Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

24553 161220202355378VOHUYNHTHIANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.78 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

VÕ HUỲNH THỊ ÁNH

ẨN DỤ TU TỪ TRONG CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 4/2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

ẨN DỤ TU TỪ TRONG CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn

Người thục hiện:
VÕ HUỲNH THỊ ÁNH


Đà Nẵng, tháng 4/2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì một cơng trình nào khác. Nếu khơng đúng như trên, tơi xin chịu tồn bộ
trách nhiệm
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2019
Tác giả luận văn

Võ Huỳnh Thị Ánh


GHI ƠN
Chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS. Bùi Trọng
Ngỗn trong q trình hồn thành khóa luận này. Chân thành cảm ơn q thầy
cơ trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng đã giảng
dạy nhiệt tình trong suốt quá trình học tập tại trường và quý thầy cô trong Hội
đồng chấm khóa luận.
Trong q trình học tập và thực hiện khóa luận này ln có sự giúp đỡ và
chia sẻ của các bạn và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 7

4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8
6. Bố cục của luận văn ................................................................................... 8
Chƣơng I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 9
1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................. 9
1.1.1. Biện pháp ẩn dụ tu từ........................................................................ 9
1.1.2. Cơ chế của ẩn dụ tu từ .................................................................... 14
1.1.3. Phân loại các ẩn dụ tu từ ................................................................ 15
1.1.4. Hiệu quả của biện pháp ẩn dụ tu từ ............................................... 21
1.2. Nguyễn Tuân và Chùa Đàn ................................................................. 23
1.2.1. Sáng tác của Nguyễn Tuân và những nhận định về ngôn ngữ
nghệ thuật của Nguyễn Tuân ...................................................................... 23
1.2.2. Giới thiệu những nhận định về ngôn ngữ Chùa Đàn ................... 25
1.3. Tiểu kết .................................................................................................. 27
Chƣơng II: KHẢO SÁT VỀ CÁC LOẠI ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN .... 28
2.1. Ẩn dụ chân thực .................................................................................... 28
2.2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác .................................................................. 37
2.3. Tiểu kết .................................................................................................. 39
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA ẨN DỤ TRONG CHÙA ĐÀN ........ 40
3.1. Vai trị của ẩn dụ đối với ngơn ngữ ngƣời kể chuyện ....................... 40
3.2. Vai trò của ẩn dụ đối với ngơn ngữ nhân vật ...................................... 42
3.2.1

Cá tính hóa nhân vật ....................................................................... 42

3.2.2

Sống động nhưng lộ rõ tầm vóc văn hóa ....................................... 44

3.3. Vai trò của ẩn dụ đối với phong cách ngôn ngữ Nguyễn Tuân ......... 46

3.3.1

Mới lạ ............................................................................................... 46

3.3.2

Bộc lộ quan niệm “văn phải ra văn”.............................................. 47

3.3.3

Xu hướng mà Nguyễn Tuân gọi là “Yêu ngôn” ............................ 48

3.4. Tiểu kết ..................................................................................................... 50


KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 53


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa trong hệ thống từ vựng; đồng thời, ẩn
dụ là một trong các phương thức để biểu đạt một cách hình ảnh trong ngơn
ngữ nghệ thuật (Ẩn dụ tu từ). Mặt khác, như Lakoff và Johnoson đã khẳng
định “Chúng ta đang sống bằng ẩn dụ”(...). Do đó, ẩn dụ là một đối tượng
nghiên cứu có phạm vi rất rộng và ln ln địi hỏi những khám phá mới.
Hơn nữa, ngôn ngữ nghệ thuật là một dạng biểu đạt mang tính cá nhân của
nhà văn; nghiên cứu về Ẩn dụ trong một tác phẩm (hay trong một tác giả) là
một góc nhìn hứa hẹn những phát hiện mới về năng lực biểu đạt của ẩn dụ

trong một trường hợp cụ thể. Đó là trường hợp Nguyễn Tuân, một tác gia lớn
của văn học hiện đại vốn được xem là nhà ảo thuật ngôn từ.
Trong thực tế, lý thuyết về ẩn dụ luôn luôn được làm mới và về cơ bản đã
cung cấp những cơ sở lý luận cần thiết cho những người muốn tiếp cận
chúng. Nhưng sự nghiên cứu từng trường hợp cụ thể vẫn là một sự bổ sung
cần thiết cho nội dung lý thuyết và đem lại cách nhận diện một cách tin cậy
hơn về năng lực biểu hiện trong những ngữ cảnh cụ thể. Nó đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều cơng trình nhưng ngôn ngữ tài hoa của Nguyễn
Tuân, nhất là ngôn ngữ của Chùa đàn, kiệt tác của nhà văn, vẫn còn đó
những vấn đề cần được bàn thảo sâu hơn, trong đó có ẩn dụ tu từ trong câu
văn của Nguyễn Tuân.
Sử dụng các biện pháp tu từ làm nổi bật hình ảnh là thủ pháp quen thuộc
trong văn chương Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm văn học đều có màu sắc
của các thủ pháp nghệ thuật, nó dựa vào tư duy và năng lực của tác giả để
đánh dấu sự thành công ở nét đặc trưng riêng và màu sắc riêng ở mỗi tác
phẩm. Trong số đó, biện pháp ẩn dụ tu từ là một trong những phương tiện tu
từ được Nguyễn Tuân sử dụng khá nhiều và đó cũng là thủ pháp nghệ thuật
ngôn ngữ giúp tác phẩm của ông trở nên sâu sắc. Nghiên cứu về Nguyễn


2
Tuân nói chung và các tác phẩm văn chương nói riêng song ít người nghiên
cứu một cách trọn vẹn về sử dụng biện pháp tu từ mà chủ yếu là đi khai thác
về nội dung, cốt truyện, phong cách nghệ thuật. Chính vì vậy, chúng tơi chọn
đề tài Ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn của Nguyễn Tuân nhằm đi sâu vào khai
thác thêm về biện pháp ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn để thấy được tài năng của
tác giả trong sử dụng ngơn từ, cũng như nhìn nhận, đánh giá về giá trị của tác
phẩm.
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.


Các tài liệu về Ẩn dụ và Ẩn dụ tu từ

Trong suốt quá trình học tập và đọc các tài liệu, cơng trình nghiên cứu, sách
– báo khoa học liên quan đến ngơn ngữ nói chung. Và những phần liên quan
đến ẩn dụ và ẩn dụ tu từ nói riêng. Tại bài luận văn này, tơi sẽ giới thiệu về các
nhận định cũng như ý kiến của các nhà nghiên cứu đã đề cập đến ẩn dụ và ẩn
dụ tu từ, nhằm giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về các tài liệu đã nói gì
về nó.
Những tài liệu nghiên cứu về ẩn dụ và ẩn dụ tu từ xuất hiện không chỉ ở nền
ngôn ngữ trong nước mà ở cả nền ngơn ngữ nước ngồi. Cho ta thấy được từng
ý kiến hay nhận định của mỗi nhà nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, đều
dựa trên nền tảng ngôn ngữ mà họ đã xây dựng nêu cái nhận định và khái niệm
về ẩn dụ và ẩn dụ tu từ.
Ở nền ngơn ngữ nước ngồi, có ơng Roman Giakopson vốn là một nhà Hình
luận Nga với cấu trúc luận hiện đại, đã thành lập nhóm ngơn ngữ học Praha
năm 1926, là cầu nối giữa Hình thức Luận Nga với Cấu trúc hiện đại. Theo ý
kiến của ơng nói ẩn dụ là kết quả của sự tương đồng giữa các sự vật, hiện
tượng; là hình ảnh ngơn từ mang tính chất nước đơi, tức là cùng một lúc có hai
nghĩa, vừa là cái này vừa là cái kia. Ẩn dụ chính là ký hiệu này thay thế ký hiệu
khác và có thể viết một hệ ngữ pháp về cách sắp xếp các ẩn dụ (Trích theo [2;
tr.2]).


3
Ngồi ơng Roman Giakopson, nhiều nhà khoa học cũng bàn luận về ẩn dụ.
Ơng A- ri- xtốt đã có cơng nêu được quan hệ tu từ của sự hùng biện, thuyết
phục và quan hệ lôgic về khả năng của sự thuyết phục. Chính là ở tu từ và thi
pháp là hai thế giới biệt lập và ẩn dụ đều có chân ở cả hai bên: ẩn dụ có một
cấu trúc nhưng hai chức năng; chức năng tu từ là đi tìm chứng cớ để thuyết

phục khi tranh luận, chức năng thi pháp là mơ phỏng hành động thực (Trích
theo [2]). Theo ông, các hiện tượng chuyển nghĩa tập trung vào từ là chính mà
khơng phải là từ ngữ.
Theo J. Le Kôp và Mác Giôn Xơn (Mỹ) quan niệm: ẩn dụ thường thấy trong
ngôn ngữ tu từ, ngôn ngữ mỹ văn (Trích [2]). Nhưng nó khơng chỉ thuộc lĩnh
vực sử dụng mà tồn tại ngay từ trong quan niệm và cả trong hành động của con
người trong cuộc sống. Theo ông, ẩn dụ còn là cái cấu trúc của cái ta cảm nhận,
cái ta nghĩ và cái ta làm. Còn Mác Blek khi bàn về ẩn dụ đã nhấn mạnh đến tác
động qua lại giữa hai mặt (mặt nổi và mặt chìm) và cũng là hai sự vật cùng tồn
tại trong ẩn dụ.
Ở nền ngôn ngữ Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngơn ngữ thường xem xét ẩn
dụ theo từng góc độ, từng phương diện. Xét ở góc độ Từ vựng – ngữ nghĩa,
riêng Đỗ Hữu Châu nghiên cứu về ẩn dụ là một phương thức chuyển nghĩa của
từ, ẩn dụ là một quy luật, một phương thức tạo nghĩa làm giàu vốn từ tiếng Việt
và đó là ẩn dụ từ vựng. Xét ở góc độ phong cách học, các nhà ngơn ngữ như
Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Thiện Giáp đều xem
ẩn dụ là một phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Các tác giả đã cố gắng khái quát về
ẩn dụ ở các phương diện: cấu tạo, giá trị nhận thức, giá trị hình tượng và biểu
cảm của ẩn dụ. Nhìn tổng thể các nhà nghiên cứu đã có sự thống nhất về cách
nhìn nhận nhưng trong chi tiết, các tiêu chí phân biệt đều có điểm khác nhau.
Ví dụ, ở tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hịa thì sắp xếp ẩn dụ vào nhóm
phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Riêng Cù Đình Tú lại không phân biệt bằng
phương tiện mà gọi chúng là các cách tu từ - tác giả dựa theo tiêu chí quan hệ
ngơn ngữ cho nên có các cách tu từ theo quan hệ liên tưởng và các cách tu từ
theo quan hệ tổ hợp. Qua đó, cho ta thấy các tác giả đã nghiên cứu ẩn dụ tu từ


4
theo góc độ ngơn ngữ học đã chỉ ra khái niệm hoàn chỉnh về hiện tượng này, đã
chỉ ra cơ chế tạo nghĩa, giá trị biểu đạt của nó trong giao tiếp của con người

Việt Nam. Nên ẩn dụ là hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt và khá phổ biến trong
giao tiếp tiếng Việt – thơ ca – văn chương. Xét ở góc độ lý luận văn học, các
nhà nghiên cứu như Trần Đình Sử, Phương Lựu đề cập đến ẩn dụ là một
phương tiện chuyển nghĩa – một biện pháp được sử dụng trong văn chương,
nhằm tạo ra nét đặc sắc và mới mẻ cho ngôn từ trong văn học. Chính vì thế, ẩn
dụ đã trở thành một trong những phương tiện cấu tạo nên hình tượng văn học.
Ngồi ra, luận văn tiếp tục tìm hiểu những vấn đề về ẩn dụ. Đặc biệt là
những đặc điểm nào của ẩn dụ tu từ khiến cho nó trở thành phương tiện diễn
cảm đặc biệt, sử dụng trong nhiều phong cách chức năng ngơn ngữ, cách nhận
biết và phân tích ẩn dụ tu từ nhất là trong văn chương nghệ thuật.
Trong bài giảng Phong cách học Tiếng Việt, PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn
xác định: Ẩn dụ tu từ hay ẩn dụ nghệ thuật là cách cá nhân lâm thời lấy tên
gọi của đối tượng này để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng về những
nét tương đồng giữa hai đối tượng”. Trong ẩn dụ tu từ cũng có hai yếu tố là
cái được ẩn dụ và cái dùng để ẩn dụ. Nhưng trên bề mặt ngôn bản, cái được
ẩn dụ khơng xuất hiện trực tiếp. Do đó ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm.
Cơ sở để tạo nên những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng, hoạt
động, trạng thái, cảm giác. Vì thế, có bao nhiêu khả năng tương đồng sẽ có
bấy nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ. Sau đây là các loại ẩn dụ chủ yếu: Ẩn dụ
chân thực, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Trong giáo trình Tu từ học và đặc điểm tu từ học tiếng Việt, Cù Đình Tú
nói: Ẩn dụ là một lối ví ngầm, vì cấu tạo của nó có những điểm gần gũi với so
sánh như sau:
Về mặt nội dung (cấu tạo bên trong), ẩn dụ cũng giống so sánh ở chỗ phải
rút ra nét cá biệt giống nhau giữa hai đối tượng vốn là khác loại, không cùng
bản chất. Nét giống nhau này là cơ sở để hình thành ẩn dụ.


5
Nhưng về mặt hình thức (cấu tạo bên ngồi), ẩn dụ khác so sánh ở chỗ chỉ

công khai sử dụng một đối tượng (một vế - đối tượng dùng để biểu thị) – cịn
đối tượng được nói đến (đối tượng được biểu thị) thì giấu đi, ẩn đi, khơng phơ
ra như so sánh. Người nghe dựa vào quy luật liên tưởng những nét tương
đồng và dựa vào văn cảnh để tìm ra cái đối tượng được nói đến, nhưng đã bị
ẩn đi trong câu nói.
Trong giáo trình Phong cách học Tiếng Việt, Nguyễn Thái Hịa: Gọi nhóm
ẩn dụ vì có nhiều kiểu ẩn dụ: ẩn dụ nhân hóa – vật hóa – phúng dụ - tượng
trưng. Cịn khi bàn về ẩn dụ tu từ thì Nguyễn Thái Hịa có nói đó là phương
thức chuyển bằng lối so sánh ngầm dùng tên gọi đối tượng được so sánh thay
cho tên gọi so sánh khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó,
nhằm phát động trường liên tưởng rộng lớn trong lịng người đọc.
2.2.

Về Nguyễn Tn

Có nhiều sách, cơng trình đã nghiên cứu khá nhiều về con người Nguyễn
Tuân nói chung và nghệ thuật Nguyễn Tn nói riêng. Vì đây là nét đặc sắc
riêng biệt của ông được thể rõ nét qua phong cách nghệ thuật của ơng. Hành
trình nghệ thuật của Nguyễn Tuân được xác định một cách đại thể là từ “nghệ
thuật vị nghệ thuật” đến “nghệ thuật vị nhân sinh”. Tuy nhiên, như giới nghệ sĩ
đã nhận định, Nguyễn Tuân là một “hiện tượng” phức tạp. Do đó, con người đi
từ “nghệ thuật cũ” đến “nghệ thuật mới”cũng phức tạp khơng hề đơn giản. Có
lúc thẳng tắp, trơn chu cũng có lúc quanh co gập ghềnh. Đến với Nguyễn Tn
thì có vơ số bài và sách nghiên cứu về những mốc đánh dấu trên con đường nghệ
thuật của ông.
Nhà văn lớn Nguyễn Tuân được mệnh danh là “Người săn tìm cái đẹp”
(Nguyễn Thành), hoặc “Người đi tìm cái đẹp, cái thật” (Nguyễn Đình Thi) [3].
Nguyễn Tuân quả là một nhà nghệ thuật đa tài trên phương diện văn
chương, ngôn ngữ và cả biểu diễn. Riêng về văn thì đã hội đủ chất văn thơ,
nhạc họa và cả kịch, phim – rất hiện đại nữa. Nguyễn Đình Thi đã tôn vinh



6
Nguyễn Tuân là “một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ”. Cịn Tố Hữu thì nói
đại ý, coi nhà văn là người “thợ kim hoàn” về chữ nghĩa. Sự am hiểu nghệ
thuật và dấn thân cả trong nghệ thuật âm thanh, ánh sáng và diễn xuất, Nguyễn
Tuân được mệnh danh là con người tài hoa: “Tuân tài tử màn ảnh và sân khấu
(Thiên Trường)”, “Nhà văn – diễn viên Nguyễn Tuân (Trương Quân)”,
“Nguyễn Tuân – diễn viên sân khấu (Đình Quang)”, “Hát ả đào đêm xuân
(Hoàng Xuân)” [8]. Dù là nghệ sĩ trên trang viết, hay tài tử trên sàn diễn cả hai
đều nhất quán trong ngôn ngữ nghệ thuật đặc trưng.
Tác giả Marian Tơcachốp, trong bài viết “Mấy lời về Nguyễn Tuân” đã đề
cập đến mảng sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân. Dù ở mảng nào thì: “bản
thân ông thì luôn luôn trong trạng thái vận động, tìm tịi – tìm tịi cốt truyện,
tính cách, các thủ pháp nghệ thuật, tìm tơi lẽ phải và chân lý. Dù sao thì các
cuốn sách của Nguyễn Tuân đã và sẽ được vị quan tịa cơng minh nhất đánh
giá đúng – đó là thời gian và người đọc” (Trích theo [9; tr.524]).
Còn ở Chùa Đàn vẫn còn lưu luyến với một cái đẹp hư ảo trong mối xung
đột giả tưởng: “Cho tới ngày nay, chưa có cuộc Cách Mệnh nào của Con
Người mà bỏ được tiếng hát [13; Tr.404].
Trong lời giới thiệu tập truyện Yên ngôn tác giả: “Nguyễn Tuân đã sống
thật với hồn ma, với các nhân vật quái đàn của ông để đưa người đọc vào một
thế giới ma quái cho đến khi tấn thảm kịch đã kết thúc, ta vẫn tưởng như đang
sống trong cơn ác mộng không biết đâu là thực, đâu là dương gian đâu là âm
phủ. Về giá trị văn chương, đoạn kết thảm kịch đã đưa Chùa Đàn lên đến tột
đỉnh của nghệ thuật, khơng cịn gì cao hơn được”.
Trong bài Nguyễn Tn – Tài hoa với văn chương, Hoàng Như Mai đã coi
Chùa Đàn là tác phẩm xuất sắc của Yêu ngôn: “Chùa Đàn ấy là tất cả nhà văn
Nguyễn Tuân, một Nguyễn Tuân trọn vẹn tinh hoa và tư tưởng, tài hoa văn
chương” chỉ có một tâm hồn nghệ sĩ và tài năng như Nguyễn Tuân mới có thể

viết nên như áng văn như vậy” [8; Tr.368].
Cuốn Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm cũng đã tập hợp rất nhiều bài
viết của Nguyễn Đăng Mạnh và Hoàng Như Mai cũng bàn về tác phẩm Chùa


7
Đàn. Là một tác phẩm được chú ý nhất trong tập u ngơn, tác phẩm lúc đầu
có tên là “Tâm sự nước độc” được viết trước năm 1945, sau cách mạng
Nguyễn Tuân đã viết thêm phần đầu gọi là Dựng và phần kết thúc gọi là Mưỡu
cuối. Có thể nói đây là tác phẩm khẳng định phong cách độc đáo cũng như sự
sáng tạo nghệ thuật phi thường của ông Hoàng Như Mai “Với Chùa Đàn tài
năng sáng tạo của nhà văn đã vươn tới thượng đỉnh” (Trích theo [9; Tr.266]).
Nguyễn Đăng Mạnh cịn có bài viết: “Đọc lại Chùa Đàn của Nguyễn
Tuân”. Nhà nghiên cứu cho rằng “Phải lấy Lãnh Út hay người tù chính trị
2910, Bá Nhỡ hay cô Tơ, những nhân vật tài hoa nghệ sĩ ấy, tất cả đều là
Nguyễn Tuân, tất cả là những phương diện khác nhau của một tâm hồn bác
Nguyễn ở một thời điểm đang chuyển biến dữ dội trong những ngày đầu sau
cách mạng Tháng Tám”(Trích theo [8]).
Khi nói về Chùa Đàn GS. Phan Cự Đệ cũng chỉ điểm qua các khía cạnh
tiêu cực của nó. Ơng cho rằng; Nguyễn Tn ca ngợi cái đẹp ma quái của một
tiếng đàn oan nghiệp. Hay Chùa Đàn kể lại một câu chuyện ma qi gán theo
một cái đi cách mạng (Trích theo [8]).
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu
Ẩn dụ tu từ trong câu văn của Nguyễn Tuân ở tác phẩm Chùa Đàn

3.2.


Phạm vi nghiên cứu

- Đặc điểm cấu tạo của toàn bộ ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn.
- Năng lực biểu đạt hay giá trị biểu đạt tu từ học của hệ thống ẩn dụ này đối
với thế giới nghệ thuật của truyện, đối với phong cách ngơn ngữ của
Nguyễn Tn.
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.

Mục đích

- Tập hợp được tồn bộ các ẩn dụ tu từ trong Chùa Đàn.
- Trên cơ sở phân tích về đặc điểm cấu tạo phân loại và cơ chế chuyển
nghĩa của chúng, miêu tả các ẩn dụ tu từ theo các tập hợp.
4.2.

Nhiệm vụ


8
- Khảo sát hệ thống ẩn dụ tu từ trong câu văn của Nguyên Tuân
- Chỉ ra được tầm tác động của chúng theo từng mục đích biểu đạt của
Nguyễn Tuân
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận tốt nghiệp này, tơi sử dụng các thủ pháp:
- Phương pháp phân tích ngơn ngữ học
- Phương pháp phân tích phong cách học
- Thủ pháp cải biến
- Thủ pháp thống kê.
6. Bố cục của luận văn

Ngoài Mở bài, Kết luận, và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận
văn này được chia thành 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung
Chương 2: Khảo sát về các loại ẩn dụ trong Chùa Đàn
Chương 3: Giá trị biểu đạt của ẩn dụ trong Chùa Đàn


9
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.

Cơ sở lí luận

1.1.1. Biện pháp ẩn dụ tu từ
Tu từ là một khái niệm được bắt nguồn từ tiếng La-tinh “figura” mang ý
nghĩa “bóng bẩy”, “lơi cuốn”, “có sức hấp dẫn”. Từ thời cổ Hy Lạp, người ta
đã coi tu từ là công cụ riêng của nghệ thuật viết văn cho tới nay nó là hình thức
diễn đạt chung cho mọi phong cách nhằm làm đẹp, làm hay, làm tăng sức biểu
cảm cho ngôn ngữ.
Ẩn dụ (metaphor) là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa
các sự vật, hiện tượng được so sánh với nhau.
Từ điển văn học do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1983,
trang 43 có định nghĩa: Ẩn dụ là một biện pháp tu từ nằm trong phạm trù so
sánh, nhưng ở mức độ nghệ thuật cao hơn, khơng cịn vế bị so sánh, chỉ còn vế
đem ra so sánh, gây một tác dụng liên tưởng kín đáo hơn. Ẩn dụ khơng mang
chức năng định danh, mà là biểu cảm. Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng/
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (Ca dao). Ẩn dụ là nơi thử thách tài
năng sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, ẩn dụ hay là một sự khám phá, nó thu hút
người đọc chú ý và liên tưởng đến những khía cạnh mới mẻ của đối tượng

được phát biểu hiện.
Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên, được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1992, ở mục ẩn dụ,
trang 9, coi ẩn dụ là một phương thức tu từ. Cơng trình này nói đến ẩn dụ văn
học (ẩn dụ tu từ nhấn mạnh các đặc điểm của nó, như vậy là có sự phân biệt
với ẩn dụ ngôn ngữ học (tức là ẩn dụ từ vựng). Các tác giả định nghĩa: “ẩn dụ
là phương thức tu từ dựa trên cơ sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện
cái này qua cái kia, mà bản thân cái được nói tới thì ẩn giấu đi một cách kín
đáo:


10
“Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lịng kẻ chân mày cuối trời”
Vàng ngọc là thứ quý giá. Trong ẩn dụ văn học, sự chuyển nghĩa không
chỉ xảy ra trong từ mà cả trong câu, trong hình tượng quan hệ như trong câu ca
dao trên đấy. Ẩn dụ thể hiện nhiều trong thơ ca, thể hiện phong cách cá nhân
và thời đại.
Có thể hai định nghĩa trên là sự xem xét, đánh giá ẩn dụ từ góc độ văn học
thể hiện được những nét bản chất của ẩn dụ tu từ.
Trong Phong các học Tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc viết: Ẩn dụ là định
danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự giống nhau hay tương đồng
– có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra – giữa khách thể (hoặc hiện
tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc hiện tượng,
hoạt động, tính chất) B có tên được chuyển sang dùng cho A. Ví dụ:
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa
Ẩn dụ cho người con gái đẹp và tài hoa
(Truyện Kiều)
Theo sách Phong cách học Tiếng Việt, của nhóm tác giả Cú Đình Tú – Lê

Anh Hiền – Nguyễn Thái Hịa – Võ Bình thì: Ẩn dụ là cách lấy tên gọi của một
đối tượng này để lâm thời biểu thị một đối tượng khác, trên cơ sở thừa nhận
ngầm một nét giống nhau nào đấy giữa hai đối tượng. Ví dụ:
Gìn vàng giữ ngọc cho hay,
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)


11
Vàng, ngọc là những vật quý được ví ngầm với nàng Kiều để biểu lộ sự quý
trọng của người nói đối với phẩm giá của người mình yêu. Kẻ chân mày cuối
trời cũng là một ẩn dụ, vì ở đây khai thác những nét giống nhau trong cách so
sánh ngầm giữa ý “xa vời cô quạnh” của thành ngữ này với tấm lịng người nói
là Kim Trọng sắp xa cách và cơ đơn buồn nhớ người u...
Theo giáo trình Phong cách học Tiếng Việt của Nguyễn Thái Hịa: Gọi nhóm
ẩn dụ vì có nhiều kiểu ẩn dụ: ẩn dụ nhân hóa – vật hóa – phúng dụ - tượng
trưng. Cịn khi bàn về ẩn dụ tu từ thì Nguyễn Thái Hịa có nói đó là phương thức
chuyển bằng lối so sánh ngầm dùng tên gọi đối tượng được so sánh thay cho tên
gọi so sánh khi hai đối tượng có một nét nghĩa tương đồng nào đó, nhằm phát
động trường liên tưởng rộng lớn trong lịng người đọc.
Cù Đình Tú (1983) dành nhiều công sức cho ẩn dụ tu từ. Trong Phong cách
học và đặc điểm tu từ Tiếng việt, tác giả viết: “Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm
thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ
sở mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng” [15; Tr. 279].
Theo bài giảng Phong cách học Tiếng Việt của PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn
viết: Ẩn dụ tu từ hay ẩn dụ nghệ thuật là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của
đối tượng này để biểu thị đối tượng kia trên cơ sở liên tưởng về những nét tương
đồng giữa hai đối tượng. Với quan điểm của PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn về ẩn
dụ tu từ cũng là quan điểm chung về ẩn dụ tu từ trong giới nghiên cứu ngơn ngữ
và đó cũng là quan điểm của tơi.

Bùi Trọng Ngỗn chia ẩn dụ thành 2 trường hợp riêng.
1.1.1.1. Ẩn dụ trong từ vựng học
Ẩn dụ từ vựng học là ẩn dụ diễn ra trong hệ thống từ vựng
Ví dụ: Mũi người, mũi giày, mũi kéo, mũi dao,... những từ ngữ đã được nằm
trong hệ thống từ vựng giống như người, khơng đi tìm hai cánh mũi, lỗ mũi.
a. Ổn định, cố định; có thể đưa vào từ điển.


12
b. Là một trong hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản của hệ thống từ
vựng. có chức năng tạo ra từ mới. Ví dụ: Bánh đa (ẩn dụ từ vựng), bánh
tráng (hốn dụ từ vựng), paper cake.
Ngồi ra, ở một số cơng trình cũng đề cập đến ẩn dụ từ vựng học như sau:
Nó là phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngơn ngữ trên thế
giới. Đó là cách lấy tên gọi đối tượng này để biểu thị đối tượng kia, dựa trên cơ
sở mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng.
Ví dụ: Người Việt thường nói: một ý nghĩa sơi nổi, một trái tim rực cháy, một
thái độ lạnh lẽo, anh ở đầu sơng, đêm qua tát nước đầu đình,...
Ẩn dụ từ vựng là phương thức chuyển nghĩa có tính chất quốc tế, nó là quy
luật chung của nhiều ngơn ngữ. Ví dụ: ẩn dụ “cảnh” chỉ “đơn vị chiến đấu bố
trí ở hai bên” xuất hiện trong Tiếng Việt, trong tiếng Pháp, trong Tiếng Anh và
cả tiếng Nga. Các từ cùng ý nghĩa biểu vật với “cảnh” như “aile” của tiếng
Pháp, “Wing” của tiếng Anh đều có cái nghĩa phụ trên [5; tr.156]. Tuy nhiên,
cũng bắt đầu từ nghĩa chuyển này, tính dân tộc được thể hiện rõ nét vì vậy, có
thể nói ẩn dụ mang tính dân tộc đậm đà, nó mang đặc trưng văn hóa dân tộc và
phân biệt sự khác nhau giữa các ngôn ngữ.
Dù là ẩn dụ từ vựng hay ẩn dụ tu từ thì chúng có chung một cơ chế chuyển
nghĩa; do đó, ở đây, chúng tơi tìm lại quan niệm của Đỗ Hữu Châu về ẩn dụ
(từ vựng) trong giáo trình Từ vựng ngữ nghĩa của ơng, có các kiểu sau đây:
(1) Ẩn dụ hình thức dựa trên sự khác nhau về hình thức giữa các sự vật.

Ví dụ: chân trong chân núi, chân bàn..., cánh trong cánh buồm, quạt,...
(2) Ẩn dụ vị trí dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật.
Ví dụ: ruột trong ruột bút, lịng trong lịng sông...
(3) Ẩn dụ cách thức dựa vào sự giống nhau về cách thức thể hiện giữa hai
hoạt động, hiện tượng.


13
Ví dụ: cắt hộ khẩu, nắm tư tưởng...
(4) Ẩn dụ chức năng: dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật.
Ví dụ: bến tàu, bến xe,...
(5) Ẩn dụ kết quả dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối
với con người.
Ví dụ: lời nói chua chát/ ngọt ngào, cay đắng
Nói tóm lại, chúng tơi vẫn theo quan điểm của PGS.TS. Bùi Trọng Ngỗn.
Và có bổ sung mở rộng. Nhằm tìm hiểu các cơ sở phân biệt giữa ẩn dụ từ vựng
với ẩn dụ tu từ. Qua đó, ẩn dụ từ vựng học là phương thức chuyển nghĩa, một
quy luật tạo từ theo cơ chế ẩn dụ, quy luật này phổ biến ở mọi ngôn ngữ nhưng
những biểu hiện cụ thể lại mang đậm bản sắc dân tộc . Ẩn dụ từ vựng học tạo
ra nghĩa ổn định, mang tính xã hội. Nó làm giàu vốn từ vựng của một ngôn
ngữ.
1.1.1.2. Ẩn dụ phong cách học
Ẩn dụ phong cách học (ẩn dụ tu từ hoặc ẩn dụ nghệ thuật) là hình thức ẩn dụ
thuộc về sự sáng tạo của người viết, người nói. Do đó, chúng thuộc bình diện
phong cách học, thể hiện năng lực sáng tạo của người cầm bút.
a. Cá nhân, lâm thời, mang tính sáng tạo.
b. Ẩn dụ tu từ chỉ là một cách chuyển nghĩa lâm thời trong một văn bản cụ
thể; không tạo ra từ mới, nghĩa mới, mà chỉ có chức năng tạo hình ảnh và
gợi cảm.
Ví dụ 1: Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Thuyền: luôn luôn di động, không ổn định ở một vị trí -> Ẩn dụ cho
chàng trai.
- Bến: là bờ bãi mà thuyền tấp vào, mang tính cố định -> Ẩn dụ cho cơ gái.


14
Ví dụ 2:

Hơm qua em đi tỉnh về
Hƣơng đồng gió nội bay đi ít nhiều

- Đi tỉnh: ẩn dụ thay đổi mơi trường.
- Hương đồng gió nội: ẩn dụ _cái đẹp chân chất bình dị, mộc mạc, tự nhiên.
1.1.2. Cơ chế của ẩn dụ tu từ
1.1.2.1. Theo bài giảng của PGS.TS. Bùi Trọng Ngỗn
Giáo trình Phong cách học Tiếng việt đã nhận định như sau: Một phép ẩn
dụ bao gồm 2 yếu tố: A_ Cái được ẩn dụ, B_ Cái dùng để ẩn dụ. Nhưng trên bề
mặt của văn bản chỉ có B. Người đọc văn bản phải tự mình tìm ra A dựa vào
một sự giống nhau nào đó giữa A và B.
Ví dụ: a)

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ

b)

Sơng khơng hiểu nổi mình

Chỉ có B


Sóng tìm ra tận bể

a)
- Đều là trạng thái tột cùng, năng động là dữ dội, không năng động dịu êm,
năng động tột cùng ồn ào, tỉnh tại là lặng lẽ.
- Đều mang tính đối cực (B)
- Ẩn dụ cho tình yêu của em, một tình yêu tột cùng và đầy tính cực đoan.
b)
- Sóng khơng bao giờ chấp nhận mơi trường hạn hẹp, nhỏ bé. Cũng như
vậy, tình yêu bao giờ cũng vươn tới những tầm vóc lớn lao, cao thượng.
- Do cơ chế của ẩn dụ là sự giống nhau giữa 2 đối tượng nên ẩn dụ cũng có
quan hệ so sánh. Tuy nhiên, vì chỉ một vế xuất hiện trên bề mặt mà ẩn dụ
là so sánh ngầm.
1.1.2.2. Theo Nguyễn Thái Hòa


15
a. Dùng mơ hình so sánh: (A như B)
Ví dụ: Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Đêm nay Bác khơng ngủ - Minh Huệ)
Có thể chuyển thành so sánh:
Bác Hồ như người cha
Đốt lửa cho anh nằm


Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Dấu hiệu nhận biết: Đổi tên gọi đối tên gọi đối tượng bất kì để thay thế
tên gọi cũ bằng mối liên hệ giống nhau, ta có ẩn dụ kiểu đó: hoặc nhân hóa,
hoặc vật hóa, hoặc ẩn dụ tượng trưng.
b. Dùng lí thuyết chuyển trường từ vựng – ngữ nghĩa
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, nói phép chuyển nghĩa ẩn dụ tu từ chính là
phép chuyển trường từ vựng – ngữ nghĩa. Từ vựng được tập hợp theo từng
phạm trù ngữ nghĩa nhất định, ta có thể phân chia: trường vật chất, trường
tinh thần; trường vật chất lại có thể phân chia trường hữu sinh và vô sinh... cứ
như thể phân chia đến những trường nhỏ nhất. Trong một câu hay một chuỗi
câu, ta thấy có thể kết hợp các từ ngữ ở trường này với trường khác theo một
phạm trù ngữ nghĩa nào đó, ta có phép chuyển nghĩa tu từ.
Dấu hiệu: Kết hợp từ khơng bình thường do cách dùng từ khác lạ:
Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
(Nguyễn Đức Mậu – Trích Ngữ văn 6, tập 1 trang 68)
Bản chất “râm bụt” không thể thắp lửa mà chỉ có hoa râm bụt đỏ như lửa.
Nên từ trường từ vựng thực vật chuyển sang trường chỉ người, có ta có
một phép ẩn dụ tu từ trong câu thơ.
1.1.3. Phân loại các ẩn dụ tu từ


16
Từ các khái niệm ẩn dụ tu từ đã nói như trên, mỗi nhà nghiên cứu lại có
quan niệm phân loại khác nhau trong nghiên cứu về ẩn dụ tu từ.
1.1.3.1. Theo bài gảng PGS. TS. Bùi Trọng Ngoãn
Trong tập bài giảng Phong cách học Tiếng việt, PGS. TS. Bùi Trọng
Ngoãn dựa trên cơ sở về những nét tương đồng giữa các sự vật, hiện
tượng, hoạt động, trạng thái, cảm giác. Nên khi có bao nhiêu nét tương

đồng sẽ có bấy nhiêu khả năng cấu tạo ẩn dụ. Các loại ẩn dụ tu từ chủ
yếu:
(1) Ẩn dụ chân thực: tức là những ẩn dụ được xây dựng từ sự giống nhau
của đối tượng thực tế.
Ví dụ:
a) Đầu tường lửa lựu lập lịe đươm bơng.

Hoa lựu có màu đỏ vì thế Nguyễn Du sử dụng lửa để ẩn dụ cho hoa.
b) Truyện “Vợ Nhặt”:là hiện thực xã hội trên miền Bắc, đêm trƣớc của
cuộc Cách Mạng Tháng Tám.
Sau đêm trước là ngày mới, ẩn dụ cho thời gian gần với CMT8.
c) Hãy là hoa, xin hãy khoan là trái
Hoa nồng hƣơng mà trái lắm khi chua.
- Hoa: ẩn dụ cho cái đẹp vừa đến độ trẻ trung, tình yêu đang nở rộ.
- Trái: ẩn dụ cho kết quả, hôn nhân.
- Hoa nồng hương: ẩn dụ cho thời trẻ, thời thanh xuân đầy hương sắc.
- Trái lắm khi chua: ẩn dụ cho thành quả có khi ngược với ý muốn của
mình.
d) Nào không gian cho lửa hồng bùng cháy
Và để cho kinh động đến người tiên.


17
(Trường tương tư, Hàn Mặc Tử)
Lửa là sự vật có tính nóng, có khả năng đốt cháy các sự vật. Dùng lửa để
biểu thị tâm trạng con người là ẩn dụ chân thực. Bởi mỗi khi có chuyện gì lo
lắng, người ta vẫn thường hay nói nóng ruột, nóng gan, nóng lịng. Lịng là
bộ phận cơ được dùng để ẩn dụ cho tâm trạng của con người. Lửa lịng vì thế
biểu thị cho khát khao mãnh liệt của nhà thơ.
(2) Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (còn gọi là ẩn dụ bổ sung): là sự thay thế

một cảm giác này bằng một cảm giác khác khi nhận thức và diễn đạt bằng
ngơn ngữ.
Ví dụ:
a) Thi ơi, em nấu cái gì mà anh nghe/ thấy/ thơm lắm.

Thị giác
Thính giác
b) Miếng cơm chấm muối mối thù/ nặng vai

Khứu giác

Một đối tượng vô hình được cân đong bằng một yếu tố hữu hình.
Mặt khác, bằng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ấy Tố Hữu đã đề cao tinh thần
trách nhiệm của các bậc tiền bối ngày xây dựng chiến khu.
c) Ngày tái ngộ sơng Đà, Nguyễn Tn có cảm giác vui như được thấy ánh
nắng giịn tan sau một chuỗi ngày mưa dầm.
Hình ảnh thị giác được diễn tả bằng vị giác.
d) Hãy tưới lên hoa giọt lệ nồng
Đếm từng cánh một mấy lần thương.
(Mơ Hoa)
Giọt lệ chúng ta thấy được bằng mắt (thị giác) chuyển đổi sang nồng là từ
chỉ hương vị (khứu giác)


18
(3) Ẩn dụ tƣợng trƣng: là những ẩn dụ có tính chất tượng trưng, mang ý
nghĩa biểu tượng.
Ví dụ:
a) Việt Nam ơi, máu và hoa ấy
Có đủ mai sau, thắm những ngày?

- Máu: ẩn dụ tượng trưng cho những mất mát hi sinh.
- Hoa: ẩn dụ tượng trưng cho những thành tựu tốt đẹp, hay thắng lợi.
b) Chế Lan Viên: Đi hết lịng tiếng khóc hóa lời ca.

ẩn dụ tượng trưng
cho những mất mát,
những bi thương

Ẩn dụ tượng trưng
cho phấn khởi,
hứng khởi, hân
hoan.

c) Xưa phù du mà nay đã phù sa

Cái nổi nệnh

Bồi đắp màu mỡ

Xưa bay đi mà nay không trôi mất
Trôi mất, không giữ được

Giữ được

Cho đến được...lúa vàng đất mật

Thành quả rực rỡ ngọt ngào
Phải trên lòng/ bao trận gió mƣa qua.
Bằng ý chí vượt lên


Bao thử thách

d) Chao ôi ghê quá trong tư tưởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời
(Cô Liêu- Hàn Mặc Tử)


19
Một vũng cô liêu ẩn dụ tượng trưng về một khơng gian tù đọng, ẩm
mục, khơng chuyển hóa, khơng sinh khí, và tách biệt với thế giới bên
ngồi.
1.1.3.2. Theo Cù Đình Tú
Cù Đình Tú viết: đối tượng dùng để biểu thị và đối tượng được biểu thị có
thể là cụ thể hoặc trừu tượng. Như vậy, trên lý thuyết, có thể có 4 dạng ẩn
dụ:
Dạng 1: lấy đối tượng cụ thể biểu thị đối tượng cụ thể.
Ví dụ:
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Dùng “chuyện mận đào” để biểu thị “chuyện đôi ta”, nói vịng kín đáo (lối
vào vườn hồng) nhưng lại rất thẳng, rất cơng khai (muốn tỏ tình và sẵn sàng
tỏ tình).
Dạng 2: lấy đối tượng cụ thể biểu thị đối tượng trừu tượng.
Ví dụ: Đi lệch khỏi tính Đảng sẽ sa vào vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân tư
sản.
(Trường Chinh)
Khi dùng “vũng bùn” làm ẩn dụ để chỉ hệ tư tưởng và quan điểm tư sản thì
đồng thời tác giả cũng phủ định, phê phán hệ tư tưởng và quan điểm tư sản.

Dạng 3: lấy đối tượng trừu tượng biểu thị đối tượng cụ thể.
Ví dụ:

Cịn đâu tráng lệ những thời xanh
Mùi vị thơm tho một ái tình


×