Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐẠO ĐỨC TRONG HÀNH NGHỀ DƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.17 KB, 20 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN
ĐẠO ĐỨC TRONG HÀNH NGHỀ DƯỢC
Câu 1: Trình bày và phân tích 10 điều y đức trong hành nghề dược do Bộ y
tế ban hành.
Trả lời:
 Điều 1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên
hết.
- Có sự khác nhau dược và y: dược được gọi là ngành kinh tế kỹ thuật, cịn y
gọi là kỹ thuật (khơng kinh tế).
- Dược ngồi làm kỹ thuật cịn được hoạt động kinh tế, được phép làm giàu
nhưng phải đặt lợi ích của bệnh nhân lên đầu.
Vì vậy suy ra ở điều 1 đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên chứ không phải đặt
kinh tế lên trên
 Điều 2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho
người bệnh và nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Kê thuốc phải hiệu quả, ít tiền nhất nhưng vẫn khỏi cho bệnh nhân
- Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người
bệnhvà nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
 Điều 3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật
liên quan đến bệnh tật của người bệnh.
Những quyền lợi của bệnh nhân như được chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn
điều trị, tình hình bệnh tật, các chính sách ưu đãi bệnh nhân cần được biết
đến và nhiệm vụ của các cán bộ y tế là phải truyền đạt đến cho bệnh nhân.
Một số loại bệnh tế nhị hay bất kỳ căn bệnh nào khác khi khơng có sự đồng ý
của bệnh nhân ta khơng được phép tiết lộ ( Người nhà bệnh nhân vẫn có thể


được biết) hay ngay cả những tâm sự của bệnh nhân không liên quan đến
bệnh tật


 Điều 4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định
chuyên môn; thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Khơng lợi dụng
hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi
ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
+ Phải lưu ý 7 thực hành tốt
+ Thực hiện các quy trình thao tác chuẩn.
Ví dụ ở nhà thuốc có 6 quy trình thao tác chuẩn sau đây:
+ Mua thuốc và kiểm tra chất lượng thuốc
+ Bán và tư vấn sử dụng thuốc kê đơn
+ Bán và tư vấn sử dụng thuốc không kê đơn
+ Sắp xếp và bảo quản thuốc
+ Giải quyết khiếu nại và thu hồi thuốc
+ Quản lý thuốc phải kiểm sốt đặc biệt
Ví dụ: Lợi dụng việc mình là thầy thuốc để khám chữa bệnh trái phép hay
bán thuốc khơng có giấy phép. Tun truyền các sản phẩm thuốc không rõ
nguồn gốc, không thông qua kiểm nghiệm.
 Điều 5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên
quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề
nghiệp.
Bí mật riêng tư của bệnh nhân đôi khi trong một vài trường hợp chúng ta
vẫn phải tiết lộ như trong việc truy bắt tội phạm, trong q trình làm việc,
cơng tác, có đơn vị nhà thuốc hay cá nhân y bác sỹ nào vi phạm các luật pháp
của ngành nghề thì mỗi cá nhân đều có quyền tố cáo với các cơ quan chức
năng có thẩm quyền để điều tra, xem xét.
 Điều 6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tơn
trọng đồng nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với
đồng nghiệp và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.


Phải trung thực, thật thà, , đồn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng

nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ như vậy chúng ta mới có thể đạt kết quả tốt trong
cơng việc và cuộc sống. Làm trịn đạo nghĩa “Tơn sư, trọng đạo”.
 Điều 7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt
nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa
học.
“Một cây làm chẳng nên non ba cây chụp lại nên hòn núi cao”. Hành nghề
y dược chúng ta không nên hoạt động độc lập, độc lập sẽ không thể mang
đến kết quả tốt nhất giống như trong việc điều trị cho bệnh nhân hay nghiên
cứu khoa học. các cán bộ y tế cần phải phối hợp chặn chẽ với nhau, giúp đỡ
nhau, hỗ trợ nhau giống như trong công tác chống dịch covid- 19 ngày nay
 Điều 8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Khơng
được vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của
người bệnh, ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.
Thận trọng, tỷ mỉ, chính xác là phẩm chất cực kỳ quan trọng trong hành
nghề y dược. Chúng liên quan trực tiếp tới tính mạng con người vậy nên
không phải cứ cố gắng học tập, chăm chỉ thì sẽ hành nghề được bởi khơng
phải ai cũng có tính tỷ mỉ, thận trọng, dù có cố gắng thay đổi nhưng đơi khi
nó lại giống phẩm chất bẩm sinh khó thay đổi.
Khơng vì bất kỳ mục đích lợi nhuận nào mà làm tổn hại đến sức khỏe và
quyền lợi bệnh nhân như việc:



Lấy bệnh tận để dọa nạt bệnh nhân mua thuốc hay điều trị không cần thiết
Kê thuốc kém chất lượng để đem lại lợi nhuận cao hay việc Dược sỹ tự ý

thay đổi mẫu mã của thuốc trong đơn

Kê đơn thuốc liều cao để câu kéo khách cho phịng khám hay cho nhà

thuốc của mình.
 Điều 9. Khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn, kinh
nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học-


công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ
xã hội trong mọi tình huống.
Nền văn minh nhân loại đang ngày càng phát triển, kiến thức y khoa ngày
càng nhiều, đòi hỏi mỗi dược sĩ, y bác sỹ cần liên tục cập nhật kiến thức mới
và nghiên cứu phát triển, cải tiến các kiến thức cũ. Luôn sẵn sàng phục vụ xã
hội trong mọi tình huống giống như việc đấu tranh chống lại dịch bệnh ngày
nay.
 Điều 10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương
mẫu thực hiện nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phịng
chống các tệ nạn xã hội.
Là người dược sĩ, y bác sĩ phải gương mẫu, thực hiện nếp sống văn minh
ví dụ như hút thuốc lá có hại cho sức khỏe vậy để bệnh nhân tin tưởng, tôn
trọng, nghe theo chỉ dẫn điều trị thì chính chúng ta khơng nên sử dụng thuốc
lá.
Câu 2: Trình bày và phân tích những đặc điểm chủ yếu của đạo đức trong
hành nghề dược ở Việt Nam.
Trả lời :
1. Đặt sức khỏe của bệnh nhân và lợi ích của cộng đồng lên trên hết.


Đây là phẩm chất quan trọng nhất đối với người dược sĩ. Ngành dược
trước hết là ngành khoa học kỹ thuật mà sản phẩm của nó để bảo vệ sức
khỏe của cộng động, chăm lo sức khỏe cho con người. Tính chất nhân đạo
quán triệt trong mọi hoạt động của ngành


• Mặt khác ngành dược là một ngành kinh tế đòi hỏi vận hành phải có lãi.
Tập thể cán bộ cơng nhân viên ngành dược nói chung, cá nhân mỗi người
dược sĩ nói riêng đều phải quán triệt tinh thần đặt sức khỏe bệnh nhân và
lợi ích của cộng đồng lên trên hết, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tính
nhân văn và yêu cầu làm kinh tế.


• Quan điểm này khi cụ thể hóa trong cuộc sống nghề nghiệp hàng ngày sẽ
vô cùng phức tạp : lấy lãi bao nhiêu là đủ, sự tôn trọng chất lượng thuốc,
giúp đỡ bệnh nhân lựa chọn thuốc với thuốc khơng kê đơn, góp phần vào
việc kê đơn thuốc hợp lý, an tồn, hiệu quả.
• Qn triệt đặc điểm này của đạo đức hành nghề dược cũng là thực hiện tốt
lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : Lương y như từ mẫu
2. Trung thực, đồn kết, tơn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
• Trung thực là phẩm chất rất quan trọng của đạo đức hành nghề dược vì
nhiều hành vi của người dược sĩ chỉ bản thân người đó biết, nhiều việc chỉ
có người đó và bệnh nhân biết trong điều kiện người bệnh nhân khơng có
kiến thức về dược phẩm như dược sĩ.
• Một số biểu hiện của sự thiếu trung thực : còn thuốc nhưng nói dối là hết
thuốc để bắt họ mua thứ thuốc khác mang lại lợi nhuận nhiều hơn, thực
hiện quy trình chun mơn sai sót nhưng khơng dũng cảm thừa nhận, để
thuốc kém phẩm chất lưu hành trên thị trường, cố bán gấp hết những
thuốc đã có quyết định thu hồi trước khi cơ quan thanh tra đến, thu lãi
nhiều hơn phần lãi suất được quy định.v.v.
3. Phải thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong khi hành nghề.


Nghề dược cũng như nghề y là nghề nghiệp có liên quan trực tiếp đến sức
khỏe, tính mệnh con người, do đó phải thận trọng, tỉ mỉ, chính xác trong
hành nghề.


• Dược sĩ sản xuất bào chế, dược sĩ lâm sàng, dược sĩ cộng đồng (dược sĩ
chủ nhà thuốc) đều cần đức tính này tuy biểu hiện có khác nhau
• Kẻ thù của việc thể hiện đức tính này là sự dấu dốt. Ví dụ như không nên
ngại khi mở sách tra cứu trước mặt bệnh nhân nếu như trót quên liều dùng
thuốc đang cần hướng dẫn.


4. Học suốt đời.


Đây là yêu cầu chung với mỗi con người trong xã hội hiện đại, khi chu
kì bán hủy kiến thức của loài người ngày càng ngắn lại, y học và dược học
ngày càng phát triển thì các loại thuốc mới, các cách dùng mới, các tác
dụng phụ mới sẽ được phát hiện nhiều hơn. Người dược sĩ phải nắm bắt
được những kiến thức mới đó mới có thể phục vụ có hiệu quả…



Với sự bùng nổ thơng tin hiện nay chúng ta có thể học tập được từ rất
nhiều nguồn, không chỉ từ trong sách đã in, từ đồng nghiệp như trước đây.

5. Tôn trọng và khai thác y dược học cổ truyền.
• Y học hiện đại mới chỉ được đưa vào nước ta từ khoảng hai thế kỷ nay.
Trước đó chỉ nhờ y dược học cổ truyền mà ông cha ta đã bảo vệ sức khỏe,
tồn tại hàng nghìn năm.
• Vì vậy việc tơn trọng và khai thác y dược học cổ truyền, kết hợp đông y
với tây y, thực hiện thuốc nam chữa bệnh cho người nam là một việc rất
cần thiết
• Chúng ta khơng chỉ coi đây là một quan điểm mà phải coi đây là vấn đề

đạo đức hành nghề
• Trong việc khai thác và kết hợp với y dược học cổ truyền, sự trung thực
vơ cùng quan trọng, đó là sự dũng cảm bỏ qua những kinh nghiệm, bài
thuốc lạc hậu, thất truyền, thiếu cơ sở khoa học để tiếp thu những tinh túy
thực sự, xây dựng một nên y dược học Việt Nam
Câu 4: Trình bày và phân tích u cầu đạo đức trong đào tạo nhân viên giới
thiệu thuốc.
Trả lời :
1. Người giới thiệu thuốc đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp thơng tin
chính xác, trung thực, cập nhật về thuốc cho cán bộ y tế liên quan đến các chỉ


định đã được cơ quan quản lý phê duyệt cho phép sử dụng, các lợi ích hoặc rủi
ro của sản phẩm. Người giới thiệu thuốc được coi như đầu mối liên lạc giữa
Công ty sản xuất, kinh doanh với cán bộ y tế là người kê đơn thuốc. Do vậy hoạt
động của những người giới thiệu thuốc đại diện cho Cơng ty trên thị trường, thể
hiện tính chun nghiệp và liêm chính của Cơng ty trong hoạt động kinh doanh.
2. Công ty cần đảm bảo tất cả những người giới thiệu thuốc của Công ty, hay do
Công ty thuê, là những người tiếp xúc trực tiếp với cán bộ y tế, đều phải được
huấn luyện về luật, quy chế và quy tắc có liên quan, bao gồm cả Nguyên tắc Tự
nguyện về đạo đức.
3. Công ty cần đảm bảo người giới thiệu thuốc có kiến thức chun mơn và
được đào tạo phù hợp về khoa học và thông tin sản phẩm để đảm bảo họ đủ khả
năng trình bày thơng tin một cách chính xác, cập nhật và đầy đủ, theo đúng quy
định của luật pháp và quy chế liên quan.
4. Công ty cần tiến hành kiểm tra đánh giá theo định kỳ về kiến thức của người
giới thiệu thuốc, cả về luật pháp, quy chế, quy tắc và thông tin sản phẩm, cũng
như có đánh giá về hành vi làm việc đảm bảo theo đúng quy định luật pháp, quy
chế và Nguyên tắc đạo đức .
5. Khi một nhân viên khơng tn thủ theo đúng các chính sách của công ty cũng

như các Nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh dược, Cơng ty cần có biện pháp
kỷ luật thích hợp.
Câu 5: Trình bày và phân tích u cầu phải tư vấn một cách trung thực,
không vụ lợi
Trả lời :
Phải tư vấn một cách trung thực, không vụ lợi.
- Đây là yêu cầu đạo đức rất quan trọng. Nếu ta đặt sức khoẻ bệnh nhân và
lợi ích cộng đồng lên trên hết,ta sẽ khắc phục được khuyết điểm thiếu
trung thực,vụ lợi trong tư vấn.


Ví dụ:
Đơn thuốc của bệnh nhân ghi thuốc A nhưng nhà thuốc của mình khơng
có,người dược sĩ thay thế bằng thuốc B,loại thuốc mà nhà thuốc sẵn có
mặc dầu thuốc B không phải là sự thay thế hợp lý thuốc A.Như thế là đã
vụ lợi trong tư vấn,hành vi không thể chấp nhận.
- Cũng có khi nhà thuốc có sẵn loại thuốc ghi trong đơn nhưng dược sĩ lại
hướng dẫn khách hàng mua loại thuốc khác có chiết khấu cao hơn,được
khuyến mại nhiều hơn mặc dầu khơng thật thích hợp với bệnh của bệnh
nhân.
- Cũng cần tránh việc dùng bệnh tật dọa nạt để ép bệnh nhân mua
thuốc,càng nhiều càng tốt cho nhà thuốc của mình
- Điều cần nhớ là khơng thể tránh được mục đích thu lãi trong kinh doanh
thuốc, song dung hòa, cân đối việc này với lợi ích của người bệnh, của
cộng đồng là nhiệm vụ của người dược sĩ chủ nhà thuốc.

Câu 6: Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn một cách rõ ràng, dễ
hiểu.
Trả lời :
- Trước hết, cần xác định rõ đây là tư vấn cho người khơng có chun mơn y

dược, khác với việc tư vấn cho bác sĩ trong bệnh viện. Do vậy, cần tránh dùng
các từ chuyên môn. Ngôn từ cần rõ ràng, dễ hiểu sao cho khách hàng hiểu được
dễ dàng.
- Cần xác định rõ nội dung cần truyền đạt cho bênh nhân, chỉ nói những điều cần
thiết, khơng giải thích lan man có thể khiến bênh nhân hoang mang.
- Thông tin tư vấn cho bệnh nhân có hai hinh thức là nói và viết. Cũng cần chú ý
đến việc tư vấn bằng cách viết. Việc ghi liều dùng, cách dùng trên bao bì thuốc


cũng cần rõ ràng để bệnh nhân đọc được, không được ghi quá tóm tắt để khách
hàng có thể suy diễn sai.
Câu 7: Trình bày những nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Hensinki 2
(thuyên ngôn Tokyo 1975)
1. Nghiên cứu y sinh phải tuân theo nguyên tắc khoa học và phải dựa trên
nghiên cứu trong phịng thí nghiệm và trên động vật một cách đầy đủ, và dựa
trên các kiến thức hàn lâm từ các tài liệu khoa học.
2. Thiết kế từng phép thử nghiệm trên đối tượng với con người phải được hình ất
cả các cấp nhà phải đi qua nào đó cưỡng ng nhiên của t thành trong đề cương
nghiên cứu và phải được đánh giá bởi một hội đồng độc lập.
3. Nghiên cứu thử nghiệm phải được thực hiện bởi cán bộ có đủ trình độ khoa
học tương xứng và được giám sát bởi các chuyên gia y học có kinh nghiệm lâm
sàng.
4. Bất cứ nghiên cứu y sinh học nào, có đối tượng nghiên cứu là con người, cũng
cần phải được đánh giá một cách cẩn thận các nguy cơ có thể lường trước so với
các lợi ích có thể đạt được, cho đối tượng nghiên cứu và các đối tượng khác.
Quan tâm đến lợi ích của đối tượng nghiên cứu luôn phải đặt trên lợi ích của
khoa học và của xã hội.
5. Quyền lợi của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo về sự toàn vẹn luôn luôn
phải đặt lên hàng đầu tất cả các điều dự phòng phải được tiến hành, đảm bảo sự
bi mật riêng tư của đối tượng và hạn chế tác động nghiên cứu lên sự toàn vẹn về

thể chất và tâm thần của đối tượng.
6. Sự chính xác của kết quả nghiên cứu phải được bảo vệ; bất cứ một nghiên cứu
nào tiến hành trên con người thì mỗi một đối tượng dự kiến nghiên cứu phải
được biết thông tin đầy đủ về mục tiêu, các phương phá, các lợi ích có thể và các
tác hại có thể trong nghiên cứu, cũng như những phiền muộn có thể gây ra.
7. Khi đạt được sự thỏa thuận tham gia trong nghiên cứu, sau khi có được thơng
tin, bác sĩ phải đặc biệt thận trọng nếu đối tượng trong tình trạng phụ thuộc bác


sĩ, Không được gây áp lực hoặc đe dọa gây bắt buộc đối tượng tham gia nghiên
cứu.
8. Trong trường hợp đối tượng thiếu hành vi năng lực, cac thỏa thuận phải được
sự đồng ý của người đại diện trách nhiệm về mặt pháp lý phù hợp theo luật pháp
của từng quốc gia.
9. Các đối tượng tham gia nghiên cứu được tự do bỏ cuộc hay rút khỏi nghiên
cứu bất cứ lúc nào.
Bản thân việc đạt được các thỏa thuận đầy đủ về sự tự nguyện tham gia
nghiên cứu là chưa đủ đảm bảo để bảo vệ cho đối tượng, mà cần phải tiến hành
đánh giá một cách độc lập đề cương nghiên cứu về khía cạnh đạo đức trong
nghiên cứu.
Hơn nữa, rất nhiều đối tượng bao gồm cả trẻ em và người lớn bị khiếm
khuyết và khiểu năng tâm thần, họ hồn tồn khơng quen biết với các khái niệm
về y học hiện đại, do đó họ khơng thể đưa ra sự bằng lòng tham gia nghiên cứu.
Đối với những nghiên cứu trên đối tượng đặc biệt này, việc đánh giá một
cách độc lập đề cường nghiên cứu về khía cạnh đạo đức là bắt buộc.

Câu 8: Trình bày và phân tích yêu cầu cần phải tư vấn bằng thái độ giao
tiếp cởi mở, than mật, tạo được sự tin cậy của khách hàng.
Trả lời:



Người dược sĩ có trách nhiệm ngày càng lớn trong chăm sóc sức khỏe

người bệnh, để đảm bảo rắng người bệnh sẽ đạt được những kết quả như mong
muốn khi được điều trị bằng thuốc. Vai trò quan trọng này yêu cầu các dược sĩ
phải thay đổi quan điểm hành động từ việc coi “thuốc là trung tâm” sang việc
chăm sóc coi “người bệnh là trung tâm”.


Để thực hiện được phương châm này, người dược sĩ coi hoạt đơng chăm

sóc người bệnh là trung tâm phải phát triển mối quan hệ giao tiếp với người
bệnh, tăng cường mở rộng trao đổi thông tin, đưa người bệnh tham gia vào quá


trình quyết định liên quan đến điều trị và phải nắm bắt được mục đích điều trị đã
được chính người bệnh cũng như nhân viên y tế chỉ định.


Quá trình giao tiếp giữa người dược sĩ với người bệnh được thực hiện

thơng qua 2 khâu chính:
a) Thiết lập mối quan hệ tiến triển tốt đẹp giữa người dược sĩ (với tư cách nhà
cung cấp dịch vụ) với người bệnh.
b) Trao đổi những thơng tin cần thiết để đáng giá tình trạng sức khỏe của bệnh
nhân, cải thiện việc điều trị bằng thuốc và đánh giá hiệu quả điều trị thông qua
chất lượng cuộc sống người bệnh.


Để lập mối quan hệ thực sự tin tưởng với một bệnh nhân không phải là


vấn đề đơn giản mà rất tế nhị. Chất lượng mối quan hệ này là rất quan trọng. Tất
cả hành động chuyên môn liên quan giữa dược sĩ và người bệnh nằm trong
phạm vi mối quan hệ mà họ thiết lập. Một mối quan hệ tốt là cơ sở cho phép
người dược sĩ hiểu được trách nhiệm chuyên môn của mình trong việc chăm sóc
bệnh nhân.


Mục tiêu cuối cùng của cuộc giao tiếp giữa dược sĩ, với tư cách nhà

chuyên môn, với người bệnh và các hoạt động tham gia vào mối quan hệ này
luôn phải được xác định và tuân thủ. Mục tiêu cần thiết là đạt được sự hiểu biết
lẫn nhau và phải bảo đảm cải thiện được chất lượng sống của người bệnh.Bởi
vậy,người dược sĩ phải nghĩ đến lợi ích của người bệnh và giúp họ đạt được mục
đích.


Muốn vậy,người dược sĩ cần xác định xem mình phải làm gì để thực sự

đáp ứng được nhu cầu điều trị của người bệnh.Nhiệm vụ của người dược sĩ
không chỉ là cung cấp thông tin về thuốc cho người bệnh mà phải bảo đảm rằng
bệnh nhân hiểu đúng về cách điều trị để sử dụng thuốc một cách an tồn hợp
lý.Nhiệm vụ của người dược sĩ khơng phải là làm những gì người bệnh muốn
mà phải giúo họ đạt được kết quả điều trị như mong muốn.




Cung cấp thông tin hoặc cố gắng cải thiện sự tuân thủ của người bệnh cần


được coi là một phương thức để đạt được kết quả như mong muốn hơn là chỉ để
làm cốt cho xong việc. Sự giao tiếp giữa dược sĩ và nhân viên y tế đưa đến một
kết quả là thiết lập được mối quan hệ điều trị để cung cấp một cách hiệu quả
dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà người bệnh cần


Nguyên tắc đặt ra của việc thiết lập mối quan hệ này là sưc khỏe người

bệnh lên trên hết.Ngoài ra,người dược sĩ,do sự hiểu biết về chun mơn và vị trí
đặc biệt trong xã hội,phải chịu trách nhiệm rất lớn để bảo đảm quá trình giao
tiếp hiệu quả trong những cuộc gặp gỡ với các nhà chun mơn.


Có thiện chí rồi, người dược sĩ cịn cần có kỹ năng giao tiếp tốt.Muốn

vậy,cần hiểu biết vàrèn luyện lâu dài.Quá trình giao tiếp giữa các cá nhân bao
gồm cả cách thể hiện bằng ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ - gồm các yếu tố: cử
chỉ,khoảng cách giao tiếp, môi trường diễn ra các hoạt đông giao tiếp và các yếu
tố tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến q trình giao tiếp phi ngơn ngữ.
- Cử chỉ:
+ Giao tiếp bằng mắt (chăm chú nhưng khơng nhìn chằm chằm)
+ Tư thế thoải mái
+ Điệu bộ phù hợp,thoải mái
+ Đối diện (vai thẳng góc) với người khác
+ Hơi nghiêng người về phía người khác
+ Người đứng thẳng(đầu ngẩng lên)
- Khoảng cách :
Trong tư vấn thuốc,với khoảng cách vượt qua giới hạn an tồn (>120cm)
bạn thường bị coi là khơng tận tâm hay thiếu ân cần với bệnh nhân.



Do đó, khi tư vấn cho bệnh nhân,bạn cần thiết phải đứng đủ gần để đảm
bảo tính riêng tư,đồng thời khoảng cách phải đủ xa để cả hai cùng cảm thấy
thoải mái.Phần lớn mọi người thể hiện họ có cảm thấy thoải mái hay không bằng
cách lùi lại hay tiến lên để đảm bảo khoảng cách phù hợp.
- Một số rào cản trong giao tiếp bằng cử chỉ :
o Thiếu sự giao tiếp bằng mắt với bệnh nhân
Thật khó chịu khi nói chuyện vói một người khơng nhìn vào mình.Nhiều
dược sĩ có xu hướng nhìn vào đơn thuốc hay những thứ khác xung quanh khi nói
chuyện.Hành vi này có thể làm khách hàng nghĩ rằng bạn không thực sự tự tin
vào những gì mình đang nói hoặc bạn khơng thực sự quan tâm đến họ.
o Biểu hiện của nét mặt:
Nét mặt của bạn có thể đưa ra một thơng điệp mà bạn khơng có ý định
chuyển nó tới khách hàng.Nên nhớ rằng người ta có xu hướng tin vào những
điều họ thấy hơn những điều họ nghe!
o Tư thế đứng của bạn:
Tư thế đứng cũng có thể tạo cảm giác gần gũi hoặc xa cách.Khách hàng hay
quan sát thế đứng mà suy đốn liệu bạn có sẵn lịng nói chuyện hay khơng.
o Giọng nói:
Người ta hiểu bức thơng điệp khơng chỉ qua lời nói mà cịn qua giọngnói.với
nỗ lực muốn loại bỏ rào cản này ,nhiều dược sĩ đã ghi âm giọng nói của mình và
khi nghe lại,bỗng nhận thấy họ phát âm khác rất xa so với những gì họ mong
đợi.
Về kỹ năng giao tiếp,cịn có nhiều vấn đề cần bàn luận,song nếu có một tấm
lịng,chắc chắn chúng ta sẽ thưc hiện tốt được sự tiếp xúc với bênh nhân bằng
thái độ thân tình , cởi mở và gây được sự tin cậy.


Câu 9: Trình bày và phân tích u cầu phải tư vấn để góp phần đẩy mạnh
việc kê đơn, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Trả lời:
1. Khái niệm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn:
Mục tiêu của bất cứ hệ thống quản ly thuốc nào cũng là cung ứng đúng
thuốc, tới đúng người bệnh, những người cần thuốc. Các bước lựa chọn mua
hàng, phân phối là tiền đề để sử dụng thuốc hợp lý.
Sử dụng thuốc hợp lý an toàn là yêu cầu của người bệnh nhận được thuốc
thích hợp với nhu cầu lâm sàng của họ, phù hợp với yêu cầu cá nhân của riêng
của cá nhân họ, trong một khoảng thời gian thỏa đáng và ở mứuc độ chi phí thấp
nhất đối với họ và cộng đồng. ( Hội nghị Nairobi 1985).
Yêu cầu sử dụng thuốc hợp lý chỉ có thể tiến ahfnh được nếu cả hai quá
trình kê đơn và cung ứng thuốc được thực hiện 1 cách thảo đáng ( thực hành kê
đơn tốt và thực hành nhà thuốc tốt phải tiến hành song song cùng lsuc). Quá
trình này liên quan đến các bước chẩn đốn đúng, kê đơn chính xác, cung ứng
và hơng tin thích hợp với người bệnh. việc cung ứng thuốc và thơng tin thích
hợp vớ người bệnh là trach nhiệm của người dược sĩ.
2. Vai trò của người dược sĩ trong tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn.
-

Tổ chức y tế thế giới đã khuyến cáo vai trò đặc biệt của người dược sĩ.,
đặc biệt là trong đảm bảo chất lượng thuốc và trong sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn và hiệu quả. Trong tăng cường sử dụng thuốc hợp lý an tòa và hiệu quả,
người dược sĩ có vai trị quan trọng vì học hiểu biết sâu rộng về thuốc và có

các kỹ năng giao tiếp tốt.
Người dược sĩ, nhất là dược sĩ tại các nhà thuốc cộng đồng, là nhân vật
chính trong hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc. Dược sĩ phải có ý kiến về
việc sử dụng bất hơhp lý, khơng an tồn, thiếu hiệu quả và thuốc bị cấm,
thuốc có nghi ngờ về hiệu quả. Học là người lựa chọn và mua thuốc trên cơ
sở thiết yếu, kiểm sốt tồn trữ, thơng tin và giáo dục truyền thông cho nhân

viên y tế cũng như cho cộng đồng. Người dược sĩ cần tự nguyện làm động


lực thúc đẩyy tăng cường sử dụng thuốc hợp lí, an toàn và hiệu quả. Người





dược sĩ cần cố gắng để:
Đạt được các kiến thức về sử dụng thuốc thiết yếu và sử dụng thuốc hợp lý.
Chuẩn bị 1 danh mục thuốc hơp lý các thuốc OTC.
Chỉ khuyên dùng các thuốc này đối với khách hàng của mình.
Nếu khách hàng đòi hỏi 1 thuốc OTC bất hợp lý, cố gắng giải thích cho học

vì sao khong nên dùng lạoi thuốc đó, hãy khun họ dùng thuốc hợp lí hơn.
 Khun dùng thuốc hợp lí phải chính xác và tránh bị lạm dụng.
 Bắt đầu với khách hàng, người dược sĩ phải cố gắng giáo dục truyền thông
cho công chúng về sử dụng thuốc hợp lý qua các tờ rơi, các cuốn sách nhỏ và
áp phích.
Câu 10: Trình bày và phân tích u cầu đạo đức trong hoạt động thơng tin
quảng cáo thuốc.
Trả lời :
1. Chỉ những thuốc đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp
số đăng ký lưu hành tại VN hoặc nước khác mới được thông tin cho cán
bộ y tế.
2. Chỉ những thuốc đã được Cục Quản lý dược cấp số đăng ký lưu hành tại
VN và nằm trong danh mục các thuốc được phép quảng cáo trên các
phương tiện thông tin đại chúng mới được quảng cáo cho công chúng theo
quy định.

3. Việc in nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc (kể cả thuốc do công ty
sản xuất hoặc thuốc nhập khẩu) và các tài liệu thông tin, quảng cáo thuốc
đều bằng tiếng Việt Nam và được trình bày đầy đủ các nội dung theo đúng
quy định.
4. Thông tin, quảng cáo thuốc phải bảo đảm tính khoa học, khách quan,
chính xác, trung thực, rõ ràng, phù hợp với những thông tin của thuốc đã
được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thẩm định trước khi cấp


số đăng ký lưu hành và được cập nhật bởi các bằng chứng khoa học rõ
ràng.
5. Các thông tin cần thiết và thích hợp sẽ được cung cấp cho tất cả các cán
bộ y tế phù hợp với sự cho phép của pháp luật và các quy định hiện hành.
6. Nội dung thơng tin thuốc phải có nguồn tham khảo rõ ràng, như tham
khảo các tài liệu ghi nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được phê duyệt
hoặc bằng các chứng cứ khoa học rõ ràng. Những bằng chứng này ln có
sẵn để cung cấp theo u cầu của các cán bộ y tế. Khi nhận được yêu cầu
cung cấp thông tin về thuốc, các công ty cần đảm bảo cung cấp một cách
khách quan những thông tin và dữ liệu phù hợp với đối tượng yêu cầu
cung cấp.
7. Nội dung thông tin thuốc phải rõ ràng, dễ đọc, chính xác, cân bằng, cơng
bằng, khách quan và đầy đủ để giúp các cán bộ y tế hình thành ý kiến
riêng của mình về giá trị chữa bệnh của các loại thuốc.
8. Thông tin quảng cáo thuốc phải dựa trên một đánh giá cập nhật của tất cả
các chứng cứ liên quan và có bằng chứng rõ ràng. Nó khơng nên đánh lừa
bởi sự biến dạng, cường điệu, nhấn mạnh quá mức.
9. Không được sử dụng các đánh giá lâm sàng, các chương trình nghiên cứu
hoặc giám sát hậu mại với mục đích giới thiệu sản phẩm trá hình. Những
chương trình nghiên cứu, đánh giá như vậy phải được tiến hành với mục
đích chủ yếu là khoa học và giáo dục.

10. Các tài liệu, sách hay ấn phẩm do Công ty tài trợ phát hành liên quan đến
thuốc và sử dụng thuốc, cho dù với nội dung mang tính quảng cáo hay
khơng, thì cũng đều phải nêu rõ là do Công ty tài trợ
11. Những hành vi vi phạm đạo đức trong lĩnh vực thông tin, quảng cáo
thuốc:


a) Quảng cáo cho công chúng thuốc kê đơn; vắc xin, sinh phẩm y tế dùng
để phịng bệnh; thuốc khơng phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý
Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản phải sử dụng hạn chế
hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
b) Thông tin, quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm
không phải là thuốc với nội dung khơng rõ ràng có thể khiến người tiêu
dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
c) Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động
tới cán bộ y tế, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng
thuốc.
d) Lợi dụng số đăng ký cho phép lưu hành thuốc của Cục Quản lý dược
Việt Nam hoặc của Cơ quan quản lý dược phẩm nước khác để quảng cáo
thuốc.
e) Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ
chức y tế, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo,
khuyên dùng thuốc.
f) Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh
hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các
chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo, khuyên dùng thuốc.
g) Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học,
chưa đủ bằng chứng y học để thông tin, quảng cáo thuốc.
h) Lợi dụng kết quả kiểm nghiệm, các chứng nhận do cơ quan có thẩm
quyền cấp, huy chương do hội chợ triển lãm cấp cho sản phẩm và/hoặc

đơn vị để quảng cáo thuốc.
i) Sử dụng danh nghĩa biểu tượng hình ảnh, địa vị uy tín, thư tín của tổ
chức y tế, của cán bộ y tế thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thuốc.


k) Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh chữa bệnh
hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo bằng các
Chương trình phát thanh truyền hình để quảng cáo khuyên dùng
thuốc.
l) Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học
chưa đủ bằng chứng y học để thông tin quảng cáo thuốc.
m) Lợi dụng kết quả kiểm nghiệm các chứng nhận do cơ quan có thẩm
quyền cấp huy chương do Hội chợ triển lãm cấp cho sản phẩm hoặc
đơn vị để quảng cáo thuốc.
Câu 11: Trình bày và phân tích yêu cầu phải tư vấn chính xác trên cơ sở
đảm bảo chất lượng nguồn thông tin tại nhà thuốc.
Trả lời :
- Đây là yêu cầu đầu tiên của việc tư vấn. Với vài chục nghìn thứ thuốc lưu hành
trên thị trường, người dược sĩ khó có thể nhớ hết công dụng, liều lượng, chỉ
định, chống chỉ định…của mỗi loại thuốc.Rất may là hiện nay sách tra cứu rất
sẵn, lại có sẵn các phần mềm tra cứu trên mạng internet (như phần mềm của
MIMS). Vì vậy, người dược sĩ không được ngại ngần tra cứu mà tư vấn sai cho
khách hàng. Chúng ta có thể tư vấn chậm một vài phút, nhưng phải chính xác.
- Nguyên tắc thứ hai của thực hành tốt nhà thuốc (GPP) ghi rõ: Phải cung ứng
thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp và theo
dõi q trình sử dụng thuốc của bệnh nhân. Như vậy, ngoài việc cung ứng thuốc
đảm bảo chất lượng, nhà thuốc phải cung cấp cho bênh nhân các thông tin về
thuốc (dạng dùng, liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định…), đồng thời
tư vấn cho bệnh nhân sử dụng thuốc.
- Cung cấp thông tin thuốc là cơ sở để đảm bảo thuốc được sử dụng an toàn,

hiệu quả, hợp lý và chống nhầm lẫn. Cung cấp thông tin thuốc là đưa ra các
dữ liệu chính xác, tin cậy, khơng thiên vị, rõ ràng, toàn vẹn, phù hợp về
thuốc được thừa nhận và thẩm tra nghiêm túc cho người bệnh hoặc các


tình trạng người bệnh khi sử dụng thuốc. Khi cung cấp thông tin thuốc cần sử
dụng các nguồn tin tin cậy nhất, khách quan, đích thực, được cập nhật thường
xuyên.
- Các thông tin được kiểm tra nghiêm túc phải đạt được các tiêu chí sau:
o Phải lấy từ nhiều nguồn khách quan để so sánh các tiêu chí khi thẩm tra
lại.
o Cần xác định chất lượng thông tin, chọn lọc và đánh giá lại cẩn thận cho
phù hợp
o Nếu thông tin dựa trên các tình huống lâm sàng cần phải xác định sự hợp
lý (tiêu chí người bệnh, mục đích trị liệu,cách tiếp cận từng đối tượng
người bệnh…)
- Đối với nhà thuốc và các cơ sở bán lẻ,cung cấp thông tin thuốc chính xác, hiệu
quả là một phần khơng thể thiếu của công tác đảm bảo chất lượng, đặc biệt là
khi nhà thuốc áp dụng tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc. Cung cấp thơng tin
đúng có chất lượng cũng góp phần nâng cao uy tín và xây dựng được lòng tin
với người dân và cộng đồng nơi nhà thuốc hoạt động. Thật sự là thảm họa nếu
nhà thuốc cung cấp các thông tin dẫn đến sử dụng sai liều, khơng đúng hoặc bỏ
sót các chống chỉ định của thuốc khi hướng dẫn gây ra các hậu quả và tác hại
cho người bệnh.
- Một số nguồn thông tin đang được khai thác sử dụng trong tư vấn sử dụng
thuốc:
o Sách tra cứu về thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc:
Dược thư Việt nam
Từ điển Vidal hoặc MIMS
USP dispensing information



AHFD DI (American Hospital Formulary Service Drug Information)
Các quy chế chun mơn liên quan: có thể lấy từ trang web
Các tạp chí thơng tin thuốc: Thơng tin dược lâm sàng, Dược học, Y học
thực hành...
o Tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ
y tế đã được Bộ y tế, Sở y tế duyệt.
Với tài liệu từ hội thảo hội nghị: cần được đánh giá về đơn vị tài trợ, trình
độ báo cáo viên và tính chất của thơng tin.



×