ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
NGUYỄN THỊ LOAN
Đặc sắc nghệ thuật thơ Huy Cận qua tập
Lửa thiêng
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
Nguyễn Phong Nam, người đã tận tình hướng dẫn tơi
trong suốt q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn
này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô
giáo trong khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức làm nền tảng
để tơi có thể thực hiện tốt đề tài của mình.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn
bè, những người đã động viên khuyến khích tơi trong suốt
q trình học tập và nghiên cứu.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Loan
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của cơng trình này là của bản thân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Phong Nam.
Việc trích dẫn lại những nhận định, ý kiến của các cơng trình nghiên cứu đều
đã được chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính
trung thực của cơng trình nghiên cứu này.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
3
Nguyễn Thị Loan
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, sự hiện diện của Thơ mới trong nửa
đầu thế kỉ XX là một thành tựu rực rỡ của nền thi ca Việt Nam. Thời đại Thơ mới
đã sản sinh ra hàng loạt nhà thơ nổi tiếng, vĩnh viễn để lại tên tuổi trong lịch sử văn
học nước nhà: Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn
Mặc Tử, … Như trăm hoa đua nở, mỗi nhà thơ là một loài hoa, và Huy Cận nổi lên
như “một bông hoa tươi thắm nhất trong vườn hoa ấy”.
Năm 1940, tập thơ đầu tay Lửa thiêng được xuất bản đánh dấu sự có mặt của
Huy Cận. Có thể nói, đây là tập thơ xuất sắc nhất, tuyệt tác nhất của đời thơ Huy
Cận: “một trong những tập thơ hay nhất của Thơ mới - về thơ, về phong cách - thơ”.
Đó là một phong cách nhuần nhị, đằm thắm, có sự kết hợp hài hịa giữa màu sắc cổ
điển và hiện đại. Thơ trong Lửa thiêng là vần thơ có tình, có hồn và có thần. Bởi
những lẽ đó, Lửa thiêng trở thành viên ngọc quý trong nền văn học Việt Nam mà
mãi mãi còn sáng cùng thời gian.
Từ những giá trị đặc sắc mà tập thơ mang lại, cộng với niềm yêu thích và
ham muốn được đi sâu hơn vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Huy Cận, là
những lí do để chúng tôi chọn: “Đặc sắc nghệ thuật thơ Huy Cận qua tập Lửa
thiêng” làm đề tài nghiên cứu của mình. Hi vọng qua cơng trình nghiên cứu này sẽ
giải mã được phần nào những vẻ đẹp về nghệ thuật thơ Huy Cận, bổ sung thêm kiến
thức về một tác gia văn học lớn, góp phần cho q trình giảng dạy sau này được tốt
hơn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Kể từ khi Lửa thiêng ra đời, càng bình tâm nhìn nhận, các nhà nghiên cứu
càng thấy ánh sáng kì diệu của Lửa thiêng. Cho đến nay, Lửa thiêng đã được khẳng
định và khai thác từ nhiều phương diện khác nhau. Mỗi cơng trình đều làm nổi bật
lên được những đặc sắc, thành công cả về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu
hiện, đồng thời khẳng định những cống hiến lớn lao của Huy Cận đối với văn học
hiện đại nước nhà.
1
Đáng chú ý nhất là tập tiểu luận Thế giới thơ Huy Cận của Xuân Diệu. Tập
sách được in năm 1987, khi nhà thơ Xuân Diệu đã về nơi yên tịnh nhưng tình cảm,
tâm huyết và tài năng của ơng sống dậy trên những trang văn. Đi theo các tập thơ,
các mảng đề tài chính, Xuân Diệu đã cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của những ý thơ, của
những câu thơ Huy Cận và giúp người đọc đi vào thế giới thơ Huy Cận.
Sau Xuân Diệu, hai nhà phê bình văn học Hồi Thanh - Hồi Chân đã nói lên
khả năng cảm nghe tinh tế của nhà thơ Huy Cận: “Huy Cận có lẽ đã sống một cuộc
đời rất bình thường, nhưng người ln ln lắng nghe mình sống để ghi lấy cái
nhịp nhàng lặng lẽ của thế giới bên trong”[19, tr.137]. Cũng năm 1942, trong cuốn
Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra vẻ đẹp riêng của thơ Huy Cận qua Đẹp
xưa, Tràng giang, Thu rừng, một vẻ đẹp trong sáng, thanh tao, cổ kính mang đậm
phong vị đường thi.
Trần Khánh Thành trong Thi pháp thơ Huy Cận, NXB Văn học, 2001 đã có
hướng khám phá mới mẻ về thế giới thơ Huy Cận bằng con đường thi pháp. Ở
chuyên luận này, tác giả đã làm rõ được cái “Tơi” trữ tình với nhiều đối cực, quan
niệm nghệ thuật và các phương thức thể hiện thơ ca Huy Cận. Từ những vấn đề cơ
bản đó nhằm xác định phong cách nghệ thuật của nhà thơ với tư cách là một chỉnh
thể nghệ thuật độc đáo.
Trong cuốn Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại, Chu Văn Sơn với bài
viết Và ngọn Lửa thiêng trong thơ cho rằng: “Không chỉ tư tưởng, mà cả nghệ thuật
thơ của Huy Cận về căn bản cũng đã định hình ngay từ tập đầu tay này. Đó là một
tiếng thơ sở trường về hướng nội. Khơng phải hướng vào suy lí mà hướng vào suy
cảm. Không phải sự sắc sảo của phân tích luận lí để nắm bắt những lí sự trong đầu
mình, mà sự tinh tế sâu đằm của tâm cảm để nắm bắt cái tình điệu của hồn mình”
[9, tr.166].
Trinh Đường trong tiểu luận Huy Cận từ Lửa thiêng đã cảm nhận sâu sắc nỗi
buồn thương của Huy Cận về quê hương đất nước, về kiếp người đau khổ và lòng
yêu đời thiết tha của thi nhân, và đặc biệt là đặc điểm thi pháp của thơ Huy Cận.
2
Theo nhà thơ Trinh Đường sẽ rất thiếu sót nếu khơng nói đến thi pháp Huy
Cận: “Như một ơng tướng biết thập bát ban võ nghệ, Huy Cận vận dụng một cách
rất chắc tay, rõ nhất là thể thất ngôn trường thiên và đặc biệt là lục bát. Về ngữ âm
học, khơng dễ có một ngịi bút tạo ra được một trùng điệp vần - trong: “Mưa giong
buồn sợi xuống lơi lơi”, “Gió đưa hơi, gió đưa hơi - Lá thơm như thể da người lá
thơm” [12, tr. 245 - 246].
Trái với sự ngợi ca của nhiều người dành cho thơ Huy Cận, nhà phê bình Vũ
Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đánh giá Lửa thiêng có phần khắt khe hơn. Ông
nhận xét thơ tả cảnh của Huy Cận vẫn cịn mang nét chung “cái cảm giác của lồi
người từ thiên cổ mà thi nhân bao lần ca ngợi”, “… Huy Cận nghệ sĩ ở chỗ đó và
cũng thiếu cái đặc sắc của nhà thơ ở chỗ đó: ơng đã khơng đem cái tâm hồn của
riêng ơng để hịa cũng vũ trụ…” Vũ Ngọc Phan cũng cho rằng thơ tả tình của Huy
Cận khơng có những câu “nồng nàn, tha thiết, nóng nảy như thơ Xn Diệu”,
“khơng nhớ nhung đắm đuối như thơ Lưu Trọng Lư”. Lời tự tình của Huy Cận “rất
đẹp, rất êm đềm, nhưng thật không phải những lời tha thiết tự tâm can …” [17, tr.
417 - 419].
Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Mã Giang Lân đã trở lại chuyên đề Cấu trúc
câu thơ Lửa thiêng của Huy Cận, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lý luận, phê bình và
lịch sử văn học. Qua bài viết, Mã Giang Lân bộc lộ rõ sự chú trọng của ông về ngôn
ngữ nghệ thuật thơ. Với hướng phân tích này, ơng đã phát hiện thêm một số chi tiết
nghệ thuật mới mẻ của câu thơ Lửa thiêng và góp thêm một vệt nghiên cứu mới về
thơ Huy Cận.
Cuốn Huy Cận về tác gia và tác phẩm được coi là một trong những cơng
trình sưu tầm, biên tập các bài viết, nghiên cứu về Huy Cận lớn nhất từ trước đến
nay. Trần Khánh Thành đã tập hợp được những bài nghiên cứu về thơ và đời Huy
Cận của nhiều tác giả như: Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Chế Lan Viên,
Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Ngơ Qn Miện, Vũ Quần Phương, Đỗ Lai Thúy…
thành một cơng trình mang tính chất tổng quan nhất về nhà thơ Huy Cận cũng như
các sáng tác của ơng. Trong đó có nhiều bài viết đề cập đến những đặc sắc nghệ
3
thuật tập thơ Lửa thiêng. Đỗ Lai Thúy trong bài Huy cận, sự khắc khoải không gian
đã thấy được ở Lửa thiêng khơng phải là một khơng gian khép kín mà đó là một
khơng gian mở nhiều chiều, giữa con người và khơng gian ln ln có sự tương
giao hịa hợp: “Không gian nghệ thuật của Lửa thiêng là nơi hội tụ của những yếu
tố trái ngược nhau. Ở đây chúng hòa hợp với nhau để tạo thành một thể thống nhất.
Đó là phong cách đặc sắc của Lửa thiêng” [22, tr.377]. Còn Trần Khánh Thành
trong bài viết Huy Cận từ Lửa thiêng đến lời tâm nguyện cùng hai thế kỉ thì đưa ra
đánh giá: “Thơ Huy Cận, ngay từ Lửa thiêng đã có độ chín của trào lưu… Thơ Huy
Cận kết hợp hài hịa giữa hai nền văn hóa Đơng - Tây, vừa có sức sống mạnh mẽ
của truyền thống vừa mang hơi thở và dấu ấn của thời đại mới” [22, tr.44].
Như vậy, dù nhìn nhận ở những góc độ khác nhau nhưng các nhà nghiên cứu
đều đánh giá cao đóng góp của Huy Cận. Những cơng trình nghiên cứu trên rất
đáng trân trọng và rất bổ ích đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp thơ Huy Cận.
Nghiên cứu về nghệ thuật thơ Huy Cận là đề tài khơng hồn tồn mới. Tuy nhiên
hầu như các nhà nghiên cứu chưa khám phá hết và khám phá sâu những kết tinh
nghệ thuật trong tập Lửa thiêng. Dựa trên những ý kiến đã tìm hiểu được, kết hợp
với kiến thức của bản thân, hi vọng qua cơng trình này sẽ góp thêm một tiếng nói
bên cạnh các cơng trình nghiên cứu của các tác giả về tập thơ Lửa thiêng của Huy
Cận, để một lần nữa khẳng định phong cách thơ Huy Cận như một trong những
phong cách nghệ thuật đặc sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ Huy Cận trong
tập Lửa thiêng.
Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tập trung nghiên cứu những đặc sắc nghệ
thuật trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận, NXB Hội Nhà văn, 1995.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
4
Phương pháp thống kê: tính tốn những số liệu, tỉ lệ trong tập Lửa thiêng của
Huy Cận để làm dẫn chứng cho bài viết.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở những dẫn chứng đã tìm được,
chúng tơi tiến hành phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng phương pháp này để tìm ra những
điểm tương đồng và những nét độc đáo trong thơ Huy Cận.
5. Bố cục của khóa luận
Đề tài của chúng tơi, ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo,
phần nội dung của khóa luận gồm có hai chương:
Chương 1. Lửa thiêng - đỉnh cao nghệ thuật thơ Huy Cận
Chương 2. Tính chất cổ điển và hiện đại trong Lửa thiêng
5
CHƯƠNG 1
LỬA THIÊNG - ĐỈNH CAO NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN
1.1. Huy Cận - cây đại thụ của phong trào Thơ mới
1.1.1. Con người và sự nghiệp thơ Huy Cận
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Huy Cận có một vị trí quan trọng. Là
một nhà thơ lớn, Huy Cận đồng thời cịn là một nhà chính trị, nhà văn hóa, có nhiều
đóng góp cho sự nghiệp văn học, văn hóa và sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Huy Cận (1919 - 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú,
huyện Hương Sơn (nay là xã Đức Ân, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ,
Huy Cận học ở quê, rồi vào Huế học hết bậc trung học. Năm 1939, ông ra Hà Nội
học ở Trường Cao đẳng Canh nông. Từ năm 1942 Huy Cận tích cực hoạt động
trong Mặt trận Việt Minh. Ơng tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, được bầu vào
Ủy ban Dân tộc giải phóng tồn quốc. Sau Cách mạng tháng Tám, ơng liên tục tham
gia chính quyền cách mạng, giữ nhiều trọng trách khác nhau: Thứ trưởng Bộ Văn
hóa, Bộ trưởng đặc trách cơng tác văn hóa - Nghệ thuật tại Văn phòng Hội đồng Bộ
trưởng, kiêm Chủ tịch ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt
Nam.,…
Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của
văn học Pháp. Ông là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới.
Tác phẩm đáng chú ý nhất của Huy Cận trước Cách mạng là Lửa thiêng (tập thơ
đầu tay, sáng tác khoảng 1937 -1940); ngồi ra, ơng cịn một số tác phẩm khác như
Kinh cầu tự (văn xuôi - 1942), Vũ trụ ca (thơ, sáng tác khoảng 1940 -1942). Hơn
mười năm sau Cách mạng, Huy Cận ít có thơ in. Nhưng từ năm 1958, ơng sáng tác
dồi dào và có nhiều đổi mới, tìm thấy sự hịa điệu giữa con người và xã hội, tiêu
biểu là các tập thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc
đời (1963), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa
(1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), Hạt lại gieo (1984), Ta về với biển
(1997)...
6
Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lý. Ông là một trong những
gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã được Nhà nước tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
1.1.2. Vài nét về tập thơ Lửa thiêng
Tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận ra mắt bạn đọc vào tháng 11, năm 1940
(nhà xuất bản Đời nay của nhóm Tự lực văn đoàn in ấn và phát hành, khoảng 3.000
cuốn). Tập thơ do họa sĩ Tơ Ngọc Vân trình bày bìa với lời đề tựa của Xuân Diệu.
Huy Cận - nhà thi sĩ đến muộn trên văn đàn lại nhanh chóng trở thành ngơi sao sáng
chói nhất của phong trào Thơ mới. Huy Cận bước tới thi đàn bằng một tâm hồn đa
cảm, đa sầu. Trong lịch sử thơ ca dân tộc chưa có tập thơ nào nỗi buồn được nói lên
một cách đa dạng, lắm cung bậc và nhiều sắc thái như Lửa thiêng.
Trong lời tựa của tập Lửa thiêng, nhà thơ Xuân Diệu cũng viết: “Trong thơ
Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải tiếng sáo thiên thai,
khơng phải điệu ái tình, khơng phải lời ly tao kể chuyện một cái “tôi”; mà ấy là một
bản ngậm ngùi dài: Có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, b ơng lau, có phải niềm
than vãn của bờ sơng, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng
các vì sao? Tiếng rền rĩ, dịu êm sẽ vấn lấy ta như một dải lụa ôm ấp một vết đau;
tiếng len như thấm thía vào hồn ta như khí hậu của núi đèo; tiếng làm thành sương,
đọng lệ trên mắt ta…” [22, tr.54].
Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng nỗi buồn của Lửa thiêng không mang tính
riêng tư, khơng gắn với dục vọng, đam mê để rồi chán chường tuyệt vọng. Vẫn có
một mạch tình cảm trong trẻo, thiết tha, gắn bó ân cần với cuộc sống và nói như
cách nói của tác giả sau này “yêu đời nên đau đời”.
Với Lửa thiêng, Huy Cận đã mang đến cho thi đàn một nỗi buồn đẹp như quê
hương, như nước mắt trời xanh. Hình như sự vĩnh cửu từng níu lấy áo Huy Cận mà
kéo ơng về bất tử thi ca ngay từ thuở vừa ngoài tuổi đơi mươi. Lửa thiêng có lẽ là
tập thơ tồn bích nhất trong các tập thơ ra đời từ 1932 - 1945 trong phong trào Thơ
mới? Cây cổ thụ Huy Cận sẽ còn xanh tươi mãi trong vườn thơ dân tộc như câu thơ
ông từng viết trong bài thơ Họa điệu: “Cây khơng đi mà tình cũng nghiêng
7
nghiêng”. Nhà thơ Xuân Diệu cũng từng nhận xét về hồn thơ Huy Cận trong tập
Lửa thiêng là một hồn thơ có nhiều hương vị, hương vị là đặc tính của thơ Huy Cận:
“Thơ ông không lộng lẫy, không kiều diễm, không chú nơi thanh sắc, không nở ra
như những đóa hoa rực rỡ; thơ ơng khơng khoe tươi. Thơ ông như nụ mùa xuân,
như trái mùa hè, gói gắm lại, nhưng đầy căng nhựa thơm và mật ngọt. Ông không
làm mê ta bằng màu sắc và âm điệu; ông có một sức quyến rũ lạ lùng hơn, khó hiểu
hơn: là mùi thơm. Thơ ơng phơ bày một cái gì thầm kín, rạo rực; thơ ơng khơng
phải rượu đã rót vào chén, thơ ông là men đương lên; thơ ông khơng phải là hoa
sẵn trên cành, thơ ơng là dịng nhựa đương chuyển (…) Huy Cận! Một tâm hồn đặc
biệt quá, nồng cháy bên trong, e lệ bên ngoài, hay nói nhỏ và hay làm thinh, để cho
men lịng càng rạo rực hơn nữa; một tâm hồn hay lặng yên để nước mắt chảy,
khơng biết khóc vì cái gì; vừa mạnh, vừa yếu, rất mới và rất xưa, rất Âu Tây và rất
Á Đông” [22, tr.49 - 53].
Hơn 70 năm, kể từ lúc ra đời trong phong trào Thơ mới 1930-1945 đến nay,
Lửa thiêng đã cháy và đã tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam, không chỉ ở thế kỷ
XX mà chắc chắn sẽ còn tỏa sáng và âm hưởng đến thế kỷ sau.
1.1.3. Phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua Lửa thiêng
Lửa thiêng là thi phẩm đầu tay của Huy Cận nhưng đã thể hiện độ chín trong
nghệ thuật, khẳng định vị trí của ơng trong làng Thơ mới 1930 - 1945, đồng thời thể
hiện một tài năng thơ độc đáo, một tâm hồn đa sầu, đa cảm với những cảm xúc hết
sức tinh tế, sâu sắc của nhà thơ khi tuổi đời còn rất trẻ.
Phong cách thơ Huy Cận hình thành trong phong trào Thơ mới, một thời kỳ
phát triển khá đặc biệt và đặc sắc của thơ ca Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cùng với
nhiều xu hướng sáng tác khác nhau, bày tỏ tình yêu mộng tưởng, tình yêu thiên
nhiên, nỗi chán chường, muốn chốn tránh thực tại xã hội của các nhà thơ cùng thời
đại như Thế Lữ, Huy Thông, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Xuân Sanh, Tế Hanh, Hàn
Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê…, và gần gũi nhất là giọng điệu trữ tình sơi nổi,
nồng nhiệt của người bạn thân - Xn Diệu, Huy Cận đã thể hiện một giọng điệu
8
riêng độc đáo, góp phần hình thành “một thời đại trong thi ca”, giai đoạn 1930 1945.
Khác với phong cách trữ tình, hăm hở, đắm say với mộng tưởng tình yêu của
Xuân Diệu, phong cách thơ Huy Cận thể hiện qua vũ trụ thơ ca khá phong phú. Đó
là sự mộng mơ, lãng mạn, luôn song hành với thực tại cuộc sống; nỗi cơ đơn, tính
triết lý, suy tưởng về không gian vũ trụ, về bản thể luận, sống, chết nhưng khơng
tách rời tình u và cuộc đời.
Qua Lửa thiêng, nhà thơ không hề ra “tuyên ngôn” về quan niệm làm thơ
nhưng giọng điệu tình cảm dào dạt, đắm say tình yêu, yêu quý thiên nhiên, yêu cái
đẹp, yêu cuộc sống luôn quyện trong triết lý nhân sinh, đầy khát vọng sống, khát
vọng tìm kiếm lý tưởng của một nhà thơ - trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX … Sự
hài hịa giữa truyền thống thơ ca, văn hóa dân tộc với những tri thức nắm bắt từ Tây
học, từ sự nghiền ngẫm, thẩm thấu tư tưởng triết học các nền văn hóa nhân loại bộc
lộ trong thơ Huy Cận. Cho nên, đi tìm hồn thơ của Huy Cận, là khám phá một vũ
trụ thơ mênh mông: bên cạnh cảm hứng thơ về không gian vũ trụ bao la với nỗi cơ
đơn của con người đầy tính triết lý, là những cảm hứng thơ đầy tính ẩn dụ qua Đất,
Nước, Lửa, song hành cùng “chất Đời” trong cuộc sống. Đó là ẩn dụ Lửa - sự hồi
niệm về sứ mệnh của nhà thơ, một quan niệm rất mới trong thơ ca Việt Nam (Trình
bày, Trị chuyện); là ẩn dụ về Nước - nỗi buồn và tình yêu (Tràng giang, Buồn đêm
mưa, Xuân); ẩn dụ về Đất sự suy tưởng về ý nghĩa sống, chết (Chết, Nhạc sầu)…
Những ý nghĩa ẩn dụ này không hề lấn át cảm xúc, cảm hứng sáng tác, mặc dù âm
hưởng triết học phương Đông, phương Tây luôn bàng bạc qua một số ý thơ, tứ thơ
của Huy Cận.
Thơ Huy Cận có sự kết hợp hài hịa giữa hai nền văn hóa Đơng - Tây, vừa có
sức sống mạnh mẽ của truyền thống vừa mang hơi thở và dấu ấn của thời đại mới.
Sự kết hợp hài hịa đó được thể hiện khá rõ nét qua phương diện thể loại. Từ
phương diện thể loại, chúng ta thấy suốt cuộc đời cầm bút, Huy cận đã mở rộng
sáng tạo ra nhiều loại. Huy Cận đã hành bút trên khắp các thể loại quen thuộc: thất
ngôn, ngũ ngôn, lục bát, thơ 8 chữ, thơ tự do. Trong đó các thể thơ truyền thống như
9
ngũ ngôn, thất ngôn và đặc biệt là lục bát đã được Huy Cận sử dụng thuần thục và
có những cách tân quan trọng.
Lửa thiêng là tác phẩm đầu tay và xuất sắc của Huy Cận, ra đời mang lại
vinh quang cho nhà thơ và khởi đầu cho toàn bộ thơ Huy Cận đồng thời cho toàn bộ
phong cách thơ Huy Cận, cho dù ơng cũng như thơ ơng có chia làm hai giai đoạn rõ
rệt: trước và sau Cách mạng tháng Tám. Toàn bộ thơ Huy Cận đều mang dấu ấn của
Lửa thiêng, như một ngọn lửa có lúc mờ đi rồi lại sáng.
Và cũng trên dặm dài lịch sử đi tới của thơ ca, lời nhận xét của nhà văn Pháp,
Yveline Feray (tác giả quyển Vạn Xuân) không khỏi làm chúng ta phải suy nghĩ làm
sao cho đúng hơn, cảm nhận sâu sắc hơn về tâm hồn thơ Huy Cận: “Đọc thơ anh,
tơi có cảm tưởng được uống vào nguồn thơ của Việt Nam. Chính bằng nghệ thuật
kỳ ảo vừa thông thái vừa giản dị, vừa vũ trụ vừa ngày thường, mà anh đạt tới tính
phổ biến của nhân loại” (trích Lời tựa tập thơ Nước triều Đơng của Paul Scheider)
[22, tr.516].
Việc nghiên cứu phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận qua tập Lửa thiêng,
một lần nữa càng khẳng định vị trí Huy Cận - nhà thơ - nhà văn hóa lớn của nền thơ
ca Việt Nam thế kỷ XX, với ngôn ngữ nghệ thuật thơ ca đặc sắc và những âm
hưởng tình cảm dạt dào, tư tưởng triết lý sâu sắc.
1.2. Lửa thiêng - một thế giới hình tượng nghệ thuật đặc sắc
1.2.1. Khơng - thời gian nghệ thuật trong Lửa thiêng
Trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám, thời gian và không gian
nghệ thuật luôn gắn bó với nhau như là hai mặt của một vấn đề, vừa thống nhất vừa
đối lập và luôn chuyển hóa lẫn nhau. Khi thời gian được khơng gian hóa nó trở nên
sinh động hữu hình, khi khơng gian được thời gian hóa nó càng mênh mơng vời vợi.
1.2.1.1. Khơng gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là một yếu tố tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm văn
học. Khơng gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, một cách nhìn
độc đáo của tác giả; là hình thức tồn tại của hình tượng. Và mỗi nhà văn, nhà thơ
thường tạo cho mình một khơng gian nghệ thuật riêng.
10
Với Lửa thiêng, Huy Cận đã tạo cho mình một không gian nghệ thuật đặc
sắc, trở thành cảm giác trội nhất, thường trực trong nguồn cảm hứng giãi bày của
chủ thể trữ tình. Điều kỳ lạ là ở vào tuổi thanh niên nhưng cảm hứng sáng tạo của
Huy Cận đã tạo nên một khơng gian thống rộng dài để nói lên cái cô liêu, chơi vơi
của cuộc đời, và để cho tứ thơ đi về giữa quá khứ và hiện tại, giữa cuộc đời thực và
chốn vời vợi cao xa. Nói về thơ khơng gian thì Huy Cận là số một: “Không gian
trong thơ Huy Cận gây ấn tượng nghệ thuật đặc biệt là rất chín và đằm thắm ân
tình” [22, tr.73].
Mỗi nhà thơ thường tìm về cho mình một vùng thẩm mỹ riêng trong khi thể
hiện tư tưởng nghệ thuật của mình. Nếu như Xuân Diệu thường trực nỗi ám ảnh
thời gian thì Huy Cận thường trực nỗi khắc khoải không gian. Nếu Xuân Diệu quan
tâm nhiều đến sự hữu hạn của thời trẻ nhân gian giữa dòng thời gian trơi chảy thì
Huy Cận ý thức sâu sắc sự hữu hạn của cá thể con người trong không gian rộng lớn
mênh mơng. Trong lúc Xn Diệu muốn níu giữ thời gian để kéo dài tuổi trẻ thì
Huy Cận có khát vọng chiếm lĩnh, hịa nhập vào khơng gian vơ tận, để cùng khơng
gian tồn tại vĩnh hằng. Vì lẽ đó, sống trong khơng gian mà Huy Cận vẫn nhớ không
gian, vẫn đưa tay hứng, vớt không gian:
Tôi luồn tay nhỏ hứng khơng gian
Vớt gió xa xơi lạnh lẽo ngàn
Tơi để cho hồn theo với lá
Xiêu xiêu cúi nhẹ trút buồn tràn.
(Mưa)
Nỗi nhớ không gian trong thơ Huy Cận là nỗi nhớ về không gian vũ trụ trên
cao, nơi xa, cõi biếc. Nỗi nhớ ấy da diết, thường trực ở mọi lúc, mọi nơi. Không
gian trong Lửa thiêng là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc, được khai thác ở những
chiều kích khác nhau, từ khơng gian hẹp đến khơng gian rộng lớn, từ không gian
trần thế đến không gian cõi âm.
Không gian địa ngục là chốn hư vô, nơi giam cầm những linh hồn đau khổ
đang nhớ tiếc cõi trần. Nơi ấy thật tối tăm, lạnh lẽo, câm lặng và chật chội:
11
Thân bay nhảy giam trong mồ nhỏ tí
Một dáng điệu suốt trăm ngàn thế kỷ
…
Nhưng mắt đóng trong đêm câm dằng dặc
Cịn biết gì trời đất ở trên kia
(Chết)
Nhà thơ Huy Cận viết về địa ngục để nói lên cảnh sống tội nghiệp của người
chết và rộng lớn hơn nữa là bi kịch của loài người khi bị đầy ải xuống âm ti. Tình
thương người của Huy Cận trải dài theo thời gian và man mác mọi không gian. Phải
chăng vì thế mà lịng thi nhân đã mang nặng mối sầu lớn của lồi người, của hồn
người mn kiếp.
Sống ở cõi đời đầy chông gai con người không thôi nuối tiếc cái “Thiên
đường đã mất”. Trái tim đau luôn luôn có nhu cầu Trình bày, nhu cầu dâng hiến cho
đời thứ ngọc đau buồn kết tinh từ nước mắt, mơ mộng và tình u cho vơi bớt cơ
đơn. Khơng gian Lửa thiêng là sự hóa thân của thiên đường, của sự hịa đồng
ngun thủy thuở xưa. Đó là khơng gian mang tính chất vĩnh viễn và là đối tượng
để con người chiêm nghiệm và chiêm ngưỡng. Là trời xưa như một quá khứ, là cõi
biếc mênh mông, là trên cao chơi vơi, là nơi xa biếc tượng trưng cho Chân, Thiện,
Mỹ tồn tại ở trên cao đối lập với tất cả những cái giả dối, mong manh ở dưới thấp.
Như vậy là ở đây, huyền thoại thiên đường còn mang một chức năng khác : yếu tố
tổ chức không gian theo trục dọc: trên - dưới, cao - thấp, đẹp - xấu, vô biên - hữu
hạn… Trong thang bậc giá trị này con người sống ở dưới thấp, trong cô đơn (Hiu
hắt đầy tôi ở xứ hờ) và không nguôi quên sự ám ảnh của không gian ở trên cao.
Bởi thế, Trông lên, với Huy Cận, không chỉ là một động tác trữ tình thuần
túy thủ pháp, mà là một thái độ nghệ thuật nhằm chiêm ngưỡng không gian như là
một lý tưởng thẩm mỹ. Tâm trạng nhớ không gian, buồn bã không gian, sầu không
gian … tràn ngập khắp Lửa thiêng. Thậm trí con người cịn hứng khơng gian, mang
khơng gian vào trong bản thân mình để rồi trải mình ra với khơng gian.
12
Trong ba tầng không gian: thiên đường, trần thế, địa ngục thì khơng gian trần
thế chiếm địa vị ưu tiên trong thế giới nghệ thuật Lửa thiêng. Không gian trần thế
trong Lửa thiêng được khắc họa bằng sự chiếm lĩnh khơng gian tự nhiên. Đó là
khơng gian nơng thơn với cảnh sơng, hồ, đường, vườn tược… phong cảnh khống
dã của đồng nội mang lại cho nhà thơ sự thư thái, trấn an được tâm hồn cô đơn của
con người.
Hoạt động của con người nơi thôn dã gắn với không gian vườn cây tràn trề
nhựa sống. Ở đó cây cối đang trong độ viên mãn nhất, tỏa hương thơm dâng đời
như mời gọi con người hãy đến và tận hưởng:
- Thơm tho quá, lòng ơi, vườn mới xới
Vẩn vơ thơm như mùi của tơ duyên.
(Vỗ về)
- Vườn hân hoan muôn vạn nỗi dàn bày
Của nhựa mạnh thành tơ trong lá mới.
(Họa điệu)
Nhưng không gian trần thế trong Lửa thiêng là không gian chưa trọn vẹn,
vẫn có những giới hạn nhất định nào đó. Con người cá nhân lãng mạn nhỏ nhoi
khơng ôm trùm nổi không gian vũ trụ, chỉ biết nhìn nó bằng cái nhìn đo đếm kiểu
phương Tây, nên khơng gian cắt lát, vỡ vụn. “Nét độc đáo của hình tượng con
đường và dịng sơng trong Lửa thiêng là chúng khơng phát triển tuyến tính, mà
dường như bị giới hạn bởi một biên giới vơ hình nào đó, để trở thành một không
gian tĩnh. Con đường ở đây chỉ là một khúc “đường thơm”, nơi con người đến để
thả hồn mơ. Dịng sơng ở đây chỉ là một khúc sơng, một đoạn sơng phẳng lặng
được nhìn ra từ một bến đị, một bãi bờ nào đó” [22, tr.368].
Khơng gian đầy hương thơm nhiều lần xuất hiện trong thơ Huy Cận. Hương
thơm trở thành một đặc điểm nổi bật của không gian trần thế: Hương thơm vẩn vơ
trong vườn mới xới, hương thơm phảng phất trong không gian đường làng mà lứa
đôi đang dạo bước:
Cả không gian hồn hậu rất thơm thơ
13
Gió hương đưa mùi dìu dịu phất phơ.
(Đi giữa đường thơm)
Hương thơm còn tỏa ra từ luống đất mùa xuân, từ cây xanh, sông nước, từ
thân thể trai tơ đang bước bên đường. Ấy là hương của mùa xuân, của sự sống:
Luống đất thơm hương mùa mới dậy
Bên đường chân rộn bước trai tơ
Cây xanh cành đẹp xui tay với
Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.
(Xuân)
Huy Cận không quan tâm nhiều đến đường nét, sắc màu của cảnh, nghĩa là
bề ngoài của sự vật. Điều mà nhà thơ quan tâm hơn là mạch sống bên trong, là linh
hồn của tạo vật. Đối với Huy Cận cảnh là sự hiện hữu của khơng gian, một khơng
gian đan đầy tâm trạng, có khi đó là khơng gian đã chuyển vào thế giới nội tâm, một
khơng gian đã được ảo hóa. Từ một cảnh thực:
Nắng chia nửa bãi chiều rồi
Vườn hoang trinh nữ xếp đơi lá rầu
Nhưng thống chốc cảnh đã được ảo hóa để chuyển vào cõi mộng:
Sợi buồn con nhện giăng mau
Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây
Lòng anh mở với quạt này
Trăm con chim mộng về bay đầu giường
Ngủ đi em mộng bình thường
Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ.
(Ngậm ngùi)
Sợi buồn dệt thành chiếc võng tâm trạng để ru ngủ, đưa nơi. Chiếc quạt cũng
được ảo hóa, gió mát của quạt cũng là gió mát của tấm lòng. Cả một thế giới thiên
nhiên mộng ảo ấy đều ru ngủ, đưa nôi, đưa con người vào giấc mộng đẹp. Cảnh ấy
cũng là cuộc đời được ảo hóa bởi tình u và sự hịa hợp tâm hồn. Vì thế, trong thơ
Huy Cận không gian ngoại cảnh luôn tương thông với không gian nội tâm và tạo
14
nên sự hòa quyện giữa thực và ảo, đến cả những sự vật gần gũi nhất cũng được ảo
hóa:
Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh
(Tình tự)
Đi vào khơng gian vũ trụ của Huy Cận là đi vào thế giới đầy trăng, sao, thế
giới trên cao thiêng liêng, cao quý:
Người đã thu góp gió mây trong miệng thở
Nơi mắt ngời, Người gửi ánh sao trăng
Mắt sâu sáng thắp đèn soi vũ trụ,
Và tai rền thu cất nhạc không gian;
…
(Thân thể)
Quan niệm về không gian vũ trụ, về khát vọng lên cao với con mắt bao quát
thế giới hơn từ dưới vọng tưởng, ngưỡng mộ, ngẩng lên cao đã có trong suy nghĩ
bao đời của con người. Chủ thể trữ tình khao khát chiếm lĩnh không gian theo nhiều
chiều của vũ trụ. Không gian giãn nở, dàn trải mênh mông không ngờ. Sự bao quát
hình ảnh tạo vật là một biệt tài trong thơ Huy Cận. Khơng gian vì thế là sự mở đầu
và không bao giờ khép lại trong cái nhìn tạo vật, đó là khơng gian vơ biên, khơng
gian của vũ trụ:
Da chiều mới tỏ sao hôm,
Màu thanh thiên đã vào ơm giữa hồn
Giữa trời hình lá con con,
Trời xa sắc biển, lá thon mình thuyền.
Gió qua là ngọn triều lên
Hiu hiu gió đẩy thuyền trên biển trời
(Trơng lên)
Tinh thần chiếm lĩnh không gian trên cao, không gian vũ trụ được thể hiện
tập trung trong bài thơ Tràng giang. Cảm hứng của bài thơ là cảm hứng không
15
gian : Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. Không gian được mở ra từ một dịng
sơng rộng lớn với mn vàn đợt sóng và triền miên nỗi buồn:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Từ dịng sơng, khơng gian được mở rộng theo chiều dọc (con thuyền xuôi),
chiều ngang (lơ thơ cồn nhỏ), mà chiều nào dường như cũng không có giới hạn.
Một điểm nhìn tương đối hiện đại, mới mẻ so với thời điểm bấy giờ, khi nhà thơ mô
tả một bức tranh vũ trụ ở ca ba chiều : cao, dài, và rộng thật mênh mông, tuyệt đẹp :
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót :
Sơng dài, trời rộng - bến cô liêu.
(Tràng giang)
Những tia nắng vàng rọi xuống càng nâng bầu trời lên cao. Cái nhìn của nhà
thơ như bị hút vào khoảng khơng gian sâu chót vót, rồi vượt lên, xun thủng cả
tầng khơng gian bầu trời để đến cõi vô biên. Không gian nghệ thuật của Tràng
giang thấm đẫm chất Đường thi : khoáng đạt và cổ kính, tĩnh tại và thanh vắng.
Nhưng Tràng giang là thi phẩm của một nhà Thơ mới, một nhà thơ lãng mạn trong
thời kỳ hiện đại, nó mang đậm dấu ấn của một thời đại trong thi ca. Cũng là chiếm
lĩnh khơng gian, khát khao hịa nhập vào vũ trụ nhưng Huy Cận khơng tìm được sự
an nhiên tự tại ung dung của thi sĩ đời Đường. Huy Cận càng lên cao càng thấy
lạnh, càng cảm thấy cô đơn giữa đất trời. Vì vậy, thống chốc khơng gian vũ trụ
bỗng nhạt nhịa nhường lại cho khơng gian tâm trạng :
Lịng q dợn dợn vời con nước
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà.
Đối nghịch lại cái không gian mênh mông, rộng lớn, con người bé nhỏ, cô
đơn biết bao :
Một chiếc linh hồn nhỏ :
Mang mang thiên cổ sầu
(Ê chề)
Thâu qua cái ngáp dài vơ hạn,
Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn.
16
(Giấc ngủ chiều)
Cái tôi cô đơn của nhà thơ luôn bị ám ảnh bởi một không gian rộng, một điều
nhà thơ từng giải thích là ấn tượng từ tuổi thơ về trời rộng mênh mông, sông dài bát
ngát của quê nhà, về đàn ong trại bay xa : “... những cảm giác đầu tiên, những cái
nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa của cuộc đời và vũ trụ. Và, ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ
trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi...”, “Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần
cốt tủy của linh hồn tơi với bầy ong trại ? ” [2, tr.10]
Không gian ôi, xin hẹp bớt mênh mông,
Ảo não quá trời buổi chiều vĩnh biệt !
...
Sầu chi lắm trời ơi ! chiều tận thế !
(Nhạc sầu)
Trời mênh mông nên rất đỗi nhớ nhung
(Họa điệu)
Tóm lại, Lửa thiêng là khát vọng khơng ngi của con người trong sự chiếm
lĩnh không gian. Con người với tư cách là một thực thể hữu hạn về mặt thời gian lại
ln có ước mơ trở thành bất tử. Chiếm lĩnh được không gian, trở nên trường tồn
như không gian có nghĩa là con người khắc phục được thời gian để đi vào bất tử.
Không gian nghệ thuật của Lửa thiêng là nơi hội tụ của những yếu tố trái ngược
nhau. Ở đây chúng hòa hợp với nhau để tạo thành một thực thể thống nhất. Đó là
phong cách đặc sắc của Lửa thiêng.
1.2.1.2. Thời gian nghệ thuật
Hình tượng thời gian nghệ thuật trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận là
một trong những nét đặc sắc cùng với không gian nghệ thuật thể hiện thế giới nghệ
thuật thơ Huy Cận. Một điểm độc đáo trong thế giới nghệ thuật thơ Huy Cận: thời
gian nghệ thuật trong thơ Huy Cận được chuyển hóa vào khơng gian, trở thành một
thứ khơng - thời gian hịa quyện.
Huy Cận ln nhìn nhận thời gian trong sự tuần hoàn của vũ trụ, trong không
gian bốn mùa lưu chuyển, trong đất nở muôn xuân, trong nhịp đời chậm rãi, trong
17
trời xưa, cõi biếc xa xăm. Vì vậy, trong cảm nhận của Huy Cận, quá khứ hay hiện
tại, hôm nay hay ngày mai, xuân cũ hay xuân nay đều đồng dạng, đồng nhịp trong
vịng tuần hồn vũ trụ :
Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy
Trong cành hoa trẻ, cổ chim non.
- Có ai gởi ý trong xn cũ
Đất nở mn xn vẫn chẳng mịn.
(Xn)
Một tình u vừa mới nhóm lên, mà nhà thơ ngỡ như đã hẹn từ vạn kỷ:
Lòng em nhớ lịng anh từ vạn kỷ,
Gặp hơm nay nhưng hẹn đã ngàn xưa.
Yêu giữa đời mà hồn để trong mơ,
Tình rộng q, đời khơng biên giới nữa.
(Tình tự)
Một nỗi buồn trong hiện tại mà nhà thơ tưởng đã có tự ngày xưa:
Người một thuở mà chàng sầu vạn kỷ
Sống một đời chàng tưởng vọng muôn năm
(Mai sau)
Trong Lửa thiêng “đời”, “dòng đời” hay được nhắc đến nhiều lần. Dòng đời
chính là dịng thời gian nhân thế, một kiểu thời gian đa tuyến, đa chiều và mang
đậm dấu ấn chủ quan. Thời gian nhân thế có thể trơi xi thuận chiều theo thời gian
tự nhiên và cũng có thể trở lại, lặp lại theo vòng luân hồi của những kiếp người.
Huy Cận cũng có ý thức về sự hữu hạn của đời người trên trần thế nhưng nhà thơ
tin vào sự bất tử của những linh hồn. Cái chết đối với con người chỉ là sự chuyển
dịch từ không gian trần thế sang không gian thiên đường hoặc địa ngục; chết cũng
có nghĩa là hịa vào dịng thời gian vơ tận, tồn tại cùng thời gian. Vì thế người nay
có thể giao tiếp với người xưa, trò chuyện với người xưa. Khi con người hòa vào
dòng thời gian nhân thế thì thời gian tự nhiên như ngừng trơi, như thốt khỏi thời
18
gian tự nhiên. Huy Cận trò chuyện với thi sĩ chết từ ngàn xưa trong một buổi chiều
chỉ có sắc màu tâm trạng:
…Chiều khơng nắng, khơng mưa,
Khơng sương gió, chỉ có sầu vạn thuở.
Đời hiu quạnh, thời gian nghiêng bóng nhớ,
Phố khơng cây thơi sầu biết bao chừng!
(Trị chuyện)
Yếu tố khơng gian bị mờ hóa, ảo hóa đến mức như là trống khơng: khơng
nắng, khơng mưa, khơng sương gió, khơng cây. Trong khơng gian trống vắng ấy chỉ
có dịng tâm trạng với lớp lớp sóng buồn khiến nhà thơ cảm thấy bơ vơ giữa thời
gian và không gian vô tận.
Đứng trước hiện thực, Huy Cận ý thức sâu sắc sự chảy trơi của thời gian
đang tồn tại quanh mình nặng nề và khơng nhiều niềm vui. Vì vậy, Huy Cận đã mải
miết lội ngược dòng thời gian nhân thế để tìm niềm thân mật ở những hồn xưa và
hồi niệm về những phần đời tươi đẹp của mình trong quá vãng. Thời gian nghệ
thuật trong Lửa thiêng là dòng thời gian quay về quá khứ trong cái nhìn tâm tưởng
của nhà thơ.
Trở về quá khứ, nhà thơ mong muốn lưu giữ kỉ niệm, tìm thấy một khoảng
trời đẹp nhất của một qng đời. Vì thế, miền hồi niệm là mảnh đất màu mỡ để
nuôi dưỡng cảm xúc thơ. Quay về nhìn lại những gì đã qua, Huy Cận nhớ tới tuổi
niên thiếu của buổi “Tựu trường” thời “Học sinh” khoác trên mình màu “Áo trắng”
ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng:
Gió thổi sân trường chiều chủ nhật;
- Ôi! thời thơ bé tuổi mười lăm.
(Học sinh)
Giờ nao nức của một thời trẻ dại!
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương!
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường,
Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.
19
(Tựu trường)
Đó là những kí ức tươi vui nhất trong dòng chảy thời gian nhân thế, thời gian
này khắc sâu trong lòng nhà thơ. Bởi ai trong đời mà quên được kí ức tuổi thơ. Thời
ấy được nhà thơ nhìn lại từ một thời khắc, thời trưởng thành chín chắn đầy suy tư
chiêm nghiệm. Và khi suy nghĩ về quãng đời đã qua, Huy Cận không khỏi lưu
luyến, bâng khuâng. Dường như trong tâm thức của nhà thơ, ở một thời xa xưa nào
đó con người sống trong sự hịa đồng với thiên nhiên và đồng loại. Lúc ấy con
người ln cảm thấy bình ổn nội tâm trong thế giới bình yên, hạnh phúc:
Thời khắc đang đi nhịp thái bình
Dịu dàng gió nhạt thổi mây xanh
Hàng cây mở ngọn kêu chim đến
Hạnh phúc xem như chuyện đã đành.
(Bình yên)
Trong Chiều xưa, Đẹp xưa, Huy Cận dựng lên một không gian êm đềm man
mác thời gian, thời gian thấm vào cảnh, luồn vào gió để tạo nên hồn xưa trong cảnh:
Đêm mơ lay ánh trăng tàn
Hồn xưa gửi tiếng thời gian, trống dồn.
(Chiều xưa)
Trong không - thời gian của thuở xa xưa ấy có hình ảnh kẻ lữ thứ đang mải
miết đi về quá khứ để tìm vẻ đẹp xưa, tìm về cội nguồn lồi người, tìm về nơi ấm
thiên nhiên, nhưng càng đi càng cảm thấy heo hút:
Đi rồi, khuất ngựa sau non;
Nhỏ thưa tràng đạc, tiếng còn tịch liêu...
Trơ vơ buồn lọt quán chiều,
Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người.
(Đẹp xưa)
Nỗi buồn bã và cô đơn của con người trong Lửa thiêng mang nỗi sầu thiên cổ
vì nó đơn độc suốt trục thời gian.