Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.63 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀ NH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:

ĐẶC ĐIỂM TU TỪ NGỮ NGHĨA TRONG THƠ
HÀN MẠC TỬ
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thực hiện:
Nguyễn Thị Kim Trang

Đà Nẵng, tháng 5/2013


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Thị Kim Trang, lớp 09CVH1, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:
Những nội dung nghiên cứu trong công trình này là do tơi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Bùi Trọng Ngỗn, hồn tồn chưa có ai công bố. Tôi xin chịu
mọi trách nhiệm về những nội dung khoa học và thực tiễn trong khóa luận tốt
nghiệp này.
Đà Nẵng, tháng 6 năm 2013
Tác giả khóa luận


( Kí và ghi rõ họ tên )

NGUYỄN THỊ KIM TRANG


LỜI CẢM ƠN
Người viết xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ văn, trường Đại
học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong những
năm học qua. Đặc biệt, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Bùi Trọng
Ngỗn, người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ người viết trong suốt
thời gian thực hiện luận văn này. Đồng thời, cũng xin gởi lời cảm ơn những người
bạn đã luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ người viết trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 6/ 2013
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ KIM TRANG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
5. Bố cục của khóa luận ..............................................................................................4
NỘI DUNG ................................................................................................................5
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ....5

1.1. Các phương thức tu từ ngữ nghĩa .........................................................................5
1.1.1. Quan niệm các phương thức tu từ ngữ nghĩa ................................................5
1.1.2. Phân loại các phương thức tu từ ngữ nghĩa ...................................................6
1.1.3. Giá trị phong cách học của các phương thức tu từ ngữ nghĩa .....................13
1.2. Hàn Mặc Tử .......................................................................................................15
1.2.1. Cuộc đời Hàn Mặc Tử .................................................................................15
1.2.2. Thơ Hàn Mặc Tử .........................................................................................17
CHƯƠNG HAI : CÁC PHƯƠNG THỨC TU TỪ NGỮ NGHĨA TRONG THƠ
HÀN MẶC TỬ.........................................................................................................21
2.1. So sánh tu từ .......................................................................................................21
2.1.1. Dạng A như B .............................................................................................22
2.1.2.Dạng A là B ..................................................................................................25
2.1.3. Dạng A // B ( so sánh song hành ) ...............................................................26
2.2. Ẩn dụ tu từ..........................................................................................................26
2.2.1. Ẩn dụ chân thực...........................................................................................27
2.2.2. Ẩn dụ bổ sung ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ) ............................................28
2.2.3. Ẩn dụ tượng trưng .......................................................................................31
2.2.4. Nhóm biến thể ẩn dụ ...................................................................................32


2.2.4.1. Nhân hóa ...............................................................................................32
2.2.4.2. Vật hóa ..................................................................................................33
2.3. Hốn dụ tu từ ......................................................................................................34
2.3.1. Hoán dụ cải số .............................................................................................35
2.3.2. Hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa bộ phận với toàn thể ............................36
2.3.3. Hoán dụ xây dựng từ vật sở thuộc với chủ thể ............................................36
2.3.4. Hoán dụ cải danh .........................................................................................37
2.3.5. Hoán dụ cải dung .........................................................................................38
2.3.6. Trượng trưng ...............................................................................................38
2.4. Điệp ngữ .............................................................................................................39

2.4.1. Điệp ngữ nối tiếp .........................................................................................39
2.4.2. Điệp ngữ cách quãng ...................................................................................40
2.5. Liệt kê .................................................................................................................41
2.6. Ngoa dụ ..............................................................................................................43
2.7. Phản ngữ .............................................................................................................44
CHƯƠNG BA: VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC TU TỪ NGỮ NGHĨA
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ ...............................................................................47
3.1. Quan hệ giữa các phương thức tu từ ngữ nghĩa với nghệ thuật xây dựng hình
tượng thơ ...................................................................................................................48
3.2. Các phương thức tu từ ngữ nghĩa với cách cấu tứ thi phẩm ..............................53
3.3. Các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong việc chuyển đổi giọng điệu thơ..........58
3.4. Từ các phương thức tu từ ngữ nghĩa suy nghĩ về sự vận động trong tư duy
nghệ thuật của Hàn Mặc Tử ......................................................................................64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vào những năm 1932 – 1945, vườn hoa văn học dân tộc đón chào sự xuất hiện
của một giống hoa lạ tên là Thơ Mới. Thơ Mới dù được lai tạo từ nguồn gen tư tưởng
phương Tây nhưng nó lại tỏ ra rất thích ứng với thổ nhưỡng, khí hậu của thơ ca dân
tộc. Mỗi ngày, nhờ hút những tinh hoa văn hóa nằm sâu lòng đất mẹ mà Thơ Mới đã
cho ra đời những bông hoa với màu sắc và hương thơm rực rỡ. Trong số các bông hoa
đơm ra từ giống cây Thơ Mới, có lẽ Hàn Mặc Tử là hoa thơ “ lạ nhất, phức tạp nhất
và bí ẩn nhất ”. Mỗi khi chạm tay vào nó, người ta ln bị dị ứng mạnh bởi phấn hoa
“ tượng trưng, siêu thực” vương vãi khắp khơng gian. Dù đã tìm mọi cách tiếp cận
nhưng nửa thế kỉ qua, Hàn Mặc Tử vẫn cứ được xem là bơng hoa kì dị, thu hút được

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Từ trước đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thơ Hàn Mặc Tử
nhưng các cơng trình đó chủ yếu nghiên cứu về các phương diện: cuộc đời, tín
ngưỡng tơn giáo, hình thức nghệ thuật ( chủ yếu là từ vựng) mà chưa có sự nghiên
cứu cặn kẽ về vấn đề đặc điểm tu từ ngữ nghĩa.
Mặt khác, lâu nay, chúng ta vẫn thường nghe: “ Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên
của văn học ” ( M. Gorki ) nhưng thực tế việc giải mã tác phẩm văn chương thông
qua hệ thống ngôn ngữ lại chưa được chú trọng một cách nghiêm túc và khoa học.
Điều này được thể hiện khá rõ qua thực tế giảng dạy môn Ngữ Văn ở các trường
trung học phổ thông. Lối dạy học Văn trên cơ sở quá chú trọng nội dung đã làm cho
tác phẩm văn chương thiếu đi vẻ đẹp vốn có của nó. Xuất phát từ niềm đam mê thật
sự với chuyên ngành ngôn ngữ cũng như là sự mến phục tài năng của Hàn Mặc Tử,
chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài Đặc điểm tu từ ngữ nghĩa trong
thơ Hàn Mặc Tử. Với đề tài này, người viết hi vọng sẽ góp một phần cơng sức nhỏ
bé của mình trong việc phát hiện và khẳng định tài năng của Hàn Mặc Tử trong vườn
hoa ngát hương của dân tộc. Chọn ba tập thơ Gái quê , Đau thương , Thượng thanh
khí làm phạm vi nghiên cứu cho đề tài, và chọn ngôn ngữ làm “ công cụ cày xới ”
chính trong địa hạt thơ Hàn Mặc Tử, chúng tôi hi vọng sẽ khai phá được phần tinh
chất hương hoa ẩn sâu trong tâm hồn nhà thơ.
Những lí do nêu trên đã thơi thúc chúng tơi nghiên cứu về đề tài lí thú này.


2

Đứng ở góc độ ngơn ngữ, người viết rất mong “ Đặc điểm tu từ ngữ nghĩa trong
thơ Hàn Mặc Tử ” sẽ là một cơng trình khoa học thật sự.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hàn Mặc Tử là “ một đỉnh cao, lịa chói trong văn học của thế kỷ, thậm chí
qua các thế kỉ. Cho nên cũng khơng mất cơng đâu khi vì văn Anh mà tìm hiểu thân
thế, đời Anh” [ 21, tr 10]. Chỉ câu nói trên của nhà thơ Chế Lan Viên cũng đủ để

chúng ta khẳng định Hàn Mặc Tử là một trong những tài năng thực sự thu hút được
sự quan tâm của giới phê bình văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XX. Khi nghiên
cứu đề tài “ Đặc điểm tu từ ngữ nghĩa trong thơ Hàn Mặc Tử ”, chúng tơi xin
xâu chuỗi một số bài viết, cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của mình.
Qua q trình tìm hiểu về Hàn Mặc Tử, chúng tơi nhận thấy các nhà nghiên
cứu thường tập trung vào một số khía cạnh chủ yếu như được trình bày dưới đây.
Trước tiên, đời tư của Hàn Mặc Tử luôn là vấn đề làm tốn khơng ít giấy mực
của các nhà nghiên cứu. Những vấn đề mà họ khai thác thường nằm ở một số mảng
nhỏ lẻ như: các cuộc tình thoảng qua trong đời Hàn Mặc Tử, tín ngưỡng tơn giáo
hay là căn bệnh phong của ông…Và đa phần, các cơng trình này được những người
thân, bạn bè của Hàn Mặc Tử như Chế Lan Viên, Quách Tấn, Trần Thanh Mại,
Nguyễn Bá Tín, Hồng Điệp, Yến Lan…kể lại dưới dạng hồi kí.
Một khía cạnh nữa cũng thu hút được sự quan tâm, bàn luận của các nghiên
cứu, phê bình đó là vấn đề hình thức nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử. Sau đây,
chúng tôi sẽ liệt kê một số cơng trình nổi bật.
Trần Thanh Mại là người có nhiều cơng trình nghiên cứu về Hàn Mặc Tử.
Để làm rõ cho vấn đề này, Trần Thanh Mại dành hẳn một số bài viết tiêu biểu như “
Âm nhạc trong thơ Hàn Mặc Tử”, “ Nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử qua các tập Gái
quê , Đau thương, Xuân như ý và Thượng Thanh khí.
Cũng khai thác về khía cạnh nghệ thuật như Trần Thanh Mại nhưng để làm nổi
bật tài năng của Hàn Mặc Tử, Nguyễn Toàn Thắng đã đặt thi pháp nghệ thuật của
Hàn Mặc Tử trong sự đối chiếu với thi pháp của những nhà thơ cùng thời. Một số
cơng trình cơng trình nghệ thuật nổi bật đã được nhà nghiên cứu phân tích khá cụ
thể như : “Những biểu hiện của cái Tơi trữ tình trong thơ Hàn Mặc Tử ”, Không
gian và thời gian nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử ”, “ Giọng điệu thơ Hàn Mặc


3

Tử và điểm gặp gỡ với Bích Khê, Chế Lan Viên, Quỳnh Dao ”.

Với “ Mắt thơ ”, Đỗ Lai Thúy làm một cuộc hành trình khám phá vào thế giới
nghệ thuật của phong trào Thơ Mới và đã vẽ nên chân dung Hàn Mặc Tử trong “
Một tư duy thơ độc đáo ”. Trong cơng trình này, Đỗ Lai Thúy đã nêu ra một số đặc
trưng tư duy thơ Hàn Mặc Tử như “ tính trữ tình ”, “ tư duy tơn giáo”, “ mơ hình và
sáng tạo ” và coi đó là cơng cụ mở đường vào thế giới nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử.
Tiếp đến, trong bài viết “ Hàn Mặc Tử - Nước mắt giọng cười chen nhau ”,
Nguyễn Đăng Điệp đã có hướng đi mới khi lập ra sơ đồ tổ chức giọng điệu trong
thơ Hàn Mặc Tử. Sau khi lập ra sơ đồ, nhà nghiên cứu đã đi đến nhận xét “ giọng
thơ Hàn Mặc Tử trở thành giọng đau thương, rên xiết, rạn vỡ nhất của thời đại Thơ
Mới ”. [ 3, tr 307].
Để giải mã cho tính chất siêu thực trong thơ Hàn Mặc Tử, trong bài viết “ Hàn
Mặc Tử, những vấn đề đang tranh luận ”, Phan Cự Đệ đã chỉ ra sự đảo lộn về mặt
ngơn ngữ, hình ảnh chính là dấu hiệu để người đọc nhận biết tính chất siêu thực
trong thơ Hàn Mặc Tử. Và để nói rõ thêm ý này, Nguyễn Đăng Điệp trong cuốn
sách “ Hàn Mặc Tử - Tác phẩm chọn lọc ” còn nói rõ việc sắp xếp các hình ảnh thơ
chính là đặc điểm cốt yếu của chủ nghĩa siêu thực trong thơ Hàn Mặc Tử: “ Đặt
những hình ảnh xa nhau lại gần nhau để tạo nên sự “kinh ngạc” và “ bùng nổ ” là
đặc điểm cốt yếu của chủ nghĩa siêu thực. Nó khiến cho thế giới nghệ thật thơ
không hiện lên như một mặt phẳng mà là một cấu trúc lập thể, đa tầng ”. [ 4, tr 19].
Nhà phê bình Chu văn Sơn trong cơng trình “ Hàn Mặc Tử - chàng thi sĩ khao
khát cái tột cùng” đã chỉ rõ hành trình thơ Hàn Mặc Tử là “ hành trình đi đến đau
thương ”, “ tiếng thơ Hàn Mặc Tử là tiếng thơ cất lên từ sự hủy diệt để hướng về sự
sống ”. [ 14, tr 218]. Và để làm rõ cho khát khao tột cùng ấy của Hàn Mặc Tử, nhà
phê bình đã chỉ ra hướng đi vào thế giới thơ Hàn Mặc Tử bằng con đường phân tích
hệ thống hình tượng cái tơi và hình ảnh trăng trong thơ Hàn Mặc Tử.
Nếu như ở những hình thức nghệ thuật khác, thơ Hàn Mặc Tử thu hút được
nhiều người đến khai phá thì ở mảnh đất ngơn ngữ hầu như cịn ít người đặt chân
đến nơi đây. Dừng chân ở mảnh đất này, nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hà đã dành
hẳn một bài viết “ Từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử - Tiếng nói của sáng tạo ” để khai
thác về vấn đề từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử. Theo nhà nghiên cứu, thơ Hàn Mặc



4

Tử dày đặc từ láy. Hàng loạt những từ láy mới, từ láy ít được sử dụng, thậm chí là
những từ láy chuyển đổi vị trí đã ồ ạt xâm thực vào thơ Hàn Mặc Tử. Và chính
những từ láy này đã góp một phần khơng nhỏ trong việc tạo ra sắc thái biểu cảm cao
trong thơ Hàn Mặc Tử.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã lần lượt đi sâu vào khai phá những vấn đề
nổi bật về con người và thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, các cơng trình đó phần nhiều
đào sâu vào phương diện đời tư, vào một số hình thức nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử
chứ chưa có những thống kê, phân tích, tổng hợp cụ thể nào về mặt ngơn ngữ. Mà
nếu như có đề cập đến khía cạnh ngơn ngữ thì chỉ có một số ít các bài viết nhỏ lẻ về
vấn đề từ vựng chứ chưa có cơng trình nào cơng trình nào trực tiếp “ khai hoang ”
vào mảnh đất thơ ca Hàn Mặc Tử bằng các phương thức tu từ ngữ nghĩa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong thơ Hàn
Mặc Tử.
- Trong khn khổ của một khóa luận, chúng tôi sẽ nghiên cứu về Đặc điểm
tu từ ngữ nghĩa trong Hàn Mặc Tử thông qua việc khảo sát ba tập thơ : Gái quê (
22 bài), Đau thương ( 48 bài ), Thượng thanh khí ( 12 bài) được in trong cuốn “
Hàn Mặc Tử - tác phẩm, phê bình, tưởng niệm ” do Phan Cự Đệ tuyển chọn (2002),
NXB Văn học.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu những phương pháp nghiên
cứu ngôn ngữ học. Cụ thể là các phương pháp:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp thống kê – phân loại
- Phương pháp miêu tả
5. Bố cục của khóa luận

Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận được chúng tơi
triển khai qua 3 chương:
Chương Một: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương Hai: Các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong thơ Hàn Mặc Tử
Chương Ba: Vai trò của các phương thức tu từ ngữ nghĩa trong thơ Hàn Mặc Tử


5

NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các phương thức tu từ ngữ nghĩa
1.1.1. Quan niệm các phương thức tu từ ngữ nghĩa
Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt quan niệm
biện pháp tu từ, phép mĩ từ vốn bắt nguồn từ “ Figura” của mĩ từ pháp cổ đại.
Figura là những cách thức, những hình thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp
dẫn, lơi cuốn trong khi trình bày” [ 19, tr 267]. Và tác giả Cù Đình Tú gọi ngắn gọn
đó là cách tu từ.
Khái niệm các phương thức tu từ được tác giả Nguyễn Thái Hịa phân biệt
rõ ràng thơng qua sự chia tách thành các định nghĩa phương tiện tu từ và biện pháp
tu từ: “ Phương tiện tu từ là phương tiện ngơn ngữ mà ngồi ý nghĩa cơ bản ( ý
nghĩa sự vật – logic) ra, chúng cịn có ý nghĩa bổ sung mà tu từ học gọi đó là màu
sắc tu từ ”. [ 6, tr 59]. Đồng thời, các tác giả còn đặt định nghĩa này trong sự tương
quan với định nghĩa biện pháp tu từ “ Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử
dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngơn ngữ (khơng kể trung hòa hay
diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ ( tức tác dụng gợi hình ảnh, gợi cảm, nhấn mạnh,
làm nổi bật…) do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng”. [ 6,
tr 61]
Thống nhất với cách chia đó, Đinh Trọng Lạc trong 99 phương tiện và biện

pháp tu từ Tiếng Việt cũng cho rằng các phương thức tu từ ngữ nghĩa bao gồm các
phương tiện tu từ ngữ nghĩa và các biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Các khái niệm này
được tác giả nêu lên thông qua những định nghĩa cụ thể hơn: “ Phương tiện tu từ
ngữ nghĩa là những định danh thứ hai mang màu sắc tu từ của sự vật, hiện tượng”. [
7, tr 45]. Và để làm nổi rõ sự tách biệt giữa phương tiện tu từ ngữ nghĩa với biện
pháp tu từ ngữ nghĩa, tác giả còn nêu thêm: “ Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là những
cách kết hợp có hiệu quả tu từ, theo trình tự tiếp nối của các đơn vị từ vựng ( kể cả
các phương tiện tu từ) thuộc một cấp độ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc
bậc cao hơn. [ 7, tr 153].


6

Như vậy, qua những cách hiểu và định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy các
phương thức tu từ ngữ nghĩa được xem xét ở hai góc độ. Thứ nhất, các phương thức
tu từ ngữ nghĩa là những biện pháp tu từ cơ bản của đơn vị từ vựng. Theo góc độ
này, các phương thức tu từ ngữ nghĩa là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Thứ
hai, các phương thức tu từ ngữ nghĩa là những phương thức chuyển nghĩa lâm thời
nhằm tạo nên những giá trị biểu cảm nhất định trong nhận thức của con người. Ở
góc độ này, các phương thức tu từ ngữ nghĩa là đối tượng của phong cách học. Với
tư cách là những phương thức chuyển nghĩa, các phương thức tu từ ngữ nghĩa sẽ
được chúng tơi khảo sát dưới góc độ của phong cách học, trong những ngữ cảnh cụ
thể, gắn liền với văn bản. Nếu tách khỏi văn bản thì giá trị ngữ nghĩa sẽ khơng cịn
tồn tại.
1.1.2. Phân loại các phương thức tu từ ngữ nghĩa
Thông thường, khi nghiên cứu về các phương thức tu từ ngữ nghĩa, vấn đề
đầu tiên mà các nhà nghiên cứu quan tâm đó chính là vấn đề phân loại. Đối với vấn
đề này, mỗi nhà nghiên cứu đều đưa ra những cách phân loại khác nhau về các
phương thức tu từ ngữ nghĩa, mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu chí riêng. Ở đây,
chúng tôi lưu ý đến một số cách phân loại như sau:

Cù Đình Tú đã chia tách cách tu từ thành hai nhóm:
- Các biện pháp được cấu tạo chủ yếu theo quan hệ liên tưởng. [ 19, tr 269]
- Các biện pháp được cấu tạo theo quan hệ tổ hợp. [ 19, tr 306]
Nguyễn Thái Hòa lại chia các phương thức tu từ ngữ nghĩa thành những trường
hợp sau:
- Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa
+ Nhóm so sánh tu từ
+ Nhóm ẩn dụ tu từ
+ Nhóm hốn dụ tu từ [ 6, tr 189 – 209].
- Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
+ Điệp ngữ
+ Đồng nghĩa kép
+ Liệt kê và tăng cấp
+ Đột giáng


7

+ Ngoa dụ
+ Nói giảm
+ Phản ngữ
+ Phép lặng
+ Chơi chữ
+ Nói lái
+ Dẫn ngữ - tập Kiều [ 6, tr 209 – 223].
Đinh Trọng Lạc chia các phương thức tu từ ngữ nghĩa thành các trường hợp
như sau :
- Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa.
+ Phương tiện tu từ dùng hình ảnh số lượng gồm: phóng đại, thu nhỏ, nói giảm.
+ Phương tiện tu từ dùng hình ảnh chất lượng gồm: ẩn dụ, cải danh, nhân hóa,

phúng dụ, hốn dụ, nói mỉa, cải dung, uyển ngữ, nhã ngữ. [ 7, tr 45 – 83].
- Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa:
+ Biện pháp tu từ dùng hình ảnh tương đồng.
+ Biện pháp tu từ dùng hình ảnh đối lập.
+ Biện pháp tu từ dùng hình ảnh khơng ngang bằng. [ 7, tr 153 – 183].
Qua những cách chia trên, chúng tôi nhận thấy cách phân loại của các nhà
nghiên cứu đa phần đều hướng đến một đối tượng chung là các phương tiện tu từ và
biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Mặc dù thống nhất tên gọi là các phương tiện tu từ và các
biện pháp tu từ nhưng cách sắp xếp, cách phân chia của từng người lại khơng thống
nhất với nhau.
Cù Đính Tú chia cách tu từ theo các mối quan hệ liên tưởng và quan hệ tổ hợp.
Nguyễn Thái Hòa lại căn cứ vào các phương thức biểu hiện để làm cơ sở phân chia.
Tác giả Đinh Trọng Lạc thì lại dựa vào tiêu chí hình ảnh được sử dụng để phân chia
các phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Căn cứ vào những hình ảnh về chất, tác giả lại cho
rằng dẫn ngữ, tập Kiều thuộc các phương tiện tu từ ngữ nghĩa chứ không phải là các
biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Thầy Bùi Trọng Ngỗn trong giáo trình “ Phong cách
học Tiếng Việt ” cũng phân chia các phương thức tu từ ngữ nghĩa thành các phương
tiện tu từ ngữ nghĩa và các biện pháp tu từ ngữ nghĩa. Tuy nhiên, cách triển khai của
thầy đối với từng phương thức có sự lí giải rạch rịi và tỉ mỉ hơn. Trong q trình


8

nghiên cứu, chúng tơi hồn tồn đồng tình với cách chia của thầy Bùi Trọng Ngỗn
tức là chúng tơi chia các phương thức tu từ ngữ nghĩa theo các phương thức biểu
hiện. Để rõ ràng trong cách phân loại các phương thức tu từ ngữ nghĩa, chúng tôi
tạm chia như được trình bày dưới đây.
Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa
- Nhóm so sánh tu từ hay so sánh nghệ thuật là cách công khai đối chiếu
các đối tượng khác loại có cùng nét giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách có

hình ảnh và biểu cảm đặc điểm của một đối tượng.
+ Kiểu A như ( tựa như, như là, tựa) B
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
( Ca dao )
+ Kiểu B bao nhiêu A bấy nhiêu
Qua cầu ngả nón trơng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
( Ca dao )
+ Kiểu A là B
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xơ sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên
( Tố Hữu )
+ A song hành B
Hồn tôi giếng nước ngọt ngào
Trăng thu trong vắt biển chiều trong xanh
( Nguyễn Bính )
- Nhóm ẩn dụ tu từ
+ Ẩn dụ chân thực: là những ẩn dụ được cấu tạo bằng sự so sánh ngầm những
nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng.
Con sông kia bên lở bên bồi
Một con cá lội biết mấy người buông câu


9

( Ca dao )
+ Ẩn dụ bổ sung: là sự thay thế một cảm giác này bằng một cảm giác khác khi

nhận thức và diễn đạt bằng ngôn ngũ.
Mà bên nước tơi thì đang bừng lên cái nắng bốn giờ chiều, cái nắng đậm đà
của mùa thu biên giới, cái thứ nắng hanh đang sấy khơ gói Tây Trang và đang mài
sắc thêm tiếng động của hoa lau phất phơ trong bóng núi.
+ Ẩn dụ tượng trưng: là những ẩn dụ có tính chất tượng trưng mang ý nghĩa biểu
tượng.
Đất nước Việt Nam chìm trong bóng đêm kéo dài hàng thế kỉ bỗng dưng bùng
lên buổi bình minh của thời đại.
+ Nhân hóa, vật hóa
Nhân hóa: là cách lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người
để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng khơng phải là con người khiến cho
đối tượng đó trở nên sinh động hơn, gần gũi hơn.
Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa
( Ca dao )
Trăng nằm sóng sỗi trên cành liễu
Đợi gió đơng về để lả lơi
Hoa lá ngây tình khơng muốn động…
( Hàn Mặc Tử )
Vật hóa: là cách sử dụng những từ ngữ vốn biểu thị về sự vật, thực vật, động vật
để biểu thị về con người.
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bị ra lổm ngổm chín nơi chín chồng
( Ca dao )
+ Phúng dụ: dùng hình ảnh cụ thể, sinh động để biểu thị một triết lí nhân sinh
hay một bài học luân lí đạo đức nhằm làm cho nội dung vấn đề thâm thúy hơn.
Con cò chết rũ trên cây



10

Cò con mở sách xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bị ra lấy phần
( Ca dao )
- Nhóm hốn dụ tu từ
+ Hốn dụ cải số: là hoán dụ theo quana hệ giữa số lượng với số lượng.
Cầu này cầu ái cầu ân
Một trăm con gái rửa chân cầu này
( Ca dao )
+ Hoán dụ cải danh: tức là hoán dụ theo quan hệ giữa danh từ riêng và danh từ
chung.
Thời đại ta có rất nhiều Võ Thị Sáu
Võ Thị Sáu: người phụ nữ anh hùng
+ Hoán dụ cải dung: tức là hoán dụ theo quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa.
Thôn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng
Một người chín nhớ mười mong một người
+ Hoán dụ xây dựng từ quan hệ giữa bộ phận với tồn thể
Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến q nửa thì chưa thơi
+ Hốn dụ xây dựng từ quan hệ giữa vật sở thuộc và chủ thể
Tôi được sống những ngày nhân hậu nhất
Mỗi mai hồng áo trắng đến thăm tôi
( Chế Lan Viên ) ( áo trắng: nhân viên y tế, thầy thuốc )
+ Hoán dụ xây dựng giữa nguyên nhân và kết quả
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
( Hồng Trung Thơng ) ( Bàn tay: khả năng lao động của con người; sỏi đá

cũng thành cơm: thành quả lao động của con người)
+ Tượng trưng: là những ẩn dụ, những hốn dụ có tính chất ước lệ, xã hội, ý
nghĩa của nó phần nào đã được cố định hóa.
Con cị lặn lội bờ sơng


11

Gánh gạo nơi chồng tiếng khóc nỉ non
( Ca dao ) ( Con cị: tượng trưng cho hình ảnh
người nơng dân lam lũ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm ăn )
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
( Tố Hữu ) ( Áo nâu: nông dân; áo xanh: công nhân )
Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa
- Điệp ngữ: là biện pháp tu từ lặp lại một cách có nghệ thuật một từ, một ngữ
hay một kiểu cấu trúc cú pháp trong nhiều câu liên tiếp nhằm nhấn mạnh một nội
dung tăng cường nhạc tính và sức biểu cảm.
Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết
Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng
( Hồ Chủ Tịch )
- Đồng nghĩa kép: là phương thức lặp lại từ ngữ đồng nghĩa hay gần nghĩa
để nhấn mạnh, xốy sâu vào một nội dung nhất định.
Tơi cảm nhận được nỗi lưu luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó tơi nhận ra vẻ
hài lịng, mãn nguyện ở ánh mắt bà.
( Ma Văn Kháng )
- Liệt kê và tăng cấp
Liệt kê: là phương thức sắp xếp một loạt các hình ảnh, các khái niệm…liền
nhau theo một cách thức nào đó để tăng cường hiệu quả biểu đạt.
Cảnh nhà tù Sơn La dưới thời Pháp thuộc: Bảy trăm nhà pha. Bốn trăm khố xanh.

Hai trăm khố đỏ! Ố là la!
( Nguyễn Tuân )
Tăng cấp: Hình thức tăng cấp thực chất cũng là sự liệt kê nhưng có định
hướng hoặc tăng dần ( tiệm tiến ) hoặc giảm dần ( tiệm thối ).
Lần này thì mửa được. Trời ơi! Mửa, mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.
( Nam Cao )
- Đột giáng: là cách đưa ra một kết thúc bất ngờ trái với diễn biến của các
tình tiết trong văn bản.
Đoạn kết bài thơ Chúc tết của Tú Xương:


12

Bắt chước ai ta chúc mấy lời
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua quan sĩ tử người muôn nước
Sao được cho ra cái giống người
- Ngoa dụ: là cách cường điệu các đặc trưng của sự vật, hiện tượng nhằm
mục đích nhấn mạnh, làm nổi rõ bản chất của sự vật, hiện tượng.
Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì qn cả mười
( Ca dao )
- Nói giảm : hay cịn gọi là khinh từ ( nói nhẹ ), uyển ngữ ( nói vịng ), nhã
ngữ ( nói thanh nhã ) là cách nói tránh, khơng gọi tên đối tượng bằng những cách
nói thơng thường mà lựa chọn những hình thức tế nhị hơn, mềm mại hơn.
Bác Dương thôi đã thôi rồi
( Nguyễn du )
- Phản ngữ
Gặp em anh nắm cổ tay
Khi xưa em trắng sao rày em đen

( Ca dao )
- Chơi chữ : là cách vận dụng âm thanh, từ ngữ, ngữ pháp, hàm ý để tạo ra
lượng nghĩa mới bất ngờ, thú vị.
Chị Hươu đi chợ Đồng Nai
Ghé qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò
( Ca dao )
- Nói lái : là cách nói hốn đổi vị trí phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu của
các âm tiết liền nhau để tạo nên những từ ngữ khác dưới dạng tiềm năng. Khi người
nghe, người đọc nhận ra tiểm năng này là khi cách chơi chữ đạt được hiệu quả.
Con cá đối nằm trên cối đá, con mèo cái nằm trên mái kèo. Trách cha mẹ em
nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
- Tập Kiều: dùng một phần câu hay cả câu trong truyện Kiều để diễn đạt ý
tưởng của mình.
Truyện Kiều có câu sau:


13

Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
Sau này, khi về thăm quê, Bác Hồ đã tập Kiều như sau:
Quê hương nghĩa nặng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình
1.1.3. Giá trị phong cách học của các phương thức tu từ ngữ nghĩa
Tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều phương thức tu từ ngữ nghĩa khác
nhau. Sử dụng linh hoạt mỗi phương thức tu từ đó chính là thước đo để minh chứng
cho bản lĩnh và sự sáng tạo vô cùng của người Việt. Mỗi phương thức tu từ ngữ
nghĩa là một gam màu sắc riêng biệt nhưng nếu người sử dụng biết kết hợp những
gam màu ấy theo một mục đích nhất định sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ cho bức tranh
văn học Việt Nam. Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của phong cách học, các

phương thức tu từ ngữ nghĩa mang những giá trị biểu cảm nhất định.
Giá trị đầu tiên mà các phương thức tu từ ngữ nghĩa mang lại cho tiếng Việt
đó chính là khả năng diễn đạt phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng. Các đơn vị
từ vựng - ngữ pháp của chúng ta mặc dù phong phú nhưng vẫn có giới hạn. Xã hội
của chúng ta ngày càng phát triển thì nhu cầu bộc lộ tình cảm theo đó càng ngày
càng tăng. Chính nhu cầu ấy địi hỏi các phương thức tu từ ngữ nghĩa phải “ cựa
quậy ”, phải “ quẫy đạp ” không ngừng để cho ra đời những giá trị biểu đạt cùng
nghĩa phong phú. Sự phong phú ở đây không chỉ biểu thị về mặt số lượng mà còn
biểu thị cả về mặt chất lượng. Chẳng hạn chúng ta có thể đếm được những đơn vị từ
ngữ biểu thị nỗi nhớ ở trong từ điển tiếng Việt bởi chúng là có hạn. Nhưng dựa vào
cấu tạo của các phương thức tu từ tiếng Việt, chúng ta có thể tạo ra nhiều cách nói
với nhiều sắc thái tinh tế khác nhau để biểu thị về nội dung này. Ca dao của ta khi
thì dùng so sánh để diễn tả nét động trong nỗi nhớ:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi dống rơm
Có khi ca dao dùng lối nhân hóa dưới hình thức gọi nhện sao tha thiết:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ


14

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai
Cũng có khi ca dao bộc lộ nỗi nhớ qua một giấc mơ trào lộng:
Người tình ta để trên cơi
Nắp vàng đậy lại để nơi giường thờ
Đêm qua ba bốn lần mơ
Chiêm bao thì thấy dậy sờ thì khơng
Rõ ràng, qua những ví dụ trên chúng ta có thể nhận thấy các phương thức tu từ

ngữ nghĩa làm cho tiếng Việt của chúng ta trở nên đa dạng, tinh tế, bóng bẩy, tế nhị.
Và chính vì lẽ đó mà các phương thức tu từ ngữ nghĩa trở thành công cụ tư duy độc
đáo cho mọi suy nghĩ của con người.
Tiếp theo, nhờ có các phương thức tu từ ngữ nghĩa mà các tác phẩm văn học
trở nên sinh động, linh hoạt, và đặc biệt là giàu tính biểu cảm. Để chinh phục và làm
lay động trái tim người đọc thì những tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thơ
phải có yếu tố tình cảm. Yếu tố này chỉ được phát huy hết mức khi có sự hỗ trợ đắc
lực của các phương thức tu từ ngữ nghĩa. Chẳng hạn nhan đề bài thơ “ Tiếng hát
con tàu ” của Chế Lan Viên là hình ảnh ẩn dụ về những giai điệu thiết tha của khát
vọng ra đi để được hịa mình vào đất nước nhân dân:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lịng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ cịn đâu
Q trình sử dụng cũng như là quá trình tiếp nhận các phương thức tu từ ngữ
nghĩa ln là một q trình suy nghĩ đi sâu vào những đặc điểm nào đó của đối
tượng được miêu tả. Đó là q trình mà con người ln bày tỏ tình cảm. Và nhờ có
các phương thức tu từ ngữ nghĩa mà những vỉa tầng cảm xúc trong tâm hồn con
người mới dần được lộ diện.
Giá trị thứ ba, các phương thức tu từ ngữ nghĩa là công cụ hữu ích để chúng ta
xác định dấu ấn phong cách của mỗi người nghệ sĩ. Bởi như chúng ta đã biết, những
quy tắc để tạo nên cách tu từ là chung cho toàn xã hội nhưng vận dụng chúng đến
mức độ nào là tùy thuộc vào tài năng riêng của mỗi người. Rất nhiều nhà nghệ sĩ đã
để lại dấu ấn riêng của mình trong cách sử dụng các phương thức tu từ ngữ nghĩa.


15

Chẳng hạn có nhà nghiên cứu khơng ngần ngại khẳng định những trang viết của
Nguyễn Tuân có đầy đủ mọi ví dụ minh họa cho những biện pháp tu từ tiếng Việt.

Ví dụ trong câu: “ Sơng Đà tn dài, tn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc,
chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và
cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân” dấu hiệu tu từ xuất hiện 10 lần với 4
phương thức so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ. Có lẽ vì thế mà lâu nay, Nguyễn
Tuân vẫn được nổi tiếng là người nghệ sĩ có phong cách tài hoa, uyên bác.
Chúng ta đánh giá cao giá trị của các phương thức tu từ ngữ nghĩa tiếng Việt
nhưng khơng phải lúc nào có các phương thức tu từ ngữ nghĩa là tác phẩm văn
chương trở thành hay, thành đẹp. Công cụ biểu đạt tốt hay khơng là nhờ sự cày xới
trí tuệ của mỗi người nghệ sĩ. Có cơng cụ tốt cộng với tư duy lao động sáng tạo sẽ
tạo nên hiệu quả biểu đạt tốt, ngược lại có cơng cụ tốt mà khơng biết phát huy tác
dụng thì năng suất biểu đạt sẽ thấp.
1.2. Hàn Mặc Tử
1.2.1. Cuộc đời Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử là “ ngơi sao chổi kì lạ ” trên bầu trời văn học lãng mạn Việt
Nam. Cuộc đời của nhà thơ tài hoa bạc mệnh này luôn là “ thỏi nam châm thần kì ”
thu hút biết bao sự tị mò của những người yêu mến thơ Hàn Mặc Tử. Tìm hiểu về
cuộc đời của thi sĩ là quá trình đi tìm và khơi phục những kí ức q giá về người
nghệ sĩ tài hoa một thời.
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Ơng sinh ngày 22 tháng 9 tại làng
Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình và lớn lên ở Quy Nhơn, Bình Định trong một gia
đình theo đạo Công giáo. Tổ tiên Hàn Mặc Tử gốc họ Phạm ở Thanh Hóa. Ơng cố
là Phạm Chương vì liên quan đến quốc sự, gia đình bị truy nã, nên người con trai là
Phạm Bồi phải di chuyển vào Thừa Thiên Huế đổi thành họ Nguyễn mẫu tánh và
lập nghiệp tại làng Thanh Tân, quận Phong Điền, cách Huế chừng 30 cây số. Ông
Nguyễn Văn Toản, thân sinh Hàn Mặc Tử là con trưởng nam của cụ Phạm Bồi. Ông
Toản lấy vợ là Nguyễn Thị Duy ( con cụ Nguyễn Long, ngự y có danh thời vua Tự
Đức) sinh hạ được tám người con. Hàn Mặc Tử là một trong những đứa con mang
vóc người ốm yếu, tính tình hiền từ, giản dị, hiếu học và thích giáo du bạn bè trong
lĩnh vực văn thơ. Do thân sinh làm thông ngôn, ký lục thường di chuyển nhiều nơi,



16

nhiều nhiệm sở nên Tử theo thân sinh đi nhiều nơi và theo học ở các trường như Sa
Kỳ, Qui Nhơn, Pellerin Huế.
Đến năm 1926, thân sinh Hàn Mặc Tử bị bệnh nằm nhà thương Huế và mất,
thọ 45 tuổi. Cha mất, Tử theo mẹ vào Qui Nhơn. Mẹ của Hàn Mặc Tử là một bậc từ
mẫu đã hi sinh tận tụy cho đàn con, nhất là Tử. Có thể nói, Tử đã chịu ảnh hưởng
của bà rất nhiều, nhất là về mặt tính tình. Mẹ của Tử mất năm 1951 tại Gị Bồi, thọ
71 tuổi.
Hàn Mặc Tử có tất cả sáu anh chị em. Người anh cả là Nguyễn Bá Nhân,
hiệu Mộng Châu. Hai người chị là Nguyễn Như Nghĩa, Nguyễn Như Lễ. Hai người
em là Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bái Hiếu. Mộng Châu, anh trai Hàn Mặc Tử là một
nhà thơ Đường luật sành nghề. Chính nhờ người anh mà con đường sự nghiệp của
Tử được bắt đầu sau khi thân sinh Tử qua đời và cũng nhờ người anh ruột dìu dắt
mà Tử vững bước trình diện làng thơ. Khi đến trình diện làng thơ, Hàn Mặc Tử lần
lượt lấy các bút danh là Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử. Tử nổi danh rất nhanh
với bút hiệu Phong Trần vào những năm 1930 – 1931 qua lời giới thiệu của Phan
Sào Nam tiên sinh ( tức Phan Bội Châu ). Có thể nói sự gặp gỡ của Tử với Phan Bội
Châu đã tạo nên một sự ảnh hướng khá lớn của thi sĩ này. Trong một lần đến thăm
Phan Bội Châu, Tử đã bị bọn Pháp theo dõi. Vì nghi Tử có liên hệ mật thiết với
Phan Bội Châu nên thực dân Pháp đã cắt học bổng du học Pháp của Tử. Hàn Mặc
Tử quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp năm 21 tuổi. Đến Sài Gịn, Tử phụ trách
trang thơ cho tờ báo Cơng luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và
hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và Tử quyết định ra
Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ đã nảy nở giữa hai
người.
Theo lời gia đình Hàn Mặc Tử thì vào năm 1935, họ đã phát hiện những dấu
hiệu của bệnh phong trên cơ thể ông. Tuy nhiên, Tử lại khơng quan tâm vì cho rằng
nó là một chứng phong ngứa không đáng kể. Cho đến năm 1936, khi Hàn Mặc Tử

xuất bản được tập Gái quê, rồi đi Huế, Sài Gòn, Quảng Ngãi, vào Sài Gòn lần hai,
được Bút Trà cho biết đã lo xong giấy phép cho tờ Phụ nữ tân văn, quyết định mời
Hàn Mặc Tử làm chủ bút thì Tử mới nghĩ đến bệnh tật của mình. Trong suy nghĩ
của Tử, đây chỉ là một bệnh thuộc loại phong ngứa gì đó chứ khơng phải là một


17

bệnh nan y. Năm 1938 – 1939 Hàn Mặc Tử đau đớn dữ dội. Ngày 20 – 9 – 1940, Tử
một mình lên xe y tế vào Quy Hịa. Nhưng khơng đầy hai tháng sau khi vào Quy
Hịa thì Tử tạ thế trưa ngày 11 – 11 – 1940. Lúc mất, Hàn Mặc Tử chỉ có một người
bạn là Nguyễn Văn Xê ở bên giường bệnh. Gia đình ở xa, bạn bè ở xa. Người ta
chôn Tử tại nghĩa địa nhà thương Quy Hịa.
Cuộc đời đối xử q bất cơng đối với người thi sĩ tài hoa này. Tử ra đi khi tuổi
đời còn rất trẻ, biết bao hi vọng, biết bao mơ ước mà Hàn Mặc Tử dành cho nghệ
thuật vẫn cịn bỏ ngỏ phía trước… Một nấm mồ bằng đất, một cây thánh giá bằng
gỗ tạp đơn sơ, tĩnh lặng ấy đã tiễn đưa người thi sĩ của chúng ta “ sống mãi với
trăng sao gấm vóc, trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay ”.
1.2.2. Thơ Hàn Mặc Tử
Ngay từ khi mới “ chập chững ” vào làng thơ, ngòi bút của Tử tỏ ra khá nhạy
bén đối với nghề. Năm 1931, Hàn Mặc Tử đã có bài đăng trên báo Thực nghiệp dân
báo, họa thơ của Phan Bội Châu với bút danh Phong Trần. Những bài thơ họa này
được Phan Bội Châu đánh giá rất cao. Từ đấy, hồn thơ của Tử ngày càng tuôn dào
dạt hơn, cây bút càng ngày càng sung mãn hơn. Hàn Mặc Tử đã cho ra đời rất nhiều
tác phẩm đặc sắc.
“ Lệ Thanh thi tập ” là tập thơ phần lớn viết theo thể Đường luật. Ngay từ
những ngày đầu mới sáng tác, thơ Hàn Mặc Tử mang hơi thở của lời thơ già dặn,
sầu não, khiến ai cũng nghĩ đó là thơ của một bậc lão nho. Do có sự ràng buộc của
luật thơ nên chưa bộc lộ được trọn vẹn nguồn thơ lạ lùng của Hàn Mặc Tử. Tuy
vậy, đây là tập thơ khẳng định ngọn bút thơ tài hoa của ông. Trong tập thơ này,

người đọc thật sự rung động và sững sờ trước hình ảnh thơ như vọt trào ra bất ngờ
từ hồn thơ ông.
Non sông bốn mặt ngủ mơ màng
Thức chỉ mình ta dạ chẳng an
Bóng nguyệt leo song sờ sẫm gối
Gió thu lọt cửa cọ mài chăn
( Thức khuya )
Đặc biệt trong tập thơ này cịn có những bài thơ bộc lộ tình u nước thiết
tha của nhà thơ như những bài: “ Đêm khuya tự tình với sơng Hương ”, “ Chùa


18

hoang ”, “ Gái ở chùa ”.
“ Gái quê ” là tập thơ ra đời năm 1936. Đây là một tập thơ có nguồn thơ bình
dị, tình thơ trong trẻo, hồn thơ mơ màng của nhà thơ. Tập thơ này được xem như
một mối tình đầu thanh sạch nhưng nồng nàn, trong sáng nhưng có phần lơi lả, đầy
hình ảnh khêu gợi. Đó là cảm xúc tươi mới mà thiết tha về ánh sáng trăng thề quê
hương:
Trước sân anh thơ thẩn
Đăm đăm trơng nhạn về
Mây chiều cịn phiêu bạt
Lang thang trên đồi quê
( Tình quê )
“ Đau thương ” gồm ba tập:
“ Hương thơm ”: Đến với tập thơ này, nhập hồn vào nó, ta như lạc bước vào
thế giới thơ đầy ánh trăng, ánh nắng. Trăng nhuộm một màu say ngây ngất cùng Đà
Lạt sương mờ, trăng tình yêu thẹn thị thơm như tình ái của ni cơ. Trong phần thơ
này, tình u và người u khơng rõ nét, tất cả như tan ra thành hương khói.
“ Mật đắng ” như đưa người đọc bước vào một không gian mờ nhịe nhưng có

lúc sáng lóa cả mắt. Đấy là một nguồn sáng lạ tỏa ra từ một linh hồn vơ cùng khổ
não, cảm xúc hoi hóp như một thứ tình duyên vừa chết yểu. Trong phần thơ, hồn
thơ Hàn Mặc Tử đau thương mãnh liệt, có thể kể đến một số bài thơ tiêu biểu như “
Hãy nhập hồn em ”, “ Sầu vạn cổ ”. “ Đôi ta ”.
“ Máu cuồng và hồn điên ”: Là tập thơ quy tụ khơng gian tồn trăng – một ánh
trăng gắt gao và ghê tởm: Trăng ghen, giận hờn, cay nghiệt, trơ tráo, náo nức dục
tình.
“ Xuân như ý ”: Tập thơ kết tinh hồn, máu và chất tài hoa nghệ sĩ độc đáo của
Hàn Mặc Tử. Cảm xúc thơ bay vào cõi thượng thanh khí. Thơ như chảy ra từ nguồn
Đạo dào dạt thánh khí. Và từ đó thơ cất tiếng ca ngợi Ngôi Hai, Nữ Vương xưa,
Minh Thánh chúa,…Giọng thơ là một phúc âm trữ tình bộc lộ niềm yêu cái đẹp
vĩnh hằng của hồn thơ Hàn Mặc Tử.
“ Thượng thanh khí ”: Tập thơ tráng một màu sắc huyền bí nhưng khơng huyền
bí của cõi thiêng mà huyền nhiệm của cõi tình mê man.


19

“ Cẩm châu dun ”: Hồn thơ khơng cịn đuối mộng trong cõi thơ mà lạc vào
thế giới đồng bóng.
“ Duyên kì ngộ ” và “ Quần tiên hội ” ( Kịch thơ ): Một giấc mơ tình ái ngắn
ngủi nhưng xinh tươi trong một khung cảnh tuyệt diệu.
“ Chơi giữa mùa trăng ” ( Thơ văn xuôi ): trong thơ dù chỉ là những lời mộng,
lời mơ hồn nhiên của nhân vật trữ tình tâm tình cùng chị Lễ nhưng lại chứa đựng
hồn cốt lãng mạn của thơ Hàn và cũng thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật của Hàn
Mặc Tử.
Trong toàn bộ sáng tác thơ ca của Hàn Mặc Tử, ba tập thơ “ Gái quê ”, “ Đau
thương ”, “ Thượng thanh khí ” được xem là ba tập thơ tiêu biểu đánh dấu ba chặng
đường khác nhau trong con người Hàn Mặc Tử. Mỗi thời điểm một tập thơ ra đời
đều gắn liền với những thời khắc biến chuyển tâm lí mạnh mẽ trong tâm hồn của

chàng thi sĩ tài hoa bạc mệnh này.
Trước hết, tập thơ “ Gái quê ” xuất bản năm 1936 là quyển đầu tiên đánh
dấu một quan niệm thơ của Hàn Mặc Tử. Sự rung cảm ở “ Gái quê ” là một thứ
rung cảm dịu dàng, chất phác của một tâm hồn chưa muốn thốt khỏi lũy tre xanh
và cịn ẩn mình trong hình ảnh của một cơ gái q hiền lành. “ Gái quê ” ấp ủ một
thứ tình kín đáo của người con trai mới lớn lên, đương cịn ngượng ngùng về niềm
ân ái, ơm một thứ tình trong sạch, thiêng liêng và ngây dại. Bao nhiêu hình ảnh
trong “ Gái quê ” đều là những hình ảnh mơ mộng, êm ái như những sợi tơ trời bay
lưởng vưởng giữa đồng không bát ngát và người con trai trong tập thơ làm những
cử chỉ tưởng tượng nhiều hơn thiết thực, những cử chỉ thật tình chưa từng làm và
chưa bao giờ làm.
Qua năm bệnh hoạn đầu, vào cuối năm 1937, Hàn Mặc Tử gom góp xong tập
thơ đầu tiên làm trên gường bệnh, theo một thể tài mới mà chàng gọi là “ Thơ điên
”. Tập thơ, nhan đề “ Đau thương ” là tập thơ thi sĩ để tặng nó cho mẹ chàng, người
mẹ đã từng khóc không biết bao nhiêu giọt nước mắt trước những khổ đau của con.
“ Đau thương ” gồm tất cả 50 bài thơ vừa dài vừa ngắn, hai phần ba tập nói đến
trăng, hơn một nửa phần ba kia nói về hồn. Đau thương có một nửa phần thứ ba
nữa, phần khơng chịu nói ảnh hưởng của bệnh ( trăng, chiêm bao và hồn), tức là
phần thơ tự nhiên làm khi thi nhân tỉnh táo, mạch máu luôn chảy êm ả, dịu dàng.


20

Luận đề thi sĩ lựa lúc này rất giản dị. Lời thơ dùng rất khỏe khoắn, đơn sơ. Âm nhạc
reo lên một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển như một bản nhạc kéo dài mãi không
ngừng. Những bài thơ nhỏ như “ Đà lạt trăng mờ”, “ Huyền ảo”, “ Mùa xn
chín”, “ Đây thơn Vĩ Dạ”, Siêu thốt” là những bài thơ tiêu biểu cho thiên tài của
Hàn Mặc Tử.
Qua một năm điên cuồng, trong thời kì ấy, mạch thơ của Hàn Mặc Tử luôn
luôn được khơi động, nghệ thuật của thi sĩ đã tiến lên nhiều. Hồn thơ của thi sĩ ngày

càng xa cõi thế gian và mọi thứ tình tứ của người thường như một làn trầm hương
bốc tỏa lên cao, cao mãi, khí thơ của thi sĩ cũng vượt ra ngồi cả bầu khơng khí trần
gian mà dâng lên tận những tầng khinh khí thiên khơng, những vùng trời cao khiết
đến không hề nhuốm lấy một hạt bụi nhỏ, thanh tịnh. Đây là tính chất cốt yếu của
tập thơ “ Thượng thanh khí ”, họp thành tập vào đầu năm 1940. “ Thượng thanh khí
” được làm bằng một lối thơ bí hiểm, khó mà suy nghiệm cho ra nghĩa.
Có thể nói, mỗi một tập thơ ra đời đã đánh dấu những mốc tâm lí rất riêng biệt
trong con người Hàn Mặc Tử. Thơ Hàn Mặc Tử là một bản hòa phối những thanh
âm trầm và bổng. Thưở ban đầu mới yêu, thơ Tử nồng nàn, say đắm. Khi tình u
đó bị ngăn trở bởi những nhát cắt của thực tại thì tiếng thơ trở nên quằn quại, rên
xiết; cuối cùng, khi tình u đó vượt ngưỡng của niềm đau thì lời thơ trở nên thanh
thốt, nhẹ nhàng đến kì lạ. Phải tự mình đi đến tận cùng của nỗi đau, của sự tuyệt
vọng thì Hàn Mặc Tử mới bật ra một giọng thơ đau thương, rên xiết bậc nhất của
thời đại Thơ Mới như vậy.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×