Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
--------------

LÊ THỊ HOÀNG YẾN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng, 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA
--------------

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẠI LỘC - QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC


Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thị Hà
Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hoàng Yến
Lớp

: 11CQM

Đà Nẵng, 2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Hoàng Yến
Lớp: 11CQM
1. Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc - Quảng Nam.
2. Nội dung nghiên cứu: Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn
huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.
3. Giáo viên hướng dẫn: Th. S Phạm Thị Hà
4. Ngày giao đề tài: tháng 9/2014
5. Ngày hoàn thành: tháng 4/2015
Chủ nhiệm Khoa


Giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi rõ họ, tên)

(ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp cho Khoa tháng 4/2015
Kết quả điểm đánh giá:
Ngày…tháng…năm 2015
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ,tên)


LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trường ĐHSP – ĐHĐN, được sự dạy dỗ tận tình của
quý Thầy Cô và sự giúp đỡ của bạn bè tôi đã trang bị cho mình những kiến thức
chuyên ngành quý báo, đủ khả năng để hồn thành Khóa luận Tốt nghiệp Cử nhân
Khoa Học Môi Trường với đề tài: “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc
tỉnh Quảng Nam”.
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này, trước tiên, tơi xin chân thành
cảm ơn quý Thầy Cô tại trường ĐHSP – ĐHĐN nơi đã gắng bó với tơi trong suốt
qng đời sinh viên. Và đặc biệt cảm ơn Th.S Phạm Thị Hà đã tận tình hướng dẫn
tơi hồn thành tốt nội dung khóa luận tốt nghiệp này.
Trong q trình làm khóa luận tốt nghiệp việc tìm hiểu và nghiên cứu cịn bỡ
ngỡ, chắc hẳn cịn nhiều thiếu sót. Mong q Thầy Cơ giúp đỡ và đóng góp ý kiến
để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng xin chúc quý Thầy Cơ trong khoa nói chung và Th.S Phạm Thị Hà
nói riêng dồi dào niềm vui trong công việc.

Trân trọng!

Quảng Nam, ngày… tháng…năm 2015
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hoàng Yến


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................. 3
1.1. Khái quát về chất thải rắn ................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn ................................................................................. 3
1.1.2. Phân loại chất thải rắn ................................................................................... 3
1.1.3. Thành phần của chất thải rắn ......................................................................... 4
1.1.4. Tính chất của chất thải rắn ............................................................................ 8
1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn ......................................................................... 11
1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt........................................................ 11
1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp ................................................... 11
1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp .................................................. 12
1.2.4. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại ........................................................ 12
1.3. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn .............................................................. 12
1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường nước ............................................................................ 12
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường đất ............................................................................... 13
1.3.3. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí .................................................................... 14
1.3.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người ....................................... 15
1.4. Vấn đề quản lý chất thải rắn ........................................................................... 16

1.4.1. Quy trình quản lý chất thải rắn ..................................................................... 16
1.4.2. Những vấn đề tồn tại trong quản lý chất thải rắn hiện nay ........................... 24
1.5. Tình hình quản lý chất thải rắn ....................................................................... 25
1.6. Tổng quan về huyện Đại Lộc – Quảng Nam .................................................. 27
1.6.1. Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................... 27
1.6.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 28


1.6.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài................................................................. 32
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................... 32
2.2.2. Phương pháp điều tra quan sát thực tế .......................................................... 32
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thống kê số liệu ....................................................... 33
2.2.4. Phương pháp phân tích đánh giá .................................................................. 33
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 34
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại LộcQuảng Nam ........................................................................................................... 34
3.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đại Lộc- Quảng Nam ................. 34
3.1.2. Chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện Đại Lôc – Quảng Nam ................ 42
3.2. Dự báo lượng phát sinh chất thải rắn đến năm 2020 ........................................ 45
3.2.1. Đối với chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 45
3.2.2. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại ............................................................... 45
3.3. Nhận xét tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc.............. 46
3.3.1. Tình hình chung ........................................................................................... 46
3.3.2. Kết quả thực hiện ......................................................................................... 46
3.4. Nhận xét về tình hình vệ sinh mơi trường trên địa bàn huyện Đại Lộc ............ 48
3.5. Đánh giá nhận thức cộng đồng về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn
huyện Đại Lộc ....................................................................................................... 49
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT

THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC – QUẢNG NAM ..................... 51
4.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn ....................................................... 51
4.1.1. Xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp chất thải rắn ........................................ 51
4.1.2. Xây dựng mơ hình kết hợp các giải pháp trong chiến lược quản lý chất thải
rắn ......................................................................................................................... 51
4.1.3. Tăng cường kết hợp các bên liên quan ......................................................... 51


4.2. Nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đại Lộc – Quảng
Nam ...................................................................................................................... 52
4.2.1. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ........................................................ 52
4.2.2. Cải thiện vệ sinh môi trường ........................................................................ 53
4.3. Cải thiện công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc – Quảng
Nam. ..................................................................................................................... 53
4.3.1. Giải pháp về phân loại rác tại nguồn ............................................................ 53
4.3.2. Hoàn thiện hệ thống thu gom và lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn 54
4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ................................................................... 55
4.5. Giải pháp về giáo dục, đào tạo ........................................................................ 55
4.6. Giải pháp về chính sách .................................................................................. 56
4.6.1. Thành lập thị trường trao đổi chất thải ......................................................... 56
4.6.2. Kiểm sốt mơi trường .................................................................................. 57
4.7. Giải pháp về kinh tế ........................................................................................ 57
4.8. Quản lý CTR theo mơ hình 3R ....................................................................... 58
4.9. Các giải pháp hỗ trợ ........................................................................................ 58
4.9.1. Kêu gọi đầu tư ............................................................................................. 58
4.9.2. Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân và cộng đồng ............. 58
4.9.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ......................................... 58
4.9.4. Hồn thiện thể chế chính sách ...................................................................... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 62

PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một số
địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. HCM, năm 2009 - 2010 ......... 5
Bảng 1.2. Thành phần của chất thải rắn y tế phát sinh tại các khu vực khác nhau ở
Việt Nam ................................................................................................................. 6
Bảng 1.3. Tổng hợp lượng phát sinh chất thải rắn nông nghiệp ............................... 7
Bảng 1.4. Tính chất vật lý của chất thải rắn ............................................................. 9
Bảng 1.5. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác ...................... 14
Bảng 1.6. Diễn biến thành phần khí thải bãi rác .................................................... 15
Bảng 1.7. Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn đối với chất thải nguy hại .............. 21
Bảng 1.8. Yêu cầu màu sắc, túi thùng đựng và biểu tượng chỉ chất thải y tế .......... 22
Bảng 3.1. Khối lượng rác thu gom trên các xã, thị trấn, huyện Đại Lộc năm 2014 35
Bảng 3.2. Tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn huyện Đại Lộc ................................ 36
Bảng 3.3. Lộ trình vận chuyển xe thu gom rác các tuyến trên địa bàn huyện Đại Lộc
năm 2014............................................................................................................... 37
Bảng 3.4. Mức thu phí vệ sinh mơi trường đối với rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Đại Lộc năm 2014 ....................................................................................... 41
Bảng 3.5. Dự báo lượng phát thải CTR sinh hoạt huyện Đại Lộc đến năm 2020 ... 45
Bảng 3.6. Dự báo lượng phát thải chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2020 .......... 45


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ ngun tắc của một hệ thống quản lý chất thải rắn ....................... 16
Hình 1.2. Sơ đồ cơng nghệ đốt .............................................................................. 19
Hình 1.3. Sơ đồ quản lý chất thải rắn nguy hại ...................................................... 20
Hình 1.4. Bản đồ hành chính huyện Đại Lộc ......................................................... 27
Hình 3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đại Lộc ...... 34

Hình 3.2. Quy trình thu gom rác bằng xe bagac kéo tại thơn, xóm ........................ 39
Hình 3.3. Quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt của công ty TNHH MTV
MTĐT Quảng Nam chi nhánh Huyện Đại Lộc ...................................................... 39
Hình 3.4. Quy trình xử lý chôn lấp tại bãi rác Đại Hiệp ........................................ 40


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BYT

: Bộ y tế

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

CTRNH

: Chất thải rắn nguy hại

DO


: Hàm lượng oxi hịa tan

MT&ĐT

: Mơi trường và Đơ thị

ODA

: Tổ chức phi lợi nhuận

TN&MT

: Tài nguyên và Môi trường

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UBND

: Uỷ ban nhân dân

URENCO

: Công ty môi trường Đô thị

WHO

: Tổ chức y tế thế giới


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Môi trường đang là một mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại và là một
trong những vấn đề thời sự của nước ta. Với sự phát triển không ngừng về tốc độ
lẫn quy mô, cả số lượng, chất lượng của đô thị, khu đơ thị,… thì vấn đề này đang
dần trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Mặc
dù đã có sự quan tâm đến công tác quản lý các loại chất thải rắn phát sinh như: chất
thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại..v..v. tuy nhiên
vẫn chưa đáp ứng đạt yêu cầu lâu dài tiến tới sự phát triển bền vững mà vẫn đang là
những giải pháp mang tính tạm thời, trước mắt.
Thời gian qua tỉnh Quảng Nam cũng đã có những sự phát triển vượt bậc về
kinh tế lẫn xã hội, cùng với sự phát triển đó lượng chất thải rắn thải ra khơng ngừng
tăng lên. Với mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn, chất thải rắn đã gây ra khơng ít lo
ngại cho mơi trường và sức khỏe con người, thiết nghĩ cần có những biện pháp hữu
hiệu để nâng cao nhận thức của cộng đồng cũng như nâng cao chất lượng quản lý
môi trường tại địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện
trạng quản lý chất thải rắn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải
rắn trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp, với
những nội dung chính là:
- Điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đại Lộc;
- Điều tra đánh giá hiện trạng CTR trên địa bàn huyện Đại Lộc gồm:
+ Điều tra đánh giá nguồn phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR bao
gồm CTR sinh hoạt và CTR nguy hại trên địa bàn huyện Đại Lộc.
+ Nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ mơi trường nói chung và công
tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng;
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại
Lộc.

1



2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Đại
Lộc;
- Dự báo tốc độ phát sinh chất thải rắn trong thời gian sắp tới trên địa bàn
huyện Đại Lộc;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn một cách thiết
thực, hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đánh giá đúng hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện
Đại Lộc và cung cấp các giải pháp quản lý chất thải rắn một cách kinh tế và phù
hợp với tình hình của địa phương; nâng cao nhận thức của người dân về ảnh hưởng
của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con người, đồng thời khuyến khích
người dân tái chế, tái sử dụng chất thải rắn góp phần giảm bớt áp lực của chất thải
rắn đến môi trường;
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào thực tế và các kiến
thức thực tế giúp nâng cao nhận thức và sự trưởng thành cho bản thân.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1. Khái quát về chất thải rắn
1.1.1. Khái niệm chất thải rắn [1], [2]
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các
hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động
sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …). Trong đó quan trọng nhất là các loại
chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật
đã khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ đời sống của
mình và thải ra các chất thải rắn. Khi ấy sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của

con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng bởi vì mật độ dân cư
cịn thấp. Bên cạnh đó diện tích đất cịn rộng nên khả năng đồng hóa các chất thải
rắn rất lớn, do đó đã khơng làm tổn hại đến môi trường.
Khi xã hội phát triển con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, làng,
cụm dân cư thì sự tích lũy các chất thải rắn trở thành một trong những vấn đề
nghiêm trọng đối với cuộc sống nhân loại. Thực phẩm thừa và các loại chất thải
khác bị thải bỏ bừa bãi khắp nơi trong thị trấn, trên đường phố, trục lộ giao thông,
các khu đất trống, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển các loài
gặm nhấm như chuột… làm phát sinh nhiều căn bệnh mới.
Từ đó, người ta đã thấy mối quan hệ mật thiết giữa môi trường và con người
và công tác quản lý chất thải rắn bắt đầu được chú ý từ đây.
1.1.2. Phân loại chất thải rắn [1], [2], [4], [7]
Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau và được phân
loại theo nhiều cách.
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngồi nhà, trên đường phố, chợ…
- Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần
hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, dẻ vụn, cao
su, chất dẻo…
- Theo bản chất nguồn tạo thành: chất thải rắn được phân thành các loại như:
3


Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan trường học, các
trung tâm dịch vụ thương mại.
Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng cơng trình, các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng

kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ cống thoát
nước.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp như trồng trọt thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra
từ chế biến sữa, của các loài giết mổ…
- Theo mức độ nguy hại, chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ, các chất phóng xạ, các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động thực vật.
Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và
nông nghiệp.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
1.1.3. Thành phần của chất thải rắn [1], [2], [4]
Thành phần của chất thải rắn biểu hiện sự đóng góp và phân phối của các
phần riêng biệt mà từ đó tạo nên dịng chất thải. Thơng tin về thành phần chất thải
rắn đóng vai trị rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn những thiết bị thích
hợp cần thiết để xử lý, các quá trình xử lý cũng như việc hoạch định các hệ thống,
chương trình và kế hoạch quản lý chất thải rắn.
1.1.3.1. Thành phần chất thải rắn đơ thị
Chất thải rắn đơ thị có thành phần vô cùng phức tạp, bảng 1.1 dưới đây sẽ
cho chúng ta biết về thành phần chất thải rắn tại một số thành phố lớn ở Việt Nam.

4


Bảng 1.1. Thành phần % CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp của một
số địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, TP. HCM, năm 2009 - 2010
STT


Loại chất





Hải

Hải

Huế

thải

Nội

Nội

Phịng Phịng Thủy

Nam

Xn

Tràng

Sơn

Sơn


Cát

Đình Phương


Đà

HCM

Bắc

Nẵng

Hiệp

Ninh

Hịa

Phước

Thị

Khánh

trấn
Hồ

1


Rác hữu cơ 53,81 60,79

55,18

57,56

77,1

68,47

62,83

56,90

2

Giấy

6,53

5,38

4,54

5,42

1,92

5,07


6,05

3,73

3

Vãi

5,82

1,76

4,57

5,12

2,89

1,55

2,09

1,07

4

Gỗ

2,51


6,63

4,93

3,70

0,59

2,79

4,18

-

5

Nhựa

13,57

8,35

14,34

11,28 12,47

11,36

15,96


9,65

Da và cao su 0,15

0,22

1,05

1,90

0,28

0,23

0,93

0,20

6
7

Kim loại

0,87

0,25

0,47

0,25


0,40

1,45

0,59

-

8

Thủy tinh

1,87

5,07

1,69

1,35

0,39

0,14

0,86

0,58

9


Sành sứ

0,39

1,26

1,27

0,44

0,79

0,79

1,27

-

10

Đất và cát

6,29

5,44

3,08

2,96


1,70

6,75

2,28

27,85

11

Xỉ than

3,10

2,34

5,70

6,06

-

0,00

0,39

-

12


Nguy hại

0,17

0,82

0,05

0,05

-

0,02

0,05

0,07

13

Bùn

4,34

1,63

2,29

2,75


1,46

1,35

1,89

-

14

Các loại

0,58

0,05

1,46

1,14

-

0,03

-

-

100


100

100

100

100

100

100

100

khác
Tổng

(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011, Chất Thải Rắn)
Theo khuyến cáo của tổ chức WHO cần phải đặc biệt quan tâm đến chất thải
rắn nguy hại trong thành phần của chất thải rắn, một trong số đó nguy hiểm nhất
vẫn là chất thải rắn y tế, thành phần nguy hại trong chất thải rắn y tế chiếm từ 10 –

5


25%, bao gồm các chất thải lây nhiễm, dược chất, chất hóa học, phóng xạ, kim loại
nặng, chất dễ cháy nổ… còn lại 75 – 90%, gồm các chất thải thơng thường, tương tự
như chất thải sinh hoạt trong đó có nhiều thành phần khơng chứa yếu tố nguy hại
như nhựa, thủy tinh, kim loại, giấy…có thể tái chế. Bảng 1.2 dưới đây sẽ thống kê

thành phần của chất thải rắn y tế một số khu vực ở Việt Nam.
Bảng 1.2. Thành phần của chất thải rắn y tế phát sinh tại các khu vực khác
nhau ở Việt Nam
STT

Thành phần rác thải y tế

Tỷ lệ (%)

1
2

Các chất hữu cơ
Chai nhựa PVC, PE, PP

52,9
10,1

Có thành phần chất
thải nguy hại
Khơng


3

Bơng băng

8,8




4

Vỏ hộp kim loại

2,9

Khơng

5

2,3



6

Chai lọ, xilanh, ống thuốc bằng
thủy tinh
Kim tiêm, ống tiêm

0,9



7

Giấy các loại, carton

0,8


Khơng

8

Các bệnh phẩm sau mổ

0,6



9

Đất, cát, sành sứ và các chất thải
rắn khác
Tổng cộng

20,9

Khơng

100
(Nguồn: Bộ y tế)

Ngồi ra đơ thị cịn có lượng lớn CTR khác như chất thải điện tử và điện dân
dụng : tivi, tủ lạnh, quạt điện, máy tính, máy giặc, điều hịa, đồ dân dụng… CTR
xây dựng : gạch, ngói, sắt, bê tơng, xi măng, các dụng cụ xây dựng… CTR công
nghiệp: mỗi loại hình sản xuất cơng nghiệp sẽ sản sinh ra những chất thải tương ứng
trong quá trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu tạo thành phẩm.
1.1.3.2. Thành phần chất thải rắn nông thôn [1], [4]

Chất thải rắn nông nghiệp: gồm nhiều chủng loại khác nhau

6


+ Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: phân gia súc, các phế phụ phẩm trồng
trọt như rơm rạ, chất thải từ chăn nuôi, giết mổ ;
+ Các chất thải khó phân hủy và độc hại như: bao bì đóng gói, chai lọ đựng
thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… các bệnh phẩm của động vật nhiễm bệnh (gà
rù, lợn lở mồm long móng, gà cúm, trâu bị điên…) ;
Chất thải rắn làng nghề: Làng nghề là một đặc thù của nơng thơn Việt Nam
trong q trình phát triển kinh tế xã hội. Có khoảng 1450 làng nghề phân bố trên
các vùng nông thôn, mỗi năm phát thải khoảng 774000 tấn chất thải công nghiệp
không nguy hại. Các chất thải phát sinh từ các làng nghề ở nông thôn lớn nhất từ
các nghành gốm sứ, vật liệu xây dựng, lị vơi, lị gạch, tiếp đến là các ngành dệt may
thủ công, chế biến lương thực…
Chất thải rắn sinh hoạt ở nông thôn:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải
này mang bản chất dễ phân hủy sinh học, qúa trình phân hủy tạo ra các mùi khó
chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm;
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân ;
+ Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt dân cư;
+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và chất dễ cháy khác.
Bảng 1.3 sau đây sẽ giúp cho chúng ta thấy được lượng chất thải rắn nông
nghiệp phát sinh từ năm 2008, 2010 ở Việt Nam.
Bảng 1.3. Tổng hợp lượng phát sinh chất thải rắn nơng nghiệp
Chất thải
Đơn vị

Khối lượng
Năm
Bao bì thuốc bảo
Tấn/năm
11.000
2008
vệ thực vật
Bao bì phân bón
Tấn/năm
240.000
2008
Rơm rạ
Tấn/năm
76.000.000
2010
Chất thải rắn chăn
Tấn/năm
80.450.000
2008
ni
(Nguồn:Viện khoa học và công nghệ môi trường, Đại học Bách Khoa Hà Nội,2010)

7


1.1.4. Tính chất của chất thải rắn [2], [6], [8], [12], [13]
1.1.4.1. Tính chất vật lý của chất thải rắn
* Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là
trọng lượng của một đơn vị vật chất tính trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3).
Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, mùa trong

năm, thời gian lưu giữ chất thải. Khối lượng riêng của chất thải đơ thị dao động
trong khoảng 180-400 kg/m3, điển hình khoản 300kg/m3.
* Độ ẩm: Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng một trong 2 phương
pháp sau: Phương pháp khối lương ướt và phương pháp khối lượng khô.
Theo phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm tính theo khối lượng ướt của vật
liệu là phần trăm khối lượng ướt của vật liệu.
Theo phương pháp khối lượng khơ: độ ẩm tính theo khối lượng khô của vật
liệu là phần trăm khối lượng khô vật liệu.
Phương pháp khối lượng ướt được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý
chất thải rắn. Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:
a={(a-b)/a}*100
Trong đó: a là độ ẩm
a: Khối lượng mẫu ban đầu, kg
b: Khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 1050C, kg
* Kích thước và sự phân bố kích thước: Kích thước và sự phân bố kích thước
của các thành phần có trong chất thải rắn đóng vai trị quan trọng đối với quá trình
thu hồi vật liệu, nhất là khi sử dụng phương pháp cơ học như sàng quay và các thiết
bị tách loại từ tính.
* Khả năng tích ẩm: Khả năng tích ẩm của chất thải rắn là tổng lượng ẩm mà
chất thải có thể tích trữ được. Khả năng tích ẩm sẽ thay đổi tùy theo điều kiện nén
ép rác và trạng thái phân hủy của chất thải. Khả năng tích ẩm của chất thải rắn
thơng thường trong trường hợp khơng nén có thể dao động trong khoảng 50-60%.
* Tỷ trọng: Tỷ trọng của rác được xác định bằng phương pháp cân trọng
lượng và có đơn vị là kg/m3. Đối với rác thải sinh hoạt, tỷ trọng thay đổi từ 120-590

8


kg/m3. Đối với xe vận chuyển rác có thiết bị ép rác, tỷ trọng rác có thể lên đến
830kg/m3.

Bảng 1.4 dưới đây là những tính chất vật lý của chất thải rắn đô thị theo tỷ lệ
(%) trọng lượng, độ ẩm và trọng lượng riêng của chúng.
Bảng 1.4. Tính chất vật lý của chất thải rắn
Hợp phần

% Trọng lượng

Độ ẩm (%)

Trọng lượng riêng
(kg/m3)

Khoảng

Trung

Khoảng

Trung

Khoảng

Trung

giá trị

bình

giá trị


bình

giá trị

bình

(KGT)

(TB)

(KGT)

(TB)

(KGT)

(TB)

6-25

15

50-80

70

128-80

228


Giấy

25-45

40

4-10

6

32-128

81.6

Catton

3-15

4

4-8

5

38-80

49.6

Chất dẻo


2-8

3

1-4

2

32-128

64

Vải vụn

0-4

2

6-15

10

32-96

64

Cao su

0-2


0.5

1-4

2

96-192

128

Da vụn

0-2

0.5

8-12

10

96-256

160

Sản phẩm vườn

0-20

12


30-80

60

84-224

104

Gỗ

1-4

2

15-40

20

128-20

240

Thủy tinh

4-16

8

1-4


2

160-480

193.6

Can hộp

2-8

6

2-4

3

48-160

88

Kim loại không

0-1

1

2-4

2


64-240

160

Kim loại thép

1-4

2

2-6

3

128-1120

320

Bụi, tro, gạch

0-10

4

6-12

8

320-960


480

100

15-40

20

180-420

300

Chất thải thực
phẩm

thép

Tổng hợp

(Nguồn:Công ty môi trường đô thị Đà Nẵng, 2010)

9


1.1.4.2. Tính chất hóa học của chất thải rắn
* Cơng thức phân tử của chất thải rắn sinh hoạt: Các nguyên tố cơ bản trong
CTRSH bao gồm C (carbon), H (hydro), O (oxy), N (Nito), S (Lưu huỳnh) và tro.
Các nguyên tố thuộc nhóm halogen cũng được xác định do các dẫn xuất của clo
thường tồn tại trong thành phần khí thải khi đốt rác.
* Những tính chất cơ bản

Độ ẩm: phần ẩm mất đi khi sấy ở 1050C trong thời gian 1h.
Thành phần các chất bay hơi: phần khối lượng mất đi khi nung ở 9500C
trong tủ nung kín.
Thành phần carbon cố định: thành phần có thể cháy được cịn lại sau khi thải
các chất có thể bay hơi.
Tro: phần còn lại sau khi đốt trong lò hở.
* Điểm nóng chảy của tro: là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá trình đốt
cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng chảy
đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt rác sinh hoạt thường dao động trong khoảng từ
1100 – 12000C.
* Chất dinh dưỡng và những chất cần thiết khác: nếu thành phần chất hữu cơ
có trong chất thải rắn thông thường được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các sản
phẩm thơng qua q trình chuyển hóa sinh học (phân compost, methane, ethanol,…)
thì số liệu về chất dinh dưỡng và những nguyên tố cần thiết khác trong chất thải
đóng vai trị quan trọng nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho sinh vật cũng như yêu cầu
của sản phẩm sau q trình chuyển hóa sinh học.
1.1.4.3. Tính chất sinh học
* Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần chất hữu cơ: hàm lượng
các chất dễ bay hơi (VS), xác định bằng cách nung ở nhiệt độ 5500C, thường được
sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của chất hữu cơ có trong chất thải
rắn sinh hoạt.
* Sự hình thành mùi: mùi sinh ra khi tồn trữ chất thải rắn trong thời gian dài
giữa các khâu thu gom, trung chuyển và thải ra bãi rác nhất là ở những vùng có khi

10


hậu nóng do q trình phân hủy kị khí các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong chất
thải rắn sinh hoạt.
* Sự sinh sản ruồi nhặng: vào mùa hè của những vùng có khí hậu ấm áp, sự

sinh sản ruồi ở những khu vực chứa rác là vấn đề đáng quan tâm. Qúa trình phát
triển từ trứng thành ruồi thường ít hơn 2 tuần kể từ ngày đẻ trứng. Chu kỳ phát triển
của ruồi trong khu dân cư như sau:
- Trứng phát triển: 8 – 12 giờ;
- Giai đoạn đầu của ấu trùng: 20 giờ;
- Giai đoạng thứ hai của ấu trùng: 24 giờ;
- Giai đoạn thứ ba của ấu trùng: 3 ngày;
- Giai đoạn nhộng: 4 – 5 ngày.
1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn [1], [4], [6]
1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
- Từ khu dân cư (trong các hộ gia đình, biệt thự , chung cư): thực phẩm thừa
hoặc quá hạn sử dụng, giấy, thủy tinh…
- Từ khu thương mại (trong các nhà kho, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà trọ,
các trạm sửa chữa và dịch vụ): thức ăn, hàng hóa hết hạn sử dụng, giấy, thủy tinh,
kim loại…
- Từ cơ quan, công sở (trong các trường học, bệnh viện, văn phòng, cơ quan
chính phủ): giấy, thực phẩm thừa…
- Từ dịch vụ cơng cộng đô thị (trong các hoạt động dọn rác, vệ sinh đường
phố, cơng viên, khu vui chơi giải trí, bãi tắm): rác vườn, cành cây cắt tỉa, chất thải
chung tại các khu vui chơi, giải trí.
- Từ các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước: bùn, cặn…
- Tại các khu công nghiệp ( trong các nhà ăn, căng tin): giấy, thức ăn thừa…
1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp
- Các phế thải từ vật liệu trong q trình sản xuất cơng nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện.
- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất.
- Các phế thải trong q trình cơng nghệ.
11



- Bao bì đóng gói sản phẩm.
1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp
- Từ trồng trọt: thực vật chết, lá cành, cỏ…
- Từ thu hoạch nông sản: rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô…
- Từ hoạt động bảo vệ thực vật động vật: các chai lọ đựng thuốc
- Từ qúa trình bón phân kích thích tăng trưởng: bao bì đựng phân bón.
- Từ chăn ni: phân gia súc, phân gia cầm, động vật chết…
- Từ thú y: chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ
- Từ hoạt động chế biến sữa, giết mổ động vật.
1.2.4. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại
- Từ hoạt động cơng nghiệp: sản xuất hóa chất, sản xuất thuốc kháng sinh,
công nghiệp giấy, dệt nhuộm…
- Từ hoạt động nông nghiệp: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại.
- Từ các cơ sở y tế, bệnh viện, trạm xá: quá trình khám, chữa bệnh, điều trị,
phẫu thuật..
- Thương mại: q trình nhập khẩu các hàng độc hại khơng đạt yêu cầu cho
sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng.
- Trong dân dụng: sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các phịng
thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bơi trơn, ắc- quy các loại…
1.3. Ơ nhiễm mơi trường do chất thải rắn [2], [3], [4]
1.3.1. Ơ nhiễm mơi trường nước
Chất thải rắn không được thu gom, thải vào kênh rạch sông hồ, ao, gây ô
nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thơng, giảm diện tích tiếp
xúc của nước với khơng khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân
hủy trong nước và các chất ô nhiễm khác làm biến đổi màu của nước thành màu
đen, có mùi hơi thối khó chịu, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật
trong nguồn nước mặt bị suy thối.
Thơng thường các bãi chơn lấp chất thải rắn đúng kỹ thuật có hệ thống
đường ống, kênh rạch thu gom nước rỉ rác để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Tuy nhiên phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ

12


thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ bãi rác được thải trực tiếp
ra ao, hồ, kênh, mương gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Các chất ơ
nhiễm trong nước rị rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh
học, hóa học… Nhìn chung, mức độ ơ nhiễm trong nước rò rỉ rất cao (COD: từ
3000 – 45000mg/l, N – NH4+ : từ 10 – 800mg/l, BOD5: từ 2000 – 30000mg/l, TOC:
từ 1500 – 20000mg/l, phosphorus tổng cộng: từ 1- 70mg/l… và lượng lớn các vi
sinh vật). Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên, tự phát và bãi rác thơng thường (đáy
bãi rác khơng có lớp chống thấm, sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng…) cũng là
một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể. Các chất ơ nhiễm, chúng có khả năng
rỉ ra bên ngồi gây ô nhiễm tầng nước mặt, một phần chúng sẽ thấm sâu vào nước
ngầm, gây ô nhiễm cho tầng nước và rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng
nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ăn uống.
Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của
nước rỉ rác và của việc xả rác bừa bãi khơng có biện pháp xử lý nghiêm ngặt.
1.3.2. Ơ nhiễm mơi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra
nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh,
ống nhựa, dây cáp, bê tơng trong đất rất khó phân hủy. Chất thải kim loại đặc biệt là
các kim loại nặng như chì, kẽm, đồng, niken, cadimi…thường có nhiều ở các khu
khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm
nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới
sức khỏe. Các chất thải có thể gây ơ nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa,
phân bón thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất pin,
thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất…
Chất thải rắn đặc biệt là chất thải rắn nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa
chất, kim loại nặng, phóng xạ…nếu khơng được xử lý đúng cách, chỉ chơn lấp như
rác thải thơng thường thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất cao.

Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh
chất thải dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các loại hợp chất khác ảnh

13


hưởng tới môi trường. Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm
đất bị ảnh hưởng xấu.
1.3.3. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Khi vận chuyển và lưu trữ chất thải rắn sẽ phát sinh mùi do q trính phân
hủy các chất hữu cơ gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Các khí phát sinh từ q
trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn: amoni có mùi khai, phân có mùi hơi,
H2S có mùi trứng thối, sunfur hữu cơ có mùi bắp cải thối, mecaptan hơi nồng, amin
mùi cá ươn, điamin mùi thịt thối, khí clo hôi nồng, phenol mùi ốc đặc trưng.
Bên cạnh hoạt động chôn lấp chất thải rắn, việc xử lý chất thải rắn bằng biện
pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Việc đốt
rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. Chất thải rắn có thể bao gồm
các hợp chất chứa clo, flo, lưu huỳnh, và nito, khi đốt lên làm phát thải một lượng
khơng nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mịn. Mặt khác nếu nhiệt độ tại
lị đốt rác khơng đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm
bảo khiến cho chất thải rắn không được tiêu hủy hồn tồn làm phát sinh các khí
CO, oxyt nito, đioxin và furan bay hơi là các chất độc hại đối với sức khỏe con
người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (thủy ngân, chì) cũng có thể
bay hơi theo tro bụi phát tán vào mơi trường. Mặc dù ô nhiễm tro bụi thường là lý
do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô
nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin,
furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào khơng khí. Bảng 1.5 và 1.6 dưới đây sẽ
cung cấp một số thông tin về thành phần một số chất khí có trong bãi rác.
Bảng 1.5. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần khí


% Thể tích

CH4

45 – 60

CO2

40 – 60

N2

2–5

O2

0,1 – 1,0

NH3

0,1 – 1,0

14


SOX, H2S, Mercaptan…

0 – 1,0


H2

0 – 0,2

CO

0 – 0,2

Chất hữu cơ bay hơi vi lượng

0,01 – 0,6

Bảng 1.6. Diễn biến thành phần khí thải bãi rác
Khoảng thời gian
từ lúc hồn thành

% Trung bình theo thể tích
N2

CO2

CH4

0-3

5,2

88

5


3-6

3,8

76

21

6 - 12

0,4

65

29

12 - 18

1,1

52

40

18 - 24

0,4

53


47

24 - 30

0,2

52

48

30 - 36

1,3

46

51

36 - 42

0,9

50

47

42 - 48

0,4


51

48

chôn lấp (tháng)

(Nguồn: Handbook of Solid waste Management)
1.3.4. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người
Chất thải rắn phát sinh nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ
quan đơ thị, làng, xóm.
Thành phần chất thải rắn phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ người
hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… tạo điều kiện tốt cho muỗi,
chuột, ruồi sinh sản lây lan mầm bệnh cho con người, nhiều lúc trở thành dịch. Một
số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con
người như: sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, phó thương hàn, tiêu
chảy, giun sán, lao…

15


×