BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRẦN THỊ YẾN MINH
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT
ĐOÀN MINH PHƯỢNG
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng, Năm 2012
Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN
Phản biện 1: TS. NGUYỄN THANH SƠN
Phản biện 2: TS. BÙI THANH TRUYỀN
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà
Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2012
Có thể tìm luận văn tại:
- Trung tâm Thơng tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn xuôi Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã
chứng kiến nhiều nỗ lực cách tân đáng ghi nhận. Cùng với những đổi mới
nghệ thuật trong sáng tác của thế hệ nhà văn đầu tiên như Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo… những
cây bút ở giai đoạn sau như Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Bình Phương,
Thuận… cũng khơng ngừng làm mới văn chương của mình bằng những
quan niệm nghệ thuật độc đáo và kĩ thuật viết dần tiệm cận quỹ đạo sáng tạo
của văn học đương đại thế giới. Trong thế hệ nhà văn này, Đoàn Minh
Phượng nổi lên như một gương mặt lạ, một tiểu thuyết gia với kĩ thuật văn
chương “sắc” nhưng không “xảo”, một giọng văn “mới mẻ” nhưng khơng
“xa lạ”.
Hơn mười năm tính từ ngày trở về q mẹ, một truyện ngắn ít nhiều gây
chú ý với độc giả trong nước, một kịch bản và đồng đạo diễn cho một bộ
phim tạo ra nhiều tiếng vang Hạt mưa rơi bao lâu, xuất bản hai tiểu thuyết
Và khi tro bụi (2006, Giải thưởng Hội nhà văn 2007) và Mưa ở kiếp sau
(2007), gia tài nghệ thuật của Đoàn Minh Phượng chưa phải là nhiều. Tuy
nhiên, đối lập với những con số ít ỏi đó là “những trang viết ln để lại một
nỗi xót xa ngân dài trong lịng người đọc” [53]. Hai tác phẩm được viết bằng
một thứ tiếng Việt đẹp tinh khôi và thuần khiết của chị đều đã tìm được tiếng
nói đồng cảm nơi độc giả u văn chương. Có lẽ hiếm có nhà văn nào, chỉ
đăng đàn với hai tiểu thuyết mà có thể xác lập chỗ đứng trong lịng độc giả
(lẫn giới phê bình chun mơn) như thế. Đồn Minh Phượng, vì vậy, cũng
có thể được xem là một “hiện tượng” của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
Cùng với Thuận, Đoàn Minh Phượng là một trong hai tác giả nữ có số
phận văn học khá giống nhau. Cả hai cùng là những “cánh chim thiên di”,
sống phần lớn cuộc đời nơi đất khách, tìm về cội nguồn bằng những trang
văn và tạo được dấu ấn riêng trên văn đàn với những tác phẩm đoạt giải
thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, nếu Thuận là hiện thân của
một kiểu văn chương đại chúng hậu hiện đại, tràn ngập kí hiệu và vụn vỡ
những thân phận, kiếp người thì Đồn Minh Phượng lại là hóa thân của một
thế giới “tro bụi” huyễn hoặc, “kiếp sau” ma mị, một thế giới hiện đại đa
chiều được soi chiếu bằng tâm thức xưa cũ, nơi con người đánh mất cội
nguồn và hoang mang trong nỗi cô đơn kiếm tìm bản thể.
Thực hiện đề tài Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Đồn Minh Phượng
chúng tơi hy vọng lẩy ra những nét độc đáo trong nghệ thuật tiểu thuyết
Đoàn Minh Phượng, khám phá chân giá trị nghệ thuật ẩn sau dáng vẻ những
câu chuyện trinh thám ma mị và cuốn hút, lý giải được nguyên nhân làm nên
sức hút của hiện tượng Đồn Minh Phượng trong lịng cơng chúng yêu văn
học. Đồng thời, chọn nghiên cứu Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh
Phượng, người viết mong muốn góp phần tìm hiểu những khuynh hướng
tiểu thuyết mới, những kĩ thuật văn xuôi đương đại và những thể nghiệm góp
phần làm nên đặc sắc cho tiểu thuyết Việt Nam. Từ đó, có thể định vị diện
mạo của văn chương Đồn Minh Phượng nói riêng và dịng văn học xa xứ
nói chung, cũng như đánh giá năng lực sáng tạo và đóng góp nghệ thuật của
các cây bút hải ngoại đối với văn học Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những đánh giá chung về tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng
Đoàn Minh Phượng sớm được định danh với giải thưởng Hội nhà văn
năm 2007 cho tiểu thuyết đầu tay Và khi tro bụi (Nxb Trẻ, 2006). Đồng thời
nhà văn cũng tìm được sự đồng cảm với độc giả qua tiểu thuyết thứ hai Mưa
ở kiếp sau (Nxb Hội nhà văn, 2007). Tuy nhiên, Đoàn Minh Phượng chưa
phải là một tác giả nhận được nhiều sự quan tâm của giới phê bình học thuật.
Viết về Đồn Minh Phượng, các nhà phê bình chủ yếu giới thiệu tác phẩm
Và khi tro bụi kết hợp phỏng vấn tác giả. Tiêu biểu có thể kể đến Trần Nhã
Thụy với Và khi tro bụi [63], Dương Bình Nguyên với bài giới thiệu và cảm
nhận về Đoàn Minh Phượng Và khi tro bụi bay về… [43], Tiểu Quyên soi
chiếu Đoàn Minh Phượng trong Dòng chảy trầm của văn học xa xứ [53],
Lưu Hà với bài phỏng vấn Đoàn Minh Phượng – Tơi viết khá lạnh [22], Ngơ
Đồng với Đồn Minh Phượng và Và khi tro bụi [18], Cát Khuê với Khiêm
nhường ở lại [31], Kim Ửng với Đoàn Minh Phượng: Cách kể chuyện của
tơi rất…xưa [66], v..v..
Nhìn chung, những bài báo, bài phỏng vấn trên đều ưu ái dành cho Đồn
Minh Phượng những tình cảm trân trọng và đánh giá cao sự già dặn, chỉn
chu của nhà văn trong nghệ thuật tiểu thuyết. Các tác giả cũng có cùng quan
điểm rằng chủ đề xuyên suốt trong tác phẩm Đoàn Minh Phượng là nỗi ám
ảnh “tôi là ai”, là nỗi cô đơn của con người trong cuộc chơi trốn tìm với
chính bản thân mình. Các tác giả cũng chỉ ra văn Đoàn Minh Phượng giản dị
mà tinh tế. Chị kể câu chuyện bằng một thứ tiếng Việt đẹp dịu dàng và thuần
thục. Và vì thế, văn chị được ví như một thứ trà ngon, đọng lại trong mỗi
người đọc nhiều dư vị sau mỗi lần chạm ngõ.
Trong một bài phỏng vấn gần đây Văn học Việt Nam đang phải trả giá,
nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn cho rằng Đồn Minh Phượng giữ
được cho ngịi bút của mình một tâm thế an nhiên và niềm tin vào những
điều tốt đẹp. “Chị ấy viết ít, cũng khơng phải xuất sắc nhưng giữ cho mình
được sự chân thành và trong trẻo” [56]. Điều ấy rất cần cho một người cầm
bút, Nguyễn Thanh Sơn nhận định.
Trái ngược với những đánh giá tích cực về bút lực tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng là một số hoài nghi về khả năng chinh phục độc giả và sức lan
tỏa của tiểu thuyết Và khi tro bụi sau khi tác phẩm này được trao giải thưởng
Hội Nhà văn năm 2007. Nguyễn Văn Quý trong bài nghiên cứu – trao đổi
Văn học Việt Nam 2007 – Một năm phẳng lặng đặt câu hỏi “Sức lan tỏa và
lay động của hai tác phẩm này (Và khi tro bụi và Khúc hát trái tim – Người
viết) đối với bạn đọc Việt Nam ra sao, hình như người ta vẫn đang tiếp tục
chờ đợi” [51].
Một số nhà phê bình và bạn đọc lại cho rằng Và khi tro bụi hỏng về kết
cấu ngơn ngữ, khó đọc và khó hiểu. “Kể cả Đồn Minh Phượng, khi được
giải của Hội Nhà văn Việt Nam, nhiều người cũng khơng cơng nhận, cho
rằng viết kiểu gì đọc chả hiểu gì cả” [35].
Có khen, có chê, có hồi nghi và có chờ đợi, nhưng tựu trung lại, những
nhận xét, đánh giá ban đầu về tài năng của nhà văn này, còn thiên về cảm
tính mà chưa đi sâu khảo sát thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đồn Minh
Phượng để có được cái nhìn chân xác và khoa học hơn về vị trí và diện mạo
của nhà văn trong bức chân dung văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI.
2.2. Những đánh giá về kĩ thuật tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng
Bên cạnh những bài phê bình nặng tính cảm nhận, tác phẩm của Đoàn
Minh Phượng cũng đã bước đầu nhận được quan tâm của các nhà phê bình,
nghiên cứu văn học ở phương diện kĩ thuật tiểu thuyết. Nguyễn Thanh Tú
trong bài viết Bi kịch hóa trần thuật – Một phương thức tự sự đã sử dụng
tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng (cùng với Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư) như nguồn cứ liệu để khám phá một kiểu kể
chuyện sáng tạo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của những “tác phẩm mới”
[65]. Trong bài viết này, Nguyễn Thanh Tú cho rằng Đoàn Minh Phượng đã
xây dựng nhân vật người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với những bi kịch khách
quan và chủ quan nhằm tạo nên một cách kể chuyện mang đậm dấu ấn của
tôi – nhân vật người kể chuyện đồng thời là nhân vật của câu chuyện. Tơi
khơng cịn là người kể thuần túy đứng ngoài câu chuyện mà tham gia vào
diễn biến câu chuyện, lôi cuốn, dẫn dụ người đọc vào thế giới được trần
thuật (thế giới sự kiện) lẫn kĩ thuật trần thuật (lời kể, cách kể).
Cùng chung hướng nghiên cứu với Nguyễn Thanh Tú là bài viết Những
cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng của Thái Phan Vàng
Anh [6]. Thái Phan Vàng Anh, một lần nữa, khẳng định tiểu thuyết Đồn
Minh Phượng được trần thuật từ ngơi thứ nhất với người trần thuật xưng
“tơi”. Và vì vậy, theo tác giả, tác phẩm của Đồn Minh Phượng thường đậm
tính tự thuật. Trong bài viết này, tác giả cũng dành một phần nhỏ đề cập đến
màu sắc triết lý trong tác phẩm Đoàn Minh Phượng. Tuy nhiên, tác giả chưa
chỉ rõ mối quan hệ giữa yếu tố triết lý và nghệ thuật trần thuật từ ngôi thứ
nhất được sử dụng trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng.
Có thể nói, Thái Phan Vàng Anh là một trong số ít những tác giả dành
nhiều quan tâm đến tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Tác giả đã dùng tiểu
thuyết Đoàn Minh Phượng làm luận cứ cho các bài nghiên cứu về Người kể
chuyện với điểm nhìn bên trong” [2], Thời gian trần thuật trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại [3], Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại [4]… Nhìn chung, những bài viết của Thái Phan Vàng Anh đều
tập trung khai thác khía cạnh kĩ thuật viết tiểu thuyết Đồn Minh Phượng.
Cùng xuất phát từ điểm nhìn kĩ thuật văn chương, Đỗ Minh Phúc, trong
tiểu luận Thi pháp tiểu thuyết Paris 11 tháng 8 của Thuận và Và khi tro bụi
của Đoàn Minh Phượng dưới góc nhìn so sánh [48] lại mở cánh cửa Và khi
tro bụi bằng chiếc chìa khóa của thi pháp học và văn học so sánh. Tác giả đã
chỉ ra những cách tân thi pháp của nhà văn trong dòng chảy văn chương hiện
đại và hậu hiện đại. Đặc biệt, tác giả đã đặt hai trường hợp Thuận và Đoàn
Minh Phượng trong sự vận động đổi mới của tiểu thuyết của các nhà văn nữ
nhằm chỉ ra rằng thiên tính nữ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến
năng lực thẩm mỹ cũng như cách thức tiếp cận sự vật, hiện tượng của các
cây bút nữ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tác giả chưa lý giải được
một cách rõ ràng và sâu sắc tính nữ là một yếu tố nội tại có năng lực chi phối
thi pháp tiểu thuyết hai nhà văn Thuận và Đoàn Minh Phượng.
Giá trị tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng cũng được khẳng định qua việc
tác phẩm của nhà văn đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều cơng
trình nghiên cứu khoa học hoặc luận văn cao học. Tác giả Lê Tuấn Anh đã
chọn tiếp cận tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng dưới góc nhìn tự sự học với đề
tài Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng [1]. Trong cơng
trình này, dưới ánh sáng tự sự học, tác giả đã phân tích đặc điểm khơng –
thời gian nghệ thuật, người kể chuyện và điểm nhìn, giọng điệu trần thuật
trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng. Đây có thể xem là một cơng trình khá
chỉn chu, cung cấp cho người đọc một cái nhìn tương đối tồn cảnh về kĩ
thuật trần thuật của Đoàn Minh Phượng. Tuy nhiên, do hướng nghiên cứu
của tác giả thiên về phương diện trần thuật học nên giá trị tiểu thuyết Đoàn
Minh Phượng chỉ mới được bóc tách ở bề mặt cấu trúc chứ chưa được khai
vỡ đến tận cùng những giá trị nhân sinh tiềm tàng trong tác phẩm. Gần
hướng nghiên cứu với tác giả Lê Tuấn Anh, Lê Thị Hoàng Oanh cũng chọn
tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng làm một trong những nguồn cứ liệu phục vụ
cho việc khảo sát Tiểu thuyết của một số nhà văn nữ hải ngoại đương đại từ
góc nhìn thể loại [46]. Xuất phát từ phương diện thể loại, tác giả đã khảo sát
hệ thống nhân vật, không – thời gian, nghệ thuật kể chuyện và kết cấu tiểu
thuyết của các nhà văn nữ đương đại như Thuận, Lê Ngọc Mai, Đoàn Minh
Phượng. Tác gỉả khẳng định rằng so với các nhà văn trong nước thì các cây
bút hải ngoại, trong đó có Đồn Minh Phượng, đã có những bước đi mạnh
dạn hơn trong việc đổi mới thi pháp thể loại và đã tiệm cận đến sự thành
cơng về mặt sáng tạo. Cơng trình này bước đầu đưa ra cái nhìn tồn cảnh về
tiểu thuyết nữ hải ngoại đương đại, tuy nhiên, mục đích nghiên cứu của cơng
trình khơng nhằm tập trung phân tích tiểu thuyết của một tác giả cụ thể,
riêng biệt. Vì thế, thế giới nghệ thuật Đồn Minh Phượng vẫn cịn mở ngỏ
cho nhiều nghiên cứu tiếp theo.
2.3. Tựu trung lại, những nghiên cứu về Đoàn Minh Phượng và tiểu thuyết
của tác giả này hiện vẫn còn khá khiêm tốn. Đa phần các bài viết mang tính
chất điểm sách, giới thiệu về nhà văn và đưa ra những nhận định khái lược
về tác phẩm Và khi tro bụi hoặc nhân việc phân tích một khía cạnh nào đó
của văn xi đương đại Việt Nam và có nhắc đến tiểu thuyết Đồn Minh
Phượng. Một số bài viết dùng tác phẩm Và khi tro bụi làm cứ liệu để so sánh
với tác phẩm của một số nhà văn khác. Mưa ở kiếp sau, đến nay vẫn nằm
trong vùng mờ của những nghiên cứu chuyên sâu.
Mặc dù không thể phủ nhận những thành công bước đầu của những bài
viết mang tính lý thuyết phân tích về tiểu thuyết Đồn Minh Phượng, nhưng
cũng cần nhìn nhận một cách khách quan rằng những bài viết trên cũng chưa
đi đến tận cùng “bụi tro” để khám phá ra “giọt mưa rơi bao lâu”, để kiếm tìm
những “kiếp trước – kiếp này – kiếp sau” của thân phận người trong tiểu
thuyết Đồn Minh Phượng. Những cơng trình nghiên cứu quy mơ và khoa
học nhất về thế giới nghệ thuật Đoàn Minh Phượng, có lẽ phải kể đến một số
bài viết của Thái Phan Vàng Anh và luận văn thạc sĩ của học viên chuyên
ngành Văn học Việt Nam. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu - phê
bình đó chỉ mới tập trung khai thác đặc sắc tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng ở
phương diện thi pháp hoặc kĩ thuật tự sự - trần thuật mà chưa khai vỡ hết giá
trị triết lý, ý nghĩa nhân sinh - là những yếu tố làm nên bản sấc tiểu thuyết
Đồn Minh Phượng. Đó chính là cơ sở để chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài
Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Đồn Minh Phượng. Thơng qua những ý kiến
gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát để
chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Đồn Minh Phượng, ở cả hai
bình diện nội dung và nghệ thuật, những đặc điểm làm nên sức quyến rũ khó
cưỡng của hai tác phẩm Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai tiểu thuyết của Đoàn Minh
Phượng: Và khi tro bụi (Nxb Trẻ, 2006) và Mưa ở kiếp sau (Nxb Hội nhà
văn, 2007).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài là những nét riêng độc đáo của nghệ thuật
tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng được thể hiện trong hai tác phẩm Và khi tro
bụi và Mưa ở kiếp sau. Ở đây, nghệ thuật tiểu thuyết được hiểu ở bình diện
rộng của ngữ nghĩa, bao gồm nội dung lẫn hình thức biểu hiện.
Ngồi ra, để làm cơ sở cho những đối chiếu nhằm khẳng định đặc sắc
nghệ thuật tiểu thuyết Đồn Minh Phượng, chúng tơi có khảo sát thêm một
số tác phẩm của Thuận, Haruki Murakami, Sơn Táp, là những tác giả chúng
tơi cho rằng có sự tương đồng về nền tảng xã hội, cơ sở thẩm mĩ cũng như
nghệ thuật tiểu thuyết với trường hợp Đồn Minh Phượng.
4. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật góp phần làm nên giá trị của tiểu thuyết
Đoàn Minh Phượng, cụ thể là hai tác phẩm Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau.
Thông qua việc lý giải cội nguồn của những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu
thuyết Đoàn Minh Phượng, chỉ ra những nét riêng độc đáo của nghệ thuật
tiểu thuyết của nhà văn này so với các cây bút cùng thời.
Từ điểm nhìn so sánh nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng với
nghệ thuật tiểu thuyết các nhà văn cùng thời đại, bước đầu khái quát những
đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam trong những năm đầu thế
kỉ XXI.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
-
Phương pháp hệ thống – cấu trúc
-
Phương pháp phân tích – mơ tả
-
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ khác.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cảm thức về con người cô đơn trong tiểu thuyết Đoàn Minh
Phượng
Chương 2: Sắc thái triết lý trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh
Phượng
***
Chương 1
CẢM THỨC VỀ CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT
ĐỒN MINH PHƯỢNG
1.1. Tiểu thuyết Đồn Minh Phượng trong dịng chảy văn chương Việt
Nam
1.1.1. Trong dòng chảy văn học trong nước những năm đầu thế kỉ XXI
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, văn học Việt Nam những năm
đầu thế kỉ XXI đang có sự chuyển mình tích cực với cuộc đổi máu âm thầm
và sự lên ngôi của các cây bút trẻ; sự nới rộng về đề tài và dung nạp nhiều
luồng tư tưởng mới mẻ cũng như những nỗ lực cách tân trong việc “kể lại
nội dung” (Hoàng Ngọc Hiến) và làm mới tiểu thuyết. Một trong những thể
nghiệm khá thành công của văn xuôi giai đoạn này là khuynh hướng tiểu
thuyết ngắn với sự góp mặt của nhà văn Đồn Minh Phượng.
1.1.2. Trong “dịng chảy trầm của văn học xa xứ”
Cùng với các nhà văn xa xứ khác, Đoàn Minh Phượng đã mang lại một
luồng gió mới cho văn học Việt Nam. Với tâm thế của một người xa xứ,
Đồn Minh Phượng thầm thì tự thuật về thân phận lạc lồi và nỗi cơ đơn của
những đứa con đánh mất hoặc bị tước bỏ cội nguồn. Cảm thức cơ đơn đậm
đặc trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng cũng chính là đặc điểm chung dễ
nhận thấy ở những sáng tác của những nhà văn xa xứ khi bị kẹt giữa những
va chạm, xung đột văn hóa và phải đối mặt với kí ức trống rỗng của chính
mình.
1.2. Con người với nỗi cơ đơn cội nguồn
1.2.1. Cội nguồn số phận
Nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng không chỉ là những tha
nhân bị tách bỏ khỏi quê hương, lưu lạc nơi xứ người mà còn là những số
phận đánh mất hoặc bị tước bỏ cội nguồn ngay khi đang sống trên quê
hương xứ sở. Họ vừa sợ hãi, mặc cảm và chối bỏ cội nguồn vừa luôn nhung
nhớ và khát khao tìm lại khơng gian – thời gian “đã mất”. Nỗi cô đơn cội
nguồn trở thành một ám ảnh, chi phối nhận thức, thái độ và hành vi, ứng xử
của nhân vật với thế giới chung quanh và tồn tại của chính mình, đồng thời
cũng tác động đến ứng xử nghệ thuật của tác giả.
Đoàn Minh Phượng tuyệt đối hóa hóa tâm trạng cơ đơn và mặc cảm
thiếu q hương, phi nguồn gốc của nhân vật, tách rời nhân vật khỏi những
khái niệm không gian cụ thể, những mốc thời gian có thật.
Khơng gian vơ định, thời gian phiếm chỉ được nhà văn sử dụng như một
thủ pháp nghệ thuật nhằm gia tăng sự cô đơn và vô hướng của con người khi
tách rời khỏi môi trường cội nguồn và mơi trường văn hóa.
1.2.2. Cội nguồn bản thể
Vấn đề trọng tâm trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng chính nỗi cô đơn
khi con người không thể xác định được cội nguồn bản thể. Con người, sự vật
lẫn những ý niệm trừu tượng không những băn khoăn về nguồn cội của bản
thể tôi là ai, tồn tại của tôi khởi nguyên như thế nào mà cịn hồi nghi về ý
nghĩa và giá trị của sự tồn tại. Họ luôn khao khát vượt qua ranh giới của sự
vô minh để thức nhận và khẳng định bản thể, thậm chí tìm đến cái chết như
một hành vi định nghĩa bản thân. Tuy nhiên, càng nỗ lực con người càng bất
lực trong khát khao định giá bản thân và khẳng định bản thể. Nỗi cơ đơn của
họ khơng chỉ do áp lực bên ngồi mà bản chất là từ nguồn sống bên trong.
Nỗi cô đơn nội tại xuất phát từ khát vọng được thấu hiểu cội nguồn và giá trị
và ý nghĩa của sự tồn tại không chỉ được nhà văn nhận thức như một hiện
tượng xã hội, một sản phẩm mang tính lịch sử - văn hóa mà như một phạm
trù triết học, một vấn đề thuộc về bản thể cần được khai vỡ.
Vì vậy, hành trình tơi tìm tơi trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng
khơng phải là cuộc hành trình ra đi-tìm kiếm mà là cuộc hành hương trở vềtìm lại. Đặc điểm này làm nên sự khác biệt của con người cơ đơn trong tiểu
thuyết Đồn Minh Phượng so với tiểu thuyết của Thuận hay truyện ngắn của
Haruki Murakami.
1.3. Con người với bi kịch “kiếp người”
1.3.1. Bi kịch tha hương
Không nhắc tên một vùng đất, hạn chế đề cập hai chữ quê hương,
nhưng, bàng bạc trong Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau là nỗi bi thương của
những tâm hồn lạc lồi vì q hương từ li, cội nguồn phân cách. Bi kịch tha
hương – vong thân trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng câm lặng nhưng dữ
dội, chi phối toàn bộ cuộc đời nhân vật. Trước hết, đó là bi kịch của những
cá thể sống cách biệt với quê hương xứ sở, bị tổn thương bởi một quá khứ
mất mát, đau đáu về một quê hương có thật từng tồn tại trong tâm hồn và tồn
tại trong không gian – thời gian hiện tại nhưng vẫn luôn ám ảnh về một
không gian – thời gian đã mất. Đó đồng thời cịn là bi kịch của những kiếp
người “thiếu quê hương” (Nguyễn Tuân) ngay trên quê hương của mình,
trong gia tộc, gia đình và trong kiếp sống của mình. Họ khơng tìm được sự
đồng cảm từ những con người gợi nhớ xứ sở và dịng họ, khơng được sẻ chia
từ những số phận đồng dạng chung quanh. Bi kịch khơng có q hương,
khơng có nguồn gốc khiến con người lạc lồi trong chính cuộc đời và kiếp
sống vay mượn của mình.
1.3.2. Bi kịch cam chịu
Trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, cam chịu trở thành hành vi ứng
xử phổ quát của những con người đã quen sống trong cái bóng của mình q
lâu. Như một sự đồng điệu vô thức, nhà văn cảm nhận bi kịch cam chịu
thường hằn in trên thân phận người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ An
Nam như An Mi, Liên hay Ngọc Lan… Tuy nhiên, nhà văn cũng chỉ ra rằng
trong xã hội hiện đại, tấn bi kịch ấy không chừa một ai bởi con người bị
buộc phải lựa chọn hoặc một cuộc sống an tồn phụ thuộc, thanh bình, chán
ngắt, giả tạo hoặc rơi vào trạng thái trầm cảm, tồn tại một cách phi lý, bất tín
những giá trị mình từng tôn sùng. Cam chịu trở thành đặc trưng của kiểu bi
kịch hậu hiện đại, trong đó, gia đình ơng Kempf, cha nuôi của An Mi, mẹ
nuôi của An Mi, cơ Sophie, gia đình hàng xóm ơng Kempf… vừa là nạn
nhân của nó, vừa là hiện thân của xã hội hiện đại, rã rời niềm tin và sụp đổ
chân lý.
1.3.3. Bi kịch đánh mất cuộc đời mình
Hủy đi cái ngã, nhân vật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng đảm nhận
an tồn những vai trị mà họ chọn hoặc cuộc đời cấp cho họ. Họ chấp nhận
sống trong bi kịch đánh đổi hoặc vơ thức đánh mất cuộc đời mình.
Bi kịch đánh mất cuộc đời mình hiện hình trước hết ở những con người
chủ động chối bỏ cuộc đời thật để đổi lấy cuộc sống an toàn giả tạo
(Michael, An Mi, ơng Kempf, mẹ ni, gia đình người hàng xóm...), ở
những cuộc đời bị đánh tráo, sống nhờ, sống mượn (Mai, những đứa con gái
ở Muôn Hoa…). Tuy nhiên, những mầm mống bi kịch luôn tồn tại, đe dọa
họ bằng những cái chết khi không thể tiếp tục sự sống vay mượn và cả
những cái chết lâm sàng khi đang sống.
Điểm đặc biệt cần chú ý là bi kịch ấy không chỉ được nhà văn miêu tả
như một nhân tố thuộc về nội dung của tác phẩm mà việc bi kịch hóa số
phận nhân vật cũng là một phương thức trần thuật, giúp Đồn MInh Phượng
có điều kiện khai vỡ tâm hồn con người, khám phá nỗi cô đơn của kiếp
người ở những trạng thái sâu kín và cùng kiệt nhất.
***
Chương 2
SẮC THÁI TRIẾT LÝ TRONG TIỂU THUYẾT
ĐOÀN MINH PHƯỢNG
2.1. Hệ thống biểu tượng mang đậm tính triết lý
Biểu tượng là cái đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một
q trình nhằm mục đích truyền thơng điệp ý nghĩa. Biểu tượng có tính tái
sinh và thừa kế. Trong văn học, tùy vào văn cảnh và dụng ý nghệ thuật của
nhà văn, biểu tượng được “cấp” cho những đời sống mới với những ý nghĩa
khác nhau, góp phần phản ánh tư tưởng nghệ thuật và phong cách tác giả,
đồng thời, tạo ra những ám ảnh triền miên, những suy tư không dứt và âm
hưởng triết lý đậm chất trữ tình cho các tác phẩm văn học.
2.1.1. Lớp biểu tượng về sự sống – cái chết
Trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, âm vọng triết lý về sự sống được
gửi gắm qua biểu tượng nước với những nét nghĩa: nguồn sống, phương tiện
thanh tẩy, trung tâm tái sinh [12, tr.709]. Với nghĩa nguồn sống, nước
thường xuất hiện trong những tình huống quyết định của sự lựa chọn và
bừng ngộ chân lý, trong đó nhân vật tìm đến nước như một khát vọng tìm lại
sự sống. Sự sống quý giá nhưng chỉ khi đặt mình trên ranh giới cái chết,
chân lý ấy mới được xác nhận. Và để xác nhận chân lý, con người phải trả
giá bằng hành trình thức nhận và đặt cược bằng cái chết. Nước tượng trưng
cho sự sống còn hàm chứa triết lý về tình thương và sự chở che, xoa dịu vết
thương và bao bọc cho con người.
Triết lý về cái chết và sự hủy diệt được nhà văn tượng trưng hóa trong
hình ảnh tro bụi, biểu tượng của thân phận mong manh, cái chết, sự hủy diệt,
sự quay về và sự sám hối. Tro bụi được lặp lại mười lần trong Và khi tro bụi
gợi triết lý: cái chết chính là mặt còn lại của sự sống, một sự tồn tại phi lý
nhưng mang tính tất yếu. Ngồi ra, nhà văn cịn sử dụng hệ biểu tượng về
màu sắc trắng – đen để triết lý về cái chết, trong đó màu trắng, bộc lộ cho
tâm trạng trống rỗng và cảm xúc hư vô của con người trước sự vô nghĩa của
tồn tại, có phần lấn át màu đen nặng nề, thụ động, trở thành sắc màu chủ đạo
bao phủ thế giới nghệ thuật Đồn Minh Phượng.
Sự hịa quyện giữa tư duy phương Tây và tinh thần phương Đông đã
mang lại những tầng nghĩa triết học mới cho thế giới biểu tượng, góp phần
đa dạng hóa sắc thái triết lý trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng.
2.1.2. Lớp biểu tượng về sự gột rửa, thanh tẩy
Lớp biểu tượng về sự gột rửa, thanh tẩy được thể hiện qua hình tượng
nước và các biến thể của nó như sương mù, nguồn nước (suối, nguồn, dịng
sơng), băng tuyết, mưa… Không chỉ giới hạn trong nội tại văn bản, tính tính
hệ thống của biểu tượng nước cịn xâu chuỗi liên văn bản trong cả hai tác
phẩm Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau, khiến triết lý gột rửa trở thành nét
đặc sắc của thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng.
Trong số các biểu tượng, nước mắt xuất hiện như triết lý về sự gột rửa
bất khả của con người. Nhân vật thường khơng thể khóc, khóc khơng thành
tiếng hoặc khóc trong vơ vọng. Nước mắt khơng đủ sức xóa bỏ nỗi buồn,
cũng như sự gột rửa chỉ dành cho những ai ý thức được “nghiệp”. Con người
không thể gạt bỏ cái “quả” xấu khi chưa hiểu hết cái “nhân” mình tự gieo
cho đời mình. Triết lý này mang âm hưởng nhân – quả đậm tính phương
Đơng nhưng đồng thời, nó cũng khúc xạ tư duy hiện sinh phương Tây khi
cho rằng con người cần ý thức được bản thể, ý thức được tội lỗi trước khi
tiến hành gột bỏ tội lỗi, cần định nghĩa được mình trước khi tìm đến sự bình
an và minh triết.
2.2. Hệ thống chân lý mang tính phủ định
Trong Và khi tro bụi, 1017 lần nhà văn lặp lại từ “không”, trong Mưa ở
kiếp sau, con số đó là 861 lần. Điều đó nhấn mạnh rằng nhân vật luôn tồn tại
trong trạng thái: không biết, không rõ, không hiểu. Thái độ phủ định thực tại,
chán ghét hiện tồn ánh chiếu trong ngôn ngữ, chi phối hình thức của những
mệnh đề triết lý, phát triển thành một hệ thống những chân lý mang tính phủ
định trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Nhà văn bác bỏ luận điểm thế
giới tồn tại như một phạm trù vật chất khách quan được các nhà duy vật đề
xuất để bày tỏ sự hoài nghi về một thế giới dường như chỉ tồn tại trong cảm
nhận chủ quan, trong giới hạn nhận thức của con người. Cảm quan này gần
với triết lý phương Đông vốn lấy phạm trù Nhân làm trung tâm lý giải vấn
đề.
Tâm lý hoài nghi khiến nhà văn chỉ phủ định cái cần phủ định chứ
không đề xuất, khẳng định chân lý mới, vì vậy đi đơi với mệnh đề phủ định
là những câu hỏi nghi vấn, lưỡng lự “biết đâu”, “liệu”, “có phải”, “dường
như”. Bên cạnh những chân lý hồn tồn mang tính phủ định, nhà văn
thường sử dụng hình thức phủ định của phủ định để trình bày một chân lý.
Cấu trúc này, vừa có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của sự khẳng định vừa tạo
ra tác dụng ngược, gia tăng ý nghĩa phủ định của mệnh đề chân lý.
2.3. Những tri nhận về lẽ sống – chết
Sống và chết trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng khơng chỉ được nhận
thức như những phạm trù thực thể mà sống – chết còn được nhận thức như
một phạm trù triết học. Thông qua triết lý về lẽ sống – chết, Đoàn Minh
Phượng bày tỏ suy tư về cách ứng xử và hành vi của con người đối với sự
tồn sinh.
2.3.1. Sống như một hành trình…
Với Đồn Minh Phượng, sống khơng đơn thuần là tồn tại mà cịn là
hành trình truy tầm bản thể, kiếm tìm tình yêu trọn vẹn và khát khao nắm bắt
chân lý tuyệt đối, tồn bích. Đó là hành trình đi tìm và khẳng định bản thể
của những nhân vị khao khát được thấu hiểu bản thân, được thức nhận
nguồn cội, bởi thiếu đi gốc rễ, thiếu đi bản ngã, sự sống chỉ là một tồn tại vơ
nghĩa. Đồng thời, sống cịn là hành trình để yêu thương và được yêu thương.
Tình yêu, trong quan niệm của Đồn Minh Phượng, vì vậy là một ý niệm
trừu tượng mang chức năng duy trì sự sống. Triết lý sống trong tiểu thuyết
Đoàn Minh Phượng cũng đề cao lẽ sống tuyệt đối, tồn vẹn. Sự sống đích
thực phản kháng lại kiểu tồn tại theo thói quen và phủ nhận lối sống rập
khn cơng thức. Sống địi hỏi con người phải dấn thân, phải trải nghiệm để
thấu hiểu bản thân, cảm nhận yêu thương và vươn đến sự toàn thiện.
2.3.2. Chết như một sự thức nhận…
Chết, trong suy nghiệm của Đồn Minh Phượng, khơng đơn thuần là
chấm hết mà cịn là sự xác nhận về đời sống, là khát vọng giải thoát và trở
về, là khát khao cứu chuộc và thanh tẩy, là sự thức nhận về giá trị đích thực
của tồn tại hữu lí và những chân lý tuyệt đối. Mặc dù cái chết trong tiểu
thuyết Đoàn Minh Phượng chưa hàm chứa một ý nghĩa sống mới nào nhưng
hành động lựa chọn cái chết đậm chất hiện sinh của nhân vật trong tiểu
thuyết Đoàn Minh Phượng, đã biểu hiện cho ý thức muốn vượt thoát khỏi
cuộc sống nhàm chán, tầm thường và bộc lộ khát vọng chính đáng của con
người về một sự giải thoát, thanh tẩy. Cái chết trở thành một phạm trù hiện
sinh ám ảnh trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng. Cái chết khơng chỉ được
nhà văn trình bày như bản thể của tồn tại mà còn được cảm nhận như là một
sự phi lý đau đớn nhất mà con người phải trải qua.
Triết lý về lẽ sống – chết trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng vừa
mang tính tranh biện nhưng cũng đầy trăn trở và day dứt với những cảm
nghiệm bi đát mà chính bản thân người viết đã nếm trải. Đặc điểm này đã
kéo triết lý về gần với hiện thực, để mỗi người đọc đều tìm thấy trong từng
mảnh vụn của bản thể đều ẩn chứa một khát khao được sống trọn vẹn và tự
do với hiện sinh của chính mình.
***
Chương 3
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƯỢNG
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
3.1.1. Nghệ thuật lồng ghép cốt truyện
Nghệ thuật lồng ghép cốt truyện trong Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau
thể hiện ở sự chồng xếp các lớp chuyện khác nhau trong cùng một văn bản
truyện. Nhà văn đã tận dụng tối đa kĩ thuật đồng hiện và thủ pháp dán ghép
điện ảnh để lồng ghép những câu chuyện khác nhau trong một thế giới song
trùng, tạo nên một văn bản nghệ thuật với những vết cắt dán, những nếp xếp
chồng xâm nhập, chêm xen trong nhau. Sự đồng hiện và phân mảnh của cốt
truyện còn thể hiện ở cách nhà văn sắp xếp văn bản và bố cục sự kiện, trong
đó văn bản được chia nhỏ thành nhiều phiến đoạn với những chương mục
phi trung tâm và thiếu tính liên kết. Thậm chí, mỗi chương lại phân rã thành
nhiều mảnh sự kiện đơn lẻ. Hệ quả của việc lồng ghép nhiều cốt truyện khác
nhau trong một văn bản là sự phân rã của kết cấu tác phẩm, sự phá vỡ trật tự
truyến tính, sự đảo chiều đa tuyến của không – thời gian và sự vênh lệch
giữa thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật.
3.1.2. Nghệ thuật sử dụng thành phần xen
Hiện tượng phân rã cốt truyện và lỏng lẻo về kết cấu trong tiểu thuyết
Đồn Minh Phượng cịn thể hiện ở “thành phần xen” mang đậm dấu ấn liên
văn bản, thể hiện ở các cấp độ khác nhau, như: hệ thống tiêu đề, lời đề từ và
tên chương mục… nhằm làm sáng rõ chủ đề và mở rộng biên độ cốt truyện,
hoặc chồng xếp các văn bản khác nhau trong cùng một văn bản để gia tăng
tốc độ trần thuật và nới rộng không – thời gian trong một dung lượng văn
bản tương đối chật hẹp. Ở cấp độ văn bản, hiện tượng lồng ghép tiểu thuyết
trong tiểu thuyết cũng là một dạng thức đặc biệt khác của thủ pháp liên văn
bản xuất hiện ở cả hai tiểu thuyết Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau bởi nó
tạo ra độ nhịe mờ giữa các lớp trần thuật, khiến ranh giới giữa các lớp văn
bản bị xô lệch, vai trị chính – phụ của các nhân vật bị phá vỡ, cốt truyện bị
lung lay vì khơng thể xác định được tuyến sự kiện chính. Đồng thời, với
thành phần xen, nhà văn thoải mái xáo tung văn bản thành những mảnh hay
đoạn ngắn, phân chia bởi khoảng trống, nhan đề, những giấc mơ hay trang
nhật kí.
3.1.3. Nghệ thuật xây dựng kết thúc mở
Sự phân rã của cốt truyện trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng cịn thể
hiện ở kiểu kết thúc mở. Tác phẩm mở ra nhiều lớp truyện khác nhau và đều
kết thúc một cách đột ngột, không báo trước, khơng rào đón, kết thúc mà
như chưa kết thúc, tạo nên độ hẫng cho những độc giả mong chờ một kết
thúc toàn vẹn, hợp lý. Việc thiếu một kết thúc khiến cốt truyện trở nên
khơng hồn chỉnh, gia tăng sự lỏng lẻo của kết cấu và mở ra những khả thể
tồn tại mới cho đời sống của văn bản. Đồng thời, kiểu kết thúc mở cũng là
sự phản ánh của một thế giới khơng có chân lý, nơi con người khơng thể lý
giải chính mình và thấu hiểu tha nhân.
3.2. Nghệ thuật xây dựng điểm nhìn trần thuật
3.2.1. Người kể chuyện ngơi thứ nhất với điểm nhìn trần thuật bên trong
Một trong những đặc điểm nổi bật ở tiểu thuyết Đồn Minh Phượng là
hình thức trần thuật ở ngơi thứ nhất với kiểu nhân vật kể chuyện xưng “Tôi”.
Việc lựa chọn ngơi trần thuật với điểm nhìn bên trong là hồn tồn phù hợp
với tính chất tự thuật, “giả tự truyện” của tiểu thuyết Đồn Minh Phượng.
Thực ra, hình thức này không lạ lẫm trong văn chương Việt Nam sau 1986.
Tuy nhiên, điều làm đên đặc sắc của nhân vật kể chuyện xưng “tơi” trong
tiểu thuyết Đồn Minh Phượng chính là sự trùng khít hoặc tương đồng giữa
người kể chuyện xưng “tôi” với nhân vật. “Tôi” không những mang chức
năng kể chuyện mà còn là một nhân vật trải nghiệm, từ bên trong soi tỏ mọi
phương diện của đời sống, mọi khía cạnh của tâm hồn. Khơng những thế,
điểm nhìn tiêu cự hóa nội tại trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng được quy
chiếu ở nhiều dạng thức: điểm nhìn bên trong cố định, bất định và đa thức.
Sự đa dạng hóa ngơi kể bên trong đã góp phần làm phong phú thêm những
cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng.
3.2.2. Người kể chuyện ngơi thứ ba với điểm nhìn trần thuật bên ngồi
Đồn Minh Phượng đã sử dụng điểm nhìn trần thuật bên ngồi của
người kể chuyện ở ngôi thứ ba, khiến câu chuyện trở nên khách quan và đa
chiều hơn. Hiện thực được khơi mở từ nhiều điểm nhìn khác nhau, có tác
dụng đối chiếu, bổ sung và hoàn thiện nhau. Tuy nhiên, quá nhiều hiện thực
đồng hiện, soi chiếu trong nhau khiến người đọc trở nên hoang mang và mất
niềm tin. Tất cả những gì nhà văn bày ra trước mắt độc giả chỉ là những giả
thuyết và chứng cứ về sự thật. Việc đánh giá, sắp xếp và luận chứng hệ
thống luận cứ đó được trao cho người tiếp nhận. Điểm nhìn trần thuật bên
ngồi, vì thế, cũng mở ra vơ hạn. Mỗi độc giả đến với văn bản sẽ xuất phát
từ một điểm nhìn để có kết luận cho riêng mình.
3.2.3. Sự luân phiên điểm nhìn trần thuật và đa dạng hóa ngơi kể
Sự ln phiên điểm nhìn trần thuật và đa dạng hóa ngơi kể, ở cấp độ
tồn văn bản, được thể hiện là sự dịch chuyển điểm nhìn từ ngôi kể thứ nhất
sang ngôi kể thứ ba. Ngôi thứ nhất “tơi” mặc dù đóng vai trị chủ âm kể
chuyện nhưng khơng phải là ngơi kể có tính duy nhất mà thường xun trao
điểm nhìn cho những ngơi trần thuật thứ ba như ơng Kempf, gia đình người
hàng xóm (Và khi tro bụi), mẹ Liên, dì Lan, Chi, cơ Tâm, chị Hoa (Mưa ở
kiếp sau). Dòng tự thuật chủ quan được nhìn nhận đầy đủ hơn trong giọng kể
khách quan, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tiểu thuyết Đồn Minh Phượng.
Ở cấp độ ngơi kể, đặc điểm này thể hiện ở sự đan cài giữa những cái tôi cơ
định, bất định và đa thức của điểm nhìn trần thuật bên trong. Hiện tượng đa
dạng hóa ngơi kể và linh hoạt điểm nhìn trần thuật là dấu hiệu rõ nét của kĩ
thuật tự sự hiện đại trong nghệ thuật tiểu thuyết Đồn Minh Phượng.
3.3. Nghệ thuật sử dụng ngơn ngữ
3.3.1. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm giàu chất thơ
Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng mang dáng dấp của kiểu truyện hồi kí –
tự thuật, truyện chủ yếu được trần thuật ở ngơi thứ nhất, vì vậy, ngơn ngữ
chủ đạo chi phối nhịp kể là ngôn ngữ độc thoại nội tâm với những dòng hồi
cố miên man và đứt đoạn của những nhân vật “tôi” về quá khứ xa, quá khứ
gần và những hoang mang, trăn trở về hiện tại. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
không những xuất hiện khi nhân vật đối diện với lịng mình mà xuất hiện
ngay cả khi nhân vật đứng giữa đám đông, một mặt hướng ra ngoài để giao
tiếp, mặt khác vẫn lạc nhịp, hướng vào trong với những suy tưởng miên man
về thân phận.
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng đậm
chất thơ bởi được cấu trúc từ những phép lặp, những hình tượng giàu sức
gợi. Với một nhà văn xa xứ như Đồn Minh Phượng, kể chuyện bằng một
ngơn ngữ văn chương đẹp, buồn và giàu chất thơ như Và khi tro bụi và Mưa
ở kiếp sau thực sự là một nỗ lực đáng ghi nhận nhất là trong hoàn cảnh hậu
hiện đại, khi ngơn ngữ tồn tại như một kí hiệu, văn bản nghệ thuật chỉ còn
tồn tại như một trị chơi ngơn từ.
3.3.2. Ngơn ngữ đối thoại đa thanh
Trong tiểu thuyết Đồn Minh Phượng, bên cạnh ngơn ngữ đối thoại
thơng dụng, nhà văn cịn hịa trộn ngơn ngữ người kể chuyện với lời nhân
vật, tạo nên tính đối thoại ngay trong ngôn ngữ trần thuật. Trường hợp thứ
nhất là sự chuyển hóa lời đối thoại vào trong lời kể gián tiếp của người kể
chuyện. Trường hợp thứ hai là giữa những lời đối thoại, đơi khi vẫn có
những phát ngơn trượt khỏi nhịp giao tiếp, chìm trong mạch suy tư đậm tính
độc thoại của người kể chuyện, biến lời đối thoại thành lời độc thoại. Ẩn
trong một vai giao tiếp, người kể chuyện không chỉ trực tiếp trao đổi với
nhân vật mà còn dễ dàng kể chuyện. Đây là một dạng phát ngơn đặc biệt, thể
hiện tính chất nhiều giọng của ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi đương đại.
Lồng ghép ngôn ngữ đối thoại trong lời người kể chuyện xưng “tôi” là một
trong nét đặc sắc của ngôn ngữ tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng. Người kể
chuyện vừa vừa kể vừa tham gia giao tiếp, tạo nên tính đa thanh và đa sắc
cho những trang tiểu thuyết đậm tính tự thuật.
3.4. Giọng điệu
3.4.1. Giọng điệu trữ tình – suy tư
Đồn Minh Phượng kể chuyện từ ngơi thứ nhất nên giọng kể đậm tính
tự thuật, như tâm sự, như giãi bày. Giọng trữ tình hướng nội bàng bạc trong
Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau, khi lắng đọng trong kí ức, lúc dồn nén
trong tâm tưởng nhân vật, tạo nên mạch ngầm cảm thương cho tác phẩm.
Cùng với âm điệu trữ tình, giàu cảm xúc, tiểu thuyết Đồn Minh Phượng còn
hấp dẫn người đọc bởi giọng văn giàu tính suy tư, triết lý về kiếp người, về
cội nguồn và bản thể. Sự hòa điệu giữa chất giọng trữ tình và suy tư khiến
tiểu thuyết Đồn Minh Phượng khách quan nhưng không vô cảm, duy lý
nhưng vẫn giàu chất thơ.
3.4.2. Giọng điệu tự vấn – hoài nghi
Hệ quả của tâm trạng cơ đơn, lạc lồi và sự bất tín nhận thức là giọng
điệu tự vấn - hoài nghi day dứt trong sáng tác Đoàn Minh Phượng. Giọng tự
vấn – hoài nghi ánh chiếu sự trăn trở của cái tơi tác giả về những giá trị mình
đề xuất trong tác phẩm đồng thời cũng là nhân chứng cho sự đổ vỡ niềm tin
của chính tác giả trước sự hỗn độn, phân rã của hiện thực khách quan cũng
như hiện thực tâm hồn con người.
***
KẾT LUẬN
Năm năm kể từ ngày công bố cuốn tiểu thuyết đầu tiên Và khi tro bụi,
Đoàn Minh Phượng chỉ mới giới thiệu đến bạn đọc thêm một tiểu thuyết
Mưa ở kiếp sau. Hai tiểu thuyết có lẽ chưa đủ để định danh một tài năng văn
học, nhưng sự ổn định trong phong cách của một giọng văn lạ, thấm đẫm
chiều sâu trí tuệ và cảm xúc đã giúp Đoàn Minh Phượng đặt những bước
chân đầu tiên trên con đường đầy thách thức “tồn tại hay không tồn tại” của
nghệ thuật sáng tạo.
Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, từ Và khi tro bụi
đến Mưa ở kiếp sau đồng nhất trong sự hoang mang, giằng xé của những cái
tôi chênh vênh phận người, của những bản thể đánh mất nguồn cội và lạc
loài số kiếp. Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết của chị đều tồn tại trong
một thế giới cô đơn gần như tuyệt đối và luôn dằn vặt, ám ảnh bởi bi kịch
tha hương – vong thân, bi kịch cam chịu và bi kịch đánh mất bản thân mình.
Nỗi cô đơn bi thiết và những bi kịch đau đớn họ từng ngày, từng giờ nếm
trải không chỉ là hệ quả phi lý nhưng tất yếu của thời đại hậu cơng nghiệp
mà cịn xuất phát từ sự chạy trốn, hãi sợ bên trong. Cội nguồn – bản thể là
cái nằm sâu trong tâm thức con người nhưng thân phận lạc loài, sự xa lạ với
bản thể và áp lực đời sống đã chơn chặt nó đến mức con người khơng thể tự
mình tìm thấy. Hành trình “tơi đi tìm tơi” trong tiểu thuyết Đồn Minh
Phượng, vì vậy, xét về bản chất, khơng phải là hành trình của sự ra đi mà là
cuộc hành hương của sự trở về, để tìm lại nguồn cội, tìm lại kí ức và nhân vị
tự do cho mỗi cá nhân trong cuộc sống đau thương và phi lý này.
Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng đậm đặc chất triết lý, màu sắc triết lý
mang âm hưởng giáo huấn Phật giáo lẫn cảm quan hiện sinh chủ nghĩa. Xuất
phát từ điểm nhìn bên trong của nhân vật xưng “tơi”, Đoàn Minh Phượng
vừa thoải mái bộc lộ cảm xúc, suy tư, vừa tỉnh táo ngẫm nghĩ, tranh biện về
bản chất của tình yêu và sự hận thù, sự sống và cái chết, nguồn cội và bản
thể, sự thật và ngụy tạo. Những khái niệm thiết thân này khơng chỉ được
nhìn nhận như những hiện tượng cụ thể mà được quan niệm như một phạm
trù triết học cấu thành nên bản thể và chi phối sự tồn tại của con người.
Đồng thời, cảm nghiệm sâu sắc bi kịch của kiếp người, Đoàn Minh Phượng
dành nhiều trang trong tác phẩm để triết luận về sự tồn vong, sự gột rửa cũng
như lẽ sống – chết. Triết lý trong tiểu thuyết của chị được thể hiện trên cả
bình diện hình tượng nghệ thuật với những biểu tượng như nước, mưa, dịng
sơng, nước mắt, suối nguồn, tro bụi, màu sắc… lẫn bình diện cấu trúc tác
phẩm. Triết lý ấy vừa âm vọng từ sự minh triết của nhà Phật vừa ẩn chứa
dấu vết của cảm quan hiện sinh với khát vọng được thấu hiểu chính mình,
được cảm nghiệm sâu sắc sự bi đát của cuộc sống trước khi bước qua ranh
giới của sự thanh tẩy để mỗi cá nhân có thể trở thành một nhân vị tự do đúng
nghĩa. Đặc biệt, những chân lý trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng thường
được thể hiện dưới dạng mệnh đề mang tính phủ định, bộc lộ tâm lý hồi
nghi và phân vân của cái tơi trước sự bất định và hư vô của cuộc đời. Sự
dung hợp giữa văn hóa phương Đơng và cảm quan hiện sinh phương Tây đã
tạo nên dòng chảy triết lý hài hòa trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng,
khiến những triết lý cứu chuộc của chị vừa giàu chất suy lý nhưng vẫn thẫm
đẫm yếu tố trữ tình và chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả.
Thế giới cô đơn trong thinh lặng và ẩn chứa mầm mống bi kịch của
Đoàn Minh Phượng được tạo nên bởi kĩ thuật tiểu thuyết hậu hiện đại và sự
linh hoạt của nghệ thuật tự sự. Và khi tro bụi và Mưa ở kiếp sau đều được kể
từ điểm nhìn bên trong của người trần thuật ngơi thứ nhất. Tuy nhiên, tiêu cự
trần thuật lại hết sức đa dạng với sự dịch chuyển, tráo đổi liên tục của những
cái tôi khác nhau. Cấu trúc tác phẩm bị phá vỡ, cốt truyện phân rã trong sự
hỗn độn của không gian và thời gian. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật vì
vậy cũng trở nên đa thanh và phức điệu. Sự hịa điệu giữa ngơn ngữ độc
thoại và đối thoại đã tạo nên tính chất đa giọng cho văn xi Đồn Minh
Phượng, khiến những trang viết về phận người vừa thấm đẫm trữ tình triết
lý, vừa day dứt tự vấn hồi nghi. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần tạo nên
nét riêng đặc thù và hấp dẫn cho những tiểu thuyết ngắn của Đồn Minh
Phượng.
Đi tìm Đặc sắc nghệ thuật tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng là một cuộc
hành trình nhiều thú vị nhưng cũng khơng ít gian nan bởi không chỉ tác
phẩm của nhà văn là sự gói kín của những ẩn dụ, triết lý trong lớp vỏ ngơn
từ đầy tiết chế mà cịn bởi vẫn cịn những ý kiến đánh giá nhiều chiều, ngại
ngần và dè dặt về tác phẩm của Đoàn Minh Phượng. Luận văn mới chỉ góp
phần khơi mở những đặc sắc nghệ thuật trong tiểu thuyết Đồn Minh
Phượng. Thế giới nhập nhịe tro bụi và nhạt nhòa mưa ấy của nhà văn vẫn
còn nhiều ẩn số đón đợi bạn đọc và những nhà nghiên cứu.