Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.5 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

ĐÀO THỊ PHƯƠNG THÚY

Đặc điểm tục ngữ Nghệ Tĩnh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do chính tơi nghiên cứu, khơng
sao chép ở bất cứ một cơng trình nào. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 9 tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Đào Thị Phương Thúy

2


Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình của q thầy cơ, những người thân
trong gia đình và bạn bè mà tơi đã hồn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin dành lời cám ơn chân thành đến các
Thầy Cô giáo trong khoa Ngữ văn - Trường Đại


học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là thầy giáo, Tiến
sĩ Lê Đức Luận – người đã trực tiếp hướng dẫn tơi
trong q trình thực hiện khóa luận.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thư
viện tỉnh Nghệ An đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
cho chúng tơi những tư liệu cần thiết và quý giá để
chúng tôi có cơ sở nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn những người thân trong gia đình,
bạn bè đã ln bên cạnh động viên, khích lệ tơi
trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Đà Nẵng, ngày 9 tháng 05 năm 2012
Sinh Viên
Đào Thị Phương Thúy

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong sáng tác dân gian của mỗi dân tộc, tục ngữ là loại hình có mối
quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Tục
ngữ ra đời bao giờ không ai xác định được, không ai biết nó có từ thời kỳ
nào trong lịch sử lồi người mà chỉ biết đó là những câu nói rất xưa. Từ lâu
tục ngữ là nơi lưu giữ một kho tàng trí thức, kinh nghiệm quý báu, phong
phú của con người về tất cả các mặt đời sống xã hội, đồng thời là kho tàng
biểu đạt ngôn ngữ tinh túy của dân tộc. Ngay từ khi ra đời thì các câu tục
ngữ đã đi sâu vào đời sống sinh hoạt hàng ngày, gắn bó chặt chẽ với tiếng
nói của nhân dân lao động. Do tính hàm súc, cơ đọng, giàu hình ảnh nên
tục ngữ được vận dụng như một nghệ thuật trong cách ăn nói. Đó là những
lời nói hay nên có sức bay xa, truyền rộng. Điều này khiến cho thành ngữ,

tục ngữ rất lâu đã trở nên quen thuộc có sức sống lâu bền trong đời sống
tinh thần của nhân dân. Hàng ngày khi ta được nghe một câu nói hay ta
cảm thấy thật vui vẻ, thật tâm đắc. Đặc biệt khi ta nói được một câu nào đó
hay, có ý nghĩa và sử dụng một cách phù hợp, có hiệu quả những thành
ngữ, tục ngữ thì như chính ta khám phá một điều gì mới lạ vậy. Thực tế
cho thấy những nhà văn, nhà thơ lớn từ xưa đến nay đều là những người sử
dụng vốn thành ngữ, tục ngữ một cách có hiệu quả trong sáng tác của mình
như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… Điều này cho thấy mảnh
đất thành ngữ, tục ngữ đã được khai phá từ rất lâu nhưng cho tới nay vẫn
còn tiềm ẩn và hiện nay nó đang thu hút rất nhiều các nhà “thám hiểm”
trong lĩnh vực ngôn ngữ.
Cũng như mọi miền đất nước, Nghệ - Tĩnh có một nền văn học dân gian
tương đối đầy đủ về thể loại và phong phú về hình thức biểu hiện, trong đó

4


phải kể đến thể loại tục ngữ. Ở Nghệ - Tĩnh cũng như các địa phương khác
từ lâu đời, kỹ thuật trong sản xuất, kinh nghiệm trong đời sống được tóm
tắt bằng những câu tục ngữ, phương ngơn….Tục ngữ Nghệ - Tĩnh vừa
phong phú, vừa vững chắc vì nó được đúc kết qua nhiều thế hệ con người.
Bên cạnh sự đa dạng về nội dung thì về mặt hình thức tục ngữ ở đây cũng
rất đa dạng.
Với đề tài “Đặc điểm tục ngữ Nghệ Tĩnh” nhằm mục đích trước hết là
thấy được những đặc điểm về mặt nội dung cũng như hình thức của tục
ngữ Nghệ - Tĩnh. Mặt khác để thấy được những sắc thái riêng của tục ngữ
nơi đây để tạo nên cái độc đáo của văn học dân gian Xứ Nghệ, đồng thời
cũng góp phần vào sự tươi đẹp chung của giang sơn Tổ quốc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
“Tục ngữ được hình thành từ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, có sức

sản sinh và thường xuyên được sử dụng như một công cụ tư duy và diễn
đạt sắc bén, đồng thời cũng là kho tàng lưu giữ nhưng kinh nghiệm tri
thức, cuộc sống của nhân dân, phản ánh tâm ý thức của dân tộc và được
lưu truyền từ đời này qua đời khác”[9, tr.11]. Vì vậy, tục ngữ hiển nhiên là
nguồn tư liệu quý giá và nó trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học xã hội và nhân văn, sử học, dân tộc, văn hóa….
Về việc sưu tầm tục ngữ Nghệ - Tĩnh cho đến nay đã được nhiều cá
nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu và cũng đã thu được nhiều kết quả.
“Một điều thú vị là tục ngữ nằm ở giao điểm của nhiều lĩnh vực và nhiều
cấp độ diễn đạt khác nhau. Nhưng cũng chính vì thế khơng phải lúc nào
cũng đủ tư liệu một cách rành rọi đi đến thống nhất ý kiến một cách dễ
dàng”[9,tr.8]. Xét về quy mơ lớn nhất có lẽ phải kể đến cuốn “Từ điển
thành ngữ, tục ngữ Nghệ - Tĩnh” của Nguyễn Nhã Bản, xuất bản năm
5


2005. Đây là cơng trình sưu tầm các câu thành ngữ và tục ngữ tương đối
đầy đủ, qua thống kê cho thấy có tất cả 1894 mục từ trong đó có 998 thành
ngữ và 896 tục ngữ. Nhìn chung, đây là cơng trình có quy mơ lớn nhất và
cũng là khoa học nhất.
Cuốn “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ - Tĩnh” của Nguyễn Đổng Chi
(chủ biên) do NXB Nghệ An – Vinh, ấn hành năm 1995 là một công trình
khá đầy đủ về quá trình hình thành vùng đất Xứ Nghệ, các loại hình văn
hóa dân gian như trị chơi, múa, diễn hội, sân khấu dân gian, nghệ thuật,
các món ăn dân gian cùng phong tục tập quán của người Nghệ - Tĩnh. Bên
cạnh đó tác giả cũng đã giới thiệu đôi nét về tục ngữ Nghệ - Tĩnh ở cả hai
mặt nội dung và hình thức.
Theo “Tục ngữ - ca dao – dân ca Việt Nam” của Giáo sư Vũ Ngọc
Phan (Nhà xuất bản văn học ) trong đó có một phần viết về “Tục ngữ - ca
dao – dân ca Nghệ Tĩnh”.

Trong cuốn “Bản sắc văn hóa người Nghệ - Tĩnh”, Nguyễn Nhã Bản
trình bày chủ yếu về tính cách, con người Xứ Nghệ. Tác giả cũng đề cập
đến một số nét về tục ngữ Nghệ Tĩnh: “Tục ngữ Nghệ Tĩnh có một số câu
về nội dung và hình thức gần gũi với tục ngữ phổ biến. Nhưng cũng có một
số câu thường là do thêm thắt vào những câu tục ngữ phổ biến mà
thành”[7, tr.187].
Cũng theo Nguyễn Nhã Bản “Trong các vùng phương ngữ Việt Nam,
vùng phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Trị Thiên có một vị trí đặc biệt:
đấy là vùng cịn lưu giữ những nét cổ. Có thể coi đây là một kho tàng cứ
liệu có thể giúp ích được rất nhiều trong việc nghiên cứu lịch sử ngữ âm
tiếng Việt, giai đoạn khá xa xưa. Khảo sát, tìm hiểu đặc trưng cấu trúc –

6


ngữ nghĩa của các đơn vị thành ngữ, tục ngữ ở địa phương này có thể phát
hiện và nêu được những nét đặc thù”[5, tr.8]
Ngoài ra , cũng phải kể đến cuốn “Thi pháp tục ngữ Việt Nam” của tác
giả Phan Thị Đào là cơ sở để chúng tơi tìm hiểu về hình thức của tục ngữ
Nghệ - Tĩnh.
Về đề tài “Đặc điểm tục ngữ Nghệ - Tĩnh” vẫn chưa có một cơng trình
nào đi sâu nghiên cứu, chỉ dừng lại ở một số bài viết chung chung về nội
dung và hình thức. Tiếp thu ý kiến từ những người đi trước và mong muốn
tìm hiểu rõ hơn tục ngữ của q hương, chúng tơi đang cố gắng tìm hiểu rõ
hơn về những đặc điểm của tục ngữ Nghệ - Tĩnh.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi đặt ra ở đây là “Đặc điểm tục ngữ
Nghệ - Tĩnh”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện về tư liệu và kiến thức với đề tài “ Đặc điểm tục ngữ Nghệ
- Tĩnh” chúng tôi chủ yếu khảo sát trong cuốn “ Từ điển thành ngữ, tục
ngữ Nghệ - Tĩnh” của Nguyễn Nhã Bản (chủ biên), NXB Nghệ An, 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau :
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
5. Đóng góp của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học

7


Tìm hiểu thêm về tục ngữ Nghệ - Tĩnh và vai trị của nó trong kho tàng
văn học dân gian Nghệ - Tĩnh. Cũng từ đây đề tài đi đến xác định những
đặc điểm riêng về nội dung và hình thức của tục ngữ Nghệ - Tĩnh.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề tài này trước hết để tìm hiểu những đặc điểm của tục
ngữ Nghệ - Tĩnh và qua đó để thấy được những đặc điểm riêng biệt và
đóng góp của tục ngữ Nghệ - Tĩnh trong kho tàng tục ngữ Việt Nam. Từ đề
tài sẽ giúp cho việc nghiên cứu và học tập tục ngữ địa phương được dễ
dàng hơn.
6. Cấu trúc đề tài
Đề tài khóa luận của chúng tơi ngồi phần Mở đầu và Kết luận, ở phần
nội dung cịn có các chương chính sau :
Chương Một. Nghệ Tĩnh - Đặc điểm vùng đất và văn học dân gian
Chương Hai . Tục ngữ Nghệ - Tĩnh nhìn từ phương diện nội dung
Chương Ba . Tục ngữ Nghệ - Tĩnh nhìn từ phương diện hình thức


8


NỘI DUNG
Chương Một. Nghệ Tĩnh - Đặc điểm vùng đất và văn học dân gian
1.1. Đặc điểm vùng đất Nghệ - Tĩnh
1.1.1. Đặc điểm địa lý dân cư
Đường vô Xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Ai vơ Xứ Nghệ thì vơ........
Văn bản ca dao trên đã chỉ rõ cho ta biết về một địa danh cụ thể - Xứ
Nghệ và nó khơng thể trộn lẫn hoặc hịa tan với bất kì địa danh nào khác.
Là một phần máu thịt của máu thịt Việt Nam, Nghệ - Tĩnh gồm hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh với 16 ngàn cây số vng diện tích, cùng chung một
dải đất liền với các địa phương khác. Nghệ - Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung
Bộ, phía Bắc giáp Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây
giáp Lào, phía Đơng giáp biển Đông.
Nghệ - Tĩnh là một vùng đất do điều kiện hồn cảnh đặc biệt mà có
những sắc thái riêng. Những sắc thái riêng này sẽ tạo nên cái độc đáo của
Xứ Nghệ, đồng thời cũng góp thêm phần cái tươi đẹp của giang sơn Tổ
Quốc. Phan Huy Chú đã nói về Nghệ - Tĩnh rằng “Đây là nơi núi cao sông
sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng
hơn cả ở Nam Châu” [4, tr.6]. Nghệ Tĩnh có núi rừng trùng điệp, mênh
mơng, chiếm ngót gần hai phần ba diện tích. Ở phía Tây núi trải dài và dày
đặc, bốn mùa mây phủ từ xưa đã được nhân dân quen gọi là dãy Giăng
Màn (hay Trường Sơn), núi còn sừng sững đâm thẳng ra tận biển nên
thường gọi là Đèo Ngang.

9



Về sơng ngịi, khơng kể những con sơng ngắn nhỏ, độ dốc nhiều, sông
Lam được xem là một trong những con sông đẹp nhất ở nước ta, cũng là
con sông hung dữ nhất. Sách Đại Nam nhất thống chí gọi Nghệ An là “đất
tứ tắc” ý nói bốn bề hiểm trở. Với địa hình núi sơng như thế vừa tạo nên
những nét đẹp nên thơ vừa tạo nên cái gan góc, rắn rỏi cho Nghệ - Tĩnh,
đồng thời nó cũng chia mảnh đất Nghệ - Tĩnh ra nhiều khu vực. Thiên
nhiên hiểm trở gập ghềnh đã gây khó khăn trong việc trồng trọt, buộc con
người phải vất vả nhiều nhưng cũng tơ luyện cho con người chí phấn đấu
cao. Cuộc vật lộn giữa con người và thiên nhiên diễn ra khá liên tục, được
phản ánh trong văn học dân gian của nhiều dân tộc ở đây.
Về mặt dân cư, hiện nay chiếm đại bộ phận dân cư ở Nghệ - Tĩnh là dân
tộc Kinh, người Thái là dân tộc chiếm đa số ở miền núi. Nghệ - Tĩnh xa
xưa vốn là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt Cổ, và đó cũng
là nơi quy tụ của nhiều tộc người. Trong địa chí văn hóa dân gian, Nguyễn
Đổng Chi có viết : “ Con người ở đây chất chứa một cái gì chất phát của
con người thời cổ hay con người ở chốn núi rừng mà cuộc sống còn giản
đơn và cách biệt”. Bùi Dương Lịch đã viết : “Người Nghệ An khí chất
phác đơn hậu, tính tình số đông thường chậm chạp không sắc sảo cho nên
làm việc gì cũng giữ gìn cẩn thận, bền vững ít xáo động bởi những lợi hại
trước mắt”[9, tr.153]. Từ bao nhiêu thế kỷ, mặc dù hồn cảnh có những lúc
cực kỳ khó khăn, những thế hệ con người ở đây ln ln có quyết tâm
bám đất để sinh tồn, kiên trì chịu đựng những thử thách của thiên nhiên,
hỏng cuộc này bày cuộc khác. Đúng như Phan Huy Chú đã nhận xét rằng
“Con người ở đây rất cần kiệm và hiếu học, sản vật thì quý báu và hiếm lạ,
thần núi thần biển đều linh dị, khí thiêng non sơng kết thành nhiều bậc
danh hiền. Đất này là vùng đất thông với xứ Nam Lào, lại là vùng giới hạn

10



giữa Nam Bắc, do đó nó xứng đáng là một thành kiên trì cố, là then chốt
của nước nhà qua các triều đại”[4, tr.136].
Khơng phải ngẫu nhiên mà có ý kiến nhận xét sau đây: “ Khơng có
miền nào mà bản ngã rõ rệt bằng miền này. Có thể nói rằng có một tinh
thần Nghệ - Tĩnh. Tinh thần ấy làm lộ một cách rõ rệt lòng phụng thờ, sự
cố gắng cùng những tính nhẫn nại, kiên quyết của một dân tộc nông
nghiệp chật vật tranh giành lấy một chỗ sống dưới mặt trời” [6, tr.24]. Và
người Nghệ - Tĩnh “quen nhìn thẳng vào sự hiểm nghèo, quen sống trong
sự hồi hộp lúc nào cũng cần tự vệ”
“Sông Lam, núi Hồng đã ăn sâu vào tâm thức của mọi người và trở
thành biểu tượng rực rỡ về mảnh đất, con người Xứ Nghệ. Ngã ba Đồng
Lộc như một chứng tích lịch sử gắn với tên tuổi của mười cô gái. Bãi Phôi
Phối, ở xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, dưới dãy Hồng Lĩnh là nơi mà
các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dụng cụ bằng đá được ghè đẽo với
những nồi đất với hoa văn hai mặt…”[4, tr.168]. Nghệ - Tĩnh được sử sách
ghi lại là vùng "địa linh nhân kiệt" với nhiều di tích lịch sử, danh nhân văn
hóa nổi tiếng.
Cũng như nhân dân các địa phương khác, người Nghệ - Tĩnh đã tham
dự vào sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt hàng nghìn năm
lịch sử, trên đất nước và trên quê hương yêu dấu của mình. Chính từ mảnh
đất hữu tình, địa linh nhân kiệt này đã hình thành nên một bề dày văn hóa
Xứ Nghệ.
1.1.2. Đặc điểm lịch sử xã hội
Theo Đại Việt sử kí tồn thư, trước đây, Nghệ An cùng với Hà Tĩnh có
cùng một tên chung là Hoan Châu (thời bắc thuộc), Nghệ An châu (đời nhà
Lý, Trần), Xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ
11



An. Năm 1831, vua Minh Mệnh chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An
(bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam). Năm 1976 đến 1991, Nghệ
An và Hà Tĩnh sáp nhập thành một tỉnh - Nghệ - Tĩnh. Từ năm 1991, lại
tách ra thành 2 tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh..
Từ lúc nhà Hán Trung Quốc mở rộng cuộc bành trướng xuống phía
nam, Nghệ - Tĩnh dưới chính sách đơ hộ của họ chỉ là một huyện mang tên
Hàm Hoan – huyện rộng nhất của quận Cửu Chân. Đến thời Tam Quốc,
Hàm Hoan được tách ra khỏi Cửu Chân để đặt thành một quận gọi là Cửu
Đức, gồm tám huyện. Nghệ - Tĩnh lúc này là Cửu Đức. Và mãi cho đến
sau này cái tên “Đức” còn lưu lại trong Đức Quang, Đức Thọ.
Đầu thế kỷ VII tên Hoan Châu đã có dịp ra đời. Việc kết thúc thời kỳ
phụ thuộc triền miên vào Trung Quốc được đánh dấu bằng sự kiện chia đất
nước làm 10 đạo của Đinh Tiên Hoàng rồi 10 lộ của Lê Đại Hành. Và rồi
cái tên Nghệ An xuất hiện vào thời Lý Thái Tông (1033) thay cho cái tên
Hoan Châu. Mãi cho đến hơn 4 thế kỷ sau, Lý Thánh Tông mới bắt đầu
chia đất nước làm 13 đạo thừa tuyền mà Diễn và Hoan mới chính thức sáp
nhập làm một gọi chung là thừa tuyền Nghệ An. Từ “thừa tuyên” lúc này
dùng để gọi đơn vị hành chính lớn thay cho “lộ”, về sau đổi thành
“xứ”(1456), làm “trấn” (1509), và cuối cùng làm “tỉnh”(1831)
Đường biên giới Nghệ - Tĩnh ở miền núi trải qua các đời có lúc mở
rộng thêm ra, nhưng ở miền xi cơ bản vẫn khơng có sự thay đổi. Cho
đến thời Minh Mạng, năm 1831 mới phân tỉnh làm hai : tỉnh Nghệ An và
tỉnh Hà Tĩnh. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa
Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sơng Lam. Dẫu rằng tên gọi
có khi là Hoan Châu, là An Tịnh, là một huyện, một quận, một phủ, một
châu, một trại, một trấn khi hợp nhất Nghệ - Tĩnh hay là hai châu, hai lộ,

12



hai phủ, hai tỉnh khi tách chia Nghệ An và Hà Tĩnh thì đất này vẫn là Xứ
Nghệ có cùng dãy núi Giăng màn - Thiên Nhẫn, có chung dịng sơng Lam,
chung giọng nói, phong tục, chung câu hị điệu ví.
Núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh
giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên
dòng sông Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các
huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của
Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng
Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.
“Nghệ - Tĩnh là mảnh đất có nhiều di tích văn hóa Đơng Sơn. Những
chiếc lưỡi cày bằng đồng đã phát hiện ra ở Đồng Mỏm, xã Diễn Thọ, Diễn
Châu. Trong một ngôi mộ làng Vạc, xã Nghĩa Tiến, Nghĩa Đàn đã tìm thấy
răng trâu, tìm thấy sáu cái chõ đầu xơi. Các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy
nhiều trống đồng lớn và đẹp, có chạm khắc hình chim bay, chim đậu và
hình người chèo thuyền điển hình cho trống đồng Đông Sơn”[4, tr.128].
Theo lời GS Trần Quốc Vượng, một nhà nghiên cứu khảo cổ học nổi
tiếng đã chỉ rõ : “ Nói thật cho đúng thì Nghệ - Tĩnh mới tách ra về mặt
hành chính quá gần đây thơi. Chúng tơi đã làm chung và nhìn chung về
khảo cổ học Nghệ - Tĩnh. Thời Đá cũ, sơ kỳ có Thẩm Ịm ở Qùy Châu, hậu
kì có đồi Rừng, đồi Rạng ở Thanh Chương. Thời Đá mới, sơ kỳ có nhiều
hang động Hịa Bình – Bắc Sơn ở các huyện Quế Phong, Con Cuông,
Tương Dương, Tân Kỳ, Qùy Châu, có nhiều cồn sị điệp ở ven biển Quỳnh
Văn, Quỳnh Lưu, hậu kỳ có nhiều di tích văn hóa cồn – bàu – dạng Bàu
Tró - ở dọc ven biển Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Nghi Xuân, Diễn
Châu. Rất đáng chú ý là xưởng chế tác rìu đá ở Rú Dầu, xã Đức Đồng,
Đức Lạc, huyện Đức Thọ đánh dấu sự phân công lao động và nhiều “ trao

13



đổi sản phẩm từ đó tỏa đi nhiều nơi ngày từ thời nguyên thủy…”[4,
tr.125].
Là nơi đầu sóng ngọn gió ở phương nam Tổ Quốc xưa kia, Nghệ - Tĩnh
từng rất nhiều phen là bức thành ngăn chặn, hoặc là mũi tiên phong làm tan
rã nhiều cuộc xâm lược của các quốc gia. Lý Tử Tấn có cho ta biết: “Các
triều đại lấy (Nghệ - Tĩnh) để chế ngự người Tây Nam Di”[7,tr.24]. Điều
đó chứng tỏ xưa kia dân Xứ Nghệ cũng đã nhiều lần chịu đựng những cuộc
cướp của, bắt người hãm hiếp, tàn phá của bọn xâm lược đủ các loại, chịu
đựng hậu quả của những cuộc chiến tranh diễn ra trên đất “phiên dậu” này.
Là vùng gập ghềnh hiểm trở lại cách xa biên giới Trung Quốc, Nghệ Tĩnh còn là chỗ dựa của nhiều triều đại phong kiến, để có lực lượng hậu bị
và căn cứu chiến lược, tiếp tục các cuộc chiến tranh chống nạn xâm lăng
của giặc phương Bắc. Không những An Dương Vương chống quân xâm
lược Triệu, nhà Trần chống quân Nguyên, nhà Hồ, nhà Hậu Trần chống
quân Minh đều kéo về đây, hy vọng lấy đất này làm “Cối Kê” để quật lại
quân thù, mà Hàm Nghi chống Pháp cũng chọn nơi đây để quạt ngọn lửa
kháng chiến đi các tỉnh trong Nam ngồi Bắc. Là đất có nhiều con người
nổi tiếng gan góc, mưu trí, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh thiên
nhiên cũng như trong đấu tranh xã hội, Nghệ - Tĩnh đã sản sinh ra nhiều
bậc anh hùng nghĩa sĩ có tên tuổi hay vơ danh làm rạng rỡ sử sách. Có thể
nói, nếu khơng có Nghệ - Tĩnh, chiến công vĩ đại đời Trần chưa chắc đã
trọn vẹn. Không có dân Xứ Nghệ tham gia đơng đảo, những thắng lợi huy
hoàng của nghĩa quân Lam Sơn, hay của nghĩa quân Tây Sơn, biết đâu còn
phải kéo dài thời gian?
Theo một số tài liệu, chúng ta còn thấy vua chúa Lê Trịnh mỗi lần kéo
lính loại “ưu binh” thường chỉ nhằm vào Xứ Nghệ. Điều đó cũng chứng tỏ

14


lòng dũng cảm và trung thành của dân ở đây rất được chính quyền phong

kiến tin cậy. Nghệ - Tĩnh là nơi sớm bùng nổ cao trào Xô Viết, dũng mãnh,
hiên ngang, bất chấp đầu rơi đổ máu. Ta không nên qn khơng ít cuộc
khởi nghĩa của nơng dân chống triều đình phong kiến đã nổi lên từ đây
hoặc thường kéo về đây để tìm bạn, “đồng chí” để xây dựng căn cứ . Từ
Đinh – Lê cho đến Nguyễn, biết bao cuộc đụng độ đẫm máu. Một số cuộc
do sử sách ghi chép lại mà biết được tên người cầm đầu như : “ Dương
Tiến Lộc (989), vua Dền (1012), Lý Giác (1105), Phạm Du (1280), Nguyễn
Diên và Ngô Tri Xương (1718), Lê Duy Mật (1754), Lê Quang Chấn
(1823)....”[7, tr.26].
Cố Tổng bí thư Lê Duẩn tại đại hội Đảng bộ Nghệ An khóa VI (1961)
phát biểu: “Trong nước ta hàng ngàn năm nay, Nghệ An là nơi xây dựng
cơ sở chống ngoại xâm, giữ vững nước nhà. Khi nào phía bắc mất người ta
lại vào đây để xây dựng lực lượng, xây dựng sức mạnh giải phóng cả
nước”[10, tr.114]. Đây là nơi cịn ghi bao chứng tích lịch sử, do địa thế núi
sơng có phần hiểm trở khi thắng có thể đánh ra, khi yếu có thể giữ vững.
Cùng với cả nước nhân dân Nghệ - Tĩnh đã đóng góp phần xứng đáng của
mình vào bản anh hùng ca chống xâm lược của dân tộc.
1.1.3. Danh nhân văn hóa
Giang sơn Tổ Quốc Việt Nam vô cùng tươi đẹp, đất nước chúng ta ở
một gốc lục địa Châu Á, có hàng ngàn cây số bờ biển, có núi sơng hùng vĩ,
có đồng bằng mênh mơng và cao ngun phì nhiêu, có con người thơng
minh cần cù nối nhau khai thác, bảo vệ và làm vẻ vang cho giống nòi xử
sở.
Chúng ta cũng nên biết rằng đất Nghệ - Tĩnh còn là nơi sản sinh nhiều
tài năng xuất chúng đủ trong các lĩnh vực. Dưới các triều đại phong kiến,
15


họ hoặc vận dụng lưỡi gươm hoặc dùng ngòi bút của mình mà nổi tiếng.
Từ những nghề có ích như đơng y, kiến trúc, khai hoang, tìm mỏ...cho đến

những “nghề mọn” như hát ví, đá cầu... Xứ Nghệ đều có những nhân vật
nổi đình đám và họ đều góp phần xây dựng văn hóa thời bình.
Điều vơ cùng dinh dự của Nghệ - Tĩnh – đây là quê hương của chủ tịch
Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, người đưa dân
tộc lên đường đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ đi đến toàn thắng giành
được độc lập tự do cho Tổ Quốc. Cố Tổng Bí Thư Lê Duẩn đã giải thích:
“Chúng ta khơng lấy làm ngạc nhiên ở Nghệ An đã sinh trưởng những vị
lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Cái đó khơng phải tình cờ mà là lịch sử tự
nhiên, lịch sử lâu đời, lịch sử xây dựng kiến thiết đã hun đúc tại Nghệ An
:nhân dân anh dũng, cần cù lao động và có nhiều năng lực phi
thường”[10, tr.82].
Biết bao nhiêu nhà cách mạng có cơng xây dựng Đảng Cộng sản như
Ngơ Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ...đều là những học trò xứng đáng của Bác.
Những cái tên : Hà Huy Tập, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng
Phong, Hồ Tùng Mậu đều xuất thân từ quê hương Nghệ Tĩnh đã đem máu
mình tô thắm ngọn cờ, làm đẹp sử sách. Những con người như vậy quả là
đã vượt qua khuôn khổ tầm thường trong mỗi cố gắng để san phẳng những
trở lực trong mỗi cơng tác...để đi tới một mục đích.
Truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo ở đất Nghệ - Tĩnh đã trở
thành một truyền thống đáng quý, được ni dưỡng, phát huy qua nhiều
thế hệ khác nhau. Có thể nói, những con người ở đây đã vượt lên trong khó
khăn với ý chí, nghị lực phi thường :

16


Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa
Ông đỗ, cha đỗ, con đỗ, cả nhà đỗ.
Một quê hương, một xóm làng, vùng văn vật có nhiều khoa bảng, nhiều
người làm quan đã thúc đẩy, kích thích tinh thần hiếu học cho mọi người .

Những nho sĩ Xứ Nghệ đều ni một ý chí kiên cường, cách sống “đói cho
sạch rách cho thơm” và đỗ đạt để phục vụ đất nước. Chính nhờ sự học
hành siêng năng, chăm chit và có ý chí nghị lực trong học tập mà các nhà
nho Xứ Nghệ lựa chọn đúng lối đi để phục vụ cách mạng, Tổ quốc, giang
san như : Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Hồ Tùng Mậu... Và trong
giai thoại đương đại đất Nghệ - Tĩnh đã sản sinh ra hàng loạt nhà khoa học
nổi tiếng trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau :
Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Khắc Viện, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai,
Hoài Thanh, Nguyễn Tài Cẩn...
Theo một số tài liệu của chúng tơi, mặc dù mãi đến đời Trần, triều đình
mới đặt ra học vị “Trại trạng nguyên”, nhưng cũng từ đó về sau, ngày càng
có nhiều người Xứ Nghệ được treo tên lên bảng vàng. Nếu từ Lý cho đến
cuối Lê, học trò đất Hồng Lam chỉ chiếm 1/16 trong tổng số các ơng Nghè
tồn quốc, thì trong suốt 39 khoa thi Hội, thi Đình thời Nguyễn, học trị đất
Hồng Lam lại chiếm ngót 1/5 tổng số. Từ đời Trần đã có những trạng
nguyên như Bạch Liêu (Nguyễn Xá), Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích,
Nguyễn Khảm, Nguyễn Khản, Đồn Tử Quang. Lê Trắc đã có câu nhận
xét: “Người Hoa Diễn thuần hậu, tuấn tú, hiếu học” (theo An Nam chí
lược).
Theo sách Đại Nam nhất thống chí đã nhận định “Học trị Nghệ An
chuộng khí tiết, nhiều người hào phóng khơng trói buộc, dốc chí chăm học,
văn chương thì dùng lời lẽ cứng cáp không cần đẹp lời”[7, tr.31]. Dư luận
17


trong nhiều thế kỷ đặc biệt lưu ý đến công phu tu dưỡng và trình độ uyên
bác của những học giả Xứ Nghệ. Đặc biệt ở lĩnh vực văn chương, học
thuật nhiều tác giả người Nghệ - Tĩnh đã có những đóng góp đáng kể cho
nền văn hóa nói chung và văn học sử Việt Nam nói riêng. Từ thế kỉ XV
Đặng Dung với bài thơ “Thuật hồi” có vị trí xứng đáng trong dịng văn

học u nước. Rồi tiếp đó là Hồ Xn Hương, Nguyễn Cơng Trứ, Phạm
Đình Tối, Ngô Đức Kế, Nguyễn Du, Phan Bội Châu và những tác phẩm
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc... và còn rất nhiều nữa. Đó là những sáng tác
của những nhà văn u nước tràn trề khí tiết và lịng tự hào.
Cuối cùng Đặng Thai Mai đã có nhận xét chung : “Xứ Nghệ là nơi đã
sản sinh ra rất nhiều những anh hùng liệt sĩ, danh tướng, lương thần,
những nhà nho khảng khái và bao nhiêu người dân thường đã anh dũng hi
sinh cho chính nghĩa”[9, tr.154]. Con người Nghệ - Tĩnh vẫn luôn tỏ ra là
những người đứng ở hàng ngũ tiên phong, dẫn đầu thời đại.
Những tên họ vừa điểm trên đây, chỉ mới kể được một số lực lượng rất
ít, phần lớn đã được ghi chép trong sử sách. Truyền thống quê hương được
xây dựng bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử, thực ra lại là kết tinh của
hàng nghìn hàng vạn con người trong quần chúng bình dân. Chính tác giả
ấy mới là tác giả của nền văn hóa dân gian tích lũy lâu đời. Thực tế lịch sử
cho phép khẳng định rằng, ở các lĩnh vực : chính trị, ngoại giao, kinh tế,
quân sự, người Nghệ - Tĩnh đều có đóng góp và là những đóng góp xứng
đáng.
1.2. Khái quát về văn học dân gian Nghệ - Tĩnh
1.2.1. Các thể loại truyện kể

18


So với kho truyện kể của các tỉnh đồng bằng khác thì kho truyện kể
Nghệ - Tĩnh có thể được xem là vào loại phong phú và có những nét đặc
biệt. Ở đây, gần như có đủ mặt các loại hình mà loại hình nào cũng giàu
hoặc tương đối giàu. Kho truyện kể Xứ Nghệ nếu có những chùm truyện
được lan ra các tỉnh trong Nam ngồi Bắc thì cũng có những chùm truyện
ít lan rộng (truyện Cố Bợ, truyện Phạm Viên). Khách du lịch đến thăm
vùng xứ Nghệ sẽ khơng nhàm chán những truyện kể, có loại khá cổ kính

bởi vì nó thường gắn bó với những nhân vật lịch sử cũng như với núi sơng,
đền, chùa...nhưng cũng có loại dường như mới sáng tác tại chỗ hay thông
qua cách nói trạng của một số người.
Nhưng nhìn chung mỗi vùng, truyện kể về loại hình, về số lượng, về
tích cách thể hiện cũng có thưa mau, nơng sâu và đậm nhạt khác nhau. Có
những vùng thịnh về cổ tích, truyền thuyết như những vùng quanh Hồng
Lĩnh, có những vùng rơm rả, có những vùng rơm rả truyện khơi hài, tiếu
lâm như Thanh Chương, Can Lộc...
Trước hết là thần thoại, thần thoại Việt Nam nói chung từ lâu đã
khơng cịn nguyên vẹn, do đó thật là khó khăn để lần tìm cho ra tính hệ
thống của nó như thần thoại phương Tây. Xứ Nghệ cũng như trong một số
địa phương khác vẫn cịn ít những mảnh vụn của thần thoại xa xưa. Ở
Nghệ - Tĩnh có câu hát cổ phổ biến :
Nhất ơng đếm gát(cát)
Nhì ơng tát bể
Ba ơng kể sao,
Bốn ông đào sông,
Năm ông trồng cây,

19


Sáu ông xây rú(núi)
Bảy ông trụ trời
Ở Nghệ - Tĩnh cho đến nay vẫn còn lưu hành những mẩu truyện về ông
Khổng Lồ - mà nhân dân quen gọi là ông Đùng. Truyện ông Đùng được kể
từng mẩu không thành truyện. Xếp những mẩu ấy lại chưa hẳn đã thành
một sự tích mặc dầu nó thường gắn liền với núi sông cụ thể. Nhân vật ông
Đùng ấy đã đi lại nhiều lần trên đất nước Hồng Lam, bước những nước dài
từ ngọn núi này sang ngọn núi kia. Người ta cho vết chân của ơng cịn để

lại nhiều trên nơi trên đất Hoan Châu như Hoành Sơn (Đèo Ngang), ở
Hồng Lĩnh, ở Cao Vọng, ở Giăng Màn... Cũng như nhiều anh hùng thần
thoại khác, ông Đùng Xứ Nghệ là nhân vật chất phác, vô tư. Cũng giống
như truyện ông Khổng Lồ được lưu hành ở Ninh Bình, ơng Đùng ở Xứ
Nghệ cũng biết được nghề đánh cá, ông dùng nghề ấy để ni thân. Bên
cạnh thần thoại ơng Đùng cịn có truyện “Chiến tranh giữa Núi và Biển”
cũng được xem là thần thoại. Ngồi ra cịn có một số truyện linh tinh khác
có dáng dấp thần thoại hoặc gần với thần thoại như truyện hạt lúa to bằng
bắp chuối của người Kinh và người Thái.
Nhìn chung, những nét tạo hình qua những mẩu thần thoại còn lưu
truyền tuy đơn sơ nhưng khá đẹp. Cho đến nay thì nó vẫn có ý nghĩa lớn
với chúng ta – các dân tộc đang chung lưng đấu cật xây dựng xã hội chủ
nghĩa trên mảnh đất thân yêu.
Cổ tích và truyền thuyết : Phải thấy rằng kho truyện kể ở Nghệ - Tĩnh
cũng rất phong phú về loại hình. Khơng những nó chiếm một vị trí trọn yếu
trong truyện kể dân gian Xứ Nghệ mà những chuyện được sưu tập trên
mảnh đất này sẽ góp phần lớn vào kho tàng cổ tích chung của dân tộc.

20


Có nhiều chứng tích cho thấy có nhiều truyện cổ phổ biến, vốn có xuất
xứ từ địa phương Nghệ - Tĩnh. Truyện “Sự tích trầu cau và vơi” chẳng
hạn, khơng những để lại một ngôi đền thờ chung ba nhân vật trong truyện
mà ở Xứ Nghệ còn lưu hành một dị bản khá cổ kính và ngun vẹn vì từ
xưa đã được kể thành vẫn mà mãi cho đến ngày nay những người vùng Kỳ
Anh vẫn chưa quên. Những truyện như : “Sự tích đền Cờn”, truyện “Bạch
Y cơng chúa”, truyện “Người thợ mộc Nam Hoa” ...đều có đền thờ, nó
chứng minh rằng những mơ típ ấy đã cắm sâu vào Xứ Nghệ khá xưa.
Điều đáng chú ý là có rất nhiều truyện cổ tích truyền thuyết phổ biến

của dân tộc đều có dị bản lưu hành tại mảnh đất này, mà dị bản ấy lại
thường được cắm vào những địa điểm nhất định của Xứ Nghệ. Ví dụ
truyện “Ơng dài, ơng Cụt”, trong đó nhân vật chính và cũng là hình tượng
nổi bật là con rắn được người ni làm con và bị người chém nhầm làm
cho nó cụt đuôi, vốn là truyền thuyết của Xứ Bắc. Truyện này cũng được
lưu truyền vào Nghệ - Tĩnh với nhiều dị bản, mỗi dị bản lại được chứng
thực bằng đền thờ.
Đặc biệt là truyện “Ba Vành” ở Nghệ - Tĩnh – là miền khơng có cuộc
khởi nghĩa ấy lan tràn đến – cịn lưu truyền một dị bản có mơ- típ hết sức
độc đáo hầu như khác hẳn với cùng truyện ấy của miền Bắc. Truyện Yết
Kiêu vốn lưu hành ở xứ Đơng (Hải Hưng) trong đó nhân vật anh hùng nhớ
nuốt lông trâu thần nên đi dưới nước cũng dễ dàng như trên bộ. Tài năng
đó, ơng dùng vào việc tiêu diệt thủy đội bọn xâm lược bằng cách khoan
thủng đáy thuyền. Dị bản ở Nghệ - Tĩnh có nhân vật Hoàng Tá Thốn người
xã Vạn Phần (Diễn Châu) cũng na ná như thế. Như đã nói, truyện cổ tích
và truyền thuyết Nghệ - Tĩnh có đóng góp vào cổ tích và truyền thuyết
chúng dân tộc khơng phải là ít. Sau khi đã chọn lọc đã đến 1/5 trong số 200

21


truyện chính của bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam đều lấy từ
những tài liệu sưu tầm tại đất Nghệ - Tĩnh. Đó là chưa kể hàng chục truyện
kể trong các mục “Khảo dị”. Có những truyện khá đẹp mà hầu như chưa
được nghe kể ở một địa phương nào khác. Ví dụ truyền thần “Người thợ
đúc và anh học nghề”, truyện thần kỳ “Làm ơn hóa dại”, truyện thần kỳ “
Hai trái cù”, “Chàng đốn củi và con tinh”....
Nói chung những truyện cổ tích trên có những hình tượng đẹp và lý thú.
Yếu tố tưởng tượng cũng như những tình tiết dẫn dắt câu chuyện đáng
được coi là nghệ thuật tuyệt vời, cổ kính, đặc biệt là chúng được ít nghe kể

hoặc tìm thấy dị bản ở các địa phương khác, khác với nhiều truyện tuy do
người Nghệ - Tĩnh kể nhưng cũng đã phổ biến ở nhiều địa phương như
truyện Gái ngoan dạy chồng, Người cưới ma,Vợ Cóc, Ơng già họ Lê...
Truyện cổ tích truyền thuyết của các dân tộc ít người trên đất Nghệ Tĩnh cũng khơng kém phần phong phú. Đáng chú ý có một loạt cổ tích là
truyện của đồng bào Thái mà nhân vật là những anh hùng lập nên những
kỳ tích : chiến thắng lực lượng chống phá loài người. Những lực lượng này
có khi chỉ là những con ma yêu tinh hung ác, có khi là thuồng luồng, rắn,
hổ...Có thể kể đến một số truyện như “Ải Chệt Hay”, đây là truyện thần kỳ
ở Qùy Châu, nhân vật anh hùng ăn một lúc bảy chị xơi, đi giết u tinh
cứu bản làng, hay một số truyện như : Bốn dũng sĩ trên núi Thi Xuân, Tao
Xãng, Chàng giết hổ...
Xứ Nghệ đặc biệt có một loại huyền thoại mà ta có thể gọi chúng bằng
thuật ngữ “tiên thoại” vì chúng thường đề cập đến việc gặp tiên, đến tu
tiên, mặc dù trước đây đạo Tiên ở Xứ Nghệ dường như ít có tính cách là
một tơn giáo. Tiên thoại thường có bố cục chặt chẽ, nhưng nhiều khi là
một chùm truyện gồm khá nhiều những mẩu truyện nhỏ. Qua tìm hiểu,

22


chúng tôi được biết xung quanh vùng Hồng Lĩnh thường lưu hành khá
nhiều tiên thoại lý thú. Mỗi tiên thoại thường gắn bó với một địa điểm cụ
thể, thường mang cái tên tiên vào sau như : ruộng tiên, giếng tiên, động
tiên, bàn chân tiên....Ở Can Lộc, trên ngọn Đụn có động tiên. Có hai chùm
tiên thoại rất phổ biến ở Xứ Nghệ ngày xưa : đó là chùm truyện “Liễu
Hạnh công chúa” và chùm truyện “Phạm Viên”.
Truyện cười : Nụ cười của dân Xứ Nghệ nói chung cũng có những nét
ít nhiều độc đáo so với nụ cười Xứ Huế hay nụ cười Xứ Bắc. Nhìn vào kho
truyện cười ở đây có thể tạm chia làm hai tiểu loại: truyện khôi hài và
truyện tiếu lâm. Và cũng như các loại hình khác, kho truyện cười ở Nghệ Tĩnh cũng được phổ biến tồn quốc, nhưng cũng có thứ là đặc sản của Xứ

Nghệ khó lẫn với các địa phương khác. Truyện khôi hài dài ngắn thường
lấy những hiện tượng trong sinh hoạt làm đối tượng, để hái những nụ cười
vơ tư giịn giã. Nhân vật trong đó thường là những con người ngu ngốc dốt
nát, những anh chàng đi làm rể, những kẻ tham lam, hà tiện, sợ vợ....Có thể
kể ra một số truyện trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam được sưu tầm
từ Xứ Nghệ như truyện “Chàng Ngốc kiện trời”, “Chàng Ngốc học khôn”,
“Phiêu lưu của anh chàng Ngốc”...
Cũng có một ít đơn vị tuy hiếm nhưng cũng khơng phải là tuyệt nhiên
khơng có ngón địn trào phúng cịn giáng vào cả đấng chí tơn. Truyện “Hị
khoan hị uậy, khơng bằng địt nậy (lớn) du (dâu) tơi !” được sưu tầm ở xã
Ích Hậu, Can Lộc. Đây được xem là một viên ngọc q, vì tính chất cổ kính
của nó cịn được bảo lưu gần như nguyện vẹn kể cả bố cục cũng như thủ
pháp nghệ thuật. Tiếng cười ở câu chuyện vừa giòn giã, vừa ý vị. Tuy ngắn
ngủi nhưng kịch tính cao, tình tiết đầy đủ mà không thừa. Gần giống với

23


cái “tục” ở một số truyện tiếu lâm, cái tục ở đây vừa là phương diện gây
cười, vừa hướng vào một mục đích nhất định.
Cũng phải nhắc đến thể loại tiếu lâm, tiếu lâm theo ngữ nghĩa chỉ là
truyện cười nói chung. Nhưng ở Nghệ - Tĩnh nó được nhiều người xem
như một tiểu loại của truyện cười đặc biệt có hình thức ngắn gọn, khơng
có kết luận và chỉ dừng lại khi nụ cười đã đạt. Theo một số tài liệu Nghệ Tĩnh ngày xưa nói chung trong dân gian có lưu hành nhiều truyện có yếu
tố tục có khi quá thô lỗ trắng trợn. Những truyện ấy hoặc ngắn gọn khơng
có kết luận như tiếu lâm hoặc kể có đầu có đi dài dịng như là một
chuyện cổ tích thế sự, có khi chỉ để hái nụ cười hài hước đơn giản, cười để
mà cười nhưng cũng có khi là vũ khí của kẻ thù, lấy cái tục để đập vào mặt
kẻ thù...Ví dụ truyện “Có ai thủng bụng không?” chỉ là cái cười hài hước
đơn giản nhưng nó có liên quan đến một vấn đề xã hội, đó là vấn đề nam

nữ phối hợp. Cũng có thể kể thêm một số truyện như “Ơng thì phít(nhổ
lơng) cổ gà, bà thì trèo cau”, truyện “Thêm cho ba quan nữa” ...
“Nói trạng” là một phong cách của những tay kể chuyện thời sự dân
gian hoặc thành văn hoặc không thành văn. Nói trạng ở Nghệ - Tĩnh có
tính chất khốc lác, có tính chất khơi hài trào phúng. Người nói trạng phải
có tài bịa, mà bịa phải làm cho hấp dẫn, hấp dẫn mà tính chất khơi hài đùa
giỡn vẫn gắn chặt với tài bịa, để cho người nghe có thể cất lên tiếng cười
sảng khối, qn lãng những phút giây uể oải mệt nhọc.
Ngay khơng khí trong làng ví hát thơng thường là nghiêm túc, nhưng
khơng phải có những trường hợp đùa nghịch, vận dụng những câu hàm ý
dâm tục vượt ra ngoài lề lối. Người Nghệ - Tĩnh quan niệm hát trạng là
như thế đấy, cho nên trong những ngày đi hát phường vải, Phan Bội Châu,
Tạ Quang Diệm...đã để lại một số câu hát trạng rõ ràng chất “bịa” ở đây

24


vừa khôi hài, vừa hấp dẫn thể hiện sự nhanh trí dí dỏm. Nghệ - Tĩnh là đất
thịnh về ví giặm, đặt vè nên ngày xưa giai thoại ví hát mỗi ngày tích lũy
thêm nhiều, nó được người bình dân ưu thích và quan tâm lưu truyền hơn
là giai thoại làng Nho. Qua các giai thoại, ta thấy con người Xứ Nghệ, nam
hay nữ đều ham thích văn chương, sử dụng văn học khá tài tình.
Ngụ ngơn: Truyện ngụ ngơn xưa ở Nghệ - Tĩnh tuy chưa được sưu tầm
nhiều nhưng cũng cho ta thấy nghệ thuật ẩn dụ được người Xứ Nghệ quen
sử dụng để triết lý hoặc góp phần vào đấu tranh xã hội. Có thể phân thành
hai loại : ngụ ngôn văn xuôi và ngụ ngôn văn vần.
Ngụ ngôn văn xuôi thường ngắn nhưng ý nghĩa tương đối sâu sắc.
Nhiều đơn vị trong số này sẽ có vị trí xứng đáng trong kho tàng văn học
dân gian của dân tộc. Các tác giả đã nắm được các đặc tính và thuộc tính
của con vật để có thể xây dựng nên những hình tượng có khả năng đạt

được kết luận với mục đích muốn nói. Ví dụ truyện “Con chim khướu”,
“Con cơng và con ve”, “Trâu và bị” vừa là tiếng nói phản kháng mạnh
mẽ, vừa là tiếng nói triết lý sâu sắc. Truyện ngụ ngơn Xứ Nghệ khơng
hiếm những đơn vị có tính chất trào phúng. Cái chất trào phúng ở đây được
đưa vào để châm biếm giễu cợt những hành động mà tác giả muốn nhấn
mạnh để nhắc nhủ có hiệu quả hơn. Ví dụ truyện “Chị bán nồi đất” là bài
học cảnh giác cho những ai mơ mộng mà quên mất thực tế. Cũng có một
số truyện lại hướng sự suy nghĩ của ta vào chiều sâu, những vấn đề thuộc
về lẽ sống của con người. Truyện “Trạng đi sứ tàu” là một ví dụ.
So với các tỉnh đồng bằng khác, truyện tự sự dân gian của Nghệ - Tĩnh
quả là phong phú, trong đó phong phú nhất là loại hình cổ tích và truyền
thuyết. Tính chất phong phú ở đây chưa có thể khẳng định là do năng lực
sáng tác của người Nghệ - Tĩnh, mà trước hết chỉ có thể hiểu Nghệ - Tĩnh

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×