Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.71 KB, 95 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ NGOC THÚY

Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết
Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của Th.S Nguyễn Phương Khánh. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa
học của cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Thủy


3


4



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin trân trọng bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến
Th.S Nguyễn Phương Khánh – người đã rất nhiệt tình, tận
tâm hướng dẫn tơi thực hiện khóa luận này. Tôi xin cảm ơn
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn – trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè và
người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hồn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ cịn hạn
chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và bạn bè để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 05 tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Thủy


5

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
5. Cấu trúc của đề tài ................................................................................................8
CHƯƠNG I: VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
VÀ NHÀ VĂN HARUKI MỦAKAMI ..................................................................9

1.1 Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại ...................................................................9
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại ..........................................9
1.1.2 Một số quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại............................................11
1.2 Đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học .....................................13
1.2.1 Chủ nghĩa hậu hiện đại và cách nhìn đời sống..........................................13
1.2.2 Chủ nghĩa hậu hiện đại và hệ thống thi pháp phá cách............................14
1.2.3 Đặc trưng tiểu thuyết hậu hiện đại .............................................................16
1.3 Chủ nghĩa hậu hiện đại trong mối tương quan với chủ nghĩa hiện đại .......17
1.4 Haruki Murakami và tiểu thuyết Kafka bên bờ biển .....................................20
1.4.1 “Thần tượng văn chương Nhật” Haruki Murakami ..................................20
1.4.2 Kafka bên bờ biển – “một ám ảnh siêu hình dai dẳng” ............................23
CHƯƠNG II: KAFKA BÊN BỜ BIỂN – HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG CÁCH NHÌN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI ............................................27
2.1 Hậu hiện đại trong cách nhìn về con người.....................................................27
2.1.1Thế giới nhân vật khác thường và sự mờ hóa nhân vật ...............................27
2.1.2 Cái tôi cô đơn, băn khoăn về sự tồn tại của bản thân .................................31
2.1.3 Khát vọng sống với bản ngã của chính mình...............................................41
2.1.4 Nhân vật và văn hóa đại chúng thời hậu hiện đại .......................................45
2.2 Hậu hiện đại trong cách nhìn về xã hội ...........................................................48
2.2.1 Hiện thực xã hội bị xé lẻ, phân tách .............................................................48


6

2.2.2 Sự mỉa mai đối với các quan niệm truyền thống.........................................51
CHƯƠNG III: KAFKA BÊN BỜ BIỂN – HẬU HIỆN ĐẠI
TRONG NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN ................................................................58
3.1 Kết cấu phân mảnh .............................................................................................58
3.1.1 Sự tan rã của cốt truyện truyền thống ...........................................................58
3.1.2 Sự phân tán của điểm nhìn nghệ thuật..........................................................60

3.1.3 Sự đảo lộn trật tự không – thời gian .............................................................63
3.2 Những lằn ranh của thực và ảo .........................................................................66
3.2.1 Sự đan xen giữa các yếu tố thực và ảo .........................................................66
3.2.2 Bí ẩn như là một thủ pháp ..............................................................................68
3.3 Ngôn ngữ và biểu tượng ....................................................................................71
3.3.1 Ngôn ngữ cắt dán ............................................................................................71
3.3.2 Hệ thống biểu tượng, ẩn dụ đầy ám ảnh .......................................................74
3.4 Yếu tố “nhại” và siêu liên kết ...........................................................................77
3.4.1 “Nhại” như là một thuộc tính hậu hiện đại ..................................................78
2.4.2 Siêu liên kết hay là liên văn bản ....................................................................81
KẾT LUẬN ................................................................................................................85
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................87


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nói về vai trị và nhiệm vụ của nhà văn, Balzac đã có một nhận định nổi
tiếng: “Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”. Như vậy, nhà văn nói
riêng và người sáng tạo nghệ thuật nói chung phải là người đi sát với hiện thực cuộc
sống, lấy đó làm nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của mình. Cùng với sự đổi thay
không ngừng của xã hội, nhà văn cũng phải có những đổi mới trong nghệ thuật sáng
tác của mình để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với nhu
cầu đọc mới của độc giả. Bên cạnh đó, những thành tựu rực rỡ trong khoa học – kỹ
thuật đã đưa thế giới đến một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của công nghệ tiên tiến,
của sự bùng nổ thông tin, song con người cũng phải đối mặt với những vấn đề chính
trị, dân tộc, xã hội mới. Chính sự phát triển cao độ đó đã địi hỏi văn học phải có
những biến chuyển mới để theo kịp tốc độ của xã hội. Không thỏa mãn với những
phương thức biểu hiện của chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại đã ra đời. Với

sự cách tân trong kỹ thuật viết, trong việc tìm kiếm và xử lý đề tài cùng với thế giới
quan độc đáo, chủ nghĩa hậu hiện đại có vị trí rất quan trọng trên văn đàn thế giới
với các tên tuổi đã đi vào lịch sử văn học như: Jean – Francois Lyotard,
G.G.Marquez, Donald Barthelme, Bobbie Ann Mason, Julio Cortázar, Michel
Foucault, Milan Kudera, Umberto Eco… Xuất hiện tại Mỹ, chủ nghĩa hậu hiện đại
nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu và một số nước châu Á, trong đó có
Nhật Bản.
Có thể nói Haruki Murakami là nhà văn Nhật Bản gây được nhiều chú ý của
giới phê bình và độc giả nhất trong những năm gần đây. Các tác phẩm của ơng có
sức lơi cuốn lạ kì, khiến người đọc như bị cuốn vào một mê cung ngơn từ và các
hình ảnh đủ chiều kích khác nhau. Một trong những lý do tạo nên sức hấp dẫn cho
các sáng tác của Haruki Murakami chính là việc ơng đã khéo léo đan cài các yếu tố
hậu hiện đại vào trong tác phẩm của mình, tạo dư vị đặc biệt cho người đọc. Cuốn
tiểu thuyết Kafka bên bờ biển là một minh chứng cho điều này. Chính sự thành


8

công của Haruki Murakami đã là động lực thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc
trưng hậu hiện đại trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1 Về chủ nghĩa hậu hiện đại:
“Hai chữ “hậu hiện đại” (Postmoderne) và “giải cấu trúc” (Deconstruction)
gắn với tên tuổi lẫy lừng của Jean – Francois Lyotard (1924 – 1998) và Jacques
Derrida (1930 – 2004) không chỉ là hai khái niệm triết học mới mẻ mà còn là hai
trong số những tiêu ngữ thời thượng nhất của các phương tiện truyền thông đại
chúng” [12, tr.7]. Khi nói đến sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại thì khơng thể
khơng nhắc đến Lyotard với bài viết nổi tiếng “Điều kiện hậu hiện đại: Bản tường
trình về tri thức”. Sau này bài viết đã trở thành phần đầu của cuốn sách có tính chất
mở đầu và dẫn đường cho chủ nghĩa hậu hiện đại: Hoàn cảnh hậu hiện đại. Trong

cơng trình cơng phu này, Lyotard đã xác định rõ “Đối tượng của cơng trình nghiên
cứu này là hoàn cảnh của tri thức trong các xã hội phát triển nhất” [12, tr.53]. Tác
giả coi tri thức trong thời hậu hiện đại là một sản phẩm để tiêu thụ, buôn bán và trao
đổi. Chủ nghĩa hậu hiện đại tồn tại một cách tự do, độc lập, không chịu sự chi phối,
khống chế nào, khơng có một thứ ngơn ngữ nào có thể bao phủ lên nó. Lyotard
cũng đề nghị một hướng đi cho chủ nghĩa hậu hiện đại: phủ nhận các “đại tự sự”,
chỉ chú trong vào “tiểu tự sự”, các vi văn bản phải được tồn tại bình đẳng với các
siêu văn bản.
Một cơng trình được coi là rất công phu về chủ nghĩa hậu hiện đại là Văn học
hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết. Cuốn sách này tập trung nhiều bài viết
rất chất lượng của các tác giả trong và ngoài nước như: I.P.Ilin, Charles Jencks,
Mary Klages, Barry Lewis, Phương Lựu, Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Minh Quân,
Nguyễn Ước...
Bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại những khái niệm căn bản của Nguyễn Minh
Quân đã đề xuất cách tiếp cận dễ dàng nhất với chủ nghĩa hậu hiện đại là từ chủ
nghĩa hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ được làm sáng tỏ trên bình diện lịch sử xã hội và văn học, các khuynh hướng nghệ thuật. Khi đi vào nghiên cứu những khái


9

niệm căn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại, tác giả bài viết đã phân tích khá kỹ về sự
hình thành, quá trình lan rộng tầm ảnh hưởng, chia chủ nghĩa tư bản thành ba thời
kỳ tương ứng với ba chủ nghĩa khác nhau trong mỹ học. Trong lý thuyết hậu hiện
đại, tác giả quan tâm tới giải trình ngơn ngữ hậu hiện đại, xác định nền tảng của nó
là dựa trên “nguyên tắc liên văn bản (intertextuality)” [1, tr.164]. Để soi chiếu sự
khác biệt của chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, Nguyễn Minh Quân đã đề cập đến
hai lĩnh vực: tri thức và mỹ học để nhận diện hai chủ nghĩa này.
Một bài viết được đánh giá rất cao là Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là hiện
tượng chồng chéo khái niệm của Nguyễn Văn Dân. Để xác định khái niệm hậu hiện
đại, trước tiên Nguyễn Văn Dân lược lại quá trình hình thành khái niệm, điểm lại

các khái niệm của các nhà nghiên cứu khác nhau theo trình tự thời gian. Nguyễn
Văn Dân cũng đi phân biệt giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại để đi
đến kết luận: “về mặt lý thuyết, những gì mà những người đề xướng chủ nghĩa hậu
hiện đại chủ trương thì hầu hết đã có ở chủ nghĩa hiện đại (...) xét về mặt đặc tính
nghệ thuật thì cả chủ nghĩa hiện đại lẫn chủ nghĩa hậu hiện đại đều khơng có những
đặc tính thống nhất” [1, tr.126-127]. Tác giả nhận thấy trong chủ nghĩa hiện đại và
chủ nghĩa hậu hiện đại đề có những nhánh nhỏ hơn, nên đây là hiện tượng “chồng
chéo khái niệm”. Trước thực trạng cụm từ “chủ nghĩa hậu hiện đại” được dùng khá
phổ biến và dễ dãi, tác giả đặt ra câu hỏi: có nhất thiết cần có thuật ngữ đó hay
khơng hay đơn giản đây là “mốt sính khái niệm”. Cuối cùng Nguyễn Văn Dân kết
luận: “chỉ nên dùng khái niệm “hậu hiện đại” cho kiến trúc và hội họa, còn trong
các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong văn học, thì khơng nên dùng nó, mà chỉ nên
dùng khái niệm “(chủ nghĩa) tối (hoặc siêu) hiện đại” [1, tr.166].
Đáng chú ý trong cuốn Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lý thuyết
là bài viết Một hồ sơ về chủ nghĩa hậu hiện đại của Nguyễn Ước. Tác giả soi chiếu
chủ nghĩa hậu hiện đại dưới nhiều góc độ khác nhau như: mỹ học và văn học; lịch
sử, kinh tế và xã hội; chân lý của lý trí và khoa ; thơng qua các đại tự sự... Tác giả
còn đề cập đến những tiền đề căn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại, tìm ra những nét
dị biệt giữa chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại, các khái niệm cơ bản và phương


10

pháp luận của chủ nghĩa này. Tất cả những kiến thức được trình bày rất logic, giúp
người đọc có một cái nhìn tuần tự và hệ thống về chủ nghĩa hậu hiện đại.
Lê Huy Bắc cũng giành hẳn một phần trong cuốn Truyện ngắn: lí luận, tác
giả và tác phẩm của mình để nói về hậu hiện đại. Tác giả điểm qua các cơng trình
nghiên cứu về hậu hiện đại, các khái niệm từ trước đến nay, trên cơ sở đó hình
thành nên khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại của mình. Nếu Blach nghiên cứu về tiểu
thuyết hậu hiện đại thì Lê Huy Bắc tập trung xác định truyện ngắn hậu hiện đại.

Ông đề cập đến bốn khuynh hướng truyện ngắn hậu hiện đại phổ biến nhất: truyện
ngắn huyền ảo, truyện ngắn mảnh vỡ, truyện ngắn nhại, và truyện ngắn cực hạn
cùng các tác phẩm tiêu biểu.
Bước đầu tìm hiểu thi pháp hậu hiện đại của Phương Lựu lại rất thành cơng
khi tìm ra “một hệ thống thi pháp khơn những đột phá truyền thống mà cịn bất định
trên mọi phương diện”, bao gồm: chủ đề vơ định, hình tượng mơ hồ, tình tiết chồng
chéo, ngơn ngữ bành trướng, thể loại bứt phá. Tác giả xét các khía cạnh trên ở nhiều
thể loại khác nhau: kịch, thơ, truyện...
Gần đây, GS.TS Phương Lựu đã xuất bản cuốn Lý thuyết văn học hậu hiện
đại, trong đó có khắc họa tổng quan về chủ nghĩa hậu hiện đại và các trường phải,
chủ nghĩa của nó. Cơng trình được kết cấu thành 10 chương, cho thấy sự công phu
và chuyên tâm của tác giả. Ba chương đầu mang tính cơ sở lý luận, tiền đề. Tác giả
khẳng định lý luận hậu hiện đại khơng tách rời lý luận hiện đại nhưng mang những
tính chất khác hẳn, không thể lẫn lộn. Tác giả cũng trình bày những nét tổng quan
về chủ nghĩa hậu hiện đại, nhất là ở phương diện sáng tác. Ba chương tiếp theo trình
bày lý luận văn học hậu hiện đại trong giai đoạn đầu, Ở giai đoạn này chủ yếu thiên
về phê phán, phủ nhận, phá vỡ lý thuyết truyền thống. Tác giả khái quát lại lý thuyết
của các nhà lý luận tiên phong, lý thuyết của chủ nghĩa giải cấu trúc và trường phái
giải cấu trúc Hoa Kỳ. Kế đến là ba chương trình bày về sự chuyển biến nội tại của
lý luận văn học hậu hiện đại từ chỗ “phá” đến “xây”, từ phê phán ngôn ngữ, giải cấu
trúc đến sự quay trở về với lịch sử, với chính trị. Tác giả dành riêng chương 10 để


11

trả lời cho câu hỏi: “Lý luận văn học hậu hiện đại đã kết thúc chưa?”, từ đó đi vào
dự đoán những bước phát triển của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại nhận được rất nhiều sự quan tâm của các
nhà phê bình và lý luận văn học trên thế giới. Các nhà nghiên cứu thường đặt chủ
nghĩa hậu hiện đại trong mối tương quan với chủ nghĩa hiện đại, đồng thời xét nó

như một khách thể với các khía cạnh như: tri thức, mỹ học, văn học, lịch sử, xã
hội… Hậu hiện đại trong văn học được nghiên cứu kỹ lưỡng dưới góc độ thể loại và
thi pháp. Có thể thấy, các cơng trình đều đã rất dụng công trong việc nhận diện và
khắc họa chủ nghĩa hậu hiện đại để bạn đọc quan tâm có được một cái nhìn cụ thể
và rõ nét nhất về khuynh hướng văn học này.
2.2 Về nhà văn Haruki Murakami:
Haruki Murakami được coi là nhà văn đương đại tiêu biểu nhất của Nhật
Bản. Với sức sáng tạo dồi dào cũng sự nghiên túc trong hoạt động văn chương,
Haruki Murakami đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng độc giả với những tác phẩm
vô cùng độc đáo. Hội thảo bàn tròn về hai tác giả Haruki Murakami và Banana
Yoshimoto do cơng ty Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam phối hợp với Đại sứ
quán Nhật Bản tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 3 năm 2007 là một cơ hội
hiếm có để các nhà lý luận, phê bình văn chương và độc giả có thể trao đổi, bày tỏ
suy nghĩa của mình về hiện tượng văn học này. Chúng ta có thể điểm qua một số
bài tham luận được trình bày trong hội thảo như sau:
Ooi Kouicho – Ký giả ban Văn nghệ của báo Manichi đóng góp bài Haruki
Murakami – hiện tượng cùng thời đại. Trong bài phát biểu này, Kouichi đã chia
hình ảnh Haruki Murakami trên phương tiện truyền thông thành năm thời kỳ. Qua
từng thời kỳ, Kouichi phác họa hình ảnh, hoạt động của Haruki Murakami – “nhà
văn luôn tồn tại ở tiền cảnh của sân khấu văn học Nhật Bản”. Kouichi đã “khái quát
thông qua các biến chuyển về biểu hiện trên phương tiện truyền thơng. Từ đó có thể
phác họa một phần nào đó về “Haruki Murakami và thời đại của ông”.
Còn Will Slocombe trong bài Haruki Murakami và đạo đức của sự thông
dịch đã đề cập đến yếu tố hậu hiện đại trong các sáng tác của Murakami. Theo


12

Slocombe, “kỹ thuật văn chương của Murakami lấy từ các nguồn của Mỹ và sử
dụng các thủ pháp hậu hiện đại”. Tác giả bài viết cũng khai thác ở các khía cạnh

như người dẫn chuyện là sự vận dụng của “tiểu thuyết – tôi” theo lối hậu hiện đại,
nỗi hoang tưởng mang tính hậu hiện đại, sự đề cao tầm quan trong của cá nhân và
nhiều khía cạnh khác để khẳng định điều này.
Với những tác phẩm gây đươc tiếng vang lớn trong công chúng, sức ảnh
hưởng của Haruki Murakami khơng chỉ gói gọn trong phạm vi xứ sở Phù Tang mà
nó cịn lan rộng sang nhiều quốc gia khác, trong đó có Trung Hoa. Trong bài phát
biểu tại Sở Sự vụ Bắc Kinh, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản ngày 25/6/2005, dịch
giả Lâm Thiếu Hoa đã khẳng định điều này: “Tại Trung Quốc, ảnh hưởng của
Haruki Murakami giống như sương sớm hoặc mây chiều, giăng mắc khắp đường to
ngõ nhỏ, phiêu diêu vô định, song lại không nơi nào khơng có”. Dịch giả Lâm
Thiếu Hoa cịn đi vào khám phá vẻ đẹp trong tác phẩm của Murakami theo bốn khía
cạnh: vẻ đẹp văn chương, vẻ đẹp cơ độc, vẻ đẹp ẩn dụ và những lý giải của
Murakami đối với tác phẩm của mình, vẻ đẹp sâu sắc.
Ở Việt Nam, các sáng tác của Haruki Murakami thu hút hàng loạt những
dịch giả hàng đầu như Trần Tiễn Cao Đăng, Dương Tường, đồng thời các nhà
nghiên cứu, phê bình cũng có rất nhiều bài viết nhằm trao đổi về hiện tương văn học
này. Chẳng hạn như bài phỏng vấn của Lê Tâm với nhà nghiên cứu, phê bình văn
học, người đã rất dày công nghiên cứu về văn học Nhật Bản – Nhật Chiêu. Trong
bài phỏng vấn này, Nhật Chiêu đã khẳng định: “sáng tác của ông (Haruki Murakami
– người viết) mang tính tồn cầu chứ khơng phải tình Nhật Bản (...), mang tính hiện
đại chứ khơng phải là truyền thống (...) nó là một thế giới vơ sai biệt, nơi mà những
yếu tố đối địch hòa lẫn vào nhau”. Nhật Chiêu cũng nhấn mạnh trong các sáng tác
của Haruki Murakami có sự “vận dụng rất nhiều thủ pháp khác nhau từ hiện thực,
siêu thực đến hậu hiện đại”.
Trong bài phỏng vấn của Lê Hồng Lâm với dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng với
tựa đề: “Tôi không muốn trở thành kẻ nghiện Murakami...”, dịch giả Cao Đăng đã
thẳng thắn bộc lộ những suy nghĩa của mình về văn chương của Haruki Murakami.


13


Trần Tiễn Cao Đăng cũng đề cập đến yếu tố hậu hiện đại của Haruki Murakami,
chẳng hạn như: phá bỏ các “đại tự sự”, cách xây dựng cấu trúc tiểu thuyết... và ông
dẫn chứng trong Biên niên ký chim vặn dây cót. Kết thúc bài phỏng vấn, Trần Tiễn
Cao Đăng một lần nữa khẳng định về tầm của Haruki Murakami: “Tầm của ông đủ
lớn để nuốt chửng người viết khác”. Thiết nghĩ, chỉ cần một nhận xét như vậy cũng
đủ để khẳng định sự ghi nhận và trân trọng của Trần Tiễn Cao Đăng nói riêng và
độc giả nói chung đối với Haruki Murakami.
Tác giả Nguyễn Tuấn Khanh trong Những cây bút kiệt xuất của văn học
Nhật bản hiện đại cũng đã đi vào tìm hiểu Haruki Murakami. Nguyễn Tuấn Khanh
đã chia con đường văn học của Haruki Murakami thành ba giai đoạn và bám theo
những tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn đó, từ đó khẳng định thành công của
nhà văn. Nguyễn Tuấn Khanh khẳng định: “Haruki Murakami đã tạo dựng nên cả
một lớp độc giả hâm mộ rộng rãi trên toàn thế giới” [8, tr.400], “Kenzaburo Oe đã
giành được giải Nobel văn chương nhưng dường như Haruki Murakami mới là tác
giả nổi tiếng nhất, có ảnh hưởng nhất ở Nhật Bản cũng như ở nước ngoài” [8,
tr.400].
Như vậy, sau khi điểm qua một số nghiên cứu trong và ngồi nước có thể
thấy đã có nhiều người quan tâm đến Haruki Murakami và yếu tố hậu hiện đại trong
sáng tác của ơng. Đó là một nền tảng rất vững chắc cho khóa luận của chúng tơi. Do
vậy, chúng tơi mạnh dạn đi vào tìm hiểu đề tài “Đặc trưng hậu hiện đại trong tiểu
thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami” với hy vọng có thể cung cấp một
cái nhìn hệ thống và tương đối tồn diện cho người đọc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung vào việc phát hiện và làm rõ các đặc trưng của chủ nghĩa
hậu hiện đại biểu hiện trên một số phương diện như: cách nhìn về con người và xã
hội, kết cấu, ngơn ngữ, liên văn bản… trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của
Haruki Murakami.
3.2 Phạm vi nghiên cứu



14

Trong q trình thực hiện đề tài, chúng tơi sử dụng văn bản Kafka bên bờ
biển của Haruki Murakami do Dương Tường dịch, NXB Văn học phối hợp với
Công ty Văn hóa và Truyền thơng Nhã Nam phát hành năm 2011 để phục vụ cho
quá trình nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để xử lý đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
♦ Phương pháp phân tích – tổng hợp: sau khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm,
chúng tơi tiến hành phân tích, sau đó tổng hợp để chỉ ra các đặc trưng của chủ nghĩa
hậu hiện đại được ánh xạ trong tác phẩm.
♦ Phương pháp so sánh – đối chiếu: không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
một tác phẩm của Haruki Murakami, chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu với
những tác phẩm khác của ông cũng như những tác phẩm của một số tác giả khác để
mở rộng đề tài cũng như cho thấy nét đặc sắc của Haruki Murakami.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi
được kết cấu thành 3 chương chính:
Chương I: Về chủ nghĩa hậu hiện đại và nhà văn Haruki Murakami
Chương II: Kafka bên bờ biển – hậu hiện đại trong cách nhìn con người và
xã hội
Chương III: Kafka bên bờ biển – hậu hiện đại trong nghệ thuật kể chuyện


15

CHƯƠNG I: VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI
VÀ NHÀ VĂN HARUKI MURAKAMI

1.1 Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại
1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại
Trước khi xét đến hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng ta có
thể thấy rằng, bản thân thuật ngữ “hậu hiện đại” cũng đang gây nhiều tranh cãi về
thời điểm ra đời của nó. Theo Nguyễn Minh Quân, hậu hiện đại “manh nha từ năm
1934, và được sử dụng lần đầu bởi Arnold Toynbee vào năm 1939” [1, tr.156]. Còn
theo Phương Lựu, “thuật ngữ “Hậu hiện đại” đã xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XIX”
[11, tr.55]. Ông cho rằng thuật ngữ này xuất hiện vào năm 1870, khi một họa sĩ
người Anh gọi hội họa mới mẻ hơn hội họa ấn tượng Pháp là “hội họa hậu hiện
đại”. Tuy nhiên ta có thể thấy, “hậu hiện đại” là một khái niệm lịch sử xã hội, có
thể đó là thời kỳ hậu công nghiệp hoặc thời kỳ thông tin bùng nổ sau Đại chiến Thế
giới II. Khái niệm “hậu hiện đại” ra đời kéo theo các khái niệm khác như: “tính hậu
hiện đại”, “chủ nghĩa hậu hiện đại”…
Nếu lấy mốc Thế chiến II để phân định ranh giới như đã nêu ở trên thì ta có
thể thấy, sau Chiến tranh thế giới lần II, tình hình an ninh trên tồn cầu khơng hề
đảm bảo. Chiến tranh kết thúc nhưng lại mở màn cho hàng loạt các cuộc chiến tranh
khác, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang,
đối kháng Đông Tây, vũ khí hạt nhân, chiến tranh Triều Tiên, Algeria, Việt Nam…
Hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân nổi lên. Không khí bao trùm địa cầu là
khơng khí hoang mang, bi quan. Người ta hồi nghi tất cả. Cùng lúc đó, khoa học
kỹ thuật lại đạt được những bước phát triển đáng kể với thời đại “hậu công nghiệp”.
Sự ra đời của máy tính, bùng nổ thơng tin, các thành tựu khoa học được áp dụng
vào đời sống. Địa cầu nhỏ lại và người ta đã thấy “thế giới phẳng”. Thời kỳ hậu
hiện đại thực sự bắt đầu với chủ nghĩa kỹ trị. Tràn ngập khắp nơi là các mặt hàng
tiêu dùng, con người thừa thãi vật phẩm để đáp ứng nhu cầu sống. Cùng với sự thay
đổi chóng mặt của kinh tế, khoa học kĩ thuật, tư tưởng, tình cảm con người cũng


16


thay đổi theo. Ít nhiều người ta khơng cịn cảm thấy sự gắn bó mật thiết với nhau
như trước nữa. Cộng với sự khủng hoảng của an ninh khiến người ta cảm thấy sự
bất an, muốn co mình lại để giữ một độ an toàn nhất định. Thế giới đổi thay và
“Thượng Đế đã chết”. “Chúng ta giết chết thần thánh của mình…, chúng ta khơng
cịn gì hết, cái gì cũng tạm thời, khơng hồn chỉnh, do mình làm nên, chúng ta xây
dựng phát ngôn trên cõi hư vô” (Ihhab Hassan). Ta có thể nhìn thấy rất rõ sự phân
tuyến giữa tiến bộ kỹ thuật và đạo đức con người. Nhiều nhà nghiên cứu mải mê
theo đuổi khoa học thuần túy mà bỏ qua những yếu tố mấu chốt và tiên quyết của
phẩm hạnh, do vậy đã có nhiều phát minh vi phạm nguyên tắc đạo đức. Bên cạnh
đó, thời kỳ hậu hiện đại kéo theo sự ra đời của “hậu triết học” với quan niệm thiên
chức và sứ mệnh của mình khơng cịn là đi tìm chân lý nữa bởi xã hội hiện tại
khơng cịn chỗ cho lý luận tỏ rõ quyền uy của mình nữa, thái độ hồi nghi đã chiế m
lĩnh tất cả. Con người hoài nghi, phủ định chân lý, nhưng lại khơng có ý định đi xây
dựng những chân lý mới. Trên phương diện biểu đạt, con người khơng cịn làm chủ
được ngơn ngữ nữa mà trở thành yếu tố phụ thuộc. Con người không cịn là trung
tâm, là đích hướng đến của ngơn ngữ mà bị ngơn ngữ khống chế, gị ép. “Khơng
phải tơi nói ngơn ngữ, mà ngơn ngữ nói về tơi”. Trong khi đó, sự sáng tạo về văn
hóa thì lại mở rộng chưa từng có. Cùng với sự phát triển của nền cơng nghiệp hàng
hóa, văn hóa cũng trở thành thương phẩm, thành nhu cầu thiếu yếu của con người.
Khơng cịn cái ranh giới mà người ta cố dựng lên bao đời giữa văn học cao cấp và
văn học bình dân nữa. Muốn văn học đến được với cơng chúng thì cần sự phổ cập,
vì thế văn chương hướng tới sự bình dân hóa, đại chúng hóa. Các cơng trình nghiên
cứu, lý luận cũng vậy. Do đó ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống khơng cịn sự
phân định như trước.
Trong hoàn cảnh như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời. Có thể thấy, nền
văn học hậu hiện đại từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX trở đi phát triển rộng rãi
khắp châu Âu, châu Mỹ và thậm chí lan tràn đến cả Nhật Bản, kéo theo sự ra đời và
bành trướng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Trải qua một thời gian phát triển, với các
tên tuổi như G.G. Marquez, Donald Barthelma, Umberto Eco, Michel Foucault,



17

Milan Kudera…, chủ nghĩa hậu hiện đại đã thực sự khẳng định được vị trí thống
lĩnh của mình trên văn đàn.
1.1.2 Một số quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại
Đến nay, nhiều người vẫn nhẫm lẫn giữa “tính hậu hiện đại” và “chủ nghĩa
hậu hiện đại”. Cả hai khái niệm này đều liên quan của xã hội hậu hiện đại. Có thể
hiểu, “tính hậu hiện đại” là những đặc tính của xã hội đó thời hậu hiện đại. Cịn
“chủ nghĩa hậu hiện đại” là xét trên bình diện văn hóa. Hai khái niệm này có thể
“đồng đại” nhưng khơng “đồng thời”. Có nghĩa là có xã hội hậu hiện đại thì mới có
những đặc tính của nó (“tính hậu hiện đại”), rồi mới xét riêng trên phương diện văn
học nghệ thuật (“chủ nghĩa hậu hiện đại”). Cũng giống như “hậu hiện đại”, xoay
quanh “chủ nghĩa hậu hiện đại” (postmodernism) nhận được rất nhiều ý kiến khác
nhau. Chúng tôi xin liệt kê một số ý kiến sau:
Jean – Francois Lyoard trong Hoàn cảnh hậu hiện đại quan niệm chủ nghĩa
hậu hiện đại là “trạng thái của văn hóa sau những biến đổi tác động đến các quy tắc
trò chơi (các luật chơi) của khoa học, văn học và nghệ thuật từ cuối thế kỷ XIX”
[10, tr.53] và nó thể hiện “sự hoài nghi đối với các siêu tự sự” [12, tr.54].
Gilles Lipovetsky trong Kỷ nguyên trống rỗng (1983) coi “hậu hiện đại là sự
quay trở về với nguồn gốc của con người” [1, tr.112].
Andreas Huyssens quan niệm chủ nghĩa hậu hiện đại đang cố gắng vượt qua
cái ranh giới mà chủ nghĩa hiện đại dùng để phân chia nghệ thuật ưu tú với nghệ
thuật đại chúng và cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại cần được đón nhận và phê phán
như một lực lượng mới [1, tr.116].
Hal Foster cũng phân biệt ra hai loại chủ nghĩa hậu hiện đại: một loại mang
tính chất bảo thủ và một loại mang tính hậu cấu trúc chủ nghĩa nhưng cả hai loại
đều chủ trương triệt tiêu hoặc giải thể chủ thể [1, tr.116].
Còn theo Từ điển Bách khoa Nhân chủng học Văn hóa, “Chủ nghĩa hậu hiện
đại được định nghĩa như một trào lưu chiết trung, khởi đầu từ mỹ học về kiến trúc

và triết học. Chủ nghĩa hậu hiện đại tán thành thái độ hồi nghi có hệ thống cái viễn
cảnh lấy lý thuyết làm nền tảng” [1, tr.502].


18

John Barth và Umberto Eco cùng với nhiều tác giả khác đã định nghĩa “chủ
nghĩa hậu hiện đại như một cách viết trong đó người ta có thể dùng các hình thức
truyền thống một cách châm biếm (irony) hay hốn vị (displaced) để diễn tả các chủ
đề bất diệt” [1, tr.68].
Nguyễn Văn Dân trong bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại hay là hiện tượng
chồng chéo khái niệm đã thống kê ra ba nhóm quan niệm chính về hậu hiện đại như
sau:
Chủ nghĩa hậu hiện đại như là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại (quan niệm
của Lyotard, Hassan).
Chủ nghĩa hậu hiện đại như là sự quay trở về với truyền thống để chống lại
chủ nghĩa hiện đại (Smith, Portoghesi, Lipovetsky…).
Chủ nghĩa hậu hiện đại như là một sự vượt khỏi chủ nghĩa hiện đại, một
phong trào lai tạp mới và tương phản với chủ nghĩa hiện đại (Jencks, Masters). [1,
tr.117]
Đồng thời, Nguyễn Văn Dân cũng bộc lộ quan điểm của mình. Theo ơng, chủ
nghĩa hậu hiện đại là thuật ngữ chỉ “các xu hướng văn học – nghệ thuật khác nhau
về đặc tính nghệ thuật nhưng giống nhau về đặc tính thời gian, tức là dùng để chỉ
các xu hướng văn học – nghệ thuật ngoài chủ nghĩa hiện thực truyền thống, xuất
hiện ở nửa cuối thế kỷ XX, sau thời kỳ của chủ nghĩa hiện đại, và chúng cũng có xu
hướng tìm tịi đổi mới, thậm chí đổi mới đến cực đoan, đến siêu hiện đại” [1,
tr.129].
Nhà nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học Phương Lựu lại khẳng định: “Chủ
nghĩa hậu hiện đại là một hiện tượng văn hóa, có nguyên nhân sâu xa từ cơ sở xã
hội và ý thức của thời đại” [1, tr.71].

Như vậy, có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại
xuất phát từ những góc độ nghiên cứu cụ thể khác nhau. Trong phạm vị khóa luận
này, chúng tôi đã tinh lọc các ý kiến của những người đi trước và mạnh dạn đề đạt
một cách hiểu. Chủ nghĩa hậu hiện đại là thuật nghữ để chỉ một trào lưu trong văn
học, nghệ thuật, thậm chí cả triết học từ nửa sau thế kỷ XX (khoảng những năm 50,


19

60). Chủ nghĩa hậu hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật về phương diện
thể loại và có những đổi mới mang tính đứt đoạn với chủ nghĩa hiện đại về thi pháp.
Trong văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại mang tính phi lí tính, phi chủ thể, tính phân
mảnh, tính phi xác định…
1.2 Đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học
1.2.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại và cách nhìn đời sống
Chủ nghĩa hiện đại qua thời gian hình thành và phát triển đã tạo dựng trong
lịng nó rất nhiều khuynh hướng nghệ thuật khác nhau: chủ nghĩa lãng mạn, chủ
nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên… Tuy mỗi khuynh hướng đề tập trung khai
thác những khía cạnh khác nhau của hiện thực đời sống (chủ nghĩa lãng mạn khai
thác lý tưởng, tình cảm, chủ nghĩa hiện thực chú trọng thực tế cuộc sống với những
mảng đen tối nhất cịn chủ nghĩa tự nhiên thì quan tâm tới bản năng của con người)
nhưng gặp nhau ở một điểm chung là “đều có mơ thức về chiều sâu, cho nên những
hiện tượng họ đưa ra đều chứa đựng bản chất bên trong, trong ngẫu nhiên có tất
yếu, trong hình thức có nội dung, cho dù những nội dung bản chất tất yếu đó của
cuộc đời được quan niệm không giống nhau” [11, tr.62]. Nhưng, như một sự trái
dấu, chủ nghĩa hậu hiện đại không tạo dựng tác phẩm của mình theo xu hướng ấy.
Một tác phẩm muốn theo chủ nghĩa hậu hiện đại thì trước hết nó phải chuyên chở
cảm quan hậu hiện đại. Điều đó thể hiện ở hình tượng con người trong thời kỳ hậu
công nghiệp trở nên hoang mang cùng cực và khủng hoảng niềm tin. Họ khơng cịn
tin vào những lý thuyết cuộc sống, những mơ hình thực tế mà trước nay tưởng như

vẫn vậy. Sự vỡ vụn niềm tin ấy khiến con người phủ nhận và đạp đổ tất cả những
mô thức chiều sâu mà chủ nghĩa hiện đại cố công xây dựng. Quan trọng hơn, khơng
ai có ý định tái thiết lại mô thức nào thay thế nữa. Với chủ nghĩa hậu hiện đại “phía
sau hiện tượng khơng hề có bản chất, bên trong ngẫu nhiên khơng hề có tất yếu, bên
dưới vơ thức khơng thể có ý thức, bên trên ngơn từ khơng thể có ngơn ngữ” [11,
tr.63]. Văn học, như một điều tất yếu, phải ghi nhận thời kỳ mà nó tồn tại. Chính vì
thế, các tác phẩm văn chương thời này không thể bao quát cả hiện thực xã hội mà
chỉ đi vào những mảnh ghép hiện thức khác nhau mà thơi. Nói cách khác, văn học


20

nghệ thuật chối bỏ các “đại tự sự” và chú trọng đặc biệt đến các “tiểu tự sự”. Những
nhà văn tự bó hẹp khoảng khơng gian thực tế lại, từ bỏ giấc mơ thống trị thế giới.
Chính điều này đã tạo sự đổi mới trong cấu trúc tác phẩm. Tác phẩm khơng cịn sự
liên kết chặt chẽ theo kiểu có A mới có B, từ B dẫn đến C như trước đây nữa. Sự
lỏng lẻo trong liên kết khiến những tác phẩm như phân mảnh, rời rạc khắp nơi. Các
nhà văn khơng có ý định lắp ghép các mảnh vỡ hiện thực ấy lại, vì thế, cơng việc
xâu chuỗi ấy thuộc về người đọc. Và tính phi chủ thể ra đời. Do tác phẩm văn học
được cấu trúc từ những miếng ghép như vậy nên khơng có trung tâm, từ đó đưa đến
việc khơng có chủ thể của những câu chuyện ấy. Tính thống nhất khơng cịn, thay
vào đó là tính dị biệt, tính đa tạp và sự bùng nổ của tính ngoại biên. Điều này lại
dẫn dụ đến tính liên văn bản. Một tác phẩm khơng cịn miêu tả một chỉnh thể nữa
mà chỉ tập trung vào cái bộ phận mà thơi, vì vậy, tác phẩm gắn chặt với mọi thứ
xung quanh nó. Tác phẩm vừa có quan hệ nội tại với văn bản vừa có quan hệ liên
kết với các văn bản khác. Có nghĩa là ta khơng thể tách tác phẩm ra khỏi hiện thưc
được nữa mà phải đặt nó trong mối quan hệ với các đối tượng khác, từ đó mới giúp
ta hiểu được ý nghĩa của tác phẩm. Điều đó cho thấy tác phẩm văn học của chủ
nghĩa hậu hiện đại cũng mang tính tiếp nối, kế thừa.
1.2.2 Chủ nghĩa hậu hiện đại và hệ thống thi pháp phá cách

GS.TS Phương Lựu gọi hệ thống thi pháp của chủ nghĩa hậu hiện đại là “hệ
thống thi pháp bất định và đột phá” [11, tr.66]. Cũng khơng có gì là lạ khi chủ nghĩa
hậu hiện đại đã tạo dựng được những thủ pháp phá vỡ truyền thống như: nhại, uy –
mua đen, cắt dán…
Trước tiên, tác phẩm văn học hậu hiện đại rất khó xác định được chủ đề. Do
chủ nghĩa hậu hiện đại “quan niệm hiện thực khơng theo mơ típ chiều sâu, cuộc đời
tản mạn, khơng có trung tâm, khơng mang bản chất gì cả, cho nên sáng tác cụ thể
không thể mà cũng không cần phải tập trung đề cập đến bất cứ vấn đề nào. Chính đề
khơng có, phụ đề lại càng không. Nhà văn hậu hiện đại sáng tác theo kiểu lắp ghép
tùy tiện” [11, tr.67]. Đây chính là điểm mấu chốt của vấn đề. Các nhà văn hậu hiện
đại không đặt niềm tin vào bất cứ cái gì, khơng quan tâm đến đức tin hay thế cuộc.


21

Nhận thức được sự không thống nhất của cuộc đời, các nhà văn tùy tiện sáng tác,
ngẫu nhiên lắp ghép, khơng theo bất cứ quy luật nào cả, vì thế các tác phẩm này trở
nên vô định về chủ để.
Các hình tượng được xây dựng trong tác phẩm cũng trở nên mơ hồ, khó nắm
bắt. “Chủ nghĩa hậu hiện đại tuyên bố không chỉ tác giả mà rộng ra cả chủ thể đã
chết, thì nhân vật được hư cấu ra cũng không thể sống động được” [11, tr.68] (khác
hẳn với chủ nghĩa hiện đại rất quan tâm đến tâm lý nhân vật). Do đó nhân vật của
chủ nghĩa hậu hiện đại không được tập trung khắc họa, chỉ là “mờ mờ nhân ảnh”,
không rõ ràng về nguồn gốc.
Các tác phẩm hậu hiện đại không chú trọng đến việc sắp xếp tình tiết, do vậy
tạo nên sự chồng chéo trong các chi tiết truyện. Họ coi hiện thực là những mảnh vỡ,
vậy hà cớ gì phải sắp đặt trong sáng tác? Các chi tiết dường như được viết một cách
ngẫu nhiên, khơng cần xếp gọn. Thậm chí họ cịn đảo lộn cả trật tự không gian, thời
gian, tạo ra những mê cung thật sự. Quá khứ, hiện tại, tương lai bị trộn lẫn, thậm chí
có cả đứt đoạn và nhảy cóc, khiến người đọc mụ mị và rối bời.

Nhà văn hậu hiện đại rất thú vị với việc sử dụng ngôn từ. Họ coi trọng, tôn
sùng ngôn từ đến mức làm cho nó cương nở ra mọi biên độ, tạo sự “bành trướng”
(Phương Lựu). Họ thích thú tạo ra những ký hiệu độc đáo. Văn hậu hiện đại sử
dụng nhiều câu đơn, nhiều đoạn thoại, tích cực sử dụng các phơng chữ đặc biệt để
tác động đến độc giả. Chủ nghĩa hậu hiện đại rất linh hoạt trong việc sử dụng ngơn
từ để làm mới tác phẩm của mình.
Chưa bao giờ chúng ta chứng kiến sự bùng nổ về thể loại như ở chủ nghĩa
hậu hiện đại. Các nhà văn có xu hướng sáng tác theo lối “phản thể loại”, tìm tịi
những loại hình mới. Chẳng hạn ở lĩnh vực tiểu thuyết chúng ta có tiểu thuyết mới,
tiểu thuyết mới mới, phản tiểu thuyết, siêu tiểu thuyết, tiểu thuyết siêu cấp, tiểu
thuyết siêu tưởng, tiểu thuyết tự sinh… Thơ thì có thơ tự bạch, thơ ngơn ngữ, thơ cụ
thể… Thậm chí họ còn trộn xáo các thể loại với nhau: “Rất khó nói được đâu là
ranh giới giữa tiểu thuyết và tuyển tập truyện ngắn trong cuốn Lives of girls and
women của Alice Muro, giữa tiểu thuyết và trường thi trong cuốn Coming through


22

Slaughter của Michael Ondatje, giữa tiểu thuyết và tự truyện trong cuốn China men
của Maxine Hong Kingston, giữa tiểu thuyết và lịch sử trong cuốn Shame của
Salman Rushdie” (Nguyễn Hưng Quốc). Chính sự sáng tạo và đột phá về thể loại
này đã đặt người đọc trong một môi trường dồi dào và có thể thoải mái lựa chọn thể
loại phù hợp với xu hướng văn chương của mình.
1.2.3 Đặc trưng tiểu thuyết hậu hiện đại
Cuối cùng, để kéo những vấn đề lý thuyết về gần đề tài mà khóa luận hướng
tới hơn, chúng tơi xin được trình bày sơ qua những đặc trưng của tiểu thuyết hậu
hiện đại. Nhà văn hậu hiện đại “chối bỏ hoàn toàn cái khuynh hướng giải thích và
trình bày thế giới bằng hình thức siêu truyện” [1, tr.405]. Từ sự thay đổi nhận thức
ấy, họ say mê diễn đạt lại thế giới phức tạp và đa dạng ngoài kia bằng những “phiến
đoạn” (chữ của Antonio Blach), bằng những lát cắt cuộc đời. Để làm được điều đó,

các nhà văn “hịa trộn ranh giới giữa khơng gian của nghệ thuật và không gian của
kỹ thuật, giữa ý thức và vô thức, giữa hiện thực và ma quái” [1, tr.405]. Cùng với
đó, tiểu thuyết dần đi theo khuynh hướng đào sâu, chiêm nghiệm bản thân, mà theo
Antonio Blanch gọi là “tự ngắm vuốt”, tức là nhích tới thuyết duy ngã cùng với thứ
ngôn ngữ tự ám thị. Nhà văn hậu hiện đại từ chối hiện thực bao trùm, cây cầu nối
liền trí tuệ của nhà văn với hiện thực đời sống bị cắt đứt, do đó nhà văn quay trở về
với bản thân, với chính mình, với mảnh ghép của tâm hồn mình bằng một thứ ngơn
ngữ tự ám thị. Đồng thời với đó là một thái độ khôi hài. “Người nghệ sĩ hậu hiện đại
không mơ ước một xã hội tiến bộ hơn mà họ chỉ tham gia vào sự sáng tạo ra một thế
giới nghệ thuật song song với thế giới hiện thực mà ở đó với tiếng cười ha hả họ
quan chiêm những hình ảnh được thai nghén từ một thế giới nguyên mẫu trong đó
những ấu trĩ của tính hiện đại vẫn được vận dụng một cách nghiêm chỉnh” [1,
tr.410]. Từ đó, họ sáng tạo ra thứ tiểu thuyết đầy sinh lực và khát vọng, phá tan mọi
thể chế, đập vỡ mọi xích xiềng. Họ đảo lộn ngơn ngữ của chính mình, thay đổi ngữ
pháp, không phục tùng cơ chế, phá vỡ khuôn mẫu. Các hình ảnh đan xen, hồn
quyện vào nhau “tạo ra những văn bản đậm đặc dù sức chuyển tải những trạng thái
căng thẳng sâu sắc của con người, chuyển tải cuộc đấu tranh giữa bản năng của sự


23

sống và bản năng của cái chết” [1, tr.411]. Chính vì thế mà Antonio Blach, trong bài
viết Vài suy nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại của mình đã khẳng định: tiểu
thuyết hậu hiện đại bao gồm năm đặc trưng: một nhận thức mới, khuynh hướng
hướng tới sự tự ngắm vuốt, ngôn ngữ tự ám thị, một thái độ khôi hài, một thứ văn
học đầy sinh lực và khát vọng. Chúng ta không thể không nhắc đến những tên tuổi
như John Barth, Thomas Pynchon, Donald Barthelme, John Hawks… - những
người đã thực sự làm nên bộ mặt mới cho tiểu thuyết hậu hiện đại.
1.3 Chủ nghĩa hậu hiện đại trong mối tương quan với chủ nghĩa hiện đại
Nếu nói đến tương quan giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại thì

ta có thể nhắc đến ba loại ý kiến về vấn đề này: loại thứ nhất cho rằng chủ nghĩa
hậu hiện đại là sự phát triển (có lẽ là tất yếu) của chủ nghĩa hiện đại một cách logic;
loại thứ hai thì khẳng định chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại có liên
quan với nhau theo quan hệ phủ định, cái có sau phủ nhận cái có trước; cịn loại thứ
ba lại cho rằng chủ nghĩa hậu hiện đại khơng có liên quan gì đến chủ nghĩa hiện đại,
cho dù đó là quan hệ khẳng định hay phủ định. Nhưng có một điều mà bất cứ ai tìm
hiểu về chủ nghĩa hậu hiện đại cũng phải cơng nhận, đó là chủ nghĩa hậu hiện đại có
một độ vênh nhất định so với chủ nghĩa hiện đại. Độ vênh ấy có lẽ bắt nguồn từ
những khác biệt trong tư duy. Nếu như ở khía cạnh lập luận, chủ nghĩa hiện đại lấy
cơ sở làm gốc, từ cơ sở đi lên thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại dựa vào các thành tố đa
tầng của các cấp độ lập luận đa tầng và có xu hướng đan kết với nhau như mạng
nhện. Ở phương diện khoa học, chủ nghĩa hiện đại theo chủ nghĩa lạc quan phổ quát
trong khi chủ nghĩa hậu hiện đại theo duy hiện thực của các giới hạn. Trong quan
niệm về thành phần và tồn thể thì chủ nghĩa hiện đại coi thành phần bao gồm cái
tồn bộ cịn chủ nghĩa hậu hiện đại coi toàn bộ hơn thành phần. Về mặt ngôn ngữ,
nếu ở chủ nghĩa hiện đại, ngơn ngữ có tính quy chiếu thì ở chủ nghĩa hậu hiện đại, ý
nghĩa ngôn ngữ tùy thuộc bối cảnh xã hội thông qua cách sử dụng.
Mặc dù vậy, ta có thể thấy, về phương diện mỹ học thì mỹ học hậu hiện đại
có nhiều điểm tương đồng với mỹ học hiện đại, chẳng hạn như sự soi rọi nội tâm, ý
thức bản ngã, cách đoạn và không liên tục, tính đồng diễn. Vì vậy, sẽ khơng có gì


24

ngạc nhiên nếu ta thấy nhiều đặc tính của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng có thể tìm
thấy trong chủ nghĩa hiện đại, hay nói một cách khác, chủ nghĩa hiện đại có những
yếu tố manh nha của chủ nghĩa hậu hiện đại. Ví dụ như tính phi lý tính trong chủ
nghĩa hậu hiện đại nhưng ngay từ đầu thế kỷ XX, một số trào lưu tiên phong của
chủ nghĩa hiện đại đã coi trọng trực giác và cảm tính. Những mầm mống manh nha
này còn được thể hiện rõ nét hơn ở hội họa, điêu khắc, kiến trúc và một số lĩnh vực

nghệ thuật khác.
Nhưng bất luận thế nào, sự tương đồng đó cũng khơng đủ sức để xóa bỏ sự
khác biệt giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa hiện đại. Ngay ở phương diện
mỹ học, quan điểm hiện đại mang nặng tính đại tự sự. Nghệ thuật hiện đại tự cho
mình một vai trị lịch sử to lớn và mang niềm tin vào khả năng vô hạn của con
người. Trong khi đó, mỹ học hậu hiện đại lại cho rằng “Mỹ học cũng như các vật
thể giả tạo khác mà hiện thực hoàn toàn bị khuất lấp sau những hiện tượng” [1,
tr.169]. Nghệ thuật chỉ là một yếu tố tham gia vào sự hỗn loạn của các vật thể ấy và
người đọc có tin tưởng hay khơng thì hồn tồn phụ thuộc và kinh nghiệm cá nhân,
nền văn hóa mà người đọc đang thụ hưởng cũng như tài năng phản ánh thế giới của
nhà văn. Xét một cách cụ thể hơn, nếu chủ nghĩa hiện đại luôn chất chứa ưu tư, than
phiền về trạng thái tha hóa của con người, của đạo đức, của nhân sinh thì chủ nghĩa
hậu hiện đại lại càng dị thường sự tha hóa đó lên. Chủ nghĩa hiện đại rất có ý thức
về cái tơi, coi đó là mục tiêu của hoạt động nghệ thuật của mình, là điểm mốc để
xác định dấu ấn cá nhân thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại tán thưởng giải chủ thể, nghĩa
là con người bị hòa tan trong bối cảnh xung quanh. Chủ nghĩa hiện đại đơi chỗ cịn
mang cảm quan lịch sử nhưng chủ nghĩa hậu hiện đại thì khơng, chỉ cịn mối liên hệ
khơng gian mà thơi. Hình thức nghệ thuật của chủ nghĩa hiện đại vẫn có thể lý giải
được ở một khía cạnh nào đó (cho dù nó được thể hiện dị thường, kỳ lạ đến đâu)
nhưng với chủ nghĩa hậu hiện đại, việc lý giải trở thành bất khả. Cái biểu đạt và cái
được biểu đạt như tách rời nhau, từ chối những nỗ lức cố hiểu hết, cố giải mã của
bạn đọc, khiến bạn đọc hoàn toàn rối trí, âm u. Vì vậy, nếu chủ nghĩa hiện đại
thường sử dụng các thủ pháp như tượng trưng, kỹ thuật dịng ý thức thì chủ nghĩa


25

hậu hiện đại lại rất chuộng lối “uy – mua màu đen” kết hợp hoang đường với hoạt
kê, thông qua cái hài để biểu đạt cái bi, tạo cảm giác tiên cảm cho ngày tận thế.
Như vậy, cho dù có nhiều luồng ý kiến khác nhau, nhưng tựu trung đều

khẳng định sự phá cách và một tư duy nghệ thuật hoàn toàn mới của chủ nghĩa hậu
hiện đại. Để khái qt hóa sự khu biệt đó, chúng tơi xin được trình bày sơ đồ phân
biệt của I. Hassan mà người ta thường nhắc đến khi đề cập tới mối quan hệ giữa chủ
nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại:
Chủ nghĩa hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại

Chủ nghĩa lãng mạn / chủ nghĩa tượng Chủ nghĩa siêu vật lý / chủ nghĩa đađa
trưng
Hình thức (gắn bó / khép kín)

Phản hình thức (phân mảnh / mở)

Có mục đích

Đùa giỡn

Có dự kiến

Ngẫu nhiên

Có thứ tự trước sau

Hỗn loạn, vơ trật tự

Chín chắn, ngơn từ

Cạn kiệt, im lặng


Đối tượng nghệ thuật, gói trọn trong tác Trình diễn, tiến trình
phẩm
Giữ khoảng cách

Tham dự

Sáng tạo, tồn bộ hóa

Giải cấu trúc

Tổng đề

Phản đề

Có mặt

Vắng mặt

Tập trung

Tản mác

Chú trọng thể loại, từng văn bản độc lập

Chú trọng văn bản, liên văn bản

Ngữ nghĩa

Tu từ


Mơ hình (biến hóa có hệ thống)

Ráp chữ với chữ

Câu có mệnh đề chính phụ

Câu gồm các mệnh đề độc lập

Ẩn dụ

Hốn dụ

Lựa ra

Kết vào


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×