãi vàng: “săn” vàng (tìm vàng),
“tung hồnh” (mặc sức tự do), vàng tặc” (bọn đào trộm vàng)…
+ Tiếng lóng sử dụng cho giới mơi giới: Cị mồi (mơi giới, giới thiệu), bị

“chém” (bị bán đắt), taxi “dù”, xe “dù” (xe chạy lén lút)…


15
2.4. Ngữ trong thể loại điều tra trên báo Đà Nẵng xét về mặt ngữ pháp
Thống kê trong 75 tác phẩm điều tra trên Báo Đà Nẵng, chúng tôi nhận
thấy 35 thành ngữ được sử dụng trong các bài viết. Dù thành ngữ được sử dụng
ít, song các nhà báo vận dụng thành ngữ khá linh hoạt và phong phú trong các
bài viết, với nhiều loại thành ngữ như: thành ngữ nguyên dạng, thành ngữ cải
biên, thành ngữ mô phỏng, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 4 yếu tố, 6, 8 yếu tố.
Không chỉ dừng lại ở việc thống kê, miêu tả, chúng tơi đi sâu vào phân tích kết
cấu của thành ngữ xuất hiện trong các bài viết điều tra, để thấy rõ vai trò, chức
năng đảm nhận về mặt ngữ pháp trong câu.
Chúng tôi nhận thấy, trong 35 thành ngữ xuất hiện trên các tác phẩm điểu
tra được sử dụng chủ yếu là loại thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 4, 6 và 8 yếu tố.
Cụ thể xem ở bảng phân loại dưới đây (xem bảng 2.9).
Bảng 2.9: Các loại thành ngữ trên tác phẩm điều tra
STT
Số lượng
Tỷ lệ
Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 4 yếu tố
23
65,71%
Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 6 yếu tố
4
11,42%
Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 8 yếu tố
4
11,42%
Các loại thành ngữ khác

4
11,42%
2.4.1. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 4 yếu tố
Đây là loại thành ngữ có đặc điểm rất giàu sắc thái tu từ, có khả năng diễn
đạt đa dạng, phong phú, giàu hình tượng gợi cảm, gây ấn tượng mạnh mẽ cho
người đọc và người nghe. Ẩn dụ là một phương thức tu từ lấy tên gọi A của sự
vật a để gọi tên các sự vật b, c, d vì giữa a, b, c, d có điểm giống nhau.
Đa số các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đều gốm 4 yếu tố, có hai vế đối
xứng nhau, mỗi vế gồm 2 yếu tố. Ví dụ: Vào sinh ra tử, Kề vai sát cánh...Với
đặc điểm kết cấu cân đối, hài hòa, ngắn gọn, dễ nhớ, thành ngữ ẩn dụ hóa đối
xứng 4 yếu tố là yếu tố thuận lợi cho các tác giả khi sử dụng trên các tác phẩm
điều tra. Ví dụ:
-Tuy nhiên, việc này khơng thực sự thuyết phục khi chính những người có
liên quan cho rằng, chuyện hương khói đã xong, mồ yên mả đẹp nên không
đồng ý việc cưỡng chế. ( “Chính quyền chưa kiên quyết xử lý” của tác giả Phan
Chung-Trọng Huy đăng ngày 2-3-2016).
2.4.2. Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng 6, 8 yếu tố
Ngoài việc sử dụng thành ngữ đối xứng 4 yếu tố, các phóng viên cịn sử
dụng thành ngữ đối xứng 6 hoặc 8 yếu tố trong các bài viết của mình. Quan hệ


16
đối xứng ở các thành ngữ này thơng qua hình thức đối ý và đối lời. Với loại
thành ngữ này, chúng tơi nhận thấy có 8/35 thành ngữ loại này.
Ví dụ một số thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 6 yếu tố như:
- Được ngày nào hay ngày đó, Đi cũng dở ở không xong (“Khe Đương Bao giờ hết khổ vì vàng? Bài 3: Hụt hơi theo vàng...của Đại Bình-Trọng Hùng
đăng ngày 25-8-2014).
Dù thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 6, 8 yếu tố được sử dụng không nhiều
trong các tác phẩm điều tra như thành thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 4 yếu tố,
nhưng qua những ví dụ vừa nêu trên, chúng ta thấy loại thành ngữ này cũng

được phóng viên sử dụng trong các tác phẩm điều ra dài kỳ, nhằm tạo ấn tượng,
sự hấp dẫn, cuốn hút người đọc.
2.4.3. Xét theo phương thức định danh
a.Thành ngữ so sánh
Đối với thành ngữ có cấu trúc so sánh, chúng tôi chỉ thu được 3/35 thành
ngữ. Do số lượng q ít, nên chúng tơi chỉ giới thiệu chứ khơng đi vào phân
tích. Ví dụ:
- Chắc như đinh đóng cột ( “Nhớt giả, nhớt pha, có la mới biết !” của
Trọng Hùng đăng ngày 22-4-2008).
b.Thành ngữ miêu tả
Thành ngữ miêu tả là những ngữ cố định tương đương với các từ định
danh. Chúng vừa có tác dụng gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái
chưa có tên gọi; vừa có tác dụng thể hiện các sắc thái khác nhau của một sự vật,
một hoạt động, một tính chất, một trạng thái nếu chúng đã có tên gọi. Ví dụ
miêu tả các hình dáng khác nhau của mắt con người: mắt lươn, mắt phượng,
mắt ốc nhồi, mắt cá chày, mắt lợn luộc...
2.4.4. Xét theo đặc điểm cấu tạo
a.Thành ngữ nguyên mẫu
Sử dụng thành ngữ nguyên mẫu là người viết vận dụng nguyên cấu trúc,
từ ngữ và ý nghĩa của thành ngữ vào trong bài viết để đạt mục đích, nhằm tăng
thêm hoặc nhấn mạnh cái điều muốn nói đến. Qua khảo sát Báo Đà Nẵng,
chúng tơi nhận thấy các thành ngữ nguyên mẫu thuần Việt được các nhà báo sử
dụng một cách rất nhuần nhuyễn, linh hoạt trong các bài viết. Trong 75 bài báo
điều tra được khảo sát, có 24/35 thành ngữ nguyên mẫu, tỷ lệ 68,57%.
Ví dụ: - Với chiêu bài “thả con tép bắt con tơm” của đường dây lừa đảo
này, nhiều người vì lòng tham vừa trở thành tay chân vừa là nạn nhân của mạng
lưới đa cấp này.


17

b.Thành ngữ cải biến, mô phỏng
Cùng với việc sử dụng thành ngữ ngun dạng, nhiều phóng viên cịn sử
dụng thành ngữ cải biến, thành ngữ mô phỏng trong tác phẩm của mình theo
từng đề tài phù hợp, để mang lại hiệu quả tuyên truyền nhất định.
*Cải biến về từ vựng:
Việc cải biến từ vựng đối với thành ngữ nguyên dạng trước đó để phù hợp
với nội dung mà người nói đang muốn diễn đạt trong câu văn. Ví dụ:
- “Con” chung, ai khóc? (“Con” chung, ai khóc? của Thu Hoa-Hằng Vang
đăng ngày 27-10-2008).
Câu thành ngữ này nguyên dạng “Cha chung khơng ai khóc”, song đã
được các tác giả Thu Hoa - Hằng Vang sáng tạo, cải biến bằng biện pháp thay
từ “Cha” thành “Con”, đồng thời đã lượt bỏ từ “khơng” trở thành thành ngữ
“Con” chung ai khóc?
*Thành ngữ mơ phỏng:
Thành ngữ nằm trong kho tàng văn học dân gian được truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Vì thế, chuyện tác giả dân gian mượn ý, mượn lời của thành
ngữ nguyên dạng để sáng tạo ra thành ngữ mới có cấu trúc, ý nghĩa tương tự
nhằm truyền đạt tư tưởng là việc làm phổ biến. Trong các văn bản văn chương,
báo chí cũng vậy. Qua khảo sát, có 2/35 thành ngữ mô phỏng được sử dụng
trong các bài điều tra của phóng viên. Mượn ý thành ngữ gốc thể hiện ở hai
hình thức: mượn ý thuận chiều và mượn ý nghịch chiều.
Ví dụ:
- Khi đã đổ ra bán thì “khoai Tây cũng như khoai Tàu”, khơng thể kiểm
sốt được. (“Hàng lạ quanh ta Bài 1: Hàng lạ mang nhãn hiệu Việt” của Duyên
Anh-Thu Phương đăng ngày 27-6-2013).
2.4.5. Thành ngữ đảm nhận chức năng cú pháp trong câu
Xét góc độ ngữ pháp, trong các văn bản báo chí, thành ngữ giữ vai trị, vị
trí nhất định trong câu khi tác giả sử dụng trong tác phẩm. Có khi chúng đứng
độc lập thành một câu, có khi là một bộ phận cấu tạo câu. Khảo sát 35 thành
ngữ được sử dụng trong 75 bài điều tra, chúng tôi nhận thấy hầu hết những

thành ngữ giữ vai trò thành phần cấu tạo câu.
Thành ngữ làm vị ngữ có 12/35, tỷ lệ 34,28%; thành ngữ làm định ngữ có
5/35, tỷ lệ 14,28%; thành ngữ làm bổ ngữ có 12/35, tỷ lệ 34,28%; thành ngữ
làm chủ ngữ có 4/35, tỷ lệ 11,42%. Vai trò giữ chức năng ngữ pháp trong câu
của thành ngữ được thể hiện cụ thể như sau:


18
a. Thành ngữ làm chủ ngữ trong câu:
-“Đất có thổ cơng, sơng có hà bá”, quy luật bất thành văn này buộc các
nhóm phu vàng phải đóng tiền bảo kê, bảo đảm trật tự, không trộm cướp, tranh
giành nhau. (“Khe Đương - Bao giờ hết khổ vì vàng? Bài 3: Hụt hơi theo
vàng...” của Đại Bình-Trọng Hùng đăng ngày 25-8-2014).
b. Thành ngữ làm vị ngữ trong câu:
- Chính quyền địa phương lên đến nơi thì họ cũng cao chạy xa bay rồi.
(“Khe Đương - Bao giờ hết khổ vì vàng? Bài 1: Theo chân phu vàng” của
Trọng Hùng-Đại Bình đăng ngày 21-8-2014).
c. Thành ngữ làm định ngữ:
- Ông Võ Thành Nhân, Tổng Giám đốc Cơng ty CP tập đồn Mai Linh
Bắc Trung Bộ, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Taxi Đà Nẵng thừa nhận tình trạng chạy
vịng vịng để lấy tiền cao của một số “con sâu” đã làm rầu cả “nồi canh”, dù
các hãng taxi thường xuyên chấn chỉnh và nhắc nhở nhân viên. (“Cò kéo du
khách - Kỳ 2: Taxi chạy lòng vòng” của Triêu Nhan đăng ngày 17-11-2011).
d. Thành ngữ làm bổ ngữ:
- Giám đốc DN này trả lời chắc như đinh đóng cột: “Chẳng có gì là vi
phạm cả, trước khi làm, DN đã đăng ký giấy phép kinh doanh, đăng ký thương
hiệu cho sản phẩm và đăng ký cả về chất lượng nữa”. ( “Nhớt giả, nhớt pha, có
la mới biết !” của Trọng Hùng đăng ngày 22-4-2008).
Có thể nói rằng, thành ngữ được các phóng viên sử dụng trên Báo Đà
Nẵng linh hoạt trong nhiều đề tài, chúng có thể xuất hiện ở đầu câu, giữa câu

hoặc cuối câu theo từng ngữ cảnh cụ thể. Mỗi nhà báo có phong cách sử dụng
thành ngữ riêng, biến hóa phù hợp theo chủ đề bài viết để tạo dấu ấn cá nhân
trong mỗi tác phẩm của mình.
Trong số 35 thành ngữ thống kê được, có 23/35 thành ngữ ẩn dụ hóa đối
xứng 4 yếu tố, chiếm tỷ lệ 65,71%. Nhờ đó, trong các câu văn có sử dụng thành
ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 4 yếu tố tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, thông
qua hình thức đối ý, đối lời trong các thành ngữ. Ngồi ra, trong các tác phẩm
báo chí điều tra trên Báo Đà Nẵng còn sử dụng một số loại thành ngữ khác, như
thành ngữ 5 và 7 yếu tố, song số lượng rất ít.
CHƯƠNG 3
Ý NGHĨA BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ THỂ LOẠI ĐIỀU TRA
TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG
3.1. Lớp từ ngữ biểu đạt hành vi dân sự, kinh tế


19
3.1.1. Từ ngữ chỉ lĩnh vực kinh doanh và hành vi vi phạm của cá nhân
và một số tổ chức tự phát
a. Từ ngữ chỉ lĩnh vực kinh doanh
Báo chí có đề tài rộng, phản ánh hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống
xã hội. Ngoài những đối tượng có hành vi sai phạm trong các cơ quan, tổ chức
nhà nước, các tổ chức, cá nhân bên ngoài xã hội cũng là đối tượng, mảng đề tài
báo chí điều tra quan tâm, hướng đến. Với đề tài này, các nhà báo thường sử
dụng các lớp từ ngữ phổ thơng, các tiếng lóng quen thuộc phù hợp với phong
cách ngơn ngữ tồn dân, gần gũi với người đọc.
Các từ ngữ chỉ lĩnh vực kinh doanh:
-Thị trường đồ chơi; mặt hàng dao, kiếm, súng (“Đồ chơi bạo lực: Cấm
vẫn bán!” của Duyên Anh đăng ngày 31-5-2016).
-Dịch vụ lưu trú, tổ chức ăn uống cho học sinh vào buổi trưa (“Nở rộ dịch
vụ bán trú nhà dân” của Anh Thy đăng ngày 10-11-2015).

b. Từ ngữ chỉ hành vi vi phạm của cá nhân và một số tổ chức tự phát
Tổ chức tự phát bên ngồi xã hội khá đa dạng. Vì thế, khi được đề cập
trong các bài điều tra có khi là một nhóm người bên ngồi xã hội, được kết nối,
tổ chức tạm, khơng chính thống, những tổ chức này có khi là những cửa hàng
bn bán hàng hóa ngoài đường phố, những hộ dân tự đứng ra tổ chức việc nấu
ăn cho học sinh…Trong quá trình hoạt động của mình, những tổ chức tự phát
này cũng có nhiều hành vi vi phạm, với nhiều mánh khóe, thủ đoạn khá tinh vi,
khóa phát hiện.
Miêu tả hành vi vi phạm của các cửa hàng kinh doanh đồ chơi độc hại
dành cho trẻ em:
-Hành vi cố tình làm trái quy định: “mặt hàng cấm…vẫn nhập hàng”,
“Mỗi dịp đến Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1-6), thị trường đồ chơi lại rộ lên những
mặt hàng dao, kiếm, súng…phục vụ các khách hàng “nhí”. Đây là những mặt
hàng cấm và được khuyến cáo không nên cho trẻ em sử dụng, nhưng vì lợi
nhuận, các cửa hàng kinh doanh vẫn nhập hàng”.
Hành vi lén lút kinh doanh: “Điều này cho thấy, những loại đồ chơi dễ gây
nguy hiểm và mang tính bạo lực như súng, kiếm, dao tuy bị cấm bán nhưng
nhiều cửa hàng vẫn lén lút kinh doanh”. (“Đồ chơi bạo lực: Cấm vẫn bán!” của
Duyên Anh đăng ngày 31-5-2016).
3.1.2. Từ ngữ chỉ lĩnh vực quản lí và hành vi vi phạm trong cơ quan, tổ
chức chính trị Nhà nước


20
a. Từ ngữ chỉ lĩnh vực quản lí
-Lĩnh vực địa chính: quản lý, sử dụng đất cơng, đứng ra bán lô đất ( “Bất
cập trong quản lý, sử dụng đất công” của Phương Chi đăng ngày 12-5-2016).
-Quản lý rừng đặc dụng: Chi cục Kiểm lâm thành phố, khoán đất rừng,
trồng cây phát triển kinh tế, Ban quản lý rừng (“Uẩn khúc trong giao đất rừng
đặc dụng Nam Hải Vân” của Phương Chi đăng các ngày 27, 28 và 29-6-2012).

b. Từ ngữ chỉ hành vi vi phạm trong cơ quan, tổ chức chính trị Nhà nước
Hành vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức chính trị nhà nước thường được
che lấp của các thế lực, những kẻ có chức có quyền kết cấu với nhau nên rất
khó phát hiện, xử lý. Vì thế, với đề tài này, nhà báo thường sử dụng các từ ngữ
lóng để mỉa mai, hoặc nhấn mạnh dụng ý muốn nói, để gây sự chú ý của người
đọc, qua đó nêu ra, làm sáng tỏ những khuất tất, sai phạm.
Các từ ngữ thường được dùng để nêu ra các hành vi vi phạm, tính chất,
mức độ vi phạm trong cơ quan, tổ chức chính trị Nhà nước thường được dùng
như: không thuộc thẩm quyền, ngấm ngầm, móc nối, “xẻ thịt”, “chờ xét duyệt”,
“ngâm” hồ sơ, hết hiệu lực vẫn áp dụng…
3.1.3. Từ ngữ chỉ lĩnh vực kinh doanh và hành vi vi phạm của các xí
nghiệp, doanh nghiệp tư nhân
a. Từ ngữ chỉ lĩnh vực kinh doanh
-Kinh doanh đa cấp (“Bài học từ vụ lừa đảo của Liên kết Việt tại Đà
Nẵng. Bài 1: Mờ mắt vì hoa hồng cao” của nhóm tác giả D.Anh-C.MinhY.Giang đăng ngày 24-3-2016).
-Chế độ Bảo hiểm xã hội ( “Mập mờ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Kỳ
1: Gian lận chế độ nghỉ việc” của PV đăng ngày 11-2-2015).
b. Từ ngữ chỉ hành vi vi phạm của các xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, các loại hình xí nghiệp, doanh
nghiệp tư nhân ra đời nhiều, tạo sự đa dạng của các thành phần kinh tế. Trong
khi đó, cơng tác quản lý nhà nước cịn lỏng lẻo, chưa thể kiểm sốt được tất cả
các hoạt động của các loại hình xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, tạo kẽ hở cho
các hành vi vi phạm pháp luật. Để diễn đạt, lột tả các hành vi sai phạm này, nhà
báo sử dụng nhiều từ ngữ mang giá trị biểu đạt cao, như: chiêu bài,“thả con tép
bắt con tơm”, “Ngậm bồ hịn làm ngọt”, lừa đảo, dính bẫy, mạng lưới, nạn
nhân, ép buộc, nhận hộ, nhận thay, “đua nhau” xả khói, canh gác, “thủ
phạm”, “tuồn” khí thả…
3.2. Lớp từ ngữ biểu đạt hành vi thực thi công quyền của cán bộ



21
Với mảng đề tài liên quan đến các tổ chức, cá nhân là cán bộ, công chức
trong cơ quan nhà nước, để chứng minh, lôi ra ánh sáng các hành vi sai phạm,
cùng với việc sử dụng các chứng cứ thuyết phục, nhà báo phải khéo léo lựa
chọn các lớp từ ngữ diễn đạt chính xác hành vi, mức độ sai phạm.
3.2.1. Từ ngữ biểu đạt hành vi tham nhũng, quan liêu của các tổ chức,
cá nhân và hệ lụy của chúng
a. Từ ngữ chỉ biểu đạt hành vi tham nhũng, quan liêu
Tham nhũng, quan liêu là vấn nạn gây trì trệ sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng trên xảy ra khá nhiều ở các cơ quan công
quyền, trở thành vấn đề quan tâm, mối lo nhức nhối của xã hội. Bởi vậy, báo
chí điều tra thường đeo bám, hướng đến các đề tài này để khai thác, phản ánh,
nhằm góp tiếng nói của mình làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Để biểu đạt rõ các
hành vi này, các nhà báo phải lựa chọn, sử dụng các lớp từ ngữ có sắc thái biểu
cảm mạnh mẽ.
Chẳng hạn như để phê phán hành vi quan liêu, các nhà báo thường dùng
những lớp từ như: thiếu kiên quyết xử lý rốt ráo, những kẻ cơ hội, chính quyền
chưa kiên quyết xử lý, khơng đồng ý việc cưỡng chế…
b.Từ ngữ biểu đạt hệ lụy của hành vi tham nhũng, quan liêu hệ lụy
-Hàng loạt “hệ lụy tiêu cực chồng lên nhau”, dẫn tới vụ việc kéo dài, nguy
cơ trở thành “điểm nóng” trên địa bàn. ( “Bán đất rừng làm nghĩa trang. Bài 1:
Xẻ đồi, bán đất” của Trọng Huy – Phan Chung đăng ngày 1-3-2016).
-Khiến sai phạm nối tiếp sai phạm. ( “Bán đất rừng làm nghĩa trang. Bài
cuối: Chính quyền chưa kiên quyết xử lý” của Phan Chung – Trọng Huy đăng
ngày 2-3-2016).
3.2.2. Từ ngữ biểu đạt hành vi tiếp tay cho tội phạm và hệ lụy của chúng
a. Từ ngữ biểu đạt hành vi tiếp tay cho tội phạm
Đối với cơ quan công quyền, hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, nhất
là trong việc tiếp tay cho tội phạm thường rất mờ nhạt, đôi khi chỉ là cái ngoảnh
mặt làm ngơ hoặc là sự im lặng, chứ không biểu hiện cụ thể. Vì thế, với đề tài

này, nhà báo thường dùng từ ngữ có giá trị biểu đạt cao, gây ấn tượng mạnh mẽ
để miêu tả sự kiện, vấn đề đề cập trong bài viết, qua đó làm tốt lên hành vi tiếp
tay hoặc đá “quả bóng trách nhiệm” của cán bộ, công chức nhà nước.
Các lớp từ ngữ thường được dùng: buông lỏng công tác quản lý, thừa nhận
thực trạng, “qua mặt” lãnh đạo, “bặt vơ âm tín”, “chuyện đã rồi”, “xuê xoa”…


22
-Hành vi bng lỏng quản lý: “Ơng Hải lý giải về tình trạng xây dựng trái
phép trên địa bàn diễn ra thành “điểm nóng”, đặc biệt ở các tổ 46, 47 là do
trước đây phường buông lỏng công tác quản lý quy hoạch và cấp giấy chứng
nhận xây dựng cho người dân”.
b. Từ ngữ biểu đạt hệ lụy của hành vi tiếp tay cho tội phạm
- Người dân lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý đã “chẻ” giấy phép xây
dựng 1 nhà thành 2 căn nhà để khi phát hiện thì sự việc đã rồi và “xuê xoa” với
nhau. (“Nhà trái phép phủ kín đất nơng nghiệp” của Trọng Huy – Sơn Trung
đăng ngày 31-3-2016).
-Xảy ra sự việc xây trái phép thì mới vỡ lẽ và rất khó giải quyết do có
những trường hợp được gửi gắm. (“Nhà trái phép phủ kín đất nơng nghiệp” của
Trọng Huy – Sơn Trung đăng ngày 31-3-2016).
3.2.3. Từ ngữ biểu đạt hành vi quan liêu, hạch sách, nhũng nhiễu và hệ
lụy của chúng
a. Từ ngữ biểu đạt hành vi quan liêu, hạch sách, nhũng nhiễu
Chuyện cán bộ, công chức cơ quan nhà nước có thái độ, hành vi quan liêu,
hạch sách, nhũng nhiễu đối với công dân xảy ra khá phổ biến ở các địa phương
và thời nào cũng có. Biểu hiện cụ thể là gây khó khăn, trì hỗn việc giải quyết
các thủ tục gây chậm trễ thời gian, thậm chí cịn “đẻ” thêm các thủ tục, giấy
phép…gây phiền hà cho người dân. Với những hành vi này, các phóng viên
phải biết chọn từ ngữ thật hay, thật chính xác mới diễn đạt rõ và giúp thường
được dùng để biểu đạt hành vi này gồm: rất bất ngờ, lý do bịa đặt, để điều tra

lại, bận việc, “kỷ lục”, ngạc nhiên, tắc trách, “đẻ”,“ngâm” hồ sơ, chưa
nghiêm túc, cửa quyền, hách dịch, trách nhiệm, xem thường kỷ cương hành
chính, hành dân…
b. Từ ngữ biểu đạt hệ lụy của hành vi quan liêu, hạch sách, nhũng nhiễu
-Trường hợp cần xác minh thì khơng quá 2 ngày. Thế nhưng UBND
phường Hòa Hải đã giải quyết thủ tục kéo dài tới 48 ngày làm việc với các thủ
tục tự “đẻ” thêm để hành dân”. (“Dân bị hành ở phường xếp hạng nhất cải cách
hành chính” của Sơn Trung đăng ngày 27-8-2012).
Cũng như các tờ báo khác, việc vận dụng từ ngữ, trong đó nổi bật là tiếng
lóng, thành ngữ vào các bài điều tra trên Báo Đà Nẵng là xu thế chung để phát
triển ngôn ngữ, nhằm phát huy tối đa các giá trị biểu đạt của từ ngữ, đồng thời
tạo dấu ấn riêng, nét đặc trưng của mỗi tờ báo. Ở góc độ ngơn ngữ, đây chính là
sự sáng tạo của nhà báo, góp phần làm giàu thêm ngôn ngữ tiếng Việt, dù


23
những cụm từ này chưa có tính khái qt cao, chưa có tính trọn vẹn, đáp ứng
được u cầu của một thành ngữ điển hình như thường thấy.
KẾT LUẬN
Báo chí Việt Nam nói chung và Báo Đà Nẵng nói riêng, hiện nay luôn
chiếm được sự quan tâm của đông đảo độc giả và ngày càng đa dạng cả về số
lượng và chất lượng. Đặc biệt trên Báo Đà Nẵng, nhiều từ ngữ mới, cách sử
dụng từ, cách diễn đạt sáng tạo ra đời. Trong các tác phẩm báo chí, việc diễn
đạt những nội dung chính của bài báo sao cho ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu chính
là yếu tố quan trọng tạo nên sự chú ý, thu hút bạn đọc, tạo nên thương hiệu của
tờ báo. Để làm được điều đó, thì ngơn ngữ chính là đơn vị trực tiếp tham gia
vào hoạt động xã hội với vai trò phản ánh tư tưởng. Diễn đạt bài viết sao cho
hay, sao cho hấp dẫn, nội dung trung thực, khách quan, chính xác là vấn đề mà
người cầm bút luôn phải trăn trở.
Bên cạnh đó, ý tưởng, tình cảm, thái độ của người viết khơng thể hiện

hồn tồn trên bề mặt câu chữ mà đôi khi được thể hiện qua hàm ý, đó là những
thơng tin ngồi lời. Muốn hiểu được nghĩa của hàm ý thì cần phải thơng qua
thao tác suy ý, hay cịn được gọi là nghĩa ngồi câu chữ. Hàm ý của diễn ngôn
trên báo thể hiện thái độ, quan điểm của nhà báo, phóng viên đối với sự kiện,
đồng thời cịn mang mục đích chia sẻ, tác động nhất định tới độc giả bằng chính
kiến của người viết.
Qua q trình khảo sát, chúng tơi thấy đa số các từ ngữ được dùng trong
các bài viết trên Báo Đà Nẵng chứa hàm ý phê phán, cảnh báo ngầm là chủ yếu.
Những từ ngữ này thường được dùng trong những bài viết về những vấn đề nổi
cộm, những tệ nạn xã hội, những hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm những quy
tắc, chuẩn mực xã hội diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua việc vận
dụng các từ ngữ, nhiều phóng viên, nhà báo có khả năng tác động đến ý thức,
suy nghĩ của người đọc rất lớn. Những hàm ý này dường như là một lời cảnh
báo trước sự suy đồi về đạo đức, xuống cấp của một bộ phận người trong cuộc
sống thường nhật, nó như một hồi chng nhắc nhở con người cần nhìn nhận lại
một cách nghiêm túc để mang lại những bình yên trong cuộc sống.
Trong tổng số 75 bài báo điều tra được khảo sát trong đề tài này, có tổng
cộng 79.508 lượt từ, trong đó phân ra cụ thể như sau: Từ đơn 73.558 lượt từ, từ
ghép 5.950 lượt từ. Về nguồn gốc, từ thuần Việt có 1.464 lượt từ, Hán Việt
3.231 lượt từ và Ấu - Âu 241 lượt từ. Các tác giả đã vận dụng các lớp từ vựng
khá linh hoạt trong các bài viết, phù hợp theo từng đề tài, ngữ cảnh để mang ý


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×