Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.68 KB, 89 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

PHAN THỊ LƯƠNG

Đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ thế kỷ XVI, cách mạng tư sản đã bùng nổ và thắng lợi ở các nước phong
kiến Tây Âu như Nêđéclan, Anh, Pháp và 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ. Sau đó,
cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra ở các nước khác dưới các hình thức khác nhau.
Đến những năm 50, 60 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên
phạm vi thế giới và mở đường cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát
triển.
Sau khi hoàn thành cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản phát triển ngày
càng mạnh mẽ. Đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tự do cạnh tranh đã được
thay thế bởi các tổ chức lũng đoạn độc quyền như Các-ten, Xanh-đi-ca ở Anh,
Đức, Pháp và Tơ-rớt ở Mĩ. Đặc biệt, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1900 –
1903, Các-ten trở nên phổ biến và khống chế tồn bộ đời sống xã hội. Đó là cái
mốc chung đánh dấu quá trình chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang


giai đoạn phát triển tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc.
Sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc đòi hỏi về thị trường thuộc địa, do đó,
châu Á, châu Phi, và Mĩ Latinh đã dần dần bị biến thành thuộc địa, hoặc phụ thuộc
vào các nước đế quốc. Mặc dù cùng mục đích về thị trường và bóc lột thuộc địa
nhưng chính sách đối với thuộc địa của các nước đế quốc không giống nhau.
Chính sự khác nhau đó đã bộc lộ những đặc trưng riêng trong phương thức bóc lột
của các nước đế quốc. Khác với Anh, Mĩ số tư bản xuất khẩu để đầu tư vào xí
nghiệp cơng nghiệp của thuộc địa thì số tư bản xuất khẩu của Pháp chủ yếu là tư
bản để cho vay, công trái quốc gia… Đặc biệt là “cho vay nặng lãi” đã trở thành
đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Như Lê-nin đã khẳng định “Khác với chủ
nghĩa đế quốc thực dân Anh, chủ nghĩa đế quốc Pháp có thể gọi là chủ nghĩa đế
quốc chuyên cho vay nặng lãi” [18;247] .
Chính đặc trưng “cho vay nặng lãi” của đế quốc Pháp cuối thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX đã tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội của cả chính quốc Pháp và


3

đặc biệt là các nước thuộc địa Pháp. Đặc trưng này đã đè nặng lên các thuộc địa
làm cho đời sống của họ khốn khổ. Chính vì vậy mà họ nổi dậy đấu tranh chống
đế quốc giành độc lập dân tộc.
Do đó, khi nghiên cứu đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp, chúng
ta không chỉ hiểu được cơ sở hình thành và biểu hiện của đặc trưng đó mà cịn
hiểu rõ tình hình nước Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, tình hình kinh tế chính trị và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX; đặc biệt là phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và
ngay cả ở nước Pháp.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Đặc trưng cho vay nặng
lãi của đế quốc Pháp cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” làm đề tài khóa luận của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đây là đề tài khá mới nên chưa được nhiều nhà nghiên cứu làm sáng tỏ.
Nhưng trong quá trình sưu tầm tài liệu, cũng có một số tác giả đề cập đến những
vấn đề liên quan đến đề tài, đáng kể như:
- Cuốn “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” của
V.I.Lênin đã trình bày về tính chất ăn bám của chủ nghĩa đế quốc nhưng chỉ nêu
lên và khẳng định vấn đề chưa trình bày cụ thể về đặc trưng cho vay nặng lãi của
đế quốc Pháp nói riêng.
- Cuốn “Sự hiện diện của tài chính và kinh tế Pháp ở Đơng Dương” của Jean
Pierre Aumiphin, do Đinh Xuân Lâm, Ngô Thị Chính, Hồ Song, Phạm Quang
Trung dịch và cuốn “Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 1945)” của Nguyễn Văn Khánh cũng có đề cập đến tình hình đầu tư tư bản Pháp
ở Đơng Dương và Việt Nam nhưng nó nằm trong q trình chứng minh về sự
chuyển biến về kinh tế của Đông Dương và Việt Nam chứ chưa chứng minh cụ thể
đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp.
- Ngoài ra, các cuốn “ Lịch sử thế giới cận đại” của Phan Ngọc Liên (chủ
biên); “Lịch sử cận đại thế giới cận đại” của Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng,


4

Võ Mai Bạch Tuyết, “Lênin toàn tập, tập 22, 28”, “Chủ nghĩa tư bản chuyển giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc và phong trào công nhân cuối XIX – đầu XX”… cũng đã
đề cập đến những số liệu xuất khẩu tư bản của Pháp sang các nuớc phuơng Tây,
các nước thuộc địa và chính sách thuộc địa của đế quốc Pháp.
Nhìn chung, những tác phẩm trên đây đều đề cập đến những khía cạnh khác
nhau, những số liệu về tài chính của nước Pháp ở các nước phương Tây, nước Nga
và các nước thuộc địa nhưng mới đề cập đến một cách rời rạc, chưa có hệ thống,
chỉ phục vụ các mục đích khác nhau chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu về đặc trưng
cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp. Tuy nhiên, những tác phẩm này là những
nguồn tài tài liệu q báu, đáng tin cậy để tơi có thể hoàn thành tốt đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ sở hình thành, biểu hiện và hệ quả
của đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ
XX. Đặc biệt là những biểu hiện của nó ở nước Nga và ở hệ thống thuộc địa của
Pháp như việc xuất khẩu tư bản của Pháp sang nước Nga và sang các nước thuộc
địa, tính ăn bám và hệ quả của đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp đến
các nước thuộc địa và ngay cả chính quốc Pháp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung ở các biểu hiện cho vay nặng lãi của
đế quốc pháp giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
4. Nguồn tư liệu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng nhiều nguồn tài
liệu khác nhau như sách báo, tạp chí, các Website…
Đặc biệt là các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ăng-Ghen và V.I.Lê-nin viết
về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc.
5. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Tìm hiểu về cơ sở hình thành và biểu hiện của đặc trưng cho vay nặng lãi
của đế quốc Pháp cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.


5

- Thấy được hệ quả, tác động của chính sách cho vay nặng lãi của đế quốc
Pháp đến đời sống kinh tế - xã hội và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân các nước thuộc địa Pháp nói chung, Việt Nam nói riêng; hiểu một cách
sâu sắc nguyên nhân bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc
của cơng nhân và nhân dân các nước thuộc địa Pháp.
- Rút ra được những bài học từ sự đầu tư và tiếp nhận đầu tư đối với nền kinh
tế Việt Nam trong giai đoạn thuộc Pháp để rút ra những bài học kinh nghiệm quý
báu trong giai đoạn hiện nay.
6. Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này tôi luôn đứng trên lập trường, quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và cơ sở phương pháp nghiên cứu khoa
học để trình bày, phân tích, nhận định, đánh giá đúng các đặc trưng cho vay nặng
lãi của đế quốc Pháp. Từ đó, rút ra được bản chất, quy luật, khuynh hướng vận
động phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đặc biệt, đối với chủ nghĩa đế
quốc Pháp nó ln dùng mọi biện pháp, mọi thủ đoạn để lừa bịp nhân dân các
nước thuộc địa, lừa bịp cả dư luận Pháp và thế giới, tìm cách che đậy bản chất ăn
bám, cho vay nặng lãi, bóp cổ thuộc địa của nó bằng các khẩu hiệu “Khai hóa”,
“Tự do - Bình đẳng - Bác ái ” hoặc các cải cách vụn vặt giả tạo… thì việc vận
dụng quan điểm lịch sử - cụ thể để nghiên cứu càng là yêu cầu đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài này, tơi cịn sử dụng nhiều phương pháp: hệ
thống, so sánh, đối chiếu lịch sử để nghiên cứu. Việc nhìn nhận đối tượng trong
tính hệ thống và trong các mối quan hệ có tính so sánh sẽ góp phần làm nổi bật lên
được đặc trưng, bản chất và đánh giá khách quan, khoa học hơn về đặc trưng cho
vay nặng lãi của đế quốc Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX cùng những hệ
quả của nó.
7. Đóng góp của đề tài
Thực hiện đề tài này tơi mong muốn:
- Người học có thể tìm hiểu rõ hơn, có hệ thống hơn về đặc trưng cho vay
nặng lãi của đế quốc Pháp cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.


6

- Có cách đánh giá đúng đắn, khách quan, đầy đủ về những hệ quả, tác động
của đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp đối với kinh tế các nước thuộc
địa và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa giai đoạn cuối
thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
- Đề tài thực hiện xong sẽ là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học
tập, giảng dạy và nghiên cứu của các bạn sinh viên nói chung và sinh viên khoa Sử

nói riêng.
8. Cấu trúc của đề tài
Đề tài này ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần
Nội dung gồm có 2 chương:
Chuơng 1: Cơ sở hình thành đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Chương 2: Đế quốc Pháp với đặc trưng cho vay nặng lãi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX


7

NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở hình thành đặc trưng cho vay nặng lãi của đế quốc Pháp
cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
1.1. Chế độ cho vay nặng lãi trước thời kì chủ nghĩa đế quốc
Để hình thành nên chế độ cho vay nặng lãi ở nước Pháp nói riêng và trên thế
giới nói chung ở thời kì đế quốc chủ nghĩa thì cần có rất nhiều cơ sở. Trong đó có
một điều kiện tiên quyết khơng thể thiếu được, đó là chế độ cho vay nặng lãi trước
thời kì đế quốc chủ nghĩa.
1.1.1. Chế độ cho vay nặng lãi thời kì cổ trung đại
Trong thời kì cổ đại, trên cơ sở chế độ nơ lệ, tín dụng dưới hình thái cho vay
nặng lãi là một trong những nhân tố thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất nhỏ tự do
và nghề thủ cơng tự do. Thời kì trung cổ, chế độ cho vay nặng lãi đã làm suy yếu
sức mạnh kinh tế và sự hùng mạnh của bọn quý tộc phong kiến. Vậy thì chế độ
cho vay nặng lãi nó đã ra đời trên cơ sở nào và đặc trưng của nó ra sao? C.Mác đã
khẳng định rằng: “Sự tồn tại của tư bản cho vay nặng lãi chỉ địi hỏi hơn một điều
kiện, ít ra là một bộ phận sản phẩm phải được chuyển hóa thành hàng hóa và
cùng với sự phát triển của ngành bn bán, hàng hóa tiền tệ phải được phát triển
trong những chức năng khác nhau của nó” [35; 498]. Điều đó có nghĩa là chế độ
cho vay nặng lãi ra đời trên cơ sở sản xuất hàng hóa đang trong giai đoạn sản xuất

hàng hóa giản đơn. Mà sản xuất hàng hóa giản đơn đã từng tồn tại ở tất cả các giai
đoạn phát triển của lịch sử thế giới. Cũng như ở các giai đoạn phát triển khác nhau
của thời kì trung cổ, sản xuất hàng hóa cũng đã đạt tới một trình độ phát triển nhất
định cả trong phương thức sản xuất châu Á ở Ai Cập cổ đại, Babilon…
Khách hàng của những người cho vay nặng lãi của thời kì này bao gồm nhiều
đối tượng khác nhau như thương nhân vay tiền để tiến hành các nghiệp vụ buôn
bán. Những người sản xuất nhỏ và quý tộc không phải để làm tư bản mà làm
phương tiện mua hoặc phương tiện chi trả. “Khách hàng của người cho vay nặng
lãi gồm có: 1- thương nhân, 2- người sản xuất nhỏ, 3- bọn quý tộc…” [35; 499].


8

Việc cho vay nặng lãi không phải là một hoạt động kinh tế thông thường mà
là tai họa dẫn người đi vay đến chỗ diệt vong. Bởi vì nền sản xuất nhỏ kém ổn
định, một sự biến động nhỏ cũng làm phá vỡ quá trình sản xuất buộc người sản
xuất phải “cầu cứu” người cho vay nặng lãi, mà đã vào đó thì khó có thể thốt ra
được. Vì lợi tức cao đã nuốt chửng toàn bộ giá trị thặng dư của người sản xuất
nhỏ, buộc họ phải thường xuyên đi vay nặng lãi, nợ nần chồng chất và kết thúc
bằng sự phá sản hoàn toàn của người sản xuất. Bọn địa chủ thì đi vay nặng lãi để
chè chén linh đình, nợ nần chồng chất nên khơng ít q tộc bị mất thế do vay nặng
lãi.
Tác động phá hoại của tư bản cho vay nặng lãi có sự khác nhau tùy thuộc vào
điều kiện của các thời đại khác nhau. Nhưng tiền đề chung của chế độ cho vay
nặng lãi là sự phát triển các chức năng khác nhau của tiền tệ. “Tiền đề chung nhất
của chế độ cho vay nặng lãi là sự phát triển các chức năng khác nhau của tiền tệ,
nhất là chức năng làm phương tiện chi trả, thì kết quả của chế độ cho vay nặng
lãi, kết quả chung nhất là sự tích lũy tư bản tiền tệ trong tay một số người và điều
đó lại tạo ra bọn trùm tiền tệ…” [35;500]
Ý nghĩa lịch sử của tư bản cho vay nặng lãi chính là sự tích lũy của cải dưới

hình thái tiền tệ. Quyền sở hữu tiền tệ là quyền sở hữu ban đầu của quyền sở hữu
tư sản, hoặc nó là quyền sở hữu tư sản nhưng chưa có phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa.
Lưu thông tiền tệ vốn là một mặt của lưu thơng hàng hóa, được tách khỏi lưu
thơng hàng hóa và nay trở thành sự vận động đặc biệt một chiều “Tiền tệ từ tay
người bị nô dịch chuyển sang tay kẻ đi nơ dịch. Chính sự vận động một chiều đó
của tiền tệ tạo ra bọn cho vay nặng lãi và chính bọn này tiến hành sự vận động
đó” [35;502]
Một mặt, những vật cống dưới hình thái tiền tệ mà các giai cấp thống trị nhận
được là nguồn đầu tiên của tư bản cho vay nặng lãi. Mặt khác, sự bắt buộc phải
nộp cống thường xuyên buộc phải cầu cứu đến kẻ cho vay nặng lãi, điều này lại tái
sản xuất mở rộng cho vay nặng lãi. Như vậy, “bản thân chế độ cho vay nặng lãi


9

lại tái sản xuất tư bản cho vay nặng lãi” [35; 502], nó được tái sản xuất khơng cần
dựa vào chế độ nộp cống mà chế độ chiếm hữu nhận được. Hơn nữa, nó cịn được
tái sản xuất ra thậm chí có hại cho chế độ chiếm hữu ruộng đất. Vì bọn cho vay
nặng lãi cịn chiếm đoạt cả ruộng đất, của cải của bọn quý tộc phong kiến thông
qua chế độ vay cầm cố và trở thành kẻ đại biểu của tiền tệ.
Trong thời kì cổ đại, chế độ cho vay nặng lãi lúc đầu thúc đẩy sự hình thành
chế độ nơ lệ và sau đó thúc đẩy sự sụp đổ của toàn bộ xã hội cổ đại. Và cuối thời
trung cổ, sự tác động phá hoại của chế độ cho vay nặng lãi kết hợp với các nhân tố
khác của tích lũy nguyên thủy đã đưa đến những kết quả khác hẳn. “Ảnh hưởng
của tư bản cho vay nặng lãi khơng phụ thuộc vào riêng bản thân nó mà phụ thuộc
vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và những nhân tố kết hợp với tư
bản cho vay nặng lãi trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định” [35; 503]
Như vậy, chế độ cho vay nặng lãi được hình thành ngay từ thời kì cổ đại dưới
hình thức giản đơn nhưng đã đặt tiền đề đầu tiên cho sự phát triển của chế độ cho

vay nặng lãi ở các thời kì sau này, đặc biệt là thời kì đế quốc chủ nghĩa. Bản thân
của chế độ cho vay nặng lãi lại tái sản xuất mở rộng chế độ cho vay nặng lãi
không phụ thuộc vào chế độ chiếm hữu. Chính điều này đã tạo nên sự phát triển
liên tục của chế độ cho vay nặng lãi với tính chất hai mặt của nó.
1.1.2. Chế độ cho vay nặng lãi thời kì tư bản chủ nghĩa tự do cạnh tranh.
Cuối thời kì trung cổ, tác động của chế độ cho vay nặng lãi kết hợp với tích
lũy ngun thủy tư bản đã góp phần hình thành nên phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã sáng tạo ra tín dụng hiện
đại trên cơ sở chế độ cho vay nặng lãi đã có sẵn từ thời cổ trung đại. “Kẻ sáng tạo
ra tín dụng hiện đại là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sáng tạo ra tín dụng hiện đại từ những yếu tố mà
chế độ cho vay nặng lãi đã có sẵn” [35; 497 - 498]. Chế độ cho vay nặng lãi thúc
đẩy mạnh mẽ việc tích lũy của cải dưới hình thức tiền tệ và định ra kỹ thuật cho
vay tuy cịn rất thơ sơ.


10

Tuy nhiên, chế độ cho vay nặng lãi thời kì này chính là sự mâu thuẫn bên
trong sự thống nhất của các mặt đối lập. Chế độ cho vay nặng lãi lấy sản xuất hàng
hóa và sản phẩm của nền sản xuất đó là tiền tệ làm tiền đề. Người cho vay nặng lãi
muốn có tiền thì phải tập trung tiền lại chứ không phải sản xuất ra tiền. Mà muốn
tập trung tiền lại thì phải có tiền, tức là phải sản xuất hàng hóa và tăng thêm số
lượng tiền tệ. Nhưng chế độ cho vay nặng lãi không phát triển sản xuất hàng hóa
mà trái lại nó kìm hãm sự phát triển của sản xuất hàng hóa, làm phá sản những
người sản xuất với lợi tức hết sức cao.
Với các biện pháp tích lũy nguyên thủy của giai cấp tư sản đã tích lũy được
nguồn tư bản khổng lồ cho họ. Họ đã dùng nguồn tích lũy tư bản này kết hợp với
chế độ cho vay nặng lãi vốn có từ trước tạo ra sự phá hủy cơ sở hình thành của
mình là nền sản xuất nhỏ cho nên đã làm cho bản thân nó khơng thể phát triển lên

được. Buộc nó phải cải tạo và mang những hình thức khác hoặc là chỉ chịu một bề
sống ăn bám. Do đó, “vào cuối thời kì trung cổ, tức là thời kì đầu của chủ nghĩa
tư bản, chế độ cho vay nặng lãi bắt đầu được cải tạo thành hệ thống tín dụng hiện
đại” [35; 503]. Tuy nhiên, bước chuyển này được thực hiện một cách chậm chạp
và không phải là khơng có đấu tranh khốc liệt. Những người đề xướng của hệ
thống tín dụng coi đây là phương thuốc vạn năng để thoát khỏi mọi tai họa. Nhưng
trên thực tế, hệ thống tín dụng đó chẳng qua chỉ là sự cải tạo của chế độ cho vay
nặng lãi để nó phục tùng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà thơi. “Về mặt
tổ chức, sự phục tùng đó biểu hiện ở chỗ, chủ ngân hàng trở th ành kẻ trung gian
giữa nhà tư bản tiền tệ và người đi vay có nhu cầu về tiền. Nhưng điều chủ yếu và
có quyết định là ở chỗ bản chất của người đi vay đã thay đổi căn bản, bản thân
người đi vay là những nhà tư bản. Họ sử dụng số tiền vay để làm tư bản” [35;
503-504]
Như vậy, điểm khác biệt của thời kì này là người đi vay là các nhà tư bản vay
tiền để làm tư bản. Do đó, lợi tức nói chung thường là một phần lợi nhuận của tiền
mà họ vay được. Điều đó làm cho chế độ cho vay nặng lãi với tư cách là một hình
thức thống trị của tư bản cho vay khơng cịn phù hợp với nền sản xuất tư bản chủ


11

nghĩa. Vì bản thân nền sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo điều kiện để thủ tiêu sự độc
quyền của lũ cho vay nặng lãi “thương nhân và nhà công nghiệp khơng những có
nhu cầu về tư bản tiền tệ mà chính bản thân họ cũng tách tư bản tiền tệ ra, ném tư
bản tiền tệ vào thị trường tiền tệ” [35; 504]. Ngồi ra, ngân hàng cịn huy động
các khoản thu nhập bằng tiền và tiền tiết kiệm của mọi tầng lớp dân cư. Buộc chế
độ cho vay nặng lãi khi sang thời kì tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là trong giai đoạn
chế độ cho vay nặng lãi đã chuyển sang hình thức tín dụng hiện đại biểu hiện ở sự
ra đời ngày càng nhiều các ngân hàng ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với sự tập trung sản xuất cao hình thành
nên các tổ chức độc quyền cũng kéo theo sự thay đổi của chế độ cho vay nặng lãi.
Nó biểu hiện ở sự tập trung cao của các ngân hàng và sự mở rộng của chế độ cho
vay nặng lãi xuyên quốc gia. Đặc biệt là chế độ cho vay nặng lãi của đế quốc
Pháp.
1.2. Chủ nghĩa tư bản và nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX
1.2.1. Chủ nghĩa tư bản nửa sau thế kỉ XIX
1.2.1.1. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc
quyền.
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mĩ có những chuyển
biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế xã hội và bước sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là sự ra đời của các tổ chức độc quyền
và sự bóc lột ngày càng tinh vi đối với nhân dân lao động, làm cho mâu thuẫn giai
cấp trong xã hội tư bản ngày càng sâu sắc. Đây cũng là giai đoạn các nước đế quốc
đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới,
tăng cường đàn áp phong trào công nhân trong nước và cuộc nổi dậy của nhân dân
các nước thuộc địa. “Vào khoảng cuối thế kỉ XIX – đầu XX, chủ nghĩa tư bản
chuyển sang giai đoạn cao nhất của nó là chủ nghĩa đế quốc. Trong giai đoạn
này, các mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản gay gắt đến tột đ ộ và cách mạng xã hội
chủ nghĩa đã trở thành vấn đề trực tiếp” [47; 131].


12

Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, lực lượng sản xuất ở các nước tư bản
đạt đến trình độ phát triển cao. Những sáng kiến về kỹ thuật trong thời kì này đã
mở ra khả năng rộng lớn trong việc thúc đẩy sản xuất. Nhờ ứng dụng những thành
tựu mới, sản lượng cơng nghiệp tăng lên nhanh chóng. “Trong 30 năm cuối thế kỉ
XIX, lịch sử sản xuất của xã hội lồi người có những bước chuyển biến quan
trọng, sản lượng cơng nghiệp tăng lên nhanh chóng. Việc sử dụng lò Bet-xơ-me và

lò Mác-tanh đánh dấu một bước cách mạng trong ngành luyện kim…” [16; 66].
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của các nước tư bản không đồng đều, nhất là trong
lĩnh vực công nghiệp (xem phụ lục I).
Đến cuối thế kỉ XIX, việc sử dụng nguồn năng lượng mới cùng những tiến bộ
kỹ thuật đã tạo ra khả năng xây dựng các ngành công nghiệp trên quy mô lớn. Để
tập trung nguồn vốn lớn đủ sức cạnh tranh, các nhà tư bản thành lập các công ty
độc quyền. Các công ty nhỏ bị thu hút vào các công ty lớn. Nhiều tổ chức độc
quyền ra đời, ngày càng lũng đoạn kinh tế ở các nước tư bản. “Trong những năm
60-70, tự do cạnh tranh đã phát triển tới cao độ. Nhưng sản xuất cô ng nghiệp
tăng lên nhanh chóng dẫn tới tập trung sản xuất và tích tụ tư bản. Một số xí
nghiệp lớn lên nuốt chửng những xí nghiệp nhỏ bé. Trong nhiều lĩnh vực, tự do
cạnh tranh dần được thay thế bởi các tổ chức lũng đoạn dưới nhiều hình thức:
Các-ten (…); Xanh-đi-ca (…), Tơ-rớt(…), Cơng-xooc-xi-om (…). Q trình lũng
đoạn diễn ra trong hầu hết các nước tư bản ở mức độ khác nhau, trong hầu hết
các ngành sản xuất và ngay cả trong ngân hàng” [16;70].
Sự tập trung sản xuất diễn ra ngay trong lĩnh vực ngân hàng. Một vài ngân
hàng lớn khống chế tất cả mọi hoạt động kinh doanh trong cả nước. Với số vốn
khổng lồ, người chủ ngân hàng không chỉ là người cho vay mà còn tham gia vào
các hoạt động của các xí nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính. Các nhà tư bản
tài chính cịn đẩy mạnh việc xuất khẩu tư bản bằng cách chuyển vốn đầu tư sang
các nước kém phát triển hoặc thuộc địa để khai thác nguyên liệu, sử dụng nhân
công rẻ mạt hoặc đem cho vay thu lãi cao. Ngân hàng từ vai trò trung gian chuyển
thành “những tổ chức độc quyền vạn năng sử dụng được hầu hết tổng số tư bản -


13

tiền tệ của toàn thể bọn tư bản và tiểu chủ, cũng như phần lớn những tư liệu sản
xuất và những nguồn nguyên liệu của một nước nhất định hay của một loạt nước”
[20; 38]. Với số tư bản kếch xù trong tay, ngân hàng có thể tham gia và can thiệp

vào nội bộ các xí nghiệp, xuất hiện xu hướng dung hợp giữa nhà ngân hàng với
chủ xí nghiệp tạo thành tư bản tài chính. Ở nhiều nước, bọn tài chính ít chú ý đến
kinh doanh cơng nghiệp trong nước mà thường xuất khẩu ra nước ngoài để thu
được những món lời lớn hơn gấp bội. Nó tạo nên tầng lớp cho vay nặng lãi, hoàn
toàn tách rời sản xuất, chun sống bằng thực lợi.
Chính vì thế, các thuộc địa có vai trị cực kì quan trọng với các nước đế quốc.
Là nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hóa của chính quốc, là nguồn cung cấp ngun liệu
và nhân cơng rẻ mạt, cung cấp binh lính cho những cuộc chiến tranh… Mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc trong việc tranh chấp thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt,
dẫn đến những cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại thuộc đại. “Khát vọng tiến tới
độc quyền, tiến tới chiếm đoạt đất đai để sử dụng tư bản, để bòn rút nguyên
liệu……từ chỗ là kẻ giải phóng dân tộc… chủ nghĩa tư bản thời kì đế quốc chủ
nghĩa đã trở thành kẻ áp bức lớn nhất đối với các dân tộc” [33, 15].
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đã đánh dấu bước chuyển của chủ nghĩa
tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Quá trình này diễn ra trong một thời gian
khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX. Kết quả của quá trình ấy là sự hình thành của chủ
nghĩa đế quốc với các đặc trưng riêng của nó. Như vậy, chủ nghĩa đế quốc – là giai
đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản, mà trong đó, sự thống trị của các tổ
chức độc quyền và tư bản tài chính đã hình thành. Việc xuất khẩu tư bản mang
một ý nghĩa nổi bật. Bắt đầu sự phân chia thế giới của các Tơ-rớt quốc tế và việc
phân chia toàn bộ lãnh thổ trái đất bởi các nước đế quốc lớn nhất đã kết thúc.
Những đặc trưng ấy đã được Lênin tổng kết thành năm đấu hiệu cơ bản của chủ
nghĩa đế quốc là: “1- Tập trung sản xuất và tập trung tư bản đưa chúng đến một
trình độ phát triển cao, đến mức tạo nên các tổ chức độc q uyền giữ vai trò quyết
định trong đời sống kinh tế; 2 – Sự kết hợp của tư bản ngân hàng với tư bản cơng
nghiệp và việc tạo nên một tập đồn tài phiệt trên cơ sở của tư bản tài chính; 3 -


14


Việc xuất khẩu tư bản, khác với xuất khẩu hàng hóa mamg một ý nghĩa đặ c biệt
quan trọng; 4 – Những liên minh tư bản quốc tế của các nhà tư bản được hình
thành nhằm phân chia thế giới và 5 – Phân chia lãnh thổ trái đất bởi các cường
quốc tư bản chủ nghĩa lớn đã hoàn thành” [33; 26].
Quá trình chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc bắt đầu từ khoảng 30-40 năm cuối thế kỉ XIX. Từ những năm 60 và
những năm 70, cạnh tranh tự do phát triển đến tột điểm. Các công ty độc quyền chỉ
là mầm mống chưa rõ rệt lắm. Sau cuộc khủng hoảng 1873 là thời kì những Cácten phát triển rộng rãi, nhưng những Các-ten vẫn là ngoại lệ, chúng vẫn còn chưa
được ổn định và chỉ là một hiện tượng nhất thời. Thời kì phồn vinh cuối thế kỉ
XIX và cuộc khủng hoảng trong những năm 1900 – 1903 những Các-ten trở thành
một trong những cơ sở của toàn bộ đời sống kinh tế. Đây chính là cái mốc đánh
dấu chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa đế quốc. “Thời kì phồn vinh cuối thế
kỉ XIX và cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1900 – 1903 được coi là cái mốc chung
của bước ngoặt sang chủ nghĩa đế quốc” [16; 72].
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với
nhau, giữa các nước đế quốc với nhân dân thuộc địa, giữa giai cấp tư sản với vô
sản và nhân dân lao động… càng trở nên sâu sắc do tính chất ăn bám và sự thối
nát của chủ nghĩa đế quốc. Tình hình đó dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh giai cấp và
cách mạng xã hội nhằm thủ tiêu ách áp bức bóc lột và gải phóng nhân dân lao
động.
Như vậy, đến cuối thế kỉ XIX, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới với vai trò đặc
biệt quan trọng của các tổ chức độc quyền và tư bản tài chính. Chủ nghĩa tư bản từ
tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn phát triển tột cùng của nó là chủ nghĩa
đế quốc, và vấn đề thị trường, thuộc địa càng trở nên cấp thiết. Do đó, các nước đế
quốc đua nhau xâm lược, thơn tính thuộc địa, tìm kiếm thị trường.


15


1.2.1.2. Cuộc cạnh tranh phân chia thị trường thuộc địa
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trên thế giới hầu như khơng cịn mảnh đất
trống nào. Các nước đế quốc cạnh tranh gay gắt trong việc phân chia thị trường
kinh tế giữa các liên minh kinh tế của bọn tư bản và phân chia lãnh thổ giữa các
cường quốc đế quốc. Vì “các đế quốc già khơng chỉ muốn duy trì thuộc địa cũ mà
cịn muốn mở rộng thêm đất đai. Các đế quốc trẻ thì địi hỏi một chỗ đứng dưới
ánh mặt trời, không chỉ muốn chiếm đất còn trống mà còn lăm le giành giật thuộc
địa của kẻ khác. Nhất là đầu thế kỉ XX, việc phân chia thế giới hầu như đã “hồn
thành” thì các lãnh thổ chỉ có thể đem chia lại mà thơi” [6; 76].
Sự thống trị của các tổ chức độc quyền trong thời đại đế quốc chủ nghĩa tất
yếu dẫn đến sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các độc quyền trong quá trình
đấu tranh giành giật thị trường và khu vực ảnh hưởng trên thế giới. Bởi “bản chất
kinh tế của các tổ chức độc quyền là khuynh hướng bành trướng sự thống trị, phân
chia độc chiếm thị trường. Sau khi phân chia thị trường trong nước, các tổ chức
độc quyền tìm cách mở rộng sự thống trị ra thị trường thế giới” [6;98]. Mặt khác,
thông qua việc xuất khẩu tư bản, sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong
phạm vi quốc gia cũng mở rộng ra phạm vi thế giới.
Các tổ chức độc quyền của các quốc gia cạnh tranh nhau trên thế giới nếu
không nuốt được nhau thì chúng lại liên minh với nhau để phân chia thị trường và
phạm vi ảnh hưởng kinh tế trên thế giới. Ví như sự tích tụ sản xuất và độc quyền
hóa trong cơng nghiệp điện ở Đức và Mĩ. “Sau q trình cạnh tranh khơng tiêu
diệt được nhau, giữa hai tổ chức độc quyền khổng lồ - tổng cơng ty điện khí AEG
của Đức và tổng cơng ty điện khí GEC của Mĩ mà hai bên đều thiệt hại, hai Tơ-rớt
này kí kết một hiệp ước để phân chia thế giới. Cạnh tranh giữa chúng chấm dứt.
Thế là tổ chức độc quyền quốc tế về công nghiệp điện của hai cường quốc được
hình thành. Nó chi phối hồn tồn cơng nghiệp điện thế giới: Tổng cơng ty GEC
của Mĩ nhận phần nước Mĩ và Canađa; Tổng công ty AEC của Đức được phần
các nước Đức, Áo, Nga, Hà Lan…” [6; 99]



16

Nhưng sự phân chia thế giới về mặt kinh tế không cố định mà luôn luôn diễn
ra những cuộc đấu tranh để chia lại. Điều này xuất phát từ quy luật phát triển
không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn tới sự thay đổi tương quan lực lượng giữa
các thành viên của liên minh độc quyền quốc tế của các nước đế quốc. Dẫn đến
cuộc đấu tranh gay gắt giữa các tập đoàn này để phân chia lại thị trường thế giới.
Chính vì vậy, từ năm 1780 đến 1860, hệ thống thị trường thuộc địa các nước có sự
thay đổi rõ rệt như sau (tính theo đơn vị %):
Năm

Anh

Đức

Pháp

Phần cịn lại

Hoa

Phần còn lại của

của châu Âu

Kỳ

thế giới

1780


12

12

11

39

2

24

1800

33

9

10

25

5

17

1820

27


9

11

29

6

19

1840

25

11

8

30

7

20

1860

25

11


9

24

9

21
[4; 173]

Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rõ sự thay đổi đó. Chẳng hạn, nước Anh
thì thị trường thuộc địa tăng từ 12% (1780) lên tới 25% (1860), trong khi nước
Đức giảm từ 11% (1780) xuống còn 9% (1860). Hoặc Hoa Kỳ tăng từ 2% (1780)
lên tới 9% (1860) trong khi phần còn lại của châu Âu giảm từ 39% (1780) xuống
còn 24% (1860).
Sự liên hiệp đế quốc chủ nghĩa phân chia thế giới về mặt kinh tế tất yếu dẫn
đến cuộc đấu tranh giữa các cường quốc đế quốc chủ nghĩa nhằm phân chia lại thế
giới về mặt lãnh thổ.
Bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các cường quốc đế quốc đấu tranh
gay gắt nhằm phân chia lại lãnh thổ thế giới. Sau thời kì tư bản tự do cạnh tranh
phát triển đến tột độ vào những năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt
đầu phát triển phi thường và cuộc đấu tranh để phân chia lại thị trường thế giới trở


17

nên vơ cùng gay gắt (điều đó được thể hiện rõ qua phụ lục II). Các nước đế quốc
lớn như Anh, Pháp, Mĩ đều công khai đặt vấn đề phân chia lại thế giới. Họ phải
làm gấp gáp vì nếu khơng làm gấp thì nước nào chưa có phần có thể chẳng bao giờ
có được nữa và chẳng tham dự được vào cuộc bóc lột thế giới theo một quy mơ

khổng lồ.
Việc bành trướng thuộc địa có chênh lệch nhau rất lớn dẫn tới những cuộc
đấu tranh gay gắt giữa các cường quốc. Bước vào thế kỉ XX, việc phân chia thế
giới đã kết thúc, trên thế giới hầu như khơng cịn mảnh đất trống nào. Trong q
trình đó, diện tích thuộc địa của các nước đế quốc tăng lên nhanh chóng. “Từ năm
1876 đến 1914, vùng đất thuộc địa của nước Anh đã tăng từ 22,5 triệu km 2 lên
33,5 triệu km2; của nước Nga từ 17 triệu km2 lên 17,4 triệu km2 ; của nước Pháp từ
0,9 triệu km2 lên 10,6 triệu km2… tới năm 1914, Nhật Bản chiếm được 0.3 triệu
km2… nước Đức 2,9 triệu km2… nước Mĩ 0,3 triệu km2… Tính gộp cả 6 cường
quốc lớn ấy lại, năm 1876 có 40,4 triệu km 2 đất đai thuộc địa… thì vào năm 1914,
65 triệu km2 đất đai…” [33;15-16].
Các nước đế quốc lớn đã thống trị phần lớn thế giới, áp bức phần lớn cư dân
trên thế giới “từ năm 1876 đến năm 1914, sáu nước lớn đã cướp bóc 25 triệu cây
số vng và lãnh thổ các thuộc địa đã vượt gấp 2 lần rưởi châu Âu. Chúng bóc lột
hơn nửa tỷ người và cứ 4 người dân của những nước lớn ấy thì có vừa đúng 5
người nô lệ thuộc địa” [33;16].
Cho đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa đế quốc đã áp bức 9/10 cư dân các nước
tiên tiến và hàng triệu cư dân thuộc địa, thậm chí cả cư dân của các nước chậm
tiến nữa. Các nước đế quốc đã thống trị trên một diện tích rộng lớn tạo thành một
hệ thống thuộc địa trên thế giới. Điều đó được thể hiện rõ qua bảng phân chia thị
trường thuộc địa của các nước Âu – Mĩ như sau:
Các nước

Chính quốc
Diện tích

Dân số

Thuộc địa
Diện tích


Dân số


18

(km2)

(km2 )

Anh

151.000

045.500.000

034.910.000

403.600.000

Pháp

536.000

039.000.000

010.250.000

055.600.000


9.420.000

100.000.000

001.850.000

012.000.000

Tây Ban Nha

504.500

20.700.000

371.600

853.000



286.600

038.500.000

001.460.000

001.623.000

Nhật Bản


418.000

057.070.000

288.000

021.249.000

Bỉ

029.000

05.545.000

002.400.000

008.500.000

Bồ Đào Nha

083.000

006.700.000

002.046.000

048.030.000




[23;143]
Qua bảng thống kê trên ta thấy, 8 nước lớn: Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha,
Ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha... có tổng số diện tích là 11.407.600 km2 và tổng
dân số là 320.657.000 người đã bóc lột và nơ dịch 560.193.000 người trên thế giới
với diện tích 55.637.000 km2 thuộc địa. Diện tích các nước thuộc địa đã lớn gấp 5
lần diện tích chính quốc và dân số chính quốc chưa bằng 2/3 dân số thuộc địa. Đặc
biệt, riêng nước Anh, diện tích thuộc địa lớn gấp 252 lần diện tích chính quốc Anh
và dân số thuộc địa gấp 8,5 lần dân số Anh. Hoặc với nước Pháp, diện tích thuộc
địa của Pháp lớn gấp 19 lần diện tích nước Pháp và dân số thuộc địa nhiều hơn
dân số Pháp tới 16.600.000 người.
Như vậy, vào khoảng 30-40 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã
chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn phát triển tột cùng của nó là chủ nghĩa
đế quốc. Và cuộc cạnh tranh phân chia thị trường thuộc địa diễn ra gay gắt giữa
các nước đế quốc. Từ việc các tổ chức độc quyền phân chia thế giới về mặt kinh tế
đã làm gay gắt thêm cuộc đấu tranh chính trị để phân chia lại thế giới.
1.2.2. Nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX
1.2.2.1. Tình hình kinh tế
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Đức
và kinh tế Mĩ vượt qua Anh và Pháp là những biểu hiện của sự phát triển không
đều của chủ nghĩa tư bản (xem phụ lục I). Điều đó cũng làm cho cuộc cạnh tranh


19

kinh tế giữa các nước diễn ra hết sức gay gắt và vị trí kinh tế của các nước cũng
thay đổi nhanh chóng.
Trước năm 1870, sản xuất cơng nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới, chỉ
sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển kinh tế của Pháp chậm lại
vì nhiều lí do: phải bồi thường chiến tranh do bại trận, nghèo nguyên liệu, nhiên
liệu đặc biệt là than; giai cấp tư sản chỉ lo đầu tư sang các nước chậm tiến để thu

lợi nhuận cao mà không quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp trong nước… Vì
vậy, đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau
Anh, Mĩ, Đức và kỹ thuật lạc hậu rõ rệt so với các nước tư bản trẻ khác.
Tuy vậy, nền cơng nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ rõ rệt. Hệ thống
đường sắt lan rộng cả nước đã thúc đẩy nhanh ngành công nghiệp khai mỏ, luyện
kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hóa sản xuất được tăng cường, “từ năm 1852
đên 1900, số xí nghiệp dùng máy hơi nước tăng lên 9 lần và số động cơ chạy bằng
hơi nước tăng lên 12 lần” [16;103].
Bên cạnh đó, ở Pháp vẫn cịn nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong
tổng số 3,3 triệu cơng nhân thì trên một triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10
đến 100 cơng nhân và 1,3 triệu lao động ở các xí nghiệp có từ 1 đến 10 cơng nhân.
“Chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất là những xí nghiệp hạng vừa và nhỏ,
chiếm khoảng 85% tổng số xí nghiệp trong nước. Thủ đơ Pari là nơi có nhiều xí
nghiệp nhỏ” [16; 104].
Nơng nghiệp vẫn giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế Pháp vì phần đơng
dân cư sống bằng nghề nơng. Tiểu nơng chiếm đa số nơng hộ. Tình trạng đất đai
phân tán manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kỹ thuật canh tác mới.
Nghề nấu rượu Nho bị cạnh tranh gay gắt nên nghề trồng nho – một nghề cổ
truyền bị sa sút mạnh. Khác với Anh, Đức, Mĩ, nước Pháp trong khi phát triển
công nghiệp vẫn là quốc gia công - nông nghiệp, phần đông dân cư vẫn sống ở
nông thôn… Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp dẫn đến nơng
dân bị mất đất và bị phân hóa…


20

Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành các tổ chức độc quyền dần dần chi
phối nền kinh tế đất nước. Chẳng hạn như công ty lũng đoạn Xanh Gơbi bao gồm
30 nhà máy hóa chất là do 12 công ty hợp lại.
Điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt

tới mức cao. ¾ nguồn tài chính trong nước tập trung trong tay ba ngân hàng lớn
“Crê-đi Li-on-ne”, “Công-toa-rơ na-xi-ô-nan”, “Xô-xi-ê-tê giê-nê-ran” [22;149].
Nhưng khác với các nước đế quốc khác, số tư bản của nước Pháp không được
dùng vào việc phát triển công nghiệp trong nước mà phần lớn được xuất khẩu ra
nước ngồi với lãi suất cao và ln tăng lên theo thời gian:
Năm

Số tiền (triệu Phơrăng)

1880

15.000

1891

20.000

1902

27.000-37.000

1914

60.000
[23;140]

Qua bảng số liệu trên ta thấy: từ 1880 đến 1914, xuất khẩu tư bản Pháp đã
tăng lên liên tục và nếu như năm 1880, xuất khẩu tư bản Pháp ra nước ngoài chỉ
15.000 triệu Fr thì đến 1914 đã lên tới 60.000 triệu Fr, tức tăng lên gấp 4 lần.
Do vậy, khi nhận xét đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp, Lênin đã nhận

định rằng: “Khác với chủ nghĩa đế quốc thực dân Anh, chủ nghĩa đế quốc Pháp có
thể gọi là chủ nghĩa nghĩa đế quốc chuyên cho vay nặng lãi” [18;247].
1.2.2.2. Tình hình chính trị - xã hội
Sau khi đàn áp cơng xã Pari, các thế lực bảo hồng âm mưu khôi phục nền
quân chủ làm cho cuộc đấu tranh để thiết lập nền Cộng hịa hay khơi phục nền Đế
chế trở thành vấn đề hàng đầu trong sinh hoạt chính trị suốt 30 năm cuối thế kỉ
XIX. Nhưng âm mưu đó thất bại vì phản ứng của quần chúng nhân dân. Vì vậy,
đến tháng 9.1870, nước Pháp thành lập nền cộng hịa thứ ba và đến năm 1875 thì
được công nhận bằng một bản Hiến pháp, “Hiến pháp 1875 đã thừa nhận chính


21

thể Cộng hòa với đa số hơn 1 phiếu (353/352)” [16;108]. Nền cộng hòa thứ ba
được thiết lập và tồn tại cho đến tháng 6.1940. Song phái Cộng hòa Pháp đã sớm
chia thành hai phái: phái ơn hịa và phái cấp tiến thay nhau cầm quyền ở Pháp.
Cuộc đấu tranh giữa hai phái này cũng gay gắt làm cho nền Cộng hịa Pháp có đặc
điểm là tình trạng khủng hoảng Nội các xảy ra thường xuyên. “Chỉ trong vòng 17
năm từ 1873 đến đến 1890 Nội các đã phải thay đổi tới 34 lần” [16; 109].
Tư bản tài chính nắm quyền, phe bảo hồng địi cải biến hiến pháp âm mưu
lật đổ nền Cộng hịa càng làm cho tình trạng khủng hoảng chính trị gay gắt. Nhiều
vụ bê bối của chính phủ Pháp đã xảy ra làm cho nền Cộng hịa nghiêng ngã. Năm
1892, cơng ty Pa-na-ma tun bố vỡ nợ, nhiều quan chức cấp cao đã có dính líu
làm cho nền cộng hịa khủng hoảng, nhiều nhân vật có tiếng phải bước xuống khỏi
vũ đài chính trị.
Từ năm 1894 đến 1906, phe dân chủ tiến bộ giành được thắng lợi lớn thông
qua vụ Đrây-fuýt. Sự thắng lợi của phe dân chủ đã tạo điều kiện cho phe cấp tiến
giành thắng lợi và lên cầm quyền (1906 - 1909). Để xoa dịu phong trào đấu tranh
của quần chúng, chính phủ cấp tiến của G.Clê-măng-xô (1841 - 1929) buộc phải
ban bố một số chính sách: xây dựng nền Cộng hịa dân chủ, thủ tiêu quyền lợi của

giáo hội Thiên chúa, bài trừ những phần tử bảo hoàng ra khỏi quân đội, tuyên
truyền tư tưởng phục thù Đức, tiếp tục chính sách mở rộng thuộc địa, tiếp tay cho
Nga hoàng đàn áp cách mạng Nga….
Riêng đối với phong trào cơng nhân, chính phủ cấp tiến Pháp đã tiến hành
những cải cách vụn vặt để lừa bịp như lập Bộ lao động, trả lương hưu cho công
nhân 65 tuổi nhưng lại thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và các
lực lượng dân chủ.
Phong trào công nhân Pháp mặc dù bị đàn áp nhưng vẫn từng bước hồi phục
và lớn mạnh. Dưới sự dẫn dắt của những người Mác-xít, Đảng công nhân đã được
thành lập vào năm 1880. Năm 1902, Tổng liên đoàn lao động thành lập. Năm
1904, Đảng Xã hội thống nhất cũng thành lập. Mặc dầu còn tồn tại nhiều khuynh


22

hướng khác nhau nhưng nhiều cuộc chiến tranh đã diễn ra thể hiện sự giác ngộ
chính trị ngày càng cao của giai cấp cơng nhân Pháp.
Như vậy, tình hình chính trị - xã hội nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX rất rối
ren, phức tạp. Cuộc đấu tranh giữa phe dân chủ và bảo hoàng diễn ra gay gắt. Cuối
cùng phe dân chủ thắng với đa số hơn một phiếu dẫn đến thành lập nền cộng hòa
thứ ba. Nhưng đặc điểm của nền cộng hòa này lại thường xuyên khủng hoảng. Chỉ
trong vòng 40 năm từ 1875 đến 1914 đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều
vụ bê bối chính trị bị vỡ lỡ, nạn hối lộ, tham nhũng tràn lan trong chính phủ.
Trong những thập niên cuối thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang
để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa,
chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.
1.2.2.3. Chính sách đối ngoại và xâm lược thuộc địa
Chính sách ngoại giao đối với thế giới tư bản chủ nghĩa: đứng trước nguy cơ
xâm lược mới từ nước Đức và lòng thù hận dân tộc, Pháp tăng cường hoạt động
ngoại giao với Nga như cho Nga hồng vay nợ, đàn áp phong trào cơng nhân Nga,

Hiệp ước Nga – Pháp được kí kết năm 1893. “… Sự lớn mạnh của Đức vẫn là mối
lo ngại của nước Pháp. Trong những năm 70 – 80, Bixmác nhiều lần gây sự, lăm
le mở những cuộc xâm lược mới vào nước Pháp, Pháp phải tìm lực lượng ủng hộ
mình trong việc đồng minh với Nga. Việc Nga hồng cần vay nợ và quan hệ Nga Đức căng thẳng khiến cho liên minh Nga - Pháp được hình thành vào năm 1893”
[16; 112]. Đồng thời, Pháp cũng tăng cường quan hệ ngoại giao với Anh, kí với
Anh bản Quy ước vào đầu năm 1899 nhằm quy định vùng đất đai xâm chiếm của
mỗi bên ở châu Phi. Đến năm 1903, Hiệp ước Pháp - Anh được kí kết đã hình
thành liên minh quân sự Pháp – Anh – Nga sẵn sàng tham gia chiến tranh thế giới
thứ nhất. Pháp cũng ráo riết chạy đua vũ trang, gieo rắc tư tưởng Sơ-vanh phục thù
Đức để lơi kéo nhân dân Pháp.
Chính sách xâm lược thuộc địa là nội dung quan trọng trong chính sách đối
ngoại của các chính phủ Pháp, đặc biệt là ở khu vực châu Á và châu Phi được tiến
hành trong những năm 80-90.


23

Đối với châu Á, Pháp hoàn thành việc xâm lược Việt Nam và Đông Dương
(1858 - 1891), tham gia xâu xé Trung Quốc. “Năm 1858, Pháp mở cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam….xâm lược Campuchia và Lào, biến những nơi đó thành
thuộc địa. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu x é Trung Quốc” [16;
113].
Đối với châu Phi, Pháp chiếm Tuy-ni-di, Ma-đa-ga-xca và mở rộng xâm lược
Công-gô, Xahara, Xê-nê-gan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, Đa-hô-mây… “cuộc chiến
tranh xâm lược được tăng cường ở châu Phi. Năm 1881, Pháp chiếm Tuy -ni-di rồi
mở rộng sang khu vực sông Ni-giê, một phần Cônggô và Xahara. Năm 1885, Mađa-ga-xca… và nhiều khu vực khác” [16;113].
Đối với châu Mĩ, Pháp gặp phải sự cản trở của Mĩ.
Cho đến cuối thế kỉ XIX, diện tích thuộc địa của Pháp đứng thứ hai thế giới
và lên tới 3,7 triệu dặm vuông với 56,1 triệu dân. Như vậy, chỉ trong vòng thời
gian ngắn, thuộc địa của Pháp được mở rộng nhanh chóng. Trong những năm 60,

nước Pháp chỉ có thuộc địa 0,2 triệu dặm vng với 3,4 triệu dân thì đến năm
1899, đã có 3,7 triệu dặm vuông với 56,1 triệu dân. Về mặt này, Pháp đã vươn lên
hàng thứ hai sau Anh.
Những năm đầu thế kỉ XX, phe cấp tiến lên cầm quyền, các chính phủ cấp
tiến vẫn giữ chính sách ngoại giao như giai đoạn trước. Vẫn ráo riết chạy đua vũ
trang, vẫn tiếp tục bành trướng thuộc địa và tiếp tay cho Nga hồng đàn áp cách
mạng Nga. “Trong chính sách đối ngoại, các chính phủ cấp tiến vẫn tiếp tục việc
bành trướng thuộc địa, đặc biệt là cuộc chiến tranh nhiều năm ở Ma -rốc nhằm
biến nơi đó thành một xứ bảo hộ (năm 1912). Họ cịn tiếp tay cho Nga hồng bằng
những món tiền cho vay lớn để đàn áp cao trào cách mạng 1905 – 1907 ở Nga”
[16,114].
Đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp đã mở rộng chỉ
đứng sau Anh với hơn 11 triệu km2 và 55,5 triệu dân.
Như vậy, chính sách xâm lược thuộc địa là một nội dung quan trọng trong
chính sách đối ngoại của các chính phủ Pháp cuối XIX - đầu XX. Mặt khác, Pháp


24

còn ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức và tăng cường hoạt động
ngoại giao với Nga, Anh tạo thành liên minh Pháp – Anh – Nga sẵn sàng tham gia
chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Tóm lại, cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Pháp
phát triển mạnh mẽ với sự tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao, đặc biệt hình
thành các tập đồn tài chính kếch xù. Nước Pháp chuyển mình mạnh mẽ từ chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn phát triển tột cùng của nó là chủ
nghĩa đế quốc và thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại phản động. Đặc biệt,
chính sách xâm lược thuộc địa đã tạo cho đế quốc Pháp một hệ thống thuộc địa
rộng lớn ở cả châu Á và châu Phi. Đồng thời, với các tập đồn tài chính kếch xù,
Pháp tiến hành xuất khẩu tư bản và đầu tư “khai hóa” thuộc địa càng thể hiện sâu

sắc đặc trưng “cho vay nặng lãi” cố hữu của nó.
1.3. Những đặc điểm của đế quốc Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
Do điều kiện phát triển lịch sử của chủ nghĩa tư bản ở mỗi nước đế quốc khác
nhau nên đã hình thành nên những đặc trưng riêng của chủ nghĩa đế quốc ở mỗi
nước. Nếu như ở Đức điển hình là chủ nghĩa Phát-xít, ở Nhật là chế độ quân phiệt,
ở Anh điển hình là chủ nghĩa thực dân… thì ở Pháp là chủ nghĩa đế quốc chuyên
cho vay nặng lãi.
Đặc điểm thứ nhất và cũng là đặc điểm nổi bật nhất đối với nước Pháp đó là
sự tập trung cao độ của tư bản ngân hàng. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất thì
hơn 2/3 tư bản của cả nước tập trung trong tay 5 nhà băng lớn “Crê-đi Li-on-ne”,
“Công-toa-rơ na-xi-ô-nan”, “Xô-xi-ê-tê giê-nê-ran” + “Crê-đi-anh-đuy-xtơ-rien” + “Ban-cơ l,uy-ni-ông Pa-ri-đi-ên” [22;153]. Phần lớn tư bản này được đưa ra
nước ngoài cho vay nặng lãi để thu lợi nhuận cao, chỉ cịn số ít được đầu tư phát
triển cơng nghiệp trong nước. Năm 1908 với 38 tỷ Fr được dùng xuất khẩu trong
khi chỉ có 9,5 tỷ Fr được đầu tư vào phát triển công nghiệp trong nước. Năm 1914,
số vốn xuất cảng lên tới 50-60 tỷ Fr, trong đó có 13 tỷ được đưa sang nước Nga,
chỉ có 2 -3 tỷ được đưa vào các nước thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất cảng năm
1913 của Pháp lên tới 2.300 triệu Fr. Chính vì vậy, khi nhận xét đặc điểm của chủ


25

nghĩa đế quốc Pháp, Lê-nin đã khẳng định rằng “khác với chủ nghĩa đế quốc thực
dân Anh, chủ nghĩa đế quốc Pháp có thể gọi là chủ nghĩa đế quốc chuyên cho vay
nặng lãi” [18;247].
Chủ nghĩa đế quốc chuyên cho vay nặng lãi Pháp vốn là kết quả của những
điều kiện phát triển lịch sử của chủ nghĩa tư bản Pháp lại trở thành yếu tố kìm hãm
sức sản xuất của nước Pháp. Nó duy trì tình trạng nửa cơng nghiệp, tiếp sức cho sự
tồn tại của sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ khiến cho nước Pháp rơi vào tình
trạng lạc hậu. Nó làm tăng tính chất ăn bám và thối nát của chủ nghĩa đế quốc
Pháp. Tầng lớp người không sản xuất, sống bằng lối ăn bám xã hội tăng lên nhiều.

Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ở nước Pháp có hơn 2 triệu người sống
bằng nghề cho vay nặng lãi. Bọn trùm các ngân hàng và bọn tài phiệt họp thành
một tầng lớp có đặc quyền lũng đoạn bộ máy chính trị nước Pháp làm cho nó rối
ren, khủng hoảng.
Do đó, nó tạo nên một nước Pháp khác hẳn với các nước đế quốc khác khi
bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Đó là một nước Pháp vẫn duy trì tình trạng
nơng nghiệp lạc hậu với chiếm hữu ruộng đất nhỏ vẫn chiếm ưu thế. Đó cũng là
một nước Pháp thiếu hẳn một nền sản xuất đại cơ khí, chỉ tồn tại tình trạng nửa
cơng nghiệp với phần lớn các xí nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, mà một chính
trị gia người Pháp đã phải thốt lên rằng: “Trong lúc đó thì cơng nghiệp của chúng
ta thiếu vốn, thương nghiệp xuất cảng của chúng ta bị suy yếu và khơng có tín
dụng, phần lớn thuộc địa của chúng ta sống khổ cực... Có một tình hình đáng ghê
sợ... là trong chế độ chính trị của những nhà ngân hàng lớn của n ước Pháp, nền
sản xuất của nước ta bị bỏ lay lắt, có thể nói bị tẩy chay, trong lúc họ cho bọn
cạnh tranh người nước ngoài – những kẻ mắc nợ nhiều nhất – vay hàng nghìn
triệu Phơrăng” [22;140].
Đặc điểm thứ hai là đặc điểm về xã hội: điểm nổi bật của xã hội nước Pháp là
sự hình thành một tầng lớp chuyên sống ăn bám vào xã hội “vào năm 1914, Pháp
có tới 2 triệu/39 triệu dân số sống bằng nghề cho vay nặng lãi” [22;122]. Chính
tầng lớp này đã lũng đoạn cả chính trị và xã hội nước Pháp, gây ra nhiều bất công


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×