Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.07 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------**------

NGUYỄN HUY BÌNH

ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP
CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------**------

NGUYỄN HUY BÌNH

ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP
CỦA HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2013)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Trọng Ngoãn

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của Tiến sĩ Bùi Trọng Ngoãn. Các số liệu, kết quả khảo sát nêu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Bình


LỜI CẢM ƠN
Có được bản luận văn tốt nghiệp Cao học chun ngành Ngơn ngữ học khóa
31 (K31), tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Đại học Đà Nẵng,
Trường Đại học Sư phạm, Phòng Đào tạo, Khoa Ngữ Văn, Ban Tổ chức Thành ủy
Đà Nẵng, Quận ủy Sơn Trà, Đảng ủy phường Nại Hiên Đơng và đặc biệt là Tiến sĩ
Bùi Trọng Ngỗn, người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ tác giả về mặt
khoa học trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu, hoàn thành đề tài “Đặc điểm
từ vựng và ngữ pháp của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(sửa đổi, bổ sung năm 2013)”.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học trong và
ngoài Đại học Đà Nẵng đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học
quý báu chuyên ngành Ngôn ngữ học cho bản thân tác giả trong những năm tháng
học tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. Qua đây, cũng xin ghi nhận
những ý kiến đóng góp và nhiệt tình giúp đỡ của các bạn học viên các lớp Cao học

Ngôn ngữ học K29, K30, K31 đối với tác giả về mọi mặt.
Sự thành cơng của luận văn này, ngồi việc nỗ lực của bản thân tác giả, cịn có
sự đóng góp, giúp đỡ q báu của q thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp trong quá trình
triển khai thực hiện. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các đơn
vị và cá nhân đã hết lịng quan tâm giúp đỡ tác giả hồn thành cơng trình nghiên
cứu này. Dù đã nỗ lực, cố gắng, song dĩ nhiên luận văn vẫn khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót về mặt khoa học, về mặt chun mơn… Vì vậy, tác giả rất mong
nhận được sự góp ý, phê bình của q thầy giáo, cơ giáo, các nhà khoa học, độc giả
và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Huy Bình


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 6
7. Bố cục của luận văn ............................................................................................. 7
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............. 8
1.1. Đặc điểm ngôn ngữ hành chính - cơng vụ ........................................................ 8
1.1.1. Khái niệm phong cách chức năng ngơn ngữ hành chính - cơng vụ ........... 8
1.1.2. Các kiểu loại văn bản của phong cách chức năng ngơn ngữ hành chính cơng vụ ............................................................................................................... 10
1.1.3. Chức năng ngôn ngữ trong phong cách chức năng ngơn ngữ hành chính cơng vụ ............................................................................................................... 12
1.1.4. Các đặc trưng của phong cách chức năng ngơn ngữ hành chính - công vụ .. 12
1.1.5. Đặc điểm ngôn ngữ của phong cách hành chính - cơng vụ...................... 14
1.2. Giới thiệu chung về các bản Hiến pháp ở Việt Nam ...................................... 21

1.2.1. Định nghĩa Hiến pháp............................................................................... 21
1.2.2. Phân loại Hiến pháp ................................................................................. 23
1.2.3. Hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp của Việt
Nam .................................................................................................................... 23
1.2.4. Đặc điểm chung về ngôn ngữ trong các bản Hiến pháp của Việt Nam ... 29
1.3. Tiểu kết ........................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA CỦA VĂN BẢN HIẾN
PHÁP 2013 ............................................................................................................... 31
2.1. Các lớp từ vựng trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí từ vựng học ........... 32
2.1.1. Các lớp từ vựng xét theo tiêu chí nguồn gốc............................................ 32
2.1.2. Các lớp từ vựng xét theo tiêu chí phạm vi sử dụng.................................. 36


2.1.3. Các lớp từ vựng xét theo tiêu chí mức độ sử dụng................................... 46
2.2. Các lớp từ vựng trong Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí cấu tạo từ ............... 48
2.2.1. Từ đơn ...................................................................................................... 51
2.2.2. Từ ghép ..................................................................................................... 52
2.2.3. Ngữ định danh .......................................................................................... 52
2.3. Các lớp từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét theo tiêu chí phạm vi biểu vật .. 52
2.4. Các lớp từ vựng xét theo bình diện phong cách học ...................................... 57
2.5. Tiểu kết ........................................................................................................... 59
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HIẾN PHÁP 2013 .... 61
3.1. Đặc điểm từ loại của hệ thống từ vựng trong văn bản Hiến pháp 2013 ......... 61
3.1.1. Danh từ ..................................................................................................... 62
3.1.2. Động từ ..................................................................................................... 64
3.1.3. Tính từ ...................................................................................................... 68
3.1.4. Đại từ ........................................................................................................ 68
3.1.5. Liên từ ...................................................................................................... 69
3.1.6. Từ chỉ lượng ............................................................................................. 69
3.1.7. Phó từ........................................................................................................ 70

3.2. Đặc điểm cú pháp của văn bản Hiến pháp 2013............................................. 70
3.2.1. Các kiểu câu phân chia theo tiêu chí mục đích phát ngôn ....................... 72
3.2.2. Các kiểu câu phân chia theo tiêu chí cấu trúc .......................................... 76
3.2.3. Các kiểu câu phân chia theo tiêu chí lơgic ............................................... 84
3.3. Liên kết văn bản và phân đoạn trong bản Hiến pháp 2013 ............................ 86
3.3.1. Liên kết liên câu trong văn bản Hiến pháp 2013...................................... 86
3.3.2. Liên kết liên đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013 ................................... 89
3.3.3. Cách phân đoạn trong văn bản Hiến pháp 2013....................................... 91
3.4. Tiểu kết ........................................................................................................... 91
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.

Số lượng các lớp từ vựng trong Hiến pháp 2013 theo tiêu

32

chí nguồn gốc
2.2.

Số lượng và tỷ lệ các từ vựng trong bản Hiến pháp 2013 xét


50

theo tiêu chí cấu tạo từ
3.1.

Số lượng và tỉ lệ từ loại trong bản Hiến pháp 2013

62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước đặt ra và bảo
đảm thực hiện. Văn bản pháp luật là công cụ vô cùng quan trọng trong hoạt động
quản lí nhà nước và có tác dụng to lớn đến đời sống xã hội. Chính vì vậy, các văn
bản pháp luật được xây dựng với những yêu cầu chặt chẽ cả về nội dung lẫn hình
thức. Trong các yêu cầu đó, u cầu về ngơn ngữ là u cầu cơ bản và có ý nghĩa
thiết thực.
Hiến pháp là loại văn bản pháp luật quan trọng nhất xét về hiệu lực và những
vấn đề cơ bản mà Hiến pháp quy định như: chế độ chính trị, kinh tế, xã hội của đất
nước; quyền và nghĩa vụ của công dân, thể chế nhà nước và các nguyên tắc cơ bản
của việc tổ chức và hoạt động của các thể chế đó… Bất cứ một văn bản pháp luật
nào cũng không được trái với Hiến pháp. Về mặt ngôn ngữ, Hiến pháp là loại văn
bản tiêu biểu của ngôn ngữ pháp luật, ở Hiến pháp hội tụ những đặc điểm cơ bản
của nhiều thể loại văn bản pháp luật khác.
Văn bản pháp quyền là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luật học, vì vậy văn
bản pháp quyền thường được quan tâm ở chỗ: tính minh bạch, tính chính xác và khả

năng thực thi. Trong khi đó, văn bản pháp quyền là một bộ phận của văn bản hành
chính. Đặc điểm ngơn ngữ của phong cách chức năng hành chính thường được miêu
tả một cách chung nhất mà chưa hướng đến đặc điểm ngôn ngữ của các tiểu loại
trong văn bản hành chính. Do đó, nghiên cứu về ngơn ngữ của văn bản pháp quyền
là một cách lấp đầy những chỗ khiếm khuyết về mặt ngơn ngữ của văn bản hành
chính. Trong thực tế, văn bản pháp quyền không chỉ được ngành luật mà cịn được
cả bộ máy hành chính quan tâm. Nhưng sự quan tâm đó thường thiên lệch về
phương diện nội dung, hoặc nếu có, chỉ là một sự trao đổi nào đó về mặt ngơn ngữ
trong văn bản pháp quyền (trao đổi về ngữ nghĩa của từ hay tính chính xác của từ).
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn
diện và cụ thể về mặt ngôn ngữ của thể loại văn bản pháp quyền, hơn nữa cũng
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của văn bản


2

Hiến pháp năm 2013. Để bù đắp cho sự thiếu hụt này chúng tôi chọn đề tài: “Đặc
điểm từ vựng và ngữ pháp của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2013)” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Khi nghiên cứu các loại văn bản pháp luật, các nhà nghiên cứu ở Việt
Nam thường xếp chúng vào phạm vi ngơn ngữ hành chính, thuộc phong cách hành
chính - cơng vụ. Bởi từ thực tế hệ thống chính trị của Việt Nam, nền hành chính
hiểu theo nghĩa rộng không chỉ giới hạn ở công việc của bộ máy hành pháp, mà bao
gồm cả hoạt động các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan tổ chức lập pháp và tư
pháp. (Lương Thị Hiền (2014), Các phương tiện ngơn ngữ biểu thị quyền lực trong
giao tiếp hành chính, LATS, Học viện Khoa học Xã hội, H.). Trong các cơng trình
nghiên cứu về phong cách và văn bản có đề cập đến một số đặc điểm cơ bản và vị
trí của ngơn ngữ trong thể loại văn bản pháp luật tiếng Việt; Võ Bình, Lê Anh Hiền,
Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982) trong Phong cách học tiếng Việt; Đinh Trọng

Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2002), Phong cách học tiếng Việt; Cù Đình Tú (1983),
Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt; Hữu Đạt (1999), Phong cách học
tiếng Việt hiện đại… đều xếp văn bản pháp luật vào phong cách hành chính - cơng
vụ. Cù Đình Tú (1991) trong Phong cách học tiếng Việt xếp văn bản pháp luật là
một tiểu loại thuộc phong cách hành chính; cịn Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn
Hàm (1997) trong Văn bản và lưu trữ đại cương thì gọi chúng là văn bản quản lý
nhà nước. Các cơng trình này đều tập trung phân loại và nêu lên một số đặc điểm về
từ vựng, cú pháp và văn bản của văn bản pháp luật với tư cách là một tiểu loại của
phong cách hành chính - cơng vụ.
Bên cạnh đó, các cơng trình của Nguyễn Văn Khang (2012), Chính sách ngơn
ngữ của Đảng và nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ; Dương Thị Hiền (2008),
Phân tích ngơn ngữ văn bản pháp luật qua văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ và Hiến
pháp Việt Nam; Nguyễn Thị Ly Na (2012), Đặc điểm ngôn ngữ trong luật Giáo dục
của Việt Nam… đã quan tâm tìm hiểu đến cơ chế hình thức của hệ thống ngơn ngữ,


3

về chức năng, vai trị của nó trong từng thể loại văn bản pháp luật cụ thể. Năm
2014, Lương Thị Hiền đã nghiên cứu một khía cạnh khác về ngơn ngữ pháp luật là
sự biểu thị quyền lực của các phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp
pháp đình - hoạt động xét xử của tịa án. Trong phần Đặc điểm của tiếng Việt trong
các văn bản quy phạm pháp luật in trong “Những vấn đề lập pháp ngôn ngữ ở Việt
Nam”, lần đầu tiên ngôn ngữ học pháp luật ở Việt Nam được xem là một phân
ngành khoa học độc lập có đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu riêng.
Như vậy, đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ pháp luật theo
nhiều phương diện khác nhau. Trong luận văn này, chúng tôi nhận thấy rằng, việc
nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của văn bản Hiến pháp năm 2013 và khái qt hóa
về ngơn ngữ văn bản pháp quyền theo hướng nghiên cứu phong cách học, là có sự
kế thừa và tiếp thu các quan điểm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam.

2.2. Trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, vai
trò của pháp luật ngày càng được nâng cao. Điều 8 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nêu rõ: “Nhà nước được tổ chức
và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp
luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Trong những năm qua, Nhà nước ta
luôn chú trọng công tác đào tạo, giáo dục, nghiên cứu về khoa học pháp lý, khoa
học về Nhà nước và pháp luật, mục đích nghiên cứu khơng chỉ đơn thuần mang tính
nhận thức về các hiện tượng và các quá trình về Nhà nước và về pháp luật mà chủ
yếu nhằm giải quyết những vấn đề của thực tiễn, của quá trình tổ chức và hoạt động
của Nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội
và bảo vệ nhân dân, trong việc duy trì trật tự và kỷ cương xã hội.
Đến nay, ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Nhà nước và pháp
luật, hành chính học, tiêu biểu như: Những vấn đề lí luận cơ bản về nhà nước và
pháp luật của Đào Trí Úc (chủ biên); Nghiên cứu chức năng ngôn ngữ văn bản
quản lý nhà nước của Nguyễn Thị Hà; Soạn thảo văn bản của các tổ chức Đảng,
mặt trận, cơng đồn, thanh niên, phụ nữ cấp cơ sở và trên cơ sở của Lê Văn In;


4

Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Nguyễn Duy Phương; Tìm hiểu kỹ thuật
trình bày văn bản cơng tác văn thư luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
Lê Văn Chấn...
2.3. Từ khi ra đời bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp 1946 cho
đến nay là bản Hiến pháp 2013, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Hiến pháp
trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng chủ yếu về mặt nội dung, kỹ thuật lập
hiến và các vấn đề cụ thể trong các bản Hiến pháp, nhưng hầu như rất ít cơng trình
nghiên cứu về mặt ngôn ngữ của các bản Hiến pháp, đặc biệt là bản Hiến pháp
2013. Mặt khác, Luật Hiến pháp là một ngành luật, một khoa học pháp lý và bộ
mơn học đặc biệt quan trọng, đóng vai trị trung tâm của hệ thống pháp luật và khoa

học pháp lý của Việt Nam. Các chế định, quy phạm của Luật Hiến pháp là cơ sở
pháp lý cho việc xây dựng mới, sửa đổi hoặc hủy bỏ các chế định, quy phạm của
các ngành luật khác. Chính vì vậy, Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ
thống pháp luật Việt Nam. Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Luật
Hiến pháp như: Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam của Nguyễn Đăng Dung, Đặng
Minh Tuấn (đồng chủ biên); Tìm hiểu pháp luật: Luật Hiến pháp Việt Nam của các
tác giả Nguyễn Đăng Dung, Lê Hữu Thể, Nguyễn Thị Khế, Ngơ Đức Tuấn; Hiến
pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nền tảng chính trị, pháp lý cho
cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước trong thời kỳ mới của Nguyễn Như Phát, Bùi
Đức Hiển…
Văn bản Hiến pháp với tư cách là một phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học ở
Việt Nam, đã có các nhà ngơn ngữ học nghiên cứu ở các mặt sau: Thứ nhất, tìm
hiểu các chính sách, quy định cụ thể của nhà nước về ngôn ngữ được thể hiện trong
Hiến pháp (Nguyễn Thiện Giáp, 2004; Nguyễn Văn Khang, 2010). Thứ hai, phân
tích các phương diện ngơn ngữ của diễn ngôn Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (sửa
đổi năm 2001), thể hiện qua các chức năng: các chức năng tư tưởng, chức năng liên
nhân và chức năng tạo lập văn bản (Dương Thị Hiền, 2008). Thứ ba, tìm hiểu đặc
trưng chung của ngôn ngữ trong 4 bản Hiến pháp Việt Nam (Nguyễn Văn Khang,
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam, 2012).


5

2.4. Các luận án, luận văn, các bài báo khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ của
các bản Hiến pháp của Việt Nam như: Lê Hùng Tiến (1999) với luận án “Một số
đặc điểm của ngôn ngữ pháp luật tiếng Việt” đã nghiên cứu về ngôn ngữ pháp luật
với tư cách là một thể loại diễn ngôn độc lập. Tiếp theo đó là các cơng trình nghiên
cứu của Nguyễn Thị Ly Na: Biến đổi từ ngữ về quyền con người, quyền công dân
trong các bản Hiến pháp ở Việt Nam, Tạp chí Ngơn ngữ & Đời sống, số 1, năm
2015; Biến đổi từ ngữ quy định chế độ kinh tế trong các bản Hiến pháp của Việt

Nam, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 2, ngày 23/8/2015, Viện Ngôn ngữ học;
Đặc điểm từ ngữ trong các bản Hiến pháp của Việt Nam dưới tác động của các
nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Viện Ngơn
ngữ học, năm 2015.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ của Hiến pháp Việt Nam
chưa có nhiều, và chủ yếu tập trung nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ của các bản
Hiến pháp, chứ chưa có cơng trình nào nghiên cứu về đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa,
ngữ pháp, phong cách chức năng ngôn ngữ của các bản Hiến pháp Việt Nam nói
chung và bản Hiến pháp 2013 nói riêng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung hướng vào những mục tiêu cụ thể sau:
- Miêu tả đặc điểm từ vựng, ngữ pháp của bản Hiến pháp 2013.
- Bản luận văn bước đầu đặt một điểm nhìn về đặc điểm ngơn ngữ của văn bản
pháp quyền.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài trước hết là hệ thống từ vựng và ngữ pháp
được sử dụng trong văn bản Hiến pháp 2013. Đề tài cũng tập trung nghiên cứu về
phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính - cơng vụ và những đặc trưng cơ bản,
cốt yếu của văn bản pháp quyền.


6

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ được sử dụng để miêu tả, phân tích đặc điểm
từ vựng và ngữ pháp của văn bản Hiến pháp 2013, từ đó đưa ra những nhận xét,
đánh giá về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản Hiến pháp 2013, đồng thời bước đầu
khái quát những đặc trưng cơ bản của văn bản pháp quyền.
- Phương pháp điều tra, khảo sát văn bản: nhằm cung cấp chứng cứ cho luận

văn, là cơ sở để rút ra những kết luận khoa học.
- Thủ pháp thống kê, phân loại nhằm kiểm chứng những giả thuyết hay những
lý thuyết đã có sẵn liên quan đến đề tài luận văn.
6. Đóng góp của đề tài
Cái mới của đề tài là lần đầu tiên nghiên cứu bản Hiến pháp 2013 dưới góc độ
lý thuyết ngơn ngữ. Đề tài nghiên cứu này sẽ hệ thống hóa các quan điểm, các
khuynh hướng nghiên cứu về phong cách học tiếng Việt; về hành chính học và luật
học; miêu tả, phân tích đặc điểm từ vựng và ngữ pháp của văn bản Hiến pháp 2013.
Từ đó, khái quát hóa một số đặc điểm của ngơn ngữ văn bản pháp quyền trên hai
bình diện: từ vựng và ngữ pháp.
Luận văn góp phần cung cấp cho ngôn ngữ học một số cứ liệu về đặc điểm từ
vựng - ngữ nghĩa và ngữ pháp được sử dụng trong bản Hiến pháp 2013. Luận văn
bước đầu vận dụng các lý thuyết về ngôn ngữ học để chỉ ra những đặc trưng cơ bản
của ngôn ngữ Hiến pháp Việt Nam và văn bản pháp quyền nói chung. Những kết
quả nghiên cứu của luận văn có thể ứng dụng vào việc xây dựng các loại văn bản
pháp luật, văn bản hành chính - cơng vụ được đảm bảo đúng quy định về mặt phong
cách chức năng ngôn ngữ, kỹ thuật lập hiến, lập pháp, thể loại văn bản; tham khảo
trong việc nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ pháp luật, luật học, hành chính học...


7

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương 1. Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa của văn bản Hiến pháp 2013.
Chương 3. Đặc điểm ngữ pháp của văn bản Hiến pháp 2013.



8

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Đặc điểm ngơn ngữ hành chính - cơng vụ
1.1.1. Khái niệm phong cách chức năng ngơn ngữ hành chính - cơng vụ
Hành chính cơng là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, là sự tác
động có tổ chức và là sự điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của Nhà nước tới các
quá trình xã hội và hành vi của con người thông qua việc các cơ quan hành chính Nhà
nước từ trung ương đến địa phương tiến hành nhằm duy trì và phát triển các mối quan
hệ xã hội và trật tự pháp luật, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân.
Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh Nhà nước thực hiện theo
quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân
và xã hội.
Phong cách chức năng ngôn ngữ (PCCNNN) là dạng tồn tại của ngôn ngữ dân
tộc biểu thị quy luật lựa chọn, sử dụng các phương tiện biểu hiện tùy thuộc vào tổng
hợp các nhân tố ngồi ngơn ngữ như hồn cảnh giao tiếp, đề tài và mục đích giao
tiếp, đối tượng tham dự giao tiếp”. [32, tr. 45].
Cho đến nay, các tác giả của các cơng trình nghiên cứu, sách về phong cách
học tiếng Việt đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về PCCNNN hành chính cơng vụ, tiêu biểu như:
1) “Ngơn ngữ hành chính - cơng vụ thực hiện chức năng thông báo. Khác với
ngôn ngữ khoa học, ngơn ngữ hành chính - cơng vụ làm nhiệm vụ giao dịch giữa
nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, giữa cơ
quan này với cơ quan khác, giữa nước này và nước khác”. [6, tr. 85-86];
2) “Phong cách hành chính tồn tại chủ yếu dưới dạng văn bản viết. Chức
năng của phong cách này là thơng báo. Nó thơng báo bằng các giấy tờ, văn kiện
nghiêm chỉnh”. [32, tr. 164];



9

3) “PCCNNN hành chính - cơng vụ là phong cách được sử dụng để trao đổi
những cơng việc hành chính sự vụ hàng ngày giữa các cơ quan hành chính, các
đoàn thể, các cấp từ Trung ương xuống địa phương với các thành viên và bộ phận
xã hội có liên quan”. [11, tr. 114];
4) Theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (2002) trong Phong cách học
tiếng Việt: Phong cách hành chính - cơng vụ là khn mẫu (hiểu là khn hoặc mẫu
để sản xuất ra một loạt sản phẩm như nhau) thích hợp để xây dựng lớp văn bản
trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính - cơng
vụ. Nói một cách cụ thể hơn, đó là vai của nhà luật pháp, người quản lí, người làm
đơn, người xin thị thực, người làm biên bản, người kí hợp đồng… tất cả những ai
tham gia vào guồng máy tổ chức, quản lí, điều hành các mặt của đời sống xã hội.
Phong cách hành chính - công vụ đặc biệt dựa vào kiểu ngôn ngữ viết - phi
nghệ thuật, được sử dụng trong những hoàn cảnh theo nghi thức, trong tình thế vai
bằng nhau hay không bằng nhau giữa những người giao tiếp. Trong phong cách
hành chính - cơng vụ yếu tố cá nhân của người nói bị loại trừ hồn tồn.
Ngơn ngữ được sử dụng trong PCCNNN hành chính - cơng vụ chủ yếu tồn tại
ở dạng viết, trong những tài liệu, văn kiện, giấy tờ được soạn thảo, được viết ra theo
những chuẩn mực của ngơn ngữ viết. Tuy nhiên, nó cũng xuất hiện dưới dạng nói,
chẳng hạn trong những sắc lệnh, thơng báo, nghị quyết, chỉ thị… được phát đi trên
hệ thống đài phát thanh, truyền hình. Trong trường hợp này, thật ra khơng phải dạng
nói thực sự, mà đúng hơn phải nói là kênh truyền đạt thơng tin bằng miệng. Bởi vì
những tài liệu này khơng phải là được trình bày hay kể lại mà là được đọc lại, nghĩa
là chúng không chịu một sự biến đổi nào bên trong, ngữ điệu đọc hoàn toàn bị phụ
thuộc vào cấu trúc và nội dung của văn bản. Các hình thức miệng trong truyền đạt
thơng tin như vậy mặc dù khơng có khả năng làm dao động tính chất viết của tài
liệu, nhưng nó vẫn có một ý nghĩa to lớn trong sự giao tiếp bằng lời nói. Nhờ có
radiơ, tivi mà phạm vi phổ biến của phong cách ngơn ngữ hành chính - cơng vụ trở
nên được mở rộng khơng có giới hạn.



10

Đáng chú ý là, một số thể loại văn bản hành chính - cơng vụ được hướng vào
sự tri giác trong hình thức miệng (dù có được viết ra trước, được chuẩn bị ít nhiều
từ trước) như: báo cáo, huấn thị, hướng dẫn, lời tường trình có tính chất pháp lý, lời
tuyên án của quan tòa, lời hỏi đáp, chẳng hạn về thể lệ đăng ký kinh doanh… người
ta sử dụng thêm những yếu tố của lời nói hội thoại để làm cho ngơn ngữ hành chính
bớt khơ khan, bớt nặng nề đối với sự tri giác bằng tai.
Từ những định nghĩa và các vấn đề nêu trên, chúng tôi quan niệm: PCCNNN
hành chính - cơng vụ là khn mẫu ngơn ngữ được sử dụng trong các quan hệ hành
chính - công vụ, liên quan tới các vấn đề thuộc về sự vận hành xã hội và có giá trị
pháp lý. Phong cách này được sử dụng trong những hoàn cảnh theo nghi thức, vai
trò giao tiếp là tư cách xã hội của các nhân vật, ngôn bản chủ yếu thuộc dạng viết,
phi nghệ thuật.
1.1.2. Các kiểu loại văn bản của phong cách chức năng ngơn ngữ hành chính cơng vụ
Để đảm bảo giá trị pháp lý ngôn bản hành chính phải ở dạng viết, có khi được
truyền đạt bằng miệng nhưng đó chỉ là hình thức trình bày, chuyển tin.
Văn bản thuộc phong cách hành chính - cơng vụ tồn tại dưới nhiều hình thức,
người ta có thể đứng từ nhiều góc độ khác nhau để phân chia chúng thành các nhóm
khác nhau.
Theo Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa (2002), Phong cách học tiếng Việt thì:
a) Dựa vào nội dung, ý nghĩa sự vật - logic, người ta chia văn vản hành chính cơng vụ ra các kiểu như: văn thư, pháp luật, quân sự, ngoại giao, thương mại, kinh tế.
b) Dựa vào những đặc điểm về kết cấu, về tu từ người ta chia văn bản hành
chính - công vụ ra các thể loại, như:
- Mệnh lệnh, điều lệnh, báo cáo, hướng dẫn… trong kiểu văn bản quân sự;
- Công điện, giác thư (bị vong lục), công hàm, hiệp định, hiệp nghị, hiệp ước,
điều ước, nghị định thư, chứng thư nhà nước… trong kiểu văn bản ngoại giao;



11

- Hiến pháp, sắc lệnh, mệnh lệnh, điều lệ, nghị định, thông tư, quy chế, thông
báo… trong kiểu văn bản pháp quyền;
- Thông báo, thông tư, chỉ thị, nghị quyết, quyết định; đơn từ, báo cáo, biên
bản, phúc trình; giấy khen, văn bằng, giấy chứng nhận các loại; hợp đồng, hóa đơn,
giấy biên nhận, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép… trong kiểu văn bản văn thư.
Theo Hữu Đạt, trong Phong cách học tiếng Việt hiện đại, phân chia thành 2
nhóm như sau:
a) Phân chia theo khu vực quản lý hành chính và ngành nghề, bao gồm: văn
bản hành chính; văn bản ngoại giao, văn bản pháp luật, chính trị; văn bản dùng
trong quốc phòng; văn bản dùng trong thương mại - kinh tế.
b) Phân chia dựa trên tính chất và cấu trúc của văn bản, bao gồm: 1) Nhóm
các văn bản có cấu trúc đơn giản (giấy gọi, giấy báo, công văn, giấy mời, văn bằng;
đơn từ; điện báo, điện tín, cơng điện, điện mừng; quốc thư, giác thư, cơng hàm); 2)
nhóm các văn bản có cấu trúc tương đối phức tạp (sắc lệnh, thông đạt, chỉ thị, chỉ
định, quyết định, nghị định, thông tư, điều lệnh, quân lệnh); 3) nhóm các văn bản có
cấu trúc phức tạp (pháp lệnh, điều luật, hiến pháp, điều lệ, quy chế; hiệp ước, hiệp
định, thỏa ước, điều ước, tuyên bố chung).
Theo chúng tôi, cách phân chia hợp lý và tiện dụng hơn cả là dựa vào phạm vi
biểu đạt và các đặc điểm về ngơn ngữ, thể loại của ngơn bản hành chính - công vụ
chia thành các kiểu dạng:
a) Văn bản văn thư
- Nghị quyết, chỉ thị, thông tư, quyết định, thông báo…
- Báo cáo, đơn từ, biên bản, tường trình, phúc trình…
- Văn bằng, giấy chứng nhận, giấy phép, giấy biên nhận…
- Giấy mời, giấy gọi, giấy báo…
- Công văn, công điện, điện báo…
b) Văn bản pháp quyền

- Hiến pháp, các bộ luật, sắc lệnh, điều lệ, quy chế, quy định, nội quy…


12

c) Văn bản ngoại giao
- Công điện, công hàm, quốc thư diễn từ, đáp từ, hiệp định, điều ước, nghị
định thư, chứng thư nhà nước…
d) Văn bản quân sự
- Mệnh lệnh, báo cáo, điều lệnh, nhật lệnh…
e) Văn bản kinh tế, thương mại
- Hợp đồng, hóa đơn, chứng từ…
1.1.3. Chức năng ngôn ngữ trong phong cách chức năng ngôn ngữ hành chính cơng vụ
Theo cách phân loại các chức năng của ngơn ngữ, thì PCCNNN hành chính cơng vụ có hai chức năng chủ yếu. Đó là chức năng giao tiếp lí trí (thơng báo, thực
thi mệnh lệnh) và chức năng ý chí (yêu cầu, sai khiến). Hai chức năng này đồng thời
tồn tại như trong biên bản (vừa có phần thông báo nội dung làm việc của hội nghị
vừa có phần nghị quyết phải thực hiện), nhưng có lúc ý nghĩa thông báo nổi lên như
trong chứng từ, chứng thư, giấy chứng nhận; có khi có ý nghĩa sai khiến là chính
như trong mệnh lệnh.
Để thực hiện các chức năng này, phong cách hành chính - cơng vụ cần phải
đem lại cho các văn bản (dùng trong lĩnh vực các quan hệ pháp luật giữa con người
trong xã hội) một màu sắc phong cách đặc biệt, đó là yêu cầu phải thực hiện, bắt
buộc phải thi hành điều đã được thông báo.
1.1.4. Các đặc trưng của phong cách chức năng ngơn ngữ hành chính - cơng vụ
Chức năng của ngơn ngữ được hiện thực hóa trong phong cách hành chính cơng vụ quy định sự tồn tại của những đặc trưng chung của phong cách này, có
nghĩa là những thuộc tính khu biệt, những nét phong cách nổi bật. Phong cách ngơn
ngữ hành chính - cơng vụ có những đặc trưng chung sau đây:


13


1.1.4.1. Tính chính xác - minh bạch (hay tính phi biểu cảm)
Tính chính xác trong cách dùng từ, đặt câu cần phải đi đơi với tính minh bạch
trong kết cấu đoạn mạch của văn bản, để đảm bảo cho tính chính xác, tính đơn
nghĩa của nội dung. Văn bản hành chính - cơng vụ chỉ cho phép một cách hiểu,
khơng gây hiểu lầm. Đặc biệt tính chính xác trong cách diễn đạt các chuẩn mực
pháp luật và sự cần thiết phải hiểu và giải thích chúng một cách tuyệt đối ăn khớp,
đó là mục tiêu cần đạt được của các văn bản lập pháp, để góp phần vào việc thực
hiện điều chỉnh của pháp luật nhà nước. Phong cách hành chính - cơng vụ cịn địi
hỏi sự chính xác hơn phong cách khoa học, vì nhiều khi các nhà khoa học cịn có
những cách hiểu khác nhau về cùng một thuật ngữ, một khái niệm, một phạm trù.
Nhưng một văn bản hành chính - cơng vụ khơng chính xác, khơng minh bạch sẽ gây
ra những cách hiểu khác nhau làm cho người ta thắc mắc, không biết cần phải thực
hiện như thế nào, đồng thời cũng sẽ tạo cơ hội cho những kẻ xấu tìm cách xun
tạc, bóp méo, lợi dụng, và như vậy sẽ gây ra những hậu quả khơng thể lường được.
1.1.4.2. Tính cơng vụ hay tính nghiêm túc, khách quan
Tính nghiêm túc, khách quan trong cách trình bày có thể coi là dấu hiệu chung
của các tài liệu hành chính - cơng vụ dùng để diễn đạt tính xác nhận, khẳng định
của những tài liệu này. Một tài liệu hành chính - cơng vụ nếu nó khơng có tính chất
cá thể (như đơn xin của cá nhân, lời giải thích của cá nhân…), thì về ngun tắc nó
khơng có danh nghĩa là của cá nhân tác giả, và chữ ký của người chịu trách nhiệm
chỉ khẳng định tính chất xác thực của tài liệu, chứ khơng phải khẳng định tác giả.
Điều này khơng có nghĩa là tài liệu hành chính - cơng vụ khơng được do một người
thảo ra, mà phải hiểu là những quy luật của phong cách hành chính - cơng vụ khơng
cho phép những sự thay đổi về hình thức của tài liệu theo cá tính của tác giả. Trong
phong cách khoa học, tính khách quan đem đến cho hệ thống lập luận một giá trị
chân thực lớn hơn. Còn trong phong cách hành chính - cơng vụ tính khách quan vốn
gắn với chuẩn mực pháp luật lại nhấn mạnh tính chất xác thực - khẳng định, tính
chất chỉ thị - mệnh lệnh cần tn theo của tài liệu, và đó khơng phải là dấu hiệu chỉ



14

riêng có của các văn bản lập pháp, mà là dấu hiệu chung của tất cả các văn bản hành
chính - cơng vụ, như: hành chính, quản trị, tịa án, viện kiểm sát…
1.1.4.3. Tính khn mẫu (tính khn mẫu đồng loạt)
Việc sử dụng rộng rãi theo mẫu những phương tiện quy định, quy phạm là dấu
hiệu phân biệt của phong cách hành chính - cơng vụ. Trong phong cách khoa học,
những phương tiện ngôn ngữ quy định, quy phạm cũng được sử dụng, nhưng chúng
bị hạn chế trong những từ ngữ riêng lẻ, những lược đồ kết cấu riêng lẻ. Cịn trong
phong cách hành chính - cơng vụ, sự quy định, sự quy phạm theo những mẫu nhất
định lại động đến khơng phải những yếu tố riêng lẻ của hình thức mà toàn bộ tài
liệu chung. Việc sử dụng một kiểu thủ tục giấy tờ trong phong cách hành chính công vụ như: tuyển dụng việc làm, yêu cầu, đề nghị, lãnh đạo, thi hành kỷ luật,
quyết định khen thưởng, nhận xét tư cách đạo đức cán bộ, cấp chứng minh thư, hoạt
động kế tốn… Sự có mặt của những hình thức tương ứng với các loại tài liệu khác
nhau sẽ làm dễ dàng công việc trong lĩnh vực hành chính - cơng vụ, giúp ngăn ngừa
những sai lầm có thể xảy ra; đặc biệt tạo điều kiện áp dụng những phương tiện máy
móc tự động trong việc xử lý khối thư từ giao dịch và tài liệu nói chung. Một tài
liệu hành chính - cơng vụ bắt buộc phải được thảo ra và được chứng thực theo đúng
hình thức quy phạm, theo đúng mẫu nhất định.
Các đặc trưng chung nêu trên của phong cách hành chính - cơng vụ được biểu
hiện rõ rệt trong những đặc điểm ngôn ngữ của phong cách này. Và tất nhiên, sự
biểu hiện này có những mức độ khác nhau trong những kiểu loại văn bản khác nhau
của phong cách hành chính - cơng vụ.
1.1.5. Đặc điểm ngơn ngữ của phong cách hành chính - công vụ
1.1.5.1. Đặc điểm ngữ âm
Ngôn ngữ được sử dụng trong PCCNNN hành chính - cơng vụ bắt buộc phải
sử dụng hệ thống ngữ âm chuẩn.
Dù viết hay in đều phải sử dụng kiểu chữ chân phương, dễ đọc.
Cách viết các chữ số, hạng mục, bảng biểu đều tuân theo những quy định chặt chẽ.



15

1.1.5.2. Đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa
Đặc điểm nổi bật trong việc sử dụng từ vựng ở phong cách hành chính - cơng
vụ là khuynh hướng lựa chọn những từ ngữ thật chính xác đứng về mặt nội dung và
những từ ngữ trang trọng hoặc từ ngữ trung hòa đứng về mặt sắc thái biểu cảm.
Từ ngữ của phong cách hành chính - cơng vụ có hai dấu hiệu cơ bản: thứ nhất,
màu sắc tu từ học sách vở vừa phải, và thứ hai, tỷ lệ phần trăm cao của các phương
tiện khuôn mẫu (những cái gọi là khuôn sáo hành chính). Hệ thống thuật ngữ của
phong cách hành chính - cơng vụ ít trừu tượng hơn so với phong cách khoa học.
“Khn sáo hành chính” là một khái niệm được Đinh Trọng Lạc sử dụng trong
“Phong cách học tiếng Việt” (1993). Có thể nói, “khn sáo hành chính” là đơn vị
từ vựng hay đơn vị cú pháp luôn ln được tái hiện, có tương quan với những hồn
cảnh thường được lặp đi lặp lại hoặc với những khái niệm phổ biến, và làm cho
chúng được diễn đạt dễ dàng. Đặc điểm của phong cách hành chính - cơng vụ là sự
chiếm ưu thế của khn sáo hành chính của các phương tiện khuôn mẫu và sự giảm
xuống tối thiểu của các phương tiện cá nhân tác giả, đặc biệt trong một số thể loại
như: thông báo, chứng chỉ, chứng từ…
Các từ ngữ hành chính và các khn sáo hành chính xuất hiện với tần số cao.
Từ ngữ thuộc hệ thống thuật ngữ và thuộc phạm vi hành chính của phong cách
hành chính - cơng vụ là những từ ngữ sau đây:
- Tên gọi tổ chức, cơ quan, đoàn thể: Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Ủy ban nhân dân, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật, Công ty trách
nhiệm hữu hạn…
- Tên người và chức trách trong quan hệ hành chính: Giám đốc, Trưởng phòng,
Chánh văn phòng, bên nguyên, bên bị, nguyên cáo, bị cáo, bị đơn, đương sự…
- Tên gọi các loại tài liệu: Công văn, luật, văn bản dưới luật, hợp đồng, biên
bản ghi nhớ…

- Từ ngữ thuộc về thể thức hành chính - cơng vụ: kính gửi, đồng kính gửi, kính


16

chuyển, căn cứ vào, theo đề nghị, chịu trách nhiệm thi hành, có hiệu lực từ ngày,
các đơn vị hữu quan…
- Từ ngữ văn hóa chung được dùng một cách đặc biệt: cá nhân (người), pháp
nhân (cơ quan, xí nghiệp hoặc tổ chức có quyền lợi và trách nhiệm), phía, bên
(người, nhóm người, cơ quan nhà nước xuất hiện trong quan hệ hành chính, chính
thức với người, nhóm người, cơ quan khác hoặc nhà nước)…
Có thể để vào số những khuôn sáo, những từ ngữ sau đây: nay ban hành, theo
đề nghị, căn cứ vào, chiếu quyết định thi hành, trân trọng đề nghị, có hiệu lực từ
ngày, có trách nhiệm thực hiện, chấp hành nghiêm chỉnh… Để đảm bảo độ chính
xác cao, một số văn bản hành chính - cơng vụ ghi rất cụ thể, chi tiết đích danh nhân
vật, đối tượng, việc làm, ngày giờ, do đó sử dụng nhiều quán ngữ như: nêu trên,
dưới đây, kèm theo, bên hữu quan, cơ quan chủ quản…
Tần số sử dụng danh từ trong phong cách hành chính - cơng vụ cao hơn trong
các phong cách chức năng ngôn ngữ khác. Tính chất danh từ của lời nói hành chính
- cơng vụ được biểu hiện trong những trường hợp sau đây:
- Những cụm từ đóng vai trị giới từ như: trên cơ sở, với mục đích, theo
phương châm, trong ý nghĩa, bằng biện pháp, qua khảo sát…
- Những danh từ đóng vai trị định ngữ như: biện pháp hành chính, hợp đồng
kinh tế, hợp tác kỹ thuật, liên lạc văn hóa, thủ tục pháp lý, bảo hiểm xã hội, tham
tán thương vụ…
- Những từ được định danh hóa từ những động từ như: sự chấp hành, sự điều
động, việc truy tố, việc giao dịch, cuộc thẩm tra, cuộc trao đổi…
Những từ sau đây: cái, sự, cuộc, nỗi, niềm, việc…, kết hợp với mọi động từ,
tính từ thì nó chuyển loại thành danh từ. Ví dụ: cái + chết = cái chết, sự + học = sự
học, cuộc + vui = cuộc vui, nỗi + buồn = nỗi buồn, niềm + thương = niềm thương,

việc + nghiên cứu = việc nghiên cứu…
Tập hợp từ các cơng trình nghiên cứu: Phong cách học tiếng Việt của các tác


17

giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982); Phong cách học
và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú (1983); Phong cách học tiếng Việt của
Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (2002), và Giáo trình Phong cách
học tiếng Việt của Bùi Trọng Ngoãn, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng… để có
kết quả như dưới đây:
Phong cách hành chính - cơng vụ thích hợp với giọng văn nghiêm túc, khách
quan, từ Hán - Việt chiếm một tỉ lệ lớn. Ví dụ: hữu quan, truy cứu, trách nhiệm
hình sự, phúc tra, khởi tố, đại sứ đặc mệnh toàn quyền… Trong số từ ngữ Hán Việt có những từ ngữ có sắc thái cổ và màu sắc lịch sử như: ngài tổng thống, quốc
vụ khanh, đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại biện lâm thời…
Trong phong cách hành chính - cơng vụ, từ ngữ được lựa chọn khắt khe, đòi
hỏi phải chính xác, rõ ràng; khơng dùng những từ ngữ chung chung, mơ hồ, mang
tính chất hình ảnh, có tính biểu tượng; khơng dùng từ địa phương, biệt ngữ, tiếng
lóng; khơng dùng những từ mang màu sắc hội thoại, khẩu ngữ, thơng tục..., nhằm
trách gây hiểu lầm, để có thể bị bắt bẻ, xuyên tạc. Vì màu sắc biểu cảm - cảm xúc
có tính chất đánh giá chủ quan của những từ này khơng thích hợp với tính chất thể
chế, pháp quy, tính chất nghiêm túc, trang trọng cần phải có của phong cách này.
1.1.5.3. Đặc điểm ngữ pháp và cách thức diễn đạt
Phong cách hành chính - cơng vụ dùng câu tường thuật là chủ yếu, các kiểu
câu cảm thán, nghi vấn khơng thích hợp với u cầu thơng tin của phong cách này.
Cú pháp của phong cách hành chính - công vụ là thứ cú pháp rập khuôn, mang
sắc thái khơ khan, cứng nhắc; ở đây khơng có sự sáng tạo về ngôn ngữ cho cá nhân
và loại trừ những cấu trúc biểu cảm của ngôn ngữ cá nhân.
Phong cách hành chính - cơng vụ thường sử dụng những câu đơn đầy đủ hai
thành phần với trật tự thuận, không sử dụng trật tự ngược; không sử dụng lời nói

trực tiếp (trừ một vài thể loại như văn bản tịa án), khơng sử dụng những từ tình thái
và những cấu trúc xen có nội dung đưa đẩy. Tính chặt chẽ của cấu trúc câu rất được
coi trọng.


18

Cú pháp của phong cách hành chính - cơng vụ phản ánh xu hướng phân loại,
trình bày chi tiết, xu hướng xem xét các quan hệ nhân - quả, điều kiện - kết quả
trong sự thống nhất của các mặt xác nhận và quy định. Do đó, trong phong cách
hành chính - cơng vụ được dùng nhiều câu phức rất dài với những thành phần đồng
chức, kể cả những câu trường cú, tiêu biểu trong một số loại văn bản hành chính
như hiến pháp, luật. Cú pháp của phong cách hành chính - cơng vụ cũng như phong
cách này nói chung có nhiệm vụ diễn đạt sự xác nhận, khẳng định và trách nhiệm
thực hiện. Cũng vì vậy mà trong các văn bản hành chính - cơng vụ xuất hiện nhiều
kiến trúc cú pháp có ý nghĩa sai khiến, với các từ ngữ thể hiện sự đòi hỏi về hiệu lực
của công việc, về sự bắt buộc phải thực hiện, chấp hành, hoặc nghiêm cấm như:
cần, cần phải, có trách nhiệm thực hiện, có nhiệm vụ thi hành, chấp hành nghiêm
chỉnh yêu cầu; không được, nghiêm cấm, loại trừ, bãi bỏ, không được phép…
Một đặc điểm nổi bật của cú pháp hành chính - cơng vụ là việc sử dụng các
chữ số La Mã, Ả Rập và các chữ cái để chia tách các bộ phận của một kiến trúc
phức tạp, do đó độ dài của câu phức có khi rất lớn mà nội dung ý nghĩa vẫn rõ ràng,
minh bạch.
Ví dụ:
“Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo cơng tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và
tổ chức thi hành pháp luật;
2- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà
nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thơng suốt của nền
hành chính quốc gia;

3- Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang
bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×