ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
-------------------------------------------
KHĨA LUẬN LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Người hướng dẫn : TS. Vương Thị Bích Thủy
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Minh Tình
Lớp
: 15SGC
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------------------------
KHĨA LUẬN LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Người hướng dẫn : TS. Vương Thị Bích Thủy
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Minh Tình
Lớp
: 15SGC
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo
TS.Vương Thị Bích Thủy – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo và
các anh chị, các bạn sinh viên trong khoa Giáo dục chính trị đã giúp đỡ, tạo điều kiện,
động viên, ủng hộ tơi hồn thành đề tài này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy, cơ giáo và các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019
Tác giả
Hồ Thị Minh Tình
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền vào quá trình xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam ta hiện nay”
là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong khóa luận
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực các tài liệu trong khóa luận là trung thực,
đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tơi hồn tồn chịu trách
nhiệm về khóa luận của mình.
Tác giả
Hồ Thị Minh Tình
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Association of South East Asian Nations
WTO
: World Trade Organization
WEF
: World Economic Forum
APEC
: Asia- Pacific Economic Cooperation
TBCN
: Chủ nghĩa Tư bản
XHCN
: Chủ nghĩa Xã hội
NIC
: Networ Interface Card
FTA
: Free Trade Agreement
OECD
: Organization for Economic Cooperation and Development
UNDP
: United Nations Development Programme
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ...........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...........................................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..............................................................2
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................................3
NỘI DUNG .....................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ PHÁP QUYỀN ....................6
1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền .........6
1.2. Q trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền. .........9
1.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước nhà nước pháp quyền .............13
1.3.1. Xây dựng Nhà nước do nhân dân làm chủ .......................................................13
1.3.2. Bản chất của nhà nước pháp quyền Việt Nam. ................................................16
1.3.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ ......................19
1.3.4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh ...................................................22
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................24
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC...................................25
KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN .........................................................................................25
2.1. Khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” ........................................................25
2.2. Đặc điểm và bản chất của mơ hình “nhà nước kiến tạo” .................................27
2.3. Các mơ hình “nhà nước kiến tạo phát triển” ....................................................32
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................37
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
.......................................................................................................................................39
3.1. Thuận lợi của Việt Nam khi xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển. .............39
3.1.1. Tình hình thế giới .............................................................................................39
3.1.2. Tình hình trong nước........................................................................................41
3.2. Khó khăn của Việt Nam khi xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển .............47
3.3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền vào xây dựng nhà
nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam. ........................................................................50
3.3.1. Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. ....................................51
3.3.2. Nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân trên
mọi lĩnh vực ...............................................................................................................54
3.3.3. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện tốt chức năng quản lý xã
hội ...............................................................................................................................57
3.3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức có tinh thần sáng tạo, liêm chính, đấu
tranh chống quan liêu tham nhũng .............................................................................59
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................62
KẾT LUẬN ..................................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................64
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Hồ Chí Minh là tư tưởng
về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước của dân, do dân, vì dân được hình thành từ những năm Người sống và hoạt
động ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Nét khác biệt đặc sắc
nhất trong tư tưởng nhà nước của Hồ Chí Minh so với những nhà tư tưởng phương
Tây là Người mong muốn xây dựng một nhà nước do nhân dân lập nên, vì nhân dân
phục vụ, đồng thời gắn liền với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân ln chứa đựng
những giá trị to lớn về cả phương diện lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt
Nam; là kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền đem đến cho chúng ta những tri thức hiểu biết và kinh nghiệm quý báu để tiếp
tục thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự là
công bộc của nhân dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đấu tranh loại bỏ những thói
hư, tật xấu trong bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu
quả quyền và lợi ích của nhân dân.
Mục tiêu phát triển của Việt Nam đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 28/11/2016: “Đẩy mạnh
tồn diện, đồng bộ cơng cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trước yêu
cầu thực tiễn đó, trong những bài phát biểu của mình trước Đảng và nhân dân, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần đề cập đến chủ trương “Xây dựng Nhà nước
kiến tạo phát triển”. Đây là một mơ hình nhà nước nghiêng về thực hiện chức năng xã
hội, giúp thúc đẩy cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh và trực tiếp đối thoại
với doanh nghiệp. Mơ hình nhà nước này, xét về bản chất và đặc điểm, có đặc trưng
chung gần với tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, đó là nhà nước phải vì
nhân dân, hướng đến nhân dân, phục vụ nhân dân.
Mặc dù không trực tiếp đề cập đến khái niệm “nhà nước kiến tạo” hay “chính
phủ kiến tạo”, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, nhà nước của
dân, do dân, vì dân cũng như những yêu cầu đối với nhà nước trong việc chăm lo cho
nhân dân… có nhiều điểm tương đồng với quan niệm về nhà nước kiến tạo phát triển
1
đã phổ biến trên thế giới trong thời kỳ hiện đại. Vì vậy, việc nghiên cứu di sản tư
tưởng Hồ Chí Minh để phát hiện ra những giá trị mới, trên cơ sở đó mà kế thừa, vận
dụng tư tưởng của Người vào công cuộc xây dựng đất nước hiện tại là trách nhiệm của
toàn đảng toàn dân ta, trước hết là đội ngũ trí thức. Làm tốt cơng việc này có ý nghĩa
hết sức quan trọng, sẽ giúp Đảng và Nhà nước ta đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh
vực chính trị, đặc biệt là trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây
dựng “Chính phủ kiến tạo” hiện nay.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước pháp quyền vào quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
* Mục tiêu
Đề tài hướng đến làm sáng tỏ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
pháp quyền vào quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo, phát triển ở Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Thứ nhất, phân tích làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền.
- Thứ hai, làm sáng tỏ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền của Đảng ta vào quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo, phát triển ở Việt Nam
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và vận dụng vào xây dựng Nhà
nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền vào xây dựng Nhà nước kiến tạo
phát triển ở Việt Nam hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng cộng
sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền, nhà nước kiến tạo phát triển.
2
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích,
tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, so sánh, nghiên cứu văn bản... trong nghiên cứu
các vấn đề lý thuyết và thực tiễn.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền giữ vai trò hết sức quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ta. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang hướng đến xây dựng một nhà
nước kiến tạo phát triển, phát huy mạnh mẽ chức năng xã hội của nhà nước hướng đến
mục tiêu phục vụ nhân dân. Chính vì vậy, trong những năm qua đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và vấn đề “Nhà nước kiến tạo phát
triển” đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác
nhau như báo cáo khoa học, chuyên đề, luận văn thạc sỹ, sách, báo, tạp chí…
Tổng hợp các nguồi tài liệu liên quan đến đề tài chúng tôi thấy có hai hướng
nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền.
Nhà nghiên cứu Vũ Đình Hịe được nhiều người biết đến với “Pháp quyền nhân
nghĩa của Hồ Chí Minh” [11]. Tác phẩm đã khái quát rõ nét nhất tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền nhân nghĩa, bảo vệ quyền con người, bảo vệ
nhận dân. Tác giả đã đi sâu phân tích các giai đoạn hình thành nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam trong lịch sử, khái quát quá trình hình thành và nội dung tư tưởng pháp
quyền nhân nghĩa của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước của dân, do dân, vì dân” [19], tác giả Nguyễn Đình Lộc đã phân tích những nội
dung cơ bản quyền làm chủ của nhân dân đối với nhà nước, nhà nước của dân, phục vụ
cho nhân dân, và ln vì lợi ích của nhân dân. Tác giả Nguyễn Xuân Tuế với “Tìm
hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật” [35], đã nêu rõ vấn đề mối
quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, quan hệ biện chứng của nhà nước và pháp luật.
Trong “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt
Nam”[1] Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong đã khái quát q trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và việc vận dụng tư tưởng của Người vào
xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam. Tác giả Trần Hậu
Thành với “Dân chủ và mối quan hệ giữa Nhà nước và pháp quyền với dân chủ” [34]
đã làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và pháp quyền dân chủ đối với nhân dân trong
hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhà nghiên cứu Hồng Chí Bảo với “Tìm hiểu
3
phương pháp Hồ Chí Minh” [2] bài viết này đã nêu một số vấn đề về phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Tác giả Trần Đình Huỳnh với
“Phương thức lãnh đạo Đảng” [12], cuốn sách đã làm rõ quá trình lãnh đạo Đảng
cộng sản Việt Nam từ khi mới thành lập dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh cho đến
nay. Đồng thời đã giúp người đọc hiểu rõ thêm về phương pháp lãnh đạo nhân nghĩa
của Người. Tác giả Trần Ngọc Liêu với “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà
nước với xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [15] đã làm rõ
quan điểm lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác và quá trình kế thừa vận dụng sách tạo
của Hồ Chí MinH về nhà nước pháp quyền khi tiến hành xây dựng nhà nước pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu về nhà nước kiến tạo phát triển và khả năng xây dựng nhà
nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.
Tác giả Lê Thị Thu Mai trong bài viết “Nhà nước kiến tạo phát triển từ lý thuyết
đến thực tiễn”[20] đã khái quát một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn về nhà nước
kiến tạo phát triển, góp phần làm sáng tỏ hơn vai trò và quan điểm về Nhà nước kiến
tạo phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tác giả Nguyễn Văn Quân, Đinh
Ngọc Thắng với “Nhà nước kiến tạo phát triển và xây dựng nhà nước kiến tạo phát
triển ở Việt Nam” [32] đã phân biệt và làm rõ được đặc trưng của Nhà nước kiến tạo
phát triển và những lưu ý khi vận dụng lý luận này vào Việt Nam.
Trong bài báo “Nhà nước kiến tạo phát triển: Khái niệm và những yếu tố thành
cơng”[5], nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung và Ngô Huy Đức đã làm rõ được
những yếu tố (như là các điều kiện) để xây dựng thành công Nhà nước kiến tạo ở các
nước trên thế giới. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hải Hà với“Mơ hình nhà nước
kiến tạo phát triển: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay” [10] đã
bàn luận khá rõ nét tình hình Nhà nước kiến tạo ở một số nước trên thế giới, với những
kinh nghiệm đi trước của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Từ đó tác giả
phân tích rõ khả năng thực thi mơ hình Nhà nước kiến tạo ở Việt Nam hiện nay. Tác
giả Vũ Công Giao với “Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước kiến tạo
phát triển” [9] tại hội thảo Khoa học “Nhà nước kiến tạo phát triển lý luận và thực tiễn
trên thế giới và ở Việt Nam” đã nêu rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước kiến
tạo phát triển và một số mơ hình nhà nước ở các quốc gia.
Chủ biên Phạm Trần Lê với “Nhà nước kiến tạo hay nhà nước điều chỉnh” [16]
bài viết đưa ra những nguyên nhân và lý do thuyết phục cho Việt Nam giữa việc lựa
4
chọn đi theo mơ hình nhà nước kiến tạo (theo mơ hình các quốc gia Đơng Bắc Á) chứ
khơng lựa chọn đi theo mơ hình nhà nước điều chỉnh (theo mơ hình Anh Mỹ). Tác giả
Nguyễn Thị Tố Un với “Kinh nghiệm xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển của
một số quốc gia trên thế giới” [41] bài viết tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước
được đánh giá là rất thành công về vấn đề này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, sẽ
góp phần làm rõ thêm những khía cạnh thực tế khác nhau và gợi ý mang giá trị tham
khảo cho Việt Nam. Tác giả Nguyễn Sĩ Dũng với “Nội hàm "nhà nước kiến tạo phát
triển (Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có thể là sự lựa chọn phù hợp cho Việt
Nam)” [43] đã nêu rõ đặc điểm, điều kiện thuận lợi và những rủi ro cần vượt qua khi
Việt Nam tiến hành xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển. Ngồi ra cịn rất nhiều
những bài phát biểu, báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo
Đảng, Nhà nước ta trên các trang web, cổng thông tin điện tử của Chính Phủ, của các
Bộ, ngành, các cơ quan trung ương và địa phương về xây dựng nhà nước kiến tạo phát
triển, xây dựng chính phủ liêm chính…vv.
Những cơng trình khoa học của các tác giả nói trên đã nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước pháp quyền ở nhiều khía cạnh, nội dung và cách tiếp cận khác
nhau, với nhiều đóng góp thể hiện ý kiến, quan điểm, nhận thức và cách đánh giá có
giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn. Tất cả những cơng trình nêu trên tập trung
nghiên cứu chủ yếu là nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, về
mối quan hệ biện chứng giữa nhà nước và pháp luật, về pháp quyền dân chủ cho nhân
dân. Đồng thời khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn của mơ hình Nhà nước
kiến tạo phát triển. Đây là nguồn tài liệu quý báu giúp chúng tơi tiếp thu, kế thừa, tham
khảo trong q trình nghiên cứu đề tài của mình.
Tuy nhiên, chúng tơi nhận thấy rằng, các cơng trình nêu trên vẫn chưa đề cập sâu
sắc đến các vấn đề mang tính thực tiễn trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam, chưa lý giải một cách thấu đáo khả năng xây dựng thành công nhà nước
pháp quyền kiến tạo phát triển ở Việt Nam. Hiện chưa có cơng trình nào nghiên cứu
đầy đủ sự vận dụng tư tương Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền nhân nghĩa vào
xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam. Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài “Vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền vào quá trình xây dựng nhà nước
kiến tạo ở Việt Nam hiện nay” với mong muốn nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc
hơn những vấn đề trên đã nêu.
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ PHÁP QUYỀN
1.1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, chúng ta đã có
biết bao nhiêu kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước Việt Nam đã được phản
ánh trong các bộ sách sử lớn của dân tộc như: Đại Việt sử kí tồn thư, Lịch triều hiến
chương loại chí… Kinh nghiệm xây dựng nhà nước và quản lý đất nước đã được ghi
lại trong các bộ luật nỗi tiếng như Hình thư (đời Lý). Quốc triều hình luật (đời Trần),
bộ luật Hồng Đức (đời Lê)… Các bộ luật, sách nói trên đã phản ánh những tư tưởng
pháp quyền. Từ thực tiễn đấu tranh bảo vệ nền độc lập, các triều đại phong kiến Việt
Nam đã sớm nhận thức được mối quan hệ gắn bó giữa lợi ích vương triều với lợi ích
dân tộc, thấy được sức mạnh của nhân dân. Vì vậy, mà hội nghị Diên Hồng được triệu
tập để lấy ý kiến của nhân dân về kế sách giữ nước và động viên toàn dân tham gia
đánh giặc là một hình thức dân chủ trực tiếp, có một khơng hai trong lịch sử Việt Nam.
Các triều đại phong kiến Việt Nam đều “lấy dân làm gốc” trong việc ban hanh
các chủ trương, chính sách, từ kinh tế, xã hội, văn hóa, luật pháp đến an ninh quốc
phịng, ngoại giao… Đặc biệt dưới triều Lê, Nguyễn Trãi cũng đã từng ví dân như
nước, nước có thể chở thuyền cũng có thể lật thuyền. Chính vì thế, mà các vương triều
tiến bộ phải lo giữ lòng dân, phải áp dụng một số hình thức dân chủ với nhân dân,
khoan thư sức dân, để là kế sâu rễ bền gốc
Bộ luật Hồng Đức được xây dựng từ thế kỉ XV và được áp dụng lâu dài cho đến
thế kỉ XVIII với 721 điều. Trong đó, ta thấy tinh thần dân chủ được phản ảnh rất rõ
ràng. Bộ luật Hồng Đức đã thể hiện sâu sắc tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của dân tộc
ta. Trong điều 294 có nêu, trong kinh thành và phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau
mà khơng ai nuôi, nằm ở đường xã cầu điếm, chùa quán thì xã quan ở đó phải dựng
lều lên mà chăm sóc cơm cháo, thuốc men, sốt cao cứu sống họ. Nếu khơng may mà
họ chết phải trình quan trên và tổ chức chôn cất, không được lội thi hài.[14,tr 65].
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ra, “Lấy dân là gốc” là truyền thống
văn hóa chính trị của các nhà lãnh đạo cầm quyền một lòng vì dân vì nước. Nó thể
hiện nhất qn tư tưởng: dân là nước, cịn dân thì cịn nước. Đất nước có tạm thời bị
giặc xâm chiếm đóng, nhưng làng khơng mất, dân khơng mất thì nhân dân sẽ đấu
tranh, đất nước nhất định sẽ được khôi phục trong độc lập. Với những giá trị truyền
thống hết sức đặc sắc và cao quý đó của dân tộc Việt Nam đã trở thành tiền đề tư
6
tưởng - lý luận xuất phát nên nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp
quyền.
Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước cịn xuất phát từ việc tiếp thu
những hạt nhân hợp lý trong tư tưởng chính trị Nho giáo. Người xưa chỉ mới thấy sức
mạnh của nhân dân, nhưng chưa thấy dân là chủ của quyền cai trị, tức là quyền lực của
Nhà nước. Khổng tử khởi xướng thuyết đại đồng truyền bá sự bình đẳng về tài sản.
Ơng nhắc nhở người cầm quyền “sai khiến dân phải cẩn thận như việc điều hành một
cuộc tế lễ lơn” [11,tr.105]. Khổng tử luôn coi nhẹ chính mình và giảm sưu thuế cho
nhân dân, đề cao vai trò nhân dân. Khổng tử đã thấy được “dân là gốc của nước”. Ơng
đề ra chính sách khoan thư sức dân để thực hiện mục đích chính trị huệ dân, không
ngừng làm lợi cho nhân dân.
Tư tưởng Mạnh Tử có nhiều điểm tiến bộ đăc biệt là tư tưởng của Ơng về dân
quyền, tức đề cao vai trị của quần chúng nhân dân. Mạnh Tử đã đúc kết quy luật trị
nước, đề xuất mệnh đề “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” . Mạnh tử cho rằng
trong nước dân là quý nhất tiếp theo đến xã tắc, vua là nhẹ nên ai được lịng dân chúng
thì được lịng Thiên Tử. Ơng nhận thức rõ sức mạnh to lớn của nhân dân. Với tinh thần
đó, Mạnh Tử chủ trương xây dựng một chế độ bảo dân, dưỡng dân tức là phải chăm lo,
bảo vệ nhân dân. Đồng thời chủ trương khôi phục chế độ tĩnh điền để cấp đất cho dân,
ông khuyên các bậc vua chúa phải tiết kiệm chi tiêu, thu thuế dân chúng có chừng
mực. Đó là những quan điểm hết sức mới mẻ và tiến bộ, nó giúp trường phái Nho giáo
tốt lên tinh thần nhân bản theo lối lấy dân là gốc.
Việc đề cao vai trò nhân dân trong tư tưởng Nho giáo khơng những nói lên tư
tưởng dân là gốc nước mà cịn nói lên vai trị của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Hồ
Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nhà Nho, nên ngay từ khi còn nhỏ người đã được
thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ trong Nho giáo, Người đã chỉ : “Gốc có vững cây
mới bền/ Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” [11,tr.681], Người luôn dạy phải lấy
dân làm gốc. Không những thấm nhuần tư tưởng Nho giáo, Hồ Chí Minh cịn thấy
được tư tưởng chính trị của Mặc Gia. Mặc gia chủ trưởng chính sách “khiêm ái” trong
công cuộc cai trị, nhà cầm quyền phải yêu nhân dân, tận tụy với lợi ích nhân dân. Hồ
Chí Minh tiếp thu tinh thần “làm đầy tớ” cho nhân dân của Mặc Tử. Người nói
“chúng ta phải hiểu rằng các cơ quan chính phủ từ tồn quốc cho đến dân làng đều là
công bộc của dân” [11,tr.241]. Bên cạnh đó, quan điểm của Phật giáo về lịng từ bi,
bác ái, cứu khổ, cứu nạn, tình yêu thương vạn vật, thể hiện tình thần bình đẳng cũng đã
7
ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước vì lợi ích
nhân dân, phục vụ nhân dân. Đó cũng chính là nhà nước pháp quyền nhân nghĩa.
Những giá trị tư tưởng truyền thống thấm nhuần trong tư tưởng Hồ Chí Minh
tiếp tục phát triển lên một bình diện cao hơn khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa MácLênin. Người đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin và nghiên cứu học thuyết Mác- Lênin
về vấn đề nhà nước, bản chất của nhà nước chun chính vơ sản, nhà nước xã hội. Đây
là cơ sở lý luân quan trọng làm nên nguồn gốc hình thành nên tư tưởng về nhà nước
của dân, do dân, vì dân của Người. Chủ nghĩa Mác- Lênin phê phán nhà nước nhân
dân theo kiểu tư sản. Nó đã tạo ra dự nhất trí chính trị của nhân dân và nó chỉ ở lý
thuyết. Trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” C.Mác
đã có một cách nhìn biện chứng về mối quan hệ giữa chủ quyền nhà vua và chủ quyền
nhân dân, ông đi đến kết luận “chủ quyền của nhân dân không phải là cái phát sinh từ
chủ quyền của nhà vua, mà ngược lại chủ quyền nhà vua dựa trên chủ quyền nhân
dân” [17,tr280]. Nhân dân là nguồn là gốc của nhà nước, vai trò chủ quyền của nhân
dân là nên tảng chế độ dân chủ xã hội. Chính nhân dân là người chủ của chế độ nhà
nước. Một nhà nước thì trách nhiệm và quyền lợi phải thuộc về nhân dân, vì nhân dân,
một nhà nước “hiện thực” hướng đến con người, bảo vệ quyền tự do và lợi ích của con
người.
Lý luận tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng
tạo ra và khái quát trên cơ sở nhận thức các nhân tố khách quan. Vì vậy yếu tố quan
trọng hơn cả trong nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền nhân
nghĩa đó chính là bản thân Người. Ngay từ khi cịn trẻ. Hồ Chí Minh đã có hồi bão
lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu tình cảm nhân ái và sớm có chí cứu nước, giải phóng
đồng bào mình. Vào đầu thế kỷ XX đã có nhiều người Việt Nam sang Pháp và đã có
những người tham gia Đảng xã hội Pháp. Thế nhưng trong số những người Việt Nam
yêu nước ở Pháp vào năm 1920, duy nhất có Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản và
cũng là một công dân thuộc địa tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Tư chất thông
minh, tư duy độc lập, sáng tạo, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là những
đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Phẩm chất đó được rèn luyện
phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Nhờ vậy giữa thực tiễn
phong phú và sinh động, giữa nhiều học thuyết quan điểm khác nhau, giữa biết bao
tình huống phức tạp của các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Châu Âu và trên thế giới.
Hồ chí Minh đã tìm hiểu nghiên cứu, chọn lọc, phân tích, khái quát tình hình thành
8
những luận điểm đúng đắn và sáng tạo hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền nhân nghĩa.
1.2. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền.
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân bắt
nguồn từ truyền thống văn hố của dân tộc trong q trình xây dựng nhà nước dân tộc
độc lập, trong việc khai thác những giá trị dân chủ sơ khai, trong tổ chức và quản lý xã
hội của dân tộc ta. Hồ Chí Minh cũng là người thừa kế những giá trị tư tưởng của nhân
loại trong vấn đề nhà nước pháp luật, đặc biệt Người đã sử dụng rất thành công và phát
triển quan điểm “dĩ đức trị quốc” (tức là lấy đức để trị nước) của các nhà tư tưởng
phương Đông. Hồ Chí Minh cũng là người kế thừa, phát triển và vận dụng một cách
sáng tạo, phù hợp vào điều kiện Việt Nam giá trị tư tưởng dân chủ phương Tây, của
các nhà tư tưởng khai sáng như Vonte, Rútxô, Mơngtétxkiơ,…Đồng thời Hồ Chí Minh
cũng kế tư tưởng về Chủ nghĩa tam dân của Tơn Trung Sơn và tìm thấy trong đó
“những điều thích hợp với điều kiện nước ta”. Ở tầm cao hơn, bằng lý luận và hoạt
động thực tiễn của mình, Người đã vươn tới nắm bắt, lĩnh hội được chủ nghĩa MácLênin, và vận dụng vào Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân là cịn là được hình
thành trong q trình ra đi tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 trở về trước, Nguyễn Ái
Quốc mang tư tưởng xây dựng một nhà nước trọng dân, thân dân, khoan dân, dựa vào
dân của nền văn hóa chính trị phương Đơng đã được Hồ Chí Minh lĩnh hội làm hành
trang trên con đường tìm đường cứu nước. Từ năm 1911 trở về sau, từ những năm
đang hoạt động ở Pháp và các nước Châu Âu Người đã tìm hiểu về các cuộc cách
mạng lớn trên thế giới, cũng như các hình thức tổ chức nhà nước của nó. Và cũng tại
đây nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được về bản chất của các nhà nước
tư sản: Người đánh giá cao tư tưởng tự do bình đẳng bác ái của cách mạng Pháp, tư
tưởng đề cao quyền lực tối cao của nhân dân trong cách mạng Mỹ. Cùng với những
nhận thức về mặt lý luận, Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực tiễn để
hình thành nên quan niệm về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Trên thực tế, Người
đã nghiên cứu, khảo sát 3 loại hình nhà nước tiêu biểu lúc bấy giờ :
Thứ nhất, Nhà nước thực dân phong kiến, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu mơ hình
này trên tất cả các mặt văn hố, kinh tế, chính trị, tư tưởng và đi đến kết luận: Nhà
nước thực dân phong kiến là một nhà nước phản văn hố, phản tiến bộ, khơng cịn phù
hợp với xu hướng thời đại, cần phải thay vào đó một nhà nước khác tiến bộ hơn.
9
Thứ hai, Nhà nước dân chủ tư sản, trên hành trình ra đi, tìm đường cứu nước, Hồ
Chí Minh đã tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới
và các hình thức, bản chất nhà nước tư sản Phương Tây. Hình thức nhà nước mà Hồ
Chí Minh đã lựa chọn để áp dụng vào điều kiện của Việt Nam, tiêu chí đầu tiên là nhà
nước đó phải đại diện cho đa số, mưu cầu cho lợi ích của đa số nhân dân. Từ nhận thức
chung như vậy, Hồ Chí Minh nói: “Ta làm cách mạng ta sẽ khơng xây dựng mơ hình
nhà nước như của Mỹ, của Pháp, mà ta sẽ xây dựng mô hình nhà nước khác” [22,tr.
56].
Thứ ba, Nhà nước Xơ viết, khi tìm hiểu về nhà nước Xơ Viết, Hồ Chí Minh thấy
rằng nhà nước này bao hàm trong đó những giá trị tiến bộ ưu việt hơn so với tất cả các
nhà nước khác, nhà nước này đề cao vai trò của quần chúng nhân dân thể hiện ở việc
giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên các Xơ viết cơng nơng binh giải phóng
nhân dân lao động ra khỏi áp bức bốc lột, đưa lại quyền lợi thật sự cho nhân dân lao
động. Hồ Chí Minh kết luận: cách mạng Việt Nam nên theo mơ hình của Cách mạng
Tháng Mười Nga năm 1917: quyền lực Nhà nước thuộc về số đơng người. Sau khi đến
Liên Xơ, Người tìm thấy một mơ hình nhà nước kiểu mới: “phát ruộng đất cho dân
cày, giao công xưởng cho thợ thuyền,… ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ
nghĩa thế giới đại đồng” [22,tr.7]. Mơ hình nhà nước đó đã gợi ý cho Hồ Chí Minh về
một kiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền gắn liền với thực tiễn cách
mạng Việt nam, gắn liền với vai trờ lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt nam.
Trong các văn kiện do Hồ Chí Minh soạn thảo và được Hội nghị thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam đầu năm 1930 thông qua, tư tưởng của Người về kiểu nhà nước cho
“dân chúng số nhiều” lần đầu tiên được Người nêu ra trong Chánh cương vắn tắt của
Đảng. Hồ Chí Minh cho rằng, sau khi cách mạng thắng lợi sẽ “dựng ra Chính phủ
cơng nơng binh”. Đây là hình mẫu chính quyền Xơ viết của Cách mạng Tháng Mười
Nga và mơ hình nhà nước này trong thực tế được thiết lập ở một số địa phương trong
thời gian đầu cao trào cách mạng 1930-1931 do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Trong cao trào cách mạng đó, ở nhiều làng, xã của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, lực
lượng cách mạng đã lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, lập nên chính quyền Xơ
viết.
Năm 1941, sau một thời gian dài hoạt động ở nước ngồi, Hồ Chí Minh về nước
trực tiếp cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Nhật –
10
Pháp và tay sai, chuẩn bị lực lượng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Hội nghị
lần thứ Tám ( tháng 5/1941) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Người chủ trì đã
quyết định thay đổi chiến lược cách mạng tư sản dân quyền thành cách mạng giải
phóng dân tộc. Người đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh với sứ mệnh tập
hợp lực lượng toàn dân tộc ở nước ta hướng đến mục mục tiêu là làm cho nước Việt
Nam hoàn toàn độc lập, làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do và sẽ thành lập
một nước Việt Nam dân chủ mới theo tinh thần dân chủ. Chương trình Việt Minh cơng
bố ngày 25/10/1941, ghi rõ : “Sau khi đánh đổ được bọn đế quốc phát xít Nhật, Pháp,
sẽ lập nên Chính phủ cách mạng của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, theo tinh thần
dân chủ, lấy cờ đỏ giữa có ngơi sao vàng năm cánh làm cờ chung của nước. Chính phủ
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, do Quốc dân đại hội cử ra” [22, Tr.127] .
Trong Thư gửi đồng bào tồn quốc (tháng 10/1944) Hồ Chí Minh cho thấy chủ
trương xây dựng nhà nước pháp quyền đại biểu cho ý chí của tồn dân trong sự nghiệp
giải phóng dân tộc. Người viết “Trước hết cần có một Chính phủ đại biểu cho sự chân
thành đoàn kết và hành động nhất trí của tồn thể quốc dân, gồm tất cả các đảng phái
cách mệnh, các đoàn thể ái quốc trong nước cử ra”. “Một cơ cấu như thế mới đủ lực
lượng và oai tín, trong thì lãnh đạo cơng việc cứu quốc, kiến quốc, ngồi thì giao thiệp
với các hữu bang” [22,tr.505]. Như vậy, từ mơ hình nhà nước cơng nơng binh chuyển
sang mơ hình nhà nước Dân chủ Cộng hồ - đại biểu cho khối đoàn kết của toàn thể
quốc dân là một bước chuyển sáng suốt của Hồ Chí Minh, của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, phản ánh được nét đặc thù của thực tiễn dân tộc, phù hợp với sự chuyển
hướng chiến lược và sách lược của Cách mạng Việt Nam.
Năm 1945, phong trao cách mạng phát triển mạnh, căn cứ địa cách mạng được
mở rộng, hình thành một vùng rộng lớn gồm sáu tỉnh : Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên Thái và một số vùng ngoại vi thuộc các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh n, Phú Thọ, n
Bái… Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Khu giải phóng, cử ra Uỷ ban
chỉ huy lâm thời, thực hiện chức năng nhiệm vụ của chính quyền cách mạng. Tại các
địa phương trong khu giải phóng, các Uỷ ban nhân dân cách mạng cũng được thành
lập, do dân cử ra để thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng (với Tân
Trào là Thủ đơ) là hình ảnh “nước Việt Nam mới phôi thai”, các Uỷ ban nhân dân
cách mạng vừa lãnh đạo nhân dân chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, vừa huấn luyện cho nhân
dân nắm chính quyền. Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào
đã đi đến quyết định lịch sử: phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong tồn
11
quốc, thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, ra mắt Quốc dân đại hội, thực
hiện chức năng của Chính phủ lâm thời ngay sau Cách mạng tháng Tám thắng lợi.
Ngày 2-9-1945, tại Ba Đình– Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
Cách mạng Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hồ, nhà nước cơng nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời. Trong buổi ra
mắt quốc dân của Chính phủ lâm thời, trên cương vị là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt
Nam mới, Hồ Chí Minh đã có cơng đầu tiên trong việc đặt nền móng xây dựng một
nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc : Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Người
khẳng định và tuyên bố với thế giới rằng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do, độc lập ấy”[23,tr.4].
Vừa mới ra đời, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đã phải đương đầu
với mn vàn khó khăn phức tạp trong tình thế hiểm nghèo. Chế độ thực dân phong
kiến để lại nhiều hậu quả nặng nề. Nền tài chính nghèo nàn, kiệt quệ, kho bạc trống
rỗng. Nạn đói khủng khiếp và dịch bệnh diễn ra ở nhiều nơi. Nhiều tỉnh đồng bằng bị
nạn lụt gây ra những thiệt hại lớn. Các thế lực phản động bên ngoài và trong nước lại
cấu kết với nhau thực hiện mưu đồ xóa bỏ thành quả cách mạng của ta, bóp chết chính
quyền dân chủ nhân dân cịn đang trong trứng nước, hịng khơi phục lại chế độ thực
dân phong kiến ở Việt Nam và Đông Dương. Cuối tháng 8 đầu tháng 9-1945, hàng
chục vạn quân Tưởng Giới Thạch mượn danh nghĩa quân Đồng minh ồ ạt kéo qua tỉnh
Bắc Giang vào miền Bắc Việt Nam để “tước vũ khí quân đội Nhật”, nhưng thực chất
là thực hiện mưu đồ tiêu diệt Đảng ta, phá hoại Việt Minh và giúp bọn phản động lật
đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính phủ phản động làm tay sai cho giặc.
Trước tình hình mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt phân tích tình thế, dự
đốn chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức mạnh mới
của dân tộc để vạch ra chủ trương đường lối, giải pháp đấu tranh nhằm giữ vững chính
quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa mới giành được. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc, đấu tranh chống thù trong
giặc ngoai, giữ vững thành của cách mạng Việt Nam. Cuộc đấu tranh thực hiện chủ
trương kháng chiến kiến quốc của Đảng giai đoạn 1945-1946 đã diễn ra rất gay go,
quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao và đã
giành được những kết quả hết sức to lớn đã bảo vệ được nền độc lập non trẻ, giữ vững
12
chính quyền cách mạng; xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một
chế độ mới, chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chuẩn bị được những điều kiện
cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến tồn quốc sau đó.
1.3. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước nhà nước pháp quyền
1.3.1. Xây dựng Nhà nước do nhân dân làm chủ
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan
tâm đến con người Việt Nam. Người tâm niệm: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự
do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [7, tr161]. Đó là
thơng điệp Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến quốc dân đồng bào mục đích phấn đấu suốt
đời của mình là vì độc lập, tự do của dân tộc, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Đấy là
khát vọng và lý tưởng đã thôi thúc, quán xuyến mọi suy nghĩ, hành động trong suốt
cuộc đời cách mạng của Người. Nếu vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề
chính quyền thì vấn đề cơ bản của chinh quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ cho
quyền lợi của ai.
Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng ra đời, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích vì đều vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều vì dân… Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân bầu
ra… nói tóm lại quyền hanh và lực lượng đều ở nơi dân” [24, tr.698]. Sợi chỉ đỏ xuyên
suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước đó chính là chủ trương xây dựng Nhà nước
của dân, do nhân dân lao động làm chủ và vì dân. Đây là quan điểm sáng tạo của Hồ
Chí Minh so với các quan điểm của các nhà kinh điển mác-xít và cũng là quan điểm cơ
bản nhất giúp phân biệt nhà nước ta với các kiểu nhà nước đã từng tồn tại trong lịch
sự. Và điểm sáng tạo đó được bao gồm những nội dung sau đây:
Nhà nước của dân: Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là tất cả mọi quyền
lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Quan điểm này của được
thể hiện trong các bản Hiến pháp do Người lãnh đạo soạn thảo: Hiến pháp năm 1946
và Hiến pháp năm 1959. Bản Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả quyền bính trong
nước đều là của tồn thể nhân dân Việt Nam, khơng phân biệt nịi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo: những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn
dân phúc quyết. Nhân dân có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, bầu
13
ra Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thể hiện quyền làm chủ tối cao của
nhân dân đối với đất nước của mình.
Dân chủ là khát vọng m n đời của con người. Hồ Chí Minh quan niệm dân
chủ có nghĩa là "dân là chủ" , mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân… Quyền của cán
bộ, công chức, nhà nước đều do dân ủy nhiệm giao phó. Trong bài báo Dân vận, viết
năm 1949, Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Nước ta là một nước dân chủ”, điều này có
nghĩa là:
“Bao nhiêu lợi cũng vì dân
Bao nhiêu quyền hạn đều vì dân
Cơng việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Chính quyền từ Trung ương đến địa phương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [24, tr. 698].
Hồ Chí Minh cịn cho rằng: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước do nhân
dân làm chủ” [24,tr.702]. “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ” [24,
tr.702). “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [24, tr.702].
Trong Nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ.
Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực
của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất. Điều này có ý nghĩa
thực tế nhắc nhở những người lãnh đạo, những người đại biểu của nhân dân làm đúng
chức trách và nhiệm vụ của mình, khơng phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân
dân: cậy thế với dân mà quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân. Một nhà nước
như thế là một nhà nước tiến bộ trong bước đường phát triển của nhân loại. Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch chính là Nhà nước tiến bộ
chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam, bởi vì Nhà nước đó
là Nhà nước của dân, nhân dân có vai trị quyết định mọi cơng việc của đất nước.
Nhà nước do nhân dân làm chủ: Nhận thức được vai trò to lớn của quần chúng
nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người giải
thích: dân là gốc của nước. Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo
vệ đất nước. Nhà nước do nhân dân xây dựng nên, đem xương máu ra bảo vệ, do vậy
nhân dân là chủ thể của nhà nước, một quyền hạn thật to lớn. Nhân dân đã cung cấp
cho Đảng những người con ưu tú nhất; lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay
14
không là do nhân dân; nhân dân là người xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ
của Đảng. Nguyễn Trãi đã có lời khuyên rằng: Đến khi lật thuyền mới biết sức dân
mạnh như nước. Đúng là dân như nước, cán bộ như cá. Cá không thể sinh tồn và phát
triển được nếu như khơng có nước. Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối
của Đảng thành hiện thực. Vì thế, nếu khơng có nhân dân thì sự tồn tại của Đảng cũng
chẳng có ý nghĩa gì. Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.
Nhà nước do dân tức là dân xây dựng nhà nước, góp ý kiến phê bình Chính phủ
để Chính phủ phục vụ dân tốt hơn, tham gia quản lý nhà nước như bầu ra Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước; Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ (tức Chính phủ). Hội đồng Chính phủ là
cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành
pháp luật. Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý, điều hành xã hội
đều thực hiện ý chí của dân thông qua Quốc hội do dân bầu ra, giám sốt hoạt động
của các đại biểu do mình bầu ra và bãi nhiệm khi họ khơng hồn thành nhiệm vụ. Hồ
Chí Minh yêu cầu phải xây dựng cho được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm
chủ của nhân dân, theo đó các vị đại diện của dân, do dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền
của nhân dân, là công bộc của dân theo ý đúng nghĩa. Người cũng yêu cầu phải kiên
quyết chống tệ lợi dụng, lạm dụng quyền lực để sách nhiễu nhân dân. Người đã nhiều
lần phê phán: “Cậy thế mình ở trong ban này, ban nọ, rồi ngang tàng phóng túng,
muốn sao được vậy, coi kinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu ra mình
để làm việc cho dân, chứ khơng phải cậy thế với dân” [23, tr.57].
Nhà nước vì dân: Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức xây dựng và kiểm
sốt mới có thể là nhà nước vì dân. Theo Hồ Chí Minh, nhà nước vì dân là một nhà
nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của dân,
ngồi ra khơng có bất cứ một lợi ích nào khác . Đó là một nhà nước trong sạch, khơng
có bất cứ mơt đặc quyền đặc lợi nào. Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: mọi
đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân. Người căn dặn “Việc gì
có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng
tránh” [23, tr.56] . Dân là gốc rễ của đất nước, Hồ Chí Minh ln ln tâm niệm: Phải
làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở phải làm cho
dân được học hành.
Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là từ Chủ tịch nước
đến cơng chức bình thường đều phải làm công bộc, làm đầy tớ cho nhân dân chứ
15
không phải “làm quan cách mạng” để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”. Đối với chức vụ Chủ
tịch nước của mình Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho và như vậy
phải phục vụ nhân dân, tức là làm đầy tớ cho dân. Người nói “ nếu Chính phủ làm hại
dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ” [22, tr.60]. Ngồi ra cán bộ, cơng chức vừa là
người lãnh đạo vừa là người hướng dẫn nhân dân “Nếu khơng có nhân dân thì Chính
phủ khơng đủ lực lượng. Nếu khơng có chính phủ, thì nhân dân khơng ai dẫn đường.
Chính vì vậy trong Di chúc Người căn dặn đảng viên, cán bộ phải “xứng đáng vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân [22, tr.65].
Tóm lại, nhà nước của dân, do dân nhân dân làm chủ và vì dân là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Là một kiểu nhà nước mà Hồ Chí Minh ln
đặt vai trò trung tâm của Nhà nước trong việc tạo môi trường, điều kiện để mọi cá
nhân, các tầng lớp nhân dân trong xã hội có thể phát huy năng lực, sức sáng tạo vì lợi
ích của chính mình và cho cả dân tộc lên hàng đầu. Hay nói theo đúng nghĩa, nó cũng
chính là “nhà nước kiến tạo phát triển” mà Việt Nam ta hiện nay đang hướng đến xây
dựng. Mặc dù “nhà nước kiến tạo phát triển” chưa được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến
lúc sinh thời. Tuy nhiên, vấn đề kiến tạo (kiến thiết) phát triển đất nước (quốc gia) đã
được Người đề cập nhiều với các khía cạnh khác nhau trong các tác phẩm, bài viết và
nói của mình. Sự kiến tạo phát triển quốc gia, tức “kiến quốc”, hay kiến thiết quốc gia
phát triển, xây dựng xã hội mới tốt đẹp, xây dựng và phát triển đất nước bền vững
chính là những mục tiêu mà Người đã xác định và quyết tâm thực hiện trong suốt cuộc
đời cách mạng của mình.
1.3.2. Bản chất của nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất nhiều
thế hệ người Việt Nam. Cuối thế XIX đầu thế kỷ XX dân tộc Việt Nam rơi vào khủng
hoảng đường lối cách mạng. Từ đầu năm 1930, Đảng ta ra đời cùng với sự lớn mạnh
của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân. Việt Nam đã vượt qua được tất cả
các hạn chế và đã lãnh đạo thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đấu tranh
giành chính quyền, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đơng Nam châu Á.
Đó là Nhà nước của dân, do dân lập nên mang bản chất giai cấp cơng nhân, có tính
nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, hơn hẳn về chất so với các nhà nước kiểu cũ
trong lịch sử.
Sự thống nhất giữa bản chất giái cấp cơng nhân với tính nhân dân và tính dân
tộc cho thấy Nhà nước ta phù hộ với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất giai
16
cấp và những đặc trưng cơ bản của nhà nước kiểu mới. Các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định rằng, nhà nước nào cũng mang bản chất của một giai
cấp nhất định và là công cụ để thực hiện sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn xã
hội. Lênin chỉ rõ: “Nhà nước là của giai cấp mạnh nhất, giữ địa vị thống trị về mặt
kinh tế, nhờ có nhà nước, giai cấp này cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính
trị” [18,tr.16]. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin khi xem xét các hình thái
nhà nước trong lịch sử nhân loại, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng: “Nhà nước
phong kiến là công cụ của địa chủ để thống trị nông dân, Nhà nước tư sản là công cụ
của giai cấp tư sản để thống trị giai cấp công nhân”; “Từ khi cách mạng Nga thành
công, một xã hội mới ra đời, nhà nước trở thành công cụ thống trị của nhân dân lao
động”[26, tr.216]. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hịa là Nhà nước của dân, do dân, vì dân nhưng tuyệt nhiên nó khơng phải là "Nhà
nước tồn dân", hiểu theo nghĩa nhà nước phi giai cấp. Nhà nước bao giờ và ở đâu
cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định. Nhà nước Việt Nam mới, theo quan
điểm của Hồ Chí Minh, là một Nhà nước ta mang bản chất giai cấp cơng nhân bởi vì:
Thứ nhất: Nhà nước ta là nhà nước do Đảng Cộng Sản lãnh đạo. Đảng lãnh đạo
bằng đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật, công tác kiểm tra…
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước giữ vững và tăng cường bản chất giai
cấp công nhân. Việc xác định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước được ghi rõ
trong Hiến pháp. Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1959 khẳng định: "Nhà nước của
ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp
công nhân lãnh đạo" [26, tr.119]. Trong quan điểm cơ bản xây dựng một Nhà nước do
nhân dân lao động làm chủ, một nhà nước thể hiện tính chất nhân dân rộng rãi, Hồ Chí
Minh vẫn nhấn mạnh nòng cốt của nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức, đội tiên phong của giai cấp công nhân là Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng phương thức thích hợp.
Nói đến phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là nói đến cách lãnh đạo
cho phù hợp với từng thời kỳ. Trong thời kỳ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước, đất
nước ta vừa tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giải phóng và bảo vệ Tổ
quốc, vừa lãnh đạo nhân dân xây dựng chế độ mới. Do đó, phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước ta thời kỳ đó khơng giống với những thời kỳ sau này. Song,
trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn có những vấn đề cơ bản về phương thức lãnh đạo của
Đảng chung cho các thời kỳ.
17
Thứ hai, Hồ Chí Minh rất chú ý đến tính dân chủ trong tổ chức và hoạt động
của tất cả bộ máy, cơ quan nhà nước. Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để
tất cả mọi quyền lực vào tay nhân dân. Đấy là một nguyên tắc cơ bản thể hiện bản chất
giai cấp công nhân của nhà nước ta. Người viết : “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến
cao độ… Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của
nhân dân đưa cách mạng tiến lên. Đồng thời phải tập trung cao độ để thống nhất lãnh
đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội” [28, tr.592] . Trong mối quan hệ với dân chủ
Hồ Chí Minh cũng khơng ngần ngại nói đến chun chính “Chế độ nào cũng có
chun chế. Vấn đề là chun chính với ai?...Như cái hịm đựng của cải thì phải có
khóa. Nhà thì phải có cửa…dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chun chính là
cái khóa cái cửa để đề phịng kẻ phá hoại…Thế thì dân chủ cũng cần phải có chun
chính để giữ gìn lấy dân chủ” [27, tr.279].
Thứ ba, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng xã hội
chủ nghĩa của sự phát triển đất nước. Điều này đã được thể hiện trong quan điểm của
Hồ Chí Minh ngay từ khi đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời.
Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và dân tộc chỉ
có thể có được ở nhà nước xã hội chủ nghĩa – một nhà nước thực sự là công cụ đảm
bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân lao động. Bản chất giai cấp cơng nhân khơng
làm triệt tiêu đi tính nhân dân và tính dân tộc mà ngược lại nó có sự thống cơ bản hài
hòa về lợi với nhau trong nhà nước đại đoàn kết dân tộc. Bởi Nhà nước ta là kết của
cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ, với phấn đấu hy sinh của nhiều thế hệ cách mạng.
Nên nhà nước ta phải lấy lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích dân tộc làm nên tảng. Hồ
Chí Minh chỉ rõ rằng: Giai cấp công nhân đấu tranh chẳng những để giải phóng mình
mà cịn giải phóng cả lồi người bị áp bức bóc lột. Cho nên lợi ích của giai cấp và lợi
ích của nhân dân lao động là nhất trí
Bản chất của giai cấp cơng nhân, tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước ta
là một thể thống nhất, nhưng không phải là sự ngang bằng giữa các thành tố. Trong sự
thống nhất ấy, bản chất giai cấp cơng nhân giữ vai trị chi phối, quyết định tồn bộ q
trình xây dựng, tổ chức và hoạt động của Nhà nước, là điều kiện để đảo bảo cho nhà
nước thực sự của dân, do dân và vì dân. Tính nhân dân và tính dân tộc khơng làm giảm
đi bản chất giai cấp công nhân mà trái lại nhờ có nó giai cấp cơng nhân của Nhà nước
ta được củng cố, tăng cường dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xuyết suốt và bao trùm sự
18