Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.23 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐẢNG BỘ HUYỆN HỊA VANG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH
CHỐNG CHÍNH SÁCH “TỐ CỘNG, DIỆT CỘNG” CỦA MỸNGỤY GIAI ĐOẠN 1954 - 1960

Giáo viên hƣớng dẫn

: ThS. Nguyễn Văn Hoàn

Sinh viên thực hiện

: Đặng Nguyễn Phƣơng Thảo

Lớp

: 12.SGC

Đà Nẵng, tháng 5/2016


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn q thầy cơ trong khoa Giáo dục
Chính trị, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho
em được làm khóa luận tốt nghiệp này, đây là một cơ hội tốt để em có thể
thực hành các kĩ năng được học trên lớp và cũng giúp ích rất lớn để em ngày
càng tự tin về bản thân mình hơn.
Để hồn thành tốt khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành


nhất tới ThS. Nguyễn Văn Hồn giảng viên khoa Lý luận Chính trị, Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ
em rất nhiều trong q trình thực hiện Khóa luận của mình.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè, gia đình
người thân những người ln bên cạnh em, cổ vũ tinh thần lớn lao và đã ủng
hộ em trong suốt thời gian qua.
Đề tài chắc chắn sẽ không thể trách khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ q thầy cơ, các bạn và những
người có kinh nghiệm để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, 25 tháng 04 năm 2016
Tác giả

Đặng Nguyễn Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2
2.1. Mục tiêu: ...................................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ: .................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghi n cứu ...............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phương pháp nghi n cứu .............................................................................................3
5. Bố cục đề tài ................................................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .....................................................................................3
NỘI DUNG .....................................................................................................................7

Chƣơng I : TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HUYỆN HỊA VANG TRƢỚC NĂM
1954 .................................................................................................................................7
1.1.Khái qt về huyện Hịa Vang ...............................................................................7
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. .............................................................................7
1.1.2. Tình hình dân cư, kinh tế - xã hội. .........................................................................8
1.1.3. Lịch sử hình thành huyện Hịa Vang .....................................................................9
1.2. Phong trào đấu tranh ở huyện Hòa Vang trước năm 1954. ..................................11
1.2.1. Phong trào đấu tranh ở huyện Hòa Vang trước khi Đảng thành lập. ................11
1.1.2. Phong trào đấu tranh ở Hòa Vang từ năm 1945 đến năm 1954 .........................17
CHƢƠNG II. ĐẢNG BỘ HUYỆN HỊA VANG LÃNH ĐẠO CHỐNG CHÍNH
SÁCH “TỐ CỘNG, DIỆT CỘNG” CỦA MỸ - NGỤY GIAI ĐOẠN 1954-1960..22
2.1. Bối cảnh Hòa Vang ...............................................................................................22
2.1.1. Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ - ngụy giai đoạn 1954-1960 .................................22
2.1.2. Thái độ của nhân dân huyện Hòa Vang ..............................................................26
2.2. Cơ sở xây dựng chủ trương ....................................................................................27
2.2.1. Chính sách “tố cơng, diệt cộng” của Mỹ - ngụy .................................................27
2.2.2. Xuất phát từ đường lối chung của cách mạng ....................................................29
2.2.3. Ý nguyện vọng của nhân dân Hòa Vang .............................................................30
2.3. Những chủ trương cơ bản.......................................................................................31


2.3.1.Về phía Trung ương Đảng ....................................................................................31
2.3.2. Về phía Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng ...........................................................32
2.3.3. Sự cụ thể hóa của Đảng bộ huyện Hịa Vang ......................................................35
2.4. Qúa trình lãnh đạo chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Đảng bộ huyện
Hòa Vang .......................................................................................................................41
2.4.1. Giai đoạn 1: Từ cuối năm 1955 đến giữa năm 1956 ..........................................41
2.4.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn chống “khủng bố tố cộng” liên tục, quyết liệt và kéo
dài ..................................................................................................................................43
CHƢƠNG III NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 49

3.1. Nhận xét chung .....................................................................................................49
3.1.1. Những thành tựu ..................................................................................................49
3.1.1.1. Những thành tựu cơ bản ...................................................................................49
3.1.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu ..................................................................49
3.1.2. Một số tồn tại, hạn chế ........................................................................................50
3.1.2.1. Một số hạn chế..................................................................................................50
3.1.2.2. Nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế.........................................................51
3.2. Những bài học kinh nghiệm và vấn đề đặt ra.........................................................51
3.2.1. Những bài học kinh nghiệm .................................................................................51
3.2.2. Những vấn đề đặt ra ............................................................................................52
3.3. Ý nghĩa lịch sử và đóng góp của nhân dân huyện Hịa Vang trong công cuộc
đấu tranh chung của cả nước ........................................................................................53
KẾT LUẬN ..................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử, có lịng
nồng nàn y u nước, ý chí độc lập tự cường, ki n cường bất khuất, đùm bọc, đồn kết
thống nhất, có tình nghĩa đồng bào sâu nặng. Chủ nghĩa dân tộc, giá trị tinh thần
truyền thống là một động lực lớn của đất nước, là điểm tựa bền vững cho Việt Nam tạo
n n những chiến công hiển hách trong lịch sử. Và một trong những minh chứng hào
hùng đó là giai đoạn 1954-1975 - một trong những mốc son vàng chói của dân tộc. Khi
nói về thời kỳ 1954-1975 là khoảng thời gian cam go quyết liệt của dân tộc ta đấu
tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Khi thực hiện chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ
đã dùng nhiều hình thức chiến tranh như chiến tranh đơn phương, chiến tranh đặc biệt,
chiến tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh… để biến miền Nam Việt Nam thành
thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ. Chính vì như vậy n n Mỹ đã xây dựng
nhiều chính sách phản động để ti u diệt cách mạng Việt Nam. Và b n cạnh đó Mỹ cịn

đề ra nhiều chủ trương, âm mưu và thủ đoạn để ti u diệt cách mạng, một trong những
âm mưu mà Mỹ đặt nhiều hy vọng là chính sách “tố cộng, diệt cộng”. Mỹ đã l máy
chém đi khắp miền Nam Việt Nam để hòng ti u diệt lực lượng cộng sản. Và một trong
những nơi Mỹ thực hiện chính sách tàn bạo này là ở huyện Hòa Vang - Đà Nẵng.
Chính sách này của Mỹ đã làm cho tình hình lúc này th m căng thẳng cách mạng Việt
Nam nói chung và Đảng bộ huyện Hịa Vang nói riêng. Dù gặp nhiều khó khăn gian
khổ và cả sự hy sinh xương máu của cán bộ đảng viên và nhân dân, nhưng dưới sự
lãnh đạo Đảng bộ huyện Hòa Vang làm thất bại âm mưu của Mỹ.
Sở dĩ việc đế quốc Mỹ áp dụng chính sách “tố cơng, diệt cộng” ở huyện Hịa
Vang lúc bấy giờ là vì huyện Hịa Vang có vị thế đặc biệt và là nơi hoạt động mạng
của những người cộng sản. Vào giai đoạn năm 1954-1960 này đã làm cho các phong
trào của nông dân, thanh thiếu niên, phụ nữ, phụ lão…ngày càng hoạt động mạnh mẽ
và diễn ra quyết liệt hơn, đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân
dân. Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hòa Vang chống “tố cộng, diệt cộng” đã để lại
nhiều bài học kinh nghiệm đối với địa phương cũng như cách mạng miền Nam lúc đó.
Đối với cách mạng Việt Nam bổ sung được những bài học kinh nghiệm quý và
đối với huyện Hịa Vang nói riêng có thể nói đây là bài học trong việc chống xâm
1


lược. Nhìn nhận thành tựu và những mặt hạn chế từ quá trình đấu tranh để rút ra những
bài học kinh nghiệm quý báu trên mặt trận chính trị-xã hội-quân sự của huyện Hịa
Vang nói riêng và góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc trong thời đại ngày nay.
Với ý nghĩa đó, tơi chọn đề tài “Đảng bộ huyện Hịa Vang lãnh đạo chống
chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ-ngụy giai đoạn 1954-1960”. Những chủ
trương, chính sách của Đảng bộ huyện Hịa Vang có ý nghĩa vơ cùng to lớn nó đã góp
phần thúc đẩy cách mạng ở Quảng Nam-Đà Nẵng lúc bấy giờ phát triển và là một
trong những nhân tố cùng với cách mạng miền Nam làm cho chính sách “tố cộng, diệt
cộng” của Mỹ - ngụy bị thất bại.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu:
- Làm sáng tỏ âm mưu, thủ đoạn và q trình thực hiện chính sách “tố cộng,
diệt cộng” của Mỹ - ngụy ở huyện Hòa Vang.
- Hệ thống hóa đường lối lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hịa Vang đấu tranh
chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - ngụy .
2.2. Nhiệm vụ:
- Luận giải những tiền đề vì sao Mỹ áp dụng chính sách “tố cộng, diệt cộng”
- Trình bày chính sách, chủ trương lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hòa Vang.
- Rút ra được những nhận xét chung cụ thể là về thành tựu và hạn chế, một số
bài học kinh nghiệm và liên hệ với hiện nay.
3. Đối tƣ ng và ph m vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Đảng bộ huyện Hòa Vang lãnh đạo chống
chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - ngụy giai đoạn 1954-1960
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Hịa Vang
trong việc chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - ngụy giai đoạn 1954-1960.
Đây là một trong những giai đoạn cam go nhất, ác liệt nhất trong cuộc đấu tranh giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước nói chung và ở huyện Hịa Vang nói riêng.
- Về không gian: T n đề tài đã xác định rõ khơng gian nghiên cứu là địa bàn
huyện Hịa Vang. Tuy nhi n, địa giới hành chính Hịa Vang trong lịch sử có nhiều thay
2


đổi do các lần tách - nhập với tỉnh Quảng Nam. Do đó, đề tài lấy địa giới hành chính
của thời điểm diễn ra sự kiện lịch sử để nghiên cứu.
- Về nội dung: Đề tài sẽ tập trung vào trọng tâm, trọng điểm là sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Hịa Vang trong việc chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ Ngụy giai đoạn 1954-1960
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng, kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic, đồng

thời sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh và một số phương pháp nghi n
cứu liên ngành để làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hịa Vang chống chính
sách “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ - ngụy giai đoạn 1954-1960
5. Bố cục khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu
thành 3 chương, 10 tiết.
Chương 1: Tình hình chung về huyện Hòa Vang giai đoạn 1954-1960
Chương 2: Đảng bộ huyện Hòa Vang lãnh đạo chống chính sách “tố cộng diệt
cộng” của Mỹ - ngụy giai đoạn 1954 - 1960.
Chương 3: Nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam là một chủ
đề lớn, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới khoa học trong và ngồi nước. Đã
có một số cơng trình đề cập đến phong trào đấu tranh chống chính sách “tố cộng, diệt
cộng” của Mỹ - ngụy giai đoạn 1954 -1960 của nhân dân cả nước nói chung và nhân
dân huyện Hịa Vang nói trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện qua
mấy nhóm nghiên cứu sau:
Thứ nhất, những cơng trình của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước có tính
chất tổng kết bài học và kinh nghiệm lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Ngay khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang diễn ra quyết liệt, đã có
những bài viết, tác phẩm tổng kết bước đầu để kịp thời rút kinh nghiệm chỉ đạo thực
tiễn. Tiêu biểu là ba cơng trình của Lê Duẩn: “Ta nhất định thắng lợi”, Nxb ST, HN,
1965, “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên
giành những thắng lợi mới”, Nxb ST, HN, 1970, “Mấy vấn đề về đường lối quân sự
3


của Đảng ta”, Nxb ST, HN, 1970; của đồng chí Nguyễn Chí Thanh: “Đảng ta lãnh
đạo tài tình chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân”, Nxb ST,
HN, 1970. Đặc biệt, sau khi chiến tranh kết thúc, vấn đề tổng kết cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước được coi trọng và đẩy mạnh, tiêu biểu là cơng trình của Ban chỉ
đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: “Tổng kết cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước - Thắng lợi và bài học”, Nxb CTQG, HN, 1995. Theo một hướng khác
là tổng kết của các tướng lĩnh đã trực tiếp tham gia chỉ đạo cuộc kháng chiến, được
biểu hiện dưới dạng hồi ký, như: “Mùa xuân đại thắng” của Văn Tiến Dũng, Nxb
QĐND, HN, 1976; “Kết thúc 30 năm chiến tranh” của Trần Văn Trà, Nxb QĐND,
HN, 2005; “Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng” của Võ Nguyên Giáp, Nxb
CTQG, HN, 2002;... Những cơng trình nêu trên tổng kết đường lối cách mạng miền
Nam của Đảng, trong đó có đúc rút bài học quan trọng về vai trò của nhân tố con
người, về xây dựng lực lượng chính trị và chỉ đạo phong trào đấu tranh chống chính
sách “tố cộng - diệt cộng” của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân huyện Hịa
Vang nói riêng. Mặt khác, những nghiên cứu tr n còn n u các quan điểm, nguyên tắc,
cách tiếp cận khi nghiên cứu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - trở thành một cơ
sở quan trọng cho những nghiên cứu cụ thể khác. Tuy vậy, do đề cập những vấn đề
chung nhất của đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nên những nghiên cứu
này chưa có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu phong trào đấu tranh chống chính sách “tố
cộng - diệt cộng” của Mỹ - Ngụy của nhân dân huyện Hòa Vang với nhiều sắc thái
riêng biệt của nó và càng chưa thể đề cập đến phong trào đấu tranh ở địa bàn cụ thể
như thành phố Đà Nẵng mà tiêu biểu là ở huyện Hịa Vang.
Thứ hai, những cơng trình tổng kết hoặc nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử Việt
Nam, lịch sử quân sự Việt Nam thời kỳ hiện đại.
Có thể kể đến như “Lịch sử Việt Nam 1954 - 1965” của Viện sử học, Nxb
KHXH, HN, 1996; “Khu V 30 năm chiến tranh giải phóng” tập 1 và 2, Bộ Tư lệnh
quân khu V, 1989; “Quân khu V - thắng lợi và những bài học kinh nghiệm trong kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước”, Bộ Tư lệnh quân khu V, 1987; “Quảng Nam - Đà Nẵng
30 năm chiến đấu và chiến thắng”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng,
năm 1988; những nghiên cứu tr n đã cung cấp nhiều tài liệu - sự kiện quan trọng về
quá trình xây dựng lực lượng, về các chính sách , chủ trương và đường lối chống chính
4



sách “tố cộng - diệt cộng” của đảng bộ huyện Hòa Vang trong kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, được gắn chặt với diễn biến phong trào và toàn bộ cuộc kháng chiến.
Thứ ba, những cơng trình tổng kết Lịch sử Đảng ở nhiều cấp độ và loại hình
khác nhau.
Đây là nhóm nghi n cứu tiếp cận phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam cụ
thể là ở huyện Hịa Vang dưới góc độ lịch sử Đảng, bao gồm cả chủ thể lãnh đạo và
đối tượng lãnh đạo. Mỗi sự kiện, phong trào đấu tranh chống chính sách “tố cộng - diệt
cộng” của nhân dân Hòa Vang đều gắn với phân tích vai trị lãnh đạo của tổ chức Đảng
các cấp, từ lãnh đạo chính trị, tư tưởng đến tổ chức. Đáng chú ý là nhóm cơng trình
của Viện lịch sử Đảng: “Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam bộ và Trung ương Cục miền
Nam (1954 - 1975)”, Nxb CTQG, HN, 2002; “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2
(1954 - 1975)”, Nxb CTQG, HN, 1995. Cụ thể và sát hơn đối tượng nghiên cứu của đề
tài này là cơng trình: “Lịch sử Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng 1954 - 1975”, sơ thảo,
Nxb Đà Nẵng, 1996;... So với nhóm các nghiên cứu đã n u thì nhóm nghi n cứu này
đề cập trực tiếp và cụ thể hơn sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào đấu tranh
chống chính sách “tố cộng - diệt cộng” của đảng bộ huyện Hòa Vang, với nhiều cấp độ
khác nhau, từ Trung ương Đảng, Khu ủy V, Đảng bộ Đà Nẵng và Đảng bộ huyện Hòa
Vang, từng cơ sở Đảng hoặc vai trò những đảng viên tiêu biểu. Đây là nhóm cơng
trình có ý nghĩa trực tiếp đối với đề tài, được tác giả kế thừa một số tài liệu - sự kiện,
tham khảo một số nhận định, đánh giá ở giai đoạn 1954 -1960.
Thứ tư, những nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng và sử dụng lực lượng cách
mạng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà ở đó xây dựng lực lượng vũ trang và
đấu tranh chống chính sách “tố cộng - diệt cộng” được nêu bật, phân tích trong
chừng mực nhất định.
Tiêu biểu như là: Lực lượng vũ trang Hòa Vang chiến đấu - trưởng thành 1945 1975, 2002 của Ban chỉ huy quân sự Hòa Vang. Gần đây có tổ chức một số buổi hội
thảo: Đảng bộ huyện Hịa Vang 70 hình thành và phát triển. Các nghiên cứu chuyên
sâu này đã n u l n một số cách tiếp cận quan trọng được tác giả rất trân trọng, cầu thị
tham khảo khi nghiên cứu đề tài này
Tóm lại, những nhóm cơng trình nghi n cứu n u tr n đã cung cấp một số tài

liệu - sự kiện và cách tiếp cận có ý nghĩa cần tham khảo phục vụ việc nghi n cứu đề
5


tài này. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có một cơng trình ri ng nghi n cứu hồn chỉnh và
chun sâu về phong trào đấu tranh chống chính sách “tố cộng- diệt cộng” ở Hòa
Vang giai đoạn 1954 - 1960.

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HUYỆN HỊA VANG TRƢỚC NĂM 1954
1.1. Khái qt về huyện Hịa Vang
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Hòa Vang là huyện địa đầu phía bắc của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, giáp giới
với 5 huyện: phía bắc giáp huyện Phú Lộc, tỉnh Bình Trị Thiên với đèo Hải Vân làm
phân giới; phía Nam giáp với hai huyện Đại Lộc và Điện Bàn; phía Tây giáp huyện
Hi n; phía Đơng giáp biển, thành phố Đà Nẵng và huyện Hoàng Sa
Là một trong mười hai huyện của một tỉnh có đất rộng, dân đơng ở miền Trung,
Hịa Vang có diện tích tự nhiên là 1.184 km2, bằng khoảng 1/10 diện tích tự nhiên toàn
tỉnh.
Quảng Nam - Đà Nẵng là một tỉnh trong “khúc ruột miền Trung” của đất nước,
phía Đơng giáp biển, phía Tây dựa lưng vào dãy Trường Sơn trùng điệp, huyện Hịa
Vang là hình ảnh thu nhỏ của tỉnh nhà với địa hình vơ cùng phong phú, có biển, đồng
bằng, trung du và miền núi. Cũng như tồn tỉnh, Hịa Vang có địa thế dốc nghiêng về
phía biển Đơng, các dịng sông cũng đổ theo triền dốc ấy. Kể từ Bắc vào Nam, Hịa
Vang có 3 con sơng lớn :
- Sơng Thủy Tú, bắt nguồn từ Cu Đ , chạy qua Trường Định, dài 40 km.

- Sông Cẩm Lệ, bắt nguồn từ Lỗ Đơng qua Túy Loan, hịa vào nhánh sơng Yên
qua An Trạch, Thanh Bồ…dài 12 km.
- Sông Đào, nối liền sông Thu Bồn với sông Cẩm Lệ, dài 12 km.
Hệ thống sơng ngịi này từ xưa đã có vai trị lớn trong giao thơng và thủy lợi, ngày
nay khi hệ thống đường sá và các phương tiện giao thông phát triển, nó vẫn có vai trị
to lớn trong việc phát triển thủy lợi và giao thơng.
Tồn huyện Hịa Vang có 13 ngọn núi lớn nhỏ. Phía Bắc có các núi : Hải Vân, núi
Cu Đ , núi Xuân Dương. Núi Hải Vân là địa giới tự nhi n ngăn cách hai tỉnh Bình Trị
Thiên và Quảng Nam – Đà Nẵng. Phía Tây bắc có núi Phị Nam, núi Giáo Lao. Phía
Tây có núi Phước Tường, núi Nam Hồ, núi Bà Nà. Phía Tây Nam có núi Tượng Võng,
núi Phú Túc, núi Đồng Xanh, núi Trung Man. Phía Đơng có núi Ngũ Hành, trước đây
còn kể đến núi Sơn Trà. Hai ngọn núi có độ cao lớn nhất là núi Bà Nà (còn gọi là núi
7


Chúa) cao 1.478 mét và núi Trung Man (còn gọi là núi Man) cao 1.408 mét. Toàn tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng có 150 km bờ biển thì trong đó huyện Hịa Vang có 25 km.
Qua nhiều lần thay đổi, hợp nhất, ngày nay huyện Hịa Vang có tất cả 18 xã. Đó là,
Hịa Xn, Hịa Tiến, Hịa Nhơn, Hịa Thọ, Hòa Châu, Hòa Quý, Hòa Hải, Hòa Phước,
Hòa Phong, Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Sơn, Hòa Minh, Hòa Ninh, Hòa Li n, Hòa
Khương, Hòa Bắc và Hòa Phát. Trụ sở của huyện đóng tại xã Hịa Thọ
1.1.2. Tình hình dân cư, kinh tế - xã hội
Sự phân bố dân cư trong địa bàn huyện tương đối đều, bởi Hòa Vang khơng có
những thị trấn lớn, đơng dân cư, nhưng cũng không quá thưa ở những xã miền núi, nơi
chỉ có các đồng bào các dân tộc ít người sinh sống. Hịa Vang có 3 dân tộc chính là
người Kinh, người Cà Tu và người Việt gốc Hoa. Tỷ lệ người Kinh chiếm khoảng
95%.
Ở huyện Hòa Vang hiện còn 4 tôn giáo, thịnh hành và phổ biến nhất là đạo Phật
(tỷ lệ người theo đạo phật chiếm khoảng 25% dân số). Số người theo đạo Thiên chúa
chiếm 6,3%. Đặc biệt, trước đây có một tổng tập trung đơng giáo dân gọi là tổng Giáo.

Hai tơn giáo khác, tín đồ khơng nhiều, là đạo Tin Lành (0,66%) và đạo Cao Đài
(0,13%). Tín ngưỡng của nhân dân được tơn trọng. Trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, đồng bào các tơn giáo có đóng góp nhiều cho cơng cuộc đấu tranh
vì độc lập, tự do và hiện đang tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Năm 2015, dân số tồn huyện Hịa Vang là 131.157 người, trong đó dân số
trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 57,4%, tương đương 75.318 người, trong đó số
lượng lao động có việc là 74.799 người.
Nhìn chung về thổ nhưỡng, đất đai của huyện Hịa Vang là tương đối tốt, song
điều kiện khí hậu nói chung cũng khơng phải là hồn tồn thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp. Trong địa bàn huyện cũng có một số xã ở ven biển và trung du sản xuất nơng
nghiệp gặp khơng ít khó khăn về đất và nước. Đó là chưa kể về thiếu sức kéo, sức lao
động do hậu quả của 30 năm chiến tranh. Những tàn dư của quan hệ sản xuất cũ và
chủ nghĩa thực dân mới đều là những trở ngại không ít cho sự vươn l n của những
người nông dân làm chủ tập thể hôm nay.

8


1.1.3. Lịch sử hình thành huyện Hịa Vang
Trước đây, Quảng Nam thuộc đất Chiêm Thành. Từ giữa thế kỷ XIV, nước
Chiêm Thành bắt đầu suy vong và dần dần tan rã, đất Quảng Nam nhập vào bản đồ
Đại Việt.
Huyện Hòa Vang xưa nguy n là đất Chi m Thành, đến đầu đời L đã là đất
Điện Bàn, thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa.
Năm 1602, Nguyễn Hồng (chúa Ti n) đặt ra dinh Quảng Nam, 3 năm sau
(1605) thăng huyện Điện Bàn (thuộc phủ Triệu Phong, Thuận Hóa) làm phủ Điện Bàn,
cho thuộc vào dinh Quảng Nam. Phủ Điện Bàn lúc này gồm 5 huyện: Tân Phúc, n
Nơng, Hịa Vang, Diên Khánh, Phú Chân. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi : “Đầu
bản triều mới đặt tên hiện nay”. Như vậy, cái tên Hòa Vang bắt đầu xuất hiện vào đầu
đời các chúa Nguyễn (khoảng 1605).

Xứ Quảng Nam ở thế kỷ XVIII gồm 2 phủ Điện Bàn và Thăng Hoa. Phủ Điện
Bàn lúc này có 5 huyện trong đó có Hòa Vang. Huyện Hòa Vang lại gồm 3 tổng : Lệ
Sơn, Hà Khúc và Lỗ Giáng, tổng cộng là 51 xã. Sang thế kỷ XIX, phủ Điện Bàn còn 3
huyện; sách Lịch triều hiến chương loại chí (TK XIX) của Phan Huy Chú chép tên 3
huyện đó là : Di n Khánh, Hòa Lạc và Duy Xuy n. Như vậy huyện Hòa Vang năm
1802 mang tên Hòa Lạc gồm 5 tổng. Cuốn Hồng Việt địa dư chí cũng của Phan Huy
Chú (TK XIX) lại ghi tên huyện là Hòa Vinh, thuộc phủ Điện Bàn, trấn Quảng Nam.
Sách cịn chú thích th m : “trước còn gọi là Hòa Lạc”. Trong sách Đại Nam thực lục
cũng có nhắc tới Hịa Vinh. Nhưng đến 1875, khi sách Đại Nam nhất thống chí ra đời,
người ta đã thấy tên huyện Hòa Vang với 7 tổng, 158 xã, thôn, phường, ấp, giáp. Như
vậy kể từ khi ra đời, huyện Hòa Vang đổi tên hai lần vào thế kỷ XIX, rồi sau đó lại
mang t n cũ cho đến ngày nay.
Lỵ sở của huyện Hòa Vang đầu thế kỷ XIX, năm Gia Long thứ nhất (1802)
đóng ở xã Ái Nghĩa. Đến năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) dời đến xã Hòa Khuê Trung
Tây. Năm Tự Đức thứ 2 (1848) lại trở về đóng ở phía Tây Bắc của Ái Nghĩa. Sau khi
ký hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lại cắt một số
đất ở Quảng Nam làm nhượng địa cho Pháp. Khi thực dân Pháp mở rộng khu nhượng
địa, 13 xã thuộc tổng Bình Thái hạ, huyện Hịa Vang, bị nhà Nguyễn cắt dâng cho
Pháp vào các năm 1888 và 1902. Các xã nhượng địa sát nhập vào Đà Nẵng dưới quyền
9


cai trị của thực dân Pháp. Huyện Hòa Vang do quan lại Nam triều quản lý, dưới sự bảo
hộ của Pháp.
Về sau, phủ khơng cịn gồm các huyện, mà phủ và huyện đều được tổ chức
thành đơn vị hành chính riêng biệt. Tỉnh Quảng Nam cho đễn trước Cách mạng Tháng
Tám năm 1945 bao gồm 4 phủ và 4 huyện. Bốn phủ Điện Bàn, Duy Xuy n, Thăng
Bình, Tam Kỳ. Bốn huyện là Hòa Vang, Đại Lộc, Quế Sơn, Ti n Phước. Sau cách
mạng Tháng Tám, đơn vị hành chính dưới tỉnh đều thống nhất gọi là huyện. Cấp tổng
đều bỏ, các xã được bố trí, điều chỉnh ranh giới và trở thành đơn vị hành chính cuối

cùng.
Trong kháng chiến chống Pháp, Quảng Nam thuộc Liên Khu 5. Huyện Hòa
Vang qua nhiều lần thay đổi, sát nhập chỉ còn 8 xã là Hòa Quý, Hòa Thắng, Hòa Tiến,
Hòa Li n, Hòa Nhơn, Hòa Khương và 2 xã miền núi là Hịa Nam và Hịa Bắc.
Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn đã chia Quảng Nam thành hai tỉnh, lấy tên
là Quảng Nam và Quảng Tín, các huyện đổi thành quận (thêm 3 huyện mới do các
huyện chia ra). Quận Hòa Vang chia thành 5 khu là Quá Giáng, Khái Đông, Hịa
Cường, Phú Hịa, Ái Nghĩa.
Đến năm 1957, chính quyền Sài Gòn lại tách quận Hòa Vang ra thành hai quận
Hiếu Đức và Hịa Vang. Tháng 7.1961, chính quyền Sài Gịn đặt quần đảo Hoàng Sa
là xã Định Hải, thuộc quận Hòa Vang; đến tháng 10.1961 họ lại sát nhập xã Định Hải
vào xã Hòa Long, cũng thuộc huyện Hòa Vang. Để thích ứng cho việc chỉ đạo chiến
đấu chống giặc, năm 1968, chính quyền cách mạng đã chia Hịa Vang thành 3 khu sau
đó lại nhập lại. Tháng 8.1973, lại chia thành 3 khu cho đến ngày giải phóng 29.3.1975
thì thống nhất vào huyện cũ.
Sau ngày miền Nam giải phóng hồn tồn, huyện Hịa Vang có tất cả là 18 xã.
Đến ngày 11.1.1986 thực hiện Quyết định số: 05/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của các huyện Hiệp Đức,
Quế Sơn và Hòa Vang thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Huyện Hịa Vang tách 04
thơn (An Châu, Hịa Phước, Đơng Lâm, Hậu Phước) của xã Hịa Phong, sát nhập với
05 thơn kinh tế mới (Đồng Lăng, Hịa Thọ, Hịa Phát, Hịa Xn, Hịa Hải) và tiếp
nhận 01 thơn đồng bào dân tộc thuộc xã 3 huyện Hiên thành lập xã Hịa Phú. Vậy đến
năm 1986 Hịa Vang có tất cả 19 xã.
10


Đến ngày 23.1.1997, theo Quyết định số : 07/QĐ-CP/1997CP của Chính phủ,
Hịa Vang được chia thành 03 đơn vị hành chính mới trực thuộc thành phố Đà Nẵng
gồm: quận Ngũ Hành Sơn, quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang. Huyện Hịa Vang
cịn lại 14 xã, với tổng diện tích 737,48 km2, dân số năm 1997 là 97.450 người. Địa

giới hành chính của huyện phía Đơng - Bắc giáp 3 quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên
Chiểu, phía Đơng giáp quận Ngũ Hành Sơn, phía Nam giáp 02 huyện Điện Bàn và Đại
Lộc thuộc tỉnh Quảng Nam, phía Tây giáp huyện Hiên thuộc tỉnh Quảng Nam, phía
Bắc giáp 02 huyện Nam Đơng và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Dân số của
huyện năm 2000 là 150.842 người.
Đến ngày mồng 5.8.2005 thực hiện Nghị định số: 102/2005/NĐ-CP của Chính
phủ “Về việc thành lập quận Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang tách ba xã (Hòa Thọ, Hòa
Phát, Hòa Xuân) cùng với phường Khuê Trung thuộc quận Hải Châu để thành lập
quận Cẩm Lệ trực thuộc thành phố Đà Nẵng. Huyện Hòa Vang lúc này cịn 11 xã ;
diện tích đất tự nhiên là 707,35 km2 và dân số trung bình năm 2006 là 105.849 người.
1.2.

Tổng quan phong trào đấu tranh ở huyện Hòa Vang trƣớc năm 1954.

1.2.1. Phong trào đấu tranh ở huyện Hòa Vang trước khi Đảng thành lập
Ngày 1.9.1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên vào bản đảo Sơn Trà, mở
đầu việc xâm lược nước ta. Triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, thiếu quyết tâm kháng
chiến, thực dân Pháp lần lượt chiếm Nam Kỳ, Bắc Kỳ, rồi Trung Kỳ, và sau Hiệp ước
Paternotre 1884, đất nước ta hoàn toàn rơi vào tay kẻ thù. Vua quan nhà Nguyễn trở
thành những t n tay sai đắc lực cho giặc Pháp.
Triều đình tuy đã đầu hàng giặc, nhưng một bộ phận sĩ phu y u nước vẫn kiên
quyết đứng lên chống lại giặc Pháp, giành độc lập dân tộc.
Mở đầu là cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chủ trương.
Đ m 4.7.1885, Tôn Thất Thuyết đã tập kích qn Pháp đóng ở Huế, nhưng vì chuẩn bị
chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch tồn diện, ơng bị thất bại, phải rước vua Hàm Nghi ra
Quảng Bình và hạ chiếu Cần Vương, k u gọi toàn dân kháng chiến. Nhân dân ta miền
cực Nam Trung Bộ đến biên giới phía bắc đều nhất tề ứng nghĩa. Quảng Nam có
Nguyễn Duy Hiệu (Điện Bàn) cùng Phan Bá Phiến (Quế Sơn) và Nguyễn Thành
(Thăng Bình) lập ra Nghĩa Hội đã lấy vùng Trung Lộc (Quế Sơn) làm trung tâm chỉ
huy phong trào. Từ đèo Hải Vân vào đến An Ngãi Đông (tổng giáo Hòa Vang) là

11


những đồn lũy li n tiếp của nghĩa quân do ông Hồ Học, tức Thống Hay, chỉ huy. Ông
Hồ Học là người làng Vân Dương, tổng Hoà An (nay là xã Hòa Liên) là một “chiến
tướng thường dân áo vải” của chủ tướng Nguyễn Duy Hiệu. Ơng có tài thao lược, đã
chỉ huy nghĩa quân phục kích giết 12 tên Pháp tại đèo Hải Vân. Ông bị giặc vây bắt tại
trận Hố Chiêu và bị giặc chém cùng các ông tán Bùi, cai Á, cai Cải, đốc Sành, lãnh
Tịnh…, tất cả là người xã Hòa Liên (Hòa Vang).
Chiếm được đất nước ta, giặc Pháp cùng với triều đình nhà Nguễn liền đặt ách
thống trị thực dân tàn bạo. Ở Hòa Vang, về mặt chính trị, chúng thiết lập bộ máy cai trị
từ huyện đến tổng, xã, thẳng tay bắt bớ, giam cầm, tù đày những ai chống lại chúng.
Cả huyện Hịa Vang khơng có một trường tiểu học, vài ba trường mới có một trường
đồng ấu (lớp 1, lớp 2 ngày nay) với 30 - 40 chỗ ngồi. Về mặt kinh tế, chúng chiếm
không hàng trăm mẫu đất màu mỡ cấp cho những quan lại “quan trại điền”. Những
đồn điền lớn thì những tên quan Tây hoặc bọn cường hào tranh nhau cướp đoạt, mở
rộng. Cơng điền, cơng thổ thì phân cho lý hương độc chiếm, người nông dân chỉ còn
lại những mảnh đất vườn bạc màu, đồi hoang, bãi hóa.
Nạn phu phen hà khắc, mỗi người dân phải tự lo cơm gạo để đi làm đường sá
nơi rừng thi ng nước độc, hoặc đi xây dựng nơi nghỉ mát cho chúng ở Bà Nà. Nhiều
người đói rét kiệt sức sinh ra bệnh tật, chết chóc. Thuế khóa thì mỗi năm một tăng, dã
man nhất là nạn thuế thân, thứ thuế đánh vào người dân từ 18 tuổi trở lên, mỗi năm
phải nộp đủ thuế chúng mới cấp cho một thứ giấy gọi là giấy thuế thân, dùng cho việc
đi lại trong tổng, xã. Lúc đầu mới xuất có 30 xu, sau nâng lên 12 lần tức là 3,60 đồng,
tương đương với 150 kg thóc (giá thóc năm 1929). Nhiều người không chạy đủ thuế
phải trốn tránh hoặc đi đến làm thuê ở các đồn điền cao su, cà phê ở Nam Bộ, Tây
Ngun. Có áp bức, bóc lột thì có đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Nhân dân Hịa
Vang vốn có truyền thống y u nước chống ngoại xâm từ lâu đời n n đã vùng l n
chống lại kẻ thù xâm lược và bọn vua quan phong kiến một cách liên tục từ thế hệ này
sang thế hệ khác.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, phong trào Cần Vương thất bại, nhưng một số
sĩ phu y u nước vẫn tiếp tục sự nghiệp chống Pháp dưới hình thức: lựa chọn học sinh
giỏi sang Nhật để học (phong trào Đông Du), phong trào Duy Tân. Tuy nhiên, thực

12


dân Pháp cũng đã nhìn thấy mục đích của phong trào Đơng Du và Duy Tân, chúng ra
lệnh đóng cửa các trường học và bắt bỏ tù các nhà lãnh đạo, làm cho phong trào tan rã.
Trong khi phong trào Đơng Du và Duy Tân đang diễn biến thì năm 1908 ở
miền Trung lại nổ ra một cuộc đấu tranh mới là phong trào kháng thuế (có sách gọi là
“xin xâu”).
Ở Hịa Vang, một số thanh niên cơng chức và nhà giáo y u nước dạy ở trường
Quảng Nam, trường Hưởng Phước, Vân Dương đã đứng ra vận động thanh niên các xã
Vân Dương, Hưởng Phước, Trường Định, Hòa An, Trung Ngãi, Phú Lộc, Đa Phước,
Tùng Sơn, Quan Nam, An Ngãi Tây, Xn Thiều, Nam Ơ… cùng với cơng chức và
học sinh y u nước tiến bộ ở Đà Nẵng tham gia, hưởng ứng rộng rãi các phong trào nói
trên.
Trong thời gian này, đồng chí Thái Thị Bơi, một nữ thanh niên q ở Hịa
Vang, đã hoạt động rất tích cực trong phong trào nữ sinh ở Huế. Chị có mặt trong
phong trào thanh niên và học sinh y u nước trong những năm 1920 – 1926.
Tầng lớp công nhân ở Hịa Vang khơng nhiều, những những năm này anh em
cơng nhân trồng lúa ở đồn điền Hịa An (nay là Hịa Phát) đã đấu tranh địi tăng giá
cơng cày cấy. Những hoạt động này cũng góp phần làm cho làn sóng đấu tranh của các
tầng lớp nhân dân trong huyện thêm phong phú và mạnh mẽ.
Chính trong làn sóng đấu tranh sôi động này, những cán bộ mà Bác Hồ đào tạo tung về
nước đã đi vào phong trào, tập hợp những thanh ni n y u nước thành lập Việt Nam
Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong
tỉnh và tạo ra một chuyển biến cực kỳ quan trọng trong đời sống chính trị ở tỉnh ta.
Đầu năm 1927, các đồng chí Đỗ Quang, Đỗ Quỳ, Lê Quang Sung, Phan Long,

Thái Thị Bôi đã thành lập Ban vận động Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí
Hội tỉnh Quảng Nam. Đến tháng 9.1927, Chi bộ Việt Nam Thanh Niên Cách mạng
Đồng Chí Hội đầu tiên ở đây được thành lập, do đồng chí Đỗ Quang làm bí thư. Ngồi
ra cịn có 2 cơ sở nữa do Nguyễn Tường và Phan Thêm tổ chức tại Đà Nẵng và Hội
An. Đầu năm 1928, một cuộc hội nghị có tính chất đại hội đã được tổ chức ở Đà Nẵng
và bầu ra Ban chấp hành tỉnh bộ Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội do
Đỗ Quang làm bí thư. Trong ban chấp hành Tỉnh bộ Thanh Niên lần này Hịa Vang có
hai đồng chí tham gia là Thái Thị Bơi và L Văn Hiến. sự kiện này đã có ảnh hưởng
13


quan trọng đến cách mạng trong tỉnh Quảng Nam cũng như Hịa Vang. Từ đây Hịa
Vang cùng tồn tỉnh, tồn quốc tiến lên những bước mạnh mẽ, vững chắc trên chặng
đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Từ tháng 5.1929, tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội đã phát
triển ra một số huyện nông thôn như Điện Bàn, Tam Kỳ…
Bên cạnh hoạt động của Việt Nam Thanh Niên Cách mạng Đồng Chí Hội cịn
có hoạt động của Tân Việt Cách Mạng Đảng được thành lập năm 1927, nhưng không
mạnh bằng.
Giữa năm 1929, Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội phân hóa,
một số hội viên sớm giác ngộ đã gia nhập Đông Dương Cộng sản Đảng ở Bắc Kỳ;
Tổng bộ Tân Việt ở Trung Kỳ cải tổ thành Đơng Dương Cộng sản liên đồn, cịn Kỳ
bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội Nam Kỳ cũng tuy n bố giải tán
và thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Như vậy là trong một nước có 3 tổ chức cộng
sản.
Khơng thể để tình trạng phân tán nội bộ kéo dài, ngày 3.2.1930, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và thành lập một Đảng cộng sản duy nhất,
lấy t n là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một bước ngoặt trọng đại của lịch sử cách
mạng Việt Nam. Từ nay trở đi chỉ có Đảng Cộng sản là tổ chức duy nhất lãnh đạo
phong trào đấu tranh Cách mạng của nhân dân ta.

Ngày 28.3.1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam chính
thức thành lập. Một số đảng viên Tân Việt cũng gia nhập Đảng Cộng sản. Ban Chấp
hành lâm thời do đồng chí Phan Văn Định làm bí thư.
Ở Hịa Vang, tuy chưa có tổ chức Đảng với tư cách cấp bộ, những quần chúng
nhân dân đã sẵn sàng đã hưởng ứng và nguyện đi theo Đảng. Đồng chí Nguyễn Ngọc
Kinh (người làng Tân Hạnh, xã Hòa Phước) bị thực dân Pháp bắt giam vào năm 1931,
năm 1935 mãn hạn tù về làng Tân Hạnh giác ngộ cách mạng cho một lý tưởng để thực
hiện những cải cách theo chủ trương của Đảng, như mở rộng việc dạy chữ quốc ngữ,
đưa y u sách l n bọn quan tỉnh đòi mở th m trường, bổ nhiệm giáo viên về xã dạy học
theo chương trình mới, tổ chức các hội Tương tế, hội Tân hương, hội ủng hộ hiệu sách
Việt Quảng ở Đà Nẵng (do Thái Thị Bơi chủ trì), vận động nhân dân và một số chánh,
phó tổng góp tiền xây dựng trường Tân Hạnh.
14


Những hoạt động y u nước lúc này rõ ràng đã đi đúng đường lối của Đảng. Nó
sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động ở giai đoạn sau mạnh mẽ và sơi nổi hơn.
Huyện Hịa Vang từ sau khi các chi bộ bị khủng bố (9.1942), nạn hà khắc bóc
lột của bọn lý hương cường hào vẫn tiếp diễn, nạn giặc Nhật đổ quân vào bắt dân đi
xâu, đi phu, bắt giao nộp dầu phụng càng làm cho quần chúng căm ghét.
Tiếp đến, sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9.3.1945, tình hình chính trị ở
Hịa Vang cũng như trong toàn cảnh Quảng Nam trở nên rối ren hơn. Chính quyền của
Pháp mới bị lật đổ, nhưng chính quyền Nhật chưa ổn định, hoạt động, của các cơ sở
Đảng chưa được phục hồi, một số quần chúng còn đang hoang mang chưa hiểu nên
theo đường nào. Lợi dụng lúc giao thời, bọn thân Nhật tích cực hoạt động tuyên truyền
thuyết “Đại Đông Á”. Các tổ chức Cao Đài, Tân Việt Nam, Đồn Thanh ni n thân
Nhật tìm cách lôi kéo những thanh ni n hăng hái và những quần chúng tốt mà chưa
hiểu rõ thực chất của bọn phát xít Nhật và chính quyền bù nhìn. Tuy vậy, nhân dân
Hòa Vang cũng tỏ ra rất nhạy bén trước tình hình mới của cách mạng. Đặc biệt những
người cộng sản ở Hịa Vang, với tính năng động và sáng tạo của mình, đã hết sức chủ

động trong mọi tình huống. Hơn nữa, các đồng chí lúc ở trong tù được rèn luyện về lý
luận cách mạng và kinh nghiệm đấu tranh nên lúc này tỏ ra bình tĩnh và sáng suốt.
Khoảng tháng 4.1945, các đảng viên của Hòa Vang lần lượt ra tù và bắt tay
ngay vào hoạt động để chuẩn bị thời cơ giành chính quyền.
Đến tháng 5.1945, một số học sinh vốn là con em Hòa Vang đi học ở Huế và
các nơi khác, đã tham gia phong trào học sinh cứu quốc, liền trở về địa phương ráo riết
hoạt động. Cùng với các đảng viên mới ra tù. Số thanh ni n này đã trở thành những
cán bộ nòng cốt cho phong trào cách mạng ở Hòa Vang về sau.
Như vậy cho đến khoảng tháng 5.1945, nghĩa là chỉ hơn một tháng sau khi Nhật
làm đảo chính Pháp, phong trào ở huyện Hịa Vang đã bắt đầu được củng cố và có hệ
thống tổ chức Việt Minh từ tỉnh xuống đến huyện, tổng và một số xã, với nhiều hoạt
động phong phú nhằm tuyên truyền chính sách, đường lối của Mặt trận Việt Minh, vận
động quần chúng. Nổi bật nhất là phong trào truyền bá quốc ngữ và diễn kịch, bề
ngoài là để gây quỹ mua giấy bút, giúp người nghèo đi học nhưng thực chất là tập hợp
quần chúng sẵn sàng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Cũng nhờ thấm nhuần đường lối của
Đảng mà khi bọn chính quyền bù nhìn dựa vào tổ chức thanh niên trong chính phủ
15


Trần Trọng Kim để bầu ra cái gọi là “Huyện bộ dân ủy”, ta huy động thanh niên trong
Mặt trận Việt Minh và lôi kéo số đông thanh ni n trong hàng ngũ địch đánh bại ứng cử
viên của chúng. Do đó, cuộc bỏ phiếu đã tập trung phiếu bầu cho ứng cử viên của Mặt
trận Việt Minh lúc đó là đồng chí Lâm Quang Thự.
Như vậy, cho tới khoảng tháng 7, đầu tháng 8.1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt
trận Việt Minh huyện, nhân dân Hòa Vang đã sẵn sàng đón lệnh Tổng khởi nghĩa.
Trong khi nhân dân tồn quốc, tồn tỉnh, cũng như nhân dân Hịa Vang đang
tưng bừng khí thế sục sơi cách mạng, thì ngày 12.8.1945 được tin quân Nhật đầu hàng
Đồng Minh. Đ m 13.8.1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh Tổng khởi nghĩa :
“Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín mùi…”. Ủy ban khởi nghĩa tỉnh
Quảng Nam cũng được thành lập ngày hơm đó, gồm 10 đồng chí : Nguyễn Xuân Nhĩ,

Trần Văn Quế, Nguyễn Thúy, Lê Thanh Hải…
Ban lãnh đạo khởi nghĩa huyện Hòa Vang được các đồng chí Lê Thanh Hải, Bí thư
Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Xuân Nhĩ, trong ủy Ban khởi nghĩa tỉnh, trực tiếp chỉ
đạo.
Tình thế trực tiếp cách mạng đã đến. Khí thế cách mạng của quần chúng đã sôi
sục. Ban lãnh đạo đã sẵn sàng và được phân công cụ thể. Kẻ thù thì hoang mang dao
động đến cực độ, đi đến tan rã. Tuy vậy, lực lượng vũ trang và hậu cần của quân Nhật
vẫn nguyên vẹn, chúng đóng chốt ở những khu vực trọng điểm, do đó ta phải làm thế
nào để phân hóa chúng, tránh đổ máu khơng cần thiết mà mục tiêu cuối cùng là vẫn
giành được chính quyền. Đứng trước thời cơ ngàn năm có một, dưới sự lãnh đạo của
Ban khởi nghĩa huyện, nhân dân Hòa Vang đã ki n quyết vùng lên thực hiện nhiệm vụ
trọng đại của mình.
Cuộc khởi nghĩa trong tồn huyện được phát động từ ngày 15/8/1945 thì đến
ngày 21/5/1945 về căn bản và các tổng, xã đã hoàn thành thắng lợi. Chính quyền cách
mạng đã được thiết lập ở các vùng xung yếu về kinh tế, chính trị như Hồ Giáo, Thái
Hồ, Bà Nà…; việc cướp chính quyền cũng đã được giải quyết nhanh gọn. Riêng ở
tổng Phước Tường tình hình cướp chính quyền có chậm, nhưng các tổng phụ cận đã
sơi nổi giành xong chính quyền, thúc đẩy phong trào và cơ sở cách mạng tại đây phát
triển nhanh chóng, lại được Ban bạo động huyện tăng cường chỉ đạo, bổ sung thêm
cán bộ cho nên cuộc khởi nghĩa trong toàn tổng này cũng tiến hành thuận lợi, theo
16


đúng kế hoạch. Ngày 22/8/1945, Ban bạo động quyết định thừa thắng, khẩn trương
cướp chính quyền huyện lỵ Hồ Vang. Đồng chí Minh và một đồng chí nữa đại diện
cho Mặt trận Việt Minh đến ngay huyện đường thuyết phục tri huyện Ngô Khắc Trâm,
buộc y giao triện ấn, nộp hồ sơ, sổ sách, tiền bạc, trụ sở và ký giấy đầu hàng. Lúc đó
có một bọn lính Nhật đi qua cổng huyện, tên tri huyện lo sợ hỏi : “Các ơng là Việt
Minh thì có gì làm tin ?”. Đồng chí Minh rút lá cờ đỏ sao vàng ra, sau đó buộc trị
huyện phải hạ lá cờ ba sọc xuống. Lá cờ đỏ sao vàng - biểu tượng thiêng liêng của Tổ

quốc độc lập - được kéo l n trước sự reo vui của nhân dân đã tụ tập trước huyện
đường. Đó là ngày 22/8/1945.
Cơ quan đầu não của chính quyền tay sai ở Hồ Vang đã nhanh chóng bị đánh
sập. Cùng ngày, Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng lâm thời huyện được thành lập gồm 10
đồng chí do đồng chí Lâm Quang Thự làm Chủ tịch.
1.1.2. Phong trào đấu tranh ở Hòa Vang từ năm 1945 đến năm 1954
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, cũng như quân và dân Hà Nội và nhiều
thành phố, thị xã khác, qn và dân ta ở Hịa Vang đã tích cực, chủ động đánh địch
ngay từ những ngày đầu kháng chiến.
Quân và dân Hòa Vang đã chủ động đánh giặc, quyết chặn từng bước tiến công
của chúng. Lực lượng vũ trang Hồ Vang có tự vệ chiến đấu, du kích bí mật, dân qn
được trang bị vũ khí thơ sơ nhưng có tinh thần sẵn sàng chiến đấu rất cao.
Hồ Vang là vùng ngoại ô bao quanh thành phố Đà Nẵng, gắn liền với mặt trận
Đà Nẵng. Từ những ngày đầu kháng chiến, nhân dân Hoà Vang đã trực tiếp đánh giặc,
hình thành trận địa bao vây Đà Nẵng, góp phần tích cực và có hiệu quả cao cho những
trận chiến đấu và chiến thắng của quân ta.
Lúc này lực lượng vũ trang huyện có một trung đội du kích tập trung. Ở các xã
đều có các tiểu đội du kích và dân qn tự vệ.
Do vị trí Hồ Vang quan trọng cho cả ta và địch như vậy, suốt thời gian dài giặc
Pháp tập trung mũi nhọn vào việc khủng bố, bình định vùng tạm chiếm Hồ Vang. Âm
mưu của chúng là tiêu diệt lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, dồn đồng bào về
các địa điểm tập trung quanh đồn bót, đặt hệ thống tề ngụy để kiểm sốt, tạo ra một
vành đai an tồn để bảo vệ Đà Nẵng. Trong những tháng đầu, thực dân Pháp tập trung
bình định vùng tây bắc Đà Nẵng. Chúng tổ chức hàng trăm cuộc càn quét, khủng bố
17


dữ dội quét sạch vùng ven núi phía tây và tây bắc Hoà Vang, tạo ra một “dải đất chết”
giữa đồng bằng và rừng núi để cô lập chiến khu của ta, tách hẳn sự liên hệ giữa nhân
dân với căn cứ kháng chiến.

Có thể nói khủng bố là thủ đoạn cơ bản của thực dân Pháp đối với nhân dân
Hồ Vang. Khủng bố rồi mua chuộc, mua chuộc khơng được lại khủng bố. Chúng thực
hiện chính sách 3 sạch “đốt sạch, phá sạch, giết sạch” ở nhiều nơi. Địch ra sức khủng
bố để tập trung dồn dân; phát triển tề điệp, thiết lập bộ máy ngụy quyền để kìm kẹp
nhân dân, nhất là tập trung dồn dân ở tây bắc Hoà Vang.
Lúc đầu giặc Pháp tiến hành thủ đoạn khủng bố dồn dân, phát triển mạng lưới
tề điệp để nắm dân nhằm đánh bật lực lượng kháng chiến ra khỏi nhân dân. Trước sức
đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân và phong trào du kích chiến tranh phát triển, địch ra
sức lập hệ thống đồn bót dày đặc hịng khống chế, đánh phá phong trào kháng chiến
của nhân dân ta.
Trên tuyến đường ven ranh núi từ Hải Vân đến Đại Lộc, chúng đóng các địn
bót thành một vịng cung dài : Phị Nam, Quan Nam, gị Ơng Tự, gị Khu Ốc, gò chè
Tùng Sơn, nhà thờ An Ngãi Tây, Phú Thượng, Đơng Sơn, Thái Lai, Túy Loan, Gị
Cà…
Trước sự phát triển mạnh của phong trào đấu tranh quân sự và chính trị của
quân và dân ta, thực dân Pháp phải đối phó một cách lúng túng. Mâu thuẫn giữa tập
trung lực lượng đối phó với chủ lực ta và phân tán để kiểm sốt vùng chiếm đóng của
chúng diễn ra gay gắt. Hoà Vang là địa bàn chiến lược quan trọng, nhưng kẻ địch cũng
buộc phải rút một phần lính Pháp về l dương, dùng bọn ngụy quân thay thế để chiếm
giữ các đồn bót. Trong những năm 1947 - 1948, ở Hồ Vang thực dân Pháp bố trí tới
hai tiểu khu gồm 2 tiểu đồn lính Pháp và l dương để khủng bố, đàn áp phong trào
quần chúng. Đến năm 1951, trong số gần 2 nghìn tên chiếm đóng các đồn bót trong
tồn huyện chỉ có 87 t n lính Pháp, 275 t n lính l dương, cịn lại là bọn ngụy quân các
loại. Tuy nhi n, âm mưu và thủ doạn của bọn thực dân Pháp đối với nhân dân Quảng
Nam - Đà Nẵng vẫn hết sức ngoan cố và xảo quyệt. Hội nghị Liên khu ủy và Bộ tư
lệnh Li n Khu V đã vạch rõ : “Với âm mưu củng cố vị trí chiến lược Đà Nẵng, địch sẽ
mở thêm công sở và sân bay. Mặt khác, để củng cố và mở rộng ngoại vi, lập một thế
an tồn cho đơ thị, chúng ra sức càn quét và đóng th m tháp canh, cứ điểm ở vùng du
18



kích của ta, phát triển các khu hành chính, gấp rút xây dựng hệ thống ngụy quyền, phát
triển mạnh quân địa phương để làm thế nào bình định cho được từ sông Thu Bồn trở
ra…”.
Khoảng giữa năm 1953, sau gần 8 năm kháng chiến anh dũng, quân và dân cả
nước ta giành được những thắng lợi vẻ vang. Đặc biệt, những chiến thắng vang dội
trong các chiến dịch Hịa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào dẫn tới những thay đổi cơ bản
về so sánh lực lượng giữa ta và địch trên tồn chiến trường Đơng Dương.
Bị thất bại liên tiếp trên chiến trường, bè lũ đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ,
tìm mọi cách xoay chuyển tình hình hịng cứu vãn nguy cơ thất bại hoàn toàn của thực
dân Pháp đang tới gần.
Với sự thỏa thuận của Mỹ, thực dân Pháp cử tướng Nava sang Đông Dương và
vạch ra một kế hoạch quân sự Pháp - Mỹ mà chúng gọi là “kế hoạch Nava”. Bọn
chúng đặt hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành được một số chiến thắng, buộc ta phải
đàm phán theo điều kiện có lợi cho chúng, nếu không chúng sẽ tiếp tục tiến công và
tiêu diệt ta.
Sau 55 ngày đ m chiến đấu oanh liệt, quân ta đại thắng trong chiến dịch lịc sử
Điện Biên Phủ. Tại Liên khu V, quân ta thắng lớn ở Tây Nguyên, chặn đứng cuộc tiến
công của địch ở Phú Yên, tiêu diệt chúng ở Bình Định. Cuộc hành quân Át-lăng của
địch hoàn toàn bị thất bại
Phát huy thắng lợi trên chiến trường chính, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng chủ
trương: “Tiếp tục tiến công tiêu diệt, tiêu hao, đánh sâu vào hậu cứ của địch”. Chấp
hành chủ trương đó, quân và dân ta tiếp tục tập kích vào hàng loạt hệ thống căn cứ
địch, tiêu diệt chúng ngay trong hang ổ.
Tại Hoà Vang ngày 25/5/1954, bộ đội huyện và du kích Hịa Xn đánh địch
trên quốc lộ 1, diệt hơn 40 t n. Đ m 10/5/1954, quân ta ti u diệt đồn Lăng Cơ có cơng
sự kiên cố, bắt sống 2 trung đội địch, thu 50 súng các loại. Đ m sau, quân lại diệt đồn
Tứ Câu. Tại xã Hịa Hải, đ m 7/6/1954, bộ đội và du kích xã tiêu diệt hồn tồn một
đại đội lính Âu Phi. Đ m 30/6, ta uy hiếp mạnh địch ở tây bắc Hoà Vang. Các đồn
địch ở ngay sát Đà Nẵng như Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Đá Đen, Kho Bạc, Phú Hịa khơng cịn

đứng vững trước sự tấn cơng bằng qn sự, binh vận, chính trị của chiến sĩ và đồng
bào ta. Nhiều cứ điểm vịng ngồi của Đà Nẵng bị những tay súng thiện xạ của du kích
19


khống chế cả ban ngày lẫn ban đ m. Các đường giao thông bị quân ta cắt đứt. Nhiều
nơi, địch chỉ cịn trơng chờ vào việc tiếp tế bằng máy bay. Tuyến phịng thủ của địch ở
nam - bắc sơng Cẩm Lệ có nguy cơ bị chọc thủng hồn tồn. Đến cuối tháng 6/1954,
quân ta đã li n tục tiến cơng và tiêu diệt các cứ điểm Đá Đen, Gị Bui, Thái Lai, An
Tân, Quan Nam, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Non Nước…Sân bay Đà Nẵng cũng bị quân ta
pháo kích, uy hiếp nghiêm trọng.
Trong những ngày cuối tháng 6/1954, các địn bót địch cịn lại bị bắn rải rác bị
qn ta bao vây bắn tỉa, uy hiếp. Có nơi bọn địch khơng giám thị ra ngồi. Chúng
buộc phải kéo cờ trắng xin quân ta đi lấy nước. Tinh thần quân giặc hoang mang cực
độ.
Trước sự nguy khốn của chúng, để hịng cứu vãn tình thế đang suy sụp một
cách nghiêm trọng. Bộ chỉ huy Pháp ở Trung Việt tìm mọi cách cố giành lấy thế chủ
động trên chiến trường.
Với chiến thắng Bồ Bồ, lần đầu tiên trên chiến trường Liên Khu V, một lực
lượng địa phương của tỉnh tiêu diệt gọn hai tiểu đoàn thuộc binh đoàn cơ động tinh
nhuệ của thực dân Pháp. Chiến cơng vang dội đó đã đập nát cuộc hành quân “Con
báo” của địch trên chiến trường Quảng Nam – Đà Nẵng, góp phần đưa thắng lợi hoàn
toàn cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.
Chiến thắng Bồ Bồ là trận chiến đấu cuối cùng của quân và dân tỉnh ta, trong
chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954 tại Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng mãi mãi tự hào đã viết nên bản anh hùng ca tuyệt
đẹp trong chiến cuộc đơng xn tồn thắng. Với 1.200 trận đánh lớn nhỏ chỉ trong
vòng 7 tháng quân và dân tỉnh ta đã ti u diệt 7974 t n địch, bắt sống gần 1.000 tên,
xóa sạch hồn toàn 2 tiểu đoàn của binh đoàn cơ động tinh nhuệ, đánh thiệt hại nặng 4
tiểu đoàn, diệt gọn 1 chiến đoàn, 1 tiểu đoàn và 20 đại đội, san bằng 51 cứ điểm, đồn

bót, phá hỏng, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, giải phóng một vùng rộng lớn
hơn 200 cây số với 13 vạn dân, đưa căn cứ du kích vào ngay sát thành phố Đà Nẵng.
Cũng như quân và dân toàn tỉnh, đồng bào Hoà Vang chúng ta có quyền tự hào
đã góp phần vào cuộc tiến công, nổi dậy mạnh mẽ vào thắng lợi này. Điều đáng chú ý
là, mặc dù ở ngay sát Đà Nẵng, sào huyệt cuối cùng của địch tại Li n khu V, nhưng
nhân dân Hoà Vang chúng ta vẫn ki n cường chiến đấu, tiến kịp đà tiến công và nổi
20


dậy của quân và dân toàn tỉnh. Chỉ một ngày sau khi quân và dân tỉnh ta tiêu diệt địch
tại cứ điểm Bồ Bồ, thì ngày 20/7/1954 thì thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định
Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hịa bình trên bản đảo Đơng Dương.
Từ đây, Đảng bộ và đồng bào Hoà Vag cùng với toàn thể nhân dân miền Nam
bước vào trận chiến đấu mới: chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai của chúng,
tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, mở
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước.

21


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×